Đồ án Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp tại Công ty Len Hà Đông

Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cơ chế quản lý của Nhà nước được đổi mới với chính sách mở cửa đã mang lại những cơ hội cũng như những thách thức cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu các biện pháp tăng cường công tác quản lý trên các phương diện kinh tế. Với chức năng quản lý, hoạt động của công tác kế toán liên quan trực tiếp đến việc hoạch định các chiến lược phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc hoàn thiện các nội dung của công tác kế toán, trong đó có công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, là một trong những nội dung rất quan trọng gắn liền với việc đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với nhận thức đó, nhằm vận dụng những kiến thức tích luỹ được vào thực tế, công trình nghiên cứu đã giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn như sau: 1. Khái quát tầm quan trọng và những nội dung của công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 2. Qua đó luận văn đã phân tích thực trạng công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó nhằm có nhận thức đúng đắn về phương pháp luận và nền tảng của vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nhằm tăng cường công tác quản trị tài chính tại doanh nghiệp. 3. Về mặt thực tế, luận văn đã vận dụng lý thuyết vào công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10. Qua đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện tại Công ty bằng cách hệ thống hoá, chi tiết về số liệu cụ thể, đánh giá từng mặt hoạt động ưu thế và những điểm tồn tại của Công ty.

doc66 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp tại Công ty Len Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rả người bán): 127.407.700 Sơ đồ 14: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 *** *** Các khoản phải trả CNSX Kết chuyển CP NC TT 5.032.960.918 5.214.960.347 TK 338 *** Các khoản trích theo lương cho CNSX 181.999.429 TK 331 *** Tiền thuê ngoài gia công phải trả 127.407.700 c) Kế toán tập hợp và phân bổ CPSX chung: CPSX chung là những chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý, điều hành sản xuất các xí nghiệp thành viên, các phân xưởng, tổ sản xuất. Khoản mục CPSX chung ở Công ty May 10 bao gồm những nội dung chủ yếu sau: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ quản lý ở các xí nghiệp thành viên, chi phí công cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Toàn bộ CPSX chung được theo dõi, phản ánh ở TK 627 và được mở chi tiết theo quy định của Bộ Tài chính và theo yêu cầu quản lý, theo dõi ở từng Xí nghiệp thành viên. Tuy nhiên một số khoản mục CPSX chưa mở chi tiết theo quy định của Bộ Tài chính (Vấn đề này sẽ được đề cập đến ở chương 3). ở các xí nghiệp thành viên, Công ty không những phải trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất mà còn phải trả lương cho các nhân viên quản lý ở xí nghiệp. Hàng tháng, kế toán phải hạch toán đầy đủ các khoản tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ (được phản ánh trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Phụ lục 3). Để tập hợp và phân bổ chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ quản lý ở các xí nghiệp, kế toán áp dụng các phương pháp như đối với NVL trực tiếp. Để đáp ứng yêu cầu ngày một cao về sản xuất và chất lượng sản phẩm, Công ty May 10 đã đầu tư nhiều loại máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại, có giá trị lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo hoạt động SXKD có hiệu quả, Công ty cần phải có vốn để thực hiện tái đầu tư các trang thiết bị đó. Một phần của nguồn vốn đó được hình thành từ các khoản trích khấu hao tài sản cố định mà hàng tháng Công ty tính vào CPSX kinh doanh. Việc tính và trích khấu hao hàng năm được đăng ký với Cục quản lý vốn về tỷ lệ khấu hao áp dụng tại Công ty do bộ phận kế toán TSCĐ thực hiện và được phản ánh trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. - Căn cứ vào bảng tính lương do Phòng Tổ chức lập, kế toán phản ánh chi phí cho nhân viên phân xưởng trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Phụ lục 3) theo bút toán sau: Nợ TK 6271: CP nhân viên: 200.758.386 (Nợ TK 62711: XNTV1: 27.185.692 Nợ TK 6271...: XNTV..: ...... ) Có TK 334: Phải trả CBCNV 186.959.800 Có TK 338: Phải trả khác 13.798.586 - Căn cứ vào Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ (Phụ lục 2), kế toán tập hợp chi phí NVL, công cụ dụng cụ sản xuất cho sản xuất chung như sau: Nợ TK 6272: Chi phí vật liệu: 277.107.659 (Nợ TK 62721: XNTV1: 15.406.087 Nợ TK 6272... ... ) Có TK 152: NVL: 252.305.045 Có TK 153: CCDC: 24.802.614 - Công ty áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo quy định của chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của Bộ Tài chính với mức khấu hao theo bản đăng ký khấu hao đã được duyệt: với TSCĐ là nhà xưởng là 5%/năm; với thiết bị may là 12%/năm; với thiết bị văn phòng là 20%/năm. Căn cứ vào kết quả tính toán mức trích khấu hao, kế toán phân bổ khấu hao TSCĐ cho CPSX chung: Nợ TK 6274: CP. KHTSCĐ: 439.741.383 (Nợ TK 62741: XNTV1: 58.940.660 Nợ TK 6274... ... ) Có TK 214: Hao mòn TSCĐ: 439.741.383 - Kế toán căn cứ vào các hoá đơn về tiền điện, điện thoại, nước và các khoản chi bằng tiền khác để lập "Tờ chi tiết phát sinh" các TK 111, 112 và "Bảng tổng hợp thanh toán công nợ", trên cơ sở đó tiến hành tập hợp cho CPSXC trong tháng: Nợ TK 6278: CPSXC khác: 511.556.236 (Nợ TK 62781: XNTV1: 80.352.000 Nợ TK 6278... ... ) Có TK 112: TGNH: 120.220.836 Có TK 331: PTNB: 391.335.400 - Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển CPSXC sang TK 154 để tập hợp CPSX trong kỳ: Nợ TK 154: 1.429.163.664 Có TK 627: 1.429.163.664 Trên cơ cở hạch toán như trên, kế toán tiến hành lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (Biểu số 3). Biểu số 3: bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Tháng 5/2000 Số TT Các xntv Nội dung các khoản CPSX chung Tổng số Chi phí nhân viên Chi phí vật liệu Chi phí KHTSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài 1 XNTV 1 27.185.692 15.406.087 58.940.660 80.352.000 181.884.439 2 XNTV 2 25.677.034 22.737.005 47.120.542 74.975.200 170.509.781 3 Xí nghiệp ... .... .... .... .... .... Cộng 200.758.386 277.107.659 439.741.383 511.556.236 1.429.163.664 (Nguồn số liệu: Công ty May 10) Trình tự hạch toán chi phí SXC tại Công ty có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 15: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí SXC TK 334 TK 627 TK 154 186.959.800 TK 338 1.429.163.664 13.798.586 TK 152 252.305.045 TK 153 24.802.614 TK 214 439.741.383 TK 112 120.220.836 TK 331 391.335.400 d) Kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp: Cuối tháng kế toán tiến hành kết chuyển các tài khoản chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, CPSX chung và các chi phí khác liên quan đến sản xuất sản phẩm vào TK 154 "CPSX kinh doanh dở dang" để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (Biểu số 4). Biểu số 4: Công ty May 10 Bảng kê chi tiết phát sinh và các tài khoản đối ứng Tài khoản 154 Từ ngày 01/5/2000 đến 31/5/2000 Dư Nợ đầu kỳ: 1.849.489.378 TT Nội dung TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 1 Chi phí thuê ngoài gia công 331 127.470.700 2 Chi phí NVL trực tiếp 621 2.508.925.673 - XNTV 1 6211 364.184.646 - XNTV 2 6212 293.589.431 - XNTV ... ... 3 Chi phí nhân công trực tiếp 622 5.214.960.347 - XNTV 1 6221 553.773.400 - XNTV 2 6222 485.862.400 - XNTV ... ... 4 Chi phí sản xuất chung 627 1.429.163.664 * CP nhân viên phân xưởng 6271 200.758.386 - XNTV 1 62711 27.185.692 - XNTV 2 62712 25.677.034 - XNTV ... ... * CHI PHí vật liệu 6272 277.107.659 - XNTV 1 62721 15.406.087 - XNTV 2 62722 22.737.005 - XNTV ... ... * CP khấu hao TSCĐ 6274 439.741.383 - XNTV 1 62741 58.940.660 - XNTV 2 62742 47.120.542 - XNTV ... ... * Chi phí sản xuất chung khác 6278 511.556.236 - XNTV 1 62781 80.352.000 - XNTV 2 62782 74.975.200 - XNTV ... ... 5 Nhập kho thành phẩm 155 9.370.996.154 Cộng 9.280.520.384 9.370.996.154 Dư Nợ cuối kỳ: 1.759.013.608 Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, sau khi thu thập được đầy đủ các số liệu cần thiết, kế toán tiến hành tập hợp CPSX cho từng loại sản phẩm sản xuất theo các sơ đồ sau: Sơ đồ 16: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSX toàn Công ty TK 621 TK 154 TK 155 1.849.489.378 *** K/C chi phí NVLTT 2.508.925.673 Nhập kho thành phẩm 2.508.925.673 2.508.925.673 9.370.996.154 x 9.370.996.154 - TK 622 *** K/C chi phí NCTT 5.214.960.347 5.214.960.347 5.214.960.347 x TK 627 K/C chi phí SX chung 1.429.163.664 1.429.183.664 1.429.163.664 x TK 331 *** Chi phí thuê ngoài gia công 127.407.700 - 127.407.700 *** 9.280.520.384 9.370.996.154 1.759.013.608 Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 1 có thể khái quát qua sơ đồ 17: Sơ đồ 17: Sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại XN1 TK 152 TK 621 TK 154 TK 155 *** 364.184.646 Dư: 10.469.956 *** 364. 184. 646 1.106.602.678 TK 334 *** TK 622 521.945.751 553.773.400 TK 338 *** 31.827.649 TK 627 1.420.179 25.765.513 TK 214 *** 181.884.439 58.940.660 TK 152, 153 *** 15.406.087 TK 331 1.099.842.485 1.106.602.678 *** Dư: 3.709.763 80.352.000 Kế toán giá thành sản phẩm: 3.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Xuất phát từ đặc điểm qui trình công nghệ của công ty là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục bao gồm nhiều bước quy trình công nghệ cấu thành, chu kỳ sản xuất sản phẩm rất ngắn, sản phẩm sản xuất bao gồm rất nhiều loại khác nhau, chỉ có sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng mới coi là thành phẩm .công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm đã hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng. 3.2.2. Kỳ tính giá thành: Căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm công ty đã xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo kế toán và kiểm tra tính chính xác để khoá sổ, kế toán giá thành căn cứ vào chi phí trong tháng đã tập hợp được cho sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng. 3.2.3. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Phương pháp đánh giá SPDD đang được áp dụng tại Công ty May 10 là phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do đặc điểm của sản phẩm sản xuất đã có ảnh hưởng đến phương pháp tính toán. Cụ thểlà : - Những sản phẩm gia công theo đơn đặt hàng không được hạch toán phần giá trị nguyên liệu của khách hàng. Phần giá trị của một số phụ liệu mua trong nước thì được tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm và được phân bổ toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành nhập kho. Như vậy, giá trị của sản phẩm dở dang chỉ có phần chi phí vận chuyển phân bổ cho NVL xuất dùng. - Công ty thực hiện trả lương cho công nhân sản xuất theo sản phẩm hoàn thành nhập kho, nên trong những sản phẩm đang chế tạo trên dây chuyền sản xuất không được phản ánh phần giá trị của lao động đã bỏ vào quá trình sản xuất. - Việc phân bổ chi phí sản xuất chung cũng được phân bổ cho toàn bộ sản phẩm hoàn thành nhập kho theo chi phí nhân công trực tiếp. Cuối tháng căn cứ vào kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang trên dây chuyền do các Xí nghiệp thành viên cung cấp, bộ phận kế toán giá thành sẽ xác định giá trị của sản phẩm dở dang vào cuối tháng theo công thức: = Khối lượng SPDD x + Chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ Chi phí SPDD đầu kỳ Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ Khối lượng SPDD + Khối lượng thành phẩm nhập kho Theo số liệu tháng 5/2000 tại Công ty May 10: - Chi phí sản xuất dở dang của SP Kaneta đầu tháng: 1.712.987 đồng - Chi phí NVL phát sinh trong tháng cho SP Kaneta: 13.832.924 đồng - Khối lượng SP chưa hoàn thành vào cuối tháng: 7.525 chiếc - Khối lượng SP hoàn thành nhập kho: 43.528 chiếc Như vậy: Chi phí SXDD 1.712.987 + 13.832.924 của sản phẩm = x 7.525 Kaneta 7.525 + 43.528 = 2.291.402 đồng. Số chi phí sản xuất dở dang của sản phẩm này sẽ được phản ánh ở "Sổ theo dõi thành phẩm" và phản ánh ở số dư Nợ TK 154: Chi phí sản xuất dở dang. 3.2.4. Phương pháp tính giá thành ở Công ty May 10: Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm và yêu cầu của công tác quản lý, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để xác định giá thành của sản phẩm sản xuất. Theo chế độ kế toán hiện hành, giá thành sản phẩm được cấu thành bởi 3 khoản mục chi phí sau: Chi phí NVL trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung. Như phần trên đã giới thiệu, sản phẩm của Công ty bao gồm nhiều chủng loại khác nhau và được bố trí sản xuất tại các Xí nghiệp thành viên, mỗi Xí nghiệp sản xuất một số loại sản phẩm nhất định với quy trình công nghệ như nhau. Do đó ta có thể thấy được thực trạng công tác kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty qua việc tính giá thành sản phẩm sản xuất tại một Xí nghiệp thành viên. Cụ thể là Xí nghiệp 1, với 3 loại sản phẩm: sơ mi Kaneta, sơ mi Toray, sơ mi May 10. w Sau khi tập hợp được chi phí phát sinh tại Xí nghiệp thành viên 1, kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp chi phí NVL và chi phí nhân công cho từng loại sản phẩm để tính giá thành của sản phẩm đó như: Vải Kaneta chỉ dùng để sản xuất sơ mi Kaneta, vải sơ mi nội địa dùng để sản xuất sơ mi nội địa, tiền công và các khoản trích theo lương đã tập hợp được theo từng loại sản phẩm. Cuối tháng, các Xí nghiệp thành viên tiến hành lập các "Sổ theo dõi thành phẩm" và gửi lên Phòng Kế toán để làm căn cứ tính giá thành thành phẩm hoàn thành nhập kho (Biểu số 5) Biểu số 5: Sổ theo dõi thành phẩm Tháng 5/2000 Tên thành phẩm SPDD đầu kỳ Nhân bán thành phẩm cắt Thành phẩm nhập kho SPDD cuối kỳ S lượng (chiếc) Thành tiền Slượng (chiếc) Thành tiền Slượng (chiếc) Thành tiền Slượng (chiếc) Thành tiền Xí nghiệp 1: 12.205 10.469.956 73.413 172.000.926 73.445 176.060.149 12.183 3.709.763 1. Sơ mi Kaneta 5.625 1.712.987 45.428 13.832.924 43.528 13.254.509 7.525 2.291.402 2. Sơ mi Toray 6.433 1.961.894 24.785 7.547.032 26.570 8.090.565 4658 1.418.361 3. Sơ mi May 10 (nội địa) 147 6.795.075 3.200 150.620.970 3.347 157.416.045 0 0 Những loại vật liệu phụ như: cúc, kim, chỉ, bao bì, ... được theo dõi cho từng loại sản phẩm trên "Sổ theo dõi chi phí phụ liệu bao bì" (Biểu số 6): Biểu số 6: Sổ theo dõi chi phí phụ liệu bao bì Tháng 5/2000 Tên sản phẩm Phụ liệu Bao bì PE Hòm hộp Cộng Xí nghiệp 1: 127.454.022 10.359.726 54.369.972 192.183.720 1. Sơ mi Kaneta 82.761.634 5.861.876 31.785.472 120.408.982 2. Sơ mi Toray 39.575.025 3.985.500 22.584.500 66.145.025 3. Sơ mi May 10 5.117.363 512.350 5.629.713 (Nguồn số liệu: Công ty May 10) Căn cứ "Bảng tính lương" theo từng mã sản phẩm cho từng Xí nghiệp thành viên do Phòng Tổ chức hành chính lập, kế toán tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm (Biểu số 7) Biểu số 7: Bảng phân bổ chi phí nhân công theo mã hàng Xí nghiệp 1 Tháng 5/2000 Tên sản phẩm Số lượng (chiếc) Tổng giây SX Đơn giá 1 giây sản xuất Thành tiền 1. Sơ mi Kaneta 2. Sơ mi Toray 3. Sơ mi May 10 43.528 26.570 3.347 5.441.509,90 3.578.859,27 209.187,50 60 60 60 326.490.594 214.731.556 12.551.250 Cộng 73.445 9.229.556.67 553.773.400 w Với khoản mục chi phí sản xuất chung: căn cứ vào chi phí SXC tập hợp được trong tháng, kế toán tiến hành phân bổ CPSXC cho từng loại sản phẩm sản xuất theo tiêu thức phân bổ là CPNC trực tiếp sản xuất loại sản phẩm đó. Việc tính toán, phân bổ CPSXC được thực hiện theo công thức: Chi phí nhân công TT SX SP (i) x Tổng số CPSXC cần phân bổ = Chi phí SXC phân bổ cho loại sản phẩm (i) Chi phí nhân công TT của từng XN Ví dụ: Theo tài liệu Tháng 5/2000: Chi phí nhân công trực tiếp của XNTV 1: 553.773.400 Chi phí SXC cần phân bổ: 181.884.439 Chi phí NCTT sản xuất sơ mi Kaneta tập hợp được là : 326.490.594 Như vậy, phần chi phí SXC phân bổ cho sơ mi Kaneta là: 326.490.594 = x Chi phí SXC phân bổ cho sơ mi Kaneta 553.773.400 181.884.439 = 107.234.400 Biểu số 8: Bảng phân Bổ chi phí sản xuất chung theo mã hàng Xí nghiệp 1 Tháng 5/2000 Tên sản phẩm Số lượng Chi phí NCTT Chi phí SXC 1. Sơ mi Kaneta 43.528 326.940.594 107.234.400 2. Sơ mi Toray 26.570 214.731.556 70.527.636 3. Sơ mi May 10 3.347 12.551.250 4.122.403 Tổng 73.445 553.773.400 181.884.439 Sau khi tập hợp, phân bổ chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SX chung, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí cho từng loại sản phẩm (biểu số 9): Biểu số 9: Bảng tổng hợp chi phí theo mã hàng Xí nghiệp 1 Tháng 5/2000 Sản phẩm Số lượng Nguyên liệu Phụ liệu Tiền lương CPSXC Tổng CP 1. Sơ mi Kaneta 2. Sơ mi Toray 3. Sơ mi May 10 45.428 24.785 3.200 13.832.924 7.547.032 150.620.970 120.408.982 66.145.025 5.629.713 326.490.594 214.731.556 12.551.250 107.234.400 70.527.636 4.122.403 567.966.900 358.951.249 172.924.336 Tổng 172.000.926 192.183.720 553.773.400 181.884.439 1.099.842.485 Trên cơ sở số liệu chi tiết CPSX đã tập hợp được cho từng loại sản phẩm theo 3 khoản mục giá thành và chi phí sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng được xác định theo công thức sau: Tổng giá thành thực tế Trị giá Chi phí sản xuất Trị giá của sản phẩm sản = SPDD + thực tế phát sinh - SPDD xuất được trong tháng đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm được tính như sau: = Giá thành đơn vị Tổng giá thành của sản phẩm sản xuất của sản phẩm sản xuất Số lượng sản phẩm sản xuất Căn cứ vào báo cáo theo dõi thành phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng và kết quả tập hợp chi phí trong tháng, kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành cho sản phẩm. Việc tính toán giá thành sản phẩm được thể hiện trên các bảng tính giá thành sản phẩm: Biểu số 10: Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 5/2000 Sản phẩm: Sơ mi gia công Kaneta Sản lượng nhập kho: 43.528 chiếc Khoản mục chi phí CP SPDD đầu tháng Chi phí phát sinh trong tháng CP SPDD cuối tháng Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVL trực tiếp 1.712.987 134.241.906 2.291.402 133.663.491 3.071 2. Chi phí NC trực tiếp 326.490.594 326.490.594 7.501 3. Chi phí sản xuất chung 107.234.400 107.234.400 2.463 Cộng 1.712.987 567.966.900 2.291.402 567.388.485 13.035 Biểu số 11: Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 5/2000 Sản phẩm: Sơ mi gia công Toray Sản lượng nhập kho: 26.570 chiếc Khoản mục chi phí CP SPDD đầu tháng Chi phí phát sinh trong tháng CP SPDD cuối tháng Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVL trực tiếp 1.961.894 73.692.057 1.418.361 74.235.590 2.794 2. Chi phí NC trực tiếp 214.731.556 214.731.556 8.082 3. Chi phí sản xuất chung 70.527.636 70.527.636 2.654 Cộng 1.961.894 358.951.249 1.418.361 359.494.782 13.530 Biểu số12: Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 5/2000 Sản phẩm: Sơ mi nội địa May 10 Sản lượng nhập kho: 3.347 chiếc Khoản mục chi phí CP SPDD đầu tháng Chi phí phát sinh trong tháng CP SPDD cuối tháng Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVL trực tiếp 6.795.075 156.250.683 0 163.045.758 48.714 2. Chi phí NC trực tiếp 12.551.250 12.551.250 3.750 3. Chi phí sản xuất chung 4.122.403 4.122.403 1.231 Cộng 6.795.075 172.924.336 0 179.719.411 53.695 Để có thể đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất, quản lý giá thành sản phẩm của Công ty trong tháng 5/2000, ta có thể so sánh giá thành sản phẩm trong tháng 5 với giá thành sản phẩm của 2 tháng liền kề thông qua các bảng tính giá thành sản phẩm. Biểu số13: Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 3/2000 Sản phẩm: Sơ mi gia công Kaneta Sản lượng nhập kho: 38.754 chiếc Khoản mục chi phí CP SPDD đầu tháng Chi phí phát sinh trong tháng CP SPDD cuối tháng Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVL trực tiếp 1.288.035 124.573.474 376.057 125.485.452 3.238 2. Chi phí NC trực tiếp 290.693.754 290.693.754 7.501 3. Chi phí sản xuất chung 115.680.690 115.680.690 2.985 Cộng 1.288.035 530.947.918 376.057 531.859.896 13.724 Biểu số14: Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 3/2000 Sản phẩm: Sơ mi gia công Toray Sản lượng nhập kho: 20.265 chiếc Khoản mục chi phí CP SPDD đầu tháng Chi phí phát sinh trong tháng CP SPDD cuối tháng Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVL trực tiếp 0 60.278.085 1.084.020 59.194.065 2.921 2. Chi phí NC trực tiếp 163.781.730 163.781.730 8.082 3. Chi phí sản xuất chung 63.713.160 63.713.160 3.144 Cộng 0 287.772.975 1.084.020 286.688.955 14.147 Biểu số15: Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 3/2000 Sản phẩm: Sơ mi nội địa May 10 Sản lượng nhập kho: 15.981 chiếc Khoản mục chi phí CP SPDD đầu tháng Chi phí phát sinh trong tháng CP SPDD cuối tháng Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVL trực tiếp 35.120.160 892.833.846 142.871.400 785.082.606 49.126 2. Chi phí NC trực tiếp 59.928.750 59.928.750 3.750 3. Chi phí sản xuất chung 22.117.704 22.117.704 1.384 Cộng 35.120.160 974.880.300 142.871.400 867.129.060 54.260 Biểu số16: Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 4/2000 Sản phẩm: Sơ mi gia công Kaneta Sản lượng nhập kho: 16.724 chiếc Khoản mục chi phí CP SPDD đầu tháng Chi phí phát sinh trong tháng CP SPDD cuối tháng Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVL trực tiếp 376.057 50.656.006 1.712.987 49.319.076 2.949 2. Chi phí NC trực tiếp 125.446.724 125.446.724 7.501 3. Chi phí sản xuất chung 34.585.232 34.585.232 2.068 Cộng 376.057 210.687.962 1.712.987 209.351.032 12.518 Biểu số 17: Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 4/2000 Sản phẩm: Sơ mi gia công Toray Sản lượng nhập kho: 54.137 chiếc Khoản mục chi phí CP SPDD đầu tháng Chi phí phát sinh trong tháng CP SPDD cuối tháng Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVL trực tiếp 1.084.020 138.873.087 1.961.894 137.995.213 2.549 2. Chi phí NC trực tiếp 437.535.234 437.535.234 8.082 3. Chi phí sản xuất chung 116.502.824 116.502.824 2.152 Cộng 1.084.020 692.911.145 1.961.894 692.033.271 12.783 Biểu số 18: Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 4/2000 Sản phẩm: Sơ mi nội địa May 10 Sản lượng nhập kho: 8.758 chiếc Khoản mục chi phí CP SPDD đầu tháng Chi phí phát sinh trong tháng CP SPDD cuối tháng Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVL trực tiếp 142.871.400 287.530.619 6.795.075 423.606.944 48.368 2. Chi phí NC trực tiếp 32.842.500 32.842.500 3.750 3. Chi phí sản xuất chung 8.915.644 8.915.644 1.018 Cộng 142.871.400 329.288.763 6.795.075 465.365.088 53.136 Ta có thể thấy rõ sự biến động của giá thành sản phẩm trong các tháng 3, tháng 4 và tháng 5 năm 2000 qua biểu đồ sau: đồng Biểu đồ theo dõi biến động giá thành sản phẩm: 14.147 12.518 12.783 13.624 15.000 13.035 13.530 14.000 13.000 12.000 Chú thích: 11.000 Sơ mi Kaneta: 10.000 Sơ mi Toray: Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 đồng 55.000 54.260 54.500 54.000 53.500 Chú thích: 53.695 53.136 53.000 Sơ mi May 10: Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Qua biểu đồ trên ta có thể nhận thấy rõ sự biến động giá thành sản phẩm của Công ty trong các tháng 3, 4 và 5 năm 2000. Giá thành sản phẩm trong tháng 5 tăng so với tháng 4 cụ thể là: Sơ mi Kaneta tăng 4,13%; sơ mi Toray tăng 5,84%; sơ mi May 10 tăng 1,05%. Sự biến động này một phần là do Công ty đầu tư mới một số thiết bị may chuyên dùng và Công ty đã tăng tỷ lệ khấu hao trong CPSX nhằm rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư. Mặt khác, trong tháng 5 các khoản tiền điện, tiền nước phải trả tăng so với tháng 4 do nhu cầu sử dụng tại các xí nghiệp tăng đã khiến CPSX chung tại các xí nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, Công ty cũng đã đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế các chi phí về điện nước bằng cách đưa ra định mức sử dụng điện nước cho các đơn vị. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu các biện pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm. 3.3. Thực trạng công tác quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực kế toán tập hợp chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10: Song song với công tác hạch toán tài chính, Công ty cũng rất chú trọng đến công tác quản trị doanh nghiệp trong công tác kế toán nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ và toàn diện các thông tin về tình hình kinh tế tài chính của Công ty. Tuy nhiên, công tác kế toán quản trị tại Công ty chưa thể hiện được rõ nét vị trí, vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp mà mới chỉ dừng lại ở mức lập các kế hoạch sản xuất, các định mức kinh tế cho sản phẩm và hạch toán các thông tin thực hiện về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trước khi tiến hành sản xuất, căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết, Phòng kế hoạch của Công ty tiến hành lập kế hoạch sản xuất cho từng loại sản phẩm và xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm được thoả thuận trong hợp đồng . Ví dụ: Trong tháng 5/2000 Công ty nhận được một hợp đồng bán với Công ty KIABI của Pháp về cung cấp sản phẩm áo khoác nam 2 lớp (KIABI) . Dựa trên các yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm và giá cả đã thoả thuận trên hợp đồng. Công ty tiến hành lập các định mức kinh tế, kỹ thuật cho sản phẩm KIABI như sau: - Phí test áo thành phẩm : 0,05 - Phí may mẫu : 0,06 - Phí ngân hàng : 0,1903 - Tiền công + chỉ : 3,00 - Phí quota cát 21 : 0,3 - Phí CFS : 0,12 - Chi phí vé máy bay kiểm hàng : 0,24 - Lãi dự kiến : 1,8357 USD - Giá FOB : 14,10 USD/pc Biểu số 19: Tên nguyên phụ liệu Định mức Đơn giá (USD) % hao phí Thành tiền (USD) - Vải chính: 100% polyeseter PU, 57" 2,58m 1,95 3% 5,1819 - Vải lót: 100% polyeseter taffeta, 58/60" 1,82m 0,62 3% 1,1622 - Khoá thân trước, 5v, puller P10 1ch 0,3214 3% 0,331 - Khoá túi ngoài, 5v, puller P10 2ch 0,1785 3% 0,3677 - Khoá cổ, 5v, pulller P10 1ch 0,1825 3% 0,1879 - Khoá túi trong, 5v, puller P10, YBS 1ch 0,1428 3% 0,147 - Dây luồn mũ, gấu bằng nilon 2ch 0,057 3% 0,1174 - Chốt S5 4ch 0,0142 3% 0,0585 - Ôzê 4,5SSS 4ch 0,0064 3% 0,0263 - Băng dính móc: 0,1m 0,1786 3% 0,0184 - Nhãn Kiabi (CD) 1ch 0,0214 3% 0,022 - Móc treo UL44CS 1ch 0,45 3% 0,4635 - Túi PE 1ch 0,10 3% 0,103 - Hòm hộp 0,07 Tổng chi phí nguyên phụ liệu 8,304 Dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật đã lập, Công ty tiến hành lập kế hoạch cung cấp vật tư cho sản xuất sản phẩm để đảm bảo tiến độ sản xuất và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các xí nghiệp thành viên để đảm bảo hoàn thành kế hoạch, thời gian sản xuất và giao hàng theo đúng hợp đồng. Song song với hạch toán tổng hợp, kế toán của Công ty cũng tổ chức hạch toán chi tiết nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn đều được hạch toán chi tiết theo hiện vật, chi tiết về nguồn gốc và nơi sử dụng, phát sinh chi phí. Trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các chi phí sản xuất phát sinh đều được hạch toán theo số lượng, giá trị và theo từng địa điểm trên các chứng từ kế toán Công ty sử dụng như: Các bảng kê nhập, xuất vật tư, các bảng phân bổ... như đã trình bày ở phần trên. Cuối kỳ kế toán, bộ phận kế toán giá thành thực hiện tập hợp chi phí sản xuất chi tiết cho từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng... Tuy nhiên, công tác kế toán quản trị tại Công ty chưa thực hiện được đầy đủ các chức năng vốn có của mình là: + Lập các dự toán chi tiết về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm + Phân tích các thông tin thực hiện so với kế hoạch (định mức) và đưa ra các kiến nghị, giải pháp cho các lãnh đạo Công ty. (Vấn đề này sẽ được đề cập đến ở chương III). Như vậy, trong quá trình nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại Công ty May 10, chương II đã tập hợp được những vấn đề cụ thể với các số liệu thực tế về công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Vấn đề tiếp theo đặt ra là dựa trên những dữ kiện thực tế như vậy, cần phải rút ra những đánh giá về những ưu điểm cũng như những mặt tồn tại, để từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói riêng và công tác quản trị doanh nghiệp nói chung. Vấn đề này sẽ được giải quyết ở chương III tiếp theo đây. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị tại công ty may 10 1. đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May 10: Qua nhiều năm phát triển với những khó khăn do nền kinh tế mang lại, đến nay Công ty May 10 đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bằng các sản phẩm áo sơ mi nam, áo jackét... Để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, vào quý IV hàng năm, Công ty tiến hành xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất - kỹ thuật và tài chính cho năm sau, bao gồm toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và các yếu tố cần thiết để làm căn cứ cho Công ty thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh và các chỉ tiêu hướng dẫn của cơ quan chủ quản giao cho. Đồng thời, căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch để tính toán, xác định mức vốn lưu động cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính toán và cân đối vật tư dự trữ để phục vụ kịp thời cho sản xuất, tránh hiện tượng ứ đọng vốn trong sản xuất . Là một doanh nghiệp sản xuất, nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, Công ty luôn chú trọng đến công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. 1.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty: - Về cơ bản, Công ty đã thực hiện tốt việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành các loại sản phẩm của Công ty, thực hiện tốt việc tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ hạch toán ban đầu theo qui định của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành và bảo đảm phù hợp với hoạt động của Công ty. Chế độ báo cáo tài chính và báo cáo thống kê được thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng được một phần yêu cầu quản lý của Nhà nước và Lãnh đạo Công ty. - Việc tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp kế toán phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho Lãnh đạo doanh nghiệp có căn cứ đưa ra quyết định kinh tế, tài chính đúng đắn, sát thực. Với những ưu điểm như trên, công tác quản lý chi phí và giá thành ngày càng được phát huy, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty... Tuy nhiên, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn, tồn tại cần khắc phục và đi vào hoàn thiện. 1.2. Một số khó khăn, tồn tại cần khắc phục: Các chứng từ hạch toán ban đầu được sử dụng làm căn cứ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các chứng từ kế toán còn cồng kềnh, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của Công ty, chưa thể hiện rõ ràng các khoản mục chi phí của từng đối tượng chịu chi phí (cụ thể là từng loại sản phẩm sản xuất). Do đó gây khó khăn cho công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Hệ thống tài khoản chi tiết dùng để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán tập hợp CPSX và chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Các tài khoản phản ánh CPSXC chưa chi tiết đầy đủ các yếu tố của chi phí như quy định của Bộ Tài chính; tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chưa được mở chi tiết theo các xí nghiệp thành viên, vì vậy chưa phản ánh được CPSX của từng xí nghiệp. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: Hiện nay, Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho cán bộ, công nhân viên. Công ty May 10 là một doanh nghiệp sản xuất nên lực lượng lao động trực tiếp lớn. Do đó, nếu người lao động nghỉ phép nhiều vào một tháng nào đó trong năm sẽ gây biến động đột ngột cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do việc hạch toán tiền lương nghỉ phép không hợp lý. Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Phương pháp xác định giá trị của sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đang áp dụng tại Công ty chưa hợp lý, đặc biệt là đối với những sản phẩm sản xuất gia công theo đơn đặt hàng thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi phí sản xuất sản phẩm. Vì vậy mà giá trị của sản phẩm dở dang trên dây chuyền chưa được phản ánh hợp lý, ảnh hưởng đến sự chính xác của giá thành sản phẩm. Việc lập dự toán CPSX chi tiết cho từng loại sản phẩm nhằm phục vụ cho công tác quản trị chưa được lập chi tiết cho chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Vì vậy, việc đánh giá kết quả thực hiện chưa được chi tiết, chưa xác định được chính xác nguyên nhân làm tăng giảm giá thành, gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc tìm ra các biện pháp điều chỉnh hợp lý. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Trên đây là những hạn chế khiến cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chưa đạt được hiệu quả cao để đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý của Công ty và cơ quan chủ quản mà Công ty cần quan tâm để khắc phục và hoàn thiện hơn. 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 2.1. Những yêu cầu đối với công tác hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: - Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phải tôn trọng những nguyên tắc chuẩn mực kế toán mà Nhà nước qui định. - Hoàn thiện kế toán tập hợp cho phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải đảm bảo cung cấp số liệu một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ phục vụ cho công tác quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải làm cho bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả công tác cao, nâng cao được năng lực quản lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được thực hiện trên cơ sở khoa học, phù hợp với chế độ, chính sách quản lý hiện hành của Nhà nước. - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai và phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm tổ chức, qui mô, trình độ năng lực của đội ngũ kế toán, tình hình trang thiết bị của doanh nghiệp. 2.2. Những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm và sau khi phân tích những mặt thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện tại Công ty May 10, vấn đề đặt ra là phải dựa vào những điều kiện thuận lợi, phát huy được tiềm năng vốn có để đề ra những giải pháp nhằm hạn chế khó khăn, khắc phục những tồn tại và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Vì hạn chế của đề tài nên luận văn chỉ đề xuất một số vấn đề nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may 10 bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: 2.2.1. Hoàn thiện tổ chức và sử dụng chứng từ kế toán trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc: - Chứng từ kế toán sử dụng trong các doanh nghiệp được Nhà nước qui định và hướng dẫn thực hiện nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý doanh nghiệp. - Hiện nay, Công ty May 10 đang thực hiện tổ chức chứng từ kế toán theo quyết định số 186 ngày 14/3/1995 và một số quyết định sửa đổi bổ sung khác gồm 2 hệ thống chứng từ: Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất, bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn (chứng từ kế toán sử dụng nội bộ). - Việc tổ chức ghi chép, lập các chứng từ phải đảm bảo phục vụ tối đa cho yêu cầu tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí. Những chi phí được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng sẽ là cơ sở cho việc tính toán giá thành sản phẩm được chính xác. Hiện nay "Bảng phân bổ NVL, CCDC" và "Bảng phân bổ tiền lương và BHXH" của Công ty chưa phản ánh được tổng số phát sinh Có của TK 152 và TK 334. Do đó gây khó khăn cho việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. Những khoản chi phí sản xuất chung không tập hợp được trực tiếp cho từng đối tượng mà phải tiến hành phân bổ thì cần phải lập các chứng từ chi tiết cho từng đối tượng. Để thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, các chứng từ kế toán liên quan có thể xây dựng theo mẫu như Phụ lục 4 và Phụ lục 5. 2.2.2. Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết phục vụ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành theo Quyết định số 1141/CĐKT ngày 01/11/1995 và một số quyết định sửa đổi bổ sung khác của Bộ Tài chính: Dựa vào mục tiêu của kế toán quản trị, Công ty cần xây dựng các tài khoản kế toán chi tiết nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quản trị kinh doanh trên lĩnh vực tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các tài khoản cấp 2, 3. .. sẽ được xây dựng theo đặc điểm sản xuất và yêu cầu quản lý của Công ty. Hoạt động sản xuất sản phẩm tại Công ty được bố trí ở các xí nghiệp thành viên, mỗi xí nghiệp sản xuất một số sản phẩm nhất định. Xuất phát từ những đặc điểm đó, Công ty cần xây dựng các tài khoản chi tiết cho từng loại chi phí theo từng xí nghiệp thành viên và theo yêu cầu tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Căn cứ vào nguyên tắc xây dựng tài khoản như trên, các tài khoản kế toán có thể được mở chi tiết như Phụ lục 6. 2.2.3. Tổ chức hạch toán tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất: Chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất có thể phát sinh đột biến vào một tháng nào đó trong năm tài chính nếu doanh nghiệp không tính và trích trước tiền lương nghỉ phép trong năm. Công ty May 10 là doanh nghiệp sản xuất lớn, lực lượng lao động trực tiếp chiếm 87% tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải tính toán, lập kế hoạch về tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm để phân bổ đồng đều vào các tháng trong năm (kỳ tính giá thành sản phẩm) nhằm ổn định chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ hạch toán không bị biến động đột ngột. Công ty có thể thực hiện tính trước lương nghỉ phép và phân bổ cho chi phí sản xuất trong các kỳ hạch toán theo dự toán. Để đơn giản cách tính toán tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, Công ty có thể tính toán theo tỷ lệ (%) trên tổng số tiền lương phải trả dự toán hàng tháng căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép cho công nhân sản xuất và phân bổ đều cho các tháng trong năm. Để phản ánh khoản trích trưíc và thanh toán tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán sử dụng tài khoản 335 - Chi phí phải trả. Kết cấu của tài khoản 335 trong trường hợp này như sau: Bên Nợ: Tiền lương phải trả cho công nhân nghỉ phép. Bên Có: Khoản trích trước lương nghỉ phép vào chi phí sản xuất trong kỳ. Số dư bên Có: Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép thực tế chưa phát sinh. - Khi tính trước vào chi phí sản xuất về tiền lương nghỉ phép phải trả trong kỳ cho công nhân sản xuất trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 335 : Chi phí phải trả. - Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 335 : Chi phí phải trả. Có TK 334 : Phải trả công nhân viên - Khi chi trả tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, ghi: Nợ TK 334 : Phải trả công nhân viên Có TK 111 : Tiền mặt Trình tự hạch toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất có thể khái quát qua sơ đồ sau: TK 111 TK 334 TK 335 TK 622 Chi trả tiền lương Tiền lương nghỉ phép Trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX thực tế phải trả cho CNSX nghỉ phép của CNSX 2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang: Như đã đề cập ở phần trên, công tác đánh giá sản phẩm dở dang của Công ty còn chưa hợp lý, chưa phản ánh đúng giá trị của sản phẩm làm dở trên dây chuyền làm ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ. Đặc biệt là đối với những sản phẩm gia công theo đơn đặt hàng, phần chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi phí sản xuất sản phẩm. Để đánh giá chính xác hơn giá trị của sản phẩm chế tạo dở dang trên dây chuyền, có thể đánh giá theo mức độ hoàn thành tương đương của sản phẩm. Theo phương pháp này, chi phí NVL cho một đơn vị thành phẩm và một đơn vị sản phẩm dở dang là như nhau. Các chi phí chế biến khác được tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương của sản phẩm do doanh nghiệp xác định. Vì chi phí nhân công trực tiếp được tính cho sản phẩm theo thời gian chế tạo chuẩn của từng bước công việc (từng chi tiết sản phẩm), do đó căn cứ vào thời gian chuẩn để chế tạo mỗi chi tiết sản phẩm, căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang trên dây chuyền đã xác định được qua kiểm kê và khối lượng các chi tiết sản phẩm đã hoàn thành do các tổ sản xuất cung cấp, các nhân viên kinh tế tại các Xí nghiệp có thể tổng hợp được thời gian chế tạo của các chi tiết đã hoàn thành và có thể quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương như sau: Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Tổng số giây sản xuất của các chi tiết hoàn thành = Số giây quy chuẩn của một sản phẩm Từ đó, kế toán có thể xác định được từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang lần lượt theo các công thức như sau: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ Chi phí NVL của SPDD đầu kỳ Chi phí NVL của SPDD cuối kỳ + x Khối lượng SPDD = Khối lượng SPDD + Khối lượng thành phẩm nhập kho Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí NCTT phát sinh trong kỳ Chi phí NC của SPDD đầu kỳ Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Chi phí NC của SPDD cuối kỳ + x = Khối lượng thành phẩm nhập kho Khối lượng SP hoàn thành tương đương + Đối với chi phí sản xuất chung: Chi phí SXC phát sinh trong kỳ Chi phí SXC của SPDD đầu kỳ = Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Chi phí SXC của SPDD cuối kỳ + x Khối lượng thành phẩm nhập kho Khối lượng SP hoàn thành tương đương + Ví dụ: - Trong tháng 5/2000, xí nghiệp 1 đang tiến hành sản xuất sơ mi Kaneta. Thời gian quy chuẩn của 1 sản phẩm là: 125 giây. - Qua kiểm kê xác định được khối lượng SPDD cuối tháng là: 7.525 chiếc. - Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 43.825 chiếc - Theo báo cáo của các tổ sản xuất về khối lượng của các chi tiết sản phẩm hoàn thành vào cuối tháng: báo cáo theo dõi sản phẩm STT Tên chi tiết sản phẩm Số lượng (chiếc) Thời gian quy chuẩn (giây/chiếc) Tổng số giây sản xuất 1. Bộ phận cổ 5.940 23,1 137.214 2 Bộ phận nẹp 6.820 8,7 59.331 3 Bộ phận túi 6.820 5,3 36.146 4 Bộ phận cầu vai 6.430 12,2 78.446 5 Bộ phận tay 6.400 12,2 78.080 ... ... Cộng 125 564.375 Theo đó các nhân viên kinh tế tại xí nghiệp thành viên có thể quy đổi sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương: Khối lượng sản phẩm 564.375 = = 4515 sản phẩm hoàn thành tương đương 125 Theo tài liệu của kế toán về sản phẩm sơ mi Kaneta: Khoản mục chi phí SPDD đầu tháng CPSX phát sinh trong tháng 1. Chi phí NVL trực tiếp 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí sản xuất chung 1.712.987 56.442.769 18.538.378 13.832.924 326.490.594 107.234.400 Cộng 76.694.134 447.557.918 Kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang như sau: Chi phí NVLTT của sản phẩm dở dang cuối tháng: 1.712.987 + 13.832.924 x 7.525 = 2.291.402 43.528 + 7.525 Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm dở dang cuối tháng: 56.442.769 + 326.490.594 x 4.515 = 35.987.431 43.528 + 4.515 Chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang cuối tháng: 18.538.378 + 107.324.400 x 4.515 = 11.819.913 43.528 +4515 Vậy: CPSXC của SPDD cuói tháng CPNCTT của SPDD cuối tháng + CPNVLTT của SPDD cuối tháng Chi phí sản phẩm dở dang cuối tháng + = = 2.291.402 + 35.987.431 + 11.819.912 = 50.098.746 Nhận xét: - Nếu sử dụng phương pháp đánh giá SPDD theo CPNVL trực tiếp thì chi phí SPDD cuối tháng chỉ là: 2.291.402 đồng. - Nếu áp dụng phương pháp đánh giá SPDD theo mức độ hoàn thành tương đương của sản phẩm thì chi phí SPDD cuối tháng là: 50.098.746 đồng. Như vậy, ta có thể thấy, việc đánh giá SPDD theo CPNVLTT đã làm tăng giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng vì CPNC và CPSX đã bỏ ra trong quá trình sản xuất là tương đối lớn nhưng lại không được tính. 2.2.5. Tổ chức công tác kế toán quản trị: Công tác kế toán quản trị cần phải được tổ chức chặt chẽ hơn để có thể cung cấp đầy đủ các thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị đưa ra được các kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Cần phải lập dự toán chi tiết các chi phí sản xuất để hạch toán giá thành sản phẩm dự toán của Công ty. Hiện nay, đối với mỗi hợp đồng mới, Công ty đều lập dự toán chi phí sản xuất cho từng mã hàng theo định mức kinh tế kỹ thuật của từng sản phẩm. Tuy nhiên, việc lập dự toán chi tiết mới chỉ dừng lại ở mức lập dự toán chi tiết về chi phí NVL trực tiếp. Do đó, cần phải lập dự toán chi tiết về chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để làm cơ sở cho công tác phân tích, đánh giá kết quả thực hiện một cách cụ thể, chính xác. l Việc lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp cúng căn cứ vào khối lượng sản phẩm cần sản xuất theo mỗi hợp đồng kinh tế theo công thức sau: Tổng chi phí Khối lượng sản Định mức thời Đơn giá 1 đơn nhân công trực = phẩm cần sản x gian hao phí để x vị thời gian tiếp dự toán xuất dự toán chế tạo 1 sản phẩm định mức l Trong quá trình lập dự toán chi phí sản xuất chung, do tính chất của chi phí sản xuất chung nên để đơn giản cho việc tính toán, có thể chia chi phí sản xuất chung thành 2 loại: Định phí và biến phí sản xuất chung. Theo đó việc lập dự toán chi phí sản xuất chung được thực hiện theo công thức: Tổng định phí Chi phí Chi phí nhân Định phí sản sản xuất chung = KH TSCĐ + viên phân xưởng + xuất chung dự toán dự toán dự toán dự toán khác Tổng biến phí Khối lượng sản Biến phí sản xuất sản xuất chung = phẩm cần sản xuất x chung cho 1 sản dự toán dự toán phẩm dự toán Trong đó, biến phí sản xuất chung cho 1 sản phẩm dự toán có thể tính toán dựa trên chi phí nhân công trực tiếp. Như vậy, khi khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi thì định phí sản xuất chung cơ bản không thay đổi mà chỉ có biến phí sản xuất chung thay đổi tương ứng với khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi. Trên cơ sở dự toán chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, có thể lập được báo cáo dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo từng loại, từng đơn đặt hàng theo mẫu như sau: Báo cáo thực hiện dự toán giá thành sản Phẩm Tên sản phẩm: ........................... Số lượng : ........................... Loại sản phẩm Chi phí NVL Chi phí nhân công Chi phí SX chung Giá thành sản phẩm Tổng giá thành Giá thành đơn vị Dự toán Thực tế Dự toán Thực tế Dự toán Thực tế Dự toán Thực tế Dự toán Thực tế 1. Sản phẩm A 2. Sản phẩm B 3. Sản phẩm C Trên cơ sở các dự toán và tình hình thực tế tại Công ty, kế toán quản trị tiến hành phân tích và xử lý các thông tin dựa vào kết quả thực hiện so với kế hoạch, dự toán để tìm ra nguyên nhân làm tăng giảm giá thành sản phẩm và xây dựng các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố làm giảm giá thành sản phẩm tích cực và hạn chế các yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm. Việc hạch toán các thông tin dự toán và thông tin thực hiện cần phải được tổ chức chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng theo yêu cầu quản lý của Công ty. 3. Điều kiện thực hiện các giải pháp đã đề ra: Để có thể hoàn thiện toàn bộ công tác kế toán nói chung và kế toán giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất nói riêngthì cần phải có các điều kiện: - Cơ chế, chính sách tài chính của Nhà nước phải ổn định. - Trong nội bộ ngành Dệt - May cần phải có được sự thống nhất cho toàn ngành về kế toán - tài chính, mà trước hết là phải ổn định dưới cơ chế quản lý của Nhà nước. - Đội ngũ nhân viên kế toán cần phải được bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ chuyên môn để có thể thực hiện tốt chức năng tiếp nhận và xử lý thông tin. - Trang thiết bị máy móc, hệ thống máy vi tính cần được nâng cấp với các phần mềm xử lý thông tin phù hợp, đảm bảo khả năng và tốc độ xử lý thông tin chính xác, đạt hiệu quả cao. Kết luận Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cơ chế quản lý của Nhà nước được đổi mới với chính sách mở cửa đã mang lại những cơ hội cũng như những thách thức cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu các biện pháp tăng cường công tác quản lý trên các phương diện kinh tế. Với chức năng quản lý, hoạt động của công tác kế toán liên quan trực tiếp đến việc hoạch định các chiến lược phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc hoàn thiện các nội dung của công tác kế toán, trong đó có công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, là một trong những nội dung rất quan trọng gắn liền với việc đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với nhận thức đó, nhằm vận dụng những kiến thức tích luỹ được vào thực tế, công trình nghiên cứu đã giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn như sau: Khái quát tầm quan trọng và những nội dung của công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Qua đó luận văn đã phân tích thực trạng công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó nhằm có nhận thức đúng đắn về phương pháp luận và nền tảng của vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nhằm tăng cường công tác quản trị tài chính tại doanh nghiệp. Về mặt thực tế, luận văn đã vận dụng lý thuyết vào công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10. Qua đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện tại Công ty bằng cách hệ thống hoá, chi tiết về số liệu cụ thể, đánh giá từng mặt hoạt động ưu thế và những điểm tồn tại của Công ty. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm của Công ty, luận văn đã đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục những mặt tồn tại của Công ty nhằm hoàn thiện công tác kế toán và tăng cường hiệu quả công tác quản trị tại Công ty. Trên đây là toàn bộ công trình nghiên cứu về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10. Tuy vậy, trong giới hạn một công trình nghiên cứu của sinh viên nên có thể sẽ còn những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cùng các bạn. Tài liệu tham khảo [1] Hệ thống hoá các văn bản pháp luật về kế toán doanh nghiệp. NXB Chính trị Quốc gia, 1995. [2] PTS. Nguyễn Văn Công: Kế toán Doanh nghiệp trong Kinh tế Thị trường. NXB Thống kê, 1995 (379 trang). [3] Phạm Văn Dược & Đặng Kim Cương: Kế toán Quản trị và Phân tích Kinh doanh. NXB Thống kê, 1995. [4] PGS. TS. Vương Đình Huệ & PTS. Nguyễn Đình Đỗ: Kế toán Doanh nghiệp Sản xuất. NXB Tài chính, Hà Nội, 1997 (trang 155-228). [5] Nguyễn Văn Nhiệm: Kế toán Tài chính Doanh nghiệp. NXB Thống kê. [6] Nguyễn Hữu Ba: Lý thuyết Hạch toán Kế toán. NXB Tài chính, 1997. [7] Đặng Văn Thanh - Đàm Xuân Tiên: Kế toán Quản trị Doanh nghiệp. NXB Tài chính, 1998. [8] Lê Gia Lục: Tổ chức Công tác Kế toán. NXB Tài chính, 1999. [9] Ngô Thế Chi - Nguyễn Đình Đỗ: Kế toán Tài chính. NXB Tài chính 1999. [10] Có một May 10 ở Việt Nam. NXB Chính trị .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT496.doc
Tài liệu liên quan