Giải pháp LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER hoàn toàn không phát sinh ô
nhiễm môi trường trong quá trình thực hiện. Điều đó đã được chứng minh thành
công tại nhiều dự án trên thế giới có điều kiện tương tự như bãi rác Gò Cát. Kính đề
nghị các cơ quan chức năng: UBND Tp.HCM, Công ty môi trường đô thị Tp.HCM
và các Sở, Ban, Ngành liên quan xem xét, phê duyệt cho giải pháp này, kêu gọi và
hỗ trợ các nhà đầu tư nhằm mục tiêu chung là bảo vệ môi trường và phát triển thành
phố theo hướng bền vững, giúp quận Bình Tân chỉnh trang đô thị và hoàn thành
nhiệm vụ của định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên toàn quận đến
năm 2020.
85 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án ìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải, sau khi để ổn định khoảng
3tuần, tách loại tạp chất bám dính, và mất nước chỉ còn khoảng 30% số thu hồi, có
thể tiêu thụ làm nguyên liệu cho các cơ sở tái chế nhựa (khoảng 299tấn/ngày).
- Sắt phế liệu: với hiệu suất thu hồi là 90% qua tuyển từ, lượng sắt có thể thu
hồi mỗi ngày khoảng12tấn. Trong đó, khoảng 50% đạt tiêu chuẩn thị trường, tức
khoảng 6tấn/ngày.
4.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hồi
Bãi rác Gò Cát nằm ở vị trí rất thuận tiện về giao thông nên dễ dàng vận
chuyển các thành phần thu hồi đến các thị trường tiêu thụ.
Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh có đến hàng trăm cơ sở tái chế nhựa và kim
loại, nên sản lượng thu hồi hoàn toàn có thể tiêu thụ được cho thị trường này.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
54
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Thị trường đất phủ: san lấp và làm phân cải tạo đất cho cây công nghiệp.
- Bãi rác Phước Hiệp 2 cách bãi rác Gò Cát khoảng 30km, đang thiếu đất phủ.
Mỗi ngày bãi rác này tiếp nhận hơn 3.000tấn chất thải, nếu sử dụng tỷ lệ khối lượng
đất phủ khoảng 20% khối lượng chất thải thì lượng đất phủ cần hàng ngày đạt hơn
600tấn, tương đương lượng đất phủ có thể xuất từ bãi rác Gò Cát khi khai thác.
- Ngoài ra, các nhu cầu đất san lấp trong xây dựng và đất làm phân cải tạo đất
cho cây công nghiệp tại Tp.HCM là rất lớn. Nên thị trường đất phủ rất khả thi.
Thị trường nylon và nhựa: cho ngành tái chế
- Theo tìm hiểu từ nhiều tư liệu, tại TP. HCM đang có khoảng 400cơ sở thu
mua phế liệu nhựa, và 80cơ sở tái chế nhựa. Do đó, việc tiêu thụ khoảng 300tấn
nylon phế thải mỗi ngày có thị trường rất khả thi.
- Hiện nay 3dự án xây dựng nhà máy tái chế chất thải có quy mô lớn với công
nghệ hiện đại là dự án của Công ty cổ phần môi trường Việt - Úc, dự án của Công ty
nhựa Sài Gòn và dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Phong đang tích cực
triển khai ở huyện Củ Chi, dự kiến mang lại lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Thị trường sắt phế liệu
- Nhu cầu sắt thép ngày càng tăng, trong khoảng hơn 1.000cơ sở tái chế trên địa
bàn thành phố có khoảng 10% số cơ sở có tái chế sắt thép.
- Với lượng thu hồi và xuất bán khoảng 6tấn/ngày, thị trường tiêu thụ phế liệu
sắt hoàn toàn khả thi.
4.2.4. Sản phẩm và thị trường sau phục hồi
Sau khi khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát, UBND quận Bình Tân sẽ thu
hồi được diện tích đất khá lớn, 25ha 250.000m2, để phục cho các mục đích phát
triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị, quy hoạch lại cảnh quan môi trường,
Theo thời giá hiện nay, đất khu vực bãi rác Gò Cát có giá khoảng 10 ÷ 20triệu
đồng trên 1m2, và dự đoán đến lúc hoàn thành việc khai thác và phục hồi bãi rác Gò
Cát thì giá đất ở khu vực này khoảng 15 ÷ 30triệu đồng trên 1m2. Lúc đó, phần diện
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
55
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
tích vừa được phục hồi thích hợp để quy hoạch xây dựng khu dân cư dành cho người
lao động có thu nhập thấp đang sinh sống trên địa bàn quận Bình Tân, hoặc sử dụng
cho nhiều mục đích dân sinh khác.
4.3. Lập phương án thiết kế dự án “LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER”
Trên cơ sở các phân tích về bãi rác Gò Cát tại chương 1 và chương 2, một số
thông số cơ bản được trình bày tại bảng 4.3:
Bảng 4.3: Thông số bãi rác Gò Cát và dữ liệu khai thác, phục hồi
Thông số về bãi rác Gò Cát sau chôn lấp ĐVT Số lượng
Diện tích lô đất m2 250.000
Diện tích chôn lấp m2 175.000
Khối lượng chất thải có thể khai thác (đánh giá) tấn 4.178.348
Khối lượng chất phủ tấn 518.773
Tổng số khối lượng khai thác tấn 4.697.121
Tỷ trọng tấn/m3 0,9
Độ sâu dưới mặt đất m 7
Độ cao trên mặt đất m 14
Dữ liệu khai thác và phục hồi Gò Cát
Thời hạn xử lý, phục hồi tháng 24
Công suất xử lý chất thải tấn/ngày
m3/ngày
5.803
6.448
Thời gian vận hành hàng năm ngày/năm 360
Thời gian vận hành mỗi ngày giờ/ngày 16
Công suất phân loại tấn/giờ 363
Các công việc cần thiết khi thiết kế dự án “LFMR sử dụng hệ thống
BIOPUSTER” tại bãi rác Gò Cát:
4.3.1 Dự trù nhu cầu về nhà xưởng
Khu phân loại
Căn cứ vào sơ đồ công nghệ khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát, khu phân
loại phải có chiều dài khoảng 150m, chiều rộng 60m, diện tích 9.000m2. Chiều cao
trên 8m do hệ thống tuyển từ đặt cao trên 6m.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
56
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Kho lưu trữ
Các số liệu về thành phần chất thải sau khi khai thác và thu hồi và thời gian
lưu trữ theo sơ đồ công nghệ. Các số liệu làm cơ sở cho thiết kế , quy hoạch các kho
lưu trữ được thể hiện qua bảng 4.4:
Bảng 4.4: Yêu cầu lưu trữ chất thải sau khai thác và phân loại
S
T
T
Thành phần
Khối
lượng
(t/tuần)
Thời
Gian
trữ
(tuần)
Lượng
trữ
(tấn)
Tỷ
trọng
(tấn/m3)
Thể
Tích
Độ
trữ
(m3)
Cao
trữ
(m)
Diện
Tích
(m2)
Công suất khai thác
(chất thải) 40.623
1
Hữu cơ dễ phân hủy
(mùn, đất) 23.359 12 280.305 0,75 373.740 10 37.374
2
Hữu cơ khó phân hủy
(chất cháy) 4.460 6 26.760 0,6 44.600 5 8.920
3 Giấy (chất cháy) 441 6 2.645 0,3 8.818 5 1.764
4 Nylon 6.144 3 18.432 0,25 73.727 5 14.745
5 Nhựa khác 988 3 2.963 0,5 5.926 5 1.185
6 Kim loại (sắt) 72 3 215 1,2 179 5 36
7 Kim loại màu (nhôm) 22 3 67 1,1 61 5 12
8
Thủy tinh và
chất thải xây dựng 631 3 1.894
9 Khác 4.506 3 13.519
Qua bảng trên cho thấy:
- Thành phần mùn hay đất, theo sơ đồ công nghệ, được lưu trữ 12tuần để tiếp
tục ổn định, có thể chất cao ngoài trời đến độ cao 10m, trên diện tích đến 3,7ha.
- Thành phần chất thải có thể đốt cháy như: hữu cơ khó phân hủy, giấy thì thời
gian lưu trữ là 6tuần. Phải có kho lưu trữ trước khi ép, giảm thể tích để chôn lấp hay
làm chất đốt, diện tích khoảng 10.000m2, độ cao 5m.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
57
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Thành phần có thể tái chế như: nylon, nhựa, kim loại (sắt), phải có kho trữ
khoảng 3tuần. Diện tích kho trữ khoảng 20.000m2, chiều cao lưu trữ chất thải khoảng
5m, chiều cao xây dựng kho trữ khoảng 7 ÷ 8m.
- Các loại chất thải hỗn hợp và chất thải xây dựng có thể để ngoài trời, không
cần kho lưu trữ.
4.3.2. Dự trù nhu cầu về thiết bị máy móc
Các thiết bị cơ bản phục vụ dự án khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát được
đề xuất và mô tả tại bảng 4.5:
Bảng 4.5: Danh mục và số lượng các thiết bị máy móc cần thiết
STT Tên thiết bị ĐVT Số lượng
1 Hệ thống Biopuster bộ 4
2 Hệ thống nén khí hệ 4
3 Máy đào Cat 330 Máy 2
4 Máy đào Cat 325 Máy 2
5 Máy đào Cat 924 Ind Máy 2
6 Máy ủi bánh xích Cat D 6R Máy 2
7 Máy ủi bánh hơi Cat CS 74 Máy 2
8 Xe xúc bánh hơi Cat 966 Xe 4
9 Xe xúc bánh hơi Cat 938 Xe 2
10 Xe ben Cat 730 Xe 10
11 Khu nghiền chất thải Khu 1
12 Khu sàng chất thải Khu 1
13 Máy nghiền Máy 1
14 Máy sàng E7 Máy 4
15 Tuyển gió hệ 6
16 Dây chuyền phân loại thủ công dây chuyền 2
17 Hệ thống chiếu sáng bộ 1
18 Máy phát điện (100KVA) bộ 1
19 Máy phát điện (250KVA) bộ 2
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
58
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
20 Bơm chiếc 12
21 Máy ép, đóng kiện Máy 1
22 Thiết bị phòng thí nghiệm bộ 1
23 Thiết bị nhỏ khác, xe 1
Qua bảng trên cho thấy: dự án cần được trang bị 23chủng loại xe, máy và thiết
bị, số lượng 68đơn vị (bộ, chiếc, dây chuyền).
4.3.3 Dự trù nhu cầu về lao động
Nhu cầu lao động phục vụ cho việc khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát được
dự trù khoảng 145người, bao gồm:
- Bộ phận gián tiếp, ban quản lý dự án: 15người, chủ yếu người Việt Nam.
- Bộ phận trực tiếp thực hiện dự án gồm 2bộ phận chuyên trách với khoảng
130người. Cụ thể:
+ Bộ phận khai thác, xử lý: khoảng 97người, trong đó có một số chuyên
gia Việt Nam và một số chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm đến từ Áo và Đức
(các nước đã áp dụng thành công giải pháp công nghệ LFMR sử dụng hệ thống
BIOPUSTER), lực lượng công nhân xây dựng và công nhân phân loại thủ công đều
được huấn luyện, đào tạo đáp ứng các yêu cầu của quy trình công nghệ.
+ Bộ phận BIOPUSTER (tiền xử lý): khoảng 23 người (xem bảng 4.6).
- Nhu cầu lao động khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát được mô tả ở bảng 4.6:
Bảng 4.6: Nhu cầu lao động khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát
Bộ phận/chức vụ Số lượng (người)
Ban quản lý (gián Tiếp) 15
Trưởng ban quản lý 1
Phó ban quản lý (giám sát) 6
Kế toán 4
Kế hoạch 4
Bộ phận khai thác & phân loại (trực tiếp) 97
Trưởng ban thường trực 1
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
59
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Giám sát 3
Trưởng bộ phận 6
Lắp ráp và vận hành thiết bị 29
Lái xe vận tải 26
Công nhân phân loại 32
Bộ phận BIOPUSTER (trực tiếp) 23
Trưởng bộ phận 1
Giám sát 1
Trưởng nhóm 3
Lắp ráp và vận hành thiết bị 18
Bộ phận phục hồi bãi rác (trực tiếp) 10
Trưởng bộ phận 1
Giám sát 1
Trưởng nhóm 2
Lái xe, máy 6
Tổng cộng: 145
4.3.4. Dự trù nhu cầu về điện, nước và nhiên liệu
4.3.4.1 Nhu cầu sử dụng điện và nước
Nhu cầu sử dụng điện:
- Lượng điện dùng cho hoạt động hàng ngày của dự án ước tính khoảng:
600KWh x 16h/ngày = 5.803KW/ngày
- Hệ thống điện hiện tại bãi rác Gò Cát có thể đáp ứng nhu cầu này. Cần dự
phòng 2máy phát điện 250KVA và 1máy 100KVA để đề phòng các sự cố mất điện.
Nhu cầu sử dụng nước:
- Lượng nước dùng cho hoạt động hàng ngày của dự án ước tính khoảng:
145người x 100lít/người.ngày = 14.500lít/ngày = 14,5m3/ngày
- Nước cấp cho hoạt động của dự án từ nguồn nước cấp của Tp.HCM.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
60
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
4.3.4.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Nhiên liệu chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xe, máy khai thác và vận chuyển chất
thải phục vụ cho các công đoạn phân loại, xử lý, lưu trữ, san lấp phục hồi mặt bằng.
Tổng mức tiêu thụ nhiên liệu mỗi ngày được dự trù theo bảng 4.7:
Bảng 4.7: Mức tiêu thụ nhiên liệu hàng ngày khi thực hiện LFMR tại bãi rác Gò Cát
Thiết bị ĐVT Lượng
Thời gian
hoạt động
(h/ngày)
Định
mức
(l/h)
Tiêu
thụ
(l/ngày)
Máy đào Cat 330 máy 2 16 30 960
Máy đào Cat 325 máy 1 16 25 400
Máy đào Cat 924 Ind máy 2 16 22 704
Máy ủi bánh xích Cat D 6R máy 2 16 35 1.120
Máy ủi bánh hơi Cat CS 74 xe 2 16 20 640
Xe xúc bánh hơi Cat 966 xe 4 16 20 1.280
Xe xúc bánh hơi Cat 938 xe 2 16 20 640
Xe ben Cat 730 xe 10 16 15 2.400
Dự phòng máy phát điện
và tiêu thụ khác 400
Tổng nhiên liệu mỗi ngày lít 8.544
Vậy khi triển khai dự án LFMR tại bãi rác Gò Cát thì mỗi ngày tiêu thụ
khoảng 8.544lít nhiên liệu (chủ yếu là dầu DO).
4.4. Xây dựng kế hoạch xử lý bãi rác Gò Cát bằng giải pháp công nghệ
LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER
4.4.1. Cơ sở lập kế hoạch
Xây dựng kế hoạch, thiết kế dự án được thực hiện trên cơ sở triển khai dây
chuyền công nghệ khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát, theo các tiến trình sau:
- Tiền xử lý: áp dụng công nghệ BIOPUSTER, ổn định chất thải đã chôn lấp.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
61
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Khai thác: đào và phân luồng theo đất phủ và chất thải.
- Phân loại từng nhóm chất thải theo định hướng tái sử dụng, tái chế.
- Xử lý các nhóm chất thải đã phân loại.
- Phục hồi các vị trí đã khai thác: san lấp bằng các chất thải trơ và các chất thải đã
xử lý (không nguy lại). Đầm, nén, tạo mặt bằng.
4.4.2. Vạch tiến độ đầu tư, khai thác và phục hồi
4.4.2.1 Các giai đoạn thực hiện: có thể chia làm 3giai đoạn như sau:
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: khoảng 16tháng, bao gồm các bước:
- Thu thập thông tin về tình hình dự án.
- Chọn đơn vị tư vấn và lập dự án tiền khả thi.
- Tiến hành trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án và chấp thuận đầu tư.
- Chọn đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng.
- Khảo sát địa hình, địa chất công trình.
- Lập thiết kế chi tiết xây dựng cơ bản và dự toán công trình.
- Thẩm định thiết kế, dự toán.
- Lựa chọn và ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, thiết bị.
- Lập dự án khả thi, trình UBND thành phố cấp giấy phép đầu tư dự án.
- Tiếp cận các nguồn vốn vay và huy động.
- Tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo nhân sự.
- Bàn giao mặt bằng dự án.
Giai đoạn thực hiện đầu tư: khoảng 4tháng, bao gồm các bước:
- Nhận mặt bằng, xây dựng khu vực nhà xưởng, kho.
- Lắp đặt hệ thống điện, nước xây dựng đường nội bộ.
- Lắp đặt máy móc, thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị.
- Nghiệm thu các hạng mục công trình theo tiến độ hoàn thành.
Giai đoạn khai thác và phục hồi: khoảng 24tháng, bao gồm các bước:
- Tiến hành vận hành các hệ thống BIOPUSTER, khai thác, vận chuyển và xử
lý chất thải. Hiệu chỉnh bổ sung đến đạt công suất thiết kế.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
62
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Bố trí cơ cấu lao động theo sơ đồ tổ chức thực hiện dự án.
- Khắc phục các sự cố kỹ thuật và quản lý sản xuất trong vận hành.
- Đảm bảo thời gian, nội quy và công suất làm việc theo quy định.
- Đảm bảo an toàn sức khỏe công nhân, không gây tác động môi trường.
4.4.2.2 Trình tự thực hiện
Tiến độ khai thác phục thuộc vào công đoạn tiền xử lý bằng công nghệ
BIOPUSTER. Mỗi mudule BIOPUSTER xử lý trên diện tích bề mặt là 7.750m2, độ
sâu 8 ÷ 2m. Cùng lúc sẽ có 3hệ thống để xử lý 2,25ha/đợt tạo tiền đề cho khai thác
theo dạng bậc thang, như hình 4.5:
Hình 4.5: Phương thức khai thác bãi rác dạng bậc thang
Giám định module BIOPUSTER nào đạt yêu cầu sẽ khai thác trước và liên tục
cho đến hết cụm xử lý 2,25ha. Với độ cao và độ sâu của bãi rác Gò Cát có thể xử lý
BIOPUSTER 2cấp (như hình 4.6), mỗi cấp dùng cọc thông khí sâu 8m. Mỗi ô chôn
lấp 3,5ha, sử dụng 5module.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
63
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
ĐANG XỬ LÝ
BIOPUSTER
ĐÃ XỬ LÝ BIOPUSTER
& KHAI THÁC
Hình 4.6: Sự kết hợp liên hoàn giữa BIOPUSTER và khai thác bãi rác
Khai thác xong ô nào, tiến hành san lấp, phục hồi ô đó để hạn chế ảnh hưởng
do mưa dồn, đọng nước gây trở ngại khâu phục hồi. Xem minh họa bằng hình 4.7:
Hình 4.7: Phương thức khai thác đến đâu, phục hồi đến đấy
ĐÃ KHAI THÁC & XỬ
LÝ ĐANG PHỤC HỒI
Kế hoạch sử dụng đất và bố trí khái thác, phục hồi được thực hiện theo tiến
trình như được minh họa ở hình 4.8:
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
64
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
65
Hình 4.8: Tiến trình khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát
- Mỗi khu vực khai thác là 2,25ha (3module BIOPUSTER). Tất cả chất thải đào
lên được xe vận chuyển qua cân và xúc đưa vào khu phân loại.
- Các sản phẩm đã tách loại được chuyển về kho lưu trữ hay bãi tập kết (tùy
tính chất chất thải và yêu cầu sử dụng). Khu phân loại và lưu trữ nằm trong khu tập
trung (cố định) đặt gần trạm cân.
4.4.3. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
4.4.3.1 Đường giao thông
Mở các tuyến đường nội bộ từ khu khai thác đến khu tập trung (phân loại và
lưu trữ). Chiều rộng mặt đường trên 10m và nền đường không sụt lún để thuận tiện
luân chuyển bằng các xe cơ giới nặng. Hạn chế va chạm và hư hỏng phương tiện
vận chuyển do bùn lầy.
4.4.3.2 Hệ thống cấp thoát nước
Mạng lưới cấp thoát nước hiện hữu đủ đáp ứng yêu cầu.
4.4.3.3 Nguồn cung cấp điện năng
Yêu cầu nguồn cấp điện đáp ứng các yêu cầu vận hành các hệ thống thiết bị.
Ngoài ra, cần trang bị thêm 2máy phát điện 250KVA và 1máy 100KVA để đề
phòng sự cố do cúp điện.
KHU TẬP TRUNG
Diện tích =3,5 ha
BÃI RÁC CHẤT THẢI ĐÀO LÊN KHU PHÂN LOẠI
KHO LƯU TRỮ hay
BÃI TẬP KẾT
BÁN
BIOPUSTER
Máy đào Chuyển, xúc
Qua cân
Tái chôn lấp & phục hồi mặt bằng
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Luôn duy trì thời gian làm việc 16giờ/ngày. Từ nguồn điện cấp, thiết kế mạng
lưới cấp điện vận hành cho từng thiết bị đúng thông số của từng thiết bị.
4.4.4. Lập chương trình quản lý và giám sát
4.4.4.1 Quản lý nước rỉ rác
- Vẫn duy trì hệ thống thu gom và trạm xử lý nước rỉ rác của Công ty cổ phần
kỹ thuật SEEN. Khi khai thác đến đâu bố trí hệ thống thu nước rỉ rác đưa về trạm xử
lý nước thải tập trung của SEEN đến đó.
- Phần tuyến ống thu gom nước rỉ rác cũ được thu gom, tập trung, bàn giao cho
Công ty môi trường đô thị thành Tp.HCM để sử dụng cho các bãi rác khác.
- Trong quá trình khai quật bằng máy cơ giới không đào đến lớp lót chống thấm
đáy (cách lớp này tối thiểu 0,5m) nhằm đảm bảo không làm hư, rách lớp lót đáy,
tránh hiện tượng rò rỉ, thấm nước rỉ rác ra môi trường.
- Do tiến trình khai thác và tiền xử lý bằng công nghệ BIOPUSTER, lượng
nước rỉ rác sẽ giảm dần đến không còn phát sinh.
4.4.4.2 Quản lý khí gas
- Hệ thống thu khí gas và phát điện vẫn hoạt động bình thường.
- Tương tự như hệ thống thu hồi nước rỉ rác, khai thác đến đâu sẽ thu hồi hệ
thống thu khí cũ bàn giao cho chủ sở hữu. Đến khi, lượng gas thu hồi cạn kiệt và
hoạt động không hiệu quả sẽ dừng bộ phận này.
- Khí gas sinh ra trong quá trình BIOPUSTER được thu gom đưa về thiết bị lọc
sinh học (Biofilter) đạt tiêu chuẩn xả thải trước khi thải vào môi trường.
4.4.4.3 Giám sát an toàn trong khai thác và phục hồi
Tại khu vực khai thác, để đảm bảo an toàn thì giải pháp công nghệ cần đáp
ứng các yêu cầu sau:
- Hệ thống máy và thiết bị quan trắc tự động đi kèm hệ thống BIOPUSTER sẽ
xác định và kiểm tra mức độ an toàn vị trí khai thác, hoạt động của hệ thống quan
trắc được hiển thị, báo cáo tình trạng hoạt động, phát tín hiệu cảnh báo trong trường
hợp khẩn cấp để dừng hoạt động hệ thống BIOPUSTER.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
66
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Các thông số chính cần quan trắc là: giám sát VOC, Methane và Oxy, hàm
ẩm, nhiệt độ trong quá trình khai thác, theo thời gian định sẵn 2giờ/lần.
Trong khu vực phục hồi cũng cần đảm bảo an toàn: hạn chế tiếng ồn, giảm
thiểu phát thải khói từ các phương tiện, và tuyệt đối phải an toàn lao động.
4.5. Đánh giá tác động môi trường khu dự án và đề xuất biện pháp khắc phục
4.5.1. Đánh giá tác động môi trường khu dự án
4.5.1.1 Môi trường không khí
Nguồn và các chất gây ô nhiễm không khí: khí thải, bụi, ồn từ hoạt động của
các phương tiện cơ giới; mùi hôi phát sinh trong quá trình khai quật, đào xới bãi rác.
Đặc tính và tác động của các nguồn gây ô nhiễm không khí: Bụi, NH3, H2S,
NO2, SO2, CO, CO2 được trình bày sau đây:
Bụi
- Có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người, nhất là những người tiếp
xúc trực tiếp với bụi. Bụi theo đường hô hấp vào phổi gây bệnh bụi phổi, xơ hóa phổi
rất nguy hiểm hoặc ít nhất chúng cũng gây ra các chứng bệnh về đường hô hấp.
- Các sol khí và bụi có thể hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm
độ trong suốt của khí quyển, làm hạn chế tầm nhìn xa của mắt người. Bụi còn là yếu
tố làm cho cây cối chậm phát triển, làm giảm khả năng quang hợp của lá cây.
H2S
- Sulphua hydro (H2S) là một khí không màu nhưng có tính độc cao, nó có mùi
hôi khó chịu đặc trưng là mùi trứng thối.
- Nếu ở nồng độ thấp thì khí H2S gần như vô hại, nhưng khi nồng độ cao thì nó
sẽ gây ra ngay cảm giác khó chịu cho người tiếp xúc bởi mùi thối đặc trưng và có
tính nguy hiểm khá lớn: làm tổn thương thảm thực vật, làm rụng lá cây và là yếu tố
kìm hãm khả năng tăng trưởng của cây cối.
SO2
- SO2 là chất khí dễ tan trong nước.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
67
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- SO2 được hấp thu rất nhanh khi hít thở ở đoạn trên của đường hô hấp. Khi hít
thở SO2 nồng độ cao, [SO2] = 10ppm, có thể làm cho đường hô hấp bị co thắt
nghiêm trọng, tức gây khó thở.
- SO2 còn gây hiện tượng ăn mòn hóa học cho vật thể xung quanh, gây ra hiện
tượng mưa axít.
CO
- Dễ gây ngộ độc do kết hợp khá bền vững với Hemolobin thành Cacboxy
Hemogiobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển Oxy của máu đến các cơ quan và tế
bào trong cơ thể.
CO2
- Gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ của Oxy.
NO2
- Là khí độc, có mùi hăng, gây kích thích, có tác động mãn tính. NO2 hấp thu
ánh sáng mặt trời và tạo ra hàng loạt các phản ứng quang hóa, có thể gây mưa axít.
Mùi hôi từ rác
- Là một hỗn hợp của một vài hay nhiều loại khí có mùi gây cảm giác hôi thối
khó chịu cho con người khi ngửi phải: H2S, NH3, Mercaptan, Phosphine, , các khí
này làm giảm năng suất lao động và tiềm ẩn khả năng dẫn đến tai nạn lao động.
- Người ta đã chứng minh rằng hầu hết các khí có mùi hôi là chất khí có độc
tính với con người. Vì vậy mùi hôi, bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, một trong những yếu
tố trực tiếp tác động tiêu cực đến sức khỏe và hoạt động sinh sống của con người.
4.5.1.2 Nước rỉ rác
- Nước rò rỉ chứa nhiều chất ô nhiễm và có thể có cả vi khuẩn gây bệnh, nếu
không có biện pháp thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm
nặng cho các nguồn nước tự nhiên, gây ảnh hưởng sức khỏe của cư dân quanh vùng.
- Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy
sinh, đồng thời cũng gây ra các tác hại về mặt cảm quan đối với nguồn nước khi làm
tăng độ đục có trong nước, bồi lắng làm cạn kiệt dòng chảy.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
68
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Đối với các tầng nước ngầm, quá trình thấm của nước rò rỉ có khả năng làm
tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước ngầm như NH4+, NO3-, PO43-,
- Trong nước thải có chứa càng nhiều chất hữu cơ thì các vi khuẩn phân hủy
chất hữu cơ càng sử dụng nhiều lượng Oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng nghiêm
trọng tới các loài thủy sinh trong nước. Ngoài ra, hai chỉ tiêu tổng N, tổng P được coi
là chỉ số dinh dưỡng trong nước, gây phú dưỡng hóa nguồn nước. Các kim loại nặng
dưới dạng muối hòa tan trong nước rỉ rác cũng cần được quan tâm xử lý.
4.5.1.3 Nước mưa chảy tràn
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực khai thác và phục hồi sẽ kéo theo đất, cát,
chất hữu cơ, rác rơi vãi, vào dòng nước. Do đó cần có biện pháp thi công phù hợp
để hạn chế.
4.5.1.4 Đất và hệ sinh thái
- Trong quá trình khai thác và phục hồi bãi rác có giai đoạn hiếu khí hóa rác cũ
tại chỗ, nhằm chuyển trạng thái hoạt động của vi sinh vật từ yếm khí sang hiếu khí để
làm thay đổi đáng kể quần thể vi sinh hiện có.
- Tuy nhiên đây là tác động tích cực, giảm thiểu được mùi hôi, khí thải thoát ra
môi trường xung quanh, đồng thời cải tạo được cấu trúc và thành phần đất sau này.
4.5.1.5 Dịch bệnh
- Tại các bãi rác luôn tìm ẩn các mầm bệnh như: vi trùng, trứng giun sán,
- Trong quá trình khai thác và phục hồi bãi rác, nếu không được bịt kín, các
mầm bệnh sẽ bị phát tán theo gió, cuốn theo nước, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe cộng đồng.
4.5.1.6 Tai nạn lao động
- Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là do công nhân không tuân thủ
nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động, ví dụ: không trang bị đồ bảo hộ lao
động trong công tác phân loại, bất cẩn trong sử dụng máy ép, sửa chữa cơ khí khác.
- Xác suất xảy ra tùy thuộc vào ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao
động của người làm việc tại công trường.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
69
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Các tác động này ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động như: gây thương tật
các loại, bệnh nghề nghiệp, hoặc thiệt hại tính mạng.
4.5.2. Đề xuất các biện pháp khắc phục
4.5.2.1 Phòng ngừa ô nhiễm do vận chuyển
- Tất cả các phương tiện vận chuyển chất thải cần đảm bảo an toàn, không để
rơi vãi trên đường vận chuyển.
- Xe dùng để vận chuyển chất thải là xe có che phủ, tránh để chất thải bị gió
thổi bay hay rò rỉ xuống mặt đường.
4.5.2.2 Khống chế khí thải, bụi do các phương tiện cơ giới
- Áp dụng chế độ bảo trì, kiểm định các phương tiện cơ giới đúng quy định.
- Kết hợp che chắn với việc vệ sinh, có thể thực hiện phun nước đường nội bộ,
đường đi lại của xe vận chuyển chất thải.
4.5.2.3 Kiểm soát khí thải, mùi hôi
- Khí thải phát sinh trong công đoạn tiền xử lý, hiếu khí hóa khu vực khai thác
bằng hệ thống BIOPUSTER, được thu gom đưa về thiết bị xử lý sinh học (biofilter)
để xử lý đạt tiêu chuẩn hiện hành trước khi thải ra môi trường. Đây là công nghệ thân
thiện với môi trường đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.
- Thực hiện phân loại trong phân xưởng có che chắn, hạn chế các côn trùng
mang mầm bệnh: ruồi, muỗi, ... sinh sống. Do đó hạn chế các dịch bệnh có liên quan.
4.5.2.4 Nước rỉ rác
- Lắp hệ thống đường ống thu gom, dẫn nước thải từ khu khai thác và phục hồi
đến hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty cổ phần kỹ thuật SEEN để xử lý.
4.5.2.5 Chất thải rắn
- Đất thu được sau khi khai thác sử dụng làm phân bón, chất phủ, vật liệu san
lấp tại chỗ trong khâu phục hồi.
- Chất thải công nghiệp được tái sinh thu hồi và chất thải nguy hại được xử lý
triệt để, thiêu hủy, đóng rắn ổn định, để an toàn với môi trường.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
70
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
4.5.2.6 Các biện pháp phòng ngừa
- Vệ sinh an toàn lao động: chương trình kiểm tra, giám sát sức khỏe phù hợp
và tập huấn, tuyên truyền cho công nhân về vệ sinh, an toàn lao động.
- Thông gió nhà xưởng, lưu thông không khí, tạo điều kiện làm việc thoải mái.
- Phòng chống các sự cố cháy nổ: công trường sẽ áp dụng đồng bộ các biện
pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế.
- Đề phòng tai nạn lao động: trong quá trình triển khai sẽ xây dựng chi tiết các
bảng nội quy về an toàn lao động cho từng khâu và từng công đoạn, các cơ quan
chuyên môn tổ chức các buổi huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động và đồng thời
sẽ trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân.
- Các trang thiết bị bảo hộ lao động như: găng tay, khẩu trang, giày ủng, quần
áo bảo hộ lao động. Ngoài ra còn có chế độ ăn uống và bồi dưỡng độc hại thích hợp.
- Biện pháp ứng cứu và xử lý sự cố: đề phòng là biện pháp tiên quyết và không
thể thiếu để ngăn ngừa sự cố nhưng vẫn chưa là biện pháp hoàn hảo và an toàn. Các
sự cố vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau mà không thể lường hết. Do
đó, tại công trường và văn phòng điều hành sẽ thiết lập các giải pháp và trang thiết bị
dụng cụ cho việc ứng cứu, xử lý sự cố:
+ Các biện pháp ứng cứu sự cố hỏa hoạn: công việc sẽ được tiến hành
theo các hướng dẫn cụ thể về phòng cháy chữa cháy (PCCC) được ban hành theo tiêu
chuẩn Việt Nam. Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên, điện
thoại đến đội PCCC chuyên nghiệp gần nhất, tiến hành ứng cứu sự cố bằng các
phương tiện và dụng cụ chữa cháy đã được trang bị sẵn: bình CO2, bình cát,
+ Giải pháp ứng cứu sự cố tai nạn lao động: khi xảy ra tai nạn lao động,
tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có cách ứng cứu hợp lý nhất. Sau khi đưa được
nạn nhân ra khỏi vùng bị nạn, phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến trạm y tế xã
gần nhất để các y bác sĩ cấp cứu kịp thời. Trường hợp nặng phải nhanh chóng chuyển
bệnh nhân đến các bệnh viện tuyến trên sau khi được cấp cứu sơ bộ.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
71
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
4.5.2.7 Giám sát chất lượng môi trường
- Công việc giám sát chất lượng môi trường là một trong những chức năng quan
trọng của công tác quản lý môi trường tại khu vực dự án, đánh giá diễn biến chất
lượng môi trường bên trong và xung quanh dự án.
4.5.2.8 Một số biện pháp hỗ trợ khác
Ngoài các biện pháp kỹ thuật công nghệ là chủ yếu và có tính chất quyết định
để làm giảm nhẹ các vấn đề ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, các biện
pháp hỗ trợ cũng góp phần làm hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường:
- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho cán bộ công
nhân. Thường xuyên có khoá học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải.
- Cùng với các bộ phận khác trong khu vực, tham gia thực hiện các kế hoạch
hạn chế tối đa các chất ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo các quy định và hướng dẫn
chung của cấp chuyên môn, cấp có thẩm quyền của trung ương và địa phương.
- Đôn đốc và giáo dục các cán bộ công nhân viên trực thuộc công trường phòng
chống cháy nổ, đồng thời tổ chức thực hiện việc kiểm tra y tế định kỳ cho công nhân.
4.6. Phân tích chi phí và hiệu quả của giải pháp công nghệ “LFMR sử dụng
hệ thống BIOPUSTER” xử lý bãi rác Gò Cát
4.6.1. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư để thực hiện giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát được ước tính
khoảng 74.243.564USD (bảy mươi bốn triệu, hai trăm bốn mươi ba nghìn, năm trăm
sáu mươi bốn đô la Mỹ), bao gồm:
- Vốn cố định là 61.557.564USD. Bao gồm:
+ Chi phí xây dựng công trình và máy móc, thiết bị: 60.278.898USD.
+ Chi phí kiến thiết cơ bản: 1.278.666USD.
- Vốn lưu động là 6.402.377USD.
- Dự phòng phí (10%) là: 6.283.632USD.
Tổng mức đầu tư ước tính để thực hiện được tổng hợp tại bảng 4.8:
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
72
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí đầu tư khai thác phục hồi bãi rác Gò Cát
STT Hạng mục Vốn đầu tư
(USD)
A Vốn cố định (1+2) 61.557.564
Chi phí xây dựng công trình, máy móc thiết bị (G1+G2) 60.278.898
- Xây dựng công trình (G1) 12.950.0001
- Máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển (G2) 47.328.898
2 Chi phí kiến thiết cơ bản khác 1.278.666
B Vốn lưu động 6.402.377
C Dự phòng phí ( = [(A) + (B)]*10% ) 6.283.623
D Tổng vốn đầu tư ( = A + B + C ) 74.243.564
Tỷ lệ vốn đầu tư (%) 100
Các bảng: tính chi tiết về xây dựng công trình (PL-1), máy móc thiết bị (PL-
2), chi phí kiến thiết cơ bản (PL-3) và vốn lưu động (PL-4) được đính kèm trong các
phụ lục từ 1 đến 4.
4.6.2. Chi phí vận hành
4.6.2.1 Định phí
- Định phí là khoản phí không thay đổi cho các hạng mục chi như: lương cho
bộ phân gián tiếp, khấu hao tài sản cố định, lãi vay, chi phí bảo trì, sửa chửa cơ sở
vật chất, xe, máy, thiết bị và phương tiện sản xuất và chí phí quản lý toàn dự án.
- Các khoản định phí được thể hiện ở bảng 4.9:
Bảng 4.9: Các khoản định phí hàng năm khi khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát
(Đơn vị tính: USD)
STT Danh mục XDCB Năm 1 Năm 2
Lương công nhân gián tiếp
[15người/4tháng] (V1) 1 88.800 266.400 293.040
Các khoản trích theo lương
(20% x V1)
2 17.760 53.280 58.608
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
73
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
3 Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) 16.987.009 16.987.009
4 Lãi vay hàng năm (2%/năm) 2.149.199 1.074.600
Chi phí bảo trì, sửa chữa
(1,5% x TSCĐ) 5 904.183 904.183
Chi phí quản lý (10.000USD/tháng,
tăng 10%/năm) 6 40.000 120.000 132.000
Tổng cộng 146.560 20.480.072 19.449.440
- Các bảng chiết tính chi tiết được đính kèm trong các phụ lục từ 5 đến 7. Do
tính chất làm việc trong điều kiện khai thác và xử lý chất thải, dễ hao mòn và mài
mòn, nên chi phí bảo trì và sửa chữa được tạm tính là 1,5% tài sản cố định, thay vì
0,5% như quy định.
- Thời gian thực hiện dự án cần phải ngắn, nên ngoài khoản khấu hao TSCĐ
còn có khoản mất giá của các tài sản khấu hao (xem phụ lục 6).
4.6.2.2 Biến phí và giá thành thực hiện công việc
a. Giá thành khai thác và phục hồi tính trên 1tấn chất thải đã chôn lấp
- Giá thành bao gồm tất cả các khoảng chi phí lao động, điện, nhiên liệu, môi
trường và quản lý tại các phân xưởng cho 1tấn chất thải đã chôn lấp.
- Phân tích cụ thể chi phí nhiên liệu, lao động được đính kèm ở phụ lục 8 và 9,
và trình bày tóm tắt trong bảng 4.10:
Bảng 4.10: Giá thành khai thác và phục hồi tính trên 1tấn chất thải đã chôn lấp
(Đơn vị tính: USD)
STT Nội dung chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Nhiên liệu, năng lượng
(có VAT)
- Điện năng KW 1,65 0,05 0,081
- Nhiên liệu L 1,47 0,8 1,18
Chi phí nhân công
trực tiếp (Vc2) 2 0,86
3 Chi phí độc hại (25% Vc2) 0,22
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
74
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
4 Chi phí xử lý môi trường 0,5 0,50
Chi phí phân xưởng
(0,1 USD/tấn) 5 0,1 0,10
Tổng chi phí 2,94
b. Biến phí
- Biến phí: khoản phí biến động tùy thuộc vào sản lượng thực hiện hàng năm.
- Trên cở sở chi phí giá thành đã định mức như trên, và trên cơ sở tính toán
tổng lượng chất thải và đất phủ có thể khai thác là 4.697.121tấn, trong 2năm, nghĩa là
mỗi năm 2.348.561tấn, các khoản biến phí được ghi nhận tại bảng 4.11:
Bảng 4.11: Biến phí hay chi phí khả biến
(Đơn vị tính: USD)
Năm thứ nhất Năm thứ hai
Hạng mục Sản
lượng
Giá
thành
Biến
phí
Sản
lượng
Giá
thành
Biến
phí
Khai thác
và phục hồi 2.348.561 2,94 6.894.507 2.348.561 2,94 6.894.507
4.6.2.3 Tổng hợp chi phí vận hành
- Tổng chi phí vận hành hàng năm là tổng của định phí và biến phí. Tổng chi
phí được mô tả trong bảng 4.12:
Bảng 4.12: Tổng hợp chi phí vận hành hàng năm
(Đơn vị tính: USD)
Năm Chi phí cố định Chi phí khả biến Tổng chi phí
XDCB (4tháng) 146.560 146.560
1 20.480.072 6.894.507 27.374.579
2 19.449.440 6.894.507 26.343.947
4.6.3. Nguồn thu của chủ đầu tư và kết quả kinh doanh
Nguồn thu của chủ đầu tư
- Các nguồn thu từ phí xử lý môi trường do UBND Tp.HCM cấp và từ nguồn
bán các chất thải thu hồi, được liệt kê trong bảng 4.13:
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
75
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Bảng 4.13: Tổng hợp nguồn thu hàng năm
(Đơn vị tính: USD)
STT Danh mục nguồn thu ĐVT Đơn giá Công suất Thành tiền
Thu từ phí xử lý môi trường
(Tp.HCM cấp) 1 tấn 15 2.348.561 35.228.409
Thu từ bán chất phủ
(20% mức thu hồi) 2 tấn 5 240.261 1.201.306
Thu từ bán nhựa và nylon
phế liệu (30% thu hồi) 3 tấn 40 63.194 2.527.768
4
Thu từ bán sắt phế liệu
(50% số thu hồi) tấn 50 1.841 92.058
Tổng doanh thu 39.049.540
Kết quả kinh doanh
- Do tính chất dự án hoạt động trên lĩnh vực bảo vệ môi trường nên được miễn
thuế thu nhập doanh nghiệp (4 năm đầu: theo quy định). Trên cơ sở tổng hợp chi phí
và các nguồn thu, kết quả kinh doanh được phân tích trong bảng 4.14:
Bảng 4.14: Phân tích kết quả kinh doanh
(Đơn vị tính: USD)
Danh mục XDCB Năm 1 Năm 2
Tổng doanh thu (R) 0 39.049.540 39.049.540
Tổng chi phí (C) 146.560 27.374.579 26.343.947
- Chi phí cố định (Fc) 146.560 20.480.072 19.449.440
- Chi phí khả biến (Vc) 0 6.894.507 6.894.507
Lợi nhuận trước thuế - EBIT (Pa) -146.560 11.674.961 12.705.593
Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0
Lợi nhuận ròng (Pn) -146.560 11.674.961 12.705.593
4.6.4. Phân tích hiệu quả kinh tế và tính khả thi về kinh tế
4.6.4.1 Đối với chủ đầu tư
Đối với chủ đầu tư thì kết quả kinh doanh được ước tính ở mục 4.6.3. là cơ sở
cho việc phân tích hiệu quả kinh tế của dự án LFMR – “giải pháp xử lý bãi rác Gò
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
76
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Cát”, với các chỉ tiêu như: thu hồi ròng (CF: Cash Flows), hiện giá thuần (NPV: Net
present value) và tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR: Internal rate of return).
a. Thu hồi ròng (CF)
- Ngoài khoản lợi nhuận ròng hay lãi ròng (Pn), khoản thu hồi ròng (CF), còn
thu hồi từ khoản khấu hao hàng năm, khi kết thúc công việc còn được cộng vào giá
trị còn lại. Thu hồi ròng (CF) được phân tích trong bảng 4.15:
Bảng 4.15: Thu hồi ròng (CF)
(Đơn vị tính: USD)
Danh mục XDCB Năm 1 Năm 2
1. Doanh thu (R) 0 39.049.540 39.049.540
2. Tổng chi phí (C) 146.560 27.374.579 26.343.947
* Chi chiết khấu hao TSCĐ 0 16.987.009 16.987.009
3. Lợi nhuận trước thuế (EBIT) -146.560 11.674.961 12.705.593
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0
5. Lãi ròng (Pn) -146.560 11.674.961 12.705.593
6. Giá trị còn lại của dự án 0 26.248.695
* Tài sản cố định 0 19.846.318
* Vốn lưu động 0 6.402.377
* Thu hồi ròng (CF: Cash Flows) -146.560 28.661.970 55.941.297
b. Dòng ngân lưu
- Toàn bộ quá trình đầu tư và vận hành dự án, các dòng lưu thông tiền tệ được
tổng hợp trong ”Dòng ngân lưu”, thể hiện ở bảng 4.16.
- Dòng ngân lưu ra (A), bao gồm: tổng mức đầu tư ban đầu. Sau đó, là các
khoản hoàn vốn vay và khoản lãi vay phải trả. Riêng lãi từ nguồn vốn huy động phân
phối như các nguồn huy động, theo mức chia lãi hàng năm hoặc sau chu kỳ đầu tư.
- Dòng ngân lưu vào (B) từ các nguồn: vốn vay, thu nhập từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
- Cân đối (B-A), tính bằng dòng ngân lưu vào trừ ra. Phản ảnh mức độ mức độ
tích lũy tiền tệ từng năm, là thông số quan trọng để phân tích NPV và IRR.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
77
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Bảng 4.16: Dòng ngân lưu để thực hiện dự án
(Đơn vị tính: USD)
Dòng ngân lưu Năm 0 Năm 1 Năm 2
Dòng ngân lưu ra (A) 74.242.273 39.270.336 38.195.736
- Đầu tư Hệ thống xử lý rác 74.242.273
- Trả nợ vay + lãi vay 0 29.014.192 27.939.592
- Thu hồi vốn huy động 10.256.144 10.256.144
Dòng ngân lưu vào (B) -146.560 102.904.244 55.941.297
- Vốn vay ưu đải + huy động 74.242.273
- Thu nhập thuần từ dự án -146.560 28.661.970 55.941.297
Cân đối (B - A) -74.388.833 63.633.908 17.745.561
NPV (i = 3,16%) 2.708.038
NPV (i = 5%) 2.310.635
NPV (i = 10%) 1.874.074
IRR 8%
Suất chiết khấu của dự án (i = Ri*Vi).
c. Hiện giá thuần (NPV)
- NPV là hiện giá thuần, là giá trị của lưu lượng tiền tệ dự kiến trong tương lai
được quy về hiện giá, phản ảnh qua hiện giá thuần, là hiệu số giữa hiện giá thực thu
bằng tiền và hiện giá thực chi bằng tiền trong khoản thời gian thực hiện, phân tích
theo suất chiết khấu được ước tính (suất chiết khấu i) và so sánh với lãi suất ngân
hàng và các khoản lãi suất tín dụng ngoài xã hội.
- Kết quả từ bảng 4.16 cho thấy, khi phân tích NPV với i = 4,55 (suất chiết
khấu) thì NPV = 2.708.038USD (> 0). Cho thấy giải pháp đạt hiệu quả kinh tế.
- Khi suất chiết khấu hay lãi suất lạm phát đến 5% thì NPV vẫn đạt giá trị
dương (NPV > 0) và sau chu kỳ phân tích (đến năm thứ 2 sau khi hoạt động), với
suất chiết khấu i = 5% vẫn còn kết dư 2.310.635USD. Hay nói cách khác, giải pháp
vẫn đạt hiệu quả kinh tế khi lãi suất lạm phát đến 5% (tiền USD).
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
78
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Nhưng khi i = 10% thì NPV đạt giá trị (-)1.874.074 USD, không đạt hiệu quả
và bị lỗ 1.874.074USD.
d. Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)
- IRR còn gọi là suất sinh lời nội bộ, cho biết lãi suất thực sự khi NPV = 0. Nên
giải pháp chỉ có hiệu quả nếu IRR lớn hơn suất chiết khấu i (chi phí cơ hội).
- Kết quả tại bảng 4.16 cho thấy, IRR là 8% lớn hơn suất chiết khấu i = 4,55
của dự án. Điều này khẳng định giải pháp có hiệu quả về mặt kinh tế cho đến khi
mức độ trượt giá và lãi suất đến 8%/năm.
4.6.4.2 Đối với cơ quan chủ quản dự án
- Hiện nay, bãi rác Gò Cát là vấn nạn cho quận Bình Tân và Tp.HCM, mỗi
ngày tiêu tốn gần 50triệu đồng từ ngân sách nhà nước. Nhưng nếu dự án LFMR sử
dụng hệ thống BIOPUSTER được triển khai thì sau khi hoàn thành sẽ trả lại nơi đây
một diện tích đất rất lớn và rất giá trị.
- Tạm ước tính giá trị mặt bằng của bãi rác Gò Cát khi đã phục hồi:
250.000m2 x 25.000.000đ/m2 = 6.250.000.000.000đ
(Sáu ngàn hai trăm năm mươi tỷ đồng).
4.6.5. Hiệu quả về mặt môi trường
Khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát là một giải pháp có hiệu quả thiết thực
về mặt môi trường:
- Tiếp tục tạo điều kiện phân hủy các chất thải hữu cơ là nguồn gốc phát sinh
các loại ô nhiễm như: tạo mùi hôi, khí Methane dễ gây cháy nổ và gây hiệu ứng nhà
kính (GHGs), ô nhiễm nguồn nước mặt và xâm hại nguồn nước ngầm, lây lan dịch
bệnh,.. bằng giải pháp hiếu khí tại chỗ BIOPUSTER cho đến khi đạt mức độ ổn định
và an toàn cho môi trường mới đi vào khai thác.
- Trong khai thác sẽ tiếp tục phân loại các chất thải nguy hại, sẽ thu gom và
chuyển đến khu vực chuyên trách xử lý chất thải nguy hại. Các chất thải khác tiếp
tục lưu trữ, trước khi chuyển đi đến các vị trí tái sử dụng hay tái chế, thời gian trữ tùy
thuộc vào tính chất của từng loại.
- Loại trừ nguồn gốc gây ô nhiễm, loại trừ ô nhiễm hiện tại và tạo cảnh quan
môi trường trong sạch sau khi phục hồi để tạo tiền đề phát triển khu dân cư và các
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
79
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
công trình công ích phục vụ dân sinh. Đồng thời, đây cũng là một giải pháp phát
triển theo cơ chế phát triển sạch – CDM (Clean Development Mechanism), loại trừ
khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại bãi rác.
4.6.6. Hiệu quả về xã hội
- Giải pháp này mang tính xã hội, để giải quyết các bất đồng của cư dân xung
quanh bãi rác Gò Cát và chính quyền về chính sách trợ cấp độc hại, không giải tỏa
vùng đệm và hàng loạt các vấn đề về ô nhiễm do mùi hôi, khí thải, ô nhiễm nước
mặt, nước ngầm cũng như các dịch bệnh lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa, ...
- Xóa đi hoàn toàn các mầm móng gây ô nhiễm của chất thải, đáp ứng ước
muốn của người dân sống gần bãi rác. Nơi đây sẽ được cải tạo thành vùng dân cư trù
phú với môi trường trong lành. Ngoài ra, ngân sách nhà nước của Tp.Hồ Chí Minh sẽ
giảm đi một nguồn chi phí đáng kể về trợ cấp độc hại, xử lý nước rỉ rác, quản lý khí
Biogas, đề phòng cháy nổ kéo dài nhiều thập kỷ và mở đường cho hướng đô thị hóa
ở vành đai phía Tây Tp. Hồ Chí Minh.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
80
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
CHƯƠNG 5:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đông dân cư nhất và có tốc độ đô
thị hóa nhanh nhất Việt Nam. Kéo theo đó, lượng chất thải rắn phát sinh cũng rất
(hiện nay hơn 7.000tấn/ngày). Nhưng giải pháp xử lý phổ biến từ trước đến nay vẫn
là chôn lấp.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên có một số bãi rác được hình
thành gần trung tâm thành phố và đan xen với khu vực dân cư, chẳng hạn như bãi rác
Gò Cát. Tuy đây là bãi rác được thiết kế hợp vệ sinh với các trang thiết bị xử lý ô
nhiễm nước rỉ rác hiện đại, và hệ thống thu hồi khí gas để phát điện rất tiên tiến.
Nhưng do nhiều sự cố, nên bãi rác này đã gây tác động nghiêm trọng, làm ô nhiễm
môi trường khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống cộng đồng cư
dân, gây mất mỹ quan đô thị, và làm cản trở tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của
quận Bình Tân và của Tp.HCM.
Bãi rác Gò Cát đã và đang tồn tại như một vấn nạn của quần chúng nhân dân
và các cấp chính quyền địa phương, gây tốn kém một khoản ngân sách nhà nước
đáng kể và sẽ tiếp tục tác động đến môi trường trong suốt vài chục năm nữa nếu
không có giải pháp xử lý hợp lý.
Với những phân tích ở mục 4.6 đã chứng minh được “Công nghệ khai thác và
phục hồi bãi rác (LFMR) có sử dụng hệ thống hiếu khí hóa và ổn định chất thải đã
chôn lấp (BIOPUSTER)” là một giải pháp tốt nhất để xử lý bãi rác Gò Cát. Vì trong
bối cảnh hiện nay, tại quận Bình Tân – Tp.HCM và trên cả nước Việt Nam này chưa
có giải pháp nào tốt hơn để xử lý các bãi rác đã đóng cửa như bãi rác Gò Cát. Giải
pháp này cùng lúc giải quyết một cách tốt đẹp và cân đối các vấn đề ở cả 3khía cạnh:
môi trường, kinh tế và xã hội.
5.2. Kiến nghị
Quá trình phân tích, đánh giá và kết luận trong suốt chiều dài đồ án này đã
khẳng định: “Công nghệ LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER chính là giải pháp
xử lý bãi rác Gò Cát mang lại nhiều hiệu quả nhất, cả về môi trường, kinh tế và xã
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
81
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
hội”. Xin được kiến nghị đến các nhà đầu tư nếu có quan tâm đến bãi rác Gò Cát thì
nên áp dụng giải pháp này. Kính chúc quý vị thực hiện thành công!
Giải pháp LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER hoàn toàn không phát sinh ô
nhiễm môi trường trong quá trình thực hiện. Điều đó đã được chứng minh thành
công tại nhiều dự án trên thế giới có điều kiện tương tự như bãi rác Gò Cát. Kính đề
nghị các cơ quan chức năng: UBND Tp.HCM, Công ty môi trường đô thị Tp.HCM
và các Sở, Ban, Ngành liên quan xem xét, phê duyệt cho giải pháp này, kêu gọi và
hỗ trợ các nhà đầu tư nhằm mục tiêu chung là bảo vệ môi trường và phát triển thành
phố theo hướng bền vững, giúp quận Bình Tân chỉnh trang đô thị và hoàn thành
nhiệm vụ của định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên toàn quận đến
năm 2020.
Nếu dự án khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát được triển khai thì đối tượng
được hưởng lợi không chỉ có chủ đầu tư, mà dự án này sẽ mang lại lợi ích chung và
vô cùng to lớn cho cả cơ quan chủ quản và cộng đồng dân cư xung quanh dự án.
Chính vì thế, xin kiến nghị đến các cấp chính quyền và tất cả bà con cư dân khu vực
bãi rác Gò Cát hãy đồng tình ủng hộ để mọi vấn đề tiêu cực của bãi rác Gò Cát sớm
được xử lý triệt để.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
82
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frank C. Ford, P. Eng (2009) – Landfill reclamation by excavation, screening
and separation. Henderson Paddon & Associates Limited, OWEN SOUND, Ontario
N4K 2K8.
2. Helen M. Horth (2006): - Assessement of the Feasibility of Landfill Mining in
Norfolk. Thesis present in part-fulfilment of degree of Master of Sciencein
accordance with regulations of the University of East Anglia, Norwich, August 2006.
3. J. Kurian, S. Esakku, K. Palanivelu and A. Selvam (2003): - Studies on
landfill mining at Solid Waste Dumpsites in India. Centre of Environmental Studies,
Anna University, Chennai – 600 025, India – Proceeding Sardinia 2003. Ninth
International Waste Management and Landfill Symposium S. Margherita di Pula,
Cagliar, Italy 6-10 October 2003.
4. Kit Strange (2009) – Landfill mining. World Resource Foundation, Heath
House, High street, Tonbridge, Kent TN9, 1DH, England, 2009.
5. Naveen K. Vasudevan, S. Vedachalam and Dheepak Sridhar (2003): - Study
on the Various Methods of Landfill Remediation. Vellore Institute of Technology,
Vellore, INDIA C-118, VIT Hostels, VIT, Vellore-632014. Workshop on
Sustainable Landfill Management 3–5 December, 2003; Chennai, India, pp. 309-315.
6. RenoSam (2009) – Landfill Mining: Process, Feasibility, Economy, Benefit
and Limitation. RenoSam, Denmark, July 2009.
7. Romchat Rattanaoudom (2005) – Investigation on toxicity and hazadous
nature of Municipa Solid Waste Dumpsite. A thesis for the degree of Master of
Engineering, Asia Institute of Technology- Thailand, May 2005.
8. University of Padua (2009) – End of landfill aftercare.
9. US.EPA (US. Environmental Protection Agency (1997): Landfill
Reclamation. Solid waste and Emergency respone (5306W), EPA 530-F-97-001,
July 1997.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
83
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
10. Wilhelm Budde, Peter Chlan, Tim Dorric (2002) – Landfill restoration by
BIOPUSTER® System. Institute f.LBAW, University of Rostock, Austria.
11. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bãi chôn lấp rác Gò Cát – CENTEMA,
năm 2000.
12. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường bãi chôn lấp rác Gò Cát – VITTEP,
năm 2003.
13. Báo cáo tổng kết chương trình giám sát chất lượng vệ sinh bãi chôn lấp trên
địa bàn Tp.HCM – CENTEMA, năm 2009.
14. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý – tái chế chất thải rắn tại Tp.HCM
(công suất 500tấn/ngày) – Công ty cổ phần Thành Công, năm 2007.
15. Luật bảo vệ môi trường – Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam, năm 2005.
16. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng môi trường và các văn bản
pháp luật hiện hành.
17. Bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong ngành công nghệ -
TS. Trương Thanh Cảnh, Khoa môi trường, Trường đại học khoa học tự nhiên
Tp.HCM, năm 2009.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
84
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
85
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chi phí đầu tư, xây dựng nhà xưởng.
Phụ lục 2: Chí phí đầu tư máy móc, thiết bị.
Phụ lục 3: Chi phí kiến thiết cơ bản.
Phụ lục 4: Vốn lưu động.
Phụ lục 5: Lượng bộ phậnn gián tiếp.
Phụ lục 6: Khấu hao tài sản cố định.
Phụ lục 7: Vốn vay và khả năng trả nợ vốn vay.
Phụ lục 8: Mức tiêu thụ nhiên liệu cho khai thác & phục hồi tính trên 1tấn
chất thải đã chôn lấp.
Phụ lục 9: Chi phí lao động cho khai thác & phục hồi tính trên 1tấn chất
thải đã chôn lấp.