Mục lục
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 5
1. VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI NGHỀ NUÔI THỦY SẢN 6
2. ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CƠ BẢN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN 7
3. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG THỨC ĂN HIỆN NAY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 7
3.1. Nguồn thức ăn nhân tạo 8
3.2. Vấn đề thức ăn tự nhiên 8
3.3. Nhận thức về vị trí của thức ăn trong nuôi thủy sản 8
3.4. Vấn đề chế biến thức ăn 8
3.5. Vấn đề sử dụng thức ăn trong các hình thức nuôi 8
CHƯƠNG 2 : THỨC ĂN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 9
1. GIỚI THIỆU - PHÂN LOẠI 9
2. NHÓM NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP PROTEIN 9
2.1. Nhóm protein động vật 10
2.2. Nhóm protein thực vật 12
2.3. Một số nhóm cung cấp protein khác 13
3. NHÓM NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG 13
3.1. Nhóm cung cấp tinh bột 13
3.2. Dầu động thực vật 14
4. SỬ DỤNG PROBIOTIC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 14
4.1. Kết quả thực nghiệm trên cá 15
4.2. Kết quả thực nghiệm trên các loài giáp xác (crustaceans) 16
5. CÁC CHẤT PHỤ GIA 17
5.1. Chất kết dính 17
5.2.Chất chống oxy hóa 18
5.3. Chất kháng nấm 18
5.4. Chất tạo mùi (chất dẫn dụ) 18
5.5. Sắc tố 19
5.6. Premix vitamin – khoáng 19
5.7. Acid amin tổng hợp 19
6. CÁC CHẤT PHẢN DINH DƯỠNG VÀ CÁC CHẤT ĐỘC TRONG NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN THỨC ĂN THỦY SẢN 20
6.1. Độc tố có nguồn gốc thực vật 20
6.2. Độc tố có nguồn gốc vi sinh vật 22
CHƯƠNG 3 : NĂNG LƯỢNG TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN 26
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM NĂNG LƯỢNG 26
1.1. Năng lượng thô (Gross ennergy-GE) 26
1.2. Năng lượng tiêu hóa (Digestible energy- DE) 27
2. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 28
3. CÁC NGUỒN THỨC ĂN CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG 28
CHƯƠNG 4 : NHU CẦU DINH DƯỠNG 29
PHẦN 1 : PROTEIN VÀ ACID AMIN 29
1. GIỚI THIỆU 29
2. VAI TRÒ CỦA PROTEIN 29
3. NHU CẦU PROTEIN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 29
3.1. Định nghĩa 29
3.2. Nhu cầu protein 30
4 . NHU CẦU VỀ ACID AMIN 30
4.1 Acid amin không thiết yếu 30
4.2 Acid amin thiết yếu 30
PHẦN 2 : LIPID VÀ ACID BÉO 31
1. GIỚI THIỆU 31
2. VAI TRÒ CỦA CÁC LIPID 32
2.1 Cung cấp năng lượng 32
2.2 Hoạt hóa và cấu thành enzyme 32
2.3 Tham gia cấu trúc màng tế bào 32
2.4 Vận chuyển các vitamin và một số chất khác 33
3. NHU CẦU LIPID CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 33
4. NHU CẦU ACID BÉO THIẾT YẾU 34
5. PHOSPHOLIPID VÀ NHU CẦU PHOSPHOLIPID 35
6. CHOLESTEROL VÀ NHU CẦU CHOLESTEROL 35
PHẦN 3 : CARBOHYDRATE 37
1. GIỚI THIỆU 37
1.1 Tinh bột 37
1.2 Dextrin 38
1.3 Glycogen 38
1.4 Cellulose 38
2. VAI TRÒ CARBOHYRATE TRONG THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 38
3. NHU CẦU CARBOHYDRATE CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 38
4. CHẤT XƠ TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN 39
PHẦN 4 : VITAMIN 40
1. GIỚI THIỆU 40
2. TÍNH CHẤT VÀ NHU CẦU VITAMIN CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 40
2.1. Nhóm vitamin tan trong nước 40
2.2. Nhóm vitamin tan trong chất béo 43
PHẦN 5 : MUỐI KHOÁNG 45
1. GIỚI THIỆU 45
2. CHỨC NĂNG CỦA MUỐI KHOÁNG 46
3. KHOÁNG ĐA LƯỢNG 46
3.1. Calci (Ca) và Phosphorus (P) 46
3.2. Magneium (Mg) 47
3.3. Các khoáng đa lượng khác 47
4. CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG 48
4.1. Kẽm (Zn) 48
4.2. Sắt (Fe) 48
4.3. Đồng (Cu) 49
CHƯƠNG 5 : QUY TRÌNH SẢN XUẤT 50
5. SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO TÔM 50
5.1. Quy trình sản xuất 50
5.2. Thuyết minh quy trình 51
CHƯƠNG 6 : SẢN PHẨM 69
1. ĐỘ BỀN TRONG NƯỚC CỦA THỨC ĂN VIÊN 69
2. BẢO QUẢN THỨC ĂN 69
2.1. Nhiệt độ và độ ẩm 70
2.2. Tác động của vi sinh vật 70
2.3. Tác động của côn trùng và các loài gặm nhấm 71
2.4. Sự biến đổi hoá học trong quá trình bảo quản 71
2.5. Phương pháp bảo quản 71
3. TIÊU CHUẨN THỨC ĂN HỖN HỢP 71
3.1. Độ ẩm 72
3.2. Kích thước 72
3.3. Tiêu chuẩn cảm quan 73
3.4. Tiêu chuẩn dinh dưỡng 73
4. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI THỨC ĂN HỖN HỢP 73
5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 73
6. TIÊU CHUẨN NGÀNH MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THỦY SẢN CỤ THỂ 74
CHƯƠNG 7 : TIÊU CHUẨN – KHẨU PHẦN ĂN – THIẾT LẬP CÔNG THỨC 84
1. KHÁI NIỆM 84
1.1. Tiêu chuẩn ăn 84
1.2. Nội dung tiêu chuẩn ăn 84
1.3. Khẩu phần ăn 85
2. THIẾT LẬP CÔNG THỨC THỨC ĂN 86
2.1. Các nguyên tắc trong thiết lập công thức thức ăn 86
2.2. Phương pháp tổ hợp công thức 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hiện trạng công nghệ và sản phẩm thức ăn nuôi trồng thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y : 1700 vòng/phút.
b) Chức năng: Kiểm soát kích cỡ hạt với 95% hạt lọt qua đạt kích thước ≤ 0,25mm.
c) Cấu tạo
Đường dẫn liệu vào.
Đường ra của nguyên liệu mịn, nguyên liệu thu hồi.
Bộ phận tách liệu bằng khí.
Motor quay tách liệu.
d) Nguyên tắc hoạt động
Sau khi nghiền, nguyên liệu được chuyển đến thiết bị tách liệu bằng không khí. Thiết bị sẽ kiểm soát kích cỡ hạt bằng cách kiểm soát tốc độ quay của thiết bị tách liệu bên trong. Dòng khí xoáy do thiết bị tạo ra sẽ cuốn những hạt bụi nguyên liệu có kích cỡ ≤ 0,25mm.
Phần hạt có kích cỡ lớn hơn hoặc nguyên liệu bị loại ra sẽ trở lại máy nghiền tinh để nghiền lại. Nếu vận hành đúng, các hạt được tái chế tối đa là 20% so với tổng số hạt có kích cỡ đạt chất lượng.
3/ Sự cố công nghệ
Sự cố
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Kích cỡ hạt lớn không đạt yêu cầu.
Do tốc độ quay của thiết bị không đúng.
Điều chỉnh lại tốc độ quay của thiết bị tách liệu.
5.2.6. Lắng tụ nguyên liệu mịn
1/ Mục đích: Lọc và giữ lại những hạt bụi mịn. Yêu cầu: Kích thước nguyên liệu mịn ≤ 0,25mm. Yêu cầu túi lọc còn nguyên vẹn, không bị rách.
2/ Thiết bị: Thiết bị lọc túi (CPF 082)
a) Thông số kỹ thuật
Túi lọc : rộng 125mm, dài 2300mm.
Diện tích lọc : 73,8 m2.
Lượng không khí qua : 0,9 cm2/phút.
Nhiệt độ tối đa : 850C.
Motor máy hút : 40 Hp.
b) Chức năng: Tách bột mịn và không khí. Bột mịn rơi xuống đáy cyclon, còn không khí được thải ra ngoài môi trường.
c) Cấu tạo: Hệ thống 52 túi lọc bằng vải không thấm nước. Hệ thống phun khí tạo xung động.
d) Nguyên tắc hoạt động: Các hạt bụi mịn từ thiết bị tách liệu bằng không khí được quạt hút tiếp tục qua thiết bị lắng tụ nguyên liệu mịn, bị giữ lại bằng các túi. Bên ngoài có thiết bị nén khí dự phòng, để thổi làm rơi bụi bám trên bề mặt các túi xuống cyclone chứa của thiết bị trộn tinh.
3/ Sự cố công nghệ
Sự cố
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Nghẽn hoặc rách túi lọc.
Hao hụt nguyên liệu.
Do bộ phận cấp khí nén không hoạt động.
Do bộ phận tách nước không đảm bảo.
Túi lọc bị rách.
Kiểm tra lại hệ thống cung cấp khí nén và bộ phận tách nước.
Khoảng 200 giờ phải làm sạch túi lọc.
Thay túi mới.
Hình 5.3: Thiết bị lọc túi vải
Hình 5.3: Thiết bị lọc túi vải
5.2.7. Trộn tinh
1/ Mục đích: Trộn đều nguyên liệu, nước, khoáng - vitamin và chất phụ gia.
2/ Yêu cầu
Độ ẩm nguyên liệu sau khi trộn là 14%.
Các chất phụ gia được trộn với nhau ở máy trộn vi lượng, vô bao có ghi ký hiệu rõ ràng.
Thời gian trộn hỗn hợp nguyên liệu với các chất phụ gia là 5 phút.
3/ Cách thực hiện: Trước mỗi ca sản xuất, các chất phụ gia phải được chuẩn bị sẵn. Nguyên liệu được xả từ cyclon chứa xuống bồn trộn, tiếp đến, cho các chất phụ gia, nước. Chia làm 2 bước: đầu tiên, nguyên liệu được trộn khô với các chất phụ gia, khoảng 5 phút; tiếp đến, nguyên liệu được trộn đều với nước và chất dầu khoảng 10 – 15 phút.
4/ Sự cố công nghệ
Sự cố
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Thất thoát phụ gia.
Do cho chất phụ gia vào bồn khi nguyên liệu trong bồn quá ít hoặc chưa có.
Cho phụ gia vào khi nguyên liệu đã cho vào bồn trộn khoảng 1/3.
5.2.8. Tiền xử lý nhiệt
1/ Mục đích: Hồ hóa nguyên liệu giúp thức ăn có độ tiêu hóa tốt và có độ kết dính cao.
2/ Yêu cầu
Độ ẩm nguyên liệu sau khi xử lý nhiệt là 15%.
Áp suất hơi nước ≥ 4 kg/cm2.
Nhiệt độ : 95 – 1000C.
Thời gian lưu nguyên liệu trong thiết bị : 2 phút.
3/ Cách thực hiện: Nguyên liệu sau khi trộn tinh, được gầu tải chuyển đến hệ thống thiết bị tiền xử lý nhiệt. Thiết bị này có 3 ống hình trụ nằm ngang, bên trong mỗi ống có 1 trục gắn nhiều cánh, cánh này có tác dụng đảo trộn và vận chuyển nguyên liệu từ đầu này đến đầu kia của thiết bị. Nguyên liệu được hồ hóa nhờ hơi nước được bơm vào rãnh của thiết bị, theo cùng chiều với nguyên liệu.
4/ Sự cố công nghệ
Sự cố
Nguyên liệu
Cách khắc phục
Không ép khuôn được.
Độ ẩm nguyên liệu sau khi xử lý nhiệt xong quá cao.
Điều chỉnh lại lượng nước vào khi trộn.
5.2.9. Ép viên
1/ Mục đích: Tạo hình, giúp tôm dễ bắt mồi và tránh hao hụt thức ăn. Giúp trạng thái sản phẩm sau khi ép viên có kích thước đồng đều, cứng chắc.
2/ Thiết bị: Máy ép viên (CSP 150)
a) Thông số kỹ thuật
Năng suất : 2 tấn/h.
Công suất động cơ chính : 125 Hp.
Công suất động cơ của thiết bị tiền xử lý : 5 Hp.
Công suất vis tải : 2 Hp.
Kích thước lỗ khuôn : 1,5 – 1,8 – 2 – 2,2 mm.
Áp suất hơi : 4 kg/cm2.
Thời gian xử lý : 3 - 5 phút.
Nhiệt độ sau khi ép : 90 – 1000C.
Tốc độ quay trục thiết bị chính : 975 vòng/phút.
Tốc độ quay khuôn máy ép viên : 500 vòng/phút.
b) Chức năng
Tạo thức ăn dạng viên hình trụ.
Giảm độ ẩm, giảm sự oxy hóa thức ăn trong không khí.
Tạo nhiều sản phẩm với dạng viên phù hợp nhu cầu sinh lý từng loại vật nuôi.
c) Cấu tạo
Phiến nạp liệu là một ống hình trụ, bên trong có vis tải có thể thay đổi số vòng quay để điều chỉnh lượng nguyên liệu vào trong máy ép.
Bộ phận xử lý nhiệt là 3 ống hình trụ thông với nhau theo chiều nguyên liệu. Bên trong ống có cánh khuấy để đảo trộn. Ống có cấu tạo 2 lớp, giữa 2 lớp là hơi nước nóng áp suất cao, giúp gia nhiệt để hồ hóa nguyên liệu.
Bộ phận ép viên gồm vỏ máy ép có gắn hai dao cắt, bộ phận giữ 2 con lăn, 2 con lăn, khuôn ép.
Khuôn lưới hình trụ tròn : trên lưới có khoan lỗ có kích thước viên phù hợp. Khuôn được làm bằng thép cứng, không gỉ, tạo độ chống mòn tối ưu.
Hai dao cắt : được bố trí gắn với vỏ bao của bộ phận ép viên, có thể điều chỉnh độ sâu cạn để cắt viên có chiều dài theo ý muốn.
Hai con lăn : ép vật liệu vào khuôn để tạo sợi, được bố trí nghiêng một góc nhất định để vật liệu luân phiên chạy qua khe giữa con lăn và khuôn lưới, rồi được ép ra ngoài.
Bộ phận truyền động gồm một động cơ công suất 125 Hp và 12 dây đai.
Một hệ thống tháo liệu có 2 cửa ra và có van điều chỉnh để vật liệu đi ra cửa theo ý muốn.
d) Nguyên tắc hoạt động
Hỗn hợp nguyên liệu sau khi phối trộn đều sẽ được gầu tải đưa lên cao và đổ vào phễu tiếp liệu. Sau đó, hỗn hợp đi vào buồng trộn có gắn trục vis, tại đây chúng được làm ẩm bởi hơi nước bão hòa. Hơi nước có tác dụng làm tăng độ ẩm của vật liệu tạo dạng nhão giúp quá trình ép viên xảy ra dễ dàng, đồng thời nhờ sức nóng của nó sẽ làm chín và tăng độ kết dính của hỗn hợp thức ăn.
Sau đó, hỗn hợp thức ăn sẽ đi vào bộ phận ép viên. Hỗn hợp được cuốn vào khe giữa các trục và bị nén ép qua các lỗ khuôn mà tạo thành sợi.
Dao cắt sẽ cắt thức ăn thành những viên có chiều dài từ 1 – 2 lần đường kính viên tùy theo điều chỉnh vị trí của dao. Sau khi được cắt, các viên thức ăn bị văng ra khỏi khuôn và đi vào phễu tháo liệu ra ngoài.
Quá trình ép viên làm chặt các cấu tử, làm tăng khối lượng riêng, giảm tính hút nước.
Khi xong mỗi ca sản xuất, khuôn được tráng lại bằng nguyên liệu có nhiều dầu để thức ăn không bị đóng chặt trong khuôn.
3/ Sự cố công nghệ
Sự cố
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Lỗ khuôn ép bị cháy do hoạt động của con lăn ép.
Con lăn ép quá sát vào khuôn ép.
Gắn con lăn cho đúng để con lăn và khuôn ép tiếp xúc với nhau.
Điều chỉnh độ dày nguyên liệu.
Cháy lỗ khuôn do lẫn vật lạ trong nguyên liệu (như kim loại).
Nam châm hút kim loại có độ hút kém.
Lắp nam châm có độ hút cao hơn.
Làm sạch nam châm định kỳ.
Các viên thức ăn còn sót lại làm cản trở hoạt động kế tiếp.
Do nhiệt độ hỗn hợp ép viên khá cao (90-1000C), nên lúc ngưng hoạt động, những viên còn sót lại trong lỗ lưới khi nguội sẽ bám chặt vào lỗ, cản trở quá trình ép viên trong lần hoạt động tới.
Trước khi tiến hành ép viên, ta sử dụng viên có tẩm dầu cho vào khuôn ép rồi cho máy hoạt động. dầu sẽ giúp bôi trơn các lỗ khuôn, các viên có tẩm dầu sẽ đẩy và thay thế các viên khô cứng còn sót lại trong lỗ khuôn.
Vật liệu trượt trên con lăn không thể tạo viên.
Bề mặt con lăn bị mài mòn trở nên trơn nhẵn, làm cho vật liệu chỉ trượt trên bề mặt con lăn mà không được đẩy ra ngoài để tạo viên.
Nguyên liệu quá ẩm hoặc quá khô.
Thay con lăn mới.
Cần điều chỉnh chất lượng hơi cho phù hợp.
Nguyên liệu nạp vào quá nhiều gây quá tải.
Biến tần không chính xác.
Điều chỉnh lại cho phù hợp.
Viên thức ăn bị mềm.
Độ ẩm nguyên liệu cao.
Điều chỉnh lại lượng nước cho vào khi trộn.
Hình 5.4: Máy ép viên
5.2.10. Hậu xử lý
1/ Mục đích: Giúp viên thức ăn tăng độ tiêu hóa và đạt độ ổn định cao trong nước.
2/ Thiết bị: Thiết bị hậu xử lý
a) Thông số kỹ thuật
Động cơ : 2 Hp (có thể thay đổi tốc độ quay).
Độ ẩm thức ăn viên : 12 – 13%.
Nhiệt độ : 90 – 1000C.
Áp suất hơi nước : 4 – 5 kg/cm2.
Thời gian xử lý : 20 – 25 phút.
b) Chức năng
Làm chín viên sao cho đạt được tính ổn định cao trong nước và tiêu hóa tốt.
Thiết bị có vai trò như một máy sấy thức ăn viên có độ ẩm 2 – 3%.
c) Nguyên tắc hoạt động: Trước khi chạy máy ép viên, cần khởi động thiết bị hậu xử lý trước đến khi nhiệt độ đạt 90 – 1000C nhằm đảm bảo bù nhiệt độ xử lý sau khi ép viên. Viên sau khi ép sẽ được đưa đến thiết bị làm nguội. Trong thời gian lưu, viên thức ăn được cung cấp nhiệt từ hai vách và đáy của thiết bị.
3/ Sự cố công nghệ
Sự cố
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Độ ẩm viên không đạt.
Do chưa khởi động thiết bị xử lý đủ thời gian.
Điều chỉnh lại lượng hơi nén vào thiết bị.
Thức ăn bị nghẹt tại cửa tháp xuống thiết bị hậu xử lý.
Do lâu ngày thức ăn bị đóng.
Tháo thiết bị ra và vệ sinh.
5.2.11. Làm nguội
1/ Mục đích: Làm giảm nhiệt độ, độ ẩm của thức ăn sau khi ép viên, giúp quá trình bảo quản được lâu hơn.
2/ Thiết bị: Thiết bị làm nguội
a) Thông số kỹ thuật
Độ ẩm viên thức ăn sau khi làm nguội : 11%.
Nhiệt độ thức ăn viên sau khi làm nguội : 30 – 330C.
Độ bền thức ăn trong nước tối thiểu là 2 giờ.
Thời gian thức ăn viên lưu lại trong thiết bị làm nguội là 20 phút.
b) Chức năng
Hạ nhiệt độ của sản phẩm thức ăn viên từ 90 – 1000C xuống còn 30 – 330C.
Làm giảm độ ẩm của thức ăn viên đến độ ẩm yêu cầu.
c) Cấu tạo
Giữa thiết bị hậu xử lý và máy làm nguội có khóa khí, ngăn khí nóng từ thiết bị hậu xử lý xuống.
Phần trên máy làm nguội có đường ống gắn với quạt hút, hút không khí nóng ra ngoài.
Buồng làm nguội bằng thép có cửa kiểm tra bằng thủy tinh.
Bộ phận cảm ứng nguyên liệu được gắn trên cửa quan sát. Có 2 loại: bộ phận cảm ứng mức nguyên liệu thấp và cao.
d) Nguyên tắc hoạt động
Thức ăn từ thiết bị hậu xử lý khoảng 90 – 1000C được đưa vào thiết bị làm nguội và được phân bố đồng đều trong thiết bị nhờ bộ phận phân tán viên. Viên được làm nguội bởi quạt hút gắn phía trên buồng làm nguội. Hơi nóng được thải ra ngoài thông qua đường ống hút, qua cyclon tách bụi, rồi ra ngoài không khí.
Cửa xả liệu làm việc dựa vào 2 mắt cảm ứng mức nguyên liệu: Bộ phận cảm ứng mức nguyên liệu thấp và bộ phận cảm ứng mức nguyên liệu cao.
3/ Sự cố công nghệ
Sự cố
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Nhiệt độ, độ ẩm viên còn cao.
Quạt hút không hoạt động.
Kiểm tra, sửa chữa lại quạt hút.
Nguyên liệu trong bồn quá nhiều, hoặc không xả ra.
Do mắt cảm ứng không hoạt động.
Do motor cửa xả không hoạt động.
Sửa chữa, thay mắt cảm ứng mới.
Sửa chữa, thay motor mới.
Hình 5.5: Thiết bị làm nguội
5.2.12. Sàng viên
1/ Mục đích: Loại bụi và viên không đạt kích cỡ.
2/ Yêu cầu
Trạng thái của sản phẩm sau khi sàng đạt độ đồng đều về kích cỡ.
Tỷ lệ vụn, bột thức ăn thu hồi để ép viên lại < 5%.
Trạng thái của lưới sàng không rách, hở mép.
3/ Cách thực hiện: Sau khi làm nguội, thức ăn được gầu tải chuyển đến sàng, thức ăn viên thu hồi ở công đoạn sàng sẽ được chuyển đến bồn chứa thành phẩm thức ăn viên hoặc bồn chứa thức ăn viên cán miểng. Những viên miểng được sàng loại ra không được dùng để tái chế, còn bột được quay trở lại máy ép viên.
4/ Sự cố công nghệ
Sự cố
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Sản phẩm không đồng đều về kích cỡ.
Lưới sàng bị rách, hở mép.
Thay lưới, gắn lại mép.
5.2.13. Cán miểng
1/ Mục đích: Tạo ra những sản phẩm có kích cỡ phù hợp, giúp tôm ở từng giai đoạn có thể sử dụng thức ăn dễ dàng.
2/ Thiết bị: Máy cán miểng
a) Thông số kỹ thuật
Động cơ : 5 Hp.
Tốc độ vòng quay : 940 vòng/phút (220V, 50Hz).
b) Chức năng: Cán nhỏ viên thức ăn thành nhiều mảnh, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau phù hợp với sinh lý nhiều vật nuôi.
c) Cấu tạo
Cửa nhập liệu, cửa xả liệu.
Vỏ thép bên ngoài vửa là khung giữ hai trục cán, vừa là vỏ bảo vệ.
Hai trục cán có thể điều chỉnh khoảng cách giữa hai trục.
Động cơ có thể điều chỉnh tốc độ quay.
d) Nguyên tắc hoạt động: Viên thức ăn được đưa vào giữa hai trục chuyển động ngược chiều nhau. Khe trục này đã được điều chỉnh khoảng cách để cho ra các sản phẩm theo yêu cầu. Nhờ lực ma sát và lực nén ép của hai trục cán mà viên thức ăn sẽ được cuốn vào và được cán thành những miểng có kích thước khác nhau.
3/ Sự cố công nghệ
Sự cố
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Nghẽn máy, kẹt trục.
Lượng viên rơi xuống quá nhiều.
Motor không hoạt động.
Điều chỉnh lượng viên xuống và kiểm tra lại motor.
Miểng có kích thước không đạt.
Khe hở điều chỉnh không đúng.
Điều chỉnh lại khe hở.
5.2.14. Sàng miểng
1/ Mục đích: Thu được thức ăn miểng có kích thước đồng đều. Và sản phẩm sau khi sàng đạt đồng đều về kích cỡ.
2/ Thiết bị: Thiết bị sàng trống
a) Thông số kỹ thuật
Động cơ : 3 Hp.
Số vòng quay : 950 vòng/phút.
b) Chức năng: Tách loại viên thức ăn theo từng kích cỡ khác nhau tạo ra nhiều loại sản phẩm.
c) Cấu tạo
Lưới sàng 5 lớp với những lỗ thoát khác nhau cho từng lớp.
Khung gỗ hình chữ nhật để gắn lưới sàng. Cửa nhập và thoát liệu.
d) Nguyên tắc hoạt động: Viên thức ăn sau khi được cán miểng sẽ được phân loại theo từng kích cỡ khác nhau dựa vào lỗ của từng lưới sàng. Hạt to nhất sẽ được giữ lại ở lớp sàng đầu tiên và sẽ được chuyển trở lại máy cán miểng. 4 lớp sàng còn lại sẽ cho 4 sản phẩm khác nhau.
3/ Sự cố công nghệ
Sự cố
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Kích thước miểng không đồng đều.
Lưới bị rách, hở mép.
Thay lưới, gắn lại mép lưới.
5.2.15. Đóng bao bì
1/ Mục đích: Bảo quản và giúp sản phẩm dễ dàng vận chuyển.
2/ Yêu cầu
Cân đúng khối lượng ghi trên bao bì.
Trạng thái sản phẩm sau khi đóng bao bì phải đồng đều nhau, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng và an toàn thành phẩm.
Kiểm tra chỉ tiêu cảm quan thành phẩm.
Đường may của bao phải thẳng, cách mép 2 cm.
3/ Cách thực hiện: Từ bồn chứa thành phẩm, thức ăn được vô bao và cân đúng khối lượng ghi trên bao bì bằng cân điện tử, tiếp đến đượcc ghép mí và may kín miệng bao lại bằng chỉ. Các thành phẩm dạng miểng có kích cỡ khác nhau được chứa trong các cyclon khác nhau.
4/ Sự cố công nghệ
Sự cố
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Sản phẩm có khối lượng không đúng với khối lượng ghi trên bao bì.
Do cân hỏng.
Kiểm tra lại cân trước khi cân.
CHƯƠNG 6 : SẢN PHẨM
1. ĐỘ BỀN TRONG NƯỚC CỦA THỨC ĂN VIÊN
Thức ăn công nghiệp thường tương đối bền, lâu tan trong nước, chỉ một phần nhỏ bị tan và mất dinh dưỡng do sự thấm lọc. Độ bền trong nước của thức ăn thì tùy thuộc vào từng loài thủy sản và tính ăn của chúng. Đối với cá thức ăn dùng cho chúng thì yêu cầu chỉ tan trong nước trong vài phút. Ngược lại tôm thì yêu cầu về độ tan lâu hơn và bền vững trong nước trong một khoảng thời gian vài giờ.
Độ bền trong nước của thức ăn thì phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu làm thức ăn, quy trình sản xuất và chất kết dính tự nhiên được sử dụng.
@ Thành phần nguyên liệu của thức ăn: Sự cân đối trong thành phần nguyên liệu, các nguyên liệu mà khó nghiền nhuyễn hay khó kết dính thì nên sử dụng giới hạn (bột cám, bột xương...). Các chất mà có tính kết dính cao khi sử dụng trong sản xuất thức ăn làm cho thức ăn bền hơn trong nước.
@ Quy trình sản xuất: Việc nghiền nguyên liệu luôn luôn được thực hiện trong tất cả các quy trình sản xuất thức ăn. Quá trình này làm tăng diện tích bề mặt của thức ăn dẫn đến tác dụng nhiệt cho viên thức ăn tốt hơn.
@ Chất kết dính: Tác động ảnh hưởng của chất kết dính đến độ bền và độ cứng của viên thức ăn trong nước được giải thích là chất kết dính sẽ làm giảm các không gian trống trong hỗn hợp nguyên liệu làm tăng độ nén cứng của viên thức ăn. Do tính chất của chúng là kết dính lại với nhau nên làm cho thức ăn chắc hơn. Sự biến đổi về thành phần bởi các tác nhân hóa học trong quá trình sản xuất sẽ làm cho viên thức ăn bền hơn với nước. Đối với thức ăn tôm thì yêu cầu về độ kết dính cao, vì vậy nên nhiều nghiên cứu về chất kết dính trong thức ăn tôm được thực hiện.
2. BẢO QUẢN THỨC ĂN
Thức ăn sau khi sản xuất có thể bảo quản ở nơi sản xuất hay ít nhất đến người sử dụng cũng bảo quản thức ăn. Quá trình lưu trữ thức ăn có thể làm cho thức ăn bị hư hỏng giảm phẩm chất. Vì vậy thời gian bảo quản tốt nhất cho thức ăn luôn luôn được xác định.
Thức ăn bảo quản bị kém phẩm chất do một số nguyên nhân:
• Tác động của quá trình oxy hóa
• Tác động bởi vi khuẩn
• Côn trùng, các loài gặm nhấm
• Những biến đổi hóa học trong quá trình lưu trữ
Các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn trong thời gian bảo quản:
2.1. Nhiệt độ và độ ẩm
Quá trình phân hủy làm giảm phẩm chất, chất lượng thức ăn thì tuỳ thuộc nhiều vào điều kiện bảo quản. Nhiệt độ và độ ẩm đóng vai trò quan trọng, là tác nhân gây ảnh hưởng đến việc bảo quản và hạn sử dụng của thức ăn. Các nhân tố này ảnh hưởng đến ẩm độ của thức ăn, tỷ lệ biến đổi hoá học của thức ăn, sự tấn công và phát triển của nấm, mốc và côn trùng. Thêm vào đó, ánh sáng và oxy cũng là tác nhân gây ra sự giảm phẩm chất của thức ăn.
Trong quá trình tích trữ thức ăn việc không quan tâm đến độ ẩm của thức ăn sẽ dẫn đến sự cân bằng giữa trong không khí và trong thức ăn tuỳ thuộc vào độ ẩm tương đối của môi trường. Độ ẩm tương đối thích hợp là 75%. Tuy nhiên các vùng ở khu vực nhiệt đới thì độ ẩm tương đối thường cao hơn, vì vậy thời gian bảo quản thức ăn được rút ngắn lại. Nhiệt độ cao làm Vitamin C trong thức ăn bị biến tính, thúc đẩy quá trình oxy xảy ra, khởi đầu cho quá trình phát triển của vi sinh vật có hại.
2.2. Tác động của vi sinh vật
Nấm mốc sẽ dễ dàng phát triển ở độ ẩm trên 70%, nhiệt độ 35 – 400C (Cockerell và ctv, 1971). Các ảnh hưởng bất lợi của sự phát triển của nấm trong bảo quản thức ăn :
Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn giảm, các chất dinh dưỡng quan trọng bị mất đi như lipid, amino acid (đặc biệt là lysine và arginin) và vitamin do tác động của các enzyme phân huỷ của nấm (Jones, 1987). Nấm cũng giúp cho sự phát triển ôi dầu của các acid béo (Cockerell và ctv, 1971).
Làm thay đổi mùi và hình dạng thức ăn, làm cho thức ăn đóng cục, giảm giá trị.
Nấm có thể có thể sản sinh ra các chất độc mà có thể gây ung thư đặc biệt là Aspergillus flavus. Hầu hết các chất độc thường là aflatoxin B. Các nguyên liệu mà thường bị nhiễm A. flavus là lạc, hạt bông, và dừa (Chow, 1980)
2.3. Tác động của côn trùng và các loài gặm nhấm
Côn trùng và các loài gặm nhấm gây ra tác hại đáng kể đến thức ăn bảo quản. Điều này có thể nhận thấy qua sự cắn phá làm dơ bẩn, hay gián tiếp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
2.4. Sự biến đổi hoá học trong quá trình bảo quản
Đa phần sự biến đổi hoá học thường xuất hiện trong bảo quản thức ăn là sự ôi dầu của của acid béo. Thông thường các acid béo không no dễ bị oxy hoá tạo ra mùi ôi thối làm giảm phẩm chất thức ăn, đôi khi tạo ra một số hợp chất độc ức chế sự phát triển của vật nuôi. Carbohydrate cũng có thể bị lên men. Các chất hoá học sinh ra trong quá trình này làm giảm hàm lượng aminoacid, các vitamin giá trị, đặc biệt là vitamin C.
2.5. Phương pháp bảo quản
Bảo quản thức ăn đúng cách nghĩa là làm chống lại các tác nhân như nhiệt độ, độ ẩm không khí, vi khuẩn, sự tấn công của côn trùng và các loại gặm nhấm. Nguyên vật liệu làm thức ăn nên được bảo quản trong thời gian thích hợp. Cá tạp, cá biển nên được sử dụng ngay hay được trữ trong tủ đông cho đến khi sử dụng.
Trong bảo quản thức ăn cần chú ý một số nguyên tắc quan trọng. Thức ăn được bảo quản tuỳ thuộc vào từng loại thức ăn, không được để dưới nền sàn nhà hay dựa vào tường. Việc bảo quản cần thiết 100% không chạm đến nước, vật liệu bảo quản phải được chống ẩm. Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất thức ăn tuỳ thuộc vào tính chất mà bảo quản và sử dụng vào sản xuất sớm nhất khi có thể. Các vật liệu bảo quản nhiều cần hạn chế sự phá hoại của nấm mốc và côn trùng. Một điều bất lợi là trong bảo quản nhiệt độ thường có khuynh hướng tăng lên và gây tác hại trong bảo quản. Sự thông thoáng hợp lý trong bảo quản sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
3. TIÊU CHUẨN THỨC ĂN HỖN HỢP
Thức ăn công nghiệp là một hỗn hợp thức ăn bao gồm một số nguyên liệu đã qua chế biến và phối hợp theo công thức của nhà chế tạo, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của tôm và cá. Các dạng thức ăn hỗn hợp: có nhiều dạng thức ăn công nghiệp cho tôm và cá như : dạng khô, dạng ướt; trong đó lại chia làm dạng bột, hay viên, dạng mảnh hay hạt…
Độ ẩm
Hàm ẩm của thức ăn công nghiệp (dạng khô) rất quan trọng vì hàm ẩm của thức ăn có quan hệ đến sự phát triển của vi sinh vật, từ đó ảnh hưởng tới thời hạn sử dụng. Bảng sau đây cho biết mối quan hệ giữa hàm ẩm của thức ăn đến sự phát triển của vi sinh vật và côn trùng.
Bảng 6.1: Mối quan hệ giữa hàm ẩm thức ăn với sự phát triển của và côn trùng
Hàm ẩm thức ăn(%)
Hàm ẩm không khí(%)
Hệ quả
0 – 8
0 – 30
Không có hoạt động sinh học
9 – 14
30 – 70
Nhiễm côn trùng khi ẩm kk > 60%
14 – 20
70 – 90
Nhiễm côn trùng và mốc
20 – 25
90 – 95
Mốc và vi khuẩn phát triển
>25
>95
Vi khuẩn tăng
Kích thước
Kích thước tùy thuộc vào loài và giai đoạn sinh trưởng của tôm cá
Bảng 6.2: Kích thước viên cho thức ăn công nghiệp cho cá
Tilapia
Channel catfish
Kích cỡ / tuổi
Kích cỡ viên
Kích cỡ (g)
Kích cỡ viên (mm)
Fry 1 – 24 giờ
Liqify
0,02 – 0,25
0,4 – 0,8
Fry 2 -10 ngày
500 microns
0,25 – 1,5
0,8 – 1,4
Fry 10 – 30 ngày
500 – 1000 microns
1,5 – 5
1,4 – 2,8
Juvenile
500 – 1500 microns
5 – 20
2,8 – 4
1 – 30 g
1 – 2 mm
20 – 120 g
2 mm
125 – 250 g
3 mm
>250 g
mm
Tiêu chuẩn cảm quan
Thức ăn phải có màu đặc trưng của nguyên liệu, trong hỗn hợp có mùi thơm, không có mùi mốc hoặc hôi thối…
Tiêu chuẩn dinh dưỡng
Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào loài và giai đoạn sinh trưởng của tôm cá. Các tiêu chuẩn thường được quy định là năng lượng (DE hoặc ME tính the MJ hay Mcal/kg hỗn hợp), tỷ lệ P/E, protein và một số acid amin, chất béo và acid n-3, một số chất khoáng (Ca, P… ), một số vitamin (các chất này được tính theo % hay g, mg/kg hỗn hợp)
4. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI THỨC ĂN HỖN HỢP
Hàm ẩm đối với hỗn hợp khô được quy định là <14%. Hàm lượng tối thiểu chất dinh dưỡng (đối với cá, chất dinh dưỡng quay như protein, acid amin, chất béo, Ca, P… ) và hàm lương tối đa chất dinh dưỡng (đối với những hcất gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn của động vật như tro, chất xơ, khoáng không hòa tan trong HCl… )
Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn : bao gồm các chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh, nấm mốc độc hại (như afltoxin…), các hóa chất độc hại (như kim loại nặng Pb, Hg, Cd…), các thuốc kháng sinh…
Các quy định về nhãn hàng : nhãn hàng phải ghi tên thương phẩm (đối với những hỗn hợp có bổ sung thuốc, một số nước bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng chữ “có sử dụng thuốc”, tiếng Anh là “Medicated”), đối tượng sử dụng, các phân tích bảo đảm (guaranted analysis), các nguyên liệu trong hỗn hợp (chỉ ghi tên nguyên liệu, không cần ghi khối lượng hay tỷ lệ), hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng, tên và địa chỉ nhà sản xuất, khối lượng tịnh.
5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Kiểm tra nguyên liệu đầu vào và đăng ký chất lượng thành phẩm đầu ra.
Có KCS trong các khâu : nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, thành phẩm đầu ra, quá trình bảo quản.
Lấy mẫu và lưu mẫu.
Đầu tư trang thiết bị để kiểm tra chất lượng nguyên liệu và thành phẩm, cụ thể là :
Đánh giá các chỉ tiêu cảm quan : màu sắc, mùi vị, độ đồng đều, tạp chất, độ ẩm…
Phân tích các chỉ tiêu hóa học : đạm thô, béo, xơ, Ca, P, độ chín sống của đậu nành rang, độc tố nấm mốc…
Gửi mẫu cho cơ quan phân tích bên ngoài để đối chiếu với kết quả phân tích nội bộ khi cần thiết.
Đội ngũ tiếp thị kỹ thuật đi theo và phản hồi chất lượng sản phẩm ngoài thị trường thông qua năng suất và tình hình sức khỏe vật nuôi.
6. TIÊU CHUẨN NGÀNH MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THỦY SẢN CỤ THỂ
1. Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm càng xanh (Compound pellet feed for Giant freshwater prawn) - Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 190:2004
1.1. Đối tượng và phạm vi ứng dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); được phối chế từ nhiều loại nguyên liệu đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng; sử dụng để ương giống và nuôi tôm càng xanh.
Tiêu chuẩn được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn viên cho tôm càng xanh.
1.2. Phân loại
Thức ăn viên cho tôm càng xanh gồm 6 loại sử dụng cho các giai đoạn phát triển của tôm với các số hiệu như sau:
Số 1: Loại dạng mảnh sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng 0,01 – 0,20 g/con
Số 2: Loại dạng mảnh sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng 0,20 – 2,00 g/con
Số 3: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng 2,00 – 5,00 g/con
Số 4: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng 5,00 – 10,00 g/con
Số 5: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng 10,00 – 20,00 g/con
Số 6: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng > 20,00 g/con
1.3. Yêu cầu kỹ thuật
1.3.1 Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên phải theo đúng quy định trong bảng 6.3
Bảng 6.3: Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên tôm càng xanh
TT
Chỉ tiêu
Yêu cầu
1
Hình dạng bên ngoài
Viên hình trụ (hoặc mảnh) đều nhau, bề mặt mịn, kích thước cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định trong bảng 6.4
2
Màu sắc
Nâu vàng đến nâu, đặc trưng của nguyên liệu phối chế.
3
Mùi vị
Đặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi men mốc và mùi lạ khác.
1.3.2. Các chỉ tiêu hóa, lý của thức ăn viên phải theo đúng quy định trong bảng 6.4
Bảng 6.4: Chỉ tiêu hóa, lý của thức ăn viên tôm cành xanh
TT
Chỉ tiêu
Loại thức ăn
Số 1
Số 2
Số 3
Số 4
Số 5
Số 6
1
Kích cỡ:
Đường kính viên (hoặc mảnh) tính bằng mm, không lớn hơn
Chiều dài so với đường kính viên (lần) nằm trong khoảng
0,4 – 0,7
0,7 – 0,9
1,5
2,2
2,5
3,0
1,5 – 2,0
2
Tỷ lệ vụn nát, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn
2
3
Độ bền, tính theo số giờ quan sát, không nhỏ hơn
2
4
Năng lượng thô, tính bằng kcal cho 1 kg thức ăn, không nhỏ hơn
3100
3000
2860
2800
2750
2700
5
Độ ẩm, tính bằng tỷ lệ %, không lớn hơn
11
6
Hàm lượng protein thô, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không nhỏ hơn
35
32
30
27
25
23
7
Hàm lượng lipid thô, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không nhỏ hơn
5
5
5
4
4
4
8
Hàm lượng xơ thô, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không lớn hơn
3
3
4
4
5
5
9
Hàm lượng tro, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không lớn hơn
16
10
Cát sạn (tro không hòa tan trong HCl 10%), tính bằng tỷ lệ khối lượng, không lớn hơn
2
11
Hàm lượng Ca, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không lớn hơn
2,3
12
Tỷ lệ Ca/P nằm trong khoảng
1,0 – 1,5
13
Hàm lượng NaCl, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không lớn hơn
2,5
14
Hàm lượng lysine, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không nhỏ hơn
1,8
1,8
1,7
1,7
1,6
1,5
15
Hàm lượng methionin, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không nhỏ hơn
0,89
0,89
0,84
0,76
0,72
0,72
1.3.3. Các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y, thức ăn viên phải theo đúng yêu cầu được quy định trong bảng 6.5
Bảng 6.5: Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên tôm cành xanh
TT
Chỉ tiêu
Yêu cầu
1
Côn trùng sống
Không cho phép
2
Vi khuẩn gây bệnh (Samonella)
Không cho phép
3
Nấm mốc độc (Aspergillus flavus)
Không cho phép
4
Chất độc hại (Aflatoxin)
Không cho phép
5
Các loại kháng sinh và hóa chất đã bị cấm sử dụng theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
Không cho phép
1.4. Phương pháp thử
1.4.1. Lấy mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4325-86, chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952:2001
1.4.2. Thử các chỉ tiêu cảm quan theo TCVN 1532-1993
1.4.3. Thử các chỉ tiêu hóa, lý
Đo kích cỡ (đường kính và chiều dài) viên thức ăn bằng thước kẹp
Thử tỷ lệ vụn nát của thức ăn bằng phương pháp sàng
Thử độ bền trong nước của thức ăn viên:
+ Dụng cụ thử: Cốc thủy tinh 50ml, đũa thủy tinh
+ Cách thử: Lấy khoảng 5,0 g thức ăn cho vào cốc thủy tinh có chứa nước trong để yên vài phút. Sau đó, cứ khoảng 15 phút dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát. Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã. Độ bền của viên thức ăn được tính bằng số giờ quan sát. Kể từ khi thả thức ăn vào cốc thùy tinh chứa nước, cho đến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng, phải đúng theo quy định của bảng 6.4.
Xác định năng lượng thô theo phương pháp hiện hành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Xác định độ ẩm theo TCVN 4326:2001
Xác định hàm lượng protein thô theo TCVN 4328 : 2001
Xác định hàm lượng lipid thô theo TCVN 4331 : 2001
Xác định hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329 – 1993
Xác định hàm lượng tro và cát sạn theo TCVN 4327 – 1993
Xác định hàm lượng Ca theo TCVN 1526 - 86
Xác định hàm lượng P theo TCVN 1525 : 2001
Xác định hàm lượng NaCl theo TCVN 4330 – 86
Xác định hàm lượng lysin theo TCVN 5281 – 90
Xác định hàm lượng methionin theo TCVN 5282 – 90
1.4.4. Thử các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y
Xác định độ nhiễm côn trùng sống theo TCVN 1540 – 90
Xác định vi khuẩn gây bệnh theo TCVN 4829 : 2001
Xác định nấm mốc độc theo TCVN 5750 – 1993
Xác định chất độc hại theo TCVN 4804 – 89
Xác định các loại kháng sinh và hóa chất bị cấm sử dụng theo các quy định hiện hành.
1.5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
1.5.1. Bao gói
Tùy theo điều kiện sản xuất, thức ăn viên phải được đóng gói trong các loại bao PE hoặc bao PP, hoặc bao giấy 3 lớp.
Bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách, đã được tầy trùng.
1.5.2. Ghi nhãn
Việc ghi nhãn trên bao đựng thức ăn viên phải theo đúng các quy định tại Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2002 của Bộ Thủy sản (hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TT ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với hành hóa Thủy sản)
+ Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn:
a) Tên hàng hóa.
b) Tên và địa chỉ của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hàng hóa.
c) Định lượng của hàng hóa (khối lượng tịnh)
d) Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính được sử dụng)
e) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lượng khoáng… )
f) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản.
g) Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn, số lần cho ăn và cách theo dõi lượng thức ăn hàng ngày)
h) Xuất xứ hàng hóa (đối với thức ăn ngoại nhập)
+ Ngoài các nội dung bắt buộc, trên nhãn phải ghi thêm các nội dung sau:
a) Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thủy sản số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002.
b) Số hiệu tiêu chuẩn đăng ký chất lượng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc cấp ngành)
c) Các nội dung không bắt buộc khác (nếu thấy cần thiết) ghi theo quy định trong Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thủy sản.
1.5.3. Bảo quản
Thức ăn viên phải được bảo quản trong kho khô, sạch; để trên bục kê cao ráo, thoáng mát và được tẩy trùng. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại.
Thời gian bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất đến khi sử dụng không quá 90 ngày.
1.5.4. Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển thức ăn viên phải khô, sạch, được che mưa nắng, không có chất độc hại, đảm bảo yêu cầu an toán vệ sinh thú y.
Khi bốc đỡ thức ăn viên phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh.
2. Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá tra và cá ba sa (Compound pellet feed for Pangasianodon hypophthalmus and Pangasius bocourti) - Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188:2004
2.1. Đối tượng và phạm vi ứng dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); được phối chế từ nhiều loại nguyên liệu đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng; sử dụng để ương giống và nuôi cá tra, cá ba sa.
Tiêu chuẩn được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn viên cho cá tra, cá ba sa.
2.2. Phân loại
Thức ăn viên cho cá tra, cá ba sa gồm 6 loại sử dụng cho các giai đoạn phát triển của tôm với các số hiệu như sau:
Số 1: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ cá có khối lượng < 1 g/con
Số 2: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ cá có khối lượng 1 - 5 g/con
Số 3: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng 5 - 20 g/con
Số 4: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng 20 - 200 g/con
Số 5: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng 200 - 500 g/con
Số 6: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng > 500 g/con
2.3. Yêu cầu kỹ thuật
2.3.1 Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên phải theo đúng quy định trong bảng 6.6
Bảng 6.6: Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên cá tra, cá basa
TT
Chỉ tiêu
Yêu cầu
1
Hình dạng bên ngoài
Viên hình trụ (hoặc mảnh) đều nhau, bề mặt mịn, kích thước cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định trong bảng 6.7
2
Màu sắc
Nâu vàng đến nâu, đặc trưng của nguyên liệu phối chế.
3
Mùi vị
Đặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi men mốc và mùi lạ khác.
2.3.2. Các chỉ tiêu hóa, lý của thức ăn viên phải theo đúng quy định trong bảng 6.7
Bảng 6.7: Chỉ tiêu hóa, lý của thức ăn viên cá tra, cá basa
TT
Chỉ tiêu
Loại thức ăn
Số 1
Số 2
Số 3
Số 4
Số 5
Số 6
1
Kích cỡ:
Đường kính viên (hoặc mảnh) tính bằng mm, không lớn hơn
Chiều dài so với đường kính viên (lần) nằm trong khoảng
1,0
1,5
2,5
5,0
10,0
12,0
1,0 – 1,5
2
Tỷ lệ vụn nát, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn
2
3
Độ bền, tính theo số phút quan sát, không nhỏ hơn
30
4
Năng lượng thô, tính bằng kcal cho 1 kg thức ăn, không nhỏ hơn
3300
2800
2400
2100
1800
1500
5
Độ ẩm, tính bằng tỷ lệ %, không lớn hơn
11
6
Hàm lượng protein thô, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không nhỏ hơn
40
35
30
26
22
18
7
Hàm lượng lipid thô, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không nhỏ hơn
8
6
5
5
4
3
8
Hàm lượng xơ thô, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không lớn hơn
6
6
7
7
8
8
9
Hàm lượng tro, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không lớn hơn
16
14
12
10
10
10
10
Cát sạn (tro không hòa tan trong HCl 10%), tính bằng tỷ lệ khối lượng, không lớn hơn
2
11
Hàm lượng P, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không nhỏ hơn
1
12
Hàm lượng NaCl, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không lớn hơn
2,5
13
Hàm lượng lysine, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không nhỏ hơn
2,0
1,8
1,5
1,3
1,1
0,9
14
Hàm lượng methionin, tính bằng tỷ lệ khối lượng, không nhỏ hơn
0,9
0,8
0,7
0,6
0,5
0,4
2.3.3. Các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y, thức ăn viên phải theo đúng yêu cầu được quy định trong bảng 6.8
Bảng 6.8: Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên cá tra, cá basa
TT
Chỉ tiêu
Yêu cầu
1
Côn trùng sống
Không cho phép
2
Vi khuẩn gây bệnh (Samonella)
Không cho phép
3
Nấm mốc độc (Aspergillus flavus)
Không cho phép
4
Chất độc hại (Aflatoxin)
Không cho phép
5
Các loại kháng sinh và hóa chất đã bị cấm sử dụng theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
Không cho phép
2.4. Phương pháp thử
2.4.1. Lấy mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4325-86, chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952:2001
2.4.2. Thử các chỉ tiêu cảm quan theo TCVN 1532-1993
2.4.3. Thử các chỉ tiêu hóa, lý
Đo kích cỡ (đường kính và chiều dài) viên thức ăn bằng thước kẹp.
Thử tỷ lệ vụn nát của thức ăn bằng phương pháp sàng.
Thử độ bền trong nước của thức ăn viên:
+ Dụng cụ thử: Cốc thủy tinh 50ml, đũa thủy tinh.
+ Cách thử: Lấy khoảng 5,0 g thức ăn cho vào cốc thủy tinh có chứa nước trong để yên vài phút. Sau đó, cứ khoảng 15 phút dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát. Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã. Độ bền của viên thức ăn được tính bằng số phút quan sát. Kể từ khi thả thức ăn vào cốc thùy tinh chứa nước, cho đến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng, phải đúng theo quy định của bảng 6.7
Xác định năng lượng thô theo phương pháp hiện hành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Xác định độ ẩm theo TCVN 4326 : 2001
Xác định hàm lượng protein thô theo TCVN 4328 : 2001
Xác định hàm lượng lipid thô theo TCVN 4331 : 2001
Xác định hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329 – 1993
Xác định hàm lượng tro và cát sạn theo TCVN 4327 – 1993
Xác định hàm lượng P theo TCVN 1525 : 2001
Xác định hàm lượng NaCl theo TCVN 4330 – 86
Xác định hàm lượng lysin theo TCVN 5281 – 90
Xác định hàm lượng methionin theo TCVN 5282 – 90
2.4.4. Thử các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y
Xác định độ nhiễm côn trùng sống theo TCVN 1540 – 90
Xác định vi khuẩn gây bệnh theo TCVN 4829 : 2001
Xác định nấm mốc độc theo TCVN 5750 – 1993
Xác định chất độc hại theo TCVN 4804 – 89
Xác định các loại kháng sinh và hóa chất bị cấm sử dụng theo các quy định hiện hành.
2.5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
2.5.1. Bao gói
Tùy theo điều kiện sản xuất, thức ăn viên phải được đóng gói trong các loại bao PE hoặc bao PP, hoặc bao giấy 3 lớp.
Bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách, đã được tầy trùng.
2.5.2. Ghi nhãn
Việc ghi nhãn trên bao đựng thức ăn viên phải theo đúng các quy định tại Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2002 của Bộ Thủy sản (hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TT ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với hành hóa Thủy sản)
+ Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn:
a) Tên hàng hóa.
b) Tên và địa chỉ của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hàng hóa.
c) Định lượng của hàng hóa (khối lượng tịnh)
d) Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính được sử dụng)
e) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lượng khoáng… )
f) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản.
g) Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn, số lần cho ăn và cách theo dõi lượng thức ăn hàng ngày)
h) Xuất xứ hàng hóa (đối với thức ăn ngoại nhập)
+ Ngoài các nội dung bắt buộc, trên nhãn phải ghi thêm các nội dung sau:
a) Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thủy sản số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002.
b) Số hiệu tiêu chuẩn đăng ký chất lượng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc cấp ngành)
c) Các nội dung không bắt buộc khác (nếu thấy cần thiết) ghi theo quy định trong Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thủy sản.
2.5.3. Bảo quản
Thức ăn viên phải được bảo quản trong kho khô, sạch; để trên bục kê cao ráo, thoáng mát và được tẩy trùng. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại.
Thời gian bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất đến khi sử dụng không quá 90 ngày.
2.5.4. Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển thức ăn viên phải khô, sạch, được che mưa nắng, không có chất độc hại, đảm bảo yêu cầu an toán vệ sinh thú y.
Khi bốc đỡ thức ăn viên phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh.
CHƯƠNG 7 : TIÊU CHUẨN – KHẨU PHẦN ĂN – THIẾT LẬP CÔNG THỨC
Mỗi loài động vật yêu cầu khác nhau về chất dinh dưỡng, tùy theo đặc điểm riêng của từng giống loài và từng giai đoạn phát triển của chúng. Cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần so với nhu cầu của động vật là biện pháp quan trọng nhằm tăng năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.
1. KHÁI NIỆM
1.1. Tiêu chuẩn ăn
Tiêu chuẩn ăn được xác định dựa trên nhu cầu các chất dinh dưỡng (đã nêu ở chương trước). Tiêu chuẩn ăn là khối lượng các chất dinh dưỡng (được tính bằng đơn vị khối lượng hoặc tính bằng phần trăm trong thức ăn hỗn hợp) mà thủy sản yêu cầu trong 1 ngày đêm. Tiêu chuẩn ăn có thể hiểu như sau : Tiêu chuẩn ăn = Nhu cầu + Số dư an toàn
Số dư an toàn là số lượng chất dinh dưỡng cần thêm ngoài nhu cầu của thủy sản, được xác định thông qua các thực nghiệm. Trong thực tế, xác định nhu cầu dinh dưỡng được tiến hành trong phòng thí nghiệm với nhiều cá thể và giá trị thu được là trung bình của các kết quả. Nên khi áp dụng giá trị trung bình trên xác định nhu cầu thì một số cá thể không được đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng. Do đó, người ta sửa dụng khái niệm số dư an toàn.
1.2. Nội dung tiêu chuẩn ăn
Nhu cầu năng lượng : biểu thị bằng kcal (Mcal) hay kJ (MJ) của DE, ME tính cho 1 ngày đêm hay tính cho 1 kg thức ăn. Khi nhu cầu năng lượng tính trên 1 kg thì gọi là mật độ năng lượng hay mức năng lượng.
Nhu cầu protein và acid amin : nhu cầu protein có thể thể hiện bằng khối lượng (g, kg) cho 1 ngày đêm hoặc tỷ lệ (%) protein thô trong khẩu phần. Acid amin cũng được tính theo khối lượng (g) hoặc tỷ lệ (%) so với vật chất khô hoặc so với protein.
Nhu cầu lipid và acid béo : lipid và các acid béo thiết yếu.
Nhu cầu chất khoáng : khoáng đa lượng : Ca, P, Mg, Na, Cl, K, S (g/con/ngày hoặc % thức ăn). Khoáng vi lượng : Fe, Cu, Mn, Zn… (mg/con/ngày).
Nhu cầu vitamin : A, D, E (UI), vitamin nhóm B, C, K (mg), B12 (μg).
* Ví dụ : Nhu cầu dinh dưỡng cho cá chép : Lipid : 18%
Protein : 25 – 38%
Lysine : 5,7% của thức ăn
Methionine : 3,1% của protein
Phosphor : 0,6 – 0,7%
DE (kcal/kg) : 2700 - 3100
1.3. Khẩu phần ăn
Để hiển thị tiêu chuẩn ăn bằng các loại thức ăn cụ thể, người ta sử dụng khái niệm “khẩu phần ăn”. Khẩu phần ăn là khối lượng các loại thức ăn cung cấp cho vật nuôi để thỏa mãn tiêu chuẩn ăn. Khẩu phần ăn được tính bằng khối lượng trong 1 ngày đêm hoặc tỷ lệ phần trăm trong thức ăn hỗn hợp.
* Ví dụ : Khẩu phần ăn cho cá da trơn kg
Bột cá thương phẩm 15,17
Khô đậu tương 8,50
Khô lạc 8,50
Bột mì 18,70
Mỡ lợn 5,11
Muối ăn 2,00
Calci photphat 1,04
Chất kết dính (Carboxymethyl cellulose) 2,00
Premix vitamin 0,92
Nước 38,56
Tổng cộng 100,00
2. THIẾT LẬP CÔNG THỨC THỨC ĂN
2.1. Các nguyên tắc trong thiết lập công thức thức ăn
2.1.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá, tôm
Kết quả thí nghiệm nuôi dưỡng: đây là cơ sở đúng nhất, thực tế nhất để xác định nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tượng trong từng điều kiện cụ thể. Nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản thay đổi tùy theo loài, dòng, giai đoạn phát triển, sức khỏe, nhiệt độ và các đều kiện môi trường khác. Tập tính ăn tự nhiên của đối tượng nuôi cũng nên được xem xét.
2.1.2. Lựa chọn nguyên liệu phối hợp
Một vài điểm cần lưu ý trong lựa chọn nguyên liệu:
Nguồn năng lượng
Khi cần các thức ăn có năng lượng cao thì chủ yếu là hạt ngũ cốc. Cần lưu ý đến hàm lượng xơ của thức ăn. Nếu xơ nhiều sẽ làm giảm sự ngon miệng và độ tiêu hóa thức ăn, chất xơ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ kết dính của viên thức ăn.
Nguồn protein
Nguồn protein cung cấp tốt nhất cho động vật thủy sản nói chung là nguồn protein động vật. Tuy nhiên để giảm giá thành và cân đối acid amin thiết yếu, nên phối chế thức ăn từ nhiều nguồn protein.
Độc tố
Một điểm cần lưu ý khi sử dụng các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc thực vật thường có độc tố hoặc chất kháng dinh dưỡng, do đó việc xử lý các nguồn nguyên liệu này trước khi đưa vào phối chế thức ăn là cần thiết, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của các chất này đến sinh trưởng, sức khỏe và cả chất lượng của sản phẩm nuôi sau này.
Tương tác giữa các chất
- Khoáng với khoáng: nhu cầu Mg phụ thuộc vào hàm lượng Ca, P.
- Vitamin với khoáng: khả năng hấp thu khoáng hạn chế nếu trong thức ăn thiếu vitamin D. Thiếu vitamin C ảnh hưởng đến sự hấp thu Fe.
- Vitamin với vitamin: dấu hiện bệnh lý sẽ thể hiện nhanh và trầm trọng hơn nếu thức ăn cung cấp thiếu cả hai nguồn B12 và folic acid.
Độ ngon của thức ăn
Độ ngon của thức ăn có ảnh hưởng đến cường độ ăn của cá, ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch tiêu hóa. Thức ăn mới ngon hơn thức ăn cũ, tinh ngon hơn thô, thức ăn đạm ngon hơn thức ăn năng lượng, đạm động vật ngon hơn đạm thực vật, thức ăn càng nhiều khoáng càng kém ngon...
2.1.3. Giá cả và tính sẵn có của nguyên liệu
Ngoài vấn đề chất lượng, vấn đề giá cả và tính sẵn có của nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong chế biến thức ăn thủy sản. Khi xây dựng được một công thức thức ăn hoàn hảo về mặt dinh dưỡng, nhưng giá thành cao, nguồn nguyên liệu khó chủ động thì không thể tiêu thụ được trên thị trường. Vì vậy khi xây dựng công thức thức ăn nên dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giá thành rẻ.
Ngoài ra giá cả của nguyên liệu phụ thuộc theo mùa, vì vậy nên xây dựng nhiều phương án sử dụng nguyên liệu để có thể chủ động nguồn nguyên liệu và hạ giá thành.
Phương pháp tổ hợp công thức
Xác định thành phần và tỷ lệ từng nguyên liệu đơn trong khẩu phần là công việc cần thiết trước khi phối hợp khẩu phần.
Các bước tiến hành
- Nêu các dưỡng chất chủ yếu của khẩu phần.
- Nêu nhu cầu từng dưỡng chất đối với cá.
- Liệt kê thành phần của từng thực liệu.
Phương pháp tính toán công thức
Với các công thức thức ăn đơn giản chỉ bao gồm vài loại nguyên liệu và yêu cần tính một vài dưỡng chất thì có thể áp dụng phương pháp tính toán kinh điển như phương pháp đường chéo của Pearson (phương pháp hình vuông), thiết lập hệ phương trình tuyến tính bậc nhất…
* Ví dụ : Thiết lập một công thức thức ăn tôm sú có hàm lượng đạm là 40% từ các nguyên liệu sau:
Nguyên liệu Hàm lượng protein
Bột cá 60 %
Bột đậu nành 40%
Cám 10%
Bột bắp 7%
Giả sử tỷ lệ bột cá : bột đậu nành là 3/1 và tỷ lệ cám : bột bắp là 2/1
2.2.1. Áp dụng phương pháp hình vuông Pearson
1. Vẽ một hình vuông. Ghi mức protein cần tính ở giữa hình vuông đó.
2. Chia hỗn hợp nguyên liệu làm hai nhóm: nhóm cung cấp protein, nhóm cung cấp chất bột đường (năng lượng) và tính % protein trung bình của mỗi nhóm. Ghi vào bên trái hình vuông.
Nguồn protein (hỗn hợp 1)
Bột cá: 3 phần x 60% = 180
Bột đậu nành: 1 phần x 40% = 40
4 phần = 220
Trung bình: 220/4 = 55 (% protein)
Nguồn năng lượng (hỗn hợp 2)
Cám: 2 phần x 10% = 20
Bột bắp: 1 phần x 7% = 7
3 phần = 27
Trung bình: 27/3 = 9 (% protein)
3. Tính hiệu số (giá trị tuyệt đối) của mức protein cần tính và protein trong nguyên liệu, ghi ở cạnh bên phải theo hướng đường chéo.
4. Tính tổng của hai giá trị vừa tìm được và % của chúng so với tổng.
40
Hỗn hợp 1
Hỗn hợp 2
31
15
46
(31/46) x 100 = 67,39%
(15/46) x 100 = 32,61%
5. Tính % protein của mỗi nguyên liệu trong mỗi nhóm và cũng chính là % của các nguyên liệu tương trong công thức thức ăn.
Bột cá: (3 phần) 67,39 x 3/4 = 50,54
Bột đậu nành: (1 phần) 67,39 x 1/4 = 16,85
Cám: (2 phần) 32,61 x 2/3 = 21,74
Bột bắp: (1 phần) 32,61 x 1/3 = 10,87
Như vậy, công thức thức ăn gồm có:
Bột cá: 50,54%, bột đậu nành: 16,85%, cám: 21,74% và bột bắp là 10,87%.
2.2.2. Phương pháp giải phương trình
* Ví dụ 1 : Phối hợp hỗn hợp có 25% protein cho cá lóc, gồm khô dầu dừa (chứa 20% protein) và bột cá (chứa 60% protein).
Gọi x là kg khô dầu dừa và y là kg bột cá trong 100 kg thức ăn,
Ta có phương trình 2 ẩn số:
0,20x + 0,60y = 25 (1)
x + y = 100 (2)
Giải phương trình trên ta được x = 87,5 kg và y = 12,5 kg.
* Ví dụ 2 : Phối hợp khẩu phần có 35% protein thô (CP) bằng các nguyên liệu sau cho cá rô phi : bột cá 60% CP, cám gạo 10% CP, khô dầu đậu tương 45% CP. Hỗn hợp cuối cùng chứa protein động vật không quá 1/3 lượng protein khẩu phần. Hỗn hợp chứa 4% premix vitamin-khoáng, 4% mỡ và 2% chất kết dính.
Gọi x: kg bột cá trong 100kg thức ăn hỗn hợp
y: kg cám trong 100kg thức ăn hỗn hợp
z : kg đậu tương trong 100kg thức ăn hỗn hợp
Các chất bổ sung đã có trong hỗn hợp:
4 % premix + 4% mỡ + 2% chất kết dính = 10%
Giới hạn protein động vật: 0,60 x = 35/3 = 11,67
Ta lập được phương trình:
0,6 x + 0,1 y + 0,45 z = 35 (1)
x + y + z = (100 - 10) (2)
0,6 x = 11,67 (3)
Giải phương trình ta được:
x = 19,45 y = 42,03 z = 38,42
Tóm lại khẩu phần ăn chứa:
Bột cá 19,45 kg
Cám 42,03 kg
Khô đậu tương 38,42 kg
Premix 4,00 kg
Mỡ 4,00 kg
Chất kết dính 2,00 kg
100,00 kg
2.2.3. Sử dụng phần mềm máy tính
Thực chất các phầm mềm máy tính cũng là áp dụng một hoặc vài phương pháp tính toán đơn giản như ở phần trên, nhưng với tốc độ sử lý nhanh nên rút ngắn được thời gian tính toán và gia tăng vầ số lượng các yêu cầu cần tính toán. Sử sụng phần mềm máy tính còn tính được công thức tối ưu về giá cả vốn rất khó giải quyết bằng phương pháp tính đơn giản. Tùy theo khả năng mà có thể sử dụng các phầm mềm khác nhau. Phần mềm đơn giản nhất sử dụng chương trình Excel để thiết lập bảng tính với những công thức thích hợp hoặc các phần mềm chuyên biệt như: Winfeed, Feedlive, UFFDA, Feedmania…
Các phần mềm chuyên biệt ngoài việc tính toán công thức thức ăn còn có thể có chức năng so sánh giá trị dinh dưỡng của các nguồn nguyên liệu, bảo quản các công thức, dữ liệu để giảm bớt thời gian tìm kiếm, tính toán.
Hình 7.1: Phần mềm WINFEED
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Thanh Hiền (2004), “Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản”, Trường Đại học Cần Thơ _khoa Thủy sản, 136 trang.
[2] Vũ Duy Giảng, Lê Đức Ngoan, Ngô Hữu Toàn (2009), “Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản”, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Trường Đại học Nông Lâm Huế, 203 trang.
[3] Vũ Duy Giảng (2006), “Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản”, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, 142 trang.
[4] TS. Nguyễn Thanh Phương (1999), “Báo cáo Khoa học Nghiên cứu sử dụng cám gạo lên men làm thức ăn cho cá tại Cần Thơ”, Trường Đại học Cần Thơ _khoa Nông Nghiệp – Viện Hải sản, 59 trang.
[5] Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản – số 02/2008, Đại học Nha Trang, “Xử lý Carotenoprotein thu hồi từ quá trình sản xuất chi tin và bước đầu thử nghiệm phối trộn trong thức ăn cá”.
[6] Hội nghị Khoa học “Một số đặc tính của bột cá dùng trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản”, Nguyễn Văn Nguyện, Nguyễn Văn Hảo, Lê Xuân Hải, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM.
[7] Carl D. Webster & Chhorn Lim, “Introduction to fish nutrition”.
1 số trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đồ án công nghệ (thức ăn thủy sản).doc