Trong một tổ chức, có nhiều vấn đề cần phải quan tâm, tuy nhiên nếu nhắc đến hai chữ tài chính trong tổ chức thì người ta lại hình dung nó giống như nước trong cơ thể con người vậy. Sự ví von này đã chứng mình tầm quan trọng của tài chính trong doanh nghiệp.
Ngày nay, với một thế giới đang ngày càng thay đổi nhanh chóng cùng với các biến động khó lường buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài phải có tầm nhìn xa trông rộng. Nhìn về phía trước, dự đoán tương lai và có những kế hoạch phòng bị để đạt được mục tiêu chung của tổ chức chính là công việc của hoạch định. Hay nói cụ thể hơn, hoạch định tài chính sẽ giúp các công ty có được những kế hoạch sẵn sàng cho tương lai, kể cả ngắn hạn lẫn dài hạn, điều này giúp cho công ty phát triển lâu dài và tránh đi những sai lầm không cần thiết. Giống như một vị trong ban giám đốc của công ty GM đã từng nói rằng: “Hoạch định là một tiến trình giúp ích nhiều nhất cho công ty tránh khỏi sai lầm trong tương lai về sau”.
Hoạch định tài chính thúc đẩy nhà quản trị lập kế hoạch cho tương lai để phát triển, định hướng, dự đoán trước các vấn đề và xây dựng chính sách phát triển cho tổ chức của mình. Đồng thời tổ chức đánh giá về thế mạnh, yếu để củng cố, phát huy, khắc phục, cải tiến cách thức quản lý, đồng thời phát huy tiềm năng thị trường, khai thác tối đa nguồn lợi của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp, dự báo, đề phòng, hạn chế những rủi ro bất định có thể xảy ra nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc kinh doanh.
Với đề tài hoạch định tình hình tài chính của công ty France Telecom nhóm chúng tôi có xu hướng khai thác, quản lý và hoạch định tốt hơn trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung đồ án gồm ba phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về hoạch định tài chính.
Phần II: Hoạch định tình hình tài chính quý I/2010 cho công ty France Telecom theo phương pháp quy nạp.
Phần III: Giải pháp tình hình tài chính của công ty sau khi đã hoạch định.
Các thành viên trong nhóm đã có nhiều cố gắng nhưng có thể vẫn chưa thể khái quát hết được vấn đề, nên nội dung của đồ án còn nhiều thiếu sót và cần bổ sung, nhóm rất mong nhận được sự góp ý để đồ án hoàn thiện hơn từ thầy cô cùng các bạn.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH 4
1.1. Vai trò của hoạch định tài chính 4
1.2. Mục tiêu của hoạch định tài chính 4
1.3. Các kế hoạch tài chính 5
1.4. Các phương pháp lập kế hoạch tài chính 5
1.4.1. Phương pháp quy nạp 5
1.4.2. Phương pháp diễn giải 5
1.5. Các chỉ tiêu xây dựng ngân sách hoạt động 5
1.5.1. Ngân sách bán hàng 5
1.5.2. Ngân sách sản xuất 5
1.5.3. Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu 6
1.5.4. Các ngân sách hoạt động khác 6
1.5.4.1. Ngân sách quản lý 6
1.5.4.2. Ngân sách ngân quỹ 6
1.5.4.3. Dự đoán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 7
1.5.4.4. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng 7
1.5.5. Lập dự toán bảng cân đối kế toán 7
PHẦN II: HOẠCH ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY FRANCE TELECOM QUÝ I/2010 8
2.1. Sơ lược về France Telecom 8
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 8
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 9
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh: Đa lĩnh vực 9
2.1.3. Tình hình tài chính chung của France Telecom trong thời gian qua. 10
2.4.1. Ngân sách bán hàng 13
2.4.2. Ngân sách sản xuất 14
2.4.2.1. Kế hoạch sản lượng 14
2.4.2.2. Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu: 14
2.4.3. Các ngân sách hoạt động khác 15
2.4.4. Xây dựng các ngân sách tài chính 15
2.4.4.1 Ngân sách ngân quỹ 15
2.4.4.2. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 17
2.4.4.3. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng 18
2.4.4.4. Lập dự đoán bảng cân đối kế toán 19
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP SAU KHI HOẠCH ĐỊNH 21
3.1. Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp sau khi hoạch định. 21
3.2. Một số giải pháp cho công ty sau khi hoạch định 22
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
PHỤ LỤC 26
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 27
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hoạch định tình hình tài chính của công ty France Telecom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong một tổ chức, có nhiều vấn đề cần phải quan tâm, tuy nhiên nếu nhắc đến hai chữ tài chính trong tổ chức thì người ta lại hình dung nó giống như nước trong cơ thể con người vậy. Sự ví von này đã chứng mình tầm quan trọng của tài chính trong doanh nghiệp.
Ngày nay, với một thế giới đang ngày càng thay đổi nhanh chóng cùng với các biến động khó lường buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài phải có tầm nhìn xa trông rộng. Nhìn về phía trước, dự đoán tương lai và có những kế hoạch phòng bị để đạt được mục tiêu chung của tổ chức chính là công việc của hoạch định. Hay nói cụ thể hơn, hoạch định tài chính sẽ giúp các công ty có được những kế hoạch sẵn sàng cho tương lai, kể cả ngắn hạn lẫn dài hạn, điều này giúp cho công ty phát triển lâu dài và tránh đi những sai lầm không cần thiết. Giống như một vị trong ban giám đốc của công ty GM đã từng nói rằng: “Hoạch định là một tiến trình giúp ích nhiều nhất cho công ty tránh khỏi sai lầm trong tương lai về sau”.
Hoạch định tài chính thúc đẩy nhà quản trị lập kế hoạch cho tương lai để phát triển, định hướng, dự đoán trước các vấn đề và xây dựng chính sách phát triển cho tổ chức của mình. Đồng thời tổ chức đánh giá về thế mạnh, yếu để củng cố, phát huy, khắc phục, cải tiến cách thức quản lý, đồng thời phát huy tiềm năng thị trường, khai thác tối đa nguồn lợi của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp, dự báo, đề phòng, hạn chế những rủi ro bất định có thể xảy ra nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc kinh doanh.
Với đề tài hoạch định tình hình tài chính của công ty France Telecom nhóm chúng tôi có xu hướng khai thác, quản lý và hoạch định tốt hơn trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung đồ án gồm ba phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về hoạch định tài chính.
Phần II: Hoạch định tình hình tài chính quý I/2010 cho công ty France Telecom theo phương pháp quy nạp.
Phần III: Giải pháp tình hình tài chính của công ty sau khi đã hoạch định.
Các thành viên trong nhóm đã có nhiều cố gắng nhưng có thể vẫn chưa thể khái quát hết được vấn đề, nên nội dung của đồ án còn nhiều thiếu sót và cần bổ sung, nhóm rất mong nhận được sự góp ý để đồ án hoàn thiện hơn từ thầy cô cùng các bạn.
Nhóm xin chân thành cảm ơn đến giảng viên: Ngô Hải Quỳnh đã trực tiếp hướng dẫn giúp nhóm hoàn thành đồ án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán 11
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 12
Bảng 2.3. Tỷ lệ tài sản lưu động so với tổng tài sản 13
Bảng 2.4. Tỷ trọng vốn chủ sở hửu so với tổng nguồn vốn 13
Bảng 2.5. Ngân sách bán hàng của công ty France Telecom QUÝ I/2010 14
Bảng 2.6. Ngân sách sản xuất của công ty France Telecom QUÝ I/2010 15
Bảng 2.7: Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu của công ty France Telecom 15
QUÝ I/2010 15
Bảng 2.8: Ngân sách quản lý của công ty France Telecom QUÝ I/2010 16
Bảng 2.9: Ngân sách ngân quỹ của công ty France Telecom QUÝ I/2010 16
Bảng 2.10: Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty 18
France Telecom QUÝ I /2010 18
Bảng 2.11. Biến động của công ty France Telecom QUÝ I/2010 19
Bảng 2.12: Dự toán bảng cân đối kế toán công ty Fance Telecom 19
Ngày 31/3/2010 19
Bảng 3.1. Các thông số đánh giá tình hình tài chính sau hoạch định 22
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH
1.1. Vai trò của hoạch định tài chính
Hoạch định tài chính giúp cho nhà quản lý nhìn thấy trước được ảnh hưởng chiến lược phát triển đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó đề ra các biện pháp đối phó thích hợp.
Hoạch định tài chính giúp doanh nghiệp chủ động hơn trước những biến động của thị trường trong tương lai
Hoạch định tài chính giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy mối tương quan giữa các chiến lược đầu tư với chiến lược về vốn và tình hình doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể ở từng thời điểm.
1.2. Mục tiêu của hoạch định tài chính
Thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch.
Cung cấp nguồn thông tin để cải thiện việc ra quyết định.
Giúp ích cho việc sử dụng các nguồn lực và quản lý nhân sự thông qua việc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất
Cải thiện vấn đề truyền thông và hợp tác.
1.3. Các kế hoạch tài chính
Hoạch định tài chính là tiến trình xem xét tác động tổng thể các quyết định đầu tư và tài trợ mà kết quả là các kế hoạch tài chính.
Bao gồm:
- Kế hoạch dài hạn biểu hiện dưới dạng kế hoạch đầu tư và tài trợ.
- Ngân sách hàng năm bao gồm: Ngân sách trang bị, ngân sách tài trợ, ngân sách kinh doanh. Trong đó ngân sách kinh doanh là quan trọng nhất.
- Ngân sách về ngân quỹ là tổng hợp từ các luồng thu chi từ các ngân sách trên.
1.4. Các phương pháp lập kế hoạch tài chính
1.4.1. Phương pháp quy nạp
Với giả thiết cho rằng kế hoạch tài chính là sự tổng hợp tất cả các chương trình hoạt động của từng bộ phận, từng cấp trong công ty, việc lập kế hoạch tài chính sẽ thực hiện từ dưới lên, trên cơ sở hệ thống các ngân sách bộ phận.
1.4.2. Phương pháp diễn giải
Phương pháp này cho rằng kế hoạch tài chính là sự chuẩn bị những điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu. Xuất phát từ những mục tiêu tổng quát, ở cấp cao hay từ yêu cầu của cổ đông, sau đó cụ thể hóa thành những ngân sách ở các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu.
1.5. Các chỉ tiêu xây dựng ngân sách hoạt động
1.5.1. Ngân sách bán hàng
Ngân sách bán hàng là dự đoán do hội đồng ngân sách duyệt, mô tả doanh thu dự đoán cho từng sản phẩm theo đơn vị sản và theo đơn vị tiền tệ.
Doanh thu = sản lượng bán * giá bán
1.5.2. Ngân sách sản xuất
Ngân sách sản xuất bao gồm năm ngân sách liên quan là kế hoạch sản lượng, ngân sách lao động trực tiếp, ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp, ngân sách chi phí sản xuất chung.
ñ Kế hoạch sản lượng
Để xác định số lượng cần sản xuất trong kỳ, chúng ta phải biết cả lượng bán, số lượng tồn kho sản phẩm hoàn thành đầu kỳ cũng như mức tồn kho dự kiến cuối kỳ.
Số đơn vị = Lượng bán + Hàng tồn kho - hàng tồn kho
sản xuất cuối kỳ dự kiến đầu kỳ
1.5.3. Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu
Lượng nguyên vật liệu sản xuất trong ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở để lập ngân sách mua sắm nguyên vật liệu.
Khối lượng = lượng NVLTT + Hàng tồn kho NVLTT - Hàng tồn kho
Mua sử dụng trong kỳ cần thiết cuối kỳ NVLTT đầu kỳ
Lượng NVL mua = NVL dùng + NVL tồn kho - Tồn kho NVL
sắm trong kỳ trong kỳ trong kỳ kỳ trước
Chi phí Mua sắm NVL = Số Lượng mua sắm trong kỳ * Giá NVL.
1.5.4. Các ngân sách hoạt động khác
Ngoài bộ phận sản xuất, tất cả các bộ phận khác trong công ty cũng lập ngân sách cho bộ phận của mình. Các ngân sách này gồm có: ngân sách marketing, ngân sách quản lý, ngân sách nghiên cứu và phát triển…
1.5.4.1. Ngân sách quản lý
Cũng như ngân sách nghiên cứu và phát triển và ngân sách Marketing, ngân sách chi phí quản lý bao gồm chi phí dự đoán cho toàn bộ việc tổ chức và vận hành của doanh nghiệp. Có ba nhân tố tác động đến nội dung của ngân sách quản lý là nội dung của ngành, giai đoạn phát triển của công ty và cấu trúc tổ chức. Hầu hết các chi phí quản lý đều cố định theo doanh thu. Ngân sách này bao gồm lương, chi phí luật pháp và chi phí kiểm toán…
1.5.4.2. Ngân sách ngân quỹ
Ngân sách ngân quỹ là một kế hoạch chi tiết biểu diễn tất cả các dòng tiền vào và dòng tiền ra dự đoán của công ty trong một thời kỳ trên cơ sở tiền mặt.
Việc theo dõi dòng ngân quỹ vô cùng quan trọng trong quản lý một doanh nghiệp. Thực tế, có nhiều công ty thành công trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhưng lại dễ thất bại vì những vấn đề liên quan đến dòng tiền vào và dòng tiền ra. Khi biết thời gian có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt hay dư thừa tiền mặt, nhà quản trị có thể lập kế hoạch vay tiền khi cần và trả nợ trong thời kỳ dư thừa tiền mặt. Ngoài ra, trong điều kiện cần thiết và nếu được sự chấp thuận của công ty, các nhân viên ngân hàng sử dụng ngân sách ngân quỹ để kiểm soát nhu cầu tiền mặt cũng như khả năng trả nợ của công ty. Vì dòng ngân quỹ như là huyết mạch của tổ chức nên ngân sách ngân quỹ là một trong những ngân sách quan trọng nhất của bộ tài chính.
Mỗi tổ chức phải cung cấp ngân quỹ cần thiết trong ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo cho công ty hoạt động suông sẻ và có đủ ngân quỹ để đáp ứng các khoản nợ bằng tiền ở hiện tại và trong tương lai.
Ä Mở rộng quy mô
Ä Kiểm soát hoạt động
Ä Thanh toán
Ä Đầu tư
Ä Vay vốn
Ä Đòi hỏi từ phía các tổ chức cho vay
1.5.4.3. Dự đoán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bảng tóm tắt về doanh thu và tổng chi phí dự kiến của một thời kỳ trong tương lai, dự toán kết thúc với thông tin về tình hình lời lỗ trong thời kỳ đó. Các nhà phân tích phải sử dụng thông tin từ ngân sách bán hàng để xác định doanh thu, thông tin từ ngân sách sản xuất để xác định giá vốn hàng bán và thông tin từ các ngân sách hoạt động để xác định chi phí cho dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Giá vốn = Chi phi + chi phí + chi phí
Hàng bán NVLTT NCTT QLXS
1.5.4.4. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng
Trước khi lập dự toán bảng cân đối kế toán, chúng ta cần rà soát và tổng hợp toàn bộ các thay đổi trong một báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ. Điều này rất thuận lợi cho việc kiểm soát các dòng dịch chuyển tiền tệ của thời kỳ kế hoạch và nhận thức rõ ảnh hưởng của mỗi quyết định tài chính. Dự đoán bảng cân đối kế toán phản ánh vị thế tài chính dự đoán của công ty và thực hiện 3 mục tiêu chính sau:
Đưa ra định hướng hoạt động của công ty với mức đầu tư thấp nhấp.
Cung cấp một lớp đẹm tài chính để giúp công ty vượt qua các thời kỳ suy giảm kinh tế.
Đảm bảo khả năng khai thác các cơ hội không dự đoán trước trong tương lai
Chênh lệch hàng tồn kho = Chi phi mua sắm – Chi phí nguyên vật liệu
nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp trong kỳ
1.5.5. Lập dự toán bảng cân đối kế toán
Với thông tin từ dự toán báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ kết hợp với bảng cân đối kế toán đầu kỳ, ta xây dựng dự toán bảng cân đối kế toán cho thời kỳ lập kế hoạch.
Số dư cuối kỳ của tiền mặt = số dư tiền mặt 2009 + chênh lệch ngân quỹ (2009,2010)
Số dư tài sản cuối kỳ = số dư tài sản 2009 + chênh lệch tài sản (2009,2010)
Số dư nguồn vốn cuối kỳ = số dư nguồn vốn 2009 + chênh lệch nguồn vốn (2009,2010)
PHẦN II: HOẠCH ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY FRANCE TELECOM QUÝ I/2010
2.1. Sơ lược về France Telecom
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ra đời năm 1990 trên cơ sở tư nhân hóa Cục Viễn thông thuộc Bộ Bưu chính và Viễn thông Pháp, France Telecom đã trở thành hãng viễn thông lớn nhất nước Pháp và lớn thứ 3 châu Âu với 200 triệu thuê bao.
Thực ra, France Telecom có lịch sử khá lâu đời nhưng trước năm 1988 hầu như mọi người chỉ biết đến Cục Viễn thông thuộc Bộ Bưu chính và Viễn thông Pháp. Năm 1990, France Telecom chính thức tách ra và hoạt động độc lập. Ngày 1/1/1998, France Telecom được chính quyền của Thủ tướng Lionel Jospin cho phép tư nhân hóa nhưng nhà nước vẫn giữ lại 27% cổ phần của hãng cho đến nay. Kể từ đó thương hiệu France Telecom bắt đầu được biết đến trên phạm vi toàn thế giới.
France Telecom đã nhanh chóng phát triển và vươn rộng xuất hiện trên hầu hết các thị trường chính của thế giới với đủ các vai trò từ nhà cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư công nghệ… dưới cả 2 thương hiệu đều nổi tiếng như nhau là France Telecom (FT) và Orange (thương hiệu chuyên về lĩnh vực viễn thông di động). Tháng 8/2005, France Telecom mua lại 77% cổ phần của Amena - hãng di động Tây Ban Nha và đổi tên thành Orange Espana (Orange Tây Ban Nha).
Tháng 11/2007, France Telecom tiếp tục tham gia đấu thầu để mua lại 51% cổ phần trong hãng viễn thông Telkom của chính phủ Kenya. Liên tục thâu tóm nhưng cũng có không ít lần France Telecom đành phải chịu thất bại mà điển hình nhất là hồi tháng 6/2008 họ đành phải hủy bỏ kế hoạch mua lại hãng viễn thông Thụy Điển TeliaSonera sau khi cả hai bên không thể thỏa thuận những điều khoản chi tiết. Hiện tại, một thương vụ nữa của France Telecom là sáp nhập giữa T-Mobile và Orange tại Pháp cũng đang bị “treo” bởi còn phải chờ sự chấp thuận của các nhà quản lí châu Âu. Thương vụ này lẽ ra đã hoàn thành từ ngày 8/9/2009 nhưng với việc 2 hãng sáp nhập với nhau sẽ chiếm tới 37% thị phần khiến các nhà quản lí lo ngại sẽ hình thành một liên minh độc quyền, lũng đoạn thị trường.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Didier Lombard : Chủ tịch HĐQT
Stephane Richard Giám đốc quản trị, Phó Giám đốc - Điều hành Pháp.
Gervais Pellissier: Phó Giám đốc - Tập đoàn Tài chính và Hệ thống Thông tin, Trưởng liên doanh với T-Mobile Vương quốc Anh.
Jean-Yves Larrouturou: Phó Giám đốc quản trị - Châu Phi Trung Đông và châu Á, Phát triển Quốc tế, Tổng thư ký, chức năng mua hàng.
Jean-Philippe Vanot: Phó Giám đốc chất lượng và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
Pierre Louette : Phó chủ tịch, Tổng thư ký.
Olivier Barberot : Phó chủ tịch phụ trách nguồn nhân lực.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh: Đa lĩnh vực
France Telecom hiện đang cung cấp khá nhiều dịch vụ khác nhau thuộc 4 lĩnh vực chính:
+ Điện thoại cố định chủ yếu tại các thị trường Pháp và Ba Lan.
+ Internet băng thông rộng
+ Viễn thông di động
+ IPTV (mạng truyền hình kết hợp chặt chẽ với mạng viễn thông), chủ yếu tại thị trường Pháp và Tây Ban Nha với thương hiệu Orange TV.
Để dễ dàng và tăng cường hoạt động phát triển thương hiệu trước bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, trong những năm gần đây, France Telecom đang bắt đầu quá trình sáp nhập một số bộ phận khác nhau và kinh doanh dưới thương hiệu Orange.
2.1.3. Tình hình tài chính chung của France Telecom trong thời gian qua.
France Telecom SA cung cấp cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và các nhà khai thác viễn thông khác với một loạt các dịch vụ, bao gồm viễn thông điện thoại cố định và di động, truyền số liệu, Internet và đa phương tiện, và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Tập đoàn báo cáo bảy điều hành các phân đoạn: Pháp, Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha, Phần còn lại của thế giới, doanh nghiệp và nhà cung cấp quốc tế và chia sẻ dịch vụ (IC & SS). Ngày 29 tháng 4 năm 2009, Công ty mua lại thêm lãi suất 18,36% trong FT Espana.
Tình hình tài chính của công ty France Telecome trong thời gian qua
Dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2009 chúng ta có thể phân tích được tình hình tài chính của cônng ty.
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán
Đơn vị: Công ty France Telecome
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Đơn vị tính: 1000000 EUR
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2008
Năm 2007
TÀI SẢN
Tiền và các khoản tương đương tiền
2,911
3,766
2,722
Các khoản đầu tư ngắn hạn
1,038
1,034
1,303
Tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn
3,949
4,800
4,025
Phải thu của khách hàng
7,736
7,591
7,903
Tổng số tồn kho
632
976
1,068
Chi phí trả trước
596
729
1,021
Tài sản ngắn hạn khác
779
1,570
1,078
Tổng tài sản ngắn hạn
13,692
15,666
15,095
Tài sản cố định
120,000
110,000
100,000
Hao mòn tài sản
54,575
37,160
22,726
Đầu tư dài hạn khác
8,556
172
282
Tài sản dài hạn khác
4,371
6,107
7,950
Tổng tài sản dài hạn
78,352
79,119
85,506
Tổng tài sản
92,044
94,785
100,601
NGUỒN VỐN
Khoản phải trả
7,795
9,519
9,580
Vay ngắn hạn
7,488
9,149
9,424
Nợ ngắn hạn
8,461
8,184
8,979
Tổng số Nợ ngắn hạn
23,744
26,852
27,983
Nợ dài hạn
31,483
35,875
37,156
Thuế thu nhập hoãn lại
1,090
1,288
1,539
Nợ phải trả khác
6,979
3,680
4,452
Tổng số Nợ phải trả
66,023
67,695
71,130
Vốn chủ sở hữu
10,595
10,460
10,457
Lợi nhuận chưa phân phối
15,426
16,630
19,014
Tổng số vốn chủ sở hữu
26,021
27,090
29,471
Tổng nguồn vốn
92,044
94,785
100,601
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Công ty France Telecome
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Đơn vị tính: 1000000 EUR
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2008
Năm 2007
Doanh thu thuần
45,944
47,699
46,568
Giá vốn hàng bán
19,170
19,893
18,963
Lợi nhuận gộp
26,774
27,806
27,605
Chi phí bán hàng
10,781
10,148
10,544
Chi phí quản lý doanh nghiệp
10,433
10,670
9,168
Thu nhập khác
0
0
0
Chi phí khác
0
0
0
Lợi nhuận khác
0
0
0
Lợi nhuận trước thuế
5,560
6,988
7,893
Thuế thu nhập Doanh nghiệp phải nộp
2,295
2,899
1,245
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
3,265
4,089
6,648
Bảng 2.3. Tỷ lệ tài sản lưu động so với tổng tài sản
2007-2008
2008-2009
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Tài sản lưu động
14,017
14,096
12,913
79
100.56
-1,183
91.61
Tổng cộng tài sản
100,601
94,785
92,044
-5,816
94.22
-2,741
97.11
Tỷ lệ
13.93
14.87
14.03
0.94
6.34
-0.84
-5.50
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy năm 2007 tỷ trọng tài sản lưu động so với tổng tài sản là 13.93% năm 2008 tỷ trọng này tăng 0.94% tức 14.87%, năm 2007 tài sản lưu động lại tăng 79 triệu EUR nhưng tổng tài sản lại giảm 5816 EUR. Ở năm 2009 tài sản lưu động giảm 1183 triệu EUR và tổng tài sản cũng giảm 2741 triệu EUR, điều này chứng tỏ hoạt động của công ty đang gặp vấn đề làm tình hình tài chính của công ty giảm sút.
Bảng 2.4. Tỷ trọng vốn chủ sở hửu so với tổng nguồn vốn
2007-2008
2008-2009
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Nguồn vốn chủ sở hữu
29,471
27,090
26,021
-2,381
91.92
-1,069
96.05
Tổng nguồn vốn
100,601
94,785
92,044
-5,816
94.22
-2,741
97.11
Tỷ lệ
29.29
28.58
28.27
-0.71
-2.30
-0.31
-1.05
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ số tự tài trợ trong những năm 2007 – 2009 giảm, cụ thể :
Năm 2008 tỷ số tự tài trợ là 28.58% tức trong 100 đồng tiền vốn thì số vốn được tài trợ từ bản thân doanh nghiệp là 28.58 đồng, so với năm 2007 giảm 0.71% nguyên nhân do nguồn vốn chủ sở hữu giảm đi 2,381 triệu EUR.
Năm 2009 tỷ số tự tài trợ sụt giảm còn 28.27% nguyên nhân do nguồn vốn chủ sở hữu đã giảm còn -5,816 triệu EUR. Đây là biểu hiện không tốt cho thấy trong điều kiện nền kinh tế khó khăn công ty ít có khả năng tự bổ sung nguồn vốn của mình. Trong thời điểm này công ty cần cải thiện tính tự chủ về tài chính của mình, giúp công ty giảm bớt gánh nặng về nợ cũng như những rủi ro tài chính.
2.4.1. Ngân sách bán hàng
Sản phẩm tồn kho cuối kỳ: tháng thứ 1: 350, tháng thứ 2: 400, tháng thứ 3: 450. Và tồn kho sản phẩm thực tế của tháng trước là 150.
Sản lượng bán, tháng thứ 1: 500,000 SP, tháng thứ 2: 550,000 SP, tháng thứ 3: 600,000 SP. tháng thứ 4: 750,000 SP, sản lượng bán tháng 12 năm 2009: 450,000 SP.
Giá bán cho mỗi sản phẩm là: bằng 2 lần giá vốn.
Lương theo doanh thu = 10% doanh thu
Bảng 2.5. Ngân sách bán hàng của công ty France Telecom QUÝ I/2010.
ĐVT: 1000000 EUR
Chỉ tiêu
T12
T1
T2
T3
T4
Sản lượng bán(SP)
45000
50000
55000
60000
75000
Hàng tồn kho cuối kỳ(SP)
150
350
400
450
500
Giá bán
38340
38340
38340
38340
38340
Doanh Thu
1725.3
1917
2108.7
2300.4
2875.5
Lương Theo Doanh thu
172.53
191.7
210.87
230.04
287.55
Chi phí bán hàng khác
17.253
19.17
21.087
23.004
28.755
Tổng lương
172.53
191.7
210.87
230.04
287.55
Tổng chi phí bán hàng
189.783
210.87
231.96
253.04
316.31
Bảng 2.5. Ngân sách bán hàng cho ta thấy sản lượng bán của công ty biến động theo mùa và giá bán ổn định không thay đổi suốt thời kỳ lập kế hoạch. Ngoài ra, ngân sách này còn biểu diễn chi phí cho hoạt động bán hàng chẳng hạn như chi phí hoa hồng, chi phí vận chuyển, dây chuyền sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí phát triển mạng lưới,…các chi phí này có thể là các chi phí cố định, cũng có thể là chi phí biến đổi theo đơn vị sản phẩm. Đối với công ty France Telecom thì chi phí cho hoạt động bán hàng bao gồm lương theo doanh số, trong đó lương theo doanh số là bằng 25 EUR 1 đơn vị sản phẩm.
2.4.2. Ngân sách sản xuất
2.4.2.1. Kế hoạch sản lượng
Định mức một đơn vị sản phẩm cần 2 đơn vị nguyên vật liệu, với đơn giá cho 1 đơn vị nguyên vật liệu là: 1000 EUR.
Với định mức tiền công trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 25 USD cho 1 sản phẩm
Lương trả cho người quản lý phân xưởng 3,000,000 EUR mỗi tháng.
Bảng 2.6. Ngân sách sản xuất của công ty France Telecom QUÝ I/2010
Chỉ tiêu
T12
T1
T2
T3
T4
Hàng tồn kho cuối kỳ(SP)
150
350
400
450
500
Sản lượng SX
50200
55050
60050
75050
NVL dùng cho SX
100400
110100
120100
150100
Chi phí NVL trực tiếp
100.4
110.1
120.1
150.1
Chi phí nhân công trực tiếp
1.255
1.3763
1.5013
1.8763
Lương quản lý
3
3
3
3
2.4.2.2. Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu:
Dự kiến nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ bằng 20% số lượng sản xuất của kỳ sau. Tồn kho nguyên vật liệu thực tế cuối kỳ năm trước là 40.
Bảng 2.7: Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu của công ty France Telecom
QUÝ I/2010
Chỉ tiêu
T12
T1
T2
T3
T4
Hàng tồn kho NVL
40
10040
11010
12010
15010
Lượng NVL mua sắm trong kỳ
110400
111070
121100
153100
Chi phí mua sắm NVL
100
110.4
111.07
121.1
153.1
2.4.3. Các ngân sách hoạt động khác
Tháng thứ 1, thanh toán tiền thuê nhà xưởng là 3,000,000 EUR cho 03 tháng tiếp theo.
Tháng thứ 2, thanh toán tất cả các khoản thuế TNDN mà công ty còn nợ của năm trước.
Ngoài khoản cố định 1,000,000 EUR mỗi tháng chi phí quản lý doanh nghiệp còn có khoảng 2% doanh thu hằng tháng. Trong đó lương nhân viên quản lý chiếm 50% tổng chi phí.
Công ty dự định chi 1% doanh thu hằng tháng cho chi phí quảng cáo.
Bảng 2.8: Ngân sách quản lý của công ty France Telecom QUÝ I/2010
Chỉ tiêu
T12
T1
T2
T3
T4
Thuê Văn Phòng
1
1
1
Lương quản lý
211.37
232.46
253.54
Tổng cộng
212.37
233.46
254.54
2.4.4. Xây dựng các ngân sách tài chính
2.4.4.1 Ngân sách ngân quỹ
20% doanh thu được thu ngay trong tháng phát sinh. Ngay sau tháng bán hàng thu thêm 50%, tháng thứ 2 thu thêm 40% và số còn lại thu vào tháng thứ 3.
Chi phí nguyên vật liệu thanh toán như sau: thanh toán ngay trong tháng 60%, còn lại thanh toán vào tháng sau. Giá trị thanh toán tháng 12 năm 2009 là: 100,000,000 EUR.
Hàng tháng thanh toán 50% lương, còn 50% thanh toán trong tháng sau. Lương còn nợ tháng trước bằng 1/20 tổng nợ ngắn hạn.
Tháng thứ 1 công ty định thanh lý một tài sản cố định có giá trị còn lại là: 60,000,000 EUR, bán được 70,000,000 EUR.
Tháng thứ 2 công ty dự định mua một ô tô có giá trị là 80,000,000 EUR
Tháng thứ 1 công ty dự định vay dài hạn 50.000.000 EUR, đồng thời trả nợ ngắn hạn đến hạn là: 352,000,000EUR
Tháng thứ 2 công ty thanh toán khoản lãi vay của năm trước là: 2000 EUR
Bảng 2.9: Ngân sách ngân quỹ của công ty France Telecom QUÝ I/2010
Chỉ tiêu
T12
T1
T2
T3
T4
Doanh số
1725.3
1917
2108.7
2300.4
2875.5
Thu tiền ngay
345.06
383.4
421.74
460.08
575.1
Bán tín dụng
1380.24
1533.6
1687
1840.3
2300.4
Thu sau 1 tháng
690.12
766.8
843.48
Thu sau 2 tháng
552.1
613.44
Thu sau 3 tháng
138.02
Tổng thu từ bán tín dụng
690.12
1318.9
1594.9
Thu ròng từ kinh doanh
1073.5
1740.6
2055
Thanh lý tái sản
70
Vay dài hạn
50
Tổng thu
1193.5
1740.6
2055
Chi
Mua sắm
100
110.4
111.07
121.1
Thanh toán cho nhà cung cấp
Trong tháng
66.24
66.642
72.66
Sau 1 tháng
40
44.16
44.428
Tổng thanh toán cho NCC
106.24
110.8
117.09
Tiền lương
407.33
447.7
488.09
Thanh toán trong tháng
203.66
223.85
244.04
Thanh toán sau một tháng
2
203.66
223.85
Tổng lương thanh toán
205.66
427.51
467.89
Thanh toán tiền thuê VP
1
1
1
Đầu tư
80
Trả nợ Ngân hàng
352
Thanh toán lãi
2
Thanh toán thuế
2,295
Tổng chi
664.9
2916.3
585.98
Cân đối thu chi
528.62
-1176
1469
Số dư tài trợ
3,440
2,264
3,733
Ngân sách ngân quỹ trình bày ở bảng trên cho ta thấy được tầm quan trọng của việc biểu diễn ngân sách theo tháng, nó biểu diễn nhu cầu vay ngắn hạn như việc mua thiết bị mới.
2.4.4.2. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 28% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.
Bảng 2.10: Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty
France Telecom QUÝ I /2010
Chỉ tiêu
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6326.10
Gía vốn hàng bán
343.73
Lợi nhuận gộp
5982.37
Chi phí hàng bán
695.87
Chi phí quản lý doanh nghiệp
700.37
Khấu hao
0
Lợi nhuận thuần
4586.13
Thu nhập khác
0
Chi phí khác
0
Lợi nhuận khác
0
Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi
4586.13
Doanh thu hoạt động tài chính
0
Chi phí tiền lãi
2
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
4584.13
Thuế TNDN
1283.56
Lợi nhuận sau thuế TNDN
3300.57
Thanh toán cổ tức
0
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
3300.57
2.4.4.3. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng
Bảng 2.11. Biến động của công ty France Telecom QUÝ I/2010
Các khoản mục
Thay đổi
Nguồn
Sử dụng
Giải thích
Phải thu khách hàng
1456.92
0
1456.92
5060.88-3603.96
Hàng tồn kho
11.97
0
11.97
342.57+4.1325+9-343.7325
Tài sản cố định
-70
70
0
0-70
Đầu tư tài sản dài hạn khác
80
0
80
80-0
Phải trả người bán
8.44
8.44
0
342.57-334.13
Phải trả người lao động
242.04
242.04
0
1343.11-1101.07
Vay và nợ ngắn hạn
-352
0
352
0-352
Phải trả, phải nộp nhà nước
-1011.44
0
1011.44
1283.56-2295
Trả cổ tức
0
0
0
Vay dài hạn
50
50
0
50-0
Lợi nhuận sau thuế TNDN
3300.57
3300.57
0
3300.57
Khấu hao
0
0
0
Tổng
3671.05
2912.33
Chênh lệch ngân quỹ = Tổng nguồn vốn – Tổng sử dụng
= 3671.05 – 2912.33 = 758.72
Đây là khoản chênh lệch tiền mặt giữa ngày 31/12/2009 và ngày 31/3/2010.
2.4.4.4. Lập dự đoán bảng cân đối kế toán:
Bảng 2.12: Dự toán bảng cân đối kế toán công ty Fance Telecom
Ngày 31/3/2010
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
TÀI SẢN
Tiền và các khoản tương đương tiền
2,911
3,670
Các khoản đầu tư ngắn hạn
1,038
1,038
Tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn
3,949
4,708
Tổng số khoản phải thu
7,736
9,193
Hàng tồn kho
632
644
Chi phí trả trước
596
596
Tài sản ngắn hạn khác
779
779
Tổng tài sản ngắn hạn
13,692
15,920
Tài sản cố định
120,000
119,930
Hao mòn tài sản
54,575
54,575
Tài sản cố định ròng
65,425
65,355
Đầu tư dài hạn khác
8,556
8,636
Tài sản dài hạn khác
4,371
4,371
Tổng tài sản dài hạn
78,352
78,362
Tổng tài sản
92,044
94,282
NGUỒN VỐN
Vay và nợ ngắn hạn
0
352
Khoản phải trả
7,795
7,795
Phải trả người bán
0
8
Phải trả người lao động
0
242
Phải trả, phải nộp nhà nước
0
1,011
Vay ngắn hạn
7,488
7,488
Nợ ngắn hạn
8,461
8,461
Tổng số Nợ ngắn hạn
23,744
25,358
Nợ dài hạn
31,483
31,483
Vay dài hạn
0
50
Thuế thu nhập hoãn lại
1,090
1,090
Nợ phải trả khác
6,979
6,979
Tổng số Nợ phải trả
66,023
64,960
Vốn chủ sở hữu
10,595
10,596
Lợi nhuận chưa phân phối
15,426
18,727
Tổng số vốn chủ sở hữu
26,021
29,323
Tổng nguồn vốn
92,044
94,282
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP SAU KHI HOẠCH ĐỊNH
3.1. Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp sau khi hoạch định.
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và cân đối kế toán của năm 2009 và 2010 ta phân tích kết quả tình hình tài chính và đánh giá:
Bảng 3.1. Các thông số đánh giá tình hình tài chính sau hoạch định
Năm 2009
Năm 2010
Khả năng thanh toán hiện thời (Rc)
0.577
0.583
Khả năng thanh toán nhanh(Rq)
0.55
0.602
Thu nhập trên tài sản (ROA)
0.035
0.035
Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)
12.55 %
11.26 %
Nợ trên vốn chủ (RD/E)
2.537
2.215
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy khả năng thanh toán nợ của công ty France Telecom năm 2010 có xu hướng tăng nhẹ, nhưng vẫn còn ở mức thấp. Có nghĩa là công ty đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản dự kiến có thể chuyển hóa thành tiền mặt. Vì vậy công ty có thể đánh giá khả năng thanh toán, khả năng duy trì hoạt động thanh toán trong trường hợp bất trắc xảy ra.
Nếu vào năm trước một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi 0.577 đồng tài sản ngắn hạn thì con số này vào quý I/2010 tăng lên 0.0.583. Điều đó cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty rất thấp nhưng đang có chuyển biến tăng lên. Bên cạnh đó khả năng thanh toán nhanh nợ của công ty rất thấp 0.55 vào năm 2009 đến năm 2010 có tăng lên nhưng không đáng kể chỉ với 0.602. Công ty nên cố gắng giảm hàng dự trữ hoặc tăng giá trị để tăng lượng tiền mặt.
Đồng thời xét đến thông số thu nhập trên tổng tài sản (ROA) cho thấy mức sinh lời của công ty rất thấp năm 2009 là 0.035 và năm 2010 vẫn giữ vững mức này, tức là với 1 đồng tài sản thì công ty chỉ sinh lời được 0.035 đồng lợi nhuận.
Bên cạnh đó cũng cần xem xét thông số thu nhập trên vốn chủ sở hữu vì đây là thông số quan trọng đối với các cổ đông nắm giữ của công ty, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ. Qua số liệu ở trên ta thấy được thu nhập trên vốn chủ sở hữu của công ty là rất thấp và đang có xu hướng giảm xuống: 12.55% giảm 11.26% còn. Điều đó cho thấy công ty đầu tư kém hiệu quả.
Cuối cùng là thông số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy là cứ 1 đồng vốn chủ đảm bảo được 2.537 đồng năm 2009 và năm 2010 giảm còn 2.215 đồng. Với tỷ lệ này cho thấy công ty sử dụng nhiều vốn vay
Với việc đánh giá tình hình tài chính của công ty qua các thông số trên cho ta thấy được sư chuyển hóa thành tiền của công ty France Telecom là chậm nhưng đang có xu hướng tăng Vì vậy việc thanh toàn các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt là khó khăn cùng với khả năng sinh lời của công ty thấp cộng thêm công ty sử dụng nhiều vốn vay.
3.2. Một số giải pháp cho công ty sau khi hoạch định.
Từ việc đánh giá trên sau đây sẽ là một số giải pháp:
Tăng tài sản ngắn hạn của công ty lên bằng cách tăng lượng tiền mặt:
+ Đưa ra các chính sách thu hồi nợ của công ty.
+ Giảm hàng dự trữ trong kho.
+ Tăng phải thu của khách hàng.
Tăng sự đầu tư từ các cổ đông cách tăng khả năng sinh lời, vòng quay tổng tài sản. Công ty có thể tối đa hóa khả năng sinh lời bằng cách cung ứng một sản phẩm hay dịch được ưa chuộng và định giá hợp lý với các chi phí hoạt động được kiểm soát tốt.
Giảm việc sử dụng vốn vay.
KẾT LUẬN
Với xu hướng nền kinh tế ngày càng phát triển và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trên thị trường. Cùng với sự đa dạng của các dịch vụ truyền hình và viễn thông, sự phát triển của công nghệ thông tin trên thế giới. Công ty France Telecom muốn đứng vững và phát triển ngày càng lớn mạnh trên thị trường thì cần phải lập kế hoạch hoạch định tài chính rõ ràng để từ đó đẩy mạnh việc gia tăng doanh số nhằm góp phần tăng lợi nhuận, hơn thế nữa đó là cách tốt nhất giúp Công ty chiếm giữ được thị phần để từ đó ổn định và phát triển.
Hoạch định là công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, đây là một chức năng quan trọng nhất trong bốn chức năng của quản trị.
Nhờ có chức năng hoạch định mà giúp nhà quản trị chủ động đối phó những tình huống biến đổi khó lường của thị trường. Đồng thời khắc phục được những hoạt động thụ động có thể dẫn đến những tổn thất cho doanh nghiệp và qua đó đưa ra các biện pháp, giải pháp để khắc phục những tồn tại đó.
Thông qua hoạch định tài chính hiệu quả sẽ tác động trực tiếp đến biện pháp và phương thức mà các nhà quản lý công ty thu hút vốn đầu tư để phát triển một dự án kinh doanh, đồng thời quyết định mọi chiến lược hoạt động của công ty trong sản xuất, phân phối sản phẩm và cả lĩnh vực quản lý nhân lực. Đồng thời công ty nên linh động và mạnh dạn điều chỉnh kế hoạch tài chính phù hợp, nếu công ty nhận thấy rằng chỉ tiêu đề ra vượt quá khả năng hoặc, ngược lại, quá thụ động so với năng lực hoạt động của toàn công ty.
Sau khi thực hiện xong đề tài: “Hoạch định tài chính của công ty France Telecom” nhóm đã có những hiểu biết thêm về vai trò và mục đích của việc hoạch định tài chính cho công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình tài chính – tín dụng, Huỳnh Bá Thúy Diệu, Trường Cao đẳng CNTT Hữu Nghị Việt – Hàn.
[2] Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Hải Sản, năm 2001, Nhà xuất bản Thống kê.
[3]
PHỤ LỤC
NHIỆM VỤ CỦA TỪNG THÀNH VIÊN
Đồ án được hoàn thành nhờ sự phối hợp của các thành viên trong nhóm. Nhiệm vụ của từng thành viên như sau:
Thành viên
Nhiệm vụ
1. Cao Thiên Thuận
Phần I: Lời mở đầu – Kết luận
Phần II: Sơ lược về France Telecom
- Khả năng sinh lời - Ngân sách bán hàng
2. Nguyễn Thị Thu Thư
Phần I: Khái niệm -Vai trò của hoạch định tài chính
Phần II: Khả năng thanh toán - Ngân sách sản xuất,
Ngân sách quản lý.
3. Huỳnh Ngọc Toàn
Phần I: Các phương pháp lập kế hoạch tài chính
Phần II: Thông số nợ - Thông số hoạt động - Ngân sách mua sắm NVL.
4. Phùng Thị Hiến
Phần I: Các chỉ tiêu xây dựng ngân sách hoạt động
Phần II: Bảng cân đối kế toán năm 2009
- Ngân sách ngân quỹ
- Biến động của France Telecom
5. Trần Thị Thu Thương
Phần I: Mục tiêu và các kế hoạch tài chính.
Phần II: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009
- Bảng dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Dự toán bảng cân đối kế toán năm 2010
Phần III: Huỳnh Ngọc Toàn
Cao Thiên Thuận
Nguyễn Thị Thu Thư
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ho7841ch 2737883nh tnh hnh ti chnh c7911a cng ty Franc.doc