Với tình hình hiện nay, để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do sạt lở bờ sông, kênh rạch gây ra, đặc biệt là thiệt hại về tính mạng thì cần thực hiện ngay các biện pháp cấp bách sau:
1- Thông báo thường xuyên, liên tục các vị trí bờ sông, kênh rạch có nguy cơ sạt lở để nhân dân biết và chủ động phòng tránh.
2- Bảo vệ bờ hiện có.
3- Nghiêm cấm việc đắp nền, cơi nới, lấn chiếm và gia tải trên hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch.
4- Vận động nhân dân tháo dỡ nhà lấn chiếm sông, kênh, rạch; Kiên quyết xử phạt và tổ chức tháo dỡ nếu không chấp hành; Ngăn chặn các hành vi lấn chiếm mới.
5- Vận động nhân dân ở các vị trí có nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch di dời gia đình và tài sản đến nơi ở mới an toàn trong mùa mưa bão.
Tất nhiên, trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống như xây kè sẽ gặp không ít trở ngại. Thế nhưng việc xây dựng kè bảo vệ bờ để ổn định khu đô thị, bảo vệ cơ sở hạ tằng, tôn tạo cảnh quan môi trường là rất cần thiết và không nên chậm trễ nhưng phải tuân theo một quy hoạch thống nhất để đảm bảo mỹ quan đô thị. Cần tiến hành lập quy hoạch bố trí, sắp xếp lại dân cư, đảm bảo thuận lợi về sinh hoạt, kinh doanh, mua bán để di dời các hộ dân vào nơi an toàn.
73 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát và đánh giá tác động của hiện tượng sạt lở bán đảo Thanh Đa Bình Quới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trực tiếp của chế độ thủy văn bán nhật triền biển Đông và sự điều tiết lưu lượng của hồ Dầu Tiếng, do đó sông Sài Gòn gần như trở thành một con sông không có nguồn và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triền. Khi hồ Dầu Tiếng xả lũ cộng với thủy triền xuống là lúc xói lở lớn sẽ xảy ra tại khu vực Bán đảo Thanh Đa. Khi triều lên hiện tượng xói bồi có xu hướng ngược lại. Thay đổi chế độ dòng chảy tự nhiên bằng chế độ điều tiết hồ chứa đã làm mất đi sự cân bằng tự nhiên vốn đã không bền vững trên các mặt: lưu lượng nước , chế độ dòng chảy, lưu lượng bùn cát và lưu lượng tạo lòng...v.v đã làm thay đổi đáng kể tương quan dòng chảy trong sông. Vào mùa mưa, xả lũ của hồ Dầu Tiếng có lưu lượng QX = 469 m3/s , lưu lượng triều QT = 481 m3/s , vậy lưu lượng tạo dòng bằng QX + QT = 1250 m3/s là khá lớn. Với lưu lượng dòng lớn trong khi tiết diện sông hẹp sẽ làm tăng tốc độ dòng chảy, nước sông chảy mạnh hơn, khả năng vận chuyển bùn cát của dòng nước tăng lên, xu thế đào xói lòng dẫn là tất yếu. Sự điều tiết dòng chảy trong sông ảnh hưởng thủy triều là hậu quả tác động của dòng triều chảy ngược và cũng chính sự điều tiết dòng chảy do thủy triều là nguyên nhân chủ yếu gia tăng lưu lượng, lưu tốc dòng nước gây nên hiện tượng xói lở bờ.
Nguyên nhân thứ hai là do khúc sông bao quanh khu vực Bán đảo Thanh Đa là đoạn sông cong vòng cung đổi chiều liên tục hình dang omega(Ω), dòng chảy phân lạch nên dòng chủ lưu, trục động lực bị chuyển hướng ép sát bờ cong (bờ lõm) và đường bờ bị biến động rất mạnh. Tại các khu vực sông cong xuất hiện các hố xói khá sâu có nơi -26 m (rạch Ông Ngữ). Ở Bán đảo Thanh Đa, các đỉnh cong đặc trưng nhất là tại khu vực nhà hàng Hoàng Ty, khu quần vợt Lý Hoàng và nhà thờ Mai Thôn, đã phát sinh hiện tượng chảy vòng, bởi vậy đây là những khu vực xói lở mạnh nhất trong thời gian vừa qua. Có thể nói rằng xói lở khu vực Bán đảo Thanh Đa là tất yếu của đoạn sông cong. Tại vị trí sông cong luôn xuất hiện dòng chảy thứ cấp như: dòng chảy vòng, dòng xoắn, dòng xoáy, dòng chảy co hẹpv.v lôi kéo vật liệu mái bờ sông chuyển đi vị trí khác làm cho quá trình sạt lở bờ sông tăng nhanh.
Nguyên nhân thứ ba là dòng chảy với các hiện tượng thuỷ lực cục bộ: dòng rối có mạch dộng lớn, dòng chảy xoáy tại khu vực nhập lưu, tại khu vực chân cầu và ngay cả trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố thủy văn như triều cường, triều rút là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp, đóng vai trò chính gây nên hiện tượng sạt lở bờ sông. Qua quan trắc dòng chảy tại khu vực Bán đảo Thanh Đa cho thấy khi triều rút dòng chảy có xu hướng đâm thẳng vào mái bờ. Vì lưu tốc dòng chảy nay lớn hơn vận tốc kháng xói cho phép của đất mái bờ nên tác động của dòng chảy là moi đất và vật liệu chân bờ tạo nên mái dốc đứng (có chỗ là những hàm ếch) dẫn đến sạt lở bờ.
Nguyên nhân thứ tư là do địa chất bờ sông khu vực Thanh Đa nói chung rất yếu, được hình thành từ lớp phù sa trẻ, khi gặp mưa, triều cường, nước lớn ngập đất bờ làm khả năng chịu lực của đất càng yếu hơn, đặc biệt khi triều hạ thấp sự thay đổi áp lực thủy tĩnh, thủy động trong đất do độ chênh mực nước ngầm trong đất và mực nước thủy triều hạ thấp ngoài sông gây ra nguy cơ sạt lở bờ tăng cao. Đồng thời do nền mềm yếu, việc gia tải quá lớn nơi mép bờ sẽ gây nên hiện tượng ép trồi đất ra phía sông làm mất ổn định, sạt lở mái bờ.
Nguyên nhân sạt lở do con người:
Với vị trí của Bán đảo Thanh Đa cùng với hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn đã mang lại những lợi ích kinh tế rất to lớn cho vùng Bán đảo. Cùng với sự phát triển kinh tế, dân cư phát triển và kéo theo nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh. Xung quanh bờ là nơi tập trung các khu dân cư đông đúc, các công trình kiến trúc, văn hóa – xã hội, các khu du lịch và vui chơi giải trí, kho tàng, bến bãi đã và đang được xây dựng nhằm phục vụ cho các ngành kinh tế khác nhau.
Năm 1922 Kinh Thanh Đa được đào để nối chỗ ngoặc gấp đi từ chân cầu Bình Triệu cho đến gần cầu Sài Gòn nhằm mục đích chia bớt lưu lượng dòng chảy và việc đi lại trên sông ngắn hơn rất đáng kể. Khi mới đào, Kinh Thanh Đa rộng khoảng 120m, sâu khoảng 6 m. Nhưng hiện nay, ở mỗi bên bờ bị san lấp lấn chiến hơn 10m, chủ yếu để kinh doanh, nguy hiểm nhất là lấn không đều. Hoạt động hàng ngày của người dân hai bên bờ kênh đã thải xuống lòng kênh một lượng chất thải sinh hoạt không nhỏ, thậm chí có đoạn lòng sông rất cạn và chứa đầy rác.
Việc lấn chiếm lòng sông, lòng kênh cũng là một nguyên nhân. Do nhà cửa, công trình kiến trúc, cơ sỏ hạ tầng lấn chiếm quá nhiều trong khi kỹ thuật xây dựng nhà, công trình trên nền đất yếu chưa được đảm bảo, không đủ điều kiện ổn định lâu dài, theo thời gian nhà bị lún dần, trọng tâm nhà bị lệch, khe mứt tại vị trí tiếp giáp giữa nhà và đất mép bờ sông xuất hiện rồi lớn dần. Vào mùa mưa nước chảy vào khe nứt phá vỡ liên kết đồng thời đất bờ sông bão hòa nước, tăng trọng lượng, khi thủy triều rút, cung trượt xuất hiện kéo theo toàn bộ căn nhà và vùng phụ cận sụp đổ xuống sông
Hình a. Hiện tượng lún lệch khiến nhà bị nghiêng
Hình b.Vết nứt xuất hiện phía trước nhà, trọng tâm nhà dồn về phía sông
HÌnh c. Toàn bộ nhà bị sụp xuống sông
Rác thải sinh hoạt bừa bãi trên lòng sông không chỉ làm cho mặt dòng chảy bị cắt ngang và thu hẹp lòng dẫn làm tăng vận tốc dòng chảy, làm phát sinh dòng thứ cấp phức tạp mà còn làm gia tải lên mái bờ sông vốn có tính chất cơ lý thấp. Thực trạng này đã tạo ra dòng chảy rất lớn nơi chân cầu Kinh, qua đó hướng dòng chảy không chảy thẳng mà tạo dòng xoáy ngay sau mố cầu, nhất là khi triều cường xuống thấp.
Xây dựng các bờ kè cục bộ rải rác dọc khắp hai bên bờ kênh Thanh Đa và sông Sài Gòn cũng là một nguyên nhân. Việc xây dựng bờ kè là con dao hai lưỡi, đối với bờ kè cục bộ, quá trình xói lở sẽ diễn ra ở hai đầu bờ kè. Dòng chảy tác động vào bờ kè khiến làm thay đổi vận tốc, gây ra nhiều hiện tượng chảy rối, đẩy nhanh quá trình xói lở, xâm thực bờ sông.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến xói lở do con người gây ra là việc khai thác cát bừa bãi làm cho lòng dẫn bị biến dạng dẫn đến thay đổi dòng chảy. Mặc dù chất lượng cát ở sông Sài Gòn rất thấp do chứa nhiều bùn sét và sinh vật. Nhưng không vì đó mà giảm đi mức độ khai thác cát. Nguy hiểm hơn cả là việc khai thác cát bừa bãi của người dân. Khi khai thác cát thường không chú ý đến vị trí khai thác, phương pháp khai thác và độ sâu khai thác. Điều này dẫn đến hở hàm ếch và sụp lở hàng loạt, ở những hố sâu để lại khi khai thác cát, hiện tượng xoáy dòng diễn ra, kéo theo hiện tượng đào lòng làm biến đổi hình dáng lòng sông diễn ra trên diện rộng.
Hoạt động kinh tế diễn ra dọc hai bên bờ kênh và bờ sông kéo theo việc thành lập các bến neo đậu quay đầu của các phương tiện đường thủy diễn ra thường xuyên ở các vị trí như bến xà lan của xi măng, các địa điểm kinh doanh cát xây dựng Việc neo đậu tàu thuyền không đúng quy định, sự va đập tàu thuyền, gây ra sóng lớn vỗ bờ khiến đất bờ sông bị lôi kéo ra, bào xói và cuối cùng khối đất bị sụp đổ, tan rãlà những nguyên nhân gây ra sạt lở bờ. Sự tham gia vận tải thủy ngày càng gia tăng cả về số lượng và quy mô, sự lưu thông của các tàu du lịch, tàu cao tốc, các xà lan chở cátv.v vòng quanh khu vực Bán đảo, tình trạng ghe tàu chạy quá tốc độ gây sóng đánh vào bờ, các ghe tàu lón ( [v] = 80 hải lý/giờ) khi đi vào đoạn sông cong thưòng chạy về phía bờ lõm, đã tạo nên những sóng có biên độ và cường độ lớn, ảnh hưởng trực tiếp và gây ra hiện tượng xói lở bờ sông.
Phân tích nguyên nhân gây trượt lở:
Tác dụng xâm thực của sông:
Thông thường trong điều kiện tự nhiên, tác dụng xâm thực của sông gây ra trượt lở ở bờ lõm có thể thấy rõ ràng ở 2 thời kỳ là thời kỳ nước dâng và thời kỳ nước hạ ( bao gồm mùa mưa, mùa khô, thời gian triều cường và thời gian triều rút).
Trước khi nước dâng, bờ dốc ở bờ lõm tương đối thoải và ổn định bởi vì cát bùn từ đoạn quá độ phía thượng lưu đi xuống và lượng bùn cát do sạt lở trước đây mà dòng nước chưa mang đi hết bồi lắng ở vực sâu tại bờ lõm. Sau khi mực nước bất đầu dâng, một mặt dòng chảy vòng mạnh hơn, thúc đẩy xói lở ở bờ và đáy tại đoạn cong, mặt khác năng lực mang cát của dòng nước cũng mạnh hơn, nhưng lượng cát về từ thượng lưu chưa tăng kịp một cách tương ứng, vì đoạn quá độ bị bồi, do dó cũng giúp cho xói mạnh hơn, nên số bùn cát bị lắng đọng ở vực sâu trước đây bị xói hết, cao trình đáy tại khu vực bờ lõm bị hạ thấp, làm tăng góc của mái dốc hoặc tạo ra những hàm ếch. Bờ sông càng dốc hơn và độ ổn định bờ càng giảm xuống. Khi mực nước tiếp tục dâng cao ( do lũ và triều cường), cường độ dòng chảy vòng (dòng chảy ngang) và năng lực mang cát của dòng nước cũng tiếp tục dâng lên, nên sau khi bị xói hết bùn cát bị lắng đọng trước đây , vực sâu lại tiếp tục xói sâu hơn nữa, chân bờ càng dốc hơn nữa, đến một lúc nào đó bờ sông không đứng vững được nữa và bị trượt, sạt lở. Lượng bùn cát bị sụp lở lại được dòng nước mang về hạ lưu. Thời kỳ này, do tác dụng xâm thực của dòng chảy vòng vào mùa nước lên là thời kỳ bờ sông từ chỗ không bị trượt, sụp lở đến sụp lở nhỏ, và từ chỗ sụp lở nhỏ đến chỗ sụp, trượt lở lớn.
Khi nước bắt đầu rút ( triều xuống), do bờ sông tại khu vực rất dốc cộng thêm tác dụng của nước ngầm chảy ra làm cho bờ sông tiếp tục bị trượt lở.
Nhưng khi mực nước bắt đầu hạ xuống thấp, cường độ dòng chảy vòng và năng lực mang cát của dòng chảy đều giảm xuống. Trong lúc đó lượng bùn cát về từ phía thượng lưu không giảm tương ứng vì đoạn quá độ bị xói, do đó dòng nước không thể mang đi hết tất cả lượng bùn cát từ thượng lưu về và bùn cát bị sạt lở tại đoạn cong. Lúc này lòng sông không những không bị xói sâu mà ngược lại còn bắt đầu bồi cao hơn. Đáy sông nâng cao làm cho bờ sông dài hơn, chân bờ ổn định hơn. Hiện tượng sạt lở bờ giảm xuống và ngưng hẳn. Đây là thời kỳ từ sụp lở lớn đến sụp lở bé, từ sụp lở bé đến ngưng sụp lở.
Qua phân tích tác dụng xâm thực ta thấy lưu lượng nước sông có rác dụng chủ yếu gây ra trượt lở bờ sông là lưu lượng tương đối lớn của mùa mưa lũ (tổng lượng nước là 6.9 tỷ m3/ năm) còn cường độ sạt lở phụ thuộc chủ yếu vào cường độ dòng chảy vòng ( dòng chảy ngang). Các trị số dòng chảy ở sông Sài Gòn về mùa lũ đều lớn hơn trị số giới hạn xâm thực của đất đá cấu tạo bờ dốc khu vực do đo dẫn đến phát sinh trượt, sạt lở bờ dốc.
Quá trình tẩm ướt đất đá:
Đất đá cấu tạo bờ dốc ở khu vực có thành phần hạt sét chiếm ưu thế. Đất đá ở đây bị tẩm ướt bởi nước mưa, nước mặt, nước dưới đất. Quá trình tẩm ướt đất đá là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định bờ dốc, gây ra trượt lở là do trước hết làm tăng trọng lượng khối đất trên bờ dốc, thể hiện ở biểu thức sau:
gw = gk ( 1 + 0.01 * W )
Trong đó:
gw : dung trọng tự nhiên (g/cm3)
gk : dung trọng khô (g/cm3)
W : độ ẩm tự nhiên (%)
Từ biểu thức trên ta thấy khi độ ẩm tăng thì trọng lượng khối đất trên bờ dốc cũng tăng. Sự tăng trọng lượng của khối đất đá, kèm theo sự giảm độ bền các liên kết kiến trúc, sự biến đổi độ sệt, do đó lực dính kết (C,kG/cm2) và góc ma sát trong ( wo ) của đất giảm đi.
Quá trình tẩm ướt và phơi khô đất đá mỗi khi triều dâng và triều rút lập đi lập lại nhiều lần làm cho đất đá tan rã mạnh, kém ổn định đối với nước, bị lôi cuốn, moi chuyển ra khỏi sườn dốc, tạo thế mất ổn định của bờ dốc.
Độ ẩm tăng còn gây ra hiện tượng bôi trơn bề mặt hạt đất. Điều đó càng thể hiện rõ ảnh hưởng của nước dưới đất đến quá trình thành tạo khối trượt.
Từ những phân tích trên ta thấy quá trình tẩm ướt và phơi khô dất đá làm biến đổi trạng thái vật lý của đất đá ở bờ dốc, độ bền và độ ổn định của khối đất đá giảm đi.
Sự tác động của áp lực thủy tĩnh:
Vào các thời kỳ mưa lũ hoặc khi triều dâng, phần dưới của bờ dốc, đất đá bị ngập nước. Đất đá ở phần bờ dốc này nằm trong trạng thái bị đẩy nổi và trọng lượng của nó không đủ để giữ yên các khối đất đá nằm ở phía trên. Đất đá ở phía trên gần như bắt đầu dịch chuyển và làm cho phần đất đá trong trạng thái bị đẩy nổi ở bên dưới bị trượt. Lúc này dung trọng tự nhiên của đất đá khi tính toán ứng suất được thay thế bằng dung trọng đẩy nổi, giá trị của nó được tính theo biểu thức sau:
gdn = (gr – 1) (1 – n)
Trong đó:
gdn : Dung trọng đẩy nổi (g/cm3)
gr : Tỷ trọng của đất đá.
n : Độ rỗng của đất đá.
Đất đá ở trạng thái đẩy nổi cũng làm giảm ứng suất pháp ở tại mặt trượt đã xác định hoặc đang dự đoán, do đó sức chống cắt của đất đá ở bờ dốc giảm xuống và có thể phát sinh sự mất ổn định, làm trượt xuất hiện.
Sự tác dộng của áp lực thủy dộng:
Nước mưa, nước mặt ngấm xuống đất theo các lỗ hổng, khoảng trống có trong đất đá. Sự vận động thấm của nước dưới đất gây ra áp lực thủy động tác động vào các hạt đất và gây ra biến dạng thấm.
Lực thủy động có ảnh hưởng đến sự biến đổi trạng thái ứng suất của đất đá ở sườn dốc và chúng đóng vai trò không đồng nhất và thay đổi
Aùp lực thủy động hướng theo phương dòng thấm và có giá trị càng lớn khi độ thấm nước của đất càng bé. Do ảnh hưởng của áp lực thủy động mà ứng suất sẽ giảm đi, độ bền của đất đá đặc trưng bởi sức chống cắt giảm đi tương ứng.
Tóm lại, áp lực thủy động phát sinh trong quá trình thấm trong đất đá ở sườn dốc làm xuất hiện biến dạng thấm như chảy trôi biến thành trạng thái đất chảy và hóa lỏng đất, hậu quả cuối cùng là làm khối đất đá ở sườn dốc di chuyển mà ta gọi là hiện tượng trượt đất.
Tác động của mực nước sơng và chất tải đỉnh bờ:
Trong các nguyên nhân thì nguyên nhân chất tải đỉnh bờ vượt quá giới hạn cho phép và sự ảnh hưởng của mực nước ròng thấp khi triều xuống là nguyên nhân chủ yếu.
Quan hệ mực nước sông và ổn định bờ :
TT
Cấp mực nước
Mực nước (m)
Kmin
1
Cấp I
-2.75
1.1
2
Cấp II
-2.25
1.183
3
Cấp III
-1.75
1.26
4
Cấp IV
-1.25
1.347
5
Cấp V
-0.75
1.446
6
Cấp VI
-0.25
1.555
7
Cấp VII
0.25
1.675
8
Cấp VIII
0.75
1.81
9
Cấp Ĩ
1.25
1.89
10
Cấp X
1.4
1.998
Bảng phân cấp mực nước
Chỉ tiêu
Lớp đất
Cao độ đáy lớp (m)
gw (T/m3)
gk (T/m3)
w(o)
C (kG/cm2)
Lớp 1a
0.64
1.7
18o
0.03
Lớp 1
-16
1.5
0.86
4o23
0.11
Lớp 2
-18
2.11
1.76
15o22
0.37
Lớp 3
-28
2.12
1.81
28o8
0.10
Bảng thông số về địa chất
Hình 7. Biểu đồ quan hệ mực nước sông và hệ số ổn định bờ.
Sự ổn định của đường bờ chịu ảnh hưởng rất lớn của mực nước sông. Mực nước trong các sông như một nêm vật chất để làm cân bằng cơ học của khối gây trượt và khối chống trượt của mái bờ sông. Khi mực nước tăng thì ổn định đường bờ sông tăng. Khi mực nước rút xuống thấp, cung trượt xuất hiện thì hệ số ổn định bị giảm mạnh.
Hình minh họa
Qua đồ thị có thể nhận thấy rằng hệ số ổn định bờ có quan hệ tuyến tính với mực nước trong sông. Đường quan hệ có tương quan như sau:
y = 0.4809x – 3.18
hay viết khác đi:
H =0.4809 Kmin – 3.18
Phương trình trên chính là quan biểu thức quan hệ giữa hệ số ổn định và mực nước sông. Tuy nhiên mỗi vị trí khu vực Thanh Đa có điều kiện khác nhau về địa chất, thủy văn và mực nước, vì vậy cần nhiều nghiên cứu hơn cho các khu vực khác nhau tại Bán đảo Thanh Đa.
Quan hệ chất tải đỉnh bờ và ổn định bờ:
TT
Cấp mực nước
T (tấn)
Kmin
1
TH1
0
1.297
2
TH2
0.5
1.247
3
TH3
1
1.191
4
TH4
1.5
1.148
5
TH5
2
1.101
6
TH6
3
1.022
7
TH7
3.5
0.987
Bảng cấp tải trọng
Hình 8. Quan hệ giữa cấp tải trọng đỉnh bờ sông và hệ số ổn định bờ
3T
Hình minh họa kết quả khi xét ảnh hưởng của tải đỉnh bờ
Tải trọng đỉnh bờ có ảnh hưởng lớn đến hệ số ổn định đường bờ sông. Trường hợp không có tải trọng, hệ số ổn định khá cao. Ngược lại, chất tải càng nhiều hệ số ổn định đường bờ sông càng thấp. Quan hệ giữa hệ số và cường độ chất tải của bờ sông trong phạm vi cung trượt. Tủy thuộc vào mỗi vị trí và hình dạng mặt cắt, sẽ có một mức tải trọng cho phép chất tải. Nếu cường độ chất tải vượt quá cường độ cho phép thì bờ sông sẽ sụp lở.
Theo như tính toán trong một đề tài của Viện khoa học thủy lợi Miền Nam, tải trọng cho phép chất tải của khu vực Bán đảo Thanh Đa là {T}cp = 3 T/m2 .
Kết luận tổng hợp các nguyên nhân gây hiện tượng sạt lở khu vực Bán đảo Thanh Đa:
Như vậy nhìn chung nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng sạt lở bờ sông Sài Gòn khu vực Bán đảo Thanh Đa là điều kiện dòng chảy (do thủy triều với biên độ, cường suất nước lớn), lưu lượng nước qua đoạn sông này. Bên cạnh đó, đất bờ sông có cấu tạo bùn sét, khả năng chịu lực kém, xen kẽ các thấu kính cát, địa hình thế sông quanh co uốn khúc nhiều vị trí phân nhập lưu xuất hiện, tạo thành các hố xói, hàm ếch phát triển sát bờ gây nên mất ổn định. Ngoài ra còn do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, việc xây dựng lấn chiếm phạm vi bờ sông làm tăng khả năng mất ổn định, gây sạt lở. Hiện rượng sạt lở bờ sông khu vực Thanh Đa thường xảy ra vào các tháng mùa mưa, xả lũ, chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 và thường là vào ban đêm (khi triều xuống).
Có thể nói rằng nguyên nhân sạt lở bờ sông khu vực Bán đảo Thanh Đa là tổng các nguyên nhân về điều kiện địa hình, địa mạo (trũng thấp, sông uốn khúc), về điều kiện địa chất (vật liệu là trầm tích bùn sét, tính chất cơ lý yếu), điều kiện địa chất thủy văn (mực nước ngầm sát mặt đất, chế độ triều, áp lực thuỷ động của nước trong đất), điều kiện địa chất công trình (đất có liên kết kiến trúc yếu, có tính xúc biến khi có tải trọng động, đất dễ tan rã khi vận tốc dòng chảy lớn), điều kiện dòng chảy (triều, lũ, mưa), điều kiện kinh tế xã hội (xây dựng trái phép lấn chiếm luông lạch, sông, các hoạt dộng kinh doanh, dịch vụ dọc theo bờ sông). Những nơi nào, vị trí nào trên đoạn sông khu vực Bán đảo Thanh Đa mà hội đủ nhiều điều kiện nêu trên thì bờ sông nơi đó không ổn định, sẽ bị sạt lở mà trong đó nguyên nhân chủ đạo là do tác động của con người làm thay đổi chế độ dòng chảy.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẠT LỞ Ở BÁN ĐẢO THANH ĐA – BÌNH QUỚI :
Tình trạng sạt lở đã diễn ra ở khu vực Bán đảo Thanh Đa từ rất lâu. Trong những năm gần đây tình hình sạt lở ngày càng diễn biến nghiêm trọng và phức tạp , liên tiếp xảy ra với mức độ mãnh liệt hơn, cấp độ ngày càng cao hơn.
Dựa vào địa hình và chế độ dòng chảy của sông khu vực Bán đảo Thanh Đa ta có thể xác định được khu vực có khả năng sạt lở. Do địa hình của Bán đảo được bao bọc bởi khúc cong của sông, có nhiều chỗ ngoặc và dựa trên hướng dòng chảy của sông (hướng Bắc – Nam) ta có thể xác định được khúc eo của BĐ Thanh Đa là khu vực có khả năng sạt lở mạnh.
Hình 9. Bản đồ dự đoán khu vực sạt lở
Qua điều tra khảo sát cho thấy đoạn sông bao quanh khu vực Bán đảo Thanh Đa là đoạn sông uốn khúc, có dòng chủ lưu ép sát vào bờ khiến cho sự ổn định của mái bờ bị đe doạ nghiêm trọng. Hơn thế nữa, cùng với sự đô thị hóa ngày càng nhiều, nhiều hộ dân sống ven sông lấn chiếm lòng sông dẫn đến tình trạng sạt lở bờ. Khu vực Thanh Đa có nhiều đoạn bờ sông bị sạt lở, các đoạn sạt lở đều nằm trên các khúc sông cong. Hàng năm, vào mùa mưa trong ba tháng 6, 7 và 8 là thời kỳ mà nguy cơ sạt lở thường xảy ra ở khu vực này ban đêm rất cao. Hiện tượng sạt lở bờ sông Sài Gòn , bờ kênh Thanh Đa với nhịp điệu và cường độ ngày càng lớn. Điển hình một số vụ sạt lở qua một số năm như sau:
1989: tại phường 28, sạt lở dãy nhà Tu viện Lasan Mai Thôn với diện tích khoảng 500m2 làm 5 người chết, 1 người bị thương nặng. Tại khu vực khách sạn Sài Gòn River xảy ra sạt lở làm thiệt hại một nhà phao để đi canô
Năm 1996 ngày 30/7: trượt lở xảy ra tại ấp Bình Quới 2 làm sập 1 căn nhà và 1 phân xưởng sản xuất của xí nghiệp Liên Thành phải dời đi.
Năm 1999: Sạt lở 300m2 phân xưởng P/S, cuốn trôi một phần xưởng công ty Tiền Phong.
Năm 2000: cuốn trôi 810m2 phân xưởng công ty Tiền Phong phường 28, sạt lở 200m2 đất nhà hàng Mũi Tàu.
Năm 2001: Vụ sạt lở nghiêm trọng do xây dựng nhà trái phép cách mép sông SaØi Gòn chỉ từ 10 – 13m xảy ra vào đêm 5/7/2001, đã cuốn trôi một phần nhà hàng Hoàng Ty làm cho hơn 800m2 đất bị sụp xuống sông và cướp đi sinh mạng của 2 người. Sụp hoàn toàn hồ bơi của khách sạn sông Sài Gòn có diện tích 180m2. Tại quán cafe APT hơn 1.400m2 đất bị trôi xuống sông, ngoài ra còn làm hư hỏng nặng trung tâm cai nghiện ma tuý BÌnh Thạnh với 2 dăy nhà vật liệu nhẹ và một phần nhà diện tích khoảng 200m2, toàn bộ bờ kè phân xưởng P/S bị cuốn trôi theo dòng nước, thiệt hại 2 tỷ đồng.
Năm 2002 đã xảy ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng khác: Sụp lở đoạn bờ 200m làm mất 4000 tấn than cám của công ty Than Miền Nam, thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng, sụp tường rào 2m , dài 40m tạo hàm ếch khoét sâu vào nền dãy nhà của kho tang vật quận Bình Thạnh khiến nguy cơ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Sạt lở tại chân cầu Kinh với chiều dài khoảng 5m và từ bờ sông vào 3m làm sập 1 căn hộ, 3 căn hộ bị nghiên và nứt tường, sụp đổ hoàn toàn quán cháo vịt Bích Liên. Quán cafe Đồi Dương trượt xuống sông kéo theo dãy nhà và diện tích đất dài khoảng 30m, rộng 6m. Sạt lở quán cháo vịt Bích Liên đã làm mố cầu Thanh Đa bị rạn nứt hư hỏng nặng. Sạt lở tại trạm quản lý đường sông số 2, p26, mất 100m2 đất.
Năm 2003: Sụp hoàn toàn 4 căn nhà không số và một phần sân quần vợt Lý Hoàng đường Bình Quới bị hư hỏng, có nhiều vết nứt ngang mặt sân tính từ mép sông vào khoảng 30m, phần nền bị khoét hàm ếch sâu hơn 5m và không thể sử dụng được , diện tích đất bị sụp xuống sông khoảng 1.000m2 , tổng thiệt hại khoảng 600 triệu đồng.
Năm 2004: Sụp hoàn toàn 7 căn nhà không số khu vực chân cầu Kinh, 21 căn nhà khác bị rạn nứt, trong đó 10 căn ở tình trạng hư hỏng. Tiếp tục sạt lở 300m2 khu biệt thự Lý Hoàng.
Vào đêm 8/6/2005 : khi lúc thủy triều xuống thấp đã làm sạt lở hoàn toàn trên 1.000m2 đất ở khu biệt thự Lý Hoàng, sâu vào bờ đến 20m, xuất hiện thêm nhiều vết nứt, nguy cơ sạt lở khu vực này có thể lên đến 350m2.
Năm 2006: sự cố bể bờ bao, 63m bờ bao bị bể, nước ngập gây sạt lở.
6/2007: đêm 29/6 13 căn nhà bị sụp, trong đó gồm 54 nhân khẩu và 1 căn nhà của trạm quản lý đường sông só 2 thuộc phường 26, đoạn từ cầu Bình Triệu đến cầu Kinh, thiệt hại về tài sản khoảng 80 triệu, vết sạt lở kéo dài khoảng 100m. Đêm 30/6, đợt sạt lở thứ 2 trong năm làm 2 căn nhà bị nước cuốn trôi, diện tích đất lên đến gần 200m2
Đêm 13/7/2007: khu vực bờ hữu kênh Thanh Đa thuộc phường 26, sạt lở tiếp 4 căn hộ. Tại phường 28, có 2 vị trí điểm sạt mới. Tại bãi kinh doanh cát của Ông Bùi Thiện Quang , diện tích sạt lở ngang 10m, sâu 5m. và tại vị trí nhà số 1027 Bình Quới cạnh cảng cát bị sạt lở , diện tích sạt lở khoảng 400m2.
Nhìn chung trong những năm qua, tại khu vực Bán đảo Thanh Đa, hiện tượng sạt lở bờ có xu thế ngày một gia tăng bởi sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực làm cho ngày càng có nhiều tác động của con mgười đến lòng dẫn. Hiện tượng sạt lở đã ănh hưởng rất lớn, làm mất đi đáng kể diện tích đất hàng năm, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân.
Sạt lở bờ, dẫn tới sụp đổ nhà cửa xuống sông chỉ mang tính cục bộ từng vị trí, từng cụm nhà sát nhau. Do chưa được quy hoạch và tổ chức chặt chẽ, hiện tượng xây dựng nhà cửa trái phép lấn chiếm bờ sông, thực trạng lấn chiến mặt nước kênh rạch, lòng sông Sài Gòn đã đến mức báo động.
Cấp độ sạt lở được đánh giá theo chiều rộng đường bờ bị sạt với sạt lở cấp độ 1: nhỏ hơn 5m/đợt; cấp độ 2: từ 5 – 10m/đợt; cấp độ 3: lớn hơn 10m/đợt. Như vậy, Bán đảo Thanh Đa – Bình Quới bị sạt lở từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 ở các vị trí khác nhau.
Mặt khác, quá trình sạt lở đi đôi với bồi tụ. Sạt lở thường xảy ra ở những đoạn bờ lõm còn những đoạn bờ lồi sẽ được bồi tụ.
Hình 10. Vị trí các khu vực sạt lở và bồi lắng
Theo ảnh vệ tinh khu vực Bán đảo Thanh Đa ta có thể thấy sự phân bổ sử dụng đất, khu vực dự báo khả năng sạt lở của Bán Đảo lại là khu vực tập trung đông dân cư nhất. Vì thế có thể nói con người có tác động rất lớn đến vùng sạt lở. Có ý kiến cho rằng, có khả năng trong tương lai đoạn thắt lại của Bán đảo sẽ ngày càng thu hẹp và tại đó sẽ lại xuất hiện một dòng nước chảy qua đó, Bán đảo Thanh Đa sẽ bị tách làm đôi.
Tốc độ sạt lở ở khu vực BĐ Thanh Đa được các nhà chuyên môn tính toán là 1.8 m/năm.
Dự đoán sau 20 năm tới ( khoăng năm 2027), tính riêng P.27 với tổng chiều dài đường bờ khoảng 2000m, có khả năng gần như toàn bộ P.27 sẽ bị sạt lở hết nếu như không có một biện pháp phòng chống nào.
Hình 11. Ảnh vệ tinh khu vực Bán đảo Thanh Đa
Trước tình hình sạt lở và khi chưa có quyết định của nhà nước, một số đoạn bờ lõm đã được người dân và chính quyền địa phương làm bờ kè sau khi xảy ra sạt lở các năm trước, nhưng mức độ an toàn chưa tin cậy. Hầu hết những điểm đã làm bờ kè cũng chỉ tạm bợ, cũng chỉ gia cố chống sạt ở đỉnh kè, trong khi chân và mái kè vẫn không được gia cố dẫn đến làm tăng áp lực, tiếp tụ bị xói mòn, bờ bị khoét thành hàm ếch nặng thêm.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, hiện Bán đảo Thanh Đa vẫn còn 12 điểm có nguy cơ sạt lở rất cao và bờ sông có thể sụp đổ bất cứ lúc nào với tổng chiều dài trên 3 km.
CÁC KHU VỰC BỜ SƠNG QUANH BÁN ĐẢO THANH ĐA CĨ NGUY CƠ SẠT LỞ CAO
STT
Vị trí khu vực cĩ nguy cơ sạt lở cao
Số thứ tự các đoạn đã kiểm tra
Chiều dài (m)
01
Kênh Thanh Đa - đoạn từ cầu Kinh đến trạm Quản lý đường sơng số 2.
1, 3, 4
284
02
Kênh Thanh Đa - đoạn từ Trạm Quản lý đường sơng số 2 đến chân cầu Bình Triệu.
2
311
03
Sơng Sài Gịn - khu vực từ đối diện lơ D đến sân tennis Lý Hồng.
5
103
04
Kinh Thanh Đa - khu vực từ chân cầu Kinh đến kè của khu dầu khí (hạ lưu kinh Thanh Đa).
6
300
05.
Kinh Thanh Đa - khu vực từ cầu Kinh đến ngã 3 sơng Sài Gịn (đoạn kè Khu du lịch cơng đồn trên sơng Sài Gịn).
7
627
06.
Sơng Sài Gịn - khu vực từ cuối lơ S đến cuối nhà ơng Dư Thanh Cơng (18/7B, Xơ Viết Nghệ Tĩnh).
8
179
07
Sơng Sài Gịn - khu vực từ cuối kè khu du lịch cơng đồn đến khu Bạch Đàn.
9
86
08
Sơng Sài Gịn - khu vực từ nhà hàng Gấu Misa đến kè nhà thờ La San Mai Thơn.
10
322
09
Sơng Sài Gịn - khu vực từ nhà thờ La San Mai Thơn đến rạch Ơng Ngữ.
11
330
10
Sơng Sài Gịn - khu vực từ khách sạn sơng Sài Gịn đến quán Tư Trì.
12, 14
356
11
Sơng Sài Gịn - khu vực trung tâm cai nghiện Bình Thạnh và khu giải trí APT.
13
96
12
Kinh Thanh Đa - khu vực từ cầu Kinh đến nhà bà Đặng Thị Đê (89/2B, Xơ Viết Nghệ Tĩnh).
15
188
Bảng 13. Dự báo các vị trí có nguy cơ sạt lở ở Bán đảo Thanh Đa.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA VÙNG SẠT LỞ:
Môi trường đất:
Do khai thác sử dụng đất bừa bãi, lớp phủ thực vật bị phá hủy, kết cấu đất ven bờ cũng bị phá vỡ. Đất mất ổn định và bị sạt lở làm thiệt hại, mất đi một lượng lớn điện tích dất, thiệt hại về tài nguyên đất.
Khu vực
Tốc độ sạt lở (m/năm)
Khu vực chính
Chiều dài (m)
Chiều rộng (m)
Vị trí 1
1.33
HTX Tiền Phong
30
27
Hoàng Ty
120
10
Hội quán ATP
50
11
Vị trí 2
1.8
Nhà thờ Mai Thôn
130
30
Lý Hoàng
100
10
Vị trí 3
0.66
Quán cháo BÍch Liên
20
5
Chân cầu kinh
20
5
Vị trí 4
1
Công ty than Miền Nam
200
26
Trạm quản lý đường sông số 2
70
10
Bảng Thống kê thiệt hại tại một số khu vực chính
Theo những số liệu thu thập được, bao gồm số liệu thống kê tại một số khu vực chính nêu trên và tại các điểm khác thì trong những năm qua (1989 – 2007), Bán đảo Thanh Đa đã xảy ra khoảng 20 vụ sạt lở với tổng thiệt hại là khoảng 50 ngôi nhà bị sạt xuống sông, mất hơn 1 ha đất và khoảng 700 m chiều dài đường bờ.
Môi trường nước:
Chế độ dòng chảy của sông bị thay đổi do thay đổi lòng dẫn.
Tài sản, nhà cửa đổ nát bị trượt lở chìm xuống sông làm cản trở, thay đổi dòng chảy của sông.
Chất lượng nước trong khu vực Bán đảo Thanh Đa có khả năng ô nhiễm dầu do hoạt động khai thác, lưu thông đường thủy qua lại nhiều. Nước thải bị nhiễm dầu ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, quang hợp của thủy sinh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nước.
Ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh do rác thải trong sinh hoạt hàng ngày của những hộ dân ven bờ kênh, bờ sông thải ra bừa bãi trên lòng sông, kênh và do Bán đảo Thanh Đa là vùng trũng thấp thường bị ngập úng cộng với nước mưa chảy tràn cuốn theo các loại rác và các chất ô nhiễm trôi xuống sông và thấm thấu xuống đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm.
Môi trường không khí:
Nguồn ô nhiễm khí thải, bụi ở khu vực chủ yếu từ các phương tiện giao thông do Bán đảo Thanh Đa có độc đạo một con đường chính nên xe cộ lưu thông thường xuyên. Chất lượng không khí nhìn chung còn khá tốt.
ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG:
Con người và đời sống:
Qua nhiều năm liên tục xảy ra nhiều đợt sạt lở bờ sông đã cướp đi biết bao sinh mạng con người, làm mất mát biết bao nhiêu tài sản nhà cửa của nhân dân. Tính đến thời điểm này, việc sạt lở ở Bán đảo Thanh Đa đã cướp đi 7 mạng người, làm 1 người bị thương và một số người khác cũng bị cuốn xuống sông nhưng đã được cứu kịp thời. Những tổn thất đó còn ảnh hưởng tác động về mặt tinh thần của quần chúng nhân dân. Người dân luôn hoang mang, lo sợ mỗi năm khi đợt sạt đến như một chu kỳ.
Ven sông, kênh là nơi cư trú của nhiều người từ xa xứ đã từ lâu bám trụ trên mảnh đất này, sinh sống nhờ vào sông nước đời sống còn nhiều khó khăn. Mỗi năm những đợt sạt lở đã cướp đi nơi cư trú của những người dân ven sông, đẩy họ vào cảnh màn trời chiếu đất, mất đi kế sinh nhai. Đời sống của người dân ở khu vực sạt lở luôn bị đe doạ khi mùa mưa đến, bị đẩy vào tình trạng hoang mang lo lắng, không biết sẽ bị mất nhà cửa tài sản lúc nào. Tuy nhà nước đã có chính sách di dời tái định cư nhưng quỹ nhà vẫn còn thiếu hụt, chưa thể đáp ứng được hết cho tất cả mọi trường hợp. Nhiều hộ dân đề nghị sớm giải quyết tái định cư để có thể di dời ra khỏi khu vực sạt lở nhưng vẫn chưa được đáp ứng phải nhận trợ cấp thuê nhà nơi khác. Một số ý kiến khác cho rằng, dù được di dời định cư nơi khác nhưng cuộc sống sau này chưa biết thế nào, làm gì để sinh sống ở môi trường mới. Có một số hộ dân tuy đã biết mình nằm trong khu vực sạt lở nhưng vẫn chưa thể di dời do cuộc sống nhờ vào việc buôn bán tại khu vực này nếu di dời đi cùng tiền trợ cấp thì vẫn không đủ sống.
Việc sạt lở bờ sông luôn đồng hành với bồi lắng lòng dẫn, có thể nói sạt lở bờ sông là một nguyên nhân gây bồi lắng các cửa sông, cản trở giao thông thủy, làm giảm khả năng thoát lũ. Hậu quả là tăng cao trình đỉnh lũ, kéo dài thời gian ngập lũ, dẫn đến pha hoại cơ sỏ hạ tầng. Sạt lở đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân, cướp đi 7 sinh mạng con người, pha huỷ trên 30 căn nhà cùng tài sản và ảnh hưởng đến khu lân cận, nhiều hộ khác trong khu vực đánh giá sạt lở cũng bị ảnh hưởng, hơn 50 hộ buộc phải di dời để tránh thiệt hại. Việc sạt lở làm ảnh hưởng đến tinh thần và đời sống của người dân, khiến cuộc sống trở nên bấp bênh không ổn định. Khi người dân chưa thể an cư thì đời sống kinh tế gia đình sẽ còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng chung đến sự phát triển của toàn xã hội.
Sức khỏe - Y tế:
Cứ vào mùa mưa lũ là tình hình dịch bệnh lại gia tăng trên khắp cả nước nói chung. Riêng ở khu vực Bán đảo Thanh Đa, tình trạng ngập úng, sạt lở vào mùa mưa , không khí môi trường thường ẩm thấp, nước tù đọng, là môi trường sinh trưởng tốt cho muỗi, các loại vi khuẩn gây bệnh. Do đó rất dễ phát sinh và làm gia tăng các dịch bệnh như sốt xuất huyết
Do mùa mưa mực nước lên cao, tình trạng ngập úng kéo dài, các loại rác trôi nổi. Các hệ thống thoát nước không tiêu kịp nên có khi chảy tràn thoát nước xuống sông cuốn theo đất cát, chất thải rắn, dầu mỡ gây ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước cấp, sinh hoạt bị ô nhiễm làm nảy sinh các bệnh về đường ruột, viêm dạ dày hoặc các bệnh ngoài da khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng.
Giáo dục:
Cuộc sống của người dân khu vực sạt lở luôn bị đe dọa, gặp nhiều khó khăn. Đời sống không ổn định thì việc giáo dục cũng sẽ bị ảnh hưởng, việc học hành không được ổn định. Nếu phải di dời thì việc đến trường gặp phải những cản trở. Dù đã tái định cư nơi khác nhưng vẫn phải quay về khu vực này để đến trường , nếu phải định cư ở một nơi xa khu vực sẽ gây khó khăn bất tiện cho việc đi lại. Hơn nữa, do tác động của việc sạt lở, tình hình kinh tế của một số hộ gia đình lâm vào cảnh khó khăn, việc tiếp tục học hành của các em nhỏ có thể bị bỏ dở nếu không đủ khả năng tài chính.
Kinh tế xã hội:
Hiện trạng sạt lở ở khu vực Bán đảo Thanh Đa đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho người dân trong vùng và nhà nước. Bán đảo Thanh Đa là khu vực có tiềm năng sinh thái du lịch, rất có khả năng phát triển kinh tế trong vùng. Thế nhưng những khu vực sạt lở và dự báo nguy cơ sạt lở lại là nơi tập trung đông dân cư và phát triển rất nhiều các loại hình kinh doanh, dịch vụ như buôn bán kinh doanh, nhà hàng, khách sạn
Việc sạt lở đã lấy đi, gây tổn thất về tiền của, tài sản của người dân đã đầu tư, xây dựng và tích góp cho mình khiến cuộc sống gặp khó khăn. Kinh tế của người dân trong một khu vực bị ảnh hưởng, xáo trộn cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của xã hội. Hơn nữa, trước mắt, nhà nước cần phải bỏ tiền đầu tư để khắc phục những hậu quả sau sạt lở, chỉnh trang, xây dựng để phòng tránh, giảm bớt những thiệt hại về sau. Việc xây dựng các biện pháp phòng chống sạt lở như xây kèlà những dự án mang tính cấp bách cần có sự đầu tư và nghiên cứu kỹ. Dự kiến nếu phải giải tỏa toàn tuyến kênh Thanh Đa để xây dựng bờ kè, số hộ bị giải toả sẽ lên đến 1000 căn (theo ông Nguyễn Quốc Hùng chủ tịch UBND quận BÌnh Thạnh) . Có thể nói để thực hiện xây kè chống sạt lở cho toàn diện các khu vực dự báo sạt lở sẽ gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí nhà nước cho việc xây dựng và bồi thường, di dời tái định cư cho người dân. Vì thế có thể thấy việc sạt lở để lại nhiều hậu quả kinh tế trực tiếp ngay trước mắt và ảnh hưởng về sau cho nhân dân và nhà nước.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ GIẢM THIỂU SẠT LỞ:
Phương hướng chung:
Mục tiêu:
Ổn định sông khu vực Bán đảo Thanh Đa.
Gia cố bờ, bảo vệ các khu dân cư và các công trình công cộng, tôn tạo cảnh quan môi trường đô thị.
Đối tượng:
Đối với mục tiêu gia cố bờ là lòng dẫn.
Đối với vấn đề sạt lở bờ sông Sài Gòn khu vực Bán đảo Thanh Đa trong giai đoạn hiện nay trước mắt cần thực hiện các biện pháp phòng tránh đi đôi với ổn định tuyến luồng lạch giao thông thủy và chỉnh trang đô thị. Tùy theo từng vị trí sạt lở cần có những giải pháp kỹ thuật tương ứng.
Tuy nhiên các công trình, giải pháp bảo vệ bờ sông cần đảm bảo:
+ Không làm thay đổi vị trí, kích thước, hình dạng tuyến sông.
+ Không làm chuyển hướng dòng chảy tác động đến các đoạn sông xói lở gây ảnh hưởng đến khu dân cư, cơ sở hạ tầng ven sông.
+ Với khu đô thị, dân cư bắt buộc phải có các biện pháp công trình bảo vệ ổn định bờ sông đồng thời kết hợp bảo vệ bờ với chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan môi trường.
+ Với những vùng không phải là khu quy hoạch đô thị, dân cư , cách tốt nhất là di dời ra khỏi hành lang sạt lở đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.
Sơ bộ một số giải pháp:
Trên cơ sở phân tích hiện trạng, điều kiện, nguyên nhân gây trượt lở, có thể đưa ra một số biện pháp phòng chống trượt lở sau:
Sơ tán, giải tỏa, đền bù và tái định cư cho các hộ dân có nguy cơ sạt lở ra khỏi khu vực có nguy cơ trượt lở khẩn cấp.
Tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân trong toàn khu vực hiểu biết và đề phòng trượt lở, không chặt cây cối ven bờ sông.
Quản lý nghiêm ngặt các doanh nghiệp khai thác cát và của các hộ dân diễn ra trên khu vực sao cho khai thác cát diễn ra đúng nơi, đúng chỗ và không vượt quá chiều sâu cho phép khai thác.
Cần có những phương án quy hoạch lại đô thị, cơ sỏ hạ tầng của khu vưc một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện địa chất, tụ nhiên của vùng
Trước mắt cần thiết phải xây dựng các công trình bảo vệ bờ tại các đoạn sông cong, đoạn dự báo sạt lở. Trong điều kiện cho phép có thể xây dựng kè chỉnh trang đô thị , khu dân cư ở các khu vực còn lại.
Ổn định hoặc điều chỉnh tỷ lệ phân lưu dòng chảy qua kênh Thanh Đa.
Cần phải tạo ra một hành lang thông thoáng, lập hành lang an toàn bờ theo quy định, nghiêm cấm, xử lý vi phạm xây dựng trái phép trong phạm vi hành lang an toàn, kết hợp với việc trồng cây xanh để tạo cảnh quan ven sông.
Hiện nay, nhà nước đang bất đầu thực hiện biện pháp di dời và xây dựng bờ kè bảo vệ bờ sông ở một số đoạn tại khu vực Bán đảo Thanh Đa. Dự án xây dựng với tổng chiều dài là 10.262m, kinh phí dự kiến là 336,5 tỷ đồng nhưng đã tăng hơn 500 tỷ. Theo chủ trương, dự án tổng thể chống sạt lở Bán đảo Thanh Đa được chia làm 7 dự án thành phần gồm:
- Dự án chống sạt lở Bán đảo Thanh Đa – đoạn từ cầu Kinh đến doanh trại quân đội( phường 25 ).
- Bờ kè khu dầu khí ( phường 27).
- Đoạn từ cầu Bình Triệu đến cầu Kinh (phường 26).
- Bờ kè khu du lịch Công Đoàn (pường 27).
- Dự án chống xói lở Bán đảo Thanh Đa đoạn 2 sông Sài Gòn – khu vực khách sạn Domaine.
- Đoạn 3 Bình Quới, Cây Bàng, rạch Chùa.
- Đoạn 4 sông Sài Gòn – khu vực biệt thự Lý Hoàng đến nhà thờ La San Mai Thôn.
Hiện tại dự án xây kè đang được triển khai, đoạn đưòng bờ được xây kè là đoạn từ nhà thờ Mai Thôn đến rạch Ông Ngữ, đoạn từ hạ lưu cầu kinh đến doanh trại quân đội thuộc phường 25.
Đối với giải pháp xác lập hành lang chỉ giới bờ sông, theo quyết định 150/2004/QĐ - UB ký ngày 9-6-2004, quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh rạch thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: chỉ giới bờ sông kênh rạch cấp 1 và 2 là 50m mỗi bên tính từ bờ sông; sông, kênh, rạch cấp 3 và 4 là 30m; cấp 5, 6 mỗi bên 20m; riêng kênh rạch khi chưa được phân cấp kỹ thuật thì hành lang mỗi bên là 10m.
Theo quy định, kênh Thanh Đa được phân cấp kỹ thuật là cấp III đường thủy nội địa. Theo quy định, sông cấp III có hành lang trên bờ là 30m. Tuy nhiên hiện nay khu Đường sông đã lập xong quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng bến khu vực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2020, trong đó kênh Thanh Đa được đề xuất giảm xuống cấp V đường thủy nội địa (hành lang sông 20m) , đang được Sở giao thông công chính xem xét.
Chiều rộng hành lang theo dự án đầu tư chống xói lở bờ sông khu vực Bán đảo Thanh Đa phía phường 27 là 20m để xây dựng hành lang giao thông, cây xanh.
Những mặt khó khăn:
Để thực hiện các giải pháp phòng chống và giảm thiểu sạt lở thì còn rất nhiều mặt khó khăn và khuyết điểm. Như việc trả lại chỉ giới cho bờ sông kênh rạch gặp trở ngại. Hầu hết các đoạn sông kênh rạch đã dày đặc nhà cửa, công trình. Về hành chính, các sở ngành chưa thống nhất được về bản đồ địa chính để xác định ranh giới giải tỏa, do vậy việc xử lý vi phạm chỉ giới bờ sông gần như rất khó khăn. Ngoài ra, vấn đề nan giải nhất là việc đền bù giải tỏa và tái định cư. Các bước thực hiện dự án đang tiến hành nhưng đến khâu giải tỏa thì bị bế tắc. Quỹ nhà tái định cư không đủ đáp ứng, cung nhỏ hơn cầu.
Trên thực tế cho thấy muốn bảo vệ bờ sông một cách hiệu quả, cần phải tiến hành một tổ hợp nhiều biện pháp chống trượt. Do vậy, để khắc phục và phòng chống các hậu quả do trượt lở gây ra, về lâu dài vẫn là một giải pháp đồng bộ, mang tính quốc gia, cần phải luận chứng mức độ hợp lý về kỹ thuật và kinh tế của nó trên cơ sở so sánh nhiều phương án để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN _ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Thực tế cho thấy, đất đai vốn là một tài sản quý báu, nhất là với sự phát triển hiện nay, trở nên đất chật người đông. Nó có ý nghĩa về mặt môi trường cũng như khía cạnh khoa học xã hội. Những năm gần đây thiên tai xảy ra liên tiếp : lũ quét, sạt lở, xói mòngây nên những hậu quả nặng nề cả về mặt kinh tế xã hội và môi trường. Các hoạt động khai thác, phát triển kinh doanh, du lịchmang lại những lợi ích to lớn về kinh tế nhưng những ảnh hưởng của nó ít nhiều cũng tác động đến môi trường của khu vực Bán đảo, nhất là hiện tượng sạt lở.
Mỗi năm, Thành phố Hồ Chí Minh bị cuốn trôi hàng vạn mét vuông đất, hàng trăm mét bờ bao, nhà sập, người chết do các vj sạt lở. Thế nhưng tiếng chuông cảnh tỉnh báo từ nhiều năm nay vẫn chưa có hồi kết, và tai ương vẫn thường trực đe doạ người dân mỗi khi mùa mưa đến.
Riêng khu vực Bán đảo Thanh Đa, tình trạng sạt lở bờ sông Sài Gòn đã diễn ra từ lâu, nhưng những năm gần đây xảy ra nhiều vụ lớn, đặc biệt mùa mưa. Điều đó cho thấy sự khai thác bờ sông và lòng sông đang vượt quá giới hạn cho phép và thiếu hợp lý. Mỗi năm đều có vài vụ sạt lở. Với tình hình thực tế hiện nay, nguy cơ sạt lở bờ sông Sài Gòn , khu vực Bán đảo Thanh Đa - Bình Quới ngày càng diễn ra nghiêm trọng, uy hiếp đến tính mạng và tài sản của người dân sống ven sông khu vực này từng ngày, từng giờ và hiện vẫn đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của Thành Phố Hồ chí Minh. Trong những năm gần đây, hiện tượng lấn chiếm bờ sông và vấn nạn khai thác cát trên sông, gây sự biến động lớn về dòng chảy, nên thực trạng sạt lở bờ sông xảy ra với tốc độ ngày càng tăng và cường độ ngày càng mạnh làm cho nhiều khu dân cư và các công trình, cơ sở hạ tầng dọc theo sông, đặc biệt là khu vực Bán đảo Thanh Đa bị mất ổn định nghiêm trọng.
Việc phòng chống sạt lở chỉ là phần nào vì không thể lấy lại địa hình cảnh quan trước đó, và việc tiến hành các biện pháp phòng chống cần sự nghiên cứu sâu và mất nhiều thời gian, công sức tiền bạc. Trong thời gian đó, khu vực vẫn tiếp tục chịu cảnh sạt lở khi mùa mưa đến.
Kiến nghị:
Để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do sạt lở bờ sông gây ra cần nghiên cứu kỹ, sâu hơn, nắm bắt được quy luật biến đổi của nó để đưa ra những giải pháp chỉnh trị cho phù hợp. Cần thiết phải có những nghiên cứu giải pháp kỹ thuật bảo vệ bờ, bảo vệ khu đô thị, khu dân cư của khu vực nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
Giải pháp chỉnh trị sông, bảo vệ bờ và tìm ra các dạng kết cấu công trình chỉnh trị phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực nhằm chống sạt lở, bảo vệ và ổn định bờ sông, tuyến luồng lạch kết hợp vói chỉnh trang tổng thể đô thị Bán đảo Thanh Đa cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương
Quá trình xói ngầm và sạt lở đất mái bờ sông khu vực Bán đảo Thanh Đa trong điều kiện tự nhiên và dưới tác động của con người diễn biến vô cùng phức tạp. Để nghiên cứu được hoàn chỉnh, cụ thể và tìm ra được phương án chống sạt lở tối ưu nhất chúng ta cần phải có sự đầu tư nghiên cứu mô hình, thu thập tài liệu cơ bản thông qua việc đo đạt liên tục hàng năm để giải quyết vấn đề được triệt để hơn.
Với tình hình hiện nay, để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do sạt lở bờ sông, kênh rạch gây ra, đặc biệt là thiệt hại về tính mạng thì cần thực hiện ngay các biện pháp cấp bách sau:
Thông báo thường xuyên, liên tục các vị trí bờ sông, kênh rạch có nguy cơ sạt lở để nhân dân biết và chủ động phòng tránh.
Bảo vệ bờ hiện có.
Nghiêm cấm việc đắp nền, cơi nới, lấn chiếm và gia tải trên hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch.
Vận động nhân dân tháo dỡ nhà lấn chiếm sông, kênh, rạch; Kiên quyết xử phạt và tổ chức tháo dỡ nếu không chấp hành; Ngăn chặn các hành vi lấn chiếm mới.
Vận động nhân dân ở các vị trí có nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch di dời gia đình và tài sản đến nơi ở mới an toàn trong mùa mưa bão.
Tất nhiên, trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống như xây kè sẽ gặp không ít trở ngại. Thế nhưng việc xây dựng kè bảo vệ bờ để ổn định khu đô thị, bảo vệ cơ sở hạ tằng, tôn tạo cảnh quan môi trường là rất cần thiết và không nên chậm trễ nhưng phải tuân theo một quy hoạch thống nhất để đảm bảo mỹ quan đô thị. Cần tiến hành lập quy hoạch bố trí, sắp xếp lại dân cư, đảm bảo thuận lợi về sinh hoạt, kinh doanh, mua bán để di dời các hộ dân vào nơi an toàn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyet minh.doc
- muc luc.doc