Đồ án Hệ thống quản lý thư viện cấp III “Năng khiếu tỉnh Thái Bình”

** Chuẩn hoá các thực thể Khái niệm : Chuẩn hoá là quá trình phân tích chuẩn hoá các thực thể thành một dạng mà tối thiểu việc lặp đi lặp lại, không dư thừa nhưng dữ liệu vẫn đầy đủ . + Có ba dạng chuẩn hoá dữ liệu - Quy tắc chuẩn hoá 1 Bảng không được chứa những thuộc tính có thể xuất hiện nhiều lần. Giải pháp : Loại bỏ những thuộc tính lặp lại vào một bảng khác cùng với những thuộc tính khóa trong kiểu thực thể chứng kiến mà thuộc tính này lặp lại . - Quy tắc chuẩn hoá thứ 2 Mọi thuộc tính phải phụ thuộc vào hàm và toàn bộ vào khoá . Giải pháp : Loại bỏ những thuộc tính không phụ thuộc vào hàm và toàn bộ khoá vào một bảng khác cùng với những thuộc tính thành phần của k hoá mà nó phụ thuộc vào .

doc82 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hệ thống quản lý thư viện cấp III “Năng khiếu tỉnh Thái Bình”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ban, khoá học, địa chỉ, số điện thoại (nếu có), ngày làm thẻ, ngày hết hạn sử dụng thẻ. Và các thông tin này biết được nhờ Mã Thẻ Thư Viện của độc giả đó . Như vậy mục đích của thư viện là làm sao phục vụ được bạn đọc một cách nhanh chóng, chính xác kể cả lúc mượn cũng như lúc trả . Thư viện gồm các phòng ban sau : + Ban giám đốc + Phòng bổ sung và sử lý kỷ luật + Phòng phục vụ bạn đọc Phòng tìm tin : Tại đây lưu trữ các thông tin về sách, báo trí và các tư liệu khác theo thể loại. Mỗi tư liệu trong thể loại đó được đánh mã tư liệu . Phòng làm thẻ : Tổ chức làm thẻ mới, gia hẹn thẻ.....Cho bạn đọc thoả mãn yêu cầu của thư viện . + Phòng tổ chức và bảo quản kho + Phòng đóng sách + Phòng nghiệp vụ + Phòng hành chính a . Sơ đồ cơ cấu tổ chức của thư viện trường cấp III năng khiếu tỉnh Thái Bình . Ban giám đốc p.Tổ chức và bảo quản kho p.phòng phục vụ bạn đọc p.Thông tin thư mục p.bổ xung và sử lý kỷ luật Phòng hành chính Phòng đóng sách Phòng nghiệp vụ Đây là hệ thống quản trị của thư viện theo kiểu trực tuyến và chức năng. Như vậy mỗi phòng ban chức năng cũng như các đơn vị thành viên đều có một nhiệm vụ riêng và rất cụ thể. Để thực hiện tốt công việc được giao cho mỗi một cán bộ, từ quản thư đến ban giám đốc phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trong phạm vi thuộc sự quản lý . b. Một số mẫu cơ bản của công tác quản lý thư viện : Phiếu quản lý sách Thư viện phiếu quản lý sách Trường THPT Năng khiếu TB Mã số sách...................... Tên sách ........................................................................................... Tập ..............................................Số trang......................................... Số lượng .....................................Năm xuất bản ............................... Mã nhà xuất bản .......................Nhà xuất bản ................................. Mã thể loại .............................Thể loại .......................................... Mã tác giả ................................Tác giả ......................................... Mã vị trí ..............Vị trí .............Khu..........Kệ...............Ngăn...... Chú ý : Phòng thư mục có trách nhiệm căn cứ vào thẻ để tiến hành cập nhật danh mục sách vào thư viện. Nhận độc giả mới : Mỗi khi có bạn đọc đến đăng ký làm thẻ .Phòng phục vụ bạn đọc tiến hành phát mẫu đăng ký là bạn đọc và đăng ký cho bạn đọc và khai báo vào mẫu theo hình thức như sau: Thư viện phiếu đăng ký Trường THPT Năng khiếu TB Họ và tên .............................Năm sinh ........................................ Lớp chuyên ................................................................................. Khối................................khoá học.............................................. Ngày đăng ký ............................................................................. Xác nhận của cơ quan Sau đó độc giả, sẽ được phòng phục vụ đọc giả cấp thẻ độc giả với mỗi thẻ bạn đọc sẽ được gán cho một mã số độc giả theo mẫu sau : Số ......... Thư viện Trường THPT Năng khiếu TB Thẻ bạn đọc Họ và tên .......................................................................................... Lớp chuyên ..................................................................................... Khối.......................................khoá học........................................... Ngày đăng ký ................................................................................. Ngày........Tháng..........Năm............ Trưởng phòng công tác bạn đọc Quá trình mượn sách : Khi bạn đọc đến mượn sách sẻ gửi thẻ tại bàn kiểm tra và được cấp phiếu kiểm tra và điền số thẻ vào phiếu này. Từ phiếu này bạn đọc vào phòng đọc sách và lấy phiếu mượn sách, bạn đọc sẽ chọn sách cần mượn và điền vào phiếu mượn, để quản thư căn cứ vào phiếu này lấy sách cho bạn đọc và cập nhật vào danh sách bạn đọc mượn sách trong ngày đó . Phiếu mượn sách Số thẻ TV..........................Số phiếu mượn ............................................. Họ tên.............................................................................................. Lớp chuyên ..................................................................................... Khối.......................................khoá học........................................... Hình thức mượn ............................................................................. Mã số sách Tên sách Tác giả Mã thể loại ....................... ........................ ........................ ....................... Ngày.......Tháng.......năm.......... Phòng hành chíPhòng đóng sách nh Khi bạn đọc chọn sách để mượn có thể căn cứ vào danh mục sách có sẵn để mượn . Thư viện Trường THPT Năng khiếu TB Danh mục sách có sẵn Mã sách Tên sách Tác giả Vị trí ....................... ...................... ....................... .................. Trong quá trình theo dõi việc mượn sách nếu như bạn đọc chỉ mượn và tham khảo tại chỗ thì quá trình cho mượn và thu nhận được tiến hành trong ngày . Nếu như độc giả mượn sách và tạp chí về để tham khảo trong thời gian cho phép, mà vượt thời gian cho phép, thì bộ phận cho mượn tại phòng đọc sẽ tiến hành rà tìm các danh sách bạn đọc trễ hạn để gởi giấy báo thu hồi lại sách đã cho mượn theo mẫu sau : Thư viện Trường THPT Năng khiếu TB Danh sách độc giả mượn sách quá hạn Mã độc giả Họ và tên Tên sách Ngày mượn Ngày quy định trả Ngày trả Phòng hành chính Thư viện Trường THPT Năng khiếu TB Giấy báo mượn sách quá hạn Kính gửi ......................................................................................... Lớp chuyên...................................................................................... Khối.......................................khoá học........................................... Chúng tôi thông báo đến bạn đọc đã mượn sách của thư viện nhà trường những quyển sách có Mã số................................................. Tên sách ......................................................................................... Vào ngày ....................................................................................... Đến hôm nay quá hạn .................................................................... Vậy xin thông báo đến bạn đọc vui lòng đem sách đến trả Và mang theo số tiền ...............và ..............để trả phí sách trễ hẹn Hình 7:Giấy thông báo trễ hẹn Báo cáo thống kê : Đối với công tác phòng đọc, ngoài công việc tra cứu tìm kiếm sách theo yêu cầu bạn đọc(độc giả), còn phải thống kê số độc giả theo thời gian chỉ định từ đó lắm được số độc giả trong kỳ và số sách đã mượn theo mẫu sau : Thư viện Trường THPT Năng khiếu TB Báo cáo tình hình bạn đọc Từ ngày .................Đến ngày.................... Mã độc giả Họ và tên Lớp chuyên Khoá học Số sách mượn Báo cáo số sách mà độc giả đã mượn đến ngày theo mẫu sau : Thư viện Trường THPT Năng khiếu TB Báo cáo mượn sách Từ ngày ............... Đến ngày ....................... Mã sách Tên sách Tác giả Lượt mượn c. Các nghiệp vụ cơ bản Phần này giới thiệu một số nghiệp vụ cơ bản của hệ thống Với độc giả : Độc giả sau khi cấp thẻ nếu muốn dùng tư liệu phải lên phòng phục vụ bạn đọc để tra cứu tài liệu mình cần tìm, xác định mã tư liệu, nơi để tư liệu . Sau đó độc giả qua phòng đăng ký mượn trả tư liệu, độc giả sẽ được đáp ứng nếu tư liệu còn và độc giả đã đáp ứng đầy đủ điều kiện của thư viện hoặc ngược lại độc giả sẽ được thông báo không có hoặc không được mượn. Với nhân viên quản lý : + Khi yêu cầu của độc giả, ví dụ như yêu cầu về mượn tư liệu thì sẽ thực hiện như sau : Kiểm tra xem độc giả có được mượn hay không. Nếu không sẽ bị từ chối, nếu có sẽ kiểm tra tư liệu bạn đọc muốn có còn hoặc có tư liệu đó không. Nếu không còn thông báo hết với tư liệu với bạn đọc hoặc không có tư liệu đó, nếu còn sẽ thực hiện cho độc giả mượn và ghi thời gian mượn và thời gian phải trả cho bạn đọc. + Khi yêu cầu độc giả muốn làm thẻ : Kiểm tra các điều kiện về độc giả(có phải là học sinh, giáo viên trong trường không ?).Nếu thoả mãn thì tổ chức cấp thẻ và hẹn ngày lấy thẻ, nếu không sẽ từ chối. + Khi cần thực hiện thống kê: Sẽ giao cho từng phòng thực hiện theo đúng chức năng của từng phòng. Ví dụ : Thống kê lượng sách trong thư viện : Thuộc phòng tổ chức và bảo quản; thống kê mượn trả thuộc phòng mượn trả, sau đó các phòng tổ chức báo cáo lên phòng quản lý . Đánh giá những nhược điểm của hệ thống cũ Với cách tổ chức như trên, hệ thống quản lý thư viện của trường còn có một số nhược điểm sau: Hầu hết các công việc nghiệp vụ của hệ thống thư viện đều được tiến hành hoàn toàn thủ công. Trong công tác kiểm kê sẽ vô cùng khó khăn vì số lượng sách báo rất lớn, số độc giả luôn luôn thay đổi nên công tác quản lý đôi khi còn gặp nhiều nhầm lẫn sai sót . Vì thao tác nhiệp vụ hoàn toàn thủ công nên công việc và hiệu quả trong công tác nghiệp vụ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và các kỹ năng của các cán bộ thư viện. Nếu trình độ không đồng đều sẽ dẫn đến lúng túng khi làm việc. Đối với việc tra cứu của độc giả còn có nhiều khó khăn, thời gian tìm đúng sách mất nhiều thời gian ngay cả với độc giả và cán bộ thư viện . Việc quản lý thư viện như cập nhập thông tin mới, sửa đổi thông tin, thiết lập các biểu đồ thống kê ...là khó khăn thậm chí gây nhầm lẫn khó có khả năng khắc phục ngay được . 2.4.Yêu cầu tin học hoá, thuận lợi và khó khăn: Qua quá trình khảo sát hệ thống tại Thư viện trường cấp III năng khiếu tỉnh Thái Bình, cho em thấy một số điểm nổi bật, khi áp dụng những ứng dụng của tin học vào trong công tác quản lý thư viện . + Khi thực hiện tin học hóa vào một số khâu trong công tác quản lý thư viện sẽ mang lại : Giảm bớt được một số công việc thủ công nhàm chán, mất thời gian cho các cán bộ thư viện . Giúp độc giả tra cứu, tìm kiếm, thực hiện mượn trả một cách nhanh chóng. Thực hiện các báo cáo thống kê nhanh chóng, chính xác và mang lại tính chuyên nghiệp cao . Thực hiện giao tiếp cập nhật các thông tin được với các môi trường máy tính lớn, mạng internet, các mạng liên thư viện +Tuy nhiên việc tin học hoá cũng gặp một số khó khăn sau đây: Phải chi phí cao hơn để trang bị cho hệ thống máy tính . Phải đào tạo hướng dẫn lại các nhân viên thư viện vốn đã quen với các công tác thủ công . Phải có hướng dẫn chỉ bảo cho bạn đọc rất nhiều vì đây là trường thư viện của một trường cấp III, nên hầu hết các em còn nhỏ, và đây là một lĩnh vực mới, đòi hỏi các cán bộ quản lý phải có tâm huyết và hướng dẫn nhiệt tình cho các em .... Những khó khăn trên sẽ được hạn chế nếu xây dựng được một hệ thống quản lý thư viện tốt trong công tác kết hợp hài hoà giữa công nghệ và các công tác thủ công truyền thống. Chương III : Phân tích hệ thống 3.1. Các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý thư viện Hệ thống quản lý thư viện được tổ chức với 5 chức năng sau : Chức năng quản lý sách Chức năng quản lý độc giả Chức năng mượn trả Chức năng tra cứu tìm kiếm Chức năng thống kê, báo cáo 3.1.1. Chức năng quản lý sách gồm - Nhập thông tin về sách Sửa thông tin về sách Huỷ thông tin về sách Thanh lý sách * Giải thích: Chức năng này thực hiện nhập nội dung thông tin liên quan đến sách như : Mã sách, tên sách, tên tác giả, chủ đề, nhà xuất bản, năm xuất bản, ngày nhập, số lượng, nơi để.... vào cơ sở dữ liệu. Trường hợp cần bổ sung hiệu chỉnh một số thông tin liên quan về sách do thiếu hoặc cập nhật sai sót cán bộ thư viện sẽ vào chức năng sửa sách và cập nhập vào cơ sở dữ liệu, để đổi các thông tin về sách. Khi cần loại bỏ một số đầu sách không có khả năng sử dụng hoặc không có nhu cầu được độc giả sử dụngthì chức năng huỷ sách sẽ được thực hiện loại bỏ các thông tin liên quan đến đầu sách đó . Chức năng thanh lý sách thực hiện việc lưu thông tin về một đầu sách đã từng tồn tại trong kho dữ liệu và được thanh lý bởi một lý do nào đó(Bán, chuyển nhượng ....) ra khỏi kho lưu trữ. 3.1.2. Chức năng quản lý độc giả gồm Nhập các thông tin về độc giả . Sửa thông tin về độc giả . Huỷ thông tin về độc giả . *Giải thích: Chức năng này thực hiện quản lý các thông tin về độc giả, thực hiện cập nhập các thông tin liên quan về độc giả như : Số thẻ thư viện của độc giả, họ tên, địa chỉ, ngày sinh, lớp, khoá, số điện thoại, ngày làm thẻ, ngày hết hạn .... Trong trường hợp thông tin về độc giả có sai lệch, thì sẽ sửa lại thông qua chức năng sửa độc giả. Đây là trường cấp III nên thẻ thư viện chỉ có giá trị trong vòng 3 năm mà học sinh theo học, những độc giả có thẻ hết hạn, hoặc vì lý do khác sẽ bị loại khỏi thư viện sẽ được chức năng huỷ độc giả loại bỏ khỏi CSDL. 3.1.3. Chức năng quản lý mượn trả gồm Mượn sách Trả sách Xử lý quá hạn *Giải thích : Đây là chức năng giao dịch chính của thư viện với độc giả khi đến mượn hoặc trả sách . Bạn đọc có nhu cầu mượn sách hoặc trả sách sẽ được cán bộ thư viện kiểm tra tính hợp lệ (Số thẻ TV, số sách mượn, trả...). Nếu hợp lệ độc giả sẽ được phép cung cấp mượn sách hoặc trả sách, ngược lại không thoả mãn những điều kiện mà cán bộ thư viện đưa ra sẽ bị từ chối. Chức năng mượn trả cũng lưu qúa trình mượn trả của độc giả vào CSDL. Khi độc giả mượn sách quá hạn thủ thư có thể in giấy báo quá hạn và gửi đến độc giả yêu cầu trả sách. Độc giả trả sách quá hạn sẽ phải chịu hình thức kỷ luật của thư viện. Thông tin về sự quá hạn của độc giả cũng lưu vào CSDL. 3.1.4. Chức năng tra cứu gồm Tra cứu sách Tra cứu độc giả Tra cứu mượn trả * Giải thích : Chức năng này được ba phần : + Phần tra cứu sách : Nhằm giúp cả độc giả và nhân viên thư viện tra cứu tìm kiếm một cuốn sách nào đó theo mã sách, tên sách, chủ đề hoặc tác giả của cuốn sách đó. + Phần tra cứu độc giả : Giúp nhân viên thư viện tìm kiếm thông tin liên quan đến một độc giả theo các tiêu chí sau : Số thẻ thư viện, tên độc giả, lớp chuyên, khoá học.... + Phần tra cứu mượn trả : Giúp nhân viên thư viện tra cứu quá trình mượn trả của một độc giả, phần này cho biết thông tin hiện thời về tình hình mượn trả của một độc giả . 3.1.5. Chức năng thống kê gồm có : Thống kê sách Thống kê độc giả Thống kê trả mượn trả *Giải thích : Chức năng này thực hiện các thống kê về sách, độc giả quá trình mượn trả của độc giả theo yêu cầu một cách nhanh chóng, chính xác nhằm giúp ban quản lý thư viện có được những thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích tốt hơn . 3.2. Biểu đồ phân cấp chức năng: TK mượn/trả Hệ thống quản lý thư viện Quản lý sách Quản lý độc giả Quản lý mượn/ trả Tra cứu Thống kê Nhập Huỷ bỏ Sửa đổi Thanh lý Nhập Huỷ bỏ Sửa đổi Mượn sách Trả sách Xử lý quáhạn Tra cứu sách Tra cứu độc giả Tra cứu mượn trả TK sách TK độc giả * Giải thích : Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC)là một loạt biểu đồ diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng từ đại thể đến chi tiết. Mỗi nút trong biểu đồ là một chức năng, và quan hệ duy nhất giữa các chức năng, diễn tả bởi các cung nối liền các nút, là quan hệ bao hàm. Như vậy BPC tạo thành một cấu trúc cây . * Đặc điểm của các BPC là : Cho một cách nhìn khái quát dễ hiểu, từ đại thể đến chi tiết về các chức năng, nhiệm vụ cần thực hiện (Thường ở mức diễn tả lôgic). Rất dễ thành lập, bằng cách phân rã dần dần các chức năng từ trên xuống . Có tính chất tĩnh, bởi chúng chỉ cho thấy các chức năng mà không cho thấy trình tự xử lý. Thiếu vắng sự trao đổi thông tin giữa các chức năng . Vì những đặc điểm trên mà BPC (Biểu đồ phân cấp chức năng) thường được sử dụng làm mô hình chức năng trong các bước phân tích, hoặc cho các hệ thống đơn giản. Nếu hệ thống quá phức tạp, thì một mô hình chức năng dưới dạng BPC là quá sơ lược và các thiếu sót nêu trong hai đặc điểm ở cuối ở trên là không thể châm trước được. Lúc đó ta thường dùng biểu đồ luồng dữ liệu, thay cho biểu đồ phân cấp chức năng BPC. 3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu : 3.3.1. Dữ liệu vào ra của hệ thống . Hệ thống quản lý thư viện có các luồng dữ liệu vào ra như sau: + Dữ liệu gồm có : Thông tin về các đầu sách Thông tin về tác giả Thông tin về mượn sách Thông tin về trả sách Các yêu cầu tra cứu, tìm kiếm, thống kê, báo cáo....... + Dữ liệu ra : Các thống kê về sách, độc giả, mượn trả Thông báo quá hạn Các thông tin tra cứu được Các yêu cầu của thư viện 3.3.2. Các ký hiệu của biểu đồ luồng dữ liệu : * Biểu đồ luồng dữ liệu: Viết tắt là BLD là một loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả một quá trình xử lý thông tin với các yêu cầu sau : Sự diễn tả là ở mức lôgic, nghĩa là nhằm trả lời câu hỏi “Làm gì?”, mà bỏ qua câu hỏi “Làm như thế nào ?” Chỉ rõ các chức năng (con) cần thực hiện để hoàn tất quá trình cần mô tả . Chỉ rõ các thông tin cần được chuyển giao giữa các chức năng đó. * * Các biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) chỉ được phép sử dụng năm loại yếu tố sử dụng sau đây : và qua đó phần nào thấy được trình tự thực hiện của chúng . . Các chức năng : + Định nghĩa : Một chức năng là một quá trình biến đổi dữ liệu (Thay đổi, giá trị, cấu trúc, vị trí của một số dữ liệu đã cho, tạo ra một dữ liệu mới ) + Biểu diễn : Một chức năng thường được biểu diễn (trong BLD) bởi một hình tròn hay một hình ôvan, bên trong có tên của chức năng đó . Tên chức năng Tên chức năng phải là một động từ, cho phép hiểu một các vắn tắt chức năng này làm gì: VD Thống kê sách Quản lý bạn đọc . Các luồng dữ liệu : + Định nghĩa : Một luồng dữ liệu là một tuyến truyền dẫn thông tin vào hay ra một chức năng nào đó . Khi nói đến truyền dẫn thông tin thì ta hiểu là ở đây có một thông tin được chuyển đến một chức năng để được xử lý, hoặc chuyển đi khỏi một chức năng như một kết quả xử lý, bất kể hình thức truyền dẫn là gì (Bằng tay, qua máy tính, bằng fax, hay điện thoại v..v.. ).Thông tin ở đây có thể là một dữ liệu đơn (có thể là tên bạn đọc ), cũng có thể là một dữ liệu có cấu trúc (như thẻ thư viện ). Chú ý rằng mọi luồng dữ liệu là phải vào hay ra một chức năng nào đó, vậy trong hai đầu của một luồng dữ liệu (đầu đi và đầu đến ), ít nhất phải có một đầu dính tới một chức năng. Biểu diễn : Một luồng dữ liệu được vẽ trong một BLD dưới dạng một mũi tên, trên đó có viết tên của biểu đồ luồng dữ liệu . Tên luồng dữ liệu Tên luồng dữ liệu phải là một danh từ, cho phép hiểu vắn tắt nội dung của dữ liệu được chuyển giao.VD Tên độc giả . Các kho dữ liệu : + Định nghĩa : Một kho dữ liệu là một dữ liệu (đơn hay có cấu trúc ) được lưu lại, để có thể được truy nhập nhiều lần về sau . Biểu diễn: Một kho dữ liệu được vẽ trong một BLD dưới dạng hai đoạn thẳng nằm ngang, kẹp giữa tên của kho dữ liệu . Tên kho dữ liệu Tên kho dữ liệu phải là một danh từ, cho phép hiểu vắn tắt nội dung của dữ liệu được lưu trữ . VD Độc giả Các đối tác. + Định nghĩa: Một đối tác (Còn gọi là một tác nhân ngoài, hay điểm mút) là một thực thể ngoài hệ thống, có trao đổi thông tin với hệ thống . + Biểu diễn : Đối tác trong BLD được vẽ bằng một hình chữ nhật, bên trong có tên các đối tác . Tên đối tác Tên đối tác phải là một danh từ, cho phép hiểu vắn tắt đối tác là ai, hoặc là gì ? VD: Độc giả Cán bộ quản lý Các tác nhân trong : + Định nghĩa : Một tác nhân trong là một chức năng hay là một hệ con của hệ thống, được mô tả một trang khác của mô hình, nhưng có trao đổi thông tin với các phần tử thuộc trang hiện tại của mô hình . Như vậy tác nhân trong xuất hiện trong BLD chỉ để làm nhiệm vụ tham chiếu + Biểu diễn : Tác nhân trong BLD được vẽ dưới dạng một hình chữ nhật thiếu cạnh trên, trong đó viết tên tác nhân trong (chức năng hay hệ thống con). Tên tác nhân Với biểu đồ luồng dữ liệu BLD thì quá trình phân tích từ trên xuống lại là quá trình thành lập dần dần các BLD, diễn tả các chức năng của hệ thống theo từng mức. Mỗi mức là một tập hợp các BLD : 3.3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh : Mức 0 hay còn gọi là mức khung cảnh, chỉ gồm có một BLD, trong đó chỉ có một chức năng duy nhất (chức năng tổng quát của hệ thống) trao đổi các luồng thông tin với các đối tác . Biểu đồ này dùng để vạch danh giới hệ thống và xem xét mọi dàng buộc của hệ thống. Nó diễn tả mọi tập hợp các chức năng của hệ thống trong mối quan hệ trước sau, trong quá trình xử lý và bàn giao thông tin cho nhau. Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống quản lý thư viện bao gồm : Có hai tác nhân ngoài là : + Độc giả + Cán bộ quản lý Chức năng hệ thống : Quản lý thư viện Quản lý thư viện Độc giả Cán bộ quản lý thông tin yêu cầu độc giả yêu cầu thông tin, yêu cầu TV báo cáo,thốngkê 3.3.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh : Mức 1, còn gọi là mức đỉnh, cũng chỉ gồm một BLD, và các mức 2,3,4,...., mỗi mức gồm nhiều (>1) BLD, được thành lập như sau: Cứ mỗi chức năng ở mức trên, ta thành lập một biểu đồ luồng dữ liệu BLD, ở mức dưới, gọi là BLD định nghĩa (hay giải thích), chức năng đó theo cách sau : + Phân rã chức năng đó thành nhiều chức năng con ; + Vẽ lại các luồng dữ liệu vào ra chức năng trên, nhưng phải vào hay ra ở chức năng con thích hợp ; + Nghiên cứu các quan hệ về dữ liệu giữa các chức năng con , nhờ đó bổ sung các luồng dữ liệu nội bộ hoặc các kho dữ liệu nội bộ. Trong biểu đồ này : Các tác nhân ngoài vẫn được bảo toàn Chức năng quản lý thư viện được phân giã thành 5 chức năng con là : Quản lý độc giả ; Quản lý sách ; Quản lý mượn trả ; Tra cứu tìm kiếm ; Thống kê- báo cáo. Các luồng dữ liệu vẫn được bảo toàn, có thêm luồng dữ liệu nội bộ, xuất hiện các kho dữ liệu . Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh Quản lý sách Quản lý mượn trả Thống kê Tra cứu Cán bộ quản lý Độc giả Cán bộ quản lý Quản lý độc giả 3.3.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh . Biểu đồ này phân rã các chức năng chính của biểu đồ mức đỉnh thành các chức năng nhỏ hơn. Cụ thể như sau : a. Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng quản lý sách : Cán bộ quản lý Nhập sách Thanh lý Chỉnh sửa thông tin sách Huỷ thông tin sách Cập nhật Sách thanh Thông tin đầu lý sách đã thanh lý * Giải thích: Thông tin về sách được cập nhật và lưu trữ trong kho sách. Nếu quá trình cập nhật bị sai hoặc thiếu thì lấy thông tin đầu sách cần sửa trong kho sữa chữa lại, sau khi sửa xong thì kết quả dữ liệu được trả về kho. Khi cần huỷ một đầu sách thì tiến hành đối chiếu lại với thông tin đầu sách ta thực hiện chức năng thanh lý nhằm lưu trữ thông tin tạm thời về đầu sách đó (kho thanh lý) trong một thời gian nào đó. b) Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng quản lý độc giả. Độc giả Nhập độc giả Sửa thông tin về độc giả Huỷ thông tin về độc giả *Giải thích : Thông tin về độc giả được cập nhật và lưu trữ vào kho độc giả. Nếu quá trình nhập bị sai hoặc thiếu thì lấy thông tin độc giả cần sửa từ kho và sữa chữa lại, sau khi trả xong lại trả thông tin về kho. Khi cần huỷ thông tin một số độc giả, thì đối chiếu với dữ liệu độc giả có trong kho và xoá bỏ toàn bộ thông tin về độc giả đó . c) Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng quản lý mượn trả : Độc giả Mượn sách Trả sách Xử lý quá hạn Giải thích: Khi độc giả có yêu cầu mượn sách sẽ kiểm tra độc giả có hợp lệ không (kho độc giả ), sách độc giả mượn có còn hay không (xem trong kho sách) việc mượn trả của độc giả nếu có(trong kho mượn trả). Nếu tất cả đều đúng với nội quy, những quy định mà thư viện đề ra, thì độc giả (hay bạn đọc đều có quyền mượn sách ), ngược lại một trong các yêu cầu từ phía cán bộ đưa ra với độc giả, không thoả mãn thì không được mượn sách trong thư viện. Khi có yêu cầu trả sách từ phía bạn đọc, sẽ tiến hành kiểm tra việc mượn trả của độc giả như : Các thông tin liên quan đến sách, thí dụ như đầu sách, tên sách, mã số sách(có trả đúng không ). Thời hạn (đúng hay quá hạn ). Nếu các yêu cầu đều hợp lệ thì chấp nhận việc trả sách của độc giả là hợp lệ, thông tin được trả sẽ được đưa về kho sách. Ngược lại nếu bạn đọc vi phạm sẽ có thông báo về việc vi phạm và có hình thức xử phạt độc giả. Trong trường hợp bạn đọc cố tình vi phạm, thì ban quản lý kết hợp với cô giáo chủ nhiệm để có hình thức kỷ luật thích đáng. Thông tin vi phạm của độc giả sẽ được lưu trữ vào kho dữ liệu. Khi độc giả mượn sách quá hạn sẽ có thông báo quá hạn gửi đến độc giả để nhắc nhở trước. d) Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng tra cứu Độc giả Tra cứu độc giả Tra cứu sách Tra cứu mượn trả *Giải thích: Khi có yêu cầu tra cứu sách từ độc giả hoặc từ nhân viên quản lý, theo một yêu cầu cụ thể nào đó thì sẽ thực hiện và kiểm tra và lấy thông tin từ kho sách, nếu yêu cầu phù hợp sẽ trả thông tin tra cứu được lại cho bạn đọc hoặc nhân viên quản lý, ngược lại sẽ đưa thông báo cụ thể. Khi nhân viên thực hiện quản lý thực hiện tra cứu thông tinviệc mượn thì việc trả dữ liệu được lấy từ kho bạn đọc hoặc kho mượn trả thì trả dữ liệu được lấy từ kho độc giả hoặc kho mượn trả và trả về tương tự. e) Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng thông kê : YCTK: yêu cầu thống kê từ phía cán bộ quản lý KQTK: kết quả thống kê *Giải thích : Khi cán bộ thư viện cần thông kê thông tin về sách, độc giả hay quá trình mượn trả dữ liệu thông tin sẽ được lấy từ các kho dữ liệu tương ứng và sẽ được in thành các báo cáo thông kê, sẽ được gửi tới cho cán bộ quản lý. 3.4. Mô hình quan hệ thực thể 3.4.1. Xác định các thực thể + Thực thể là một đối tượng hợp thành để chúng ta nghiên cứu đối tượng đó Tiêu chuẩn để xác nhận các thực thể : Có ích trong quản lý, phân biệt giữa các thực thể với nhau. + Kiểu thực thể là một tập thể nhiều thực thể cùng loại được mô tả bằng những đặc trưng giống nhau. Sau đây là một số thực thể của hệ thống : Hệ thống quản lý thư viện gồm các thực thể sau : Sách Độc giả Mượn trả Nhà xuất bản Thể loại Thanh lý Qúa hạn Trong đó “Sách” và “Độc giả” là hai thực thể chính, “Mượn trả và quá hạn” là hai thực thể trung gian . 3.4.2. Xác định mối quan hệ giữa các thực thể . Khái niệm : + Liên kết là sự ghép nối có ý nghĩa giữa hai hay nhiều kiểu thực thể phản ánh một thực tế về quản lý. + Kiểu liên kết là một tập hợp nhiều liên kết cùng loại. Giữa các thực thể, có thể tồn tại nhiều mối liên kết, mỗi loại liên kết xác định một tên duy nhất. Biểu diễn các liên kết bằng đoạn thẳng nối giữa hai kiểu thực thể, kiểu liên kết còn là sự xác định có bao nhiêu thể hiện của kiểu thực thể này có thể kết hợp với bao nhiêu thể hiện của thực thể kia . Các mối quan hệ cơ bản trong liên kết CSDL * Quan hệ 1-1 : Mỗi một bản ghi của bảng A chỉ liên kết với một bảng ghi của bảng B và ngược lại, mỗi bản ghi của bản B cũng chỉ liên kết với một bản ghi của bản A. Quan hệ 1-1 xảy ra trường khoá kết nối với hai bảng đều là khoá chính (Khoá chính là trường mà không được phép có giá trị trùng nhau), khi biết được một giá trị của khoá chính thì sẽ biết được các thông tin còn lại . * Quan hệ 1-N : Một bản ghi của bảng A có thể kết nối với nhiều bản ghi của bảng B và ngược lại một bản ghi của bảng B có thể kết nối với nhiều bản ghi của bảng A Quan hệ 1-N xảy ra khi trường khoá kết nối của bảng A là khoá chính, trường khoá kết nối của bảng B không phải là khoá chính * Quan hệ N- N : Là liên kết giữa hai thực thể A, B mà trong A có nhiều thực thể trong B và ngược lại ứng với một thực thể trong B có nhiều thực thể trong A. Trong thực tế người ta thường bổ xung thực thể trung gian để biến đổi kiểu liên kết này thành kiểu liên kết 1-N. Phân tích các mối quan hệ giữa các thực thể trong hệ thống Mối quan hệ giữa “Sách” Và “Độc giả ” là mối quan hệ N- N vì mỗi cuốn sách có thể được nhận từ nhiều độc giả và một người có thể được nhiều sách cùng một lúc. Mối quan hệ này được tách thành mối quan hệ 1- N Thông qua thực thể trung gian là “Mượn trả”. Ta có mối quan hệ như sau : Sách Mượn trả Độc giả Thuộc tính kết nối giữa “Mượn trả ” và “Sách” là mã sách, giữa “Mượn trả” và “Bạn đọc” là Số thẻ thư viện. Tương tự ta cũng có mối quan hệ giữa “Sách ” và “Độc giả” và “Quá hạn” như sau : Sách Quá hạn Độc giả Thuộc tính kết nối giữa “Sách” và “Quá hạn ” là Mã sách, giữa “Độc giả ” và “Quá hạn ” là Số thẻ TV. Các thực thể như : Nhà xuất bản , thể loại và thanh lý là các thực thể nhằm đảm bảo cho việc quản lý thư viện được tốt hơn, các thực thể này được xây dựng liên kết như sau : Sách Nhà xuất bản Sách Thể loại Sách Thanh lý 3.4.3. Xác định các thuộc tính của thực thể: Sau khi xác định được kiểu thực hiện và thực thể thì ta phải xét đến những thông tin nào cần thiết phải được lưu trữ cho mỗi thực thể. Thuộc tính đặc trưng của thực thể biểu diễn bằng các trường hoặc các cột trong bảng . Căn cứ vào thực thể và kiểu thực thể đưa ra cho hệ thống ta thiết lập thuộc tính cho mô hình thực thể của hệ thống . Sách Mã sách Tên sách Tên tác giả Mã thể loại Mã NXB Tên Nhà XB Năm XB Lần xuất bản Ngôn ngữ Số lượng Số lượng còn Ngày nhập sách Số trang sách Giá sách Nội dung Độc giả: Mã thẻ TV Họ tên Ngày sinh Năm sinh Lớp chuyên Khoá học Quê quán Số điện thoại Ngày làm thẻ Ngày hết hạn Mượn trả : Mã mượn trả Mã sách Mã thẻ TV Ngày mượn Ngày trả Quá hạn Quá hạn : Mã thẻ TV Mã sách Thời gian quá hạn Tiền phạt Thể loại : Mã thể loại Tên thể loại Thanh lý : Mã sách Tên sách Hình thức thanh lý Ngày thanh lý Nhà xuất bản : Mã nhà xuất bản Tên nhà xuất bản Địa chỉ nhà xuất bản Số điện thoại ** Chuẩn hoá các thực thể Khái niệm : Chuẩn hoá là quá trình phân tích chuẩn hoá các thực thể thành một dạng mà tối thiểu việc lặp đi lặp lại, không dư thừa nhưng dữ liệu vẫn đầy đủ . + Có ba dạng chuẩn hoá dữ liệu Quy tắc chuẩn hoá 1 Bảng không được chứa những thuộc tính có thể xuất hiện nhiều lần. Giải pháp : Loại bỏ những thuộc tính lặp lại vào một bảng khác cùng với những thuộc tính khóa trong kiểu thực thể chứng kiến mà thuộc tính này lặp lại . Quy tắc chuẩn hoá thứ 2 Mọi thuộc tính phải phụ thuộc vào hàm và toàn bộ vào khoá . Giải pháp : Loại bỏ những thuộc tính không phụ thuộc vào hàm và toàn bộ khoá vào một bảng khác cùng với những thuộc tính thành phần của k hoá mà nó phụ thuộc vào . Quy tắc chuẩn hoá thứ 3 Mỗi thuộc tính chỉ phụ thuộc hàm vào toàn bộ khoá mà không phụ thuộc hàm vào bất cứ thuộc tính nào khác trong bảng. Giải pháp : Loại bỏ những phụ thuộc không khoá vào một bảng khác cùng những thuộc tính mà nó phụ thuộc vào. Từ những khái niệm trên và những mẫu biểu liên quan đến hệ thống ta tiến hành chuẩn hoá cho hệ thống, các thực thể được chuẩn hoá có cấu trúc như sau . Thanh Lý Thể loại Quá hạn Mã thẻ TV Mã thể loại Mã số sách Mã số sách Tên thể loại Tên sách Thời gian quá hạn Hình thức TL Tiền phạt Ngày thanh lý Mượn trả Sách Độc giả Mã số sách Mã thẻ TV Mã sách Tên tác giả Họ Tên Mã thẻ TV Mã thể loại Ngày sinh Ngày mượn Mã NXB Năm sinh Ngày trả Năm NXB Lớp Quá hạn Lần XB Khoá học Nhà xuất bản Ngôn ngữ Quê quán Số lượng còn Ngày làm Thẻ Giá sách Ngày hết hạn Mã nhà XB Ngày nhập Tên NXB Nội dung ĐChỉNXB SĐT Phụ thuộc hàm của thực thể “Sách” đưa ra như sau : [Mã sách]đ[Tên sách, chủ đề, tác giả,.... ] - Phụ thuộc hàm đưa ra đối với thực thể “Độc giả” như sau : [Mã thẻ TV] đ[Họ tên, ngày sinh, lớp, Khoá...] Phụ thuộc hàm của thực thể “Nhà xuất bản ” đã đưa ra như sau : [Mã NXB] đ [Tên NXB, Địa chỉ, Số điện thoại,....] Phu thuộc hàm của thực thể “Thể loại ” đưa ra như sau : [Mã thể loại] đ[Tên thểloại] Mô hình quan hệ thực thể Chương IV : Thiết kế hệ thống 4.1. Các bảng cơ sở dữ liệu 4.1.1. Bảng sách (Table Sách) STT Tên trường Kiểu Mô tả 1 Masosach Text Mã sách 2 Tensach Text Tên sách 3 Tacgia Text Tác giả 4 Matheloai Text Mã thể loại 5 MaNXB Text Mã nhà xuất bản 6 TenNXB Text Tên nhà xuất bản 7 NamXB Text Năm xuất bản 8 LanXB Text Lần xuất bản 9 Ngonngu Text Ngôn ngữ 10 Soluong Text Số lượng 11 Soluongcon Text Số lượng còn 12 Ngaynhapsach Date/Time Ngày nhập sách 13 Sotrang Text Số trang sách 14 Giasach Text Giá sách 15 Noidung Text Nội dung Bảng này là nơi lưu trữ thông tin về các đầu sách được nhập vào, gồm có 15 trường dữ liệu, trong đó có Mã số sách đóng vai trò là khoá chính. Đây cũng là nơi thực hiện truy xuất dữ liệu, khi thực hiện các chức năng về sửa, xoá, hay tìm kiếm các thông tin về một đầu sách. 4.1.2. Bảng Quản Lý Độc giả (Table ĐocGia) STT Tên trường Kiểu Mô tả 1 MatheTV Text Mã thẻ thư viện 2 Hoten Text Họ và tên 3 Ngaysinh Text Ngày sinh 4 Namsinh Text Năm sinh 5 Lopchuyen Text Lớp chuyên 6 Khoahoc Text Khoá học 7 Quequan Text Quê quán 8 Sodienthoai Number Số điện thoại 9 Ngaylamthe Date/ Time Ngày làm thẻ 10 Ngayhethan Date/ Time Ngày hết hạn thẻ Bảng trên đây là nơi lưu trữ các thông tin về độc giả được nhập vào , gồm có 10 trường dữ liệu, trong đó số trường Mã thẻ TV đóng vai trò làm khoá chính .Đây cũng là nơi thực hiện việc truy xuất dữ liệu khi thực hiện các chức năng như sửa, xoá, hay tìm kiếm các thông tin về một độc giả . 4.1.3. Bảng Mượn Trả (Table MuonTra) STT Tên trường Kiểu Mô tả 1 Masosach text Mã số sách 2 MatheTV text Mã thẻ TV 3 Ngaymuon Date/time Ngày mượn 4 Ngaytra Date/time Ngày trả 5 Quahan Logical Quá hạn mượn Bảng này lưu thôngtin về việc mượn trả sách của độc giả, dữ liệu được kết nối từ hai bảng “Sách” và “Độc giả”. 4.1.4. Bảng Quá Hạn(Table QUAHAN) STT Tên trường Kiểu Mô tả 1 MatheTV Text Mã thẻ thư viện 2 Masosach Text Mã số sách 3 Thoigianquahan Number Thời gian quá hạn 4 Tienphat Number Tiền phạt Bảng này lưu thông tin về việc vi phạm của độc giả do thời gian mượn sách quá hạn so với những nội quy, quy định của thư viện đề ra, dữ liệu của bảng cũng được lưu giữa hai bảng “Sách” và “Độc giả” về Mã số sách và Mã thẻ TV của bạn đọc vi phạm. Trường thời gian quá hạn sẽ tính bằng ngày mượn- ngày trả, và so sánh với nội quycủa thư viện để xem có vi phạm hay không, nếu có sẽ ghi nhận và ghi vào. Từ đó tính ra số tiền độc giả phải nộp phạt . 4.1.5. Bảng Nhà Xuất Bản (Table NhaXB) STT Tên trường Kiểu Mô tả 1 MaNXB Text Mã nhà xuất bản 2 TenNXB Text Tên nhà xuất bản 3 DiaChi Text Địa chỉ 4 SoDienThoai Number Số điện thoại Bảng này có chức năng lưu thông tin về nhà xuất bản,và MaNXB đóng vai trò là khoá chính. 4.1.6. Bảng Thanh Lý (Table ThanhLy) STT Tên trường Kiểu Mô tả 1 Masosach Text Mã số sách 2 Tensach Text Tên sách 3 HinhthucTL Text Hình thức thanh lý 4 NgayTL Text Ngày thanh lý 4.1.7.Bảng Thể Loại (Table TheLoai) STT Tên trường Kiểu Mô tả 1 MaTheLoai Text Mã thể loại 2 TenTheLoai Text Tên thể loại Thiết kế module chương trình Chương trình quản lý thư viện gồm nhiều chức năng riêng biệt, như việc mô tả biểu đồ chức năng của hệ thống. Khi thiết kế chương trình quản lý thư viện ta thiết kế từng Module cho mỗi chức năng tương ứng . Khi đó chương trình gặp lỗi sẽ giúp chúng ta dễ phát hiện và sửa chữa. Việc thiết kế module chia thành nhiều lớp. Mỗi module chính lại chia thành module con, cứ như vậy cho đến khi không chia được nữa thì dừng. Lược đồ cấu trúc như sau : Module Chính Thống kê Cập nhật thông tin bạn đọc Cập nhật thông tin sách Mượn trả sách Tra cứu Mượn trả Bạn đọc Sách Trả sách Mượn sách Bạn đọc Sách Đặc tả module : + Mức 1 : là mức Module chính . + Mức 2 : Gồm có 5 module con là : Module cập nhật thông tin sách, Module cập nhật thông tin độc giả , Module mượn trả, Module tra cứu tìm kiếm, Module thống kê . + Mức 3 : Bao gồm các module con của các module mức 2, đó là các module sách , bạn đọc, mượn trả, trả sách , mượn trả . 4.3. Giới thiệu về ngôn ngữ chính trong chương trình : “Ngôn ngữ Visual Basic” Visual Basic được xem là một công cụ phát triển phần mềm. Đã gần mười năm Visual Basic đã đạt được những thành tích đáng khâm phục và là một công cụ lập trình phát triển nhất thế giới . Nhưng tất cả những cái này là cái gì ? Chính xác Visual Basic là gì và nó giúp đỡ chúng ta những gì ? Vâng, Bill Gate đã mô tả Visual Basic như một “Công cụ vừa dễ lại vừa mạnh để phát triển các ứng dụng của Windows bằng Basic”. Điều này chưa đủ chứng minh cho tất cả những phô trương trên, trừ khi bạn hiểu ra rằng hiện nay có hàng trục triệu người sử dụng Microsoft Window. Và bây giờ Visual Basic 6.0 bổ sung một số tính năng ngôn ngữ đã được mong đợi từ lâu, tăng cường năng lực Internet, và cả những tính năng cơ sở dữ liệu mạnh hơn. Quả thật Visual Basic đã trở thành mạnh nhất và trôi chảy nhất chưa từng thấy . Mặt khác lợi điểm khi dùng Visual Basic là tiết kiệm thời gian và công sức so với việc lập trình bằng ngôn ngữ khác khi xây dựng cùng một ứng dụng . Visual Basic đã gắn liền với khái niệm lập trình trực quan (Visual ), nghĩa là khi thiết kế chương trình, ta nhìn thấy ngay kết quả từng thao tác từng giao diện khi chương trình thực hiện. Đây là thuận lớn so với các ngôn ngữ lập trình khác, Visual Basic cho phép chúng ta chỉnh xửa nhanh chóng hơn màu sắc, kích thước, hình dáng của các đối tượng có trong ứng dụng . Một khả năng khác của Visual Basic là khả năng kết hợp các thư viện liên kết động DLL (Dynamic Link Library). DLL chính là phần mở rộng cho Visual Basic tức là khi xây dựng một ứng dụng nào đó có một số yêu cầu mà Visual Basic chưa đáp ứng đủ, ta viết thêm DLL để phụ trợ . * Khi thiết kế chương trình bằng Visual Basic, chúng ta phải thông qua hai bước : Thiết kế giao diện (Visual proramming) Viết lệnh (Code Programming) Thiết kế bằng giao diện Do Visual Basic là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nên việc thiết kế giao diện rất đơn giản bằng cách đưa các đối tượng vào Form và tiến hành thay đổi một số đối tượng của các thuộc tính đó . 1. FORM : Form là biểu mẫu của mỗi ứng dụng trong Visual Basic. Ta dùng Form (như là một biểu mẫu ) Nhằm định vị và xắp xếp các bộ phận trên nó khi thiết kế các phần giao tiếp với người dùng . Ta có thể xem Form như một bộ phận mà nó có thể chứa các bộ phận khác. Form chính của ứng dụng, các thành phần của nó tương tác với các Form khác và các bộ phận của chúngtạo nên giao tiếp cho ứng dụng . Form chính là giao diện chính của ứng dụng, các Form khác có thể chứa các hộp thoại, hiển thị cho nhập dữ liệu và hơn thế nữa . Trong nhiều ứng dụng của Visual Basic, kích cỡ và vị trí của biểu mẫu vào lúc hoàn tất thiết kế (thường mệnh danh là thời gian thiết kế hoặc lúc thiết kế )là kích cỡ và hình dáng và người dùng sẽ gặp vào thời gian thực hiện hoặc lúc chạy chương trình. Điều này có nghĩa là Visual Basic thay đỗi kích cỡ và di chuyển vị trí của các Form đến bất kỳ khi nào trên màn hình khi chạy một đề án, bằng cách thay đổi một số thuộc tính của nó trong của sổ thuộc tính (properties Window). Thực tế, một trong những tính năng thiết yếu của Visual Basic đó là khả năng tiến hành một số thay đổi động để đáp ứng các sự kiện của người dùng . TOOLBOX : ( hộp công cụ ) Bản thân các biểu tượng này chỉ chứa các biểu tượng biểu thị cho các điều khiển mà ta có thể bổ xung vào các biểu mẫu, là bảng chứa các đối tượng được quy định sẵn của Visual Basic . Các đối tượng này được sử dụng trong Form để tạo thành giao diện cho các chương trình ứng dụng của Visual Basic. Các đối tượng trong thanh công cụ sau đây là thông dụng nhất : PROPERTIES WINDOWS: (Cửa sổ thuộc tính ) Properties windows là nơi chứa danh sách các thuộc tính của một đối tượng cụ thể. Các thuộc tính này có thể thay đổi để phù hợp các yêu cầu về giao diện của các trình giao diện của các chương trình ứng dụng. 4. PROJECT EXPLORER: Do các ứng dụng của Visual Basic thường dung chung mã hoặc các Form đã tuỳ biến trước đó nên Visual Basic tổ chức các ứng dụng thành các Project. Mỗi Project có thể có nhiều Form và mã kích hoạt cá điều khiển trên một Form sẽ được lưu trữ chung với Form đó trong các tập tin riêng biệt. Mã lập trình chung mà tất cả các Form trong ứng dụng chia sẻ có thể được phân thành các modul khác nhau và cũng được lưu trữ tách biệt, gọi là các modul mã. Project explorer nêu tất cả các biểu mẫu tuỳ biến được và các modul mã chung, tạo nên ứng dụng chung của chúng ta . Viết mã lệnh cho các đối tượng : Điểm mấu chốt cần phải nhận thức rõ ràng trong khâu lập trình Visual Basic là: * Visual Basic sử lý mã chỉ để đáp ứng các sự kiện. Thực vậy, không như nhiều ngôn ngữ lập trình khác, các dòng mã thi hành trong một chương trình Visual Basic phải nằm trong các thủ tục hoặc Là các dòng mã bị cô lập sẽ không làm việc Cửa sổ CODE: Cửa sổ Code luôn là nơi để viết mã. Cửa sổ Code có một thanh tách (Split bar) Hộp liệt kê: Hộp liệt kê bên trái của sổ Code là hộp Object, nó liệt kê mọi đối tượng trên Form, cùng với một đối tượng trên General lưu trữ mã chung mà tất cả thủ tục đính kèm với Form có thể sử dụng : * Hộp liệt kê Procedure: Hộp liệt kê bên phải cửa sổ Code là hộp liệt kê Procedure. Hộp liệt kê này cung cấp mọi sự kiện mà đối tượng đã liệt kê trong hộp liệt kê Object nhận ra . 4.4. Các kiểu dữ liệu Dữ liệu cũng có nhiều kiểu: Kiểu dữ liệu số, chuỗi và Boolean . Thực tế, Visual Basic điều quản 14 kiểu dữ liệu chuẩn. Ta cũng có thể định nghĩa các kiểu biến riêng. Các kiểu thường dùng để điều táp dữ liệu là Kiểu string : Kiểu Integer: Kiểu Long Integer: Kiểu Single Precision : Kiểu Double Precision: Kiểu Currency: Kiểu Date:: Kiểu Byte: Kiểu Boolean: Kiểu Variant: 4.5. Điều khiển lệnh trong ngôn ngữ : Phát biểu IF: IF điều khiển THEN Các lệnh được thực hiện khi điều kiện thoả ELSE Các lệnh được thực hiện khi điều kiện không thoả END IF Phát biểu SELECT CASE: Đây là cấu trúc Đây là cấu trúc lựa chọn SELECT CASE X CASE 0: Các lệnh thực hiện khi X= 0 CASE 1: Các lệnh thực hiện khi X =1 CASE 2: Các lệnh thực hiện khi X =2 .... CASE n: Các lệnh thực hiện khi n =1 END SELECT 3.Lệnh DO WHILE..LOOP: Đây là cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước, vòng lặp tiếp tục khi điều kiện lặp còn đúng . DO WHILE Điều kiện Các lệnh thực hiện khi điều kiện còn thoả LOOP 4. Lệnh DO.. LOOP WHILE : Đây là cấu trúc kiểm tra điều kiện sau, vònglặp tiếp tục khi điều kiện còn đúng DO Các lệnh LOOP WHILE Điều kiện Như vậy với cấu trúc này vòng lặp thực hiện ít nhất một lần Lệnh FOR ..NEXT Đây là cấu trúc lặp hay dùng nhất trong Visual Basic FOR ..TO STEP n Các lệnh NEXT Trong đó step là bước tăng. Mặc định step là 1 Lệnh DO ..LOOP UNTIL DO Các lệnh LOOP UNTIL Điều kiện Tương tự như DO ..LOOP WHILE vòng lặp này thực hiện ít nhất một lần Lệnh EXIT..FOR Phát biểu Exit được sử dụng khi cần dừng ngay quá trình lặp của FOR Lệnh EXIT ..DO Phát biểu EXIT DO sử dụng khi cần dừng ngay quá trình lặp của phát biểu DO * Hiển thị và nhận thông tin Ta sử dụng các hộp thoại để hiển thị thông tin cho người dùng Trong Visual Basic có 3 loại hộp đối thoại + Hộp đối thoại có sẵn (Predefined Dialog Box) + Hộp đối thoại của người dùng (Custom Dialog Box) + Hộp đối thoại chung (Common Dialog Box) 1. Hộp đối thoại có sẵn : + Phát biểu MsgBox hay hàm MsgBox( ) + Hàm InputBox 2. Hộp đối thoại của người dùng Đây là hộp đối thoại do người lập trình định nghĩa để tương thích yêu cầu nhập thông tin của người sử dụng. 3. Hộp đối thoại người dùng chung Ta có thể thực hiện (Run time ) .Bằng cách thay đổi một số thuộc tính của nó 3.1. Các hàm về chuỗi : Các hàm chuỗi : Phần lớn cái ta cần trong lập trình là phần tích dữ liệu.Tiến trình này có thể chỉ đơn giản là việc tách nhỏ một tên đầy đủ thành tên thường gọi và họ tên. Song cũng có thể phức tạp như viết mã cần thiết để chuyển đổi một tập tin từ dạng thức này sang dạng thức khác. Mọi kiểu điều tác như vậy buộc phải lắm vững các hàm điều quản chuỗi của Visual Basic. Trong Visual Basic các hàm này cho phép ta xem xét từng ký tự trong một chuỗi, tách riêng các chuỗi, thay một phần trong chuỗi bằng nội dung khác ....... - Phân tích chuỗi hàm bằng Mid, Left và right - Hàm InStr - Hàm Val - Hàm str(str$) - Hàm Format - Hàm Trim 3.2. Mảng và truy cập tuần tự: + Mảng : (array) Trước khi dùng mảng, ta cần khai bản mảng. Bao gồm : Tên mảng, số phần tử Tương tự như khai báo biến, nếu mảng được khai báo trong phần khai báo chung của Form, mảng được dùng chung cho mọi thủ tục trong Form. Nếu mảng được khai báo trong tập tin Module với các khoá Global, mảng được dùng chung cho mọi thủ tục có mặt trong Project. Mảng biến[Variant array] (gọi tắt là mảng ) là cấu trúc căn bản để tổ chức thông tin trong Visual Basic. Có thể dễ dàng lưu trữ và tìm nhiều mục trong một mảng . Để phân biệt giữa các mục lưu trữ trong mảng, ta dùng tham số đặc biệt có tên chỉ mục [InDex] Tất nhiên, khi bắt tay xây dựng một mảng lớn, ta cần có các phương cách nhanh chóng, hiệu quả để tìm và xắproperties windows xếp nội dung. Để sử dụgn ta dùng ARRAY với cú pháp là : ARRAY (arglist) ở đó, đối số arglist bao gồm một danh sách các mục, được tách biệt bởi các dấu phẩy . Các danh sách mảng một chiều Các danh sách mảng đa chiều Mảng động và mảng cố định Dùng danh sách và mảng với các thủ tục và hàm + Tập tin truy cập tuần tự Khi truy xuất tập tin từ đầu theo từng dòng văn bản các tập tin như thế goi là các tập tin truy xuất tuần tự . Ta có thể mở tập tin theo kiểu truy xuất tuần tự theo ba cách sau Cách 1: Output Cách 2: Append Cách 3: Input 4.6. Hàm và thủ tục do người dùng tự định nghĩa : Trong Visual Basic, thực tế có hai kiẻu thủ tục chung : Các thủ tục Function và Sub Thủ tục Function còn gọi là hàm do người dùng tự định nghĩa, là phương cách để xây dựng các hàm riêng ngoài các hàm do Visual Basic định sẵn . Trong khi đó các thủ tục Sub là những “Chương trình trợ lực “ nhỏ được dùng khi cần. Như vậy các thủ tục Sub là những phần tổng quát hoá của các thủ tục sự kiện mà ta đã quen dùng . Khác với hàm thông thường trả về một giá trị Tóm lai Function hay Sub đều thực hiện các chức năng sau đây : - Giúp tách các công việc lớn thành các công việc nhỏ - Tự động hoá các tác vụ lặp lại - Làm rõ nội dung mà ta đang gắng hoàn tất bằng cách -Nêu tên một đoạn mã ” - Các tính năng này giúp giảm bớt đáng kể thời gian gỡ rối chương trình . 5. Cơ sở liệu quan hệ : 5.1. Tổng quan 5.1.1. Khái niệm : Dữ liệu được lưu trên máy theo một đối tượng nào đó được gọi là cơ sở dữ liệu (Data Base). Cơ sở dữ liệu là một kho chứa thông tin, là cốt lõi của nhiều ứng dụng phần mêm kinh doanh. Phần chương trình để có thể xử lý, thay đổi dữ liệu này là hệ quản trị cơ sở dữ liệu CSDL (Data Base Marngement System). 5.1.2 .Kiến trúc một hệ cơ sở dữ liệu : -Một CSDL vật lý được chia thành các mức khác nhau . + Phần CSDL vật lý (mức vật lý ) là các tệp dữ liệu theo một cấu trúc nào đó được lưu trên một bộ nhớ thứ cấp (Như băng từ đĩa từ ....) . + CSDL mức khái niệm là một biểu diễn trừu tượng của CSDL vật lý . Thể hiện : Một khi CSDL được thiết kế, người ta quan tâm đến “bộ khung” hay con gọi là thể hiện CSDL(instance). * Ta có thể sử dụng thuật ngữ (Cheme) “Lược đồ ” thay cho khái niệm “Bộ khung ” Lược đồ khái niệm là bộ khung của CSDL khái niệm. Còn lược đồ vật lý dùng cho bộ khung của CSDL mức vật lý, khung nhìn gọi là lược đồ con(Subschme). Lược đồ khái niệm là mô hình DL Lược đồ khái niệm là một sự biểu diễn thực bằng một thứ ngôn ngữ phù hợp HQT CSDL cung cấp ngôn ngữ định nghĩa dữ DL (Data Definition Language) để xác định lược đồ khái niệm . Hiện nay có 3 loại mô hình DL cơ bản được sử dụng : - Mô hình phân cấp (Hierachical Model) - Mô hình lưới (Netwark Model) - Mô hình quan hệ (Relational Model) Tính độc lập dữ liệu Độc lập dữ liệu là tính độc lập bất biến các hệ ứng dụng đối với các thay đổi trong cấu trúc lưu trữ và chiến lược truy nhập (Data) - Tính độc lập dữ liệu mức vật lý - Tính độc lập dữ liệu mức logic Trong quan hệ mô hình nêu trên thì hiện nay mô mình quan hệ có nhiều ưu điểm và được mọi người quan tâm nhất. 6. Mô hình CSDLQH: Một CSDL quan hệ : - Chứa dữ liệu trong bảng, được cấu tạo bởi các dòng còn được gọi là các mẩu tin , và cột được gọi là các trường . - Cho phép lấy về (Hay truy vấn ) các tập hợp dữ liệu con từ các bảng . - Cho phép nối các bảng với nhau cho mục đích truy nhập các mẩu tin liên quan đên nhau chứa trong các bảng khác nhau . * Các khái niệm cơ bản : Quan hệ là một tập con của tích đề các hoặc của nhiều miền (ở đây luôn giả thiết rằng quan hệ là một tập hữu hạn ). Định nghĩa : Gọi R = {A1.....An } là tập hữu hạn các thuộc tính, mỗi thuộc tính Ai với i = 1..n. Có nhiều miền giá trị tương ứng là DOM(Ai). Quan hệ trên tập thuộc tính R= (A1...An )là tập con của tích đề các . + RÍ Dom (A1) x..x Dom(A2) + Ký hiệu r(R) hoặc x (A1....An) Ví dụ : Quan hệ bạn đọc bao gồm các thuộc tính Họ – Tên, năm sinh, lớp chuyên, khoá học, Khối, quê quán, là một quan hệ 6 ngôi Bạn đọc Họ tên Năm sinh Lớp chuyên Khoá học Khối Quê quán T1 NguyễnThu Hà 1986 Toán 2001-2004 12 Thái Bình T2 PhạmThu Ngọc 1987 Văn 2002-2005 11 Thái Bình T3 NguyễnMai Linh 1990 Sinh 2003-2006 10 Thái Bình T1(Nguyễn Thu Hà, chuyên Toán) là một bộ của quan hệ bạn đọc Khoá của quan hệ trên tập thuộc tính: R= {A1...An } là một tập con K Í R sao cho các bộ phận khác nhau T1, T2 thuộc luôn thoả mãn T1(k1) khác T1(k) bất kỳ tập con thực K’CK nào đó đều không có tính chất đó. Tập K là siêu khoá (Super Key) của quan hệ r. Phục lục Các form cơ bản của chương trình 1. FORM Chính của Chương trình Đây là form chính của chương trình. Có hai chế độ khoá (Lock) và không khoá (Unlock). Dùng để phân quyền cho người dùng, khi ở chế độ không khoá có thể sử dụng mọi chức năng của chương trình. 2. FOMR cập nhập Các Loại Sách 3. FROM Thông tin chi tiết về sách 4. form thông tin về độc giả 5. form cập nhập mượn trả 5. form tra cứu thông tin theo tên sách 6. form tra cứu thông tin theo tên tác giả 7. form tra cứu thông tin theo loại sách 8. Tra cứu thông tin theo tên độc giả 9. tìm kiếm độc giả theo địa chỉ 9. Form Thống kê danh sách có trong kho 10. Thống kê danh sách độc giả mượn trả sách 12. lời cảm ơn Tài liệu tham khảo Nhập môn cơ sở dữ liệu – Thầy Lê Tiến Vương (Nhà xuất bản thống kê 1999) Phần tích và thiết kế hệ thống – Thầy Nguyễn Văn Ba (nhà xuất bản quốc gia hà nội 2003) Tự học lập trình Visual- Basic Lập trình cơ sở dữ liệu Visual –Basic6.0(Nhà xuất bản thống kê )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docP0037.doc