Với sự phát triển mạnh mẽ của tin học hiện nay công tác quản lý các dự án phần mềm có phần dễ dàng hơn. Để làm được công việc này yêu cầu người lập trình hệ thống phải hiểu biết sâu rộng, phải mang tính chất chuyên nghiệp, khả năng chuyên môn cao. Có ý thức về công việc mà mình đang làm.
Việc xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý dự án phần mềm yêu cầu phải đầy đủ chi tiết để cung cấp sự trợ giúp cho người sử dụng, làm cho người sử dụng dễ dàng sử dụng và hiệu quả của nó mang lại phải cao.
Hệ thống quản lý dự án phần mềm đã mang lại hiệu quả kinh tế thực sự tạo nên bước đột phá trong quản lý doanh nghiệp nó giúp cho doanh nghiệp quản lý được hệ thống phần mềm mà doanh nghiệp đang sử dụng, giúp cho người quản lý đó quản lý được tất cả các yêu cầu mà công việc đề ra.
Trong đề tài, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu và nhiệt tình của Cô giáo Trần Thị Song Minh và các anh chị ở Công ty cổ phần giải pháp tin học IFI Solution, đồng thời em có tiếp thu và thừa kế kiến thức trong luận văn tốt nghiệp của các anh chị khoá trước. Tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp và trình độ còn hạn chế nên mặc dù đã cố gắng tối đa nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo, các anh các chị và tất cả những ai quan tâm tới đề tài này.
82 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hệ thống hỗ trợ quản trị dự án phần mềm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu, đánh giá khả năng thực thi, chuẩn bị báo cáo về đánh giá yêu cầu.
6.2.2. Phân tích chi tiết
Giai đoạn này chỉ được thực hiện khi đã có đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Mục đích chính của phân tích chi tiết là làm rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu. Xác định nguyên nhân của các vấn đề đó, xác định những đòi hỏi và ràng buộc áp đặt đối với hệ thống, định ra mục tiêu cho hệ thống thông tin mới. Trong giai đoạn này cần phải tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho việc phân tích. Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bằng các phương pháp khác nhau. Các phương pháp thu thập thông tin thường dùng là : Phỏng vấn, điều tra, nghiên cứu tài liệu, quan sát ... Giai đoạn này bao gồm các công đoạn chủ yếu sau :
+ Lập kế hoạch
+ Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại
+ Nghiên cứu hệ thống thực tại
+ Đưa ra các phán đoán, xác định các yếu tố của giải pháp
+ Đánh giá lại tính khả thi
+ Thay đổi đề xuất dự án
+ Chuẩn bị trình bày báo cáo phân tích chi tiết
6.2.3. Thiết kế logic
Giai đoạn này mục đích là để xác định tất cả các thành phần logic của một hệ thống thông tin. Mô hình logic của hệ thống mới bao hàm các thông tin mà hệ thống mới sản sinh ra, nội dung của CSDL, các xử lý và các hợp thức hoá phải thực hiện. Mô hình logic phải được người sử dụng xem xét và chuẩn y. Các công đoạn chủ yếu của giai đoạn này là:
+ Thiết kế CSDL
+ Thiết kế xử lý
+ Thiết kế các luồng dữ liệu vào
+ Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic
+ Hợp thức hoá mô hình logic
6.2.4. Đề xuất các phương án của giải pháp
Để giúp cho những người sử dụng lựa chọn giải pháp vật lý thoả mãn tốt hơn các mục tiêu đã định ra trước đây, phân tích viên phải đánh giá các chi phí và lợi ích của mội phương pháp. Phải đưa ra được khuyến nghị cụ thể. Các công đoạn của giai đoạn này bao gồm :
+ Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc tổ chức
+ Xây dựng các phương án của giải pháp
+ Đánh giá các phương án của giải pháp
+ Chuẩn bị và trình bày báo cáo của giai đoạn đề xuất các phương án của giải pháp
6.2.5. Thiết kế vật lý ngoài
Giai đoạn này được tiến hành ngay sau khi một phương án của giải pháp được lựa chọn. Thiết kế vật lý ngoài bao gồm 2 tài liệu kết quả cần có : Trước hết là một tài liệu bao chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hẹn kỹ thuật; và tiếp đó các tài liệu dành cho người sử dụng và nó mô tả cả phần thủ công và cả những phần giao diện với những phần tin học hoá. Những công đoạn chủ yếu của giai đoạn này gồm :
+ Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài
+ Thiết kế chi tiết các giao diện (vào ra)
+ Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hoá
+ Thiết kế các thủ tục thủ công
+ Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý ngoài
6.2.6. Triển khai kỹ thuật hệ thống
Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện kỹ thuật là phần tin học hoá hệ thống thông tin, có nghĩa là phần mềm. Những người chịu trách nhiệm về giai đoạn này phải cung cấp các tài liệu như : các bản hướng dẫn sử dụng, các thao tác cũng như các tài liệu mô tả về hệ thống. Các công việc chính trong giai đoạn triển khai kỹ thuật bao gồm :
+ Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật
+ Thiết kế vật lý trong
+ Lập trình
+ Thử nghiệm hệ thống
+ Chuẩn bị tài liệu
6.2.7. Cài đặt và khai thác
Cài đặt hệ thống là chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới được thực hiện. Để việc chuyển đổi này được thực hiện với những va chạm ít nhất, cần phải lập kế hoạch một cách cẩn thận. Giai đoạn này bao gồm các công đoạn :
+ Lập kế hoạch cài đặt
+ Chuyển đổi
+ Khai thác và bảo trì
+ Đánh giá hệ thống.
III. phân tích hệ thống thông tin quản lí
Mục tiêu của giai đoạn phân tích hệ thống.
Mục tiêu của giai đoạn phân tích hệ thống là đưa ra được chuẩn đoán về hệ thống đang tồn tại - nghĩa là xác định được những vấn đề chính cũng như các nguyên nhân chính của chúng, xác định được mục tiêu cần đạt được của hệ thống mới và đề xuất ra được các yếu tố giải pháp cho phép đạt được mục tiêu trên.
2. Các phương pháp thu thập thông tin
2.1 Quan sát
Đây là phương pháp mà người thu thập thông tin quan sát trực tiếp để thu được những thông tin theo yêu cầu.
2.2 Phỏng vấn
Phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu là hai công cụ thu thập thông tin đắc lực nhất dùng cho hầu hết các dự án phát triển HTTT. Phỏng vấn cho phép thu được những xử lý theo cách khác với mô tả trong tài liệu.
Phỏng vấn thường được thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị phỏng vấn.
- Tiến hành phỏng vấn.
2.3 Nghiên cứu tài liệu
Cho phép nghiên cứu kỹ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh của tổ chức. Thông tin trên giấy tờ phản ánh quá khứ, hiện tại và tương lai của tổ chức.
2.4 Sử dụng phiếu điều tra
Khi cần phải lấy thông tin từ một só lượng lớn các đối tượng và trên một phạm vi địa lý rộng thì ding tới phiếu diều tra.
3. Các bước xây dựng hệ thống thông tin quản lý.
3.1 Nghiên cứu và đặt vấn đề xây dựng hệ thống
Việc khảo sát hệ thống chia ra làm 2 giai đoạn :
- Khảo sát sơ bộ nhằm xác định tính khả thi của đề án. Cụ thể là : Phải xác định được những gì cần phải làm, nhóm người sử dụng hệ thống trong tương lai
- Khảo sát chi tiết nhằm xác định chính xác những gì sẽ được thực hiện và khẳng định những lợi ích kèm theo.
3.2 Phân tích hệ thống
Tiến hành phân tích cụ thể hệ thống hiện tại bằng cách sử dụng các công cụ như :
- Sơ đồ chức năng nghiệp vụ ( Business Function Diagram : BFD )
Để xác định các chức năng nghiệp vụ cần phải được tiến hành bởi hệ thống dự định xây dựng. Bước này để :
* Xác định phạm vi hệ thống cần phân tích.
* Giúp tăng cường cách tiếp cận lô gic tới việc phân tích hệ thống.
* Chỉ ra miền khảo cứu của hệ thống trong toàn bộ hệ thống tổ chức.
- Sơ đồ dòng dữ liệu ( Data Flow Diagram DFD )
Giúp ta xem xét 1 cách chi tiết về các thông tin cần cho việc thực hiện các chức năng đã được nêu trên.
- Mô hình thực thể quan hệ
- Mô hình quan hệ
Từ đó tiến hành xây dựng lược đồ khái niệm cho hệ thống mới.
3.3 Thiết kế xây dựng hệ thống mới (chiếm 50% khối lượng công việc ).
Thiết kế hệ thống một cách tổng thể
- Xác định rõ các bộ phận nào trong hệ thống xử lý bằng máy tính và bộ phận nào xử lý thủ công.
- Xác định rõ vai trò vị trí của máy tính trong hệ thống mới.
Thiết kế chi tiết
- Thiết kế các khâu xử lý thủ công trước khi đưa vào xử lý bằng máy tính.
- Xác định và phân phối thông tin đầu ra.
- Thiết kế phương thức thu thập, xử lý thông tin cho máy.
3.4 Cài đặt hệ thống mới
- Thiết kế các tệp cơ sở dữ liệu, các giao diện dành cho người sử dụng.
- Vận hành, chạy thử và bảo trì hệ thống.
- Hướng dẫn, đào tạo người sử dụng trong hệ thống mới.
IV. Thiết kế hệ thống thông tin quản lí
Những yêu cầu cơ bản của phần mềm là nhu cầu, tài nguyên hoạt động, sự mềm dẻo và các đặc trưng thao tác.
Nhu cầu sẽ xác định những yêu cầu cụ thể như là quá trình tìm file, số tối đa người đồng sử dụng cỡ của các file số liệu nội dung, số liệu bộ nhớ. Hơn nữa các nhân tố về môi trường là cực kỳ quan trọng. Hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình và giao diện với những phần mềm khác sẽ quyết định sự tồn tại của phần mềm đó.
Tài Nguyên tổng thể xác định những yêu cầu về cấu hình của phần cứng đáp ứng với phần mềm. Tất cả các phần mềm bao gồm 2 bộ phận: bộ nhớ thực thể và bộ nhớ ảo. Cài bộ nhớ ảo được swapped khi phần mềm đang làm việc. Bộ nhớ thật là phần cốt lõi tối thiểu của phần mềm để giữ lại từ đầu đến cuối tất cả chương trình.
Bộ nhớ thực thể cực đại (peak) cũng rất quan trọng. Khi số người sử dụng hiện này là lớn nhất thì cần phải xác định được phậm vi hoạt động cũng như những yêu cầu về bộ nhớ thực thể ở mức tối đa. Nếu không có sự thay đổi về nhu cầu của bộ nhớ thì sẽ có biên độ độ dao động của bộ nhớ thực tế để cho quá trình tìm kiếm thông tin. Loại nguồn thứ ba là sức chứa của đĩa cần có để lưu trữ thông tin về phần mềm và những đòi hỏi lưu trữ trung bình cho những file tiêu chuẩn. Một file tiêu chuẩn là chứa được 10.000 file nhỏ với 50 trường, mỗi trường có 8 ký tự và 3 danh mục về các trường.
1. Các công cụ mô hình hoá và xây dựng tài liệu cho hệ thống
Trong thực tế các hệ thống thông tin thường rất phức tạp, do đó tồn tại một số các công cụ tương đối chuẩn cho việc mô hình hoá và xây dựng tài liệu cho hệ thống. Đó là sơ luồng thông tin (IFD), sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) và từ điển hệ thống.
1.1 Sơ đồ luồng thông tin IFD ( Infomation Flow Diagram )
Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.
Các kí pháp dùng trong sơ đồ luồng thông tin như sau :
* Xử lí
Thủ công
Giao tác người- máy
Tin học hoá hoàn toàn
Thủ công
Tin học hoá
*Kho lưu dữ liệu
*Dòng thông tin *Điều khiển
Tài liệu
1.2 Các phích vật lí
Các phích vật lý là những mô tả chi tiết hơn bằng lời được biểu diễn trên sơ đồ. Rất nhiều các thông tin không thể hiện trên sơ đồ như hình dạng (Format) của các thông tin vào/ra (Input /Output), thủ tục xử lí, phương tiện xử lí... sẽ được ghi trên các phíc vật lí này.
Có 3 loại phích: phích luồng thông tin, phích kho chứa dữ liệu, phích xử lý.
Phích luồng thông tin:
Tên tài liệu:
Mô tả:
Tên IFD có liên quan:
Vật mang:
Hình dạng:
Nguồn:
Đích:
Phích xử lí:
Tên xử lí:
Mô tả:
Tên IFD có liên quan:
Phân ra thành các IFD con:
Phương tiện thực hiện:
Sự kiện khởi sinh:
Chu kỳ:
Cấu trúc của thực đơn:
Phương pháp xử lí:
Phích kho chứa dữ liệu:
Tên kho dữ liệu:
Mô tả:
Tên IFD có liên quan:
Vật mang:
Chương trình hoặc người truy nhập:
Mối liên hệ giữa IFD và các phích vật lí của từ điển hệ thống
Sơ đồ luồng thông tin IFD
Kho dữ
liệu
Luồng
Xử lí
Điều khiển
Phích
Phích
IFD
Phích
Phích
1.3 Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram )
Sơ đồ luồng dữ liệu DFD dùng để mô tả chính hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lí, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi. thời điểm xử lí dữ liệu và đối tượng chịu trách nhiệm xử lí. Sơ đồ DFD chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì.
Các kí pháp dùng trong sơ đồ DFD
Sơ đồ DFD dùng các kí pháp cơ bản là : thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu.
Nguồn hoặc Đích:
Tên người/ bộ phận phát/ nhận tin
Dòng dữ liệu:
Tên dòng dữ liệu
Tiến trình xử lí:
Tên tiến trình xử lí
Kho dữ liệu:
Tệp dữ liệu
Các mức của DFD
Sơ đồ DFD có các mức ngữ cảnh, DFD mức 0, DFD mức 1,.... Tuỳ theo từng trường hợp khác nhau và tuỳ vào tính chất khác nhau của hệ thống mà cần phải phân rã các mức DFD khác nhau.
Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram): Thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống.
Phân rã sơ đồ: Để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã (Explosion) sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh, người ta phân rã ra thành sơ đồ mức 0, tiếp sau mức 0 là mức 1,...
1.4 Các phích logic
Giống như phích vật lý, phích logic hoàn chỉnh tài liệu cho hệ thống. Có 5 loại phích logic – chúng được dùng mô tả thêm cho luồng dữ liệu, xử lý, kho dữ liệu, tệp dữ liệu và phần tử hệ thống thông tin
- Phích xử lí logic
- Phích luồng dữ liệu
- Phích phần tử thông tin
- Phích kho dư liệu
- Phích tệp dữ liệu
Mô tả cụ thể các phích logíc như sau:
Phích xử lí logic
Tên xử lí:
Mô tả:
Tên DFD có liên quan:
Các luồng dữ liệu vào:
Các luồng dữ liệu ra:
Kho dữ liệu mà xử lí sử dụng:
Mô tả logic của xử lí:
Phích luồng dữ liệu
Tên luồng:
Mô tả:
Tên DFD có liên quan:
Nguồn:
Đích:
Các phần tử thông tin:
Phích phần tử thông tin
Tên phần tử thông tin:
Loại:
Độ dài:
Tên DFD có liên quan:
Các giá trị cho phép:
Phích kho dữ liệu
Tên kho:
Mô tả:
Tên DFD có liên quan:
Các xử lí có liên quan:
Tên sơ đồ cấu trúc dữ liệu có liên quan:
Phích tệp dữ liệu
Tên tệp:
Mô tả:
Tên DFD có liên quan:
Các phần tử thông tin:
Khối lượng (Bản ghi, ký tự):
Phân tích chi tiết hệ thống thông tin
Một hệ thống bao gồm nhiều phần tử khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc thay đổi của phần tử này sẽ kéo theo sự thay đổi của các phần tử khác dẫn tới sự thay đổi của cả hệ thống. Chẳng hạn, đối với hệ thống thông tin việc thay đổi về phần cứng kéo theo những thay đổi về chương trình cũng như việc đưa vào những nguyên tắc quản lí mới, yêu cầu phải hiện đại hoá lại toàn bộ ứng dụng. Chính vì lí do đó, khi tiến hành phân tích thiết kế hệ thống, các nhà phân tích và thiết kế hệ thống thường đưa ra phương thức tiếp cận hệ thống theo từng mức. Đó cũng chính là nội dung của phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống MERISE (MEtliode pour Rassembler les Ideés Sans Effort), là phương pháp phân tích có nguồn gốc từ Pháp. Theo phương pháp này, việc tiếp cận hệ thống theo từng mức sẽ phân tích hệ thống ra 3 yếu tố:
- Xử lí (Treatment).
- Dữ liệu (Data).
- Truyền tin (Communication).
Và 4 mức tiếp cận:
- Khái niệm (Conceptural): ở mức này hoạt động của tổ chức sẽ được mô tả theo một cấu trúc khái quát nhất, các chức năng của hệ thống được mô tả độc lập với các bộ phận (Ai?), vị trí (ở đâu?), cũng như thời điểm (bao giờ?).
Mức này tương đương với việc xác định mục đích nhằm trả lời câu hỏi: Vì sao hệ thống đó tồn tại? Và nó là cái gì?
Đây là mức thể hiện tính ổn định của mô hình quan niệm và mục tiêu ràng buộc của hệ thống .
- Tổ chức (Organization): mức này thể hiện các mục tiêu đã được khái niệm hoá ở mức khái niệm lên mức thực tế tổ chức, trong đó có tính đến ràng buộc về mặt tổ chức.
Mức tổ chức nhằm trả lời cho câu hỏi: Ai? Bao giờ? ở đâu? Sau đó đưa ra sự sắp xếp vị trí làm việc cho các đối tượng trong hệ thống, cố gắng tìm ra cách tổ chức tốt nhất.
- Logic (Logic): mức này đề cập tới những công cụ tin học mà người sử dụng sẽ dùng trong xử lí như. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (FOXPRO, ACCESS, ORACLE, EXCEL, bảng tính điện tử... )
- Vật lí (Physical): Đề cập tới các trang thiết bị tin học cụ thể được sử dụng trong hệ thống.
Từ việc phân chia thành 3 yếu tố và 4 mức như trên chúng ta có các mô hình (model) sau:
- Mô hình khái niệm truyền tin (MCC): có chức năng
+ Phân rã lĩnh vực nhiệm vụ thành các chức năng nhiệm vụ
+ Mô tả quan hệ giữa các chức năng nhiệm vụ và sự trao đổi thông tin giữa chúng với các đối tượng bên ngoài.
- Mô hình khái niệm xử lí (MCT): ở mô hình này, một lĩnh vực, một qui trình, một chức năng (thao tác) sẽ được mô tả và mỗi thao tác này được xem như một phép biến đổi thông tin. Nói chung, một thao tác có thể có điều kiện khởi động là các sự kiện hoặc thông báo mà khi xuất hiện chúng, thao tác được thực hiện.
- Mô hình khái niệm dữ liệu (MCD): Mô hình này chỉ mô tả những khái niệm dữ liệu thông qua ngôn ngữ, thực thể quan hệ, cùng với các thuộc tính của các thực thể và các quan hệ.
- Mô hình tổ chức truyền tin (MOC): có nhiệm vụ mô tả một lĩnh vực, nhiệm vụ, đơn vị, tổ chức, mô tả các vị trí làm việc cũng như việc luân chuyển thông tin trong tổ chức.
- Mô hình tổ chức xử lí (MOT): Mô hình xử lí ở mức tổ chức, có nhiệm vụ thể hện quá trình làm việc, trong đó nhấn mạnh tính tuần tự của các thao tác và nêu rõ những ràng buộc về thời điểm bắt đầu xử lí hay truyền thông tin.
- Mô hình tổ chức dữ liệu (MOD): Mô tả dữ liệu cần ghi nhớ trong từng đặc điểm và vị trí thực hiện.
- Mô hình truyền tin logic (MLC): Có nhiệm vụ xác định sự trao đổi giữa người với người, giữa người với máy tính cũng như giữa các phần mềm với nhau.
- Mô hình xử lí logic (MLT): Mô tả các công cụ tin học.
- Mô hình dữ liệu logic (MLD): Dùng để chuyển mô hình dữ liệu ở mức tổ chức sang dạng quen thuộc cho các chuyên gia tin học.
- Mô hình truyền tin vật lý (MPC).
- Mô hình xử lý vật lý (MPT).
- Mô hình dữ liệu vật lý (MPD).
Việc phân tích và thiết kế hệ thống được tiến hành qua các bước sau:
- Nghiên cứu thực tế.
- Xây dựng các mô hình xử lý quan niệm dữ liệu, mô hình tổ chức xử lý.
- Xây dựng mô hình dữ liệu lôgic.
- Xây dựng mô hình vật lý dữ liệu và mô hình tác nghiệp vật lý.
- Hợp thức hoá.
3. Thiết kế hệ thống thông tin
3.1 Xác định hệ thống máy tính
Mục đích của việc xác định hệ thống máy tính là xác định bộ phận nào sẽ được xử lý bằng máy tính, bộ phận nào được xử lý thủ công.
Công cụ được sử dụng để xác định hệ thống máy tính là sơ đồ DFD. Người ta chia các tiến trình lô gic của DFD thành các tiến trình vật lý. Một số trong chúng có thể được đảm nhiệm bằng máy vi tính và một số khác do người sử dụng đảm nhiệm.
3.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu
Khi triển khai một ứng dụng thì việc thiết kế tốt một cơ sở dữ liệu ngay từ ban đầu là điều rất quan trọng. Làm thế nào để hệ thống không bị cứng nhắc mà có thể thay đổi một cách linh hoạt đồng thời có thể duy trì bảo dưỡng một cách dễ dàng, ít tốn kém phiền hà cho người sử dụng. Nếu giải quyết tốt các yêu cầu trên thì thực sự ta đã có được một cơ sở dữ liệu hoàn hảo.
Bước 1 : Phân tích toàn bộ yêu cầu
Đây là bước đầu tiên và khó khăn nhất là phân tích trọn vẹn những yêu cầu trong việc hình thành cơ sở dữ liệu cho một đơn vị. Người thiết kế phải tìm hiểu kỹ việc xử lý dữ liệu của tổ chức như thế nào để có cái nhìn tông quát sau đó mới bắt tay vào thiết kế cơ sở dữ liệu.
Bước 2: Nhận diện các thực thể
Sau khi tìm hiểu tiến trình xử lý, nhà thiết kế phải nhận diện được thực thể sẽ làm việc. Mỗi thực thể được xem như một đối tượng xử lý rõ ràng, riêng biệt. Những thực thể này được biểu diễn bởi những bảng trong cơ sở dữ liệu.
Bước 3: Nhận diện các mối tương quan giữa các thực thể
ở bước này phải xác định xem giữa các thực thể có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Giữa các thực thể có thể có mối quan hệ một - một, một - nhiều hoặc nhiều - nhiều.
Bước 4: Xác định khoá chính
Trong mỗi bảng cần phải xác định một trường hay một thuộc tính có nhiều ý nghĩa nhất làm khoá chính nhằm phân biệt từng bản ghi. Ngoài ra có thể kết hợp các trường với nhau làm khoá chính.
Bước 5: Nhận diện mục khoá ngoại lai
Khoá ngoại lai là một trường trong một bảng mà giá trị của nó trùng với giá trị khoá chính trên bảng khác nhằm kết nối hai bảng có quan hệ với nhau. Đây là loại khoá mang tính kết nối chứ không phải khoá xác định tính duy nhất của các bản ghi.
Bước 6: Xác định các trường còn lại trong bảng dữ liệu
Sau khi khai báo các thực thể, khoá chính, khoá ngoại lai, ta phải xác định được các trường còn lại trong bảng. Chú ý cần đặt tên sao cho thuận tiện khi xử lý. Cần phải chuẩn hoá các bảng dữ liệu để tránh trùng lặp, giữ cho dữ liệu có liên hệ chặt chẽ mà không bị mất thông tin.
Bước 7: Xây dựng sơ đồ dữ liệu
Công việc của giai đoạn này là vẽ ra những gì đã khai báo để có thể có cái nhìn tông quát cũng như dễ dàng tìm ra các sai sót để sửa.
Bước 8: Khai báo phạm vi môi trường
Đây là bước cuối cùng của quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu, trong bước này ta xác định kiểu dữ liệu thích hợp cho môi trường và độ rộng của môi trường.
3.3 Thiết kế giao diện người - máy
Thiết kế giao diện người - máy nhằm tạo ra giao diện thân thiện trong quá trình người sử dụng giao tiếp với máy, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc đạt hiệu quả cao nhất.
Các chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá một giao diện người - máy :
- Dễ sử dụng và dễ học ngay cả với người ít kinh nghiệm.
- Tốc độ thao tác nhanh.
- Kiểm soát được các yêu cầu của người sử dụng và các đàm thoại của người sử dụng.
- Dễ phát triển.(Người sử dụng dễ dàng phát triễn được các ý tưởng của mình).
Các tính chất cần thoả mãn khi thiết kế giao diện :
Phù hợp với các yêu cầu và nhiệm vụ được giao.
Phù hợp với người sử dụng(người sử dụng phải dễ dàng thao tác và thực hiện)
Một số kiểu giao diện cơ bản :
- Hỏi và đáp .
Kiểu này rất phù hợp với người ít kinh nghiệm, làm cho người sử dụng dễ nắm bắt được yêu cầu của công việc.Làm cho người sử dụng dễ dàng hiểu và nắm rõ thông tin.
- Ngôn ngữ lệnh :
Là phạm trù rộng và phức tạp, bao gồm từ câu lệnh đơn giản đến ngôn ngữ điều khiển phức tạp. Theo kiểu giao diện này thì sự tinh vi và tính mềm dẻo bị giới hạn bởi ngữ pháp của ngôn ngữ, tuy vậy nó lại phù hợp đối với người sử dụng là chuyên gia.
- Điền mẫu:
Là một dạng đối thoại được dùng phổ biến nhất đối với dữ liệu và nó cũng được sử dụng trong việc khôi phục dữ liệu. Mẫu được thể hiện trên màn hình như bản báo cáo mẫu. Trên màn hình có tên mẫu chú thích cho các trường hợp và các thông báo hướng dẫn sử dụng. Kiểu giao diện này phù hợp với tất cả người sử dụng.
Tóm lại, trong giai đoạn thiết kế này, nhà phân tích có thể sử dụng các công cụ theo cách đánh giá của mình để giải quyết vấn đề mà hệ thống đặt ra sao cho có hiệu quả nhất, phù hợp với thực tiễn của tổ chức hiện tại.
4. Cơ sở dữ liệu
4.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến cơ sở dữ liệu
Để hiểu về cơ sở dữ liệu trước hết ta cần tìm hiểu một số khái niệm có liên quan đến vấn đề này.
Trước khi có máy tính điện tử thì người ta vẫn phải thu thập lưu trữ, xử lý, phân tích và cập nhập thường xuyên dữ liệu. Các dữ liệu này thường được lưu trữ trên các giấy, các phương tiện nhớ khác như băng tư, bìa cứng, thậm chí là trên trí óc của những cá nhân làm công tác này. Công việc này thường tốn kém cả về sức người sức của và thời gian xử lý, đồng thời kết quả xử lý thông tin thường là không cao và thiếu chính xác dễ thất lạc, quy trình xử lý phức tạp, rườm rà, khả năng tìm kiếm thông tin hạn chế nếu lượng thông tin cần lưu trữ là lớn và đương nhiên kết quả cũng thường không cao.
Khi có máy tính điện tử người ta đã dùng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu để lưu trữ, bảo quản, cập nhật, xử lý va tìm kiếm thông tin. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một phần mềm mà ta có thể tạo ra, lưu trữ, tổ chức và tìm kiếm từ một cơ sở dữ liệu hay tập hợp từ các cơ sở dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu liên quan đến một số khái niệm như sau:
Thực thể(Entity) là một đối tượng nào đó mà người ta muốn quản lý thông tin liên quan đến nó, thực thể có thể là người, sự vật hiện tượng hay một khái niệm nào đó, chẳng hạn thực thể cán bộ, thực thể sinh viên, thưc thể phòng ban.
Mỗi thực thể có các thông tin liên quan mà ta cần lưu trữ gọi là các thuộc tính (Attribute), các thuộc tính là các yếu tố dữ liệu tách biệt mà không thể chia nhỏ được nữa, ví dụ như thực thể khách hàng có các thuộc tính như mã khách hàng, họ tên khách hàng , địa chỉ và số điện thoại, email, chỗ ở hiện tại.
Bảng (Table) là nơi lưu trữ các thông tin về thực thể, ví dụ bảng “Danh Mục Khách Hàng” lưu trữ các thông tin về tất cảc các khách hàng.
Mỗi bảng có các dòng (Row) hay còn gọi là một bản ghi (Record). Mỗi bản ghi lưu trữ các thông tin đầy đủ về một cá thể (Instance) tức là một biểu hiện cụ thể, riêng biệt của thực thể. Mỗi bảng còn có các cột (Column), hay còn gọi là các trường (Field), các cột ghi lại một thuộc tính của tất cả các cá thể trong thực thể
Cơ sở dữ liệu (Database) là một nhóm gồm một hay nhiều bảng có liên quan với nhau.
Tập hợp các cơ sở dữ liệu có liên quan với nhau gọi là hệ cơ sở dữ liệu (DataBase System),. Ví dụ hệ cơ sơ dữ liệu của trường đại học kinh tế quốc dân gồm các cơ sở dữ liệu lưu trữ các thông tin về trường như cơ sở dữ liệu sinh viên, cơ sở dữ liệu giảng viên, cơ sở dữ liệu về lương,....
4.3 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DataBase Management Systems) là một hệ thống các chương trình máy tính giúp tạo lập, duy trì và sử dụng các hệ cơ sở dữ liệu. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường được các công ty phần mềm sản xuất và bán trên thị trường, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu nổi tiếng và thông dụng hiện nay như FoxPro For DOS, Microsoft Visual FoxPro, DB2, Oracle, My SQL, Microsoft Access,....
Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ được sử dụng làm công cụ thiết kế, xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ cho công tác quản lý, cũng như trong một số lĩnh vực khác. Do vậy việc lựa chọn ngôn ngữ viết chương trình nhằm giải quyết bài toán đặt ra là vô cùng quan trọng. Mỗi bài toán đặt ra đều có những cách giải quyết khác nhau tuỳ vào mục đích của bài toán và sự lựa chọn của người thực hiện bài toán đó. Mỗi ngôn ngữ đều có những điểm mạnh và nhược điểm của nó, nên việc lựa chọn một ngôn ngữ phải dựa trên các yêu cầu của bài toán đạt ra. Các công cụ mà ngôn ngữ đó cung cấp cho người sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề, khả năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
Dựa trên các yêu cầu của bài toán và quá trình phân tích thiết kế chương trình thì phải tìm ra được một giải pháp phần mềm tối ưu. Tức là phải đảm bảo thông tin chính xác, dễ sử dụng vào công tác quản lý, giao diện đẹp, thân thiện với người sử dụng,... Trên cơ sở phân tích bài toán, tìm hiểu các ngôn ngữ, em quyết định lựa chọn ngôn ngữ Microsoft Visual Foxpro 7.0 để xây dựng chương trình.
Giới thiệu về Microsoft Visual FoxPro
Microsoft Visual Foxpro 7.0 là hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ nổi tiếng với khả năng đơn giản hoá thủ tục thiết kế trình quản lý dữ liệu. Microsoft Visual Foxpro 7.0 giúp dễ dàng tổ chức dữ liệu, định nghĩa các nguyên tắc áp dụng cho cơ sở dữ liệu và xây dựng chương trình ứng dụng, nó cho phép nhanh chóng kiến tạo các biểu mẫu, vấn tin, báo biểu dựa vào bộ công cụ thiết kế giao diện đồ hoạ, Ngoài ra Microsoft Visual Foxpro 7.0 còn cho phép thiết kế nhanh các trình ứng dụng có đầy đủ các tính năng thông qua các trường thiết kế thích hợp, cung cấp các công cụ lập trình hướng đối tượng cực kỳ mạnh mẽ, khả năng máy khách/ máy chủ (Client/ Sever), hỗ trợ OLE và ActiveX. Nói tóm lại Microsoft Visual Foxpro 7.0 là công cụ quản lý dữ liệu tương tác cực kỳ mạnh mẽ và đang được sử dụng rộng rãi như là một công cụ mạnh của các nhà lập trình ứng dụng chuyên nghiệp nhằm tạo ra các phần mềm quản lý doanh nghiệp, các chương trình kế toán……….
4.4 Các phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu
Có hai phương pháp chủ yếu dùng để thiết kế cơ sở dữ liệuđó là thiết kế cơ sở dữ liệu đi từ các thông tin đầu ra và thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hoá.
* Thiết kế cơ sở dữ liệu từ các thông tin đầu ra
Theo phương pháp này ta tiến hành các bước sau để thiết kế cơ sở dữ liệu:
Bước 1: Xác định các thông tin đầu ra
Liệt kê toàn bộ các thông tin đầu ra, nội dung tần suất và nơi nhận của chúng. Ví dụ như với cơ sở dữ liệu cập nhật dự án ta sẽ có các thông tin đầu ra như sau: mã dự án ,mã khách hàng , loại dự án,tên dự án,ngày bắt đầu dự kiến,ngày kết thúc dự án ,tên dự án , thời gian dự kiến, tổng kinh phí ,người quản trị 1, người quản trị 2,người quản trị 3, thhư ký ….
Bước 2: Xác định các tên tệp cần thiết cung cấp đủ giữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra, trong bước này ta cần làm các công việc như sau:
Liệt kê các phần tử thông tin đầu ra
Liệt kê tất cả các thông tin đầu ra của mỗi phần tử thông tin cụ thể.
Đánh dấu các thuộc tính lặp, các thuộc tính thứ sinh.
Gạch chân các thuộc tính khoá.
Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh.
Thực hiện chuẩn mực 1 (1.NF)
Chuẩn hoá một quy định rằng, trong mỗi danh sách không được chứa danh sách lặp. Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính đó thành các danh sách con, có ý nghĩa dưới góc độ quản lý.
Gắn thêm cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc.
Thực hiện chuẩn mực 2 (2.NF)
Chuẩn mực hoá hai quy định rằng, trong mỗi danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khóa chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khoá. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khoá thành một danh sách con mới.
Lấy bộ phận khoá đó làm khoá cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách.
Thực hiện chuẩn mực 3 (3.NF)
Chuẩn hoá mức ba quy định rằng, trong một danh sách không được phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc tính này phụ thuộc hàm vào các thuộc tính kia thì phải tách chúng ra thành các thuộc tính khác nhau có quan hệ với nhau.
Xác định khoá và tên cho mỗi danh sách mới.
Mô tả các tệp
Sau khi đã tiến hành chuẩn hoá xong ta tiến hành mô tả các tệp dữ liệu. Mỗi danh sách xác định được sau bước chuẩn hoá mức ba sẽ là một tệp cơ sơ dữ liệu. Biểu diễn các tệp theo ngôn ngữ của cơ sở dữ liệu tệp.
Bước 3: Tích hợp các tệp để chỉ tạo ra một cơ sở dữ liệu
Từ mỗi đầu ra theo cách thực hiện của các bước 2 sẽ tạo ra rất nhiều danh sách và mỗi danh sách liên quan đến một đối tượng quản lý, có sự tồn tại riêng tương đối độc lập. Những danh sách nào cùng mô tả một thực thể thì tích hợp lại, nghĩa là tạo thành một danh sách chung, bằng cách tập hợp tất cả các thuộc tính chung và riêng của những danh sách đó.
Bước 4: Xác định khối lượng cho từng tệp và cho toàn bộ sơ đồ
Xác định số lượng các bản ghi của từng tệp
Xác định độ dài của từng thuộc tính. Tính độ dài cho bảng ghi.
Đối với mỗi tệp CSDL (goi là R) ta sử dụng những số đo kinh điển cho việc tính toán khối lượng dữ liệu:
L(R) là độ dài của một bản ghi tính theo số lượng ký tự
N(R) là số lượng trung bình của các bản ghi R
NP(R) là số lượng trang logic dùng bởi R
TP là kích thươc trang logic.
Thì NP(R) = E1[N(R)/E(TP/L(R))]
Trong đó: - E1(x) là số nguyên được làm tròn lên x
- E(x) là phần nguyên của x.
Khối lượng dữ liệu của một sơ đồ sẽ được tính theo công thưc sau:
∑ N(Ri)*(L(Ri) + S + D)
Trong đó K là tổng số các tệp trên sơ đồ. Trong thực tế có thể chọn giá trị trung bình của D là 8 và giá trị trung bình của S là 12 để tính.
Bước 5: Xác định liên hệ logic giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu giữa các tệp
Xác định mối liên hệ giữa các tệp, biểu diễn chúng bằng các mũi tên hai chiều, nếu quan hệ một- nhiều thì vẽ hai mũi tên hướng về đó
* Thiêt kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hoá
Theo phương pháp này ta không đi mô tả và liệt kê các thông tin đầu ra mà ta sẽ dùng các mô hình để biểu diễn các thông tin, biểu diễn sự liên kết giữa các thực thể thông tin với nhau.
Theo phương pháp mô hình hoá các thực thể không tồn tại độc lập mà có quan hệ với nhau, các quan hệ này gồm có: liên kêt một- một, liên kết một- nhiều, liên kết nhiều- nhiều.
Cụ thể các mỗi liên kết như sau:
*1@1 Liên kết Một - Một
Một lần xuất hiện của thực thể A được liên kết với chỉ một lần xuất hiện của thực thể B và ngược lại.
1@N Liên kết Một - Nhiều
Loại liên kết này phổ biến trong thực tế, một lần xuất hiện của thực thể A liên kết với một hay nhiều lần xuất hiện của thực thể B, nhưng mỗi lần xuất hiện của B chỉ liên kết với một lần xuất hiện của A.
*N@M Liên kết Nhiều - Nhiều
Mỗi lần xuất của A tương ứng với một hay nhiều lần xuất của B và ngược lại, nhiều mỗi lần xuất của B tương ứng với một hay nhiều lần xuất của B.
Để biểu diễn quan hệ nhiều- nhiều giữa các thực thể người ta dùng thực thể trung gian để biểu diễn hai quan hệ nhiều nhiều.
Các giai đoạn trong quá trình xây dựng mô hình dữ liệu :
* Xác định các thuộc tính : Dựa trên 3 nguồn :
- Tri thức của bản thân về công việc đang nghiên cứu.
- Những người sử dụng hệ thống hiện tại.
- Xem xét các tài liệu sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực nghiên cứu.
* Xác định kiểu thực thể : Để có được kiểu thực thể người phân tích phải chuẩn hoá nhằm mục đích :
- Tối thiểu việc lặp lại.
- Tránh dư thừa thông tin.
* Xác định các quan hệ : Thiết lập mối liên hệ tự nhiên giữa các thực thể và liên kết này phải ở dạng quan hệ một - nhiều.
5. Mô hình quan hệ
Mô hình quan hệ là danh sách tất cả các thuộc tính thích hợp cho từng thực thể của mỗi mô hình dữ liệu.
Mục đích xây dựng mô hình quan hệ : Nhằm kiểm tra, cải tiến, mở rộng và tối ưu hoá mô hình dữ liệu đã xây dựng.
Các bước xây dựng mô hình quan hệ :
- Xác định tất cả các thuộc tính cần dùng tới trong hệ thống định xây dựng.
- Xác định kiểu thực thể để đặt từng thuộc tính nhằm giảm thiểu việc sao chép và tránh dư thừa.
Với các thuộc tính, kiểu thực thể và quan hệ đã biết có thể xây dựng một sơ đồ trực giác mô hình quan hệ. Khi đó ta có thể so sánh các mô hình và trích ra được từ việc so sánh đó một mô hình duy nhất có chứa đặc trưng tốt nhất của cả hai.
Chương III
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lí phần mềm
I : phân tích hệ thống
Phân tích là phương pháp nghiên cứu nhằm lựa chọn giải pháp thích hợp, biện pháp cụ thể để đưa máy tính vào phục vụ cho các công việc hàng ngày. Phân tích là công đoạn đầu tiên của quá trình xây dựng một hệ thống thông tin trên máy tính điện tử. Hiệu quả đem lại của chương trình phụ thuộc vào độ nông sâu của kết quả phân tích ban đầu.
Phân tích hệ thống bao gồm:
- Phân tích đánh giá yêu cầu: Giai đoạn này nhằm phân tích yêu cầu của hệ thống và yêu cầu của nhà quản lí. Nó cho phép các nhà quản lí quyết định có nên tiếp tục hay dừng lại dự án.
- Phân tích chi tiết hệ thống: Từ những khảo sát thực tế, những thông tin, dữ liệu từ các phòng ban sẽ được hệ thống xử lí, tổng hợp thành báo cáo gửi đến yêu cầu của các cấp lãnh đạo và ban ngành có liên quan.
1. Khái quát về hệ thống thông tin quản lý dư án phần mềm
Một hệ thống thông tin quản lí dư án phần mềm có thể được mô tả như sau:
Dữ liệu đầu vào
Danh mục khách hàng
Danh mục dự án
Danh mục quản trị
Hồ sơ dụ án
...........
Chương trình quản trị dư án phần mềm
Thông tin đầu ra
Danh sách dự án
Danh sách khách hàng
Danh sách tiến độ của dự án
………..
Đầu vào của chương trình là các dữ liệu liên quan đến một dự án phần mềm mà chương trình cần người quản lí dự án là quản trị viên dự án . Để từ đó dữ liệu được phân tích và người quản trị dự án lập ra bảng kế hoạch của dự án đó Các dữ liệu này bao gồm các danh mục như .Danh mục khách hàng , danh mục dự án , hồ sơ dự án …….. Các yêu cầu về thông tin phải chính xác , thông tin phải đúng và cụ thể
Đầu ra của chương trình có thể có nhiều đặc thù khác nhau tuỳ theo yêu cầu của người quản trị dự án đó , tuy nhiên nó thường được thể hiện dưới dạng báo cáo đặc trưng theo các điều kiện khác nhau. Báo cáo về danh sách mã dự án, danh mục khách hàng , hồ sơ cán bộ dự án. Đây là những báo cáo được coi như cơ bản nhất, bắt buộc phải có của một chương trình quản lí dự án, các báo cáo này có thể chi tiết hoặc chỉ mang tính thống kê thuần tuý.
Theo cách nhìn đó về chương trình ta thấy rằng hệ chương trình quản trị dự án phần mềm sẽ có một cơ sở dữ liệu để lưu trữ các dữ liệu về các danh mục, các dữ liệu về một dự án , một chương trình cho phép cập nhật, sửa chữa, loại bỏ các thông tin trong cơ sở dữ liệu đó, đồng thời chương trình đó còn cho phép xử lí thông tin, tìm kiếm để có thể được các thông tin phù hợp với yêu cầu, in ra các thông tin dưới dạng các báo cáo như đã trình bày. Cho phép người sử dụng chương trình tiết kiệm công sức và thời gian, công tác quản trị dự án sẽ được thực hiện trên máy tính điện tử
2. Sơ đồ chức năng quản trị dự án tổng quát
1. Quản lý hệ thống
Quản trị dự án
Hội đồng quản trị
4.Quản trị
3. Quản lý cập nhật
2. Quản lý danh mục
5.Báo cáo tổng hợp
2.1. Tiến trình 1 (Quản lý hệ thống)
Quản lý người dùng
Thông số hệ thống
Phục hồi dữ liệu
Thoát khỏi chương trình
Hệ thống
2.2 Tiến trình 2 (Quản lý cập nhật )
Nhóm thực hiện
Phòng ban
Cán bộ dự án
Khách hàng
Nhóm khách hàng
Danh mục
2.3 Tiến trình 3: Quản lý cập nhật dự án
Dự án
Nội dung
công việc
Chi phí dự án
Kế hoạch
tổng hợp
Cập nhật
2.4: Tiến trình 4( Quản trị dự án )
Kế hoạch chi tiết
Lập kế hoạch
tổng hợp
Lập lịch dự án
Phân công công việc
Quản trị
2.5 Tiến trình 5(Báo cáo tổng hợp )
Thống kê tổng hợp
Nhân lực của dự án
Chi phí dự án
Bảng kế hoạch
Lịch dự án
Danh sách dự án
Báo cáo
tổng hợp
3. Sơ đồ luồng thông tin
Như đã trình bày, sơ đồ luồng thông tin IFD (Information Flow Diagram) dùng để mô tả hệ thống thông tin dưới dạng động, tức là ta sẽ mô tả sự di chuyển các dữ liệu về nhân sự, các xử lí liên quan đến công tác quản lí nhân sự trong thế giới bên ngoài dưới dạng sơ đồ. ở đây ta thấy hệ thống thông tin quản lí nhân sự liên quan đến ba đối tượng chủ yếu là cán bộ công nhân viên, cán bộ trực tiếp làm công tác quản lí nhân sự và ban lãnh đạo của cơ quan doanh nghiệp, những người cần và sẽ trực tiếp xem các thông tin do hệ thống đem lại để ra quyết định. Các thông tin về cán bộ công nhân viên sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu của chương trình, sau đó sẽ lên các báo cáo. Cán bộ công nhân viên sẽ cung cấp thông tin cho hệ thống, sau đó các thông tin này sẽ được lưu vào các tệp hồ sơ cán bô.
(sơ đồ IFD của hệ thống thông tin quản lí nhân sự Trang bên)
4. Sơ đồ IFD
Thời điểm
Khách hàng
Quản trị dự án
Lãnh đạo
Các yêu cầu dự án
Báo cáo tổng hợp
Báo cáo tổng hợp
Báo cáo kế hoạch
Báo cáo kế hoạch
Phân tích đánh giá
dự án
Lập kế hoạch
Lập lịch phân công CV
Dự trù kinh phí
Lập báo cáo
Kế hoạch thực hiện
Cáctệp DL
của dự án
5. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
5.1 Sơ đồ ngữ cảnh
Thể hiện khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin quản lí, tức là chỉ cần nhìn vào sơ đồ là ta có thể nhận thấy và nắm được nội dung chính của hệ thống. Trong hệ thống thông tin quản trị dự án có các thông tin về dự án phần mềm.Bao gồm các bảng các quá trình xử lý thông tin và đuợc tập hợp lại thành một hệ thống thông tin. Các thông tin này kết hợp với các dữ liệu có sẵn trong hệ thống như các tệp danh mục, các thông tin về khách hàng , về dự án sẽ cho ta các báo cáo tổng quát nhất về phần mềm đó.
ở sơ đồ ngữ cảnh ta coi hệ thống giống như hộp đen, các thông tin về cán bộ như đầu vào của hệ thống, các báo cáo và các thông tin khác giống như các đầu ra của hệ thống, chính cán bộ công nhân viên cũng là những người hưởng lợi ích của hệ thống đem lại. Ban lãnh đạo và các đối tượng cụ thể khác là những người sử dụng những thông tin do hệ thống mang lại, họ chính là những đối tượng phục vụ của hệ thống thông tin
Sơ đồ ngữ cảnh của luồng thông tin nhằm phân tích dự án :
Khách hàng
Ban lãnh đạo dự án
Cán bộ dự án
Quản trị viên
Quản trị viên
Ban lãnh đạo dự án
Hệ thống hỗ trợ quản trị dự án phần mềm
Nghiên cứu dự án
Thông báo kế hoạch của dự án
Thu thập thông invề dự án
Cung cấp thông tin về dự án
Lập kế hoạch
Thông báo về
dự án
5.2 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD- Phân rã mức 0)
Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh chỉ cho ta cái nhìn khái quát về hệ thống, ta cần phân rã sơ đồ ra các mức cụ thể hơn để thấy được nội dung cụ thể của hệ thống thông tin quản trị dự án phần mềm. Việc cập nhật hồ sơ dữ liệu về hệ thống thông tin không chỉ diễn ra ở các quản trị viên mà còn đối với các thành viên trong công ty. khi có một dự án thông tin mới được cập nhật vào hệ thống của chương trình thì các thành viên trong công ty đều có thể tham khảo dự án đó. Các thành viên trong công ty trao đổi ý kiến với nhau trươc khi dự án đó được lập kế hoạch . Thông tin trên thường xuyên cần cập nhật bổ sung. Do đó việc bảo mật thông tin là điều cần thiết và là môt nguyên tắc trong công nghệ thông tin , nhất là trong công nghệ phần mềm. Sau khi cập nhật xong các thông tin về dự án, các dữ liệu này sẽ được lưu vào trong một tệp gọi là tệp “Hệ thống thông tin”, các dữ liệu này kết hợp với các dữ liệu có sẵn trong cơ sở dữ liệu của hệ thống như danh mục các form cập nhật, form quản trị và form báo cáo tổng hợp tạo thành một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh của hệ thống.
Sơ đồ DFD phân rã mức 0:
D3 Lịch dự án
D1Quản trị viên
D2 kế hoạch
Khách hàng
Lãnh đạo
Khách hàng
2.0
Thực hiện công việc quản trị
3.0
Lập các báo cáo
Người quản trị
1.0
Yêu cầu lập kế hoạch
Báo cáo
Báo cáo
Chi phí
Kế hoạch các yêu cầu
Dự án
Lịch dự án
Bảng phân công việc
D4 Kinh phí
D5 Phân cônng công việc
2:Sơ đồ DFD phân rã mức 1:
Quản trị viên
Bảng kế hoạch
Các tệp D.L
T gian biểu
Lịch T.hiện
Phân tích dự án
1.0
Lập lịch dụ án
4.0
Phân công công việc
3.0
Lập các báo cáo dự án
7.0
Thực hiện dự án
6.0
Dự trù khinh phí, thời gian D .án
5.0
Lập kế hoạch
2.0
Khách hàng
Bộ phận Lãnh đạo
Khách hàng
Các báo cáo
đẫ được hoàn thành
K.tra dự án
Lập chi phí
T.hành công việc
T.Tin đã nhập
D. án đã phân tích
Các yêu cầu dự án
Kinh phí D.A
Cán bộ D.A
Bảng phân công C.V
KH đã T.hiện
1:Bảng quản lý dự án
Đây là trang đầu của chương trình từ đây ta có thể vào hệ thống để tra cứu thông tin của dự án tiếp đó là các chương trình . Danh mục , Cập nhật , Quản trị báo cáo /tổng hợp và trợ giúp
2: Bảng Danh mục khách hàng:
Bảng nàycho chúng ta biết được Mã kháh hàng ,Tên khách hàng , Địa chỉ ,Điện thoại của các khách hàng .Giúp cho chúng ta thêm danh sách của các khách hàng để cho chúng ta biết được thông tin về khách hàng .
3: Bảng cập nhật dự án Bảng này cho chúng ta biết được thông tin về một dự án nào đó mà khách hàng yêu cầu cho chúng ta . Nhằm cho ta biết được các thông tin về một dự án để phân tích thông tin về dự án đồng thời lập kế hoạch cho dự án đó một cách chính xác .
3:Bảng Mã dự án
Bảng này cho ra danh sách của một dự án . Nhì vào danh sách này cho ta biết được mã của dự án , nội dung công việc , số tiền hay chi phí của dự án
II. Chương trình nguồn:
// Main.Prg
SET DELE ON
SET EXACT ON
HIDE WINDOWS SCREEN
CLOSE ALL
CLEAR ALL
SET SYSME OFF
SET SYSMENU TO
SET SYSMENU AUTOMATIC
_SCREEN.VISIBLE=.F.
_SCREEN.Caption = "Quan ly du an"
PUBLIC M_Data, M_Root, M_Prog, M_Pict, M_Form, M_Repo
M_Root = LEFT(SYS(16),RAT("\",SYS(16),2))
M_Data = M_Root + [Data\]
M_Pict = M_Root + [Pict\]
M_Prog = M_Root + [Prog\]
M_Form = M_Root + [Form\]
M_Repo = M_Root + [Repo\]
_SCREEN.Picture = M_Pict + [backgrnd.gif]
Do (M_prog + [Main.mpr])
ON KEY LABEL F3 Do Vefox
ON KEY LABEL F3
PROCE Vefox
CLOS DATabase ALL
CLEA ALL
SET SYS MENU TO DEFA
RETU
Xử lý Form Cập nhật khách hàng
Moi.Click
IF THIS.Caption = "\<Mới"
Moi_Sua = [M]
THISFORM.TxtMa_kh.Setfocus()
THISFORM.TxtMa_kh.Value = []
THISFORM.TxtTen_kh.Value = []
THISFORM.CbNhom.Value = []
THISFORM.TxtDia_chi.value = []
THISFORM.TxtDien_thoai.Value = []
THISFORM.TxtFax.Value = []
THISFORM.TxtMa_kh.READONLY = .F.
THISFORM.TxtTen_kh.READONLY = .F.
THISFORM.CbNhom.READONLY = .F.
THISFORM.TxtDia_chi.READONLY = .F.
THISFORM.TxtDien_thoai.READONLY = .F.
THISFORM.TxtFax.READONLY = .F.
THISFORM.Commandgroup1.CmdSua.caption="\<Bỏ qua"
THISFORM.Commandgroup1.CmdXoa.Enabled = .F.
THISFORM.Commandgroup1.CmdIn.Enabled = .F.
THIS.Caption ="\<Lưu"
ELSE
THIS.Caption ="\<Mới"
THISFORM.Commandgroup1.CmdSua.caption="\<Sửa"
THISFORM.Commandgroup1.CmdXoa.Enabled = .T.
THISFORM.Commandgroup1.CmdIn.Enabled = .T.
THISFORM.TxtMa_kh.READONLY = .T.
THISFORM.TxtTen_kh.READONLY = .T.
THISFORM.CbNhom.READONLY = .T.
THISFORM.TxtDia_chi.READONLY = .T.
THISFORM.TxtDien_thoai.READONLY = .T.
THISFORM.TxtFax.READONLY = .T.
SELEC M_Khachhang
IF Moi_Sua = [M]
APPEN BLANK
GATHE MEMVA
THISFORM.REFRESH
Moi_Sua = []
ELSE
GATHE MEMVA MEMO
THISFORM.REFRESH
Moi_Sua = []
ENDI
ENDI
Sua.Click
Moi_Sua = [S]
IF THIS.Caption = "\<Sửa"
THISFORM.TxtTen_kh.SETFOCUS()
THISFORM.TxtTen_kh.READONLY = .F.
THISFORM.CbNhom.READONLY = .F.
THISFORM.TxtDia_chi.READONLY = .F.
THISFORM.TxtDien_thoai.READONLY = .F.
THISFORM.TxtFax.READONLY = .F.
THISFORM.Commandgroup1.CmdMoi.caption="\<Lưu"
THISFORM.Commandgroup1.CmdXoa.Enabled = .F.
THISFORM.Commandgroup1.CmdIn.Enabled = .F.
THIS.Caption ="\<Bỏ qua"
ELSE
THIS.Caption ="\<Sửa"
THISFORM.Commandgroup1.CmdMoi.caption="\<Mới"
THISFORM.Commandgroup1.CmdXoa.Enabled = .T.
THISFORM.Commandgroup1.CmdIn.Enabled = .T.
SELE M_Khachhang
SCATT MEMVA
THISFORM.REFRESH
ENDI
Xử lý Form Cập nhật dự án
Moi.Click
IF THIS.Caption = "\<Mới"
Moi_Sua = [M]
THISFORM.TxtMa_da.Setfocus()
THISFORM.TxtTen_da.Value = []
THISFORM.CbMa_kh.Value = []
THISFORM.CbLoaida.Value = []
THISFORM.TxtNgay_bd_dk.value = []
THISFORM.TxtNgay_kt_dk.value = []
THISFORM.TxtThoigian.Value = []
THISFORM.TxtChi_phi.Value = []
THISFORM.Text4.value = []
THISFORM.Text5.Value = []
THISFORM.text6.value = []
THISFORM.TExt7.value = []
THISFORM.Text5.READONLY = .F.
THISFORM.TxtMa_da.READONLY = .F.
THISFORM.TxtTen_da.READONLY = .F.
THISFORM.CbMa_kh.READONLY = .F.
THISFORM.Cbloaida.READONLY = .F.
THISFORM.TxtNgay_bd_dk.READONLY = .F.
THISFORM.TxtNgay_kt_dk.READONLY = .F.
THISFORM.TxtThoigian.READONLY = .F.
THISFORM.TXTChi_phi.READONLY = .F.
THISFORM.Text4.READONLY = .F.
THISFORM.Text7.READONLY = .F.
THISFORM.Text6.READONLY = .F.
THISFORM.Commandgroup1.CmdSua.caption="\<Bỏ qua"
THISFORM.Commandgroup1.CmdXoa.Enabled = .F.
THISFORM.Commandgroup1.CmdIn.Enabled = .F.
THIS.Caption ="\<Lưu"
ELSE
THIS.Caption ="\<Mới"
THISFORM.Commandgroup1.CmdSua.caption="\<Sửa"
THISFORM.Commandgroup1.CmdXoa.Enabled = .T.
THISFORM.Commandgroup1.CmdIn.Enabled = .T.
THISFORM.Text5.READONLY = .T.
THISFORM.TxtMa_da.READONLY = .T.
THISFORM.TxtTen_da.READONLY = .T.
THISFORM.CbMa_kh.READONLY = .T.
THISFORM.Cbloaida.READONLY = .T.
THISFORM.TxtNgay_bd_dk.READONLY = .T.
THISFORM.TxtNgay_kt_dk.READONLY = .T.
THISFORM.TxtThoigian.READONLY = .T.
THISFORM.TXTChi_phi.READONLY = .T.
THISFORM.Text4.READONLY = .T.
THISFORM.Text7.READONLY = .t.
THISFORM.Text6.READONLY = .T.
SELEC M_duan
IF Moi_Sua = [M]
m.ngay_bd_dk = CTOD(ALLT(m.ngay_bd_dk))
m.ngay_kt_dk = CTOD(ALLT(m.ngay_kt_dk))
APPEN BLANK
GATHE MEMVA
THISFORM.REFRESH
Moi_Sua = []
ELSE
GATHE MEMVA MEMO
THISFORM.REFRESH
Moi_Sua = []
ENDI
ENDI
Sua.Click
Moi_Sua = [S]
IF THIS.Caption = "\<Sửa"
THISFORM.Text5.READONLY = .F.
THISFORM.TxtTen_da.SETFOCUS()
THISFORM.TxtTen_da.READONLY = .F.
THISFORM.CbMa_kh.READONLY = .F.
THISFORM.Cbloaida.READONLY = .F.
THISFORM.TxtNgay_bd_dk.READONLY = .F.
THISFORM.TxtNgay_kt_dk.READONLY = .F.
THISFORM.TxtThoigian.READONLY = .F.
THISFORM.TXTChi_phi.READONLY = .F.
THISFORM.Text4.READONLY = .F.
THISFORM.Text7.READONLY = .F.
THISFORM.Text6.READONLY = .F.
THISFORM.Commandgroup1.CmdMoi.caption="\<Lưu"
THISFORM.Commandgroup1.CmdXoa.Enabled = .F.
THISFORM.Commandgroup1.CmdIn.Enabled = .F.
THIS.Caption ="\<Bỏ qua"
ELSE
THIS.Caption ="\<Sửa"
THISFORM.Commandgroup1.CmdMoi.caption="\<Mới"
THISFORM.Commandgroup1.CmdXoa.Enabled = .T.
THISFORM.Commandgroup1.CmdIn.Enabled = .T.
SELE M_Duan
SCATT MEMVA
THISFORM.REFRESH
ENDI
Kết luận
Với sự phát triển mạnh mẽ của tin học hiện nay công tác quản lý các dự án phần mềm có phần dễ dàng hơn. Để làm được công việc này yêu cầu người lập trình hệ thống phải hiểu biết sâu rộng, phải mang tính chất chuyên nghiệp, khả năng chuyên môn cao. Có ý thức về công việc mà mình đang làm.
Việc xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý dự án phần mềm yêu cầu phải đầy đủ chi tiết để cung cấp sự trợ giúp cho người sử dụng, làm cho người sử dụng dễ dàng sử dụng và hiệu quả của nó mang lại phải cao.
Hệ thống quản lý dự án phần mềm đã mang lại hiệu quả kinh tế thực sự tạo nên bước đột phá trong quản lý doanh nghiệp nó giúp cho doanh nghiệp quản lý được hệ thống phần mềm mà doanh nghiệp đang sử dụng, giúp cho người quản lý đó quản lý được tất cả các yêu cầu mà công việc đề ra.
Trong đề tài, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu và nhiệt tình của Cô giáo Trần Thị Song Minh và các anh chị ở Công ty cổ phần giải pháp tin học IFI Solution, đồng thời em có tiếp thu và thừa kế kiến thức trong luận văn tốt nghiệp của các anh chị khoá trước. Tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp và trình độ còn hạn chế nên mặc dù đã cố gắng tối đa nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo, các anh các chị và tất cả những ai quan tâm tới đề tài này.
Hà Nội
Ngày 15 tháng 8 năm 2004
Người thực hiện
Võ Ngọc Vinh
Bảng DANH MụC CáC TàI LIệU THAM KHảO
1- PTS Hàn Viết Thuận, Giáo trình “ Cấu trúc dữ liệu và giải thuật ”, Nhà xuất bản Thống kê -Hà nội 1999.
2- TS Trương Văn Tú & TS Trần Thị Song Minh, Giáo trình “ Hệ thống thông tin quản lí “ Nhà xuất bản thống kê- Hà nội 2000.
3- ThS Trần Công Uẩn, Giáo trình “ Cơ sở dữ liệu SQL – Access ”, Nhà xuất bản Thống kê- Hà nội 2000 .
4- “ Phân tích và thiết kế hệ thông tin “ – Nguyễn Văn Ba, ĐHBK Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội – 2002
5-“Phân tích thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin quản lý “_ Trần Thành Mai, NXB Trẻ 1996
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần giải pháp tin học IFI Solution 2
I. Vài nét về Công ty cổ phần giải pháp tin học IFI Solution 2
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty phần mềm quản lý doanh nghiệp IFI Solution 2
2. Các biện pháp kinh doanh và quản lý Công ty 4
II. Tổ chức bộ máy quản IFI Solution 7
1. Mô hình tổ chức 7
2. Chức năng - nhiệm vụ 7
3. Tổ chức phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm 10
4. Sản phẩm và khách hàng của Công ty 11
III. Định hướng phát triển và hợp tác quốc tế 13
1. Định hướng phát triển 13
2. Hợp tác quốc tế 13
IV. Biểu đồ doanh số 14
1. Biểu đồ doanh số thu nhập qua các năm 14
2. Biểu đồ phát triển lượng khách hàng qua các năm 14
Chương II : Phương pháp luận cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu 17
I. Phương pháp luận 17
1. Phương pháp luận 17
2. Các bộ phận của phần mềm 23
II. Khái niệm thông tin và hệ thống thông tin 27
1. Thông tin 27
2. Khái niệm hệ thống thông tin 27
3. Hệ thống thông tin trong một tổ chức 29
4. Tầm quan trọng của hệ thống thông tin hoạt động tốt 33
5. Hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin quản lý 34
6. Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin 34
III. Phân tích hệ thống thông tin quản lý 38
1. Mục tiêu của giai đoạn phân tích hệ thống 38
2. Các phương pháp thu nhập thông tin 39
3. Các bước xây dựng hệ thống thông tin quản lý 39
IV. Thiết kế hệ thống thông tin quản lý 41
1. Các công cụ mô hình hoá và xây dựng tài liệu cho hệ thống 42
2. Phân tích chi tiết hệ thống thông tin 48
3. Thiết kế hệ thống thông tin 50
4. Cơ sở dữ liệu 54
5. Mô hình quan hệ 60
Chương III: Phân tích thiết kế hệ thống thôn tin quản lý phần mềm 61
I. Phân tích hệ thống 61
1. Khái quát hệ thống thông tin quản lý dự án phần mềm 61
2. Sơ đồ chức năng quản lý dự án 62
3. Sơ đồ luông thông tin 63
4. Sơ đồ IFD 66
5. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) 67
- Bảng quản lý dự án 71
- Bảng danh mục khách hàng 72
- Bảng cập nhật dự án 72
- Bảng mã dự án 72
II. Chương trình nguồn 74
Kết luận 79
Bảng danh mục các Tài liệu tham khảo 79
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- P0072.doc