Đồ án Môn học Thiết kế chuyền sản xuất

- Công suất của chuyền : 650 sản phẩm/ ca - Số lượng lao đông trên chuyền : 52 người - Năng suất lao động của một công nhân trong 1 ca Q=Pmới/Nc = 650 :52 = 12,5 (sp/ca/ng) - Thời gian chế tạo sản phẩm : 2160s - Hệ số cơ khí hoá Kck = Tm/Tsp = 1552/2160 = 0,72 - Diện tích nhà xưởng : 25,45m*12,8m = 325,76 m2 - Mật độ sản phẩm trên 1m2 M = P/S = 650/325,76 = 2 sp/m2

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Môn học Thiết kế chuyền sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Những năm gần đây, ngành dệt may nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng nhanh, nhiều năm liền đứng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Không chỉ tăng nộp ngân sách cho nhà nước , trong những năm gần đây, ngành dệt may đã tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động , và từng bước chiếm thị phần lớn thị trường trong nước và bắt đầu có mặt trên thị trường quốc tế. Chất lượng sản phẩm dệt may của Việt Nam càng ngày càng được nâng cao, do chiến lược đầu tư hợp lý, về nguồn vốn cũng như nhân lực. Hiện nay, nhà nước ta đã xây dựng quy hoạch phát triển ngành đến năm 2010, chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020. Theo đó, ngành dệt may của nước ta sẽ hoàn thành công nghiệp hoá , hiện đại hoá vào năm 2020. Để thực hiện được kế hoạch này, các công ty may ngày càng đầu tư nhiều các máy móc thiết bị hiện đại, tự động hoá sản xuất để tăng năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm. Kðo theo đó dây chuyên may có nhiều thay đổi lớn. Việc thiết kế dây chuyền may nhiều phức tạp hơn, sao cho có thể tận dụng hết công suất của máy móc, cũng như khả năng của người lao động. Chính vì những lí do trên , thiết kế dây chuyền sản xuất là một môn học quan trọng, giúp sinh viên chúng em làm quen với công việc tổ chức sản xuất trên thực tế. Các dữ liệu ban đầu Mô tả sản phẩm : Mặt trước của sản phẩm Mặt sau của sản phẩm Sản phẩm áo sơ mi nam dáng thẳng, cổ đứng, nẹp bong áo sơ mi dài tay Thân trước có túi ngực bên trái Phía sau có đường may cầu vai Kết cấu sản phẩm Bảng thống kê các chi tiết sản phẩm STT Tên chi tiết Số lượng Ghi chú Chính Dựng 1 Thân trước 2 Đối xứng 2 Nẹp áo 1 1 3 Thân sau 1 4 Cầu vai 2 5 Lá cổ 2 1 6 Chân cổ 2 1 7 Tay áo 2 Đối xứng 8 Thép tay to 2 Đối xứng 9 Thép tay con 2 10 Măng séc 2 1 11 Túi 1 Mô tả kết cấu của một số chi tiết: STT Vị trí Cấu trúc đường may Chú thích 1 A – A Cổ d a b c e f g a. lá cổ lớp ngoài b. Mex lá cổ c. Lá cổ lớp lót d.Chân cổ lớp ngoài e. Mex chân cổ f. Chân cổ lớp lót g. Thân áo 2 B – B Tra tay a b a. Tay áo b. Thân áo 3 C – C Cửa tay c a b d a. Măng séc lớp ngoài b. Mex măng séc c. Măng séc lớp lót d.Tay áo 4 D – D Thép tay a b c a. Thép tay to b. Thép tay nhỏ c. Tay áo 5 E – E Vai con a b c a. Cầu vai lớp ngoài b. Cầu vai lớp lót c. Thân trước 6 F – F May cầu vai a b c a. Cầu vai lớp ngoài b. Cầu vai lớp lót c. Thân sau 7 G – G Túi a b a. Túi b. thân trước 8 H – H May nẹp c a b a. Nẹp áo b. Mex nẹp c.Thân trước 9 I – I May sườn a b a. Thân sau b. Thân trước 10 K -K May gấu Mô tả mật độ đường may - Máy 1 kim thắt nút : m = 5 mũi/cm - Máy 1 kim mũi xích : m = 5 mũi/cm - Máy 2 kim mũi xích : m = 5 mũi/cm - Khuyết dài 1,2 cm : 30 mũi / khuyết - Đính cúc : 16 mũi/ cúc 3. Hướng dẫn sử dụng vật liệu Nguyên phụ liệu M2 vải chính Thành phần : Pe/Co Kiểu dệt : vân điểm Mật độ sợi ngang : Mn = Mật độ sợi dọc : Md = Độ co ngang : Un = 1% Độ co dọc: Ud = 5‰ Chỉ : Thành phần : Pe/Co 65/35 Chi số : 60/2 Nhãn : Tiger Cúc: Cúc nhựa dẹt 4 lỗ màu trắng Đường kính d = 1,2 cm Mếch dựng : Mếch nền vải Cán tráng nhưạ toàn bề mặt Mác Mác hãng sản xuất đặt ở giữa cầu vai lớp lót Phân tích quy trình công nghệ gia công sản phẩm Sơ đò khối lắp ráp sản phẩm Gia công thân trước Gia công thân sau Gia công cổ áo Gia công tay áo Tra cổ Tra tay Hoàn thiện sản phẩm Chắp sườn Tra măng séc Gia công Măng séc Bản quy trình công nghệ STT Tên nguyên công Mặt cắt T/c công việc Thiết bị sử dụng Cấp bậc kĩ thuật Thời gian đ/m 1 Chuẩn bị ban đầu - Nhận hàng, kiểm tra bán thành phẩm của áo sơ mi . - Viết số tổ - giao cho các bộ phận Thủ công 2 54 2 Thân trước 2.1 Chấm dấu định vị túi Thủ công 2 10 2.2 Dán mex và là gập bẻ nẹp khuyết Thủ công Bàn là 2 56 2.3 Là gập miệng túi Thủ công Bàn là 2 14 2.4 May miệng túi Máy 1K Chân vịt mí 3 10 2.5 Là bẻ xung quanh túi Thủ công Bàn là 2 37 2.6 May túi vào thân áo Máy 1K Chân vịt mí 4 52 2.7 May nẹp khuyết Máy 2K Mũi xích Có cữ gá 3 41 2.8 May nẹp cúc Máy 1 kim mũi xích Có cữ gá 3 30 3 Thân sau 3.1 Là gập nhãn Thủ công Bàn là 2 9 3.2 May nhãn lên cầu vai Máy 1K 3 41 3.3 May ghim ly và may chắp cầu vai thân sau Máy 1K 3 65 3.4 Lộn, là, sửa cầu vai bằng nhau Thủ công 2 27 3.5 May diễu mí cầu vai Máy 1K Chân vịt mí 3 30 4 Tay áo 4.1 Là thép tay con Thủ công Bàn là 2 30 4.2 Là thép tay to Thủ công Bàn là 2 52 4.3 May thép tay con Máy 1K Chân vịt mí 3 27 4.4 May thép tay to Máy 1K Chân vịt mí 3 90 5 Măng séc 5.1 Dán mex măng séc và là gập chân măng séc Thủ công Bàn là 2 40 5.2 May bọc chân măng séc Máy 1K Chân vịt có cữ 0,7 3 18 5.3 May lộn măng séc Máy 1K 3 53 5.4 Sửa, lộn, là phẳng, bẻ chân hoàn chỉnh Thủ công Bàn là 2 58 5.5 May diễu măng séc 1 đường Máy 1K Chân vịt có cữ 0,5 3 47 6 Cổ áo 6.1 Dán mex là cổ Máy ép mex 3 12 6.2 Dán mex và bẻ gập mép chân cổ Thủ công Bàn là 2 22 6.3 May lộn cổ và xén mép Máy 1K 4 57 6.4 Sửa, lộn, là phẳng lá cổ Thủ công 2 20 6.5 May diễu lá cổ một đường Máy 1K Chân vịt có cữ 0,5 3 40 6.6 May ghim mo lá cổ Máy 1K 3 10 6.7 May bọc mép chân cổ Máy 1K Chân vịt có cữ 0,7 3 2 6.8 Đặt mẫu sửa chân cổ và may kẹp 3 lá Máy 1K 4 56 6.9 Sửa lộn là phẳng chân cổ Thủ công 3 41 6.10 May diễu chân cổ Máy 1K Chân vịt có cữ 0,5 3 31 7 Lắp ráp 7.1 Ráp vai con 7.1.1 May chắp vai con với thân trước Máy 1K 3 52 7.1.2 bẻ vai con lớp ngoài may kê mí lọt khe Máy 1K Chân vịt mí 3 24 7.2 Tra cổ 7.2.1 May cổ vào thân và đặt nhãn cỡ May 1K 4 80 7.2.2 May mí cổ Máy 1 kim Chân vịt mí 4 51 7.3 Tra tay áo 7.3.1 May tay vào thân Máy 2K 3 73 7.3.2 May diễu một đường vòng nách Máy 1 kim Chân vịt có cữ 0,7 3 68 7.3.3 May cuốn ống bụng tay và sừơn áo Máy 2K mũi xích Có cữ cuốn 3 85 7.3.4 Sửa may gấu áo và đặt nhãn Máy 1K Có cữ cuốn 3 84 7.4 Tra măng séc Tra mí măng séc và xếp li hoàn chỉnh Máy 1K 3 118 8 Hoàn thiện 8.1 Lấy dấu vị trí cúc Thủ công 2 20 8.2 Thùa khuyết Máy thùa khuyết 3 84 8.3 Đính cúc Máy đính cúc 3 92 8.4 Nhặt chỉ hút xơ Thủ công 2 45 8.5 Thâu hoá TC 4 54 Thiết kế chuyền sản xuất Phân tích các dữ liệu ban đầu và lựa chọn hình thức tổ chức Với các dữ liệu ban đầu là : Công suất của chuyền là P = 650 sp/ca Thời gian làm việc 1 ca là 8 tiếng Giờ nghỉ là 30 phút Ngày làm 2 ca Với các dữ liệu ban đầu như trên thì em chọn phwong án tổ chức chuyền liên hợp vì các lý do như sau: Về cấu trúc tổ chức và bố trí, sắp xếp các vị trí làm việc Chuyền không phân khu, tức là không có sự phân tách giữa các công đoạn sản xuất thành các khu được chuyên môn hoá Các vị trí làm việc thực hiện các nguyên công theo quy trình công nghệ Các vị trí làm việc được chuyên môn hoá Các vị trí làm việc được sắp xếp sao cho đường đi là ngắn nhất, theo kiểu nước chảy. Vị trí làm việc được bố trí theo hàng (2 hàng) Đường đi của bán thành phẩm zic zắc và có cho phép quay ngược để khai thác hết công suất của thiết bị Về hệ thống cung cấp bán thành phẩm Không dùng băng tải Sử dụng phương tiện vận chuyển thủ công Cung cấp bàn thành phẩm theo tập Về nhịp làm việc Nhịp làm việc là tự do, cho phép nhịp làm việc ở các vị trí gia công dao động so với nhịp trung bình tính toán ấn định cho chuyền là 10 % Về công suất và mức độ chuyên môn hoá Công suất sản suất đặt ra là 650 sp/ca là mức công suất trung bình Sản phẩm áo sơ mi là sản phẩm truyền thống, không bị lỗi mốt, nên số lượng sản xuất lớn , ổn định trong khoảng thời gian khá dài nên được chuyên môn hoá. Về ca làm việc Sản xuất theo hai ca, nhưng tách ca. hết ca làm việc , người công nhân cất hết bán thành phẩm vào tủ riêng, ca sau lấy bán thành phẩm riêng của mình ra để gai công, phân biệt sản phẩm giữa các ca làm việc. Sản phẩm chưa hoàn thành tồn đọng lớn, nhưng dễ tính toán, thống kê sản phẩm . Dễ tính lương và qui trách nhiệm khi sai hỏng. Tính sơ bộ các thông số cơ bản của chuyền, xác định các điều kiện thiết kế các nguyên công tổ chức. Tính sơ bộ các thông số chuyên môn hoá sản phẩm cơ bản theo đối tượng của chuyền Công súât thiết kế của chuyền là 650 sản phẩm / 1ca Nhịp trung bình tính toán chủa chuyền là Tca : thời gian làm việc 1 ca ( 8 giờ làm việc, 30 phút nghỉ) Tca = 7,5 *3600 = 27000 s Ptk: Công suất thiết kế của chuyền Ptk = 650 sản phẩm /1ca rtb : nhịp trung bình của chuyền rtb= Tca/Ptk = 27000/650 = 42s Dao động cho phép của nhịp: vì chọn cách tổ chức chuyền liên hợp nên nhịp tự do có thể dao động 10% ttci = (0,9… 1,1) rtb.Ni Ni : số lậo động được bố trí cho nguyên công thứ i Ni = 1 thì ttci = (0,9…1,1).42.1 = (37,8…46,2) Ni = 2 thì ttci= (0,9…1,1) . 42 . 2 = (75,6 …92,4) Ni = 3 thì ttci= (0,9…1,1) . 42 . 3 = (113,4 … 138,6) b. Phối hợp các nguyên công - Tinh số công nhân và thiết bị của từng nguyên công sau khi đồng bộ Nit = ti/rtb ti : thời gian định mức của nguyên công tổ chức i Nit : số công nhân tính của nguyên công i Nic : Sô công nhân chọn ( theo nguyên tắc làm tròn số) - Tính hệ số phụ tải ki = Ri/Rtb ki : hệ số phụ tải riêng chó từng nguyên công Ri : Nhịp riêng của nguyên công i Rtb : Nhịp trung bình Nhận xét biểu đồ phụ tải Từ bản phân nguyên công tổ chức như trên ta có thể vẽ được biểu đồ phụ tải. Nhìn trên biểu đồ phụ tải ta thấy rằng các nguyên công tương đối đồng đều, nằm trong vùng giới hạn cho phép của nhịp riêng. Chỉ có 2 nguyên công tổ chức 20 , 24 non tải , nhưng hoàn toàn có thể khắc phục, vì 2 nguyên công 20, 24 đều là các nguyên công đơn, sử dụng máy chuyên dụng có cữ gá, như vạy không thể kết hợp làm công việc khác được. Thiết bị TT Tên thiết bị Hãng SX Đặc tính kĩ thuật Kí hiệu Số lượng N(v/p) H chân vịt Chính Phụ Dự trữ Tổng 1 Máy 1 kim Ju ki 5500 13mm DDL- 5550 43 11 3 57 2 Máy 2 kim Ju ki 6500 13mm 8 2 1 11 3 Máy thùa khuyết Ju ki 4000 14 mm LBH-790 3 1 0 4 4 Máy đính cúc Ju ki 1500 11mm MB -373 3 1 0 4 5 Máy 1 K mũi xích Ju ki 5500 13mm 1 1 0 2 6 Bàn là VEIT Khối lượng 1800g Tiêu thụ 400 W/h HN 2000 16 4 1 21 Bố trí mặt bằng truyền Xác định kích thước các vị trí làm việc Chỗ làm việc là nơi trực tiếp để thực hiện các nguyên công tổ chức , nó bao gồm bàn may các công cụ , ghế ngồi của công nhân , các thùng đựng bán thành phẩm trước và sau gia công. Yêu cầu đối với chỗ làm việc phải đảm bảo sự tiện lợi tối đa cho công nhân, bảo đảm an toàn lao động nhằm bảo đảm năng suất lao động . Bảng tiêu chuẩn kích thước thiết bị SST Tên thiết bị Kch thước ( D*R*h) 1 Máy thông dụng và chuyên dùng 1,2*0,65*0,75 2 Bàn làm việc thủ công 1,2*0,65*0,75 3 Bàn là 1,2*0,65*0,75 4 Ghế ngồi 1,2*0,3*0,5 5 Thùng đựng bán thành phẩm 1,2*0,3,75 Các thông số của chuyền Công suất của chuyền : 650 sản phẩm/ ca Số lượng lao đông trên chuyền : 52 người Năng suất lao động của một công nhân trong 1 ca Q=Pmới/Nc = 650 :52 = 12,5 (sp/ca/ng) Thời gian chế tạo sản phẩm : 2160s Hệ số cơ khí hoá Kck = Tm/Tsp = 1552/2160 = 0,72 Diện tích nhà xưởng : 25,45m*12,8m = 325,76 m2 Mật độ sản phẩm trên 1m2 M = P/S = 650/325,76 = 2 sp/m2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBK0029.DOC
Tài liệu liên quan