- Để nâng cao hiệu quả tái sinh, tái chế, đồng thời giảm lượng chất thải khuếch tán ra môi trường, một số cơ sở cho nhân viên thực hiện phân loại sơ bộ chất thải tại nguồn (tại các nhà máy tham gia) thành các chất có thể tái sinh, tái chế và các chất khác. Đây cũng là giải pháp vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo về mặt môi trường đồng thời thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào trung tâm trao đổi chất thải.
- Các cơ sở tái sinh, tái chế mua nguyên liệu từ các nhà máy trong KCN dạng hợp đồng dài hạn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm Trao Đổi Thông Tin Chất Thải hoạt động cũng như thu hút các nhà máy trong KCN tham gia, cần thiết phải tuyên truyền, giới thiệu về các hoạt động của Trung Tâm, về lợi ích, hiệu quả khi tham gia vào hoạt động trao đổi chất thải. Vấn đề tuyên truyền có thể thực hiện qua mạng internet hoặc tờ bướm tóm tắt chi tiết, rõ ràng.
- Tăng cường công tác phổ biến thông tin, tuyên truyền cho cộng đồng về các hoạt động tái sinh, tái chế và những lợi ích từ trao đổi chất thải các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn.
- Quảng cáo những thành công của TTTĐTTCT và chi phí tiết kiệm được từ thực hiện trao đổi chất thải.
- Tăng cường các nguồn lực cho hoạt động giảm và cưỡng chế thực thi các quy định về môi trường.
- Khuyến khích thành lập Trung Tâm Trao Đổi Thông Tin Chất Thải đối với mỗi KCN hay từng cụm KCN bằng các biện pháp giảm thuế đối với các hoạt động tái sinh và tái chế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
98 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hiện trạng và đề xuất mô hình trung tâm trao đổi thông tin về chất thải cho khu công nghiệp Biên Hòa I – tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p hợp nhiều cơ sở sản xuất, cung cấp cho thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau và góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, KCN Biên Hòa I đã có 103 cơ sở sản xuất đã đi vào hoạt động tập trung vào các loại hình công nghiệp như đã nêu.
Như vậy, KCN Biên Hòa I là KCN có nhiều ngành nghề đã có đủ “điều kiện đủ” cho hoạt động TĐCT, là một hệ công nghiệp hỗn hợp trong đó mối tương quan giữa các nhà máy là có thể sử dụng phế phẩm, phế liệu của nhau đã được hình thành. Tuy nhiên, đối với một số ngành như may mặc và vải sợi thì CTR chủ yếu là vải vụn, chỉ vụn, nên không có ngành công nghiệp nào nhận làm nguyên liệu sản xuất và bản thân nó cũng khó nhận phế phẩm, phế liệu của ngành khác để tái sử dụng. Ngoài ra, chất thải hữu cơ ngành chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc chủ yếu là vỏ, hạt các loại rau quả, bã rau quả, bã cà phê, bã hạt điều, chân nấm. . . cũng hoàn toàn không tái sử dụng được trong KCN. Chất thải hữu cơ náy thích hợp cho việc tái chế thành phân compost, nhưng trong KCN vẫn chưa có một nhà máy chế tạo compost hay làm phân hữu cơ nào. Chúng được công ty DVMTĐT Biên Hòa thu gom và đổ ở bãi chôn lấp như chất thải sinh hoạt của các nhà máy.
Sự tương thích về quy mô là yếu tố nhằm đảm bảo toàn bộ phế phẩm, chất thải từ mỗi nhà máy trong KCN đều được một nhà máy khác trong KCN tiêu thụ. Nếu điều này không thể thực hiện được (ví dụ do không thể kêu gọi đầu tư), một cơ sở tái chế tương ứng sẽ được xây dựng (như một “mắt xích” tự tạo) hoặc một cơ sở tái chế sẵn có trong khu vực sẽ được thuyết phục tham gia hệ thống nhằm đảm bảo sự khép kín dòng vật chất như đã thiết kế. Các nhà máy phải có quy mô sao cho có thể thực hiện trao đổi vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà máy, nhờ đó giảm được chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, và gia tăng chất lượng của vật liệu trao đổi.
Tại KCN Biên Hòa I, sự tương thích về quy mô ở phương tiện trao đổi chất hoàn toàn không có. Phần lớn các nhà máy có rất nhiều chất thải, nhưng cơ sở sản xuất có nhu cầu thu hồi làm nguyên liệu sản xuất rất ít và với khối lượng nhỏ. Hiện tại, có thể nói thị trường chất thải chưa hình thành, và nếu đã có thì hoạt động không hiệu quả vì cung lớn hơn cầu nhiều lần.
3.2.2. Khó khăn về mặt quản lý
3.2.2.1. Việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy trong khu công nghiệp
Mối quan tâm và những hoạt động BVMT đóng vai trò quan trọng cho việc triển khai mô hình TĐCT tại các nhà máy. Thực tế tại KCN Biên Hòa I cho thấy việc tiến hành công tác BVMT của các nhà máy chỉ mang tính chất đối phó. Nhiều cơ sở chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các nội dung trong báo cáo ĐTM và những yêu cầu trong phê duyệt báo cáo. Các cơ sở phần lớn chưa có bộ phận môi trường riêng biệt. QLMT của doanh nghiệp thường là công tác kiêm nhiệm của phòng Kỹ thuật, phòng Hành chánh, phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc Ban giám đốc nhà máy. Ngoài ra, do hoạt động công nghiệp ở nước ta còn rất mới, chúng ta không những thiếu kinh nghiệm về BVMT KCN mà còn thiếu trầm trọng lực lượng cán bộ quản lý và nghiên cứu môi trường KCN. Những cán bộ đảm trách công tác môi trường tại cơ sở sản xuất lại phải nhận thêm các nhiệm vụ quan trọng khác của nhà máy như phụ trách công nghệ sản xuất, an toàn lao động, hành chính . . . Từ đó, rất ít chú trọng đến công tác QLMT. Hơn nữa, người làm công tác môi trường của nhà máy chưa được đào tạo về chuyên ngành môi trường hoặc chỉ tham gia một khóa học ngắn hạn nào đó.
Tình hình QLMT ở các nhà máy trong KCN Biên Hòa I ở bảng 19.
Bảng 19 : Bộ phận QLMT tại một số nhà máy trong KCN Biên Hòa I.
STT
Tên nhà máy
Bộ phận quản lý môi trường
Các hoạt động BVMT
1
Công ty LENEX
Phòng hành chánh
An toàn lao động
2
Hóa chất Biên Hòa
Phòng kiểm tra chất lượng
Vận hành trạm XLNT;
Giám sát chất lượng môi trường hằng quý
3
Cơ khí Đồng Nai
Phòng kỹ thuật
An toàn lao động
4
Dây đồng CFT Việt Nam
Phòng kỹ thuật
Vận hành trạm XLNT;
Giám sát hiệu quả hoat động của trạm XLNT 6 tháng/lần
5
Gạch men Thanh Thanh
Phòng kỹ thuật
(Do kỹ sư quản lý)
Vận hành trạm XLNT; Giám sát chất lượng môi trường của công ty 6 tháng/lần
6
Hóa chất Đồng Nai
Phòng kỹ thuật
Giám sát các hoạt động BVMT
7
Acquy Đồng Nai
Phòng kỹ thuật
8
Xí nghiệp Việt Thái
Phòng kỹ thuật
9
Xí nghiệp đèn ống Điện Quang
Phòng kỹ thuật
10
VINAPRO
Phòng kỹ thuật và hành chánh
An toàn lao động
11
Công ty điện tử Biên Hòa
Do 1 cán bộ quản lý
Báo cáo môi trường
12
Thép VICASA
Do kỹ sư cơ khí quản lý
An toàn lao động
Vận hành hệ thống xử lý bụi
13
Sơn Đồng Nai
Do kỹ sư cơ khí quản lý
14
Công ty Donanewtower
Do kỹ sư vi sinh quản lý
An toàn lao động
Vận hành trạm XLNT
15
Công ty Donabochang
Do 2 cán bộ quản lý
An toàn lao động
Thu gom bụi và giấy
16
Công ty bánh kẹo BIBICA
Bộ phận QLMT riêng.
Do kỹ sư môi trường quản lý
Vận hành trạm XLNT
17
Công ty giấy Đồng Nai
Bộ phận QLMT riêng. Cán bộ được đào tạo ở Thái Lan và Thụy Điển
An toàn lao động
Áp dụng các PP sx sạch
Vận hành trạm XLNT
18
Công ty tấm lợp và VLXD
Bộ phận QLMT riêng
Do 3 cán bộ quản lý
19
Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súcVitaga
Không có bộ phận QLMT
20
Công ty Proconco
Phân xưởng sản xuất
22
Công ty cao su Đồng Nai
Phòng Kỹ thuật
Nguồn : Ban Quản Lý Các KCN Đồng Nai.
Công tác quản lý CTR trong nhà máy cũng đóng vai trò quan trọng trong chương trình TĐCT. Nếu được tiến hành tốt, không những thu gom phần lớn chất thải mà còn hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình bốc xếp, vận chuyển chất thải. Hoạt động thu gom, phân loại rác tại nguồn ở KCN Biên Hòa I rất yếu kém mặc dù có tiến bộ hơn thời gian trước. Một số nhà máy đã có nhiều thùng chứa chất thải khác nhau, nhưng công nhân lại thực hiện không tốt khâu phân loại.
Như vậy, thu gom, phân loại rác tại nguồn ở các nhà máy chưa thực sự phát triển đã gây bất lợi cho hoạt động TĐCT. Hơn nữa, tại KCN Biên Hòa I, hiện có 2 công ty thu gom CTR là SONADEZI và công ty DVMTĐT Biên Hòa sẽ tạo điều kiện khó khăn cho việc thu hồi phí quản lý của các loại chất thải.
Chương trình TĐCT sẽ đạt hiệu quả nếu công tác phân loại rác tại nguồn được sự tham gia của tất cả các nhà máy trong KCN, đây đang là vấn đề khó khăn lớn trong công tác QLMT KCN. Điều này nên đưa vào quy định BVMT của tỉnh Đồng Nai để việc thực hiện được đồng bộ.
3.2.2.2. Vai trò của các tổ chức và cơ quan chức năng liên quan
Tại Đồng Nai, các KCN nói chung, KCN Biên Hòa I nói riêng chịu sự giám sát chính về môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với các doanh nghiệp nằm trong KCN, công ty đầu tư và phát triển hạ tầng và Ban quản lý các KCN cũng có trách nhiệm trong việc QLMT các doanh nghiệp này. Vai trò và sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong QLMT KCN được biểu hiện ở hình 5.
Riêng về quản lý CTR ở Đồng Nai là một lĩnh vực mới mẻ. Ngoài ra quản lý CTR mới bắt đầu được đặt vấn đề và hình thành trong vài năm gần đây khi các KCN hoạt động và sinh ra một lượng chất thải lớn. Do đó, chỉ ở thành phố Biên Hòa, hệ thống hành chính quản lý CTR mới được bắt đầu triển khai. CTRCN KCN Biên Hòa I được thu gom vận chuyển bởi công ty DVMTĐT Biên Hòa hoặc SONAEM. Các loại CTR có giá trị tái sử dụng cao thường được thu gom một chỗ trong nhà máy để tận dụng hoặc bán cho các cơ sở thu mua chế biến phế liệu.
Tuy nhiên, việc quản lý đó chưa được rõ ràng cụ thểû trong phân cấp mức độ quản lý dẫn đến tình trạng né tránh và đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Các cán bộ cơ quan QLMT địa phương không thể nào có mặt thường xuyên tại từng nhà máy để giám sát thực thi các cam kết trong báo cáo ĐTM hoặc trong bản đăng ký đạt Tiêu chuẩn môi trường và kiểm soát từng nguồn ô nhiễm. Ngoài ra, các cơ quan QLMT ở địa phương không có đủ phương tiện và trang thiết bị để thực hiện giám sát ở tất cả các nhà máy trong KCN. Đặc biệt, việc xử phạt các trường hợp vi phạm luật BVMT còn lỏng lẻo, mức phạt còn quá thấp chưa đủ sức để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp BVMT hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm.
Yêu cầu bức xúc của KCN nói chung ở Đồng Nai là cần hình thành một hệ thống tổ chức QLMT KCN thống nhất, đồng bộ, phù hợp với hoạt động của KCN, tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVMT từ trung ương đến địa phương. Nếu có hệ thống tổ chức QLMT phù hợp, KCN sẽ giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm và tạo ra những lợi thế trong việc sử dụng những sản phẩm phụ hoặc chất thải, kết hợp các ngành nghề với nhau tạo thành Hệ Sinh Thái Công Nghiệp. Bố trí cán bộ chuyên trách chăm lo BVMT trong các KCN, trong từng doanh nghiệp thuộc KCN. Có một hệ thống quản lý theo ngành dọc thống nhất để có thể quản lý chặt chẽ hơn công tác BVMT ở từng cơ sở, trong và ngoài KCN, thúc đẩy cho hoạt động TĐCT được tiến hành thuận lợi.
Khu Công Nghiệp
Nhà máy 1
Nhà máy 2
Nhà máy 3
SỞ TN&MT ĐỒNG NAI
Trung Tâm Quan Trắc & Giám Sát Môi Trường
Phòng
Môi Trường
Ban Quản Lý Các KCN Đồng Nai
Công Ty Đầu Tư Và Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng KCN
Trực tiếp quản lý và xử phạt hành chính
Báo cáo mơi trường thường xuyên
Báo cáo mơi trường khơng thường xuyên
Quan hệ dịch vụ mơi trường
Phối hợp thực hiện kiểm tra mơi trường
Hình 5 : Các cơ quan chức năng tham gia QLMT các nhà máy trong các KCN Đồng Nai
3.2.2.3. Những tồn tại của hệ thống quy định pháp luật
Các cơ sở pháp lý BVMT trong KCN bao gồm các luật, quy định của quốc gia, địa phương hoặc các cam kết do KCN đề ra. Hệ thống quy định pháp luật về QLMT KCN gồm có các văn bản luật và các văn bản dưới luật, các vấn đề quan trọng có liên quan như sau :
Quy hoạch, thiết kế, xây dựng và phát triển công nghiệp.
Quá trình hoạt động và công nghệ sản xuất.
Kiểm soát chất thải và ô nhiễm công nghiệp với việc bảo vệ các thành phần môi trường.
Trách nhiệm kinh tế và nguồn tài chính BVMT.
Quản lý nhà nước về BVMT.
Chế dộ thanh tra, kiểm tra và báo cáo môi trường.
Khen thưởng và kỷ luật.
Hoạt động TĐCT gặp phải khó khăn khi hệ thống quy định pháp luật còn những tồn tại sau :
Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định môi trường nào về việc quy hoạch tổng thể các vùng công nghiệp trên cả nước. Hoặc chỉ có vài ý nhỏ trong một số văn bản luật và lĩnh vực đề cập đến nó cũng rất hẹp.
Các văn bản pháp luật chuyên trách về BVMT trong quy hoạch chi tiết KCN hiện nay chưa có, các vấn đề như diện tích cây xanh KCN, thiết kế quy hoạch cải tạo hoặc mở rộng KCN, thi công cơ sở hạ tầng còn chưa thỏa đáng.
Vẫn thiếu quy định đầy đủ và chi tiết hơn về BVMT trong thiết kế và thi công xây dựng các xí nghiệp công nghiệp. Một số vấn đề cần chú ý như yêu cầu đối với các nhà máy đặc biệt, phân khu trong nhà máy để đảm bảo môi trường và cảnh quan, bố trí cây xanh trong nhà máy, bố trí các nhà máy sao cho có thể sử dụng được hạ tầng chung về BVMT đặc biệt tận dụng được các loại chất thải và tiến hành hoạt động TĐCT giữa các nhà máy.
Vấn đề khuyến khích và khen thưởng : đây là biện pháp rất tích cực trong BVMT do tính chất hai bên đều có lợi. Vấn đề này cũng đã từng bước đưa vào quy định pháp luật với những thông tư và quy định về khuyến khích đầu tư cho các dự án chế biến chất thải, các dự án được ưu đãi về thuế do có “công nghệ sạch, công nghệ sử dụng các nguyên vật liệu là các chất thải có tác dụng làm giảm ô nhiễm môi trường”.
Ta thấy, các văn bản này không bao quát rộng. Rất nhiều vấn đề quan trọng còn chưa được đề cập như ưu tiên công nghiệp sinh thái và các biện pháp khuyến khích, hổ trợ . . . Hiện nay chính sách ưu đãi cụ thể cho vấn đề công nghiệp sinh thái, công nghệ sạch, tái sử dụng chất thải hay còn quá sơ sài để làm động lực thúc đẩy doanh nghiệp tham gia.
Tóm lại, những phương diện ít được quan tâm hoặc được nhắc đến một cách sơ sài bao gồm quy hoạch tổng thể các vùng cộng nghiệp trong phạm vi cả nước, các giải pháp BVMT tiên tiến (công nghệ sạch, công nghiệp sinh thái, trao đổi chất thải . . .) và chế độ tự báo cáo môi trường.
Theo mô hình quản lý hiện tại của chúng ta, hệ thống các quy định được áp dụng đơn điệu, không có sự phối hợp. Chính sách quản lý chú trọng vào những nguồn thải riêng biệt của một nhà máy hoặc của một thiết bị . . . nhằm cải thiện hiệu suất vận hành và giảm phát thải vào môi trường nước, đất, không khí. Những luật lệ áp dụng riêng rẽ đối với chất lượng môi trường nước, đất, không khí. Phân chia chức năng quản lý của các tổ chức, cơ quan thực hiện công tác quản lý. Đôi khi một giải pháp cho môi trường này lại gây ô nhiễm cho môi trường khác và ngược lại. Như vậy, sự ô nhiễm được chuyển từ dạng phát tán vào không khí đến các bãi chôn lấp.
Nhìn chung, hệ thống các văn bản pháp quy trong QLMT KCN hầu như đã đề cập đến mọi phương diện nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Hệ thống quy định pháp luật trong QLMT KCN chưa được thống nhất và đồng bộ hóa, các vấn đề phân tán, hay trùng lập, chồng chéo, xung đột, khó có thể xác định để giải quyết. Và còn nhiều mặt và phương diện chưa được đề cập tới trong các văn bản luật, mà ngay cả những vấn đề được quy định cũng chưa phải là đầy đủ, hợp lý và chặt chẽ, chưa quan tâm đến các bước phát triển cao trong BVMT như quy hoạch môi trường, công nghệ sạch, tận dụng và trao đổi chất thải, công nghiệp sinh thái . . .
Đây là một thách thức lớn cho các hoạt động BVMT theo hướng tiên tiến, cụ thể cho hoạt động công nghiệp. Trên cơ sở luật BVMT, cần sớm ban hành đồng bộ khung pháp lý về BVMT KCN. Thể chế hóa các chủ trương, chính sách, chế định rõ các đầu mối trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh về phát triển kinh tế – xã hội với BVMT. Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, các chính sách ưu đãi kinh tế, ưu đãi thuế nhằm khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch, hoạt động tái sinh tái chế và TĐCT hướng đến phát triển công nghiệp bền vững, công nghiệp sinh thái . . .
3.2.3. Sự tự nguyện tham gia của các cơ sở sản xuất
Sự tự nguyệân tham gia của các cơ sở sản xuất trong KCN được thiết lập đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại ổn định và lâu dài của hệ thống TĐCT. Vì các nhà máy trong KCN liên kết với nhau trên cơ sở trao đổi nguyên vật liệu (bao gồm cả sản phẩm , phế phẩm và chất thải) và năng lượng (nhiệt thừa, nhiên liệu . . .) với nhau và với môi trường tự nhiên, nên mỗi nhà máy là một “mắt xích” trong một “chuỗi” vật chất khép kín. Chỉ cần một “mắt xích” nào bị phá vỡ (vì bất cứ lí do gì) thì toàn hệ thống sẽ bị phá vỡ theo và có thể cần thời gian dài mới thiết lập lại được. Không ai khác ngoài các cơ sở sản xuất sẽ phải thực thi các phương án công nghệ để có thể hình thành mạng lưới trao đổi vật chất trong KCN cũng như giảm đến mức thấp nhất sự tiêu thụ cũng như phát sinh chất thải. Do đó, chỉ khi nào cơ sở sản xuất tự nguyện trở thành thành viên của chương trình TĐCT để hướng đến phát triển KCN Thân Thiện Môi Trường, họ mới nỗ lực duy trì vai trò “mắt xích” của mình vì sự tồn tại của cả hệ thống. Không có sự tự nguyện tham gia của các cơ sở sản xuất, các giải pháp công nghệ giảm thiểu chất thải tại nguồn cũng như TĐCT, cho dù đơn giản đến đâu đi nữa, cũng trở nên ít khả thi.
Mục đích chính của chương trình TĐCT là thay đổi nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy, sử dụng các loại phế phẩm, chất thải thay thế phần nào cho nhu cầu vật tư sản xuất. Bất kỳ điều gì có thể làm được để giảm lưu lượng nguyên liệu và năng lượng đã qua hệ thống kinh tế sẽ làm giảm gánh nặng ô nhiễm vào môi trường. Nhưng nguyên vật liệu và năng lượng là những tài nguyên được mua bán trên thị trường. Chúng có giá cả và do đó việc sử dụng chúng sẽ thể hiện như một chi phí trong sổ sách kế toán của một công ty. Việc cắt giảm chi phí nguyên vật liệu và năng lượng qua chương trình TĐCT giúp làm giảm ô nhiễm.
Kinh nghiệm từ việc kiểm tra và đánh giá môi trường trong kinh doanh cho thấy rằng, nhiều cơ sở kinh doanh không quan tâm nhiều đến các chi phí nguyên vật liệu và năng lượng như các chi phí lao động và vốn.
Hơn nữa, quan điểm tiêu biểu của ngành công nghiệp đối với các luật lệ về môi trường là phải tuân theo. Kiểu phản ứng của ngành công nghiệp là : chính quyền ra luật, ngành công nghiệp đối phó. Như vậy, ngành công nghiệp chưa xem hoạt động BVMT như một khâu quan trọng trong sản xuất, và hoạt động này còn mang lại lợi nhuận cho nhà máy do cắt giảm được nhiều khoản chi phí xử lý, chôn lấp chất thải.
Mặc dù, sự quan tâm và tự nguyện tham gia phát triển chương trình TĐCT của các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, yếu tố quyết định sự thành công của dự án còn cần đến sự tham gia liên tục của nhóm các đối tác từ chính quyền, viện nghiên cứu và các tổ chức quần chúng. TĐCT tới tới phát triển công nghiệp sinh thái không phải là những hoạt động có thể hoàn tất trong thời gian ngắn. Nếu không có sự tham gia liên tục của các đối tác nói trên, dự án khó có thể duy trì được.
Ở Việt Nam, ý thức BVMT trong các doanh nghiệp sản xuất còn yếu kém, các doanh nghiệp còn nhiều lo ngại khi tham gia chương trình TĐCT bởi nhiều lí do:
Không muốn thống kê các loại chất thải vì sợ bị phạt hoặc ảnh hưởng đến hình ảnh công ty.
Các doanh nghiệp chỉ muốn loại bỏ các chất thải càng nhanh càng tốt, do đó hợp đồng với các công ty vận chuyển và xử lý chất thải sẽ nhanh hơn nhiều khi phải đợi chờ các cơ quan có trách nhiệm thu mua trong chương trình TĐCT.
Doanh nghiệp nghi ngờ hiệu quả hoạt động của nhà nước trong chương trình TĐCT về khả năng làm việc cũng như chi phí để điều hành hoạt động có phải là do chính mình chi trả hay không.
Chưa có một chính sách hỗ trợ hay khuyến khích nào cho các doanh nghiệp khi tham gia chương trình.
3.2.4. Các sự cố
Những sự cố có thể xảy ra khi chương trình TĐCT được đưa vào hoạt động:
Sự cố cháy nổ, rò rỉ khi vận chuyển chất thải đến trung tâm trao đổi.
Sự cố về an toàn lao động cho công nhân khi tiếp xúc với môi trường có nhiều chất thải nguy hại.
Khi trung tâm không duy trì được mối quan hệ giữa nơi cung cấp nguyên liệu và nơi tiệu thụ thì lượn chất thải dư thừa hoặc thiếu hụt sẽ khó giải quyết.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP TRAO ĐỔI CHẤT THẢI TẠI KCN BIÊN HOÀ I
Mô hình TĐCT tổng quát đưa ra trong sơ đồ 9 với đặc điểm sau :
Các loại phế liệu, phế phẩm, chất thải được tận dụng tối đa để thay thế một phần nhu cầu nguyên liệu sản xuất của các nhà máy trong và ngoài KCN.
Chất thải không trao đổi được thì tiến hành trả vào tự nhiên dưới dạng thân thiện môi trường.
Nhằm mục đích xây dựng mối liên hệ TĐCT giữa các nhà máy.
Dựa vào mô hình trao đổi tổng quát trên, đồ án đề xuất hướng trao đổi cho ngành chế biến thực phẩm và sản xuất thức ăn gia súc trong KCN Biên Hòa I như sơ đồ 3.7.
Nhận xét :
Mô hình chỉ đưa ra mối liên hệ về nhu cầu nguyên vật liệu có thể trao đổi.
Quá trình TĐCT xảy ra trong phạm vi KCN, chưa có sự trao đổi với bên ngoài và với tự nhiên.
Có sự phù hợp về mặt loại hình trao đổi, nhưng về quy mô, khối lượng trao đổi vẫn chưa đánh giá được.
Không dựa vào khoảng cách địa lý giữa các nhà máy.
Các cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ hay làm compost, tái chế kim loại là đối tượng được đề xuất thêm mà hiện tại KCN vẫn chưa có.
Sơ đồ 9 : Mô hình trao đổi chất thải tổng quát cho KCN Biên Hòa I
Công ty Donanewtower
Công ty cổ phần bánh kẹo BIBICA
Xí nghiệp Vitaga
Nhà máy sữa Dielac
Công ty đường Biên Hòa
Cơ sở tái chế kim loại
Công ty bao bì giấy Biên Hòa (SOVI)
Sơ đồ 10 : Mô hình trao đổi chất thải cho ngành chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc
3.3.1. Quy chế, pháp luật và sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước
3.3.1.1. Sự hợp tác và theo đúng mục tiêu chiến lược bảo bệ môi trường đến năm 2020 của Thủ Tướng Chính Phủ
Tính hợp pháp của hoạt động TĐCT thể hiện qua các văn bản pháp luật có liên quan sau :
Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ về phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”, có quy định cụ thể về việc áp dụng các thiết bị, công nghệ sản xuất TTMT và dán nhãn môi trường cho sản phẩm (nhãn sinh thái hoặc TTMT). . . trong nhiệm vụ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (khoản 5, điều 3,4 và 5 của quyết định trên).
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ về ban hành chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đã có quy định cụ thể về việc phát triển khoa học – công nghệ, khuyến khích công tác xã hội hóa, xây dựng lối sống và thân thiện với môi trường, đồng thời ban hành hàng loạt các chương trình trọng điểm quốc gia nhằm phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường.
Trong hệ thống QLMT ISO 14000 đã có quy định về dán nhãn môi trường và đánh giá chu trình sống của sản phẩm trên cơ sở tiêu chí sinh hoạt hoặc TTMT như là loại sản phẩm ít gây nên các tác động ô nhiễm môi trường cụ thể hoặc có thể tái sinh, hoặc có thể phân hủy dễ dàng. . .
Trong nhiều tài liệu đã áp dụng khái niệm TTMT cho lĩnh vực nguyên liệu sản xuất như nguyên liệu sạch hoặc TTMT. Thậm chí trong mô hình “áp lực – trạng thái – đáp ứng” về QLMT, còn sử dụng các tiêu chí về đáp ứng đối với môi trường, bao gồm tiêu chuẩn về nếp sống thân thiện của xã hội đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra, còn có những quy dịnh liên quan trực tiếp đến TĐCT như sau :
Điều 11, luật BVMT có nói “nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng khai thác hợp lý thành phần môi trường, áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tận dụng chất thải, tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng năng lượng tái sinh, chế phẩm sinh học trong nghiên cứu khoa học sản xuất và tiêu dùng”. Tuy nhiên , điều này vẫn chưa được triển khai cụ thể trong các văn bản luật chính thức.
Quyết định số 65/2001/QĐ-BKHCN&MT ngày 11/12/2001 cho phép tái sử dụng lại những phế pohẩm đã xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường làm nguyên liệu và đồng thời còn kèm theo danh mục các loại chất thải này.
3.3.1.2. Sự hỗ trợ về phía nhà nước
Các KCN Đồng Nai chịu sự QLMT của các cơ quan nhà nước như Sở Tài Nguyên & Môi Trường, Ban quản lý các KCN Đồng Nai và công ty phát triển KCN. Nhiều hoạt động của các cơ quan này đã có những đóng góp tích cực cho chương trình TĐCT trong và ngoài KCN. Điều này thể hiện sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo trong việc hỗ trợ về mặt chính sách khuyến khích, nhân lực và tài chính để chương trình TĐCT được hình thành và phát triển, đặc biệt là chương trình TĐCT của KCN Biên Hòa I có thể áp dụng vào thực tế hiện nay và trong tương lai.
Những hoạt động hỗ trợ của các cơ quan nhà nước bao gồm :
Chương trình báo cáo môi trường và giám sát chất lượng môi trường hàng năm tại từng nhà máy trong KCN.
Chương trình kiểm tra định kỳ và đột xuất các nhà máy.
Ban hành quy định về an toàn thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTNH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai tháng 7/2001 kèm theo quyết định ban hành đăng ký chủ nguồn thải.
Công tác xử lý chất thải và tư vấn thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn của xí nghiệp Dịch Vụ Môi Trường Biên Hòa (SONAEM), SONAEM là đơn vị được tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép trong hoạt động thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải cho khách hàng có nhu cầu trên toàn tỉnh. SONAEM hướng dẫn khách hàng thu gom, phân loại chất thải tại nguồn, đóng gói, đóng kiện chất thải theo đúng quy chuẩn yêu cầu, tiến hành vận chuyển vào kho của SONADEZI, sau dó sẽ xử lý theo hướng tái sử dụng.
3.3.2. Truyền thống tận dụng của người việt nam
Tại Việt Nam, quá trình trao đổi các loại phế liệu đã có từ lâu nhưng chủ yếu diễn ra giữa các cơ sở thu mua phế liệu với các nhà máy, giữa cơ sở thu mua phế liệu với các cơ sở tái sinh tái chế, giữa những người thu mua ve chai với cá hộ gia đình. Quá trình trao đổi này có thể gặp thấy ở mọi nơi từ hộ gia đình cho đến các nhà máy trong KCN. Do đặc tính của CTCN nên phế liệu chủ yếu được trao đổi tập trung vào CTRCN. Phương thức trao đổi chủ yếu là giữa các nhà máy và các cơ sở thu mua tái chế phế liệu từ bên ngoài KCN chỉ một số ít nhà máy thực hiện trao đổi với nhau hoặc tái sử dụng tại chỗ.
Hiện nay, ở nước ta, đã có nhiều công ty mua các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc là chất thải, phế phẩm ở nước ngoài và ở các công ty tái chế trong nước (DNTN Tân Phát Tài, công ty Tân Đức Thảo. . .) phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty mình. Đây là cơ sở để chương trình TĐCT được hình thành và phát triển phục vụ cho nhu cầu sản xuất đồng thời giảm tác động về mọi mặt do ô nhiễm của các loại chất thải trong công nghiệp gây ra.
CHƯƠNG 4
MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỀ CHẤT THẢI CHO KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA I
4.1. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRUNG TÂM TRAO ĐỔI THÔNG TIN CHẤT THẢI
Phát triển công nghiệp tất yếu sẽ tác động mạnh mẽ đến môi trường. Đặc biệt, các KCN nước ta hiện nay có cùng một đặc điểm chung là hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh nhưng đã có một số nhất dịnh các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp đang hoạt động. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN vẫn đang tiếp tục thực hiện trong khi một số nhà máy vẫn đang hoạt động bình thường. Vì vậy, ô nhiễm môi trường KCN hiện nay là kết quả tổng hợp của các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng, giao thông vận tải và việc ảnh hưởng lẫn nhau là không tránh khỏi.
Biện pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường được áp dụng phần lớn tại các nước từ trước đến nay là giải pháp xử lý cuối đường ống. Tuy nhiên, sau thời gian dài áp dụng, các nước này ngày càng nhận thấy những bất cập của giải pháp này. Do đó, dần dần các giải pháp khác, khắc phục được những hạn chế của xử lý cuối đường ống đã được phát triển và áp dụng.
Trải qua thời gian dài phát triển công nghiệp, để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe về môi trường, với điều kiện công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, chiến lược môi trường và quản lý chất thải được áp dụng ở các nước này như hình 6.
Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn (sản xuất sạch hơn)
Tái sinh và tái sử dụng chất thải (tra đổi chất thải)
Xử lý cuối đường ống
Giải pháp ưu tiên lựa chọn
Thải bỏ hợp vệ sinh
Giải pháp ít ưu tiên lựa chọn nhất
Hình 6 : Thứ tự ưu tiên trong chiến lược quản lý chất thải
Ngăn ngừa và giám sát chất thải tại nguồn phát là chiến lược được yêu chuộng nhất, vì ít chất thải tức không có ô nhiễm nên chi phí xử lý và quản lý thấp.
Khi các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn không thể áp dụng, chất thải phải được tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ở những quy trình sản xuất khàc để tạo ra sản phẩm mới.
Ngay cả khi áp dụng ngăn ngừa và giãm thiểu tại nguồn cũng như tái sinh tái sử dụng hay trao đổi chất thải, cuối cùng vẫn còn chất thải cần phải xử lý tốt trước khi thải vào môi trường nhằm ngăn chặn và hạn chế các rủi ro môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng.
Thực tế cho thấy, các giải pháp trên ở một mức độ nào đó có tác dụng và ưu điểm riêng tùy theo điều kiện của nhà sản xuất. Tuy nhiên, tổ hợp các giải pháp trên lại và ứng dụng vào thực tiễn của nhà máy là phương pháp hiệu quả nhất trong việc khắc phục quá trình suy thoái môi trường đang diễn ra như hiện nay.
Ở các nước phát triển trên thế giới, sự tổ hợp các giải pháp BVMT khác nhau đã được nghiên cứu thực thi theo quan điểm sinh thái công nghiệp.
Ở nước ta, do điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ cho hoạt động sản xuất cũng như BVMT nghèo nàn, với nhận thức về vấn đề BVMT hiện tại của các nhà sản xuất và hơn nữa là cấp quản lý nhà nước còn yếu kém. Hầu hết các dự án cho môi trường đều tốn nhiều kinh phí nhưng chỉ nằm gọn trong giấy tờ, vẫn là những dự án treo hoặc hiệu quả áp dụng thấp, chỉ mang tính chất phong trào . . . Do đó, việc áp dụng các giải pháp ngăn ngừa và xử lý theo thứ tự ưu tiên nói trên sẽ rất ít khả thi. Hiển nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, chiến lược quản lý chất thải và BVMT cuối cùng sẽ phải tiến tới mô hình trên. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế, xã hội hiện tại, để khắc phục và hạn chế suy thoái và ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp, giải pháp có khả thi nhất và dễ dàng áp dụng sẽ phải theo thứ tự ưu tiên khác, đó là :
Tái sinh và tái sử dụng chất thải.
Xử lý cuối đường ống.
Dần dần tiến tới thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn.
Như vậy, tái sinh tái sử dụng và trao đổi chất thải là giải pháp được ưu tiên nhất trong định hướng quản lý chất thải bền vững hiện nay của nước ta. Mặc dù còn nhiều khó khăn về mặt cộng nghệ, quản lý và ý thức cản trở hoạt động TĐCT nhưng vẫn có nhiều hơn các yếu tố thuận lợi cũng như xét về mặt lợi ích đạt được khi thực hiện chương trình TĐCT nên ưu tiên phát triển hoạt động này.
4.1.1. Lợi ích của hoạt động trao đổi chất thải
4.1.1.1. Lợi ích kinh tế
Giảm chi phí vận chuyển, thải bỏ chất thải.
Giảm chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý chất thải.
Giảm chi phí bảo trì, bảo dưỡng nhờ sử dụng chung cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác.
Giảm trường hợp bị phạt do không tuân thủ quy định về môi trường.
Tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu và năng lượng.
Tăng thu nhập từ phế phẩm, phế liệu và chất thải.
4.1.1.2. Lợi ích môi trường
Giảm khai thác tài nguyên môi trường.
Giảm nguồn gây ô nhiễm và chất thải.
Giảm gánh nặng về môi trường.
Nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên.
Tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên.
4.1.1.3. Lợi ích xã hội
Nâng cao mức sống của toàn xã hội.
Thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề môi trường.
Tạo thêm công ăn việc làm trong môi trường phát triển công nghiệp sạch hơn.
TĐ CT là cơ sở để cơ quan nhà nước xây dựng các chiến lược phát triển công nghiệp bền vững hướng đến công nghiệp sinh thái trong tương lai.
Như vậy, xét về mặt lợi ích lâu dài và những thử thách khó khăn có thể khắc phục được, chương trình TĐCT là có thể tiến hành và cần nhiều đầu tư, quan tâm hơn nữa để hoạt động này ngày càng trở nên rộng rãi.
Vậy, yêu cầu bức thiết để hỗ trợ cho chương trình là cần phải có một trung tâm trao đổi thông tin về chất thải để cho doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin và tiến hành trao đổi như các dịch vụ trao đổi chất thải đã phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới.
4.1.2. Giới thiệu trung tâm trao đổi thông tin chất thải
Trung tâm trao đổi thông tin chất thải được thiết kế với mục đích phục vụ cho việc truyền bá thông tin về chất thải một cách rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân có quan tâm. Hoạt động của trung tâm TĐTTCT sẽ mang lại những lợi ích cho việc mua bán chất thải và nó đóng vai trò quyết định trong việc hình thành một thị trường chất thải hoạt động hiệu quả.
4.2. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA TRUNG TÂM TRAO ĐỔI THÔNG TIN CHẤT THẢI
Trung tâm TĐTTCT có chứa năng cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến các loại phế liệu, phế phẩm, chất thải mà các cơ sở, nhà máy cần trao đổi (mua và bán), hoặc các loại chất thải cần phải xử lý. Không những thế, trung tâm TĐTTCT phải có trách nhiệm lớn đối với các nhà máy là đối tác của trung tâm thông qua hoạt động quảng cáo tìm kiếm nguồn nguyên liệu cũng như nguồn tiêu thụ phế phẩm, chất thải của nhà máy.
Trung tâm TĐTTCT không chỉ có nhiệm vụ đơn giản là thu mua, trao đổi chất thải mà nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của trung tâm là xoay vòng, luân chuyển chất thải, không để chất thải tồn đọng lại tại trung tâm hay nhà máy. Mục đích chính của trung tâm giúp cho các nhà máy có thể sử dụng liên tục phế liệu, chất thải như nguồn “nguyên liệu mới” đồng thời giảm đến mức tối thiểu lượng chất thải xả vào môi trường, hạn chế phần nào ô nhiễm môi trường như hiện nay. Như vậy, trung tâm phải liên tục tìm kiếm các đối tác trong việc cung cấp và thâu nhận các nguồn nguyên liệu mới, thuyết phục khách hàng tham gia chu trình trao đổi một cách liên tục để tạo ra một thị trường chất thải hoạt động có hiệu quả.
Ngoài ra, với chức năng và nhiệm vụ như trên, một trung tâm TĐTTCT phải đạt được các yêu cầu như sau :
Cung cấp thông tin mà các cơ sở sản xuất có nhu cầu mua và bán.
Là chiếc cầu nối giữa cơ sở đóng vai trò là nhà cung cấp và người tiêu dùng. Nói cách khác, trung tâm phải tạo ra được một thị trường hoạt động có hiệu quả mà mặt hàng ở đây là các loại phế phẩm, chất thải. . .
Thông tin về chất thải phải rõ ràng, đầy đủ các đặc tính tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi (mua và bán). Ở đây, muốn đạt được điều này trung tâm nên trình bày các loại chất thải theo dạng sau :
Nguyên liệu sẵn có.
Nguyện liệu cần cung cấp.
Thông tin phải được cập nhật thường xuyên, tiến hành liệt kê liên tục các loại nguyên liệu như trên để đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời và dễ dàng cho các doanh nghiệp.
Trung tâm phải tạo điều kiện cho các công ty có nguyên vật liệu cần bán có thể thực hiện chương trình quảng cáo để tìm đối tác.
4.3. NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM
Trung tâm TĐTTCT có nhiệm vụ thu thập những thông tin liên quan đến phế liệu, phế phẩm, chất thải trong KCN. Trung tâm này sẽ xử lý thông tin thu thập được để từ đó có kế hoạch sắp xếp lưu trữ các thông tin cần thiết hoặc xuất thông tin để tiến hành cho các nhà máy thực hiện trao đổi chất thải với nhau.
4.3.1. Thu thập thông tin
Trong giai đoạn này trung tâm TĐTTCT phải thực hiện xác định các yếu tố, các thông tin sau :
Các nhà máy có tiềm năng trao đổi trong KCN.
Những thông tin về khối lượng cũng như thành phần nguyên liệu đầu vào và phế phẩm, chất thải đầu ra của nhóm các nhà máy này.
Đặc tính của phế liệu, chất thải.
Trình độ công nghệ của nhà máy có khả năng tái sử dụng chất thải, phế phẩm mà chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo hay không?
Địa chỉ liên lạc của các nhà máy.
Cập nhệt thông tin liên tục để biết được nhu cầu của từng nhà máy trong KCN.
4.3.2. Xử lý thông tin
Trong giai đoạn này sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau :
Sắp xếp các nhà máy theo từng loại hình công nghiệp, theo từng loại phế phẩm, chất thải. Việc sắp xếp như vậy sẽ dễ dàng cho công tác kiểm tra cũng như trong việc lập kế hoạch hay tiến hành cho các nhà máy trao đổi chất thải với nhau.
Xem xét các khả năng trao đổi có thể thực hiện được giữa các loại hình công nghiệp, giữa các nhà máy.
Xác định phương thức trao đổi các loại phế phẩm, chất thải và xem xét các thành phần này có cần thiết phải xử lý sơ bộ hoặc xử lý triệt để.
Xác định khoảng cách trao đổi có phù hợp, những điểm thuận lợi, bất lợi và khả năng khắc phục những khó khăn trong quá trình trao đổi.
4.3.3. Lưu trữ thông tin
Tại trung tâm TĐTTCT còn có chức năng lưu trữ các thông tin cần thiết như nguyên liệu đầu vào, chất thải, phế liệu, đầu ra của từng loại hình công nghiệp, các loại phế phẩm, chất thải của từng nhà máy, thời gian thải, thời gian thu gom, định kỳ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy và các công nghệ cơ bản của các nhà máy cũng như địa chỉ liên lạc của nhà máy cần bán và cơ sở cần mua nguyên liệu.
Sắp xếp lưu trữ thông tin về thành phần và khối lượng cũng như đặc tính của các loại phế phẩm, chất thải. Qua đó, việc trao đổi thông tin giữa các nhà máy và trung tâm sẽ dễ dàng hơn, tiện lợi hơn và trao đổi diễn ra nhanh chóng.
Trung tâm TĐTTCT có nhiệm vụ lưu trữ trhông tin về các nhà máy, phân loại theo loại hình công nghiệp, theo loại chất thải và sắp xếp lưu trữ tên phế liệu, chất thải theo anphabe, theo đặc tính, theo nguyên liệu. . . để dễ dàng trong việc nhập liệu cũng như xuất liệu.
4.3.4. Xuất thông tin
Khi nhà máy cần thông tin từ nguồn nguyên liệu hay phế liệu, phế phẩm, chất thải có thể liên hệ với trung tâm qua các mẫu phiếu thông tin, khi đó trung tâm sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà máy. Hoặc các nhà máy có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm thông qua điện thoại, fax, e-mail.
4.4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Thông tin về chất thải của doanh nghiệp được cung cấp và cho phép thông báo rộng rãi trên trang web là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định sự hình thành cũng như tồn tại của trung tâm. Do đó, các bước cần phải tiến hành như sau :
Thu thập thông tin và thuyết phục sự đồng ý tham gia của doanh nghiệp :
Thiết kế phiếu thông tin (như mẫu trong phụ lục 1).
Tiếp xúc với doanh nghiệp và gửi phiếu thông tin (bao gồm phiếu thông tin về nguyên vật liệu sẵn có và phiếu thông tin nguyên vật liệu cần cung cấp).
Nhận lại phiếu thông tin từ doanh nghiệp.
Tổ hợp số liệu từ phiếu thông tin và lưu trữ hồ sơ.
Thông báo rộng rãi các thông tin về nguyên vật liệu có thể trao đổi được với sự đồng ý của doanh nghiệp bằng cách đưa lên trang Web của trung tâm TĐTTCT :
Thiết kế trang Web cho trung tâm TĐTTCT.
Đưa thông tin đã thu thập từ phiếu thông tin lên trang Web của trung tâm.
Vận hành trang web.
Lưu trữ và cập nhật thông tin liên tục.
Hoạt động của trung tâm phải được thể hiện qua trang Web với những hạng mục thông tin như sau :
Giới thiệu về hoạt động của trung tâm.
Trình bày các nguyên liệu sẵn có.
Trình bày các loại nguyên liệu mà các đơn vị tham gia yêu cầu.
Đăng ký tham gia sử dụng trang thông tin.
Phản hồi từ các tổ chức, cá nhân.
Thống kê kết quả hoạt động.
4.5. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRAO ĐỔI THÔNG TIN CHẤT THẢI CHO KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA I
4.5.1. Giới thiệu hoạt động của trung tâm
Trung tâm TĐTTCT KCN Biên Hòa I được thiết kế nhằm cung cấp thông tin về chất thải cũng như các loại phế liệu, sản phẩm phụ phục vụ cho hoạt động TĐCT. Trung tâm sẽ kết hợp cùng Trung Tâm Trao Đổi Sản Phẩm Phụ tiến hành các hoạt động thu gom, phân loại, tái chế và cung cấp thông tin về các loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất từ chất thải với giá rẻ hơn.
Trung tâm cũng sẽ tư vấn cho các nhà máy có nhu cầu mua nguyên liệu có nguồn gốc là chất thải từ các công ty tương ứng để các công ty có thể tự tìm đối tác với nhau để giảm được chi phí giao dịch.
Khách hàng quan tâm đến hoạt động hoặc có nhu cầu về nguyên liệu hay tìm hiểu các công nghệ tái chế và hướng tái sử dụng chất thải có thể truy cập vào trang thông tin của trung tâm.
Các loại chất thải đã tiến hành trao đổi có hiệu quả trong nước :
Cao su : phân loại, băm thành hạt làm cao su nguyên liệu.
Giấy vụn, giấy carton : xay, hóa rắn, tạo thành giấy cuộn làm nguyên liệu cho sản xuất giấy carton.
Nhựa các loại : phân loại, băm thành hạt nhựa nguyên liệu.
Thùng phuy kim loại : làm chậu, khay, xô. . .
Phôi mạt, vụn kim loại : sản xuất dung dịch FeCl3 để làm hóa chất xử lý nước thải công nghiệp.
4.5.2. Các loại nguyên liệu sẵn có tại trung tâm
Các loại nguyên liệu sẵn có tại trung tâm được trình bày theo từng loại, trong mỗi loại lại phân ra nhiều nhóm. Cách trình bày này giúp khách hàng dễ dàng xác định loại chất thải cần mua hoặc giới thiệu.
Bảng 20 : Nguyên liệu sẵn có tại trung tâm
STT
Tên chất thải
Thành phần
Khối lượng (tấn/năm)
Tổng cộng (tấn/năm)
1
Xi kim loại
Xi than
Xi chì
Xi kim loại
Xi nhôm
Xi đồng
Xi nấu gang
2
Phôi và mạt vụn kim loại
Tôn vụn
Mạt phôi gang
Sắt thép vụn
Phôi sắt vụn
Dây kẽm vụn
Vụn kim loại
3
Mạt gỗ, gỗ vụn
Mạt cưa
Gỗ vụn
4
Giấy, giấy vụn
Giấy bao bì phế liệu
Giấy không đạt tiêu chuẩn
Bột giấy thu hồi
Bao bì carton
5
Vải bông vụn
Vải vụn
Chỉ vụn
Bông vụn
6
Da, cao su, thủy tinh
Da
Cao su
Thủy tinh
7
Nhựa, nylon, thùng can các loại
Nhụa các loại
Phôi nhựa
Khay nhựa
Màng PS phế liệu
Nylon
Thùng can các loại
8
Bao bì các loại
Bao bì chứa hóa chất
Bao bì loại PP
Bao bì phế phẩm
Khách hàng muốn giới thiệu về nguyên liệu của mình cần điền đầy đủ thông tin và khung mẫu của trang web mà trung tâm đã đưa ra ở bảng 21 :
Bảng 21 : Mẫu đăng ký giới thiệu nguyên liệu sẵn có.
4.5.3. Nguyên liệu cần cung cấp
Khách hàng cần cung cấp nguyên liệu phải đăng ký vào trang web của trung tâm theo đúng mẫu như trong bảng 22 :
Bảng 22 : Mẫu đăng ký nguyên liệu mong muốn.
4.5.4. Phản hồi từ các cá nhân, tổ chức
Các cá nhân, tổ chức có ý kiến phản ánh hoặc đóng góp có thể gửi mail cho trung tâm theo mẫu thiết kế như bảng 23.
Bảng 23 : Mẫu thư phản hồi của trung tâm.
Nhận xét :
Việc đề xuất mô hình trung tâm TĐTTCT dựa trên điều kiện hiện tại của Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm của các dịch vụ TĐCT đã hoạt động có hiệu quả trên thế giới. Với đặc điểm như vậy, trung tâm TĐTTCT được đề xuất thể hiện những điểm sau :
Trung tâm TĐTTCT thực chất là một trang web hoạt động cùng trung tâm Trao Đổi Sản Phẩm Phụ (bao gồm cả thu gom, sơ chế hoặc tái chế và cung cấp).
Trang web được đưa ra mang tính chất đơn giản, dễ tiếp cận với những phần cơ bản cần có của một trung tâm TĐTTCT.
Để trung tâm hoạt động có hiệu quả cần phải thiết kế thêm nhiều phần phong phú như : hướng dẫn đăng ký và sử dụng trang web, các công trình nghiên cứu thực tiễn cho tái sinh, tái sử dụng, muc những kết quả đã đạt được. . .
KẾT LUẬN
Kết luận :
Trong ba loại hình thức phát sinh chất thải nước thải, khí thải và chất thải rắn thì nước thải và chất thải rắn có khả năng trao đổi đặc biệt là chất thải rắn có khả năng trao đổi rất cao.
Chỉ có một số ít nhà máy phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại ký hợp đồng xử lý với các công ty xử lý chất thải công nghiệp, tình trạng các cơ sở sản xuất công nghiệp tự thực hiện các biện pháp xử lý và tiêu hủy chất thải không an toàn như là tiêu hủy chung với các loại chất thải đô thị khác, lưu giữ ngay tại cơ sở, bán cho các cơ sở tái chế hoặc thậm chí là đổ bỏ một cách tuỳ tiện là hình thức phổ biến hiện nay tại KCN.
KCN Biên Hoà I có tiềm năng trao đổi phế liệu và chất thải rất lớn, trong đó 93% chất thải có khả năng trao đổi và chỉ có 7% các loại chất thải cần phải xử lý.
Mô hình trung tâm trao đổi thông tin chất thải được xây dựng với mục đích phục vụ trao đổi phế liệu, chất thải giữa các nhà máy trong KCN một cách có hiệu quả hơn, đồng thời việc trao đổi chất thải sẽ hạn chế những chất thải nguy hại đi vào môi trường do hoạt động thu gom, luư trữ và xử lý của các cơ sở thu mua phế liệu.
Lợi ích về mặt kinh tế đối với trung tâm trao đổi chất thải đã chứng minh cho các nhà máy thấy rằng việc trao đổi không chỉ thực hiện đối với chất thải không nguy hại mà ngay cả chất thải nguy hại cũng tham gia vào quá trình trao đổi, khi đó chi phí phải trả cho xử lý chất thải sẽ giảm và thậm chí có thể kinh doanh chất thải để thu thêm nguồn vốn từ chất thải.
Kiến nghị :
Để nâng cao hiệu quả tái sinh, tái chế, đồng thời giảm lượng chất thải khuếch tán ra môi trường, một số cơ sở cho nhân viên thực hiện phân loại sơ bộ chất thải tại nguồn (tại các nhà máy tham gia) thành các chất có thể tái sinh, tái chế và các chất khác. Đây cũng là giải pháp vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo về mặt môi trường đồng thời thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào trung tâm trao đổi chất thải.
Các cơ sở tái sinh, tái chế mua nguyên liệu từ các nhà máy trong KCN dạng hợp đồng dài hạn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm Trao Đổi Thông Tin Chất Thải hoạt động cũng như thu hút các nhà máy trong KCN tham gia, cần thiết phải tuyên truyền, giới thiệu về các hoạt động của Trung Tâm, về lợi ích, hiệu quả khi tham gia vào hoạt động trao đổi chất thải. Vấn đề tuyên truyền có thể thực hiện qua mạng internet hoặc tờ bướm tóm tắt chi tiết, rõ ràng.
Tăng cường công tác phổ biến thông tin, tuyên truyền cho cộng đồng về các hoạt động tái sinh, tái chế và những lợi ích từ trao đổi chất thải các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn.
Quảng cáo những thành công của TTTĐTTCT và chi phí tiết kiệm được từ thực hiện trao đổi chất thải.
Tăng cường các nguồn lực cho hoạt động giảm và cưỡng chế thực thi các quy định về môi trường.
Khuyến khích thành lập Trung Tâm Trao Đổi Thông Tin Chất Thải đối với mỗi KCN hay từng cụm KCN bằng các biện pháp giảm thuế đối với các hoạt động tái sinh và tái chế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.