Đồ án Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm lưu vực sông Vàm Cỏ Tây - Đề xuất biện pháp quản lý hợp lý

Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13 -14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ I A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3.5 – 3.9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông VCĐ, VCT làm

doc17 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm lưu vực sông Vàm Cỏ Tây - Đề xuất biện pháp quản lý hợp lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRÊN SÔNG VÀM CỎ TÂY ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Vị trí địa lý Sông Vàm Cỏ là một dòng sông ở Nam Bộ, Việt Nam, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông này có khoảng 10 chi lưu trong đó hai chi lưu trực tiếp tạo nên dòng sông là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây. Sông Vàm Cỏ chảy qua tỉnh Long An và làm ranh giới giữa Long An và Tiền Giang. Sông Vàm Cỏ Đông nối với Vàm Cỏ Tây qua các kênh ngang và nối với sông Sài Gòn, Đồng Nai bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Tra, sông Bến Lức. Sông Vàm Cỏ đổ nước vào sông Soài Rạp, cách cửa Soài Rạp khoảng 22 km. Tính từ chỗ ngã ba Vàm Cỏ Đông - Vàm Cỏ Tây (Tân Trụ) đến ngã ba sông Soài Rạp, Vàm Cỏ dài 35.5 km, rộng trung bình 400 m, đổ ra cửa sông Soài Rạp và thoát ra biển Đông SÔNG ĐỒNG NAI 476Km – 14.800Km2 SÔNG BÉ (350Km – 7.300Km2) CỬA SOÀI RẠP SÔNG SÀI GÒN (280Km – 4.710Km2) SÔNG NHÀ BÈ (280Km – Km2) SÔNG VÀM CỎ TÂY (235Km – 2.270Km2) SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG (220Km – 3.908Km2) SÔNG LA NGÀ (290Km – 4.200Km2 ) SÔNG THỊ VẢI (60Km – 500Km2) Hình 1.1: Sơ đồ các con sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai Sông Vàm Cỏ Tây là tên một con sông chảy qua tỉnh Long An và Tiền Giang. Sông này lấy nước từ sông Tiền và vùng Đồng Tháp Mười rồi hợp lưu với sông Vàm Cỏ Đông tạo thành sông Vàm Cỏ. Thành phố Tân An của tỉnh Long An nằm bên hữu ngạn con sông này. Hình 1.2: Bản đồ 2 chi lưu sông Vàm Cỏ Tây – Vàm Cỏ Đông Sông Vàm Cỏ Tây chảy vào huyện Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Tân Hưng, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Giuộc, Châu Thành và Thành phố Tân An. Sông Vàm cỏ Tây và Đông nước có màu xanh khi thủy triều lên và vàng đục khi thủy triều xuống. Đây là nét đặc trưng riêng của sông Vàm cỏ khác với các sông khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Sông Vàm Cỏ Tây độ dài qua tỉnh là 186 km, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự, đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân cư. Hình 1.3: Sông Vàm Cỏ Tây chảy qua thành phố Tân An tỉnh Long An Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai. Với cửa sông Soài Rạp hướng ra biển Đông, Long An có khả năng phát triển công nghiệp, dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu. Đặc điểm địa hình Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước. Hình 1.4: Bản đồ sông Vàm Cỏ Tây chảy qua các huyện Khí hậu Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông. Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27.2 - 27.70C. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28.90C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25.20C. Nhiệt độ trung bình 83 – 85%, cao nhất tháng 8 (87%), thấp nhất tháng 4 (79.6%). Do tiếp giáp giữa hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của miền Đông. Lượng mưa hàng năm biến động từ 1200 – 1600 mm. Mùa mưa chiếm trên 93 - 99% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh Tp. Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời kết hợp với triều cường, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82 %. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6.8 – 7.5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700 -10.1000C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2 - 40C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60 - 70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%. Dư lượng phân bố theo hướng giảm dần về phía ra biển: 1.504 mm tại trạm Tân An. Bảng 1.1. Vũ lượng (mm) trung bình tháng từ năm 1995 – 2004 tại Trạm Tân An Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cộng 1995 7,2 0,0 9,4 0,8 174,3 251,0 258,0 218,8 438,3 284,9 78,8 27,1 1.748,6 1996 2,5 0,0 0,0 125,1 350,4 244,1 121,5 160,8 187,9 343,1 236,1 33,6 1.805,1 1997 2,0 26,9 2,0 20,2 118,2 63,6 178,0 214,5 218,7 174,8 184,6 0,0 1.203,5 1998 0,0 0,0 0,0 11,0 45,0 0,00 209,0 298,0 278,0 130,0 188,0 149,0 1.478,0 1999 87,0 77,0 32,0 204,0 278,0 107,0 122,0 156,0 68,0 342,0 184,0 66,0 1.723,0 2000 4,0 3,0 17,0 225,0 196,0 191,0 203,0 214,0 213,4 371,4 220,9 83,0 1.939,9 2001 48,8 20,0 6,6 74,6 205,7 225,8 95,2 350,3 150,4 188,8 59,3 13,9 1.875,9 2002 0 0 0 14,0 38,0 211,0 122,0 94,0 130,0 326,0 102,0 64,0 1.101,0 2003 5,0 0 0 29,3 192,3 126,0 260,0 220,0 161,0 209,0 72,0 2,5 1.227,1 2004 6,0 0 0 30,0 2,2 83,0 240,0 125,0 280,0 141,0 32,0 1,1 940,3 TB 16,3 12,7 6,7 73,4 160,0 167,3 181,0 201,5 212,6 251,4 135,8 44,0 1.504,2 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Long An. Hình 1.5: Biểu đồ phân bố vũ lượng trong năm tại Tân An. Dựa vào biểu đồ trên thấy sự biến đổi về lưu lượng giữa mùa khô và mùa mưa, lưu lượng nước mưa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sông VCT. Lưu lượng mưa càng lớn thị khả năng tự làm sạch và hòa tan các chất bẩn trong nước cao, ô nhiễm nguồn nước giảm. Qua đó, nhận thấy lưu lượng nước sông VCT và sự hòa tan của chất bẩn trong nước của con sông này phụ thuộc rõ rệt vào lưu lượng mưa trong lưu vực, lượng mưa trung bình hàng năm trong lưu vực là 1.504 mm. Trong đó, lượng mưa tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10. Lưu lượng sông phụ thuộc lớn đến lượng mưa trong lưu vực, giá trị này thấp vào mùa khô, đặc biệt là cuối mùa khô và lượng mưa cao vào tháng 9 – 10. Do đó, chất lượng nước, ô nhiễm nước sông VCT cũng thay đổi rõ rệt khi lưu lượng sông này thay đổi. Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa. Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp Điều kiện khí hậu 2001 – 2009 Bảng 1.2: Điều kiện khí hậu tỉnh Long An Khí hậu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nhiệt độ 27 27.3 26.3 26.8 27.1 26.9 27.2 27 27.4 Giờ nắng (h) 2337 2664 2520 2488 2632 2350 2613 2417 2734 Lượng mưa (mm) 1458 1226 1602 1412 1278 1467 1245 1398 1219 Độ ẩm (%) 84.4 83.6 83.6 83.1 84.6 82.7 81.2 84.5 83.1 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Long An. Hình 1.6: Biểu đồ diễn biến khí hậu tại tỉnh Long An Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến khả năng tự xử lý ô nhiễm của nguồn nước. Nhiệt độ cao kéo theo khả năng tự xử lý chất bẩn của nước cao và ngược lại. Do các chất bẩn có khả năng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho những sinh vật thủy sinh cần dưỡng khí, thúc đẩy quá trình tự làm sạch của nguồn nước. Như vậy, lưu lượng dòng sông, nhiệt độ, thời gian, giờ nắng và sự thông thoáng là những yếu tố quan trọng chủ yếu ảnh hưởng tới khả năng tự làm sạch của dòng sông đối với các chất bẩn hữu cơ. Chế độ gió lưu vực Hướng gió phụ thuộc vào các tháng trong năm. Từ tháng 11 – 2 năm sau hướng gió chủ đạo là Bắc và đông Bắc với vận tốc gió trung bình là 2- 3 m/s. Từ tháng 3 –5 thướng gió chủ đạo là hướng Nam và Đông Nam, với vận tốc gió trung bình là 2.5- 3.5m/s. Từ tháng 6 – 9 hướng gió Tây Tây Nam, với vận tốc gió trung bình là 3-3.5m/s. Vận tốc gió trung bình cả năm là 2.5m/s. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Tài nguyên đất Theo điều tra cơ bản, Long An có 6 nhóm đất chính: đất phù sa cổ (chiếm 21.5% diện tích), đất phù sa ngọt (chiếm 17.04% diện tích), đất phù sa nhiễm mặn (chiếm 1.26% diện tích), đất phèn (chiếm 55.47% diện tích) và đất than bùn (chiếm 0.05% diện tích). Phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bới rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp, trũng tích tụ độc tố làm đất trở nên chua phèn, bất lợi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên đất biến đổi mạnh theo địa hình. Khoảng 86.13% diện tích đất thuộc nhóm đất phù sa ngọt đang phát triển mạnh, còn lại là diện tích đất phèn. Có thể chia thành 5 loại đất chính như sau: Đất phù sa đang phát triển tầng mặt giàu hữu cơ là 284.43 ha chiếm 3.47% so với tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa hình trung bình đến hơi cao. Loại đất này thích nghi nhiều loại cây trồng nên có tiềm năng đa dạng hóa rất cao. Đất phù sa phát triển sâu, điển hình, bão hòa nước ngầm là 4507.72 ha, chiếm 55.02% diện tích tự nhiên. Đất phát triển từ vật liệu phù sa mới, trầm tích nước ngọt có địa hình cao và phân bố thành các vùng lớn ở khắp địa bàn thị xã. Loại đất này thích nghi nhiều loại cây trồng và có tiềm năng đa dạng hóa cây trồng rất cao. Đất phù sa phát triển sâu, bảo hòa nước ngầm là 1994.09 ha chiếm 24.34% tổng diện tích tự nhiên. Mẫu chất là trầm tích phù sa mới, được hình thành và phát triển trong môi trường nước ngọt, phân bố trên địa hình cao, rãi rác trong địa bàn thị xã. Đất phèn tiềm tàng là 267.43 ha, chiếm 3.26% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố trên địa hình trung bình và dọc sông Vàm Cỏ Tây. Đất phèn hoạt động là 152.19 ha chiếm 1.86% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở đất có địa hình trung bình thấp so với chung quanh. Tài nguyên rừng Năm 1976 diện tích đất rừng của tỉnh Long An là 93902 ha, chủ yếu là rừng tràm tạo nên hệ cân bằng sinh thái cho toàn khu vực Đồng Tháp Mười. Đến năm 1999 diện tích rừng còn lại là 37.829 ha, chiếm 8,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó: rừng tự nhiên là 1.553 ha, rừng trồng là 36.276 ha tập trung chủ yếu là các huyện Đồng Tháp Mười (Tân Hưng 13.731 ha, Tân Thạnh 5.540 ha, Mộc Hóa 4.581 ha, Vĩnh Hưng 3.035 ha, Thạnh Hóa 2.850 ha, Đức Hòa 1.243 ha và Đức Huệ 1.072 ha). Tính đến năm 2000, diện tích rừng của tỉnh Long An có 44.481 ha, tỷ lệ che phủ rừng chiếm 17,15%. Cây tràm và cây bạch đàn là hai loại cây trồng chủ yếu với tổng trữ lượng khoảng 1,26 triệu m3 gỗ tràm và bạch đàn. Theo điều tra đến tháng 6/2003 tổng diện tích rừng trồng tập trung 64.462 ha.Tổng trữ lượng rừng khoảng 71.715 m3 gỗ bạch đàn và 29.77 triệu cây cừ tràm. Ngoài ra Long An còn có khoảng 175 triệu cây phân tán. Nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An đã bị khai thác và tàn phá nặng nề. Từ đó đã tạo ra những biến đổi về điều kiện sinh thái, gây ra ô nhiễm môi trường, những đổi thay môi trường sống tự nhiên của sinh vật, tác động đến quá trình phát triển bền vững. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm sút rừng là do quá trình tổ chức và khai thác thiếu quy hoạch, phần lớn diện tích đất rừng chuyển sang đất trồng lúa. Trong tương lai tỉnh cần có chủ trương khôi phục dần hệ sinh thái rừng tràm.... Đồng thời cố gắng duy trì một số khu vực bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên. Tài nguyên khoáng sản Long An có trữ lượng than bùn vào khoảng 2,5 triệu tấn, phân bố ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Lập – Mộc Hoá, Tân Lập – Thạnh Hoá (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh (xã Tân Hoà), Đức Huệ (xã Mỹ Quý Tây, Tráp Mốp Xanh). Với độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, than bùn ở Long An là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất chất đốt và phân bón. Ngoài ra, tỉnh còn có những mỏ đất sét ở khu vực phía bắc, tuy trữ lượng không lớn, nhưng có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng. Tài nguyên nước Tài nguyên nước mặt ở Long An khá phong phú, Sông Vàm Cỏ Tây đoạn chảy qua Tân An có chiều dài 15.8km, độ sâu trung bình 15m, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự và kênh Cái Cỏ. Kênh Bảo Định từ sông Vàm Cỏ Tây nối sông Tiền tại TP. Mỹ Tho. Ngoài ra còn có Rạch Chanh, Rạch Châu Phê, Rạch Bình Tâm, Rạch Cần Đốt. Nhìn chung nguồn nước mặt không thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt do bị nhiễm mặn, phèn và ô nhiễm chất thải. Nước mưa 1.200 - 1.600 mm/năm là nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn nước mặt. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn thị xã khá chằng chịt mang sắc thái của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển Đông. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217- 235 cm, đỉnh triều cực đại tháng 12 là 150 cm. Một chu kỳ triều khoảng 13-14 ngày. Do gần cửa biển, biên độ triều lớn, đỉnh triều vào đầu mùa gió chướng nên sông rạch thường bị xâm nhập mặn. Tình trạng chua phèn Long An là nơi tập trung đất phèn đến 208.449 ha, chiếm 69,8 % diện tích toàn vùng Đồng Tháp Mười và bằng 46,41 % diện tích tự nhiên của tỉnh. Hiện tồn tại 2 vùng thấp - rốn phèn ở Bắc Đông và Bo Bo - Mỏ Vẹt. Một năm có 2 chu kỳ nước chua là đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 7) và cuối mùa mưa (tháng 11 đến tháng 1). Để hạn chế bất lợi cho sản xuất nông nghiệp cần tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi tạo nguồn, nghiên cứu áp dụng các phương pháp canh tác, giống cây con . . . cho phù hợp điều kiện tự nhiên và cơ chế thị trường. Trong khai hoang cần tính toán chặt chẽ việc đẩy nguồn nước chua phèn xuống khu vực hạ lưu gây tác hại cho sản xuất của khu vực ven sông. Tình trạng lũ Về mùa lũ sông Vàm Cỏ Tây vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều, vừa chịu ảnh hưởng của lũ ở vùng Đồng Tháp Mười tràn về. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6 nước sông Vàm Cỏ Tây bị nhiễm mặn. Tháng 5 có độ mặn cao nhất 5.489g/lít, tháng 1 có độ mặn 0.079g/l. Độ pH trong nước sông Vàm Cỏ Tây từ tháng 6 đến tháng 8 khoảng 3.8 – 4.3 nên không thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Ảnh hưởng bởi lũ Tại Thị xã Tân An và các huyện phía Nam do lũ kết hợp với triều cường nên mực nước dâng lên rất cao. Mực nước cao nhất năm 2001 tại trạm Tân An là 1,63m (ngày 18/10/2001), chỉ thấp hơn 4cm so với lũ năm 2000. Lũ làm ảnh hưởng lớn đến điều kiện sản xuất nông nghiệp, cũng như ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng. Bảng 1.3: Mực nước lũ lớn nhất các trạm nội đồng qua các năm gần đây (cm) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Mộc Hoá 327 287 289 176 232 239 239 Tân An 167 163 171 140 144 145 144 Hình 1.7: Biểu đồ diễn biến mực nước lũ lớn nhất trong các năm gần đây Diễn biến ảnh hưởng lũ như sau: Sông Vàm Cỏ Tây cung cấp một lưu lượng khá lớn từ sông Vàm Cỏ Đông theo các trục kênh như: kênh Thủ thừa, kênh Trà cú, và lượng nước đổ về từ vùng thượng lưu từ Tây Ninh nên lượng nước trong lưu vực khá phong phú. Như vậy, vào mùa mưa thì lượng nước mặt trong lưu vực khá dồi dào, nên thường gây ngập úng trong vùng từ tháng 9 – 11. Nhưng lại thiếu nước vào các tháng mùa khô do triều kiệt, lương mưa ít, ảnh hưởng lớn đến dời sống sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng nước từng năm đã được tiến hành lấy mẫu và phân tích qua các năm 2003, 2004 và 2005, thực hiện theo hai khu vực chính là: khu đê bao chống lũ triệt để và khu đê bao lửng trong các giai đoạn mùa khô và mùa mưa. Đối với khu vực có đê bao chống lũ triệt để: Khu vực Vĩnh Hưng của huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng của huyện Tân Hưng và Mộc Hóa huyện Mộc Hoá (tỉnh Long An). Các khu này đều có đặc điểm chung là dân cư sống tập trung. Hầu hết các nguồn nước trong đê bao triệt để vào mùa kiệt đều mang tính chất của nước thải lâu ngày không được tiêu thoát và không có nguồn nước để pha loãng. Mùa khô trong các khu này thiếu nước bổ sung, mùa mưa lũ khả năng tiêu thoát kém, nước ở các kênh nội vùng này hầu hết là lượng nước thải sinh hoạt. Hiện tượng nhiễm phèn chỉ xuất hiện vào các tháng đầu mùa mưa và hoàn toàn biến mất trong mùa khô. Vai trò của nước mưa trong vùng này khá quan trọng, góp phần pha loãng các ô nhiễm sinh ra trong mùa kiệt. Biểu hiện của sự pha loãng này là các giá trị pH trong mùa mưa đều có xu thế thấp hơn trong mùa kiệt. Đối với khu vực có đê bao lửng: Khu đê bao lửng Tân Thạnh (tỉnh Long An), các khu này có chung đặc điểm là dân định cư theo tuyến (dọc các trục giao thông, tuyến kênh). Đê bao lửng có chức năng bảo vệ lúa Hè Thu, nước tràn đồng vào thời gian sau khi thu hoạch, vì vậy, nước chỉ bị hạn chế lưu thông ở mức độ nhất định. Chất lượng nước trong mùa mưa, nhìn chung tương đương với chất lượng nước ở các kênh, rạch. Trong mùa khô, nước bị ô nhiễm, tất cả các thông số phân tích vào mùa khô đều có xu thế gia tăng so với mùa mưa. Tài nguyên nước mặn, nước ngầm Chất lượng nước ngầm được đánh giá là khá tốt, đủ tiêu chuẩn sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt. Kết quả phân tích một số mẫu nước ngầm cho thấy độ H = 5.3 – 7.8; C = 8 – 200 mg/l; lượng sắt tổng số Fe = 1.28 - 41.8mg/l. Theo số liệu khảo sát và tính toán của liên đoàn 8 điạ chất thủy văn, trữ lượng nước ngầm là trên 133.000 m3/ngày đêm. Tầng nước ngọt Tầng sâu từ 140 – 360 m: tầng này có thể chia ra làm các tầng phụ như sau: Tầng nước từ 130 – 160 m: xuất hiện ở các xã Bình Tịnh, Đức Tân, Nhựt Ninh (Tân Trụ), Tân Kim, Trường Bình, Thuận Thành, Thị trấn Cần Giuộc (Cần Giuộc). Bề dày từ 15 – 30 m. Cung lượng dồi dào, mực nước tĩnh từ 1 – 3 m, chất lượng nước khá. Tầng nước từ 170 – 220 m: xuất hiện ở Thủ Thừa, Cần Giuộc. Bề dày tầng trung bình 20 m, cung lượng dồi dào, mực nước tĩnh từ 1 – 4 m, chất lượng nước khá tốt. Tầng nước từ 260 – 290 m: xuất hiện ở Thủ Thừa. Bề dày trung bình 20 m, cung lượng dồi dào, mực nước tĩnh từ 1 – 3 m, chất lượng nước rất tốt. Tầng nước từ 300 – 380 m: xuất hiện ở Đức Huệ. Rất ít giếng được lắp đặt ở tầng này vì diện phân bố của chúng không rộng khắp, bề dày tầng chứa trung bình 20 m, mực nước tĩnh từ 0 – 2 m, chất lượng nước rất tốt. Dù rằng đã điểm được có nhiều tầng sâu chứa nước ngọt, nhưng quy luật phân bố chi tiết của chúng là hết sức phức tạp mà cho đến nay còn nhiều điều chưa rõ. Có những nơi hoàn toàn không còn một tầng nước ngọt nào như: Tân Phước Tây, Bình Trinh Đông, An Nhựt Tân (Tân Trụ), Tân Tập, Phước Vĩnh Tây (Cần Giuộc). Tầng nước mặn Ngoại trừ khoảng 10% diện tích của tỉnh có tầng nước ngọt nông từ 15 – 160 m như đã nêu trên, còn 90% diện tích đều bị nhiễm mặn ở độ sâu từ 0 – 170 m, độ mặn dao động từ 2 – 10 g/l, xuất hiện ở Cần Giuộc, Tân Trụ, nước mặn còn nhiễm cả các tầng ở độ sâu trên 260 m. Chế độ thủy triều Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13 -14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ I A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3.5 – 3.9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông VCĐ, VCT làm giảm chi phí sản xuất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 1.doc
Tài liệu liên quan