Đồ án Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt quận Hải Châu TP Đà nẵng
Theo dự báo chất thải rắn phát sinh trong địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 sẽ tăng tới 1000 -1100 tấn/ngày và đến năm 2020 sẽ tăng lên tới 1.500 đến 1.800 tấn/ngày nên thành phố Đà Nẵng cần được tăng cường các thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các chất thải độc hại, lây nhiễm một cách hữu hiệu, hợp vệ sinh để bảo vệ môi trường thành phố Xanh Sạch và Đẹp hơn, góp phần thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội, từ đó nâng cao điều kiện sống của người dân thúc đẩy quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
Đứng trước những thách thức đó, em tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng “. Đề tài đươc thưc hiện với mong muốn sẽ góp phần tìm ra các giảp pháp quản lý chất thải rắn thích hợp cho quận Hải Châu nói riêng và Thành phố Đà Nẵng nói chung.
2 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt quận Hải Châu TP Đà nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên trên 1255 km2,dân số hiện nay là 790.000 người trong đó dân số đô thị khoảng 650.000 người chiếm 82% tổng số dân.Thành phố Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính gồm: 6 Quận nội thành : Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và 2 Huyện : Hoà Vang , Hoàng Sa.
Những năm gần đây tốc độ đô thị hoá của thành phố Đà Nẵng luôn ở mức cao, thành phố phát triển thêm quận Cẩm Lệ nâng tổng số quận nội thành của thành phố là 6 quận và hình thành những vùng đô thị mới dọc theo quốc lộ số I và các đường liên tỉnh thuộc huyện Hoà Vang.
Trong những năm qua Thành phố Đà Nẵng có bước phát triển rất mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Sự tăng trưởng kinh tế, du lịch và dịch vụ của thành phố dự kiến sẽ tiếp tục giữ ở mức cao và nó cũng sẽ đặt ra những thách thức nhất định đối với sự phát triển của các đơn vị dịch vụ công trong những năm tới, trong đó bao gồm cả lĩnh vực quản lý chất thải rắn.
Trong thời gian gần đây sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế, tốc độ phát triển đô thị cao đã làm cho tải lượng ô nhiễm tăng nhanh chóng. Dự án vệ sinh thành phố Đà Nẵng lần thứ nhất đã góp phần rất lớn cải thiện điều kiện vệ sinh thành phố, tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn và đặc biệt hiệu quả trong công tác thu gom và vận chuyển chất thải góp phần bảo vệ môi trường và môi sinh của thành phố. Hiện nay tốc độ phát triển đô thị và gia tăng dân số của thành phố cao nên hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố chưa đáp ứng được đầy đủ dịch vụ quản lý khối lượng và các loại chất thải phát sinh trên địa bàn, cụ thể là: phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải và các trang thiết bị còn thiếu, rác thải nguy hại không được tách riêng và xử lý đặc biệt theo quy định, hậu quả nghiêm trọng là gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và ảnh hưởng tới cảnh quan và sức khoẻ của cộng đồng dân cư địa phương.
Theo dự báo chất thải rắn phát sinh trong địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 sẽ tăng tới 1000 -1100 tấn/ngày và đến năm 2020 sẽ tăng lên tới 1.500 đến 1.800 tấn/ngày nên thành phố Đà Nẵng cần được tăng cường các thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các chất thải độc hại, lây nhiễm một cách hữu hiệu, hợp vệ sinh để bảo vệ môi trường thành phố Xanh Sạch và Đẹp hơn, góp phần thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội, từ đó nâng cao điều kiện sống của người dân thúc đẩy quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
Đứng trước những thách thức đó, em tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng “. Đề tài đươc thưc hiện với mong muốn sẽ góp phần tìm ra các giảp pháp quản lý chất thải rắn thích hợp cho quận Hải Châu nói riêng và Thành phố Đà Nẵng nói chung.
Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại quận Hải Châu – Tp Đà Nẵng.
- Đánh giá ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến chất lượng môi trường quận Hải Châu – Tp Đà Nẵng.
- Xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiệm nguyên liệu thông qua việc phân loại và tái chế.