Đồ án Dùng plc thiết kế chương trình điều khiển hệ thống sản xuất tự động gồm các nhiệm vụ cấp phôi, lựa chọn phôi theo đặc tính, gia công kim loại

Trong suốt thời gian làm đồ án tuy thời gian là 3 tháng không phải là ít để có thể hoàn thành một đồ án tốt nghiệp, nhưng cũng không phải là nhiều so với việc có thể vận dụng toàn bộ kiến thức mà các thầy cô đã truyền thụ trong các năm học vừa qua. Trong thời gian làm đồ án em đã tiếp thu thêm được những kiến thức quí báu cho mình: - Tìm hiểu cơ bản về các khâu trong dây chuyền tự động điều khiển gia công kim loại. - Hiểu rõ hơn về hệ thống khí nén, các thiết bị cảm biến, thiết bị chấp hành, động cơ điện 1 chiều . - Biết cách thao tác làm việc cơ bản với PLC S7-300, Mentor II, Biến tần Fuji

doc93 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Dùng plc thiết kế chương trình điều khiển hệ thống sản xuất tự động gồm các nhiệm vụ cấp phôi, lựa chọn phôi theo đặc tính, gia công kim loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính này phù hợp với những bài toán tự động nhỏ, không phức tạp. Khối được chọn phải là khối OB1, là khối mà CPU luôn quét và thực hiện các lệnh trong nó thường xuyên, từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng và quay lại từ lệnh đầu tiên. Vòng quét Lệnh 1 Lệnh 2 Lệnh cuối cùng OB1 Hình 2.9 Miêu tả cách thức lập trình tuyến tính. 2.1.5.2. Lập trình có cấu trúc. Trong PLC Siemens S7-300 chương trình được chia nhỏ thành từng khối nhỏ mà có thể lập trình được với từng nhiệm vụ riêng. Loại hình cấu trúc này phù hợp với những bài toán điều khiển nhiều nhiệm vụ và phức tạp. PLC S7-300 có 4 loại khối cơ bản: - Khối tổ chức OB (Oganization block): Khối tổ chức và quản lý chương trình điều khiển. - Khối hàm FC (Function): Khối chương trình với những chức năng riêng giống như một chương trình con hoặc một hàm. - Khối hàm chức năng FB (Function block): Là loại khối FC đặc biệt có khả năng trao đổi dữ liệu với các khối chương trình khác. Các dữ liệu này phải được tổ chức thành khối dữ liệu riêng có tên gọi là Data block (DB). - Khối dữ liệu DB (Data block): Khối chứa các dữ liệu cần thiết để thực hiện chương trình, các tham số khối do ta tự đặt. Khối dữ liệu dùng để chứa các dữ liệu của chương trình. Có hai loại DB: Shared DB (thang ghi DB) và instance DB (thanh ghi DI). - Khối Shared DB (DB): Là khối dữ liệu có thể được truy cập bởi tất cả các khối trong chương trình đó. - Khối Instance DB (DI): Là khối dữ liệu được gán cho một khối hàm duy nhất, dùng để chứa dữ liệu của khối hàm này. - Khối SFC (System function): Là các hàm được tích hợp trong hệ điều hành của CPU, các hàm này có thể được gọi bởi chương trình khi cần. Người lập trình không thể tạo ra các SFC. Hàm được lập trình trước và tích hợp sẵn trong CPU S7. Ta có thể gọi SFC từ chương trình, vì những SFC là một phần của hệ điều hành, ta không cần phải nạp chúng vào như một phần của chương trình. - Khối SFB (System function block): Chức năng tương tư như SFC nhưng SFB cần DB tình huống như FB vậy. Ta phải tải DB này xuống CPU như một phần của chương trình. - Khối SDB (System data block): Vùng nhớ của chương trình được tạo bởi các ứng dụng STEP7 khác nhau để chứa dữ liệu cần để điều hành PLC. Thí dụ: ứng dụng “S7 Configuration” cất dữ liệu cấu hình và các tham số làm việc khác trong các SDB,và ứng dụng “Communication Configuration” tạo các SDB mà cất dữ liệu thông tin toàn cục được chia sẻ giữa các CPU khác nhau. Chương trình trong trong lập trình có cấu trúc là các khối được liên kết lại với nhau bằng các lệnh gọi khối, chuyển khối. Xem như những phần chương trình trong các khối như là các chương trình con. Trong S7-300 cho phép gọi chương trình con lồng nhau, tức là chương trình con này gọi từ một chương trình con khác và từ chương trình con được gọi lại gọi đến chương trình con thứ 3Số các lệnh gọi lồng nhau phụ thuộc vào từng chủng loại module CPU khác nhau mà ta đang sử dụng. Ví dụ như đối với module CPU 314 thì số lệnh gọi lồng nhau nhiều nhất có thể cho phép là 8.Nếu số lần gọi lồng nhau mà vượt quá con số giới hạn cho phép, PLC sẽ chuyển sang chế độ Stop và đặt cờ báo lỗi. OB1 FC1 FB2 FB5 FC3 FB9 FC7 Số lệnh gọi lồng nhau nhiều nhất cho phép phụ thuộc vào từng loại CPU từng loại module CPU Hình 2.10 Miêu tả cách thức lập trình có cấu trúc 2.1.6. Các khối OB đặc biệt. Trong khi khối OB1 được thực hiện đều đặn ở từng vòng quét thì các khối OB khác chỉ được thực hiện khi xuất hiện tín hiệu ngắt tương ứng, nói cách khác chương trình viết trong các khối này là các chương trình xử lý ngắt. Các khối này gồm có: - OB10 (Time of Day Interrupt): Ngắt thời gian trong ngày, bắt đầu chạy ở thời điểm (được lập trình nhất định) đặc biệt. - OB20 (Time Delay Interrupt): Ngắt trì hoãn, chương trình trong khối này được thực hiện sau một khoảng thời gian delay cố định. - OB35 (Cyclic Interrupt): Ngắt tuần hoàn, lặp lại sau khoảng thời gian cách đều nhau được định trước (1ms đến 1 phút). - OB40 (Hardware Interrupt): Ngắt cứng, chạy khi phát hiện có lỗi trong module ngoại vi. - OB80 (Cycle Time Fault): Lỗi thời gian chu trình, thực hiện khi thời gian vòng quét vượt quá thời gian cực đại đã định. - OB81 (Power Supply Fault): Thực hiện khi CPU phát hiện thấy có lỗi nguồn nuôi. - OB82 (Diagnostic Interrupt): Chương trình trong khối này được gọi khi CPU phát hiện có sự cố từ module I/O mở rộng. - OB85 (Not Load Fault): Được gọi khi CPU thấy chương trình ứng dụng có sử dụng chế độ ngắt nhưng chương trình xử lý tín hiệu ngắt lại không có trong khối OB tương ứng. - OB87 (Communication Fault): Thực hiện khi có lỗi truyền thông. - OB100 (Start Up Information): Thực hiện một lần khi CPU chuyển trạng thái từ STOP sang RUN. - OB101 (Cold Start Up Information_chỉ có ở CPU S7-400): Thực hiện một lần khi công tắc nguồn của CPU chuyển trạng thái từ OFF sang ON. - OB121 ( Synchronous Error): Được gọi khi có lỗi logic trong chương trình. - OB122 (Synchronous Error): Được gọi khi có lỗi module trong chương trình. 2.1.7. Ngôn ngữ lập trình của PLC S7-300. Các loại PLC nói chung có nhiều loại ngôn ngữ lập trình nhằm phục vụ các đối tượng sử dụng khác nhau. PLC S7-300 có 3 ngôn ngữ lập trình cơ bản đó là: - Ngôn ngữ STL (Statement List). - Ngôn ngữ FBD (Function Block Diagram). - Ngôn ngữ LAD (Ladder diagram). Ngôn ngữ STL (Statement List): Ngôn ngữ “liệt kê lệnh”, dạng ngôn ngữ lập trình thông thường của máy tính, một chương trình được ghép bởi nhiều câu lệnh theo một thuật toán nhất định,mỗi lệnh chiếm một hàng và có cấu trúc chung “tên lệnh + toán hạng” Ngôn ngữ FBD (Function Block Diagram): Ngôn ngữ “hình khối” là ngôn ngữ đồ hoạ cho những người quen thiết kế mạch điều khiển số. Ngôn ngữ LAD (Ladder diagram): Đây là ngôn ngữ lập trình “hình thang”, dạng ngôn ngữ đồ hoạ thích hợp cho nhữmg người quen thiết kế mạch điều khiển logic. Nhưng có một điểm cần lưu ý đó là một chương trình viết trên ngôn ngữ STL thì có thể được chuyển thành dạng ngôn ngữ LAD, FBD nhưng ngược lại thì chưa chắc vì trong tập lệnh của STL thì trong 2 ngôn ngữ trên chưa hẳn đã có. Vì ngôn ngữ STL là ngôn ngữ có tính đa dạng nhất sau đây xin giới thiệu chi tiết hơn về các lệnh trong ngôn ngữ này. 2.1.7.1. Cấu trúc lệnh trong STL. Cấu trúc Ví dụ như: L MW20 // đọc nội dung của ô nhớ của 2 byte MB20,MB21 Trong đó ‘’ L’’ là tên lệnh và ‘’MW20’’ là toán hạng. Toán hạnh có thể là dữ liệu hoặc toán hạng có thể là 1 địa chỉ. Toán hạng là dữ liệu. Là dạng toán hạng mà dữ liệu luôn đi kèm sau câu lệnh ví dụ như: L B#16#1A // Nạp số 1A vào byte thấp của thanh ghi ACCU1 Dữ liệu có thể là nhiều loại dữ liệu khác nhau như dữ liệu logic, nhị phân,số hexa, số nguyên, số thực, các dữ liệu về thời gian, bộ đếm, ký tự Toán hạng là địa chỉ. Toán hạng địa chỉ là dạng toán hạng mà dữ liệu đã được có trong địa chỉ. Địa chỉ ô nhớ của S7-300 gồm 2 phần: Phần chữ và phần số: Ví dụ địa chỉ nhớ là MB10 thì ‘MB’ là phần chữ còn ‘10’ là chỉ phần số. Phần chữ chỉ vị trí và kích thước của ô nhớ với các ô nhớ như là M, I, Q, T, C,.Phần số thì chỉ vị trí của byte hoặc bits trong miền nhớ đã được xác định. lệnh trong STL có dạng ‘’ Tên lệnh + ‘’ Toán hạng’’ Ví dụ như I1.0 thì chỉ bit thứ 0 trong byte 1 của ô nhớ đệm cổng vào số I. Thanh ghi trạng thái. Khi thực hiện lệnh, CPU sẽ ghi nhận lại trạng thái của phép tính trung gian cũng như của kết quả vào một thanh ghi đặc biệt gọi là thanh ghi trạng thái (status word). Thanh ghi này có độ dài 16 bits nhưng chỉ sử dụng 9 bits với cấu trúc của thanh ghi trạng thái như sau: 8 7 6 5 4 3 2 1 0 BR CC1 CC0 OV OS OR STA RLO FC Hình 2.11 Miêu tả cấu trúc thanh ghi trạng thái Bit FC (first check): Bit 0 của thanh ghi trạng thái được gọi là bits kiểm tra đầu tiên (FC). Mỗi lệnh kiểm tra trạng thái tín hiệu của FC. Cũng như trạng thái tín hiệu của toán hạng. Nếu bits FC =0, lệnh cất kết quả kiểm tra trạng thái tín hiệu vào bit RLO. Quá trình này được gọi là kiểm tra đầu tiên (first check) hay quét lần thứ nhất (first scan). - Nếu bits /FC =1 thì lệnh kết hợp kết quả trước đó của toán hạng hiện tại với RLO trước đó để tạo ra RLO mới. - Chuỗi lệnh logic luôn luôn kết thúc bằng lệnh xuất (S,R hay =), lệnh nhảy liên hệ với RLO, hoặc một trong các lệnh lồng như A(, O(, X(, AN(, XN(, các lệnh này reset bit /FC về 0. RLO (Result of Logic Operation): Kết quả tức thời của phép toán logic vừa được thực hiện. - Nếu trước khi thực hiện mà bit FC=0 thì có tác dụng chuyển nội dung của toán hạng vào bit trạng thái của RLO. - Nếu trước khi thực hiện mà bit FC =1 thì có tác dụng thực hiện phép and giữa giá trị RLO với giá trị logic của cổng toán hạng chỉ trong lệnh. Kết quả của phép tính được ghi lại vào bit trạng thái RLO. STA (Status bit): Bits trạng thái luôn có giá trị logic của tiếp điểm được chỉ định trong lệnh. OR: Ghi lại giá trị của phép tính logic and cuối cùng được thực hiện để phụ giúp cho việc thực hiện phép toán or sau đó. Điều này là cần thiết vì trong biểu thức hàm 2 trị, phép tính and bao giờ cũng được thực hiện trước phép tính or. Bit OS (Stored overflow bit): Ghi lại giá trị bit bị tràn ra khỏi mảng ô nhớ. Bit OV (Overflow bit): Bit OV có chức năng báo lỗi, báo kết quả bị tràn ra khỏi mảng ô nhớ. CCO và CC1 (Condition code): Hai bit báo trạng thái của kết quả phép tính với số nguyên, số thực, phép dịch chuyển hoặc phép tính logic trong ACCU1. Bit BR (Binary Result): Bit BR trạng thái cho phép liên kết hai loại ngôn ngữ lập trình STL và LAD. Các lệnh cơ bản trong STL của S7-300. Các lệnh về logic tiếp điểm. Gồm có những lệnh như sau: - = (Lệnh gán). - A (Lệnh thực hiện phép AND ). - AN (Lệnh thực hiện phép ANDNOT). - O (Lệnh thực hiện phép OR). - ON (Lệnh thực hiện phép ORNOT). - A ( (Lệnh thực hiện phép AND với biểu thức). - AN( (Lệnh thực hiện phép ANDNOT với biểu thức). - O( (Lệnh thực hiện phép OR với biểu thức). - ON( (Lệnh thực hiện phép ORNOT với biểu thức). - X (Lệnh thực hiện phép EXCLUSIVE OR). - XN (Lệnh thực hiện phép EXCLUSIVE OR NOT ). - X ( (Lệnh thực hiện phép EXCLUSIVE OR với biểu thức). - XN( (Lệnh thực hiện phép EXCLUSIVE OR NOT với biểu thức ). - SET (Lệnh thực hiện ghi giá trị 1 vào RLO). - CLR (Lệnh thực hiện ghi giá trị 0 vào RLO). - NOT (Lệnh đảo giá trị của RLO). - S (Lệnh ghi giá trị 1 vào toán hạng khi mà trước đó RLO =1). - R (Lệnh ghi giá trị 0 vào toán hạng khi mà trước đó RLO =1). - FP (Lệnh phát hiện sườn lên). - FN (Lệnh phát hiện sườn xuống). - SAVE (Lệnh chuyển nội dung của RLO với bit trang thái BR). Các lệnh về thanh ghi ACCU. Thanh ghi ACCU có 2 thanh ghi được kí hiệu là ACCU1 và ACCU2. Hai thanh ghi này cùng có kích thước 32 bits, mọi phép tính toán trên số thực, số nguyên, các phép tính logic với mảng nhiều bit . Đều được thực hiện trên hai thanh ghi trạng thái này.Các tập lệnh trong 2 thanh ghi này có nhiều lệnh khác nhau gồm những lệnh như: Các lệnh đọc ghi và chuyển nội dung thanh ghi ACCU. - L (Lệnh đọc giá trị chỉ định trong toán hạng vào thành ghi ACCU1 và giá trị cũ của ACCU1 sẽ được chuyển tới thanh ghi ACCU2). - T (Lệnh cất nội dung ACCU 1 vào ô nhớ) - POP (Lệnh chuyển nội dung của ACCU2 vào ACCU1) - PUSP (Lệnh chuyển nội dung của ACCU1 vào ACCU2) - TAK (Lệnh đảo nội dung của ACCU2 và ACCU1) - CAW (Lệnh đảo nội dung 2 byte của từ thấp trong ACCU1) - CAD (Lệnh đảo nội dung các byte trong ACCU1) - INVI (Lệnh đảo giá trị các bit trong từ thấpACCU1) - INVD (Lệnh đảo giá trị các bit trong ACCU1) Các lệnh logic thực hiện trên thanh ghi ACCU. - AW (Lệnh thực hiện phép tính AND giữa các bit trong từ thấp của 2 thanh ghi ACCU1 và ACCU2 với nhau ) - AD (Lệnh thực hiện phép tính AND giữa các bit trong 2 thanh ghi ACCU1 và ACCU2 với nhau ) - OW (Lệnh thực hiện phép tính OR giữa các bit trong từ thấp của 2 thanh ghi ACCU1 và ACCU2 với nhau ) - OD (Lệnh thực hiện phép tính OR giữa các bit trong 2 thanh ghi ACCU1 và ACCU2 với nhau ) - XOW (Lệnh thực hiện phép tính XOR giữa các bit trong từ thấp của 2 thanh ghi ACCU1 và ACCU2 với nhau ) - XOD (Lệnh thực hiện phép tính XOR giữa các bit trong 2 thanh ghi ACCU1 và ACCU2 với nhau ) Nhóm lệnh tăng giảm nội dung thanh ghi ACCU - INC (Lệnh tăng giá trị của byte thấp của từ thấp thanh ghi ACCU1 lên 1 đơn vị ) - DEC (Lệnh giảm giá trị của byte thấp của từ thấp thanh ghi ACCU1 xuống 1 đơn vị ) Ngoài ra còn có các lênh về dich chuyển,so sánh,các lệnh về toán học. với nội dụng của 2 thanh ghi ACCU1 và ACCU2. Các lệnh logic tiếp điểm trên thanh ghi trạng thái. Do tất cả các lệnh toán học với số nguyên và số thực vừa trình bày ở phía trên không làm thay đổi nội dung bits trạng thái RLO nên người ta có thể sử dụng chúng kết hợp với lệnh logic AND,OR.. Dưới dạng lệnh logic tiếp điểm trên thanh ghi trạng thái dựa vào giá trị của CCO và CC1: Ví dụ gồm các lệnh: - AND trên thanh ghi trạng thái ( A0.A0..). - OR trên thanh ghi trạng thái ( O0. O0..). - XOR trên thanh ghi trạng thái ( X0. X0..). Các lệnh đổi kiểu dữ liệu. Vì trong quá trình làm việc có nhiều dạng dữ liệu khác nhau đặt ra vấn đề là chúng ta phải chuyển đổi chúng ví dụ như. - BTI (Lệnh chuyển đổi BCD thành số nguyên 16 bit ) - BTD (Lệnh chuyển đổi BCD thành số nguyên 32 bit ) - ITB (Lệnh chuyển đổi số nguyên 16 bit thành BCD) - DTB (Lệnh chuyển đổi số nguyên 32 bit thành BCD) - ITD (Lệnh chuyển đổi số nguyên 16 bit thành số nguyên 32 bit) - DTR (Lệnh chuyển đổi số nguyên 32 bit thành số thực) Ngoài ra còn có một vài lệnh về số thực. Các lệnh điều khiển chương trình. Nhóm lênh kết thúc chương trình gồm có BEC và BEU: - BEU (Lệnh kết thúc chương trình vô điều kiện) - BEC (Lệnh kết thúc chương trình có điều kiện khi mà RLO =1) Nhóm lệnh rẽ nhánh theo bit trạng thái: Là lệnh rẽ nhánh theo bit trạng thái là loại lệnh thực hiện bước nhảy nhằm bỏ qua một đoạn chương trình để tới đoạn chương trình khác được đánh dấu bằng ‘nhãn’ nếu điều kiện kiểm tra trong thanh ghi trạng thái được thỏa mãn, với một điểm cần chú ý là lệnh ‘nhãn ‘ nhảy tới phải cùng thuộc một khối mà của chương trình đó ví dụ không thể viết chương trình từ khối FC10 mà lại gọi nhãn ở khối FC3 được. Gồm có các lệnh như sau: - JBJ (Lệnh rẽ nhánh khi bit trạng thái BR =1 ) - JNBJ (Lệnh rẽ nhánh khi bit trạng thái BR =0 ) - JC (Lệnh rẽ nhánh khi bit trạng thái RLO =1 ) - JCN (Lệnh rẽ nhánh khi bit trạng thái RLO =0) - JM (Lệnh rẽ nhánh khi bit trạng thái CC1 =0 và CC0 =1) - JP (Lệnh rẽ nhánh khi bit trạng thái CC1 =1 và CC0 =0) - JN (Lệnh rẽ nhánh khi bit trạng thái CC1 # CC0 ) - JMZ (Lệnh rẽ nhánh khi bit trạng thái CC1=CC0 =0 hoặc CC1=0 và CC0=1 ) - JPZ (Lệnh rẽ nhánh khi bit trạng thái CC1=CC0 =0 hoặc CC1=1 và CC0=0) - JU (Lệnh rẽ nhánh vô điều kiện ) Lệnh xoay vòng (LOOP): Khi gặp lệnh LOOP CPU S7-300 sẽ tự giảm nội dung của từ thấp trong thanh ghi ACCU1 đi một đơn vị và kiểm tra kết quả có bằng không hay không. Nếu kết quả khác không lệnh tiếp tục thực hiện bước nhảy tới đoạn chương trình được đánh dấu bằng ‘nhãn’, ngược lại nếu ACCU1 =0 thì CPU sẽ thực hiện lệnh kế tiếp sau lệnh LOOP. Lệnh rẽ nhánh theo danh mục(JL): Lệnh thực hiện một loạt sự rẽ nhánh tùy thuộc vào nội dung của thanh ghi ACCU1, danh mục các nhánh rẽ phải được liệt kê ngay sau lệnh JL dưới dạng lệnh nhảy vô điều kiện, với thứ tự từ thấp đến cao theo nội dung của thanh ghi ACCU1 . Lệnh gọi hàm và khối hàm bằng (CALL): Ta có thể sử dụng lệnh CALL để gọi các hàm (FC) và khối hàm (FB).,lệnh này gọi FC hay FB ..Do ta chỉ ra và được thực thi bất chấp RLO hay bất kỳ điều kiện nào khác. 2.1.8. Bộ thời gian (Time). 2.1.8.1. Nguyên tắc làm việc của bộ thời gian. Bộ thời gian (Time) hay còn gọi là bộ tạo thời gian trễ theo mong muốn khi có tín hiệu đầu vào cấp cho bộ Time. Tín hiệu này được tính từ khi có sườn lên ở tín hiệu đầu vào u(t) chuyển từ trạng thái 0 lên 1, được gọi là thời điểm kích Time. Timer CV u (t) PV y(t) T - bit Thời gian trễ đặt trước Hình 2.12 Miêu tả tín hiệu vào ra của bộ thời gian Thời gian trễ được khai báo với timer bằng một giá trị 16 bit gồm 2 thành phần: - Độ phân giải với đơn vị là ms. Time S7 -300 có 4 loại độ phân giải khác nhau là 10ms, 100ms, 1s và 10s. - Một số nguyên (BCD) trong khoảng 0 đến 999, gọi là PV (Giá trị đặt trước cho Time). Vậy, Thời gian trễ = Độ phân giải * PV. Ngay tại thời điểm kích Time giá trị PV (giá trị đặt ) được chuyển vào thanh ghi 16 bit của Time T-Word (Gọi là thanh ghi CV thanh ghi biểu diễn giá trị tức thời). Time sẽ ghi nhớ khoảng thời gian trôi qua kể từ khi được kích bằng cách giảm dần một cách tương ứng nội dung thanh ghi CV. Nếu nội dung thanh ghi CV trở về không thì Time đã đạt được thời gian trễ mong muốn và điều này sẽ được thông báo ra bên ngoài bằng cách thay đổi trạng thái tín hiệu đầu ra y(t). Nhưng việc thông báo ra bên ngoài cũng còn phụ thuộc vào từng loại Time khác nhau. Bên cạnh sườn lên của tín hiệu đầu vào u(t). Time còn có thể được kích bởi sườn lên của tín hiệu chủ động kích có tên là tín hiệu enable nếu như tại thời điểm có sườn lên của tín hiệu enable, tín hiệu u(t) có giá trị bằng 1. Từng loại Time được đánh số thứ tự từ 0 tới 255 tùy thuộc vào từng loại CPU. Một Time đang làm việc có thể được đưa về trạng thái chờ khởi động ban đầu nhờ tín hiệu Reset, khi có tín hiệu xóa thì Time cũng ngừng làm việc luôn. Đồng nghĩa với các giá trị của T-Work và T -Bit cũng đồng thời được xóa về 0 lúc đó giá trị tức thời CV và tín hiệu đầu ra cũng là 0 luôn. 2.1.8.2. Khai báo sử dụng. Việc khai báo làm việc của bộ Time bao gồm các bước sau: - Khai báo tín hiệu enable nếu muốn sử dụng tín hiệu chủ động kích. - Khai báo tín hiệu đầu vào u(t). - Khai báo thời gian trễ mong muốn. - Khai báo loại Time được sử dụng (SD,SS,SP,SE,SF). - Khai báo tín hiệu xóa Time nếu muốn sử dụng chế độ Reset chủ động. Trong các khai báo trên thì các bước 2,3,4 là bắt buộc phải có. S7-300 có 5 loại Time được khai báo bằng các lệnh: - Timer SD (On delay timer): Trễ theo sườn lên không nhớ. - Timer SS ( Retentive on delay timer): Trễ theo sườn lên có nhớ. - Timer SP (Pulse timer): Timer tạo xung không có nhớ. - Timer SE (Extended pulse timer): Timer tạo xung có nhớ. - Timer SF (Off delay): Timer trễ theo sườn xuống. Ngoài ra còn có các lênh đọc nội dung thanh ghi T-work vào thanh ghi ACCU1: - Lệnh L ‘Tên time’ // Đọc nội dung giá trị đếm tức thời không có độ phân giải vào thanh ghi ACCU1. - Lệnh LC ‘Tên time’ // Đọc nội dung giá trị đếm tức thời có độ phân giải dưới dạng BCD vào thanh ghi ACCU1. 2.1.9. Bộ đếm (Counter). 2.1.9.1. Nguyên tắc làm việc của bộ Counter. Counter là bộ đếm thực hiện chức năng đếm sườn xung của các tín hiệu đầu vào. S7-300 có tối đa 256 Counter, ký hiệu Cx trong đó x là số nguyên trong khoảng từ 0 tới 255. Những bộ đếm của S7 -300 đều có thể đồng thời đếm tiến theo sườn lên của một tín hiệu vào thứ nhất, ký hiệu là CU (Count up) và đếm lùi theo sườn lên của một tín hiệu vào thứ hai, ký hiệu là CD (Count down). Bộ đếm còn có thể được đếm bằng tín hiệu chủ động kích enable khi mà tín hiệu chủ động kích có tín hiệu đồng thời tín hiệu vào CU hoặc CD thì bộ đếm sẽ thực hiện tín hiệu đếm tương ứng. Số sườn xung đếm được ghi vào thanh ghi 2 byte của bộ đếm,gọi là thanh ghi C-Work.Nội dung của C-Work được gọi là giá trị đếm tức thời của bộ đếm và ký hiệu bằng CV (current value). Bộ đếm báo trạng thái của C-Work ra ngoài qua chân C- bit của nó. Nếu CV# 0 thì C- bit có giá trị bằng 1. Ngược lại khi CV = 0 thì C- bit có giá trị bằng 0. CV luôn là giá trị không âm bộ đếm sẽ không đếm lùi khi mà giá trị CV =0. Khác với Time giá trị đặt trước PV (preset value) của bộ đếm chỉ được chuyển vào C-Work tại thời điểm xuất hiện sườn lên của tín hiệu đặt (set- S). Bộ đếm có thể được xóa chủ động bằng tín hiệu xóa (Reset- R ). Khi bộ đếm được xóa cả C-Work và C- bit đều nhận giá trị 0. 2.1.9.2. Khai báo sử dụng Counter. Bộ đếm trong S7-300 có 2 loại đó là đếm tiến (CU) và đếm lùi (CD) các bước khai báo sử dụng một bộ đếm counter bao gồm các bước sau: - Khai báo tín hiệu enable nếu muốn sử dụng tín hiệu chủ động kích đếm. - Khai báo tín hiệu đầu vào CU được sử dụng để điếm tiến. - Khai báo tín hiệu đầu vào CD được sử dụng để đếm lùi . - Khai báo tín hiệu (Set) và giá trị đặt trước (PV). - Khai báo tín hiệu xóa (Reset). Trong đó ít nhất bước 2 hoặc bước 3 phải được thực hiện. Ngoài ra còn có lệnh về đọc nội dung thanh ghi C-Word. - L // Đọc giá trị đếm tức thời dạng nhị phân vào thanh ghi ACCU1. - LC // Đọc giá trị đếm tức thời dạng BCD vào thanh ghi ACCU1. Kết luận. Ngoài các kiến thức cơ bản mà ta đã trình bày còn có các phần giới thiệu về cách sử dụng điều khiển con trỏ. Các cách hướng dẫn lập trình chi tiết hơn về lập trình tuyến tính,lập trình có cấu trúc.Và các cách sử dụng các khối OBx, SFC, SFB, SDB, FC, FB.. Trong thư viện có sẵn của chương trình mà ta có thể sử dụng với mục đích của chương trình mình dùng, và còn có thêm các kiến thức về điều khiển mờ, điều khiển PID, điều khiển động cơ bước .được ứng dụng trong các module điều khiển chức năng của PLC S7-300. Ta cũng cần tìm hiểu về cách cài đặt phần mềm chương trình, cách Crack phần mềm, các cách thao tác tạo và lập trình một chương trình với cách lập trình khác nhau mà ta dùng, cách kết nối máy tính, thiết bị lập trình với PLC.. Để thao tác đưa chương trình lên PLC hay lấy chương trình từ PLC xuống, cách sửa chữa, sao lưu dữ liệu khi lập trình và cuối cùng là cách ghép nối mạng truyền thông giám sát, hệ thống bảo vệ mật khẩu cho chương trình. Ta cũng có thể kết hợp chương trình với các chương trình mô phỏng như PLC-SIM, SPS-VISU. Để kiểm tra độ chính xác của chương trình tránh phải sửa đổi chương trình nhiều lần trên PLC. Ta có thể tham khảo các cách lập trình bậc cao khác như S7 - SCL, S7 - GRAPH, S7 - PDIAG, S7 - PID, Để nâng cao tính linh hoạt xử lý chương trình một cách đa dạng. 2.2. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG KHÍ NÉN 2.2.1. Giới thiệu chung. Không khí chung quanh ta nhiều vô kể và nó là một nguồn năng lượng rất lớn mà con người đã biết sử dụng chúng từ trước công nguyên. Tuy nhiên sự phát triển và ứng dụng của khí nén lúc đó còn rất hạn chế do sự phối hợp giữa các ngành vật lý, cơ học v.v.. Là chưa có sự móc xích và liên hệ với nhau một cách mật thiết. Vào khoảng thế kỷ 17 các nhà bác học Blaise Pascal, Denis Papin, Otto von Guerike đã xây dựng nền tảng cho việc ứng dụng của khí nén. Cùng với sự phát triển của khí nén, năng lượng điện đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực làm cho ứng dụng của khí nén giảm đi nhiều. Nhưng không vì điều đó mà sự phát triển và ứng dụng của khí nén mất đi mà nó vẫn được vận dụng trong các ngành nghề hiện nay, vì vai trò của nó không thể thiếu trong một số lĩnh vực mà các hệ thống khác không thể thay thế được. 2.2.2. Tầm quan trọng và ứng dụng của khí nén. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp nổ ra, sự phát triển về điều khiển bằng khí nén không ngừng diễn ra. Các ứng dụng của khí nén để điều khiển như: phun sơn, gá kẹp chi tiết v.v..Các ứng dụng của khí nén trong truyền động như máy vặn vít, các moto khí nén, máy khoan, các máy va đập dùng trong đào đường, hệ thống phanh ôtô v.v.Và một số ngành nghề khác nữa. Ưu nhược điểm của khí nén. Ưu điểm: - Không gây ô nhiễm môi trường. - Có khả năng truyền tải năng lượng đi xa do độ nhớt động học của khí nén nhỏ, tổn thất trên dọc đường thấp. - Làm việc với ứng dụng cao. Nhược điểm: - Khi tải trọng thay đổi, vận tốc truyền cũng thay đổi. - Dòng khí nén thoát ra gây tiếng ồn lớn. - Đôi khi cũng gây nguy hiểm trong vận hành và điều khiển. 2.2.3. Các phần tử trong hệ thống khí nén. Gồm có 3 thành phần chính sau: - Máy nén khí - Thiết bị phân phối khí nén. - Các phần tử điều khiển. - Cơ cấu chấp hành. 2.2.3.1. Máy nén khí - Thiết bị phân phối khí nén. Máy nén khí: Khái niệm. Máy nén khí là thiết bị tạo ra áp suất khí,ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng. Phân loại. Theo áp suất: - Máy nén khí áp suất thấp: p £ 15 bar - Máy nén khí áp suất cao: p ³ 15 bar - Máy nén khí áp suất rất cao: p ³ 300bar Theo nguyên lý hoạt động: - Máy nén khí theo nguyên lý thay đổi thể tích: Máy nén khí kiểu pittông, máy nén khí kiểu cánh quạt, máy nén khí kiểu root, máy nén khí kiểu trục vít. - Máy nén khí tuabin: Máy nén khí ly tâm và máy nén khí theo chiều trục. Bình trích chứa khí nén. Khí nén sau khi ra khỏi máy nén khí và được xử lý thì cần phải có một bộ phận lưu trữ để sử dụng. Bình trích chứa khí nén có nhiệm vụ cân bằng áp suất khí nén từ máy nén khí chuyển đến giàn ngưng tụ và tách nước. Kích thước bình trích chứa phụ thuộc vào công suất của máy nén khí và công suất tiêu thụ của các thiết bị sử dụng, ngoài ra kích thước này còn phụ thuộc vào phương pháp sử dụng, ví dụ như sử dụng liên tục hay gián đoạn. Hình 2.13 Miêu tả kí hiệu của một bình chứa khí nén Mạng đường ống dẫn khí nén. Mạng đường ống dẫn khí nén là thiết bị truyền dẫn khí nén từ máy nén khí đến bình trích chứa rồi đến các phần tử trong hệ thống điều khiển và cơ cấu chấp hành. Mạng đường ống dẫn khí nén có thể phân thành 2 loại: - Mạng đường ống được lắp ráp cố định (Mạng đường ống trong nhà máy) - Mạng đường ống được lắp ráp di động (Mạng đường ống trong dây chuyền hoặc trong máy móc thiết bị). 2.2.3.2. Các phần tử điều khiển trong hệ thống khí nén. Khái niệm: Một hệ thống điều khiển bao gồm ít nhất là một mạch điều khiển vòng hở với các phần tử sau: - Phần tử đưa tín hiệu: Nhận những giá trị của đại lượng vật lý như đại lượng vào, là phần tử đầu tiên của mạch điều khiển. Ví dụ: Van đảo chiều,rơle áp suất. - Phần tử xử lý tín hiệu: xử lý tín hiệu nhận vào theo một quy tắc logic nhất định, làm thay đổi trạng thái của phần tử điều khiển. Ví dụ: Van đảo chiều, van tiết lưu, van logic OR hoặc AND. Ví dụ phần tử đưa tín hiệu van đảo chiều 5/2 trong đó: Bên trong ô vuông của mỗi vị trí là các đường mũi tên biểu diễn hướng chuyển động của dòng khí nén qua van. Khi dòng bị chặn thì được biểu diễn bằng dấu gạch ngang. Ngoài van 5/2 ra còn có thêm nhiều van khác nữa như 3/2 ,2/2. 1 0 Cửa xả khí không có mối nối cho ống dẫn 2(A) 4(B) 5(S) 1(P) 3(R) Nối với nguồn khí nén Cửa xả khí có mối nối cho ống dẫn 14(Z) Cửa nối điều khiển 12(Y) Cửa nối điều khiển Cửa 1nối với cửa 2 Cửa 1nối với cửa 4 Hình 2.14 Miêu tả ký hiệu của van đảo chiều 5/2 Trong đó: 5 : Chỉ số cửa 2 : Chỉ số vị trí Trong đó tín hiệu tác động có nhiều cách tác động khác nhau như là điện, khí nén, lò xo, tác động bằng tay, băng cơ. A P2 P1 Ví dụ phần tử xử lý tín hiệu với van logic AND với van điều khiển này có chức năng khi mà cả 2 đầu tín hiệu P1, P2 cùng có tín hiệu thì mới có tín hiệu ở đầu ra A còn các trường hợp khác đều không có tín hiệu đầu ra: Ngoài ra còn có rất nhiều tín hiệu xử lý khác nữa như OR, van một chiều, van tiết lưu.. Hình 2.15 Miêu tả kí hiệu của một van logic AND 2.2.3.3. Cơ cấu chấp hành hệ thống khí nén. Cơ cấu chấp hành có nhiệm vụ biến đổi năng lượng khí nén thành năng lượng cơ học. Cơ cấu chấp hành có thể thực hiện chuyển động thẳng (xilanh) hoặc chuyển động quay (động cơ khí nén). Ví dụ: Về cơ cấu chấp hành như Pitông 2 đầu vào tác động và động cơ khí nén. Hình 2.16 Miêu tả kí hiệu của một pitong và động cơ khí nén 2.3. GIỚI THIỆU VỀ CÁC CẢM BIẾN Trong quá trình điều khiển tự động các dây truyền trong nhà máy công nghiệp cảm biến có vai trò cực kỳ quan trọng nó phản ánh thực tế cơ cấu chấp hành có làm việc đúng quy trình công nghệ hay không. Bởi vậy ngày nay các cảm biến đang ngày càng được nghiên cứu, mở rộng nhiều tính năng đặc biệt với khả năng thông minh, kết nối truyền thông trong điều khiển và giám sát. Cảm biến có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào từng ứng dụng cụ thể như cảm biến tác động hành trình (Limitswich), cảm biến tiệm cận không tiếp xúc (Proxymity), cảm biến đo phản hồi tốc độ động cơ (Encoder), ngoài ra còn các cảm biến đo lưu lượng, đo mức, đo áp suất.Dưới đây xin giới thiệu một số loại cảm biến điển hình. 2.3.1. Cảm biến nhận dạng màu sắc vật thể [12]. Cảm biến nhận dạng này được ứng dụng trong các ngành công nghiệp chế tạo máy, các ngành về dệt như phát hiện sợi tơ bị đất chẳng hạn Và các ngành khác nữa với các khâu đòi hỏi tỉ mỉ và độ chính xác cao với các lỗi vật thể được sản xuất ra được kiểm tra khắt khe trước khi mang đi nắp ráp hay xuất xưởng.Vì một lỗi nhỏ cũng làm ảnh hưởng lớn đến cả một thương hiệu của một công ty bởi những lí do trên mà các sản phẩm bị lỗi phải được xử lý và loại ra trong quá trình sản xuất. Cảm biến mà ta chọn dùng là cảm biến của hãng KEYENCE với loại là CZV21. Hình 2.17 Miêu tả hình dáng cảm biến CZV21 Cảm biến CZV21 là một trong những phiên bản của sản phẩm cảm biến màu sắc của hãng KEYENCE nó làm việc dựa trên nguyên tắc là với bộ phát tín hiệu ánh sáng nguồn và bộ thu ánh sáng phản hồi về mà nó nhận biết được ứng với giá trị thu được sẽ được hiển thị bằng số màu đỏ trên mặt giao diện của cảm biến. Cảm biến này ta cần phải cài đặt các giá trị gọi là giá trị đặt ứng với hiển thị bằng số màu xanh trên cảm biến để khi cảm biến trong quá trình làm việc mà nhận thấy giá trị mà trùng với giá trị mình đặt thì sẽ cho ra tín hiệu đầu ra. Trong quá trình cài đặt nếu ta không biết chính xác màu mà ta cần nhận biết thì ta phải tiền hành lấy mẫu thử trước khi cài đặt giá trị cần nhận biết,nghĩa là ta cho cảm biến tiếp xúc với vật thể trước để ta biết được chính xác màu của vật ta cần nhận biết trên giá trị hiển thị hiện thời rồi ta ghi nhớ lại và tiến hành đặt giá trị vào giá trị cài đặt thế là hoàn tất, hoặc có thể ta tiến hành cho cảm biến tiếp xúc với vật ta cần nhận biết và nhấn nút ‘Set’ để ghi nhớ màu đó để nhận biết sau này. Với cảm biến này ta có thể nhận biết tối đa được 2 màu với giá trị đặt là khác nhau trong quá trình làm việc của cảm biến. Trong quá trình cài đặt ta cần phải cài đặt thêm các tính năng như độ nhạy, độ phân giải, thời gian đáp ứng Ngoài ra trong quá trình nắp đặt còn cần phải chú ý đến khoảng cách nắp đặt, độ nghiêng, và chú ý đến an toàn khi làm việc không nhìn trực tiếp vào bộ phận phát ra ánh sáng nguồn của cảm biến có thể gây tác hại cho mắt. 2.3.2. Cảm biến hành trình (Limitswich) [10]. Là loại cảm biến tác động dựa trên sự tác động trực tiếp giữa thiết bị chấp hành tới cảm biến để báo về thiết bị điều khiển . Hình 2.18 Miêu tả hình dáng của cảm biến báo giới hạn hành trình Nó có nhiều loại khác nhau với 2 tiếp điểm là thường đóng hoặc thường mở tuỳ thuộc vào việc ta chọn lựa cho phù hợp trong quá trình điều khiển. 2.3.3. Cảm biến tiệm cận (Proxymity) [10]. Là loại cảm biến đặc biệt có khả năng nhận dạng thiết bị chấp hành bằng thép mà không cần tiếp xúc trực tiếp nó có nhiều loại khác nhau với khoảng cách nhận biết, đường kính,kích thước, điện áp làm việc, tiếp điểm báo về là khác nhau tuỳ thuộc vào từng chủng loại mà ta lựa chọn. Hình 2.19 Miêu tả hình dáng của cảm biến tiệm cận không tiếp xúc Proxymity loại E2E-X1R5E1 2.3.4. Cảm biến đo tốc độ mã hoá dưới dạng xung(encoder) [10]. Cảm biến encoder là loại cảm biến được ứng dụng trong điều khiển các dây chuyển điều khiển vòng kín với hệ thống truyền động đòi hỏi độ chính xác cao, với tốc độ chuyển động của cơ cấu chấp hành được mã hoá dưới dạng xung để chuyển về cho bộ điều khiển hay một thiết bị hiển thị nào khác như bộ đếm chẳng hạn. Hình 2.20 Miêu tả hình dáng của encoder phản hồi tốc độ của cơ cấu chấp hành dưới dạng xung Ngoài các thiết bị về cảm biến trong quá trình xây dựng một hệ thống điều khiển ta cần quan tâm đến các thiết bị phục vụ cho thiết bị điều khiển như rơle điện từ, contactor, rơle nhiệt, attomat, nút nhấn, đèn báo, còi, các loại cápTa cũng cần quan tâm tới lựa chọn các thông số sao cho phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế. 2.4. GIỚI THIỆU VỀ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU. 2.4.1. Giới thiệu chung. Động cơ điện một chiều hiện nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều chỉnh tự động truyền động điện chất lượng cao với dải công suất từ vài W tới hàng MW, do có khả năng điều chỉnh tốc độ rất tốt với mômen lớn. Nó được sử dụng nhiều trong công nghiệp có yêu cầu cao về điều chỉnh tốc độ như: Cán thép, hầm mỏ, Giao thông vận tải Tuy nhiên động cơ điện một chiều cũng có những nhược điểm của nó như: Giá thành đắt, sử dụng nhiều kim loại mầu, chế tạo và bảo quản cổ góp phức tạp thường xuyên xảy ra đánh lửa giữa chổi than và cổ góp dẫn đến các biện pháp khắc phục tương đối khó khăn Nhưng do những ưu điểm của nó nên động cơ điện một chiều vẫn có tầm quan trọng nhất định trong công nghiệp. 2.4.2. Cấu tạo chung. Hình 2.21 Miêu tả mặt cắt dọc và ngang động cơ 1 chiều Hình 2.22 Miêu tả sơ đồ thay thế động cơ điện 1 chiều Trong đó : E là suất điện động, CKĐ là dây quấn kích từ độc lập, CKN dây quấn kích từ nối tiếp, CF dây quấn cực từ phụ, CB cuộn bù, với các tín hiệu đầu vào thường là tín hiệu điều khiển với U là điện áp phần ứng, Uk điện áp kích từ. Tín hiệu đầu ra thường là là tốc độ góc của động cơ w, môn men quay M, dòng điện phần ứng I. Mônmen cản Mc là mômen do cơ cấu làm việc truyền về trục động cơ. Động cơ điện một chiều bao gồm: Phần tĩnh và phần động 2.4.2.1. Phần tĩnh (Phần cảm hay stato). Cực từ chính: Đây là bộ phận sinh ra từ trường chính trong máy nó bao gồm: - Lõi cực từ: Lõi cực từ thường làm bằng lá thép kỹ thuật điện. - Dây quấn cực từ chính: Làm bằng dây dẫn có bọc cách điện hoặc dây quấn hình chữ nhật có định hình rồi lồng vào cực từ, các dây quấn kích thích đặt trên các cực từ chính thường được mắc nối tiếp lại với nhau. Cực từ phụ: Đây là bộ phận để cải thiện quá trình đảo chiều. - Lõi cực từ: Lõi cực từ có thể làm bằng thép khối. - Dây quấn cực từ phụ được đặt trên cực từ phụ và được đặt xen kẽ với cực từ chính. Gông từ: Làm bằng mạch dẫn từ nối liền cực từ chính với cực từ phụ đồng thời làm vỏ máy, những máy vừa và nhỏ gông từ thường làm bằng thép tấm còn nếu với những động cơ lớn thì làm bằng thép đúc. Cuộn bù và cuộn phụ: 2 cuộn này thường được mắc nối tiếp với cuộn dây phần cảm để khắc phục quá trình đánh lửa tại chổi than và cổ góp. Các bộ phận khác : - Nắp máy dùng để che đậy bảo vệ động cơ và làm giá đỡ để cố định động cơ khi nắp đặt . - Chổi than là thiết bị trung gian cấp điện cho phần ứng nó được cố định bởi má kẹp chổi than để giữ cố định trong quá trình làm việc. 2.4.2.2. Phần quay (Phần ứng hay Roto). Lõi thép phần ứng: Đây là bộ phận dẫn từ xoay chiều nên làm bằng lá thép kỹ thuật điện, trên lõi có dập rãnh để bố chí quấn các dây quấn phần ứng ngoài ra lõi thép này còn được chế tạo các lỗ thông gió để làm mát cho động cơ. Dây quấn phần ứng: Đây là bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình biến đổi năng lượng điện từ, nó được bố chí quấn trên các rãnh của lõi thép phần ứng. Cổ góp: Đây là bộ phận đổi chiều dòng điện hay có thể coi nó là bộ chỉnh lưu cơ khí, Cổ góp bao gồm các phiến góp làm bằng đồng được ép và ghép lại thành cổ góp hình trụ. Giữa các phiến góp được cách điện bởi tấm mi ca dày từ 0.4 - 1.2 mm. Các bộ khác (Trục máy và quạt gió): Phục vụ để nối Roto với cơ cấu chuyển động, còn quạt gió thực hiện quá trình tản nhiệt làm mát cho động cơ. 2.4.3. Nguyên lý hoạt động. Khi đặt lên dây quấn kích từ một điện áp Uk nào đó thì trong dây quấn kích từ sẽ có dòng điện ik và do đó mạch từ của máy sẽ có từ thông. Tiếp đó đặt 1 giá trị điện áp U lên mạch phần ứng thì trong dây quấn phần ứng có dòng điện I chạy qua. Tương tác giữa dòng điện phần ứng và từ thông kích từ tạo thành mô men điện từ, môn men điện từ này kéo theo phần ứng quay quanh trục của động cơ. Và quá trình chỉ kết thúc khi mà một trong 2 nhân tố trên bị mất và động cơ sẽ bị dừng. 2.4.4. Phân loại chế độ làm việc. Tùy thuộc vào cách đấu nối của cuộn dây kích từ và cuộn dây phần ứng mà ta có thể cho động cơ làm việc ở 4 chế độ khác nhau là: - Kích từ độc lập (Với nguồn điện 1 chiều có công suất không đủ lớn nên mạch điện phần ứng và mạch kích từ được mắc với 2 nguồn điện 1 chiều độc lập). - Kích từ song song (Khi nguồn điện 1 chiều có công suất vô cùng lớn và điện áp không đổi thì mạch kích từ được mắc song với mạch phần ứng). - Kích từ nối tiếp (Trong đó cuộn kích từ được mắc nối tiếp với cuộn dây phần ứng nên cuộn dây kích từ có tiết diện dây lớn,điện trở nhỏ, số vòng dây ít chế tạo dễ dàng). - Kích từ hỗn hợp (Trong đó cuộn kích từ được mắc kết hợp giữa nối tiếp và song song). Trong quá trình hoạt động thì ta cần chú ý đến các chế độ làm việc như khởi động, chế độ làm việc với các yêu cầu công nghệ và chế độ hãm sao cho động cơ làm việc với tải là ổn định nhất. Động cơ 1 chiều có những ưu việt riêng so với các động cơ khác vì nó có khả năng điều chỉnh tốc độ dễ dàng động cơ điện 1 chiều có 2 phương pháp điều chỉnh tốc độ cơ bản là : - Điều chỉnh điện áp cấp cho phần ứng động cơ. - Điều chỉnh từ thông mạch kích từ. Trong ngành điều khiển công nghiệp hiện nay thì động cơ 1 chiều làm việc yêu cầu khả năng điều khiển chính xác, đáp ứng nhanh, có chức năng bảo vệ, hãm tốt vì vậy đòi hỏi phải có bộ điều khiển tương ứng. Vì vậy có nhiều hãng đã nghiên cứu và cho ra hàng loạt các sản phẩm điều khiển tích hợp các chức năng phải kể đến những hãng như ABB(DCS500, DCS600..) hay hãng Control teckniques (MentorII) hay các hãng khác như Rockwell, Toshiba,.Mà tuỳ thuộc yêu cầu của người sử dụng vể chỉ tiêu kỹ thuât, kinh tếđể lựa chọn cho nhà máy của mình. 2.5. GIỚI THIỆU BỘ MENTOR II ĐIỀU KHIỂN CHO ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU [13]. Trong ngành công nghiệp hiện nay thì việc điều khiển động cơ 1 chiều cần đỏi hỏi độ chính xác cao với khả năng điều khiển tốc độ, mômen..... Hợp lý để quá trình điều khiển được tốt nhất. Và những ưu cầu trên đã được hãng Control teckniques cho ra dòng sản phẩm Mentor II là thế hệ các bộ điều khiển số cho động cơ 1 chiều hoàn toàn sử dụng vi xử lý để điều khiển. Với dải dòng ra là tương đối lớn 25A đến 1850A. Có đầy đủ các đặc điểm đó là điều khiển, giám sát, bảo vệ và truyền thông nối tiếp. Các bộ điều khiển của Mentor II có thể hoạt động ở 1 góc phần tư thứ nhất nếu làm việc ở chế độ chỉ quay thuận còn nếu làm việc cả ở 4 góc phần tư thì động cơ làm việc cả ở chế độ đảo chiều. Hình 2.23 Miêu tả hình dáng của bộ Mentor II 2.5.1. Chức năng điều khiển động cơ DC. Chức năng điều khiển của bộ mentor II là điều khiển động cơ DC với điều khiển tốc độ, mô men và chiều quay. Trong đó tốc độ tỉ lệ với phản ứng phần ứng và tỉ lệ nghịch với từ thông động cơ.Nên động cơ 1 chiều được điều khiển bằng 2 phương pháp đó là giảm điện áp phần ứng thì tốc độ giảm và ngược lại. Còn giảm dòng kích từ (từ thông) thì tốc độ tăng và ngược lại. Mômen tỉ lệ với dòng phần ứng và từ thông. Chiều quay phụ thuộc vào cực tính của điện áp phần ứng và điện áp pha kích từ. 2.5.2. Đặc điểm của Mentor II Mentor II được trang bị một rải các tham số được thiết kế cho hầu hết các yêu cầu linh hoạt của các ứng dụng trong công nghiệp. Các tham số được sắp sếp thành các menus, tạo sự thuận tiện gần gũi với người sử dụng. Ứng với các menus khác nhau thì có các tính năng riêng về điều khiển. 2.5.2.1. Về cấu hình phần cứng - Mentor II được tích hợp sẵn 6 Thysistor hoặc có thể là 12 Thysistor nếu bộ điều khiển cần đảo chiều. Được điều khiển bằng 6 xung hoặc là 12 xung kích mở. - Với tín hiệu phản hồi có thể là điện áp phần ứng, với máy phát tốc, encoder. - Với phản hồi dòng tích hợp sẵn trong mentor. - Với tín hiệu đặt là -10V tới 10V hay 0V tới 10V cũng có thể là 4 tới 20mA ... - Với thuật toán điều khiển PID cho mạch vòng tốc độ. - Với truyền thông nối tiếp theo chuẩn RS485. 2.5.2.2. Các vấn đề cần quan tâm trước khi đưa mentor vào làm việc. - Ta cần quan tâm đến điện áp, dòng,công suất của động cơ và chế độ làm việc có đảo chiều hay không để có quyết định chọn bộ điều khiển mentor với dải điện áp và công suất phù hợp. - Ta cần quan tâm tới việc chọn lựa các thiết bị như cầu trì, hay cáp cấp cho mentor và từ mentor tới động cơ mà có trong phần hướng dẫn sử dụng ứng với mỗi loại mentor. - Ta cần quan tâm tới cách nắp đặt sao cho đúng quy cách như chiều cao, khoảng cách, không đặt nghiêng, nối cáp tiếp địa, môi trường làm việc..... Mà nhà sản xuất khuyến cáo nên áp dụng. - Ứng với các chế độ làm việc mà ta có các sơ đồ đấu dây tương ứng phù hợp với ưu cầu bài toán đặt ra có trong sơ đồ hướng dẫn đấu dây. 2.5.2.3. Cài đặt thông số cho mentor II. Khi mọi điều kiện tiên quyết đã đầy đủ ta tiến hành cài đặt các thông số cho mentor làm việc.Có 2 phương pháp cài đặt đó là cài đặt từ bản phím và phương pháp cài đặt bằng phần mềm mentorsoft: - Cài đặt từ bản phím: Ta tiến hành truy nhập từ menus và thay đổi các thông số thông qua các phím điều chỉnh và lưu giữ lại giá trị khi đã được cài đặt. Hình 2.24 Miêu tả giao diện để cài đặt và hiển thị trên màn hình của MentorII - Cài đặt từ phần mềm Mentorsoft: Trong khi việc cài đặt các thông số trên bản phím trên bộ Mentor gặp nhiều vấn đề bất lợi như chuyển giữa các menus mất nhiều thời gian, không quan sát được nhiều thống số cùng một lúc.....Vì vậy nhà cung cấp đã tích hợp sẵn phần mềm Mentorsoft để giao diện giữa máy tính với bộ điều khiển Mentor và được kết nối qua cáp nối với cổng Com của máy tính. Phần mềm với giao diện xúc tích, dễ hiểu nên thuận lợi trong việc thao tác. Trong phần mềm Mentorsoft được chia thành các menus để ta thao tác cài đặt: Menus 01: Tốc độ tham khảo (Tốc độ đặt). Menus 02: Khâu Ramps với thời gian tăng và giảm tốc Menus 03: Lựa chọn phản hồi và mạch vòng tốc độ Menus 04: Lựa chọn dòng điện và giới hạn Menus 05: Mạch vòng dòng điện Menus 06: Điều khiển từ thông Menus 07: Vào ra với tín hiệu tương tự Menus 08: Vào ra với tín hiệu số . Menus 09: Các đầu ra trạng thái. Menus 10: Logic trạng thái và thông tin chuẩn đoán Menus 11: Menus được người sử dụng định nghĩa Menus 12: Điều khiển ngưỡng Menus 13: Khoá số Hình 2.25 Miêu tả giao diện để cài đặt và hiển thị trên màn hình của phần mềm Mentor soft ¬Trong quá trình cài đặt ta tiến hành truy nhập từng Menus để thay đổi các thông số mặc định để thoả mãn yêu cầu của bài toán mà mình cần điều khiển. Sau đây xin giới thiệu cách thức thay đổi các thông số của Menus 01. Hình 2.26 Miêu tả cách thức thay đổi các thông số của Menu01 của MentorII Sau khi quá trình cài đặt xong để chắc chắn các thống số mà ta cài đặt đã được lưu giữ trên Mentor ta tiến hành Save tất cả các thông số lên thiết bị để đề phòng khi ngắt điện các thông số mà mình thay đổi không bị mất. Để dự phòng ta nên Save as thông số ra một File mềm để lưu giữ trên máy tính.Trong quá trình chạy thử thì việc quan sát bằng mắt thường để biết được kết quả mà mình chạy thử đã chính xác hay chưa, thì tương đối khó nên trong thực tế người ta chỉ quan sát được dòng nếu sử dụng OSILO còn trong bộ Mentor có tích hợp sẵn phần mềm CTcope để quan sát kết quả các tham số ứng với các giá trị như tốc độ, dòng điện, momen đã đạt ưu cầu hay chưa. Thường trong quá trình quan sát ta thường quan sát các thông số sau: - # 01.01 Hiện thị tốc độ đặt - # 03.02 Hiển thị tốc độ phản hồi - # 04.02 Hiển thị dòng đặt - # 05.01 Hiển thị dòng phản hồi Ngoài ra còn cách thông số khác nữa nếu ta muốn hiển thị thì đưa các thông số tương ứng để quan sát. Hình 2.27 Miêu tả giản đồ của phần mềm giám sát Ctcope để quan sát các thông số Trong quá trình chạy thử với việc quan sát các thông số nhất là tốc độ phản hồi về # 03.02 so với tốc độ đặt # 01.01 để biết được quá trình chạy đã đáp ứng ưu cầu chưa để tiến hành cài đặt các thông số về khâu Ramp, hệ số KP, KI, KD trong mạch vòng tốc độ để đáp ứng yêu cầu của bài toán được tối ưu nhất. 2.6. GIỚI THIỆU VỀ BỘ ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN FUJI [14]. 2.6.1. Giới thiệu chung. Như ta đã biết trong quá trình làm việc của động cơ thì thay đổi tốc độ là một trong những ưu cầu cần thiết khi mà động cơ làm việc ở những hệ truyền động đòi hỏi về việc thay đổi tốc độ thường xuyên. Có nhiều phương pháp để thay đổi tốc độ động cơ xoay chiều như thay đổi số cặp cực, cấp thêm hay loại bỏ các cấp điện trở phụ...Nhưng phương pháp được lựa chọn tối ưu nhất mà có thể điều khiển được dễ dàng đó là dùng biến tần. Vậy biến tần là gì? Biến tần là một thiết bị điện để biến đổi năng lượng điện xoay chiều từ tần số này sang tần số khác. Biến tần gồm những loại nào? Biến tần được chia làm 2 loại chính: Biến tần trực tiếp và Biến tần gián tiếp. Biến tần trực tiếp: Là loại biến tần có chức năng biến điện áp vào U1 với tần số f1 chỉ cần qua một mạch van phức tạp thành điện áp U1 với tần số f2. Trong đó f1 # f2 được biểu thị qua hình vẽ trên. Mạch van U2 F2 U1 F1 Hình 2.28 Miêu tả sơ đồ tượng trưng của biến tần trực tiếp Biến tần gián tiếp: Là loại biến tần có khâu trung gian 1 chiều trong đó biến tần có điện áp đầu vào xoay chiều được chuyển thành điện áp một chiều sau đó qua 1 bộ lọc rồi mới được nghịch lưu lại điện áp xoay chiều để được tần số f 2 và loại biến tần mà ta lựa chọn đó là biến tần hãng Fuji thuộc loại biến tần gián tiếp với hình dáng và sơ đồ như sau. Chỉnh lưu Lọc Nghịch lưu Độc lập U2 F2 U1 F1 Hình 2.29 Miêu tả hình dáng và cấu trúc của biến tần Fuji 2.6.2. Những điểm cần quan tâm khi làm việc với biến tần Fuji. - Dựa vào ưu cầu của bài toán như động cơ sử dụng điện áp, công suất, dòng, tốc độ như thế nào để ta chọn loại biến tần tương ứng. Thường thì ta chọn biến tần với khả năng về công suất lớn hơn 1.5 lần công suất của động cơ. - Quan tâm đến kích thước, khoảng cách nắp đặt, môi trường làm việc, lựa chọn cầu trì bảo vệ, khoảng cách và kích thước cáp cấp cho động cơ, biến tần.... , cáp tiếp địa. Sao cho đúng những tiêu chí mà nhà sản xuất khuyến cáo. - Dựa vào yêu cầu điều khiển của bài toán để có sơ đồ đấu dây tương ứng phù hợp như chạy ở các chế độ khác nhau ví dụ với tín hiệu đặt tương tự bằng điện áp từ biến trở bên ngoài hay bằng tín hiệu dòng.....hoặc bằng các tín hiệu đặt bằng số từ bên ngoài để có thời gian tăng, giảm tốc và tốc độ làm việc tương ứng. - Nếu động cơ mà ta điều khiển mà có công suất lớn hơn 7.5 Kw với điều kiện làm việc khắc nghiệt như hãm, đảo chiều liên tục cần thời gian đáp ứng nhanh thì ta cần mắc thêm điện trở hãm cho biến tần. Để thực hiện quá trình hãm động năng cho động cơ. - Cài đặt các thông số nguồn cấp đầu vào như điện áp, tần số cho biến tần và thông số động cơ như điện áp, tốc độ,dòng, số cặp cực... Để biến tần nhận dạng động cơ. - Cài đặt các thông số để phù hợp với yêu cầu bài toán như chạy chỉ ở bản phím, hay từ bàn điều khiển hoặc kết hợp cả 2 chế độ ....Lựa chọn thời gian tăng và giảm tốc ở khâu Ram. Cài đặt dòng, tần số giới hạn để bảo vệ và các hệ số điều chỉnh PID.... Để động cơ và biến tần làm việc tốt nhất đáp ứng ưu cầu của bài toán. - Cuối cùng là khi toàn bộ các điều kiện cần và đủ thoả mãn ta tiến hành chạy thử và sửa chữa khi chưa đáp ứng ưu cầu của bài toán. Chương 3 XÂY DỰNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN CHO HỆ THỐNG 3.1. XÂY DỰNG CẤU HÌNH PHẦN CỨNG CHO PLC S7-300. Dựa vào yêu cầu của bài toán và số lượng đầu vào, đầu ra ta có thể xây dựng được cấu hình cho PLC như sau. Hình 3.1 Miêu tả cấu hình phần cứng cho PLC S7-300 3.2. XÂY DỰNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN CHO HỆ THỐNG. 3.2.1. Mạch cấp nguồn cho hệ thống. Hình 3.2 Miêu tả sơ đồ cấp nguồn cho hệ thống 3.2.2. Mạch điện điều khiển bộ Mentor II cho động cơ một chiều điều khiển quay đĩa vận chuyển phôi. Hình 3.3 Miêu tả sơ đồ đấu dây cho bộ điều khiển Mentor II 3.2.3. Mạch điện điều khiển biến tần Fuji điều khiển mũi khoan gia công kim loại. Hình 3.4 Miêu tả sơ đồ đấu dây cho bộ điều khiển biến tần 3.2.4. Sơ đồ đấu dây đầu vào cho PLC S7- 300. Hình 3.5 Miêu tả sơ đồ đấu dây đầu vào cho PLC 3.2.5. Sơ đồ đấu dây đầu ra cho PLC S7- 300. Hình 3.6 Miêu tả sơ đồ đấu dây đầu ra cho PLC 3.2.6. Sơ đồ đấu dây cấp cho van điện từ điều khiển các pittông. Hình 3.7 Miêu tả sơ đồ đấu dây cho các van điện từ 3.2.7. Sơ đồ đấu dây cho cảm biến màu sắc CZV21, cảm biến tiệm cận proxymity. Hình 3.8 Miêu tả sơ đồ đấu dây cho các cảm biến proxymity và cảm biến màu sắc 3.2.8. Sơ đồ công nghệ. Hình 3.9 Miêu tả sơ đồ công nghệ trạm cấp phôi Hình 3.10 Miêu tả sơ đồ công nghệ trạm kiểm tra Hình 3.11 Miêu tả sơ đồ công nghệ trạm gia công Hình 3.12 Miêu tả sơ đồ công nghệ trạm lưu trữ 3.2.9. Lưu đồ thuật toán điều khiển cho hệ thống. Hình 3.13 Miêu tả lưu đồ thuật toán điều khiển hệ thống Hình 3.14 Miêu tả lưu đồ thuật toán cảnh báo lỗi cho hệ thống KẾT LUẬN Trong suốt thời gian làm đồ án tuy thời gian là 3 tháng không phải là ít để có thể hoàn thành một đồ án tốt nghiệp, nhưng cũng không phải là nhiều so với việc có thể vận dụng toàn bộ kiến thức mà các thầy cô đã truyền thụ trong các năm học vừa qua. Trong thời gian làm đồ án em đã tiếp thu thêm được những kiến thức quí báu cho mình: - Tìm hiểu cơ bản về các khâu trong dây chuyền tự động điều khiển gia công kim loại. - Hiểu rõ hơn về hệ thống khí nén, các thiết bị cảm biến, thiết bị chấp hành, động cơ điện 1 chiều. - Biết cách thao tác làm việc cơ bản với PLC S7-300, Mentor II, Biến tần Fuji Cho dù em đã cố gắng tìm hiểu và vận dụng những kiến thức nhưng chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa điện tự động trường Đại học dân lập Hải phòng đã giảng dạy và chỉ bảo chúng em trong suốt các năm học vừa qua. Đặc biệt là thầy giáo ‘’Th.S Mai Xuân Minh ‘’ đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Minh Tuấn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn, TS.Nguyễn Tiến Ban (2007), Điều khiển tự động các hệ thống Truyền Động Điện, Nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuật. 2.GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn (2005), Máy điện, Nhà xuất bản Xây Dựng Hà Nội. 3.Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Vũ Văn Hà (2002), Tự động hoá với Simatic S7-300, Nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuật. 4.Trần Thu Hà, Phạm Quang Huy, Phùng Thị Nguyệt (2009), Lập trình điều khiển và mô phỏng với S7-ViSu, LoGo, Zen, Wincc, Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 5.Ngô Diên Tập (2000), Kỹ thuật ghép nối máy tính, Nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuật. 6.Nguyễn Thúc Hải (2004), Mạng máy tính và các hệ thống mở, Nhà xuất Giáo dục. 7.Nguyễn Thượng Ngô (1999), Lý thuyết điều khiển tự động, Nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuật. 8.Văn Thế Minh (1997), Kỹ thuật vi xử lý, Nhà xuất bản Giáo dục. 9. 10. 11. 12. 13. . 14. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc15.Nguyen Minh Tuan.doc.doc