Để nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, các chương trình khi xây dựng và thực hiện cần phải hướng tới và chú trọng việc đảm bảo lợi ích cho cộng đồng. Đây là đòn bẩy quan trọng đưa đến thành công của chương trình. Nó sẽ giúp cho các chương trình được duy trì, thực hiện ngay cả khi chương trình đã kết thúc, không những khơi dậy và phát huy sức mạnh của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo duy trì tính bền vững liên tục, lâu dài của việc áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại địa phương.
111 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu áp dụng hình thức quản lý môi trường dựa vào cộng đồng dân cư ở bán đảo Bình Quới Thanh Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ûi quyết, dẫn đến nhiều búc xúc trong đại đa số cộng đồng.
Từ những lý do trên, cộng đồng địa phương đã xác định và lựa chon vấn đề thoát nước là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển du lịch – dịch vụ theo hướng bền vững tại địa phương.
Sạt lở :
Tình trạng sạt lở bờ sông Sài Gòn khu vực Thanh Đa đã diễn ra từ lâu nhưng những năm gần đây xảy ra nhiều vụ lớn, đặc biệt vào mùa mưa, gây thiệt hại nhiều về tài sản, công trình kiến trúc trong nhân dân, gây xáo trộn đời sống, sản xuất, kinh doanh của nhân dân, chiếm 19.2% .
Mặt khác, do chạy theo lợi nhuận kinh doanh, nhiều chủ cơ sở hoạt động du lịch – dịch vụ có khuynh hướng tiến dần ra các khu tiếp giáp bờ sông, xây dựng các công trình nhà cửa phục vụ các hoạt động du lịch – dịch vụ, nhằm tận dụng và khai thác triệt để cảnh quan bờ sông, chiếm ưu thế cạnh tranh và thu hút du khách. Trong quá trình xây dựng và sử dụng các cộng trình kiến trúc sát bờ sông, một số chủ doanh nghiệp, cơ sở có gia cố bờ kè, tuy nhiên, việc gia cố này hoàn toàn tự phát, không tuân thủ các quy định, các yêu cầu về kĩ thuật.
Do đó, dẫn đến việc không những khắc phục được sự cố sạt lở bờ sông mà còn là nguyên nhân làm cho bờ sông càng thêm sạt lở nghiêm trọng.
Thực tế, đã chứng minh những năm gần đây, số vụ sạt lỡ bờ sông cứ ngày một gia tăng, tần xuất xuất hiện ngày một ngắn lại.
Chính vì thế, nhằm phát huy thế mạnh về cảnh quan bờ sông ở khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa, cộng đồng đã xác định sạt lở bờ sông là vấn đề môi trường được quan tâm thứ hai và cần sớm có giải pháp khắc phục trong quá trình phát triển hoạt động du lịch – dịch vụ tại địa phương.
Chất thải phát sinh, đặc biệt là rác thải :
Quá trình hoạt động du lịch – dịch vụ sẽ phát sinh một lượng chất thải đáng kể, đặc biệt là chất thải rắn. Điều đó sẽ tạo nên gánh nặng cho các chủ doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động du lịch – dịch vụ phải đầu tư, chi trả nhiều chi phí cho việc xử lý, thải bỏ và quản lý chất thải, cho chính cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương trong quá trình kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quản lý, xử lý, vận chuyển và thải bỏ chất thải.
Tuy nhiên, các chất thải phát sinh hiện nay chưa được quan tâm đáng kể, chiếm 79% . Trong tương lai việc đầu tư phát triển du lịch – dịch vụ sẽ càng làm phát sinh lượng chất thải rất lớn, tạo thêm áp lực cho cộng đồng địa phương.
Do đó, cộng đồng thống nhất chọn lựa vấn đề môi trường cần quan tâm sau cùng là về các chất thải phát sinh, đặc biệt là chất thải rắn, nhằm tạo điều kiện tập trung giải quyết các vấn đề về vận chuyển, thải bỏ, xử lý và quản lý chất thải, hướng đến hạn chế và giảm thiểu dần lượng chất thải phát sinh tại địa phương.
Nhận thức về môi trường :
Qua kết quả điều tra, khảo sát và tiếp cận cộng đồng tại địa phương cho thấy, mức độ nhận thức của cộng đồng về môi truờng phần lớn còn hạn chế. Nguyên nhân do tuy là một phường của một quận nội thành nhưng khu vực này vẫn còn mang dáng dấp của một vùng nông thôn, tồn tại hai lối sống thành thị và nông thôn đan xen và tác động lẫn nhau.Khu vực này ngoài hoạt động dịch vụ – du lịch nổi bật thì đời sống nhân dân địa phương vẫn còn khó khăn, dưới dạng nông nghiệp hoặc bán nông nghiệp.
Chính vì lẽ đó, trình độ, nhận thức và mối quan tâm của cộng đồng đối với môi trường không cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại đây. Bởi lẽ chỉ khi nào cộng đồng nhận thức rõ về môi trường, có mối quan tâm đặc biệt đối với môi trường thì mới có thể tích cực tham gia và đóng vai trò chủ động trong công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.
Nhận thức của cộng đồng đóng vai trò quyết định kết quả của việc áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa.
Tuy nhiên, quan điểm của các thành viên trong cộng đồng tham dự và người chủ trì hội thảo định hướng lại chưa nhìn nhận ra điều này, tuy vẫn xem trọng việc nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường nhưng so với các vấn đề về thoát nước, sạt lở thì nâng cao nhận thức cộng đồng chiếm tầm quan trọng ít hơn. Do bởi thực trạng tại địa phương, các vấn đề về sạt lở, tiêu thoát nước đang là vấn đề thời sụ, nóng bỏng của địa phương cần được giải quyết trước.
Tóm lại, nhận thức cộng đồng là vấn đề môi trường cần quan tâm thứ ba trong quá trình áp dụng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa trong giai đoạn sắp tới.
Năng lực quản lý nhà nước về môi trường :
Giống như trình độ nhận thức của cộng đồng về môi trường, năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các cán bộ phụ trách môi trường của địa phương còn rất hạn chế, phần lớn cán bộ đều kiêm nhiệm, chưa qua lớp bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn về môi trường.
Do đó, cán bộ chưa nhận thức đúng về môi trường, chưa có kỹ năng trong quá trình quản lý môi trường ở địa phương, chưa biết cách nhận diện các vấn đề môi trường quan trọng có thể sẽ xảy ra ở địa phương để từ đó thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế sự cố hơn là để các sự cố cứ liên tục xãy ra, năm sau lại gây thiệt hại nặng nề hơn năm trước.
Mặt khác, quan điểm của các cán bộ lãnh đạo cũng chưa quan tâm nhiều đến môi trường ở địa phương. Trong giai đoạn sắp tới, quá trình phát triển du lịch- dịch vụ sẽ phát sinh các tác động đáng kể đến môi trường.
Do đó, ngay từ bây giờ, cần có sự quan tâm và sắp xếp, bố trí nhân sự cán bộ phụ trách môi trường ở địa phương một cách bài bản, chuyên môn và khoa học để có năng lực, kiến thức xây dựng, triển khai và giám sát các chương trình hành động bảo vệ môi trường, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ du lịch – dịch vụ phát triển. Chính vì lẽ đó, năng lực quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương là vấn đề cần quan tâm thứ tư trong quá trình áp dụng mô hình quản .
4.2.5 Chính sách môi trường :
Khu du lịch Bình Quới I có đề ra và tổ chức thực hiện một số chính sách môi trường như sử dụng tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 cho hệ thống quản lý môi trường.Phù hợp với bản chất, quy mô và tác động Môi trường của các hoạt động của tổ chức đó.
Có cam kết cải tiến liên tục va ngăn ngừa ô nhiễm
Cam kết tuân thủ pháp luật va quy định pháp luật, quy định tưong ứng về môi trường và các yêu cầu mà tổ chức phải tuân thủ
Đưa ra khuôn khổ cho việc đề xuất và xét lại các mục tiêu va chỉ tiêu môi trường.
Sẵn sàng phục vụ mọi người. Ngoài ra còn moat số chính sách môi trường do Làng Du Lịch Bình Quới cam kết tiên hành theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 1996. Sau đây là chích dẫn chính xác
Thi hành nội dung các yêu cầu luật định về BVMT theo tiêu chí phát triển bền vững. Với mảng cây xanh hiện có, chùng tôi sẽ bảo vệ và phát triển chúng nhằm duy trì hệ thống lọc không khí tự nhiên và làm đẹp thêm không gian du lịch
Ra sức hạn chế chất thải gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và làm đẹp thêm không gian du lịch.
Tổ chức đào tạo những nội dung cơ bản của hệ thống EMS va giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, ngăn ngừa ô nhiễm mà công việc hàng ngày của mỗi cán bộ, công nhân viên có liên quan.
Tham gia các hoạt động BVMT tại địa phương, làm cho mỗi du khách đến tham quan, nghĩ mát tại khu du lịch Bình Quới I cùng nhau giữ gìn môi trường và bảo vệ tào nguyên
Xác định mục tiêu :
Trên cơ sở nhận diện các vấn đề môi trường cần quan tâm, trong Hội thảo định hướng, các thành viên tham dự cũng đã thống nhất chỉ rõ các mục tiêu môi trường tương ứng với các vấn đề môi trường cần quan tâm đã được xác định, cụ thể gồm các mục tiêu sau :
Nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
Ngăn ngừa xói mòn và sạt lở bờ sông.
Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý môi trường.
Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ môi trường của cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương.
Tiết kiệm năng lượng sử dụng, giảm thiểu chất thải phát sinh, đặc biệt là rác thải , khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Bảo vệ môi trường nhằm đạt được các mục tiêu về :
Ngăn ngừa xói mòn và sạt lở bờ sông.
Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý môi trường.
Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ môi trường của cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương.
Tiết kiệm năng lượng sử dụng, giảm thiểu chất thải phát sinh, đặc biệt là rác thải, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 140001.
Xác định các bên liên quan :
Để thực hiện thành công mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại khu vực bán bán đảo Bình Quới – Thanh Đa, cần xác định rõ ràng, đầy đủ và chính xác các thành phần liên quan đến cộng đồng tại khu vực. Trên cơ sở đó đề ra các chương trình hành động nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác lập phù hợp với từng đối tượng, thành phần có liên quan trong cộng đồng địa phương.
Cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa bao gồm chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, chủ các cơ sở – doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ, dân cư địa phương, khách du lịch. Chức năng, vai trò của các bên liên quan, cụ thể như :
Chính quyền ( cấp quận , phường ) :
Phòng quản lý đô thị, Đội quản lý trật tự đô thị, Phòng tài nguyên và môi trường quận : quản lý và định hướng công tác bảo vệ môi trường khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa, theo dõi tình hình môi trường khu vực, hỗ trợ, khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp về các hoạt động bảo vệ môi trường, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường, kiểm tra, xử lý các hành vi xây dựng các công trình lấn chiếm, gây nguy hiểm dễ dẫn đến sạt lở bờ sông, phối hợp các phòng ban chức năng tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.
Phòng giáo dục, Phòng văn hóa – Thông tin – Thể thao, Trung tâm văn hóa : chịu trách nhiệm phối hợp Uûy ban nhân dân phường trong công tác tuyên truyền, vận động, truyền thông về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.
Phòng Kinh tế quận : quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đảm bảo đúng pháp luật, phối hợp các ngành, Uûy ban nhân dân phường kiểm tra, xử lý các hành vi kinh doanh trái pháp luật, hỗ trợ, khuyến khích, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả theo khuôn khổ pháp luật.
Công ty Dịch vụ Công ích : chịu trách nhiệm nạo vét kênh rạch, quét và thu gom rác trên tuyến đường Bình Quới, nâng cấp các tuyến hẻm trên địa bàn phường được duyệt theo nguồn vốn ngân sách cấp quận.
Khu đường sông : tuần tra, kịp thời phát hiện các vị trí lấn chiếm sông, các vị trí có nguy cơ sạt lở để cảnh báo cho Uûy ban nhân dân quận và phường kịp thời cùng phối hợp xử lý, phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn các quy trình, thủ tục gia cố kè đúng kỹ thuật, pháp lý.
Hội đồng nhân dân phường, Uûy ban nhân dân phường : Chủ trì tổ chức tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức người dân bảo vệ môi trường, xử lý các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường, khen thưởng, biểu dương những cá nhân, các gương điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, định hướng phát triển du lịch địa phương theo hướng bền vững.
Các tổ chức đoàn thể :
Uûy ban mặt trận tổ quốc phường, Hội liên hiệp phụ nữ phường, Hội cựu chiến binh phường, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phường, Hội người cao tuổi phường, Hội nông dân phường, Ban Mặt trận – Ban chủ nhiệm khu phố văn hóa, ban điều hành tổ dân phố : cùng phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức môi trường, đồng thời cùng tham gia với nhân dân thực hiện các hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường, phản ánh các ý kiến của nhân dân về những vấn đề môi trường cho chính quyền địa phương, là cầu nối giữa chính quyền địa phương và nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Chủ các cơ sở, doanh nghiệp :
Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phát triển hoạt động, cùng tham gia với chính quyền, đoàn thể và dân cư trong công tác bảo vệ môi trường.
Chi cục bảo vệ môi trường, Viện môi trường và tài nguyên : hỗ trợ chính quyền địa phương trong công tác tập huấn kiến thức về bảo vệ môi trường, hỗ trợ các tài liệu, tờ rơi trong công tác truyền thông môi trường, tư vấn cho các doanh nghiệp về xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004.
Cộng đồng dân cư trong khu vực :
Tham gia công tác bảo vệ môi trường tại địa phương, tiếp thu các kiến thức về môi trường, vận động mọi người xung quanh cùng tham gia hưởng ứng việc bảo vệ môi trường, cùng tham gia, hiến kế cho chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển du lịch tại địa phương.
Khách du lịch :
Giữ gìn, bảo vệ môi trường trong quá trình tham quan, du lịch tại địa phương, tham gia đóng góp ý kiến nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường, quảng bá thương hiệu du lịch.
Xác định rõ vai trò, chức năng của các thành viên có liên quan trong cộng đồng nhằm từng bước áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng. Để đảm bảo hiệu quả, tính liên tục, thông suốt và chất lượng thực hiện của mô hình, cần xác định rõ cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chủ trì trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch tại địa phương, và đó là chính quyền địa phương Uûy ban nhân dân phường 28 quận Bình Thạnh.
Xác định các chương trình hành động để triển khai mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng phù hợp với các hoạt động du lịch tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa :
Xác định rõ vấn đề môi trường cần quan tâm và mục tiêu môi trường cần hướng tới trong giai đoạn sắp tới, đồng thời cũng đã nhìn nhận đầy đủ các thành viên có liên quan trong cộng đồng tại khu vực, đã đến lúc đề ra các chương trình hành động cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra, áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa một cách phù hợp và hiệu quả.
Căn cứ tình hình thực tế tại khu vực, đề tài đề xuất triển khai thực hiện các chương trình hành động áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa như :
- Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng.
- Chương trình đào tạo và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng về quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương.
- Chương trình khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004.
- Chương trình hướng dẫn doanh nghiệp gia cố kè đúng kỹ thuật, quy định.
Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng :
Cơ sở hình thành chương trình :
Thông qua việc tổ chức các buổi truyền thông và tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ môi trường ở khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa dưới hình thức tổ chức tại Uûy ban nhân dân phường và trực tiếp tại các tổ dân phố cũng như qua các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp cộng đồng đã cho thấy cộng đồng có quan tâm đến các vấn đề môi trường. Đặc biệt đối với một số chủ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ thường rất quan tâm đến vấn đề môi trường bởi lẽ họ nhận thức rõ phải xây dựng và duy trì môi trường trong sạch, cảnh quan gần gũi thiên nhiên thì mới thu hút du khách, nâng cao doanh thu.
Tuy nhiên, mức độ quan tâm về môi trường của đại đa số cộng đồng nhìn chung chưa cao, người dân chỉ quan tâm khi môi trường sống xung quanh bị ảnh hưởng, đe dọa, bởi lẽ tuy là một phường trong nội thành nhưng địa phương vẫn còn mang dáng dấp vùng ven đô , hai lối sống vừa thành thị, vừa nông thôn cùng tồn tại đan xen nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Trình độ dân trí và mức sống của người dân địa phương vẫn còn thấp, các vấn đề mưu sinh, lo toan về cải thiện mức thu nhập ở từng gia đình, hộ kinh doanh được quan tâm hàng đầu so với việc bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, đa số người dân chưa tiếp cận đối với các thông tin môi trường, phần lớn cập nhật thông tin qua dư luận.
Vì thế trong thời gian sắp tới, cần làm tốt công tác nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường để cộng đồng có sự quan tâm hơn về môi trường và nhận thức sâu sắc hơn việc bảo vệ môi trường là cần thiết thực hiện song hành với quá trình phát triển du lịch – dịch vụ tại địa phương, nhận thức rõ bảo vệ môi trường và phát triển du lịch có mối quan hệ tương hỗ, chỉ khi nào môi trường trong lành thì mới tạo điều kiện thu hút du khách đến tham quan, thưởng thức các dịch vụ du lịch tại địa phương, cũng như hoạt động du lịch thân thiện với môi trường, gần gũi với thiên nhiên, góp phần bảo vệ, giữ gìn và duy trì chất lượng môi trường tốt thì mới đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách ngày nay, mới thu hút du khách và nâng cao lợi nhuận trong hoạt động du lịch.
Mặt khác để thực hiện mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng thì cần nâng cao nhận thức về môi trường của cộng đồng để cộng đồng nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và tầm quan trọng của mình trong công tác bảo vệ môi trường ở giai đoạn hiện nay.
Tóm lại, để thực hiện thành công, hiệu quả công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa thì việc nâng cao nhận thức cộng đồng là công tác then chốt, cần quan tâm.
Mục tiêu chương trình :
Phổ biến và nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường và mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng cho toàn thể cộng đồng địa phương, từ đó phát triển ý thức và thói quen có các hoạt động có trách nhiệm đối với môi trường địa phương.
Nội dung chương trình :
Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cộng đồng.
Thiết lập và duy trì các kênh thông tin, phổ biến các kiến thức môi trường đến với cộng đồng.
Tăng cường mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức đoàn thể, cùng tham gia trong công tác bảo vệ môi trường.
Biện pháp thực hiện :
Để phổ biến và nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường và mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng cho toàn thể cộng đồng địa phương, đòi hỏi cách thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng phải phong phú và tác động mạnh vào ý thức, nhận thức của cộng đồng . Cụ thể sử dụng các biện pháp như :
Nội dung 1 : Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cộng đồng :
- Tổ chức thường xuyên, định kỳ các buổi hội thảo, hội nghị, truyền thông về môi trường kết hợp phát các tờ bướm với nội dung bảo vệ môi trường, kết hợp quay phim, chụp hình, chiếu các đoạn phim về hoạt động bảo vệ môi trường cũng như các hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường, hậu quả môi trường phải gánh chịu do những hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường mang lại, nhằm phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, phổ biến các văn bản pháp luật quy định về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Tuyên truyền kết hợp hành động thực tiễn : làm sạch môi trường ở khu phố, tổ dân phố, hộ gia đình, trồng và tôn tạo các cây xanh, cảnh quan tự nhiên, kiểm tra các đường ống dẫn nước, vòi nước, thay mới các đường ống, vòi nước bị rò rỉ.
- Thường xuyên tổ chức các diễn đàn hiến kế trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững tại địa phương.
Nội dung 2 : Thiết lập và duy trì các kênh thông tin, phổ biến các kiến thức môi trường đến với cộng đồng :
- Viết bài, đăng báo, đăng tin trên báo địa phương nhằm giúp chuyển tải thông tin môi trường đến đa số cộng đồng, tránh các quan điểm sai lầm trong công tác bảo vệ môi trường kéo theo các hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Xây dựng website về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, nhằm truyền tải các thông tin về việc bảo vệ môi trường và phát triển du lịch tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa với sự tham gia của cộng đồng, để không những chỉ cung cấp thông tin về môi trường và quản lý môi trường dựa vào cộng đồng cho đối tượng là cộng đồng ở địa phương mà còn cho những cộng đồng ở những nơi khác có quan tâm đến môi trường địa phương, mặt khác quảng bá được thương hiệu, tiếng tăm cho khu du lịch của khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa. Đồng thời phải thường xuyên cập nhật thông tin trên website đảm bảo thông tin được cung cấp mang tính thời sự, không bị lỗi thời .
- Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào trong các buổi sinh hoạt của các câu lạc bộ, các đoàn thể phường ( khu phố, tổ dân phố, hội nông dân, hội người cao tuổi, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên ) để giúp cộng đồng ý thức rõ công tác bảo vệ môi trường không phải là của chính quyền địa phương, của các tổ chức, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, mà là trách nhiệm của mỗi thành viên trong cộng đồng, mỗi thành viên trong cộng đồng có vai trò rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường.
Nội dung 3 : Tăng cường mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức đoàn thể, cùng tham gia trong công tác bảo vệ môi trường :
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, ban ngành, tổ chức, cá nhân nhằm đẩy mạnh việc tuyên truyền các thông tin môi trường và các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng tại địa phương.
- Tổ chức chương trình giữa các tổ chức, đoàn thể, ngành chức năng để phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Các chương trình hỗ trợ :
Hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm cho người dân địa phương : để thực hiện chương trình nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả, cần có sự hỗ trợ của chương trình Hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Mục đích của chương trình nhằm hỗ trợ, định hướng nghề nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người dân địa phương nhằm nâng cao mức thu nhập, hoàn cảnh kinh tế trong từng hộ gia đình. Một khi phải đối mặt với các vấn đề về kinh tế thì người dân sẽ dễ dàng gây ảnh hưởng đến môi trường, làm suy giảm chất lượng môi trường nhằm giải quyết các vấn đề mưu sinh, thu nhập trong gia đình. Do đó, khi đã tạo các điều kiện hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm, nâng cao đời sống nhân dân thì mức độ nhận thức về môi trường của người dân sẽ được nâng lên.
Xây dựng câu lạc bộ môi trường : Với lực lượng là các đoàn viên Đoàn thanh niên phường do Bí thư đoàn phường trực tiếp làm chủ nhiệm câu lạc bộ. Thông qua các hoạt động như tiếp thu, tìm hiểu các kiến thức về môi trường, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, làm sạch đường sá, tổng vệ sinh khu phố, phòng chống các dịch bệnh.
Xây dựng Câu lạc bộ “ Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường “ : Do Hội liên hiệp Phụ nữ phường chủ trì tổ chức, tập hợp các chị em phụ nữ trong và ngoài Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia tích cực hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng các khu dân cư ngày càng xanh- sạch – đẹp tại địa phương. Với các nội dung phối hợp cụ thể như xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, tổ chức các phong trào thi đua trong các cấp hội nhằm thực hiện tốt các mô hình xanh – sạch – đẹp trên địa bàn dân cư.
Chương trình đào tạo và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng về quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương :
Cơ sở hình thành chương trình :
Thông qua kết quả điều tra, khảo sát và tiếp cận cộng đồng cho thấy, chính quyền địa phương còn rất thụ động trong công tác quản lý môi trường, chỉ quan tâm giải quyết các vấn đề môi trường khi có phản ánh của nhân dân, ngoài ra, chính quyền chưa chủ động đề ra kế hoạch hành động, quan tâm đến môi trường, chưa phát huy hết vai trò quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường trong quá trình đang phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
Nguyên nhân một phần là do năng lực quản lý điều hành nhà nước về lĩnh vực tài nguyên môi trường của các cán bộ công chức còn hạn chế, yếu kém, cán bộ phụ trách môi trường phần lớn là kiêm nhiệm, chưa có kiến thức chuyên môn về quản lý tài nguyên – môi trường, mặt khác là do quan niệm của người quản lý điều hành chưa xem trọng vấn đề môi trường, chưa quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường tại địa phương, cũng như chưa nhận thức được vai trò quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, trách nhiệm chủ trì trong công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.
Chính vì vậy, cần nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý môi trường của các cán bộ phụ trách môi trường tại chính quyền địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm, vai trò chủ trì trong công tác bảo vệ môi trường ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển du lịch – dịch vụ, đồng thời làm nền tảng, cơ sở cho việc huy động, phát huy sức mạnh của toàn dân trong công tác bảo vệ môi trường, áp dụng thành công mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại địa phương.
Mục tiêu chương trình :
Đào tạo và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng về quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương để đảm bảo thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại địa phương càng tốt hơn.
Nội dung chương trình :
Nội dung 1 : Bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức, kỹ năng quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ.
Nội dung 2 : Đào tạo cán bộ dài hạn có trình độ chuyên môn về môi trường.
Biện pháp thực hiện :
Nội dung 1 : Bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức, kỹ năng quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ.
Rà soát, thống kê năng lực quản lý, trình độ chuyên môn về môi trường của cán bộ công chức, cán bộ phụ trách quản lý môi trường ở chính quyền địa phương.
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ hoặc theo các đợt để bổ sung kiến thức về quản lý và kỹ thuật môi trường cho cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương.
Tổ chức các lớp nâng cao kỹ năng quản lý môi trường của cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương.
Khuyến khích các cán bộ quản lý môi trường tìm tòi, sáng tạo, thường xuyên cập nhật, tiếp thu các thông tin, kiến thức mới về môi trường, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường.
Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích học tập, tiếp thu các kiến thức môi trường đối với các cán bộ phụ trách môi trường.
Phân công trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, cán bộ phụ trách môi trường một cách rõ ràng, đúng người đúng việc, đúng chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực, phẩm chất.
Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn địa phương trong công tác quản lý môi trường.
Rà soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng, năng lực cán bộ sau đào tạo nhằm nâng cao mục tiêu, năng lực, kiến thức quản lý môi trường của cán bộ phụ trách.
Nội dung 2: Đào tạo cán bộ dài hạn có trình độ chuyên môn về môi trường
Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ dài hạn trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Khuyến khích cán bộ phụ trách môi trường tham gia các khóa học chuyên môn dài hạn về quản lý, kỹ thuật, khoa học môi trường, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích học tập, tiếp thu các kiến thức môi trường đối với các cán bộ phụ trách môi trường.
Phân công trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, cán bộ phụ trách môi trường một cách rõ ràng, đúng người đúng việc, đúng chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực, phẩm chất.
Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ địa phương trong việc quản lý môi trường.
Rà soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng, năng lực cán bộ sau đào tạo nhằm nâng cao mục tiêu, năng lực, kiến thức quản lý môi trường của cán bộ phụ trách.
Chương trình khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Cơ sở hình thành chương trình :
Qua điều tra phỏng vấn cho thấy một số doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch địa phương thường rất quan tâm đến chất lượng môi trường. Bởi lẽ họ ý thức được chất lượng môi trường trong lành sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động du lịch và các dịch vụ cho khách du lịch. Vì thế, so với các thành viên khác trong cộng đồng thì các chủ doanh nghiệp hoạt động du lịch có ý thức và mối quan tâm đến môi trường cao hơn.
Tuy nhiên, nếu để lựa chọn giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường thì không ít chủ doanh nghiệp đã lựa chọn việc tạm thời chấp nhận gây ảnh hưởng đến môi trường, miễn hành vi đó trước mắt không làm giảm doanh thu du lịch của họ, việc bỏ tiền đầu tư trang bị các hệ thống xử lý chất thải được xem là chưa cần thiết so với việc xây dựng thêm nhiều công trình phục vụ hoạt động du lịch.
Trong lĩnh vực hoạt động du lịch – dịch vụ, các vấn đề về tiết kiệm tài nguyên, năng lượng thường rất ít được quan tâm, do đó trong quá trình hoạt động thường gây lãng phí rất lớn, kéo theo việc doanh nghiệp đầu tư du lịch – dịch vụ và khách du lịch phải chi trả một khoản chi phí lớn cho việc tiêu hao và lãng phí tài nguyên, năng lượng này.
Mặt khác, do tập trung mật độ người tại cùng một địa điểm, khu vực bao gồm đội ngũ tham gia hoạt động du lịch và du khách đã làm phát sinh một lượng chất thải đáng kể trong suốt quá trình hoạt động du lịch – dịch vụ, tạo ra vấn đề nan giải để giải quyết lượng rác này.
Chính vì vậy, để tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, hạn chế và đi đến giảm thiểu lượng rác thải phát sinh trong quá trình hoạt động và phát triển du lịch – dịch vụ, ngăn ngừa các sự cố môi trường đáng tiếc xãy ra là mối quan tâm các chủ doanh nghiệp. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 giải quyết những mối quan tâm trên. Do đó, cần có sự tham gia áp dụng của các doanh nghiệp.
Chương trình hỗ trợ tư vấn áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 với đối tượng là các doanh nghiệp hoạt động du lịch nhằm nâng cao ưu thế cạnh tranh trong hoạt động du lịch, quảng bá thương hiệu và thu hút khách du lịch trong xu thế Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Điển hình là làng du lịch Bình Quới đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 : 2000 trong hệ thống quản lý môi trường của đơn vị và đang là đơn vị dẫn đầu trong các doanh nghiệp hoạt động du lịch tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa.
Tóm lại, song song với việc nâng cao nhận thức cộng đồng, trong đó có các doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch – dịch vụ thì việc triển khai một chương trình hành động cụ thể vừa bảo vệ môi trường nhưng cũng phải vừa mang lại lợi ích trong hoạt động kinh doanh, du lịch, điển hình như hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14004 : 2004 sẽ rất phù hợp với các doanh nghiệp tại địa phương trong xu thế hiện nay.
Mục tiêu chương trình :
Mục tiêu tổng quát :
Giảm các áp lực môi trường trong quá trình phát triển du lịch tại địa phương, hướng đến phát triển du lịch bền vững, đồng thời nâng cao ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Mục tiêu cụ thể :
- Giảm lượng chất thải phát sinh.
- Sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
- Hạn chế và ngăn ngừa các rủi ro môi trường có thể xảy ra trong quá trình hoạt động du lịch.
Lợi ích mang lại từ chương trình :
- Giúp các doanh nghiệp hoạt động du lịch – dịch vụ đóng trên địa bàn phường 28 có điều kiện tiếp cận và nắm bắt một hệ thống quản lý môi trường mới, nâng cao ưu thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
- Doanh nghiệp được tư vấn miễn phí về ISO 14001:2004 sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, có điều kiện tập trung nguồn tài chính cho các hoạt động xây dựng hệ thống quản lý môi trường đảm bảo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004.
- ISO 14001:2004 một chứng chỉ quốc tế về môi trường sẽ nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với cộng đồng và toàn xã hội, mở rộng ưu thế, uy tín thương hiệu ra toàn thế giới, thu hút du khách trong xu thế hiện nay ưu chuộng du lịch thân thiện với môi trường.
- Ngoài ra, với hệ thống quản lý môi trường, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm các nguồn tài nguyên, năng lượng sử dụng, hạn chế lượng chất thải phát sinh và ngăn ngừa các sự cố môi trường.
Hướng dẫn doanh nghiệp gia cố kè đúng kỹ thuật quy định :
Cơ sở hình thành chương trình :
Quá trình phát triển du lịch – dịch vụ tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa kéo theo các hoạt động làm cho bờ sông bị sạt lở và tình trạng ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do việc lấn chiếm xây dựng các công trình sát bờ sông đã làm tăng tải trọng trên các bờ sông. Thực trạng này làm mặt cắt dòng chảy bị cắt ngang và thu hẹp, tạo dòng chảy rất lớn nơi chân cầu Kinh. Qua đó, hướng dòng chảy không chảy thẳng mà tạo dòng xoáy nơi mố cầu, nhất là khi triều cường rút.
Mặt khác, việc tàu thuyền neo đậu làm cản trở dòng chảy, hoạt động của canô, thuyền bè qua lại cũng là một nguyên nhân sạt lở.
Nguyên nhân gây sạt lở bờ sông đáng lo ngại nhất là việc người dân, doanh nghiệp tự ý gia cố bờ kè hiện nay hầu hết không đúng kỹ thuật. Ở những vùng sạt lở có bờ sông như bán đảo Bình Quới – Thanh Đa, việc đắp bao tải cát phải thực hiện từ dưới lên, trong khi chủ đất lại đóng cừ tràm và đắp bao cát từ trên xuống. Do nền đất không ổn định đã gây trượt khối đất vừa đắp xong và làm sạt lở luôn phần đất lẽ ra được bảo vệ.
Thực trạng trên cho thấy để tận dụng ưu thế có cảnh quan tự nhiên bờ sông của địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch – dịch vụ tại địa phương và hạn chế ngăn ngừa các sự cố sạt lở bờ sông. Để thực hiện mục tiêu này, cần tiến hành biện pháp gia cố kè đúng kỹ thuật, quy định, đảm bảo chất lượng và tuổi thọ công trình.
Mục tiêu của chương trình :
Hướng dẫn, trợ giúp các doanh nghiệp tại các khu vực có nguy cơ sạt lở về quy trình, thủ tục gia cố kè đảm bảo đúng kỹ thuật, quy định, hạn chế và ngăn ngừa các sự cố sạt lở bờ sông.
Lợi ích mang lại từ chương trình :
+ Doanh nghiệp :
Được hỗ trợ về trình tự, thành phần hồ sơ xin gia cố kè
Hiểu rõ ràng về cách thức, trình tự, thành phần hồ sơ xin gia cố kè
Hạn chế và ngăn ngừa các sự cố do sạt lở gây ra
Tiết kiệm tiền của, nâng cao tính an toàn và uy tín doanh nghiệp
Đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của công trình gia cố và các công trình lân cận bờ sông phục vụ du lịch.
+ Chính quyền :
Quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp có nhu cầu gia cố kè
Hạn chế việc tự ý gia cố không đúng kỹ thuật, càng làm sạt lở nghiêm trọng hơn
Nâng cao ý’ thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa sự cố môi trường.
Nội dung chương trình :
Nội dung 1 : Tập huấn về thủ tuc, trình tự đề nghị thỏa thuận xây dựng kè
Nội dung 2 : Tổ chức hỗ trợ, phối hợp xác minh, thẩm định hồ sơ đề nghị thỏa thuận xây dựng kè, kiểm tra việc thực hiện xây dựng kè.
Biện pháp thực hiện chương trình :
Nội dung 1 : Tập huấn về thủ tục, trình tự đề nghị thỏa thuận xây dựng kè
- Rà soát, thống kê, lập danh sách các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông và các đơn vị, doanh nghiệp đóng tại vị trí đó.
- Mời khu quản đường sông phối hợp Uûy ban nhân dân phường 28 tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho các chủ đầu tư về thủ tục, trình tự đề nghị thỏa thuận xây dựng kè nhằm tuân thủ các quy định kỹ thuật để đảm bảo tính ổn định của công trình, chấm dứt tình trạng lấn chiếm sông rạch, phòng chống sạt lở, tăng mỹ quan bờ sông.
Nội dung 2 : Tổ chức hỗ trợ, phối hợp xác minh, thẩm định hồ sơ đề nghị thỏa thuận xây dựng kè, kiểm tra việc thực hiện xây dựng kè
- Tổ chức kiểm tra hiện trường, xác định chính xác vị trí xây dựng kè và hướng dẫn về mẫu thiết kế của tuyến kè
- Tiến hành khảo sát, lập thiết kế tuyến kè cần gia cố
- Tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở và xem xét, thỏa thuận việc xây dựng tuyến kè
- Triển khai gia cố kè theo đúng kỹ thuật, thiết kế đã được duyệt
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng trên địa bàn, cho phép các chủ đầu tư xây dựng kè sau khi đã được Sở Giao Thông – Công chính thỏa thuận bằng văn bản và bàn giao mốc trên hiện trường.
- Kiểm tra tính ổn định của công trình, kiểm tra hiện trạng của tuyến sông, kịp thời phát hiện các vị trí có nguy cơ sạt lở nhằm có giải pháp khắc phục hiệu quả.
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Các chương trình hành động được đề xuất đang được bước đầu triển khai thực hiện tại địa phương đã từng bước phát huy tác dụng, hiệu quả, phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch theo hướng bền vững ở địa phương
Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng
Chương trình nâng cao năng lực quản lý môi trường của cán bộ phụ trách môi trường ở địa phương
Chương trình khuyến khích , hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004.
Chương trình hướng dẫn doanh nghiệp gia cố kè đúng kỹ thuật, quy định
Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng chiếm vị trí quan trọng ưu tiên hàng đầu, bởi lẽ nhận thức cộng đồng về môi trường có vai trò then chốt, xuyên suốt , hỗ trợ, quyết định sự thành công của các chương trình, đảm bảo việc thực hiện mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng hiệu quả, lâu dài.
Chương trình duy trì việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường, không phải chỉ mang tính phát động, hành động phong trào theo một ngày, một tháng hoặc trong một khoảng thời gian nhất định mà phải thực hiện và duy trì thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách thường xuyên, liên tục, lâu dài và có định hướng kế hoạch. Đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi cộng đồng dân cư nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống hàng ngày, trong công tác phát triển dịch vụ – du lịch địa phương, cũng như nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của chính bản thân mỗi thành viên trong cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Bên cạnh đó, cộng đồng cũng phải nắm bắt, hiểu rõ các kiến thức về môi trường nhằm nhận thức được hành vi nào là gây ảnh hưởng đến môi trường, hoạt động nào là bảo vệ môi trường. Một khi cộng đồng nhận thức rõ về môi trường, sẽ tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường, cộng đồng sẽ từng bước nhận diện các vấn đề môi trường cần quan tâm và chủ động đề ra các chương trình hành động, các giải pháp thực hiện công tác bảovệ môi trường, phát huy vai trò làm chủ trong quá trình thực hiện, nâng cao hiệu quả thực hiện.
Mặt khác mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng lấy cộng đồng làm trung tâm cho các hành động, do đó việc hướng đến cộng đồng, nâng cao nhận thức cộng động phải là chương trình ưu tiên bậc nhất, hiệu quả của chương trình này sẽ quyết định sự thành công hay thất bại trong quá trình áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại địa phương.
Chính vì các lý do đó, chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng phải được xem trọng nhất, ưu tiên thực hiện và tập trung, huy động tất cả nguồn lực để thực hiện và từng bước nâng cao, tác động sâu rộng đến ý thức cộng đồng, tạo thành thói quen, hành động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức cộng đồng là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình thực hiện mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
Nếu như yếu tố con người là then chốt trong mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, bên cạnh việc nâng cao nhận thức cộng đồng, kế tiếp cần phải quan tâm đến công tác nâng cao năng lực quản lý của cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương. Chương trình này là bước tiếp theo của chương trình nâng cao nhận thức môi trường của cộng đồng, khi có một tổ chức vững mạnh, cán bộ quản lý có năng lực, chuyên môn cao trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường thì chính quyền địa phương mới có thể giữ vai trò chủ trì trong công tác quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, quản lý một cộng đồng mà nhận thức về môi trường đang được chú trọng nâng cao. Cần có những người trình độ quản lý chuyên môn cao về môi trường, để có thể sử dụng nhân lực, huy động cộng đồng một cách hiệu quả, thực hiện tốt công tác quản lý môi trường. Qua bước đầu thực hiện công tác quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại địa phương sẽ phát huy hiệu quả, vai trò của cộng đồng, tạo điều kiện khơi dậy, khuyến khích cộng đồng phát huy vai trò trong công tác quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
Để mang lại hiệu quả, công tác nâng cao nhận thức cộng đồng không chỉ dừng lại ở việc tổ chức các hội thảo, hội nghị tuyên truyền về nhận thức cộng đồng mà còn phải kết hợp với nhiều phương pháp khác. Kết hợp phát các tờ bướm và nội dung bảo vệ môi trường, kết hợp quay phim chụp hình, chiếu các đoạn phim về hoạt động bảo vệ môi trường cũng như các hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường, phương pháp này sẽ tác động mạnh đến đối tượng được tuyên truyền. Khi tuyên truyền về bảo vệ môi trường thì mức độ tác động đến người dân mạnh hơn. Trong tương lai, để cao nhận thức cộng đồng, để cho cộng đồng nhận thức rõ việc bảo vệ môi trường không phải chi do hành vi đó mang lại lợi ích cho chính bản thân và gia đình họ mà còn là góp phần cho môi trường sạch hơn, bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau.
Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng cần quan tâm chú trọng đối với các sáng kiến nâng cao nhận thức cộng đồng, tập trung vào sự thay đổi thái độ, hành vi bảo vệ môi trường chứ không nên đặt nặng vào công tác nâng cao kiến thức môi trường thái quá, bởi lẽ nâng cao kiến thức về môi trường là để nhằm điều chỉnh, thay đổi thái độ, hành vi cư xử của cộng đồng đối với môi trường.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, cần chỉ rõ những thói quen, tập quán không tốt đối với môi trường hiện nay có những tác động, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Thêm vào đó, chương trình cần cung cấp thông tin về những thói quen, hành vi đơn giản, có thể thực hiện được nhằm cải thiện môi trường một cách thiết thực nhất, gắn liền với các lợi ích của cộng đồng thì sẽ nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
Mặt khác, bên cạnh việc nâng cao năng lực quản lý của cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương, cần phải xây dựng, thiết lập các kênh thông tin môi trường, công khai, minh bạch các thông tin, chủ trương, chủ động thông tin môi trường đến cộng đồng, đồng thời lắng nghe những ý kiến tham gia đóng góp trong công tác quản lý môi trường của cộng đồng.
Tóm lại, mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đòi hỏi phải nâng cao nhận thức cộng đồng ở địa phương, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ phụ trách môi trường ở địa phương, doanh nghiệp, và để ngăn ngừa các sự cố sạt lở bờ sông, tận dụng cảnh quan bờ sông thuận lợi phát triển và thu hút du lịch, du khách, cần tiến hành chương trình hỗ trơ, hướng dẫn doanh nghiệp cách thức gia cố kè đúng kỹ thuậtï, quy định , đồng thời, để nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao ưu thế về thương hiệu, quảng bá thương hiệu trong thị trường hiện nay, trong xu thế Việt Nam chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới thì chương trình hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý môi trường sẽ thúc đẩy các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường ở địa phương và phát triển du lịch tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa trong giai đoạn hiện nay.
Để nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, các chương trình khi xây dựng và thực hiện cần phải hướng tới và chú trọng việc đảm bảo lợi ích cho cộng đồng. Đây là đòn bẩy quan trọng đưa đến thành công của chương trình. Nó sẽ giúp cho các chương trình được duy trì, thực hiện ngay cả khi chương trình đã kết thúc, không những khơi dậy và phát huy sức mạnh của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo duy trì tính bền vững liên tục, lâu dài của việc áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại địa phương.