Sau khi hoàn thành xong bài quy hoạch môi trường gắn liền phát triển kinh tế xã hội có kết luận sau:
- Cho ta cơ sở lý luận về quy hoạch môi trường Thành phố Tam Kỳ
- Từ các mục tiêu, nhiệm vụ ta xác định được các dự án ưu tiên để triển khai
- Từ hiện trạng môi trường, phân tích đánh giá và từ đó dự báo được diễn biến môi trường trong những năm sắp tới để từ đó có các biện pháp, chương trình thực hiện.
- Quy hoạch môi trường này được xây dựng trên cơ sở các định hướng phát triển KTXH của Thành phố cho giai đoạn 2010 – 2025 đã được UBND Thành phố phê chuẩn và tính đến các yếu tố khách quan của Thành phố, chất lượng môi trường và các nguồn tài nguyên. Trong tương lai những điều chỉnh lớn trong Quy hoạch phát triển cũng sẽ dẫn đến việc điều chỉnh quy hoạch này.
95 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường cho T.P Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00
6375
5
Khu CN Tam Thăng
120
6000
5100
6
Tổng
380
19000
16150
Với Lượng nước thải bằng chiếm 85% nhu cầu dùng nước
Bảng 19: Dự báo tải lượng ô nhiễm tại các khu/cụm CN đến năm 2010
TT
Khu/cụm Cụm CN
Quy mô (ha)
Tải lượng ô nhiễm nước thải (kg/ngày)
SS
BOD5
COD
∑P
5.7
4.8
10.2
0.3
1
Cụm CN Trường Xuân
30
171
144
306
9
2
Cụm CN An Phú
50
285
240
510
15
3
Cụm CN phường An Sơn
30
171
144
306
9
4
Khu CN Thuận Yến
150
855
720
1530
45
5
Khu CN Tam Thăng
120
684
576
1224
36
6
Tổng
380
2166
1824
3876
114
Nồng độ ô nhiễm
Bảng 20: Nồng độ ô nhiễm tại các khu/cụm CN đến năm 2010
Lưu lượng (m3/ngđ)
Nồng độ ô nhiễm (mg/l) (chưa xử lý)
SS
BOD5
COD
∑P
16150
134
113
240
7
TCVN 6980: 2001
50
40
70
10
Nhận xét:
Từ nay đến năm 2010 thì sự phát triển công nghiệp của Thành phố đã hoạt động tương đối ổn định ở giai đoạn đầu, nên việc thải ra môi trường với nồng độ như thế này (chưa xử lý) là: SS:134 mg/l; BOD5:113 mg/l; COD:240 mg/l; ∑P: 7mg/l; ban đầu thì chưa nghiêm trọng nhưng so với TCVN 6980: 2001 thì cao hơn gấp 2-3, với tình hình phát triển ngày càng nhiều thì cần phải xem xét đến vấn đề môi trường sớm như dùng biện pháp sản xuất sạch hơn và xây dựng hệ thống xử lý cho từng nhà máy sau đó thải ra hệ thống chung của khu công nghiệp rồi xử lý tập trung trước khi ra ngoài nguồn tiếp nhận
Chất thải rắn trong khu/cụm công nghiệp
Theo kết quả điều tra 10 KCN trên địa bàn Đồng Nai năm 2001 của trung tâm Entec, trung bình hàng ngày mỗi KCN thải ra môi trường khoảng 104,7 kg rác thải/ha/ngày (không kể rác sinh hoạt) trong đó chất thải nguy hại chiếm 20%. Dựa vào đó ta tính được lượng rác năm 2010
Bảng 21: Dự báo lượng rác thải tại các khu/cụm CN đến năm 2010
ĐVT: tấn/ngày
Cụm CN Trường Xuân
Quy mô (ha)
Lượng rác thải ra
Chất thải không nguy hại
Chất thải nguy hại
Cụm CN An Phú
30
3.1
Cụm CN phường An Sơn
50
5.2
Khu CN Thuận Yến
30
3.1
Khu CN Tam Thăng
150
15.7
Cụm CN Trường Xuân
120
12.6
Tổng
380
39.7
31.76
7.94
Chất thải công nghiệp chiếm một lượng lớn gồm 39.7 tấn/ ngày. Trong đó chất thải không nguy hại chiếm 31.76 tấn/ ngày, còn chất thải nguy hại chiếm 7.94 tấn/ ngày.
Khí thải tại các khu / cụm CN
Theo kết quả điều tra của Viện Kỹ Thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, Viện Tài Nguyên và Môi trường tại các KCN Biên Hoà I, Biên Hòa II, KCN Tân Thuận, KCN Linh Trung. Ta có thể đưa ra hệ số phát thải các chất ô nhiễm không khí là:
TT
Thông số
Hệ số ô nhiễm (kg/ha/ngđ)
1
Bụi
8.18
2
SO2
78.27
3
SO3
1.02
4
NO2
5.11
5
CO
2.42
6
THC
0.66
(Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, 1995)
Theo quy hoạch của Thành phố Tam Kỳ về khu/cụm công nghiệp đến năm 2010 sẽ lấp đầy các Khu công nghiệp. Nên dự báo tải lượng ô nhiễm cho các KCN của Thành phố Tam Kỳ lấy hệ số ô nhiễm nghiên cứu một số KCN năm 2001 làm hệ số ô nhiễm cho KCN ở Thành phố Tam Kỳ đến năm 2010 vì ở các KCN của Thành phố Tam Kỳ đang và đã đi vào hoạt động đến 2010 sẽ lấp đầy các KCN
Bảng 22: Dự báo tải lượng ô nhiễm khí thải tại các KCN đến năm 2010
ĐVT: Kg/ngày
TT
Khu / Cụm CN
Bụi
SO2
SO3
NO2
CO
THC
1
Cụm CN An Phú
245
2348
31
153
73
20
2
Cụm CN phường An Sơn
409
3913
51
255
121
33
3
Khu CN Thuận Yến
245
2348
31
153
73
20
4
Khu CN Tam Thăng
1227
11741
153
766
363
99
5
Cụm CN Trường Xuân
982
9392
122
613
290
80
6
Tổng
3108
29743
387
1942
919
251
Nhận xét:
Đến năm 2010 thì tải lượng ô nhiễm của bụi khoảng 3108 kg/ngày; SO2 là 29743 kg/ ngày; SO3 chiếm khoảng 383 kg/ ngày; NO2 thì 1942 kg/ ngày; CO khoảng 919 kg/ ngày; còn THC là 251 kg/ ngày. Trong đó KCN Tam Thăng chiếm nhiều nhất gần 40% tổng tải lượng các KCN
DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Môi trường đất
Thay đổi giá trị sử dụng đất
Với tình hình phát triển của Thành phố thì một phần diện tích đất nông nghiệp sẽ chuyển đổi qua đất đô thị. Như vậy, một mặt sẽ làm tăng giá trị sử dụng lên nhiều lần nhưng mặt khác xảy ra một số vấn đề về đền bù cho những người mất đất, việc chuyển đổi làm nông nghiệp sang việc khác quả là rất khó khăn vì trình độ và ý thức chưa cao, thói quen của người dân cũng thay đổi. Mặt khác khi xây dựng đô thị đất canh tác bị mất đi để thay vào đó là nhà cửa và các công trình kiến trúc đô thị khác
Ô nhiễm môi trường đất
Các phụ phẩm, hoá chất BVTV và lạm dụng phân hóa học là tác nhân gây ô nhiễm lâu dài môi trường đất ở một số phường/ xã của Thành phố
Nhận xét
Giá trị sử dụng đất sẽ tăng lên do chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất đô thị và công nghiệp cũng như năng suất sản xuất trong nông nghiệp sẽ tăng lên.
Đất sẽ ngày càng bị ô nhiễm do tiếp nhận các nguồn thải từ đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, bãi chôn lấp chất thải rắn.
Tuy nhiên do thu hẹp nông nghiệp và xu hướng sản xuất sạch và sử dụng an toàn thuốc BVTV nên tải lượng ô nhiễm từ thuốc BVTV sẽ giảm.
Môi trường nước
Giá trị sử dụng nước sẽ bị thay đổi để chuyển nhượng cho đối tượng sử dụng mới. Trước đây nước chủ yếu được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và giải trí. Trong tương lai Thành phố Tam Kỳ sẽ có nhiều khu đô thị mới, một phần lớn nước sẽ được dùng để phục vụ công nghiệp và sinh hoạt. Mặt khác nước sau khi sử dụng cũng sẽ bị ô nhiễm hơn, gây thiệt hại cho khu vực hạ lưu.
Chất lượng nước mặt sẽ bị suy giảm do tiếp nhận nước thải đô thị, nước thải công nghiệp, sử dụng thuốc BVTV và nước thải từ bãi chôn lấp rác Tam Đàn trong khi chất lượng nước thượng nguồn nói chung chưa thay đổi
Tài nguyên rừng, cảnh quan, môi trường nhân văn
Phát triển KTXH trong đó có đô thị hóa, CN hóa làm cho đất canh tác bị mất đi để thay vào nhà cửa và các công trình kiến trúc đô thị, khu CN. Hệ sinh thái tự nhiên khu vực bị phá vỡ, đa dạng sinh học bị ảnh hưởng, làm mất đi vùng đệm cây xanh, hệ thủy văn một số xã của thành phố
Văn hóa truyền thống địa phương có thể biến đổi hoặc mất đi, thay vào là nền văn minh đô thị mới. Một số di tích văn hóa, lịch sử cũng có thể bị tổn hại về vị trí, cảnh quan, tầm nhìn theo cấu trúc đô thị mới (như chùa, tượng đài). Hệ thống thu gom rác thải bị quá tải gây ứ đọng rác trong đô thị, làm mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường.
Khi xây dựng một đô thị mới, người ta chú ý nhiều đến các tiêu chuẩn sống chuẩn mực cho dân đô thị mà ít để ý đến thành phần dân có thu nhập thấp. Đây chủ yếu là dân di cư từ khu vực nông thôn nghèo khó, thiếu việc làm đến tham gia vào lực lượng lao động công nghiệp vốn rất thiếu ở những đô thị mới. Một số trong họ di dân tự do đến tham gia vào lực lượng lao động tự do làm các nghề tạp vụ. Đa số họ không có khả năng tài chính để tạo lập một cuộc sống theo các chuẩn mực trên. Họ thường sống ở những khu vực không được quy hoạch tốt mà hạ tầng cơ sở thiết yếu nhất như điện, cấp thoát nước, thu gom rác thải, giao thông đi lại thiếu hoặc không theo chuẩn mực vệ sinh môi trường. Họ sẽ là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất do ô nhiễm môi trường đô thị. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trẻ lang thang, xã hội đen sẽ phát sinh theo sự phát triển đô thị mới. Ngoài ra vấn đề người nhập cư với thành phần khá phức tạp, khó kiểm soát cũng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh.
Aûnh hưởng của việc di dời, tái định cư và giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu đô thị, CN chủ yếu đến môi trường xã hội trong đó vấn đề công bằng, vô tư là yếu tố quan trọng nhất. Kinh nghiệm cho thấy khi hoạch định chính sách, đơn giá đền bù không phù hợp với thực tế thị trường sẽ gây bất bình, xáo trộn lòng dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, chính quyền.
DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
Đến năm 2010 sẽ hoàn thành một số con đường giao thông mới qua Thành phố Tam Kỳ là:
Đường Nguyễn Hoàng là đường tránh QL1A về phía Tây đoạn Thành phố Tam Kỳ
Đường Nguyễn Văn Trổi kéo dài từ Quốc lộ 1A cũ đến khu sông Đầm
Đường Điện Biên kéo dài từ nhà Ga đến bãi biển Tam Thanh
Đường 616 cũ qua cầu Kỳ Phú mở rộng
Đường Nam Quảng Nam nối từ cao tốc Đà Nẵng – Dung Quốc đến đường Thanh niên ven biển
Đường Hùng Vương
Đường An Hà- Quảng Phú từ đường đối ngoại phía Bắc Tam Kỳ đến đường nối các khu trong khu kinh tế mở
Đường cảnh quan cây xanh nối các khu ở, khu công viên cây xanh, khu Giáo dục
Đường Thanh niên ven biển gắn kết các khu dịch vụ du lịch, các khu ở sinh thái
Vậy tổng chiều dài đường giao thông là: 80 km
Mật độ xe
Theo thống kê, hàng năm lượng xe tải, xe hành khách, xe con cũng như xe máy ngày càng gia tăng.
Tính đến năm 2005 số lượng hành khách vận chuyển là 483.5000 hành khách, hành khách luân phiên là 28.178.733 hành khách để đáp ứng nhu cầu như thế thì cần phải một lượng xe lớn.
Tiêu chuẩn tính xe con: 15-20 xe/nghìn dân, tính toán Thành phố sẽ có 1500 -2000 xe năm 2005. Dự báo lượng xe ô tô đến năm 2010, toàn Thành phố sẽ có 2500 – 3200 xe và đến năm 2025 thì khoảng 5400 – 7200 xe
Về xe máy ước tính bình quân khoảng 2 người/1 xe máy như vậy với dân số như trên thì số lượng xe máy vào tương ứng là:
Năm
Số Dân
Số Xe Máy
2005
119706
59853
2010
154642
77321
2025
360705
180352
Thành phố Tam Kỳ nằm dọc theo đường Quốc lộ 1A, cách Đà Nẵng 70km về phía Bắc , cách khu kinh tế Dung Quốc (Quảng Ngãi) khoảng 25 ÷ 40 km về phía Nam. Thành phố nằm ở khu vực đồng bằng duyên hải miền Trung có vị trí giao thông rất thuận lợi để phát triển ra các vùng kinh tế phía Bắc, phía Nam, vùng Tây Nguyên, các cửa khẩu Việt - Lào thông qua con đường Hồ Chí Minh ở phía Tây nên lượng xe tải chở hàng hóa qua Thành phố rất nhiều và được tính khả năng phát thải dựa trên chiều dài đường giao thông và số lượng xe của Thành phố Tam Kỳ
Theo số liệu thống kê của phòng cảnh sát giao thông Thành phố Tam Kỳ, năm 2005 có khoảng 6000 xe tải và 1500 - 2000 xe con. Dự báo lượng xe ô tô trong những năm tiếp theo:
Năm
Hệ số gia
tăng lượng xe (%)
Số lượng xe tải
Số lượng xe con
Tổng lượng xe
2005
-
6000
1500 – 2000
7500 - 8000
2008
10
6600
2010
10
7260
2500 - 3200
9760 - 10460
2012
10
7986
2014
10
8785
2016
10
9663
2018
10
10629
2020
10
11692
2022
10
12862
2025
10
14148
5400 - 7200
19548 - 86148
Với số lượng xe ô tô như trên, dự báo khả năng phát thải khí thải đến năm 2010 do các loại xe vận tải sinh ra như sau:
Bảng 23: Dự báo về tải lượng ô nhiễm không khí do giao thông vận tải
STT
Chỉ tiêu
Tải lượng/1000km
(kg)
Tổng chiều dài (x1000km)
Tổng tải lượng (kg/ng)
1
Bụi
0.9
0.8
5227.2
2
SO2
2.075xS
0.8
6025.8
3
N0x
14.4
0.8
83635.2
4
CO
2.9
0.8
16843.2
5
THC
0.8
0.8
4646.4
(Nguồn: WHO, Rapid Environment Assessment, 1993 đối với loại xe vận tải sử dụng dầu DO có công suất 3.5 -16 tấn)
Với S là hàm lượng lưu huỳnh (S) trong dầu DO (chiếm 0.5%)
Theo dự báo trên ta có thể thấy rằng áp lực lên môi trường do hoạt động giao thông vận tải là rất lớn. Đến năm 2010 mỗi ngày Thành phố Tam Kỳ sẽ tiếp nhận khoảng 5.2 tấn bụi; 6 tấn SO2, 83.6 tấn NOx; 16.8tấn CO; và 4.6 tấn THC từ các hoạt động giao thông vận tải. Với một lượng khí ô nhiễm như trên nếu không được khống chế nghiêm ngặt thì sẽ làm cho môi trường Thành phố ô nhiễm nghiêm trọng, mà đặc biệt là khu vực dọc các tuyến đường
DỰ BÁO VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH, NHỮNG KHU VỰC Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2010
Theo tài liệu của Viện vật lý địa cầu, khu vực Tam Kỳ nằm trong vùng dự báo có thể xảy ra động đất cấp 6
Vùng ven các con sông địa chất yếu hơn, khi xây dựng công trình tại vùng này cần khoan, khảo sát kỹ
Nước ngầm mạch nông xuất hiện ở độ sâu 2 – 10m. Khi xây dựng cần khảo sát kỹ để có giải pháp hợp lí về móng công trình
Khai thác khoáng sản trái phép như cát, sỏi, sạn ở lòng sông; vàng thì ở các vùng núi, địa hình hiểm trở. Tại nơi khai thác vàng tình trạng an ninh, trật tự rất phức tạp, tệ nạn ma túy, mại dâm đặt biệt là ô nhiêm môi trường ngày càng gia tăng, trầm trọng
CHƯƠNG 5
XÁC ĐỊNH CÁC NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM
XÂY DỰNG CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO THÀNH PHỐ TAM KỲ
Mục tiêu tổng quát
Không ngừng bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước
Mục tiêu định hướng
Tiếp tục phòng ngừa ô nhiễm, tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường.
Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể
Mục tiêu
Nhiệm vụ
1. Phòng ngừa ô nhiễm
- Tất cả 100% khu công nghiệp được phép lập báo cáo, ĐTM và trình duyệt
- Nên áp dụng sản xuất sạch hơn vào các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp
- Tăng cường giám sát môi trường
- Xây dựng mới trên các khu vực chưa có mạng lưới thoát nước.
2. Cải thiện môi trường
- 100% các cụm/khu công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung
- 100% chất thải rắn công nghiệp phải được thu gom, xử lý
- 100% bệnh viện phải có lò đốt rác bệnh phẩm
- 100% bệnh viện phải có hệ thống xử lý nước thải y tế
- Giảm lượng xe, cộ lưu thông trên những giờ cao điểm
- 100% người dân phải biết phân loại rác tại nguồn
- 100% hộ gia đình có bể tự hoại trước khi thải ra kênh rạch
- Bổ sung thêm các tuyến đường mới nếu tuyến cũ không đủ tiêu thoát nước
- Phải xây dựng bãi chôn rác hợp vệ sinh
3. Bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
- Bảo vệ rừng đầu nguồn
- Bảo vệ các loài động vật quý hiếm
4. Nâng cao nhận thức
- Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục các cấp học
- Tổ chức thường xuyên những ngày chủ nhật xanh,
- Thường xuyên có những buổi thảo luận, báo các chuyên đề về vấn đề bảo vệ môi trường, tầm quan trọng cũng như hiện trạng của chúng như thế nào để mọi người có cái nhìn thiết thực hơn
5. Tăng cường nhân lực
- Thành lập chi cục bảo vệ môi trường cấp phường/ xã
- Xây dựng lực lượng tiếp tục đào tạo thêm nhiều cán bộ có trình độ về kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành gần với quy hoạch môi trường nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung
- Nâng kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường đạt 1% tổng chi ngân sách
XÁC ĐỊNH CÁC NỘI DUNG CẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO THÀNH PHỐ TAM KỲ
Để đạt được các mục tiêu trên, các nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường được đề xuất như sau:
5.2.1 Tăng cường hiệu quả quản lý môi trường của địa phương
Xây dựng cơ chế quản lý điều phối các hoạt động môi trường.
Thành lập ban quản lý môi trường cấp Thành phố, cấp Huyện và cấp Phường
Tăng cường hiệu quả của việc phối hợp giải quyết đồng bộ các vấn đề môi trường chung của Thành phố Tam Kỳ và các khu vực giáp ranh với Tam Kỳ cũng như cả tỉnh Quảng Nam
Xây dựng chương trình huấn luyện để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, Huyện, Phường
Xây dựng cơ sở thông tin môi trường tổng hợp.
Xây dựng và triển khai các chương trình quản lý môi trường.
5.2.2 Nâng cao nhận thức môi trường và tăng cường sự tham gia của cộng đồng
Vai trò bảo vệ môi trường của toàn dân được khẳng định trong luật Bảo vệ môi trường. Chương trình bảo vệ môi trường thật sự thành công khi và chỉ khi được người dân nhận thức sâu sắc, ủng hộ và tham gia tích cực. Do đó, nội dung này được đánh giá là có tầm quan trọng quyết định và phải được duy trì thường xuyên và lâu dài. Các nội dung cụ thể bao gồm:
Xác định các đối tượng của chương trình
Xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức môi trường phù hợp với từng đối tượng.
Triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức.
Xây dựng các dự án trình diễn thu hút sự tham gia của cộng đồng.
Kiểm soát, giảm thiểu các tác độïng tiêu cực do hoạt động dự án bãi chôn lấp rác tại Tam Xuân II
Dự án bãi chôn lấp rác Tam Xuân II là một dự án lớn của Thành phố vì vậy việc hạn chế ảnh hưởng của bãi rác và cải tạo môi trường xung quanh không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của Huyện Núi Thành mà phụ thuộc nhiều vào việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường của Thành phố Tam Kỳ. Dưới đây là nội dung của chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực quanh bãi rác Tam Xuân II mà Thành phố Tam Kỳ sẽ thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giải quyết các vấn đề của bãi rác giữa Thành phố Tam Kỳ và Huyện Núi Thành
Điều tra, xác định phạm vi ảnh hưởng của bãi rác và mức độ thiệt hại của xã Tam Xuân II, huyện Núi Thành do ô nhiễm môi trường phát sinh từ bãi rác.
Đề xuất các giải pháp đền bù, hỗ trợ cho người bị thiệt hại phù hợp với điều kiện của địa phương
Đề xuất các phương án xử lý ô nhiễm đặc biệt là nước rỉ rác và ngăn ngừa sự cố
Xem xét đánh giá bổ sung các kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án.
Lập kế hoạch giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của dự án.
Kiểm soát ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp
Điều tra tình hình sử dụng hóa chất nông dược và phân bón trong nông nghiệp Thành phố Tam Kỳ
Điều tra tình hình thu gom và xử lý chất thải trồng trọt (phế thải nông nghiệp và chai lọ, bao bì đựng hóa chất, phân bón).
Điều tra tình hình xử lý chất thải chăn nuôi.
Tiếp tục triển khai mô hình nông nghiệp hữu cơ trong canh tác.
Nhân rộng mô hình “năng suất xanh”.
Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Xây dựng chương trình phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý địa phương và Ban quản lý các KCN
Xây dựng chương trình quản lý các doanh nghiệp nằm ngoài KCN.
Ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường xung quanh các cụm dân cư đặc biệt là cụm dân cư mới và dân cư sống gần các khu/ cụm công nghiệp
Điều tra thực trạng cơ sở hạ tầng khu vực dân cư mới và dân cư sống gần khu/ cụm công nghiệp
Khảo sát tình trạng xả rác bừa bãi tại các khu vực dân cư.
Xây dựng kế hoạch cải thiện điều kiện vệ sinh và ngăn chặn tình trạng xả rác bừa bãi.
Triển khai đồng bộ việc thu gom rác triệt để, xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện đặc biệt là hệ thống cấp – thoát nước tại các cụm dân cư mới trên địa bàn toàn Thành phố
ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH/ DỰ ÁN BIỂU DIỄN
Các dự án về môi trường đô thị – nông thôn
Dự án 1: Dự án” Xây dựng các chương trình giám sát về không khí và nước” tại Thành phố Tam Kỳ
Dự án 2: “Nâng cấp, mở rộng nhà máy cấp nước Tam Kỳ “của Tp. Tam Kỳ
Dự án 3: “Đưa nước sạch về vùng nông thôn đặc biệt là xã Tam Phú và Tam Thanh” của thành phố Tam Kỳ
Dự án 4: Dự án “Cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa và mạng lưới thoát nước sinh hoạt “ cho Thành phố Tam Kỳ
Dự án 5: Dự án” Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới không gây ô nhiễm môi trường”
Dự án 6: Dự án” Xây dựng công trình chống sạt lở bờ sông/ biển tại xã Tam Thanh và các phường gần sông của Thành phố”
Dự án 7: Dự án “Xây dựng công trình tiếp nhận và xử lý chất thải từ các tàu thuyền”
Dự án 8: Dự án” Xây dựng thí điểm nhà vệ sinh có bể tự hoại hợp vệ sinh ở một số phường đặc trưng” rồi nhân rộng ra cả Thành phố
Dự án 9: Dự án “Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn cho Phường An Mỹ – Thành phố Tam Kỳ”
Dự án 10: Dự án” Xây dựng trạm xử lý nước thải đô thị tập trung cho Thành phố Tam Kỳ”
Dự án 11: Dự án” Xây dựng bãi chôn rác hợp vệ sinh tại Tam Xuân II cho Thành phố Tam Kỳ”
Dự án 12: Dự án “ Xây dựng lò đốt rác thải y tế và chất thải nguy hại cho Thành phố Tam Kỳ”
Dự án 13: Dự án “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải nông nghiệp độc hại tại xã Tam Thăng”
Dự án 14: Dự án” Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại khu Du lịch Sinh thái Hồ Phú Ninh”
Dự án 15: Dựa án “ Thực hiện thí điểm mô hình trồng các loại dây leo tại một số con đường của Trung tâm Thành phố Tam Kỳ”
Dự án 16: Dự án “ Xây dựng công viên An Thổ, An Mỹ Đông, núi Đàn trong Thành phố Tam Kỳ”
Dự án 17: Xây dựng chương trình “ Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học tại tất cả các trường của Thành phố Tam Kỳ”
Dự án 18: Dự án “ Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các cơ quan quản lý các ngành”
Dự án 19: Dự án” Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên về môi trường, khoa học và công nghệ” của Thành phố Tam Kỳ
Dự án 20: Dựa án” Xây dựng đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học giỏi về chuyên ngành môi trường” của Thành phố Tam Kỳ
Dự án 21: Dự án “Tăng cường năng lực cho hệ thống thu gom, vận chuyển rác” Thành phố Tam Kỳ
Các dự án cho môi trường công nghiệp
Dự án 22: Dự án” Xây dựng trạm xử lý nước thải công nghiệp tập trung” cho tất cả các khu công nghiệp
Dự án 23: Dự án” Xử lý các chất thải độc hại và nguy hại” cho các khu công nghiệp của Thành phố Tam Kỳ
Dự án 24: Dự án” Di dời các cơ sở sản xuất gần nhà dân tập trung thành một cụm công nghiệp” ở Thành phố Tam Kỳ
SẮP XẾP ƯU TIÊU CÁC DỰ ÁN
Tiêu chí lựa chọn các dự án ưu tiên
Giải quyết các vấn đề môi trường mang tính cấp bách trước mắt và mang tính cơ bản lâu dài
Giải quyết các vấn đề môi trường mang tính vùng
Khả năng huy động vốn
Dựa vào các dự án ưu tiên trong quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2005 - 2025
Dựa vào 36 chương trình, dự án ưu tiên của chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2025
Các chương trình, dự án ưu tiên
Dựa vào các tiêu chí trên, ta chọn được các dự án ưu tiên sau
Các dự án cần thực hiện từ nay đến năm 2010
Dự án
Tên các dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2006 -2010
Dự án 2
Dự án “Nâng cấp, mở rộng nhà máy cấp nước Tam Kỳ” của Tp. Tam Kỳ
Dự án 3
Dự án “Đưa nước sạch về vùng nông thôn đặc biệt là xã Tam Phú và Tam Thanh” của thành phố Tam Kỳ
Dự án 4
Dự án “Cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa và mạng lưới thoát nước sinh hoạt “ cho Thành phố Tam Kỳ
Dự án 8
Dự án” Xây dựng thí điểm nhà vệ sinh có bể tự hoại hợp vệ sinh ở một số phường đặc trưng” rồi nhân rộng ra cả Thành phố
Dự án 11
Dự án” Xây dựng bãi chôn rác hợp vệ sinh tại Tam Xuân II cho Thành phố Tam Kỳ
Dự án 14
Dự án” Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại khu Du lịch Sinh thái Hồ Phú Ninh”
Dự án 16
Dự án “ Xây dựng công viên An Thổ, An Mỹ Đông, núi Đàn trong Thành phố Tam Kỳ”
Các dự án thực hiện từ nay đến 2025
Dự án
Tên các dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2006 -2025
Dự án 1
Dự án” Xây dựng các chương trình giám sát về không khí và nước” tại Thành phố Tam Kỳ
Dự án 5
Dự án” Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới không gây ô nhiễm môi trường”
Dự án 6
Dự án” Xây dựng công trình chống sạt lở bờ sông/ biển tại xã Tam Thanh và các phường gần sông của Thành phố”
Dự án 9
Dự án “Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn cho Phường An Mỹ – Thành phố Tam Kỳ”
Dự án 10
Dự án” Xây dựng trạm xử lý nước thải đô thị tập trung cho Thành phố Tam Kỳ”
Dự án 13
Dự án “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải nông nghiệp độc hại tại xã Tam Thăng”
Dự án 15
Dựa án “ Thực hiện thí điểm mô hình trồng các loại dây leo tại một số con đường của Trung tâm Thành phố Tam Kỳ”
Dự án 17
Xây dựng chương trình “ Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học tại tất cả các trường của Thành phố Tam Kỳ”
Dự án 18
Dự án “ Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các cơ quan quản lý các ngành”
Dự án 19
Dự án” Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên về môi trường, khoa học và công nghệ” của Thành phố Tam Kỳ
Dự án 20
Dựa án” Xây dựng đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học giỏi về chuyên ngành môi trường” của Thành phố Tam Kỳ
Dự án 21
Dự án “Tăng cường năng lực cho hệ thống thu gom, vận chuyển rác” Thành phố Tam Kỳ
Các dự án thực hiện từ năm 2011 đến năm 2025
Dự án
Tên các dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2011 -2025
Dự án 7
Dự án “Xây dựng công trình tiếp nhận và xử lý chất thải từ các tàu thuyền”
Dự án 12
Dự án “ Xây dựng lò đốt rác thải y tế và chất thải nguy hại tại bãi rác Tam Xuân II cho Thành phố Tam Kỳ”
Dự án 22
Dự án” Xây dựng trạm xử lý nước thải công nghiệp tập trung” cho tất cả các khu công nghiệp
Dự án 23
Dự án” Xử lý các chất thải độc hại và nguy hại” cho các khu công nghiệp của Thành phố Tam Kỳ
Dự án 24
Dự án” Di dời các cơ sở sản xuất gần nhà dân tập trung thành một cụm công nghiệp” ở Thành phố Tam Kỳ
Từ các tiêu chí trên ta xác định được các dự án ưu tiên, vùng ưu tiên trong từng giai đoạn thực hiện quy hoạch môi trường. Tuy nhiên, thứ tự ưu tiên có thể thay đổi vì trong quá trình phát triển, việc thực hiện các dự án còn phù thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau như nguồn vốn đầu tư, nhân lực, sự ổn định của quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội,
CHƯƠNG 6
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
THIẾP LẬP CƠ QUAN QUẢN LÝ, ĐIỀU PHỐI HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CẤP THÀNH PHỐ/ HUYỆN/ VÀ CẤP PHƯỜNG
Đề xuất cơ chế quản lý, điều phối hoạt động bảo vệ môi trường
Với hoàn cảnh thực tế chưa có hoặc rất ít có một cơ quan quản lý môi trường cấp Phường riêng biệt, cán bộ môi trường chuyên trách tại các cơ sở không có nên phải có một cơ chế quản lý linh hoạt, không chỉ dựa vào hay chờ các cơ quan quản lý môi trường trên giải quyết. Để duy trì tốt các hoạt động bảo vệ môi trường cần phải thực hành một cơ chế quản lý linh hoạt có sự phối hợp và thu hút được sự quan tâm của nhiều thành phần xã hội và kinh tế. Yêu cầu của cơ chế này là:
Đảm bảo vừa giải quyết các vấn đề môi trường riêng rẽ, đồng thời hoà hợp được các hoạt động môi trường khác nhau trên một khu vực chung.
Đảm bảo sự điều phối thống nhất của các dự án cải thiện môi trường khác nhau trên địa bàn Thành phố, Huyện lân cận của tỉnh tránh sự chồng chéo trùng lặp giữa các hoạt động của dự án.
Cơ chế phối hợp không phức tạp, vừa có sự phân định trách nhiệm rõ ràng của các cơ quan quản lý, các bên tham gia về môi trường. Khuyến khích được nhiều tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là lực lượng thanh niên học sinh tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, như thế sẽ có ý thức và nhận thức về môi trường trong nhân dân.
Tăng cường hiệu quả của việc phối hợp giải quyết đồng bộ các vấn đề môi trường chung của Thành phố Tam Kỳ và các Huyện lân cận
Xác lập cơ chế phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường có tính liên vùng.
Thành lập tổ thông tin môi trường liên vùng nhằm trao đổi thông tin về các hoạt động diễn ra trong vùng để có biện pháp xử lý hoặc điều chỉnh kịp thời công tác quản lý MT. Một trong những cán bộ của tổ thông tin môi trường liên vùng sẽ là Trưởng hoặc Phó ban Quản lý Môi trường Huyện.
Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các qui định MT
Giám sát thường xuyên chất lượng MT
Giải quyết kịp thời các sự cố về môi trường
Xây dựng hệ thống thông tin môi trường
Kế hoạch phối hợp các chương trình giám sát môi trường trên địa bàn Thành phố và cả các Huyện lân cận của tỉnh
Thiết lập bộ phận quản lý các số liệu giám sát môi trường, thông tin về môi trường
Tổ chức các hệ thống thông tin môi trường hai chiều
Các giải pháp bổ trợ khác
Phân định trách nhiệm bảo vệ môi trường theo lãnh thổ
Cụ thể hoá các quy định về bảo vệ môi trường
Thiết lập chế độ báo cáo và thủ tục giải quyết các vấn đề môi trường
Triển khai các kế hoạch hành động
Kế hoạch về tăng cường năng lực quản lý môi trường
Xây dựng chương trình giám sát môi trường
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
Xét trên cơ cấu kinh tế, trên mật độ dân số, Thành phố dù có một số phát triển về cơ sở hạ tầng, hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhất định, nhưng vẫn là nơi phát triển nông nghiệp. Một số nơi có chuyển động đô thị hóa là các phường của Thành phố
Đối với dân cư có đặc điểm như của Thành phố Tam Kỳ, giải pháp nâng cao năng lực cộng đồng sẽ được thực hiện bằng các phương cách sau:
Phân chia dân cư thành các nhóm nhỏ, có tính chất tương đồng về mặt xã hội và nhận thức.
Trong các nhóm này xác định các cá nhân là nòng cốt để có một lực lượng truyền thông môi trường thành thạo và có tính năng động nâng cao mọi hoạt động đến từng khu phố, ấp, tổ nhân dân
Dựa trên các vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết, xây dựng các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức BVMT và triển khai việc bồi dưỡng cho các cán bộ nòng cốt.
Thực hiện các biện pháp trợ giúp cần thiết để các cán bộ nòng cốt vận động, tuyên truyền bằng những hình thức và nội dung phù hợp với các đối tượng là tầng lớp nông dân, người lao động giản đơn đã quen với tập quán trên đồng dưới ruộng ý thức BVMT.
Ngoài ra, có thể xây dựng nâng cao nhận thức cộng đồng thành chỉ tiêu thi đua hàng năm để chấm điểm cho cấp tổ, thôn, xã, phường
Và đơn vị phối hợp không kém phần quan trọng là các phương tiện thông tin đại chúng: đài phát thanh Thành phố, đài phát thanh phường/ xã sẽ tác động hiệu quả hơn qua các bài tuyên truyền cổ động để mọi người cùng hưởng ứng, xem đây là việc làm nhằm mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho cộng đồng dân cư. Nên lập một bản tin môi trường riêng của huyện và phát không đến các tổ dân phố nhằm cung cấp thông tin liên quan hoặc đăng các thành tựu của địa phương trong công tác BVMT
Tổ chức các chiến dịch môi trường có sự tham gia của học sinh, sinh viên các tổ chức đoàn thể trên toàn Thành phố
Lồng ghép các vấn đề môi trường vào các chương trình xã hội (chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình giáo dục cộng đồng) Có chính sách hỗ trợ các thành phần lao động có thu nhập thấp cải thiện điều kiện sinh hoạt : cấp nước, nhà vệ sinh, chi phí thu tiền rác
Thông tin thường xuyên và kịp thời các vấn đề môi trường của Thành phố và đưa các vấn đề đó vào thảo luận ở tổ dân phố, tổ, thôn
Chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng tại các khu dân cư , xây dựng các nhà vệ sinh công cộng
Thực thi các biện pháp cưỡng chế các hành vi xả rác phóng uế bừa bãi tại khu dân cư và nơi công cộng
THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CHUYÊN NGÀNH
Định hướng chiến lược, quy hoạch sử dụng tài nguyên nước
Trong định hướng này, tôi chỉ đề cập đấn các biện pháp để quy hoạch hiệu quả hơn trong việc sử dụng nước
Quản lý rừng tốt, bảo vệ rừng hiện có, trồng rừng phủ xanh đất trồng núi trọc, nghiêm cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, phấn đấu đưa tỷ lệ rừng che phủ lên khoảng 50% trong vòng 10 – 15 năm tới
Trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học. Áp dụng biện pháp nuôi tôm tiên tiến để hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi tôm tràn lan trên sông ngòi, kênh rạch
Nghiêm cấm khai thác khoáng sản ( vàng, cát, sỏi,) bừa bãi. Nước thải từ các bãi khai thác vàng phải được tập trung xử lý đạt tiêu chuẩn mới được thải ra môi trường
Tuyên truyền cộng đồng về tài nguyên, Luật Bảo vệ Môi trường nhằm làm cho mọi người dân tự giác tham gia vào công tác bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường, tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử phạt các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
Nghiên cứu, xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng nước trên các dòng sông
Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp nước sạch cho sinh hoạt, cho phát triển công nghiệp, dịch vụ cần nâng cấp nhà máy nước Tam Kỳ lên 54.000 m3/ngày đêm với nguồn nước chủ yếu là hồ chứa nước Phú Ninh.
Điều chỉnh cân bằng nguồn nước trên các sông. Tận dụng các nguồn nước sông khác để tưới tiêu cho nông nghiệp
Định hướng quy hoạch thoát nước cho Thành phố Tam Kỳ
Quy hoạch kiểm soát chất lượng môi trường không khí
Quy hoạch môi trường trong các khu công nghiệp
Đối với KCN hiện có: Phải tiến hành đánh giá tác động môi trường, kiểm tra và xử lý kịp thời, nghiêm ngặt các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường, áp dụng biện pháp kinh tế theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Đối với khu công nghiệp mới hình thành: Thực hiện kiểm soát việc gây ảnh hưởng môi trường từ khâu xây dựng dự án đầu tư đến khi đi vào sản xuất, kinh doanh, bảo đảm phương án xử lý môi trường của từng nhà máy gắn với toàn khu. Kết hợp quy hoạch trồng cây xanh ở các khu công nghiệp tập trung.
Quy hoạch phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng
Định hướng quy hoạch thu gom, xử lý rác thải
Phải giải quyết các vấn đề sau
Trong giai đoạn 2006 - 2010
Tập trung chất thải y tế nguy hại của các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố đốt tại lò đốt chất thải y tế của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam
Mở rộng và tăng hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị hiện có
Xây dựng nhiều điểm trung chuyển (ĐTC) mới, hợp vệ sinh sao cho từ ĐTC đến nhà dân ít nhất là 50m, vị trí ĐTC tránh được sự ngập úng vào mùa mưa, và đặt ở những nơi kín đáo để đảm bảo mỹ quan đô thị của khu vực. Việc bố trí các ĐTC phải hợp lý và giành một diện tích nhất định để một số xe có thể vào ở những giờ cao điểm
Tăng cường trang thiết bị thu gom và vận chuyển rác đô thị
Thu gom, vận chuyển và xử lý 80 – 90% tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong khu vực nội thị và 60% đối với ngoại thị
Tiếp tục duy trì bãi đổ rác Tam Đàn đến khi xây dựng xong bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại xã Tam Xuân II
Giai đoạn 2011 – 2025
Lúc này, Thành phố Tam Kỳ trở thành đô thị loại 3, nền kinh tế đã phát triển, nhà máy xử lý rác mới tại Tam Xuân II đã đi vào hoạt động ổn định. Các khu công nghiệp đã mở rộng và đi vào hoạt động, các cơ sở công nhiệp sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Để quản lý tổng thể rác thải, mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý phải hợp lý và phối hợp với nhau theo:
Phân loại chất thải rắn tại nguồn (nhà dân) thí điểm tại một số phường; ban đầu phân thành 2 loại đó là rác không tái chế ( bao gồm thực phẩm thừa, các chất hữu cơ dễ phân hủy,cành cây, ) và rác có thể tái chế (bao gồm giấy, nhựa, thủy tinh, cao su, da, gỗ, vải và các chất thải nguy hại như pin, mạch điện tử, các lon hộp đựng hóa chất, chất tẩy rửa,). Riêng ở các vùng ngoại thị việc thu gom chưa đầy đủ nên khuyến khích người dân tự xử lý bằng cách ủ để làm phân bón cho cây trồng, hoa màu và lúa
Thu gom, vận chuyển và xử lý 95% - 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong khu vực nội thị và 70% – 80 % chất thải sinh hoạt ở khu vực ngoại thị. Thu gom, vận chuyển và xử lý 100% chất thải rắn nguy hại
Rác y tế vẩn sử dụng lò đốt chuyên dùng ở Bệnh viện đa khoa Tỉnh. Tiếp tục đầu tư một lò đốt chất thải y tế và nguy hại của Tam Kỳ và các huyện lân cận cho gia đoạn sau 2015, tại bãi rác Tam Xuân II, huyện Núi Thành
Xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại bằng công nghiệp chôn lấp đặc biệt ngay tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh Tam Xuân II ở một số ô dành riêng
Thu gom toàn bộ chất thải xây dựng và chất thải công nghiệp có thể chôn lấp ở các ô dành riêng của bãi rác
Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, lấy rác dễ phân hủy làm phân Compost, bao nilông làm nhựa,
Định hướng quy hoạch quản lý các cơ sở sản xuất ngoài khu/ cụm công nghiệp
Quy hoạch mạng lưới quan trắc các thành phần môi trường
Định hướng quy hoạch phát triển cây xanh đối với đường phố, dân cư, khu công nghiệp và cả khu đô thị sinh thái sông Đầm, ven các sông
Cây xanh công viên đường phố
Giữ đúng qui hoạch về diện tích công viên trung tâm
Các công sở phải đảm bảo cây xanh trong khuôn viên đạt từ 10% – 15% tổng diện tích.
Tăng cường diện tích trồng cây xanh trên vỉa hè.
Để đảm bảo tối thiểu có 50% diện tích công viên tiện nghi (không bị ảnh hưởng do ồn, bụi)
Cây xanh cách ly đối với khu công nghiệp
Quy hoạch vành đai cây xanh cách ly KCN với xung quanh chiếm tỷ lệ từ 15% - 20% so với tổng diện tích toàn khu.
Tỷ lệ cây xanh trong các nhà máy xí nghiệp phải đạt từ 12% – 15% diện tích .
Cây xanh dọc sông ngòi
Duy trì và kiến tạo thêm hệ thảm thực vật ven sông ở các sông Tam Kỳ, Bàn Thạch,
Cây xanh sân vườn
Gia tăng diện tích cây xanh sân vườn tại các cụm đô thị mới và khu vực trung tâm Thành phố
Định hướng xây dựng hồ Sông Đầm thành đô thị sinh thái sông Đầm
Nơi đây là vùng đất trũng, chứa nước và gần biển việc xây dựng thành đô thị sinh thái theo kiểu nhà cửa san sát, chen chúc, phố xá đông đúc, nhộn nhịp, khu nhà tầng, nhà hộp liền kề nhau thì quả là không dễ. Do vậy đây là một số vấn đề cần xem xét trước khi xây dựng khu đô thị sinh thái :
Đây là vùng đất trũng, gần biển nên việc san nền cần một lượng lớn đất, vật chất khác sẽ làm cho động vật, thực vật nơi đây bị giảm dần
Mặt khác đây là nơi chứa nước, nếu xây dựng thành đô thị thì tất cả biến thành đường rải nhựa và bê tông hết lúc này dễ làm đất trở nên trơ do bê tông hóa, nước dễ bị ngập (nên phải xem xét kỹ vấn đề này)
Đây là đất chứa nhiều nước nên phải xem xét đến vấn đề địa chất, thổ nhưỡng trước khi xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc đặc biệt chú ý đến nền móng
Khi xây dựng đô thị sinh phải đảm bảo:
Xâm phạm ít nhất đến môi trường
Đa dạng hóa nhiều nhất là việc sử dụng đất và các hoạt động của con người
Giữ cho dân số và tài nguyên được cân bằng
Tuy nhiên với bước đầu khó khăn như vậy nhưng theo tôi nơi đây có đủ điều kiện để phát triển thành đô thị sinh thái sông Đầm
Nhưng để tác động đến môi trường ít nhất thì theo tôi nơi đây ta sẽ xây dựng đô thị sinh thái theo hướng đô thị làng quê, có các phố làng và nhà vườn. Việc xây dựng nơi đây không chủ trương là tăng dân số (tăng cơ học) mà chủ yếu phục vụ tái định cư nhân dân tại chỗ, một phần khác bao gồm các nhà nghỉ cuối tuần, khách sạn phục vụ cho khách du lịch (chẳng hạn khách du lịch biển Tam Thanh)
Đô thị này sẽ có cây xanh rất nhiều trên đường phố, trong cơ quan, trong nhà vườn. Hạn chế tối đa các sân bêtông và thay vào đó là những thảm cỏ. Cây xanh nên lựa chọn loại xanh và hình dáng đẹp, một số loài tỏa hương thoảng nhẹ. Hoa va xây xanh trồng phải phù hợp không lạm dụng quá. Các dòng sông, hồ phải được giữ gìn và mở rộng, đào thêm hồ nước và tạo thêm các dòng suối. Hệ số sử dụng cho đất công trình thấp, hạn chế các đường bê tông và thay vào đó là những con đường lát gạch, đá, không xây dựng những hàng rào kín mà sử dụng các hàng rào thoáng, xanh. Không bố trí nhà cao phía cạnh biển và hạn chế ở cạnh sông, hồ. Với kiến trúc như thế để cạnh tranh với các khách sạn khác thì việc duy trì các làng nghề, tổ chức giao lưu văn hóa địa phương thường xuyên, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa các nền văn hóa khác biến thành của mình ( không phải sao chép) phải làm cho khách du lịch thấy nơi đây thân thiện, gần gũi, tin cậy và lịch sự, nhẹ nhàng. Nếu được như thế thì nhân tố quan trọng góp phần thành công là ý thức của người dân, trình độ của nhân dân nơi đây?.
THỬ NGHIỆM THỰC TẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN
CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
Xác định các trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các đối tượng gây ô nhiễm
Hỗ trợ, thúc đẩy các dự án môi trường của các Thành phố
Triển khai áp dụng các kinh nghiệm tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Nghĩa địa
Di dời các nghĩa địa rời rạc của Thành phố tập trung ra nghĩa địa chung ở xã Tam Ngọc
Xây dựng lò đốt xác ở ngay tại bãi rác xã Tam Xuân II
CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP
Xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất.
Thực hiện chương trình phối hợp quản lý với các KCN
Thực hiện chương trình quản lý các doanh nghiệp nằm ngoài KCN
Thực hiện các nội dung về kiểm soát tài nguyên nước, bảo vệ môi trường không khí, quy hoạch phát triển cây xanh trong KCN và quy hoạch thu gom chất thải CN, CTNH
CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
Tuyên truyền nâng cao hiểu biết của nông dân về tác hại của các loại chất thải nông nghiệp đối với môi trường và sức khỏe.
Tổ chức các hội thi phổ biến mô hình canh tác nông nghiệp hiệu quả kết hợp với việc bảo vệ môi trường tốt.
Nghiên cứu các mô hình hoặc phương thức thu gom, xử lý chất thải nông nghiệp đơn giản, rẻ tiền phù hợp với điều kiện của Thành phố
Có các chính sách hỗ trợ người nông dân chuyển đổi từ mô hình canh tác truyền thống sang mô hình canh tác thân thiện với môi trường.
Có các chính sách khuyến khích và chế tài người nông thu gom hoặc xử lý chất thải nông nghiệp do chính mình tạo ra.
KẾT LUẬN
Phát triển đô thị bền vững là mục tiêu lâu dài của mỗi quốc gia. Để đạt được mục tiêu đó, thì phát triển đô thị phải đồng thời tiếp cận các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội- môi trường. Việc sử dụng quá nhiều tài nguyên là tổn hại đến môi trường không khí, đất, nước và hệ động thực vật của khu vực và các vùng lân cận. Tuy nhiên vấn đề đô thị hoá không nhất thiết sẽ gây tác động xấu, làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên nếu được quy hoạch hợp lý và thực hiện đúng quy hoạch
Bằng cách quy hoạch môi trường gắn liền với quy hoạch phát triển đô thị và phân chia trên cơ sở năng lực của hệ thống tự nhiên để có thể duy trì phát triển bền vững, điều này rất phù hợp với tình hình phát triển ở các vùng, tỉnh ở Việt Nam, chính quy hoạch môi trường sẽ giữ gìn giá trị môi trường và cảnh quan, quản lý tốt sự phát triển về mọi mặt của đời sống. Đối với việc quy hoạch môi trường, hai vấn đề cần quan tâm nhất là: phải ngăn chặn hay giảm tác động của sự phát triển đô thị đến các chức năng của môi trường (cung cấp vật chất, năng lượng, tài nguyên) đến mức có thể chấp nhận được; phải duy trì hay nâng cao chất lượng của chính môi trường
Khi quy hoạch môi trường việc lựa chọn một nơi nào đó để xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường (hệ thống thoát nước, bãi chôn lấp, hệ thống xử lý nước thải ) thì nên chọn vị trí và thiết kế cẩn thận, phân chia thời gian hợp lý thực hiện và thực tiễn xây dựng để làm sao giảm tác động môi trường ít nhất, giảm chi chí xây dựng. Bảo vệ và sử dụng vốn đất đai hợp lý
Vì vậy, quy hoạch môi trường rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, giải quyết mâu thuẫn trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Đây chính là việc giải quyết các vấn đề cấp bách liên quan tới khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, phục vụ việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Thành phố Tam Kỳ có vị trí địa lý là trung tâm giữa thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, cửa ngõ của Tây nguyên và đường xuyên Á ra biển Đông của các nước tiểu vùng sông Mêkông, gần đường hàng hải quốc tế, là trung điểm đi đến vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á, thuận lợi cho giao lưu quốc tế và trong nước cùng với cửa khẩu Đắc Ốc, Bờ Y tạo ra cửa ngõ cho vùng Tây nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và tiểu vùng sông Mêkông thông ra thế giới bên ngoài
Thành phố Tam Kỳ nằm vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, là trung tâm dịch vụ hỗ trợ cho Khu kinh tế Mở Chu Lai, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, dịch vụ của tỉnh, là trung tâm giáo dục, khám chữa bệnh, tài chính tín dụng, ngân hàng của tỉnh Quảng Nam, có tài nguyên đất, nước dồi dào, khu vực có truyền thống văn hóa và một chính sách phát triển cởi mở là thế mạnh, động lực tốt cho việc phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh việc phát triển kinh tế xã hội còn một nhân tố không nhỏ nữa tác động đến GDP của Thành phố đó là vấn đề môi trường. Do đó việc quy hoạch Thành phố Tam Kỳ để có giải pháp hợp lý hơn về phát triển tốt nhất
Sau khi hoàn thành xong bài quy hoạch môi trường gắn liền phát triển kinh tế xã hội có kết luận sau:
Cho ta cơ sở lý luận về quy hoạch môi trường Thành phố Tam Kỳ
Từ các mục tiêu, nhiệm vụ ta xác định được các dự án ưu tiên để triển khai
Từ hiện trạng môi trường, phân tích đánh giá và từ đó dự báo được diễn biến môi trường trong những năm sắp tới để từ đó có các biện pháp, chương trình thực hiện.
Quy hoạch môi trường này được xây dựng trên cơ sở các định hướng phát triển KTXH của Thành phố cho giai đoạn 2010 – 2025 đã được UBND Thành phố phê chuẩn và tính đến các yếu tố khách quan của Thành phố, chất lượng môi trường và các nguồn tài nguyên. Trong tương lai những điều chỉnh lớn trong Quy hoạch phát triển cũng sẽ dẫn đến việc điều chỉnh quy hoạch này.