Để áp dụng SXSH, có một số cần được thực hiện:
-Có những buổi huấn luyện và đào tạo công nhân ý thức bảo vệ môi trường, lợi ích của việc bảo vệ môi trường và kết quả cảu việc sử dụng lãng phí nguyên nhiên vật liệu và năng lượng.
- Đề cao công tác quản lý và bảo vệ môi trường và kiểm tra thường xuyên việc chấp hành luật môi trường của các công ty.
- Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước cần ban hành các cơ chế, chính sách môi trường nhằm khuyến khích các công ty áp dụng SXSH
- Bổ sung nguồn lực và hổ trợ vốn kinh tế để việc thực hiện SXSH tại công ty có hiệu quả hơn.
Bảo vệ môi trường không chỉ là giảm thiểu ô nhiễm mà còn khả năng tiết kiệm nguồn ngân sách cho công ty là rất lớn.
71 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp Sản Xuất Sạch Hơn áp dụng cho công ty Cổ Phần Nông Sản Xuất Khẩu Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
992, UBND TpHCM có quyết định số 57/QĐ – UB đổi tên Trạm chế biến thực phẩm xuất khẩu Tân Thuận thành Xí Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Tân Thuận. Xí nghiệp này trực thuộc Công ty Thực Phẩm Nông Sản Thương Mại Sài Gòn thuộc Tổng Công ty Thực Phẩm Nông Sản Thương Mại Sài Gòn. Ngày 01/07/2006, Xí Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Tân Thuận được đổi tên thành “Công ty Cổ Phần Nông Sản Thực phẩm Xuất Khẩu Sài Gòn”
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là chế biến các mặt hàng đông lạnh avf các thực phẩm dạng thức ăn nhanh.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty :
Hệ thống tổ chức SX của Công ty gồm 06 phòng ban nghiệp vụ giúp việc cho ban lãnh đạo và 05 PXSX và các tổ. Sơ đồ cơ cấu tổ chức SX của Công ty được thể hiện ở hình 3
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kỹ thuật
phòng nghiên cứu phát triển
Phòng kế toán
Phòng nghiệp vụ
Phân xưởng cơ điện
Phòng tổ chức hành chính
PX hải sản
PX rau củ
PX định hình
PX cấp đông
Phòng vi sinh
Tổ sửa chữa bảo trì điện
Tổ vận hành máy
Tổ sửa chữa bảo trì các hệ thống điện cơ khí
Hình: 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty
3.1.4. Sản Phẩm và Thị Trường Của Công Ty
3.1.4.1. Sản phẩm
Công ty có hơn 1000 loại SP khác nhau từ những món bánh dân dã quê nhà đến những loại bánh như: bánh xèo, bánh khọt, bánh cuốn, cháo tôm, há cảo, chả giò các loại, bánh rế, chả mực. Sủi cảo Trong thời gian sắp tới, Công ty có chiến lược ngày càng nâng cao chất lượng một số sản phẩm để mở rộng thị trường xuất khẩu. Mặt khác, tiếp tục nghiên cứu ra mặc hàng mới nhằm mở rộng thị trừơng. Sản phẩm và số lượng SX của sản phẩm chủ yếu được thể hiện bảng 5.
Bảng 5. Sản phẩm Công ty
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Số lượng
01
Rế dài
Kg/ ngày
350
02
Cá xả rế
Kg/ ngày
200
03
Há cảo tôm
Kg/ ngày
200
04
PTO khoai lang
Kg/ ngày
200
05
Sủi cảo PTO
Kg/ ngày
200
06
Tôm lăn bột
Kg/ ngày
250
07
PTP khoai tây
Kg/ ngày
300
08
Bánh mì que
Kg/ ngày
250
3.1.4.2. Thị Trường:
Gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến nông sản và thực phẩm đông lạnh xuất khẩu, với đội ngũ công nhân tay nghề cao Công ty đã tìm được cho mình một thị trường xuất khẩu ổn định. Các sản phẩm của công ty đang được ưa chuộng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài như Nhật Bản, EU, Mỹ, Úc, và một số nước Châu Á ( Trung Quốc, Thái Lan, Inđônesia, Hàn Quốc) Nếu năm 1992 doanh thu công ty là 6 triệu USD, thì năm 2004 đạt 8 triệu USD.
Công ty đã tổ chức BVQI cấp chứng chỉ “ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuan ISO 9001 - 2000”, và hiện nay đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP. Công ty thường xuyên tham gia các hôi chợ triển lãm và liên tục dành nhiều huy chương như:
Huy chương vàng sản phẩm Thủy Sản Chất Lượng Cao VIETFISH 2000 vào ngày 14/6/2000.
Danh hiệu “ Thực Phẩm Chất Lượng và An Toàn” do hội Lương Thực Thực Phẩm Thành Phố tổ chức ngày 4/12/2004 – 2/10/2005 .
3.1.5 Hoạt động SX và kinh doanh của Công ty
3.1.5.1 Quy trình sản xuất chính của Công ty
Mặc dầu Công ty SX hơn 1000 sản phẩm khác nhau, với nhiều loại nguyên liệu khác nhau như mực, tôm, rau, khoai tây, bánh tráng, gia vị.Tuy nhiên, quy trình SX chính của Công ty được thực hiện theo quy trình thể hiện tại hình 4
Nguyên liệu
Xử lý thô
Cắt và trộn
Đóng khuôn
Luộc/ Nấu
Đông lạnh
Đóng gói
Sản phẩm
Kiểm cảm quan
Nước lạnh, đá
Điện
Gas, dầu, nước, điện
Đầu tôm, vỏ rau củ, nước thải.
Nước thải, phế phẩm
Các thiết bị, điện, bao bì
Bao bì sản phẩm, phế phẩm
Hơi nước, điện, gas, dầu
Nước thải, phế phẩm
Hơi, điện
Nước thải, phế phẩm
Điện, bao bì
Nước thải, phế phẩm
Đầu vào Đầu ra
Hình 4. Sơ đồ quy trình công nghệ chính của công ty
Nguyên liệu SX nông sản và hải sản thu mua từ các nguồn được vận chuyển về Công ty. Trước khi nhập kho, nguyên liệu được kiểm cảm quan tại phòng tiếp nhận. Kiểm cảm quan là kiểm tra độ tươi sống ( màu sắc ), mùi và kích cỡ của nguyên liệu. Các nhân viên quản lý chất lượng với kinh nghiệm làm việc lâu năm sẽ đảm nhận công đoạn này.
Sau khi kiểm cảm quan, nguyên liệu được đưa qua phòng sơ chế để thực hiện xử lý thô. Đối với nông sản, nông sản bao gồm rau củ các loại như khoai tây, hành lá, tía tô được gọt vỏ, lặt lá và rửa sạch. Đối với hải sản, hải sản gồm mực, cá, tôm được xử lý thô bằng cách bóc vỏ bỏ đầu, và rửa sạch.
Nguyên liệu sau khi xử lý thô, được chuyển qua cắt và trộn. Tại đây, nguyên liệu được cắt nhỏ tùy theo kích cỡ quy định.
Sản phẩm của công đoạn cắt và trộn được chuyển qua công đoạn đóng khuôn tự động theo từng loại sản phẩm.
Tiếp theo, nguyên liệu được tiến hành luộc hoặc nấu tùy theo yêu cầu sản phẩm. Nguyên liệu được chuyển qua PX cấp đông để đông lạnh bằng hơi lạnh và điện năng cung cấp cho quá trình này. Công đoạn này phát sinh nước thải từ hơi nhưng không đáng kể.
Cuối cùng là công đoạn đóng gói. Nguyên liệu sau khi đông lạnh được đưa đi đóng gói thành phẩm. Sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ ổn định và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
3.1.5.2. Nguyên nhiên vật liệu tiêu thụ
Với hơn 1000 các sản phẩm các loại và tăng số lượng sản phẩm mỗi ngày. Công ty ước tính từ 2 đến 3 tấn. Nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu của công ty khá lớn. Chi tiết nhu cầu nguyên nhiên vật liệu của công ty trong năm được thể hiện bảng 6.
Bảng 6. Tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng trung bình một năm
STT
Nguyên nhiên
vật liệu tiêu thụ
Đơn vị tính
Số lượng
01
Tôm
Tấn
600
02
Rau
Tấn
540
03
Bánh tráng
Tấn
90
04
Gia vị
Tấn
30
05
Nước sạch
m3
120000 - 150000
06
Điện
kWh
1442400
3.1.5.3 Thiết bị và máy móc sử dụng trong công ty
Thiết bị và máy móc sử dụng trong công ty chủ yếu để chế biến các nguyên liệu sau khi qua xử lý thô và làm lạnh để bảo quản sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty còn trang bị trang bị 5 xe tải nhỏ tải trọng 5 tấn để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm và 2 xe hơi. Thiết bị sử dụng cho PXSX thể hiện bảng 7.
Bảng 7. Thiết bị và máy móc sử dụng trong PXSX
STT
Tên thiết bị và máy móc
Công suất
Số lượng
Hệ thống thiết bị
01
Hệ thống băng chuyền
300kg/h
1
02
Hệ thống lạnh tủ cấp đông tiếp xúc
200kg/h
1
03
Hệ thống điều hòa nhiệt độ
62HP
2
04
Hệ thống lạnh trung tâm
50HP
1
05
Hệ thống lạnh máy đá vảy
6500kg/24h
2
06
Hệ thống lạnh kho thành phẩm
160 tấn
2
07
Hệ thống châm chlorin cho nước nguồn
0.1KW
1
Máy móc
01
Máy rã đông
0.1KW
1
02
Máy ép bao chân không
2.2KW
2
03
Máy rà kim loại
2.2KW
2
04
Máy trộn
3.7 KW
7
05
Máy cắt đa năng
0.7KW
1
06
Máy đánh bột
2.2KW
1
07
Máy chiên xào
3.7KW
2
3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
3.2.1 Chất thải và nguồn phát sinh chất thải
3.2.1.1 Lượng và đặc tính nước thải của Công ty
Mỗi ngày, lượng nước thải của công ty phát thải ra khoảng 400 – 500 m3 và chủ yếu từ khu vực SX và rửa khay. Nước thải của Công ty chủ yếu mang theo các loại phế phẩm từ nguyên liệu chế biến nông sản hoặc hải sản. Các phế phẩm như vỏ tôm, đầu mực, hoặc từ vỏ các loại nông sản như vỏ khoai tây, vỏ củ sen, lá tía tô Nước thải được thải ra hệ thống xử lý nước thải của công ty. Hệ thống xử lý nước thải của công ty được thiết kế 15m3/h, nước thải sau khi xử lý thải ra hệ thống sông Sài Gòn và đạt tiêu chuẩn nước loại B theo tiêu chuẩn nước của Việt Nam.
Đặc tính nước thải của công ty được thể hiện qua bảng 8
Bảng 8 Đặc tính nước thải của Công ty
Thông số
Chế biến nông sản
Chế biến thủy sản
Rửa khay
Cống chung
pH
7.6
7.1
7.4
6.8
COD, mg/l
224
1930
516
700
BOD5, mg/l
170
1160
120
440
SS, mg/l
160
390
70
187
Tổng N, mg/l
NA
255
NA
76
Tổng P, mg/l
1.1
31
NA
20
Nguồn: Kết quả kiểm nghiệm nước thải của Công ty ( 11, 2006)
3.2.1.2 Chất thải rắn:
Mỗi ngày khu vực sơ chế nông sản thải ra từ 800kg – 1000kg rác thải, khu vực sơ chế hải sản thì khoảng 1000kg đầu vỏ tôm và 100kg phế phẩm từ đầu cá, bạch tuộc, hay mực. Đối với nông sản thì hầu như vỏ khoai tây là chiếm số lượng đáng kể. Ngoài ra, lượng rác thải còn mang theo các bao bì nhựa PE, nilon,
Lượng chất thải không phải là lớn nhưng cũng là lượng rác thải đáng kể so với mô hình sản xuất của công ty.
Chất thải rắn không được công ty xử lý mà hợp đồng với cho công ty môi trường thành phố xử lý. Đây là một vấn đề khá tốn nhiều kinh phí của công ty vì công ty phải trả tiền cho công ty môi trường xử lý.
3.2.1.3. Khí thải
Nguồn chất thải khí chủ yếu thải ra từ khu vực thành phẩm, khí phát ra từ các chảo dầu, lò hấp, lò hơi, hay từ công đoạn rã đông Mùi từ quá trình chế biến và khu xử lí nước thải có chứa các amin, H2S, CH4, NH3Khí thải Clo sinh ra trong quá trình khử trùng thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng chế biến và khử trùng nguyên liệu, bán thành phẩm.
Các chất khí độc trong thiết bị làm lạnh có thể bị rò rỉ.
Tuy vậy, khu vực SX có lắp đặt hệ thống thoáng khí đơn giản như máy hút, hay quạt gió công suất lớn, luôn thoáng và cung cấp đủ lượng khí cho công nhân làm việc.
3.2.2. Môi trường làm việc.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường làm việc trong công ty chủ yếu là: nhiệt độ, độ ẩm và tiếng ồn phát sinh từ khu vực SX của công ty.
Nhiệt độ trong khoảng từ 28 – 30oC trong hầu hết các phân xưởng. Độ ẩm khá cao ( 72% - 83%), ở phân xưởng chế biến hải sản, rau quả và trộn, trong khi độ ẩm ở phẫnưởng đóng khuôn là 52%. Độ ẩm ở 2 phân xưởng trên khá cao có thể do 2 nguyên nhân: (1) nước tan từ nước đá, nước rửa chậu và rửa sàn và (2) máy điều hòa. Sử dụng mộtlượng nước lớn và không có máy điều hòa ở phân xưởng rử khay và phân xưởng nấu làm nhiệt độ và độ ẩm tăng cao (30oC), 82%.
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình hoạt động của dây chuyền sản xuất chủ yếu từ khu vực thu mua nguyên liệu và vận chuyển hàng hoá, nhưng độ ồn không lớn và chỉ mang tính nhất thời và không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ngoài ra, ở khu vực phòng máy nơi chạy các máy nén, máy phát điện dự phòng, dây chuyền chế biến sản phẩm, sự hoạt động của các thiết bị lạnh cũng có khả năng tạo ra tiếng ồn nhưng không đáng kể.
3.3 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÁC ĐỊNH CÔNG ĐOẠN CÓ TIỀM NĂNG THỰC HIỆN SXSH TRONG CÔNG TY
Trên cơ sở điều tra khảo sát và các kết quả thu được trình bày trong các phần trước, các vấn đề môi trường trong công ty là:
- Tiêu thụ nguyên nhiên lớn, khối lượng tiêu thụ hơn 4 tấn /ngày
- Phát thải nhiều chất thải rắn thải ra khoảng hơn 2 tấn mỗi ngày bao gồm phế phẩm từ quá trình sơ chế nông sản và sơ chế hải sản (chủ yếu là vỏ đầu tôm)
- Nước thải thải ra môi trường khoảng 400 – 500m3 mỗi ngày
- Khí thải phát sinh từ hoạt động SX của công ty mặc dù chưa có số liệu cụ thể. Tuy nhiên đây là vấn đề cần chú ý vì đây là nguyên nhân làm các thiết bị lạnh bị rò rỉ do sự ăn mòn.
Vì vậy, công đoạn sơ chế tôm là nơi để luận văn xác định và thực hiện SXSH. Công đoạn sơ chế tôm phát sinh ra lượng chất thải rắn mỗi ngày ước tính khoảng 1 tấn, và tiêu hao lượng nước khoảng 130m3/ ngày. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả SX và bảo vệ môi trường, việc thực hiện SXSH áp dụng cho PXHS là cần tại PX như hiện nay.
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG CHO
PHÂN XƯỞNG HẢI SẢN
4.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠ CHẾ TÔM TẠI PXHS
Quy trình sơ chế tôm tại PXHS thuộc Công ty Cổ Phần Nông Sẩn Thực Phẩm Xuất Khẩu Sài Gòn bao gồm 6 công đoạn: kiểm cảm quan; cân và bảo quản; rửa; bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ long; kiểm tạp chất; bảo quản
Tôm nguyên liệu
Quy trình sơ chế tôm được thể hiện tại hình 5.
Kiểm cảm quan
Cân
Rửa và bảo quản
Bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ lưng
Kiểm tạp chất
Tạp chất, Nước thải
Nước đá tan
Bảo quản
Vỏ tôm,đầu tôm
Nước thải
Nước đá tan
Đá vảy
Nước lạnh
Nước thải
Nước lạnh
Đá vảy
Nước lạnh
đá vảy
Nhiệt, điện, bao bì
Bán
Thành phẩm
Hình 5: Sơ đồ quy trình công nghệ sơ chế tôm tại Công ty
Nguyên liệu tôm thu mua từ các nguồn được đưa vào phòng tiếp nhận nguyên liệu. Tại đây, cán bộ quản lý chất lượng sản phẩm chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra nguyên liệu bằng cảm quan. Kiểm cảm quan là kiểm tra mùi, kích cỡ yêu cầu và độ tươi sống của hải sản.
Nguyên liệu tôm sau công đoạn kiểm cảm quan sẽ định lượng bằng cân. Một lần cân đựơc tính khi công nhân lấy 1 rổ 7kg tôm đưa đi rửa.
Tôm được rửa thô qua 3 thùng nước 100 lít, mỗi thùng chứa 80 nước. Thùng thứ nhất là nước đá lạnh khoảng 0 – 5 oC, thùng thứ 2 là nước chlorine nồng độ 200ppm, thùng thứ 3 là nước đá lạnh. Công nhân lần lượt cho cả rổ tôm vào từng thùng và rửa. Công doạn này phát sinh nhiều nước thải từ thao tác công nhân lấy tôm ra ngoài để chuẩn bị cho vào thùng bảo quản và đưa qua phòng sơ chế.
Tôm sau khi rửa thô, tôm được đưa qua phòng sơ chế để sơ chế tôm. Công đoạn sơ chế tôm thực hiện bằng cách bóc vỏ, bỏ đầu tôm và rút chỉ lưng. Tôm bỏ vào thau 6 lít, với nước lạnh tủ 0 - 5oC. Nước rửa được thay sau 15 phút làm việc. Công đoạn này phát sinh rất nhiều nước thải và chất thải rắn. Ước tính cứ 2 tấn tôm thì thải ra 1 tấn đầu và vỏ tôm.
Sản phẩm sau công đoạn sơ chế tôm được chuyển sang kiểm tạp chất. Công đoạn kiểm tạp chất được thực hiện dưới ống nước có 6 lỗ nhỏ 30mm xếp thành đường thẳng.
Tôm sau khi kiểm tạp chất cho vào thùng 1m3 đem đi bảo quản nhiệt độ
-35oC đến -45oC. và tôm bảo quan là tôm bán thành phẩm
4.2. CÂN BẰNG VẬT LIỆU
Tại PXHS, trung bình một ngày lượng tiêu thụ nguyên vật liệu khoảng 2 tấn tôm, 5 tấn đá vảy, hơn 55m3 nước sạch. Tính toán cân bằng vật liệu cho quy trình sơ chế tôm thể hiện bảng 9.
Bảng 9. Cân bằng vật liệu
Công đoạn
Đầu vào
Đầu ra
Dòng thải
Tên nguyên liệu
Số lượng
Tên bán thành phẩm
Số lượng
Tên dòng thải
Khối lượng
Kiểm cảm quan
Tôm
2000kg
Tôm
2000kg
Cân
Tôm
2000kg
Tôm
2000kg
Rửa và bảo quản
Tôm
Nước lạnh
Đá vảy
2000kg
5.4 m3
2m3
Tôm
2000kg
Nước thải
7.4 m3
Bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ lưng
Tôm
Nước
Đá vảy
2000kg
42m3
2m3
Tôm
1002kg
Vỏ đầu tôm
Nước thải
998kg
44m3
Kiểm tạp
Chất
Tôm
Nước
Đá vảy
1002kg
8m3
1m3
Tôm
1000kg
Tạp chất
Nước thải
2kg
9 m3
Tổng lượng nước lạnh là 55.4m3 à à Tổng lượng nước thải
Tổng lượng đá vảy là 5m3 àtấn tôm thành phẩm à ra là 60.4 m3
Tôm 2000kg à à Vỏ,đầu tôm : 1000kg
4.3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH CHẤT THẢI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CƠ HỘI SXSH
Kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Công Ty Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Sài Gòn cho thấy:
Nước sạch sử dụng lãng phí và không tái sử dụng
Sử dụng quá nhiều nước để thu hồi các mãnh vụn trong quá trình vệ sinh PX
Chất thải rắn không được tái chế.
Quá nhiều mãnh vụn rơi vãi trong quá trình sơ chế.
Các phần tôm vứt bỏ chưa được tái sử dụng.
Nhiệt thất thoát
Tập hợp các nguyên nhân gây lãng phí và các cơ hội giảm ô nhiễm được trình bày trong bảng 10
Bảng 10. Phân tích nguyên nhân và đề xuất các cơ hội
Dòng thải
Các nguyên nhân
Các giải pháp SXSH
1. Nước thải sinh ra từ việc rửa tôm.
1.1 Sử dụng quá nhiều nước để thu hồi các mãnh vụn trong quá trình vệ sinh PX.
1.1.1. Kiểm tra thao tác công nhân khi rửa.
1.1.2. Thu gom phế phẩm liên tục để phế phẩm không trôi theo dòng nước.
1.1.3. Yêu cầu công nhân cần quét kỹ hơn trước khi rửa sàn.
1.2. Không có đồng hồ đo lưu lượng nước.
1.2.1. Lắp thêm 2 đồng hồ nước tại phòng tiếp nhận và phòng sơ chế để tiện theo dõi lượng nước dùng.
1.3. Không tái sử dụng nước cho các lần rửa sau.
1.3.1 Tăng số lần rửa tôm trong một thùng nước.
1.4. Khóa van nước sau sử dụng
1.4.1 Nhắc nhở Công nhân khóa van nước sau khi sử dụng.
1.4.2. Khóa chặt các van nước dự phòng khi không sử dụng.
1.5. Van nước bị rò rỉ và van có đường kính không hợp lý.
1.5.1 Thay các van bị rò rỉ hoặc đuờng kính nhỏ hạn chế lượng nước không cần thiết
1.6. Không sử dụng máy rửa áp lực.
1.6.1 Sử dụng máy rửa áp lực.
1.7.Công nhân làm việc không liên tục, gây lãng phí nước.
1.7.1 Thực hiện quy trình liên tục trong PXHS để tiêu hao nước ít hơn.
2. Chất thải rắn : vỏ đầu tôm và tôm rơi vãi trong quá trình chế biến.
2.1. Quá nhiều mãnh vụn rơi vãi trong quá trình sơ chế.
2.1.1 Giám sát và nhắc nhở công nhân làm việc hạn chế rơi vãi quá nhiều.
2.1.2. Tăng lực lượng công nhân quét dọn và thu gôm phế phẩm sau mỗi giờ làm việc. ( từ 1 đến 2 công nhân)
2.1.3.Đặt lưới có lỗ đường kính nhỏ để phế phẩm không trôi vào dòng nước.
2.2 Các phần tôm vứt bỏ chưa được tái sử dụng.
2.2.1. Tái sử dụng đầu tôm để chế biến làm thức ăn gia súc.
2.2.2 Tái sử dụng đầu tôm để SX muối tôm
2.2.2. Tái sử dụng đầu tôm để SX Chitin Chitosan.
2.3. Tôm nguyên con rơi rớt không được thu hồi trở lại để tái sử dụng.
2.3.1 Nhắc nhở công nhân làm việc chú ý hơn nguyên liệu tôm trên bàn rơi rớt xuống sàn.
3.Nhiệt thất thoát trong các công đoạn.
3.1. Cài đặt nhiệt độ hệ thống lạnh trung tâm quá thấp và không theo dõi hoạt động thiết bị nhiệt.
3.1.1 Cài đặt lại nhiệt độ hợp lý
3.1.2. Thường xuyên theo dõi hoạt động của thiết bị nhiệt.
3.2. Nhiệt thất thoát từ các lỗ hở trên thân tháp
3.2.1. Bịt các lỗ hở trên thân tháp
3.3. Thiết bị lạnh không được bảo trì
3.3.1 Thường xuyên bảo trì thiết bị lạnh
4.4. SÀNG LỌC CÁC GIẢI PHÁP
Kết quả phân tích các nguyên nhân và đề xuất các cơ hội giải pháp SXSH trình bày trong bảng 4.2 cho thấy buổi đầu đã đề xuất được 20 giải pháp SXSH có thể thực hiện ngay nhưng cũng có những giải pháp cần phân tích thêm và một số các giải pháp khó có thể thực hiện được. Vì vậy, viêck sàng lọc các giải pháp đã được thực hiện, kết quả sàng lọc trình bày trong bảng 11.
Bảng 11. Sàng lọc các giải pháp
STT
Giải pháp SXSH
Nhóm các giải pháp
Tính khả thi
Bình luận
Thực hiện ngay
Phân tích thêm
Loại bỏ
01
Giám sát và nhắc nhở công nhân làm việc hạn chế rơi vãi quá nhiều.
Quản
lý nội vi
X
Dễ thực hiện
02
Yêu cầu công nhân cần quét kỹ hơn trước khi rửa sàn.
X
Dễ thực hiện
03
Tăng lực lượng công nhân quét dọn và thu gôm phế phẩm sau mỗi giờ làm việc. ( từ 1 đến 2 công nhân)
X
Cần phân tích thêm
04
Nhắc nhở công nhân làm việc chú ý hơn nguyên liệu tôm trên bàn rơi rớt xuống sàn
X
Dễ thực hiện
05
Nhắc nhở công nhân khóa van nước sau khi sử dụng.
X
Dễ thực hiện
06
Khóa chặt các van nước dự phòng khi không sử dụng.
X
Dễ thực hiện
07
Tăng số lần rửa tôm trong một thùng nước.
X
Cần phân tích thêm
08
Thường xuyên bảo trì thiết bị lạnh
X
Cần phân tích thêm
09
Kiểm tra thao tác công nhân khi rửa.
Kiểm soát quy trình
X
Dễ thực hiện
10
Thu gôm phế phẩm liên tục để phế phẩm không trôi theo dòng nước
X
Dễ thực hiện
11
Thường xuyên theo dõi hoạt động của thiết bị nhiệt.
X
Dễ thực hiện
12
Thay các van bị rò rỉ hoặc đuờng kính nhỏ hạn chế lượng nước không cần thiết
Cải tiến thiết bị
X
Dễ thực hiện
13
Đặt lưới có lỗ đường kính nhỏ để phế phẩm không trôi vào dòng nước.
X
Không thực hiện
14
Thực hiện quy trình liên tục trong PXHS để tiêu hao nước ít hơn.
X
Không thực hiện
15
Cài đặt lại nhiệt độ hợp lý
X
Dễ thực hiện
16
Bịt các lỗ hở trên thân tháp
X
Dễ thực hiện
17
Lắp thêm 2 đồng hồ nước tại phòng tiếp nhận và phòng sơ chế để tiện theo dõi lượng nước dùng.
Đổi mới thiết bị
X
Dễ thực hiện
18
Sử dụng máy rửa áp lực.
X
Dễ thực hiện
19
Tái sử dụng đầu tôm để chế biến làm thức ăn gia súc
Tuần hoàn và tái sử dụng tại chỗ
X
Không thực hiện
20
Tái sử dụng đầu tôm để SX muối tôm
X
Cần phân tích thêm
21
Tái sử dụng đầu tôm để SX Chitin Chitosan
X
Cần phân tích thêm
Bảng 12. Kết quả sàng lọc các giải pháp SXSH
STT
Nhóm các giải pháp
Phân lọai các giải pháp
Tổng số
Thực hiện ngay
Phân tích thêm
Loại bỏ
1
Quản lý nội vi
5
3
0
8
2
Kiểm soát quy trình
3
0
0
3
4
Cải tiến thiết bị
3
0
2
5
5
Đổi mới thiết bị
2
0
0
2
6
Tuần hoàn và tái sử dụng
0
2
1
3
4.5. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VÀ CHỌN LỰA CÁC GIẢI PHÁP
Tiêu chí chọn lựa để đánh giá là kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Mức độ yêu cầu về các mặt như đòi hỏi về kinh tế (thay đổi công nghệ, ngưng day chuyền SX), đòi hỏi về kinh tế (vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn) và khả năng giảm lượng chất thải để phân thành các loại: Cao, Trung Bình, và Thấp. Chi tiết mức cho điểm đánh giá như sau:
Cao
Trung bình
Thấp
Yêu cầu kỹ thuật
-Cần phải thay đổi công nghệ
-Đòi hỏi công nhân vận hành máy với kỹ thuật khó
-Đòi hỏi đào tạo
-Không cần kỹ thuật cao
-Không đòi hỏi về kỹ thuật
Chi phí đầu tư
Cần đầu tư kinh phí công nghệ cao
Kinh phí đầu tư vừa
Không cần đầu tư
Lợi ích môi trường
Giảm thiểu ô nhiễm tối đa
Giảm thiểu ô nhiễm không nhiều lắm
Không giảm ô nhiễm
Bảng 13. Đánh giá sơ bộ và chọn lựa các giải pháp
Các giải pháp SXSH
Yêu cầu về kĩ thuật
Chi phí đầu tư
Lợi ích môi trường
Cao
Trung bình
Thấp
Cao
Trung bình
Thấp
Cao
Trung bình
Thấp
1.Kiểm soát và nhắc nhở công nhân làm việc hạn chế rơi vải quá nhiều.
X
X
X
2.Công nhân cần quét kỹ hơn trước khi rửa sàn
X
X
X
3. Nhắc nhở việc khóa van nước sau khi sử dụng
X
X
X
4. Khóa chặt cacù van dự phòng khi không sử dụng
X
X
X
5. Thu gom phế phẩm để không trôi theo dòng nước
X
X
X
6. Cài đặt lại nhiệt độ hợp lý
X
X
X
7. Thay các van nước bị rò rỉ hoặc đường kính nhỏ hạn chế lượng nước không cần thiết
X
X
X
8. Bảo trì thiết bị lạnh thường xuyên
X
X
X
9. Sử dụng máy rửa có áp lực
X
X
X
10. Lắp thêm 2 đồng hồ nước phòng tiếp nhận, phòng sơ chế
X
X
X
11. Tái sử dụng đầu vỏ tôm làm muối tôm
X
X
X
12.Tái sử dụng đầu vỏ tôm để sản xuất chitin
X
X
X
4.6. PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP
Giải pháp 1. Kiểm soát và nhắc nhở công nhân làm việc hạn chế rơi vải quá nhiều
Các tổ trưởng PX có trách nhiệmkiểm soát và nhắc nhở công nhân trong tổ của mình làm việc tránh rơi rớt nguyên liệu hay phế phẩm xuống sàn. Tần suất nhắc nhở thực hiện theo từng giờ.
Tính khả thi về môi trường
Thực hiện giải pháp này sẽ giảm tối đa các mãnh vụn hay các phế phẩm từ tôm rơi rớt xuống sàn quá nhiều, dòng nước sẽ mang theo xuống hệ thông cống chung và đi vào hệ thống xử lý bằng các phương pháp riêng. Tuy nhiên, khi phế phẩm càng nhiều, dẫn đến ô nhiễm môi trường tăng và việc xử lý sẽ khó khăn hơn và tốn kém nhiều hơn.
Tính khả thi về kỹ thuật
Để hạn chế rơi vãi, chỉ cần sự khéo léo làm việc của công nhân trong thao tác quan trọng sơ chế tôm mà không cần đòi hỏi kỹ thuật cao.
Tính khả thi về kinh tế
Giải pháp này không cần đầu tư và sẽ thu được lợi nhuận từ việc tiết kiệm nước rửa sàn
Giải pháp 2: Công nhân cần quét kỹ hơn trước khi xịt nước rửa sàn
Các công nhân này dùng chổi nhựa để quét kỹ phế phẩm và gom lại cho vào túi nylon. Giải pháp này thực hiện sau 1 giờ làm việc công nhân cần quét dọn và thu gom các phế phẩm rơi rớt.
Tính khả thi về môi trường
Giải pháp này để hạn chế nước rửa sàn, ngăn chặn lượng nước thải
Tính khả thi về kỹ thuật
Giải pháp này không đòi hỏi kỹ thuật cao. Chỉ cần sự quen tay và cẩn thận.
Tính khả thi về kinh tế
Giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế nhờ sử dụng ít nước cho việc vệ sinh sàn
Giải pháp 3. Nhắc nhở việc khóa van nước sau khi sử dụng
Các van nước sau khi sử dụng cần khóa chặt lại, và giải pháp thực hiện khi công nhân sử dụng van, quản lý PXHS nhắc nhở công nhân khóa van nước sau khi sử dụng. Việc nhắc nhở này được quản lý PX thực hiện với công nhân trong PX
Tính khả thi về môi trường
Giải pháp này tiết kiệm nước rò rỉ. Nước rò rỉ là lượng nước khó kiểm soát nên cần tiết kiệm đầu nguồn.
Tính khả thi về kỹ thuật
Giải pháp này không đòi hỏi kỹ thuật
Tính khả thi về kinh tế
Giải pháp này nhằm tiết kiệm sử dụng nước sạch và tiết kiệm kinh phí xử lý nước
Giải pháp 4 Khóa chặt các van dự phòng
Giải pháp hạn chế sự lãng phí nước khi không cần thiết. Các van này lắp đặt để phòng khi có sự cố. Việc này thực hiện bởi các công nhân chịu trách nhiệm kỹ thuật về đường ống nước của công ty. Công ty sắp xếp buổi hướng dẫn công nhân cách sử dụng van dự phòng và van nước nói chung.
Tính khả thi về môi trường
Van dự phòng là van ít khi sử dụng nên ít chú ý tới.Chính vì vậy, việc rò rỉ sẽ khó kiểm soát, làm tiêu hao nước đầu sạch, dẫn đến nước thải không mục đích. Làm ô nhiễm môi trường
Tính khả thi về kỹ thuật
Giải pháp này không yêu cầu về kỹ thuật
Tính khả thi về kinh tế
Giải pháp này nhằm hạn chế nước sạch không có mục đích. Giảm thiểu tại nguồn sử dụng để hạn chế lượng nước thải ra môi trường.
Giải pháp 5. Thu gom phế phẩm để không trôi theo dòng nước.
Giải pháp thu gôm phế phẩm liên tục nhằm hạn chế phế phẩm trôi theo dòng nước để thuận tiện cho việc xử lý cuốùi đường ống. Việc thu gom được phân công rõ ràng và thực hiện bởi các công nhân quét dọn trong giờ SX sau mỗi giờ làm việc, công nhân thu gom phế phẩm nhằm hạn chế phế phẩm vào nước thải.
Tính khả thi về môi trường
Hạn chế phế phẩm trôi theo dòng nuwocs nhằm ngăn chặn lượng BOD, COD, SS trong nước, giảm ô nhiễm môi trường.
Tính khả thi về kỹ thuật
Giải pháp này không yêu cầu kỹ thuật
Tính khả thi về kinh tế
Giải pháp này không cần đầu tư vè kinh tế
Giải pháp 6. Cài đặt nhiệt độ hợp lý
Giải pháp cài đặt nhiệt độ hợp lý được thực hiện bởi các công nhân bộ phận kỹ thuật. Giải pháp này không ảnh hưởng đến quá trình SX của PX. Việc cài đặt nhiệt độ cần ghi chép lại và theo dõi hoạt động của thiét bị nhiệt.
Tính khả thi về môi trường
Cài đặt lại nhiệt độ thích hợp nhằm hạn chế được nhiệt thất thoát ra môi trườngvà giảm thiểunhững ảnh hường đến môi trường làm việc và chất lượng bảo quản nguyên liệu cũng như sản phẩm.
Tính khả thi về kỹ thuật
Việc cài đặt nhiệt độ hợp lý yêu cầu kỹ thuật đo nhiệt và quan sát thường xuyên của nhân viên kỹ thuật
Tính khả thi về kinh tế
Không cần đầu tư
Giải pháp 7 Thay các van nước bị rò rỉ hoặc đường kính nhỏ hạn chế lượng nước không cần thiết.
Việc thay các van nước với đường kính nhỏ hơn nhằm giảm bớt lưu lượng nước không cần thiết là giải pháp giảm thiểt nước thải lãng phí. Khi đường kính van lớn mà nhu cầu lượng nước sử dụng cho công đoạn đó không lớn, gây sự lãng phí nước. việc thay các van này thực hiện trong ngày nghỉ của PX.
Tính khả thi về môi trường
Giải pháp này nhằm hạn chế nước rò rỉ ra môi trường. Giảm nước thải tại nguồn hiệu quả.
Tính khả thi về kỹ thuật
Không yêu cầu kỹ thuật cho giải pháp này.
Tính khả thi về kinh tế
Đầu tư kinh tế cho việc thay ống có đường kính nhỏ hơn, nhưng không đáng kể.
Giải pháp 8 Bảo trì thiết bị lạnh thường xuyên
Giải pháp bảo trì thiết bị lạnh là giải pháp nhằm tìm ra vị trí rò rỉ nhiệt và ngăn chặn các vị trí có thể gây rò rỉ hay làm thất thoát nhiệt. Giải pháp này thực hiện bởi cán công nhân kỹ thuật quản lý về hệ thống nhiệt của công ty. Việc bảo trì thiết bị lạnh thực hiện trong giờ nghỉ trưa của công nhân.
Tính khả thi về môi trường
Bảo trì thiết bị lạnh để thiết bị tránh hư hỏng hay tìm chổ hư hỏng kịp thời. Bênh cạnh đó, thiết bị lạnh là nguyên nhân sinh ra các khí độc như: NH3, SO2,
nếu không bảo trì thường xuyên sẽ dễ gây ô nhiễm không khí và môi trưường làm việc. Việc bảo trì được ghi chép và lập bảng theo dõi hoạt động của thiết bị để có giải pháp kịp thời.
Tính khả thi về kỹ thuật
Giải pháp này không yêu cầu kỹ thuật
Tính khả thi về kinh tế
Giải pháp không cần đầu tư về kinh tế nhưng mang lại hiệu quả kinh tế như giảm được lượng điện tiêu thụ lãng phí.
Giải pháp 9.Sử dụng máy rửa có áp lực
Sử dụng máy rửa áp lực là dùng máy rửa áp lực để vệ sinh PXHS, để xịt các mãnh vụn ra ngoài mà sử dụng ít nước hơn. Ưu điểm máy rửa áp lực là lực nước xịt mạnh nhưng không tốn nhiều nước. giải pháp này tiết rất tiết kiệm nước. Giải pháp này thực hiện vào ngày nghỉ của PX và theo dõi đồng hồ đo lưu lượng nước sử dụng khi sử dụng máy rửa có áp lực và khi không sử dụng máy rửa có áp lực. Tính toán kinh tế tiết kiệm từ giải pháp này. Việc lắp đặt máy không cần mặt bằng lớn, chỉ xác định vị trí thuận tiện cho việc theo dõi nước tiêu thụ.
Tính khả thi về môi trường
Giải pháp mang tính môi trường cao vì giảm được lượng nước tiêu thụ đáng kể. Giảm lượng BOD, COD, SS trong nước thải nhờ vào việc lấy các mãnh vụn ra rất dễ dàng và tập trung chúng lại một chỗ sau đó cho vào bịch rác. Hạn chế được các hóa chất khi vệ sinh như xà phòng, hoặc chlorine.
Tính khả thi về kỹ thuật
Giải pháp này không đòi hỏi tính kỹ thuật cao. Chỉ yêu cầu công nhân biết cách sử dụng máy hiệu quả.
Tính khả thi về kinh tế
Giải pháp hạn chế lượng nước tiêu thụ cho việc rửa sàn, theo tính toán:
Lượng nước tiết kiệm 5100m3/năm
Tiết kiệm/năm = 5100 x 4500 VND/ m3 = 22950000 VND
Đầu tư 3 máy rửa áp lực mỗi máy 350USD = 168000000VND
Thời gian hoàn vốn là P = 0.73
Giải pháp 10.Lắp thêm 2 đồng hồ nước tại phòng tiếp nhận và phòng sơ chế hải sản.
Lắp thêm 2 đồng hồ trong phòng sơ chế và phòng tiếp nhận nhằm theo dõi lượng nước sử dụng trong mỗi phòng dễ dàng hơn. Khi lắp đồng hồ cần xác định vị trí lắp đặt sao cho phù hợp và thuận tiện cho việc theo dõi. Có thể lắp ngay kế đường ống nước cấp dẫn vào phòng sơ chế và phòng tiếp nhận.
Việc lắp đạt thực hiện vào ngày nghỉ trong tuần của PX.
Tính khả thi mặt môi trường
Giải pháp nhằm kiểm soát lượng nước sử dụng tại mỗi phòng và theo dõi lượng nước sử dụng hàng ngày 1 cách chính xác và hiệu quả hơn. Vì vậy sẽ dễ dàng khống chế lượng nước sử dụng. Dẫn đến giảm lượng nước thải ra môi trường.
Tính khả thi về kỹ thuật
Việc lắp đặt đồng hồ không yều cầu kỹ thuật cao, chỉ yêu cầu vị trí lắp đặt phù hợp với thiết kế PXHS. Thực hiện việc kiểm soát lượng nước sử dụng nhờ có đồng hồ bằng các bảng theo dõi, và có giải pháp để điều chỉnh lưu lượng nước dùng.
Tính khả thi về kinh tế
Theo tính toán kinh tế cho giải pháp này ta có:
Lượng nước tiết kiệm (m3/năm) =(120 - 115 ) x (m3/ngày) x 300 x 1500 m3
= 2250000VND
Tiết kiệm/năm = 1500 x 4500 VND/ m3 = 6750000 VND
Đầu tư cho 2 đồng hồ là 500000 x 2 = 1000000
Thời gian hoàn vốn (năm) P = 0.15
Giải pháp 11. Tái sử dụng đầu vỏ tôm làm muối tôm
Để SX muối từ nguyên liệu phế phẩm tôm loại ra từ quá trình SX, cần đầu tư PX có diện tích khoảng 400m2, lắp đặt thiết bị máy xay, máy sấy. Nguyên nhien vật liệu tiêu thụ cho công đoạn này là điện, nhân công 10 người. Quy trình chế biến muối tôm từ đầu, vỏ tôm theo sơ dồ hình 6.
luộc
Phơi khô
Xay nhuyễn
rang
Muối tôm
Muối, gia vị
trộn
Đầu tôm tươi
Hình 6. Sơ đồ quy trình chế biến muối tôm
Vỏ đầu tôm tươi được luộc và phơi khô. Sau khi phơi khô trọng lượng vỏ tôm còn lại 1/5 so với lúc còn tưới. Vỏ tôm khô chuyển sang công đoạn xay nhuyễn, và tiến hành rang bột đầu tôm này. Trong quá trình rang bột tôm, cho thêm gia vị đã được trộn sẵn theo tỷ lệ nhất định vào và rang cùng. Rang với thời gian quy định, khi muối đã vừa chín tới và có mùi thơm, lúc đó sản phẩm đã được hoàn thành.
Tính khả thi về môi trường
Mỗi ngày công ty thải bỏ 1 tấn đầu tôm phế phẩm. Đây là một lượng chất thải rắn rất lớn và sự phân hủy của lượng chất thải này làm bốc mùi hôi, tăng hàm lượng BOD, COD, và SS cao. Giải pháp tái sử dụng lượng thaỉ này để sản xuất muối tôm không những mang lại lợi ích về kinh tế mà còn hạn chế lượng ô nhiễm rất lớn đối với môi trường. Bên cạnh đó, chế biến muối tôm sử dụng rất ít lượng nước thải ra môi trường, chỉ 0.6 m3/ngày. Đây là lượng nước thải rất nhỏ so với một sản phẩm có lợi ích kinh tế như muối tôm. Đồng thời cũng là dấu hiệu rất tốt cho việc tái sử dụng đầu tôm phế phẩm. Tóm lại, sản xuất muối tôm là giải pháp hiệu quả và hạn chế ô nhiễm.
Tính khả thi về kỹ thuật
Giải pháp này yêu cầu về kỹ thuật cao, công nghệ được đầu tư theo kiểu SX công nghiệp nên có quy mô và sử dụng thiết bị máy móc công suất lớn để SX. Yêu cầu công nhân sử dụng máy móc thành thạo và hiệu quả.
Tính khả thi về kinh tế
Sau khi tính toán chi phi nhân công và chi phí đầu tư, giải pháp này tiết kiệm được 1,5 tỷ / năm với thời gian hoàn vốn là 0.67 năm
Do nhu cầu muối tôm còn hạn chế nên giải pháp này khó tiến hành vì thị trường tiêu thụ muối tôm còn hẹp trong phạm vi cả nước chưa có thị trường xuất khẩu. Cho nên vấn đề đầu tư công nghệ cần phải tính nhiều hơn.
Giải pháp 12. Tái sử dụng đầu vỏ tôm để sản xuất Chitin – Chitosan
Chitin là sản phẩm được thế giới rất quan tâm. Chitin có nhiều công dụng trong y dược và bảo quản thực phẩm
Thực hiện giải pháp này cần đầu tư công nghệ và cần mặt bằng SX. Việc lắp đặt công nghệ không ảnh hưởng đến việc SX của PX. Là kế hoạch thực hiệnvới sự tính toán kỹ. Sơ đồ quy trình Sx được thể hiện tại hình 7.
Vỏ tôm khô
Ngâm axit HCl 6N
Rưả trung tính
Ngâm NaOH 8%
Rưả trung tính
Tẩy màu
Ngâm NaOH 40%
Rưả trung tính
Chitosan
Chitin
Hình 7. Sơ đồ sản xuất Chitin Chitosan
Chitin Chitosan được SX theo quy trình như sau: vỏ tôm khô được ngâm trong acid HCl 6N với tỷ lệ 1kg vỏ tôm khô cần 2,5 lít acid. Công đoạn ngâm thực hiện trong 48h ở nhiệt độ phòng. Tôm sau khi ngâm lấy ra rửa trung tính lần thứ nhất. Sau đó, tôm được ngâm trong dung dịch NaOH trong 2 giờ, ở 100oC, tỷ lệ 1kg tôm cần 1,5 lít NaOH. Tôm sau khi ngâm trong NaOH, lấy ra và rửa trung tính. Sau đó tôm được tẩy màu bằng dung dịch KMnO41%, Na2S2O3 1,5 % trong môi trường H2SO4. Sản phẩm sau quá trình tẩy màu là Chitin. Từ Chitin, để SX Chitosan, chitin được ngâm NaOH 40% trong 24 giờ ở 80oC với tỷ lệ 1kg chitin cần 1lít NaOH. Sản phẩm của quá trình ngâm đuwocj rửa trung tính. Sau quá trình rưả trung tính, sản phẩm thu được là Chitosan.
Tính khả thi về môi trường
Nếu không tái sử dụng đầu tôm để SX Chitin – Chitosan thì mỗi ngày công ty tahỉ ra 1 tấn phế phẩm. Chất thải phân hủy làm ảnh hưởng môi trường bốc mùi, hàm lượng BOD, COD, SS lớn, gây ô nhiễm môi trưừong nghiêm trọng. Giải pháp tái sử dụng đầu vỏ tôm làm SX chitin là giải pháp hiệu quả môi trường rất cao.
Tính khả thi kỹ thuật
Để sản xuất Chitin, ta cần đầu tư cho việc lắp đặt hệ thống xử lý dầu tôm, cần diện tích rộng để phơi khôø, 2 hệ thống ngâm axit và kiềm, và 1 hệ thống rửa tự động. Với giải pháp này cần các phương pháp SX mang tính kỹ thuật cao. Dòi hỏi chất lượng sản phẩm chitin có hàm lượng tro thấp hơn 1%; chitosan thu được có màu sắc cảm quan trắng đẹp, hòa tan lớn trong dung dịch CH3COOH 1%. Tách được 90% protein từ liên kết chitin-protein. Tách được chitin – protein từ vỏ tôm, tách các chất vô cơ, tẩy màu chitin. Độ acety hóa đạt hơn 80%.
Tính khả thi kinh tế
Dựa vào quy trình công nghệ sản xuất chitin ta tính toán lợi nhuận thu được từ việc tái chế 1 tấn đầu tôm và phơi khô ta thu được 200kg vỏ đầøu tôm khô. Thành phần Chitin chiếm 22% trong tổng khối lượng vỏ đầu tôm. Giả thiết hiệu suất sản xuất là 90% thì ta thu được 40 kg chitin từ 200kg vỏ tôm khô. Với giá 200000VND/ 1kg. Vậy 1 năm sản xuất được 300ngày/năm x 40kg/ngày = 12000kg/năm chitin, số tiền thu vào từ việc bán chitin là 12000 x 200000 = 2,4 tỷ/ năm. Vậy tổng tiền vào = 2.4 tỷ.
Đầu tư công nghệ 1.66 tỷ
Thời gian hoàn vốn là P = 1.6 năm
4.7. CHỌN LỰA CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4.7.1 Nguyên tắc chọn lựa
- Những giải pháp nào cần đầu tư về kinh tế đều chọn hệ số quan trọng là 50%. Kinh tế là vấn đề quan trọng để quyết định giải pháp đó thực hiện hay không thực hiện. Vậy chọn hệ số quan trọng cho kinh tế là 50%
- Có những giải pháp cần đầu tư về công nghệ cao, đào tạo nhân viên kỹ thuật vận hành máy móc. Tuy nhiên, hệ số quan trọng về kỹ thuật thấp hơn nên chọn 30%
-Những giải pháp lợi ích môi trường lớn, cần phụ thuộc vào đàu tư kinh tế và công nghệ nên chọn hệ số quan trọng là 20%
4.7.2. Cách cho điểm
Để sắp xếp được những phương pháp theo thứ tự ưu tiên, sử dụng phương pháp trọng số.
Cách cho điểm như sau:
Kỹ thuật:
+ Đầu tư công nghệ > 1tỷ chọn 5diểm
+ Đầu tư công nghệ, đào tạo nhân viên < 1 tỷ chọn 3 điểm
+ Không cần đầu tư : chọn 1 điểm
Kinh tế
+ Thời gian hoàn vốn: 1< P < 2 : chọn 3 đến 4 điểm
+ Thời gian hoàn vốn P < 1 : chọn 5 điểm
+ Thời gian hoàn vốn P > 2 : chọn 1 điểm
Môi trường:
+ Hạn chế ô nhiễm tối đa : chọn 5 điểm
+ Giảm ô nhiẽm trung bình : chọn 3 điểm
+ không giảm ô nhiễm cho 1 điểm
Dựa vào phương pháp trọng số, sắp xếp thứ tự ưu tiên của các giải pháp thể hiện bảng 14.
Bảng 14. Sắp xếp thứ tự ưu tiên của các giải pháp
STT
Cơ hội SXSH
Tính khả thi
Tổng điểm
Thứ tự ưu tiên
Kỹ thuật
Kinh tế
Môi trường
Hệ sốâ quan trọng
30%
50%
20%
01
Giải pháp 1
1
0.3
5
2.5
3
0.6
3.4
8
02
Giải pháp 2
1
0.3
3
1.5
5
1.0
2.8
6
03
Giải pháp 3
1
0.3
1
0.5
3
0.6
1.4
2
04
Giải pháp 4
1
0.3
1
0.3
1
0.5
1.1
1
05
Giải pháp 5
1
0.3
1
0.5
3
0.6
1.4
2
06
Giải pháp 6
3
0.9
1
0.5
3
0.6
2.0
5
07
Giải pháp 7
2
0.6
1
0.5
3
0.6
1.7
3
08
Giải pháp 8
1
0.3
1
0.5
5
1.0
1.8
4
09
Giải pháp 9
3
0.9
5
2.5
5
1.0
4.4
10
10
Giải pháp 10
3
0.9
3
1.5
3
0.6
3.0
7
11
Giải pháp 11
5
1.5
5
2.5
5
1.0
5.0
11
12
Giải pháp 12
5
1.5
4
2.0
4
0.8
4.3
9
4.8. LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SXSH TẠI CÔNG TY
4.8.1 Thành lập đội SXSH và Thiết lập cơ cấu tổ chức và Đào tạo
4.8.1.1 Thành lập đội SXSH
Đội SXSH là lực lượng chủ lực, đóng vai trò then chốt trong quá trình thực hiện SXSH tại công ty. Đội SXSH được thể hiện bảng 15.
Bảng 15. Đội thực hiện SXSH
STT
Tên
Chức vụ
Vai trò
01
Đại diện Ban lãnh đạo
Phụ trách kỹ thuật
Phụ trách đội SXSH
02
Đại diện Phòng kỹ thuật
Trưởng PX cơ điện
Tổ chức trức tiếp điều hành tổ
03
Đại diện Phòng điều hành SX
Kỹ sư trưởng
Thành viên
04
Phòng nghiên cứu và quản lý chất lượng
Phó phòng nghiên cứu và quản lý chất lượng
Thành viên
05
Phòng kế toán
Phó phòng kế toán
Thành viên
06
Bộ phận bên ngoài
Chuyên gia SXSH
Theo dõi, đánh giá SXSH công ty
4.8.1.2 Thiết lập cơ cấu tổ chức và đào tạo nâng cao nhận thức .
°Nội dung đào tạo
- Đào tạo nâng cao sự hiểu biết cho công nhân và cán bộ quản lý về SXSH
- Cách tiếp cận trong SXSH cho cán bộ quản lý
- Phương pháp thực hiện và cách tiến hành đối tượng bao gồm cán bộ và công nhân trực tiếp SX
°Cách tiến hành
- Mở 04 lớp đào tạo nâng cao sự hiểu biết về SXSH và vấn đề môi trường đợt đầu. Thời lượng mỗi lớp là 1 ngày
+ 01 lớp cho cán bộ quản lý
+ 03 lớp cho các PX
Mở 01 khóa đào tạo cán bộ quản lý về cách tiếp cận SXSH, thời lượng 01 buổi (5 tiết)
Thực hiện đào tạo tại chỗ (on site training) cho các cán bộ quản lý và công nhân các PX về phương pháp thực hiện và cách thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động SX cảu PX
4.8.2. Lập kế hoạch thực hiện các giải pháp đề xuất
Trên cơ sở số lượng, cơ cấu tổ chức, đội SXSH nâng cao nhận thức của công nhân trong công ty cũng như các giải pháp SXSH đề xuất, kế hoạch thực hiện giải pháp SXSH được trình bày tại bảng 16.
Bảng 16. Kế hoạch hoạt động cho từng giải pháp
STT
Tên giải pháp
Người chịu trách nhiệm
Thời gian thực hiện
Kế hoạch quan trắc thực hiện
01
Giám sát và nhắc nhở công nhân làm việc hạn chế rơi vãi quá nhiều.
Kỹ sư trưởng
2/2008
Theo dõi lượng nước sử dụng cho việc rửa sàn
02
Yêu cầu công nhân cần quét kỹ hơn trước khi rửa sàn.
2/2008
Theo dõi lượng nước sử dụng cho việc rửa sàn
03
Tăng lực lượng công nhân quét dọn và thu gôm phế phẩm sau mỗi giờ làm việc. ( từ 1 đến 2 công nhân)
2/2008
Theo dõi lượng nước sử dụng cho việc rửa sàn
04
Nhắc nhở công nhân làm việc chú ý hơn nguyên liệu tôm trên bàn rơi rớt xuống sàn
2/2008
Theo dõi đồng hồ nước
05
Nhắc nhở công nhân khóa van nước sau khi sử dụng.
2/2008
Theo dõi đồng hồ nước
06
Khóa chặt các van nước dự phòng khi không sử dụng.
2/2008
Theo dõi đồng hồ nước
07
Tăng số lần rửa tôm trong một thùng nước.
2/2008
Theo dõi đồng hồ nước
08
Thường xuyên bảo trì thiết bị lạnh
Phụ trách kỹ thuật
2/2008
Theo dõi sự vận hành hệ thống xử lý nước thải
09
Kiểm tra thao tác công nhân khi rửa.
2/2008
Theo dõi đồng hồ nước
10
Thu gôm phế phẩm liên tục để phế phẩm không trôi theo dòng nước
Trưởng PX cơ điện
2/2008
Theo dõi nhiệt kế hằng ngày
11
Thường xuyên theo dõi hoạt động của thiết bị nhiệt.
Phụ trách kỹ thuật
3/2008
Theo dõi sự vận hành hệ thống xử lý nước thải
12
Thay các van bị rò rỉ hoặc đuờng kính nhỏ hạn chế lượng nước không cần thiết
Phụ trách kỹ thuật và kỹ sư trưởng
4/2008
Theo dõi đồng hồ nước
13
Đặt lưới có lỗ đường kính nhỏ để phế phẩm không trôi vào dòng nước.
Trưởng PX cơ điện
2/2008
Theo dõi chỉ số điện và do hơi hằng ngày
14
Thực hiện quy trình liên tục trong PXHS để tiêu hao nước ít hơn.
2/2008
Theo dõi nhiệt rò rỉ
15
Cài đặt lại nhiệt độ hợp lý
Trưởng PX cơ điện và phó phòng kế toán
3/2008
Theo dõi thiết bị trước và sau khi bảo trì
16
Bịt các lỗ hở trên thân tháp
2/2008
Theo dõi đồng hồ nước
17
Lắp thêm 2 đồng hồ nước tại phòng tiếp nhận và phòng sơ chế để tiện theo dõi lượng nước dùng.
3/2008
Theo dõi đồng hồ nước.
18
Sử dụng máy rửa áp lực.
Phụ trách kỹ thuật, phó phòng kế toán, phó phòng nghiên cứu và quản lý chất lượng
3/2008
Theo dõi nguồn lợi nhuận thu được sau khi trừ tất cả các khoảng chi phí
19
Tái sử dụng đầu tôm để chế biến làm thức ăn gia súc
6/2008
Theo dõi nguồn lợi nhuận thu được sau khi trừ tất cả các khoảng chi phí
20
Tái sử dụng đầu tôm để SX muối tôm
Tháng 8/2008
Theo dõi nguồn lợi nhuận thu được sau khi trừ tất cả các khoảng chi phí
21
Tái sử dụng đầu tôm để SX Chitin Chitosan
10/2008
Theo dõi môi trường và lợi nhuận
4.8.3. Dự báo kết quả đạt được
Bảng 17..Bảng dự báo kết quả đạt được trong 1 năm sau khi áp dụng SXSH tại PXHS
Thông số
Trước khi SXSH
Sau khi SXSH
Giảm tiêu thụ
Tỷ
lệ
giảm
%
Lợi ích
Kinh tế (VND/năm)
Môi trường
Tổng lượng nước sử dụng (m3/ngày)
125
103
23
18.5
31 triệu
Lượng nước thải giảm đáng kể
Phế phẩm
(300 tấn/năm)
Xử lý + giá trị phế phẩm = 0.4 tỷ
Thu được 1 tỷ từ công nghệ sản xuất Chitin
1.4 tỷ
Lượng chất thải rắn giảm đáng kể
TỔNG SỐ TIỀN TIẾT KIỆM :1.7 tỷ / năm
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu và tìm hiểu hực tế hoạt động SX kinh doanh và hiện trạng môi trường tại Công Ty Cổ Phần Nông Sản Xuất Khẩu Sài Gòn đã rút ra được một số kết luận sau đây:
- Trong quá trình SX và chế bién thực phẩm, công ty sử dụng nguyên liệu như: rau, củ, phụ gia, tôm, cá mực và nhiênliệu như điện, gas, dầu và năng lượng điện. Do ý thức làm việc của công nhân, do sự thất thoát nhiên liệu trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị để SX đã làm hao hụt một khaỏng kinh phí lớn cho Công ty.
- Vấn đề môi trường tại công ty măcj dầu đã rất chú ý tới nhưng vẫn có những vấn đề chưa giải quyết được như sử dụng nước còn lãng phí, chưa tái sử dụng được chất thải rắn
Các vấn đề này cho thấy tiềm năng áp dụng SXSH tại công ty là rất lớn. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được 21 giải pháp trong đó có 8 giải pháp quản lý nội vi, 3 giải pháp kiểm soát quy trình, 5 giải pháp cải tiến thiết bị, 2 giải pháp đổi mới thiết bị, và 3 giải pháp tuần hoàn và tái sử dụng tại chỗ. Nhìn chung, các giải pháp SXSH đều đem lại lợi ích kinh tế, môi trường và kỹ thuật cho Công ty.
Vì vậy, áp dụng SXSH cho công ty là điều rất càn thiét và quan trọng. Việc áp dụng SXSH giúp công ty nâng cao thương hiệu Việt trên thị trường trong và ngòai nước.
5.2 KIẾN NGHỊ
Để áp dụng SXSH, có một số cần được thực hiện:
-Có những buổi huấn luyện và đào tạo công nhân ý thức bảo vệ môi trường, lợi ích của việc bảo vệ môi trường và kết quả cảu việc sử dụng lãng phí nguyên nhiên vật liệu và năng lượng.
- Đề cao công tác quản lý và bảo vệ môi trường và kiểm tra thường xuyên việc chấp hành luật môi trường của các công ty.
- Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước cần ban hành các cơ chế, chính sách môi trường nhằm khuyến khích các công ty áp dụng SXSH
- Bổ sung nguồn lực và hổ trợ vốn kinh tế để việc thực hiện SXSH tại công ty có hiệu quả hơn.
Bảo vệ môi trường không chỉ là giảm thiểu ô nhiễm mà còn khả năng tiết kiệm nguồn ngân sách cho công ty là rất lớn.