Đồ án Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

Khi dự án đi vào hoạt động các hệ thống xử lý nước thải, hệ thống ô chôn lấp chất thải rắn, thu hồi khí rác, phòng cháy chữa cháy,. phải đảm bảo hoạt động một cách hiệu quả nhất bằng cách thường xuyên kiểm soát và theo dõi hoạt động của các hệ thống này để có biện pháp giải quyết kịp thời. Các phương tiện vận chuyển không chở quá trọng tải qui định, kiểm tra định kỳ các phương tiện vận chuyển, các xe chuyên dùng như xe lấy rác phải có nắp đậy, không để nước rác chảy xuống đường Cần thực hiện nghiêm chỉnh chương trình quản lý và giám sát môi trường mà luận văn đã trình bày Cần đầu tư xây dựng một nhà máy tái chế rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Gò Quao.

doc104 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các chất khí sinh ra do quá trình phân hủy CTR (NH4, H2S). Các tác động do các khí thải phát sinh chủ yếu trong giai đoạn phân huỷ CTR tai ô chôn lấp được trình bày trong bảng sau: Bảng 4.18 - Tác động do khí thải phát sinh trong bãi chôn lấp Stt Thông số Tác động 01 Khí Hydro sunfua (H2S) H2S là khí có màu lục, dễ lan truyền trong không khí và có mùi trứng thối đặc trưng. H2S được oxy hóa nhanh chóng để tạo thành các sulfat, các hợp chất có độc tính thấp hơn. H2S ức chế men Cytochromoxydaza (men hô hấp WARBURG) cho nên có tác động mạnh tới hệ hô hấp. Ngay ở nồng độ thấp, H2S có tác dụng kích thích lên mắt và đường hô hấp. Khi tiếp xúc kéo dài sẽ làm giảm khứu giác, nhất là tiếp xúc ở nồng độ cao sẽ làm tê liệt khứu giác. Khi ở nồng độ 5 ppm gây nhức đầu khó chịu, ở nồng độ 500 ppm có thể gây tử vong. Tiếp xúc thường xuyên với H2S ở nồng độ dưới mức nồng độ gây nhiễm độc cấp tính, có thể phát sinh nhiễm độc mạn tính. Các triệu chứng nhiễm độc H2S mãn tính như suy nhược, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, chóng mặt, khó tập trung, tính khí thất thường, tăng tiết mồ hôi, rối loạn hệ thần kinh tự động, viêm phế quản mãn tính và rối loạn tiêu hóa. Có thể có bệnh ở mắt và đường viền xanh xám ở răng. Các rối loạn thần kinh có thể gặp là liệt, viêm màng não, viêm nhiều dây thần kinh và còn có thể rối loạn tâm thần. Tiêu chuẩn Việt Nam cho phép H2S trong không khí xung quanh là 0,008 mg/m3. 02 Khí Mê tan (CH4) Khí CH4 là sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men kỵ khí. Nó ít gây độc hại, nếu chỉ tồn tại ở một nồng độ thấp hơn khả năng có thể phát cháy. Mối đe dọa chủ yếu nhất liên quan đến khí sinh ra là vấn đề cháy nổ khi CH4 tồn tại ở nồng độ 5 - 15%. Sự cố cháy và nổ ở các bãi chôn rác có thể xảy ra do một loạt các nguyên nhân như : tro nóng của các xe chở rác tới, một mẩu thuốc lá chưa dụi tắt của công nhân, các tia nắng mặt trời được hội tụ qua các mảnh thủy tinh vụn. Việc cháy ở các bãi chôn lấp và hầm ủ rất nguy hiểm vì nó sẽ làm gia tăng mạnh mẽ sự bốc hơi và khuếch tán các chất hữu cơ vào môi trường. 03 Khí NH3 NH3 là một chất khí gây kích thích đường hô hấp, có mùi khai đặc trưng, có khả năng gây ngạt. Khi NH3 có nồng độ cao trong khí quyển có thể gây tồn thương vùng mắt, khó thở ... ở nồng độ quá cao có thể gây chết người. (2). Tác động có liên quan đến nước thải a. Nước mưa chảy tràn Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng Dự án sẽ cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực. So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch. Vì vậy có thể tách riêng đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải thẳng vào hệ thống thoát nước mưa chung của KCN sau khi qua hệ thống hố ga và song chắn rác để giữ lại các cặn rác có kích thước lớn. b. Nước thải từ hoạt động rửa xe vận chuyển trước khi ra khỏi Bãi chôn lấp Để đảm bảo vệ sinh cho môi trường, tất cả các xe vận chuyển CTR trước khi ra khỏi Bãi chôn lấp CTR đều phải rửa để hạn chế bụi đất và rác bám trên bánh xe. Bánh xe được rửa khi đi qua sàn rửa xe có kích thước 6 m x 4,5 m x 0,4 m. Lượng nước này chứa nhiều cặn lắng (đất, cát, ...), chất hữu cơ (mẩu vụn rác thải, ...) và nhiều loại vi trùng có trong rác thải. Lưu lượng nguồn thải này không nhiều, tuy nhiên vẫn phải có phương án thu gom hợp lý để xử lý, tránh gây ô nhiễm cho các thủy vực xung quanh trên địa bàn dự án. c. Nước thải sinh hoạt Trong quá trình hoạt động, nước thải sinh hoạt của 37 cán bộ, công nhân viên làm việc tại dự án (theo nguồn báo cáo đầu tư dự án sẽ có 37 cán bộ, công nhân viên làm việc cho dự án khi BCL đi vào hoạt động) có chứa chủ yếu các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Theo tính toán thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường như được trình bày trong bảng 4.15 ta tính toán được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được trình bày trong bảng sau: Bảng 4.19- Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn hoạt động Stt Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (kg/37 người.ngày) 1 BOD5 1,665 – 1,998 2 COD 2,664 – 3,774 3 SS 2,59 – 5,365 4 Dầu mỡ 0,37 – 1,11 5 Tổng N 0,222 – 0,444 6 Amôni 0,089 – 0,178 7 Tổng Phospho 0,0296 – 0,148 Nếu mỗi người một ngày sử dụng trung bình 100 lít nước thì lưu lượng nước thải sinh hoạt thải ra là 37 người x 100 lít/người/ngày.đêm x 80% = 2,96 m3/ngày.đêm. Bảng 4.20 - Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn hoạt động Chất ô nhiễm QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Xử lý qua bể tự hoại BOD 60 562,5 – 675 100 – 200 COD - 900 – 1275 180 – 360 SS 120 875 – 1812,5 80 – 160 Tổng N - 75 – 150 20 – 40 Amôni 12 30 – 60 5 – 15 Tổng Phospho - 10 - 50 5 – 20 Dầu mỡ 24 125 - 375 70 - 150 Tổng coliform 6.000 106 –109 104 - 106 So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt đã qua xử lý bằng bể tự hoại với QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B) cho thấy: nước thải sinh hoạt sau xử lý bằng bể tự hoại có BOD vượt tiêu chuẩn 1,7 – 3,3 lần, SS vượt 1,3 lần, dầu mỡ vượt 2,9 – 6,3 lần, hàm lượng coliform còn cao. Vì vậy, nước thải sinh hoạt cần được bổ sung các chế phẩm sinh học để tăng cường khả năng phân hủy các chất hữu cơ và khử trùng trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. d. Nước rò rỉ từ các hố chôn lấp Theo tính toán của dự án đầu tư thì lượng nước rò rỉ từ các ô chôn lấp sinh ra trung bình 41,7 m3/ngày. Lượng nước rác này có nguy cơ ô nhiễm cho đất và nước ngầm rất cao nên không thể lưu chứa trong ô chôn lấp quá lâu, nhất là sau khi ô chôn lấp ngưng vận hành, cần thiết phải dẫn về hệ thống hồ xử lý sinh học trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Lục Phi. Bảng 4.21- Kết quả phân tích thành phần nước rác BCL chất thải rắn Gò Cát Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 24:2009/BTNMT (cột B) 1 pH - 7,8 5,5-9 2 Độ kiềm CaCO3/l 1.200 – 4.500 - 3 TOC 18.700 – 31.900 - 4 COD mgO2/l 39.614 – 59.750 100 5 BOD5 mgO2/l 30.000 – 48.000 50 6 TSS mg/l 1.760 – 4.311 100 7 VSS mg/l 1.120 – 3.190 - 8 N tổng mg/l 336 – 2.500 30 9 N-NH3 mg/l 297 – 2.350 10 10 N-NO3- mg/l 5 – 8,5 - 11 Tổng P mg/l 5.833 – 9.667 6 12 Cl- mg/l 4.100 – 4.890 600 13 SO42- mg/l 1.590 – 2.340 0,5 14 Sắt tổng cộng mg/l 204 - 208 5 Nguồn: CENTEMA và Khoa Môi trường ĐHBK, 2002 Đánh giá khả năng nước rò rỉ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm bao gồm chủ yếu các nguyên nhân sau: Nước rỉ rác thấm qua lớp chống thấm của ô chôn lấp và đi vào nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, có thể thấy tác động này là khó xảy ra vì theo thiết kế, ô chôn lấp sẽ được chống thấm bằng lớp HDPE dày 2mm; dưới lớp HDPE là lớp cát san lấp dày 800 mm có tác dụng phân phối và chuyển ứng suất cục bộ tại 1 điểm do các lớp rác phía trên đè nén xuống ra xung quanh do đó giảm khả năng đâm thủng lớp HDPE. Nước từ các hồ chứa nước rác, hệ thống xử lý nước rác rò rỉ thấm vào nước ngầm.Tác động này sẽ được xử lý thông qua việc xây dựng các hồ chứa và hệ thống xử lý nước rác có lớp chống thấm đảm bảo. Nước thải sau khi xử lý không bảo đảm theo tiêu chuẩn quy định, thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Để khắc phục tình trạng này, toàn bộ nước rỉ rác sẽ được thu gom và xử lý triệt để tại hệ thống hồ sinh học đồng thời áp dụng các giải pháp tuần hoàn nước rác để giảm lượng thải ra môi trường. Kết quả phân tích cho thấy thành phần hóa học nước rò rỉ từ bãi chôn lấp CTR thay đổi rất lớn phụ thuộc vào tuổi của Bãi chôn lấp và các điều kiện trong thời gian thu mẫu. Nếu lấy mẫu trong giai đoạn phân hủy lên men acid, giá trị pH sẽ thấp và nồng độ COD, BOD, chất dinh dưỡng rất cao. BOD vượt tiêu chuẩn từ 40 – 600 lần, COD vượt tiêu chuẩn từ 37,5 – 562,5 lần ở bãi rác Sóc Sơn – Hà Nội. Đối với các bãi đã hoạt động trên 10 năm thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác sẽ giảm xuống đáng kể. Theo các số liệu nêu trên có thể thấy, nước thải bãi rác có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao. Vì vậy, nước thải bãi rác cần được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 trước khi thải ra nguồn tiếp nhận để tránh gây ô nhiễm đối với môi trường, đặc biệt là tầng nước ngầm trong khu vực dự án. (3). Tác động có liên quan đến CTR a. Chất thải rắn sinh hoạt - Nguồn phát sinh: CTR sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động dự án là do các hoạt động sinh hoạt, làm việc của các cán bộ, công nhân viên tại dự án thải ra hằng ngày. - Thành phần rác sinh hoạt: chủ yếu là rác văn phòng (giấy, báo, kim kẹp, bao bì, nhựa, nylon...) và một phần rác sinh hoạt (bao gói thực phầm, thực phẩm thừa...) - Dự báo lượng rác sinh hoạt phát sinh: với tổng số cán bộ, công nhân viên làm việc trong Bãi chôn lấp là 37 người và hệ số phát sinh rác thải là 0,5 kg/người/ngày. Như vậy, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án là 18,5 kg/ngày. Lượng rác này nếu không được thu gom và quản lý đúng cách sẽ là nguồn ô nhiễm đáng kể ảnh hưởng đến cả môi trường đất, nước, không khí lẫn cảnh quan xung quanh. b. Chất thải rắn nguy hại - Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung: Lượng bùn thải sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải tập trung một phần sẽ được tuần hoàn trở lại bể sinh vật hiếu khí, một phần sẽ được thu gom lưu giữ tạm thời và giao cho cơ quan có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH đưa đi xử lý theo đúng quy định. Theo thực tế hoạt động của một số Bãi chôn lấp CTR có qui mô công suất tương tự như Bãi chôn lấp CTR của dự án này, ước tính thì khối lượng bùn thải từ hệ thống XLNT tập trung khoảng 125 kg/ngày. - Các loại CTNH khác như: giẻ lau dính dầu nhớt, băng keo dính, mực in thải, bóng đèn neon thảiphát sinh với lượng khoảng 0,5 – 1 kg/ngày được thu gom và lữu giữ tạm thời trước khi giao cho cơ quan chức năng đưa đi xử lý theo quy định. 4.3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 4.3.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình dự án bao gồm: + Chuyển đổi mục đích sử dụng đất + Gia tăng tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng dự án. + Gia tăng lưu lượng phương tiện vận tải ảnh hưởng đến giao thông khu vực + Gây bồi lắng hệ thống tiêu thoát nước + Các tác động khác về mặt kinh tế- xã hội (1). Tác động do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất Tổng diện tích đất của dự án là 4,82 ha thuộc địa bàn xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Hiện tại khu đất đang là bãi đất hoang, cỏ cây mọc tự nhiên và thuộc quyền quản lý của UBND xã Vĩnh Hòa Hưng Nam. Do đó, khi dự án này được triển khai xây dựng sẽ làm chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất hoang sang đất dịch vụ và sẽ gây ra những tác động không tốt như làm phá hủy thảm thực vật tự nhiên, gây tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí của khu đất nói riêng và xã Vĩnh Hòa Hưng Nam nói chung do việc xây dựng các hạng mục công trình của dự án cũng như khi dự án đi vào hoạt động gây ra. (2). Tác động do gia tăng tiếng ồn Hiện nay, Việt Nam chưa ban hành các tiêu chuẩn về mức ồn trong thi công xây dựng, trong khi đó, việc áp dụng tiêu chuẩn tiếng ồn trong môi trường làm việc ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002-BYT/QĐ của Bộ Y tế không hoàn toàn phù hợp vì hoạt động xây dựng có các đặc thù riêng so với các hoạt động sản xuất công nghiệp khác. Do đó, luận văn này tham khảo tiêu chuẩn do Cục quản lý đường cao tốc liên bang Hoa Kỳ ban hành trong bảng sau. Bảng 4.22 - Mức ồn gây ra bởi các phương tiện thi công TT Loại thiết bị Mức ồn ở khoảng cách 15 m, (dBA) Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ (dBA) 1 Máy đầm nén 72-86 <75 2 Máy xúc gầu trước 72-96 75 3 Gàu ngược 72-83 <75 4 Máy kéo 72-96 <75 5 Máy cạp, máy san 77-95 < 80 6 Máy trộn bê tông lát đường 82-92 <80 7 Máy trộn bê tông 70-96 <75 8 Xe tải 71-90 <75 9 Cần trục di động 75-95 <75 10 Máy phát điện 70-82 <75 11 Máy nén khí 69-86 <75 12 Búa chèn và khoan 76-99 <75 13 Máy đóng cọc (từ đỉnh) 90-104 <95 14 Máy rung 70-80 <75 Nguồn: Cục quản lý đường cao tốc liên bang Hoa Kỳ Tiếng ồn đo được trong môi trường lao động được đánh giá theo tiêu chuẩn TC 3733/2002-BYT/QĐ của Bộ Y tế. Tiếng ồn chung tối đa hoặc tiếng ồn chung cho phép trong suốt ca lao động 8 giờ không được vượt quá 85 dBA, mức cực đại không được vượt quá 115dBA. Nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm 1/2, mức cho phép tăng thêm 5dBA: 4 giờ, mức áp âm cho phép là 90 dBA 2 giờ, mức áp âm cho phép là 95 dBA 1 giờ, mức áp âm cho phép là 100 dBA 30 phút, mức áp âm cho phép là 105 dBA 15 phút, mức áp âm cho phép là 110 dBA <15 phút, mức áp âm cho phép là 115 dBA Thời gian làm việc còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới 80 dBA. Theo kết quả dự báo mức ồn nói trên, hoạt động của các thiết bị, máy xây dựng và phương tiện vận tải thi công sẽ gia tăng mức áp âm trên công trường xây dựng, các khu dân cư dọc theo các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Vĩnh Hòa Hưng Nam và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương. Tuy nhiên tác động này chỉ mang tính tức thời, xảy ra trong quá trình thi công xây dựng với thời gian khoảng 6 tháng và trong quá trình triển khai thi công xây dựng chủ đầu tư dự án sẽ có những biện pháp cụ thể nhằm giảm tối đa tác động này. (3). Tác động do gia tăng lưu lượng phương tiện vận tải Trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án với một khối lượng đất cát san nền và nguyên vật liệu xây dựng cần vận chuyển là tương đối lớn. Với khối lượng vận tải của các phương tiện vận chuyển là 10 tấn và chất lượng nền đường trong khu vực cũng không được tốt thì quá trình này sẽ làm cho nền đường bị sụt lún và hư hại, gây ách tắc và gia tăng tai nạn giao thông. (4). Tác động đến hệ thống tiêu thoát nước Trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của dựa án, trên công trường xây dựng đất bề mặt bị đào bới nên dễ dàng bị rửa trôi theo nước mưa. Nước mưa chảy tràn trên bề mặt trong giai đoạn này sẽ cuốn theo đất, cát và vật thể rắn khác rồi xâm nhập vào hệ thống kênh rạch xung quanh khu đất dự án. Nếu lượng đất cát bị cuốn trôi lớn có thể gây bồi lắng và tắc nghẽn hệ thống kênh rạch này, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thoát nước của khu vực. (5). Các tác động khác về mặt kinh tế-xã hội - Những xung đột giữa công nhân xây dựng với cư dân địa phương có thể gây ra do các nguyên nhân: sự khác biệt về phong tục, tập quán, văn hoá; mâu thuẫn trong quan hệ xã hội, giao tiếp Những mâu thuẫn này có thể dẫn đến xung đột nghiêm trọng gây nên thương tích thậm chí tử vong, gây nên những tổn hại về tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của nhân dân địa phương. Đây là thực tế xẩy ra khá phổ biến tại các lán trại xây dựng và khu dân cư xung quanh. Sống trong điều kiện thiếu thốn tình cảm gia đình, nhiều công nhân lao động tìm đến các hình thức giải trí tiêu cực như mại dâm, sử dụng ma túy... Do trình độ văn hoá còn hạn chế, nhận thức về sức khoẻ không đầy đủ nên khả năng mắc các bệnh xã hội, HIV/AIDs, bệnh lây nhiễm quan đường tình dục là rất lớn. - Tập trung nhiều người từ nơi khác đến cũng là nguyên nhân để nảy sinh các ổ dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt bệnh cúm gia cầm (H5N1), bệnh “tiêu chảy cấp” có khả năng xuất hiện trở lại và chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn bùng phát thành dịch bệnh. 4.3.2 .2. Trong giai đoạn vận hành dự án Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong quá trình vận hành dự án bao gồm: + Gia tăng tiếng ồn trong giai đoạn vận hành dự án. + Gia tăng lưu lượng phương tiện vận tải ảnh hưởng đến giao thông khu vực + Gia tăng mức tiêu thụ điện năng, nước sạch, truyền thông, thông tin liên lạc và nhu cầu các loại dịch vụ, hàng hoá khác. (1). Tác động do gia tăng tiếng ồn Trong giai đoạn hoạt động tiếng ồn của dự án gây ra bởi quá trình vận chuyển CTR từ các khu vực dân cư trong huyện về Bãi chôn lấp và quá trình san ủi, đầm nén CTR tại hố chôn do các phương tiện, máy móc sinh ra. Mức ồn này ít có khả năng gây ảnh hưởng đến các khu vực dân cư do một phần được hàn chế bởi lượng cây xanh rất lớn được trồng bao quanh Bãi và nằm tương đối xa các khu vực dân cư tập trung. (2). Tác động do gia tăng lưu lượng phương tiện vận tải Theo như tính toán ở trên hằng ngày có khoảng 17 – 22 lượt xe có tải trọng 5 tấn vận chuyển CTR ra vào khu vực Bãi chôn lấp. Được đánh giá là không cao và không gây tác động lớn so với giai đoạn thi công xây dựng. Tuy nhiên giai đoạn vận hành sẽ kéo dài hơn và ổn định hơn, nên về lâu dài cũng sẽ gây ra những tác động không tốt tới chất lượng đường giao thông như làm cho lòng đường bị nứt gẫy, sụt lún đường và gia tăng tai nạn giao thông cùng với gây ách tắc giao thông trên địa bàn huyện Gò Quao. (3). Gia tăng nhu cầu sử dụng điện năng, nước và dịch vụ khác - Nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án ước tính khoảng 12Kwh được lấy từ lưới điện quốc gia tại địa phương xã Vĩnh Hòa Hưng Nam thông qua trạm biến áp 350 KVA mà dự án đầu tư xây mới. Do đó khi dự án đi vào hoạt động sẽ làm tăng thêm nhu cầu sử dụng điện của địa phương, làm cho nguồn điện cung cấp của địa phương giảm đi và vào những tháng cao điểm khi mà lượng điện quốc gia cung cấp giảm đi sẽ xảy ra các sự cố cắt điện luân phiên trong huyện Gò Quao và trong xã Vĩnh Hòa Hưng Nam tăng lên làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện của người dân địa phương. - Dự kiến mức tiêu thụ nước của dự án trong quá trình hoạt động vào khoảng 210 m3/tháng để phục vụ sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh công nghiệp. Nguồn nước được lấy từ nước ngầm sau khi đã qua hệ thống xử lý tại trạm xử lý nước ngầm của dự án. Với nhu cầu sử dụng nước ngầm của dự án như vậy sẽ làm giảm trữ lượng nước ngầm tại địa phương và gây ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước ngầm của nhân dân địa phương. 4.3.3. Đối tượng bị tác động Như đã đánh giá trên đây, các nguồn tác động có liên quan đến chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn) sẽ gây nên ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư xung quanh dự án, người công nhân lao động trực tiếp làm việc tại công trường xây dựng... Ngoài ra, cùng với các nguồn tác động khác và các rủi ro, sự cố môi trường sẽ ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng cơ sở (đường giao thông, hệ thống tiêu thoát nước ), đất canh tác và đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương Các đối tượng chịu tác động từ các hoạt động của dự án có thể được nhận định như sau: - Các khu dân cư xung quanh khu đất dự án. - Người lao động trong Bãi chôn lấp CTR. - Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Vĩnh Hòa Hưng Nam và trong huyện Gò Quao. - Hệ thống kênh mương thủy lợi và đất canh tác nông nghiệp. 4.4. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 4.4.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường 4.4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn xây dựng Để giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động liên quan đến chất thải cũng như các tác động không liên quan đến chất thải gây ra cho môi trường, con người và sinh vật trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án. Các giải pháp được đề xuất cụ thể như sau: (1). Giảm thiểu ô nhiễm do bụi và khí thải Các giải pháp được đề xuất để giảm thiểu những tác động gây ra do bụi và khí thải như sau: - Xung quanh khu vực thi công sẽ được che chắn bằng tường tạm (bằng gỗ ván hoặc tôn) nhằm hạn chế tiếng ồn, bụi phát tán ra môi trường và không gây mất mỹ quan. - Hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm. - Việc vận chuyển vật liệu xây dựng đi lại nhiều lần sẽ làm phát sinh khói bụi, ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí xung quanh và ảnh hưởng đến nhân dân địa phương sống hai bên các tuyến đường vận chuyển. Do đó, trong những ngày nắng, để hạn chế mức độ ô nhiễm khói bụi tại công trường, các sân bãi tập kết vật liệu xây dựng sẽ được phun nước thường xuyên nhằm hạn chế bụi, đất cát theo gió phát tán vào không khí gây ảnh hưởng các khu dân cư quanh khu vực dự án. - Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ kín bằng vải bạt, tránh tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường giao thông và phát sinh bụi ảnh hưởng đến các hộ dân sống hai bên đường giao thông. Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân bốc dỡ sẽ được trang bị phương tiện bảo hộ lao động đầy đủ. - Không sử dụng các phương tiện chuyên chở quá cũ và không chở nguyên vật liệu rời quá đầy, quá tải và phải có bạt che phủ trong quá trình vận chuyển. - Không đốt các loại chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, bao bì, lốp xe, dầu mỡ, giẻ dính dầu mỡ) trên công trường xây dựng mà sẽ thu gom tập trung và đem đổ đúng nơi quy định. Các biện pháp áp dụng nêu trên đảm bảo hàm lượng bụi và các chất khí độc hại phát sinh trong giai đoạn xây dựng dự án sẽ đạt tiêu chuẩn theo TCVN 5937:2005. (2). Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn Để giảm thiểu các tác động gây ra do tiếng ồn trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình kiến trúc của dự án các giải pháp được đề xuất như sau: - Không sử dụng các thiết bị xây dựng, phương tiện giao thông cũ, lạc hậu có khả năng gây ồn cao. Các phương tiện phải đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành và được cơ quan đăng kiểm xác nhận. - Hạn chế vận hành máy móc gây tiếng ồn lớn như búa máy, máy đào, máy khoan... và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, đất đá vào ban đêm (từ 22h đến 6h sáng hôm sau) và buổi trưa (11.30h đến 13.30h) để tránh tác động đến sinh hoạt của các hộ dân trên dọc các tuyến giao thông và các khu dân cư xung quanh, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở sản xuất khác. - Tiếp nhận và phối hợp để giải quyết bất cứ khiếu nại nào của người dân địa phương về ô nhiễm tiếng ồn và có giải pháp khắc phục. (3). Các biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải Các nguồn nước thải gây ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là: Nước mưa chảy tràn, nước thải thi công và nước thải sinh hoạt. Biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường nước được đề xuất bao gồm: a. Đối với nước thải sinh hoạt - Giảm thiểu lượng nước thải bằng việc tuyển dụng nhân công địa phương có điều kiện tự túc ăn ở. Tổ chức hợp lý nhân lực trong các giai đoạn thi công. - Bố trí lắp đặt các nhà vệ sinh di động trên công trường xây dựng và khu vực lán trại của công nhân để phục vụ quá trình sinh hoạt của công nhân xây dựng. Biện pháp này đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan và sức khỏe của người công nhân. Nếu như điều kiện tại địa phương không thích hợp để sử dụng biện pháp này (do không có đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của nhà vệ sinh di động) thì chủ đầu tư dự án sẽ bố trí và xây dựng trên công trường 01 nhà vệ sinh tạm thời với bể tự hoại 3 ngăn. Mặc dù bể tự hoại 3 ngăn chưa đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn cho phép, song đây là giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam nói chung và với điều kiện của dự án nói riêng. - Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải. Đường thoát nước thải sinh hoạt tạm thời sẽ được đưa vào tuyến quy hoạch thoát nước của nhà máy. b. Đối với nước mưa, nước thải thi công - Nước mưa từ khu trộn vật liệu, nước thải từ các hố thi công và nước rửa các phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công như đã được đánh giá trong chương 3, chúng đều có thành phần chủ yếu là đất cát, bùn bẩn làm cho nước có hàm lượng cặn lơ lửng lớn nên các loại nước thải này sẽ được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua song chắn rác, hố ga lắng cặn bẩn tạm trời trên công trường trước khi thoát vào hệ thống kênh mương tiêu thoát nước của khu vực. - Không tập trung các loại nguyên nhiên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát nước. - Nghiêm cấm mọi hành vi xả chất ô nhiễm, chất gây hại (dầu mỡ thải, giẻ lau dầu mỡ ) xuống hệ thống kênh mương tiêu thoát nước của khu vực. c. Các giải pháp khác Đảm bảo việc xây dựng hệ thống dẫn nước và các bể xử lý theo đúng thiết kế để đảm bảo nước thải không rò rỉ, thất thoát khi vận hành. Để thực hiện công tác này, phải kiểm tra chất lượng bê tông (tốt nhất là dùng phương pháp sonic) đầy đủ số lượng theo tiêu chuẩn (≥25 %) để phát hiện được các khuyết tật bêtông (nếu có) và có biện pháp xử lý kịp thời. (4). Quản lý chất thải rắn, lỏng sệt - Đối với CTR xây dựng: hạn chế các phế thải phát sinh trong thi công, tận dụng triệt để các loại phế liệu xây dựng phục vụ cho chính hoạt động xây dựng dự án. Các phế liệu xây dựng sẽ được tập trung riêng biệt tại các bãi chứa quy định cách xa các nguồn nước đang sử dụng. - Đối với chất thải sinh hoạt: Bố trí các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt bằng phi sắt trong phạm vi công trường và quy định bắt buộc công nhân lao động phải bỏ rác vào thùng. Không đổ chất thải xây dựng lẫn với chất thải sinh hoạt gây khó khăn cho việc xử lý. Hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường để vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đem đi xử lý hàng ngày. - Đối với chất thải nguy hại: bao gồm CTNH dạng rắn (giẻ lau dính dầu mỡ, dính sơn, băng keo dính, vỏ thùng chứa sơn, dầu...) và CTNH dạng lỏng sệt (dầu nhớt thải) sẽ được chủ đầu tư dự án tiến hành thu gom và lưu giữ tạm thời trong các thùng phuy có nắp đậy kín để trong kho chứa tạm thời và thuê đơn vị có chức năng thu gom, xử lý đảm bảo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các biện pháp quản lý CTR vừa nêu, đảm bảo toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh trên công trường xây dựng dự án, được quản lý tuân thủ theo đúng Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. 4.4.1.2. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động (1). Giảm thiểu ô nhiễm không khí Các biện pháp nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh bao gồm: Dự án bố trí nhân công vệ sinh đường giao thông từ đường vào dự án hàng ngày, vào mùa nắng cần tưới nước để giảm bụi phát sinh. Thường xuyên kiểm tra bảo trì các phương tiện vận chuyển. Sửa chữa và thay thế kịp thời các bộ phận hỏng hóc, hiệu chỉnh để máy móc có hiệu suất cao nhất. Các xe chuyên dùng như xe lấy rác phải có nắp đậy, không chở quá trọng tải qui định, không để nước rác chảy xuống đường. Sử dụng cây xanh để giảm thiểu tiếng ồn và ô nhiễm không khí là một biện pháp rất hiệu quả Việc tập trung vận chuyển và xử lý rác chủ yếu sẽ được tiến hành vào ban đêm cho đến 07 giờ sáng hôm sau. Sau đó, lực lượng vệ sinh sẽ quét dọn đường ra vào bãi rác, trả lại cho người dân địa phương một không gian sạch sẽ gọn gàng (2). Giảm thiểu ô nhiễm khí rác (khí sinh học) Để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, dự án sẽ thiết kế hệ thống thu hồi và xử lý khí gas. Tuỳ theo lượng khí sản sinh có thể sử dụng khí gas vào mục đích dân sinh hoặc tiêu huỷ bằng phương pháp đốt, không được để khí thoát tự nhiên ra môi trường xung quanh. Hệ thống ống thu gom khí rác được bố trí thành mạng lưới dạng hình vuông (như trong hình vẽ), khoảng cách giữa các ống liên tiếp nhau là 40m. Các ống thu gom khí rác được lắp đặt trong quá trình vận hành, nối ghép, nâng dần độ cao theo độ cao vận hành bãi. Đoạn ống nối ghép được thiết kế theo kiểu ống chụp. Phần ống nằm trong lớp đất phủ bề mặt bãi chôn lấp và phần nhô cao trên mặt bãi chôn lấp phải sử dụng ống bằng vật liệu có sức bền cơ học và hóa học tương đương. Độ cao cuối cùng của ống thu gom khí rác lớn hơn bề mặt bãi 2,5m (tính từ lớp phủ trên cùng). Hệ thống ống thu gom khí rác bao gồm: Ống thu khí rác bằng nhựa HDPE, đường kính 150mm. Ống thu khí rác bằng nhựa HDPE, đường kính 50mm. Mỗi ống thu khí đường kính 150 sẽ thiết kế 4 ống tia nhỏ đường kính 50mm (như trên hình vẽ) và được phân bố theo dạng hình vuông cạnh 40m. Hình 4.5- Sơ đồ bố trí hệ thống ống thu gom khí rác (2). Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước *). Phương án thu gom, tiêu thoát nước mưa và nước thải sau xử lý. Dự án sẽ xây dựng hệ thống thu gom và tiêu thoát nước mưa riêng biệt. a. Hệ thống thu gom nước thải Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và nước thải sản xuất của Dự án được thu gom như sau: - Nước thải sinh hoạt được thu gom bằng bể tự hoại theo từng khu vực (văn phòng, căntin, nhà xưởng). Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý bằng bể tự hoại sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ để xử lý tiếp chung với nước thải từ hố chôn lấp rác. - Nước thải từ hố chôn lấp chất thải rắn (nước rỉ rác) sẽ được thu gom theo hệ thống đường ống dẫn về hệ thống xử lý nước thải chung của dự án. b. Hệ thống thu gom nước mưa Nước mưa chảy tràn tại dự án sẽ được thu gom bằng đường cống riêng, trước khi thải ra ngoài môi trường thông qua hệ thống thoát nước mưa của KCN. *). Phương án xử lý nước thải sinh hoạt Theo tiêu chuẩn của ngành xây dựng thì nhu cầu bể tự hoại là 0,3 m3/người. Như vậy, nhu cầu xây dựng bể tự hoại tại Dự án sẽ là: 37 người x 0,3 m3/người = 11,1 m3. Bể tự hoại được bố trí theo từng cụm tại những khu vực văn phòng, căntin phù hợp với mặt bằng Dự án. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao. Sau khi qua hầm tự hoại các tác nhân ô nhiễm giảm 50% nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn nên sẽ được thu gom và dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án nhằm xử lý tiếp cho đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005, cột B trước khi thải vào kênh mương tiêu thoát nước của khu vực địa phương. *). Phương án xử lý nước rỉ rác Nước thải từ bãi rác được thu gom về trạm bơm nước rác. Tại đây nước rác được bơm vào hồ xử lý kỵ khí 1 và 2 cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải sẽ được lưu chứa từ 3-10 ngày (tùy thuộc vào thời tiết trong năm). Sau đó nước thải lần lượt được đưa qua hồ hiếu khí sơ cấp và thứ cấp để tiếp tục quá trình xử lý hiếu khí trước khi được đưa ra hồ sinh học. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bãi rác được đưa ra như sau : Hình 4.6 - Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chung cho dự án Mô tả công nghệ: Với công nghệ này, nước thải từ các ô chôn lấp rác cùng với nước thải sinh hoạt được thu gom và đưa trực tiếp vào hồ kị khí. Tại đây, các chất hữu cơ sẽ được phân hủy một phần dưới tác dụng của các vi sinh vật kị khí. Tiếp theo đó nước thải tiếp tục được dẫn qua hồ hiếu khí sơ cấp và thứ cấp. Do đặc điểm của nước rác, hàm lượng BOD, COD, SS rất cao nên sau khi đi qua hồ kị khí, các hợp chất hữu cơ này mới giảm được một phần. Do đó cần phải đi qua hệ thống hồ hiếu khí nhằm xử lý lượng chất hữu cơ còn lại đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 (loại B) trước khi thải ra môi trường. (3). Giảm thiểu ô nhiễm trong quy trình chôn lấp ở bãi chôn lấp Quy trình chôn lấp rác được thiết kế có thể chống thẩm thấu nước rác xuống mạch nước ngầm và thẩm thấu theo chiều ngang và có thể hạn chế tối đa mùi hôi và khí độc. Dự án sử dụng lớp vật liệu lót bằng HDPE có khả năng chống thấm tốt hơn đất sét và có thể sử dụng trong thời gian dài. Với lại lớp màng HDPE có tác dụng ngăn ngừa sự thất thoát nước rác vào tầng nước ngầm mạch nông và để thu hồi hiệu quả khí ga. Chất thải từ các xe thu gom và xe vận chuyển được đổ đều thành lớp dày từ 45 – 60 cm và được nén ép. Khi lớp rác đạt độ cao 2 -2,2m sẽ phủ một lớp đất tạm thời dày 20 cm. Sau khi đạt chiều cao thiết kế >15m, bãi sẽ được lấp một lớp đất sét dày 30 cm, đầm chặt rồi phủ một lớp đất thường dày 60 cm, kết thúc vận hành bãi. Trong quá trình vận hành, khi chất hữu cơ trong rác phân hủy, phần bãi chôn lấp đã lấp đầy có thể bị sụt lún. Do đó, cần lấp lại và sửa chữa những phần bãi chôn lấp bị sụt nhằm duy trì tốc độ thích hợp và khả năng thoát nước. Sau khi một hoặc nhiều lớp rác đã được lấp đầy, có thể đặt hệ thống mương thu hồi khí nằm ngang trên bề mặt, sau đó đổ sỏi và đặt ống nhựa châm lỗ vào mương. Khí thải bãi rác thoát ra qua các ống thu khí này. Hệ thống thu khí này nối kết với nhau và khí thu được có thể đốt cháy hoặc dẫn đến trạm thu hồi năng lượng. Hệ thống kiểm soát nước rò rỉ và khí rác cũng được duy trì. Sau khi lấp đầy, bề mặt bãi chôn lấp sẽ được sửa chữa và nâng cấp lớp che phủ cuối cùng. Khi đó, bãi chôn lấp thích hợp cho những mục đích sử dụng khác. Để chống xói mòn đất phủ, giảm thiểu ô nhiễm và tạo cảnh quan cho bãi chôn lấp sau khi đóng cửa, một lớp đất dày 30 cm sẽ được phủ lên. Những cây trồng trên bãi chôn lấp sau khi đóng cửa sẽ không mang tính kinh tế, chỉ đảm bảo giảm thiểu tác động môi trường và tạo cảnh quan cho khu chôn lấp. (4). Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn a. Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt với khối lượng phát sinh khoảng 18,5 kg/ngày sẽ được thu gom vào các thùng chứa rác bằng nhựa 20lít, 50lít, 100lít đặt tại khu vực văn phòng, căn tin, bếp ăn. Rác thải sinh hoạt được gom thu gom hằng ngày và xử lý tại hố chôn lấp của dự án cùng với chất thải rắn sinh hoạt thu gom được hằng ngày trên địa bàn huyện. b. Chất thải rắn tái sử dụng Các loại chất thải rắn không nguy hại có khả năng tái sử dụng như: vỏ bao bì, thùng cát tông, vỏ hộp nhựa, hộp sắt... thu được trong quá trình phân loại CTR sinh hoạt tại dự án khi thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt cho toàn địa bàn huyện sẽ được lưu giữ trong kho chứa tạm thời và đem giao lại cho các cơ sở tái chế chất thải để tái chế, tái sử dụng. c. Chất thải nguy hại Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án bao gồm: Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung: 125 kg/ngày Giẻ lau dính dầu nhớt, băng keo dính, mực in thải, bóng đèn neon thảiphát sinh với lượng khoảng 0,5 – 1 kg/ngày Các nguồn chất thải này sẽ được kê khai, quản lý nội vi an toàn và thuê đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo đúng quy định của nhà nước. 4.4.2. Phòng ngừa và ứng cứu các sự cố, rủi ro môi trường 4.4.2.1. Các giải pháp phòng chống sự cố trong giai đoạn xây dựng Để đảm bảo vệ sinh an toàn lao động và phòng chống các rủi ro sự cố môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án, các giải pháp được đề xuất như sau: - Tất cả công nhân tham gia trên công trường xây dựng đều được học tập về các quy định về an toàn và vệ sinh lao động. Các công nhân trực tiếp thi công, vận hành máy móc được huấn luyện và có chứng chỉ vận hành thiết bị. - Lắp đặt thiết bị an toàn cho đường dây tải điện và thiết bị tiêu thụ điện (automat bảo vệ ngắn mạch và ngắn mạch chạm đất..), định kỳ kiểm tra mức độ tin cậy của các thiết bị an toàn (báo cháy, chữa cháy, chống sét, automat..) và có biện pháp thay thế kịp thời. - Cung cấp, phổ biến các địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bệnh viện, công an PCCC,... - Các thiết bị, máy móc phải được kiểm tra định kỳ. - Phổ biến các tài liệu hướng dẫn thao tác vận hành máy móc an toàn. - Có hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ thi công cho những nơi cần làm việc vào ban đêm. - Phải có rào chắn, các biển báo nguy hiểm tại những nơi có khả năng rơi, ngã hoặc điện giật. - Cung cấp đầy đủ trang, thiết bị phòng hộ cá nhân như mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang, kính hàn,... và phải có những quy định nghiêm ngặt về sử dụng. - Công nhân phải đeo dây an toàn tại những nơi quy định. - Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc của công nhân phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến quy định cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác. - Công nhân lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc, đường đi vững chắc. - Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống. - Cấm công nhân đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn hay qua cửa sổ của các công trình đang thi công xây dựng. - Công nhân không được đi dép lê hay đi dày có đế dễ trượt. - Trước và trong thời gian làm việc nghiêm cấm công nhân uống rượu bia, hút thuốc lá. - Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống. - Lúc trời tối, trời mưa to, giông bão hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên công nhân không được làm việc trên dàn giáo cao, ống khói, mái nhà từ 2 tầng trở lên... - Lán trại tạm cho công nhân phải thoáng mát, hợp vệ sinh, có nhà tắm, nhà vệ sinh đầy đủ. - Đề ra các nội quy lao động, hướng dẫn cụ thể về vận hành, an toàn cho máy móc, thiết bị. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ và có biện pháp xử lý đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm. - Trong khu vực công trường cần có người bảo vệ thường xuyên để hạn chế trộm cắp và giải quyết các vấn đề như trộm cắp tài sản, tai nạn giao thông,... - Tuần tra thường xuyên, có những quy định nghiêm cấm tệ nạn xã hội tại khu vực lán trại. - Các đơn vị thi công phải khai báo tạm trú, tạm vắng với công an địa phương theo quy định của pháp luật. - Tuyên truyền, giáo dục công nhân đấu tranh và tố giác tội phạm. 4.4.2.2. Giải pháp phòng chống sự cố trong quá trình vận hành a. An toàn sử dụng thiết bị - Các máy móc, thiết bị tại các khu vực ký thuật sẽ có lý lịch kèm theo và được đo đạc theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật. - Công nhân hoặc cán bộ vận hành thiết bị kỹ thuật được huấn luyện, thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn có mặt tại vị trí của mình thao tác, kiểm tra và vận hành đúng kỹ thuật. - Tiến hành kiểm tra, sửa chữa máy móc định kỳ, hướng dẫn và thực tập xử lý theo quy tắc an toàn khi có sự cố. b. Phòng chống sự cố cháy nổ Để giảm thiểu các thiệt hại về kinh tế, con người và các tác động tiêu cực tới môi trường do sự cố cháy nổ gây ra. Dự án sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố cháy nổ ngay từ ban đầu khi đầu tư xây dựng dư án. Các biện pháp áp dụng như sau: - Dự án được trang bị bình cứu hỏa, thùng cát, bể chứa nước và một số trang thiết bị phòng cháy tự động, phòng cháy bằng nước tại các khu vực có khả năng phát sinh cháy, nổ. - Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động để kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra. - Lắp đặt các họng chứa cứu hoả theo các tuyến đường nội bộ với bán kính cấp nước khoảng 150m. - Bơm nước chữa cháy có lưu lượng: Q = 72 – 80 m3/h, H = 110 – 120m. - Hệ thống dẫn điện, chiếu sáng được thiết kế riêng biệt, tách rời khỏi các công trình khác nhằm dễ dàng sửa chữa, chống chập mạch cháy, nổ. - Đặt các biển cảnh báo dễ cháy, các công tác báo bằng âm thanh, mùi khói,.... Yêu cầu các nhân viên và khách hàng tuân thủ các quy định về PCCC. - Quy định nghiêm ngặt vấn đề đốt lửa, hút thuốc, dùng điện trong khuôn viên giới hạn và có cây xanh và vật liệu bắt lửa. - Khu ăn uống sử dụng nhiều gas cho việc nấu ăn, do vậy việc cháy nổ có thể xảy ra khi gas bị xì. Cần quản lý tốt các khâu nấu ăn, không để gas xì gây cháy nổ. c. Thiết kế chống sét công trình và mạng lưới tiếp địa Hệ thống bảo vệ chống sét công trình tại dự án sẽ áp dụng hình thức bảo vệ trọng điểm, thực hiện cho các hạng mục bao gồm : Khu vực nhà văn phòng điều hành; Khu vực trạm xử lý nước thải tập trung; Khu vực trạm cấp điện, cấp nước. d. Biện pháp phòng chống sự cố nứt lớp che phủ Sự cố làm nứt lớp che phủ do lượng khí sinh ra trong quá trình phân hủy rác thải trong hố chôn lấp và sẽ làm phát tán mùi hôi thối bốc ra từ trong hố chôn lấp. Do đó để phòng chống sự cố này các biện pháp được đưa ra như sau: - Nứt do rác lún không đều : Chèn đất hoặc vữa xi măng vào vết nứt để tránh hiện tượng mưa xói hoặc các chất ô nhiễm bị lấy lên khỏi bãi. - Nứt do sự không thoát khí (nghẽn đường ống thu hồi khí bãi rác) : Chèn đất hoặc vữa xi măng vào vết nứt đồng thời kiểm tra lại các quạt hút trên đỉnh các giếng thoát khí. Trong trường hợp tất cả các đường thoát khí đều bị bịt kín thì phải khoan xuống tầng chứa rác rồi đặt đường ống để dẫn khí thoát ra ngoài. e. Các biện pháp phòng chống sự cố đối với trạm xử lý nước thải Để giảm thiểu các sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung, chủ đầu tư dự án sẽ thực hiện các giải pháp sau: - Công nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải phải được tập huấn về chương trình vận hành và bảo dưỡng của hệ thống. - Tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành và bảo dưỡng đã được thiết lập cho hệ thống xử lý nước thải. - Chương trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải cứ sau 3 năm sẽ được cập nhật. - Thực hiện quan trắc định kỳ lưu lượng và chất lượng nước thải cho hệ thống xử lý nước thải. f. Biện pháp phòng chống dịch bệnh Để phòng chống các nguy cơ gây dịch bệnh cho cộng đồng dân cư địa phương một số biện pháp được chủ đầu tư dự án đưa ra như sau: - Định kỳ tổ chức kiểm tra sức khỏe cho lực lượng cán bộ, công nhân viên nhà máy. - Nâng cao nhận thức về khả năng tự phòng tránh với dịch bệnh lây lan qua sự tiếp xúc trực tiếp như dịch cúm A (H1N1). - Thông báo ngay cho các cơ sở y tế tại địa phương để có biện pháp cách ly, phun xịt thuốc chống dịch và tạm ngừng hoạt động khi có cán bộ, công nhân viên làm việc tại dự án bị mắc dịch cúm H1N1. - Đảm bảo vệ sinh ăn uống cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại nhà máy, không chế biến những đồ ăn quá hạn sử dụng hay đã bị ôi thiu, thực hiện ăn chín, uống sôi. g. Giáo dục môi trường Giáo dục môi trường nhằm làm cho người lao động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nhận thức được môi trường sống và làm việc cần được bảo vệ trước hết vì sức khoẻ của chính bản thân người trực tiếp lao động, cộng đồng xã hội, hạn chế rủi ro và sự cố môi trường đồng thời ý thức được các điều kiện để đảm bảo sự phát triển bền vững, sự hài hoà giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường 4.5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT VỀ MÔI TRƯỜNG 4.5.1. Chương trình quản lý môi trường Việc đề ra một chương trình quản lý môi trường tuân thủ các quy định của Việt Nam nhằm quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình chuẩn bị, xây dựng các công trình của dự án và trong quá trình dự án đi vào vận hành Chủ dự án sẽ xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường (KHQLMT) và thực hiện trong suốt quá trình vận hành dự án. Kế hoạch quản lý môi trường là rất cần thiết để giám sát các chỉ tiêu môi trường, qua đó có thể dự đoán các biến đổi môi trường và có các biện pháp trước khi những biến đổi môi trường xảy ra. KHQLMT của dự án bao gồm chương trình giảm thiểu môi trường, chương trình tuân thủ giảm thiểu môi trường, các yêu cầu báo cáo, cơ cấu tổ chức thực hiện KHQLMT và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp các sự cố có thể xẩy ra. Mục tiêu của KHQLMT cho các dự án là cung cấp các hướng dẫn để dự án có thể được đảm bảo về mặt môi trường với các tiêu chí: - Tuân thủ theo pháp luật hiện hành về môi trường của Việt Nam. - Sử dụng cơ cấu tổ chức phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện và giám sát tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM. - Quản lý và giám sát các phương án giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM đối với các nhà thầu xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ và quá trình thực hiện dự án. - Cung cấp kế hoạch dự phòng cho các phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc các tai biến môi trường xẩy ra. 4.5.2. Chương trình giám sát môi trường 4.5.2.1. Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng a). Giám sát môi trường trong phạm vi dự án - Đối với chất thải rắn: Thường xuyên báo cáo về chất thải rắn thu gom trên công trường. - Đối với chất thải lỏng + Lấy mẫu phân tích mẫu nước thải của dự án trước khi thải ra môi trường. + Số lượng: 1 mẫu + Thông số phân tích: pH, BOD5, COD, SS, PO43-, dầu mỡ, tổng nitơ, tổng Photpho, amoni, coliform + Tần suất giám sát: 3 tháng/lần b). Giám sát môi trường xung quanh (1). Đối với môi trường không khí - Vị trí: 4 điểm + 2 điểm trong khu đất của dự án. + 2 điểm ngoài khu đất dự án. - Các chỉ tiêu giám sát + Nồng độ SO2, NO2, CO, bụi tổng số, hơi xăng dầu + Tiếng ồn (2). Đối với môi trường nước - Vị trí giám sát: 2 mẫu nước mặt (một mẫu tại kênh Cây Trâm và một mẫu tại sông Lạc Phi) - Thông số phân tích: pH, BOD5, COD, DO, SS, PO43- , dầu mỡ, tổng sắt, tổng Photpho, Amoniac, Nitrat, Nitrit, coliform. - Tần suất giám sát: 6 tháng 1 lần. 4.5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn vận hành a). Giám sát chất lượng môi trường không khí - Giám sát chất thải khí: + Các chỉ tiêu giám sát: Nồng độ SO2, NO2, CO, CO2, hơi hữu cơ, H2S, CH4, bụi tổng số, tiếng ồn, vi khí hậu + Số vị trí lấy mẫu, đo đạc: 4 vị trí bao gồm: khí thải khu vực BCL, khu vực bãi đỗ xe, khu vực nhà điều hành, khu xử lý nước thải. - Giám sát khí thải môi trường xung quanh Môi trường không khí xung quanh được giám sát tại 4 vị trí bên ngoài khu vực BCL tương ứng với bốn phía Đông, Tây, Nam và Bắc mỗi phía một vị trí giám sát. Tần suất: mỗi năm tiến hành giám sát 4 đợt/năm theo quí. b). Giám sát chất lượng môi trường nước - Giám sát nước thải + Các chỉ tiêu giám sát: Độ pH, SS, BOD5, COD; tổng nitơ, phốtpho hữu cơ, chất hoạt động bề mặt, coliform, hàm lượng các kim loại nặng (Fe, Pb, Hg, Cd, Cr, Zn). + Vị trí lấy mẫu: tại 2 vị trí: vị trí một là nước thải trước xử lý tại trạm xử lý nước chung của BCL, vị trí hai được lấy là nước thải sau xử lý của BCL tại điểm thải ra môi trường tiếp nhận. - Giám sát chất lượng nước môi trường xung quanh + Vị trí giám sát: 2 mẫu nước mặt (một mẫu tại kênh Cây Trâm và một mẫu tại sông Lạc Phi) + Các chỉ tiêu giám sát: Độ pH, SS, BOD5, COD; tổng nitơ, phốtpho hữu cơ, chất hoạt động bề mặt, coliform, hàm lượng các kim loại nặng. Tần suất mỗi năm tiến hành giám sát 4 đợt/năm theo quí. - Giám sát chất lượng nước ngầm + Vị trí giám sát: 2 mẫu nước ngầm được lấy tại 2 hộ dân trong khu vực dân cư không tập trung nằm gần với dự án nhất. + Các chỉ tiêu giám sát: pH, độ đục, Nitrat, Amôni, Nitrit, Clorua, Sulfat, kim loại năng (Fe, Pb, Hg, As, Cd), Tổng Coliform + Tần suất giám sát: 3 tháng/lần/năm c). Giám sát môi trường đất + Vị trí giám sát: 2 mẫu đất trong khu vực dự án và 2 mẫu bên ngoài phạm vi dự án + Các chỉ tiêu giám sát: pH, Cu, Pb, Zn, Cr, As, Cd, Hg, Tổng Nitơ, Tổng Photpho + Tần suất mỗi năm tiến hành giám sát 3 tháng/lần. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Định hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ngoài phát triển kinh tế, hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn thì vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường là hết sức quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay chất thải rắn sinh hoạt của người dân ngày càng trở nên bức xúc Dự án ” Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết những bức xúc về môi trường do lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày một gia tăng tại địa bàn huyện Gò Quao mà chưa có sự thu gom, xử lý đúng quy cách. Người dân trên địa bàn huyện Gò Quao hiện đang xử lý rác thải sinh hoạt của gia đình mình một cách tự phát như đốt, chôn tại trong vườn nhà mình gây ô nhiễm môi trường. Luận văn “ Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, Kiên Giang” đã đánh giá và dự báo các tác động xấu đến môi trường tự nhiên, kinh tế- xã hội dựa trên loại hình hoạt động của dự án cũng như các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa phương nơi triển khai xây dựng, hoạt động dự án. Luận văn cũng đã đưa ra đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ứng phó những rủi ro, sự cố môi trường cũng như các biện pháp giảm thiểu các tác động do quá trình thực hiện dự án gây ra dựa trên sự tham khảo thực tế hoạt động của các bãi chôn lấp rác tương tự. 5.2. KIẾN NGHỊ Trong quá trình xây dựng, ban quản lý dự án cần phải thực hiện tốt vấn đề an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Xung quanh khu vực thi công sẽ được che chắn bằng tường tạm (bằng gỗ ván hoặc tôn) nhằm hạn chế tiếng ồn, bụi phát tán ra môi trường và không gây mất mỹ quan. Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ kín bằng vải bạt, tránh tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường giao thông và phát sinh bụi ảnh hưởng đến các hộ dân sống hai bên đường giao thông. Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân bốc dỡ sẽ được trang bị phương tiện bảo hộ lao động đầy đủ. Khi dự án đi vào hoạt động các hệ thống xử lý nước thải, hệ thống ô chôn lấp chất thải rắn, thu hồi khí rác, phòng cháy chữa cháy,... phải đảm bảo hoạt động một cách hiệu quả nhất bằng cách thường xuyên kiểm soát và theo dõi hoạt động của các hệ thống này để có biện pháp giải quyết kịp thời. Các phương tiện vận chuyển không chở quá trọng tải qui định, kiểm tra định kỳ các phương tiện vận chuyển, các xe chuyên dùng như xe lấy rác phải có nắp đậy, không để nước rác chảy xuống đường Cần thực hiện nghiêm chỉnh chương trình quản lý và giám sát môi trường mà luận văn đã trình bày Cần đầu tư xây dựng một nhà máy tái chế rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Gò Quao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Phước.2005. Giáo trình quản lý và xử lý CTR. ĐH Bách khoa TP.HCM 2. Đinh Xuân Thắng. 2004. Ô nhiễm không khí. NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM 3. Trần Ngọc Trấn. 2001. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật , Hà Nội 4. Lê Trình. 2000. Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng. NXB Khoa học và Kỹ thuật 5. Mai Ánh Tuyết. 2007. Bài viết phế thải gia cư ở Việt Nam. www.khooahoc.net 5. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 của UBND xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao, Kiên Giang 6. Niên giám thông kế của tỉnh Kiên Giang, năm 2006, 2007 7. Báo cáo đầu tư dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang 8. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường 9. McGRAW-HILL. 1993. Integrated Solid Waste Management 10. H.Koren & M Biseri Lewis. 1994. Handbook of Solid waste Management 11. Tài liệu đánh giá nhanh của WHO MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung do an tot nghiep.doc
  • docdanh muc cac bang.doc
  • docdanh muc cac hinh.doc
  • docdanh muc tu viet tat.doc
  • docLoi cam on.doc
  • docTom tat noi dung.doc
  • dwgBCL GO QUAO.dwg
Tài liệu liên quan