Để áp dụng mô hình phân loại CTR tại nguồn ở Phường Hải Đình có hiệu quả cao cần phải có sự quan tâm từ các Sở, Ban, Ngành liên quan; sự phối hợp giữa ban chỉ đạo Chương trình và người dân.
Chính quyền địa phương cần linh hoạt và chủ động trong công tác tuyên truyền về nhận thức bảo vệ môi trường, các cách thức thu gom và phân loại rác tại nguồn thông qua phương tiện truyền thông đại chúng. Đồng thời hướng mục đích quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng để nâng cao hiệu quả của Chương trình phân loại CTR tại nguồn ở Phường Hải Đình, Tỉnh Quảng Bình.
Hệ thống thu gom cần thiết phải được cải tiến để tiện lợi cho quá trình thu gom; trang bị nay đủ những trang thiết bị cần thiết cho việc phân loại và thu gom rác; mặt khác nên khuyến khích các dự án đầu tư tái chế.
Tăng cường việc đào tạo chuyên môn cho nguồn nhân lực không chỉ về số lượng mà còn chất lượng giúp Chương trình phân loại CTR thành công.
98 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38,80
80
111,04
2017
185.315
0,80
148,25
80
118,60
2018
188.286
0,84
158,16
90
142,34
2019
191.577
0,88
168,59
95
160,16
2020
195.223
0,92
170,61
100
179,61
Dự báo diễn biến khối lượng rác sinh hoạt ở Phường Hải Đình, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình.
Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh nên nơi đây nguời dân có trình độ nhận thức tương đối cao, mức sống tốt hơn, tiêu dùng nhiều hơn vì thế lượng phát thải rác thuộc loại cao nhất so với các huyện khác trong tỉnh.
Công tác thu gom, vận chuyển rác được thực hiện có kế hoạch Công ty Công trình đô thị Tỉnh Quảng Bình (đơn vị chịu trách nhiệm thu gom và xử lý rác cho toàn thành phố).
Việc phân loại CTR tại nguồn cũng được các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh sản xuất thực hiện trên cơ sở phân tách ra hai loại rác chính: loại rác có thể tái sinh/tái chế và loại rác hữu cơ dễ phân hủy. Tuy nhiên, việc phân loại chỉ mang tính chất tự phát nên trong rác thải vẫn còn lẫn lộn nhiều thành phần khác nhau.
Kết quả khảo sát cho thấy tốc độ thải rác của người dân Thành phố Đồng Hới vào khoảng 57 tấn rác/101.085 người.ngày tức là 0,56 kg/người.ngày (số liệu từ Công ty Công trình đô thị Quảng Bình).
Phường Hải Đình là phường trung tâm của Thành phố Đồng Hới với mật độ dân cư cao, nơi tập trung các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh, các nhà hàng-khách sạn, các cơ sở sản xuất kinh doanh và trên địa bàn phường còn có chợ Đồng Hới (trung tâm đầu mối thương mại của tỉnh); Mỗi ngày chợ Đồng Hới thải ra một lượng rác đáng kể vào khoảng 4 - 7 tấn và được thu gom 1 lần/1 ngày vào 13h - 13h 30.
Lượng rác thu gom được ở Phường Hải Đình mỗi ngày chỉ đạt 85% tổng lượng rác phát sinh trong phường, tuy nhiên đây là phường có lượng phát thải nhiều nhất và có trình độ dân trí tương đối cao nên được chọn là đối tượng khảo sát trong nghiên cứu.
Do điều kiện khảo sát không cho phép có được số liệu thực tế của tốc độ phát thải của Phường Hải Đình nên chọn tốc độ phát thải bằng tốc độ phát thải của thành phố (bằng 0,56 kg/người.ngày).
Vì đây là khu vực thành thị nên dự đoán tỷ lệ dân số được hưởng dịch vụ thu gom CTR sẽ tăng từ 70% năm 2005 và đạt đến 100% năm 2020. Giả sử mức tăng trưởng kinh tế - xã hội trung bình hàng năm đạt mức 8% cho giai đoạn 2005 - 2010 và 12% cho giai đoạn 2015 - 2020, khi đó tốc độ rác thải sẽ tăng tương ứng 8% và 12%. Cho nên khối lượng CTR của phường dự báo đến năm 2020 được trình bày như trong bảng 15.
Bảng 15. Dự báo diễn biến khối lượng rác sinh hoạt tại Phường Hải Đình - Thành phố Đồng Hới từ năm 2005 – 2020
Năm
Dân số
Tốc độ thải rác (kg/người.ngày)
Lượng rác thải (tấn/ngày)
Tỷ lệ thu gom (%)
Lượng rác thu gom được (tấn/ngày)
2005
3572
0,56
2,00
70
1,40
2006
3709
0,61
2,26
75
1,70
2007
3711
0,66
2,45
75
1,84
2008
3714
0,70
2,60
80
2,08
2009
3716
0,75
2,79
80
2,23
2010
3720
0,80
2,98
85
2,53
2011
3723
0,84
3,13
85
2,66
2012
3726
0,88
3,28
90
2,95
2013
3729
0,92
3,43
90
3,09
2014
3733
0,97
3,62
90
3,26
2015
3736
1,02
3,81
95
3,62
2016
3740
1,07
4,00
95
3,80
2017
3744
1,12
4,19
95
3,98
2018
3748
1,17
4,39
100
4,39
2019
3752
1,23
4,61
100
4,61
2020
3756
1,29
4,85
100
4,85
Dự báo diễn biến khối lượng rác sinh hoạt ở khu vực nông thôn Tỉnh Quảng Bình
Theo kết quả khảo sát và tính toán của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Quảng Bình thì tốc độ phát thải CTR ở khu vực nông thôn là: 0,27 kg/người.ngày (năm 2005); theo Niên giám thống kê Tỉnh QB số dân toàn tỉnh năm 2005: 831.583 người và phần trăm dân số sống tại khu vực nông thôn là: 82%.
Từ đó ta có thể xác định khối lượng rác thải phát sinh mỗi ngày tại khu vực nông thôn là:
0,27 kg/người.ngày * 82%* 831.583 người = 184.112,48 (kg/ngày)
= 184,11 (tấn/ngày)
Đây là khu vực nông thôn nên dự doán tỷ lệ dân số được hưởng dịch vụ thu gom sẽ tăng từ 25% (năm 2005) lên 85% vào năm 2020. Dựa trên cơ sở việc dự báo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trung bình hàng năm là 5% cho giai đoạn 2005 - 2010 và 8% cho giai đoạn 2015 - 2020, khi đó tốc độ thải rác tương ứng 5% và 8%. Vì vậy, khối lượng CTR sinh hoạt ở khu vực nông thôn dự báo đến năm 2020 được trình bày như bảng 16.
Bảng 16. Dự báo diễn biến khối lượng rác sinh hoạt khu vực nông thôn Tỉnh Quảng Bình
Năm
Dân số
Tốc độ thải rác (kg/người.ngày)
Lượng rác thải (tấn/ngày)
Tỷ lệ thu gom (%)
Lượng rác thu gom được (tấn/ngày)
2005
681.898
0,27
184,11
25
46,03
2006
759.368
0,28
212,62
25
53,16
2007
763.758
0,29
221,49
35
77,52
2008
768.620
0,30
230,59
40
92,24
2009
774.007
0,31
239,94
45
107,97
2010
779.974
0,32
249,59
50
124,80
2011
786.584
0,33
259,57
55
142,76
2012
793.908
0,34
269,93
55
148,46
2013
802.020
0,35
280,71
60
168,43
2014
811.007
0,36
291,96
65
189,77
2015
820.964
0,37
303,76
65
197,44
2016
831.993
0,39
324,48
70
227,14
2017
844.211
0,41
346,13
70
242,29
2018
857.745
0,43
368,83
75
276,62
2019
872.740
0,45
392,73
75
294,55
2020
889.351
0,47
417,99
85
335,29
b. Dự báo thành phần và khối lượng CTR công nghiệp
Tại Tỉnh Quảng Bình lượng CTR công nghiệp thực chất chưa phải là vấn đề đáng lo ngại vì các khu công nghiệp và cụm công nghiệp hầu như đang ở giai đoạn quy hoạch, tiền thi công hay đang trình và chờ Chính phủ phê duyệt nên các công xưởng chưa đi vào hoạt động, chưa phát thải.
Do đó, chỉ có thể dự đoán một cách tương đối CTR công nghiệp phát sinh dựa vào giá trị tăng trưởng bình quân của tỉnh trong năm 2005, từ đó đưa ra dự báo tốc độ thải CTR công nghiệp trong tỉnh từ năm 2005 đến năm 2020.
Theo Niên giám thông kê Tỉnh QB năm 2005 thì tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh là 10,73% và sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo. Ta ước lượng tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân từ đây đến năm 2020 là 15%.
Theo số liệu thu thập năm 2005 của Công ty Công trình đô thị Quảng Bình thì lượng CTR phát sinh từ ngành công nghiệp của tỉnh mà công ty thu gom được là 2 tấn/ngày.
Từ đó ta có thể ước tính khối lượng CTR công nghiệp từ năm 2005 - 2020 dựa vào công thức: Ni+1 = Ni + r * Δt (1)
Với Δt = 1, lúc đó (1) sẽ là: Ni+1 = Ni * (1 + r)
Trong đó:
Ni+1 : lượng CTR công nghiệp năm cần tính;
Ni : lượng CTR công nghiệp năm trước đó;
r : tốc độ tăng trưởng công nghiệp năm cần tính (giá trị bình quân); r = 15%.
Bảng 17. Dự báo diễn biến khối lượng CTR công nghiệp Tỉnh
Quảng Bình từ năm 2005 – 2020
Năm
Chất thải rắn công nghiệp
Tấn / ngày
Tấn / năm
2005
2,00
730,00
2006
2,30
839,50
2007
2,65
967,25
2008
3,05
1113,25
2009
3,51
1281,15
2010
4,04
1474,60
2011
4,65
1697,25
2012
5,35
1952,75
2013
6,15
2244,75
2014
7,07
2580,55
2015
8,13
2967,45
2016
9,35
3412,75
2017
10,75
3923,75
2018
12,36
4511,40
2019
14,21
5186,65
2020
16,34
5964,10
c. Dự báo thành phần và khối lượng CTR Y tế
CTR Y tế là những vật phẩm, bệnh phẩm, các loại hóa chất được loại bỏ trong quá trình hoạt động của các bệnh viện, trung tâm y tế. Đặc trưng của loại CTR y tế là chúng có tính độc hại cao, có mang mầm bệnh với các thành phần bao gồm hầu hết tất cả những loại dụng cụ, thiết bị và thuốc men dùng trong ngành y tế như: bông băng, gạc, ống kim tiêm, vỏ chai đựng hóa chất,Các thành phần này sẽ có khả năng thay đổi tùy theo điều kiện phát triển kinh tế trong tỉnh, mức sống và tập quán sinh hoạt của người dân.
Hiện nay các bệnh viện và cơ sở y tế của tỉnh phát thải khoảng 200 tấn rác/năm tức là 0,55 tấn/ngày (số liệu từ Công ty Công trình đô thị Quảng Bình). Mặt khác tốc độ gia tăng số giường bệnh của tỉnh là: 1,07% (Niên giám thống kê QB năm 2005).
Từ đó ta có thể ước tính khối lượng CTR y tế từ năm 2005 - 2020 dựa vào công thức: Ni+1 = Ni + r * Δt (1)
Với Δt = 1, lúc đó (1) sẽ là: Ni+1 = Ni * (1 + r)
Trong đó:
Ni+1 : lượng CTR y tế năm cần tính
Ni : lượng CTR y tế năm trước đó
r : tốc độ gia tăng số giường bệnh; r = 1,07%.
Bảng 18. Dự báo diễn biến khối lượng CTR y tế tỉnh QB
từ năm 2005 - 2020
Năm
Chất thải rắn công nghiệp
Tấn / ngày
Tấn / năm
2005
0,55
200,75
2006
0,56
204,40
2007
0,57
208,05
2008
0,58
211,70
2009
0,59
215,35
2010
0,60
219,00
2011
0,61
222,65
2012
0,62
226,30
2013
0,63
229,95
2014
0,64
233,60
2015
0,65
237,25
2016
0,66
240,90
2017
0,67
244,55
2018
0,68
248,20
2019
0,69
251,85
2020
0,70
255,50
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÂN LOẠI CTR TẠI NGUỒN TẠI PHƯỜNG HẢI ĐÌNH - THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
TỈNH QUẢNG BÌNH
4.1 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THU GOM, PHÂN LOẠI CTR TẠI NGUỒN
Phân loại CTR tại nguồn (Solid Waste Seperation at Source) có thể được định nghĩa như là các hoạt động ngay tại nguồn phát sinh ra CTR (hộ gia đình, trường học, công sở, chợ, nhà hàng,) nhằm tách CTR ra các thành phần riêng biệt (thành phần có khả năng tái sinh/tái chế và thành phần không có khả năng tái sinh/tái chế), tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả cho các quá trình xử lý tiếp theo.
4.1.1 Mục đích, ý nghĩa của mô hình phân loại CTR tại nguồn
Mục đích
Mục đích chính của việc phân loại CTR tại nguồn là nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong rác thải mà chúng có thể được sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và người tiêu dùng;
Thu gom hiệu quả (triệt để) các thành phần rác đã được tách ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xử lý;
Quản lý nhà nước dễ dàng và không cồng kềnh;
Hiệu quả kinh tế từ hoạt động phân loại CTR tại nguồn (giảm chi phí xử lý CTR, có thể tái chế và tái sử dụng các nguyên liệu từ CTR);
Hiệu quả trong nhận thức của người dân từ việc phân loại CTR tại nguồn phát sinh ra chúng.
Ý nghĩa
Phân loại CTR tại nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt môi trường, kinh tế, xã hội và nâng cao nhận thức của người dân.
Ý nghĩa về mặt môi trường: hoạt động phân loại CTR tại nguồn góp phần làm gia tăng tỷ lệ các chất thải cho mục đích tái sinh/tái chế, nó làm hạn chế việc khai thác tài nguyên, giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển và xử lý, tạo điều kiện cho thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các thành phần không có khả năng tái chế.
Ý nghĩa về mặt kinh tế: phân loại CTR tại nguồn làm giảm bớt chi phí vận chuyển và xử lý chất thải rắn, tiết kiệm mặt bằng chôn lấp CTR, chi phí thu gom sẽ được giảm đi (vì chúng ta sẽ không cần tốn nhiều nhân công để phân loại) do đó góp phần động viên người dân tích cực tham gia vào công tác phân loại CTR tại nguồn.
Ý nghĩa về mặt xã hội và nâng cao nhận thức của người dân: kích thích sự phát triển ngành nghề tái chế phế liệu, qua đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập cho người lao động; mặt khác nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường được nâng cao do người dân là người trực tiếp tham gia vào quá trình phân loại CTR tại nguồn.
4.1.2 Sơ đồ thu gom và phân loại CTR tại nguồn
Dựa vào điều kiện cụ thể của Phường Hải Đình, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình về phong tục, tập quán, sinh hoạt của dân cư, mô hình thu gom và phân loại dự kiến đề xuất như sau:
Nguồn rác thải
Phân loại tại nguồn
Nhóm 1 Nhóm 2
Các thành phần còn lại
Các thành phần hữu cơ dễ phân hủy
Nhóm 2A Nhóm 2B
Các vật liệu có khả năng tái chế (giấy, nylon, plastic, thủy tinh, nhôm, kim loại khác)
Các thành phần còn lại
Bãi chôn lấp
Nhóm 2A-01 Nhóm 2A-02 Nhóm 2B-01 Nhóm 2B-02
Các thành phần còn lại
Các loại giấy và bao bì carton
Các thành phần nguy hại
Các loại bao bì, vật dụng bằng kim loại, nhựa, thủy tinh, cao su
Tái sinh
Chôn lấp
Xử lý đặc biệt
Tái chế
Hình 3. Sơ đồ mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình
Cách thức phân loại CTR tại nguồn:
Để thuận tiện cho các khâu tái chế và xử lý tiếp theo, các đối tượng CTR trên địa bàn Phường Hải Đình cần thực hiện việc phân loại CTR ra thành một số loại khác nhau tuỳ theo đặc điểm của từng nguồn thải. Một cách tổng quát, việc phân loại CTR tại nguồn thì càng tách riêng nhiều thành phần khác nhau càng tốt, tuy nhiên điều này đòi hỏi mỗi hộ gia đình phải trang bị nhiều thùng đựng rác khác nhau, điều này là khó thực hiện (vì gây tốn kém và không thích hợp với những hộ gia đình có mặt bằng chật hẹp). Vì vậy yêu cầu trước mắt là thực hiện tốt việc phân loại rác ngay tại nguồn ra thành 2 nhóm chính:
Nhóm 1: Rác hữu cơ dễ phân huỷ với thành phần chủ yếu là rác thực phẩm (trừ các loại vỏ sò, vỏ nghêu, vỏ dừa và bao bì thực phẩm các loại);
Nhóm 2: Bao gồm toàn bộ các thành phân rác còn lại.
Ở các giai đoạn tiếp theo, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng nguồn thải , có thể từng bước trang bị thêm thùng chứa rác, bao nylon để tiến tới phân loại rác sinh hoạt thuộc nhóm 2 ở trên ra thành nhiều phân nhóm nhỏ hơn (nhưng rác nhóm 1 thì vẫn giữ nguyên).
4.2 MÔ HÌNH THU GOM VÀ PHÂN LOẠI CTR ÁP DỤNG CHO MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG Ở PHƯỜNG HẢI ĐÌNH
4.2.1 Đối với rác hộ gia đình
Đối với các hộ gia đình tham gia chương trình phân loại CTR tại nguồn ở Phường Hải Đình đều được phát miễn phí bao nylon loại có dung tích 15 lít và 2 thùng đựng rác có màu giống với màu của bao nylon để dễ phân biệt.
Nhiệm vụ của người dân là phân loại rác ra thành 2 loại:
Rác hữu cơ dễ phân huỷ (được đựng ở thùng màu xanh và bao nylon màu xanh tương ứng) bao gồm các loại: rau quả, thực phẩm, lá cây, giấy vụn, bùn, cặn cống, sản phẩm nông nghiệp;
Rác có thành phần khó phân huỷ là những loại rác còn lại (được đựng ở thùng màu đen và bao nylon màu đen tương ứng) bao gồm: phế thải từ cao su, da, nắp chai, nhựa, các phế thải từ ngành điện, tro, gạch, sành, sứ, vải, gỗ, thạch cao,
Đến giờ thu gom, các hộ dân phải tập trung rác để trước nhà hay điểm tập kết rác theo quy định. Trên các tuyến đường chính, rác được thu gom đưa lên xe ép rác cùng với rác đường phố; còn các hộ gia đình ở trong hẻm thì rác sẽ được công nhân thu gom lên xe thô sơ hoặc điểm trung chuyển để xe ép rác vận chuyển ra bãi rác.
Việc thu gom và vận chuyển rác đến nơi chôn lấp và xử lý được thực hiện bởi Công ty Công trình đô thị Quảng Bình.
Rác sinh hoạt
Phân loại rác tại nguồn
Phế liệu
Xe đẩy tay
Xe cải tiến
Xe ép rác
Rác sau khi được phân loại
Tận dụng bán phế liệu
Thùng rác công cộng 240l-660l
Điểm hẹn
Bãi chôn lấp hoặc nhà máy xử lý
Xe ép rác
4-6 tấn
Hình 4. Sơ đồ mô hình thu gom và phân loại tại nguồn đối với rác hộ dân tại
Phường Hải Đình
4.2.2 Đối với rác đường phố và các khu vui chơi giải trí
Trên các tuyến đường và các khu vui chơi giải trí cần phải trang bị thêm các thùng rác công cộng. Sử dụng hai loại thùng rác có màu sắc khác nhau và dán nhãn quy định (thùng chứa rác dễ phân huỷ và thùng chứa loại rác khó phân huỷ). Thùng rác phải có nắp đậy, tránh vung vãi, được đặt ở vị trí sao cho dễ nhận biết, tạo thuận lợi cho người sử dụng và công nhân thu gom hàng ngày bằng xe ép rác chạy dọc các tuyến hoặc thu gom vào các xe đẩy tay lưu động.
Đối với rác đường phố:
Thời gian thích hợp để thu gom rác ở đường phố ở Phường Hải Đình là 20-24 giờ và từ 4 - 6 giờ, vì trong thời điểm này thì lượng xe cộ giảm, trời mát và ít gió tạo điều kiện để thu gom nhanh và sạch hơn, hạn chế tối đa các tai nạn giao thông cho công nhân vệ sinh.
Công nhân vệ sinh dùng xe cải tiến đẩy tay đi dọc các tuyến đường Phường Hải Đình, sau đó dùng chổi cán dài quét và thu gom rác cho đến lúc đầy xe, vận chuyển đến điểm hẹn hoặc điểm trung chuyển, sao đó thu gom lên xe ép rác để đưa đến bãi rác. Thường thì việc thu gom rác hộ dân và rác trong thùng chứa công cộng trên các tuyến đường được thực hiện đồng thời.
Đối với rác của các khu vui chơi giải trí:
Thời điểm thích hợp để thu gom rác ở khu vực này là thời gian mà lượng khách có mặt trong khu vui chơi giải trí này là ít nhất, tránh ảnh hưởng đến các sinh hoạt công cộng của con người.
Sau khi rác được thu gom trong khu vực thì sẽ được vận chuyển đến điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển gần nhất, rồi được Công ty Công trình đô thị thu gom và xử lý theo cách thức như đối với rác của các hộ dân.
4.2.3 Đối với rác chợ
Đối với rác chợ đòi hỏi phải thu gom nhanh, sạch, để không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, buôn bán của người dân. Nguyên tắc việc thực hiện thu gom rác chợ là thu gom hết lượng rác phát sinh trong ngày, không được để dồn rác qua ngày (vì thành phần hữu cơ trong rác chợ là 30,27% nên sẽ gây ô nhiễm do rác thực phẩm thối rữa làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân vệ sinh cũng như những người kinh doanh hoặc các hộ dân ở gần đó).
Trong chợ sẽ đặt 2 thùng rác lớn cố định có màu sắc khác nhau và có dán nhãn quy định, hướng dẫn cách thức phân loại rác.
Ngoài ra, có đội công nhân vệ sinh thu gom rác trong chợ tại các khu vực bán thực phẩm rau quả, thực phẩm tươi sống, khu bán trái cây,bằng cách dùng các xe đẩy tay lưu động. Xe chứa rác lưu động náy còn có chức năng vận chuyển rác đến điểm hẹn hay trạm trung chuyển , sau đó sẽ vận chuyển đến bãi rác.
Rác chợ
Phân loại tại nguồn
Thùng chứa 660 lit
Xe đẩy tay lưu động
Điểm hẹn
Xe ép rác
Bãi chôn lấp
Hình 5. Sơ đồ mô hình thu gom và phân loại tại nguồn đối với rác chợ ở
Phường Hải Đình
4.2.4 Đối với rác của các cơ sở sản xuất kinh doanh
Rác thải tại các cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm 2 loại: rác thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại đó và rác thải mang đặc thù của ngành sản xuất đó.
Đối với rác thải sinh hoạt hoặc rác công nghiệp có thành phần giống như rác sinh hoạt, thì sẽ được thu gom chung với nhau. Các cơ sở chứa rác trong các thùng rác khác nhau về màu sắc và có dán nhãn hướng dẫn, quy định cách thức thực hiện phân loại rác; đồng thời có kế hoạch với các đơn vị phụ trách thu gom rác hàng ngày đến thu gom và xử lý tại bãi rác tập trung.
Đối với rác thải công nghiệp có thành phần và tính chất khác xa với rác thải sinh hoạt như chất trơ, kim loại, chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại đối với con người và động vật, thực vật, chất dễ bay hơi, bay mùi,thì phải được chứa trong một thùng rác có màu sắc khác với thùng rác sinh hoạt. Mặt khác, những loại rác thải này phải được thu gom và xử lý riêng biệt; tuỳ theo tính chất và thành phần, khối lượng của rác thải công nghiệp mà áp dụng phương pháp xử lý: tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp, đốt,
Cơ sở sản xuất kinh doanh
Rác thải sinh hoạt
Rác thải công nghiệp
Tái sinh/tái chế; bán phế liệu
Phân loại tại nguồn
Phân loại tại nguồn
Phân loại chi tiết
Chôn lấp hoặc nhà máy xử lý
CTR có thể tái sinh/tái chế
CTR không nguy hại
CTR độc hại
Chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đốt
Xử lý chung với CTR sinh hoạt
Hình 6. Sơ đồ mô hình thu gom và phân loại tại nguồn đối với rác của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Phường Hải Đình
4.2.5 Đối với rác xây dựng
Rác từ các công trình xây dựng như: gỗ, xà bần, vôi vữa, gạch,có thể được thu gom chung sau đó phân loại để thu hồi một số loại có thể tái sinh/tái chế như: sắt, thép, gỗ,Những thành phần còn lại sẽ được thu gom để chôn lấp hay xử lý cùng với rác sinh hoạt. Chủ đầu tư cần có kế hoạch phối hợp với Công ty Công trình đô thị của tỉnh để thu gom và giải quyết lượng rác thải này.
4.2.6 Đối với rác thải của các bệnh viện và trung tâm y tế
Như chúng ta đã biết, rác thải từ các bệnh viện và trung tâm y tế có mầm bệnh, rất nguy hiểm đến sức khoẻ của cán bộ y tế, cũng như làm ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người xung quanh. Vì vậy, để xử lý rác thải bệnh viện một cách khoa học và triệt để, việc thu gom rác thải tại các bệnh viện, các trạm y tế phải được phân loại triệt để ngay tại nguồn.
Các bệnh viện, các cơ sở y tế nhất thiết phải trang bị cho các khoa khám chữa bệnh, các khu vực công cộng và các khu điều trị tối thiểu 3 loại thùng rác có màu sắc khác nhau với quy định và hướng dẫn cách thức phân loại cụ thể:
Thùng màu xanh dùng đựng rác sinh hoạt như: thức ăn thừa, vỏ trái cây,và các loại rác tương tự;
Thùng màu đỏ dùng để đựng các loại rác thải y tế như: bông băng phẫu thuật, kim tiêm, găng tay, các chất dễ cháy,;
Thùng màu đen dùng để đựng chai lọ, vỏ đồ hộp, sành sứ và các loại chất thải kim loại có thể tái sử dụng được.
Sau khi, rác thải y tế đã được phân loại như trên, rác thải sinh hoạt trong thùng màu xanh sẽ được xe rác tới thu gom đến bãi rác thị xã; rác y tế đựng trong thùng đỏ sẽ được đem đi đốt trong lò chuyên dụng và rác trong thùng sẽ được thu hồi để tái sinh/tái chế hay đưa đi chôn.
Rác sinh hoạt (thùng màu xanh)
CTR y tế
Phân loại tại nguồn
Rác thải y tế độc hại (thùng màu đỏ)
Rác thải có thể tái sinh/tái chế (thùng màu đen)
Thu gom chung với rác sinh hoạt thành phố
Thu gom; thu hồi để bán phế liệu; tái sử dụng
Thu gom và xử lý riêng
Bãi chôn lấp
Hình 7. Sơ đồ mô hình thu gom và phân loại tại nguồn đối với rác bệnh viện và các trung tâm y tế tại Phường Hải Đình
4.3 KẾ HOẠCH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
4.3.1 Thành lập ban chỉ đạo chương trình phân loại CTR tại nguồn
Ban chỉ đạo chương trình bao gồm:
Trưởng ban: Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Quảng Bình;
Phó ban thường trực: Trưởng phòng Quản lý môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Quảng Bình;
Chủ tịch UBND Thành phố Đồng Hới;
Chủ tịch UBND Phường Hải Đình;
Đài truyền hình và đài phát thanh Tỉnh Quảng Bình;
Hội phụ nữ;
Hội cựu chiến binh;
Đoàn thanh niên;
Mặt trận tổ quốc Tỉnh Quảng Bình.
4.3.2 Thành lập các nhóm kiểm tra công tác thực hiện phân loại CTR tại nguồn
Nhóm kiểm tra công tác phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình có nhiệm vụ luôn theo sát các đối tượng chính trong chương trình, để giám sát, theo dõi và đánh giá việc thực hiện phân loại rác thải; để từ đó phản ánh lại với Ban chỉ đạo chương trình, dự án.
Nhóm kiểm tra bao gồm những thành viên như sau:
Tổ trưởng và tổ phó tổ dân phố;
Hội trưởng hội phụ nữ Phường Hải Đình;
Đại diện Đoàn thanh niên Phường Hải Đình;
Giáo viên trường PTTH Đào Duy Từ;
Ban quản lý chợ Đồng Hới;
Nhân viên Công ty Công trình đô thị Quảng Bình;
Công đoàn các cơ quan, đơn vị nằm trên địa bàn Phường Hải Đình.
Nhiệm vụ chính của nhóm này là phối hợp với các lực lượng tuyên truyền viên để vận động, hướng dẫn người dân thực hiện phân loại CTR tại nguồn và kiểm tra hiệu quả của việc thực hiện, xử lý những trường hợp vi phạm các quy định về phân loại CTR đô thị tại nguồn. Các trưởng nhóm cũng là đối tượng phổ biến và hướng dẫn việc đăng ký phân loại CTR tại nguồn đến các hộ dân.
Các thành viên trong nhóm này sẽ có công việc được phân công như sau:
Tổ trưởng và tổ phó tổ dân phố: có nhiệm vụ họp và phổ biến kế hoạch với dân, đôn đốc việc thực hiên của người dân qua các kỳ họp tổ dân phố; mặt khác tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với đội xung kích của Đoàn phường Hải Đình thực hiện phổ biến Chương trình phân loại CTR tại nguồn. Đồng thời, tổ trưởng và tổ phó tổ dân phố phải luôn theo sát, nhắc nhở người dân đặt thùng rác đúng chỗ, thông báo lịch thu gom từ Ban chỉ đạo của Chương trình, dự án. Từ việc kiểm tra việc thực hiện của người dân giúp Ban chỉ đạo Dự án đánh giá mô hình, và việc thực hiện của người dân cũng là tiêu chuẩn để xét bằng khen Gia đình văn hoá của phường. Trong công tác triển khai của Dự án, tổ trưởng tổ dân phố sẽ được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ Dự án vì đây là công tác chiếm khá nhiều thời gian;
Hội trưởng hội phụ nữ: tuyên truyền và hướng dẫn cách thức phân loại CTR tại nguồn thông qua các cuộc họp, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện của chị em phụ nữ trong phường;
Các đoàn thể (đoàn Phường Hải Đình, hội cựu chiến binh, công đoàn các đơn vị, ban quản lý chợ,) có nhiệm vụ tham gia vận động, hướng dẫn đối tượng do mình phụ trách;
Nhân viên Công ty Công trình đô thị: phổ biến lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn và cách thu gom hợp lý đối với lực lượng công nhân trực tiếp thu gom rác.
Mặt khác, để nhóm hoạt động tích cực và hiểu rõ công việc để thực hiện tuyên truyền cho đối tượng do mình phụ trách thì nhóm phải được tập huấn bởi các chuyên gia của dự án.
4.4 KẾ HOẠCH VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, NÂNG CAO NHẬN THỨC
4.4.1 Thành lập các đội, nhóm tuyên truyền
Để thực hiện Chương trình (hay dự án) phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình thành công thì vấn đề “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường” là giải pháp hàng đầu, đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi thái độ và hành vi của con người đối với môi trường.
Cơ cấu của Đội, nhóm tuyên truyền
Đây là lực lượng chính trong công tác tuyên truyền vận động thực hiện Chương trình phân loại CTR tại nguồn_là những đoàn viên thanh niên trong phường có thời gian hoạt động và có quy chế hoạt động riêng, là tổ chức hoạt động tự nguyện.
Nên đề xuất cơ cấu tổ chức của nhóm tuyên truyền như sau:
Tổ trưởng: Bí thư đoàn phường;
Tổ phó: Phó bí thư đoàn phường;
Số người của nhóm: 20 đoàn viên của phường.
Mục tiêu hoạt động của nhóm:
Nâng cao kiến thức và nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường, bằng cách triển khai các hoạt động tuyên truyền, an sinh xã hội và cải thiện môi trường, nhất là các vấn đề môi trường cấp bách tại địa phương, làm tiền đề cho việc triển khai mô hình “phân loại rác tại nguồn”.
Nội dung tuyên truyền:
Để tuyên truyền cho người dân hiểu rõ mục đích và ý nghĩa của việc phân loại rác tại nguồn, các chuyên viên dự án cần soạn thảo rõ rội dung, mục đích và đưa ra một số ví dụ về lợi ích từ việc phân loại rác.
Từ việc nắm rõ nội dung tuyên truyền nhóm tình nguyện sẽ nâng cao nhận thức cho người dân giúp họ có ý thức và tham gia phân loại rác một cách tự nguyện.
Mục đích chính của việc phân loại CTR tại nguồn là nhằm thu hồi các thành phần có ích trong rác thải mà chúng ta có thể sử dụng chúng để tạo nên một sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Việc phân loại CTR tại nguồn có một số ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Trước hết nó làm tăng chất thải cho mục đích tái sinh, điều này kéo theo nhiều tác động tích cực như: hạn chế việc khai thác tài nguyên sơ khai, giảm bớt lượng chất thải cần vận chuyển, xử lý và do đó tiết kiệm được rất nhiều chi phí, kể cả tiết kiệm mặt bằng chôn lấp rác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các thành phần không có khả năng tái chế. Mặt khác nó cũng rất quan trọng đối với những vấn đề nan giải về môi trường (nước rỉ rác, mùi hôi, khí thải,) mà nguyên nhân sâu xa của nó là chưa thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn tại nguồn.
Góp phần vào việc giữ gìn đường phố xanh, sạch, đẹp, đảm bảo mỹ quan đô thị; mặt khác tạo cho cộng đồng thói quen bỏ rác đúng chỗ đúng nơi quy định giảm tình trạng xả rác bừa bãi; hạn chế tình trạng treo các bao rác xung quanh xe thu gom.
Một ý nghĩa quan trọng khác nữa của việc phân loại CTR tại nguồn là kích thích sự phát triển của ngành nghề tái chế vật liệu, qua đó góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Trong lĩnh vực tái sử dụng các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất phân compost, nếu như việc phân loại CTR tại nguồn được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cũng như tính ổn định của sản phẩm phân compost.
Hoạt động của nhóm:
Nhóm tuyên truyền phải thực hiện một số các hoạt động:
Tổ chức tuyên truyền giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức và nhận định tầm quan trọng của việc phân loại CTR nhằm bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng;
Ra quân phát tờ rơi, treo khẩu hiệu hay băngrôn có nội dung tuyên truyền về việc tránh xả rác bừa bãi và khuyến khích người dân bỏ rác đúng chỗ, đúng qui định;
Phổ biến, hướng dẫn người dân phân loại CTR; đồng thời theo sát việc thực hiện của người dân bằng cách nhắc nhở người dân đem rác đi đổ, đặt thùng rác đúng chỗ, góp ý người dân về cách thức tách rác và thống kê quá trình phân loại rác từ các hộ gia đình;
Phối hợp với Ban văn hoá thông tin và Công ty Công trình đô thị ra quân dọn dẹp đường phố,hay tổ chức những ngày thứ bảy tình nguyện cho thanh niên – đoàn viên và người dân trong phường; vận động các hộ dân buôn bán ở trên các tuyến đường không gây mất vệ sinh (tặng sọt rác cho các hộ buôn bán nhằm giúp họ cam kết bảo vệ môi trường và giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện tốt việc phân loại CTR tại nguồn).
Để thực hiện công tác này nhóm tuyên truyền phải được hỗ trợ về kinh phí cũng như hỗ trợ về kiến thức môi trường.
4.4.2 Tổ chức tập huấn cho cán bộ phường, các nhóm tuyên truyền, các hộ dân và lực lượng thu gom rác tại Phường Hải Đình
Mục đích:
Giúp cho các cán bộ địa phương, đại diện các tổ thu gom rác, các ban ngành, các đoàn thể, đại diện các hộ dân hiểu rõ và thực hiện đúng những chỉ tiêu của Chương trình phân loại CTR tại nguồn;
Thực hiện tốt công tác thu gom và phân loại: không nhập chung hai loại rác vô cơ và hữu cơ.
Hình thức thực hiện:
Tổ chức tập huấn và phổ biến cách thực hiện phân loại, kêu gọi sự quan tâm, hỗ trợ của phía lãnh đạo phường.
Các chuyên viên trình bày trong buổi tập huấn:
Chủ nhiệm đề tài;
Lãnh đạo và chuyên viên môi trường của Sở Tài nguyên & Môi trường Tỉnh Quảng Bình;
Đại diện Công ty Công trình đô thị Quảng Bình.
Thành phần tham dự lớp tập huấn:
Lớp tập huấn gồm 30 người, bao gồm:
Đại diện Chính quyền địa phương;
Đại diện các Ban ngành, đoàn thể (đoàn thanh niên, hội phụ nữ, );
Đại diện các Đội thu gom rác của địa phương;
Đại diện các hộ gia đình (người dân địa phương).
Nội dung chương trình:
Nội dung tập huấn bao gồm những vấn đề sau:
Làm rõ khái niệm vệ sinh môi trường? Tại sao phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường tại khu vực công cộng và trong các cộng đồng dân cư ?
Rác thải và các nguồn phát sinh rác thải tại khu vực dân cư. Tác hại của việc vứt rác bừa bãi và tại sao chúng ta phải thực hiện tốt công tác quản lý lượng rác thải trong khu vực.
Tại sao phải PLRTN? Lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn?
Vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý rác thải. Đề cao vai trò của người dân và nêu ra tầm quan trọng của họ trong quá trình thực hiện cũng như đánh giá được mức độ thành công của Chương trình;
Áp dụng phương pháp quản lý môi trường dựa vào cộng đồng để thực hiện phân loại rác.
4.5 KẾ HOẠCH THEO DÕI VÀ KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH PHÂN LOẠI CTR TẠI NGUỒN TẠI PHƯỜNG HẢI ĐÌNH
4.5.1 Kiểm tra và đánh giá mô hình
Các thành viên của nhóm kiểm tra sẽ theo dõi việc thực hiện công tác phân loại rác tại các hộ gia đình, các cơ quan, trường học, nhà máy, xí nghiệp,Sau đó sẽ báo cáo lại cho tổ trưởng của nhóm qua các cuộc họp tổ dân phố (tổ chức định kỳ 1 tuần 1 lần).
Tổ trưởng tổ dân phố sẽ nắm được danh sách những cá nhân, tổ chức, hay hộ gia đình nào thực hiện tốt hay chưa phân loại rác theo đúng quy định và ghi nhận kết quả để tổng kết lại.
Sau 3 tháng triển khai hoạt động mô hình phân loại rác, sẽ tiến hành tổ chức kiểm tra và đánh giá mô hình. Đưa ra các hình thức khen thưởng đối với các hộ dân, các cơ quanthực hiện tốt mô hình phân loại CTR tại nguồn và khiển trách hay xử phạt những đối tượng nào chưa thực hiện đúng cách.
4.5.2 Kết quả điều tra nhận thức và đánh giá tính khả thi việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn ở phường Hải Đình
Tiến hành phỏng vấn cộng đồng bằng cách phát phiếu điều tra tìm hiểu thông tin môi trường nhằm đánh giá nhận thức của người dân trong việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn, đồng thời từ kết quả điều tra đó ta có thể điều chỉnh hoạt động của mô hình cho phù hợp với điều kiện thực tế của Phường Hải Đình.
Khảo sát thực tế ở hai đối tượng là hộ gia đình và các em học sinh trường PTTH Đào Duy Từ thuộc Phường Hải Đình. Trong đó:
Số phiếu khảo sát dành cho đối tượng hộ gia đình là 100 phiếu (mỗi phiếu gồm 23 câu hỏi);
Số phiếu khảo sát dành cho đối tượng học sinh là 300 phiếu (mỗi phiếu gồm 19 câu hỏi).
Trong đó:
+ Khối 10: 100 phiếu;
+ Khối 11: 100 phiếu;
+ Khối 12: 100 phiếu.
Kết quả điều tra nhận thức về môi trường áp dụng cho đối tượng hộ gia đình
Việc khảo sát đối tượng hộ gia đình nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của chương trình khi áp dụng cho Phường Hải Đình. Mặt khác, hộ gia đình ở Phường Hải Đình chủ yếu là gia đình cán bộ công nhân viên chức, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ,nên trình độ dân trí tương đối cao thuận lợi cho việc thực hiện Chương trình Phân loại CTR tại nguồn.
Kết quả được thể hiện thông qua bảng 19 tổng kết các kết quả phiếu điều tra dành cho đối tượng hộ gia đình.
Bảng 19. Tổng kết các phiếu điều tra đối tượng hộ gia đình Phường Hải Đình
(Tính theo đơn vị %)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
a
b
c
d
a
b
a
b
c
d
a
b
c
0
0
3,33
96,67
100
0
100
10
0
20
0
0
100
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
a
b
c
a
b
c
a
b
c
d
a
b
c
66,67
33,33
0
100
63,33
13,0
56,67
20
10
13,33
33,33
66,67
0
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
a
b
c
d
a
b
a
b
a
b
c
d
e
70
16,67
13,33
80
100
0
100
0
0
0
70
0
30
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
a
b
a
b
a
b
c
a
b
a
b
a
b
0
100
16,67
83,33
100
0
100
96,67
3,33
100
0
100
0
Câu 19
Câu 20
Câu 22
a
b
c
d
a
b
a
b
c
d
e
g
h
100
100
3,37
43,33
100
0
100
6,67
20
36,67
80
1,0
0
Nhận xét chung:
Qua bảng tổng kết này có thể thấy rõ nhận thức về môi trường của các hộ gia đình trên địa bàn Phường Hải Đình là khá tốt; bởi vì ở đây người dân có trình độ dân trí cao và có điều kiện để cập nhật thông tin đầy đủ nên việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn áp dụng đối với phường này là hoàn toàn mang tính khả thi.
Kết quả điều tra nhận thức về môi trường áp dụng cho học sinh Trường PTTH Đào Duy Từ.
Trường PTTH Đào Duy Từ là trường điểm của Tỉnh Quảng Bình đóng trên địa bàn Phường Hải Đình; là trường điểm nên không chỉ có học sinh của Thành phố Đồng Hới mà còn có học sinh của các huyện khác về đây học tập; đây chính là môi trường rèn luyện tinh thần học tập và kỷ luật cao.
Việc khảo sát thông tin môi trường đối với các em học sinh trường PTTH Đào Duy Từ bằng cách phát phiếu điều tra; tiến hành phát 300 phiếu (mỗi khối 100 phiếu). Kết quả điều tra đối tượng học sinh được thể hiện qua bảng 20.
Bảng 20. Tổng kết các phiếu điều tra đối tượng học sinh Trường PTTH
Đào Duy Từ
(Tính theo đơn vị %)
Trường PTTH
Đào Duy Từ
Câu 1
Câu 2
Câu 3
a
b
c
d
a
b
a
b
c
Khối 10
0
0
0
100
100
0
67,18
32,82
0
Khối 11
0
0
0
100
100
0
73,40
26,56
0
Khối 12
0
0
0
100
100
0
100
0
0
Trường PTTH
Đào Duy Từ
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
a
b
c
a
b
a
b
a
b
Khối 10
58,72
71,37
25,58
100
0
100
0
100
0
Khối 11
43,13
7,89
17,56
100
0
100
0
100
0
Khối 12
51,17
37,5
8,33
100
0
100
0
100
0
Trường PTTH
Đào Duy Từ
Câu 8
Câu 9
Câu 10
a
b
c
d
e
a
b
a
b
Khối 10
0
0
37,15
2,57
42,86
100
0
0
100
Khối 11
0
0
22,17
7,25
49,57
100
0
0
100
Khối 12
0
0
19,17
4,17
66,67
100
0
0
100
Trường PTTH
Đào Duy Từ
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
a
b
a
b
c
a
b
a
b
Khối 10
6,25
93,75
27,18
0
72,82
100
0
94,43
5,57
Khối 11
10,07
89,93
22,38
0
77,62
100
0
96,76
3,24
Khối 12
8,33
91,67
29,17
0
83,33
100
0
95,83
4,17
Trường PTTH
Đào Duy Từ
Câu 15
Câu 16
Câu 17
a
b
a
b
a
b
Khối 10
100
0
100
0
100
0
Khối 11
100
0
100
0
100
0
Khối 12
100
0
100
0
100
0
Nhận xét chung:
Kết quả trong bảng 20 cho thấy nhận thức của các em học sinh Trường PTTH Đào Duy Từ về môi trường nói chung và vấn đề phân loại CTR nói riêng là tương đối tốt. Các phiếu điều tra đều có kèm theo những lời nhận xét, đề nghị về tình hình rác thải ở địa phương của các em, chứng tỏ các em có quan tâm đến môi trường sống xung quanh. Vì vậy, việc phân loại CTR tại nguồn áp dụng đối với Phường Hải Đình là rất khả thi.
4.5.3 Đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và hiệu chỉnh mô hình phân loại CTR tại nguồn phù hợp cho Phường Hải Đình
Tiếp tục công tác tuyên truyền, tổ chức lớp học về bảo vệ môi trường, giúp người dân nâng cao ý thức, nhận định được tầm quan trọng của việc phân loại rác nhằm bảo vệ môi trường sống.
UBND phường, ban văn hoá thông tin thành phố, tổ dân phố phát động phong trào thi đua giữa các tổ dân phố với các giải thưởng nhất định. Từ đó phong trào sẽ được các tổ trưởng tổ dân phố thông báo đến từng hộ dân. Sau mỗi tháng tổng kết, tuyên dương những tổ dân phố thực hiện tốt việc phân loại và kiểm toán trao giải, làm điển hình cho các hộ khác. Điều này sẽ khuyến khích người dân hăng hái thực hiện phân loại.
Giao trách nhiệm cho Công ty Công trình đô thị thu gom phần rác vô cơ (trong đó có nhiều phế liệu có thể bán được) vào một ngày nhất định trong tuần ở các nhà dân, tiền bán được trích để mua túi nylon phát miễn phí cho các hộ dân.
Lập quỹ “Môi trường” nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng như chi phí cho hoạt động tuyên truyền, trao giải thi đua ,Ngoài ra nhà nước sẽ hỗ trợ một phần, số còn lại sẽ do các doanh nghiệp tài trợ và do các hoạt động sinh lợi của địa phương.
Tổ chức các cuộc tham quan, hội thảo giữa các tập thể, cá nhân tiêu biểu có những đóng góp trong công tác bảo vệ môi trường để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Bên cạnh các hoạt động khuyến khích UBND phường cần ban hành các qui định, qui chế như:
Quy định các hộ gia đình đều phải nộp phí thu gom rác để tránh tình trạng bỏ rác bừa bãi;
Xây dựng cơ chế giám sát, khiếu nại, tố cáo, xử phạt và cưỡng chế các hành vi xã rác bừa bãi và không thực hiện đúng công tác phân loại CTR tại nguồn;
Cần có những chính sách khuyến khích các cơ sở tái chế, tái sinh, thu mua phế liệu hoạt động.
Điều kiện cần và đủ để thực hiện được những giải pháp trên là:
Tiếp tục huấn luyện, bồi dưỡng những kiến thức về môi trường, phân loại rác tại nguồn cho đội viên của nhóm tuyên truyền là lực lượng tiên phong trong hoạt động bảo vệ môi trường, nhóm phải được trang bị các kỹ năng truyền thông môi trường để giải đáp những thắc mắc của người dân;
Cần có những biện pháp đối với những người thu gom không làm đúng qui cách và những hộ dân bỏ rác bừa bãi.
Thực hiện tốt qui cách làm việc của Công ty Công trình đô thị:
Thống nhất giờ lấy rác;
Phương tiện thu gom: sạch sẽ, rác hữu cơ nên để trong thùng, các loại rác còn lại chứa trong túi nylon, từng bước cải tiến thùng rác 2 ngăn;
Có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp lãnh đạo địa phương và người dân;
Huy động sự đóng góp giữa các doanh nghiệp bằng hình thức quảng cáo (doanh nghiệp nào tham gia đóng góp thì sẽ dán lôgô của doanh nghiệp đó lên thùng rác hoặc túi nylon);
Đối với trường học và các đơn vị hành chính cũng tiến hành tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường và phân loại rác. Giúp các em học sinh và CBCNVC có thái độ và hành động tích cực bảo vệ môi trường trong trường học và môi trường địa phương, khởi đầu với những thói quen tốt như giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng chỗ, tiết kiệm nước, bảo vệ cây xanh và tài nguyên
4.6 KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ THU GOM, VẬN CHUYỂN CTR ĐỂ PHÙ HỢP VỚI MÔ HÌNH PHÂN LOẠI CTR TẠI NGUỒN TẠI PHƯỜNG HẢI ĐÌNH
Việc phân loại CTR tại nguồn liên quan đến việc cải tiến hệ thống thu gom và vận chuyển CTR hiện đang vận hành trên địa bàn Phường Hải Đình. Nhằm hiệu chỉnh mô hình phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo việc thu gom và vận chuyển kịp thời cũng như thực hiện tốt những yêu cầu vệ sinh trong suốt quá trình thu gom và các tuyến vận chuyển rác.
Chương trình phân loại CTR tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả xử lý các thành phần khác nhau trong CTR đô thị, hệ thống thu gom cải tiến sẽ bao gồm 2 hệ thống riêng biệt: hệ thống thu gom rác hữu cơ dễ phân huỷ và hệ thống thu gom các thành phần còn lại.
Kế hoạch cải tiến công nghệ thu gom và vận chuyển CTR bao gồm một số hoạt động chính sau đây:
Tổ chức, sắp xếp lại các hoạt động của lực lượng thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn (kể cả lực lượng thu gom rác dân lập và công lập);
Vạch tuyến thu gom – vận chuyển rác phù hợp với yêu cầu thực tế;
Lập kế hoạch về thời gian lấy rác dọc các tuyến đường và điều chỉnh lại sự phối hợp giữa các xe vận chuyển rác và xe thu gom rác;
Đầu tư, cải tiến, bổ sung các phương tiện thu gom, vận chuyển.
4.7 CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN KHI TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PLRTN
Xây dựng khung chính sách hỗ trợ Chương trình PLRTN:
- Chính sách Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyền và xử lý sau khi thực hiện PLRTN;
- Chính sách khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động tái sinh, tái chế và tái sử dụng CTR sau khi được phân loại tại nguồn; ví dụ: hỗ trợ đầu tư các sản phẩm phân Compost, khuyến khích các hộ nông dân sử dụng phân Compost;
- Xây dựng đơn giá vận chuyển để phục vụ phân loại CTR tại nguồn;
- Chính sách khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động PLRTN; cụ thể là: để có được sự đồng thuận của mọi đối tượng và Chương trình thành công thì công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hướng dẫn thực hiện PLRTN trực tiếp đến các hộ dân là rất quan trọng; thực hiện chính sách hỗ trợ các phương tiện, trang thiết bị, ví dụ như thùng, túi đựng rác, phương tiện thu gom, vận chuyển phục vụ cho Chương trình.
Xây dựng khung Chính sách quy định PLRTN:
- Quy định về hướng dẫn cách thức PLRTN;
- Hướng dẫn tổ chức và hoạt động PLRTN;
- Trách nhiệm và quyền lợi của chủ nguồn thải khi thực hiện PLRTN;
- Trách nhiệm và quyền lợi của đơn vị thu gom vận chuyển CTR khi thực hiện PLRTN;
- Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước khi triển khai Chương trình PLRTN;
- Các quy định xử lý vi phạm liên quan.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Cũng như các tỉnh thành khác của đất nước, Tỉnh Quảng Bình đang trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa; đi kèm với những tăng trưởng về kinh tế đáng khích lệ là sự xuất hiện các vấn đề môi trường cần phải được quan tâm và giải quyết kịp thời, đặc biệt là rác thải. Đời sống người dân càng lúc càng tăng cao thì lượng rác thải sinh ra càng nhiều gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của con người. Để gia tăng hiệu suất thu gom, giảm chi phí vận chuyển và xử lý cần phải tiến hành thực hiện phân loại rác tại nguồn nhằm giảm áp lực ô nhiễm môi trường.
Việc xây dựng mô hình thí điểm phân loại rác thải tại nguồn ở Phường Hải Đình – Thành phố Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình là điều rất cần thiết và mang tính khả thi cao (qua kết quả điều tra các đối tượng ở Phường Hải Đình).
Mặt khác, đây cũng là điều kiện và cơ sở áp dụng mô hình mới (CBEM) đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới cho Tỉnh Quảng Bình. Nếu được thực hiện sớm, mô hình này sẽ mang lại ý nghĩa kinh tế, xã hội, môi trường rất cao và là cơ sở khoa học để triển khai rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh. Mô hình này nhằm hạn chế tới mức thấp nhất có thể tình hình ô nhiễm môi trường do CTR gây ra; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình.
Áp dụng mô hình cũng là điều kiện để nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ và ý thức tự giác, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư tại địa phương.
KIẾN NGHỊ
Để áp dụng mô hình phân loại CTR tại nguồn ở Phường Hải Đình có hiệu quả cao cần phải có sự quan tâm từ các Sở, Ban, Ngành liên quan; sự phối hợp giữa ban chỉ đạo Chương trình và người dân.
Chính quyền địa phương cần linh hoạt và chủ động trong công tác tuyên truyền về nhận thức bảo vệ môi trường, các cách thức thu gom và phân loại rác tại nguồn thông qua phương tiện truyền thông đại chúng. Đồng thời hướng mục đích quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng để nâng cao hiệu quả của Chương trình phân loại CTR tại nguồn ở Phường Hải Đình, Tỉnh Quảng Bình.
Hệ thống thu gom cần thiết phải được cải tiến để tiện lợi cho quá trình thu gom; trang bị nay đủ những trang thiết bị cần thiết cho việc phân loại và thu gom rác; mặt khác nên khuyến khích các dự án đầu tư tái chế.
Tăng cường việc đào tạo chuyên môn cho nguồn nhân lực không chỉ về số lượng mà còn chất lượng giúp Chương trình phân loại CTR thành công.