Đồ án Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Để mô hình phân loại rác tại nguồn đi vào thực tiễn và đạt hiệu quả cao em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất dưới đây : o Cần nghiên cứu và xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn một cách sâu rộng hơn nữa trên địa bàn thành phố Huế o Cần có sự đầu tư cho hệ thống thu gom và xử lí một cách đồng bộ o Cần có kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn một cách sâu rộng và thường xuyên trong cộng đồng dân cư bằng các hình thức tập huấn ,phát tờ rơi, nhằm dần dần thay đổi thói quen của ngời dân o Cần tiến hành xây dựng khung chính sách và những qui định liên quan đến công tác quản lí chất thải rắn sinh hoạt để việc thực hiện phân loại tại nguồn được tốt hơn

doc106 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ 40 194 17,49 3 Nghề khác 40 203 18.37 b/ Chợ Phú Bài và Chợ Mai Tại 2 chợ trên qua thu thập và đánh giá, chúng tôi ước tính lượng rác thải phát sinh hàng ngày của cả 2 chợ vào khoảng 4- 6 m3, trong đó khu vực có lượng rác lớn là ở các dãy hàng cá, hàng rau quả, hàng ăn uống, các thành phần khác như : hàng đồ nhựa, sánh sứ, áo quần, mỹ phẩm. Lượng rác tương đối thấp. 5.1.2.2 Thành phần rác thải Thành phần rác thải là một trong những thông số quan trọng dùng để thiết kế, lựa chọn thiết bị, tính toán nhân lực và vận hành hệ thống kỹ thuật quản lí chất thải rắn . a/ Thành phần rác thải ở thị trấn Phú Bài Thị trấn Phú Bài với 60% thành phần dân cư là cán bộ, công nhân, viên chức và một số cơ quan hành chánh đóng trên địa bàn như : trường học, các văn phòng, trạm y tế, ngân hàng, . Vì vậy mà thành phần rác thải cũng tương đối đồng nhất. Qua khảo sát chúng tôi tạm chia rác thải của Thị trấn thành các nhóm chính sau : Bảng 14: Thành phần rác thải ở thị trấn Phú Bài STT Thành phần rác thải Tỷ lệ (%) 1 Rác thải hữu cơ 72.08 2 Nylon 10.74 3 Nhựa 1.76 4 Giấy 9.02 5 Khác 6.4 Hình 4: Tỷ lệ % thành phần rác thải ở thị trấn Phú Bài Từ kết quả quả trên cho thấy, rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất với 72,08% tính trên toàn thị trấn khối lượng phát sinh hàng ngày khoảng 1,9 tấn, đây là những chất thải vứt bỏ từ các loại thực phẩm chưa hoặc đã qua chế biến được dùng hàng ngày. Các thành phần như nylon, giấy chiếm khoảng 0,5 tấn. Điều này giải thích cho thói quen sử dụng túi nylon phổ biến hiện nay của phần lớn người dân. Các thành phần còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Như vậy, khả năng phân loại rác ở khu vực này thành : rác hữu cơ, rác tái sử dụng và rác khác là khá cao. b/ Thành phần rác thải ở cả 2 chợ Từ việc thu thập và quan sát, chúng tôi nhận thấy rác thải từ các nguồn phát sinh tại 2 chợ bao gồm các nhóm sau : Bảng 15: Thành phần rác thải ở 2 chợ STT Thành phần rác thải Tỷ lệ (%) 1 Rác thải hữu cơ 74,26 2 Nylon 15,19 3 Nhựa 1,69 4 Giấy 7,17 5 Khác 1,69 Hình 5:Tỷ lệ % các thành phần rác thải ở 2 chợ Với đặc trưng của chợ là nơi buôn bán tổng hợp là chủ yếu là cung cấp lương thực và thực phẩm, thành phần rác thải của 2 chợ chiếm tỷ lệ cao nhất là rác hữu cơ chiếm 74,26% tức khoảng 3,7 m3/ngày, tiếp đến nylon chiếm tỷ lệ 15,19% khoảng 0,76 m3/ngày. Đây là thành phần rác thải phát sinh từ các quầy ăn uống, quầy thực phẩm tươi sống như rau, hoa, trái cây,. Những thành phần khác chiếm tỷ lệ nhỏ như mảnh chai, vải vụn Qua các số liệu về khối lượng và thành phần rác thải ở thị trấn Phú Bài và 2 chợ, có thể nhận thấy sự tương đồng về thành phần rác thải cũng như tỷ lệ % của mỗi thành phần Hình 6: so sánh tỷ lệ % thành phần rác thải ở thị trấn Phú Bài và 2 chợ Ở cả hai khu vực nghiên cứu, lượng rác thải hữu cơ chiếm một tỷ lệ rất cao so với các thành phần còn lại. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho các nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh nếu được phân loại tốt. Các thành phần còn lại như: nylon, giấy, chiếm một tỷ lệ tương đối cao, có thể tái chế hoặc được sử dụng lại. Trên cơ sở sự tương đồng khá lớn giữa các thành phần rác thải sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất mô hình phân loại rác tại nguồn ở cả 2 khu vực nghiên cứu này. 5.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG LƯU TRỮ, THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN RÁC THẢI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 5.2.1. Dụng cụ lưu trữ 1) Lưu chứa chất thải rắn tại hộ gia đình Kết quả khảo sát tại 120 hộ gia đình ở thị trấn Phú Bài cho thấy dụng cụ lưu trữ rác thải rất khác nhau. Bảng 16: Các loại dụng cụ lưu trữ rác thải được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình STT Dụng cụ Tỷ lệ% 1 Túi nylon 40 2 Thùng/ xô nhựa 44 - Có nắp đậy 12 - Không có nắp đậy 32 3 Dụng cụ lưu khác 16 Hình 7: Tỷ lệ các loại dụng cụ chứa rác ở các hộ gia đình ở Thị trấn Phú Bài -Qua điều tra nhận thấy có 44% hộ gia đình sử dụng thùng/xô nhựa để chứa rác trong đó có : Có12% hộ sử dụng thùng hoặc xô nhựa có nắp đậy để chứa rác, những hộ này thường có diện tích nhà nhỏ nên vị trí đặt thùng chủ yếu là ở nhà bếp. 32% hộ còn lại sử dụng thùng hoặc xô nhựa không có nắp đậy, phần lớn những hộ này có diện tích nhà khá lớn nên vị trí đặt thùng cách xa khu vực sinh hoạt của gia đình . Có 40% hộ gia đình sử dụng túi nylon để chứa rác, chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình công nhân viên chức. Ưu điểm của việc sử dụng túi nylon để chứa rác là vừa nhanh, gọn gàng, vừa tận dụng ngay những túi nylon đã sử dụng. Do vậy đây là dụng cụ chứa rác phổ biến trong các hộ gia đình. Tất cả các loại túi nylon trong các thùng rác hay chứa rác tại hộ gia đình phần lớn đều làm từ vật liệu PVC (polyvinylclorua) khó phân huỷ và đủ loại màu sắc và kích cỡ. Các loại bịch này nếu không thu lại mà thải ra bãi chôn lấp thì thời gian tồn tại của chúng trên bãi chôn lấp là rất dài. Có 16% hộ gia đình sử dụng dụng cụ chứa rác như : các bao đựng gạo đã qua sử dụng hoặc sọt tre. Ưu điểm của việc sử dụng dụng cụ này là có thể chứa được nhiều rác hơn, vừa tận dụng lại được nhiều lần . Một số gia đình ở gần chợ có thói quen bỏ rác trực tiếp vào bãi rác của chợ, vừa nhanh, gọn lại khỏi mất tiền đóng phí. 2) Tồn trữ chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học : Chất thải rắn tại các cơ quan, công sở, trường học thường được lưu chứa trong các thùng có nắp đậy thường là loại thùng có chân đạp và đảm bảo vệ sinh. Tại các phòng ban, phòng học đều có thùng rác riêng, thường là các thùng nhựa có nắp đậy với dung tích 10-15 lít. Chất thải rắn sau khi được lưu trong các thùng nhỏ ở mỗi phòng ban, phòng học, cuối ngày sẽ được nhân viên tạp vụ thu dọn đổ vào thùng rác lớn hơn. Hầu hết các cơ quan, công sở, trường học trên địa bàn đều có diện tích đất rộng nên chất thải rắn trong ngày thường được đổ vào khu đất trống và giải quyết bằng cách đốt là chủ yếu. Nơi lưu chứa rác trong các phòng ban, phòng học thường rất sạch sẽ và không phát sinh mùi hôi. 3) Tồn trữ chất thải rắn tại chợ Tại chợ Phú Bài và chợ Mai, theo khảo sát thì 2 chợ trên chưa có trang bị thùng rác chung cho chợ. Phần lớn các sạp bán hàng đều không có thiết bị lưu trữ rác thải. Rác thường được lưu trữ trong các túi nylon hoặc được đổ thành đống trước sạp. Môi trường tại các khu vực buôn bán hàng tươi sống (rau, cá ..) không đảm bảo vệ sinh. Rác và nước rửa thực phẩm hoà lẫn vào nhau một mặt gây khó khăn cho việc thu gom, mặt khác gây cảm giác dơ bẩn, không thoải mái cho người đi chợ. Rác sau khi được lưu chứa vào các túi nylon hoặc được đổ thành đống trước sạp cuối ngày sẽ được nhân viên vệ sinh của chợ quét dọn, thu gom và tập trung bên hông chợ đối với chợ Phú Bài và trước cổng chợ đối với chợ Mai để sáng sớm ngày hôm sau xe đến chở đi. Do phần lớn là rác thực phẩm dễ phân huỷ, lại được tồn trữ trong một thời gian khá lâu dưới khí hậu nắng nóng, thêm vào đó rác tập trung lộ thiên nên mùi phát sinh là rất nặng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của những hộ dân sống cạnh đó, điểm tập trung rác sau khi được xe đến lấy đi cũng không được vệ sinh rửa dọn. 4) Tồn trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế Công tác tồn trữ tại bệnh viện nhìn chung được thực hiện khá tốt. Rác sinh hoạt và rác y tế được lưu chứa vào thùng chứa khác nhau. Rác từ các phòng bệnh được đưa xuống điểm tập trung rác của bệnh viện. Rác y tế được đưa xuống điểm tập trung riêng, vì trên địa bàn huyện Hương thuỷ chưa có đơn vị thu gom rác y tế nên rác y tế của bệnh viện được xử lí bằng phương pháp đốt. Công tác vệ sinh sau khi thu gom nhìn chung chưa được chú ý: thùng rác sau khi lấy rác ra chưa được cọ rửa và hơn nửa trong các thùng rác không được trang bị các túi nylon bên trong nên rất bẩn. Đối với trung tâm y tế và các phòng khám nhỏ không có nơi lưu chứa lớn và nhất là trên địa bàn hiện nay chưa có đơn vị thu gom rác y tế nên rác y tế được đổ chung vào rác sinh hoạt sau đó chuyển lên xe thu gom. 5.2.2. Hiện trạng thu gom và vận chuyển Đội vệ sinh môi trường thị trấn Phú Bài là đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển rác cho toàn thị trấn. Thu gom theo hình thức xe thu gom vào đến tận nơi, với lịch trình được thông báo trước cho từng khu phố . Bảng 17: Lịch trình thu gom của các tổ khu phố STT Khu phố Thời gian thu gom (thứ) Ghi chú 1 -khu phố 1 -khu phố 2 -khu phố 3 2-5 2 -khu phố 4 -khu phố 5 -khu phố 6 3-6 3 -khu phố 7 - khu phố 8 - khu phố 9 4-7 4 2 chợ Từ 2- CN Rác Sinh Hoạt Xe cuốn ép Bãi Chôn Lấp Phân compost Chôn lấp Tái chế Hình 8: Mô hình thu gom rác thải của đôi vệ sinh thị trấn Phú Bài Một điều kiện thuận lợi ở thị trấn Phú Bài là đường sá khá rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các xe thu gom rác vào được đến tận nơi, và đã trở thành thói quen theo lịch các hộ gia đình đặt các bao rác trước nhà để công nhân vệ sinh lấy rác bỏ lên xe, sau đó các bao này sẽ được bỏ lại và gia đình lại lấy các bao này để tiếp tục đựng rác . Tại 2 chợ rác thải được tập trung về trước khu vực chợ và được xe thu gom vận chuyển thẳng về nhà máy xử lí. Theo báo cáo của Đội vệ sinh môi trường hoạt động thu gom ở thị trấn được thực hiện khá tốt. Tỷ lệ thu gom luôn đạt 90% chiếm một tỷ lệ khá cao, Số còn lại do các hộ nằm trong khu vực mà xe rác không vào được, phương cách xử lí chủ yếu là chôn xuống đất hoặc vứt bỏ ở những chỗ đất trống. Tuy nhiên với hình thức thu gom này thì công tác tái chế, tái sử dụng tại nguồn chưa thật sự hiệu quả (chưa phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn), hình thức này phần lớn thu gom triệt để các thành phần chất thải rắn phát sinh tại nguồn. Với hình thức thu gom này thì khối lượng chất thải rắn đưa vào nhà máy xử lí rác chiếm một tỷ lệ cao, gây khó khăn và tốn kém cho công tác phân loại ở nhà máy xử lí bởi phải cần đến lực lượng nhân công nhiều hơn và hơn thế nữa là rác hữu cơ dễ phân huỷ sinh học dùng để làm phân không được sạch dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng phân . 5.2.3 Hiện trạng xử lí Để xử lí rác thải, thành phố hiện nay có một bãi chôn lấp hợp vệ sinh và một nhà máy xử lí rác . Bãi chôn lấp Thuỷ Phương thuộc đội 10, xã Thuỷ phương, huyện Hương Thuỷ cách thị trấn Phú Bài 13 km về phía tây. Bãi rác được thiết kế xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Đáy của bãi rác được chống thấm bằng đất sét luyện, hệ thống thu gom và xử lí nước rỉ rác theo chu kỳ khép kín bằng phương pháp sinh học. Bãi rác thành phố là một bãi chôn lấp hợp vệ sinh nên có đầy đủ các hạng mục công trình với các chức năng cụ thể : Lớp chống thấm đáy bãi : có nhiệm vụ cách ly bản thân rác thải và nước rỉ từ rác thải với tầng sét bên dưới và xung quanh . Hệ thống thu và xử lý nước rỉ : có nhiệm vụ tập trung nước rỉ và dẫn vào hồ xử lí sinh học. Nước rỉ sau khi xử lí ở đây sẽ được xả ra một khe cạn tự nhiên bên ngoài . Hệ thống thoát khí : có chức năng thu khí phát sinh bên trong khối rác và dẫn thoát phân tán ra bên ngoài, tránh trường hợp khí gây nổ. Lớp chôn rác : có chức năng cách ly toàn bộ bề mặt khối rác hoàn chỉnh với môi trường xung quanh, nó còn có tác dụng chống ô nhiễm môi trường, ngăn không cho nước mưa xâm nhập vào khối rác, tạo cảnh quan môi trường sau khi bãi rác ngừng hoạt động. Hệ thống thoát nước mưa : có chức năng giảm lưu lượng nước rỉ ; giảm quy mô quy trình xử lí ; ngăn không cho nước mưa từ các sườn đồi và đường giao thông xung quanh chảy vào bãi rác. Rác được đổ vào bãi chôn lấp theo từng lớp và được tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu. Mỗi bãi rác gồm các phần của bãi rác như sau : +Phần hoàn chỉnh : rác đã được đổ đến cao trình thiết kế và được chôn lấp hoàn chỉnh. +Phần hoạt động : rác đang được tiếp tục đổ. +Phần chưa sử dụng : bãi đã được chuẩn bị hoàn chỉnh nhưng rác chưa được đổ vào . Rác được đổ, san đều theo từng lớp dày 20cm sau đó được đầm nén chặt trước khi rác được đổ lên. Khi đạt đến độ cao 1,5m bề mặt lớp rác sẽ được phủ một lớp đất pha cát dày 10-15cm, Sau đó một lớp rác mới dày 1,5 m lại được bắt đầu. Tuy là bãi rác được thiết kế vận hành theo tiêu chuẩn chôn lấp hợp vệ sinh nhưng vẫn gặp phải một số vấn đề về môi trường như vấn đề xử lí nước rỉ rác, mùi hôi và ruồi nhặng. Mặc dù, bãi rác đã có hệ thống thu và xử lí nước rỉ rác nhưng hiệu quả xử lí chưa cao, nước rỉ rác sau khi xử lí thải ra môi trường chưa đạt tiêu chuẩn nước loại B. Bãi rác tuy đã có hệ thống thoát khí để tránh cháy nổ nhưng chưa có hệ thống thu khí nên vẫn có thể gây ô nhiễm môi trường và góp phần làm gia tăng khí nhà kính bởi các khí thoát ra từ bãi rác. Và mặt dù đã có phun chế phẩm EM nhiều lần trong đêm để khử mùi hôi nhưng lượng rác lớn nên vẫn tạo ra mùi hôi và sinh ra nhiều ruồi nhặng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ những người công nhân tham gia vận hành bãi rác. Bãi rác Thuỷ Phương có diện tích 10 ha, gồm 2 bãi chôn lấp với diện tích mỗi bãi là 2,5 ha, được xây dựng từ nguồn vốn tài trợ của chính phủ Thụy sĩ . Bãi đã đi vào hoạt động từ năm 1999và dự kiến đóng cửa bãi chôn lấp 1 vào năm 2008. Tính đến hết năm 2005, bãi chôn lấp Thuỷ Phương đã sử dụng hết 80% dung tích, khối lượng rác thải được trình bày trong bảng sau : Bảng 18: Khối lượng rác thải được chôn lấp tại bãi số 1 từ năm đến 2005( Cty môi trường và công trình đô thi Huế ) Năm Khối lượng rác (m3) Tỷ lệ chôn lấp (%) 1999 82000 62.6 2000 100000 71.4 2001 105000 72.9 2002 147000 100 2003 161000 100 2004 140000 85 2005 144000 90 Để kéo dài tuổi thọ của bãi chôn lấp Thuỷ Phương và giải quyết vấn đề xử lý lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội, dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 3 bãi rác chính : Bãi rác Thuỷ Phường (xã Thuỷ Phương, huyện Hương Thủy)- đang vận hành và sẽ đầu tư xây dựng bãi chôn lấp số 2. Bãi rác chân Mây (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc)-bãi rác này hiện đã có dự án khả thi và chuẩn bị thi công. Bãi rác Chân Mây với diện tích 20 ha sẽ là nơi tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt của thị trấn Lăng cô, huyện Phú Lộc và các xã lân cận. Ngoài ra đó còn là nơi tiếp nhận một phần chất thải rắn của khu công nghiệp chân mây. Bãi rác Hương Vân (khu vực núi Đại, xã Hương Vân, huyện Hương Trà) với diện tích 40 ha, cách trung tâm thành phố 20 km về phía Bắc. Bãi sẽ là nơi tiếp nhận và xử lí chất thải rắn cho thành phố và các huyện Phía Bắc (Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền). Hiện nay, bãi đang trong giai đoạn lập dự án và kêu gọi đầu tư. Nhà máy rác thải Thuỷ Phương là cơ sở thực nghiệm do công ty cổ phần kỹ nghệ ASC sáng lập. Nhà máy được xây dựng năm 2004 cạnh bãi chôn lấp Thuỷ Phương với diện tích 1,5 ha. Bắt đầu hoạt động từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 10 năm 2004, nhà máy xử lí được 16.751 tấn rác trong đó phế thải chưa xử lý phải đưa ra bãi chôn lấp là 3724 tấn, chiếm 22.5%. Đồng thời, nhà máy đã sản xuất và tiêu thụ được trên 2.000 tấn phân hữu cơ vi sinh; sản xuất được gần 100 tấn nhựa hạt; dự trữ gần 100 tấn phế thải dẻo chưa tái chế; sản xuất thử thành công ống thoát nước đường kính 300 mm,. kết quả xử lý rác của nhà máy đến ngày 15 tháng 9 năm 2005 như sau: Bảng 19: Kết quả tiếp nhận rác, xử lý và chôn lấp. ( cty cổ phần kỹ nghệ ASC) STT Nội Dung 1/2004-10/2004 Đến 15/9/2005 Công nghệ cũ Công nghệ mới 1 Rác tiếp nhận (tấn) 16721.64 9055.78 2 Rác không xử lý, chôn lấp (%) 4488 608.48 3 Tỷ lệ chôn lấp (%) 26.84 6.72 4 Rác đã xử lý (tấn) 712233.03 8447.3 Khả năng xử lý của nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương đã góp phần rất lớn đối với việc làm giảm sức ép lên bãi chôn lấp đây cũng là một điều kiện thuận lợi khi triển khai phân loại rác tại nguồn ở thành phố Huế nói chung và thị trấn Phú Bài nói riêng. 5.3 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ RÁC THẢI VÀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Mức độ thành bại của một chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn phụ thuộc trước hết vào sự đồng tình hưởng ứng tham gia của cộng đồng dân cư. Không có sự tham gia của cộng đồng, chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn chắc chắn bị thất bại bởi lẽ chính cộng đồng là những người phát sinh ra chất thải và hiểu rõ hơn cả về các thành phần chất thải do họ thải ra. Sẽ không có một tổ chức hoặc cá nhân nào đứng ra đảm nhận việc phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn thải thay cho các đối tượng chủ nguồn thải mà phải chính do các đối tượng chủ nguồn thải tự thực hiện công việc này. Nhằm tìm hiểu và đánh giá khả năng nhận thức của người dân về các vấn đè liên quan đến rác thải, chúng tôi, đã tiến hành khảo sát phỏng vấn 120 người dân đại diện cho 120 hộ . Kết quả phỏng vấn về khả năng phân loại rác thải tại nguồn được tổng hợp ở bảng sau : Bảng 20: kết quả tìm hiểu nhận thức của người dân về phân loại rác tại nguồn STT Nội dung hỏi Trả lời Tỷ lệ (%) 1 Phân loại rác độc hại và rác không độc hại Có 11.67 Không 88.73 2 Biết hoặc nghe đến khái niệm phân loại rác tại nguồn Có 28,33 Không 71,67 3 Đánh giá khả năng thực hiện phân loại rác Dễ 45 Khó 55 4 Đồng ý thực hiện phân loại rác Có 70 Không 30 -Về phân biệt rác độc hại và rác không độc hại, hầu hết người dân được hỏi đều chưa phân biệt được. Chỉ có 11,67 % người được hỏi cho biết rác độc hại bao gồm các loại như: bóng neon, pin, thiết bị điện tử, thuốc trừ sâu, các loại hoá chất , Thành phần này thuộc những cán bộ, công nhân viên chức nhà nước hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo đài . -Khi hỏi về khái niệm phân loại rác tại nguồn: Có 28,33 % số người được hỏi đã biết hoặc nghe đến khái niệm phân loại rác tại nguồn và những lợi ích mà phân loại rác tại nguồn mang lại. Có 71,67 % người chưa biết đến khái niệm phân loại rác tại nguồn ,mặc dù một số người vẫn đang thực hiện chia rác thành 2 hoặc 3 loại phục vụ cho những mục đích riêng. Liên quan đến khả năng phân loại rác tại nguồn ngay tại hộ gia đình, có 45% người cho rằng có thể thực hiện được, phần lớn những hộ này đã có thói quen tách riêng rác thải thành 2 hay 3 loại như hiện nay và 55% người thừa nhận việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn là khó khăn, trong số đó có những người đã biết khái niệm và những lợi ích của phân loại rác tại nguồn. Lí do được đưa ra ở đây là : việc phân loại rác làm mất thời gian, không muốn có nhiều thùng rác trong nhà, với lại họ không chắc chắn về hiệu quả thực hiện. Từ đó cho thấy việc tuyên truyền và hướng dẫn cách thức phân loại rác tại nguồn là rất cần thiết. Khả năng hợp tác thực hiện của người dân khi được yêu cầu thực hiện phân loại rác tại nguồn là rất đáng kể chiếm 70%. Ngoài những hộ dân đang thực hiện tách riêng rác thải, còn có những hộ đã được giải thích cụ thể về phân loại rác tại nguồn. Vấn đề được người dân quan tâm là thể tích thùng rác và thời gian thu gom rác để họ có thể giao rác. 30% số người không đồng ý thực hiện ngay cả khi được yêu cầu không phải là một con số nhỏ. Điều này cho chúng ta thấy khả năng áp dụng của mô hình phân loại rác tại nguồn vẫn chưa thể triệt để. Tuy nhiên với tỉ lệ 70% ủng hộ việc phân loại rác tại nguồn, cho phép tin tưởng rằng sau một thời gian tuyên truyền vận động thì tỉ lệ người dân ủng hộ chương trình này sẽ cao hơn nhiều. Những khó khăn cần vượt qua là rác quá ít không cần phân loại ,diện tích nhà nhỏ không thể đặt nhiều thùng rác . Tuy tỷ lệ người dân biết đến khái niệm phân loại rác tại nguồn không cao, nhưng qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy ở một số khu vực dân cư, người dân vẫn đang có thói quen tách riêng các loại rác thải trước khi thải bỏ thành 2 hoặc 3 loại : một là rác hữu cơ gồm thức ăn thừa, sản phẩm sơ chế từ cá, tôm, rau, Loại rác này được thu gom riêng bởi những người có nhu cầu sử dụng ( làm thức ăn cho gia súc). Loại thứ hai bao gồm (các chai nhựa, các loại bao bì, giấy, ) dùng để bán ve chai, loại còn lại thải bỏ bình thường. Đối với khu vực dân cư không có người thu gom rác hữu cơ như ở các hộ kinh doanh ăn uống thì rác được bỏ chung vào một thùng rác, ngoài một phần rác có thể được tách riêng để bán ve chai như các chai nhựa, lon bia. Tuy nhiên ,hầu hết các hộ này đều mong muốn được tách riêng phần rác thải hữu cơ. Theo họ, phần rác hữu cơ nên được sử dụng vào mục đích có lợi như làm thức ăn cho gia súc hơn là bỏ vào thùng rác Trong các hộ đã nêu trên có 74 % số hộ có sự phân chia các loại rác có giá trị để bán cho những người thu mua phế liệu. Những loại rác này được liệt kê ở bảng sau: Bảng 21 : Những loại rác thải có giá trị được tách riêng STT Loại rác Tỷ lệ các hộ phân chia 1 Nhựa 73,33% 2 Thuỷ tinh 33,33% 3 Giấy 13,33% 4 Nylon 6,67% Hình 9: Tỷ lệ các loại rác thải được tách riêng trong các hộ gia đinh Như vậy, trong số những loại rác thải có giá trị được tách riêng, nhựa chiếm tỷ lệ cao nhất 73,33%, thuỷ tinh 33,33%, giấy 13,33 % và cuối cùng là nylon 6,67% thuộc vào khả năng thu mua của những người thu mua phế liệu mà người dân phân loại . Tỷ lệ những hộ gia đình không tách riêng các loại rác thải có giá trị là 26%. Nguyên nhân chính được các hộ này đưa ra lí giải cho tình trạng này chủ yếu là họ có quá ít rác hoặc công việc tách riêng rác làm họ mất thời gian. Mặc dù vậy, tỷ lệ các hộ đã tham gia phân loại rác khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng mô hình phân loại rác. Kết quả khảo sát cho thấy : 90% hộ có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định . Tại chợ Phú Bài và chợ Mai ngoài một phần rác hữu cơ được thu gom riêng, tất cả rác còn lại được thải bỏ vào bãi rác của chợ, chỉ đến cuối ngày lao công của chợ mới tiến hành quét rác tập trung phía trước chợ để sáng mai xe đến chở đi. Các tiểu thương của chợ đã quen với công việc này, thêm vào đó, lượng rác phát sinh hàng ngày từ các quầy hàng rất ít và không thường xuyên, tuỳ thuộc vào lưu lượng khách ra vào mua bán. Vì vậy phần lớn các tiểu thương cho rằng khó thực hiện phân loại rác tại nguồn hơn nữa công việc phân loại rác tại nguồn sẽ làm ảnh hưởng đến công việc buôn bán của họ. Tuy trong chợ chưa có thùng rác, nhưng đây là lí do dễ khắc phục. Như vậy, đề xuất mô hình và áp dụng mô hình phân loại rác tại nguồn tại nguồn đối với 2 chợ trên cần phải quan tâm đến hai vấn đề : cần có mô hình phân loại phù hợp với hoạt động của chợ và vị trí đặt các thùng rác thích hợp . Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu về hiện trạng rác thải và nhận thức của người dân về vấn đề này chúng tôi nhận thấy : khối lượng rác phát sinh trong khu vực nghiên cứu khá lớn, trong đó các loại rác có thể tái sử dụng và tái chế chiếm tỷ lệ khá cao, nhận thức của người dân tương đối tốt. Do vậy, nếu triển khai phân loại rác tại nguồn trên địa bàn này là rất thuận lợi, tuy nhiên cần thiết phải có một mô hình để áp dụng trên phạm vi rộng hơn và các giải pháp liên quan để thực hiện tốt công tác này . 5.4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÂN LOẠI VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH 5.4.1. Những cơ sở cho việc đề xuất mô hình 5.4.1.1. Cơ sở lý luận Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và với nhịp độ cao trong cả nước, nhiều vấn đề môi ttrường bức xúc đã nảy sinh liên quan đến các hoạt động dân sinh, công nghiệp . Và ảnh hưởng tới phát triển bền vững trong đó chất thải rắn là một trong những vấn đề lớn. Khối lượng chất thải ngày càng tăng nhanh trong khi đó lượng chất thải được thu gom chỉ mới đạt khoảng 70% và tập trung tại nội thị. Phần lớn các đô thị và khu công nghiệp chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh và vận hành chưa đúng quy trình nên ảnh hưởng đến đời sống nhân dân cũng như môi trường. Nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lí nhà nước và tạo cơ sở vững chắc cho công việc thực hiện thành công “ chiến lược quản lí chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, Thủ tướng Chính Phủ đã ra chỉ thị số 23/2005/CT-TTg về việc đẩy mạnh công tác quản lí chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp. Chỉ thị đã đề ra những mục tiêu cụ thể mà những cơ quan liên quan từ cấp trung ương đến địa phương phải xem đó là nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó có phân loại chất thải rắn cho 100% hộ gia đình tại các đô thị đã có nhà máy xử lí chất thải; ưu tiên cho việc tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế tối đa khối lượng chất thải chôn lấp. Đồng thời chỉ thị cũng đề ra những nhiệm vụ cụ thể mà các cơ quan liên quan phải thực hiện và phối hợp cùng nhau để đạt được những mục tiêu chung. 5.4.1.2 Cơ sở thực tiễn Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển kinh tế, đô thị hoá và hiện đại hoá nhanh. Với tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay, dự báo đến năm 2010 tổng lượng chất thải phát sinh lên đên 23 triệu tấn. Đô thị Huế là một trong những ví dụ minh hoạ. Theo số liệu từ Công ty TNHHNN Môi trường và công trình đô thị Thừa Thiên Huế, khối lượng rác thải ở thành phố Huế tăng khá nhanh trong những năm gần đây Bảng 22: Khối lượng rác thải phát sinh ở thành phố Huế ( Công ty TNHHNN Môi trường và công trình đô thị Thừa Thiên Huế) Năm Khối lượng rác thải (tấn ) 2002 52000 2003 55300 2004 59300 2005 64000 Theo kết quả điều tra, mỗi năm các công ty môi trường chi phí một khoảng rất lớn để tiêu huỷ chất thải. Ở thành phố Huế là 160.000 đồng cho một tấn chất thải. Năm 2003 các công ty môi trường được bao cấp 404 tỷ đòng từ ngân sách chính phủ để duy trì hoạt động. Nhưng các Công ty này vẫn không thể duy trì tất cả hệ thống quản lí chất thải rắn hiện có. Bảng 23: Dự báo khối lượng chất thải rắn của đô thị Huế đến năm 2010 . Năm Dân Số (người) Tốc Độ Chất Thải (kg/người/ngày) Lượng Rác (tấn /năm) Tỷ Lệ Thu Gom(%) 2001 298208 0.35 38096 72 2002 302949 0.37 40360 75 2003 304172 0.37 41078 76 2004 312074 0.40 45562 78 2005 316399 0.45 51968 80 2006 320126 0.48 56056 81 2007 324152 0.54 63089 83 2008 327423 0.57 68120 85 2009 330175 0.60 72308 87 2010 333098 0.65 79027 90 Đến năm 2010, khối lượng rác của thanh phố Huế sẽ tăng gấp đôi khối lượng năm 2001. Đây sẽ là áp lực rất lớn lên hệ thống quản lí chất thải rắn hiện nay từ khâu thu gom, vận chuyển cho đến khâu xử lí cuố cùng mà quan trọng nhất là diện tích bãi chôn lấp để giải quyết hết khối lượng tác trên. Ngoài ra trong các thành phần rác thải của thành phố Huế, tỷ lệ các chất thải có thể sử dụng cho mục đích tái chế, làm phân , tương đối lớn Bảng 24: Thành phần rác thải của thành phố Huế STT Thành phần Tỷ lệ(%) 1 Chất hữu cơ dễ phân huỷ 74.50 2 Giấy,bì 3.00 3 Nhựa ,PVC,PE.. 6.90 4 Vải 2.60 5 Cao su 0.60 6 Da 0.55 7 Thuỷ tinh 0.75 8 Kim loại màu 0.04 9 Kim loại đen 0.85 10 Tạp chất khác 10.21 Trong thành phần rác thải chất hữu cơ chiếm một tỷ lệ lớn nhất vượt hẳn các thành phần còn lại (74,5%). Đây chính là yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện chế biến chất thải này thành phân hữu cơ. Các thành phần rác thải có thể tái chế và tái sử dụng( giấy, nhựa, nylon, ..)chiếm một tỷ lệ thích hợp đáp ứng cho hoạt động tái chế của địa phương. 5.4.2 Đề xuất mô hình Xuất phát từ yêu cầu bức thiết của lý luận thực tiễn, dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi tiến hành đề xuất mô hình phân loại rác tại nguồn như sau : Rác không thể tái chế Nguồn phát sinh Phân loại lưu trữ tại nguồn Rác vô cơ Rác hữu cơ Thu gom Nhà máy xử lý rác Phân loại lần 2 Phân compost Rác hữu cơ Rác vô cơ Rác tái chế Sản phẩm tái chế Bãi chôn lấp Hình 10. Mô hình phân loại rác tại nguồn ở khu vực nghiên cứu Rác thải sẽ được phân loại ngay tại nguồn phát sinh thành 2 loại : Rác hữu cơ : thức ăn thừa và hư hỏng; sản phẩm từ quá trình làm bếp; cành cây hoa lá trang trí trong nhà . Rác vô cơ : nhựa ;giấy; bao nylon; lon đồ hộp Đề xuất thiết bị tồn trữ và phân loại rác tại nguồn được thực hiện như sau : sẽ sử dụng 02 thùng chúa, 01 thùng đựng chất hữu cơ, 01 thùng đựng chất vô cơ. Hai thùng này có thể tách rời hoặc chế tạo chung thành một thùng nhưng có thể tách rời khi chuyển lên xe thu gom. Hai thùng này được sơn 02 màu khác nhau, thùng màu xanh cho rác hữu cơ và thùng màu cam cho rác vô cơ được in biểu tượng về loại rác cần phân loại cho mỗi thùng. Đối với chất liệu làm thùng, đề xuất sử dụng nhựa PE ( polyetylen), nên sử dụng loại thùng rác có chân đạp tiện dụng cho việc bỏ rác vào và lấy rác ra đồng thời đảm bảo vệ sinh. Trong các thùng hoặc chỉ đối với thùng chứa chất hữu cơ phải được trang bị túi PE hoặc polimer có khả năng phân huỷ sinh học, túi màu xanh đối với đối với rác hưu cơ, túi màu cam đối với rác vô cơ, đối với những hộ có diện tích nhà nhỏ thì có thể chỉ dùng túi PE. Mục đích của việc sử dụng loại túi này là không cần phải xé túi khi chôn lấp vì thời gian phân huỷ của loại túi này rất ngắn ( từ 2 tháng đến 1 năm tuỳ loại túi). Qua khảo sát thực tế về khối lượng rác thải cũng như thành phần rác thải của mỗi hộ gia đình, chúng tôi đề xuất dung tích của thùng chứa rác là loại thùng 12 lít, Đối với những nguồn phát sinh có khối lượng lớn như các cơ quan, văn phòng, trường học, cơ sở dịch vụ kinh doanh dung tích của thùng chứa tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ( 50 lít, 120 lít, 240 lít, 660 lít ). Riêng đối với khu vực 02 chợ thì để đảm bảo cho việc bỏ rác vào một cách thuận tiện và hợp thẩm mỹ thì không nên sử dụng loại thùng cao quá 1m. Đối với xe chứa rác sẽ được thiết kế thành 02 ngăn để chứa 2 loại rác khác nhau. Mô hình và thời gian thu gom vẫn như hiện nay Rác sẽ được chuyển trực tiếp đến nhà máy xử lí rác, ở đây mỗi loại rác sẽ được tiếp tục phân loại lần 02 để loại bỏ những thành phần tạp chất. Sau khi loại bỏ tạp chất, rác hữu cơ sẽ được chuyển vào dây chuyền sản xuất phân compost, những thành phần có thể tái chế và tái sử dụng được đưa vào quy trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm mới. Phần tạp chất bị loại ra sau lần phân loại thứ hai được chuyển về bãi chôn lấp. Khi khả năng phân loại của người dân ngày càng cao thì bước phân loại thứ hai tại nhà máy xử lí sẽ giảm dần, tiết kiệm chi phí phân loại cho nhà máy 5.4.3. Đề xuất giải pháp Để mô hình trên được áp dụng vào khu vực nghiên cứu, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau : Chính quyền địa phương cần thểâ hiện quyết tâm thực hiện chương trình phân loại thông qua việc xây dựng khung chính sách hỗ trợ và các quy định về phân loại rác sinh hoạt tại nguồn. Kết hợp với các sở ban nghành liên quan xây dựng qui trình hướng dẫn cách thức phân loại, lưu trữ, thu gom và vận chuyển rác thải. Các thành phần cộng đồng trên địa bàn sẽ phải tham gia vào chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn cũng như mức độ tham gia tương ứng TT Thành phần cộng đồng Phạm vi và mức độ tham gia 1 Cấp uỷ đảng Thống nhất và ra quyết định về các chủ trương, chính sách liên quan đến phân loại rác sinh hoạt tại nguồn 2 UBND thị trấn Tổ chức triển khai, quản lí, theo dõi, đánh giá việc thực hiện chương trình, ban hành các quy định liên quan đến PLRSHTN 3 Mặt trận tổ quốc Tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia chương trình 4 Các tổ chức đoàn thể Triển khai công tác tuyên truyền, vận động đến các khu phố, tổ dân phố 5 Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh Phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, vận động đến các khu phố, tổ dân phố, đồng thời tìm kiếm, huy động nguồn tài chính để duy trì nâng cao hiệu quả thực hiện 6 Các khu phố, tổ dân phố Triển khai công tác tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân, hướng dẫn các hộ dân thực hiện các yêu cầu phân loại 7 Cơ quan, công sở Đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu về PLRSHTN 8 Các trường học Thực hiện đúng yêu cầu về PLRSHTN 9 Bệnh viện, cơ sở y tế Thực hiện đúng yêu cầu về PLRSHTN 10 Các hộ dân ( mọi người trong gia đình trừ trẻ em, người già) Thực hiện đúng yêu cầu phân loại 11 Lực lượng thu gom Phát hiện điều chỉnh kịp thời sai sót trong quá trình phân loại Triển khai hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lí chất thải. Các hoạt động này nên áp dụng mọi tầng lớp nhân dân nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về vệ sinh môi trường và ý thức trách nhiệm quản lý chất thải. Một khi người dân có nhận thức tốt hơn về rác thải, về vệ sinh môi trường thì công tác phân loại và thu gom sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài những hình thức truyền thông đại chúng mang tính phong trào, cần phải chú trọng công tác vãng gia, tiếp cận cá nhân nhằm bám sát được các tình huống xảy ra trong quá trình người dân thực hiện để có thể kịp thời hiệu chỉnh đối với những đề xuất của cộng đồng giúp cho chương trình truyền thông đạt hiệu quả hơn. Lực lượng nòng cốt cho tuyên truyền và thực hiện chương trình : Đội vệ sinh môi trường thị trấn; Đoàn thanh niên; Tổ trưởng, tổ phó các tổ khu phố, trưởng xóm; Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh. Đối tượng chủ đạo : phụ nữ, học sinh, sinh viên, tiểu thương của 2 chợ Hình thức tuyên truyền : Họp, phát động phong trào thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt; In ấn áp phích, pano, tờ rơi, các phương tiện thông tin đại chúng, giấy cam kết thực hiện đúng những qui chế của thu gom, phân loại. Cử cán bộ phong trào (phụ nữ hoặc học sinh, sinh viên, thanh niên tình nguyện) đi giám sát nhắc nhở, động viên người dân tham gia chấp hành nghiêm chỉnh việc thu gom, phân loại rác, khuyến khích người dân có ý thức và dần dần có thói quen về công việc này. Kêu gọi sự đầu tư của các thành phần kinh tế trong xã hội để đảm bảo nguồn kinh phí cho việc thực hiện, nhất là trong giai đoạn đầu thực hiện. 5.4.4 Đề xuất quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn 5.4.4.1 Tồn trữ và phân loại Hộ gia đình Mỗi hộ gia đình được cấp miễn phí 02 thùng rác và túi nylon đựng rác. Rác thải khi sinh ra sẽ được tách vào 2 thùng chứa ngay lúc xả rác hay khi làm vệ sinh nhà cửa Thùng màu xanh và túi nylon màu xanh : chứa rác hữu cơ. Thùng màu cam và túi nylon màu cam : chứa rác vô cơ. Trong thời gian đầu công tác tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra, nhắc nhở phải thực hiện chặt chẽ vì có thể do chưa quen người dân có nhầm lẫn trong phân loại. Trường học Cũng như đối với hộ gia đình rác được phân thành 2 loại và chứa trong 2 thùng riêng biệt Thùng màu xanh và túi nylon màu xanh : chứa rác hữu cơ Thùng màu cam và túi nylon màu cam : chứa rác vô cơ Công tác tuyên truyền hướng dẫn cho học sinh sẽ do các thầy cô giáo trong trường đảm trách. Công sở, văn phòng làm việc Tuỳ theo diện tích và nhu cầu sử dụng mà dung tích thùng chứa khác nhau. Thùng và túi nylon đựng rác sẽ do các đơn vị tự trang bị nhưng phải theo chuẩn của chương trình phân loại. Rác cũng được chia ra làm 2 loại : màu xanh đối với rác hữu cơ và màu cam đối với rác vô cơ. Rác chợ Hầu hết các sạp kinh doanh chỉ quan tâm đến việc buôn bán của họ, mặt khác diện tích của các sạp thường nhỏ thường sử dụng triệt để chứa hàng hoá vì vậy chấp nhận cho các sạp bỏ rác vào túi nylon (không cần thùng) nhưng cũng màu xanh đối với rác hữu cơ và màu cam đối với rác vô cơ. Vì tính chất công việc nên bước đầu có thể hỗ trợ túi nylon trong giai đoạn đầu thực hiện, một khi công việc phân loại đã trở thành thói quen thì có thể thu phí bằng cách cộng thêm vào thuế. Công tác tuyên truyền hướng dẫn sẽ do các lực lượng nòng cốt kết hợp chặt chẽ với ban quản lí chợ. Các chợ hiện nay chưa có nơi lưu chứa chất thải do đó cần phải đầu tư thêm thùng rác. Nhà hàng và quán ăn Phần lớn các nhà hàng và quán ăn trên địa bàn thị trấn là do các hộ gia đình nằm ngoài mặt đường tận dụng mặt tiền nhà mở ra để kinh doanh, buôn bán thường có quy mô nhỏ nên trong giai đoạn đầu thực hiện chương trình phân loại tại nguồn cần có sự hỗ trợ về thùng và túi nylon đựng rác, tránh sự phân bì giữa nhà này, nhà kia, hơn nữa đây là những đối tượng phát sinh rác thải cao nhất. Có 2 loại thùng chứa: rác hữu cơ, giấy (màu xanh), rác vô cơ (màu cam). 5.4.4.2. Thu gom Hình thức thu gom vẫn giữ như hiện nay, tuy nhiên trong tương lai khi thị trấn Phú Bài trở thành thị xã, số dân phục vụ nhiều hơn thì hệ thống thu gom hiện nay sẽ không đạt nhu cầu vì vậy cần có sự đầu tư về trang thiết bị, đội ngũ quản lí và lực lượng thu gom một cách hoàn chỉnh hơn. Để tiện cho việc thu gom và đổ rác xe thu gom phải được thiết kế thành 2 ngăn: 1 ngăn cho rác vô cơ, 1 ngăn cho rác hữu cơ. Thùng chứa rác hữu cơ lớn hơn thùng chứa rác vô cơ vì khi thực hiện chương trình phân loại tại nguồn người dân sẽ để rác có thể bán được bán ve chai. 5.4.4.3.Vận chuyển Sau khi thu gom tại các hộ gia đình, xe thu gom chở thẳng đến nhà máy xử lí rác ở đây rác hữu cơ sẽ được phân loại lần 2 sau đó đưa vào làm phân, rác vô cơ sẽ được phân loại lần nữa để tách thành phần có thể tái chế. Thành phần tạp chất sẽ chuyển qua bãi chôn lấp gần đó. Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trên cơ sở kết quả nghiên cứu có thể rút ra những kết luận sau : Lượng rác phát thải ở thị trấn Phú Bài là tương đối cao 2,7 tấn/ngày. Trong đó lượng rác hữu cơ chiếm 72,08% tương đương 1,9 tấn, các loại rác tái chế và tái sử dụng chiếm 21,52% tương đương 0,5 tấn Đối với khu vực chợ Phú Bài và chợ Mai lượng rác phát sinh khoảng từ 4-6 m/ngày với tỉ lệ rác hữu cơ chiếm 74,26%, các thành phần rác tái chế và tái sử dụng chiếm 24,05%. Qua điều tra và khảo sát thực tế nhận thấy ý thức của người dân ở khu vực nghiên cứu về vấn đề vệ sinh môi trường khá tốt, tuy nhiên tỉ lệ biết đến phân loại rác tại nguồn và mức độ đồng thuận thực hiện phân loại rác tại nguồn chưa cao . Song tỉ lệ hộ dân có thói quen chia rác thành nhiều loại tương đối cao,nay là một điều kiện thuận khi triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn. Một điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình là hiện nay trên địa bàn thành phố Huế hiện đang có 01 bãi chôn lấp hợp vệ sinh và một nhà máy xử lí rác . Hai vị trí này ở gần nhau ,vừa tiện cho công tác xử lí và chôn lấp , giảm được kinh phí trong khâu vận chuyển vốn là vấn đê khó khăn khi triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn ở một số thành phố hiện nay Trên địa bàn khu vực nghiên cứu không tồn tại lực lượng thu gom rác dân lập vì thế tránh khỏi sự không đồng thuận của lực lượng này khi triển khai chương trình Từ các kết quả thu được có thể thấy rằng việc áp dụng mô hình phân loại rác tại nguồn ở địa bàn nghiên cứu là rất khả thi ,trong đó rác hữu cơ phục vụ chế biến phân copost trong khu vực dân cư và chợ rất cao , ngoài ra lượng rác tái chế và tái sử dụng chiếm một tỉ lệ tương đối . 6.2. KIẾN NGHỊ Để mô hình phân loại rác tại nguồn đi vào thực tiễn và đạt hiệu quả cao em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất dưới đây : Cần nghiên cứu và xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn một cách sâu rộng hơn nữa trên địa bàn thành phố Huế Cần có sự đầu tư cho hệ thống thu gom và xử lí một cách đồng bộ Cần có kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn một cách sâu rộng và thường xuyên trong cộng đồng dân cư bằng các hình thức tập huấn ,phát tờ rơi, nhằm dần dần thay đổi thói quen của ngời dân Cần tiến hành xây dựng khung chính sách và những qui định liên quan đến công tác quản lí chất thải rắn sinh hoạt để việc thực hiện phân loại tại nguồn được tốt hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chỉ thị 23/2005/CT-TTg, Về đẩy mạnh công tác quản lí chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp [2]. Công ty cổ phần kỹ nghệ ASC, 15/09/2005, Thuyết minh dây chuyền công nghệ – thiết bị An Sinh –ASC xử lí rác sinh hoạt, Huế. [3]. Nguyễn Đình Huy, 2002, Thực trạng môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn ở xã Thuỷ Phương- huyện Hương Thuỷ từ khi vận hành đến nay, khoá luận tốt nghiệp Cử nhân địa lý –Địa chất, Đại học khoa học Huế. [4]. Ngân hàng thế giới , Bộ Tài Nguyên và Môi Trường , Cơ quan phát triển quốc tế Canada, 2004, Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam – Chất thải rắn, Hà Nội. [5]. GS Trần Hiếu Nhuệ , TS Ứng Quốc Dũng, TS Nguyễn thị Kim Thái ,2001, Quản lý chất thải rắn, tập 1: Chất thải rắn đô thị , Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. [6]. Uỷ ban nhân dân Quận 6, Công ty dịch vụ công ích Quận 6- thành phố Hồ chí minh, 2005, Báo cáo đầu tư “ Dự án phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn – Quận 6” ,thành phố Hồ Chí Minh CÁC WEBSITE: [7]. www.nea.gov.vn [8]. www.vance.org.vn [9]. www.donre.hochiminhcity.gov.vn. [10]. www.sggp.vn. [11]. www.giaothuong.net. PHỤ LỤC A.BẢNG PHỎNG VẤN BẢNG PHỎNG VẤN Ngày phỏng vấn: Thông tin chung: Họ và tên : Tuổi : Nghề nghiệp : Địa chỉ : Số người trong nhà: Vấn đề rác thải của các hộ gia đình : Nơi ông (bà) ở có dịch vụ thu gom rác không? Có ¨ . Không ¨ Có ¨ . Không ¨ Có ¨ . Không ¨ -Vì sao không có dịch vụ thu gom rác: Gia đình không đóng lệ phí Đường hẹp xe rác không thể vào Chuẩn bị có dịch vu thu gom Khác: -Khi không có dịch vụ thu gom thì ông bà bỏ rác ở đâu ? Bỏ ngoài đường : Chôn rác trong vườn. Khác : Gia đình ông, bà thường gom rác chứa ở đâu? Túi nylon. Thùng, xô, sọt rác Dụng cụ khác. Bỏ ngoài đường. Khác: -Dụng cụ chứa rác có nắp đậy hay không ? Có ¨. Không ¨ Có ¨. Không ¨ Có ¨. Không ¨ Gia đình ông, bà đặt thùng rác ở vị trí nào ở trong nhà ? Nhà bếp. Phòng khách. Ngoài sân. Khác: Gia đình ông, bà thường thải những loại rác nào? Rác túi nylon nhựa. Thức ăn thừa và sản phẩm sơ chế biến từ nhà bếp. Giấy Vỏ đồ hộp, kim loại Các loại khác: Pin, chì : Bóng đèn các loại. Thiết bị điện tử. Bơm kim tiêm. Khác: Gia đình ông, bà có phân loại rác thải trước khi bỏ không ? Không Có -Nếu có thì chia làm mấy loại: 2 loại 3 loại -Rác hữu cơ chứa ở đâu ? Túi nylon Thùng, xô nhựa Khác: -Được thải bỏ như thế nào ? Đưa trực tiếp lên xe rác Để trước cổng nhà Có người đến lấy. Bỏ ngoài đường. -Bao nhiêu ngày thì thải bỏ ? 1 ngày/lần 2 ngày/lần 3 ngày/lần Khi nào đầy thì thải bỏ Khác: Gia đình ông bà có nuôi vật cảnh (chó, mèo.)hay không? Không Có -Loại /số lượng -Chúng thải ở đâu : Trong nhà. Ngoài đường. Khác: Gia đình ông bà có nuôi gia súc (lơn, bò) hay gia cầm (gà, vịt ...)hay không? Không Có -Loài/ số lượng: -Chất thải của chúng được thải bỏ như thế nào ? Dội thẳng xuống cống công cộng Thu gom lại để làm phân -Có thu gom thức ăn thừa để chăn nuôi không ? Không Có -Thu gom ở những khu vực nào? -Số lần và khối lượng thu gom một ngày Nhà ông bà có vườn không ? Không Có -Vườn cảnh hay vườn sản xuất. -Có đốt rác hay chôn rác trong vườn không ? Không Có -Số lần thực hiện trong một tuần. Gia đình ông và có tận dụng rác để sử dụng lại không ? Không Có -Loại rác. -Mục đích Gia đình ông bà có thu gom chai nhựa, chai thuỷ tinh ,giấy,kim loại để bán phế liệu không? Không Có Các thành viên trong gia đình có thói quen bỏ rác đúng quy định không? Không Có Lý do: Phân loại rác tại nguồn Gia đình ông bà có thể phân biệt rác độc hại và không độc hại không ? Có Không Phân biệt như thế nào? Không Có -Các nguồn thông tin Tivi, đài Báo, tạp chí Khác Theo ông bà thế nào là phân rác tại nguồn? Oâng bà có biết đến những lợi ích của việcphân loại rác tại nguồn không ? ¨ ¨ ¨ Không Có Lý do: Oâng bà có cho rằng việc phân loại rác tại nguồn là khó hay không? Không Có Lý do: Nếu được đề nghị phân loại rác tại nguồn, ông bà có đồng ý hay không ? Không Có Lý do Đối với rác của gia đình ông bà có thể chia làm mấy loại? Oâng bà có ý kiến gì về hệ thống thu gom rác hiện nay: Theo ông bà khi phân loại rác thì nên thu gom như thế nào ? B. TỜ BƯỚM, LOGO VỀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN HÌNH1 : TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN HÌNH 2 : HÌNH ẢNH HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở MỸ C. MỘT SỐ SẢN PHẨM TÁI CHẾ TỪ RÁC THẢI HÌNH 3: CÁC SẢN PHẨM NHỰA SERAPHIN D. MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung.doc
Tài liệu liên quan