Đồ án Khu Chuyên khoa sâu bệnh viện phụ sản Từ Dũ
5 Kết cấu chịu lực của công trình
Công trình được áp dụng giải pháp kết cấu đổ bê tông toàn khối có khung chịu lực chính, vì các lý do sau:
Bê tông cốt thép có khả năng chịu lực lớn hơn các vật liệu khác.
Có thể chịu tốt các loại tải trọng rung động bao gồm cả tải trọng động đất.
Vừa bền vừa ít tốn tiền bảo dưỡng.
Chịu lửa tốt và có thể tạo hình phong phú, thực hiện lại khá dễ.
Vật liệu sử dụng cho kết cấu công trình gồm:
Bê tông: Toàn bộ kết cấu dùng Mác 300, có các chỉ tiêu cơ lý như sau:
Rn = 130 ( kG/cm2 ).
Rk = 10 ( kG/cm2 ).
Eb = 2,9x105 ( kG/cm2 ).
2 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Khu Chuyên khoa sâu bệnh viện phụ sản Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1
GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
1 Vị trí điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng
TP.HCM là một trong những nơi tập trung đông dân nhất trong cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề về đời sống và xã hội cho nhân dân là một yêu cầu cấp bách đòi hỏi chính quyền phải có những quy hoạch hợp lý. Với hệ thống bệnh viện phụ sản không đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng như hiện nay, nhu cầu về sức khỏe sinh sản của người dân thành phố không được đáp ứng đầy đủ. Sự ra đời của khu Chuyên khoa sâu bệnh viện phụ sản Từ Dũ sẽ góp phần giải quyết được những yêu cầu cấp bách hiện tại và từng bước nâng ca chất lượng cuộc sống trong tương lai.
Khu chuyên khoa sâu được xây mới hoàn toàn và trang bị những máy móc hiện đại. Đồng thời kết hợp với những khu chuyên khoa lân cận tạ nên một hệ thống bệnh viện đa năng từ khâu chẩn đoán, điều trị đến điều dưỡng.
2 Vị trí, quy mô công trình
Công trình nằm tại góc đường Nguyễn Thị Minh Khai và Cống Quỳnh, Quận 1, TP.HCM. Mặt đứng trước công trình hướng về phía đường Cống Quỳnh, mặt đứng sau hướng về phía đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Công trình cao 10 tầng và không có tầng hầm:
Tầng trệt: gồm quầy tiếp nhận bệnh, phòng cấp cứu, phòng khám, phòng xét nghiệm và căn tin.
Tầng 1 và 2: gồm phòng khám, phòng họp, phòng mổ và phòng lưu bệnh.
Tầng 3 đến tầng 9: gồm phòng khám và phòng lưu bệnh.
3 Khí hậu khu vực xây dựng
Nhiệt độ trung bình 290C.
Nhiệt độ cao nhất 380C, thấp nhất 220C.
Độ ẩm trung bình 71%.
Lượng mưa trung bình hằng năm 2000ml, lượng mưa cao nhất 2800ml/năm, thấp nhất 1500ml/năm.
4 Giải pháp kỹ thuật cho công trình
Hệ thống điện nước được bố trí trong các hộp gien xung quanh cột.
Hệ thống cấp thoát nước: nước lấy từ hệ thống cấp nước của thành phố qua xử lý rồi bơm vào hồ nước mái. Nước thải được thu từ các ống nhánh nối tập trung lại ống thoát nước chính, được xử lý cẩn thận trước khi đưa ra ống thoát nước chung của thành phố. Điện được đảm bảo bằng đường dây đặc biệt của thành phố và hệ thống máy phát điện dự phòng.
Hệ thống thông thoáng và chiếu sáng: tất cả các phòng đều được thông thoáng tự nhiên bởi hệ thống cửa kính kết hợp với chiếu sáng nhân tạo.
Giao thông theo phương đứng gồm 2 cầu thang bộ và 3 thang máy, theo phương ngang gồm 2 ban công mặt đứng trước và sau, giữa các phòng lưu bệnh là hành lang, cuối hành lang mỗi tầng là các sảnh chờ.
5 Kết cấu chịu lực của công trình
Công trình được áp dụng giải pháp kết cấu đổ bê tông toàn khối có khung chịu lực chính, vì các lý do sau:
Bê tông cốt thép có khả năng chịu lực lớn hơn các vật liệu khác.
Có thể chịu tốt các loại tải trọng rung động bao gồm cả tải trọng động đất.
Vừa bền vừa ít tốn tiền bảo dưỡng.
Chịu lửa tốt và có thể tạo hình phong phú, thực hiện lại khá dễ.
Vật liệu sử dụng cho kết cấu công trình gồm:
Bê tông: Toàn bộ kết cấu dùng Mác 300, có các chỉ tiêu cơ lý như sau:
Rn = 130 ( kG/cm2 ).
Rk = 10 ( kG/cm2 ).
Eb = 2,9x105 ( kG/cm2 ).
Cốt thép: Toàn bộ thép chịu lực dung cho công trình là thép gân gồm các loại đường kính và cường độ như sau:
Ø ≤ 10 dùng thép AI có: Ra = R’a = 2300 ( kG/cm2 ).
R’ađ = 1800 ( kG/cm2 ).
12 ≤ Ø ≤ 32 dùng thép AII có: Ra = R’a = 2800 ( kG/cm2 ).
Cách thức thi công: Bê tông được đổ toàn khối.
6 Tài liệu tham khảo
TCVN 2737 : Tiêu chuẩn về tải trọng và tác động.
TCVN 5574 : Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép.
Sách Nền Móng _ Châu Ngọc Ẩn (Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh ).
Sách Nền Móng _ Th.s Lê Anh Hoàng.
Sách Kết cấu Bê Tông Cốt Thép _ Phần cấu kiện cơ bản ( Pgs, Ts. Phan Quang Minh (chủ biên); Gs, Ts. Ngô Thế Phong; Gs, Ts. Nguyễn Đình Cống ).
Sách Kết cấu Bê Tông Cốt Thép 2,3 _ Võ Bá Tầm ( Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh).
Sổ tay Thực hành Kết cấu công trình _ PGS, PTS. Vũ Mạnh Hùng.