Qua việc nghiên cứu về ADSL có thể thấy rằng đây là một công nghệ hấp dẫn cho các nhà phát triển viễn thông. Do khả năng triển khai trên mạng điện thoại nên có thể tận dụng mạng cáp truy nhập sẵn có mà không phải đầu tư nhiều, sử dụng kỹ thuật ADSL có thể cung cấp các dịch vụ băng rộng tới khách hàng như truy nhập Internet tốc độ cao, VOD và các dịch vụ khác mà không phải cáp quang hoá hoàn toàn mạng truy nhập. Với tình trạng tắc nghẽn đang gia tăng trong mạng thoại hiện nay do việc truyền dữ liệu trên mạng thì ADSL được coi là giải pháp để giải quyết vấn đề trên.Với tiến bộ của kỹ thuật càng ngày giá thành thiết bị càng giảm nhanh chóng, hoạt động tương thích giữa các thiết bị do tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và dễ dàng lắp đặt cho cả người sử dụng nên công nghệ ADSL xứng đáng được coi là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho việc xây dựng mạng truy nhập băng rộng.
Hiện nay ADSL đang được thử nghiệm tại Việt Nam, để có thể triển khai thành công cần chú ý một số điểm sau: Thứ nhất, cần ban hành những tiêu chuẩn riêng của ngành cho các thiết bị DSL và quy trình đo kiểm các thiết bị để các sản phẩm DSL có khả năng hoạt động tương thích với nhau tạo thuận lợi cho các khách hàng và cả các nhà sản xuất. Thứ hai, phải xây dựng các quy trình đo kiểm chất lượng đường dây và môi trường nhiễu tác động lên đôi dây trước khi triển khai dịch vụ để có thể triển khai đại trà và lựa chọn công nghệ DSL phù hợp cho từng khu vực khách hàng.
Tóm lại, với đầy đủ các đặc trưng của mình, công nghệ ADSL và một số công nghệ khác thuộc họ DSL là sự lựa chọn tốt nhất để triển khai ngay mạng truy nhập băng rộng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mặc dù xây dựng mạng quang hoá hoàn toàn vẫn là mơ ước của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng công nghệ xDSL hỗ trợ rất tốt cho mạng truy nhập quang (ví dụ công nghệ VDSL). Các công nghệ xDSL mà đặc biệt là công nghệ ADSL ngày càng tỏ ra hoàn thiện, đã và đang phát triển nhanh trên thế giới chứng tỏ khả năng phát triển lâu dài của công nghệ DSL trong tương lai.
95 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khả năng ứng dụng kỹ thuật XDSL trong mạng truy nhập Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chất lượng. Do tính đa dạng của dịch vụ càng tăng dẫn đến nhu cầu của khách hàng đối với việc phân bổ băng tần và tốc độ truyền dẫn hết sức khác nhau. Nhu cầu thông tin đa dạng hơn đối với từng loại khách hàng là công sở nhà nước, thương mại, nhà riêng hay công cộng như sau:
Nhu cầu dịch vụ đối với khu vực dân cư:
- Video theo yêu cầu - Các trò chơi tương tác
- Âm nhạc theo yêu cầu - Chăm sóc y tế từ xa
- Mua bán từ xa
Nhu cầu dịch vụ đối với khu vực công cộng:
- Trung tâm thông tin
Nhu cầu dịch vụ đối với khu vực hành chính thương mại:
- Trao đổi dữ liệu điện tử - Tạo dịch vụ
- Mậu dịch điện tử - Điều hành dịch vụ
Nhu cầu dịch vụ chung giữa khu vực công cộng và hành chính thương mại là chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng
Nhu cầu dịch vụ chung giữa khu vực công cộng và khu vực dân cư là:
- Thông tin đại chúng - Dịch vụ tài chính
- Truyền hình quảng bá - Biểu quyết từ xa
Nhu cầu dịch vụ chung giữa khu vực dân cư và hành chính thương mại là :
- Làm việc từ xa - Nghiên cứu thị trường
- Đo lường từ xa - Thư viện Video
- Đào tạo từ xa
Nhu cầu dịch vụ chung giữa ba khu vực nêu trên là:
- Internet - Thư điện tử
- Dịch vụ thoại - Dịch vụ môi giới
- Nhắn tin diện rộng - Dịch vụ quảng cáo
- Nhắn tin hai chiều - Điện thoại hội nghị
- Điện thoại thấy hình - Thông tin đa phương tiện
Trong những năm tới, ở Việt Nam các khách hàng là các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, văn phòng của các công ty nước ngoài, các cơ quan nhà nước chính phủ sẽ là các khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ truyền số liệu thuê kênh và Internet. Ngoài ra các cơ quan, trung tâm nghiên cứu khoa học sẽ là nơi tập trung, chiếm lưu lượng truyền lớn trên mạng.
Như vậy, nhu cầu của khách hàng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Tính đa dạng của dịch vụ tăng dẫn đến nhu cầu của khách hàng đối với việc phân bổ băng tần hết sức khác nhau. Nhu cầu loại hình thông tin cũng ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh đó các loại hình dịch vụ có xu hướng tích hợp. Yêu cầu chất lượng dịch vụ và bảo an thông tin cao trong khi đó giá thành dịch vụ giảm. Trước nhu cầu đó mạng lưới phải có khả năng cung cấp các băng tần khác nhau, đáp ứng các dạng lưu lượng khác nhau, cung cấp các dịch vụ với tính di động, tiện dụng hơn và mang tính cá nhân hơn.
Với các nhu cầu phát triển dịch vụ ở Việt Nam cũng như xu hướng tăng trưởng lưu lượng trên thế giới như đã trình bày ở trên, dự báo tới năm 2010 các dịch vụ phi thoại ở Việt Nam sẽ có lưu lượng truyền trên mạng lớn hơn dịch vụ thoại. Hình 4.1 thể hiện nhu cầu lưu lượng các dịch thoại và phi thoại của Việt Nam trong tương lai.
Hình 4.1: Nhu cầu lưu lượng các dịch thoại và phi thoại
của Việt Nam trong tương lai
Trục hoành biểu diễn các năm, trục tung có đơn vị là E1. Như vậy trong tương lai các dịch vụ phi thoại sẽ chiếm ưu thế hơn so với dịch vụ thoại. Việc phát triển mạng viễn thông sẽ phải theo những định hướng sao cho phù hợp với nhu cầu và sự phát triển công nghệ.
Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thông đã thúc đẩy việc phát huy hết hiệu quả của mạng lưới, đặc biệt là với các mạng truy nhập cáp đồng thông qua sử dụng kỹ thuật xDSL. Ngay trong triển lãm Telecom 99 (tổ chức tại Geneva, Thuỵ Sỹ) xu hướng chính của công nghệ truy nhập được các nhà sản xuất đưa ra là các công nghệ về chuyển mạch gói, hướng vào đa dịch vụ và băng rộng với công nghệ xDSL. Tại Telecom 99 có ít nhất 57 công ty lớn nhỏ đã đưa ra các giải pháp xDSL. Tất cả các sản phẩm và dịch vụ đã đề cập ở phần trên, đến năm 2010 vẫn có thể sử dụng cáp đồng làm môi trường truyền dẫn miễn là có công nghệ thích hợp để mở rộng băng tần cũng như mở rộng giới hạn đối với khoảng cách truyền dẫn.
4.2 Khái quát chung mạng viễn thông Việt Nam
Trong những năm vừa qua mạng viễn thông Việt Nam phát triển nhanh chóng cả về quy mô và mức độ của mạng, đặc biệt có thể kể đến viễn thông quốc tế với tuyến cáp quang biển TVH, tuyến cáp quang đường trục được nâng cấp từ 34Mbit/s lên 2,5Gbit/s với công nghệ SDH. Toàn bộ các tổng đài đi quốc tế và tổng đài chuyển tiếp quốc gia đã được nâng cấp với hệ thống báo hiệu số 7 và dịch vụ ISDN. 100% các tổng đài cấp huyện và cấp tỉnh đã được số hoá, nhiều tuyến cáp quang đã được triển khai đến các tỉnh nhưng chủ yếu là các tỉnh ven đường trục quốc gia.
4.2.1. Cấu trúc mạng viễn thông Việt Nam
Theo phân cấp của ban viễn thông để thuận tiện cho việc quản lý và điều hành, cấu trúc mạng viễn thông Việt Nam hiện tại chia thành ba cấp:
Cấp quốc tế: Bao gồm các trạm vệ tinh mặt đất và các tổng đài Gateway do VTI quản lý, vận hành và khai thác.
Cấp quốc gia: Bao gồm các tuyến truyền dẫn đường trục, các tổng đài Transit quốc gia do VTN quản lý, vận hành và khai thác.
Cấp nội tỉnh: Bao gồm các tuyến truyền dẫn nội tỉnh, các tổng đài HOST các tổng đài vệ tinh và tổng đài Tandem nội tỉnh do các bưu điện tỉnh, thành phố quản lý, vận hành và khai thác.
4.3.2 Hiện trạng mạng truy nhập Việt Nam
4.3.2.1. Hiện trạng mạng thuê bao Việt Nam.
ở Việt Nam do mạch vòng thuê bao chủ yếu được sử dụng để truyền dẫn băng tần gốc của tín hiệu tiếng nói (dịch vụ thoại) nên sử dụng phổ biến cấu trúc cáp đôi cân bằng. Qua thử nghiệm, đôi dây cáp đồng thông thường có thể mang tín hiệu với băng tần 250kHz với khoảng cách 5-6km. Với tín hiệu số, đôi dây thông thường có thể mang tín hiệu đến 4 Mbps, với yêu cầu các trạm lặp ở khoảng cách 2km. Trong các mạng máy tính LAN thông thường dùng công nghệ Ethernet, đôi dây xoắn thường mang tín hiệu 10Mbps trong khoảng 200m, ở những khoảng cách nhỏ hơn nó có thể mang tín hiệu tới 100Mbps
Hiện nay trên mạng viễn thông Việt Nam, các tổng đài nội hạt đã được chuyển 100% sang tổng đài tự động số nên điện trở cực đại từ MDF tới thuê bao được xác định là 1000W. Trong trường hợp thuê bao ở xa tổng đài điện trở cực đại cho phép lên tới 1200W. Các giá trị trong phạm vi giới hạn này cho ta một thiết kế có tính kinh tế. Các giá trị điện trở giới hạn thường đạt đến đối với các vùng thuê bao là nông thôn. ở các vùng thành phố và khu đô thị của Việt nam, do mật độ thuê bao tập trung nên trên 90% mạch vòng thuê bao có độ dài khoảng nhỏ hơn 4 km có nghĩa là điện trở mạch vòng trung bình khoảng 800W. Ví dụ ở Hà nội, khu vực có các khu thương mại lớn như tháp Hà nội, toà nhà HITC Cầu Giấy, khu vực Tràng Tiền... hay các khu công nghiệp, chế xuất Gia Lâm, Yên Viên, Đông Anh... khoảng cách từ tổng đài tới thuê bao khoảng trên dưới 2km. Các khu vực phố cổ khoảng cách cáp thuê bao khoảng 1 km. Còn các khu vực khác của Hà nội trung bình khoảng 3 km. ở Hải Phòng khoảng cách từ tổng đài tới thuê bao lớn nhất là 4 km, 70% độ dài dây thuê bao từ tổng đài tới thuê bao trong khoảng 1000-2500 m.
Cấu trúc mạng thuê bao Việt Nam hiện nay được chia làm 3 phần chính:
Cáp phiđơ: là phần mạch vòng nối từ tổng đài tới điểm nối chính bao gồm các bộ nối vùng, các bộ nối chéo v.v... Hệ số xây dựng theo quy định là tỷ lệ cáp phidơ/dung lượng tổng đài là 1/1,2
Cáp phân bố là phần mạch vòng từ điểm nối chính tới tới điểm phân bố. Thông thường đôi dây phân bố có nhiều hơn đôi dây phiđơ do đó có thể sử dụng hiệu quả cáp phiđơ đắt tiền nhờ lợi dụng việc dễ dàng sử lý và phân định thuê bao. Tỷ lệ cáp phân bố /cáp phiđơ được quy định là 1/1,5. Các tỷ lệ nêu trên tuy đã là cao, nhưng trên thực tế tỷ lệ này ở một số nơi còn cao hơn nhiều.
Ngoài cáp phiđơ và cáp phân bố, dây dẫn tính từ hộp đầu cáp đến thiết bị đầu cuối tại nhà thuê bao được gọi là dây thuê bao. Dây thuê bao được chia thành 2 phần chính:
Dây thuê bao ngoài nhà ( từ đầu cáp đến nhà thuê bao)
Dây thuê bao trong nhà (phần nối trực tiếp với thiết bị đầu cuối)
Các vấn đề của mạng truy nhập hiện nay
Vấn đề đầu tiên trong mạng truy nhập hiện nay là hệ thống cáp ngoại vi của mạng viễn thông được xây dựng từng phần, theo nhu cầu, không đồng bộ với xây dựng và phát triển phát triển thành phố, không giống như ở một số nước tiên tiến khác, hệ thống mạng ngoại vi viễn thông được coi là một thành phần của hệ thống hạ tầng cơ sở của thành phố và được xây dựng đồng bộ với các hệ thống hạ tầng khác như điện lực, cấp thoát nước, khí gas, v.v.. Nhu cầu cần đến đâu xây dựng đến đó. Do vậy, công tác quy hoạch dự báo nhu cầu là hết sức quan trọng. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, công tác này hiện nay chưa được chu đáo dẫn đến mạng cáp còn được tổ chức chưa được hợp lý, chỗ thừa, chỗ thiếu, chỗ vừa đào đường để đi một tuyến cáp ngầm nay lại phải đi thêm một tuyến treo để đáp ứng nhu cầu, v.v..Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hệ số sử dụng cáp ngoại vi còn chưa cao dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, chi phí quản lý bảo dưỡng cao.
Nguyên nhân chính của công tác quy hoạch còn chưa tốt là do hiện nay chưa có một hệ thống quản lý mạng ngoại vi tốt để cung cấp thông tin cho công tác quy hoạch dự báo nhu cầu cáp. Với một hệ thống quản lý thông tin mạng ngoại vi tốt, dựa trên cơ sở hệ thống thông tin địa lý GIS, người làm công tác quy hoạch, đề xuất cáp sẽ có đủ thông tin về dung lượng, khả năng của hệ thống cáp hiện tại, số hộ có điện thoại, số hộ chưa, v.v.. từ đó sẽ có những dự đoán chính xác nhu cầu trong một số năm nhất định trong tương lai làm cơ sở cho việc lên kế hoạch xây dựng đường cáp mới.
Thiết bị chưa đồng bộ: Các thiết bị cơ bản như cáp, cống, v.v thì đủ nhưng những thiết bị phụ kiện, như phụ kiện lắp đặt cáp hay phụ kiện cống cáp hoặc phụ kiên nhập đài, v.v.. để xây dựng mạng thì lại thiếu. Nguyên nhân chính không phải do những thiết bị này không có hoặc không mua được mà do chưa có những tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn cụ thể về quy cách lắp đặt và ứng dụng những thiết bị trên.
Chưa có những tiêu chuẩn đầy đủ, thống nhất: về chất lượng hoặc quy cách của những thiết bị trên. Một số thiết bị độ bền còn kém, hoặc không phù hợp với điều kiện môi trường Việt Nam.
Khả năng thấp trong việc cung cấp các dịch vụ như internet, Web và việc nâng cấp các dịch vụ (như thêm dịch vụ video).
Băng tần của mạng thuê bao hiện nay không đủ để sử dụng các dịch vụ mới này một cách kinh tế và hiệu quả.
Nhiễu và suy hao tín hiệu trên mạng cáp đồng vẫn còn tồn tại trong mạng truy nhập
Thuê bao vẫn đang sử dụng các modem tốc độ thấp để truy cập dịch vụ. Điều này làm kéo dài thời gian truyền và chiếm kênh ở các tổng đài, dẫn đến việc tắc nghẽn đường truy nhập.
Các modem hiện đang sử dụng là các modem tương tự. Điều này có nghĩa là số liệu cũng được truyền và truy nhập theo cơ chế truyền và truy nhập thoại.
*Đánh giá tổng thể mạng viễn thông Việt Nam
Nói chung mạng viễn thông Việt Nam đã dần dần đạt tới các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Việc kết nối với các tuyến cáp quang biển quốc tế đi qua Việt Nam đã nâng cao rõ rệt khả năng trao đổi thông tin với nước ngoài. Để đảm bảo cho việc truyền tải tín hiệu thông suốt, tuyến đường trục Bắc-Nam đóng vai trò rất quan trọng. Theo dự báo nhu cầu các dịch vụ viễn thông, tuyến trục này trong một vài năm tới sẽ sử dụng hết dung lượng hiện tại. Ngành ta đã có các phương án nâng cấp tuyến đường trục Bắc Nam, dự kiến sẽ nâng lên 20Gbit/s trong vòng 10 năm tới. Liên kết với tuyến trục Bắc-Nam là các tuyến truyền dẫn nhánh và nội tỉnh dần được cáp quang hoá, thay thế bằng các thiết bị hiện đại để tăng dung lượng và nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu khi sử dụng các dịch vụ băng rộng như TV, B-ISDN v.v...
Nhu cầu lắp đặt mạng cáp đồng vẫn còn lớn, hàng năm các tỉnh vẫn phải tiêu thụ một lượng cáp đồng với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu liên lạc trong tỉnh (có thể thấy ở công ty VinaDaesung). Ngoài ra, cho tới nay không thể dỡ bỏ mọi loại mạng cáp đồng đang tồn tại và phục vụ có hiệu quả của mạng lưới v.v... Có thể thấy rằng trong thời gian tới, cáp đồng vẫn là môi trường chủ yếu cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả đặc biệt là qua sử dụng các kỹ thuật xDSL.
Như vậy các tuyến truyền dẫn cấp quốc tế và cấp quốc gia hoàn toàn có thể đáp ứng được các nhu cầu về dung lượng và chất lượng cho các dịch vụ sẽ phát triển trong tương lai. Vấn đề còn lại là trong những năm tới, chúng ta cần phải phát triển mạng truy nhập đặc biệt là việc tận dụng mạng cáp đồng hiện có sao cho có khả năng kết nối tới người sử dụng đạt được hiệu quả cao nhất.
4.4 Khả năng ứng dụng kỹ thuật xDSL cho mạng truy nhập Việt Nam
Hiện nay kỹ thuật xDSL đã và đang được chào hàng tại Việt Nam. Đặc biệt trong đó kỹ thuật HDSL đã được một số đơn vị sử dụng thay cho truyền dẫn trung kế, kết nối vệ tinh với tổng đài Host tuy nhiên chỉ dưới dạng quy mô nhỏ. Kỹ thuật ADSL cũng đã được một số công ty cung cấp thiết bị viễn thông thử nghiệm để truyền hình phân giải thấp nhằm mục đích quảng cáo. Như vậy kỹ thuật xDSL có thể được sử dụng ở Việt Nam hay không?
4.4.1 Khả năng ứng dụng kỹ thuật xDSL cho mạng truy nhập Việt Nam
Như đã nêu ở trên, mạng viễn thông Việt Nam đã số hoá hoàn toàn các tuyến đường trục, cáp quang hoá phần lớn các mạng trung kế. Hiện nay đang bước đầu triển khai sử dụng cáp quang trong mạng truy nhập vì cáp quang có thể cung cấp được các dịch vụ băng rộng một cách linh hoạt và thoả mãn được nhu cầu dịch vụ của xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai cáp quang hoá mạng truy nhập cần phải trải qua cáp quang hoá từng bước. Đầu tiên là việc liên kết với mạng cáp đồng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng sau đó mở rộng dần mạng cáp quang tới gần khách hàng hơn rồi mới cáp quang hoá hoàn toàn.
Hiện nay nhu cầu dịch vụ tốc độ cao, băng tần lớn tập trung nhiều ở các trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế ở nước ta. ở những nơi này, các khách hàng có khả năng sử dụng lưu lượng lớn trên mạng là các doanh nghiệp, công ty nước ngoài, cơ quan nhà nước và các trung tâm công nghệ thông tin. Mạng cáp đồng ở đây đã phát triển rất mạnh, nhiều nơi đã tương đối hoàn thiện. Do đó việc tận dụng mạng cáp đồng sẵn có để truyền tải dịch vụ này chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và quy hoạch đô thị. Việc sử dụng kỹ thuật xDSL là giải pháp hữu hiệu đáp ứng cho các nhu cầu trên.
Như đã phân tích ở trên, xDSL có nhiều loại. Tuy nhiên, xét điều kiện thực tế nên áp dụng hai kỹ thuật xDSL chủ yếu vào Việt Nam là HDSL và ADSL với các lý do sau:
Phù hợp với các nhu cầu về tốc độ và băng tần dịch vụ của Việt Nam trong 10 năm tới (Được xác định là giai đoạn cáp quang hoá mạng truy nhập Việt Nam)
Là giải pháp trung gian trong quá trình cáp quang hoá mạng truy nhập
Đã được thử nghiệm và sử dụng thành công ở nhiều nước trên thế gới.
Đã có tiêu chuẩn cho các kỹ thuật này của ITU và ETSI, điều này tạo nhiều thuận lợi cho việc áp dụng vào mạng lưới
Tiêu chuẩn ITU:
G.991.1 cho kỹ thuật HDSL (10/1998)
G.991.2 cho các kỹ thuật HDSL thế hệ kế tiếp
G.992.1 cho kỹ thuật ADSL (10/1999)
G.992.2 cho kỹ thuật ADSL không sử dụng bộ chia (10/1999)
G.993 cho kỹ thuật VDSL (đang tiến hành soạn thảo)
G.994, G.995, G.996, G.997 cho các vấn đề liên quan tới kỹ thuật DSL
Tiêu chuẩn ETSI:
ETR 152 cho kỹ thuật HDSL 2Mbit/s
ETR 328 cho kỹ thuật ADSL
DTS/TM-06003-1 cho kỹ thuật VDSL
Ngoài ra còn có nhiều tổ chức khác cũng đưa ra tiêu chuẩn cho kỹ thuật này.
Chế độ làm việc ở các tốc độ phù hợp với hiện trạng mạng Việt Nam (theo tiêu chuẩn châu Âu). Tuy vậy, tuỳ theo yêu cầu dịch vụ của khách hàng mà chúng ta vẫn có thể dùng SDSL và VDSL cho các trường hợp đem lại hiệu quả cao.
Với kỹ thuật HDSL với điều kiện mạng Viễn thông Việt Nam hiện nay, việc áp dụng kỹ thuật HDSL phải đi theo hướng sử dụng luồng dung lượng E1, như vậy có 3 giải pháp đối với HDSL:
- Sử dụng HDSL 3 đôi sợi mỗi đôi 781 kbit/s
- Sử dụng HDSL 2 đôi sợi mỗi đôi 1024 kbit/s
- Sử dụng HDSL 1 đôi sợi mỗi đôi 2048 kbit/s
trong mỗi loại cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng,
+ loại 3 đôi sợi khoảng cách có thể đạt tới 4 km với loại sợi 0,04 mm và 5,5 km với loại sợi 0,05 mm.
+ loại HDSL sử dụng 2 đôi sợi bù lại cho những thuận lợi từ việc giảm bớt một đôi sợi phục vụ của loại kỹ thuật này chỉ đạt 3,6km cho 0,04mm và 5km cho 0,05mm.
+ loại HDSL chỉ sử dụng 1 đôi sợi sẽ rất thuận lợi cho việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống.
Kỹ thuật HSDL có thể tương thích khi dùng chung trên một cáp với các dịch vụ thoại và N-ISDN nếu tuân theo một số điều kiện cụ thể và có một số thay đổi sao cho phù hợp.
Hiện nay các modem HDSL được chào bán rộng rãi trên thị trường các modem này có xu hướng giá càng ngày càng hạ, kết cấu gọn nhẹ, dễ sử dụng, thích ứng với môi trường chất lượng được nâng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn và tương thích với mạng viễn thông công cộng
Những ứng dụng chính của HDSL có thể áp dụng ở Việt Nam
+ Truy nhập vào mạng chủ Internet
+ Tạo các mạng với hệ thống cáp đồng sẵn có
+ Mạng PBX
+ Kết nối các mạng LAN
+ Hội nghị truyền hình và giáo dục từ xa
+ Kết nối các trạm truy nhập vô tuyến
+ Truy nhập ISDN (PRA)
Khác với HDSL, kỹ thuật ADSL truyền không đối xứng do đó chính điều này định hướng phạm vi áp dụng vào thị trường viễn thông. Thông qua ADSL chúng ta có thể cung cấp một số dịch vụ đã được dự báo là có tiềm năng ở thị trường viễn thông nước ta trong thời gian tới là:
+ Video dạng học - đào tạo từ xa
+ Thông tin đại chúng
+ Sử dụng ISDN
+ Truyền dữ liệu tốc độ cao
+ Internet băng rộng
+ Video theo yêu cầu
+ Trò chơi tương tác
Ưu điểm của ASDL là sử dụng bộ chia để có thể kết hợp một kênh thoại vào đường truyền mà không ảnh hưởng tới chất lượng truyền số liệu.
Với việc áp dụng ADSL vào mạng truy nhập Việt Nam chúng ta sẽ có thể giải pháp trung gian khi cung cấp hoặc giảm bớt chi phí mà vẫn có thể truy nhập tốc độ cao. Và do băng tần của ADSL ở trên 50 kHz nên nó ít gây nhiễu đến các dịch vụ thoại trên cùng đường truyền.
Phần được quan tâm chú ý nhiều nhất là chất lượng mạch vòng hiện nay có đáp ứng được các yêu cầu của kỹ thuật xDSL mà trọng tâm là HDSL và ADSL không?
Với mạch vòng hiện nay chủ yếu là các dây thuê bao thoại, một trong các yêu cầu để có thể triển khai DSL trên đó là loại bỏ các điện tải cảm. Đây là thành phần rất có lợi kéo dài phạm vi cung cấp dịch vụ thoại do giảm suy hao đường truyền ở băng tần thấp tuy nhiên điện tải cảm lại làm tăng suy hao mạch vòng ở tần số cao.Tuy nhiên các điện tải cảm ở các vùng tập trung thuê bao cao không được sử dụng phổ biến. Ví dụ khi khảo sát trên địa bàn Hà Nội toàn bộ mạng cáp đồng không sử dụng các cuộn gia cảm và các tụ bù. Như vậy sẽ rất thuận lợi cho việc chuyển đổi sử dụng các mạch vòng thuê bao số trên mạng cáp đồng này.
Việc đấu nối song song các máy điện thoại trên cùng một dây thuê bao khá phổ biến ở Việt Nam. Để DSL có thể hoạt động tốt, cần phải hạn chế độ dài các dây song song để giảm điện trở tổng của mạch vòng, đồng thời tránh các dòng điện phản hồi gây nhiễu từ các nhánh vào đầu thu DSL phía thuê bao. Đối với kỹ thuật DSL cho các dây nối song song có giới hạn là tối đa 2 dây mắc song song và khoảng cách các dây dẫn song song này phải nhỏ hơn 500m.
Giá trị điện trở của mạch vòng hiện nay cho phép 1000W (trung bình của mạch vòng thuê bao ở các thành phố và khu đô thị nhỏ hơn 800W), trong khi đó đòi hỏi giá trị điện trở thiết kế của DSL là 1000 W, như vậy phần lớn các mạch vòng thuê bao thoại hiện nay có thể đáp ứng được yêu cầu của kỹ thuật DSL. Tuy nhiên trong một số trường hợp do chất lượng cáp kém nên khi sử dụng kỹ thuật DSL phải thiết kế các giá trị kỹ thuật của tuyến cáp (như giảm chiều dài cáp, loại bớt dây song song, điểm nối cáp v.v..) sao cho phù hợp.
Xuyên âm là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hệ thống DSL, đặc biệt là xuyên âm đầu gần. Nhìn chung xuyên âm đầu gần không phụ thuộc vào khoảng cách truyền mà phụ thuộc vào chất lượng cáp truyền dẫn. Phần có khả năng bị ảnh hưởng nhiều của xuyên âm sẽ là phần cáp phiđơ và cáp phân bố do sử dụng nhiều đôi dây đồng trong một cáp. Đối với cáp thuê bao thì phần lớn sử dụng cáp treo một đôi sợi nên không bị ảnh hởng nhiều về xuyên âm, tuy nhiên cần phải chú ý nhiều về sự thay đổi trở kháng do tác động của môi trường.
Hiện nay, trên mạng viễn thông Việt Nam sử dụng một số loại cáp có khả năng hạn chế ảnh hưởng của xuyên âm.
-Các loại cáp đảm bảo tiêu chuẩn ngành có giá trị suy hao xuyên âm tối thiểu là 58dB/km đo trong khi đó yêu cầu xuyên âm tối thiểu đối với ADSL là 53,5dB và 52,5dB đối với HDSL (cho cáp đôi dây xoắn bọc nhựa PE). Như vậy nếu cáp được lắp đặt mới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ bước đầu thoả mãn điều kiện xuyên âm của HDSL và ASDL. Đối với cáp cũ cần phải kiểm tra lại mạch vòng trước khi sử dụng. Tuy nhiên giá trị suy hao xuyên âm của cáp đồng là một hàm phụ thuộc nhiều biến (tần số, lượng đôi sợi trong cáp, loại mã đường truyền và kỹ thuật điều chế) thay đổi rất phức tạp nên trong quá trình thiết kế phải tính toán các yếu tố sao cho phù hợp.
-Các loại cáp đôi dây xoắn có độ dài vòng xoắn khác nhau cũng có khả năng hạn chế ảnh hưởng của xuyên âm
-Cáp có được bọc bằng nhựa PE xốp
Để khắc phục ảnh hưởng của xuyên âm từ một đôi sợi này sang các dịch vụ ở các đôi sợi khác trong cáp thì có thể khi thiết kế giảm công suất phát của DSL như vậy phải trả giá bằng việc cự ly của DSL sẽ bị hạn chế.
Trong trường hợp các mạch vòng đi chung với các đường truyền dịch vụ khác như ISDN có thể sử dụng một số kỹ thuật sắp xếp đặc biệt để giảm bớt hiệu ứng xuyên âm. Nếu vấn đề xuyên âm được khắc phục thì DSL hoàn toàn có thể sử dụng tại Việt Nam.
4.4.2 Khả năng triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông qua kỹ thuật xDSL cho Việt Nam
Hiện nay việc sử dụng modem analog thông thường cho việc truy nhập dịch vụ viễn thông, băng tần lớn nhất có thể là 33 kbit/s (hoặc có khả năng lên tới 56 kbit/s với thế hệ mới nhất của modem analog không đối xứng) hay qua ISDN tốc độ cơ sở là 128 kbit/s nên cung cấp dịch vụ bị hạn chế rất nhiều. Ví dụ với việc kết nối với các trang Web, dịch vụ Internet cho khách hàng lượng thông tin và hình ảnh phong phú, như vậy thông tin ở cả hai đầu truy nhập (khách hàng và máy chủ) sẽ trở nên dễ bị tắc nghẽn. Thông qua việc sử dụng modem ADSL, mạng có thể cung cấp trong phạm vi rộng cả băng tần đối xứng và không đối xứng, đồng thời cung cấp một đường dẫn có thể phát triển trong tương lai với dịch vụ băng tần cao.
Đối với các khách hàng đang thuê bao đã kết nối qua modem analog thông thường muốn nâng cấp lên tốc độ cao hơn băng ADSL chúng ta có thể đưa ra các giải pháp sau:
Hình 4.2 Minh hoạ chuyển đổi từ modem analog sang modem ADSL
Giải pháp thứ nhất: lắp modem ADSL cho PC
Giải pháp thích hợp để cung cấp dịch vụ Internet qua ADSL tới khách hàng là cung cấp một card modem ADSL lắp đặt trong máy PC như phần lớn các modem anolog hiện nay vẫn làm. Lắp đặt như vậy sẽ giảm bớt sự phức tạp và vấn đề đi dây giữa các thiết bị ở phía khách hàng. Khi sử dụng giải pháp này khách hàng sẽ phải mua modem lắp đặt trong máy tính của họ.
Giải pháp thứ hai: Sử dụng modem ADSL độc lập.
Giải pháp này cung cấp 1 modem ADSL độc lập được kết nối với máy PC qua đường 10BaseT Ethernet hoặc nối qua các cổng nối tiếp thông thường của máy tính. Giải pháp này có thể tạo thêm sự phức tạp do modem là một khối riêng và phải tự cung cấp nguồn, tuy nhiên giải pháp này lại cho phép thu tiền thêm của khách hàng thông qua cho thuê modem, việc này đơn giản hơn việc triển khai modem theo giải pháp trên.
Giải pháp thứ ba cho trường hợp đặc biệt, nếu có hơn một máy tính ở nhà hoặc văn phòng nhỏ sử dụng một đường ADSL, ta nên dùng một bộ định tuyến truy nhập từ xa để cung cấp cho nhiều cổng 10 BaseT, khi đó họ sẽ giảm được giá thành của một đường thuê bao ADSL. Bộ định tuyến sẽ nối giữa ADSL đầu thuê bao và thiết bị thuê bao khách hàng (hình 4.3).
Hình 4.3 Minh hoạ giải pháp dùng bộ định tuyến
Đối với các thuê bao đã kết nối qua đường ISDN tốc độ cơ sở muốn nâng cấp lên tốc độ cao hơn băng ADSL chúng ta có thể đa ra các giải pháp sau:
Hình 4.4 Minh hoạ chuyển đổi từ kết nối ISDN cơ sở sang modem ADSL
Giải pháp thứ nhất: Cung cấp các giao diện ISDN và ADSL cho khách hàng. Đây là khả năng nâng cấp đơn giản nhất bằng cách thay thế bộ đầu cuối ISDN bằng một bộ chuyển đổi ADSL, điều này có thể thực hiện được khi kết nối trực tiếp vào thiết bị thuê bao của khách hàng (CPE). Hầu hết các kết nối này đều lựa chọn giao diện 10 BaseT, do đó giải pháp chỉ có hiệu lực khi các nhà khai thác đều sẵn sàng cung cấp ISDN với giao diện này hay khách hàng phải sử dụng thêm thiết bị chuyển đổi đầu cuối ISDN có thể cung cấp giao diện này cho CPE. Một số nhà khai thác cũng cung cấp các chuẩn là giao diện S và giao diện RS232 cho việc kết nối với CPE (PC hoặc chuyển đổi đầu cuối). Giải pháp này chỉ giải quyết cho vấn đề kết nối vật lý và có thể thành công trong Internet chỉ khi nâng cấp dịch vụ. Tuy nhiên khi ISDN kết nối dịch vụ, có thể ảnh hưởng tới các tín hiệu của ADSL đến CPE, do đó các ứng dụng khác không tương thích sẽ phải được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào sử dụng.
Hình 4.5 Cung cấp các giao diện IDSN và POTS qua ADSL
Giải pháp thứ hai: Sử dụng không đồng thời ISDN và POTS qua ADSL
Chúng ta có thể tận dụng dịch vụ ISDN hoặc POTS có sẵn và cả một dịch vụ ADSL được phân chia trên cùng đường truyền. Giải pháp này đòi hỏi phổ của ADSL dịch chuyển từ tần số hiện tại tới tần số cao hơn phổ của ISDN. Đồng thời tính năng của bộ splitter phải thay đổi so với hệ thống ADSL ở tần số ban đầu. Xuất hiện việc giảm đáng kể phạm vi hoạt động của ADSL do tín hiệu bị suy hao nhiều ở tần số cao. Khi thực hiện, giải pháp này sẽ làm tăng lượng dây dẫn ở phía tổng đài do trên thực tế các card của ADSL, ISDN hoặc POTS khác nhau.
Các nhà khai thác cũng đưa ra bộ “splitter chung” cho phép khả năng tách tín hiệu POTS hoặc ISDN với độ rộng phổ ADSL cố định, tuy nhiên sẽ dẫn tới việc khi ADSL hoạt động chỉ sử dụng POTS sẽ không tối ưu. Trong giải pháp này, sẽ sử dụng một vài loại modem ADSL tự động điều chỉnh vùng phổ của tín hiệu truyền dẫn ADSL để thích ứng với hoặc bộ spltter chỉ sử dụng POTS hoặc bộ splitter “POTS hoặc ISDN”. Đồng thời việc sử dụng cả POTS và ISDN qua ADSL trên cùng một đường truyền sẽ dẫn đến việc phải phân phối phổ, vấn đề dự phòng.
Hình 4.6: Sử dụng không đồng thời ISDN và POTS qua ADSL
Giải pháp thứ ba: ISDN qua ADSL
Trong giải pháp này bộ splitter chỉ dùng ISDN mà không dùng POTS có thể đơn giản hơn giải pháp trên. Tuy nhiên giải pháp này đòi hỏi khách hàng có điện thoại số như một phần của dịch vụ ISDN. Điều này luôn thực hiện được trong trường hợp nếu họ đang thuê bao truy nhập Internet của ISDN.
Phổ ADSL bị chuyển từ băng tần thấp 20-40 kHz tới bắt đầu ở băng tần 140kHz. Do đó việc thiết kế các bộ splitter sẽ đặt vùng tín hiệu ADSL lên trên 140 kHz hoặc hơn nữa, điều này cho phép sử dụng cả hai mã đường truyền ISDN 2B1Q và 4B3T trên hệ thống. Thiết kế splitter đơn giản hơn ở giải pháp 2 do chỉ cần cân bằng trở kháng ISDN, không có trở kháng của POTS gây phức tạp cho hoạt động của mạng.
Hình 4.7 Cung cấp IDSN trên ADSL
Giải pháp thứ tư: Ghép ISDN trong ADSL
Hình 4.8 Cung cấp dịch vụ IDSN qua ADSL
Không có đủ các đường truyền ISDN mà phải gắn chung với CPE là điều thường xảy ra đối với các nhà cung cấp dịch vụ ISDN. Tuy nhiên trong trờng hợp đó, đường thuê bao thoại vẫn được duy trì tại băng tần POTS analog.
Việc ghép nguyên cả dung dung lượng ISDN (160 kbit/s) sẽ không ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động của hệ thống ADSL sử dụng xoá tiếng vọng do băng tần cả chiều đi và về có thể chồng lên nhau và bắt đầu khoảng 10 đến 40 kHz (phụ thuộc vào bộ splitter). Tuy nhiên việc ghép này lại có thể ảnh hưởng tới bộ ADSL sử dụng FDM khi phải tăng kênh đi từ 16 kbit/s lên 160 kbit/s cho đủ dung lượng ISDN. Sau khi tăng kênh hướng đi lớn hơn, đường về sẽ phải chuyển từ khoảng 50 kHz tới 85-100 kHz. Nó sẽ suy hao khoảng 2-3 dB (<300m trên cáp 0,5mm). Dù sao nếu ISDN và truy nhập Internet tốc độ cao đòi hỏi hoạt động đồng thời, dung lượng hướng đi gồm cả dung lượng ISDN và Internet. Điều này có thể có những ảnh hưởng quan trọng trong phạm vị hoạt động khi dùng FDM nhng sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động khi dùng xoá tiếng vọng (Echo cancellation).
Giải pháp này cho phép cả dịch vụ thoại băng tần POTS analog và khả năng kênh thoại qua ISDN số (đường POTS thứ 2). Nếu chỉ cần một đường thoại thì khi đó khả năng có kênh thoại tương tự sẽ được bỏ qua để tăng phổ cho đường truyền ADSL. ISDN trong ADSL sẽ cung cấp cho khách hàng một kênh thoại số 64 kbit/s. Như vậy có thể làm phổ ADSL giảm xuống gần với DC nơi mà suy hao tín hiệu là thấp nhất. Điều này sẽ làm hệ thống ADSL giành lại ít nhiều phần suy hao bị mất do phải gánh cả phần ISDN. Và điều này cũng tránh việc phải sử dụng bộ splitter cho POTS. Dù sao khi làm việc này cũng làm mất đường POTS.
Việc sử dụng kỹ thuật ADSL là giải pháp trước mắt có thể giải quyết vấn đề tăng khả năng truy nhập mạng trong dịch vụ loại có đặc thù không đối xứng này. Trong các trường hợp yêu cầu kết nối đối xứng, giải pháp kỹ thuật hay được sử dụng là HDSL. Một ví dụ cụ thể là sử dụng HDSL cho phép khả năng đơn giản để có thể kết nối hai mạng máy tính cục bộ với nhau. Giao diện kết nối phải là giao diện 10 BaseT thông thường các nhà cung cấp thiết bị có các giao diện này ở các modem cung cấp cho khách hàng. Như vậy việc kết nối này có thể tạo liên kết cho các mạng LAN ở khoảng cách không xa phạm vi phụ thuộc vào loại cáp sử dụng (hình 4.9).
Hình 4.9: Kết nối trực tiếp giữa các mạng LAN
Nếu mạng hiện tại sử dụng tổng đài PABX thì ta có thể ghép thêm modem HDSL để có thể truyền dữ liệu trên mạng. Giao diện với máy chủ là X21 và với mạng LAN thông thường là 10 BaseT. Như vậy vẫn có thể thiết lập nhanh các đường truyền dữ liệu mà không ảnh hưởng tới các kênh thoại (hình 4.10).
Hình 4.10 Kết nối các tổng đài PABX và tải dữ liệu trên cùng một đường truyền
Dựa trên mạng cáp đồng và hệ thống chuyển mạch hiện đang hoạt động, kết hợp với kỹ thuật HDSL có thể liên kết các mạng LAN máy tính, các tổng đài PABX thành một mạng riêng lớn không giới hạn về vị trí.Việc sử dụng các kỹ thuật xDSL tận dụng được băng tần của mạng cáp đồng hiện nay để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao. Góp phần khai thác thêm các dịch vụ mới trên mạng. Dịch vụ chính được cải thiện một cách đáng kể khi sử dụng kỹ thuật xDSL là dịch vụ Internet. Trong dịch vụ Internet kỹ thuật xDSL có hai ưu điểm là: có khả năng cung cấp kết nối Interrnet gần như tức thời cho thuê bao và cho phép thuê bao truy nhập dữ liệu với tốc độ cao.
Kết luận :Trên cơ sở phân tích nhu cầu viễn thông trong tương lai và những bước phát triển của các kỹ thuật DSL có thể thấy rõ kỹ thuật này có khả năng đáp ứng được các nhu cầu truy nhập thông tin băng rộng trong những năm tới ở Việt Nam.
Với khoảng cách truyền trung bình và ngắn nên DSL rất phù hợp khi áp dụng trong mạng truy nhập. Như vậy có thể tận dụng được lượng cáp đồng lớn hiện nay đang được sử dụng cho các đường thuê bao điện thoại. Tuy nhiên vẫn có một số yêu cầu đối với các dây dẫn cáp đồng như là phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành, loại bỏ các cuộn gia cảm thường thấy trong mạch thoại, giảm các đường kết nối song song...
Kỹ thuật DSL có thể cung cấp các dịch vụ đa dạng về chủng loại, linh hoạt về tốc độ truy nhập, khoảng cách và phù hợp với từng tính chất của dịch vụ do phân thành truyền đối xứng và không đối xứng.
Đồng thời kỹ thuật DSL là giải pháp trung gian vừa nâng cao lợi ích kinh tế, vừa đảm bảo về mặt kỹ thuật trong quá trình quang hoá mạng truy nhập. DSL có thể dùng kết hợp với mạng quang tạo nên khả năng phân phối dịch vụ rộng hơn và hiệu quả hơn.
4.5 Chương trình mô phỏng tính toán dung lượng đường truyền ADSL
4.5.1 Mục đích của chương trình
Dựa trên lý thuyết về dung lượng đường truyền, em đã xây dựng chương trình tính toán dung lượng đường truyền ADSL với mục đích minh hoạ dung lượng truyền dẫn của một số loại mạch vòng chuẩn, đồng thời cũng xem xét các ảnh hưởng của các tham số bên ngoài (như nhiễu, khoảng cách truyền dẫn…) lên đường truyền ADSL.
4.5.2 Cấu trúc chương trình
Cấu trúc của chương trình được chỉ ra trong hình 4.11. Bây giờ ta đi xem xét cụ thể từng modul chương trình.
Chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình MATLAB, nó được chia thành 3 khối chính:
Khối tạo dữ liệu
Khối tính toán
Khối hiển thị kết quả
* Khối tạo dữ liệu
Khối này bao gồm các file trong thư mục ADSL\Tinhtoan\Taodulieu. Chức năng chủ yếu là tạo ra các các mạch vòng chuẩn và các tham số của chúng để phục vụ tính toán.
* Khối tính toán
Khối này gồm các file trong thư mục ADSL\Tinhtoan\Tinhtoandulieu. Chứcnăng của khối này là sử dụng các dữ liệu trong khối tạo dữ liệu để tính toán dung lượng đường truyền của một mạch vòng cụ thể.
* Khối hiển thị kết quả
Hình 4.11 Sơ đồ cấu trúc của chương trình tính toán dung lượng đường truyền ADSL
Khối này thực hiện chức năng biểu thị kết quả đã thu được từ khối tính toán lên các của sổ hiển thị bằng đồ thị hoặc bằng con số cụ thể. Từ khối này ta có thể thực hiện các tương tác tới khối tạo dữ liệu và khối tính toán để có được những thông số cần thiết.
Để làm rõ hơn khối này, ta đi vào mô tả cụ thể từng phần trong sơ đồ cấu trúc của chương trình như chỉ ra trong hình 4.11. Đây cũng chính là cách thực hiện chương trình
* Khởi động chương trình
Đầu tiên, khởi động MALAB, tạo đường dẫn đến thư mục ADSL, gõ lệnh menu, cửa sổ khởi động chương trình xuất hiện như hình 4.12.
Hình 4.12 Cửa sổ khởi động chương trình
Trong cửa sổ này có hai phím chức năng : phím START là bắt đầu thực hiện chương trình, phím EXIT là thoát khỏi toàn bộ chương trình.
* Bảng kết quả
Chức năng: hiển thị các kết quả đã tính trước đây (Hình 4.13).
Hình 4.13 Bảng kết quả tính toán
Trên bảng này có các phím chức năng như:
Tạo mới: Khi nút này được kích hoạt, nó sẽ gọi một cửa sổ (Hình 4.14), trên đó chứa các tham số của một cuộc thử nghiệm của một mạch vòng, các tham số này có thể thay đổi được. Khi đã thay đổi các tham số cho phù hợ với đường truyền mình cần tính toán, nhấn nút chấp nhận, chương trình sẽ thực hiện tính toán và hiển thị kết quả trên bảng kết quả, nếu đánh dấu vào hộp vẽ chi tiết thì ngoài việc cập nhập kết quả, chương trình còn thực hiện vẽ chi tiết phổ trên màn hình hiển thị chính.
Vẽ chi tiết: Để thực hiện được việc này, bạn phải chọn một cấu hình mạch vòng đã có trong bảng kết quả bằng cách nhấn chuột vào hộp lựa chọn. Khi kích hoạt nút này, các thông số chi tiết của mạch vòng sẽ được trình bày trên của sổ mà hình hiển thị chính.
Xoá: xoá những kết quả mà bạn đã đánh dấu trong các hộp kiểm.
Ngoài ra còn có các chức năng hỗ trợ hiển thị, như hiển thị theo loại mạch vòng, loại song công, theo khoảng cách ....
Thoát: thoát khỏi cửa sổ này.
Hình 4.14 Cửa sổ tạo mới
* Cửa sổ hiển thị chính
Cửa sổ này hiển thị chi tiết PSD của tín hiệu thu, phát, xuyên âm và cấu hình trực quan của mạch vòng cũng như các kết quả tính toán khác (Hình 4.15).
Hình 4.15 Màn hình hiển thị chính của chương trình
Trên của sổ này có những tương tác như:
Menu các tham số: có hai chức năng là:
Thay đổi mạch vòng: gọi cửa sổ các tham số của mạch vòng để ta có thể xem và thay đổi chúng theo ý của ta. Cũng tương tự như chức năng tạo mới ở cửa sổ bảng kết quả, chỉ khác ở chỗ là ta có thể lựa chọn là có hiển thị trong bảng kết quả không mà thôi.
Thay đổi tham số: chức năng này liên kết với cửa sổ thay đổi tham số (Hình 4.16). Trong cửa sổ này, ta có thể thay đổi tham số chiều dài, số lượng nhiễu, và các loại nhiễu để thấy được sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh lên tín hiệu như thế nào.
Ngoài ra, trong đồ thị vẽ PSD của các loại tín hiệu, bạn có thể biết được giá trị cụ thể của tín hiệu ở từng điểm trên đồ thị bằng cách nhấn phải chuột vào điểm mà bạn cần biết (Hình 4.17).
Hình 4.16 Thay đổi tham số
Hình 4.17 Xem giá trị
Kết luận : Trên cơ sở phân tích nhu cầu viễn thông trong tương lai và những bước phát triển của các kỹ thuật DSL, đặc biệt là ADSL có thể thấy rõ kỹ thuật này có khả năng đáp ứng được các nhu cầu truy nhập thông tin băng rộng trong những năm tới ở Việt Nam.
Với khoảng cách truyền trung bình và ngắn nên DSL rất phù hợp khi áp dụng trong mạng truy nhập. Như vậy có thể tận dụng được lượng cáp đồng lớn hiện nay đang được sử dụng cho các đường thuê bao điện thoại. Tuy nhiên vậy vẫn có một số yêu cầu đối với các dây dẫn cáp đồng như là phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành, loại bỏ các cuộn gia cảm thường thấy trong mạch thoại, giảm các đường kết nối song song...
Kỹ thuật DSL có thể cung cấp các dịch vụ đa dạng về chủng loại, linh hoạt về tốc độ truy nhập, khoảng cách và phù hợp với từng tính chất của dịch vụ do phân thành truyền đối xứng và không đối xứng.
Đồng thời kỹ thuật DSL là giải pháp trung gian vừa nâng cao lợi ích kinh tế, vừa đảm bảo về mặt kỹ thuật trong quá trình quang hoá mạng truy nhập. DSL có thể dùng kết hợp với mạng quang tạo nên khả năng phân phối dịch vụ rộng hơn và hiệu quả hơn.
Mục lục
Lời mở đầu................................................................................................................3
Chữ viết tắt................................................................................................................5
Kết luận
Qua việc nghiên cứu về ADSL có thể thấy rằng đây là một công nghệ hấp dẫn cho các nhà phát triển viễn thông. Do khả năng triển khai trên mạng điện thoại nên có thể tận dụng mạng cáp truy nhập sẵn có mà không phải đầu tư nhiều, sử dụng kỹ thuật ADSL có thể cung cấp các dịch vụ băng rộng tới khách hàng như truy nhập Internet tốc độ cao, VOD và các dịch vụ khác mà không phải cáp quang hoá hoàn toàn mạng truy nhập. Với tình trạng tắc nghẽn đang gia tăng trong mạng thoại hiện nay do việc truyền dữ liệu trên mạng thì ADSL được coi là giải pháp để giải quyết vấn đề trên.Với tiến bộ của kỹ thuật càng ngày giá thành thiết bị càng giảm nhanh chóng, hoạt động tương thích giữa các thiết bị do tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và dễ dàng lắp đặt cho cả người sử dụng nên công nghệ ADSL xứng đáng được coi là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho việc xây dựng mạng truy nhập băng rộng.
Hiện nay ADSL đang được thử nghiệm tại Việt Nam, để có thể triển khai thành công cần chú ý một số điểm sau: Thứ nhất, cần ban hành những tiêu chuẩn riêng của ngành cho các thiết bị DSL và quy trình đo kiểm các thiết bị để các sản phẩm DSL có khả năng hoạt động tương thích với nhau tạo thuận lợi cho các khách hàng và cả các nhà sản xuất. Thứ hai, phải xây dựng các quy trình đo kiểm chất lượng đường dây và môi trường nhiễu tác động lên đôi dây trước khi triển khai dịch vụ để có thể triển khai đại trà và lựa chọn công nghệ DSL phù hợp cho từng khu vực khách hàng.
Tóm lại, với đầy đủ các đặc trưng của mình, công nghệ ADSL và một số công nghệ khác thuộc họ DSL là sự lựa chọn tốt nhất để triển khai ngay mạng truy nhập băng rộng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mặc dù xây dựng mạng quang hoá hoàn toàn vẫn là mơ ước của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng công nghệ xDSL hỗ trợ rất tốt cho mạng truy nhập quang (ví dụ công nghệ VDSL). Các công nghệ xDSL mà đặc biệt là công nghệ ADSL ngày càng tỏ ra hoàn thiện, đã và đang phát triển nhanh trên thế giới chứng tỏ khả năng phát triển lâu dài của công nghệ DSL trong tương lai.
Các chữ viết tắt
2B1Q
2-binary, 1Quaternary
Mã 2B1Q
AAL
ATM Adaptaion Layer
Lớp thích ứng ATM
ADC
Analog Digital Conversion
Bộ chuyển đổi tương tự-số
ADSL
Asymmetric DSL
Dây thuê bao số không đối xứng
AM
Amplitude Modulation
Điều chế biên độ
AMI
Alternate Mark Inversion
Mã đảo dấu luân phiên
ANSI
American National Standards Institute
Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ
ATM
Asynchronous Transfer Mode
Phương thức truyền dẫn không đồng bộ
ATM 25
Asynchronous Transfer Mode 25Mbit/s
Một phiên bản ATM 25 Mbit/s
ATU
ADSL Transmission Unit
Khối truyền dẫn ADSL
ATU-C
ADSL Transmission Unit-CO
Khối truyền dẫn ADSL phía tổng đài
ATU-R
ADSL Transmission Unit-Remote
Khối truyền dẫn ADSL phía thuê bao xa
AWGN
Add White Gauss Noise
Nhiễu tạp âm Gauss trắng cộng
Backbone
Hệ thống truyền thông kết nối nhiều thiết bị mạng với nhau có tốc độ truyền dẫn cao
Bit/s
bit per second
Bit trên giây
BER
Bit error rate
Tỉ lệ lỗi bit
BRA
Basic Rate Access
Sự truy cập tốc độ cơ sở
BRI
Basic Rate Interface
Giao diện tốc độ cơ sở
Bridge tap
Cầu nối rẽ là nhánh của đôi dây xoắn không kết cuối được đưa vào để mở rộng mạch vòng thuê bao
CAP
Carrierless Aplitude Phase modulation
Điều chế biên độ pha không sử dụng sóng mang
CATV
Cable television
Truyền hình cáp
CDMA
Code Division Multiple Access
Kỹ thuật đa truy nhập phân kênh theo mã
CLEC
Competitive Local Exchange Carrier
Công ty viễn thông nội hạt cạnh tranh
CO
Central Offices
Trung tâm chuyển mạch hoặc tổng đài nội hạt
CPE
CustomerPremises Equipment
Thiết bị kết cuối truyền thông tại nhà thuê bao
DBS
Direct Broadcast Satellite
Hệ thống quảng bá trực tiếp từ vệ tinh
DCS
Digital Cross-connect System
Hệ thống nối chéo số
DLC
Digital Loop Carrier
Hệ thống truyền dẫn số trên mạch vòng thuê bao
DMT
Discrete Multitone
Điều chế đa âm tần rời rạc
DSL
Digital Subscriber Line
Đường dây thuê bao số
DSLAM
DSL Access Module
Khối ghép kênh truy nhập DSL
DWDM
Density WaveDivision Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo bước sóng mật độ cao
DWMT
Discrete Wavelet Multitone
Điều chế đa tần sóng rời rạc
E1
Đường truyền tốc độ 2,048 Mbit/s theo tiêu chuẩn châu Âu
EC
Echo Canceller
Thiết bị khử tiếng vọng
ETSI
European Telecommunications Standard Institute
Viện tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu
Fast-retrain
Thủ tục được thiết lập giữa các modem G.Lite để đảm bảo tốc độ hoạt động tốt nhất theo trạng thái đường dây
FCC
Federal Communications Commision
Uỷ ban Viễn thông liên bang Mỹ trực thuộc chính phủ đưa ra các qui định cho ngành công nghiệp viễn thông, vô tuyến và truyền hình
FDD
Frequency Division Duplexed
Phương thức truyền dẫn song công phân chia theo tần số
FDM
Frequency Division Modullation
Ghép kênh phân chia theo tần số
FEC
Forward Error Correction
Sửa lỗi trước
FEXT
Far End Crosstalk
Xuyên âm đầu xa
FSAN
Full Service Access Network
Mạng truy nhập đầy đủ dịch vụ
FSK
Frequency Shift Keying
Khoá pha theo tần số
FSN
Full Service Network
Mạng truyền thông cung cấp cả dịch vụ băng rộng và dịch vụ băng hẹp
FTTB
Fiber To The Building
Cáp quang đến toà nhà
FTTCab
Fiber To The Carbinet
Cáp quang đến Cabinet
FTTC
Fiber To The Curb
Cáp quang tới cụm dân cư
FTTH
Fiber To The Home
Cáp quang tới tận nhà thuê bao
FTTO
Fiber To The Office
Cáp quang tới các cơ quan nhỏ
FTTEx
Fiber to the Exchange
Cáp quang đến tổng đài
Guardband
Băng tần bảo vệ
Handshake
Thủ tục bắt tay
HDSL
High-bit-rate DSL
Đường dây thuê bao số tốc độ bit cao
HDTV
High Definition Television
Truyền hình độ phân giải cao
HFC
Hybrid Fiber-Coax
Mạng lai cáp đồng trục
HPF
High Pass Filter
Bộ lọc thông cao
HPPI
High Performance Parallel Interface
Giao diện song song hiệu năng cao
HTU-C
High-bit-rate Terminal unit Central office
Đơn vị đầu cuối tốc độ bit cao thuộc tổng đài
Hub
Khối trung tâm
HTU-R
High-bit-rate Terminal unit Remote
Đơn vị đầu cuối tốc độ bit cao thuộc thuê bao xa
IEEE
Institute of Electrical and Electronics Engineers
Hiệp hội kỹ sư điện và điện tử
ILEC
Incumbent Local Exchange Carrier
Công ty viễn thông nội hạt độc quyền
IP
Internet Protocol
Giao thức Internet
IDSL
IDSN DSL
Công nghệ đường dây thuê bao số tốc độ 128 kbit/s
ISDN
Intergrated Services Digital Network
Mạng số đa dịch vụ
ISI
InterSymbol Interference
Nhiễu giao thoa giữa các ký tự
ISP
Internet Service Provider
Nhà cung cấp dịch vụ Internet
ITU
Interntional Telecommunications Union
Tổ chức viễn thông quốc tế
IVOD
Interactive Video On Demand
Dịch vụ video theo yêu cầu tương tác
LAN
Local Area Network
Mạng cục bộ
LMDS
Local Multipoint Distribution System
Hệ thống phân bố đa điểm nội hạt
LPF
Low Pass Filter
Bộ lọc thông thấp
LTU
Line Terminal Unit
Khối kết cuối đường dây
MDF
Main Distribution Frame
Giá phối dây chính
MDSL
Multirate Digital Subscriber Line
Đường dây thuê bao số đa tốc độ
MMDS
Multichanel Multipoint Distribution System
Hệ thống phân phối đa điểm đa kênh
MPEG
Motion Picture Experts Group
Nhóm chuyên gia hình ảnh động
MODEM
Modulation/Demodulation
Điều chế/giải điều chế
MUX
Multiplexer
Bộ ghép kênh
NEXT
Near End Crosstalk
Xuyên âm đầu gần
NIC
Network Interface Card
Card giao diện mạng
NID
Network Interface Device
Thiết bị giao diện mạng
NRZ
Non Return Zeror
Mã đường truyền NRZ
NSP
Network Service Provider
Nhà cung cấp dịch vụ mạng
NT
Network Termination
Kết cuối mạng
NTU
Network Termination Unit
Khối kết cuối mạng
NVOD
Near Video On Demand
Dịch vụ video gần theo yêu cầu
ONU
Optical Network Unit
Đơn vị mạng quang
PAM
Pulse Amplitude
Modulatedtion
Điều chế biên độ xung
PBX
Private Branch Exchange
Tổng đài cơ quan (nội bộ)
PON
Pasive Optical Network
Mạng quang thụ động
POTS
Plain Old Telephone Service
Dịch vụ thoại thông thường
PPP
Piont-to-Point Protocoll
Giao thức điểm nối điểm
PRA
Primary Rate Access
Truy cập tốc độ sơ cấp
PRI
Prymary Rate Interface
Giao diện tốc độ sơ cấp
PSD
Power Spectral Density
Mật độ phổ công suất
PSTN
Public Switch Telephone Network
Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
QAM
Quarature Amplitude Modullation
Điều chế biên độ cầu phương
QoS
Quality of Service
Chất lượng của dịch vụ
QPSK
Quadrature Phase Shift Keying
Khoá dịch pha cầu phương
RADSL
Rate AdaptiveDigital Subscriber Line
Đườn dây thuê bao số thích ứng tốc độ
RJ.45
Modul kết nối 8 dây tiêu chuẩn
RF
Radio Frequency
Tần số vô tuyến
RFI
Radio Frequency Interference
Nhiễu tần số vô tuyến
RT
Remote Terminal
Thiết bị đầu cuối xa
SDSL
Single pair DSL
Mạch vòng thuê bao số một đôi sợi
SNR
Signal Noise Ratio
Tỷ số tín hiệu trên nhiễu
SVC
Switched Virtual Channel
Kênh chuyển mạch ảo
SYN
Synchronization Symbol
Ký hiệu đồng bộ
TCM
Trellis Code Modulation
Điều chế được mã hoá lưới
TDD
Time Division Duplexed
Phương thức truyền dẫn song công phân chia theo thời gian
TDM
Time Division Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo thời gian
UTP
Unshielded Twisted Pair
Đôi dây xoắn không bọc kim
VC
Virtual Channel
Kênh ảo
VDSL
Very High-speed DSL
Mạng thuê bao số tốc độ rất cao
VoD
Video on Demand
Video theo yêu cầu
VoDSL
Voice overDSL
Dịch vụ thoại qua DSL
VTU-O
VDSL Termination Unit-Center Office
Khối đầu cuối VDSL phía tổng đài
VTU-R
VDSL Termination Unit-Remote Subsriber
Khối đầu cuối VDSL phía khách hàng
WLL
Wireless Local Loop
Mạch vòng vô tuyến nội hạt
xDSL
x Digital Subscriber Loop
Họ công nghệ đường dây thuê bao số
Tài liệu tham khảo
[1] “ADSL & DSL Technology” Walter Goralski- McGraw-Hill, 1998.
[2] “The DSL Sourcebook” Paradyne Corporation.
[3] “xDSL Architecture” Padman and Warrier BalajiKumar.
[4] “ Understanding Digital Subscriber line Technology” Thomas Starr, John M.Cioffi, Peter Silverman
[5] “ Báo hiệu và truyền dẫn số của mạch vòng thuê bao” Whitham D.Reeve
[6] “Mạng truy nhập Công nghệ và giao diện V.5” Trần Nam Bình, Nguyễn Thanh Việt, NXB Bưu điện.
[7] “DSL Anywhere” DSL Forum
[8] “Dilivering xDSL” Lawrence Harte and Roman Kikta-McGraw-Hill.
[9] “Digital Subscriber Line (xDSL) FAQ v200010108” John Kvistoff.
[10] “Remote acces networks PSTN, ISDN, ADSL, Internet & Wireless” Chander Dhawan
[11] “Residential Broadband Nrtworks xDSL, HFC & Fixed Wireless Access” Uyless Black.
[12] “Competing for Throughput in the Local Loop” Zdzislaw Papir, Andrew Simmonds - IEEE Communications Magazine, 5/1999.
[13]“xDSL Loop Qualification and Testing” Walter Goralski, IEEE Communications Magazine 5/1999.
[14] “The development and Standardization of ADSL” Walter Y. Chen, IEEE Communications Magazine 5/1999.
[15] “Discrete Multitone (DMT) vs. Carrierless Amplitude/Phase (CAP) line Codes” Rupert Baines, Analog Devices, Inc 20/5/1997.
[16] “The Noise & Crosstalk Environment for ADSL & VDSL Systems” John W.Cook, Rob H.Kirkby, Martin g.Booth, Kevin T. Foster, Don E.A.Clarke and Gavin Young – IEEE Communications Magazine 5/1999.
[17] Bài giảng “Cơ sở truyền dẫn vi ba số” TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng.
[18] “ADSL/VDSL Principle” Dr. Dennis J. Rauschmayer, 1999.
[19] “VDSL : fiber-fast data transmission over copper pairs” P. Antoine, W.De Wilde, C.Gendarme, S.Schelstraete, P.Spruyt-Alcatel Telecommunications Rewiew, 4/2000.
[20] Bài báo “ Sử dụng kỹ thuật HDSL2 cho các dịch vụ E1 và T1 trên một đôi sợi đồng” KS. Nguyễn Vĩnh Nam-Tạp chí BCVT số 11 tháng10/2001.
[21] “IP/ATM Integrated Services over Broadband Access Copper Technologies” Arturo Azcorra, David Larrabeiti, Enrique J.Hernandez, Julio Berrocal, IEEE Communications Magazine 5/1999.
[22] Đề tài “Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật DSL cho mạng truy nhập Việt Nam” Mã số 110-99-TCT-AP-VT, Nguyễn Bá Hưng, Nguyễn Vĩnh Nam.
[23 ] Báo cáo đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ADSL và VDSL để xây dựng phương án tổ chức dịch vụ Video theo yêu cầu (Video on demand) trên mạng cáp thuê bao hiện có của mạng viễn thông Hà nội” kí hiệu 110-98-TCT-RD Bưu điện TP. Hà nội 5/2001.
[24 ] “Video over DSL” White paper. Revision1, 11/2001
[25] “Video over BPON with Intergreated VDSL” Ian Cooper, Vince Barker, Martin Andrews, Mick Bramhall, Peter Ball _ FUJITSU Sci. Tech.J.,37,1
6/ 2001
[26] “Video over DSL Architechture” P.Merriman, Alcatel Telecommunications Rewiew, 4/2000.
[27] Bài báo “Solution for delivering wired-line cable TV service and other broadband services over the existing copper cable access network in Hà nội” PTS. Nguyễn Minh Dân, ThS. Bùi Thiên Hà, KS. Nguyễn Xuân Thu trong hội nghị AIC Proceeding lần thứ 26, Hà nội 11/2001.
[28] “DSL confirmed as the world’s leading broadband technology” Point Topic annonced at DSL Forum meeting, 6/3/2002, Rome.
[29] Số liệu trong “Dự án triển khai DSL tại năm Tỉnh/ thành : Hà nội, TP-HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương” của VDC.
[30] “Residential Broadband Achitechture over ADSL & G.lite (G.999.2) PPP over ATM” Timothy C.Kwok, IEEE Magazine, 5/1999.
[31] “Very-High-Speed Digital Subscriber Lines” John M.Cioffi, Vladimir Oksman, Jean-Jacques Werner, Thierry Pollet, Paul M.P.Spruyt, Jacky S.Chow và Krista S. Jacobsen/ IEEE Communications Magazine 4/1999.
[32] Một số trang web chuyên ngành như : www.WebProForum.com, www.iec.org, www.xdsl.com, www.tuketu.com, www.dslforum.org....
[33] khuyến nghị ITU-T G.992.1, G 992.2,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29244.doc