Đồ án Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và có vai trò quyết định trong việc bảo đảm đời sống đối với con người. Mặc dù nước có vai trò rất quan trọng nhưng do nhận thức còn hạn chế con người chỉ chú ý đến việc khai thác và sử dụng mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nước. Sự tác động vô ý thức của con người đang làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước. Trong giai đoạn hiện nay các vấn đề về ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước đáng được xã hôi đặc biệt quan tâm. Thành phố chúng ta vốn rất nhiều kênh rạch, sông ngòi nhưng không được sự quan tâm bảo vệ đúng mức nên các con kênh này ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng gây mất vẻ mỹ quan và làm tổn thất rất lớn về tài nguyên nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Kênh Thị Nghè nằm trên địa bàn thành phố cũng là một trong những con kênh hiện đang ô nhiễm nặng nề. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước kênh rạch nói chung và tại kênh Thị Nghè nói riêng là việc làm cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI - Nghiên cứu thực trạng kênh Thị Nghè. - Xây dựng các biện pháp nhằm làm sạch và bảo vệ môi trường kênh Thị Nghè. 1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Làm sáng tỏ chất lượng nước ở khu vực kênh Thị Nghè hiện nay trên cơ sở khảo sát hiện trạng, phân tích đánh giá chất lượng nước ở khu vực này. Từ đó nêu lên nguyên nhân gây ra biến đổi chất lượng nước ở khu vực. 1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Qua kết quả nghiên cứu những chỉ tiêu về hóa học, sinh học, làm sáng tỏ hiện trạng về chất lượng nước tại khu vực kênh thị Nghè. 1.4.2. Thực tiễn Những kết quả của đề tài sẽ giúp cho việc nghiên cứu sau này nhằm đề ra các biện pháp làm sạch và bảo vệ nguồn nước cũng như khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước sau này. 1.5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Do thời gian thực hiện đề tài không cho phép nên người thực hiện không thể đánh giá toàn bộ chất lượng nước ở kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè mà chỉ khoanh vùng và đánh giá một số điểm mà khả năng cho phép từ cầu Thị Nghè đến cầu Điện Biên Phủ và trong địa bàn quận 1 và quận Bình Thạnh. Về mặt nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm trên kênh Nhiêu Lộc –Thị Nghè bằng các chỉ tiêu vi sinh và một số chỉ tiêu hóa lí . Các nội dung nghiên cứu cụ thể: - Tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước trên kênh Thị Nghè; - Tìm hiểu các dự án trên đang tiến hành trên kênh Thị Nghè ưu và nhược điểm nếu có và có thể đề ra các biện pháp giải quyết; MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu của đề tài 2 1.3 Nhiệm vụ của đề tài 2 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 1.4.1 Ý nghĩa khoa học 2 1.4.2 Thực tiễn 2 1.5 Giới hạn của đề tài 2 1.6 Khối lượng công việc và phương pháp nghiên cứu 4 1.6.1 Khối lượng công việc 4 1.6.2 Phương pháp nghiên cứu 4 Chương 2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU QUAN TRỌNG TRONG ĐÁNH GIÁ NƯỚC 6 2.1 Tầm quan trọng của nước 7 2.1.1 Ô nhiễm nước là gì 7 2.2 Các chỉ tiêu vi sinh và ý nghĩa 8 2.2.1 Định lượng Coliform 8 2.2.2 Tổng số vi sinh hiếu khí 8 2.2.3 Chỉ số E.Coli 9 2.2.4 Giới thiệu một số vi sinh vật gây bệnh thường gặp trong nước 9 2.3 Các chỉ tiêu hóa học và ý nghĩa 10 2.3.1 pH 10 2.3.2 Tổng chất rắn hòa tan(TDS) 10 2.3.3 Độ dẫn điện(EC) 10 2.3.4 Chỉ số BOD5 10 2.3.5 Chỉ số COD 11 2.4 Tiêu chí đánh giá 11 Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG KÊNH NL-TN 3.1 Vị trí địa lý 12 3.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn 13 3.2.1 Đặc điểm khí hậu 15 3.2.1.1 Nhiệt độ không khí 15 3.2.1.2 Lượng mưa 16 3.2.1.3 Lượng nắng mây 17 3.2.1.4 Độ ẩm không khí 17 3.2.1.5 Độ bay hơi 17 3.2.1.6 Địa hình 18 3.2.1.7 Đặc điểm địa chất công trình 19 3.3 Đặc điểm thủy văn 20 3.3.1 Hệ thống sông rạch 20 3.3.2 Thủy văn 20 3.3.3 Chế độ thủy triều 22 3.4 Đặc điểm kinh tế nhân văn 22 3.4.1 Giới thiệu sơ lược về đại bàn nghiên cứu 22 3.4.1.1 Quận 1 22 3.4.1.2 Quận Bình Thạnh 24 3.4.2 Hiện trạng dân số ở kênh NL-TN 25 3.4.3 Hiện trạng về công trình dân dụng nhà ở 25 3.4.4 Hiện trạng sản xuất công nghiệp 26 Chương 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở KÊNH NL-TN 27 4.1 Hiện trạng vệ sinh ở kênh 27 4.1.1 Đặc điểm về hệ thống thoát nước 27 4.1.2 Đặc điểm hiện trạng tuyến kênh 29 4.1.3 Hiện trạng nguồn nước thải 30 4.1.4 Tình hình nước thải sinh hoạt 30 4.1.5 Tình hình nước thải sản xuất 31 4.1.6 Ô nhiễm chất thải rắn 31 4.2 Chất lượng nước kênh qua các năm 2005-2008 33 4.2.1 pH 33 4.2.2 Ô nhiễm hữu cơ (DO,BOD5) 33 4.2.3 Ô nhiễm vi sinh 35 Chương 5 KẾT QUẢ SÁT NƯỚC Ở KÊNH NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ 37 5.1 Kết quả phân tích mẫu nước 37 5.2 Nhận xét các chỉ tiêu lý hóa 40 5.2.1 Nhiệt độ 40 5.2.2 Màu mùi 40 5.2.3 Độ dẫn điện 40 5.2.4 Tổng chất rắn hòa tan 40 5.2.5 pH 40 5.2.6 Nhu cầu oxy hóa học COD 40 5.2.7 Nhu cầu oxy sinh học 41 5.3 Các chỉ tiêu vi sinh 42 5.3.1 Coliform 42 5.3.2 E.coli 42 5.3.3 Tổng vi sinh hiếu khí 42 5.3.4 Kết quả phân tích mẫu bùn đáy 42 5.4 Đánh giá mức độ ô nhiễm ở kênh NL-TN 43 5.4.1 Tác động của ô nhiễm đến môi trường và con người 43 5.4.2 Tác hại của một số thành phần trong nước thải 44 5.4.3 Tác hại đối với thủy sinh 45 5.4.4 Tác động đến sức khỏe cộng đồng 47 5.4.5 Đánh giá khả năng tự làm sạch của kênh 47 Chương 6 XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC CHO KÊNH NHIÊU LỘC –THỊ NGHÈ 50 6.1 Tóm tắt dự án 51 6.2 Xây dựng các biện pháp quy hoạch hợp lý 54 6.2.1 Tái bố trí các cơ sở sản xuất 54 6.2.2 Quy hoạch mạng lưới thoát nước 55 6.2.3 Quy hoạch môi trường 55 6.2.4 Nâng cao biện pháp quản lý 56 6.3 Giáo dục cộng đồng 59 6.4Nâng cao trác nhiệm của các sở ngành có liên quan 60 6.5 Nâng cao trách nhiệm của người dân 61 CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 7.1 Kết luận 62 7.2 Kiến nghị 63

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2703 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h trạng ngập lụt thường xuyên xảy ra vào lúc nước triều cường hoặc mưa to cũng gây nên cảnh lụt lội. Đặc biệt vào mùa mưa nước cống ngầm tràn vào thành phố gây mất vệ sinh là nguồn gốc dịch bệnh. Do không có hệ thống xử lý nước thải nên nước bị ô nhiễm nặng nề. Hình 4.1 Cống tròn thoát nước. 4.1.2. Đặc điểm hiện trạng tuyến kênh Kênh NL-TN nằm trong khu trung tâm của nội thành TP HCM chảy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam qua các quận Tân Bình Phú Nhuận bờ bắc, quận 3 một phân bờ nam và bở bắc, quận 1 bờ nam và Quận Bình Thạnh bờ bắc. Và kết thúc ở sông Sài Gòn xưởng tàu Ba Son. Lòng kênh đang ngày càng bị thu hẹp và lấn chiếm do tình trạng xây dựng trái phép và xả rác bừa bãi xuống lòng kênh, sử dụng mạt nước trồng rau muống. Dọc hai bên bờ kênh và ngay trên mặt kênh có khoảng 5879 căn hộ xây lấn chiếm chủ yếu bằng vật liệu nhẹ (gỗ vá) chiếm diện tích 241.026 m2 với khoảng 30000 m2, đa phần dân cư ở đây đều là dân nhập cư từ các địa phương khác đến do điều kiện kinh tế khó khăn nên không có hộ khẩu chính thức ở Tp. Việc xây dựng trái phép làm ảnh hưởng đến dòng chảy và là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng do tình trạng thiếu vệ sinh các chất thải được xả thẳng xuống lòng kênh. Bảng 4.2 Thống kê hiện trạng dân số và kiến trúc xung quanh kênh NL-TN: Quận Tổng số Trong đó Số căn Diện tích (m2) Nhà lụp xụp rách nát Nhà trên và ven kênh Số căn Diện tích (m2) Số Căn Diện tích (m2) Q1 6737 200000 3000 100000 3727 100000 Q3 7000 210000 2000 60000 5000 150000 Q Bình Thạnh 5500 275000 3000 200000 2500 75000 Nguồn: Sở nhà đất TP. Việc xây cất lấn chiếm ven kênh ảnh hưởng đến dòng chảy và là nguồn ô nhiễm quan trọng do chất thải được xả thẳng xuống kênh. Chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của sông Sài Gòn do lưu lượng nước thải lớn hơn khả năng thoát của kênh nên nước thải thường bị giữ lại vào mùa khô và gây nên tình trạng hôi thối do không có đủ nước vào pha loãng. Do đó tạo nên môi trường hoạt động cho các vi sinh vật kị khí sinh ra khí H2S. 4.1.3. Hiện trạng nguồn nước thải Lượng nước thải trong lưu vực kênh Nl-TN do công ty cấp thoát nước nghiên cứu vào khoảng vào khoảng 93.000m3/ ngày; ước tính mỗi người dân thải ra 130-180 l/người mỗi ngày. Nước thải và dịch vụ nhỏ vào khoảng 85.600m3/ngày chiếm 92% tổng lượng nước thải ra lưu vực. - Nước thải sản xuất: Tổng lượng nước thải từ các nhà máy lớn trong lưu vực kênh NL-TN khoảng 3.400 m3 /ngày chiếm khoảng 3,6 % của tổng lượng nước thải. Do không có hệ thống xử lý hoặc có nhưng vân hành không đảm bảo nên nước thải không qua xử lý được xả thẳng vào ống thoát nước hoặc các nguồn nước gần đó. Do trên địa bàn nghiên cứu có khá ít các công ty sản xuất lớn nên chỉ nêu ra 1 số ngành gây ảnh hưởng đáng kể đến việc gây ô nhiễm. + Ngành dệt nhuộm: là một ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước cho sản xuất nên lượng nước thải phát sinh rất lớn. Theo nghiên cứu lượng nước sử dụng cho từng công đoạn dệt nhuộm tẩy mỡ len 20 – 40 m3/tấn thành phẩm; hoàn thiện và nhuộm len cần 70-200 m3 tấn thành phẩm. Nước thải dệt nhuộm thường chứa các chất độc rất nguy hiểm cho con người như Na2SO3, kiềm KOH, NaOH, các muối thiosunfit, thiosunfat axit acetic các hóa chất ổn định màu. + Ngành chế biến thực phẩm: Phần lớn nước đã qua sử dụng đều trở thành nước thải do rửa sản phẩm, tẩy rửa mặt bằng, kho lạnh cấp đông. Đặc điểm của ngành là lượng nước thải rất lớn có đặc tính dễ ươn hỏng có mùi hôi thối. Do nước thải dạng này thường chứa các dạng xương thịt vụn, các chất trong nội tạng của động vật máu, thậm chí là các hóa chất tẩy rửa khó phân hủy…. Đây là nguồn nước gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái làm tăng độ đục của nguồn nước, làm giảm oxy hòa tan trong nước. Khi hàm lượng hữu cơ cao trong nước tạo ra phân hủy kị khí tạo ra các sản phẩm độc hại như khi H2S, khí CH4 làm nước có màu đen và có mùi hôi, gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa … - Nước thải y tế: Có 11 bệnh viện trực thuộc thành phố vào 79 trung tâm y tế ở cấp quận và phường. Hầu hết hệ thống xử lý nước thải đều rất thô sơ chủ yếu là tự hủy. Tổng lượng nước thải ở bệnh viện và các cơ sở y tế là 4.000m3/ngày chiếm 4,3 % tổng lượng nước thải ở khu vực. Hầu hết các cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải, chủ yếu dùng hầm tự hoại để xử lý nên đây cũng là 1 nguồn gây ô nhiễm đáng chú ý. - Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ các bếp ăn của các gia đình nhà hàng, giặt giũ và vệ sinh. Nước được thải trực tiếp vào hệ thống tập trung của khu vực. Số dân hiện nay trên lưu vực kênh là khoảng 1.200.000 người. Hệ thống kênh đóng vai trò quan trọng là nguồn tiêu thoát nước thải sinh hoạt cho dân cư trong khu vực. Nguồn nước thải từ các hộ dân hay các cơ sở dịch vụ thải ra hệ thống cống rãnh thành phố. Việc xử lý thường bằng các hầm tự hoại nhưng hiệu suất không cao do nhiều hầm tự hoại đã hư hỏng do quá cũ hoặc mất tác dụng do không hút thường xuyên, hoặc do xây dựng hầnm tự hoại không đúng tiêu chuẩn. Các loại nước thải này được thải trực tiếp xuống kênh cộng theo đó là các loại chất thải rắn và rác được xả thẳng xuống từ các nhà ven kênh cộng theo cặn bẩn lắng đọng phân hủy kỵ khí lớp bùn này lâu ngày không được nạo vét nên tạo ra mùi hôi và gây ô nhiễm môi trường. Lượng nước thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm kênh. 4.1.4. Chất thải rắn Với hàng ngàn hộ dân sống ở khu vực kênh NL-TN thì sẽ có 1 lượng rác lớn đổ xuống kênh theo ước tính mỗi ngày có khoàng 40 tấn rác được đổ xuống kênh. Theo ước tính có khoảng 10% số hộ không được thu gom rác nên thường xả thẳng ra kênh Nl-TN. Với nhiều nguyên do: - Do các hộ không có điều kiện kinh tế; - Các hẻm chật hẹp nên xe thu gom không tới được; - Do thói quen đổ rác xuống kênh; - Do không muốn mất tiền. Lượng chất thải rắn thải xuống kênh chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư, trung tâm thương mại dịch vụ như các loại bao bì hàng hóa, vải, thực phẩm, chất tẩy rửa, nhựa, … Ước tính hiện nay trung bình mỗi người thải ra từ 1 - 1,2 kg chất thải rắn mỗi ngày. Thành phố có 20 % lượng chất thải rắn được thu gom có nghĩa là mỗi ngày mỗi người sẽ xả xuống lòng kênh từ 0,2 - 0,24 kg chất thải rắn. Rác thải trong khu vực thường được thu gom bằng xe đẩy, xe ba gác, hoặc xe lam. Hầu hết các quận đều trực tiếp đưa rác thu gom được đến bãi đổ phí thu gom rác hiện nay vào khoảng 10.000-15.000 đồng /tháng. Rác từ hộ gia đình và các cơ quan được thu tại chỗ tuy nhiên có một số khu vực đặc biệt là dọc kênh rác không thu được do đường quá nhỏ hẹp, thậm chí một số chợ củng chưa có hệ thống thu gom rác hoàn thiện ví dụ như chợ Thị Nghè. Bảng 4.3 Thống kê chất thải rắn Quận Rác thải sinh hoạt Xà bần Tổng lượng chất thải rắn Tấn/năm Tấn/ngày Tấn/năm Tấn/ngày Tấn/năm Tấn/ngày 1 81.289 223 72.003 197 153.712 427 Bình Thạnh 95.548 262 7.937 22 103.769 288 Nguồn: Công ty môi trường đô thị TP. Hình 4.3 xả rác bừa bải xuống lòng kênh 4.2. CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH QUA CÁC NĂM 2005-2008 4.2.1 pH Giá trị đo pH của năm 2005 đạt giá trị từ 7 - 7.1 đạt tiêu chuẩn loại B. Chỉ Số pH: + Lúc nước lớn đạt trung bình: 6.62 + Lúc nước ròng đạt trung bình: 6.64 So với năm 2007, chỉ số pH năm 2008 giảm từ 1.01 lần (nước lớn ) đến 1.03 lần nước ròng Hình 4.4 So sánh pH 2007-2008 4.2.2. Ô nhiễm hữu cơ (DO, BOD) Nồng độ ô nhiễm hữu cơ đo được ở 2 trạm Lê Văn Sĩ và Điện Biên Phủ giao động từ 0.3-1mg/l . Chứng tỏ nồng độ oxy hòa tan trong nước rất thấp. Hình 4.5 Noàng ñoä DO ño ôû caùc traïm keânh Nhieâu Loäc – Thò Ngheø (2001 – 2005) Noàng ñoä BOD5 ño ôû caùc traïm LVS vaø ÑBP naêm 2005 bieán thieân töø 36,6 – 54,9 mg/l, vöôït tieâu chuaån chaát löôïng nöôùc maët loaïi B töø 1,5 – 2,2 laàn. So vôùi keát quaû phaân tích naêm 2004, noàng ñoä BOD5 ño ôû caû 2 traïm LVS vaø ÑBP naêm 2005 giaûm töø 1,1 – 1,4 laàn. Hôn nöõa, cho thaáy noàng ñoä BOD5 ño ôû caùc traïm TL vaø AL töø naêm 2001 – 2005 coù xu höôùng giaûm. Hình 4.6 Noàng ñoä BOD5 ño ôû caùc traïm keânh Nhieâu Loäc – Thò Ngheø (2001 – 2005) Số liệu đánh giá BOD và COD năm 2007-2008: Nồng độ BOD đo được trên đoạn kênh + Lúc nước lớn đạt trung bình: 24.86 mg/l + Lúc nước ròng đạt trung bình: 75.10 mg/l Nồng độ BOD vượt tiêu chuẩn cho phép 3 lần. So với năm 2007 BOD5 trung bình năm 2008 giảm 1,2 lần khi đo lúc nước lớn và tăng 1,13 lần lúc nước ròng. Hình 4.7 So sánh BOD5 giữa 2007-2008 Nồng độ COD trung bình năm 2008 của kênh NL-TN đạt 64.36 mg/l vào lúc nước lớn 171,88 mg/l vào lúc nước ròng vượt tiêu chuẩn Viện Nam 5942-1995 (Loại B) từ 1/84-7,91 lần. So với năm 2007, COD trung bình đo lúc nước lớn giảm 1,09 lần, nhưng lại tăng 1,24 lần lúc nước ròng. Hình 4.8 So sánh chỉ số COD giữa 2007-2008 4.2.3. OÂ nhieãm vi sinh Coliform ño ôû caùc traïm LVS vaø ÑBP naêm 2005 bieán thieân töø 1,3x108 – 1,4x109 MPN/100 ml, vöôït tieâu chuaån chaát löôïng nöôùc maët loaïi B töø 1,3x104 – 1,2x105 laàn. Keát quaû phaân tích cho thaáy chaát löôïng nöôùc khu vöïc naøy bò oâ nhieãm vi sinh raát naëng. So vôùi keát quaû phaân tích naêm 2004, möùc ñoä oâ nhieãm vi sinh ño ôû caû 2 traïm LVS vaø ÑBP naêm 2005 taêng töø 2,4 – 636 laàn. Cho thaáy oâ nhieãm vi sinh ño ôû 2 caùc traïm LVS vaø ÑBP töø naêm 2001 – 2005 coù xu höôùng taêng. Hình 4.8 OÂ nhieãm vi sinh ño ôû caùc traïm keânh Nhieâu Loäc -Thò Ngheø (2001 – 2005) Ô nhiễm vi sinh (Coliform) năm 2007-2008: Nồng độ Coliform đo được 2 trạm quan trắc Lê Văn Sĩ và Điện Biên Phủ: + Lúc nước lớn đạt: 1.25×106 MPN/100ml + Lúc nước ròng đạt: 1.16×107 MPN/100ml Nồng độ Coliform vượt xa tiêu chuẩn cho phép từ 125 lần(nước lớn),1159 lần(nước ròng). So với năm 2007, nồng độ Coliform năm nay đã có chiều hướng suy giảm 6.82 lần lúc nước lớn, giảm 1,17 lần lúc nước ròng. Ñaùnh giaù Töø keát quaû phaân tích ôû caùc traïm quan traéc keânh Nhieâu Loäc – Thò Ngheø naêm 2005 cho thaáy chaát löôïng nöôùc khu vöïc naøy bò oâ nhieãm höõu cô vaø vi sinh ôû möùc cao. Tuy nhieân, möùc ñoä oâ nhieãm höõu cô ôû 2 traïm LVS vaø ÑBP coù xu höôùng giaûm thoâng qua noàng ñoä DO taêng vaø BOD5 giaûm, trong khi ñoù möùc ñoä nhieãm vi sinh ño ôû caùc traïm naøy coù xu höôùng taêng cao. Chương 5 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NƯỚC Ở KÊNH NL-TN 5.1. KHẢO SÁT: - Mẫu được lấy tại cầu Điện Biên Phủ và cầu Thị Nghè và các địa điểm A1, A2, A3, A4. + Địa điểm A1: nằm gần cống xả cách cầu Điện Biện Phủ 2 m. + Địa điểm A2: nằm trên đường Trường Sa quận Bình Thạnh . + Địa điểm A3: cách cống xả khoảng 1 m đối diện kho bạc nhà nước. + Địa điểm A4: cách cống xả khoảng 1 m nằm trên đường Hoàng Sa Quận 1 - Tần suất lấy mẫu: 2 lần trong 1 ngày lúc nước ròng và nước lớn nhất. - Số mẫu: 12 - Phương pháp lấy mẫu: Mẫu được lấy lúc nước ròng và lúc nước cao. - Bảo quản mẫu:trong thùng lạnh được ướp đá - Phương pháp phân tích: đã nêu trong phần phương pháp nghiên cứu nêu chương 1 Địa điểm A1: nước khá trong mùi nhẹ lúc nước lớn và trong, thời điểm lúc 7h30 phút sáng nước màu đen có mùi hôi. Địa điểm A2: 15h30 nước khá xanh, trong. Lúc 7h30 nước đen, mùi hôi. Địa điểm A3: Mẫu lấy lúc 10h15, nước thấp có màu đen có mùi hôi, lúc 15h30 nước cao khá trong mùi nhẹ Địa điểm A4: lúc 8h30 nước đang lên màu đục, có mùi hôi; lúc 15h30 nước khá trong mùi nhẹ 5.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC: Bảng 5.1 Kết quả khảo sát tại cầu Điện Biên Phủ: Chỉ tiêu Đơn vị Thời gian Lúc nước ròng Nước lớn pH - 6,67 6,8 TDS mg/l 362 815 Ec US/cm 818 1640 COD mgO2/l 79 27 BOD5 mgO2/l 29 9 Coliform MPN/100ml 24 x 10 4 4x 103 E.coli MPN/100ml 24 x 102 23 Tổng vi sinh cfu 11 x 104 21 x 104 Bảng 5.2 Kết quả khảo sát tại địa điểm cầu Thị nghè Chỉ tiêu Đơn vị Thời gian Lúc nước ròng Nước lớn pH - 6,64 6,73 TDS mg/l 244 810 Ec US/cm 564 1623 COD mgO2/l 93 29 BOD5 mgO2/l 48 12 Coliform MPN/100ml 11x105 2400 E.coli MPN/100ml 46 x 103 15 Tổng vi sinh cfu 12 x 104 44x104 Bảng 5.3 Kết quả mẫu nước cống thải lấy lúc 8h30 nước cạn: Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả pH - 5.9 TDS mg/l 845 EC US/cm 1720 COD mgO2/l 1074 BOD5 mgO2/l 435 Coliform MPN/100ml 39x105 E.coli MPN/100ml 44 x 10 3 Bảng 5.4 Kết quả khảo sát tại điểm A1 . Chỉ tiêu Đơn vị Thời gian nước lớn nước ròng pH - 7,2 6,73 TDS mg/l 842 325 Ec US/cm 1659 534 COD mgO2/l 26 125 BOD5 mgO2/l 32 98 Coliform MPN/100ml 15x103 240x104 E.coli MPN/100ml 240 11x103 Tổng vi sinh cfu 23x104 12x104 Bảng 5.5 Kết quả khảo sát tại điểm A2 Chỉ tiêu Đơn vị Thời gian nước lớn nước ròng pH - 7,3 6,47 TDS mg/l 850 257 Ec US/cm 1672 475 COD mgO2/l 22 98 BOD5 mgO2/l 30 82 Coliform MPN/100ml 9x103 160x104 E.coli MPN/100ml 210 15x103 Tổng vi sinh cfu 52x103 15x104 Bảng 5.6 Kết quả khảo sát tại điểm A3 Chỉ tiêu Đơn vị Thời gian nước lớn nước ròng pH 6,78 6.2 TDS Mg/l 759 357 Ec US/cm 1773 462 COD mgO2/l 32 110 BOD5 mgO2/l 15 98 Coliform MPN/100ml 11x103 160x104 E.coli MPN/100ml 460 15x103 Tổng vi sinh cfu 24x104 55x103 Bảng 5.7 Kết quả khảo sát tại điểm A4 Chỉ tiêu Đơn vị Thời gian nước lớn nước ròng pH - 7.1 6.63 TDS mg/l 672 314 Ec US/cm 823 372 COD mgO2/l 28 97 BOD5 mgO2/l 16 75 Coliform MPN/100ml 11x103 110x104 E.coli MPN/100ml 160 12x103 Tổng vi sinh cfu 22x104 55x103 5.3 NHẬN XÉT VỀ CÁC CHỈ TIÊU LÝ HÓA 5.3.1 Nhiệt độ: Nhiệt độ nước ở khu vực khảo sát kênh NL-TN giao động không nhiều, ở mức bình thường 5.3.2 Màu, mùi: Trong quá trình thu mẫu thì đặc biệt chất lượng nước về màu và mùi đặc biệt thay đổi theo thời gian.Từ 7h30 sáng đến 10h30 nước ở kênh có màu từ đen sẫm chuyển sang đen nhạt và có mùi rất nặng nhất là vào các lúc nước ròng nước thấp. Vào lúc từ 12h30 đến 15h30 nước lại bắt đầu xanh trờ lại mùi hôi cũng bắt đầu bớt đi nhiều do nước triều đi vào từ sông Sai gòn đi vào pha loãng bớt. 5.3.3. Độ dẫn điện: Ở các khu vực lấy mẫu giao động từ: 372 đến 1.773 US/cm 5.3.4. Tổng chất rắn hòa tan : Dao động từ 244 đến 845 mg/l đạt tiêu chuẩn Việt Nam 5.3.5. pH: Giá trị pH giao động từ 6,2 đến 7,3 đát tiêu chuẩn loại B. 5.3.6.Nhu Cầu Oxy Hóa Học COD : Ta thấy rõ ràng có sự khác biệt giữa 2 loại nước ròng và nước triều đối với nước triều thì nhu cầu oxy hóa học dao động từ 22-29 mg/l đạt tiêu chuẩn loại B. Nhưng đối với mức nước ròng thì mức này dao động từ 79 - 125 mg/l vượt tiêu chuẩn loại B. Qua đó ta thấy ảnh hưởng rõ ràng của mực nước triều từ sông Sài gòn đổ vào đã ảnh hưởng đến nồng độ ô nhiễm. Hình 5.1 Biều đồ về giá trị COD đo được 5.2.7.Nhu cầu Oxy sinh học : Xu hướng biến đổi BOD hoàn toàn tăng giảm theo mức thủy triều đối với các mẫu nước triều thì mức BOD có xu hướng là thấp và giao động từ 9-32 mg/l. Đối với mức nước ròng thì chỉ số BOD tường đối cao vượt tiêu chuẩn VN và có mức giao động từ 73-29 mg/l đặc biệt mức ở cầu ĐBP thấp hơn các mẫu còn lại. Mẫu nước ở cầu ĐBP có chỉ số là 29mg/l đạt tiêu chuẩn loại B. Hình 5.2 Giá trị BOD5 5.4 CÁC CHỈ TIÊU VI SINH 5.4.1 Coliform Ta thấy lúc nước triều chỉ số coliform giao động từ 2400 đến 11x103 riêng cầu TN và cầu ĐBP có mức độ coliform khá thấp đạt tiêu chuẩn loại B. Riêng mực nước ròng thì chỉ tiêu coliform lại tăng đột biến từ 24x104 đến 240x104 vượt tiêu chuẩn loại B, chứng tỏ lớp bùn đáy do tích tụ rác thải lâu ngày cộng với nước thải từ các cống xả vào kênh khiến cho nồng độ ô nhiễm tăng vọt vào, khiến kênh rất ô nhiễm lúc không có thủy triều. 5.4.2 Ecoli: Có sự xuất hiện Ecoli ở kênh NL-TN chứng tỏ đã có sự ô nhiễm của phân ở nơi này. Giá trị Ecoli cũng giao động như coliform chủ yếu cao vào lúc nước ròng từ 2400-46x103 MPN/100ml. Thấp vào lúc nước triều 15-160MPN/100ml. 5.4.3 Tổng vi sinh hiếu khí: Chỉ số vi sinh hiếu khí khá cao biến thiên từ 52x103 – 23x104 cfu. Điều này chứng tỏ kênh đã bị ô nhiễm năng về vi sinh, so sánh 1 số tiêu chuẩn của nước ngoài như tiêu chuẩn dùng cho nước làm nước máy thì tổng số vi sinh hiếu khí ở kênh NL-TN đã vượt xa tiêu chuẩn cho phép từ 10-100 lần (chỉ tiêu tối đa 100cfu). 5.4.4. Kết quả phân tích mẫu bùn đáy lưu vực kênh NL-TN: Tại 3 điểm khảo sát tại cầu ĐBP, bờ kè kênh Thị Nghè đường Vạn Kiếp - quận Bình Thạnh và bờ kênh Thị Nghè đường Nguyễn Hữu Cảnh Quận 1, kết quả cho thấy: Bảng 5.8 kết quả phân tích mẫu bùn đáy Chỉ tiêu Cầu ĐBP Bờ kè TN quận Bình thạnh Bờ kênh TN đường Nguyễn Hữu Cảnh Q1 TOC(%) 0,8 3,3 5,7 H2S (mg/kg) 0,24 0,45 0,56 Nguồn: Hội liên hiệp khoa học và kỹ thuật miền Nam TOC: tổng cacbon hữu cơ Dựa vào kết quả phân tích mẫu bùn của hội khoa học cho thấy khu vực kênh NL-TN bị ô nhiễm hữu cơ năng trong thời gian dài do nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của người dân ven kênh xả xuống, quá trình phân hủy hữu cơ đã tạo ra ở đây một lượng bùn đáng kể lắng đọng xuống đáy kênh. Lớp bùn này luôn ở tình trạng ngập nước yếm khí quá trình phân hủy lớp bùn này tạo ra các sản phẩm H2S, CH4,.. Một số phản ứng phân hủy hiếu khí: 1.Oxi hóa các chất hữu cơ: Các hợp chất hidratcacbon bị phân hủy hiếu khí chủ yếu theo phương trình: CxHyOz + O2 -----enzym----à CO2 + H2O + H 2.Tự phân hủy các chất liệu tế bào: C5H7NO2 +5O2 -----enzym---à CO2 +2 H2O +NH3 ± H Quá trình phân hủy kỵ khí : Chất hữu cơ phức tạp –thủy phân--- à Chất hữu cơ đơn giản ---tạo khí---à CO2+ CH4+ H2S …. 5.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG DO Ô NHIỄM Ở KÊNH NL-TN: Qua các kết quả quan trắc cho thấy hệ thống kênh NL-TN bị ô nhiễm nặng bởi các yếu tố hữu cơ như BOD, COD, chỉ số ô nhiễm vi sinh thường ở mức cao không đạt tiêu chuẩn cho phép đặc biệt là vào lúc nước ròng khiến cho nước kênh ở đây thường có màu đen và mùi hôi khó chịu, đáy kênh hình thành lớp bùn đen mục rữa lẫn rác thải sinh hoạt. Tình trạng ô nhiễm này xảy ra đã lâu do kênh NL-TN thường xuyên phải tiếp nhận 1 lượng nước khá lớn từ các cống thải xả chưa qua xử lý ra và 1 lượng lớn chất thải rắn. Hiện nay kênh NL-TN đang thường xuyên được nạo vét và khai thông. Trong dự án của nhà nước nhằm làm sạch kênh và tiếp nhận nước từ sông Sài Gòn nhằm pha loãng bớt chất ô nhiễm, nhờ đó mà nồng độ các chất ô nhiễm ngày càng giảm. Tuy nhiên sự pha loãng này chỉ có tác dụng vào lúc nước triều hoặc vào mùa mưa khi lượng nước vào kênh lớn, khi vào mùa khô hoặc lúc nước ròng thì các thông số ô nhiễm lại bắt đầu tăng vọt vượt xa tiêu chuẩn loại B. 5.5.1. Tác động của ô nhiễm đến con người và môi trường Tình trạng ô nhiễm hiện nay ở kênh Thị Nghè đặc biết là vào mùa khô và mùa mưa đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người dân. Vào mùa khô nước thường có màu đen, mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân ven kênh. Vào mùa mưa tình trạng triều cường gây ngập các tuyến đường gây cản trở cho giao thông. Tuyến kênh NL-TN là tuyến kênh bị ô nhiễm nặng trong nội thành TP. Nguyên nhân là do tình trạng rác thải bừa bãi do chính người dân sống ven kênh gây ra và chính họ cũng phải chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tình trạng ô nhiễm này. Tình hình sản xuất CN phát triển đô thị không định hướng, dân số tăng nhanh và tập trung một lượng lớn về đô thị nên đã vượt quá sức chịu đựng của môi trường. Gây nên một vấn đề nan giải khi mà TP vẫn chưa có những kế hoạch thật sự có hiệu quả. Hiện tại vấn đề này cũng rất khó giải quyết khi mà hệ thống quản lý của nhà nước chưa phát triển, còn yếu kém về nhiều mặt nên dẫn tới môi trường sống ngày càng xuống cấp và trình độ nhận thức người dân còn kém nên đã vô tình tạo ra một số dịch bênh phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. 5.5.2 Tác hại của một số thành phần trong nước thải Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư xung quanh kênh NL-TN có thể bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, các loại vi sinh. Tác hại của chúng được đánh giá như sau: - Tổng chất rắn hòa tan: làm tăng độ đục của nguồn nước, gây bồi lắng tắc các đường ống thoát nước. - BOD: chỉ số BOD của lưu vực kênh khảo sát thường khá cao đã chỉ ra lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ là rất lớn. Chứng tỏ kênh đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ chủ yếu là rác thải và nước thải sinh hoạt từ người dân và nước kênh đã bị ô nhiễm vi sinh nặng. Khảo sát tại 1 cống xả thải ra lòng kênh ta thấy BOD5 đã đạt mức 435 mg/l vượt giá trị tiêu chuẩn quy định nước thải sinh hoạt (theo quy chuẩn VN 2008 thì chỉ là 50 đạt tiêu chuẩn loại B). - COD: Chỉ số COD ở 1 số khu vực khảo sát cũng khá cao chỉ ra lượng ô nhiễm hữu cơ ở kênh là rất lớn nên nước kênh vào lúc nước ròng thường có màu đen và hôi do các chất hữu cơ bị phân hủy tạo thành. Các sản phẩm khác rất độc hại như H2S, CH4, NH3 gây khó chịu cho người dân xung quanh. Mẫu nước cống xả khi phân tích cũng đã xác định được nồng độ COD là 1074 mg/l vượt tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt VN 2005 loại C gấp 2 lần (400mg/l). - Chỉ số coliform tổng: Chỉ số coliform thường khá cao kể cả lúc nước triều hay nước ròng điều này chứng tỏ kênh bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt và có sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh. - Chỉ sổ E.coli: Đã xác minh được vi khuẩn E.coli có trong các mẫu nước phân tích và chúng xuất hiện với mức độ cao thấp tùy theo mức nước. Sự xuất hiện của chúng chứng tỏ môi trường đã bị ô nhiễm bởi phân và trong phân thường có các loại vi khuẩn, nguyên sinh động vật và giun sán gây bệnh rất nguy hại cho sức khỏe cộng đồng. Theo số liệu thì đã tìm thấy 1 số vi khuẩn gây bệnh trong khu vực này. Bảng 5.9 Một số vi khuẩn gây bệnh trong phân được tìm thấy ở lưu vực kênh Vi khuẩn Bệnh Nguồn nhận Campylopacter Tiêu chảy Người và động vật E.Coli Tiêu chảy Người Salmonella Sốt thương hàn Người và động vật Shigella Kiết lỵ Người Vibrio Dịch tả Người Yersinia enterocolitica Tiêu chảy nhiễm trùng máu Người và động vật Nguồn: Sở y tế Những vi khuẩn này có thể xâm nhập qua đường miệng do điều kiện vệ sinh không sạch sẽ, một số có thâm nhập qua đường phổi hoặc theo đường mắt. Nguyên sinh động vật trong phân, nguồn gây bệnh thường tồn tại dưới dạng bào nang trong phân. Có 3 loại protoza gây bệnh cho người qua đường tiêu hóa. Bảng 5.10 Protoza gây bệnh trong phân người Protoza Bệnh Nguồn nhận Balntidum coli Tiêu chảy loét ruột Người và động vật Entammoeba histolytica Lỵ máp xe, gan, loét ruột Người Giardia lamblia Tiêu chảy, malabsorption Người và động vật Một số giun sán gây bệnh trong phân, được lây nhiễm qua phân dưới dạng ấu trùng. Như giun móc (ancylostoma duedenale), giun tròn (Ascaris lumbricoides), sán lá gan (clonorchis sinesisi) sán lá gan. 5.5.3 Tác hại đối với thủy sinh Nguồn nước dù bị ô nhiễm nặng hay nhẹ cũng ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên và hệ sinh thái, hoạt động sống của con người. Nguồn nước ô nhiễm đã tác động mạnh đến đời sống của các loài động thực vật trong lưu vực kênh. Phụ thuộc vào đặc tính của nguồn nước ô nhiễm mà chúng có ảnh hưởng nhất định đến đời sống của thùy sinh. Bảng 5.11 Những loài thủy sinh được tìm thấy ở kênh NL-TN Hệ Số loài phát hiện Tỷ lệ Phiêu sinh thực vật Cyanophyta(tảo lam) 10 26,3 Bacilarriophita(tảo silic) 10 26,3 Chlorophyta(tảo lục) 13 34,2 Euglenophyta (tảo mắt ) 5 13,2 Tổng cộng 38 Phiêu sinh động vật Luân trùng( rotatoria) 4 37,5 Giáp xác (crustace ) Cladocera Copepoda 2 2 12,5 25 Ấu trùng (larva) 3 25 Tổng cộng 11 Nguồn :Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TPHCM Phiêu sinh thực vật có 38 loài trong đó số ngành đại diện nhiều nhất là tảo lục với 13 loài. Ít nhất là tảo mắt chỉ có 5 loài. Trong đó đã phát hiện ra 1 số loài tảo chỉ thị sự ô nhiễm nước do hữu cơ như tảo lam cầu (microcytics). Đây là loại tảo có độc làm chết cá vì nó tiết ra 1 chất độc gọi là microcytics aeruginosa. Và các loài tảo lục khác như scenedesmus acuminatus, scenedesmus quaricauda… Phiêu sinh động vật có 11 loài phiêu sinh động vật hiện hữu. Số loài hiện hữu ở các điểm đều tương đương nhau, mật độ giao động của chúng từ 175-1300 các thể /m3. Những loài này đều là những loài thích ứng với môi trường ô nhiễm. Tỷ lệ giữa luân trùng và giáp xác đều lớn hơn 1 cho thấy môi trường bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng trong đó các loài chỉ thị ô nhiễm hữu cơ là Brachionus calyciforus, brachinousangularis, loài giáp xác moina dubia. Qua các số liệu thống kê của liên hiệp khoa học kỹ thuật TP HCM ta thấy nước ở kênh rất hiếm các loài thủy sinh hay phiêu sinh sống được chỉ có 1 số ít loài chịu được với nước ô nhiễm ở đây mới tồn tại được. Đây cũng là bằng chứng cho thấy hệ thủy sinh ở khu vực hết sức nghèo nàn, tình trạng ô nhiễm hữu cơ liên tục có thể gây ra tình trạng phú dưỡng hóa. 5.5..4 Tác động đến sức khỏe cộng đồng Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng tác động đầu tiên phải tính đến chính là sức khỏe của con người. Tình trạng vệ sinh yếu kém mức độ ô nhiễm vi sinh cao, có thể dẫn tới các dịch bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe. Mùi hôi quanh kênh chính là 1 nguyên nhân chính khiến cho người dân khó chịu nhất do các hợp chất hữu cơ, vô cơ bị phân hủy lắng đọng dưới lòng kênh khi nước rút gây hôi thối. Đặc biệt là vào buổi sáng gây ra cảm giác khó chịu cho người dân, nguy hiểm hơn cả là các loại khí độc trong không khí có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay gây chết đối với trẻ sơ sinh, gây các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến thai kỳ. Tình trạng ô nhiễm vi sinh trầm trọng cũng đã được đánh giá qua 2 thông số chính là E.coli và Coliform đều có chỉ số rất cao. Đặc biệt là sự xuất hiện của E.coli vi khuẩn đại diện cho sự ô nhiễm phân. Ô nhiễm vi sinh có thể gây ra các bệnh quan trọng theo khảo sát gần đây của sở y tế thì trên địa bàn Quận 1 cũng đã xảy ra một số ca bệnh có liên quan. Bảng 5.12 Một số ca bệnh diễn ra trên địa bàn Quận 1 Quận 1 Bệnh lỵ Bệnh tiêu chảy Bệnh thương hàn 44 77 20 Nguồn: Sở y tế TP.HCM. Tình trạng vệ sinh tồi tệ dẫn đến những hệ quả tất yếu là tạo ra một môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh sinh sống. Đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh. Nguyên nhân là do các hộ dân ven kênh đã tự ý đổ thẳng nước thải từ các hầm tự hoại trong gia đình xả thẳng ra cống và từ các cống xả này thải trực tiếp ra kênh nên đã gây nhiều mầm mống bệnh tật cho dân cư quanh vùng. 5.5.5 Đánh giá khả năng tự làm sạch của kênh Kênh rạch có khả năng tự làm sạch bằng cách pha loãng chất ô nhiễm nhờ vào nước triều các chất thải hữu cơ dễ phân hủy. Kênh NL-TN chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ từ sinh hoạt của người dân. Khả năng tự làm sạch của kênh phụ thuộc rất lớn vào cấu tạo địa hình của kênh. Kênh NL-TN có dòng chảy ngoằn nghèo kênh rạch sâu nên khả năng tự làm sạch kém. Do đó việc thông khí không thuận lợi. Hơn nữa kênh NL-TN lại tiếp nhận nước thải từ các khu vực dân cư khu vực sản xuất nên tác nhân ô nhiễm tương đối cao. Vi sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý ô nhiễm việc các lớp rác thải tích tụ dưới kênh được vi sinh chuyển hóa thành bùn và các khí như CO2, CH4,, NH3 và bùn. Tuy nhiên chính sự phân hủy này đã tạo nên lớp bùn đáy gây ô nhiễm và là nơi thích hợp cho các sinh vật gây bệnh sinh sống do đó phải thường xuyên nạo vét lớp bùn này nhằm giúp kênh có khả năng tự làm sạch. Thêm vào đó yếu tố mưa và thủy triều cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tự làm sạch của kênh. Kênh NL-TN tuân theo quy luật bán nhật triều. Biên độ thủy triều tại sông Sài Gòn khá cao từ 2-4,5 m. Thủy triều dễ dàng xâm nhập vào hệ thống kênh NL-TN. Khi nước triều dâng lượng nước thải tuy được pha loãng nhưng 1 phần do dòng chảy sẽ bị dữ lại kênh tích tụ gây ô nhiễm. Một phần chất thải khi triều rút sẽ bị cuốn trôi ra sông Sài Gòn gây ô nhiễm cho con sông lớn này, vốn là nguồn cung cấp nước ngọt cho TP. Hiện nay dự án đã xây dựng những bờ kè mới và phá bỏ những hệ thống cống cũ kỹ nhằm không cho thải nước ô nhiễm vào kênh, hạn chế nguồn thải đây là một giải pháp đúng đắn. Hiện kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ được nạo vét sâu thêm 2-3m với khối lượng bùn ước lên đến 1.030.000m3, trong đó bùn loại 1 (nhiều chất hữu cơ) chiếm 33%. Hai địa điểm được chọn đổ bùn là bãi rác Đông Thạnh, huyện Hóc Môn và xã An Thới Đông, Cần Giờ. Hiện tại kênh NLTN vẫn có khả năng tự làm sạch được nếu có sự tác động đúng đán về phương diện kỹ thuật. Phương án làm sạch kênh của là “dùng độc trị độc”, nghĩa là dùng chính dòng nước để tự rửa sạch dòng nước. Vì dòng chảy quá yếu nên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè không thể tự mình làm sạch được. Nếu để cho dòng nước tự thải hồi, sẽ là một biện pháp hay vì không tốn nhiều chi phí và ít có sự can thiệp của con người vào dòng kênh. Sẽ xây dựng một hệ thống cống dòng kênh. Khi cống xả sẽ đẩy bùn về phía cuối dòng kênh. Cống đóng mở dựa trên hoạt động của thủy triều. Khi nước lên, phao nổi chạm vào hệ thống điện và mô tơ hoạt động đóng cống lại. Dòng nước phía đầu kênh được giữ lại đến khi nước sông Sài Gòn rút xuống để tạo sự chênh lệch độ cao. Khi nước rút, phao chìm đến một mức độ nào đó kích hoạt mô tơ hoạt động mở cống cho nước chảy ào xuống. Dòng nước mang theo lớp bùn từ trên cao chảy mạnh đẩy lớp bùn ở phía dưới về cuối kênh. Tại đây, đào một hố hình chữ nhật chắn ngang dòng nước. Bùn sẽ chìm vào hố. Rác nổi lên trên được chặn lại và vớt lên. Như thế, khi nước sông lên và xuống thì dòng kênh sẽ tự mình làm sạch, tự mình thải hồi những chất thải của con người và của chính tự nhiên. Chương 6 XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH NHIÊU LỘC –THỊ NGHÈ Chất lượng môi trường hiện nay đang được xã hôi và nhà nước quan tâm vì đây chính là nền tảng cho chúng ta phát triển một cách bền vững trong sự nghiệp công nghiệp - hóa hiện đại hóa đất nước. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là 2 yếu tố rất cần thiết để chúng ta phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Chúng ta đang khai thác tài nguyên và sử dụng chúng cho mục đích của chúng ta nhưng lại chưa bao giờ có sự quan tâm đúng mức và sự bảo vệ cần thiết nên đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong vấn đề môi trường. Một số vụ điển hình như công ty Vedan làm ô nhiễm kênh Thị Vải, công ty Hào Dương làm ô nhiễm sông Kênh (sông Đông Điền). Do đó việc bảo cệ môi trường cần phải được quan tâm đúng mức hơn nữa bằng những biện pháp tích cực hơn trong việc duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sống của chúng ta. Một số biện pháp cần phải nghiên cứu và thực hiện: 6.1 XÂY DỰNG QUY HOẠCH HỢP LÝ: Xây dựng và thực hiện quy hoạch có sự thống nhất giữa phát triển đô thị và bảo vệ môi trường. Cần di dời và tái định cư đối với các khu nhà ổ chuột 2 bên ven kênh cho người dân. Nếu kinh phí không có thì tốt nhất ta nên dùng luật môi trường và tạo điều kiện chỗ người dân ở đây có điều kiện sống hợp vệ sinh như cấm đổ rác xuống kênh, xây dựng hệ thống đổ rác lưu động giá rẻ hoặc hoàn toàn miễn phí cho người dân. Xây dựng dọc tuyến kênh các công viên cây xanh nhằm tạo mảng xanh và vẻ mỹ quan cho TP. Nạo vét kênh thường xuyên nhằm tăng cường khả năng thoát nước cho kênh nhằm biến kênh thành trục thoát nước tự nhiên cho TP. 6.1.1. Tái bố trí các cơ sở sản xuất : Các cơ sở công nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm không nhỏ cho chất lượng nước ở kênh vì vậy nên sớm có các biện pháp di dời các doanh nghiệp vừa và nhỏ công nghệ sản xuất lỗi thời tạo ra nhiều chất ô nhiễm hoặc các doanh nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải vào các khu công nghiệp – cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ điều kiện xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp này và đảm bảo nước thải phải đạt tiêu chuẩn loại B mới được phép thải vào đường cống thải của khu vực . 6.1.2. Quy hoạch mạng lưới thoát nước : Mạng lưới thoát nước trên lưu vực là mạng lưới thoát nước chung không đủ đáp ứng việc thoát nước cho lưu vực, các cống không đủ năng lực thoát nước tốt nhất là nên xây mới hoặc nạo vét, cải tạo nhằm tăng diện tích thoát nước. Mở rộng các tuyến cống cấp 2 và cấp 3 trên lưu vực đặc biệt là các cống tròn có thời gian sử dụng đã trên 50 năm. Xây dựng tuyến cống bao ngầm dọc kênh để đưa nước thải trong mùa khô về trạm bơm. Xây dựng các công trình xả tràn dọc kênh và các công trình phụ để dẫn nước thải từ các cống nhỏ. Xây dựng các bờ kè bao quanh kênh ngăn không cho xả thải vào kênh. Tăng cường các phát triển hệ thống xử lý cục bộ tại các hộ gia đình các cơ sở sản xuất nhỏ nhưng với điều kiện kinh tế hiện nay ở Việt Nam thì điều này khó có thể xảy ra cho nên tốt nhất trong lưu vực nên có 1 trạm xử lý nước thải tập trung nhằm xử lý nước thải phần lớn là nước sinh hoạt rồi sau đó mới thải ra kênh. Mạng lưới thoát nước dọc kênh sẽ gồm 2 loại chính: cống thoát nước mưa và mạng lưới cống thoát nước thải. Nhằm tăng cường hiệu quả xử lý và giảm công việc cho trạm xử lý. Hàng năm phải thường xuyên bảo trì và sửa chữa hệ thống cống, cửa xả thoát nước. Trong những năm gần đây nhà nước đã tích cực hơn trong việc môi trường bằng các dự án cải tạo lại các kênh rạch ô nhiễm trong đó có dự án kênh NL-TN là một dự án lớn đã thu hút được khá nhiều sự chú ý của người dân. Mục đích của dự án: + Giảm thiểu tình trạng ngập lụt cải thiện môi trường và tiết kiệm chi phí phòng lụt; + Cải thiện về sức khỏe của người dân, mở rộng mạng lưới cấp thoát nước phục vụ cho các hộ dân sống ven trung tâm; + Làm tăng giá trị sự dụng đất trên hành lang kênh NL-TN tạo ra một khoảng không gian xanh mát của thành phố. TÓM TẮT DỰ ÁN KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ Dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một dự án lớn với tổng mức vốn đầu tư: 549,65 triệu USD, trong đó giai đoạn 1: 199,96 triệu USD (2001-2010). Dự án có nhiều hạng mục công trình trải rộng trên diện tích 3.300 héc ta thuộc địa bàn bảy quận: 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp. Dự án do Sở Giao thông Công chính TPHCM làm chủ đầu tư, Công ty Tư vấn quốc tế của Mỹ (CDM) làm tư vấn thiết kế và giám sát thi công, với số vốn đầu tư là 199,6 triệu đô la, trong đó vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB) là 166,7 triệu đô la. Theo kế hoạch, dự án được thực hiện trong giai đoạn 2003-2007. Do tính chất phức tạp của công trình, dự án được chia làm nhiều gói thầu. Mặc dù dự án được khởi động từ năm 2003, nhưng cho đến nay mới chỉ có năm gói thầu đang được thi công nhưng tiến độ rất chậm. Sau bốn năm thi công, đến nay gói số 7 (thi công tuyến cống bao, thiết bị tách dòng và miệng xả ngầm) do liên doanh nhà thầu Tianjin-Chec 3 (Trung Quốc) mới đạt hơn 70% khối lượng công việc. Gói thầu số 8 (trạm bơm) do liên doanh nhà thầu Hyundai Mobis-Hyundai (Hàn Quốc) thực hiện cũng chỉ khoảng 65% khối lượng. Các gói thầu số 10 (cải tạo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè) và các gói thầu 11A1, 11A2, 11B1 (thay thế và mở rộng cống cấp 2, 3 các khu vực Tây Bắc và Tây Nam) mới chỉ đạt đến 20% khối lượng công việc. WB đã cảnh báo đến tháng 5-2008 sẽ rà soát, đánh giá nếu tiến độ dự án tiến triển rõ rệt thì mới xem xét gia hạn hợp đồng tín dụng đến cuối năm 2009. Các hạng mục chính của giai đoạn 1: - Hạng mục thoát nước thải: 58,28 triệu USD: 1. Tuyến cống bao, thiết bị tách dòng và miệng xả ngầm 2. Trạm bơm và thiết bị kiểm soát - Hạng mục thoát nước mưa: 97,53 triệu USD 1. Nạo vét và cải tạo kênh Nhiêu Lộc 2. Thay thế và mở rộng hệ thống cống cấp 2 và cấp 3 3. Khảo sát hệ thống cống cấp 3 bằng kỹ thuật vô tuyến 4. Cải tạo hệ thống cống cấp 3 5. Mở rộng hệ thống cống cấp 4 Các gói thầu chính: Gói thầu số 7: - Cung cấp và lắp đặt hệ thống tuyến cống bao dài 8,2km - Thi công hệ thống giếng chìm 36 hố - Thi công 56 công trình xả tràn - Thi công hai miệng thu nước chết... Gói thầu số 8: - Thi công trạm bơm 64.000m3/g Gói thầu số 10: - Cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, thi công 16,6km kè bêtông, nạo vét trên 1 triệu m3 bùn... - Ngoài ra còn có các gói thầu 11A, 11B, 12A, 12B, 13A, 13B với các hạng mục thi công chính là cải tạo và mở rộng hệ thống cống cấp 2, cấp 3... Giai đoạn 2: 249,69 triệu USD (2010- 2020) - Xây dựng hệ thống cống cấp 2,3,4 cho khu vực Thủ Thiêm, Cát Lái. - Xây dựng một tuyến cống chính nối từ miệng xả ngầm đến nhà máy xử lý nước thải Cát Lái, nối hệ thống thu gom nước thải tại khu vực Thủ Thiêm. - Xây dựng nhà máy xử lý nước thải cấp 2 tại Cát Lái. - Xây dựng miệng xả ngầm dưới lòng sông Nhà Bè để xả nước thải sau khi xử lý Tuy nhiên do nhiều nhân mà dự án này diễn ra rất chậm chạp và bị người dân xung quanh lưu vực kênh phàn nàn. Tuy dự án đã tiến hành thi công hơn 9 năm nhưng vẫn chưa giảm được ô nhiễm cho con kênh này. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là dự án này đã diễn ra mà không có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước và người dân. Nguyên nhân thứ hai là một số sai sót trong thi công của nhà thầu đã làm chậm tiến độ thi công như liên tục đã xảy ra các sự cố trong thi công: Gói thầu số 7 do nhà thầu JV of Tinjin Machinery Equipment and CHEC3 (Trung Quốc) thi công, được thực hiện trong vòng 1.085 ngày - hoàn thành vào ngày 14-11-2006. Đây là gói thầu chính của dự án, bao gồm các hạng mục giếng khoan, hệ thống đường ống dài 9km dẫn nước thải ngầm dưới lòng kênh, hố ga vượt kênh, công trình tách dòng, cống hở... Ngay từ thời gian đầu thi công hạng mục kích ống ngầm, nhà thầu này đã liên tục gặp nhiều sự cố. Đầu tiên là sự cố vào tháng 7-2005, trong khi khoan kích từ giếng S8 đến khu vực trạm bơm thì máy kích bị chìm do gặp phải khu vực địa chất yếu. Để khắc phục sự cố này, nhà thầu CHEC3 đã mất một năm để đưa “con robot” ra khỏi lòng đất. Sự cố kế tiếp xảy ra khi máy kích số 2 kích từ giếng S31 đến giếng S32, bắt đầu từ ngày 27-9-2006. Máy kích này cũng liên tục bị hư hỏng, khi đã di chuyển được 250m đến gần giếng S32 thì máy kích bị lún xuống khoảng 1,5m ngay trước thềm giếng. Sự cố này khiến đất xung quanh nền giếng S32 bị sụt, giếng bị lún, nước từ ngoài tràn vào ngập giếng, ngập đường ống từ giếng S31 - S32 - S33 và tràn vào khu vực trạm bơm. So với sự cố lần trước, đây là một sự cố hết sức nghiêm trọng. Để đưa được máy kích này trở lại hoạt động cũng phải tốn ít nhất sáu tháng nữa. Đó là chưa kể đến các thiệt hại từ sự cố này gây ra đối với hệ thống đường ống và giếng đã thi công. Một nguyên nhân nữa khiến cho dự án gặp phải khá nhiều khó khăn đó chính là: thiếu các tài liệu nghiên cứu 1 các chính xác về địa hình, chế độ thủy văn của khu vực nên đã xảy ra một số sai sót không đáng có. Do đó để khắc phục những nguyên nhân này cần phải có những biện pháp đồng bộ phối hợp cả nhà nước và nhân dân thì dự án mới có thể khả thi được. 6.1.3. Quy hoạch môi trường: Giải tỏa các hô dân ven kênh và trên kênh xây dựng hành lang kỹ thuật rộng 2 m dọc tuyến kênh, các hô dân phải cách xa bờ kênh tối thiểu 7m. Dọc bờ kênh nên trồng cỏ và cây xanh nhằm bảo vệ bờ kênh tránh khỏi sự xói mòn, sạt lở tạo sự râm mát cho 2 bên đường và bầu không khí trong lành. Hành lang này còn là nơi bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng như: cống bao nước thải dọc kênh, cống thoát nước chung dọc kênh. Tiến hành công tác nạo vét bùn rác thường xuyên nhằm kích thích quá trình tự làm sạch của kênh. Xây dựng các biển cấm nhằm ngăn người dân không nên đổ bỏ các chất độc hại vào miệng cống như kim loại nặng, dầu nhớt, hóa chất xi mạ, tổ chức thu gom và xử lý triệt để các loại rác thải. Phải bảo dưỡng các miệng cống thường xuyên tránh việc tắc nghẽn do việc bỏ rác thải xuống miệng cống làm tắc cống, suy giảm khả năng thoát nước. Quy hoạch lại mạng lưới dịch vụ nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê. Đối với các khách sạn lớn cần phải thường xuyên quản lý giám sát và các khách sạn này phải có hệ thống xử lý nước thải nhằm xử lý sơ bộ trước khi xả vào hệ thống chung. Đối với các nhà hàng, các cao ốc văn phòng cho thuê lớn cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, phân loại và thu gom lượng chất thải rắn, đồng thời chuyển giao cho đơn vị xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường. Các hộ các thể dịch vụ ăn uống vừa và nhỏ không có hệ thống xử lý nước thải và thường đổ thẳng vào hệ thống cống chung nên vận động họ xây dựng các hầm tự hoại đúng chuẩn, không được xả rác bừa bãi xuống lòng đường và bờ kênh. 6.1.4 Nâng cao hiệu quả quản lý: - Rà soát lại các cơ sở sản xuất trên địa bàn kênh NL-TN, yêu cầu các cơ sở kê khai nguồn ô nhiễm (lượng nước thải ra một ngày, các chất gây ô nhiễm …). Đề nghị các cơ sở chưa có hệ thống xử lý phải lập ra phương án xử lý nước thải và phải xây dựng hệ thống xử lý đảm bảo nước thải đầu ra phải đạt chuẩn mới cho sản xuất tiếp. - Khuyến khích các cơ sở đầu tư thay mới hệ thống đặc biệt xây dựng các hệ thống sản xuất thân thiện với môi trường. Nếu cần có thể hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhằm tiến hành hiện đại hóa sản xuất. Yêu cầu các cơ sở thực hiện tốt vệ sinh môi trường sản xuất công nghiệp. Khuyến khích xây dựng các mô hình sản xuất sạch thân thiện với môi trường. - Có biện pháp cưỡng chế ngay đối với những xí nghiệp nhà máy gây ô nhiễm buộc họ phải tạm ngưng sản xuất để đảm bảo an toàn môi trường và người dân trong khu vực. Đặc biệt là các xí nghiệp nằm trong khu dân cư phát thải khí thải độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và các công ty có lưu lượng nước thải lớn và nồng độ ô nhiễm cao. - Thường xuyên kiểm tra, thanh tra môi trường tình hình xử lý nước thải của một số doanh nghiệp có lượng nước thải lớn và nồng độ ô nhiễm cao. Qua công tác kiểm tra cần phải phạt nặng các doanh nghiệp nào không tuân thủ đúng cam kết về bảo vệ môi trường ngoài phạt hành chính nếu cần thì có thể cưỡng chế tạm ngưng sản xuất cho đến khi nào hoàn thiện hệ thống xử lý. - Đề ra các loại thuế môi trường nhằm có nguồn vốn nhằm tăng cường công tác quản lý và bảo vệ. Áp dụng thu phí môi trường với các doanh nghiệp trên địa bàn kênh. Tuy nhiên việc này vẫn còn khó khăn do còn nhiều doanh nghiệp không chịu hợp tác kê khai lưu lượng nước thải thực tế làm khó khăn cho việc thu phí vì vậy nên có sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà nước, người dân và sở ngành địa phương để có những thông tin cần thiết cho cơ quan chức năng trong việc thu phí cũng như phải áp dụng luật lên các doanh nghiệp gian dối trong việc xả thải mà không chịu đóng phí. Bảng 6.1 Mức phí bảo vệ môi trường trên 1 m3 chất thải stt Chất ô nhiễm trong nước thải Mức thu Tên gọi Ký hiệu Môi trường tiếp nhận A B C D 1 Chất rắn lơ lửng TSS 400000 350000 300000 200000 2 Thủy ngân Hg 2000000 1800000 1500000 1000000 3 Chì Pb 500000 450000 400000 300000 4 Arsenic As 1000000 900000 800000 600000 5 camium Cd 1000000 900000 800000 600000 - Thực hiện các biện pháp thu gom và phân loại rác thải tại nguồn nhằm làm giảm tải cho việc xử lý chất thải rắn sau này .đối với các nơi có tuyến đường hẹp nên mở rộng đường hoặc dùng các phương tiện thu gom nhỏ gọn như xe đạp hoặc xe ba bánh để thuận tiện thu gom. 6.2. GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG: - Tổ chức triển khai việc giáo dục nâng cao ý thức của người dân bằng các hoạt động bổ ích hoặc tuyên truyền thông qua báo chí, tivi, tờ rơi. - Soạn thảo và phân phát tài liệu về các công trình cống thoát nước và các hạng mục công trình bảo vệ kênh để người dân có ý thức bảo vệ của chung. - Viết các bài báo về tình trạng môi trường trên báo chí. - Phối hợp với các xã, phường quận, tổ dân phố thường xuyên họp mặt người dân để cùng bàn bạc về vấn đế môi trường trong khu vực. - Tổ chức các sự kiện, hội chợ về môi trường như hiện nay đang có lễ hội ngày hội tái chế đang là một mô hình rất thành công và cần được mở rộng. - Đối với các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của họ về môi trường. - Thường xuyên tổ chức các lớp về bảo vệ môi trường nhằm tạo điều kiện tăng thêm hiểu biết cho các chủ cơ sở về vấn đề bảo vệ môi trường. - Dùng các phương tiện truyền thông để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các chủ cơ sở. - Đối với người dân lưu vực kênh: thực hiện việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân. - Tổ chức các phong trào làm sạch bờ kênh, thu gom rác thải, vận động người dân cùng làm. - Thông tin các vấn đển môi trường trong cuộc họp dân phố phối hợp với phường xã trong lưu vực kênh để nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường . 6.3. NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ NGÀNH CÓ LIÊN QUAN: - Công ty Cấp Thoát nước: phải thường xuyên tiến hành việc nạo vét bùn đáy kênh nhằm khi thông mở rộng luồng lạch tăng dòng chảy cho kênh, lập kế hoạch tu sửa xây mới các cống tiêu thoát nước. Đề xuất xây dựng trạm xử lý nước thải ngay trên địa bàn lưu vực trước khi chuyển tới trạm xử lý chính ở Bình Chánh. - Chi cục Bảo vệ Môi trường thành phố: cần công khai thông tin dữ liệu quan trắc chất lượng nước kênh rạch nhằm tăng ý thức trách nhiệm cho người dân về việc bảo vệ môi trường. - Sở Tài nguyên Môi trường: phải phối hợp với phòng Tài nguyên Môi trường quận huyện tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát thường xuyên với các công ty xí nghiệp trên địa bàn kênh, xử phạt thật nghiêm với công ty có hành vi vi phạm. - Sở Công thương: nên hướng dẫn các công ty tiến lên hiện đại hóa máy móc tiến hành sản xuất sạch. Sản xuất sạch là quá trình sản xuất nhằm tận dụng và xử lý phần chất thải dư thừa tới mức tối đa hạn chế ô nhiễm tới mức nhỏ nhất cho môi trường. Việc áp dụng sản xuất sạch có một số lợi ích hết sức quan trọng : + Tiết kiệm nguyên vật liệu + Cải thiện hiệu quả sản xuất của nhà máy + Tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định + Có thể thu hồi chất thải để tái chế + Tiết kiệm chi phí xử lý chất thải + Khả năng thu hồi vốn cao Đây là một chương trình khá mới ở Việt Nam nên chưa được triển khai rộng khắp. Hiện nay mô hình này chỉ xuất hiện chủ yếu ở một số công ty nhưng nếu được triển khai rộng khắp thì sẽ có ích lợi rất lớn về mặt kinh tế, giảm thiểu chất thải và khả năng phát tán ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe con người. 6.4. NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI DÂN: Người dân phải nhận thức được sự nghiệp bảo vệ môi trường và tài nguyên không chỉ cho hiện tại mà còn vì thế hệ tương lai, do đó phải tìm hiểu và nắm vững các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thông qua báo, đài phát thanh, truyền hình... và tích cực phát huy hàng ngày ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên. Phát hiện và mạnh dạn tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên và Môi trường, không bao che cố tình làm trái. Tham gia các phong trào kêu gọi hành động vì mục đích bảo vệ Tài nguyên và Môi trường. CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1. KẾT LUẬN. Hiện trạng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè hiện nay đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm của thành phố. Chỉ xét về khía cạnh môi trường, Kênh NL-TN đã là một dòng kênh ô nhiễm năng mặc dù có nhiếu dự án đang được triển khai nhằm làm sạch con kênh này nhưng hiện nay vẫn chưa cho thấy kết quả khả thi. Tình hình sản xuất CN càng phát triển, quá trình đô thị hóa tăng nhanh, cùng với sự tập trung dân cư, đã kéo theo nhiều vấn đề về xã hội –kinh tế. Dân cư sống ở khu vực này phần lớn là lao động thủ công không có trình độ chuyên môn cao. Công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng, mặt bằng dân trí thấp. Do vậy còn biểu hiện ý thức kém về môi trường là điều hiển nhiên. Điều kiện môi trường kém, đặc biết là nhà ở và việc sống ngay cạnh bờ kênh là mối đe dọa thường xuyên cho sức khỏe người dân quanh khu vực kênh. Kênh bị ô nhiễm nặng do hợp chất thải từ nhà dân và các cơ sở sản xuất trong lưu vực kênh NL-TN, gây mùi hôi và mất vẻ mỹ quan.... Tuy nhiên gần đây theo khảo sát thì mức độ ô nhiễm có giảm nhưng vẫn vượt quá tiêu chuẩn cho phép đặc biệt là vào lúc nước ròng nước có mùi hôi và có màu đen rất khó chịu chứng tỏ lớp bùn cặn dưới sông vẫn tích lũy nhiều rác, chất thải, phân hủy gây ra mùi khó chịu cho mọi người. Mặc dù đang có nhiều dự án được triển khai có vốn đầu tư lớn nhưng tiến độ thi công vẫn chậm chạp và chưa đạt được những kết quả khả quan trong việc giảm ô nhiễm, một vài nơi người dân vẫn lén xả rác xuống bờ kênh và nước thải từ các cống xả chảy thẳng vào kênh gây ô nhiễm. Có lẽ dự án tuy khá hoàn hào nhưng vẫn chưa được đồng bộ trong việc kiểm soát ô nhiễm từ các sở ngành và sự giúp đỡ của người dân trong việc cải tạo kênh. Do đó vấn đề đầu tiên phải quan tâm chính là rác thải và các nguồn xả ra kênh nhưng quan trọng nhất chính là ý thức của người dân. 7.2 KIẾN NGHỊ Trên cơ sở các kết luận được rút ra ở trên, người thực hiện xin được đưa ra một số kiến nghị đối với việc cải thiện chất lượng nước kênh NL-TN: - Thành lập ban quản lý kênh NL-TN với sự phối hợp chặt chẽ của các Địa phương trong lưu vực kênh. Tăng cường các quy định hợp pháp cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất công nghiệp trên toàn bộ tuyến kênh. Kết hợp công tác quan lý và giám sát môi trường kênh giữa tư nhân và nhà nước. - Thực hiện chương trình lồng ghép quy hoạch phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và quy hoạch bảo vệ môi trường. - Đẩy nhanh dự án cải tạo kênh NL-TN. - Lập kế hoạch và từng bước nạo vớt lớp rác bùn và đưa công tác duy tu bảo dưỡng kênh trở nên thường xuyên. - Thực hiện thanh tra môi trường kết hợp với các bộ luật.Nghiệm minh trừng trị các đối tượng vi phạm. - Ý thức vệ sinh công cộng và vệ sinh chung của người dân còn kém nên cần phải thường xuyên giáo dục tuyên truyền người dân bằng các biện pháp giáo dục và nếu cần thì phải dùng luật pháp. - Thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp về việc xử lý nước thải. Xây dựng các thùng rác trên khắp địa bàn nhằm tạo điều kiện cho người dân có thể bỏ rác đúng nơi quy định. - Xây dựng các phường, xã, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường. - Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường. - Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường. - Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nước, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. - Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. - Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. Thường xuyên tổ chức các ngày hội về môi trường nhằm thu hút sực chú ý của cộng đồng qua đó giáo dục ý thức của người dân mới có hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhao sat va danh gia muc do o nhiem vi isnh tren kenh NL-TN .doc
  • docloicamon.doc
  • docmucluc.doc
  • doctai lieu tham khao.doc