Từ phương pháp sản xuất này có thể hình thành nên các vùng sản xuất đem lại thu nhập cho người đâù tư, giải quyết công ăn việc làm , nâng cao đời sống nhân dân cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đáp ứng kịp thời nhu cầu loại sản phẩm này, giảm gánh nặng đầu tư xây dựng cho các nhà máy lớn của chính phủ, tiết kiệm nguồn ngân sách quốc gia.
Cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, cho môi trường sóng của cộng đồng xung quanh, tránh tình trạng khói lò gây mất mùa, loại bỏ xung đột, mâu thuẫn giữa các vùng sản xuất do loại hình sản xuất gạch gây ra. Giảm tới mức tối thiểu khí thải gây ô nhiễm, hạn chế ô nhiễm đất, nước, gíup chính phủ thực hiện các cam kết của mình với các tổ chức môi trường thế giới. Hạn chế tình trạng phá rừng lấy nhiên liệu đốt gạch, tiết kiệm một lượng nhiên liệu hoá thạch : than rất lớn, là hướng ra cho chính sách thay thế và loại bỏ hoàn toàn các kiểu lò hoạt động có hiệu suất thấp, gây lãng phí nguyên – nhiên liệu nhằm bảo vệ các nguồn năng lượng, sử dụng năng lượng gắn liền với ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Dự án thựcc hiệnn tại Hưng Yên là một hoạt động tốt, đưa chương trình sản xuất mới về tận cơ sở, kiểm nghiệm tính thực tế về khả năng ứng dụng tại địa phương, quá trình này vừa tiếp cận được với người sản xuất, người dân, chính quyền, đông fthời sản phẩm cũng dễ dàng phân phối tới nơi tiêu dùng. Chính vì vậy, thành công của Dự án là đưa vào ứng dụng một công nghệ sản xuất mới mang lại lợi ích kinh tế – xã hội cao cho cả chính phủ, người dân, có tính tiết kiệm , tính sinh lờikhi đầu tư và tuân thủ được các chính phủ trong lĩnh vực hoạt động sản xuất này.
93 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Dự án cải tạo và thay thế công nghệ sản xuất gạch VSBK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình tiết kiệm năng lượng và quỹ UNDP sẽ tạo ra một gói trọn bộ phận đánh giá nguồn lực, phát triển nguồn lực, đánh giá khả thi về mặt công nghệ, kinh tế và tài chính, các kế hoạch thực hiện bền vững có hiệu quả đối với các địa điểm trích diễn toàn năng cũng như việc xây dựng năng lực kỹ thuật đảm bảo tính nhân rộng lâu dài. Việt Nam đã phê chuẩn công việc khung của liên hợp quốc về thay đổi khí hậu (UMFCCC) vào năm 1994. Cùng với các yêu cầu báo cáo của công ước, Việt Nam hiện nay đang tiến hành kiểm kê các nguồn phát khí nhà kích (GHG) và các nguồn nước bạn, chuẩn bị các lựa chọn ưu tiên cho việc giảm nhẹ phát thải phù hợp với chiến lược hoạt động về thay đổi khí hậu của GEF.
Tiêu chí của dự án được tuân thủ theo chương trình hoạt động OPS “loại bỏ các rào cản đối với sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. nó cũng nằm trong các ưu tiên và các chính sách quốc gia đang hướng vào trong các hoạt động vì môi trường của chính phủ Việt Nam.
Dự án sẽ đóng góp trực tiếp vào việc tiếp cận và hiệu quả năng lượng, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cho phát triển trong tương lai khi nhân rộng ở quy mô lớn và sẽ đem lại những lợi ích tiết kiệm năng lượng lớn hơn.
* Trách nhiệm các yêu cầu tiêu quyết.
Dự án chuyển giao công nghệ sản xuất gạch bằng loại hình lò liên tục kiểu đứng hiệu suất cao VSBK vào Việt Nam đã được trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia phối hợp với viện công nghệ nhiệt tình cam kết thực hiện và được văn phòng GFE – Việt Nam thông qua dự án này cũng đã được ban thư ký của GBF – Việt Nam thông dưới dạng tóm tắt dự án.
Bộ xây dựng, bộ kế hoạch và đầu tư cùng với UNDP cần có được những sự phê duyệt và chấp nhận các văn bản của dự án để đưa dự án có được những sự hỗ trợ cần thiết.
Các bên có liên quan tham gia vào dự án càn tập hợp đội ngũ kỹ thuật viên, các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm thực hiện dự án tại các giai đoạn khác nhau thành công.
* Thời gian thực dự án.
bản tóm tắt dự án được trình để có sự tư vấn sang phương án GEF vào tháng 6 năm 1999, một bản tóm tắt đầy đủ dự án đã được đệ trình lên ban thư ký GEF vào tháng 2 năm 2000 để cuộc họp hội đồng GEF sau đó xem xét dự án được thực hiện từ tháng 7 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002.
* Ngân sách bao gồm sự đóng góp của GEF và các nguồn khác.
việc thực hiện các hoạt động của dự án sẽ tốn môt khoản 50.000 USD cho giai đoạn thí điểm trong đó GEF/SGP tài trợ là 32.145 USD để chi cho các hoạt động bao gồm chi phí mời chuyên gia, chi phí xây dựng mua sắm thiết bị,nguyên vật liệu và vận hành, trước hết thực hiện xây dựng cho 7 lò tại các tỉnh phía Bắc, trong quá trình thực hiện việc ủng hội tài chính của các ban ngành nhà nước là địa phương là cần thiết giúp cho giai đoạn thí điểm thành công.
3.9. Quy trình sản xuất công cụ VSBK.
3.9.1. Cấu tạo lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao (VSBK).
Tại xã Xuân Quang huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên giai đoạnI của chương trình thí điểm dự án chuyển giao công nghệ VSBK và Việt Nam được tiến hành từ tháng 7 năm 2001 đến tháng 2 năm 2002 một lò gạch theo kiểu VSBK được tiến hành xây dựng và vận hành sản xuất thử, tất cả các đặc điểm của loại lò này khi áp dụng vào Việt Nam đều có những cải tiến nhằm phù hợp với đặc điểm sản xuất tại địa phương.
* Cấu tạo phần móng:
Móng lò được xây dựng kiên cố có diện tích, có khả năng chịu đựng trọng lượng của toàn bộ lò và lượng gạch sản phẩm khí vận hành.
* Cấu tạo phần thân lò.
Thân lò gồm 2 phần: phần buồng đốt và phần vỏ.
Phần buồng đốt: có hình dạng ống vuông hoặc hình chữ nhật mỗi cạnh.
0,9m x 1,25m và 0,9 – 1,75 có chiều cao 6m bên trong xây bằng gạch chịu lửa phần buồng đốt khí vận hành tạo ra 3 phần.
- Vùng sấy.
- Vùng cháy.
- Vùng làm nguội.
Cấu tạo buồng đốt sao cho chiều của gạch luôn chuyển động xuống dưới, vùng cháy luôn duy trì tại khoảng giữa và có hướng ngược với chiều gạch chuyển động. Hai bên có các lỗ thoát khối được nối tập trung tại một điểm rồi đưa bên ống khói, tại mỗi ống khói đều có tấm chắn có thể điều tiết được lượng thải ra.
- Phần vỏ: có chu vi khoảng 25m được xây dựng bằng gạch, giữa vỏ và buồng đốt có lớp cách nhiệt gồm đất sét, trấu, giãn vỏ, xỉ lò.... nhằm bảo ôn và giữ nhiệt cho buồng đốt.
* Phần thiết bị ra lò.
- Đây là một bộ phận cơ khí có tác dụng ra sản phẩm. Tại lò số 1 hệ thống trục này được dùng loại trục vít xoắn, khi lấy sản phẩm hệ thống này sẽ nung cả khối gạch trong buồng đốt lên cao, sau đó rút các thanh đỡ ra khỏi bệ rồi hạ từ từ đủ khối lượng một mẻ, người công nhân sẽ đưa các thanh đỡ khỏi gạch vào vị trí cũ. Mỏ gạch sẽ được hạ xuống theo xe goòng kéo ra ngoài.
cấu tạo của bộ phận này không phức tạp, các thiết bị có thể sản xuất hoàn toàn trong nước.
* Phần vào lò:
- Do vào và ra gạch liên tục cho lên bố trí phần vào lò ở trên đỉnh lò.
Gạch và than được vận chuyển bằng gạch bê lên phần đỉnh lò, tại đây gạch được xếp theo quy định từng mẻ lần lượt vào lò.
Phần vào lò có thể cơ giới hoá như dùng tới, ròng rọc để cải tiến sức lao động cho nguồn công nhân.
* Xét về cấu tạo của loại lò này cho thấy khả năng vận hành sẽ đơn giản, có thể áp dụng phần tự động hóa vào các khâu. Với lớp cách nhiệt tốt sẽ giảm tới mức tối thiếu lượng nhiệt mất ra môi trường xung quanh tạo điều kiện tốt cho người lao động khi sản xuất. Cấu tạo của buồng đốt có ý nghĩa lớn trong quá trình cháy, do chiều chuyển động của gạch là đi xuống, chiều di chuyển của vùng cháy lên trên sẽ tạo ra hiện tượng đối lưu không khí trong buồng đốt, khi gạch chín tụt xuống vùng làm mát không khí được hút qua khói gạch này sẽ làm nguội gạch đồng thời được sấy nóng cung cấp cho vùng cháy, tạo vùng cháy nhiệt độ tăng lên 1000o –1050 đi lên phía vùng sấy sẽ làm khô gạch đồng thời gian nhiệt cho phần gạch này khói thoát ra ngoài theo ống khói có nhiệt độ từ 80 –1200C. Tại phần ống khói do cấu tạo của nó nên có thể lắp bộ phận xử lý khói và bụi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
Nhờ tận dụng một cách triệt để năng lượng trong quá trình cháy cho nên nhiên liệu than đưa vào so với loại công nghệ thủ công giảm một nửa, vì vậy khói thải giảm một nửa là điều dễ nhận biết. Bên cạnh đó, trên đỉnh của lò có lắp thêm phần nắp lò, nhiệt của lò gần như không thoát ra bên ngoài, điều này có ý nghĩa đối với cây trồng xung quanh nơi sản xuất.
3.9.2. Đặc điểm lò khi vận hành.
- Nguyên liệu.
Đây là kiểu lò vận hành liên tục cho nên đòi hỏi lấy sản phẩm ra đồng thời phải đưa sản phẩm vào gạch mộc phải luôn đủ cung cấp cho lò. Khi vào lò yêu cầu độ khô của viên gạch còn 15 28%, tại lò số 1 trung bình sản xuất 4800 viên/ngày do đó luồng gạch cung cấp tương đương.
Gạch được tập kết tại đỉnh lò bằng cách gánh lên theo đường xoắn ốc từ chân lò lên, tại đỉnh lò có điện tích 16m2.
- Nhiên liệu.
Dùng loại than cán Quảng Ninh, loại than sử dụng không theo quy định, mỗi mẻ than tuỳ theo chất lượng mà nguồn vận hành tăng hoặc giảm theo sản phẩm gạch ra lò. Yêu cầu nhiên liệu cung cấp cho lò phải liên tục, chủ yếu là than. Khi khởi động hoặc nhóm lò mới cần các loại nhiên liệu khác như cải, dầu, sau đó chỉ cần than để duy trì vận hành lò.
- Nhân công.
Lò vận hành 24/24 nên người vận hành phải thường xuyên trực lò, công việc ra lò cần 7 người, 2 người vận chuyển nguyên – nhiên liệu lên đỉnh lò cần 2 người xếp gạch vào buồng đốt. Nguồn công nhân phải vận hành theo lò cho tới 11 h đêm sau đó đóng lò lại nghỉ, ngày hôm sau bắt đầu làm việc từ 6 –8 h sáng,giai đoạn này vùng cháy chuyển lên gần mặt lò đòi hỏi lấy gạch sản phẩm liên tục sao cho vùng cháy về đúng vị trí cho công việc một ngày hôm sau:
Ba yếu tố trên sẽ giúp lò vận hành tốt,sản phẩm ra lò có tỷ lệ rõ ít. Trong công nghệ này các khâu trước đều giống các phương pháp sản xuất khác như đất làm gạch, tạo hình, phơi sấy, chỉ khác tại khâu nung đốt sản phẩm .
* Vận hành:
Gạch vào lò được quy định theo từng mẻ, trung bình 1 mẻ 300 viên cùng một thời gian lò xếp được 12 mẻ, mỗi mẻ chưa 4 lớp. Khi xây dựng cả buồng đốt được đạt trên 2 thanh dầm cấu tạo bằng bê tông kết hợp với sắt chữ U, các thanh đỡ khối gạch được gác lên 2 thanh dầm đó, vì vậy khi xếp gạch vào lò, lớp cuối cùng được xắp xếp sao cho có khoảng cách xếp các thanh đỡ đó. Trong khi vận hành, một mẻ gạch khô được xếp tại đỉnh, một lượng than được dải đều một lớp gạch một lớp than có độ dày ằ 10 mm, kết hợp dải thêm trấu thóc cho các lớp gạch khi cháy đỡ dính và tạo mẫu cho gạch. Gạch sau khi chấm tụt xuống vùng làm mát có nhiệt độ thấp được hạ xuống bằng trục vít trên một xe goòng đưa ra ngoài bằng đường xay ra bãi tập kết. Cơ cấu nâng lên hạ xuống có thể dùng dòng dọc, đây là phần phức tạp nhất của lò, là bộ phận chịu lực quan trọng có khả năng nâng đỡ khối lượng khoảng 15 – 20 tấn. Người càng nhân dùng trục vít nâng khói gạch lên, sau đó rút ra thanh đỡ của khối gạch ra hạ từ từ đủ một mẻ gạch rồi cài các thanh đỡ lại vị trí cũ, trên đỉnh mặt phẳng tụt xuống đúng một khoảng cách một mẻ gạch và than lại được xắp xếp vào cứ như thế trung bình khoảng 10 tiếng gạch chín một mẻ, thời gian xếp vào và lấy gạch sản phẩm ra khoảng 90-150 phút, việc nạp nhiên liệu và nguyên liệu cũng như lấy sản phẩm phải duy trì được vùng cháy ở trung tâm buồng làm cho gạch chín được, tại vùng cháy luôn được cung cấp khi đã làm nóng giupks cho sự cháy diễn ra triệt để nâng cao sử dụng năng lượng hiệu quả.
3.9.3. Tính toán kinh tế kỹ thuật.
Tiêu hao nhiên liệu.
Do cấu tạo của buồng đốt giúp cho quá trình cháy tối ưu cho nên tiêu hao nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm so với các loại lò thủ công ít hơn nhiều trong quá trình vận hành có thể tận dụng triệt để năng lượng dẫn tới việc tiết kiệm nhiên liệu rất tốt.
Bảng dữ liệu tiêu hao nhiên liệu tại lò VSBK số 1:
Loài lò VSBK
Buồng số I
Buồng số II
Kích thước: 0,9 x1,25m
Công xuất 1 mẻ: 300 viên/mẻ
Công xuất 1 ngày: 4800viên/ngày
Số mẻ ra lò: 16 mẻ/ngày
Nhiên liệu: than
- 3,5kg/mẻ
trong đó có 60% trộn vào đất khi đóng viên.
số ngày làm việc: 320 ngày/năm
0,9 x 1,75m.
380 viên/mẻ
5080 viên/ngày
16 mẻ/ngày
4,5kg/mẻ
(trong đó có 60%trộn vào đất khi đóng viên)
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
* Chi phí nguyên liệu:
Nguyên liệu sử dụng chủ yếu là chất thịt được vận chuyển từ vùng khác tới với giá mua là: 20.000đồng/1m3. Trung bình khi đưa đất vào trận ép viên 1m3 đất cho ra 450 viên gạch mộc, khi nhào đất người công nhân trộng thêm 60% than cám vào đất để ép viên.
Trong khâu trộn đất ép viên dùng máy ép cùng 7 công nhân vận hành, chi phí cho khâu này được định mức bằng khoán: 23 đồng/1 viên.
Chi phí cho khâu sản xuất gạch mộc: 69 đồng/viên.
* Chi phí xây dựng:
Tại lò số I được xây dựng 2 buồng đốt có kích thước: 0,9- 1,25m
0,9 –1,75m
Dưới sự thiết kế và giám sát của các chuyên gia người trung quốc và viện thiết kế nhiệt, lò được xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành an toàn có tuổi thọ theo thiết kế là 5 năm, các khâu nạp nguyên liệu và lấy sản phẩm đều dùng thủ công.
Bảng dữ liệu chi phí xây dựng lò số I tại Việt Nam.
Phần xây dựng (bao gồm phần móng thân lò và mái lò)
Buồng số I
Buồng số II
25 triệu đồng
25 triệu đồng
Phần lắp đặt hệ thống cơ khí
10 triệu đồng
10 triệu đồng
Tổng
70 triệu đồng
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
Dự tính 1 năm lò sản xuất 11 tháng cho nên trong 5 năm số tháng vận hành 55 thángcho nên tính toán khấu hao cho phần chi phí xây dựng được tính theo phương pháp khấu hao đều các năm. Như vậy khấu hao cho phần chi phí xây dựng trong dalà 1,3 triệu/1 tháng.
* Chi phí nhân công.
Đây là giai đoạn thực hiện dự án song lao động tại nơi sản xuất này được tính chung trên mặt bằng tiền cho loại hình lao động này tại các địa điểm khác trong tỉnh Hưng Yên. Cho tới tháng cuối tháng 4 năm 2002 gia đình ông Mão người đầu tiên cùng thực hiện chương trình thí điểm này đã có thể tự điều hành công việc sản xuất trên lò số I một cách tốt nhất, công việc giám sát đốt lò và chất lượng sản phẩm gạch ra lò đều do các thành viên của gia đình ấy thực hiện. Cùng giai đoạn này, dự án tiến hành xây dựng thêm 4 lò nữa tại địa phương này, gia đình ông Mão có khả năng đứng ra tham gia thiết kế, giám sát xây dựng và vận hành, đây có thể nói là một thành công bước đầu của dự án khi thực hiện đảm nhận từ đó làm hạt nhân cho các giai đoạn phổ biền về sau.
3.9.4. Chu trình vận hành cho lò số I.
Công việc sản xuất mang tính liên tục kéo dài đòi hỏi người vận hành cũng phải túc trực với cường độ và thời gian rất căng thẳng. Để đảm bảo thời gian mỗi mẻ gạch trong lò đúng quy định từ 10-12h đồng hồ, cho nên việc lấy gạch sản phẩm không thể tiến hành nhanh hay chậm mà phải có tính liên hoàn đồng bộ.
Tại lò số I thời gian biểu được tiến hành cho một ngày như sau:
- Buổi sáng băt đầu từ 6 h sáng – 11h.
Người công nhân vận hành lấy sản phẩm liên tục 7 mẻ kéo dài tới 11 h trưa.
- Buổi trưa: 11h – 2h30’
thời gian này ra lò: 5 mẻ.
- Buổi tối:6h 30’ – 8 h 30’
Nghỉ:
-8h 30’ – 11h
Thời gian này ra lò 4 mẻ.
- 11h đêm nghỉ đến 6 h sáng hôm sau:
Trong thời gian nghỉ đêm lò vẫn chạy bình thường, người vận hành đậy lắp lò trên đỉnh và không phải tác động vào quá trình cháy của lò. Cho tới 6h sáng hôm sau vùng chạy dịch chuyển lên sát bề mặt trên của lò đòi hỏi phải ra lò liên tục và nạp nguyên nhiên liệu vào, khi đó vùng cháy lại trở về vị trí cũ, công việc vận hành bình thường.
Bảng dữ liệu chu trình vận hành lò trong một ngày đêm.
Số mẻ gạch
Khối lượng
6h – 11h
11h –14h30’
14h30’ – 18h30’
18h- 20h30’
30h30’- 23h
23h – 6h
7 mẻ
nghỉ trưa
5 mẻ
nghỉ tối
4 mẻ
lò nghỉ
4760 viên
3400 viên
2720 viên
Tổng
16 mẻ
10.880 viên
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
Lò vận hành liên tục không ngừng, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết như mưa, gió, nắng, nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài. Địa điểm xây dựng là một vùng trũng khả năng hàng năm vào mùa mưa lũ nước có thể dâng cao, nhưng xét các tính năng vận hành của lò có thể đảm bảo khắc phục các yếu tố này.
Theo số liệu ghi nhận tại số I cho thấy tỷ lệ gạch một vào lò ra lò trong 1 tháng.
- vào 300.000 viên
- Ra 270.000 viên
Như vậy tỷ lệ hao hụt là 10% đây là 1 tỷ lệ thấp so với các loại lò khác.
Với lượng gạch tương đương như trên than tiêu thụ hết 27 tấn.
Bảng so sánh tỷ lệ hao hụt trong quá trình nung đốt
Loại lò
Tỷ lệ (%)
VSBK
Thủ công miền Bắc
Thủ công miền Nam
Đốt trấu
Tuynel
10
5-10
4
10
3
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
3.6. Mục tiêu chương trình thí điểm sử dụng là đốt kiểu đứng liên tục hiệu suất cao.
Phát triển củng cố tiếp thu các kỹ năng thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tăng cường khả năng hợp tác trong quan hệ của các tổ chức quốc tế có khả năng đầu tư kỹ thuật công nghệ và tài chính vào Việt Nam, tăng hiệu quả khi thực hiện các dự án mới tại Việt Nam.
- Tiến hành kiểm tra các mức chuẩn của hoạt động và biện pháp thực hiện nhằm chuẩn bị cho các bước tiếp theo.
- Tiến hành các nghiệp vụ xác định các yếu tố vượt trội và nhược điểm khi ứng dụng tại Việt Nam, về mặt kinh tế kỹ thuật.
- Kiểm tra, phân tích, đánh giá về lợi ích xã hội trong ứng dụng
- Tính ý thức và khả năng chấp nhận của người sản xuất trong phạm vi nhỏ là bước chuẩn bị cho tiến trình ứng dụng sâu rộng hơn.
- Những khó khăn và thuận lợi trong việc cho người dân tiếp cận với công nghệ loại này, từ các phản ứng này tìm ra một cách thức mới hơn có thể được ứng dụng trong các chương trình sau.
3.7. Vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia.
3.7.1. Viện năng lượng.
- Phối hợp các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu và các ban ngành có liên quan như Bộ công nghiệp, Bộ xây dựng cùng nhau tiến hành các công việc.
- Xây dựng các văn bản thoả thuận liên quan đến chương trình
- Theo dõi giám sát trong quá trình thực hiện chương trình.
3.7.2. Viện công nghệ nhiệt lạnh
- Thiết lập phần công nghệ, trực tiếp tiến hành các bước cho việc xây dựng, vận hành, nghiệm thu.
- Tính toán các thông số kỹ thuật khi vận hành
- Lập dự toán chi phí cho phần công việc khi tiến hành chương trình
- Phối hợp với các ban ngành của Bộ khoa học công nghệ và môi trường đo đạc tính toán các thông số ô nhiễm môi trường.
- Tiến hành phối hợp với các chuyên gia nước ngoài đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên trong việc xây dựng, vận hành của chương trình thí điểm.
- Tiến hành chọn điạ điểm xây dựng lắp đặt tổng cộng 8 là thí điểm làm hạt nhân cho sự phổ biến sau này tại các tỉnh phía Bắc.
* Tiêu hao nhiên liệu cho lò VSBK số tại Việt Nam
Trong khâu trộn đất, người công nhân đã trộn 60% tổng lượng than vào ép viên, như vậy lượng than còn lại dải cùng với gạch khi nạp vào lò là 40% ở giai đoạn đốt thử nghiệm ban đầu, than không được trộn vào trong gạch nên sản phẩm ra không đảm bảo yêu cầu như tỷ lệ hao hụt, chất lượng gạch và mầu sắc cho gạch. Theo kinh nghiệm của dự án đã thực hiện tại ấn Độ, than được đưa ngay vào thân trộn đất, sau khi đốt đã khắc phục được các nhược điểm trên.
Lượng than dải cùng gạch khi nạp lò được cần đong cẩn thận chính xác (loại than cùng than cám 4A cuả Quảng Ninh).
- Buồng 0,9 x 1,25m : +/0,8kg mẻ
- Buồng0,9 x 1,75m : +/3,7kg/mẻ
Bảng số liệu tiêu hao nhiên liệu
Loại than
Buồng I
Buồng II
Kích thước
0,9 x 1,25m
0,9 x 1,75m
Công suất mẻ
300viên
380viên
Than dải
10,8kg/mẻ
13,7kg/mẻ
Tổng lương than tiêu thụ
27,0kg/mẻ
34,5kg/mẻ
Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04
Bảng số liệu suất tiêu hao nhiên liệu
Nhiên liệu
Nhiên liệu tiêu hao (kg/1000gạch)
Nhiệt trị cao (Kcal/kg)
MJ/1000gạch
Suất tiêu hao năng lượng(MJ/kgạch
Than
90,19
5,360
2024
0,92
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
Ngày đo: 2/4/2002
* Tiêu hao năng lượng điện cho vận hành lò
Do quá trình cháy của lò sử dụng than, các khâu vào ra sản phẩm trong giai đoạn thí nghiệm chưa áp dụng các thiết bị tự động hoá phụ trị cho nền năng lượng điện sử dụng cho lò chủ yếu dùng cho chiều sáng, mỗi lò 2 buồng đốt sử dụng 4 bóng đèn lên 40w với thời gian sử dụng 12 tiếng đồng hồ/ ngày đến phục vụ cho quá trình vận hành. Ngoài ra chiếu sáng cho toàn bộ khu vực sản xuất. Trung bình 1 tháng sử dụng hết 200kwh.
Giai đoạn sau của chương trình có kế hoạch thiết kế lắp đặt các cơ cấu tự động nhằm giảm khâu hao lao động thủ công khi đó tuỳ theo thiết kế mà tính toán chi phí kinh tế cho năng lượng điện tiêu thụ.
Trong thời gian thực hiện dự án thí điểm sản xuất gạch trên mô hình lò đứng liên tục hiệu suất cao (VSBK) bước đầu đã có những thành công đạt được mang tính đột phá trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng gạch nói chung và hệ thống sản xuất gạch bằng phương pháp thủ công nói riêng, gây được sự chú ý của nhiều ban ngành tại địa phương và các cấp trung ương, đặc biệt là sự chú ý của người dân, qua sự quan sát môi trường sản xuất nguồn dân ý thức hơn về công việc sản xuất của mình tại địa phương, các vùng khác và trong cả nứơc.
Hiện tại kế hoạch của chương trình thí điểm sẽ thực hiện xây dựng và chuyển giao công nghệ này tại địa phương tiếp 4 lò kép 2 buồng đốt dựa trên quy mô sản xuất hộ gia đình, từng bước nhân rộng mô hình này trên diện rộng.
3.8. Tính toán phát thải khi ô nhiễm
Điạ điểm thực hiện là một khu vực có nhiều xung đột giữa sản xuất gạch và nông dân các vùng khu vực xung quanh xã Xuân Quan hay ảnh hưởng tới nông dân các tỉnh lân cận. Nhằm tăng tính thuyết phục bởi các ưu điểm của loại lò mới này so với loại lò cũ tồn tại trong khu vực, qua quan sát cho thấy rõ rằng một điều là: không thấy hiện tượng khói toản mù mịt bụi như các lò thủ công đốt bên cạnh, đó là điều hiển nhiên không thể phủ định được qua lượng than tiêu thụ sử dụng đã giảm một nửa nên lượng khí thải chắc chắn sẽ giảm rất nhiều khi thải ra môi trường.
* Tải lượng khí ô nhiễm trong sản xuất
Việc tiến hành đo mức độ ô nhiễm của loại lò VSBK được tiến hành bởi các chuyên gia của bộ công nghiệp, bộ khoa học công nghệ và môi trường tại khu vực sản xuất của lò.
Giai đoạn này chỉ tiến hành lấy số liệu tại khu vực đỉnh lò, có đậy nắp và không đậy nắp chủ yếu là khí C0, C02, N0x, S0xvà nhiệt độ tại nơi vào lò, ra lò, khả năng này ảnh hưởng tới khu vực xung quanh, kết quả qua 3 lần đo lấy số liệu mặc dù chưa đủ cơ sở để kết luận rằng đây là công nghệ tốt nhất song thực tế như vậy là thành công tại khu vực sản xuất này. Đây sẽ là một ưu điểm, lợi ích ngoài lợi ích kinh tế - lợi ích bảo vệ môi trường, giảm tiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Bảng dự liệu khí thải đỉnh lò
VSBK số I
Đỉnh lò
ống khói S-2mg/m3
S02mg/m3
M0xmg/m3
Đóng nắp số I
127,6
5,16
150
Mở nắp
157,71
5,91
161,3
Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04
Ngày đo: 2/4/2002
So sánh với lọai lò thủ công kiểu đứng miền Bắc: SPM mg/m3
1. Lò thủ công giãn đoạn kiểu đứng: 1913
2. Lò VSBK : 150
Bảng số liệu nhiệt độ của lò
VSBK số I
ống khói
Mặt trên lò
Vùng cháy
Đáy lò
Mở lắp
80 - 1200C
400C
ằ1030
100 - 1200C
Đóng nắp
800C
37 - 480C
ằ1000
1000C
Ngày đo: 2/4/2002
Nguồn số liệu: dự án VIE 00/04
So sánh nhiệt độ khi vận hành với loại lò thủ công:
1. Nhiệt độ mặt lò khi gạch chín: 700 - 8000C
2. Nhiệt độ mặt lò : 400C
Với loại lò thủ công khi cần nhiệt độ chín gạch, nhiệt độ bốc lên bề mặt rất cao theo gió toả ra môi trường xung quanh mang theo một lượng nhiệt và khó bụi lớn ngày gây ảnh hưởng tới công trường tại khu vực sản xuất như mất mùa, chết cây cối, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và động vật với loại lò VSBK khi vận hành đã giải quyết được nhược điểm đó, cải thiện tốt hơn cho môi trường sản xuất và mùa màng nên tránh được những xung đột đáng tiếc xảy ra trong cộng đồng sống xung quanh.
Dự án sẽ kết thúc chương trình thí điểm vào tháng 12 năm 2002 với kế hoạch xây tiếp 3 lò khác tải tỉnh Hưng Yên song do ưu điểm của loại lò này mà các nhà sản xuất đã ý thức được tầm quan trọng của loại công nghệ này tới thăm quan học hỏi kinh nghiệm, muốn đưa công nghệ này áp dụng trong sản xuất tại điạ phương mình. Đây là một thành công lưa hẹn một tương lai tốt cho dự án ở các giai đoạn tiếp theo, mục đích của dự án đưa ra trước hết nhằm đạt được các tiêu chí của GEF và chính phủ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí phát thải khí nhà kính, nâng cao sự bền vững môi trường và ngoài ra dự án sẽ đem lại một sự đổi mới trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng chách sử dụng nhiên liệu tiết kiệm hợp lý, ý thức bảo vệ môi trường vì chất lượng cuộc sống, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trong ngành, giảm thiểu các tác động xấu mà công việc sản xuất này phát sinh ra cho đời sống kinh tế xã hội tăng nguồn lợi về kinh tế đối với các khu vực sản xuất tại các địa phương có truyền thống sản xuất loại mặt hàng này trong cả nước.
Đầy hứa hẹn sẽ là một hướng đi ra cho ngành sản xuất gạch, cải tạo tốt thực trạng đang tồn tại của ngành này giúp nó ngày càng phát triển tốt hơn.
Chương IV
đánh giá quá trình thực hiện dự án và kết quả đạt được
4.1 Đánh giá chung
4.1.1. Tiến độ thực hiện dự án
Đây là một dự án chuyển giao công nghệ được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế các việc khoa học, các bộ ngành trong nước tham gia, mang tính trọng điển quốc gia tập trung vào giải quyết vấn đề nan giải trong một thời gian rất rài tồn tại ở nước ta. Nằm trong kế hoạch của dự án, chứng trỉnh xây dựng thí điểm mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao tại xã Xuân Quan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên đã được thực hiện theo đúng kế hoạch, mặc dù thời gian của dự án còn kéo dài sang việc đưa lò số I vào vận hành an toàn đạt kết quả tốt là một cố gắng nỗ lực hết sức của đội ngũ những người thực hiện dự án, điều này cho thấy khả năng điều hành quản lý các dự án có quy mô nhỏ của Việt Nam sẽ thực hiện được, từng bước tích luỹ kinh nghiệm nhằm vận dụng vào các dự án có quy mô lớn hơn, phức tạp hơn. Tiến độ thực hiện đang được duy trì theo đúng kế hoạch điều này góp phần vào sự thành công của dự án.
Ngày 10/11/2002 Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện dự án GRF/GT2 số VIE 00/04 thời gian thực hiện từ tháng 7/2001 đến tháng 12/2002 giai đoạn I đã có thành công bước đầu, công nghệ VSBK cho ta thấy khả năng tiết kiệm năng lượng thực sự, môi trường sản xuất ít ô nhiễm góp phần giản thiểu khí thải hiện ứng nhà kích từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng này, khai thác các khả năng tiết kiệm nhiên liệu trong sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường lao động cho người công nhân và môi trường lượng sống của cộng đồng. Trong thời gian dự án cần một quá trình thực nghiệm nữa nhằm hoàn chỉnh công nghệ tốt hơn khi đưa vào ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia đây là một công nghệ tốt hứa hẹn sự thành công, là công nghệ có khả năng thay thế tốt hơn cho công nghệ sản xuất thủ công cũ thực hiện tốt các tiêu chuẩn áp dụng cho ngành này về khí thải ô nhiễm trong sản xuất.
4.2.2. Quan hệ - hợ p tác các bên tham gia
Cải tạo thay thế hiện trạng sản xuất vật liệu xây dựng gạch tại Việt Nam bằng cách đưa mô hình công nghệ sản xuất loại lò liên tục kiểu đứng hiệu suâts cao được thí điểm tãi xã Xuân Quan vào ứng dụng nhằm tìm ra những đặc điểm thích ứng với điều kiện sản xuất tại Việt Nam. Giai đoạn I của dự án được đánh giá là thành công, thu được nhiều kết tốt. Để đạt được thành công này trước hết phải nói sự hợp tác toàn diện của đội ngũ những người thực hiện chương trình này, sự hợp tác của các viên nghiên cứu, các chuyên gia tỏng và ngoài nước, sự chỉ đạo giám sát chặt chẽ của ban chỉ đạo quốc gia về ô nhiễm môi trường và sự quan tâm của chính phủ của các ban ngành và đặc biệt là người dân tại nơi thực hiện dự án. Dự án lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam song được sự hợp tác giúp đỡ của 2 ông chuyên gia Trung Quốc mà có được các thông tin quý báu khi dự án thực hiện tại ấn Độ giúp cho dự án tránh được những sai sót trong các khâu đồng thời cải tiến những nhược điểm của loại lò này.
4.1.3. Đánh giá lợi ích kinh tế
Trong việc đánh giá lợi ích kinh tế của loại lò VSBK ta xét lợi ích kinh tế mang lại so với loại lò thủ công với công suất sản xuất hàng năm của 2 loại lò này.
Bảng so sánh 2 loại lò
VSBK
Thủ công
Chi phí xây dựng
70.000.000đồng
12.000.000đồng
Công suất hàng năm
3.480.000viên
1.000.000viên
Tiêu thụ nhiên liệu
- Than:
- Củi:
313.861tấn
210.000tấn
6 tấn
Giá than:
320.000đồng/tấn
Giá củi:
600.000đồng /tấn
Cỡ gạch
21 x 10 x 6cm
21 x 10 x 6cm
Trọng lượng
2,2kg
2,2kg
Tỷ lệ hao hụt
10%
5 - 10%
Chi phí nhiên liệu/ồ chi phí
15%
30%
Giá thành
190đồng/viên
190đồng/viên
Giá bán
240đồng/ viên
260đồng/viên
Lợi nhuận hàng năm
168.780.000đồng
65.000.000đồng
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
Tổng chi phí cho loại lò gạch VSBK có chi phí nhiên liệu chiếm 15% so với 30% của loại lò này thủ công đây là một ưu điểm vượt trội, từ chi phí này có thể giảm đồng thời nâng các khoản chi phí khác nên như lương cho nhân công. Điều này sẽ thu hút được người lao động làm việc theo công nghệ này, cải thiện thu nhập và nâng mức sống cho gia đình họ.
4.1.3. Đánh giá lợi ích trong việc giảm thiết khí thải gây ô nhiễm
Mục đích khi đưa loại hình sản xuất gạch theo công nghệ VSBK trước hết xây dựng bằng phương pháp thủ công trên cơ sở đảm bảo nhu cầu loại vật liệu đang gia tăng trên thị trường. Theo tính toán cho thấy tiêu hao nhiên liệu trong quá trình sản xuất đã giảm ẵ so với công nghệ cũ, do đó khí thải cho quá trình cháy sẽ giảm đi rất nhiều là điều không thể phủ nhận.
Theo công nghệ lò thủ công :- Tiêu hao nhiên liệu: 2MJ/kg gạch
Theo công nghệ lò VSBK: - Tiêu hao nhiênliệu: 0,912MJ/kg gạch
Bảng so sánh tải lượng khí thải C02
VSBK
Thủ công
Tiêu hao nhiên liệu
0,912MJ/kg gạch
2MJ/kg gạch
Khối lượng
2,2kg/ viên
2,2kg/viên
Sử dụng năng lượng
2.006.400MJ/ Triệu gạch
4.400.000MJ/triệu gạch
Lượng than tiêu thụ
89,407tấn/triệu gạch
196,067tấn
Lượng khí C02
178.814tấnC02/triệu gạch
392.135tấn C02/triệu gạch
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
Thu cán 4A có nhiệt trị : 5360cal/kg
Lượng khí thải C02 : 2,0tấn/C02
Độ tro : 12 - 15%
Nguồn số liệu: Warld Develop ment Indicators 2001 and 1998 the worrld Bark.
Như vậy lượng khí thải C02 giảm: 54% so với loại lò thủ công khi đốt 1 triệu viên gạch
Bảng đánh giá khả năng giảm phát thải khí nhà kính từ sản xuất gạch.
Năm
Tổng khí thải C02 tại Việt Nam
Sản lượng gạch
Khí thải C02/triệu gạch
Khí thải C02từ sản xuất gạch
% từ sản xuất gạch tại Việt Nam
1995
1997
2000
31,7.106 tấn
45,5.106 tấn
50,5.06 tấn
6.892.106viên
7.262.106
8790.106
392,135tấn
392,135 tấn
392,135 tấn
2,7.106
2,84.106
3,45.106
8%
7%
6%
Sau khi thay thế
2000
50,5.106tấn
8790.106
89,407
0,865.106
1,7%
Nguồn số liệu: Warld Develop ment Indicators 2001 and 1998 the worrld Bark.
Như vậy với công nghệ VSBK cho ta khă năng giả tới mức tối thiểu phát thải khí hiệu ứn nhà kinhs C02 giảm khí thải N0x và S0x nhân tố này axit phá huỷ mùa màng và các công trình cộng. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, lợi ích về bảo vệ môi trường được đề cao và có kết quả khi sản xuất trên công nghệ này có ý nghãi lớn trong việc ý thức sử dụng các nguồn năng lượng có hiệu quả, đi sâu phát triển theo hướng công nghệ đặt lợi ích kinh tế song song viới bảo hộ môi trường sống cũng như hệ sinh thái và cuộc sống cộng đồng. Những kết quả thu được trong giai đoạn vừa qua của chươg trình thí điểm chắc chắn sẽ gây được sự quan tâm chú ý của mọi người, là một lợi thế cho việc đầu tư mở rộng phổ biến loại hình công nghệ này.
4.2. Đánh giá kết quả dự án
4.2.1. Khả năng tiết kiệm chi phí cho nhiên liệu.
Trong mô hình sản xuất gạch bằng gạch bằng loại lò công nghệ VSBK so với loại lò thông thường cho thấy ưu điểm nổi bật là tiết kiệm nhiên liệu nhờ quá trình nung đốt với kỹ thuật thiết kế mô hình lò có khả năng tận dụng năng lượng triệt để, cách nhiệt tốt giảm tới mức thống nhất sự bức xạ nhiệt ra môi trường bên ngoài, các quá trình thúc sảy ra phản ứng cháy được vận hành lò. Các yều cầu cần khắt khe về nhiên liệu nguyên liệu được chấp hành triệt đểm như độ ẩn của gạch, chất lượng than, độ mịn của than, nếu ở loại lò này than phải được nghiền nhỏ thì ở loại lò thủ công than phải mất công đóng bánh cho nên khả năng cung cấp oxy cho sự cháy sẽ tiếp xúc rất kém tới các phần tử than vì vậy hiệu suất kém.
Bảng dữ liệu tiêu hao nhiên liệu và khả năng tiết kiệm nhiên liệu
Lò VSBK
Lò thủ công
Chi phí xây dựng
70.000.000đồng/lò
10.000.000 x 5
Công suất hàng năm
3.500.000viên
3.500.000
Nhiên liệu hàng năm
- Than:
- Củi:
Giá than
Giá củi
315.662kg
320đồng/kg
735.000kg
25.000kg
320.đồng/kg
600đồng/kg
Tiết kiệm nhiên liệu
- Than
- Củi
Tổng
419.338kg = 134triệu
15.000kg = 15triệu
149triệu
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
Với chi phí xây dựng 1 lò VSBK là 70 triệu đồng
Có công suất 3.500.000 viên gạch thì cần đầu tư xây dựng theo mô hình lò thủ công là 5 chiếc với chi phí 10 triệu đồng cho 1 lò để đạt công suất tương đương. Do đó thủ công đốt theo kiểu giãn đoạn nên số lần khởi động lò cần 0,5 tấn cho 1 lần, trung bình 1 lò thủ công sản xuất 1 năm đạt 700.000 viên gạch (số liệu làng Bát Tràng)
4.2.2 Khả năng tiết kiệm chi phí vận hành.
Để vận hành một lò VSBK trong chương trình thí điểm số người vào ra là bao gồm từ 7 - 9 công nhân, 1 tháng số công nhân này đảm nhận một khối lượng sản phẩm đạt 270.000viên gạch ra lò, trong khi tại ồ thủ công số ngươì ra lò từ 10 - 15 người với lưọng sản phẩm một tháng đạt ằ 100.000 viên. Đây là một sự khác biệt lớn cho thấy khả năng vận hành đạt hiệu quả cao, chi phí cho laọi lò VSBK sẽ thấp hơn nhiều so với lò thủ công có cùng sản lượng trong một tháng. Ngoài ra trong quá trình vận hành để đạt được sản lượng của một lò VSBK 1 buồng đốt cần ằ 3 lò thủ công khi đó chi phí cho nhiên liệu cải tiến tốn khoảng 1,5 tấn cho 3 lò khởi động, đây là khoản chi phí tiết kiệm được khi vận hành.
4.2.3 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong thị trường
Sản phẩm gạch được thực hiện qua tất cả các khâu như trong quy trình sản xuất gạch thủ công sang trọng khâu trộn đất ép viên 60% than đã được trộn vào bên trong gạch cho nên khi nung đốt gạch được chín từ trong ra, đây cũng là kỹ thuật được épa dạng cho sản xuất bằng lò Tuynnel, bên chiến tranhạnh đó khả năng điều chỉnh nhiên liệu cung cấp cho quá trình cháy có thể được điều chỉnh theo từng mẻ cho nên chất lượng hình dáng kích cỡ của gạch luôn được đảm bảo theo đánh giá chất lượng gạch trong xây dựng, các chuyên gia giám định của bộ xây dựng đã ghi nhân đây là loại vật liệu đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho xây dựng đã xây dựng tại Việt nam, với qúa trình vận hành ổn định chất lượng của gạch ra lò bằng công nghệ VSBK tốt hơn chất lượng cảu loại gạch sản xuất bằng lò thủ công về các tiêu chuẩn sức bền, độ chịu lực chịu nén, hình dáng, kích cỡ trọng lượng,v..v một nhược điểm của loại gạch sản phẩm theo công nghệ VSBK trong giai đoạn đầu là mầu sắc của gạch của chưa phù hợp với sự phân chia chất lượng gạch theo mầun cơ thị trường, do có sự điều chỉnh về kỹ thuật nên giai đoạn này người mua đã tìm tới sản phẩ, đồng thời giữa người bán vàn người mua có sự thoả thuận với chất lượng và giá cả chấp nhận được. Để thu hút sự chú ý tới sản phẩm mới này, ban điều hành dự án quyết định bán gạch với gián luôn thấy hơn gạch sản xuất bằng công nghệ cũ mỗi viên 20 đồng nhằm từng bước đưa sản phẩm tiếp cận với người mua, thay đổi quan niệm về các loại gạch truyền thống, ý thức về dùng các sản phẩm có nguồn gốc công nghệ bảo vệ môi trường cho toàn bộ người dân, giúp đỡ các chính sách của chính phủ trong sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.
Bảng dữ liệu về sản phẩm gạch sản xuất theo công nghệ VSBK và công nghệ thủ công
Giá bán
Lò VSBK
Lò thủ công
Loại A
90%
220 - 240/đ
80%
240-260đồng/viên
Loại B
5%
200đồng/viên
15%
200đồng/viên
Loại C
5%
120đồng/viên
5%
120đồng/viên
Khối lượng
2 - 2,2kg/viên
2 - 2,2kg/viên
Kích cỡ
21 x 10 x 6cm
21 x 10 x 6cm
Tỷ lệ hao hụt
23
5 - 10%
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
4.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư.
Để tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư ta phải tiến hành phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi cuẩ dự án .
Do dự án được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế nên phần chi phí lắp đặt trang thiết bị cho lò, chi phí thẩm định dự án, chi phí thiết kế và lập dự án v.v…đều được tài trợ vè kinh phí. Vì vậy để phân tích kinh tế tài chính cho dự án không có tài trợ ta giả sử tự đầu tư sản xuất vơí vốn vay 100% có lãi suất thực tế là 1,5% / tháng.
Để tính toán dòng tiền ta qui định thời kì tính là năm (12 tháng).
Tổng số vốn vay : - 120.000.000 đồng bao gồm :
+ Chi phí xây dựng lò là 70.000.000 đồng.
+ Chi phí thầu bãi đất là 50.000.000 đồng.
Vậy Co = 120.000.000 đồng (với lãi suất i = 18%/năm)
*Xác định chi phí vận hành :
- Với công suất lò 1 ngày vào là 10.880 viên/ngày.
Một năm lò vận hành 320 ngày có sản lượng : 3.481.600 viên/năm.
- Chi phí nhiên liệu :
Tiêu hao than : 90,19 kg/ 1000gạch .
Lượng than tiêu thụ : 3.481.600 viên x 320 đồng/kg
=100.480.000 đồng/năm.
- Chi phí nguyên liệu :
Lượng đất tiêu hao : 1 m3 ép được 450 viên.
Lượng đất dùng : 7.736 m3 x 20.000đồng/m3=154.740.000đồng/năm
- Chi phí nhân công :
+ Sản xuất gạch mộc : khoán 250.000đồng/10.000 viên.
=87.000.000đồng/năm
+ Nhân công vào – ra lò : 7 công nhân = 300.000đồng/ngày
=300.000đồng/ngày x 320 ngày
=96.000.000đồng/năm
- Chi phí môi trường, an ninh : 1.000.000đồng/năm
- Chi phí khác : 30.000.000đồng/năm
Tổng chi phí = 469.220.000đồng/năm
* Xác định doanh thu :
Sản lượng một năm đạt 10.880 viên/ngày x 320 ngày = 3.481.600 viên/năm.
Tỷ lệ hao hụt: 10%.
Thành phẩm : 90% x 3.481.600 = 3.133.400 viên/năm
- Phân loại sản phẩm :
+ Loại A 90% =2.820.060 viên x 269đồng/viên
=733.215.000đồng
+ Loại B 5% =156.670 viên x 200đồng/viên
=31.334.000đồng
+ Loại C 5% = 156.670.000 viên x 120đồng/viên
= 18.800.000đồng
Tổng doanh thu = 7883.349.000đồng
* Tính toán dòng tiền đầu tư :
Phương pháp tính khấu hao : khấu hao theo phương pháp tuyến tính đều cho 5 năm : 120.000.000 đồng / 5 năm = 24.000.000đồng/năm
Phương pháp trả lãi : trả lãi đều cho 5 năm
Phương pháp trả vốn : trả vốn vào năm cuối
Phương pháp tính thuế : các giấy phép cấp cho sản xuất gạch không tính thuế, trong dự án đầu tư này không tính thuế
Ta có : CFBT = Doanh thu – Chi phí.
CFAT = CFBT – Khấu hao(KH) – Trả lãi(TL) – Trả vốn(TV)
NPV =-t =599.743.800 đồng
Lợi nhuận được tính cho 5 năm qui về hiện tại.
Bảng tính toán dòng tiền đầu tư của dự án
Đơn vị : 1000 đồng
n
Co
Ct
Bt
CFBT
KH
TL
(1+i)t
CFAT
TV
CFAT
(1+i)t
To
0
120000
-120000
-120000
-120000
1
469220
783249
314129
24000
21600
0.8475
268529
227578.3
107578.3
2
469220
783249
314129
24000
21600
0.7182
268529
192857.5
300435.8
3
469220
783249
314129
24000
21600
0.6086
268529
163426.7
463862.5
4
469220
783249
314129
24000
21600
0.5158
268529
138507.3
602369.8
5
469220
783249
314129
24000
21600
0.4371
268529
120000
-2626
599743.8
NPV = 599743.8 Đồng
Thời gian hoàn vốn : 120.000/ (227.578,3 / 12) = 6 tháng 4 ngày
Tính toán độ nhạy :
a (100%)
NPV
0
719743.8
0.1
707743.8
0.2
695743.8
0.3
683743.8
0.4
671743.8
0.5
659743.8
0.6
647743.8
0.7
635743.8
0.8
623743.8
0.9
611743.8
1
599743.8
* Nhận xét : Dự án này rất có hiệu quả xét trên các chỉ tiêu sau :
Tiêu chuẩn NPV sau 5 năm đạt 599.743,8 đồng như vậy hàng năm tính trung bình đạt 119.948,76 đồng.
Thời gian hoàn vốn nhanh 6 tháng
Đồ thị biểu diễn độ nhạy phụ thuộc vào Co có độ dốc bé
* So sánh với công nghệ sản xuất gạch thủ công
Theo số liệu điều tra tại khu vực Bát Tràng về sản xuất gạch theo công nghệ này có tổng chi phí cho một viên gạch thành phẩm là :
Z = 180 đồng / viên.
Công suất một lò : 750.000 viên/năm
Phân loại sản phẩm :
-Loại A 80% = 600.000 viên x 280 đồng/viên
= 168.000.000 đồng
- Loại B 10% = 75.000 viên x 200 đồng/viên
=15.000.000 đồng
- Loại C 5% = 37.500 viên x 120 đồng/viên
= 4.500.000 đồng
Tỷ lệ vỡ là 5%
Tổng doanh thu : 187.500.000 đồng/năm
Tổng chi phí :712.500 viên x 180 đồng/viên
(Chi phí cho một viên gạch thành phẩm bao gồm chi phí nguyên liệu, chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành, khấu hao, tính lãi vốn vay và các chi phí khác )
Lợi nhuận hàng năm : Doanh thu – Chi phí = 59.250.000.đồng/năm
Nếu đầu tư một lò 5 năm ta có lợi nhuận quy về hiện tại :
NPV = -t =186.286.000 đồng
Bảng so sánh hiệu quả kinh tế của 2 công nghệ sản xuất gạch
Lò VSBK và Lò thủ công
Lò VSBK
Lò thủ công
Công suất
15.667.000
3.750.000viên/5 năm
Suất tiêu hao nhiên liệu
0,912 MJ/kg gạch
2,0 - 2,2 MJ/kg gạch
Tiết kiệm nhiên liệu:
-Than:
- Củi:
1.877 tấn
24 tấn
0
0
Lợi nhuận
(tính cho tổng 5 năm)
599.743.900 đồng
186.286.000 đồng
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
Tiêu hao nhiên liệu cho lò VSBK :
- 90,19 kg than/1000 gạch
- 200kg củi cho một lần khởi động lò
Tiêu hao nhiên liệu lò thủ công :
210 kg than/1000 gạch
500 kg củi/1 lần đốt lò
Chi phí đầu tư vốn cho loại lò VSBK sẽ cao hơn so với loại lò thủ công nhưng khi đưa vào ứng dụng phổ biến nhằm thay thế công nghệ cũ tại các địa phương, những người sản xuất muốn chuyển đổi công nghệ này sẽ được chính phủ và địa phương hỗ trợ về mặt vay vốn, bố trí sắp xếp nơi sản xuất khi đó người sản xuất sẽ có thể được hưởng lợi từ các chính sách này để phục vụ cho công việc của mình.
So sánh lò gạch với lò gạch kiểu đứng truyền thống đang sử dụng tại miền Bắc
Lò VSBK
Lò kiểu truyền thống
Tiêu hao năng lượng ít hơn do đó tiết kiệm nhiên liệu đồng thời làm giảm lượng khí thải nhà kính, gây ô nhiễm môi trường.
Suất tiêu hao năng lượng :
0,912 MJ/kg gạch
Tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn
Suất tiêu hao năng lượng :
2 – 2,5 MJ/kg gạch
Lò vận hành liên tục có lưu lượng khói ổn định ở mức độ thấp, nhiệt độ khói thải thấp do đó không ảnh hưởng tới năng suất cây trồng ở những vùng xung quanh
Lò vận hành giãn đoạn theo từng mẻ dốt nên đến giai đoạn nung lửa để chín gạch thì lượng khói thaỉ ra khỏi lò lớn , nhiệt độ cao gây tổn thất năng lượng làm mất mùa cây trồng và môi trường sống xung quanh
Diện tích chiếm đất nhỏ hơn nhiều để sản xuất ra cùng một sản lượng gạch trong một khoảng thời gian
Diện tích chiếm đất lớn so với cùng công suất
Lò đốt liên tục với khối lượng gạch ra đều đặn dễ dàng hơn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường mà không cần dự trữ nhiều gạch
Cần có nơi chứa gạch lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường
Tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư lớn
B/C = 1,67
Tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư bé hơn
B/C = 1,46
So sánh với lò gạch Tuynnel
Lò VSBK
Lò Tuynnel
Tiêu hao năng lượng ít
Suất tiêu hao năng lượng :
0,912 MJ/kg gạch
Tiêu hao năng lượng lớn hơn
Suất tiêu hao năng lượng :
0,9 – 1,2 MJ/kg gạch
Vốn đầu tư nhỏ, xây dựng và vận hành đơn giản phù hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ ( đầu tư cho một lò kép 2 buồng đốt khoảng 70 triệu đồng, các thiết bị cơ khí khi đi vào sản xuất hàng loạt sẽ làm giảm giá thành đầu tư cho lò )
Vốn đầu tư chỉ phù hợp với các cơ sở sản xuất lớn, cho đến nay lò Tuynnel chủ yếu thuộc doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (vốn đầu tư cho một lò Tuynnel ít nhất là 500 triệu đến 1 tỷ đồng)
Công suất mỗi lò nhỏ nên linh hoạt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường. Có thể dừng lò và vận hành lò tuỳ theo nhu cầu của thị trường mà tổn thất ít nhất
Không linh hoạt do công suất lớn . Mỗi lần dừng lò và vận hành lò lại gây tổn thất lớn về mặt năng lượng
Sản phẩm ra có thể là gạch đặc hoặc rỗng tuỳ theo nhu cầu của thị trường ,chủ yếu là gạch đặc phù hợp với thị trường có yêu cầu chất lượng không khất khe như ở nông thôn, phục vụ xây dựng các công trình nhỏ và dân dụng.
Sản phẩm gạch ra thường là gạch rỗng với chất lượng caonên chỉ phù hợp trong việc xây dựng các công trình lớn có yêu cầu chất lượng cao
Qua sự so sánh trên cho thấy việc tìm ra một mô hình sản xuất gạch có thể thay thế cho lò thủ công là rất cần thiết và mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao với những ưu điểm của nó sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu thay thế, cải tạo hệ thống sản xuất kiểu thủ công theo hướng chuyển giao công nghệ sản xuất.
4.2.5 Lợi ích kinh tế – xã hội .
Từ phương pháp sản xuất này có thể hình thành nên các vùng sản xuất đem lại thu nhập cho người đâù tư, giải quyết công ăn việc làm , nâng cao đời sống nhân dân cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đáp ứng kịp thời nhu cầu loại sản phẩm này, giảm gánh nặng đầu tư xây dựng cho các nhà máy lớn của chính phủ, tiết kiệm nguồn ngân sách quốc gia.
Cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, cho môi trường sóng của cộng đồng xung quanh, tránh tình trạng khói lò gây mất mùa, loại bỏ xung đột, mâu thuẫn giữa các vùng sản xuất do loại hình sản xuất gạch gây ra. Giảm tới mức tối thiểu khí thải gây ô nhiễm, hạn chế ô nhiễm đất, nước, gíup chính phủ thực hiện các cam kết của mình với các tổ chức môi trường thế giới. Hạn chế tình trạng phá rừng lấy nhiên liệu đốt gạch, tiết kiệm một lượng nhiên liệu hoá thạch : than rất lớn, là hướng ra cho chính sách thay thế và loại bỏ hoàn toàn các kiểu lò hoạt động có hiệu suất thấp, gây lãng phí nguyên – nhiên liệu nhằm bảo vệ các nguồn năng lượng, sử dụng năng lượng gắn liền với ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Dự án thựcc hiệnn tại Hưng Yên là một hoạt động tốt, đưa chương trình sản xuất mới về tận cơ sở, kiểm nghiệm tính thực tế về khả năng ứng dụng tại địa phương, quá trình này vừa tiếp cận được với người sản xuất, người dân, chính quyền, đông fthời sản phẩm cũng dễ dàng phân phối tới nơi tiêu dùng. Chính vì vậy, thành công của Dự án là đưa vào ứng dụng một công nghệ sản xuất mới mang lại lợi ích kinh tế – xã hội cao cho cả chính phủ, người dân, có tính tiết kiệm , tính sinh lờikhi đầu tư và tuân thủ được các chính phủ trong lĩnh vực hoạt động sản xuất này.
Chương V
Tổng kết
Quá trình thực hiện Dự án VIE 00/04
Chương trình thí điểm sản xuất gạch bằng
công nghệ lò kiểu đứng liên tục hiệu suất cao
5.1. Tổng kết thành công của dự án .
Trên cơ sở thí điểm một mô hình công nghệ sản xuất mới tại Việt Nam, mục tiêu của chương trình nhằm kiểm nghiệm các đặc tính kỹ thuật – kinh tế của loại công nghệ này dựa trên các mô hình đã được thực hiện tại một số nước như Trung Quốc, ấn Độ v.v. là những quốc gia có đặc điểm kinh tế – văn hoá - xã hội và phong tục tập quán gần tương đồng với Việt Nam, nên có lơị thế khi áp dụng mô hình này đồng thời cải tiến những hạn chế về mặt kỹ thuật, vận hannhf sao cho phù hợp. Chính sách của chính phủ cũng như suy nghĩ hành động của người dân có các phản ứng với loại hình sản xuất theo công nghệ cũ nên khi thực hiện chương trình thí điểm này cũng là lulcs thấy rõ được sự phù hợp hay không. Trong giai đoạn thực hiện dự án tại xã Xuân Quan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên cho thấy đây là một mô hình sản xuất được nhiều sự quan tâm chú ý của chính quyền sở tại, nơi có khó khăn do ngành sản xuất gạch gây ra chưa có sự giải quyết dứt điểm, sự chú ý của các tổ chức moi trường trong và ngoài nước, của các bộ ngành, đặc biệt là của người dân họ tìm đến đây ngoài tham quan học hỏi mà còn là một giải pháp mang tính quyết định với nhà nước và người dân. Các cuộc hội thảo giới thiệu về mô hình sản xuất này được tổ chức và có sự tham gia của ban chỉ ddạ quốc gia về môi trường, Bộ xây dựng, Bộ công nghiệp, các Viện nghiên cứu v.v …đều đánh giá cao mô hình sản xuất này có ý nghĩa về kinh tế và xã hội, sự thành công của dự án sẽ được nhân rộng phổ biến trong cả nước. ậ mức độ đặc điểm nhu cầu sản phẩm, quy mô sản xuất, vốn đầu tư và môi trường xã hội, cho thấy đây là một mô hình phù hợp nhất :
Sản xuất mang tính liên tục, không chịu ảnh hưởng của thời tiết .
Tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng năng lượng hợp lý và hiệu quả.
Giảm tới mức thấp nhất khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Cải thiện môi trường lao động tránh được những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và mùa màng.
Lợi nhuận cao, nhanh thu hồi vốn đầu tư, giải quyết công việc cho người lao động, tăng thu nhập.
Khả năng đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu thị trường, biểu hiện tính linh hoạt ít phụ thuộc của sản phẩm từ loại hình sản xuất này.
Chính vì thế mô hình này đang thu hút được sự chú ý của nhiều cá nhân và tổ chức, được ủng hộ hợp tác, hứa hẹn sự thành công chắc chắn của chương trình này.
Những khó khăn khi thực hiện Dự án.
Trong giai đoạn vận hành thử có những sai sót cả trong quản lý và kỹ thuật,cần có đội ngũ những người kinh nghiệm để giải quyết.
Trong cách sản xuất cũ, người sản xuất khi đầu tư họ không chú ý tới suất tiêu hao nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm mà họ chỉ quan tâm tới sản phẩm đó có bán chạy không, họ thu được lợi gì về kinh tế. Cho nên gạch sản xuất ra chưa đúng với tiêu chuẩn gạch theo quan niệm của người mua, sản phẩm làm ra tồn đọng, họ sẽ không theo mô hình này. Đây chính là khó khăn về ý thức sử dụng nhiên liệu trong sản xuất của người dân, ý thức về môi trường, chỉ nhìn cái lợi trước mắt “ai làm cứ làm, ai kêu cứ kêu, chỉ cần lợi nhuận ”.
Do nguồn đầu tư tài chính cao hơn so với đầu tư cho loại lò thủ công, nếu không có sự hỗ trợ về tài chính những người sản xuất mang tính nhỏ sẽ không làm được.
Do chính sách và tổ chức của nhà nước, chính quyền chưa mang tính thống nhất và thể hiện tính hiệu lực, khả năng thực thi chưa cao, chưa giáo dục được ý thức sử dụng năng lượng gắn với tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Do thị trường sản phẩm vốn đã quen với loại gạch đốt bằng lò thủ công có mầu sắc và chất lượng phù hợp với quan niệm của người dùng, nên khi đưa sản phẩm sản xuất bằng công nghệ mới ra thị trường cần phải có thời gian, có chính sách quảng cáo – bán hàng, thu hút được sự chú ý loại sản phẩm này. Cần có một sự ủng hộ từ phía nhà nước như cấp giấy phép đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của boọ xây dựng, đồng thời khuyến khích mọi người ý thức khi dùng sản phẩm có nguồn gốc bảo vệ môi trường.
Ngoài những khó khăn trên khi thực hiện tại mỗi địa phương có những đặc thù riêng, khó khăn riêng nên cần phải xây dựng một kế hoạch tỷ mỷ chi tiết từ thiết kế- vận hành- bán sản phẩm để khắc phục những khó khăn đó.
Một số kiến nghị khi đưa Dự án vào ứng dụng.
* Mặt kỹ thuật :
Cải tạo hệ thống đưa nguyên- nhiên liệu vào lò, nghiên cứu áp dụng tự động hoá.
Cải tạo bệ nâng - hạ sao cho khi lấy sản phẩm xong trả lại ngay khoảng không lưu thông không khí nhiều hơn cho lò.
Kết hợp với nhiều loại nhiên liệu khi vận hành.
Thiết kế và bố trí công suất lò tại các khu vực khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ.
* Mặt kinh tế tài chính.
Xây dựng chính sách maketinh – bán hàng hợp lý lấy cạnh tranh hợp lý bằng giá bán.
Kiến nghị các cơ quanban nghành nhà nước và địa phương, các dự án về đầu tư xây dựng có nhu cầu sản phẩm gạch xây dựng với chất lượng phù hợp thì cần ưu tiên tiêu thụ cho loại sản phẩm được sản xuất từ mô hình này.
Kết luận
Có thể khẳng định Dự án VIE 00/04 do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) phối hợp với viện năng lượng, Viện công nghệ nhiệt lạnh, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, chính quyền xã Xuân Quan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên cùng sự tham gia tích cực của gia đình ông Nguyễn Văn Mão đã thực hiện chương trình thí điểm thành công khi đưa vào vận hành sản xuất an toàn lò VSBK số I đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật chất lượng, kết quả tốt khi được những yêu cầu mục tiêu của Dự án : sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tiết kiệm dự trữ được một lượng than rất lớn và hạn chế nạn chặt phá rừng, giảm tình trạng cạn kiệt các nguồn đất (đặc biệt là đất nông nghiệp) và ô nhiễm nguồn nước, giải quyết tình trạng xung đột cộng đồng khi đưa vào ứng dụng trong cả nước, là hướng ra cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng khi chính phủ đưa vào áp dụng Quyết định số
15 / 2000/QX-BXD. Dự án còn thời gian thực hiện tới tháng 12/2002, vẫn còn nhiều việc phải làm, song những thành công bước đầu trong giai đoạn I đang thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án nhanh hơn, sớm chuyển giao công nghệ này vào thay thế công nghệ cũ, cải tạo ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất gạch ngói nói riêng.
Bản thân em là sinh viên ngành kinh tế năng lượng thì đây là một cơ hội tốt giúp em học hỏi thêm, tiếp cận với các kỹ năng khi thực hiện một dự án như phân tích - đánh giá tế tài chính, là những kinh nghiệmm quí báu cho em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tốt nghiệp và công tác sau này.
Em vô cùng biết ơn sự quan tâm chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Trần Văn Bình, chú Viện phó viện năng lượng Phạm Thánh Toàn, thầy giáo Nguyễn Xuân Quang cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế và Quản lý.
Em xin chân thành cảm ơn./
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29880.doc