Đồ án Kỹ năng giao tiếp cho người xin việc khi tham dự phỏng vấn

Đối với sinh viên mới ra trường Nếu bạn mới tốt nghiệp thì bạn sẽ nhận được một loạt câu hỏi liên quan tới sự lựa chọn các trường đã học qua, các khóa học, và các câu hỏi tương tự như vậy. Thêm vào đó, người phỏng vấn có thể hỏi các chủ đề mà bạn yêu thích cũng như không yêu, về thầy cô và hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ. .Bạn cần trả lời các câu hỏi này một cách thẳng thắng, cô đọng và thành thật, đồng thời liên hệ chúng với công ty và công việc tuyển dụng. Các câu hỏi tại sao thường gây ra cảm giác tiêu cực nhiều lúc các câu hỏi này nghe như một lời phê bình đối với những lựa chọn của bạn, kể cả khi chúng được hỏi nhằm người phỏng vấn hiểu bạn và suy nghĩ của bạn. Gặp những câu hỏi này bạn đừng đưa ra lời xin lỗi hay phàn nàn gì cả.

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Kỹ năng giao tiếp cho người xin việc khi tham dự phỏng vấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mệnh lệnh, các bản thuyết trình… 1.1.2.2. Vai trò trao đổi tình cảm Con người sinh ra và lớn lên không thể thiếu được hoạt động giao tiếp. Nó giúp phân biệt loài người với loài vật, giảm bớt phần "con" trong con người, và làm tăng thêm phần "người”,bên cạnh đó hoạt động giao tiếp còn giúp con người mở rộng thêm được kiến thức, phát triển các mối quan hệ xã hội-thứ không thể thiếu được trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.Nếu con người không giao tiếp thì sẽ ngày càng trở nên ù lì, chậm chạp, không tiến bộ.Điều này làm con người càng ngày càng trở về với thời kỳ nguyên thủy hơn. Nhờ có hoạt động giao tiếp mà con người có thể hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhau. Từ đó tạo nên các mối quan hệ trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.Tính cách và tâm lí của mỗi người khác nhau, nên biểu hiện các hành vi,cử chỉ, thái độ của cá nhân cũng khác nhau. Chính vì vậy các hoạt động giao tiếp cũng thể hiện các cung bậc tình cảm phong phú và đa dạng hơn. 1.1.3. Đặc điểm của giao tiếp 1.1.3.1. Tính mục đích Giao tiếp của con người luôn mang tính mục đích. Mục đích ở đây chính là nhằm trao đổi thông tin. Tính mục đích luôn được thể hiện rõ nhất khi đối tượng tham gia giao tiếp đạt được mục đích đó là truyền tải được thông tin,suy nghĩ của mình cho người khác. Khi đó là họ đã giao tiếp thành công. 1.1.3.2. Tính chuẩn mực Trong hoạt động giao tiếp tính chuẩn mực cũng được thể hiện khá rõ nét. Đó chính là thứ bậc, địa vị xã hội hay nói cách khác đó chính là sự điều tiết cách giao tiếp phù hợp với từng đối tượng để từ đó góp phần đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp. 1.1.4. Phương tiện giao tiếp 1.1.4.1. Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. - Ngôn ngữ nói Là ngôn ngữ hướng vào người khác, biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp nhận phân tích bằng cơ quan phân tích thị giác nó tồn tại dưới 2 hình thức: + Độc thoại: là ngôn ngữ nói một chiều, liên tục và ít khi không có sự phụ trợ hay phản hồi trực tiếp. P Ưu điểm: - Người nói được chuẩn bị trước, nội dung và hình thức được thể hiện chính xác. -Không có sự đối thoại-> người nói chủ động, kiểm soát được thời gian và nội dung. P Nhược điểm: - Chỉ giao tiếp một chiều nên khiến người nghe thụ động. + Đối thoại: là ngôn ngữ trao đổi, đối đáp giữa 2 hay nhiều người trở nên 1 cách trực tiếp và gián tiếp. P Ưu điểm: - Quá trình đối thoại phải dựa vào diễn biến cuộc tiếp xúc nên phải chuẩn bị trước nội dung - Có sự đối thoại nên mọi đối tượng giao tiếp chủ động trao đổi thông tin - Giao tiếp hai chiều nên làm cho người nghe chủ động trao đổi thông tin và quá trình giao tiếp mang tính tự nhiên P Nhược điểm: - Đối thoại có sự tiếp nhận thông tin qua lại tuy nhiên đôi khi vẫn tạo nên sự cố như hiểu sai ý của người nói.... - Ngôn ngữ viết Là ngôn ngữ thể hiện các ký hiệu chữ viết và được tiếp nhận và phân tích bằng cơ quan thị giác. P Yêu cầu đối với ngôn ngữ viết: + Chính xác, rõ ràng, ngắn gọn và logic + Tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, ngữ pháp, cấu trúc câu, chính tả. + Những từ ngữ phát triển cao hơn so với những lời nói bóng bẩy, nói so sánh hàm ngôn, hiển ngôn. 1.1.4.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Là tất cả kích thích bên ngoài và tâm lý bên trong của con người, không phải lời nói và chữ viết,bao gồm sự chuyển động của thân thể, các đặc điểm của cơ thể được biểu lộ ra bên ngoài, các đặc điểm về giọng nói và sự sử dụng không gian và thời gian. - Ngôn ngữ thân thể: P Sự biểu cảm +Nét mặt: Biểu lộ thái độ cảm xúc của con người, các công trình nghiên cứu thống nhất rằng nét mặt của con người biểu lộ 6 cảm xúc: Vui mừng, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, ghê tởm. Ngoài ra, nét mặt còn cho ta biết về cá tính của con người. +Nụ cười: Trong giao tiếp, người ta có thể dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm, thái độ của mình. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính. Do đó, trong giao tiếp ta phải biết tinh nhạy quan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp. + Ánh mắt: Nó phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước nguyện của con người. Trong giao tiếp, nó phụ thuộc vào vị trí xã hội của mỗi bên. + Các cử chỉ: Gồm các chuyển động của đầu, bàn tay, cánh tay… vận động của chúng có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp. +Tư thế: Nó liên quan mật thiết với vai trò vị trí xã hội của cá nhân, thông thường một các vô thức nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá nhân đảm nhận. + Diện mạo: Là những đặc điểm tự nhiên ít thay đổi như: Dáng người, màu da và những đặc điểm thay đổi được như tóc, râu, trang điểm trang sức. - Đặc điểm cơ thể: + Ngoại hình là những đặc điểm tự nhiên như tạng người, sắc da, mùi…. +Dựa vào ngoại hình để lựa chọn trang phục phù hợp trong mỗi môi trường giao tiếp P Tư thế: + Sự đi đứng: dáng đi, thế đứng nói lên được phong cách của người giao tiếp +Thế ngồi: thể hiện được đức tính và bản chất của người giao tiếp P Giọng nói: Là nhịp điệu, âm thanh, ngữ điệu được sử dụng khi nói để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ của người nói đồng thời tạo tâm lý thoải mái và hứng thú cho người nghe. 1.1.5. Kỹ năng giao tiếp cơ bản Giao tiếp là điều có tính sống còn đối với bất kì sự quan hệ nào của nhân loại. Và kỹ năng giao tiếp là phương tiện tiên quyết cho sự thành bại trong giao tiếp, nó là chìa khóa để bắt đầu những thành công khác. Quan trọng hơn nữa, nó hoàn toàn có thể được hình thành trong quá trình rèn luyện bản thân. 1.1.5.1. Kỹ năng nghe - Biết lắng nghe. Trong quá trình hoạt động giao tiếp chúng ta cần biết lắng nghe thông tin, ý kiến từ người khác, để có thể nắm bắt và hiểu nội dung mà mình đang nghe, đang tiếp nhận. Đó không chỉ là kỹ năng mà qua đó còn thể hiện thái độ là bạn đang tôn trọng người nói. Điều đó cũng làm cho người nói được thoải mái và tự tin hơn. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng sự lắng nghe thật nhiệt tình . - Tập trung cao độ. Khi giao tiếp thì việc tập trung không được nhiều người chú ý, để tâm. Đa số luôn coi nhẹ yếu tố này, họ luôn nghĩ rằng nó không cần thiết.Nhưng để có được kỹ năng này thì điều cần ở người nói cũng như người nghe tập cho bản thân thói quen 1.1.5.2. Kỹ năng nói - Nói ra suy nghĩ Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra. Trước khi nói ra suy nghĩ của mình bạn cần phải có sự chuẩn bị trước hoặc cân nhắc trước khi phát ngôn. Rằng nội dung mình nói có trọng tâm và then chốt không? Có phù hợp với môi trường hiện tại không? Để kỹ năng này được hiệu quả yêu cầu đối với người nói cần thể hiện nội dung rõ ràng, rành mạch, tránh gây sự hiểu lầm từ người nghe là bạn đang áp đặt suy nghĩ cho mọi người. - Quan sát Giao tiếp là một quá trình hoạt động hai chiều liên quan đến việc gửi đi và nhận về những dấu hiệu. Những người được giao trách nhiệm truyền đạt thông tin phải học cách tiếp nhận những dấu hiệu nhờ đó họ có thể là người tiên phong thực hiện việc giao tiếp chứ không phải chỉ là người phản ứng trở lại những gì họ được nhận. Trong khi giao tiếp, hãy đi vào thế giới của người đối thoại. Hãy đọc ngôn ngữ của cơ thể, âm thanh của giọng nói, những lời nói và cả những sự im lặng. - Hỏi những câu hỏi mở Hãy nhớ rằng, mục đích của bạn là nhận đủ thông tin để bạn có thể làm việc với người khác nhằm giải quyết các vấn đề và tăng cường năng suất làm việc. Một câu hỏi Có/ Không (hay một câu hỏi đóng) sẽ chỉ đem lại cho bạn một câu trả lời Có hay Không mà thôi. Một câu hỏi được bắt đầu với từ „Tại sao” có thể đặt người khác vào thế phòng thủ. Hãy nghĩ về phản ứng của bạn sẽ như thế nào khi được hỏi câu hỏi như “tại sao bạn lại đến muộn?”, “tại sao bạn lại hành động như vậy?”... - Tránh xen vào những vấn đề của người khác Khá thường xuyên những ý định tốt khiến chúng ta đưa ra cách giải quyết cho những vấn đề của người khác trong khi họ thực sự không muốn nhận lời khuyên, nhưng thay vào đó đơn giản là họ muốn được lắng nghe. Một khi người ta cảm thấy được lắng nghe một cách thực sự, họ sẽ trao cho bạn nhiều thông tin hơn, đó là những gì mà bạn muốn bởi vì nó đem lại cho bạn quyền điều khiển. - Nối kết những câu nói của bạn với ngôn ngữ của cơ thể Nếu bạn là một người chân thật, ngôn ngữ của cơ thể bạn sẽ khẳng định điều đó. Nếu bạn cảm thấy giận dữ và phủ nhận nó, âm thanh giọng nói của bạn có thể đưa bạn đi xa. Là một người chân thật, sau đó thực hiện một cuộc kiểm tra cơ thể để chắc chắn rằng những lời nói của bạn phù hợp với những cử chỉ phi lời nói của bạn. Vì vậy việc nối kết những câu nói của bạn với ngôn ngữ cơ thể là điều rất cần thiết và hữu dụng trong quá trình giao tiếp. 1.1.5.3. Kỹ năng đọc - Đọc nhanh Đọc nhanh (đọc lướt): mục đích của việc đọc lướt nhằm tìm hiểu thông tin một cách khái quát.Việc đọc lướt này chỉ mất khoảng từ 15 – 30 phút, nhưng sẽ giúp cho người đọc hiểu được tổng thể nội dung. Tiến hành các bước trong quá trình đọc lướt có nhiều ý nghĩa, tạo dấu ấn, tăng thêm độ tin tưởng ban đầu, gây sự hưng phấn cho việc tìm hiểu sâu hơn. - Đọc kỹ Sau khi đọc lướt để nắm sơ bộ, khái quát nội dung của thông tin cần tìm hiểu. người đọc có thể đọc một lần, hoặc đọc nhiều lần, đọc nhanh hay đọc chậm, tất cả đều phụ thuộc vào mục đích và khả năng của mỗi cá nhân.Nếu chỉ mục đích lấy tư liệu trích dẫn thì có thể đọc một lần, nếu với mục đích đọc nghiên cứu, học tập thì phải đọc nhiều lần. Đối với từng loại thông tin thì cần có những kỹ năng đọc khác nhau.Tuy nhiên, khi đọc các lần sau không phải đọc như lần đầu đọc kỹ mà các lần sau chỉ đi sâu vào các luận điểm cơ bản hoặc đi sâu vào những chỗ mà lần đầu chưa hiểu. Việc đọc đi đọc lại nhiều lần đối một tài liệu rất cần thiết với những cá nhân đang đi sâu nghiên cứu vào một vấn đề nào đó, nó giúp cho người đọc thông hiểu sâu sắc và ghi nhớ lâu hơn. 1.1.5.4. Kỹ năng viết - Sử dụng các đại từ quan hệ thật sự rõ ràng Khi viết cần nhớ chú ý đến các đại từ sử dụng vì nó sẽ cho người đọc biết ai hoặc cái gì đang được bạn đề cập đến? Nếu không thích trình bày theo cách nối câu bằng các đại từ quan hệ thì bạn có thể viết lại một câu mới để diễn đạt rõ ràng hơn. - Ngắn gọn và chính xác Kỹ năng viết không hề đơn giản, đó là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Bạn sẽ nhận được những gì bạn nói, do vậy bạn cần phải viết một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác. Để có được một bài viết thành công dù đó là một bức thư, một công văn, một báo cáo hay bất cứ thứ gì khác cũng cần phải có một công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, sau đó là sự thống nhất và tầm quan trọng, kế đến là bố cục và cách làm nổi bật, sự mạch lạc và cuối cùng là độ dài vừa phải 1.2. Kỹ năng phỏng vấn.  Tìm việc làm là một quá trình xây dựng. Đó là một bài toán đố. Đó là việc gieo hạt trồng cây. Đó là một trò chơi với những con số.  Đó có thể là tất cả những đặc tính trên hoặc nhiều hơn thế nữa, nhưng cho dù bạn coi đó là gì thì đó vẫn là một quá trình cần có những buổi phỏng vấn vì nếu không có chúng bạn sẽ không nhận được việc làm. Kể cả trong trường hợp khả năng thắng cuộc của bạn là dễ dàng do có “tay trong” thì bạn vẫn cần trải qua vòng phỏng vấn trong xin việc. Vài năm trước đây tại một ngân hàng lớn diễn ra cuộc cắt giảm nhân công. Một công chức quản lý bậc trung đã được đề nghị nghỉ hưu sớm mặc dù ông ta đã có thời gian phục vụ 20 năm. Ngân hàng đó đãi ngộ tử tế với người này bằng cách tính thêm thâm niên công tác để ông ta có chế độ hưu trí tốt hơn đồng thời có thể nhận được những trợ cấp y tế khi về hưu. Ngân hàng cũng giúp ông ta tìm một công việc mới. Sau khi ông rời ngân hàng này, ông nhận được việc làm tại một ngân hàng khác quy mô nhỏ hơn với mức lương thấp hơn. Ông vẫn giữ liên lạc với người chủ củ của mình, người ông từng có quan hệ rất tốt. Tám năm sau, người chủ cũ của ông đề nghị hai người cùng dung bữa trưa. Trong bữa trưa, người chủ cũ ấy đã đề nghị làm một việc tương tự như trước đây. Điểm mấu chốt ở đây là mặc dù người chủ cũ đã rất hiểu ông nhưng cuộc gặp gỡ để thảo luận vẫn rất cần thiết. Nếu buổi thảo luận đó không đạt kết quả tốt, người đàn ông kia cũng sẽ không nhận được việc làm. Như vậy để có được việc làm, bạn luôn luôn cần một cuộc phỏng vấn. 1.2.1. Phỏng vấn là gì? 1.2.1.1. Khái niệm về phỏng vấn.        Phỏng vấn là một kỹ năng  cho cả hai phía ngồi bên bàn phỏng vấn, phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận trực tiếp thông tin từ một  đối tượng.        Một buổi phỏng vấn tuyển dụng là một nổ lực của công ty tuyển dụng nhằm đánh giá ba tiêu chuẩn quan trọng sau của người xin việc.          Bạn khó có thể kiểm soát được những định kiến và kinh nghiệm của nhà tuyển dụng, nhưng chắc chắn bạn có thể trở thành một người được phỏng vấn có kinh nghiệm, hoạt bát, tự tin và thể hiện được năng lực của mình. Bạn sẽ đạt đựợc điều này nếu nhận thức rằng cả hai phía, bạn và nhà tuyển dụng, đều có trách nhiệm tạo dựng một cuộc trao đổi thoải mái và hiệu quả.        Tỷ  lệ thất bại của những người mới được tuyển dụng thường rất cao, khoảng 40% những ngừơi mới nhận nhiệm vụ quản lý đã thất bại ngay trong vòng 18 tháng đầu tiên. Tại sao lại như vậy? Hãy chứ ý vào những lý do quan trọng mà nhà tuyển dụng đưa ra dưới đây: +  Những trục trặc giữa các cá nhân. Họ không thể  tạo dựng được các mối quan hệ trong công viêc với đồng nghiệp hoặc tập thể. +  Họ không hiểu được những gì người khác kỳ vọng ở mình +  Thiếu nhạy cảm về những vấn đề nội bộ  trong công ty +  Khong hoàn thành được những ưu tiên hay mục tiêu chính của công việc +  Chậm thích ứng với công việc mới +  Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư Bạn có  thể tránh những vấn đề trên như thế  nào? + Giải quyết tận gốc vấn đề hiện có, chứ không phải chỉ chú ý vào những dấu hiệu của vấn đề với hy vọng nó sẽ không xảy ra. + Thoát khỏi cái “ vỏ ốc” của mình và nghĩ đến những điều xung quanh. Hãy ra khỏi khu vực an toàn và thoải mái của mình  để làm việc gì đó khác lạ. + Hãy là một người linh hoạt và thích ứng với nhiều loại người, nhiều cách tổ chức và nhiều cách làm việc. + Hãy giữ bình tĩnh. Đừng để hoàn cảnh chế ngự bạn. + Khi phải đưa ra một quyết định quan trọng, hãy nghiên cứu rồi đưa ra quyết định.        Những nhà tuyển dụng và chuyên gia tiến hành phỏng vấn  đều ý thức được những tiêu chí trên. Họ  biết công ty của mình đang gặp phải khó khăn gì và rất mong muốn tìm kiếm được nguồn nhân lực thích hợp. Đây chính là những yếu tố sẽ tác động đến nội dung câu hỏi trong buổi phỏng vấn. 1.2.1.2. Các loại hình phỏng vấn.        Phỏng vấn sơ bộ có thể chỉ đơn giản là một người nào đó sẽ hỏi xem bạn có X năm kinh nghiệm sử dụng một máy móc hay công nghệ nào đó hay không, hay hỏi bạn có bằng tốt nghiệp đại học hay không. Phỏng vấn sơ bộ có thể nhằm xác định ứng viên đó được vào danh sách hoặc loại khỏi danh sách nhóm ứng viên vòng 1. Những buổi phỏng vấn này có thể được thực hiện qua điện thoại bởi người tiếp nhận bản sơ yếu lí lịch. Tất nhiên hình thức phỏng vấn này không nên để cho một nhân viên lễ tân hay thư ký cấp dưới chưa được huấn luyện tiến hành, tuy nhiên trên thực tế, trường hợp này thường xảy ra. Nó có thể được thực hiện bởi những thành viên trong công ty chịu trách nhiệm thu hút người nộp đơn xin việc, và thậm chí bới giám đóc nhân sự hoặc chính người phụ trách tuyển dụng. Hình thức phỏng vấn cơ bản này nhằm xác định xem các yêu cầu cần thiết có được đáp ứng hay không, chủ yếu tập trung vào kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và trình độ học vấn. Những cuộc phỏng vấn có tính kiểm tra thường được nhà tuyển dụng thực hiện ở trường đại học hoặc hội chợ việc làm. Đôi khi, quá trình kiểm tra này sẽ loại bỏ nhu cầu cần tổ chức một cuộc phỏng vấn, việc công ty tuyển dụng xem qua bản sơ yếu lý lịch có thể sẽ đưa bạn vào hoặc loại bạn ra khỏi danh sách.        Phỏng vấn kĩ lưỡng được tiến hành khi nhà tuyển dụng đã xác định được ứng viên “ lý tưởng” và phỏng vấn người đó chỉ để đưa ra quyết định cuối cùng, hoặc để đáp ứng yếu cầu của Ủy ban cơ hội việc làm bình đẳng. Cơ may tuyển dụng vẫn còn dù cuộc phỏng vấn diễn ra ngắn ngủi và người ta nói với bạn luc ra về “ anh không cần liên hệ lại, có gì chúng tôi sẽ gọi”. Quá trình này tuy làm mất thời gian của bạn nhưng cũng là cơ hội giúp bạn biết về công ty tuyển dụng và mài giũa khẳ năng phỏng vấn của mình.        Buổi phỏng vấn xã giao diễn ra khi đồng nghiệp của một người bạn khác giới thiệu bạn. Ông chủ hiện tại là một người hàng xóm. Họ hàng của bạn là thành viên cùng câu lạc bộ với trường phòng PR của công ty tuyển dụng. Dù bạn có đến phỏng vấn chẳng nữa thì có thể có hoặc không có vị trí làm việc phù hợp đang cần người. Tuy vậy, bạn có ưu thế đặc biệt, đó là hầu hết vị trí tuyển dụng đều dựa trên sự giới thiệu. Ngay cả khi hiện tại bạn chưa có cơ hội nhân việc làm thì đó cũng là cơ hội vàng để gây ấn tượng tốt, tạo dựng kênh liên lạc hữu ích và thực hiện một cuộc phỏng vấn tuyệt vời. 1.2.2. Vai trò của phỏng vấn.        Khi mọi thứ đều diễn ra và mọi người đều gặp nhau trên mạng internet, bạn cảm thấy giao tiếp trực diện bên ngoài thật đáng sợ và ít quan trọng như trước đây. Bạn có thể nhận giấy tờ của dịch vị bảo hiểm, mua sản phẩm của hang mỹ phẩm Avon hay mua thuốc chăm sóc sức khỏe mà chẳng rời khỏi máy tính của mình. Các công việc bán thời gian, công việc tự do, làm việc tại nhà, hợp đồng và những vị trí làm cả ngày của bất cứ ngành nghề nào đều được quảng cáo trên internet.Các bản sơ yếu lí lịch sẽ được quét vào hệ thống dữ liệu, những băng hình ghi lại buổi phỏng vấn được chiếu cho những ông chủ tương lai và vô vàng đơn xin việc xuất hiện ở thị trường việc làm. Cho dù có tất cả những công nghệ hiện đại như vậy, buổi phỏng vấn luôn là một công cụ quan trọng. Cuộc gặp gỡ trực tiếp, đối cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn, vấn là một phương pháp để lựa chọn và tuyển dụng. Những bài báo gần đây đăng tin rằng ngay cả các công ty hoạt đông trên mạng internet cũng đang tổ chức các hội chợ việc làm. Mặc dù các cuộc phỏng vấn vẫn tồn tại, cái có thể thay đổi chính là khẳ năng của người phỏng vấn và người được phỏng vấn tìm ra được một ứng viên phù hợp với công việc. Tuy vậy do ngày càng nhiều hoạt động kinh doanh được thực hiện trên mạng internet, kỹ năng giao tiếp các nhân có thể bị suy giảm.        Dù  thế đi nữa, bạn vẫn muốn gặp người sẽ sửa xe cho bạn, muốn biết quá trình làm việc trước đây của bác sĩ nha khoa mới của mình, muốn tìm hiểu về  những đồng nghiệp sẽ làm việc cùng. Vì thế  giao tiếp bằng lời hay bằng cử chỉ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Tất cả các thông tin bạn có được trong quá trình tìm kiếm, cả trên mạng ảo hay ngoài đời sống thật đều quan trọng, những buổi phỏng vấn vẫn sẽ là yếu tố quyết định. Buổi phỏng vấn là cơ hội cho cả 2 bên xem xét và đánh giá những yếu liên quan đến công ty tuyển dụng, đến công việc, và bản thân ứng viên.        Tất cả những vấn đề sẽ được đánh giá  trong một buổi phỏng vấn điển hình kéo dài từ  30 – 45 phút cũng trong thời gian này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được sự trung thực, khả năng hòa nhập, lòng nhiệt huyết, sự quyết đoán, nhân cách, đạo đức và tiềm năng của ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể bổ sung đánh giá của mình bằng cách xem qua bản sơ yếu lý lịch của ứng viên giấy giới thiệu, mẫu sản phẩm công việc hay bộ hồ sơ xin việc. 1.2.3. Quy trình một buổi phỏng vấn.  1.2.3.1. Màn chào hỏi     Có thể coi như đây là phần khởi động. Trong những phút đầu tiên, nhà tuyển dụng có vẻ như không có “ý đồ” gì, nhưng thực ra họ đang ngầm quan sát bạn đấy. Cách chào hỏi, cái bắt tay chuyên nghiệp, cách ăn mặc, thậm chí cả hương thơm của bạn, sẽ tạo ra ấn tượng ban đầu.        Nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi liên quan đến sở thích của bạn, về thời tiết ngày hôm đó thế nào, bạn đi bằng phương tiện gì, bạn nghĩ gì về quang cảnh của buổi phỏng vấn hôm nay,… Một số người luôn vào đề bằng câu hỏi: “Có thể nói cho tôi biết thêm về bản thân bạn không?”. Những câu hỏi tưởng như vô thưởng vô phạt đấy, những cử chỉ, hành vi không lời của bạn thực chất lại rất có ý nghĩa đối với sự thành bại của buổi nói chuyện. Đây là lúc để bạn thể hiện trí thông minh, tài giao tiếp, khả năng phân tích câu hỏi của bạn đấy. 1.2.3.2. Trao đổi thông tin.     Đây mới là lúc “vào trận” thật sự. Nhà tuyển dụng sẽ tận dụng triệt để thời gian để khai thác bạn. Họ sẽ lật bạn qua lại như đang lật một chú cá trên chảo lửa. Vì vậy, bạn cần hết sức bản lĩnh, cứng rắn, sẵn sàng với mọi thử thách. Để vượt qua được phần 2 này, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thường thì các câu hỏi đều quen thuộc, bạn có thể học trong các cuốn sách hướng dẫn xin việc làm. Đây cũng là lúc bạn thể hiện khả năng, chuyên môn, năng lực của mình. Đừng bỏ lỡ cơ hội “khoe” tài năng trước nhà tuyển dụng nhé. 1.2.3.3. Tổng kết   Sau khi đã thỏa mãn mọi điều muốn biết, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn: “Bạn có câu hỏi nào không?”. Nhớ là hãy chủ động đặt câu hỏi, càng liên quan đến chuyên môn và công ty càng tốt, điều đó chứng tỏ bạn quan tâm thật sự tới công việc này. Nếu bạn im lặng, rụt rè lắc đầu hoặc e lệ: “Dạ không ạ”, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn thiếu tự tin và không chủ động trong công việc.    Đây cũng có thể là cơ hội bàn về chuyện lương bổng. Tốt hơn hết là đợi nhà tuyển dụng tự mở lời. Nếu bạn muốn là người chủ động thì cũng nên học cách nói thật tế nhị, lịch sự, đừng tỏ ra là người quá đam mê tiền bạc.  Bạn cũng nên lợi dụng thời gian ở phần ba này để nói lời cảm ơn với người phỏng vấn bạn. Đừng để đến lúc ra đến cửa rồi mới vội vàng quay lại: “À quên, tôi rất muốn nói lời cảm ơn…” - thật bất lịch sự! PHẦN II: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG PHỎNG VẤN XIN VIỆC NGÀY NAY 2.1. Thực tế Hiện nay, hầu hết sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm(cụ thể ở đây là kỹ năng phỏng vấn) bên cạnh kỹ năng chuyên môn.Thực tế trong hoạt động phỏng vấn của sinh viên mới ra trường hiện nay là còn bỡ ngỡ, thụ động trong quá trình trao đổi thông tin với người phỏng vấn. Đối với họ, phỏng vấn như một cái gì đó thật xa xỉ và mới lạ, thậm chí là đáng sợ. Không ít bạn sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng khá, giỏi, đạt yêu cầu về hồ sơ, thậm chí rất tốt nhưng lại bị loại ngay từ đầu, đơn giản vì sinh viên đó thiếu những kỹ năng cơ bản trong quá trình trả lời phỏng vấn và mắc những sai lầm đáng tiếc để rồi lại không thể hiện được năng lực của mình. Đối mặt với người phỏng vấn họ luôn mang nặng tư tưởng “sống còn”, “được và mất”. Vì vậy, một thực tế hiện nay là sinh viên ra trường không tìm được việc làm không phải là vì thiếu kiến thức mà vấn đề chính ở đây đó là do thiếu kỹ năng phỏng vấn, nói cách khác kỹ năng phỏng vấn trong xin việc của họ còn kém và hạn chế. Qua tổng kết Chương trình Việc làm (CTVL) của Báo Người Lao Động sau một năm hoạt động, trong phần nhận xét ứng viên, một điều gây nhiều bất ngờ nhất đó là có đến 50% ứng viên bị nhà tuyển dụng (NTD) đánh rớt chỉ vì một lý do duy nhất đó là thiếu kỹ năng phỏng vấn.Cũng một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 100 sinh viên tốt nghiệp ra trường chỉ có khoảng 10 người tìm được công việc đúng chuyên môn. Số còn lại làm những công việc khác để lo cho cuộc sống và chờ cơ hội. Vậy “bài toán” đặt ra cho chúng ta là vì sao họ lại không tìm được việc? Lời giải ở đây chính là vì sinh viên đã không trang bị cho bản thân những kỹ năng mềm cơ bản, cụ thể ở đây là kỹ năng phỏng vấn trong xin việc ,vì vậy họ đã bị “ rớt” ngay từ vòng đầu của phỏng vấn. Thậm chí nhiều bạn trước ngày đi phỏng vấn vẫn còn lóng ngóng, không biết ngoài kiến thức được học trong nhà trường họ cần phải làm gì để công tác phỏng vấn được trôi chảy và mình được “lọt” vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng. 2.2. Nguyên nhân 2.2.1. Yếu về giao tiếp lẫn chuyên môn Thực tế hiện nay, vấn đề giao tiếp yếu không chỉ có ở người mới ra trường mà ngay cả những người đã có kinh nghiệm cũng gặp phải. Sự yếu kém trong giao tiếp họ thể hiện ở chỗ ứng xử chưa chủ động, linh hoạt thậm chí là vụng về đối với các tình huống do nhà tuyển dụng đưa ra. Nhiều khi phần trả lời của ứng viên không có sức thuyết phục, nguyên nhân do không nắm bắt được ý đồ của người đang giao tiếp. Mặt khác, một điểm tưởng chừng như bình thường đó là việc sử dụng không thành thạo vốn tiếng Việt đây cũng là một yếu tố mà ứng viên rất dễ mắc phải mặc dù họ rất giỏi tiếng Anh.Nhưng một phần không nhỏ ảnh hưởng đó là do năng khiếu của mỗi người hoặc do thiếu tự tin và nhút nhát. Để khắc phục nguyên nhân này có thể rèn luyện bằng cách tham gia các khóa bồi dưỡng về giao tiếp ứng xử, các hoạt động tập thể ở nhà trường, các câu lạc bộ, đội nhóm… 2.2.2. Áp lực tâm lý Tâm lý sẽ: + Định hướng cho con mọi hoạt động, nhận thức của con người. + Thúc đẩy hành vi, cách ứng xử của con người trong mọi điều kiện, mọi hoàng cảnh. Đây là một trong những yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến sự thành công của buổi phỏng vấn. 2.2.2.1. Tâm lý tự ti Có những sinh viên học rất suôn sẻ trong suốt 4 năm đại học, có thực lực và ưu thế nhất định. Tuy nhiên, khi đối mặt với những cạnh tranh khi tìm việc, họ lại cảm thấy năng lực của mình chưa đủ, không bằng người khác. Tâm lý tự ti khiến con người mất đi sự dũng cảm, thiếu đi sự tự tin để làm việc, khi đi phỏng vấn xin việc, tâm trạng luôn lo lắng bất an, không có khả năng chịu đựng áp lực. Trong thời đại ngày nay, tâm lý tự ti là kẻ thù của sự thành công. 2.2.2.2. Tâm lý tự tin một cách mù quáng Có những sinh viên khi ra trường lại vô cùng tự tin về mình, cho rằng mình hội tụ đầy đủ các ưu thế như thành tích học tập tốt, điều kiện tư cách tốt, học trường có danh tiếng, chuyên ngành tốt, vì thế mà tự tin một cách mù quáng, từ đó gặp nhiều khó khăn khi vấp phải những bất cập và yếu điểm của bản thân mình.  2.2.2.3. Tâm lý tính toán được gì mất gì Chọn lựa việc làm là nắm bắt cơ hội của mình. Nếu đánh mất cơ hội bạn sẽ không thể thành công. Phân vân, tính toán được gì mất gì, đứng núi này trông núi nọ dẫn đến việc rất nhiều sinh viên tốt nghiệp rơi vào tình trạng gặp nhiều sai lầm khi lực chọn nghề nghiệp cho mình. 2.2.2.4. Tâm lý nóng vội muốn đạt được thành công Có nhiều sinh viên khi chọn nghề quá coi trọng địa vị và những lợi ích thực tế có được, muốn làm việc ở các thành phố lớn và phát triển, làm việc ở những công ty to, trả lương cao, có chế độ đãi ngộ tốt, thậm chí vì lợi ích trước mắt mà bỏ cả chuyên ngành mình đã học. Tâm lý này sẽ khiến cho họ có được sự hài lòng với công việc trước mắt nhưng về lâu dài lại không phải là một lựa chọn sáng suốt.Khi tìm một công việc để làm, bạn cần phải có tâm lý thật tốt. Tâm lý tự ti hay tự tin một cách mù quáng, tính toán được mất, mong muốn thành công trong chớp mắt đều có ảnh hưởng không tốt cho bạn. Bạn nên biết rằng, chúng ta phải bỏ ra công sức thì mới có thể được hưởng thành quả. Đối với nghề nghiệp của mình, bạn không thể có cái nhìn ngắn hẹp mà cần từ một góc độ lâu dài để nhận định công việc có phù hợp với mình hay không. 2.2.3. Văn hóa trong giao tiếp Đây là yếu tố thứ 2 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giao tiếp trong phỏng vấn. Mỗi dân tộc có một nét văn hóa khác nhau và người Châu Á của chúng ta cũng vậy. - Người Châu Á: + Thường đi cuối đầu chào hoặc mỉm cười và nói tiếng chào ai đó. + Thường có xu hướng giấu cảm xúc nên hầu như không nói thẳng mà thể hiện cử chỉ, động tác nếu không có sự hài lòng. + Có khoảng cách đứng gần hơn người Châu Âu. + Thường có sự cởi giày,dép trước khi vào nhà vì quan niệm giày dép là một vật dơ bẩn. Vậy để có một buổi phỏng vấn thành công thì chúng ta cần thể hiện mình là người có văn hóa , không phô trương cầu kì, người nơi nào thì thể hiện đúng văn háo dân tộc ở nơi đó .Không để vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến buổi phỏng vấn. 2.3. Đánh giá Thật vậy, kỹ năng phỏng vấn trong xin vệc hiện nay đang được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người nói chung và đối tượng sinh viên nói riêng. Bên cạnh kiến thức chuyên môn giỏi còn đòi hỏi các ứng viên phải có một kỹ năng phỏng vấn tốt thì cơ hội thành công càng lớn. Để nâng cao kỹ năng phỏng vấn trong xin việc thì yếu tố đầu tiên là yêu cầu mỗi người phải luôn trau dồi kiến thức cũng như không ngừng học hỏi những kinh nghiệm, tham gia chương trình từ những hoạt động đoàn thể, tổ chức xã hội, các lớp kỹ năng mềm. Để có được việc làm như ý, lao động trẻ còn phải học hỏi và bổ sung thật nhiều những kiến thức, kỹ năng và các tố chất cần thiết khác như học thêm vi tính, tiếp cận với công nghệ thông tin trong thời đại công nghệ phát triển, học thêm ngoại ngữ hướng tới mục đích có thể thực hành giao tiếp tốt, phát âm chuẩn, dùng ngoại ngữ để thuyết trình được các vấn đề chuyên môn. Chỉ có như vậy mới mong kiếm được một công việc ổn định và phù hợp với chuyên nghành mình được đào tạo trong nhà trường. PHẦN III: NÂNG CAO KỸ NĂNG PHỎNG VẤN TRONG XIN VIỆC 3.1 Những điều nên và không nên trong phỏng vấn. 3.1.1. Những điều nên trong phỏng vấn * Đúng giờ    Giống như tất cả mọi ngày, nhà tuyển dụng luôn luôn bận rộn với quá nhiều công việc. Hãy cho họ biết rằng bạn tôn trọng thời gian của họ và thời gian đó thực sự rất quý giá với bạn. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ rất thiện cảm với một ứng viên đúng hẹn với một chiếc đồng hồ trên tay và sẵn sàng tạo cho bạn một cơ hội để trình bày về bản thân - những điều mà CV không thể nói hết về con người bạn.    Đến muốn cho phép nhà tuyển dụng kết luận bạn là người tự cho mình là trung tâm, chỉ nghĩ cho mình mà không nghĩ cho người khác, vô kỷ luật, bất lịch sự. Đừng lấy bất kỳ lý do gì để bào chữa cho hành vi đến muộn của mình, tắc đường, gặp việc đột xuất, hỏng xe...tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn. * Trang phục    Hầu như tất cả mọi người đều rất quan tâm đến việc mình phải ăn mặc đẹp trong cuộc phỏng vấn. Nhưng khái niệm đẹp có lẽ còn nhiều điều phải bàn. Không phải cứ ăn mặc cầu kỳ, thời trang hợp mốt mới là đẹp. Ăn vận đẹp nơi công sở nói chung và trong phỏng vấn nói riêng đồng nghĩa với lịch sự và hợp bối cảnh. Bạn có thể mặc quần jeans và áo phông rất đẹp và năng động, nhưng trong một cơ quan làm nghiên cứu, hay hành chính sự nghiệp nhà nước chắc chắn là không hợp. Bạn sẽ rất đẹp và gợi cảm trong chiếc áo khoét nách và không cổ khi đi dạo, đi mua sắm, đi biển nhưng sẽ là không hợp bối cảnh khi bạn mặc nó đến công sở. Một sự bất cẩn trong cách ăn mặc cũng có thể khiến nhà tuyển dụng quy kết bạn là người tuỳ tiện thiếu tế nhị và thiếu tôn trọng người khác. - Đối với nữ: +  Mặc quần tây hay váy, áo vét, không mặc đầm. +  Mang giày có quai gót. +  Vớ phải hài hòa gần với màu da (và không quá nổi). +  Không mang theo ví, thay vào đó là cặp hồ sơ. +  Nếu bạn muốn trau chuốt móng tay, hãy dùng màu trang nhã. + Trang điểm đơn giản và tự nhiên (không nên quá gây chú ý).      + Không đeo nhiều nhẫn trên mỗi bàn tay.          + Chỉ đeo một bộ bông tai. - Đối với nam: +  Cà vạt được làm bằng lụa với phong cách cổ điển. +  Giày màu tối (tốt nhất là giày màu đen có dây buộc). +  Vớ màu tối (tốt nhất là màu đen). +  Tóc ngắn, gọn gàng +  Ria mép phải được cạo sạch sẽ. +  Không để râu (trừ khi bạn muốn đi xin việc với bộ dạng của một người thợ gỗ). +  Không đeo nhẫn nào khác ngoài nhẫn cưới hay nhẫn cặp. +  Không đeo bông tai (nếu thường ngày bạn chỉ đeo 1 chiếc thì hãy tháo chúng ra). * Bắt tay    Bắt tay là một hành động quen thuộc trong giao tiếp, rất có thể bạn sẽ gặp trong cuộc phỏng vấn. Bạn làm thế nào để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ phút giao tiếp đầu tiên, hay bạn để lại ấn tượng gì với họ trong phút cuối cùng khi ra về. Một cái bắt tay chắc chắn (nhưng không nắm quá mạnh), không quá lâu với thái độ trân trọng sẽ ngay lập tức tạo ra cảm giác thân thiện và thoải mái với cả hai. Ngược lại những cái bắt tay quá hời hợt nhanh chóng sẽ khiến làm cho đối phương nghĩ rằng bạn chẳng mặn mà gì với mối quan hệ này. Rất có thể họ sẽ đánh giá bạn là người hời hợt, thiếu tế nhị.    Khi được đề nghị bắt tay bạn nên đón nhận bằng cả hai tay để thế hiện sự tôn trọng họ, nắm tay họ một chắc chắn không hời hợt nhưng cũng không quá mạnh, không nên giữ tay họ trong một thời gian quá lâu, nhưng cũng không nên buông nhanh chóng. Hãy thể hiện rằng bạn tôn trọng và trân trọng mối quan hệ mà hai người đã gây dựng được. * Ghi chép Đầu tiên để làm điều này bạn cần phải xin sự đồng ý của nhà tuyển dụng nếu muốn ghi chép trước khi lấy giấy bút ra. Đó là quy tắc khi muốn ghi chép trong phỏng vấn, kể cả phỏng vấn xin việc. Lắng nghe nhà tuyển dụng trao đổi một cách tập trung và chăm chú thôi chưa đủ, ghi chép lại trong cuốn sổ tay nhỏ của bạn sẽ khiến họ đánh giá rất cao phong cách làm việc của bạn. Hãy ghi chép lại những thông tin mà nhà tuyển dụng cung cấp về cơ quan của họ, những nội dung của công việc mà bạn đang ứng tuyển, các lịch hẹn tiếp theo của nhà tuyển dụng...Họ sẽ nhìn thấy bạn là người làm việc có khoa học, cẩn thận và lên kế hoạch rõ ràng. * Thể  hiện những hình ảnh tích cực của bản thân    Trong suốt quá phỏng vấn có vô số những cơ hội bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy những ưu điểm của bạn. Hãy cho họ thấy hình ảnh tự tin của bạn khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn cũng như khi giao tiếp.   Ngôn ngữ và cách thể hiện ngôn ngữ rất quan trọng trong trường hợp này. Nếu như giọng bạn khá trầm và nhỏ, nếu như bạn nói quá nhanh, nếu như bạn nói hay bị vấp, hãy cố gắng nói thật rõ ràng, nhấn mạnh vào những điểm bạn cần nhấn mạnh. Nhà tuyển dụng sẽ không hỏi lại bạn hay nhắc lại câu hỏi của chính họ nếu như họ nghe rõ những điều bạn nói.    Hãy nhìn vào mắt người phỏng vấn trong khi giao tiếp, đó là cách chuyển tải thái độ của bạn nhanh nhất đến nhà tuyển dụng.    Hãy sử dụng tên của nhà tuyển dụng trong quá trình giao tiếp nhưng nên có chừng mực. Nó chứng tỏ bạn đang quan tâm và lắng nghe. Nó cũng giúp bạn thiết lập mối quan hệ đầu tiên với nhà tuyển dụng, một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công cho một cuộc phỏng vấn. *  Cảm ơn họ "hai lần"    Vào cuối cuộc phỏng vấn, bạn thường cảm ơn người phỏng vấn, tuy nhiên hãy cố gắng nhấn mạnh lời cảm ơn tới họ vì hai điều: thứ nhất họ đã dành thời gian cho bạn, và thứ hai họ đã tạo cho bạn một cơ hội để tiếp cận với vị trí tuyển dụng. Giống như việc bạn đến đúng giờ, lời cảm ơn thể hiện thái độ trân trọng và đánh giá cao giá trị thời gian mà nhà phỏng vấn dành cho bạn.    Cuộc phỏng vấn của bạn cho tới khi ra về vẫn chưa kết thúc khi sau đó bạn viết một lá thứ cảm ơn đến họ và trình bày những mong muốn của mình với công việc đó. Chú ý là thư cần thật ngắn gọn, súc tích. E - mail ngày nay rất thông dụng, nhưng nếu bạn gửi một bức thư qua đường bưu điện, dấu ấn của bạn để lại sẽ nhiều hơn. Lưu ý rằng đây là loại hình giao tiếp trong công việc, kinh doanh nên thư không nên viết tay mà nên đánh máy rõ ràng. * Gọi đúng tên và chức vụ của người phỏng vấn.    Nếu không có thể hỏi lại để chắc chắn bạn xưng hô đúng, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng khi đi đến gặp nhà tuyển dụng. Luôn mỉm cười và bắt tay một cách tự tin. Thể hiện sự vinh hạnh một cách chân thật khi gặp gỡ nhà tuyển dụng.  * Trả lời và trình bày ý kiến    Với những vấn đề mà nhà tuyển dụng đưa ra bạn có thể khéo léo hướng người phỏng vấn nói nhiều hơn về công việc và trách nhiệm của vị trí mà bạn đang ứng tuyển, cũng như tìm hiểu những những kỹ năng và mục tiêu trong phạm vi của chức vụ này. * Thể hiện sự nhiệt tình.   Nếu bạn quan tâm đến những cơ hội tại công ty đang ứng tuyển, sự nhiệt tình sẽ giúp bạn thêm nhiều khả năng thành công trong việc chinh phục nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu bạn không quan tâm lắm đến những cơ hội này, sự nhiệt tình vẫn cần thiết vì đó là một biểu hiện chứng minh phong cách chuyên nghiệp của bạn.    3.1.2. Những điều không nên trong phỏng vấn * Không nói điều gì mà  mình không biết chắc   Thể hiện sự học hỏi càng nhiều càng tốt từ cơ quan và vị trí bạn ứng tuyển sẽ thể hiện phỏng cách và thái độ làm việc của bạn trong tương lai. Hãy nhớ rằng người phỏng vấn bạn đang làm việc cho cơ quan này, mà họ nắm chắc những thông tin cũng như tình trạng hoạt động của họ hơn ai hết. Chính vì thế đừng nói những gì mà mình không biết chắc, cũng như đừng quá tán dương cơ quan này, nó có thể làm cho bạn mất rất nhiều điểm ngay từ lần gặp đầu tiên. * Không làm mất uy tín của cơ quan làm việc cũ   Nếu bạn đã từng rời bỏ một công ty nào đó để tìm một công việc mới, nếu không thể nói được một điều gì tốt từ đó, tốt nhất là không nói gì cả. Sẽ thật không hay nếu như bạn nói điều gì đó không tốt về đồng nghiệp, cơ quan cũ chỉ để bảo vệ chính mình. Nhà tuyển dụng có thể ngay lập tức cảm thấy khó chịu về cách hành xử của bạn. Cho dù điều bạn nói là thật hay không người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn là người không có tính trách nhiệm thay vào đó là đổ trách nhiệm cho người khác khi công việc không thành. Một tình huống khác họ có thể đặt ra, sau khi làm việc cho họ vì một lý do nào đó bạn cũng ra đi, đến một nơi mới bạn có hạ thấp hình ảnh của họ chỉ để bảo vệ chính bạn hay không? Hơn nữa bạn đang phỏng vấn cho công việc mới, làm việc cho một môi trường mới, một cơ quan mới, nói về chuyện cũ, người cũ không có ích gì trong trường hợp này . * Đừng nói dối về bất cứ điều gì.    Đừng nói dối hay thêm thắt, to vẽ về bất cư điều gì. Hãy nhớ rằng mọi người đều tôn trọng và đánh giá cao những người làm nhiều hơn nói chứ không phải nói nhiều hơn làm. * Không nên hút thuốc trong lúc phỏng vấn     Cho dù nhà tuyển dụng là người ghiền thuốc và có mời bạn trong lúc nói chuyện. Tất nhiên, bạn cũng đừng vừa nói chuyện vừa nhóp nhép nhai kẹo cao su. * Không nên trả lời cụt ngủn bằng những từ “có” hoặc “không”.    Hãy đưa ra những lời giải thích rõ ràng đầy đủ. Cung cấp những thông tin về bản thân phù hợp và đúng lúc.  * Không nên phàn nàn ca thán về tình trạng hiện tại của bạn    Hay nói những điều không hay về công ty cũ. Rõ ràng không có mối liên hệ gì giữa lý do bạn quyết định rời bỏ công ty trước và những công ty trong tương lai. Tuy nhiên, khi bạn trình bày quá cụ thể, chi tiết về nguyên nhân nghỉ việc sẽ tạo điều kiện cho trí tưởng tượng của nhà tuyển dụng đi quá xa và đưa ra kết luận bất lợi cho bạn. * Không nên trả lời qua loa các câu hỏi.     Nếu nhà tuyển dụng hướng câu chuyện sang quan điểm chính trị hoặc những vấn đề có thể gây tranh cãi, trong tình huống nhạy cảm này tốt nhất bạn nên lắng nghe nhiều hơn là nói.  * Không nên vội vàng hỏi về chế độ lương bổng, phụ cấp tiền thưởng…   Ngay đầu cuộc phỏng vấn, trừ khi bạn biết chắc nhà tuyển dụng đã quyết định chọn bạn. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương hiện tại, bạn chỉ nói vắn tắt và tránh đưa ra con số cụ thể về khoản lương của bạn. Bạn cần nhấn mạnh, điều bạn tìm kiếm là những cơ hội nghề nghiệp hơn là những con số trong bảng lương. * Tránh hấp tấp. Chọn từ ngữ cẩn thận. Tránh trả lời hấp tấp. Những suy nghĩ đầu tiên loé ra trong đầu bạn ngay khi người phỏng vấn đặt câu hỏi chưa chắc đã phải là câu trả lời tốt nhất. Tốt hơn hết là dừng lại một chút để dành thời gian suy nghĩ. Bằng cách này, không những bạn có thể chuẩn bị kỹ câu trả lời mà còn cho thấy bạn là người suy nghĩ chín chắn trước khi nói. * Không nên quá căng thẳng  Cuộc phỏng vấn luôn luôn đẩy bạn vào những tình huống căng thẳng, ngay cả khi bạn là một người có kinh nghiệm. Nhiều khi sự căng thẳng này có thể làm cho bạn "đông cứng" suốt buổi phỏng vấn. Vì thế, hãy thực hành với những người bạn của bạn bằng một cuộc phỏngvấn giả để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tâm lí. * Tránh những rủi ro về mặt sinh lí  Nhiều khi bạn phải đối mặt với những điều xảy ra không theo ý muốn đó là những tại nạn về mặt sinh lí. Vì thế, để tránh gặp phải những bất tiện do cái bụng gây nên, tốt hơn hết là nên ăn trước khi đi phỏng vấn cách đó vài giờ, đồng thời phải thận trọng với những thức ăn đó, không nên ăn no quá hay ăn những thức ăn để lại dư vị khó chịu như tỏi, hành... * Không nên quá rụt rè, quá khiêm tốn  Cuộc phỏng vấn không phải là nơi dành cho sự rụt rè, khúm núm. Bởi quá rụt rè, quá khiêm tốn có thể làm cho bạn xuất hiện một cách mờ nhạt và thiếu tự tin. Trước khi đi phỏng vấn, hãy tạo một danh sách những thành quả cả về mặt cá nhân và chuyên môn, sau đó thực hành nói về chúng với những người bạn của bạn. 3.2. Kỹ  năng biểu đạt ngôn ngữ trong phỏng vấn        Phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình đưa tin, trong khi đó, biểu đạt ngôn ngữ là một mắt xích quan trọng trong phỏng vấn. 3.2.1. Đặc điểm của việc biểu đạt ngôn ngữ trong phỏng        Nhìn chung, ngôn ngữ được biểu đạt trong phỏng vấn phải đạt được những tiêu chuẩn sau: quy  phạm, chuẩn xác, có tính biểu cảm, chân thực, rõ ràng, nhanh gọn, có hiệu quả và đầy tính ngẫu  hứng. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành phát thanh, truyền hình, việc biểu đạt ngôn ngữ một cách quy phạm, chuẩn xác đã trở thành một trong những tố chất cần thiết của mỗi phóng viên, phát thanh viên truyền hình. Hiện nay, việc dựng băng phóng sự tại chỗ và phát sóng trực tiếp đã trở nên tương đối phổ biến, vì vậy, mỗi phóng viên truyền hình càng cần phải rèn luyện kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ một cách quy phạm và chuẩn xác khi tiến hành phỏng vấn.        Bên cạnh đó, tính biểu cảm trong ngôn ngữ khi tiến hành phỏng vấn cũng giúp người phỏng vấn tạo được niềm tin với người được phỏng vấn và nâng cao hiệu quả phỏng vấn. Từ chỗ có được niềm tin, người được phỏng vấn sẽ chuyển từ trạng thái "bị phỏng vấn" sang nhu cầu "muốn nói" và "được nói.       3.2.2. Ứng dụng ngôn ngữ biểu đạt trong phỏng vấn        Để  đạt được những tiêu chuẩn như: quy phạm, chuẩn xác, có tính biểu cảm, chân thực, rõ ràng,  hanh gọn, có hiệu quả và đầy tính ngẫu hứng, người phỏng vấn phải ứng dụng những kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ như thế nào, hãy cùng xem một số gợi ý sau:        Phát  âm chuẩn tiếng Việt là thứ ngôn ngữ đơn âm tiết, việc phát âm chuẩn các âm tiết là  điều kiện  cần thiết khi tiến hành phỏng vấn.Vận dụng linh hoạt các kỹ năng như: ngắt nghỉ, trọng âm, ngữ khí và tiết tấu. 3.3. Kỹ  năng biểu đạt phi ngôn ngữ  trong phỏng vấn    Có thể bạn sẽ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần trả lời phỏng vấn thật tốt bạn sẽ được nhận vào làm việc. Nhưng thực tế thì không phải vậy.    Theo một số nghiên cứu mà tạp chí Online CollegeJournal báo cáo thì ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% trong việc tác động đến phản ứng của người mà bạn giao tiếp. Trong khi đó nội dung nói chỉ chiếm 7%, còn lại là ngữ điệu – sự ngập ngừng và những lần thở dài trong khi trả lời phỏng vấn chiếm 38%.     Rõ ràng bạn có thể thấy giao tiếp phi ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng ngang bằng, thậm chí là quan trọng hơn cả giao tiếp ngôn ngữ. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của bạn sẽ được đánh giá ngay từ khi bạn bước vào tiền sảnh công ty cho đến khi buổi phỏng vấn kết thúc. Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ không tốt mặc dù bạn trả lời phỏng vấn rất hay, bạn vẫn có thể không được nhận vào làm việc.  3.3.1. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ    - NTD ( nhà tuyển dụng) sẽ thấy vô cùng phản cảm nếu bạn  + Đến buổi phỏng vấn nồng nặc mùi thuốc lá hoặc nhai kẹo cao su. + Dùng quá nhiều nước hoa hoặc không sử dụng chất khử mùi cơ thể.  + Mặc trang phục không thích hợp hoặc đi giầy quá cũ. + Nói chuyện điện thoại hoặc nghe IPod trong khi chờ gọi phỏng vấn.    Khi trả lời phỏng vấn, bạn cần phải thật sự chuyên nghiệp và luôn thể hiện sự chăm chú của mình trong suốt buổi phỏng vấn.  - Những thứ bạn nên mang  + Túi đựng bản photo và danh sách các thông tin tham khảo được in trên loại giấy chất lượng. + Các bản mẫu sản phẩm trong công việc (nếu liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển). + Giấy, bút. - Những thứ bạn không nên mang.  +  Điện thoại (hoặc có thể tắt máy khi trả lời phỏng vấn). + iPod. + Kẹo cao su. + Thuốc lá. + Nước ngọt hay cà phê. + Giầy cũ, quần áo luộm thuộm hoặc không sạch sẽ. 3.3.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ trong phỏng vấn. +  Nhìn vào mắt NTD ( nhà tuyển dụng) vài giây một lần +  Mỉm cười và gật đầu (vào những lúc thích hợp) khi NTD ( nhà tuyển dụng) đang nói. Đừng cười to trừ  khi NTD ( nhà tuyển dụng) làm như vậy. + Luôn luôn lịch sự và giữ giọng nói nhẹ nhàng, không quá to hoặc quá nhỏ. + Thả lỏng cơ thể và hướng người về phía NTD ( nhà tuyển dụng) để thể hiện sự quan tâm và hào hứng đối với buổi phỏng vấn. + Giữ bình tĩnh. Cho dù bạn đã trải qua những điều tồi tệ khi còn làm việc ở công ty cũ hoặc bị đuổi việc, bạn cũng hãy giữ mọi cảm xúc lại, đừng thể hiện sự tức giận hoặc bất mãn khi nói chuyện với NTD ( nhà tuyển dụng). + Không ngả người về phía sau vì như vậy sẽ khiến bạn tự nhiên và thoải mái một cách thái quá. + Luôn thể hiện sự quan tâm và chăm chú. + Luôn lắng nghe. + Không ngắt lời NTD ( nhà tuyển dụng). 3.3.  Nghệ thuật trả lời những câu hỏi phỏng vấn     Dưới đây là một vài câu hỏi phỏng vấn thường gặp mà  nhà tuyển dụng thường hay hỏi và kèm theo là  những gợi ý giúp bạn chuẩn bị thật tốt câu trả lời của mình trước buổi phỏng vấn. 1. Hãy nói về bản thân bạn Trả lời: câu trả lời của bạn nên tập trung vào những kĩ năng và kiến thức mà bạn có hơn là kể về cuộc sống riêng tư). Hãy nói về nghề nghiệp hiện tại của bạn, những kinh nghiệm bạn đã có trong các công việc trước đây, điều gì đã thúc đẩy và tại sao bạn lại thích công việc này. 2. Điểm mạnh của bạn là gì? Trả lời: Chuẩn bị đưa ra những dẫn chứng hoặc chứng minh điểm mạnh của bạn là gì. Hãy nói về kĩ năng bán hàng của bạn, cách bạn đàm phán với khách hàng; cách bạn phát triển việc kinh doanh và tuyển dụng những nhân viên mới cho công ty. Bạn có khả năng làm việc tốt dưới áp lực và sở hữu những kĩ năng tổ chức tốt hay không. Bạn có phải là người năng động không? Có thể bạn sẽ tạo nên sự hòa hợp một cách nhanh chóng và có được những kĩ năng giao tiếp hoàn hảo. 3. Những thành tựu mà bạn đã đạt được trong sự nghiệp của mình cho tới thời điểm này là gì? Trả lời: chọn những thành tựu liên quan đến công việc càng gần đây nhất càng tốt. Một vài dẫn chứng có thể là sự thành công trong công việc hoặc những mục tiêu đạt được và có khả năng được tiến cử vào thành viên trong ban quản trị của công ty. Trúng thầu cho một hợp đồng mới, hoặc mang về cho công ty những khách hàng quan trọng. Sự thăng tiến nhanh chóng trong công ty trước đây. 4. Những điểm yếu của bạn là gì? Trả lời: một lỗi thường thấy là bạn nói bạn không có điểm yếu nào cả - điều này chỉ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ bạn nhiều hơn và nó có thể vô tình làm cho bạn trở thành người tự cao tự đại. Cố gắng chỉ đề cập đến một điểm yếu “ tốt ” và nó cũng có thể sẽ trở thành điểm mạnh của bạn, chẳng hạn “ tôi gặp khó khăn khi phải làm việc với những người thiếu trách nhiệm trong công việc; tiêu chuẩn làm việc của tôi rất cao và tôi cho rằng người khác cũng phải làm việc tương tư như tôi. Tôi đang học cách nói thẳng và yêu cầu người khác đóng góp nhiều hơn nữa trước khi tôi cảm thấy giận dữ bởi lượng công việc mà họ làm không tương xứng với lượng công việc của tôi”. 5. Tại sao bạn lại tìm công việc mới? Trả lời: giải thích là bạn đang muốn tìm một thử thách mới, một tương lai nghề nghiệp tốt hơn hoặc bạn muốn thay đổi môi trường làm việc mới. Nên nhớ đây không phải là lúc để bạn nói những điều không tốt về ông chủ trước đây của mình, bạn phải giữ nguyên thái độ tích cực về họ trong suốt buổi phỏng vấn và nếu bạn không biết nói những điều theo hướng tích cực thì tốt hơn hết là bạn không nên nói gì cả. + Một vài câu hỏi khác bạn có thể chuẩn bị trước buổi phỏng vấn + Bạn thích gì về việc tuyển dụng? + Điều gì  bạn cho là có thể khiến bạn trở thành một nhà tư vấn tuyển dụng thành công? + Bạn làm cho mình trở nên năng động bằng cách nào? Mục tiêu cá nhân và nguyện vọng nghề nghiệp của bạn là gì? + Làm cách nào bạn có thể làm việc dưới áp lực và  đảm bảo rằng bạn đáp ứng những mục tiêu của mình? + Bạn  đang muốn tìm kiếm điều gì trong công ty mới của bạn? + Bạn cảm thấy thế nào khi phải làm việc trong một thời gian dài? + Bạn có  phải là một người năng động? + Làm thế  nào bạn có thể đóng góp thêm lợi nhuận vào cho công ty? + Theo bạn, trong 5 năm tới nữa vị trí của bạn sẽ là  gì?  6. Đối với sinh viên mới ra trường        Nếu bạn mới tốt nghiệp thì bạn sẽ nhận được một loạt câu hỏi liên quan tới sự lựa chọn các trường đã học qua, các khóa học, và các câu hỏi tương tự như vậy. Thêm vào đó, người phỏng vấn có thể hỏi các chủ đề mà bạn yêu thích cũng như không yêu, về thầy cô và hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ.... .Bạn cần trả lời các câu hỏi này một cách thẳng thắng, cô đọng và thành thật, đồng thời liên hệ chúng với công ty và công việc tuyển dụng. Các câu hỏi tại sao thường gây ra cảm giác tiêu cực nhiều lúc các câu hỏi này nghe như một lời phê bình đối với những lựa chọn của bạn, kể cả khi chúng được hỏi nhằm người phỏng vấn hiểu bạn và suy nghĩ của bạn. Gặp những câu hỏi này bạn đừng đưa ra lời xin lỗi hay phàn nàn gì cả. KẾT LUẬN Thật vậy, ngày nay đi tìm việc - bản thân đã là một công việc! Viết được một bản sơ yếu lý lịch cũng như một bức thư xin việc thanh thoát, đạt được mục tiêu đề ra là một nhiệm vụ không hề đơn giản chút nào. Tiếp cận với những người có thể giúp mình trong công việc, tìm kiếm thông tin về triển vọng của công việc đó, thực hiện liên tục các cuộc điện thoại, nộp bản sơ yếu lý lịch – tất cả những việc làm này đều đòi hỏi rất nhiều công sức. Vì vậy , những hoạt động này xứng đáng được gọi là “ đi săn” việc làm. Để thành công trong chuyến “ đi săn” này, bạn cần biết cách quản lý thời gian, học cách tổ chức và rèn luyện tính cần cù. Bạn cần phải khắc phục được tính hay chần chừ, hay xấu hổ và cả sự nóng vội nữa. Bạn đã đặt ra và đạt được những nổ lực của bạn sẽ có kết quả, và một ai đó ở nơi bạn nộp đơn xin việc sẽ mời bạn đến phỏng vấn! Đó tất cả những kỹ năng phỏng vấn trong xin việc mà mỗi người cần có. b&a DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhập môn Khoa học giao tiếp, Nguyễn Sinh Huy, NXB Giáo dục, 2006. Nghệ thuật giao tiếp không lời, biên dịch Thế Anh,NXB Thanh Hóa, 2006. Phỏng vấn không hề đáng sợ, Marky Stein, nhóm biên dịch INNMA, hiệu đính Vũ Thái Hà, 2009. Slide môn nghệ thuật giao tiếp, giảng viên Lê Thị Hải Vân, Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn, 2009. Trang web Trang web Trang web Trang web

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGHE THUAT GIAO TIEPKI NANG PHONG VAN.doc