Đồ án Khảo sát hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho KCN Biên Hòa II- Tỉnh Đồng Nai

5.2.2. Đối với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTNH - Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách về môi trường. - Thực hiện tốt công tác tập kết, phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh. - Thực hiện nghiêm túc Quy chế quản lý chất thải nguy hại: như đăng ký quản lý CTNH, hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý tiêu hủy CTNH, quản lý CTNH ngay từ nguồn phát sinh cho đến khi chúng được xử lý tiêu hủy hoàn toàn. - Từng bước cải thiện và nâng cấp các hệ thống tái chế, xử lý CTNH đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.

doc85 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho KCN Biên Hòa II- Tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy hại Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai đã tiến hành thẩm định hơn 15 doanh nghiệp có chức năng hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại, trong đó đã cấp Giấy phép quản lý chất thải nguy hại (thu gom, vận chuyển) cho 05 doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, bao gồm : Công ty TNHH Môi trường Xanh, Công ty TNHH Tân Đức Thảo, DNTN Lê Hoàng Tuấn, Công ty TNHH Thảo Thuận và Công ty CP Môi trường Việt Úc ; cấp Giấy phép quản lý chất thải nguy hại (thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại) cho 03 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bao gồm: Xí nghiệp dịch vụ Khu công nghiệp Sonadezi, DNTN Tân Phát Tài và Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đồng Nai. Trong quá trình hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại, các đơn vị này đều đã thực hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cụ thể như: thực hiện đúng hướng dẫn về đăng ký danh mục địa điểm, trang thiết bị, danh mục chất thải được phép thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng/lần về tình hình quản lý chất thải nguy hại tại cơ sở; thực hiện chương trình giám sát về bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại và đã được sự xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương. 3.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUẢN LÝ CTNH Theo qui định tại Quy chế quản lý CTNH ban hành theo Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống quản lý chất thải nguy hại có thể được mô tả như sau : Xử lý, tiêu hủy CTNH Chủ xử lý, tiêu hủy CTNH Cơ quan quản lý Chất thải nguy hại Đăng ký chủ nguồn thải CTNH Thu gom, vận chuyển CTNH Chủ nguồn thải CTNH Chủ thu gom, vận chuyển CTNH Chi chú: : Thực hiện : Quản lý : Trách nhiệm liên quan Hình 11 : Hệ thống quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Quyết định 155/1999/QĐ-TTg Theo sơ đồ trên, trách nhiệm của từng đối tượng sẽ là : (1) Chủ nguồn thải CTNH : - Đăng ký chủ nguồn thải CTNH. - Thu gom, phân loại CTNH tại nguồn. - Ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH. - Chịu trách nhiệm về CTNH của đơn vị từ nguồn thải cho đến nơi tiêu hủy cuối cùng. - Báo cáo tình hình quản lý CTNH định kỳ với cơ quan quản lý. (2) Chủ thu gom, vận chuyển CTNH : - Đăng ký chức năng với cơ quan quản lý. - Thu gom, vận chuyển đúng số lượng và chủng loại CTNH ghi trong chứng từ CTNH. - Hoàn tất các thủ tục về chứng từ CTNH. - Sử dụng các phương tiện thu gom đúng theo chủng loại CTNH. - Chuyển giao CTNH cho các chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH được chỉ định trong chứng từ CTNH. - Báo cáo với cơ quan quản lý theo đúng mẫu và thời hạn qui định trong Sổ đăng ký. (3) Chủ lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH : - Đăng ký chức năng với cơ quan quản lý. - Sử dụng các phương tiện, biện pháp, công nghệ lưu giữ, xử lý tiêu hủy CTNH phù hợp với giấy phép hoạt động do cơ quan quản lý qui định. - Tiếp nhận và xử lý các CTNH được chuyển giao theo đúng các chứng từ CTNH. - Hoàn tất các thủ tục về chứng từ CTNH. - Đào tạo nhân viên kỹ thuật tham gia hoạt động lưu giữ, xử lý, tiêu hủy đáp ứng đúng các yêu cầu của cơ quan quản lý. - Báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý. Trên cơ sở Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải nguy hại, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định 2582/2001/QĐ.CT.UBT nhằm cụ thể hóa qui chế quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh. Việc quản lý CTNH được thực hiện đúng theo trình tự hướng dẫn tại Quyết định 155/1999/QĐ-TTg. 3.3.1. Kết quả đạt được qua thời gian thực hiện quy chế quản lý CTNH tại KCN Biên Hòa II Qua thời gian triển khai thực hiện quy chế quản lý chất thải nguy hại theo những qui định cụ thể tại các văn bản pháp quy hiện hành, về cơ bản, công tác quản lý nhà nước về chất thải nguy hại tại KCN Biên Hoà II cũng đã được đạt được một số kết quả sau : - Đã tiến hành đánh giá được một cách cụ thể mặt định tính nói chung và tương đối về mặt định lượng nói riêng các loại chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN. - Đã tiến hành thẩm định và cấp sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho 22 doanh nghiệp; thẩm định và cấp giấy phép thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại cho 8 doanh nghiệp (trong đó có 05 doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh và 03 doanh nghiệp tại Đồng Nai); Đã bắt đầu triển khai xây dựng thử nghiệm các mô - đun chôn lấp chất thải công nghiệp trên diện tích 2,1 ha trong tổng số 100 ha tại khu liên hợp xử lý chất thải công nghiệp thuộc xã Giang Điền, huyện Trảng Bom do Công ty phát triển khu công nghiệp Biên Hòa (SONADEZI) làm chủ đầu tư. - Thông qua các chương trình bảo vệ môi trường, các cơ quan thông tin đại chúng, đã phổ biến rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động phát sinh chất thải công nghiệp trong sản xuất, qua đó tự kiểm soát và giám sát chất thải nguy hại cho đến khi chúng đựơc xử lý, tiêu hủy hoàn toàn nhằm bảo vệ môi trường cũng như nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm của chính doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. - Từng bước kiểm soát được sự luân chuyển chất thải theo chu kỳ được hoạch định : thu gom, vận chuyển, lưu giữ xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại từ chủ nguồn thải đến các đơn vị xử lý, tiêu hủy. - Chất thải nguy hại có khả năng tái sinh phục vụ cho các loại hình sản xuất khác như: dung môi hữu cơ, dầu khoáng, bao bì thùng chứa chất thải nguy hại,... đã được tận dung một cách triệt để, thông qua các đơn vị có chức năng tái sử dụng chất thải nguy hại. 3.3.2. Các vấn đề còn tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chất thải nguy hại trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, có thể nêu một cách khái quát như sau : Về nhân sự - Tại doanh nghiệp : quá ít doanh nghiệp có nhân sự có chuyên môn về chất thải nguy hại để có thể nhận định chính xác chất thải như thế nào là nguy hại. Vấn đề này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong lúc kê khai CTNH và khó khăn cho cơ quan quản lý trong lúc thẩm định tờ khai CTNH của doanh nghiệp (bảng kê khai không đúng, phải tốn nhiều thời gian hướng dẫn, khảo sát). - Tại cơ quan quản lý (Sở Tài nguyên và Môi trường) : có nhân sự chuyên môn về hóa chất nhưng số lượng ít (2/8 người). Công tác quản lý CTNH Mất nhiều thời gian cho việc đăng ký, khảo sát tất cả các nguồn thải phát sinh. Thiếu kinh phí để xác định tính nguy hại của chất thải. Công tác quản lý hiện nay được thực hiện bằng sổ sách, chưa có biện pháp khoa học. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu buộc doanh nghiệp phải kê khai các nguồn phát sinh chất thải (chủ yếu dựa vào nhận thức của doanh nghiệp), việc kiểm tra, giám sát còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng xử lý CTNH Cơ sở hạ tầng để xử lý chất thải nguy hại còn thiếu thốn, không đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải. Hiện nay, xử lý chất thải nguy hại chủ yếu là thu hồi, tái sử dụng và lưu giữ chờ chôn lấp, chưa thực hiện được các phương pháp xử lý khác một cách phổ biến. Công tác kiểm tra, giám sát Chế độ kiểm tra, giám sát, cưỡng chế thi hành luật lệ chưa đủ mạnh, thiếu sự phối hợp giữa các ngành có liên quan. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp Thiếu đầu tư kinh phí cho các hoạt động nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp KCN. Có rất ít các đơn vị khoa học (Viện nghiên cứu, Trường Đại học) tham gia vào công tác quản lý CTNH để từ đó có những đề tài, công trình nghiên cứu chuyên sâu về CTNH. 3.3.2.1. Một số điểm hạn chế của các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại a. Hạn chế của Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 Thủ tục đăng ký quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải và các loại giấy phép về môi trường cho hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH không tương thích với thủ tục cấp phép (phụ lục 2A, 2B) , đặc biệt là các nội dung thể hiện phần khai chung của biễu mẫu hướng dẫn (Ví dụ phải xác định thành phần của CTNH bao gồm những chất gì). Danh mục chất thải nguy hại chưa quy định cụ thể trong việc xác định : - Giới hạn nguy hại của từng loại chất thải nguy hại. Một số chỉ tiêu như Hg, Pb, cao. Do đó hỗn hợp CTNH chứa những chất này không được xếp vào loại CTNH nếu hàm lượng còn nằm trong giới hạn nhưng thực tế lại có tính độc hại cao, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý. - Khó xác định chất thải nguy hại và không nguy hại trong việc đăng ký quản lý CTNH (giữa các chất thải thuộc danh mục danh mục B, giữa các chất thải danh mục A và danh mục B). - Một số nội dung chú thích của danh mục chất thải nguy hại chưa đầy đủ trong công tác khai báo đăng ký chủ nguồn thải CTNH. - Danh mục chất thải không nguy hại không thể hiện mã hạng mục B4010. Vì vậy không thể tham khảo, đối chiếu được với danh mục chất thải nguy hại tương đương A4070 (thể hiện các dạng chất thải từ quá trình sản xuất và sử dụng mực, phẩm nhuộm, chất màu, sơn, quang dầu, vecni..). Quyết định 155/1999/QĐ-TTg quy định CTNH phải được giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý. Quy định này không cho phép trao đổi CTNH như là nguồn nguyên liệu. Quyết định 155/1999/QĐ-TTg được ban hành vào năm 1999, đến nay đã qua thời gian 6 năm triển khai thực hiện nhưng vẫn chưa có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. b. Hạn chế của Quy chế quản lý CTNH của Đồng Nai (do UBND Tỉnh ban hành) Quy chế quản lý CTNH của Tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 2582/2001/QĐ.CT.UBT ngày 30/7/2001) nhằm cụ thể hóa quy chế của Trung ương để thực hiện trên địa bàn địa phương. Ngoài một số điểm hạn chế đã nêu như trên, Quy chế của Tỉnh còn có mặt hạn chế về tổ chức thực hiện quản lý CTNH Hệ thống quản lý chất thải nguy hại trong KCN quá bó hẹp: Các đơn vị chức năng chưa tham gia đầy đủ, chỉ có sự tham gia chủ yếu của Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Quy trình chưa được thống nhất và phân định chức năng chưa rõ ràng. Thiếu vai trò của Ban Quản lý các KCN (là đơn vị có trách nhiệm quản lý trực tiếp các KCN) và sự tham gia rộng rãi của các ngành chuyên môn khác. 3.3.2.2. Các vấn đề tồn tại về công tác quản lý nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế quản lý chất thải nguy hại Tỉ lệ đăng ký quản lý chất thải của chủ nguồn thải còn thấp : 19% (22/120 doanh nghiệp), nên việc đánh giá về tình hình phát sinh CTNH còn chưa đạt độ chính xác cao. Chưa tiến hành các hoạt động thẩm định, đánh giá hiệu quả các công trình xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại nhằm đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại. Chưa có các tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét đánh giá các giải pháp xử lý chất thải nguy hại theo Quy chế Quản lý chất thải nguy hại, cụ thể như : tiêu chí để xác định chất thải được tiếp nhận vào bãi chôn lấp an toàn sau khi đã qua công đoạn xử lý hóa lý, tiêu chí để xác định nguyên tắc đốt tiêu hủy (tiêu chuẩn khí thải, thẩm định công nghệ đốt,...), tiêu chí để tận thu, tái sử dụng kim loại nặng,... Chưa ban hành hướng dẫn xây dựng phương án chi phí xử lý liên quan đến chất thải nguy hại, tạo cơ sở pháp lý để quản lý thống nhất các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát chất thải nguy hại. Hiện nay, quy trình quản lý CTNH đang được áp dụng từng bước, khó tránh khỏi có những bất cập trong công tác kiểm tra, giám sát. Đối với những đơn vị thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý CTNH, tất cả đều phải tuân thủ chế độ kiểm tra định kỳ và nghiêm ngặt. Đối với những đơn vị chưa thực hiện đúng quy định về quản lý CTNH, các cơ quan quản lý Nhà nước thiếu nhân sự để kiểm tra, giám sát và có biện pháp bắt buộc các đơn vị này phải thực hiện đúng quy định. Công tác quản lý nhà nước về CTNH chưa được thực hiện tốt, không có sự tách biệt giữa các nhiệm vụ phân loại, thu gom, vận chuyển, tiêu hủy xử lý. Quy định này không chặt chẽ dẫn đến việc tạo kẽ hở trong công tác quản lý, nhất là đối với những đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, tiêu hủy xử lý CTNH, những loại chất thải có thể sử dụng được đưa vào sử dụng, phần còn lại bị thải bỏ không kiểm soát, gây nên sự thải bỏ lẫn lộn giữa chất thải sinh hoạt và CTNH vào bãi thải chất thải sinh hoạt. 3.3.2.3. Các vấn đề tồn tại trong hoạt động đăng ký và quản lý chất thải nguy hại của các doanh nghiệp Công tác quản lý chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp ngoài những kết quả đạt được còn một số tồn tại khách quan như sau : - Hầu hết các doanh nghiệp chưa hình thành được đội ngũ cán bộ chuyên trách về môi trường nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng. Công tác quản lý môi trường hầu hết vẫn còn là công tác kiêm nhiệm, chưa có bộ phận quản lý môi trường riêng biệt, số doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về môi trường rất ít. Vì vậy gặp nhiều khó khăn trong công tác khai báo, đăng ký quản lý chất thải nguy hại do nhân sự làm công tác môi trường tại doanh nghiệp đa số đều không có chuyên môn. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp sự nhận thức được các tác động tiềm tàng và những điều cần thiết trong quản lý CTNH nói chung ở dưới mức chấp nhận được rất nhiều, bao gồm các tiêu chí cơ bản như : nhận thức về chất thải nguy hại, thao tác trên CTNH, kế hoạch khắc phục khi có sự cố ngộ độc, hỏa hoạn, cháy nổ, Việc quản lý môi trường (trong đó có vấn đề quản lý chất thải) tại các công ty đã có chứng chỉ ISO được thực hiện tốt hơn những đơn vị chưa có ISO. - Việc thực hiện đăng ký chủ nguồn thải còn chưa đầy đủ, chỉ một số ít doanh nghiệp có ISO 14000 thực hiện tốt. - Hình thức xử lý chất thải chủ yếu tại đa số doanh nghiệp là giao cho các đơn vị có chức năng xử lý. Việc tái sinh và tái sử dụng được áp dụng tại doanh nghiệp chưa phổ biến và quan tâm đúng mức. - Công tác thu gom, phân loại chất thải tại nguồn chưa thực hiện triệt để tại các doanh nghiệp. Vì vậy, quá trình kiểm soát chất thải nguy hại tại doanh nghiệp ngay từ nguồn phát sinh cho đến khi chúng được tiêu hủy hoàn toàn là công việc hết sức khó khăn và phức tạp, vẫn còn tình trạng mua bán, trao đổi chất thải nguy hại dưới dạng hàng hóa thương mại (phế liệu công nghiệp) diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp. Có hiện tượng chất thải nguy hại (bóng đèn, giẻ lau nhiễm dầu, ) được thải bỏ chung với chất thải rắn sinh hoạt. - Doanh nghiệp thiếu thông tin về các đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại, không có những kênh thông tin cụ thể để có thể chọn lựa một đối tác thích hợp thực hiện xử lý. 3.3.2.4. Các vấn đề tồn tại trong hoạt động thu gom, vận chuyển lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại - Tương tự như các doanh nghiệp là các chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Các đơn vị thu gom, vận chuyển lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn Tỉnh còn một số tồn tại nhất định, cụ thể như : công nghệ xử lý chất thải nguy hại không đồng bộ : qua khảo sát thấy các doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ hiện đại hơn nên lượng CTNH phát sinh ít hơn và công nghệ xử lý tốt hơn; hiệu quả và đảm bảo an toàn về phương môi trường trong quá trình vận hành hệ thống xử lý; trang thiết bị phương tiện vận chuyển không đảm bảo an toàn về phương diện kỹ thuật : các công ty chuyên trách trong việc thu gom, vận chuyển CTNH chưa có xe chuyên dụng phục vụ để đảm bảo an toàn; người điều khiển phương tiện chưa được trang bị những kiến thức cơ bản để khắc phục sự cố môi trường trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, cháy nổ, Đặc biệt, chưa có giải pháp xử lý đối với các dạng chất thải sau quá trình tái chế, tiêu hủy (như tro, bùn thải chứa độc tố kim loại nặng đã hóa rắn,...). - Thiếu các văn bản pháp quy hướng dẫn về kỹ thuật để thực hiện xử lý CTNH, ví dụ như tiêu chuẩn về chôn lấp chất thải, tiêu chuẩn về khí thải sau xử lý, Do đó, thiết kế công nghệ của một dự án xử lý CTNH gặp nhiều trở ngại trong quá trình phê duyệt dự án. - Mức giá xử lý CTNH cao (nếu xử lý đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường), khách hàng khó chấp nhận được do các đơn vị xử lý chưa nhận được những chính sách ưu đãi của Nhà nước (chẳng hạn như biện pháp miễn thuế VAT) dành cho loại hình đầu tư này. - Đơn vị xử lý CTNH thường gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện các biện pháp xử lý. Điển hình là trường hợp Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) đã hoàn tất hạng mục bãi chôn lấp CTNH ở xã Giang Điền nhưng chưa thể tiến hành chôn lấp chất thải do lượng CTNH hiện có quá ít, không đủ để mở ô chôn lấp. Mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu để buộc các doanh nghiệp phát sinh CTNH phải giao cho đơn vị xử lý theo đúng quy định. Đối với CTNH dạng rắn như bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải chứa kim loại nặng (As, Pb, Ni, Cr, Hg, ) thì biện pháp xử lý hiện nay vẫn chỉ là lưu giữ tại kho chứa của Công ty Sonadezi và phân bố rải rác tại các doanh nghiệp gây khó khăn cho công tác quản lý. Trong thời gian tới khi khu liên hiệp xử lý chất thải đi vào hoạt động, sẽ tiến hành xử lý chôn lấp theo quy định. CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 4.1. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CTNH CHO KCN BIÊN HÒA II 4.1.1. Mục tiêu Tăng cường hiệu quả quản lý CTNH cho KCN Biên Hòa II. Trên cơ sở đó sẽ cung cấp một quy trình quản lý CTNH ứng dụng rộng rãi tại các KCN khác trên địia bàn tỉnh Đồng Nai. 4.1.2. Nội dung thực hiện Kiểm tra, giám sát công tác triển khai thực hiện quy chế quản lý CTNH nhằm giảm thiếu tối đa CTNH vào môi trường, khuyến khích áp dụng các giải pháp tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải. 4.2. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH QUẢN LÝ CTNH Mục tiêu quản lý : - Thiết lập danh sách CTNH đầy đủ và rõ ràng làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý. - Nắm vững và luôn cập nhật danh mục các nguồn phát thải và lượng phát thải. - Thu gom triệt để, phân loại CTNH và vận chuyển một cách an toàn. - Quản lý việc tái chế chất thải một cách chặt chẽ. - Lựa chọn địa điểm và xây dựng phương tiện xử lý phù hợp. - Bắt buộc các doanh nghiệp có CTNH phải xử lý đúng qui định. - Triển khai việc thu phí xử lý hợp lý. 4.2.1. Quy trình quản lý CTNH tại các KCN Quy trình quản lý CTNH được đề xuất theo sơ đồ sau : Công ty A Công ty B Nguồn CTNH: - Đăng ký - Phân loại - Thu gom - Lưu giữ Vận chuyển CTNH Lưu giữ CTNH Xử lý CTNH Đơn vị xử lý Đơn vị vận chuyển Chủ nguồn thải Ban Quản lý các Khu công nghiệp Sở Tài nguyên và Môi trường Trao đổi chất thải Ghi chú: Ủy quyền Báo cáo Thực hiện Quản lý Trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan Hình 12 : Quy trình quản lý chất thải nguy hại Quy trình quản lý CTNH đề xuất trên đây được triển khai một cách cụ thể như sau : 4.2.1.1. Chủ nguồn thải CTNH Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH như sau : - Đăng ký chủ nguồn thải CTNH. - Phân loại CTNH ngay từ nguồn thải. - Lưu giữ an toàn các CTNH trước khi chuyển giao CTNH cho các đơn vị thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy. Đăng ký chủ nguồn thải CTNH với cơ quan quản lý : Các doanh nghiệp KCN có phát sinh CTNH phải tiến hành đăng ký chủ nguồn thải CTNH với cơ quan quản lý. Đối với các dự án đầu tư mới, thủ tục đăng ký là một điều kiện để xét cấp giấy phép sản xuất kinh doanh. Khi tiến hành thủ tục đăng ký, chủ nguồn thải CTNH đăng ký theo mẫu đơn xin đăng ký (mẫu đơn được đề xuất tại phần Phụ lục). Hồ sơ đăng ký CTNH : - Đơn xin đăng ký chủ nguồn thải CTNH. - Giấy phép đầu tư hoặc báo cáo tiền khả thi đã được phê duyệt. - Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (hoặc báo cáo ĐTM). - Báo cáo chi tiết liệt kê CTNH (đây là một tiêu chí trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ). - Kế hoạch phòng chống sự cố môi trường do ảnh hưởng của CTNH cụ thể tại doanh nghiệp. 4.2.1.2. Chủ thu gom, vận chuyển CTNH Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển CTNH như sau : - Đăng ký chủ thu gom, vận chuyển CTNH. - Thu gom, vận chuyển đúng số lượng và chủng loại CTNH (ghi trong chứng từ CTNH kèm theo). - Chuyển giao CTNH cho các chủ lưu giữ và xử lý, tiêu hủy theo chứng từ CTNH. a. Đăng ký với cơ quan quản lý Các chủ thu gom, vận chuyển CTNH phải có hồ sơ xin đăng ký như sau : - Đơn xin đăng ký thu gom vận chuyển CTNH (theo mẫu). - Hồ sơ phương tiện vận chuyển. - Kế hoạch ứng cứu sự cố môi trường. - Tuyến đường và thời gian thu gom CTNH. b. Các quy định an toàn trong việc thực hiện công tác thu gom, vận chuyển CTNH Khi vận chuyển CTNH, phương tiện vận tải cần phải được gắn dấu hiệu cảnh báo có nội dung và hình thức phù hợp với tính chất, đặc tính của từng loại CTNH để thông báo rằng đang chuyên chở CTNH. Các dấu hiện cảnh báo được quy định cụ thể tại Quy chế quản lý CTNH. Trong khi vận chuyển CTNH phải mang theo bộ tài liệu gồm có : - Chứng từ CTNH. - Bản hướng dẫn và quy trình xử lý khi có sự cố khẩn cấp xảy ra. - Giấy đăng ký/Giấy phép thu gom và vận chuyển CTNH. (1). Vận chuyển CTNH đã được đóng gói : - Các loại phương tiện để vận tải: xe tải và xe tải nhỏ có thùng (Box van), xe tải có thành (Flatbed truck), xe tải container tiêu chuẩn (Container truck). - Nếu sử dụng xe tái có thành để vận chuyển CTNH đã được đóng gói sẵn thì xe phải được che phủ bằng vải chựa hay vải bạt không thấm nước khi trên xe đã chất hàng, khi đổ, hay khi vận chuyển. - Các thiết bị dụng cụ trợ giúp cho việc xếp dỡ, lên xuống phương tiện, di chuyển các thùng CTNH phải được trang bị cùng phương tiện vận tải. Các thiết bị này phải phù hợp, không gây hư hỏng cho thùng chứa CTNH khi thao tác. (2). Vận chuyển CTNH rắn, để rời : - Các loại phương tiện để vận chuyển : xe tải container tiêu chuẩn (Container truck), xe thu gom chất thải chuyên dụng (Skip truck), xe ben (Tipping truck). - Xe container tiêu chuẩn được sử dụng để vận chuyển loại CTNH này phãi được thiết kế sao cho CTNH chứa trong được an toàn, không bị rơi vãi khi nâng hạ, khi chuyên chở và khi dỡ container khỏi xe. Nếu container là loại hở nắp thì phải được che phủ bằng vải bạt hay vải nhựa. - Xe thu gom chất thải chuyên dụng : xe phải được thiết kế và duy tu bảo dưỡng sao cho chất thải được chứa an toàn, không rơi vãi khi vận chuyển. Nếu xe là loại hở nắp thì phải được che phủ bằng vải bạt hay vải nhựa. - Xe ben: thùng xe phải được thiết kế và duy tu bảo dưỡng sao cho CTNH chứa được an toàn và không bị rơi vãi trong khi vận chuyển. Chất ghải trên xe phải được phủ bạt hoặc vải nhựa không thấm nước trong quá trình vận chuyển. (3). Vận chuyển CTNH lỏng, để rời : - Các phương tiện vận tải : Xe xìtec (Tanker), xe tải có xitec tháo lắp được (Demountable tank). - Thành xitec của xe xitec hoặc xe xitec tháo lắp được phải được kết cấu hoặc sơn phủ bằng loại vật liệu chịu được sự tác động của CTNH lỏng được chuyên chở. - Các van của xitec phải được duy trì ở tình trạng tốt sao cho không để CTNH lỏng bị rò rỉ ra môi trường. (4). Vận chuyển CTNH lỏng, dễ cháy : Mọi phương tiện vận tải và các thiết bị trợ giúp kèm theo dùng vận chuyển CTNH lỏng dễ cháy phải được thiết kế, cấu tạo và bảo vệ sao cho ở điều kiện hoạt động bình thường không gây ra nguồn phát sinh tia lửa hay nguồn nhiệt và hạn chế được đến mức thấp nhất việc phát sinh sự cố. 4.2.1.3. Chủ lưu giữ, xử lý CTNH Trách nhiệm của chủ lưu giữ, xử lý CTNH như sau : - Đăng ký chủ lưu giữ, xử lý CTNH. - Tiếp nhận và xử lý CTNH từ các chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng ký giữa hai bên, kèm theo đầy đủ chứng từ CTNH. a. Đăng ký với cơ quan quản lý Đối với các chủ lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH đã hoạt động trước khi có quy chế quản lý CTNH : Khi tiến hành thủ tục đăng ký, các chủ lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH phải lập hồ sơ gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường như sau : - Đơn xin đăng ký theo mẫu. - Giấy phép đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). - Báo cáo ĐTM đã được duyệt. - Báo cáo kiểm kê CTNH hàng năm và chứng từ quản lý CTNH. - Danh mục các phương tiện lưu giữ, xử lý hoặc tiêu hủy CTNH và hồ sơ các chỉ số kỹ thuật của chúng. - Thuyết minh kế hoạch phòng chống và ứng cứu sự cố môi trường Đối với các chủ lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH mới : Các chủ lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH mới phải xin giấy phép hoạt động quản lý CTNH. Hồ sơ đăng ký cấp phép bao gồm : - Đơn xin đăng ký theo mẫu. - Báo cáo tiền khả thi cửa dự án đã được duyệt. - Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (hoặc báo cáo ĐTM). - Danh mục các phương tiện lưu giữ, xử lý hoặc tiêu hủy CTNH và hồ sơ các chỉ số kỹ thuật của chúng. - Thuyết minh kế hoạch phòng chống và ứng cứu sự cố môi trường. b. Các qui định an toàn trong việc lưu giữ CTNH chờ xử lý Khu vực lưu giữ tạm thời và lâu dài chất thải đều cần phải được thiết kế đúng cách thức dựa trên bản chất đặc trưng của chất thải nguy hại. Ví dụ : Nếu chất thải có tính chất dễ cháy thì khu vực lưu giữ phải được thiết kế với không gian đủ rộng thuận tiện cho xe phun nước dập cháy tiếp cận và phòng ngừa đám cháy lan toả khi sự cố hỏa hoạn xảy ra. Các chất thải khác loại không được lưu giữ cạnh nhau mà phải ngăn cách bằng tường hoặc khoảng trống tùy thuộc vào tính chất của các chất thải kề nhau đó. Khu vực lưu giữ phải thoát nước tốt nhằm tránh nước rác nhiễm bẩn các chất nguy hại thâm nhập vào nước mặt hay nước ngầm. Nước thoát từ khu vực lưu giữ phải được tích lại trong hố chặn (hố ga), được xử lý đúng cách (tùy theo tính chất của các chất thải được lưu giữ) trước khi thải ra ngoài. Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại phải được xây tường bao, tường này phải giữ lại được chất thải nguy hại khi bị đổ tràn, hay giữ lại được nước dập cháy phun ta từ xe chữa cháy khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Sức chứa (dung tích) nước của khu vực này tùy thuộc vào tính chất và khối lượng chất thải được lưu giữ ở đó, thường là khoảng 3 -.5 m3/tấn chất thải được lưu giữ đối với khu vực lưu giữ rộng và cao hơn đối với khu vực lưu giữ hẹp. Nếu khu vực lưu giữ được che lợp thì phải được thông gió tốt và nếu có thể thì sử dụng ánh sáng tự nhiên tốt hơn chiếu sáng nhân tạo. Nếu cần lắp đặt các thiết bị điện trong khu vực lưu giữ thì phải cẩn thận khi lựa chọn thiết bị, đặc biệt là nếu chất thải nguy hại được lưu giữ ở đó là chất dễ cháy và bay hơi. Thiết bị điện cần phải có chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Khu vực lưu giữ chất dễ cháy cũng cần phải xem xét đến biện pháp phòng chống sét. Khu vực lưu giữ phải được quản lý tốt nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố đổ, tràn chất thải, các hoạt động không được phép khác, đồng thời phải giữ gìn an ninh cho khu vực để phòng ngừa người lạ xâm nhập vào. Nhân viên làm việc trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại cần phải được bảo vệ thích hợp khi tiếp xúc với chất thải nguy hại. Phương tiện bảo hộ như quần áo, mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, găng tay cao su cần phải được cung cấp để sử dụng. Các thiết bị dùng trong trường hợp cứu nguy khẩn cấp như mặt nạ phòng hơi độc, máy hô hấp, đồ dùng cấp cứu, vòi nước hoa sen, v.v cũng cần phải dự bị sẵn. Nếu chất thải được lưu giữ trong các thùng thì chỉ xếp chồng các thùng chứa lên nhau với một số lượng giới hạn cho phép được kiểm soát, và giữa các hàng thùng chứa phải có đủ khoảng trống để thiết bị vận chuyển và người có thể đi lại được. Phải lưu ý đặc biệt để có sự phân lập thích hợp các thùng chứa các loại chất thải nguy hại khác nhau. Dán một biển báo rõ ràng trong khu lưu giữ để phòng ngừa các va chạm, xô đẩy không cần thiết có thể dẫn đến sự cố tràn, rò rỉ và các hư hại khác. Phải có một bộ tài liệu ghi chi tiết chất thải gì được lưu giữ, lưu giữ ở đâu, ... Bộ tài liệu này phải được bảo quản và cập nhật số liệu, luôn sẵn sàng để những người có trách nhiệm có thể xem được ngay, hoặc sẵn sàng khi có yêu cầu phục vụ cho giải quyết sự cố khẩn cấp. (1). Lưu giữ chất thải rắn, để rời : Chất thải nguy hại dạng rắn, để rời phải được lưu giữ trong nơi được xây kín, có mái che tốt để ngăn ngừa nước mưa xâm nhập vào. Khu vực lưu giữ phải được thiết kế hệ thống cống, bể thu gom để thu gom nước rác, nước rỉ ra từ khu lưu giữ không cho chảy thẳng ra ngoài. (2). Lưu giữ chất thải lỏng, để rời : (a). Thùng, két, bể chứa : Chất thải nguy hại lỏng, để rời cần phải được lưu giữ trong các thùng, két, bể chứa kín có cấu trúc phù hợp. Các thùng, két, này phải được bao ngăn lại trong các bồn chứa. Các thùng, két chứa các chất thải khác nhau phải được đặt trong các khu bồn tách biệt. (b). Bồn chứa : Mỗi bồn chứa phải có kích thước chứa đựng được một thể tích ít nhất bằng 110% thể tích của thùng lớn nhất trong bồn đó. Trong bồn phải có một hố ga (hố chặn) để thu gom chất lỏng bị tràn và trang bị kèm theo một hệ thống bơm phù hợp. Mặt trong của bồn phải được tráng phủ bằng loại vật liệu bền chịu được sự tác động của các chất lỏng lưu giữ trong các thùng, két đặt trong bồn đó. Bồn chứa phải được giữ gìn sạch sẽ và tránh bị nhiếm bẩn do nước mưa rơi vào. Không được để nước mưa tích đọng lại trong bồn chứa. Nếu bồn được lắp đặt các van xả thì các van này phải luôn đóng lại, trừ khi bồn được dọn rửa hay tháo nước theo kế hoạch được trù liệu và phải đóng van lại sau khi thực hiện xong quy trình công việc. (c). Giám sát : Bồn và các thùng chứa trong bồn phải được thanh tra giám sát thường kỳ để đảm bảo luôn an toàn, kết quả thanh tra phải được ghi lại và lưu giữ. Các hệ thống kiểm soát, đường cáp và các hạng mục khác tương tự phải để cách xa các thùng chứa chất thải trong các bồn. c. Xử lý chất thải nguy hại Đối với mỗi một nhóm chất thải, có thể áp dụng một hoặc vài phương pháp xử lý và tiêu hủy sau đây : - Tái sử dụng (dầu, dung môi, kim loại). - Thiêu hủy (đốt trong lò ximăng hoặc lò chuyên dùng). - Xử lý vật lý, hóa học (oxy hóa khử, hiệu chỉnh độ pH, ổn định hóa, phân tách). - Chôn lấp (hợp vệ sinh, chôn lấp an toàn). Giới thiệu về khả năng ứng dụng các quá trình tái sinh đối với một số dòng CTNH. Bảng 7. Khả năng ứng dụng các quá trình tái sinh đối với một số CTNH Các quá trình xử lý Các dòng chất thải nguy hại Dạng chất thải Các chất ăn mòn Cyanides Các dung môi halogen Các dung môi phi halogen Các chất hữu cơ bị clorine hóa Các chất hữu cơ khác Các chất thải nhiễm dầu PCBs Các chất lỏng có chứa kim loại Các chất lỏng có chứa chất hữu cơ Các chất hoạt hóa Đất nhiễm bẩn Chất lỏng Chất rắn/bùn Chất khí Hấp phụ bằng than x x x x x Chưng cất x x x x x Thu hồi bằng điện x x Thủy phân x x x Trao đổi ion x x x x Trích ly x x x x x x Màng x x x Thổi không khí và hơi x x x x x x Bốc hơi màng mỏng x x x Trích ly xúc tác x x x x x x x x x x x x x Nguồn : Sinh viên thực hiện Giới thiệu về khả năng ứng dụng các quá trình xử lý vật lý và hóa học đối với một số dòng CTNH. Bảng 8. Khả năng ứng dụng các quá trình xử lý vật lý và hoá học đối với một số CTNH Các quá trình xử lý Các dòng chất thải nguy hại Dạng chất thải Các chất ăn mòn Cyanides Các dung môi halogen Các dung môi phi halogen Các chất hữu cơ bị clorine hóa Các chất hữu cơ khác Các chất thải nhiễm dầu PCBs Các chất lỏng có chứa kim loại Các chất lỏng có chứa chất hữu cơ Các chất hoạt hóa Đất nhiễm bẩn Chất lỏng Chất rắn/bùn Chất khí Phân ly/ Lọc x x x x x x x x x Kết tủa hoá học x x x Ổn định x x x x x Oxy hoá/khử hoá học x x x Tiền bay hơi x x x x x x Ozon hóa x x x x x x Bay hơi x x x x x x x Bêtông hóa x x x Bao bọc cách ly x x Nguồn : Sinh viên thực hiện Giới thiệu về khả năng ứng dụng các quá trình xử lý nhiệt đối với một số dòng CTNH. Bảng 9. Khả năng ứng dụng các quá trình thiêu đốt đối với một số CTNH Các quá trình xử lý Các dòng chất thải nguy hại Dạng chất thải Các chất ăn mòn Cyanides Các dung môi halogen Các dung môi phi halogen Các chất hữu cơ bị clorine hóa Các chất hữu cơ khác Các chất thải nhiễm dầu PCBs Các chất lỏng có chứa kim loại Các chất lỏng có chứa chất hữu cơ Các chất hoạt hóa Đất nhiễm bẩn Chất thải lây nhiễm Chất lỏng Chất rắn/bùn Chất khí Phun chất lỏng x x x x x x x Các lò quay x x x x x x x x x x x Tầng chất lỏng x x x x x x x x x x Các lò hơi x x x x x x Các lò ximăng x x x x x x x x Oxy hoá ướt x x x x Oxy hóa nhiệt với lửa x x x x x x x Trộn với nhựa đường x x x x x Thủy tinh nấu chảy x x x x x x x x x Nước tới hạn x x x x x x Plasma x x x x x x x Nhiệt phân x x x x x x x Các bộ phận di động x x x x x x x x x x Các quá trình công nghiệp x x x x x x Thiêu đốt chất thải nhiễm trùng x x x Nguồn : Sinh viên thực hiện 4.2.2. Đề xuất về cơ chế chính sách quản lý CTNH 4.2.2.1. Chỉnh sửa, bổ sung Quy chế quản lý CTNH của Tỉnh Quyết định 155/1999/QĐ-TTg của Trung ương về ban hành quy chế quản lý CTNH là quy định chung được áp dụng trên toàn quốc, do vậy còn một số hạn chế và vướng mắc khi áp dụng do từng địa phương có những điều kiện đặc thù riêng. Trên cơ sở những quy định tại Quyết định 155/1999/QĐ-TTg, tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quy định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTNH (Quyết định số 2582/2001/QĐ.CT.UBT của UBND Tỉnh) và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng Quy chế quản lý CTNH. Tuy nhiên, để thực hiện quy trình quản lý CTNH một cách khoa học và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, cần thiết phải điều chỉnh Quy chế của địa phương (Quyết định số 2582/2001/QĐ.CT.UBT của UBND Tỉnh) theo hướng có sự tham gia đầy đủ các ngành chức năng, chú ý bổ sung trách nhiệm và thẩm quyền của Ban Quản lý các KCN. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành liên quan trong công tác quản lý chất thải, đặc biệt chú trọng việc quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các KCN tập trung. Quy chế quản lý CTNH nhất thiết phải có sự tham gia của các ngành : (1). Sở Tài nguyên và Môi trường : - Chịu trách nhiệm quản lý chung về chuyên môn. - Thực hiện công tác cấp sổ đăng ký CTNH, các loại giấy phép thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH đối với những đơn vị nằm ngoài KCN. - Thẩm định các dự án xử lý, chôn lấp CTNH. - Kiểm tra, giám sát quá trình phát sinh và xử lý CTNH. (2). Ban Quản lý các KCN : Quy chế cần thiết phải nâng cao vai trò của Ban Quản lý các KCN (đơn vị quản lý trực tiếp các KCN) trong công tác quản lý CTNH, cụ thể : Sở Tài nguyên và Môi trường ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN (đơn vị quản lý trực tiếp các KCN) thực hiện các công tác quản lý về CTNH trong KCN. Thực hiện các công tác : - Cấp Sổ Đăng ký chủ nguồn thải, chủ thu gom vận chuyển, chủ tiêu hủy xử lý CTNH. - Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý CTNH trong KCN. Ban Quản lý các KCN có trách nhiệm báo cáo định kỳ (3 tháng/lần) về Sở Tài nguyên và Môi trường tình hình thực hiện công tác quản lý CTNH trong các KCN. (3). Sở Giao thông vận tải : Sở Giao thông vận tải là đơn vị có chức năng quy hoạch các tuyến đường để vận chuyển CTNH. (4). Ngành Công an : Đây là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý trong quá trình vận chuyển CTNH từ nơi phát sinh đến nơi lưu giữ, hoặc xử lý cuối cùng. 4.2.2.2. Tổ chức thực hiện và đề xuất nhân sự thực hiện công tác quản lý CTNH Cơ cấu tổ chức và số lượng nhân sự đề xuất để thực hiện công tác quản lý CTNH như sau : Tại doanh nghiệp : Một (01) Lãnh đạo công ty và một (01) nhân sự có chuyên môn, hiểu biết về CTNH trực tiếp thực hiện công việc (thực hiện các thủ tục kiểm kê, đăng ký chủ nguồn thải CTNH; theo dõi việc thu gom, xử lý CTNH, ...). Từ đây sẽ hình thành một mạng lưới nhân sự, có thể nắm vững và cung cấp thông tin về CTNH của từng doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết. Tại cơ quan quản lý : - Sở Tài nguyên và Môi trường : hình thành một bộ phận chuyên về quản lý chất thải (trong đó bao gồm cả CTNH), thực hiện các công tác thẩm định, cấp phép và kiểm tra việc thực hiện quy định về CTNH. Nhân sự tùy thuộc vào khối lượng công việc và địa bàn thực hiện. - Ban Quản lý các KCN : hình thành bộ phận quản lý môi trường (trong đó có CTNH), thực hiện các công tác thẩm định, cấp phép và kiểm tra việc thực hiện quy định về CTNH tại các KCN. Số lượng nhân sự đề xuất: hai (02) người phụ trách một (01) KCN. 4.2.3. Đề xuất các biện pháp kinh tế hỗ trợ quản lý CTNH Bên cạnh các công cụ về luật lệ, các công cụ kinh tế sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự thành công của hệ thống quản lý, ví dụ như: thuế chất thải, chính sách tài trợ cho công tác phòng ngừa CTNH, tài trợ cho những nghiên cứu về tái chế và xử lý CTNH, giảm thuế và có những chính sách ưu tiên cho ngành nghề xử lý CTNH, ... Một trong những biện pháp kinh tế để thực hiện quản lý CTNH là trao đổi thông tin dẫn đến việc thành lập "thị trường trao đổi, tái chế chất thải". Đây là một chương trình giúp giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế các chất thải phát sinh từ công nghiệp. Nguyên tắc cơ bản là xác định được nguồn thải cuối cùng của một đơn vị phù hợp để làm nguyên liệu thô hoặc tái chế thành các sản phẩm ứng dụng cho đơn vị khác. Các bước để xây dựng "thị trường trao đổi chất thải" : - Nghiên cứu và xem xét thị trường chất thải hiện có. - Phát triển kế hoạch hoặc hướng dẫn về việc trao đổi hoặc tái chế chất thải giữa các ngành công nghiệp với nhau. - Thực hiện kế hoạch chuyển đổi, tái sử dụng chất thải giữa các ngành. - Giám sát những cải tiến và lập kế hoạch mở rộng những chương trình đã thực hiện có hiệu quả. Các ngành công nghiệp tham gia vào thị trường trao đổi chất thải sẽ đạt được những lợi ích về kinh tế và lợi ích môi trường. Các lợi ích kinh tế bao gồm : - Giảm chi phí quản lý chất thải cho công nghiệp. - Giảm chi phí mua nguyên liệu thô cho người sử dụng cuối cùng. - Cải thiện lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị tái chế. Lợi ích về môi trường gồm : - Gia tăng sự biến đổi các chất thải độc hại và nguy hiểm trước khi đến công đoạn xử lý cuối cùng dẫn đến giảm rủi ro phát thải chúng và môi trường. - Sử dụng nguyên liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả. - Ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải tác động đến môi trường. 4.2.4. Đề xuất biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý CTNH 4.2.4.1. Biện pháp buộc doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký quản lý CTNH - Thực hiện theo yêu cầu của Phiếu đạt tiêu chuẩn môi trường, phải lập báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ, trong đó tiến hành đăng ký chủ nguồn thải với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương để được cấp Sổ Đăng ký chủ nguồn thải CTNH. Nếu doanh nghiệp không thực hiện, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. - Doanh nghiệp chưa được cấp Sổ Đăng ký chủ nguồn thải CTNH không được hưởng những quyền lợi sau : - Không được giao CTNH cho đơn vị xử lý. - Không được phê duyệt khi tăng vốn, tăng công suất và mở rộng sản xuất. 4.2.4.2. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra - Triệt để thực hiện công tác kê khai CTNH đối với tất cả các doanh nghiệp KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Ban hành các biện pháp chế tài và kiên quyết xử lý đối với những đơn vị không tuân thủ nghiêm túc các quy định về quản lý CTNH. - Xem xét đến khả năng công bố rộng rãi các hành vi vi phạm về quản lý CTNH trên phương tiện thông tin đại chúng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp, bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Các KCN Đồng Nai bước đầu đã phát huy hiệu quả, đóng góp to lớn cho quá trình phát triển địa phương và cả nước. Dù là một điểm sáng về phát triển KCN, nhưng các KCN Đồng Nai vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế về công tác quản lý môi trường, đặc biệt là công tác quản lý chất thải nguy hại, làm ảnh hưởng quá trình phát triển, nhất là yêu cầu phát triển bền vững đang đặt ra ngày càng quyết liệt hơn. Tác động của chất thải nguy hại đến môi trường là vấn đề quan trọng, cần phải có chiến lược, biện pháp giải quyết ngay và phòng ngừa trước khi quá muộn. Thực tế cho thấy trong thời gian qua, lượng CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp KCN chưa được thống kê, thu gom, xử lý và kiểm soát chặt chẽ. Các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định về quản lý chất thải nguy hại nhưng công tác quản lý chất thải nguy hại tại các KCN đều chưa được thực hiện đúng bài bản, có nhiều vấn đề trong văn bản chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế. Điều quan trọng nhất đối với công tác quản lý chất thải nguy hại hiện nay là xây dựng được một quy trình quản lý hoàn thiện, áp dụng biện pháp quản lý kết hợp với khoa học kỹ thuật theo khuôn khổ của pháp luật. Đề xuất quy trình quản lý chất thải nguy hại: đã đề cập đến các yêu cầu cần thiết của từng công đoạn trong quy trình quản lý đối với các đối tượng chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển CTNH, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH. Đề xuất thủ tục đăng ký, thiết lập hệ thống kê khai đầy đủ- vận chuyển- lưu giữ cũng như giới thiệu khả năng ứng dụng các quá trình tái sinh, quá trình xử lý đối với một số dòng CTNH. 5.2. KIẾN NGHỊ .5.2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước - Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm, tái sử dụng chất thải, ít tốn năng lượng tạo ra sản phẩm, ít khai thác tài nguyên thiên nhiên. Giảm thiểu chất thải và xử lý tốt chất thải là tiêu chí cạnh tranh nhau giữa các doanh nghiệp và cạnh tranh trên thị trường thế giới. - Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành chính sách ưu đãi cho những dự án đầu tư ngành nghề xử lý ô nhiễm: ưu đãi về giá thuê đất, hỗ trợ vay vốn ưu đãi, ... Có chế độ khen thưởng xứng đáng, động viên những đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý CTNH cũng như có biện pháp xử phạt, chấn chỉnh những đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc. - Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và rà soát Quy chế quản lý chất thải nguy hại để trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung nhằm phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay để các đơn vị có thể triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Chú ý nâng cao vai trò của Ban Quản lý các KCN (đơn vị quản lý trực tiếp các KCN) trong công tác quản lý môi trường, bao gồm cả quản lý chất thải nguy hại tại các KCN trên địa bàn Tỉnh nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý với các nội dung cụ thể như sau: + Đẩy mạnh công tác thẩm định thủ tục cấp giấy phép đăng ký chủ nguồn thải, giấy phép liên quan đến hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại tại các KCN trên địa bàn tỉnh. + Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai báo, đăng ký, quản lý và xử lý chất thải công nghiệp nói chung và chất thải nguy hại nói riêng tại các doanh nghiệp nhằm từng bước đưa công tác quản lý chất thải nguy hại vào nề nếp. + Triển khai chương trình hợp tác về bảo vệ môi trường với với các đơn vị có liên quan: Sở Tài nguyên và môi trường các địa phương, các tổ chức kinh tế, hiệp hội các nhà đầu tư, trường học, các viện nghiên cứu, ... - Cơ quan quản lý thường xuyên mở các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp bổ sung kiến thức về chất thải nguy hại. Thường xuyên phổ biến, cập nhật quy định về môi trường cho doanh nghiệp KCN. 5.2.2. Đối với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTNH - Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách về môi trường. - Thực hiện tốt công tác tập kết, phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh. - Thực hiện nghiêm túc Quy chế quản lý chất thải nguy hại: như đăng ký quản lý CTNH, hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý tiêu hủy CTNH, quản lý CTNH ngay từ nguồn phát sinh cho đến khi chúng được xử lý tiêu hủy hoàn toàn. - Từng bước cải thiện và nâng cấp các hệ thống tái chế, xử lý CTNH đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van CTNH.doc
Tài liệu liên quan