Đồ án Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận Tân Phú, tp.Hồ Chí Minh

Với những khó khăn hiện nay là đa phần các doanh nghiệp đều nằm trong khu dân cư, điều kiện mặt bằng chật hẹp, các máy móc, trang thiết bị lạc hậu Do đó, để góp phần cải thiện vấn đề trên thì cơ quan nhà nước cần có những chính sách, cũng như đề ra các quy chế, quy định cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp VVN Hỗ trợ việc đầu tư, cải tiến trang thiết bị, khuyến khích áp dụng Quản lý Nội vi, từng bước tiến hành SXSH để giảm lượng chất thải ra môi trường. Ban hành các công cụ kinh tế nhằm ngăn ngừa tác động xấu của các loại chất thải đối với môi trường như: phí sản phẩm, phí xả thải, hệ thống đặt cọc hoàn trả Hiện tại chi phí xử lý chất thải khá cao và chưa có qui định về mức chi phí, hầu như do thoả thuận giữa chủ nguồn thải và đơn vị xử lý. Cần có hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động thẩm định, đánh giá hiệu quả các chương trình xử lý ô nhiễm. Đó là tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá các giải pháp xử lý chất thải theo quy chế quản lý môi trường của Nhà nước. Bên cạnh đó phải hướng dẫn xây dựng phương án tính chi phí xử lý chất thải, tạo doanh nghiệp VVN pháp lý để quản lý thống nhất các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát chất thải.

doc150 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận Tân Phú, tp.Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hơn là sử dụng các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn. Các quy định nhà nước về kiểm toán chất thải hiện nay không được phổ biến và quy định cụ thể. Vì thế các doanh nghiệp chỉ chú tâm đến năng suất sản xuất mà không có hệ thống thống kê số liệu về nguyên vật liệu, đặc tính dòng thải, năng lượng sử dụng điều này gây khó khăn trong việc xác định chính xác nguyên, nhiên vật liệu sử dụng, chi phí, giá thành sản phẩm đồng thời gây lãng phí tài nguyên. Các chế độ khuyến khích, ưu đãi, khen thưởng chủ yếu là cho các lợi nhuận trước mắt về kinh tế, mà chưa áp dụng cho các nỗ lực ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, cho các doanh nghiệp đặt biệt là doanh nghiệp qui mô VVN trong việc có những kết quả khả quan về quản lý, bảo vệ tốt môi trường. CHƯƠNG 6 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA QUẬN TÂN PHÚ Việc quản lý môi trường bị ô nhiễm gây ra do hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nói chung và Quận nói riêng phải là sự chọn lựa và kết hợp nhiều biện pháp khác. Các biện pháp này phải phù hợp với tình hình thực tế và đặc thù riêng biệt về ngành sản xuất, công nghệ sản xuất, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp VVN đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố và Quận v.v.. các biện pháp đề xuất phải được lựa chọn sao cho vừa giảm thiểu ô nhiễm vừa đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đạt các mục tiêu đề ra là: Duy trì và đẩy mạnh khả năng sản xuất của doanh nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường. Tạo tâm lý an tâm của chủ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Nâng cao kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp nhằm phát triển thiết bị, tổ chức sản xuất hợp lý, xử lý chất thải, thực hiện SXSH để đảm bảo sản xuất có nghĩa về kinh tế và môi trường. Nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ quản lý của chính quyền địa phương trong việc xây dựng và bảo đảm cuộc sống và biện pháp hỗ trợ. Các giải pháp được đề xuất là: Nâng cao hiệu quả quản lý của ban môi trường Quận Tăng nhận thức bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp Đề xuất các biện pháp hỗ trợ từ nhà nước. Các biện pháp cưỡng chế nhằm giảm thiểu và xử lý ô nhiễm. Đánh giá và lựa chọn các giải pháp thích hợp. Nâng cao hiệu quả quản lý của ban môi trường Quận. 6.1.1.1 Nhiệm vụ và vấn đề tồn tại Ban quản lý môi trường Quận được thành lập với nhiệm vụ như sau: Tham mưu UBND Quận trong việc quy hoạch, kế hoạch dài hạn, lập các phương án quản lý, bảo vệ môi trường Quận. Tham gia phối hợp công tách kinh tế, giám sát các doanh nghiệp trên địa bàn Quận. Phát hiện, ngăn chặn phát sinh, ngừa phát triển mức độ ảnh hưởng xấu. Với chức năng khá quan trọng, hoạt động của ban gặp rất nhiều khó khăn các vấn đề tồn tại: Thiếu nhân lực và phương tiện hoạt động. Địa bàn rộng lớn, các ngành sản xuất kinh doanh đa dạng, biến động mạnh, số doanh nghiệp quá lớn thuộc đạc diểm các thành phần như xí nghiệp quốc doanh thuộc trung ương, thành phố, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, cá thể. Nhân lực thiếu, phân tích hoạt động kiểm tra, giám sát không có nên không thể quản lý chặt. Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ mới chủ động được ở khâu ban đầu trong việc kiểm tra các điều kiện cấp phép mới, ngăn chặn từ đầu phát sinh, còn công tác kiểm tra, khảo sát, giám sát thì không thực hiện được, chỉ do phường báo cáo hay dân khiếu nại cần nâng cao hiệu quả quản lý của địa bàn là cần thiết. 6.1.1.2 Hoàn thiện tổ chức quản lý môi trường Quận Để công tác quản lý môi trường tại địa phương đạt hiệu quả tốt thì điều quan trọng nhất là phải hoàn thiện tổ chức quản lý môi trường của Quận, với một số nội dung thực hiện như sau: Thành lập tổ môi trường trực thuộc phòng quản lý đô thị Quận với nòng cốt từ ban môi trường sẵn có. Phát triển nguồn nhân lực: thêm ba cán bộ chuyên trách không kiêm nhận. Trang bị một số thiết bị về giám sát ô nhiễm, các thiết bị đo nhanh, thiết bị lấy mẫu. Kết hợp chặt chẽ với phòng quản lý môi trường thuộc Sở khoa học công nghệ và môi trường thành phố về chuyên môn, với phòng quản lý môi trường thuộc Sở tài nguyên và môi trường về công tác kiểm tra giám sát. Rà soát lại doanh nghiệp gây ô nhiễm Yêu cầu doanh nghiệp kê khai nguồn ô nhiễm: đối với các doanh nghiệp đã cấp phép kinh doanh, nhưng chưa thực hiện đầy đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn thì phải kê khai nguồn ô nhiễm. Đề nghị tất cả doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm, phải lập phương án bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp. Quản lý đầu vào Ngưng cấp phép kinh doanh các ngành sản xuất gây ô nhiễm tại khu vực dân cư, nếu đã hoạt động phát triển doanh nghiệp phải làm trình phương án bảo vệ môi trường trước, nếu không đảm bảo về môi trường thì dời vào khu công nghiệp hay dời ra ngoại thành. Yêu cầu các doanh nghiệp khi lập phương án bảo vệ môi trường phải đưa kinh phí xử lý ô nhiễm vào vốn, phải đảm bảo mặt bằng xây dựng hệ thống, công nghệ kỹ thuật để vận hành chương trình xử lý nước thải nếu không đảm bảo các yêu cầu thì phải thực hiện di dời. Bắt buộc tất cả các doanh nghiệp sản xuất đăng ký kinh doanh mới, đặt xưởng sản xuất tại khu công nghiệp tập trung trong và ngoài Quận. Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp quản lý môi trường Vận động doanh nghiệp không thể thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm tiến hành di dời đến khu công nghiệp trung tâm. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, thay mới công nghệ sản xuất, nhập mới máy móc, thiết bị hiện đại, thân thiện môi trường ( ít gây ô nhiễm) Yêu cầu các doanh nghiệp trang bị tốt vệ sinh môi trường sản xuất công nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp từng bước SXSH Hệ thống xử lý chung hoặc tại chỗ (Chất thải khí/chất thải rắn/độc hại) Đóng cửa cơ sở Sản xuất sạch hơn Các KCN được thiết kế, xây dựng cho các cơ sở CN ô nhiễm cao với hệ thống xử lý đồng bộ Hỗ trợ kỹ thuật/Tài chính Công cụ kinh tế/Truyền thông Gia tăng cưỡng chế Cam kết lãnh đạo QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Xử phạt/Công khai hoá thông tin/Thỏa thuận với cơ sở Chính sách, quy hoạch phát triển ổn định Tăng cường nhân lực Đánh giá dữ liệu-Đề xuất giải pháp Phù hợp tiêu chí Không đạt tiêu chí Thống kê cơ sở DN VỪA & NHỎ Quan trắc môi trường Giảm thiểu chất thải Tiêu chuẩn quốc gia Tiêu chí đánh giá Di dời Hình 5: Đề xuất qui trình quản lý môi trường đối với DN VVN Lựa chọn 1 Lụa chọn 2 Lụa chọn 3 Lựa chọn 1 Lưa chọn 2 Quá trình Đầu vào Thông tin Bước 1: Thống kê số lượng DN VVN có trong Quận với các số liệu môi trường liên quan; quan trắc chất lượng môi trường tại các doanh nghiệp Kiểm kê nguồn thải tổng thể bao gồm mức sản xuất, nhu cầu nguyên nhiên liệu, những nguồn thải, lượng chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn, nguy hại) và vị trí địa lý góp phần quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm hợp lý; Quan trắc chất lượng mơi trường tại các cơ sở sản xuất định kỳ và đột ngột xuất góp phần đề ra những biện pháp khắc phục ô nhiễm kịp thời. Bước 2: Dựa trên tiêu chí về các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và các dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá phân loại doanh nghiệp. Bảng 19: Các tiêu chí xác định cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ nằm xen kẽ các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường CÁC TIÊU CHÍ CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ VI PHẠM CHẤT THẢI CỦA DOANH NGHIỆP SỞ SẢN XUẤT Khí thải -Tiêu thụ nhiều nhiên liệu: thanh, củi, xăng, dầu Lượng khí thải lơn. Chứa nhiều khí độc, khói bụi. Không có hệ thống xử lý khí thải hoặc có nhưng chưa đảm bảo-Tiêu chuẩn quy định Gây khói bụi nhiều. Mùi khó chịu. Khó thở. Rám lá cây, hoa quả. Gây cháy nổ. Nước thải Tiêu thụ nhiều nước. Nước thải ô nhiễm hữu cơ cao. Chưa có hệ thống xử lý hoặc có nhưng chưa đảm bảo tiểu chuẩn môi trường. Có màu khác thường (đen, vàng, đỏ, xanh thẫm) Có mùi hôi, tanh, thối. Có váng dầu mỡ. Làm chết tôm, cá và các động thực vật khác ở dưới nước. Chết cây cối. Gây dịch bệnh. Gây đục nước. Phát triển sâu bọ, côn trùng, ruồi muỗi. Chất thải rắn Lượng chất thải rắn lớn. Tạo ra nhiều chất thải độc hại. Không có hệ thống thu gom, xử lý hoặc có nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Đổ bừa bãi. Gây dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Phát triển công trùng, ruồi muỗi Bồi lấp các dòng chảy và các ao hồ, nhà cửa, ruộng vườn. Gây hư hại các công trình. Tiếng ồn, độ rung Gây ồn ào, chấn động lớn. Thời gian kéo dài và liên tục. Gây tâm lý khó chịu cho cộng đồng xung quanh. Gây sụt lún, hư hỏng các công trình, nhà cửa. Môi trường xung quanh Ýù kiến cộng đồng. Tác động xấu tới sức khoẻ con người. Tác động mạnh và lâu dài tới môi trường xung quanh. Nhiều đơn kiện. Nhiều người mắc dịch. Bệnh dịch thường xuyên xảy ra. Hư hại môi trường nước, khí, đất, thảm thực vật và các công trình. Vị trí đặc trưng của cơ sở sản xuất kinh doanh Nằm trong diện quy hoạch tổng thể phát triển của địa phương. Nằm ở nơi dễ có khả năng gây ô nhiễm và gây ô nhiễm lớn đến sức khoẻ và môi trường. Công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu. Dây chuyền công nghệ không đồng bộ. Đã hoạt động và gây tác động môi trường trong nhiều năm. Đầu hướng gió. Đầu nguồn nước. Nơi có cấu trúc địa chất bị phá huỷ. Hiệu suất hoạt động các thiết bị £ 50%. Bảng 20: Các tiêu chí xác định cơ sở sản xuất kinh doanh loại trung bình và các loại khác gây ô nhiễm môi trường Các tiêu chí Các yếu tố xác định Dấu hiệu nhận biết và đánh giá mức độ Chất thải của doanh nghiệp sản xuất Khí thải - Tiêu thụ nhiên liệu: xăng, dầu, than, củi Đốt từ trên 500kg nhiên liệu (dầu, than, thực, cao su, vải)/ngày. Tạo luồng khói bụi kéo dài 500-1000m. Tạo mùi khó chịu Khó thở Rám lá cây, hoa quả. - Lượng khí thải lơn. - Chứa nhiều khí độc, khói bụi. - Chưa có hệ thống xử lý khí thải hoặc có nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Nước thải - Tiêu thụ nhiều nứơc Thải trên 500m3/ngày Có nhiều mùi hôi, tanh, thối Có màu khác thường (đỏ, xanh, đục) Có váng dầu mỡ. Gây đục nước. Phát triển côn trùng, sâu bọ, ruồi muỗi. Chết cây cối, động thực vật. Bạc màu đất đai, gây bêïnh dịch. Nước thải ô nhiễm hữu cơ cao Nước thải có chứa nhiều thành phần độc hại Chưa có hệ thống xử lý khí thải hoặc có nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Chất thải rắn Lượng chất thải lớn Đổ bừa bãi. Gây bệnh dịch cho gia súc, gia cầm và con người. Phát triển côn trùng, sâu bọ, ruồi muỗi Bồi lấp các dòng chảy, khối nước mặt, nhà cửa, ruộng vườn và thiệt hại cho các công trình Gây ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm. Chứa nhiều chất độc hại Chưa có hệ thống xử lý khí thải hoăc có nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Tiếng ồn, độ rung Gây ồn ào chấn động lớn. Gây tâm lý khó chịu cho cộng đồng xung quanh. - Gây sự lún, hư hại các công trình, nhà cửa. Thời gian kéo dài và liên tục (Nguồn: Phòng Quản lý môi trường Quận Tân Phú, năm 1998-1999) CÁC TIÊU CHÍ XEM XÉT ĐỂ XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ Các biện pháp xử lý chủ yếu gồm: Tăng cường kỹ thuật và công nghệ xử lý chất thải để đảm bảo các quy định về môi trường. Thay đổi công nghệ sản xuất từng phần hay toàn bộ đảm bảo sản xuất ít chất thải. Di dời một phần hay toàn bộ doanh nghiệp sản xuất đến địa điểm khác nhằm đảm bảo môi trường. Đình chỉ sản xuất kinh doanh một phần, hay toàn phần, tạm thời hay vĩnh viễn. Phục hồi lại môi trường. Để có các giải pháp thích hợp cần phải xem xét toàn diện các vấn đề kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, xã hội. Như vậy các tiêu chí xử lý triệt để sẽ gồm: Các tiêu chí kỹ thuật công nghệ, các tiêu chí kinh tế-xã hội, các tiêu chí Quản lý hành chính. I- Tiêu chí kỹ thuật – công nghệ. Aùp dụng kỹ thuật - Chưa xử lý. - Xử lý một phần Công nghệ sản xuất Công nghệ cũ lạc hậu (trang thiết bị cũ từ trứơc năm 70) Aùp dụng một phần công nghệ mới tiên tiến (Công nghệ sạch ít chất thải tiết kiệm năng lượng) các trang thiết bị từ sau năm 1970. II - Tiêu chí Kinh tế – Xã hội Tiêu chí Kinh tế – xã hội được xác định thông qua các chỉ tiêu sau: a) Vị trí cơ sở sản xuất kinh doanh (đến các khu dân cư, công trình văn hoá, di tích lịch sử, bảo tồn thiên nhiên, công trình cấp nước sinh hoạt) Nằm trong khu quy hoạch tổng thể phát triển của Nhà nước, địa phương. Rất gần: nằm vào nửa trong của các đới phòng hộ vệ sinh các công trình hoặc các khu dân cư Gần: nằm nửa ngoài của các đới phòng hộ vệ sinh các công trình hoặc các cụm dân cư b) Lịch sử Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động từ trước khi cóLuật môi trường. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động từ sau khi có Luật môi trường. c) Kinh tế Hiệu quả kinh tế rất kém: khi sản xuất không có lãi, hoàn toàn không đủ khả năng tài sản xuất và cải thiện môi trường do mình gây ra. Hiệu quả kinh tế kém, khả năng cải tạo môi trường hạn chế, lãi không đủ chi phí đầu tư và cải tạo môi trường. d) Xã hội Chưa có khả năng giải quyết công việc cho CBCNV của doanh nghiệp trong vòng 3-5 năm tới nếu ngừng sản xuất để thực hiện các quyết định môi trường (rất khó khăn). Sản xuất có lãi những sản phẩm không có lợi cho sức khoẻ cộng đồng (không khuyến khích). e) Tính chất đặc biệt Các cơ sở sản xuất kinh doanh có tính chất liên quan đến quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị của địa phương. III- Tiêu chí Quản lý – Hành chính Bao gồm các chỉ tiêu sau: a) Thủ tục hành chính: Các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa lập báo cáo ĐTM, đăng ký tiêu chuẩn môi trường hoặc đã lập nhưng chưa thực hiện. b) Ý thức chấp hành: Không chấp hành các quy định Quản lý môi trường, đã bị xử phạt nhưng vẫn không chấp hành. Bước 3: Công bố các kế hoạch hành động theo từng đối tượng Đối với các DN phù hợp với tiêu chí đặt ra, có 02 lựa chọn: Khuyến khích các DN thực hiện sản xuất sạch hơn thay đổi cải tiến công nghệ, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, tăng hiệu quả sản xuất đồng thời ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm mơi trường; Yêu cầu DN thực hiện các biện pháp xử lý cuối nguồn (nước thải, khí thải,), nếu cần thiết, tại mỗi đơn vị, đảm bảo điều kiện sản xuất tại chỗ lâu dài. Đối với các DN không đạt tiêu chí, đây là những DN không khuyến khích hoạt động lâu dài tại địa phương. Tuy vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất hoặc di dời cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và sắp xếp thời gian thích hợp. Về mặt quản lý môi trường có 03 giải pháp được đề xuất như sau: Yêu cầu DN phải thực hiện các biện pháp giảm thiều ô nhiễm xử lý cuối nguồn, đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn mơi trường của Việt Nam, theo một lịch trình được thoả thuận và cam kết của DN; Đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng hoặc nằm trong danh mục 14 ngành nghề không cấp phép hoạt động trong khu dân cư (theo quyết định số 78/2002/QĐUB ngày 08/7/2002 của UBND TP) cần xây dựng kế hoạch di dời cho từng ngành sản xuất và từng địa bàn trong những thời kỳ thích hợp. Không nên công bố di dời hàng loạt các doanh nghiệp khi việc chuẩn bị (địa điểm, thời gian, đối tượng) chưa chu đáo. Việc công bố rõ ràng kế hoạch di dời đã được chuẩn bị và đối thoại với doanh nghiệp của Quận nhằm tránh tâm lý bất an của doanh nghiệp, gây xáp động trong xã hội. Việc di dời cần không lập lại việc tái di dời trong tương lai. Đề xuất và chủ động xây dựng các làng nghề phù hợp với thế mạnh và đặc điểm của địa phương cũng là một giải pháp nên được thực hiện; Đối với DN gây ô nhiễm nghiêm trọng, không có khả năng tự xử lý hoặc di dời hoặc không chấp hành quy định nhà nước bị xử phạt nhiều lần cần có biện pháp đóng cửa hoặc chuyển đổi sản xuất. Ngoài ra còn có các biện pháp cưỡng chế khác sẽ được trình bày trong phần 6.1.4 Bước 4: Thực hiện các biện pháp hỗ trợ kinh tế, cung cấp thông tin Nhằm khuyến khích DN thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ mơi trường, đảm bảo các mục tiêu của kế hoạch hành động, Quận nên đề ra các chủ trương chính sách hỗ trợ về tài chính, thuế, giảm thủ tục hành chính cần dựa vào những chương trình hiện hữu của Thành phố như vay vốn từ Quỹ xoay vòng Giảm thiểu ô nhiễm CN-TTCN với lãi suất rất thấp (0,85%/năm) để giúp các DN thực hiện việc di dời, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn hay lắp đặt thiết bị xử lý cuối nguồn; hoặc tham gia các lớp tập huấn về sản xuất sạch hơn hoặc tiết kiệm năng lượng do Sở KHCN&MÔI TRƯỜNG phối hợp tổ chức Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn về công tác bảo vệ môi trường Dùng các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, báo chí, tập san, sổ tay để phổ biến kiến thức và phát triển nhận thức bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp. Đề xuất các chính sách hỗ trợ từ nhà nước Chính sách hỗ trợ vốn: Sở tài chính phối hợp với UBND tỉnh Quận thành phố cần có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệpVVN thuộc: Doanh nghiệp tình nguyện di chuyển điểm sản xuất đến khu vực khác. Doanh nghiệp có dự án triển khai xử lý ô nhiễm môi trường để đạt tiêu chuẩn môi trường. Doanh nghiệp có dự án cải tiến công nghiệp, thực hiện khảo sát ô nhiễm và triển khai công nghiệp sạch hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể vay tín dụng ưu đãi của nhà nước qua “ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia”, hoặc từ chương trình tài trợ vốn từ nguồn vốn của Nhật Bản thông qua dịch vụ ngân hàng ACB. Chính sách thuế: Kiến nghị cơ quan thuế tạo điều kiện miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp nào triển khai các hoạt động như : Nhập trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ xử lý nước thải ( theo NĐV 10/1998/NĐ-CP ngày 22/01/98) Đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, thay đổi công nghệ để cải thiện môi trường. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm và giảm 50% trong 3 năm kế tiếp đối với doanh nghiệp thực hiện chương trình xử lý ô nhiễm hay di dời. Chính sách thi đua khen thưởng: Thi đua và khen thưởng sẽ là nguồn động viên cho doanh nghiệp đạt hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường. Công tác thi đua, khen thưởng cần được triển khai cho tất cả doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất: giấy tái sinh, kim loại, thực phẩm, nhựa. Các doanh nghiệp có hiệu quả cao về bảo vệ môi trường cần được khen thưởng thích đáng (bằng khen, huy chương) được hưởng ưu đãi trong đâù tư kinh doanh. Các doanh nghiệp thực hiện tốt xử lý ô nhiễm, sản xuất sạch hơn, di dời ra ngoài khu dân cư sẽ được thông tin đại chúng để phát triển uy tín doanh nghiệp. Các biện pháp cưỡng chế 6.1.4.1 Di dời Di dời là các doanh nghiệp gây ô nhiễm trong khu vực đô thị phải di chuyển ra các khu dân cư trung tâm hay ngoài ngoại thành. Có 2 loại: Di dời toàn bộ doanh nghiệp vào khu vực quy hoạch hay dời 1 phần doanh nghiệp (1 dây chuyền công nghệ gây ô nhiễm) vào khu vực quy hoạch. Các doanh nghiệp có điều kiện, kinh phí (tự túc hay vay vốn) để xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm nếu có nhu cầu mở rộng sản xuất, xây dựng các công trình quản lý ô nhiễm thì di dời vào khu công nghiệp hay ra khu ngoại thành. Các doanh nghiệp không có nhu cầu phát triển kinh doanh vì không có đủ mặt bằng để thực hiện giải pháp xử lý ô nhiễm thì lựa chọn : 1/ Thu hẹp sản xuất tại địa điểm hiện tại để lấy mặt bằng xây dựng hệ thống xử lý, 2/ Di dời Hiện nay, Ban môi trường Quận cho biết chỉ mới khuyến khích, xác định các doanh nghiệp chứ chưa bắt buộc, đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng, bị khiếu nại mà không có giải pháp khắc phục thì sẽ cho di dời. Đối với các doanh nghiệp muốn tự di dời thì vấn đề khó khăn là phí tổn di dời công nghiệp thường thấp và bán hay cho thuê lại nhà xưởng cũ tại trung tâm thành phố với giá tương đối cao cũng phần nào bổ sung thêm kinh phí cho di dời và chi phí để liên hệ ngoại giao với đối tác cao hơn, ngoài ra các doanh nghiệp phải chịu phí trả cho dịch vụ của khu công nghiệp. Tuy nhiên, giá thuê đất tại khu công nghiệp rất cao. Vấn đề khó khăn hiện nay đối với Quận là khu công nghiệp trên địa bàn Quận thuộc thành phố quản lý và các khu công nghiệp này không chấp nhận các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm như giấy tái sinh đăng ký vào khu công nghiệp. Như vậy các doanh nghiệp này phải dời đến khu công nghiệp nằm ngoại thành: Lê Minh Xuân, Tân Tạo và thường các chủ doanh nghiệp ngại vì có thể mất mối, bạn hàng, đối tác trong quan hệ làm ăn . Do đó, di dời không phải là biện pháp các doanh nghiệp lựa chọn, đây là giải pháp bắt buộc đối với doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp xử lý chất thải tại chỗ. 6.1.4.2 Tạm ngưng sản xuất đối với các doanh nghiệp Doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm phải tạm ngưng tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảøo an toàn môi trường và đời sống người dân trong khu vực tai nạn sản xuất Doanh nghiệp bị sự cố trong sản xuất ( nổ nồi hơi, cháy) hay thải ra ngoài khu dân cư nước thải, khí thải, hơi khí độc với lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm cao Đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm, khi bị khiếu nại và nhắc nhở mà chưa có biện pháp giải quyết cũng tạm ngưng sản xuất trong khi chờ chủ doanh nghiệp trình phương án giải quyết. Sau khi tạm ngưng sản xuất, nếu chủ doanh nghiệp có phương án xử lý ô nhiễm tại chỗ thì sau khi ký hợp đồng thì công trình xử lý sẽ được cấp phép trở lại. Nếu sau khi tạm ngưng sản xuất mà doanh nghiệp không thực hiện xử lý tại chỗ thì buộc phải di dời hoặc rút giấy. => giải pháp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín doanh nghiệp. Chuyển đổi ngành nghề và nhiên liệu sản xuất Khuyến khích hay bắt buộc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường mà không thể khắc phục được ( kể cả di dời) thay đổi ngành nghề với công sản xuất mới không gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ:một số doanh nghiệp chỉ thay đổi nhiên liệu sử dụng (thay lò nung thuỷ tinh đốt dầu FO = lò gas) Như vậy với ba giải pháp trên thì hai giải pháp đầu là do doanh nghiệp có thể quyết định lựa chọn, giải pháp thứ ba là quyết định của UBND Quận thông qua sự đề xuất của ban môi trường. 6.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VVN Các giải pháp được đưa ra cân đối tuỳ vào đặc tính, quy mô của mỗi doanh nghiệp bao gồm: sản xuất sạch hơn, xử lý khí thải, nước thải tập trung, xử lý khí thải tại nguồn, thuê xử lý nước thải. 6.2.1 Giải pháp sản xuất sạch hơn Sản xuất sạch hơn (CP-Cleaner Production) là “ứng dụng liên tục của chiến lược ngăn ngừa tổng thể cho các quy trình, các sản phẩm và các dịch vụ, nhằm gia tăng hiệu quả sinh thái và để giảm thiểu các rủi ro cho môi trường sống” Xu hướng này đặc biệt hấp dẫn với các nền kinh tế đang phát triển do ở mức độ công nghệ thấp và tiềm năng áp dụng còn lớn so với các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến. Thời gian qua thành phố Hồ Chí Minh (sở KHCN & MT) cũng đã thực hiện dự án SXSH bao gồm tuyên truyền giáo dục, tổ chức hội thảo và thử nghiệm tại một số doanh nghiệp. Qua kết quả cho thấy việc áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn đã mang lại những lợi ích nhất định trong tầm của họ. Triển vọng ứng dụng khá khả quan. Giải pháp này có ưu điểm là giải quyết giảm thiểu chất ô nhiễm tận gốc và tại nguồn, tiết kiệm, tận dụng được năng lượng và nguồn tài nguyên đang ngày một cạn kiệt. Nhưng qua khảo sát thực tế các doanh nghiệp sản xuất tại Quận Tân Phú cho thấy giải pháp sản xuất sạch hơn hiện chưa phải là giải pháp tối ưu. Cơ hội áp dụng giải pháp sản xuất sạch ở các doanh nghiệp này muốn thực hiện được phải cần có vốn, ý thức và thời gian, hoặc nói cách khác là ở tương lai. Giải pháp xử lý khí thải, nước thải tập trung cho từng ngành Giải pháp xử lý tập trung là sử dụng chỉ một hệ thống xử lý chung cho các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành nằm gần nhau. Mục đích của giải pháp là tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí vận hành và nhân sự cho công tác xử lý chất ô nhiễm của các doanh nghiệp sản xuất mà vẫn mang lại hiệu quả tốt về chất lượng môi trường. Trong thực tế, các doanh nghiệp sản xuất tại Quận Tân Phú hình thành với quy luật cung – cầu nhưng mang tính tự phát. Hầu hết nằm rải rác cách xa và độc lập với nhau. Vì vậy để áp dụng giải pháp xử lý chất thải tập trung cho toàn doanh nghiệp này cũng không khả thi. Vì các lý do sau đây: Các doanh nghiệp có mức độ đầu tư khác nhau, tải lượng các chất ô nhiễm không bằng nhau. Ngoài ra còn ý thức về bảo vệ môi trường cũng mỗi doanh nghiệp một mức độ khác nhau. Do vậy rất khó trong công việc hợp tác quản lý, vận hành hệ thống xử lý chất thải để đảm bảo hiệu quả xử lý tốt. Khoảng cách các doanh nghiệp quá xa nhau, quy mô khá lớn. Chiều cao nhà xưởng không đồng nhất, rất không thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống xử lý tập trung. Hơn nữa, chẳng doanh nghiệp nào chịu dành diện tích của mình cho việc bố trí hệ thống xử lý chất thải chung cho toàn ngành. Giải pháp xử lý khí thải tại nguồn cho các doanh nghiệp Giải pháp xử lý khí thải tại nguồn cho từng doanh nghiệp là giải pháp khá hợp lý và có tính khả thi trong điều kiện thực tế của các doanh nghiệp VVN trên địa bàn Quận hiện nay. Vì diện tích mặt bằng phục vụ cho hệ thống xử lý khí thải không lớn, chi phí xây dựng hệ thống xử lý và chi phí vận hành thấp, hiệu quả xử lý cao. Phù hợp với khả năng kinh phí có thể đầu tư của các doanh nghiệp. Nhược điểm của giải pháp xử lý tại nguồn cho từng doanh nghiệp, xét theo tổng thể là tổng chi phí đầu tư, chi phí vận hành, diện tích bố trí cho hệ thống xử lý đều cao hơn so với giải pháp xử lý tập trung. Thay vì chỉ sử dụng một hệ thống xử lý cho một cụm nhiều doanh nghiệp kết hợp lại, thì phải sử dụng nhiều hệ thống xử lý độc lập nhau, cụ thế là mỗi doanh nghiệp một hệ thống xử lý. Ưu điểm của giải pháp xử lý tại nguồn là: -Thiết bị xử lý có thể thiết kế phù hợp với điều kiện mặt bằng hiện có của từng doanh nghiệp sản xuất. -Công suất xử lý phù hợp với tải lượng và chủng loại chất ô nhiễm của từng quy trình công nghệ sản xuất. -Dễ dàng lựa chọn dung dịch hấp thu tốt chất ô nhiễm đặc thù của từng doanh nghiệp. Do vậy hiệu quả xử lý rất cao. Thuê xử lý nước thải Như đã đề xuất ở trên thì tất cả các hình thức đều hạn chế. Chính vì vậy hình thức đem nước thải của doanh nghiệp đến thuê xử lý tại công ty, xí nghiệp cùng ngành nghề đã lắp đặt hệ thống xử lý có thể giải quyết được các vấn đề nêu trên. Nội dung hình thức này: Nước thải của doanh nghiệp phải được tách dòng để giảm thiểu tối đa lưu lượng nước thải phải xử lý ( tốt nhất 4-8 m3/ngày) , việc tách dòng chảy này khả thi cho hầu hết doanh nghiệp. Nước thải của doanh nghiệp sau khi tách dòng sẽ được xe bồn đến chở đến hệ thống xử lý nước thải của xí nghiệp lớn hay đến hệ thống xử lý của khu công nghiệp hay cụm sản xuất tiêủ thủ công nghiệp theo qui hoạch của Quận. Các doanh nghiệp phải trả tiền phí xử lý cho các đơn vị tiệp nhận nước thải để xử lý, phí xử lý được tính trên m3 nước thải và phải được lập thành hợp đồng, trả tiền theo từng ngày hay tháng. Chi phí vận chuyển ước tính khi vận chuyển 5-10m3 với cự ly 3-5 km có chi phí khoảng 10.000 – 100.000đ. Chi phí này được cộng với chi phí xử lý có thể rẻ tiền hơn so với chi phí vận hành và bảo trì thiết bị khi doanh nghiệp lắp đặt hệ thống xử lý. Kết luận Qua phân tích đánh giá dựa vào thực tế khảo sát doanh nghiệp VVN tại Quận cho thấy, trong các giải pháp trên mỗi giải pháp đều có một đặc thù riêng vàø ưu khuyết điểm khác nhau mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn: Việc xử lý khí thải, nước thải tập trung cho từng cụm sản xuất là không khả thi Giải pháp sản xuất sạch hơn chỉ phát huy ưu thế ở tương lai:theo đánh giá trong bốn ngành khảo sát thì khả năng áp dụng chỉ có thể là ngành sản xuất giấy, nhựa vì các doanh nghiệp này thường cần nhiều vốn nên phần nào về mặt tổ chức, quản lý có qui mô hơn, mặt khác các doanh nghiệp thường có khả năng tiếp cận thị trường, công nghệ mới và rất linh động trong việc áp dụng công nghệ mới. Giải pháp xử lý khí thải tại nguồn cho các doanh nghiệp không được đánh giá cao vì vốn đầu tư và vận hành hiệu quả lớn. Đề tài đã đưa ra các giải pháp về mặt quản lý nhằm giảm thiểu một phần chất ô nhiễm gây ra bởi doanh nghiệp, tuy nhiên việc thực hiện các giải pháp trên mất nhiều thời gian do liên quan đến các vấn đề: chờ ban hành chính sách chung của Quận, chờ sự hỗ trợ các tổ chức trong và ngoài nước. Mặt khác, các biện pháp đó chỉ giảm một phần chứ không giải quyết triệt để chất ô nhiễm. Cần phải xác định nguồn ô nhiễm chính , cấp bách của từng ngành sản xuất, lên kế hoạch xử lý theo thời gian để các doanh nghiệp có kế họch dự trù nguồn vốn và vay vốn ngân hàng thực hiện. Việc quyết định các giải pháp ưu tiên cần thực hiện trước phải xét qua các tiêu chí trên: Mức độ nghiêm trọng: các nguồn ô nhiễm chính gây tác động xấu tới môi trường, ành hưởng tiêu cực đến sức khoẻ người dân và công nhân lao động của doanh nghiệp sẽ bắt buộc xử lý trước, kế tiếp là chất ô nhiễm ít ảnh hưởng hơn. Giải pháp quản lý (xử lý ô nhiễm) dễ thực hiện, rẻ tiền sẽ ưu tiên thực hiện trước Giải pháp, phương án được các dự án nước ngoài, nhà nước, thành phố hỗ trợ sẽ được ưu tiên. Việc quản lý môi trường cho các doanh nghiệp VVN cần thực hiện giải pháp xử lý ô nhiễm chất thải thải tại nguồn thông qua các chương trình Quản lý Nội vi. Qua những đề xuất trên nhận thấy, Quản lý nội vi là phù hợp nhất cho các doanh nghiệp có quy mô VVN vì các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất của mình mà không phải dừng cho việc thử nghiệm như thay đổi công nghệ, lắp đặt các bộ phận sản xuất mới thêm vào đó không phải chịu nguy cơ rủi ro khi thử nghiệm. Quản lý nội vi chỉ cần quản lý trong việc sử dụng điện, nước từ đó hình thành nên thói quen dẫn đến nhận thức trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu và bảo vệ môi trường. Đối với các chương trình SXSH chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, khi đó chương trình sẽ có những biện pháp giảm thiểu tại nguồn hiệu quả. Đặc biệt, quản lý nội vi không tốn nhiều chi phí đầu tư như ISO 14001, doanh nghiệp VVN rất ít vốn, đa số sống dựa vào ngành sản xuất của mình nên việc không đủ chi phí để áp dụng là điều dễ hiểu. Giải pháp Quản lý Nội Vi cho các doanh nghiệp VVN trên địa bàn Quận Tân Phú Giải pháp Quản lý Nội Vi cho các doanh nghiệp VVN sản xuất giấy tái sinh Quản lý nhân viên và vệ sinh nhà xưởng Sửa chữa và bịt những chỗ rò rỉ nước trên đường ống hay van: kiểm tra định kỳ đường ống cấp nước, van khoá, khi có sự cố rò rỉ phải sửa chữa ngay để tránh nước chảy tràn vào khu vực chứa nhiên liệu, nước, gây thất thoát nước và nguyên liệu, ảnh hưởng vệ sinh nhà xưởng. Lắp đặt các đồng hồ nước để kiểm soát lượng sử dụng: cho từng công đoạn sản xuất, nước cấp phải đúng vào nhu cầu để giảm lượng nước thải ra, tiết kiệm nước hay điện. Bảo ôn các đường dẫn hơi: cung cấp qui trình sản xuất phải được bảo ôn nhằm hạn chế thất thoát hơi, nhiệt độ để tiết kiệm nhiên liệu đốt lò hơi, giảm tải lượng các chất ô nhiễm. Hướng dẫn công nhân pha chế hoá chất đúng quy định: việc pha chế hoá chất phục vụ sản xuất phải được hướng dẫn đúng thao tác, qui cách để tiết kiệm và tránh việc thải bỏ hoá chất chưa sử dụng do pha chế sai. Các hoá chất được bảo quản và lưu cho hợp lý. Giáo dục ý thức tiết kiệm cho công nhân, chế độ thưởng phạt rõ ràng. Kiểm soát qui trình sản xuất: Tận thu bột giấy trong nước thải bằng các túi lọc bằng vải từ các vùng thải để thu bột giấy và giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải sản xuất. Nghiền bột ở nhiệt độ cao nhất có thể được. Giảm tỉ lệ giấy rách bằng cách điều chỉnh khổ giấy theo yêu cầu khách hàng. Dùng áp lực cao để giảm tổn thất sợi trong hệ thống làm sạch bột. Tối ưu hoá các chi tiết nghiền và thời gian nghiền. Cải tiến thiết bị: Sử dụng bể phóng thích hợp để tránh tràn bột giấy. Dùng tụ bù để cải tiến hệ số sử dụng điện (hệ số cos) dùng trong máy seo giấy. Lắp đặt thiết bị điều chỉnh nhiệt độ. Lắp đặt chụp hút ẩm tại máy seo. Thay đổi công nghệ Thay thế tác nhân tẩy Cl2 = ClO2. Biến tính qui trình nấu bột ( ví dụ: sử dụng antraquinon trong lúc nấu) Biến tính qui trình rửa và tách nước (ví dụ: sử dụng máy ép chắn lươí đôi) Thay đổi nhiên liệu, hoá chất Sử dụng các chất màu không độc. Tẩy trắng bằng ozon và peoxit thay thế các hoá chất Cl hiện nay. Sử dụng men xylanase vào tẩy trắng bột kray. Tuần hoàn, tái sử dụng và biến tính sản phẩm. Tận dụng tối đa nước trắùng cho đánh rả và nghiền bột Thu hồi bột sợi bằng cách sử dụng bể lắng hiệu quả bằng lọc vải. Thu hồi nước ngưng cấp cho lò hơi. Sản xuất các loại giấy không tẩy thay thế có tẩy trắng. Sản xuất các loại giấy có lợi nhuận cao. Giải pháp Quản lý Nội Vi cho các doanh nghiệp VVN chế biến thực phẩm Giảm lượng nước thải sinh hoạt Trong phòng tắm công nhân sau ca làm việc, các vòi mở to, không khoá lại làm cho hệ thống nước bị rò rỉ và các van không khoá chặt lại được. Cần có các giải pháp quản lý sau: Trình bày, giáo dục cho công nhân ý thức tiết kiệm nước trong phòng vệ sinh và phòng tắm. Đưa các thông tin cho công nhân thấy khía cạnh tác động môi trường của việc tiết kiệm nước, và kết quả được khái toán của thiết bị xử lý chất thải tương ứng. Thường xuyên kiểm tra các lỗ rò rỉ đảm bảo không thất thoát Bịt kín các lỗ rò rỉ, các van được sửa lại, điều chình dễ dàng. Giải pháp này không làm giảm lưu lượng nước nhưng giảm được năng lượng tải nước bị mất mát vô ích. Lắp van dừng tự động trong phòng tắm, sẽ làm giảm lượng nước thải sinh hoạt Lắp thiết bị vệ sinh, vòi phun tiết kiệm nước. Giảm nước thải sản xuất Có thể giảm lượng nước tiêu thụ cho công đoạn hấp và rửa băng tải xuống 50% bằng cách thực hiện quá trình hồi lưu. Mục đích của quá trình hồi lưu là hoàn lưu, sử dụng lại nước càng nhiều càng tốt, tận dụng hầu hết lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải trước khi xả phần nước thải còn lại ra môi trường. Nếu không hồi lưu được thì có thể giảm lượng nước sử dụng đồng thời tăng khả năng làm sạch qua giai đoạn rửa băng tải Thay thế các ống hiện thời bằng các ống có vòi phun đặc biệt: thay thế ống cũ bằng ống mới gắn tám vòi phun đặc biệt, các vòi phun này được gắn với khớp nối đặc biệt cho phép vòi phun hạ xuống để rửa và trở về đúng vị trí cũ. Cấu tạo vòi phun để nước phun ra với áp suất cao hơn nên có thể rửa sạch bằng tải lượng tương đương mà lượng nước tiêu tốn ít hơn Giảm lượng dầu đốt (FO) Sửa chữa các hư hỏng hay chỗ hở phần cách nhiệt trong toàn bộ chiều dài ống dẫn hơi từ nồi hơi đến dây chuyền sản xuất Nên bọc lớp len kim loại (mineral wool) phủ ngoài lớp cách nhiệt của các ống dẫn hơi, và bọc ngoài bằng lớp kim loại mỏng. Cấu trúc này sẽ làm giảm mất mát nhiệt , từ đó tiết kiệm được lượng dầu đốt và khói thải sẽ ít hơn Cần có chương trình bảo dưỡng tốt với các kỹ sư chuyên môn Thường xuyên làm sạch nồi hơi theo chương trình bảo dưỡng để nồi hơi đạt công suất cao hơn. Giải pháp Quản lý Nội Vi cho các doanh nghiệp VVN sản xuất nhựa Giảm tiêu thụ nước và nước thải Sửa lại hệ thống van, bơm nước thất thoát Lắp đặt hệ thống đo lường nước sạch Lắp đặt hệ thống bồn chứa để có thể sử dụng nước ở các khâu xử lý bể mặt lâu hơn Nước rửa sàn được sử dụng định kì chứ không để chảy tràn lan Xây dựng, bổ sung bể rửa sản phẩm theo nguyên tắc rửa nhược Nước sử dụng cho các khâu xi mạ Ni bóng, mờ được sử dụng tuần hoàn nhiều lần Giảm thiểu hoá chất sử dụng trong xi mạ Cải tiến thiết bị xi mạ Cải tiến công nghệ mạ, chuyển từ mạ bằng tay sang tự động hoá Cải tiến thao tác xử lý bề mặt, thao tác mạ, thao tác xử lý bán thành phẩm Bố trí lại bể mạ sao cho thao tác thuận lợi nhất cũng như nước cung cấp được thuận dòng nhất Thường xuyên bảo trì thiết bị sao cho hiệu quả xi mạ đạt cao nhất, lượng ion kim loại thải ra là thấp nhất. Giảm tiếng ồn và khí thải Cách ly nguồn ồn với khu vực xung quanh Bố trí những thiết bị gây ồn tại những vị trí ít người qua lại Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc hoạt động tốt Bố trí các thiết bị máy móc gây ồn trên những hạ đệm nhằm làm giảm chấn động Cải tạo nguồn ồn từ quạt hút của hệ thống xử lý khí thải như sau: Vệ sinh, bảo trì, vô dầu mỡ môtơ, bạc đạn, cánh quạt để giảm ma sát gây tiếng ồn lớn Cải tạo lại phần ống thải: cắt bỏ phần cong ở đầu ống thải và nối thêm chiều dài vào ống thải theo chiều thẳng đứng để làm giảm sự rung động và va đập của dòng khí và thành ống cũng như nâng cao hiệu quả khếch tán các chất ô nhiễm Gia cố lại phần giá đỡ hệ thống ống thải và quạt để chống rung động Tăng thêm lớp vật liệu hấp thụ trong tháp hấp thụ để tăng khả năng tiếp xúc Vận hành điều chỉnh liều lượng NaOH thích hợp với nồng độ chất ô nhiễm cần xử lý Hướng dẫn, huấn luyện nhân viên chuyên trách vận hành hệ thống thường xuyên và theo đúng kỹ thuật Giải pháp Quản lý Nội Vi cho các doanh nghiệp VVN gia công-tái chế kim loại Giảm lượng nước và nước thải Trong các khu vực không liên quan đến sản xuất nên bỏ bớt những vòi nước không thực sự cần thiết. Lắp các thiết bị tiết kiệm nước không đắt tiền ở nhà vệ sinh, nhà bếp xưởng Dán các ký hiệu gần vòi nước để nhắc nhở công nhân tiết kiệm nước Có thể trang bị thêm các công-ten-nơ nước nhỏ hay các nút bấm cho nước ngừng chảy, và kèm theo các hướng dẫn thực hiện. Hướng dẫn cho các công nhân sử dụng chổi và bàn chải để tẩy rửa sàn nhà thay vì dùng vòi xịt nước Thống kê chi tiêu số liệu về lượng nước thải do doanh nghiệp thải ra mỗi tháng và thành phần của chúng. Sử dụng hệ thống khép kín hay hệ thống rửa một đợt các khuôn mẫu để giảm sử dụng nước. Tránh việc liên tục rửa bằng nước và thay bằng việc sử dụng bể Thông báo với các nhân viên về lợi ích của việc giảm sử dụng nước, đưa ra quy định cụ thể, nếu vi phạm sẽ bị phạt khấu hao vào lương. Khuyến khích các công nhân đưa ra ý kiến về giữ gìn, tiết kiệm nước.Có chế độ thưởng và ưu đãi. Giảm lượng dầu đốt FO Sửa chữa các hư hỏng hay chỗ hở phần cách nhiệt trong toàn bộ chiều dài ống dẫn hơi từ nồi hơi đến dây chuyền sản xuất Nên bọc lớp len kim loại (mineral wool) phủ ngoài lớp cách nhiệt của các ống dẫn hơi, và bọc ngoài bằng lớp kim loại mỏng. Cấu trúc này sẽ làm giảm mất mát nhiệt , từ đó tiết kiệm được lượng dầu đốt và khói thải sẽ ít hơn. Cần có chương trình bảo dưỡng tốt với các kỹ sư chuyên môn Thường xuyên làm sạch nồi hơi theo chương trình bảo dưỡng để nồi hơi đạt công suất cao hơn. Kiểm soát việc thải khí Lắp đặt hệ thống thông gió để giảm việc hút hơi nước, mùi, bụi trong không khí và giảm mức độ ẩm ướt , nhiệt độ trong khu vực sản xuất. Sử dụng sự tuần hoàn của luồng không khí xung quanh để giảm chi phí tổng thể khi dùng hệ thống thông gió tự nhiên Loại bỏ các bức tường nằm riêng rẽ hay các khe hở tường lớn để tăng sự lưu thông của không khí tự nhiên. Lắp đặt hệ thống đường ống để thu khí khỏi khu để nồi hơi trước khi được phát tán ra ngoài. CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Với cơ cấu kinh tế hiện nay của Quận Tân Phú là 84% doanh nghiệp sản xuất VVN, và định hướng phát triển cho các doanh nghiệp đến năm 2010 tăng bình quân là 14%, cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một gia tăng, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hoạt động sản xuất công nghiệp cũng không ngừng phát triển. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ môi trường phải tiếp nhận một lượng rất lớn chất thải. Và hậu quả là con người sẽ ngày càng đối mặt với những giải pháp quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp hơn, hiện đại hơn. Đặc điểm của các DNVVN tại Quận Tân Phú cũng mang các đặc trưng của DNVVN tại TP.HCM là đa số có tình trạng công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ, nhận thức môi trường thấp và hầu hết các cơ sở sản xuất bố trí xen kẽ trong khu dân cư. Từ những bất lợi trên, cộng với hạn chế về mặt bằng và vốn đầu tư cũng như việc thực thi cưỡng chế luật môi trường không đầy đủ của các cơ quan quản lý nhà nước đã khiến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở DNVVN trở nên bất cập. DNVVN có những đặc trưng khác với cơ sở công nghiệp quy mô lớn. Các đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho DNVVN cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi cả trong và ngoài nước. Tuy vậy, quản lý môi trường DNVVN nằm trong quản lý môi trường tổng thể của địa phương nói riêng và Thành phố nói chung. Từ kết quả nghiên cứu cũng như thực tế các nước cho thấy các giải pháp thành công trong việc quản lý mơi trường công nghiệp phải là cách tiếp cận tổng hợp (integrated approaches) bao gồm nhiều công cụï tiếp cận từ biện pháp truyền thông và quen thuộc là “ra lệnh và kiểm soát” (command and control) như ban hành và thực hiện luật, cưỡng chế và xử phạt, cho đến công cụ kinh tế (economic instruments) như sử dụng phí môi trường, khuyến khích hỗ trợ tài chánh và cũng như công cụ đối thoại, đàm phán với doanh nghiệp. Trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung, sưả đổi; tuy nhiên đồ án cũng đã thu được những kết quả sau: Xác định nguồn ô nhiễm chính và đánh giá mức ô nhiễm môi trường tại doanh nghiệp từng ngành Xây dựng giải pháp Quản lý cho Ban Môi Trường Quận Tân Phú Qua số liệu khảo sát cho thấy hơn nữa doanh nghiệp không muốn áp dụng SXSH, ISO 14001 nên phương án đặt ra là Quản lý nội vi hiệu quả. Xây dựng giải pháp Quản lý Nội Vi cho từng ngành Tuy nhiên, đồ án vẫn còn nhiều hạn chế nhất định là chưa đề ra các giải pháp cụ thể về kỹ thuật trong chương trình Quản lý nội vi cũng như các chương trình quản lý môi trường khác. KIẾN NGHỊ Với tình hình quản lý môi trường của Quận còn nhiều bất cập, chưa có hệ thống quản lý riêng cho từng loại chất thải, hầu hết các chất thải đều thải trực tiếp ra môi trường mà không qua bất kỳ hình thức xử lý sơ bộ nào, vấn đề nhận thức môi trường của các doanh nghiệp còn thấp đang thực sự là các mối lo ngại. Trước tình hình đó, Ban môi trường cần phải kết hợp với các Ban ngành chức năng khác tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp sản xuất đã, đang, và mới hoạt động, kiên quyết cải tạo và xử lý ô nhiễm đối với các doanh nghiệp có thể khắc phục. Trên cơ sở đó có kế hoạch di dời các doanh nghiệp không có khả năng phục hồi hay chấm dứt hoạt động. Đẩy mạnh các khu công nghiệp tập trung để thu hút các doanh nghiệp, đồng thời nên có kế hoạch xây dựng những khu quy hoạch mới. Với những khó khăn hiện nay là đa phần các doanh nghiệp đều nằm trong khu dân cư, điều kiện mặt bằng chật hẹp, các máy móc, trang thiết bị lạc hậuDo đó, để góp phần cải thiện vấn đề trên thì cơ quan nhà nước cần có những chính sách, cũng như đề ra các quy chế, quy định cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp VVN Hỗ trợ việc đầu tư, cải tiến trang thiết bị, khuyến khích áp dụng Quản lý Nội vi, từng bước tiến hành SXSH để giảm lượng chất thải ra môi trường. Ban hành các công cụ kinh tế nhằm ngăn ngừa tác động xấu của các loại chất thải đối với môi trường như: phí sản phẩm, phí xả thải, hệ thống đặt cọc hoàn trả Hiện tại chi phí xử lý chất thải khá cao và chưa có qui định về mức chi phí, hầu như do thoả thuận giữa chủ nguồn thải và đơn vị xử lý. Cần có hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động thẩm định, đánh giá hiệu quả các chương trình xử lý ô nhiễm. Đó là tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá các giải pháp xử lý chất thải theo quy chế quản lý môi trường của Nhà nước. Bên cạnh đó phải hướng dẫn xây dựng phương án tính chi phí xử lý chất thảiû, tạo doanh nghiệp VVN pháp lý để quản lý thống nhất các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát chất thải.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1345782.doc
Tài liệu liên quan