Đồ án Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bến Súc đến ngã ba Đèn Đỏ

Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho nguồn nước tự nhiên bị suy giảm và ô nhiễm ngày càng gia tăng Sông Sài Gòn chảy qua 3 tỉnh, thành phố: Tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số cao nhất cả nước. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và vấn đề ô nhiễm môi trường nước nói riêng đang là thách thức lớn với các cấp lãnh đạo và người dân sinh sống trong lưu vực. Thông qua việc tiến hành lấy mẫu tại 8 vị trí: cầu Bến Súc, của sông Thị Tính, Bến Than, cửa sông An Hạ, cầu Bình Phước, Cầu Sài Gòn, cầu Tân Thuận và Ngã Ba Đèn Đỏ vào 2 thời điểm và xác định một số chỉ tiêu chất lượng nước cơ bản: pH, tổng chất rắn lơ lửng, độ đục, nitơ amoni, nitơ nitrate, nitơ nitrite, phospho, sắt tổng, Coliform, E.Coli và clorua

pdf90 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bến Súc đến ngã ba Đèn Đỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vỏ kén này. + Giardia spp : nhiễm trùng đường ruột + Cryptospridium spp : gây bệnh thương hàn, ỉa chảy Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh trong nước là do nhiễm bẩn rác, phân người và động vật. Trong người và động vật thường có vi khuẩn E. coli sinh sống và phát triển. Đây là loại vi khuẩn vô hại thường được bài tiết qua phân ra môi trường. Sự có mặt của E.Coli chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi phân rác và khả năng lớn tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh khác, số lượng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn. Khả năng tồn tại của vi khuẩn E.coli cao hơn các vi khuẩn gây bệnh khác. Do đó nếu sau xử lý trong nước không còn phát hiện thấy vi khuẩn E.coli chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt khác, việc xác định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệng của nước qua việc xác địng số lượng số lượng E.coli đơn giản và nhanh chóng. Do HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 39 - MSSV: 207108012 đó vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệnh của nguồn nước. v Các loại rong tảo Rong tảo phát triển trong nước làm nước bị nhiễm bẩn hữu cơ và làm cho nước có màu xanh. Nước mặt có nhiều loại rong tảo sinh sống trong đó có loại gây hại chủ yếu và khó loại trừ là nhóm tảo diệp lục và tảo đơn bào. Hai loại tảo này khi phát triển trong đường ống có thể gây tắc ngẽn đường ống đồng thời làm cho nước có tính ăn mòn do quá trình hô hấp thải ra khí cacbonic. II.2.14 Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt năm 2008 Hiện nay, đứng trước hiện chất lượng các nguồn nước ngày càng suy giảm do tác động của các yếu tố nhân tạo ( chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp ), công tác thanh tra kiểm tra các nguồn thải được tiến hành ngày càng chặt chẽ hơn. Khả năng tự làm sạch của nước nguồn nước tự nhiên đang giảm sút. Do vậy, năm 2008 một số TCVN vế chất lượng nước đã được thay thế bằng QCVN, với ý nghĩa quy chuẩn do cơ quan nhà nước ban hành và bắt buộc áp dụng. Cụ thể vế chất lượng nước mặt, QCVN 08:2008/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 5942:1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Tham khảo quy chuẩn này trong phụ lục 4. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 40 - MSSV: 207108012 CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ III.1 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu III.1.1 Vật liệu nghiên cứu 8 mẫu nước mặt tự nhiên trên sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Bến Súc đến Ngã Ba Đèn Đỏ, được lấy tại các điểm theo thứ tự từ thượng lưu sông Sài Gòn ( cầu Bến Súc) đến hạ lưu sông Sài Gòn ( Ngã Ba Đèn Đỏ ). Vị trí lấy mẫu cụ thể được thể hiện trên bản đồ ( hình 3.1 ) Tiến hành lấy 8 mẫu vào 2 thời điểm: mùa khô ( giữa tháng 5 ) và đầu mùa mưa ( gần cuối tháng 6). Thời gian ( ngày, giờ ) cụ thể tại mỗi điểm trong 2 mùa được trình bày trên bảng 3.1. Các mẫu được lấy trong chai nhựa PE đã được rửa sạch trước (trừ thông số vi sinh) o Riêng với thông số DO, tiến hành cố định nồng độ DO ngay sau khi lấy mẫu ( tại hiện trường) bằng dung dịch MnSO4 và dung dịch Iodur – Azur kiềm. o Với thông số vi sinh vật, các mẫu được lấy trong các chai thủy tinh được hấp khử trùng trước. Các mẫu sau khi lấy được đưa về phòng thí nghiệm môi trường của Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học, trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp Hồ Chí Minh, để tiến hành xác định ngay các thông số chất lượng nước. Các dụng cụ, thiết bị, hóa chất để phân tích các thông số chất lượng nước đều được sử dụng tại phòng thí nghiệm môi trường Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học, trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp Hồ Chí Minh. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 41 - MSSV: 207108012 Hình 3.1: Vị trí thu thập mẫu Chú ý: Các vị trí lấy mẫu HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 42 - MSSV: 207108012 Bảng 3.1: Các mẫu nghiên cứu đánh giá hiện trạng Điểm lấy mẫu Địa chỉ nơi lấy mẫu Ngày lấy mẫu Giờ lấy mẫu 17 – 05 – 2010 10h20 Cầu Bến Súc Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Cử Chi, TP Hồ Chí Minh 24 – 06 – 2010 11h35 17 – 05 – 2010 13h30 Cửa sông Thị Tính Khu 10, ấp 5, xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 24 – 06 – 2010 10h15 26 – 05 – 2010 11h30 Bến Than Trạm bơm Hòa Phú của nhà máy xử lý nước Tân Hiệp, đường Bến Than, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi 24 – 06 – 2010 13h35 26 – 05 – 2010 13h20 Cửa sông An Hạ Ấp 1, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh 24 – 06 – 2010 14h30 26 – 05 – 2010 9h Cầu Bình Phước Quốc lộ 1A, khu phố 3, phường An Phú Đông, quận 12, TP Hồ Chí Minh 24 – 06 – 2010 15h10 03 – 06 – 2010 4h30 Cầu Sài Gòn Phường Bình An, quận 2, TP Hồ Chí Minh 27 – 06 – 2010 15h15 03 – 06 – 2010 14h Cầu Tân Thuận Đường Trần Xuân Soạn, Cầu Tân Thuận 1, phường Tân Thuận Tây, quận 7, TP Hồ Chí Minh 27 – 06 – 2010 12h45 03 – 06 – 2010 3h Ngã Ba Đèn Đỏ Trạm luồng, phường Phú Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh 27 – 06 – 2010 13h30 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 43 - MSSV: 207108012 III.1.2 Phương pháp nghiên cứu Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước xác định theo các phương pháp chuẩn, có thể tóm tắt như sau (bảng 3.2): Bảng 3.2: Phương pháp thử nghiệm Thông số Đơn vị Phương pháp đo COD mg02/l Phân hủy mẫu bằng K2Cr2O7 và H2SO4 reagent, sau đó chuẩn độ lại lượng dư K2Cr2O7 còn lại bằng dung dịch FAS. Thể tích FAS sử dụng tương quan nghịch với hàm lượng các chất hưu cơ trong mẫu BOD mg02/l Là phương pháp oxy hóa ướt, trong đó vi sinh vật sống giữ vai trò oxy hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O. Sử dụng chai DO có V = 300ml. Đo hàm lượng DO ban đầu và sau 5 ngày ủ ở 20oC. Lượng oxy chênh lệch do vi sinh vật sử dụng chính là BOD. DO mg/l Cố định ngay DO trong mẫu tại chỗ bằng dung dịch Mn SO4 và Azur kiềm để tạo kết tủa Mn02. Khử trở lại kết tủa này bằng dung dịch NaI để giải phóng I2. Lượng I2 được giải phóng tương đương với lượng oxy hòa tan trong mẫu được xác định theo phương pháp chuẩn độ bằng Natrithiosunphat với chỉ thị hồ tinh bột. SS mg/l Trọng lượng khô (mg) của phần còn lại trên giấy lọc khi lọc 1L mẫu nước qua phễu rồi sấy khô ở 103oC đến khối lượng không đổi. N – NH3 mg/l Chưng cất trong bình kjendahl thu lấy phần NH3 trong nước. Mẫu sau khi chưng cất đem chuẩn độ với NaOH 0.1N N – NO2 Nitrogen – Nitrite (N – NO2): ở môi trường pH = 2 – 2,5, nitrate tác dụng với acid sulfanilic và napthylamine tạo thành phức acid azobenjol napthylamine sulfonic màu đỏ tía. Đo độ hấp thụ của dung dịch phức bằng máy đo quang ở bước sóng 520 nm HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 44 - MSSV: 207108012 N – NO3 Nitrogen – Nitrare (N – NO3): Brucine là một hợp chất phức tạp có khả năng phản ứng với nitrate trong môi trường acid mạnh và nhiệt độ cao tạo thành phức chất màu vàng. Đo độ hấp thụ của dung dịch phức bằng phương pháp đo quang ở bước sóng 410nm. Tổng P mg/l Xử lý mẫu để chuyển các dạng phosphate về dạng orthophosphate, dạng này sẽ phản ứng với ammonium molybdate tạo ra acid. Acid này bị khử bởi dung dịch SnCl2 tạo ra dung dịch màu xanh dương. Đo độ hấp thu của dung dịch xanh dương bằng phương pháp đo quang ở bước sóng 690 nm. pH Máy đo pH Độ đục NTU Dựa trên sự hấp thu ánh sáng của các phân tử tạo nên độ đục có trong nước. Đo độ hấp thu của nước bằng phương pháp đo quang ở bước sóng 450 nm. Sắt tổng mg/l Chuyển hóa toàn bộ Fe3+ trong mẫu về Fe2+. Sau đó Fe2+ sẽ phản ứng với 3 phân tử phenanthroline tạo thành phức chất màu đỏ cam. Đo độ hấp thu của dung dịch bằng phương pháp đo quang ở bước sóng 510 nm. Cl- mg/l Phương pháp chuẩn độ Volhard với AgNO3 và chỉ thị K2Cr2O7 trong môi trường trung tính hơi kiềm ( pH = 8 – 9) Coliform và E.coli MPN/100ml Phương pháp MPN (lên men nhiều ống): Mẫu được pha loãng thành một dãy thập phân có độ pha loãng thập phân liên tiếp được ủ trong ống nghiệm chứa môi trường thích hợp có ống bẫy khí Durham. Theo dõi sự sinh hơi và đổi màu của ống, thực hiện một số phản ứng khẳng định, định tính sự hiện diện của vi sinh trong từng ống. Ghi nhận số ống nghiệm cho phản ứng dương tính ở mỗi nồng độ pha loãng và dựa vào bảng MPN để suy ra số lượng vi sinh vật tương ứng hiện diện trong 1ml mẫu ban đầu. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 45 - MSSV: 207108012 III.2 Kết quả và thảo luận Kết quả xác định chất lượng nước tại 8 vị trí lấy mẫu đã nêu vào hai thời gian mùa khô và đầu mùa mưa được thông kê thành bảng và trình bày ở phụ lục 1. III.2.1 Mức độ acid hóa Mức acid hóa của nước được xét trên thông số pH, để xem xét tính chất acid , kiếm hay trung tính của nước. Kết quả đo pH được thể hiện trên đồ thị hình 3.2. Để tiện so sánh, trên hình cũng đồng thời thể hiện ngưỡng giá trị pH quy định cho nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT ( cột A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2 ) Hình 3.2: Biến thiên giá trị pH qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Ngã Ba Đèn Đỏ Điểm lấy mẫu pH Mùa Khô Mùa mưa Ngưỡng giới hạn Có thể thấy giá trị pH của nước theo 2 mùa chênh lệch nhau không nhiều, độ pH nhỏ nhất là ở cửa sông An Hạ. Từ cầu Bình Phước về Ngã Ba Đèn Đỏ, mức độ acid hóa giảm dần và trở về trung tính. pH là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật. Hiện nay tại cửa sông An Hạ, không có cá sinh sống, ngư dân phải đi rất xa để đánh bắt. Xung quanh cửa sông An Hạ hiện nay có ít dân và không có cơ sở sản xuất lớn, nhưng cách đoạn hợp lưu này khoảng 100m về HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 46 - MSSV: 207108012 phía thượng lưu sông An Hạ cầu Rạch Tra mới, đang được xây dựng. Ngoài ra, càng đi về phía thượng lưu sông An Hạ thì dân cư càng đông và có nhiều nhà máy xí nghiệp lớn như Công ty nệm Vạn Thành, công ty cổ phần bao bì Việt Phátnằm trong khu công nghiệp Tân Phú Trung thuộc xã Tân Phú Trung huyện Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh. Như vậy, vị trí của sông An Hạ là rất đáng lưu tâm trên khía cạnh pH của nước. pH thấp đột ngột tại đây có thể tác động của một số nguồn thải tập trung, ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái nước. III.2.2 Phương diện vật lý của nước Tính chất của nước xét trên các thông số vật lý gồm chất rắn lơ lửng và độ đục của nước biểu thị chất lượng nước về mặt cảm quan được thể hiện trên các đồ thị hình 3.3 và hình 3.4 giữa độ đục và chất rắn lơ lửng của nước có mối tương quan thuận. Thông thường độ đục cao thì tổng chất rắn lơ lửng cũng cao và ngược lại. Mức độ tương quan giữa 2 thông số này phụ thuộc vào từng loại nước cụ thể. Hình 3.3 Biến thiên nồng độ chất rắn lơ lửng qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0 20 40 60 80 100 120 140 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Ngã Ba Đèn Đỏ Điểm lấy mẫu C hấ t r ắn lơ lử ng (m g/ l) Mùa mưa Mùa khô Ngưỡng giới hạn HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 47 - MSSV: 207108012 Hình 3.4: Biến thiên nồng độ đục qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Ngã Ba Đèn Đỏ Điểm lấy mẫu Độ đ ục (N TU ) Mùa khô Mùa mưa Nhìn vào hai đồ thị hình 3.3 và hình 3.4, có thể thấy nồng độ chất rắn lơ lửng và độ đục trong nước sông Sài Gòn cũng có chiều hướng tăng dần từ thượng nguồn đến hạ lưu (từ Cầu Bến Súc đến Ngã Ba Đèn Đỏ ). Điều này là phù hợp với quy luật tự nhiên ( do quá trình sa lắng phù sa ở vùng cửa sông). Hàm lượng chất rắn vào mùa khô và mùa mưa có sự chênh lệch đáng kể. Trong khuôn khổ về thời gian của đề tài, việc khảo sát đợt 2 phải thực hiện vào đầu mùa mưa, lúc này sự rửa trôi lớn, nên nồng độ chất rắn lơ lửng tại cả 8 vị trí lấy mẫu đều vượt quá giá trị giới hạn. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác khiến độ nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước sông vào cả 2 mùa rất cao tại các vị trí hạ lưu gồm cầu Sài Gòn, cầu Tân Thuận và Ngã Ba Đèn Đỏ là do sự đóng góp của các nguồn thải đổ trực tiếp ra sông từ các hộ dân sinh sống tạm bợ ven sông ( các hộ dân này không sử dụng nhà vệ sinh tự hoại ). Điều này cũng sẽ được thấy rõ hơn khi quan sát nồng độ các chất hữu cơ trong nước tại các vị trí trên III.2.3 Phương diện các chất hữu cơ trong nước Mức độ ô nhiễm các chất hưu cơ trong nước được thông qua các thông số COD, BOD và DO tại 8 vị trí lấy mẫu qua 2 thời điểm được trình bày trên các đồ thị hình 3.5, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 48 - MSSV: 207108012 3.6 và 3.7. Hình 3.5: Biến thiên nồng độ COD qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Mũi Đèn đỏ Điểm lấy mẫu N ồn g độ C O D ( m g/ l) Mùa khô Mùa mưa ngưỡng giới hạn COD Hình 3.6: Biến thiên nồng độ BOD qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Mũi Đèn đỏ Điểm lấy mẫu N ồn g độ B O D (m g/ l) Mùa khô Mùa mưa Ngưỡng giới hạn BOD HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 49 - MSSV: 207108012 Hình 3.7: Biến thiên nồng độ DO qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0 1 2 3 4 5 6 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Ngã Ba Đèn Đỏ Điểm lấy mẫu Nồ ng đ ộ DO (m g/ l) Mùa khô Mùa mưa Ngưỡng giới hạn Từ 3 biểu đồ trên có thể nhận xét sông Sài Gòn có mức ô nhiễm chất hữu cơ nặng, về cả mùa mưa và mùa khô. Nồng độ oxy hòa tan tại tất cả các vị trí lấy mẫu trên sông Sài Gòn đều thấp hơn giá trị giới hạn A2 được quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT không đáp ứng đủ nhu cầu oxy hòa tan cho thủy sinh vật sinh trưởng và phát triển. Đây là một dấu hiệu nguy hiểm và cần được báo động vì sẽ dẫn đến suy giảm hệ sinh thái cả lưu vực sông. Đoạn từ cầu Bình Phước đến cầu Tân Thuận là đoạn ô nhiễm chất hữu cơ nặng nhất do kết quả của việc thiếp nhận thường xuyên một lượng lớn nước thải sinh hoạt, nhất là các hộ dân sống tạm bợ ven sông ( không sử dụng nhà vệ sinh tự hoại ). Tại vị trí cầu Tân Thuận là điểm ô nhiễm nặng nhất, do đền đây, dòng sông đã phải tiếp nhận thêm một lượng thải rất lớn từ các nhà máy xí nghiệp ( Khu chế xuất Tân Thuận ) Tuy cửa sông Thị Tính và cửa sông An Hạ có nồng độ chất hữu cơ cao nhưng nồng độ oxy hòa tan chưa xuống quá thấp như ở đoạn cầu Bình Phước đến cầu Tân Thuận. Có thể do thời điểm lấy mẫu 2 điểm này bị ô nhiễm cục bộ, hàm lượng chất hữu cơ tăng đột biến. Về đến Ngã Ba Đèn Đỏ nồng độ ô nhiễm hưu cơ có giảm xuống, chỉ còn bằng giá trị A2 được quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 50 - MSSV: 207108012 III.2.4 Phương diện phú dưỡng hóa nước Trong nước thải có chứa 2 loại chất dinh dưỡng cần quan tâm hàng đầu là nitơ và phospho. Các sinh vật đều cần hai dưỡng chất này để phát triển. Tuy nhiên nếu hiện diện ở nồng độ cao sẽ gây ra mất cân bằng dinh dưỡng trong thủy vực đưa nên hiện tượng phú dưỡng hóa. Phú dưỡng (eutrophication) là một dạng suy giảm chất lượng nước thường xảy ra, với hiện tượng nồng độ các chất dinh dưỡng (nitơ và phospho ) trong nước tăng cao làm bùng phát các loại thực vật nước (như rong, tảo, lục bình, bèo v.v...), làm tăng các chất lơ lửng, chất hữu cơ, suy giảm lượng ôxy hòa tan trong nước.. Đây là hiện tượng thường gặp trong các hồ đô thị, các sông và kênh dẫn nước. Biểu hiện phú dưỡng của nước là nồng độ các chất N, P cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N, sự yếm khí và môi trường khử của lớp nước đáy thuỷ vực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo, sự suy giảm đa dạng sinh học của các sinh vật nước, đặc biệt là cá. Nitơ thường hiện diện trong nước mặt (sông suối) dưới dạng các hợp chất của Amoni, NO2- và NO3-. Sự ô nhiễm bởi các chất này có nguồn gốc từ các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ (protein). Các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ thường nằm trong nước thải một số nghành công nghiệp chế biến thực phẩm như nhà máy chế biến thịt hộp, cá hộp, chế biến thủy sản, nhà máy sản xuất phân bón vô cơ...Các trại chăn nuôi gia súc heo, bò...cũng góp phần gây ô nhiễm bởi sự hiện diện các chất dinh dưỡng trong chất thải của gia súc. Ngoài ra, không thể không kể đến nguồn dinh dưỡng chứa Nitơ dồi dào trong nước thải sinh hoạt của người dân thải xuống dòng sông. Khi thải ra ngoài môi trường, các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ đã bị thủy phân và phân hủy trong điều kiện hiếu khí hay kỵ khí với các mức độ khác nhau tạo ra các sản phẩm ô nhiễm thứ cấp bao gồm Amoni (NH3 và NH4+), Nitrit (NO2-) và Nitrat (NO3-). Amoni thường tồn tại trong nước dưới cả 2 dạng ion (NH4+) và phân tử (NH3). Cân bằng giữa hai dạng này phụ thuộc vào pH của môi trường nước. Điều cần nhấn mạnh là bên cạnh tác động phú dưỡng hóa như đã đề cập ở trên, Amoni còn có độc tính với hệ thực vật và động vật nước. Dạng phân tử NH3 có độc tính cao hơn hẳn dạng ion HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 51 - MSSV: 207108012 NH4+. Nhiệt độ càng cao thì độc tính của NH3 càng mạnh. Nồng độ Amoni đo được là tổng nồng độ của cả hai dạng trên. Tuy nhiên, do độc tính cao của NH3 so với NH4+ nên trong tiêu chuẩn chỉ quy định giá trị giới hạn với NH3. Trong khi đó, Phospho thường xuất hiện trong nước mặt mà nguồn gốc của nó có liên quan đến nước thải các nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa tổng hợp, nước thải các nhà máy chế biến thủy hải sản, các nhà máy sản xuất phân bón, nước thải sinh hoạt các khu dân cư. Dạng tồn tại của Phospho trong nước thường là ion phosphat (PO43-). Cũng như Nitơ, các hợp chất chứa P nguồn gốc hữu cơ khi đi vào môi trường đã bị biến đổi, thủy phân tạo ra sản phẩm là các ion phospho đơn và phospho đa. Mức độ phú dưỡng hóa nguồn nước phụ thuộc vào các thông số nitrogen - amoni, nitrogen – nitrare, nitrogen – nitrite và phospho đã được thể hiện trong biểu đồ hình 3.8, 3.9, 3.10, 3.11 với 8 vị trí lấy mẫu qua 2 thời điểm. Hình 3.8: Biến thiên nồng độ Amoni qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0.000 0.010 0.020 0.030 0.040 0.050 0.060 0.070 0.080 0.090 0.100 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Ngã Ba Đèn ĐỏĐiểm lấy mẫu nồ ng đ ộ N -N H 3( m g/ l) Mùa khô Mùa mưa Ngưỡng giới hạn HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 52 - MSSV: 207108012 Hình 3.9: Biến thiên nồng độ Nitrate qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Ngã Ba Đèn ĐỏĐiểm lấy mẫu N ồn g độ N -N O 3 ( m g/ l) Mùa khô Mùa mưa ngưỡng giới hạn Hình 3.10: Biến thiên nồng độ Nitrite qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Ngã Ba Đèn đỏ Điểm lấy mẫu N ồn g độ N -N O 2 ( m g/ l) Mùa khô Mùa mưa ngưỡng giới hạn Giá trị nồng độ N-NO3 trên sông Sài Gón chưa vượt qua giá trị giới hạn. Nhưng giá trị nồng độ N-NH3 lại vượt quá giá trị giới hạn từ 2 – 3 lần. Nhìn chung thì mức độ ô nhiễm bởi các hợp chất nitơ tập trung ở đoạn từ cửa sông An Hạ đến cầu Tân Thuận là cao nhất. Nhưng đến Ngã Ba Đèn Đỏ thì giá trị nồng độ đã giảm. Điểm cửa sông An Hạ ô nhiễm cao có thể có nguyên nhân do hai bên bờ sông có nhiều đồng ruộng và hiện nay HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 53 - MSSV: 207108012 người dân sử dụng phân bón khá bừa bãi. Ngoài ra, giá trị nồng độ giữa mùa mưa và mùa khô cũng thay đổi khá nhiều. Vào mùa mưa, sự rửa trôi các cánh đồng tăng lên. Nước mưa rơi xuống các cánh đồng bón nhiều phân đạm cuốn theo cả các chất này xuống dòng sông. Hình 3.11: Biến thiên nồng độ phosphate qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Ngã Ba Đèn Đỏ Điểm lấy mẫu N ồn g độ p ho sp ho (m g/ l) Mùa mưa Mùa khô Ngưỡng giới hạn Giá trị nồng độ photphate tại các điểm quan trắc trên sông Sài Gòn rất cao, gấp 3 – 4 lần giá trị giới hạn quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT. Giá trị nồng độ photphate giữa hai mùa không chênh lệch nhiều. Các điểm có mức độ ô nhiễm photphate cao nhất là cầu Bến Súc ( 0.67 – 0.65 mg/l); Cầu Sài Gòn ( 0.74 – 0.71 mg/l) ; cầu Tân Thuận ( 0.68 – 0.72 mg/l). Xung quanh cầu Bến Súc có nhiều hộ dân chăn nuôi gia súc, gia cầm tại đây nước rửa chuồng trại cũng như nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp xuống sông. Từ cầu Bến Súc đến Bến Than giá trị nồng độ photphate giảm xuống. Tại Bến Than ( trạm bơm Hòa Phú của nhà máy xử lý nước Tân Phú) nồng độ photphat thấp nhất đạt quy định cửa QCVN 08:2008/BTNMT, có thể là do đoạn cửa sông Thị Tính tới Bến Than còn ít dân cư sinh sống, ít nhà máy xí nghiệp. Nhưng từ cửa sông An Hạ về cầu Tân Thuận hàm lượng photphate lại tăng cao. Đoạn sông này có nồng độ photphate cao do đây là vùng tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt và công HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 54 - MSSV: 207108012 nghiệp nhiều nhất vùng. Đặc biệt là cầu Sài Gòn đoạn trước vị trí này nước sông phải tiếp nhận một lượng khá lớn nước thải sinh hoạt từ các hộ dân sông tạm bợ hai bên bờ bán đảo Thanh Đa. Ở đây tình trạng lấn chiếm bờ sông làm nhà rất nhiều và nước thải được xả trực tiếp vào dòng sông. Ý thức của người dân còn thấp nên một lượng rác thải không nhỏ cũng được xả xuống sông. Đến Ngã Ba Đèn Đỏ thì nồng độ phophate giảm xuống. Đây là đoạn hợp lưu giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai lòng sông rộng và sâu, độ hòa tan tại đây lớn do đó góp phần làm giảm giá trị nồng độ photphate. Để có một định hướng về hiện trạng phú dưỡng hóa, nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy nguồn nước có thể bị phú dưỡng hóa khi nồng độ của N và P đạt tới các giá trị Ntổng > 0.2 mg/l, Ptổng > 0.01 mg/l. Với nồng độ thực tế về N và P hiện nay ở sông Sài Gòn thì sông đang bị phú dưỡng hóa rất nặng. III.2.5 Kim loại Có nhiều nguyên tố kim loại tồn tại trong nước, nhưng trong khuôn khổ của đề tài chỉ phân tích nồng độ sắt trong nước. Sắt cao tuy không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng nước sẽ có mùi tanh khó chịu và nổi váng bề mặt, làm vàng quần áo khi giặt, hư hỏng các sản phẩm ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp, đóng cặn trong đường ống và các thiết bị khác làm tắc nghẽn các ống dẫn nước. Kết quả đo nồng độ sắt được thể hiện trên đồ thị hình 3.12. Hình 3.12: Biến thiên nồng độ sắt qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Ngã Ba Đèn Đỏ Điểm lấy mẫu N ổn g độ s ắt (m g/ l) Mùa khô Mùa mưa Ngưỡng giới hạn HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 55 - MSSV: 207108012 Giá trị nồng độ sắt tại sông Sài Gòn tương đối cao. Đoạn Bến Than đến cầu Bình Phước có hàm lượng sắt thấp chưa vượt qua giá trị giới hạn quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT. Nhưng từ cầu Bình Phước đến Ngã Ba Đèn Đỏ hàm lượng sắt có chiều hướng tăng lên. III.2.6 Phương diện ô nhiễm vi sinh của nước. Hình 3.13: Biến thiên tổng số Coliform qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Ngã Ba Đèn Đỏ Điểm lấy mẫu Tổ ng s ố co lif or m (M PN /1 00 m l) Mùa khô Mùa mưa Ngưỡng giới hạn Hình 3.14: Biến thiên tổng số E.Coli qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0 500 1000 1500 2000 2500 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Ngã Ba Đèn Đỏ Điểm lấy mẫu Tổ ng s ố E. Co li (M PN /1 00 m l) Mùa khô Mùa mưa Ngưỡng giới hạn HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 56 - MSSV: 207108012 Nhìn vào hai hình 3.13 và hinh 3.14 thấy rằng hàm lượng Coliform và E.Coli trong nước sông Sài Gòn tất cả các vị trí lấy mẫu đều vượt qua nhiều lần so với giá trị giới hạn quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT. Đây là hệ quả của việc nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải chăn nuôi được xả trực tiếp vào dòng sông. Hàm lượng Coliform và E.Coli trong nước sông cũng phụ thuộc vào từng thời điểm trong năm: đầu mùa mưa giá trị Coliform và E.Coli rất cao do dòng sông tiếp nhận nước thải và nước mưa chảy tràn qua khi dân cư. Về cuối mùa mưa, giá trị này có xu hướng giảm dần. III.2.7 Phương diện nhiễm mặn của nước Thông số Clorua biểu thị mức độ nhiễm mặn của nước sông Sài Gòn được thể hiện trên đồ thị hình 3.15. Hình 3.15: Biến thiên nồng độ Clorua qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa 0.0 200.0 400.0 600.0 800.0 1000.0 1200.0 1400.0 1600.0 Cầu Bến Súc CS Thị Tính Bến Than CS An Hạ Cầu Bình Phước Cầu Sài Gòn Cầu Tân Thuận Mũi Đèn đỏ Điểm lấy mẫu Nồ ng đ ộ Cl or ua (m g/ l) Mùa khô Mùa mưa ngưỡng giới hạn clorua Giá trị nồng độ Cl- vào mùa mưa đều đạt giá trị giới hạn được quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT. Nhưng trong mùa khô, đoạn từ cầu Bình Phước đến Ngã Ba Đèn Đỏ nồng độ Clorua trong nước tăng lên rất nhiều. Trong mùa khô tại Ngã Ba Đèn Đỏ hàm lượng Cl- tăng lên hơn 3 lần so với quy chuẩn. Nguyên nhân chính dẫn đến nồng độ muối trong nước tăng cao là do hạn hán kéo dài làm giảm lưu lượng nước trong mùa khô đồng thời mực nước biển dâng cao ( xâm nhập của thủy triều ) làm cho “nút ngăn mặn” di chuyển sâu hơn vào đất liền. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 57 - MSSV: 207108012 CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN IV.1 Các thách thức đối với môi trường nước trong lưu vực sông Sài Gòn Trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay 3 tỉnh, thành phố: Tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh đang và sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề về môi trường và phát triển bền vững. v Mật độ dân số, tốc độ gia tăng dân số tại 3 tỉnh, thành phố trong lưu vực cao, đặc biệt là tốc độ gia tăng cơ học. Khiến nhu cầu dùng nước tăng đồng thời lượng nước thải sinh hoạt cũng tăng. v Tốc độ tăng trưởng công nghiệp tăng cao dẫn tới lượng nước thải công nghiệp tăng cao. v Phát triển nông nghiệp làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước do chất dinh dưỡng, hóa chất bảo vệ thực vật. v Biến đổi khí hậu làm mặn hóa nguồn nước. IV.2 Mục tiêu Sông Sài Gòn là nguồn cung cấp nước chính cho Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương nhưng hiện nay, theo khảo sát hiện trạng sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm khá nặng. Hầu hết các thông số chất lượng đều không đạt giá trị giới hạn loại A2 được quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT. Mục tiêu trước nhất là cải thiện chất lượng nước đều đạt giá trị loại A2 được quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT và tiến tới giá trị giới hạn A1 được quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 58 - MSSV: 207108012 Bảng 4.1: Tiểu chuẩn mong muốn đối với chất lượng nước lưu vực sông Sài Gòn Giá trị giới hạn QCVN 08:2008/BTNMT TT Thông số Đơn vị A1 A2 1 pH 6-8,5 6-8,5 2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 4 COD mg/l 10 15 5 BOD mg/l 4 6 6 Amoni (NH+4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 8 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 9 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 0,1 0,2 11 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 12 E.coli MPN/ 100ml 20 50 13 Coliform MPN/ 100ml 2500 5000 IV.3 Đề xuất một số giải pháp khoa học trong quản lý tổng hợp bảo vệ nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ Cầu Bến Súc đến Ngã Ba Đèn Đỏ v Hoàn thiện hệ thống quản lý tổng hợp môi trường toàn lưu vực Hiện nay việc quản lý môi trường toàn lưu vực vẫn do Sở khoa học công nghệ môi trường từng tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm mà chưa có một cơ quan quản lý môi trường chung cho toàn lưu vực sông Sài Gòn nói riêng và toàn bộ hệ thống lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai nói chung. Nên các vấn đề liên tỉnh, thành phố chưa được giải quyết thỏa đáng. Như vậy cần nghiên cứu xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức để đảm bảo tính chủ động của các địa phương và không chồng chéo với chức năng nhiệm vụ của các bộ như Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 59 - MSSV: 207108012 nông thôn, cơ quan quản lý môi trường trung ương, các tỉnh, thành phố và cơ quan Quản lý môi trường các cấp. v Gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong lưu vực với việc bảo vệ môi trường Yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu vực sông là lồng ghép quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Hiện nay, từng địa phương vẫn đang quy hoạch hoặc thẩm định riêng rẽ quy hoạch sử dụng đất mà không tính đến các yếu tố tác động toàn lưu vực, không thể đảm bảo quản lý tổng hợp, bảo vệ môi trường phát triển bền vững trên toàn lưu vực. Do vậy một quy hoạch tổng thể sử dụng đất trong phát triển kinh tế - xã hội và quản lý môi trường trên toàn lưu vực sông Sài Gòn cần được chính phủ nghiên cứu xây dựng và thẩm định. Một dự án quy hoạch tổng thể lưu vực sông cần có sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu khoa học, các bộ, ngành và địa phương trong lưu vực. v Phân vùng sông Sài Gòn Sông Sài Gòn phải tìm cách “cắt khúc” từng đoạn sông để xác định cụ thể các nguồn xả thải gây ô nhiễm thì mới có biện pháp xử lý hiệu quả. Phân vùng môi trường dựa vào tiêu chí sau: o Hiện trạng sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất trong tương lai. o Đặc điểm tự nhiên của các thành phần môi trường và xu hướng biến đổi trong tương lai. o Tính liên tục của các yếu tố địa sinh thái trong môi trường tự nhiên. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 60 - MSSV: 207108012 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ V.1 Kết luận Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho nguồn nước tự nhiên bị suy giảm và ô nhiễm ngày càng gia tăng Sông Sài Gòn chảy qua 3 tỉnh, thành phố: Tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số cao nhất cả nước. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và vấn đề ô nhiễm môi trường nước nói riêng đang là thách thức lớn với các cấp lãnh đạo và người dân sinh sống trong lưu vực. Thông qua việc tiến hành lấy mẫu tại 8 vị trí: cầu Bến Súc, của sông Thị Tính, Bến Than, cửa sông An Hạ, cầu Bình Phước, Cầu Sài Gòn, cầu Tân Thuận và Ngã Ba Đèn Đỏ vào 2 thời điểm và xác định một số chỉ tiêu chất lượng nước cơ bản: pH, tổng chất rắn lơ lửng, độ đục, nitơ amoni, nitơ nitrate, nitơ nitrite, phospho, sắt tổng, Coliform, E.Coli và clorua Kết quả nghiên cứu cho thấy: o Ô nhiễm các hợp chất hữu cơ đang tăng cao, đặc biệt các điểm cầu Bình Phước, cầu Sài Gòn, Cầu Tân Thuận có nồng độ ô nhiễm chất hưu cơ vượt quá giá trị giới hạn A2 được quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT 2 lần. o Ô nhiễm vi sinh vật ở mức đáng báo động, cao nhất là đoạn từ cầu Bình Phước đến Ngã Ba Đèn Đỏ. Đây là đoạn thường xuyên tiếp nhận một lưu lượng lớn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh. o Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước cũng tăng làm cho sông Sài Gòn bị phú dưỡng hóa rất nặng. Như vậy, có thể đánh giá sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu là chất hữu cơ và vi sinh. V.2 Kiến nghị Một số ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn bao gồm: o Tiếp tục quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn với tần suất cao hơn 1 tháng 1 lần hay 2 tháng 1 lần nhằm đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn một HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 61 - MSSV: 207108012 cách chính xác nhất. o Thường xuyên thanh tra kiểm tra các nhà máy xí nghiệp, thực hiện các quy định của luật bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ hơn. o Có chính sách phù hợp hộ trợ dân cư sống tạm bợ 2 bên bờ sông, trang bị nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn hoặc di dời, chuyển đổi để hạn chế ô nhiễm. o Nâng cao ý thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường nước. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 62 - MSSV: 207108012 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Thanh Phượng, Phan Xuân Thạnh (2005), “Thí nghiệm hóa kỹ thuật môi trường - phần 1 phân tích chất lượng nước”, Lê Trình, Lê Quốc Hùng (2005), “Môi trường lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn” Giáo trình thực hành vi sinh môi trường, trường Đại học kỹ thuật công nghệ thành Phố Hồ Chí Minh Giáo trình thực hành hóa môi trường, biên soan Th.s Đình Hải Hà. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2006 “ Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai” Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009 “Môi trường khu công nghiệp Việt Nam” HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 63 - MSSV: 207108012 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả xác định chất lượng nước tại 8 vi trí lấy mẫu vào 2 thời điểm. Kết quả chất lượng nước tại 8 vi trí lấy mẫu vào mùa khô Vị trí lấy mẫu pH SS Độ đục N- NH4 N- NO3 N- NO2 Sắt BOD COD DO Cl- Coliform E.Coli mg/l NTU mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/ 100ml MPN/ 100ml Cầu Bến Súc 6.8 12 37 0.043 1.20 0.01 1.48 5.3 14.0 3.7 6.9 53000 1100 Cửa sông Thị Tính 5.9 21 48 0.045 1.90 0.01 1 13.0 32.8 3.8 13.1 21000 720 Bến Than 5.4 24 49 0.040 0.90 0.011 0.48 5.6 11.6 4.3 39.8 18000 530 Cửa sông An Hạ 4.4 33 63 0.057 1.50 0.02 0.53 15.8 31.2 3.7 68.6 26000 730 Cầu Bình Phước 5.6 35 71 0.060 1.70 0.17 0.85 4.0 9.0 2.1 17.0 48000 920 Cầu Sài Gòn 6.1 67 109 0.071 2.50 0.01 1.54 12.0 33.2 0.5 665.7 56000 1200 Cầu Tân Thuận 6.2 84 110 0.082 2.59 0.1 1.57 15.3 36.8 0.3 638.0 89000 1900 Ngã Ba Đèn Đỏ 6.7 91 127 0.048 0.74 0.28 1.78 6.3 14.0 2.4 1345 45000 910 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 64 - MSSV: 207108012 Kết quả chất lượng nước tại 8 vi trí lấy mẫu vào mùa mưa Vị trí lấy mẫu pH SS Độ đục N- NH4 N- NO3 N- NO2 Sắt BOD COD DO Cl- Coliform E.Coli mg/l NTU mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/ 100ml MPN/ 100ml Cầu Bến Súc 6.1 28 54 0.057 1.87 0.011 1.63 60.5 6.5 4.1 5.0 97000 1500 CS Thị Tính 5.5 49 61 0.064 2.45 0.013 1.14 67 12.9 4.3 11.3 44000 900 Bến Than 5.2 52 67 0.055 1.5 0.014 0.44 54 7.1 4.9 7.5 24000 620 CS An Hạ 4.1 78 89 0.068 2.14 0.019 0.77 81 9.7 4.1 11.6 54000 940 Cầu Bình Phước 5.2 103 97 0.077 2.29 0.184 0.83 72 5.0 3.2 11.0 75000 1100 Cầu Sài Gòn 5.4 124 134 0.079 3.14 0.012 1.69 105 9.8 0.8 19.4 89000 1600 Cầu Tân Thuận 5.7 129 142 0.093 3.25 0.125 1.94 124 9.6 0.65 22.4 110000 2100 Ngã Ba Đèn Đỏ 6.3 133 153 0.061 1.49 0.297 1.97 110 5.2 3.3 373.3 76000 1300 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 65 - MSSV: 207108012 Phụ lục 2: Hình tại các vị trí lấy mẫu Cầu Bến Súc Từ điểm lấy mẫu nhìn qua cầu Bến Súc HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 66 - MSSV: 207108012 Cửa sông Thị Tính HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 67 - MSSV: 207108012 Bến Than Trạm bơm Hòa Phú của nhà máy xử lý nước Tân Hiệp Từ trạm bơm nhìn ra sông HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 68 - MSSV: 207108012 Cửa sông An Hạ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 69 - MSSV: 207108012 Cầu Bình Phước HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 70 - MSSV: 207108012 Cầu Tân Thuận Ngã Ba Đèn Đỏ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 71 - MSSV: 207108012 Phụ lục 3: Hình phân tích mẫu. Chuẩn độ nitơ amoni tại phòng thí nghiệm khoa môi trường và công nghệ sinh hoc Cấy vi sinh HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 72 - MSSV: 207108012 Khẳng định Coliform trên môi trường BGBL Thử nghiệm IMViC Thử nghiệm Citrate ống dương ống âm HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 73 - MSSV: 207108012 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 74 - MSSV: 207108012 Cố định hàm lượng DO tại vị trí lấy mẫu Dãy đường chuẩn độ đục trước khi thực hiện đo quang HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 75 - MSSV: 207108012 Phụ lục 4: QCVN 08:2008/BTNMT QCVN 08:2008/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT National technical regulation on surface water quality 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi áp dụng 1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt. 1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. 1.2. Giải thích từ ngữ Nước mặt nói trong Quy chuẩn này là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm, 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt được quy định tại Bảng 1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 76 - MSSV: 207108012 Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt Giá trị giới hạn A B TT Thông số Đơn vị A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 (200C) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH+4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 11 Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 77 - MSSV: 207108012 25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 26 Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ Aldrin + Dieldrin Endrin BHC DDT Endosunfan(Thiodan) Lindan Chlordane Heptachlor µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l 0,002 0,01 0,05 0,001 0,005 0,3 0,01 0,01 0,004 0,012 0,1 0,002 0,01 0,35 0,02 0,02 0,008 0,014 0,13 0,004 0,01 0,38 0,02 0,02 0,01 0,02 0,015 0,005 0,02 0,4 0,03 0,05 27 Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ Paration Malation µg/l µg/l 0,1 0,1 0,2 0,32 0,4 0,32 0,5 0,4 28 Hóa chất trừ cỏ 2,4D 2,4,5T Paraquat µg/l µg/l µg/l 100 80 900 200 100 1200 450 160 1800 500 200 2000 29 Tổng hoạt độ phóng xạ a Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Tổng hoạt độ phóng xạ b Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 31 E.coli MPN/ 100ml 20 50 100 200 32 Coliform MPN/ 100ml 2500 5000 7500 10000 Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 78 - MSSV: 207108012 A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 - Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH 3.1. Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia: - TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo. - TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. 3.2. Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế: - TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) - Chất lượng nước - Xác định pH. - TCVN 5499-1995. Chất lượng nước - Xác định oxy hòa tan - Phương pháp Winkler. - TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) - Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh. - TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxi sinh hóa sau 5 ngày (BOD5) - Phương pháp cấy và pha loãng. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 79 - MSSV: 207108012 - TCVN 6491-1999 (ISO 6060-1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hóa học. - TCVN 6494-1999 - Chất lượng nước - Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion. - TCVN 6194-1996 (ISO 9297-1989) - Chất lượng nước - Xác định Clorua. Phương pháp chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp MO). - TCVN 6195-1996 (ISO 10359-1-1992) - Chất lượng nước - Xác định florua. Phương pháp dò điện hóa đối với nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ. - TCVN 6178-1996 (ISO 6777-1984) - Chất lượng nước - Xác định nitrit. Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử. - TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) - Chất lượng nước - Xác định nitrat. Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic. - TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) - Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ. - TCVN 6181-1996 (ISO 6703-1-1984) - Chất lượng nước - Xác định xyanua tổng. - TCVN 6336-1998 (ASTM D 2330-1988) - Phương pháp thử chất hoạt động bề mặt bằng metylen xanh. - TCVN 5991-1995 (ISO 5666-3-1984) - Chất lượng nước - Xác định thủy ngân tổng số bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa - Phương pháp sau khi vô cơ hóa với brom. - TCVN 6002-1995 (ISO 6333-1986) - Chất lượng nước - Xác định mangan - Phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim. - TCVN 6053-1995 (ISO 9696-1992) - Chất lượng nước - Đo tổng hợp độ phóng xạ anpha trong nước không mặn - Phương pháp nguồn dày. - TCVN 6177-1996 (ISO 6332-1988) - Chất lượng nước - Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin. - TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986) - Chất lượng nước - Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 80 - MSSV: 207108012 - TCVN 6197-1996 (ISO 5961-1994) - Chất lượng nước - Xác định cadimi bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử. - TCVN 6222-1996 (ISO 9174-1990) - Chất lượng nước - Xác định crom tổng - Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử. - TCVN 6626-2000 (ISO 11969-1996) - Chất lượng nước - Xác định asen. Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua). - TCVN 6216-1996 (ISO 6439-1990) - Chất lượng nước - Xác định chỉ số phenol. Phương pháp trắc phổ dùng 4-aminoantipyrin sau khi chưng cất. - TCVN 5070-1995 - Chất lượng nước - Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ. - TCVN 6053-1995 (ISO 9696-1992) - Chất lượng nước - Đo tổng hợp độ phóng xạ anpha trong nước không mặn. Phương pháp nguồn dày. - TCVN 6219-1995 (ISO 9697-1992) - Chất lượng nước - Đo tổng hợp độ phóng xạ beta. - TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phần 1: Phương pháp màng lọc. Các thông số quy định trong Quy chuẩn này chưa có tiêu chuẩn quốc gia hướng dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 5942:1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVUONG THI THU HUONG.pdf
Tài liệu liên quan