- Các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan môi trường cần phải có các biện pháp giáo dục nhân thức môi trường cho các trang trại chăn nuôi nói chung và trang trại chăn nuôi Văn lợi nói riêng. Đồng thời phải thương xuyên đo đạc, kiểm tra việc quản lý môi trường ở các trang trại.
- Hộ trợ các kỷ thuật về quản lý môi trường cho các trang trại
- Về trang trại cần sữa chựa và xây mới các hố gas đúng kỷ thuật.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sau khi qua hố gas trước khi thải ra môi trường.
- Cần phải cải tạo lại hệ thống mương thu gom nước thải để tránh tình trạng nước thải và phân ứ đọng trên mương, gây ra mui hôi gây ô nhiễm môi trường.
- Cần phải xây dựng hố chôn gia súc chết hợp vệ sinh.
- Trại nên áp dụng các giải pháp giảm mùi hôi chuồng nuôi như dùng các chế phẩm ( EM, Komix USM, De – Odorase ) giảm mùi hôi phát sinh ngay tại nguồn giúp bảo vệ sức khoẻ công nhân và gia súc.
- Cần phải xây dựng nhà chứa phân có khoảng cách an toàn và hợp vệ sinh trước khi phân được đem bán.
- Trang trại hiện còn đất trống nhiều nên trồng một số cây ăn quả vừa tăng thu nhập vừa có khả năng cải tạo môi trường trang trại.
- Cần phải di chuyển các nhà nghỉ của công nhân cách xa chuồng heo để đảm bảo sức khoẻ của công nhân.
75 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường cho trang trại chăn nuôi Văn Lợi huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õng có thể hỗ trợ cho trồng trọt và làm tăng độ màu mỡ của đất.
Theo nghiên cứu của Trương Thanh Cảnh (1997, 1998) thì Ntổng trong phân heo 70-100kg chiếm từ 7.99-9.32kg. Đây là nguồn dinh dưỡng có giá trị, cây trồng dễ hấp thu và góp phần cải tạo đất nếu sử dụng hợp lý.
+ Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y
Các vật dụng chăn nuôi hay thú y bị bỏ lại như bao bì, kim tiêm, chai lọ đựng thức ăn, thuốc thú y,cũng là một nguồn quan trọng dễ gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt các bệnh phẩm thú y, thuốc khử trùng, bao bì đựng thuốc có thể xếp vào loại các chất thải nguy hại, cần phải có biện pháp xử lý như chất thải nguy hại.
* Thành phần nước thải
+ Nước tiểu
Thành phần nước tiểu chủ yếu là nước (chiếm trên 90% tổng khối lượng nước tiểu). Ngoài ra, nước tiểu còn chứa một lượng lớn nitơ (phần lớn dưới dạng urê) và phốtpho. Urê trong nước tiểu dễ phân huỷ trong điều kiện có oxy tạo thành khí ammoniac. Do đó, khi động vật bài tiết ra bên ngoài chúng dễ dàng phân huỷ tạo thành amoniac gây mùi hôi. Nhưng nếu sử dụng bón cho cây trồng thì đây là nguồn phân bón giàu nitơ, phốt pho và kali. Thành phần nước tiểu thay đổi tuỳ thuộc loại gia súc, gia cầm, tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu.
Bảng 4.8: Thành phần hoá học của nước tiểu heo có trọng lượng từ 70-100kg
Chỉ tiêu
Đơn vị
Nồng độ
pH
6.77-8.19
Vật chất khô
g/kg
30.35-35.9
NH4+
g/kg
0.13-0.40
Ntổng
g/kg
4.90-6.63
Tro
g/kg
8.5-16.3
Urê
g/kg
123-196
Cacbonat
g/kg
0.11-0.19
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh & Ctv, 1997, 1998).
+ Nước thải
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa chuồng và phân (có thể một phần hay toàn bộ). Thành phần nước thải có chứa các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ, phốt pho và các thành phần khác, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào lượng thức ăn rơi vãi, mức độ thu gom, phương thức thu gom chất thải trong chuồng trại hoặc lượng nước dùng tắm rửa gia súc và vệ sinh chuồng trại.
Thành phần hoá học của nước thải thay đổi một cách nhanh chóng trong quá trình dự trữ. Trong quá trình đó, một lượng lớn các chất khí được tạo ra bởi hoạt động của các vi sinh vật như là SO2, NH3, CO2, H2S, CH4 và các vi sinh vật có hại như Enterobacteriacea, Ecoli, Salmonella, Shigella, Proteus, Klebsiella,có thể làm nhiễm độc không khí và nguồn nước ngầm.
Bảng 4.9: Tính chất nước thải chăn nuôi heo
Chỉ tiêu
Đơn vị
Nồng độ
Độ màu
Pt-Co
350-870
Độ đục
mg/l
420-550
BOD5
mg/l
3500-8900
COD
mg/l
5000-12000
SS
mg/l
680-1200
Ptổng
mg/l
36-72
Ntổng
mg/l
220-460
Dầu mỡ
mg/l
5-58
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh, 1997-1998)
4.2.3. Đánh giá hiện trạng quản lý ô nhiễm môi trường
Quản lý chất thải chăn nuôi là một trong những yếu tố quan trọng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tận dụng chất thải vào các mục đích có ích lợi khác. Hiện này, hầu hết các trạng trại chăn nuôi đều chưa quan tâm đúng mức việc quản lý chất thải và đưa chất thải vào sử dụng cho các mục đích có lợi khác mà chủ yếu xử lý và thải bỏ vào sông, rạch, ao hồ hay là cống thoát nước chung. Vì vậy cần phải có các giải pháp kịp thời để ngăn chặn và tìm ra các phương thức xử lý để bảo vệ môi trường ngày càng bị xuống cấp.
- Phương thức vệ sinh chuồng trại
phương thức vệ sinh chuồng nuôi cũng là một cách thức quản lý ô nhiễm chất thải từ chăn nuôi quyết định đến môi trường sống của gia súc và môi trường xung quanh.
Hiện thì trang trại trung bình xịt nước vệ sinh chuồng trại một lần, trừ những ngày mưa gió để tránh gây cảm cúm cho heo. Ở đây trang trại hạn chế việc tắm rữa nhiều cho heo vì tắm rữa nhiều cho heo làm cho heo dễ bị bệnh hơn là ít tắm rữa. Còn vệ việc thu gom phân ở trong chuồng thì công nhân thu gom mỗi ngày một lần vào buổi sáng, lượng phân này được thu gom vào bao môi bao khoảng 20kg để bán.
- Hệ thống mương dẫn chất thải
Hệ thống mương dẫn nước thải là công cụ thu gom nước thải cho việc xử lý qua hệ thống bigas trước khi thải ra môi trường vì trong nước thải chăn nuôi còn nhiều chất thải rắn lơ lững như phân heo, thức ăn dư thừa làm cho quá trình thu gom bằng biện pháp tự chảy rất khó. Vì vậy hệ thống mương cần phải được thiết kế có độ dốc phù hợp để tránh tình trạng phân và nước thải ứ đọng trên mương và cản trở việc thu gom làm ô nhiễm môi trường.
Hiện thì trang trại Văn Lợi hệ thống mương thu gom phần lớn là hở, mường được thiết kế chưa được phù hợp nên chất thải còn ứ đọng trên mường rất nhiều.
- Hệ thống lưu trử chất thải
Hệ thống lưu trử chất thải phải được thiết kế và xây dựng đúng kỷ thuật và có khoảng cách phù hợp với khu vực dân cư và nơi sinh hoạt của công nhân. Vì quá trình phân huỷ của phân tạo ra các loại khí như CH4, NH3, H2S, CO2, mecaptan, các axit gây mùi khó chịu.
Hiện thì hệ thống lưu trử chất thải (phân) của trang trại được xây cạnh đường ra vào trang trại, gân nơi sinh hoạt của công nhân.
- Hệ thống xử lý chất thải
+ Hiện trạng quản lý chất thải rắn:
Chát thải răn chủ yếu là phân heo tươi trong chuồng và xác gia súc chết các bao bì, ổ lót và vỏ chai thuốc thú y.
+ Phân được công nhân thu hồi hàng ngày và đóng bao, mỗi bao khoảng 20kg để bán cho các hộ trồng trọt chủ yếu là cà phê. Phân này chủ yếu người từ Bảo Lộc – Lâm Đồng xuống mua về bón cho cà phê, mỗi bao khoảng từ 5 – 7 nghàn đồng/một bao tùy thuộc vào mùa, mùa nắng thì đắt hơn. Phân được thu hồi khoảng 70% còn 30% thì theo nước thải xuống hố gas. Tuy phân được thu gom hàng ngày nhưng việc thu gom không triệt để, hơn nữa lượng phân còn lại được cho ra hệ thống thu gom cho xuống hố gas nhưng vì hệ thông mương thu gom hở là chủ yếu phân còn đọng lại trên mương rất nhiều do vậy mà môi trường ở đây rất ô nhiễm nhất là mùi hôi thối và mùi hắc NH3 của nước tiểu heo. Bên cạnh đó phân thu gom lại cũng không được bán đi liền mà lưu trử một tuần hoặc hơn một tuần mới đựơc bán đi, nơi lưu phân lại gần đường đi và nhà ở của công nhân nên rất ô nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động.
+ xác chết gia súc thì hầu như chưa được xử lý, chỉ một phân nhỏ trong đó được dùng nấu thức ăn cho chó, còn lại được đem vứt xuống suối.
+ Các chất thải như ổ lót, bao bì hư, các ống tiêm bằng nhựa thì được được xử lý bằng cách đốt.
+ Hiện trạng quản lý nước thải
Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi chưa xử lý phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, phương thức thu gom và bảo quản chất thải, vệ sinh chuồng trại và mức độ hoàn thiện của hệ thống chăn nuôi. Chất lượng nước thải là một trong những yếu tố quan trong trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm do ngành chăn nuôi để từ đố xây dựng các giải pháp quản lý, xử lý chất thải hợp lý nhằm bảo vệ môi trường.
Hiện tại trang trại nước thải từ việc vệ sinh chuồng trại và nước tiểu heo được thu gom bằng hệ thống mương kín và mương hở rồi cho xuông hố gas, nước sau hố gas được thải trực tiếp ra suối. Nhưng vì hệ thống mương thu gom còn dùng hệ thống mương hở nhiều và làm chưa đúng kỷ thuật, mương kín thì nhiều nơi đã bị xuống cấp do vật liệu đậy trên là lớp gạch mỏng làm từ đất sét không đủ độ bền, nên nhiêu chỗ đã bị sập. Nước thải và phân còn đọng trên mương thu gom rất nhiều.
Nước thải sau khi qua hố gas được thải trực tiếp ra suối, một hố gas đã bị sập, nước thải trực tiếp dẫn ra suối còn hai hố gas thì do thiết kế nằm sâu dưới đất thể tích nhỏ thời gian lưu nước quá ít, thể tích chứa khí ít nên nước thải sau khi qua hai hố gas này ra cũng rất là ô nhiễm. Hố gas được xây bằng gạch và nắp đậy trên là lớp bạt dược làm từ nhựa tổng hợp, khí sinh ra chưa trong túi bạt và được dẫn đến máy phát điện và bếp nấu ăn vì lớp có khả năng nâng lên nên áp suất khí trong túi bạt này khoảng 1,5at nên lượng phân xuống trong hố gas này không thoát ra ngoài được do áp suất thấp không đủ để đẩy nên phải phải thuê máy hút lớp cặn ra chu kỳ mỗi năm hai lần. Lượng ô nhiễm trong nước thải ra từ hố gas này có giảm do lượng phân được giữ lại trong hố gas và thời gian lưu nước dài hơn nhưng vẫn vượt qúa tiêu chuẩn cho phép xả thải ra môi trường và sau đây là kết quả phân tích nước thải đâu ra của hai hệ thống biogas.
Bảng:4.10: Bảng kết quả phân tích nước thải đầu vào và đầu ra của trang trại
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả đầu vào
Kết quả đầu ra
Tiêu chuẩn loại B TCVN 5445 - 1995
Biogas 1
Biogas 2
Biogas 1
Biogas 2
pH
7,8
6,9
8.4
7.5
5.5 - 9
SS
mg/l
856
963
213
635
1,5 – 2,0
COD
mg/l
2430,15
2463
198,72
287,04
100
BOD5
mg/l
1944,12
1970,04
1,580,976
229,635
50
Ptổng
mg/l
253
264
98
114
6
Ntổng
mg/l
365
349
108
169
60
Chú giải: Biogas 1 là nước thải vào và ra hầm biogas 1, Biogas 2 là nước thải vào va ra hầm biogas 2.
+ Khí thải và mùi hôi
Các khí gây mùi trong khu vực trang trại chủ yếu là từ chất thải chăn nuôi, bao gồm H2S, CH4, NH3, và bụi từ hoạt động trộn cám cho heo.
Các khí gây ô nhiễm trong chuồng trại được tạo thành từ quá trình bài tiết của vật nuôi và phân huỷ chất thải chăn nuôi. Nồng độ các khí này cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật nuôi cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Hiện tại thì trang trại chỉ sử dụng các enzim tiêu hóa và các chung vi sinh trộn trong thức ăn giúp quá trình tiểu hóa thức ăn cho heo và hạn chế mùi hôi do sự phân hủy thức ăn gần như hoàn toàn. Ngoài ra việc quản lý và khử mùi từ chuồng trại và từ chất thải nước thải của quá trình chăn nuôi thì vẩn còn chưa được chú trọng. Như đã nói ở trên lượng khí thải ở đây không đáng kể chủ yếu là mùi hôi ở đây rất ô nhiễm do việc quản lý và xử lý chất thải và nước thải chưa được quan tâm và hệ thống xử lý cũng đã xuống cấp rất nhiều.
- Hiện trạng quản lý ô nhiễm môi trường đất
Ở đây môi trường đất hầu như không được quan tâm, các chất thải được thải một cách tự do và vô tư vào môi trường đất, ở nhiều nơi trong trang trại môi trường đất đã trở thành hố chứa phân, đất đã trở nên đen và có mùi hôi thối. Và chính đây là nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
4.3. Đánh giá tác động môi trường
4.3.1: Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường đất
Ở nhiều nơi trong trại môi trường đất đã trở nên ô nhiễm rất nặng do việc xả phân và nước thải lên trên bề mặt đất, nước thải chưa được xử lý ứ đọng nhiều nơi gây ra mùi hôi thối, tạo điều kiện môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
4.3.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước
Nước thải chăn nuôi từ trang trại chưa được xử lý một cách triệt để, hệ thống biogas đã bị xuống cấp trầm trọng cho nên hiệu quả xử lý rất kem, nồng độ chất ô nhiễm sau hầm biogas còn quá cao so với tiêu chuẩn cho phép. Hơn nữa nước thải sau khi qua hầm biogas lại được thải trực tiếp vào suối gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.
4.3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường không khí
Các khí gây ô nhiễm môi trường trong khu vực trang trại chủ yếu là từ chất thải chăn nuôi do việc quản lý và xử lý chất thải không triệt để. Ở trang trại chưa có hệ thống xử lý phân, phân được thu gom lai thành từng bao để bán cho các hộ trồng trọt để bón cho cây trồng, phân được thu gom lại không được vận chuyển đi ngay, chất thải và nước thải còn ư đọng nhiều trên mương rãnh gây ra mùi hôi thối khó chịu do sự phân hủy của các vi sinh vật tạo các khí như H2S, CH4, NH3. Hơn nữa nhà chứa phân lại ở gần khu vực nhà ở của công nhân nên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoe của công nhân.
4.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường
A. Giải pháp kỷ thuật
4.4.1. Giảm thải tại nguồn
Giảm thiểu việc phát thải chất tại nguồn là một việc làm rất có hiệu quả cao trong việc hạn chế khối lượng chất thải thoát ra và hạn chế được nhiều sự tác động nguy hại lên môi trường và có thể kiểm soát được những sự cố môi trường có thể xẩy ra.
Giảm lượng nước thải
Để giảm lượng nước thải và tiết kiệm nước thì công nhân trong trại phải thường xuyên kiểm tra và sữa chữa kịp thời các vòi nước uống tự động khi hư hỏng, khóa chặt van nước khi không dùng đến. Khi làm vệ sinh chuồng trại phải lấy phân và quét trước khi dội nước sàn chuồng. Cần phải kiểm tra duy tu hệ thống cấp nước, tránh hiện tượng rò rỉ.
Giảm nồng độ chất ô nhiễm ngay tại nguồn
+ Để nồng độ chất ô nhiễm tại nguồn thì trang trại phải nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho gia súc như tăng hàm lượng dinh dưỡng thức ăn hạn chế thức ăn thô để hạn chế chất thải.
+ Nâng cấp hệ thống thoát nước để tránh ứ đọng chất thải trên mương rãnh
Nước thải chăn nuôi với nồng độ chất ô nhiễm cao,để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải ở trang trại cần phải hạn chế cả lượng nước thải phát sinh và nồng độ chất ô nhiễm chất ô nhiễm ngay tại nguồn.
- Giảm khối lượng chất thải rắn
Chất thải rắn bao gồm chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất và từ sinh hoạt của công nhân viên trong trại,đáng kể đến là xác súc vật chết, phân heo tươi trong chuồng, thức ăn thừa, rác từ nhà bếp, các phế liệu bao bì, các vật liệu thú y để hạn chế các loại chất thải rắn này nhất là phân heo cần phải cải thiện chất lượng thức ăn cho heo, để đảm bảo cho heo tiêu hoá thức ăn hoàn toàn, hạn chế việc sử dùng bao bì, các vật dụng thú y bằng thuỷ tinh .
- Giảm mùi hôi
Mùi hôi là chất khó xử lý khi nó thoát ra ngoài nền hạn chế mùi hôi tại nguồn là điều hết sức cần thiết. Để hạn chế mùi hôi thì phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại hàng ngày, bãi chứa phân phải đậy kín, các mương thoát nứơc thải và các hố phân phải có nắp đậy.
4.4.2. Thu gom , lưu trử và vận chuyển
Trang trại cần xây dựng hệ thống hệ thống thu gom, lưu trử và xử lý chất thải, nhằm tạo môi trừơng tốt cho con người và vật nuôi, tận dụng sản phẩm sau xử lý vào các mục đích khác.
Việc quản lý và xử lý tốt chất thải chăn nuôi có tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người và gia súc, đồng thời có thể đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho trang trại.
Việc quản lý và xử lý tốt chất thải chăn nuôi có tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người và gia súc, đồng thời có thể đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho trang trại. Quản lý tốt chất thải chăn nuôi là phương pháp kiểm soát ô nhiễm hiệu quả nhất trong chăn nuôi. Việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi nhằm những mục tiêu:
Đảm bảo sức khoẻ vật nuôi trong chuồng trại vệ sinh
Giảm thiểu tác động chuồng trại chăn nuôi đến dân cư.
Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, suy thoái môi trường đất.
Giảm mùi hôi và bụi bên ngoài và bên trong chuồng trại chăn nuôi, hạn chế ruồi và các côn trùng truyền bệnh khác.
Cân bằng giữa mức đầu tư, công lao động và lợi ích thu được từ việc xử lý chất thải.
Ngay khi gia súc bài tiết ra, phân và nước tiểu gia súc bắt đầu gây ô nhiễm do đó có thể giải quyết vấn đề môi trường gây ra do chất thải chăn nuôi, chăn nuôi cần phải quản lý chất thải chặn ngay khi vừa mới được tạo ra. Việc quản lý chất thải chăn nuôi bao gồm: thu gom, vận chuyển, lưu trử, xử lý và sử dụng.
Chất thải chăn nuôi được thu gom để xử lý đạt hiệu quả cao và tận dụng được nguồn chất thải có giá trị. Ngoài ra còn hạn chế mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước và đất. Để thu gom và xử lý chất thải đạt hiệu quả và thu được giá trị về kinh tế trang trại cần phải xây dựng và cải tạo:
Mương dẫn chất thải.
Hố ủ phân, các bệ lắng gạn
Các hầm biogas
Xử lý chất thải chăn nuôi là vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ môi trừơng vốn đã bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Với quy mô của trang trại thì việc thu gom phân riêng, nước thải riêng rồi xử lý là phù hợp.
* Thu gom chất thải
Phân và nước tiểu của vật nuôi cần được thu gom khỏi chuồng trại càng sớm càng tốt, tránh gây bẩn ra xung quanh chuồng trại và gia súc. Tránh các vi sinh vật phân huỷ phân và nước tiểu vật nuôi sinh mùi hôi thối trong chuồng nuôi tạo điều kiện cho ruồi và các côn trùng gây bệnh phát triển.
Công việc thu dọn phân và nước thải phải làm hằng ngày, không được để chúng lưu trử trong khu vực chuồng nuôi. Phải thu phân và chất thải rắn khác trước khi dội chuồng, nhằm hạn chế nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải.
Nhu cầu thoát nước rất quan trọng, cần phải xây dựng mương dẫn nước thải về hệ thống xử lý, tránh để phân, nước chảy tràn trên mặt đất. Hệ thống phải được xây bằng gạch, xi măng, nền rãnh có độ dốc tối thiểu là 2% để nước thải tự di chuyển đến bể gom. Rãnh thoát phải kín, tránh nước thải thấm vào đất đi vào nước ngầm. Mương dẫn nên có độ dốc nhất định (từ 1 – 2%) để tránh lắng đọng nước ở chuồng nuôi, mương dẫn, tạo điêu kiện cho vi sinh vật và côn trùng gây bệnh phát triển.
Phân gia súc cần thu gom trước khi rữa chuồng và tắm cho vật nuôi. Hệ thống biogas cần phải tính toán thiết kế cho phù hợp và với khối lượng nước thải của trang trại.
Việc thu gom này giúp cho việc xử lý chất thải bớt gánh nặng do nồng độ ô nhiễm trong nước thải thấp hơn nhiều so với việc rữa chuồng cùng với phân.
* Lưu trử chất thải
Mục đích là để ổn định thành phần dinh dưỡng trong phân và giảm lượng vi sinh vật truyền bệnh. Cấu trúc thiết bị lưu trử và thời gian lưu trử ảnh hưởng đến sự thay đổi thành phần của phân.
Cho nên cần phải xây dựng hố chứa hoặc bãi chứa phân kín, cách biệt với chuồng trại chăn nuôi và xa nhà ở của công nhân để không ảnh hưởng đến sức khoẻ gia súc và con người.
Phân phải được thu gom hằng ngày, cho vào thiết bị kín và mang đến nơi lưu trử. Tránh lưu trử phân lâu vì sẻ sinh mùi hôi thối khó chịu và tạo điều kiện môi trường cho côn trùng sinh sôi, truyền bệnh cho con người và gia súc.
* Vận chuyển chất thải
Ở trang trại chất thải được vận chuyển đi nơi khác để bón cho cây trồng mà chủ yếu là cây cà phê ở Lâm Đồng – Bảo Lộc. Ngoài ra còn được vận chuyển đi để làm thức ăn cho cá.
Khi vận chuyển phân cần phải có xe và thùng chứa chuyên dùng, không để rơi vãi và bốc mùi hôi thối trên đường vận chuyển. Ngoài ra, ta có thể độn vào phân các chất khác như tro, trấu để tăng độ khô của phân, giúp dễ dàng vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
4.4.3. Xử lý chất thải
Trong chất thải chăn nuôi chứa lượng lớn chất hửu cơ, các chất dinh dưỡng giàu Nitơ và Photpho, các vi sinh vât gây bệnh, cho nên trang trại cần xây dựng hệ thống xử lý đạt hiệu quả để bảo vệ môi trường và tăng thu nhập cho trang trại.
Trang trại có thể xây dựng hệ thống xử lý chất thải:
+ Ủ phân
Nguyên tắc của quá trình sản xuất phân bón từ phân gia súc dựa trên sự phân huỷ chất hửu cơ hay chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong phân, nhờ vi sinh vật có trong thành phần của phân. Tuỳ theo điều kiện môi trường ủ mà các vi sinh vật thích hợp sẻ tham gia quá trình này.
Muốn phân có chất lượng tốt cần phải ủ có quy cách. Nơi ủ phân cần phải có mái che tránh mưa, nắng và cách xa nơi ở của công nhân tránh ảnh hưởng đến chất lượng phân và ô nhiễm môi trường ảnh hưởng con người do nước mưa kéo theo các chất ô nhiễm có trong phân, các mùi hôi phát ra từ phan, cần phải có mương dẫn nước rò rỉ từ hố ủ đến nơi xử lý nước thải.
Nơi ủ phân là môi trường tốt cho ruồi và các vi sinh vật truyền bệnh khác phát triển, nhất là phân ướt, vì vậy phải giữ phân khô. Ngoài ra khi ủ phải phủ trên phân một lớp che phủ như bao bì hư, lá cây, tôt nhất là lớp bùn non để tạo nguồn nhiệt để phân mau hoai, đồng thời tiêu diệt được trứng ruồi hay vi sinh vật gây bệnh. Thường xuyên lấy phân ra khỏi nơi ủ khi phân đã hoai và sử dụng thuốc trừ sâu đúng cách để giảm ruồi và hạn chế lan truyền bệnh. Để tăng hiệu quả của quá trình ủ phân, có thể thêm vào đống ủ các nguyên liệu khác nhau như rơm rạ, cây xanh, tro bếp
Khi ủ phân cần đánh đống trên mặt đất có lát xi măng hoặc xây dựng bằng hố xi măng, không cho chất thải tiếp xúc với môi trường đất sẻ ảnh hưởng đến nước ngầm và đất. Hố ủ có thể xây dựng trên mặt đất hoặc đào sâu dưới đất. khi xây dựng hố ủ dưới đất thì miệng hố ủ phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy tràn vào hố ủ. Tất cả hố ủ phải có nắp đậy kín, tốt nhất lá phủ lớp che phủ hoặc lớp đất phía trên hố trước khi đậy nắp, nhằm tạo điều kiện cho quá trình phân huỷ phân và hạn chế khí độc thoát ra môi trường, ngoài ra tránh sự tiếp xúc chất thải với côn trùng truyền bệnh.
Để đảm bảo an toàn khi xây dựng hố ủ, phải xây dựng hố có thể tích lớn hơn thể tích tính toán nhằm tránh quá tải dẫn đến chất thải rơi vãi ra bên ngoài hoặc phân chưa hoai lại lấy ra để cho phân mới vào. Cần xây dựng hố ủ có hai ngăn để ủ phân được luân phiên và phải có hệ thống dẫn nước đến nơi xử lý.
Để tăng tốc độ xử lý phân và giảm thất thoát chất dinh dưỡng trong quá trình phân huỷ phân thì có thể bổ sung vi khuẩn EM vào phân trước khi ủ. Quy trình ủ phân có hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: vi khuẩn tăng trưởng và phân huỷ phân trong điều kiện thường.
Giai đoạn 2: vi khuẩn phân huỷ phân ở điều kiện nhiệt độ cao (40 – 630C).
Thời gian xử lý cho một mẻ là khoảng 10 ngày và có thể sử dụng khí sinh ra trong quá trình phân hủy để gia nhiệt cho giai đoạn hai.
+ Xử lý bằng hầm hoặc túi biogas
Trang trại cũng có thể xử lý phân bằng hầm phân hủy kỵ khí hay túi sinh học vừa giảm mùi hôi sinh ra trong quá trình phân hủy chất hửu cơ vừa tận dụng được khí đốt
Việc xây dựng hệ thống biogas để xử lý phân gia súc, vừa sử dụng sản phẩm sau biogas để nấu ăn hay phát điện, tiết kiệm được nhiều nhiên liệu và tránh ô nhiễm môi trường.
Để tính toán thể tích bể biogas để sản xuât đủ lượng khí cho nhu cầu sinh hoạt gia đình, có thể dựa trên các thông số sau:
- Nhu cầu khí sinh vật bình quân cho một người sử dụng để nấu ăn và nước uống là 0,4m3/ngày
- Nhu cầu thắp sáng một ngọn đèn tương đương với 1000 ngọn nến là0,1m3/giờ.
- 1m3 nguyên liệu (90% nước, 10% tổng chất rắn) trong bể metan, mỗi ngày có thể sản xuất được 0,4 – 0,5m3 khí.
Từ đó chúng ta tính được thể tích bể biogas cần xây dựng. Đối với trường hợp khí biogas sử dụng không hết, có thể dẫn vào túi nhựa có van khóa lưu giữ để sử dụng khi cần thiết. Chất rắn còn lại sau khi qua biogas sử dụng để bón cho cây trồng hay cho cá ăn trường hợp sử dụng không hết có thể bán cho các hộ gia đình khác.
Tóm lại, việc xây dựng biogas, sử dụng khí sinh học dùng phân ủ để bón cho cây trồng là điều rất cần thiết trong việc giảm thiểu mùi hôi, tránh ô nhiễm môi trường và ngăn ngừa bệnh mà vẩn tận dụng được nguồn chất thải có hiệu quả.
* Xử lý nước thải
Nước thải chăn nuôi bao gồm nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, có thành phân thay đổi tùy thuộc vào phương thức thu gom chất thải, chủng loại gia súc, chế độ dinh dưỡng cho vật nuôi. Trong thành phần nước thải chứa một lượng lớn chất ô nhiễm ở nồng độ cao. Do đó phải xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận để tránh ảnh hưởng đến môi trường. Để xử lý nước thải này trang trại cần sữa chữa và xây mới một số hầm biogas và bể lắng.
- Hầm biogas
Chức năng của hầm biogas là xử lý nước thải bằng việc phân hủy kỵ khí nước thải chăn nuôi bằng một nhóm vi sinh kỵ khí có trong nước thải. Chúng bao gồm một loạt các quá trình phân hủy các chất hửu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn dưới tác dụng của các vi khuẩn kỵ khí. Với hệ thống xử lý này ngoài việc xử lý nước thải, ta có thể thu hồi được các sản phẩm hửu ích như: khí đốt, phân bón, thức ăn cho cá.
Lượng metan có thể thu được từ hệ thống biogas biến động phụ thuộc vào khẩu phân thức ăn, phương thức thu gom, xử lý và thời gian phân hủy của nước thải.
Thành phần hỗn hợp khí sinh ra trong quá trình phân hủy chất hửu cơ của nước thải chăn nuôi trong điều kiện kỵ khí có khoảng 50 – 60% khí mêtan, 40 – 50% khí cabonic, khoảng 1% khí hydrosunfua, ammoniac, một số khí khác ở dạng vết và hơi nước. Sản phẩm của quá trình phân hủy từ hầm biogas có thể sử dụng làm nhiên liệu thay thế gas trong sinh hoạt hàng ngày của gia trang trại hay dùng làm nhiên liệu cho máy phát điện.
Nước thải chăn nuôi
Phân bón
Ủ phân
Cặn lắng
Nguồn tiếp nhận
Bể lắng
Hầm biogas
Khí biogas
Hình 4.3: Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm biogas
Nước thải sau khi qua hầm biogas có thể sử dụng để tưới cây, thải vào hệ thống công cộng, ao hồ, kênh rạch hoặc sông. Tuy nhiên các tiêu chuẩn xả thải phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam 2001, áp dụng cho các nguồn tiếp nhận có chức năng sử dụng khác nhau.
* Xử lý xác súc vật chết
Trang trại cần phải xây dựng hố chôn gia súc chết. Hố chôn phải xa nguồn nước, xa nơi ở của công nhân và có thể xây bằng gach, xi măng tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, cần rắc vôi sống để sát trùng. Đối với những gia súc gia cầm chết do bệnh truyền nhiễm thì phải dùng phương pháp đốt nhằm tiêu diệt mần bệnh, tránh lan truyền sang vật nuôi khác và phải có sự kiểm soát, hướn dẫn của cơ quan thú y địa phương.
* Xử lý các vật liệu bao bì và vật dụng thú y
Lượng chất thải này tuy không nhiều chủ yếu là các bao bì hư hỏng đựng thưc ăn cho và các bao bì, vật dụng thú y nhưng trang trại cũng thu gom lại và dùng phương đốt đối với những bao bì hư , còn các kim tiêm và các vật dụng thú y không đốt được thì cần thu gom lại đưa đi đến nới xử lý chất thải nguy hại để xử lý.
* Xử lý mùi
Hiện trạng môi trường không khí ở trang trại rất ô nhiễm nhất là mùi hôi nên cần phải hạn chế mùi hôi để giúp cho sinh vật phát triển và bảo vệ sức khỏe cho con người, có thể áp dụng các phương pháp dươi đây.
- Nguyên tắc khống chế mùi
Khống chế ô nhiễm mùi trong chăn nuôi là một việc làm phức tạp. Để khống chế chủ yếu dựa theo ba hướng giải quyết:
Ức chế sự hình thành mùi: Sự hình thành phức hợp mùi nói chung là sản phẩm của sự phân hủy sinh học nên các bước để ức chế sự hình thành mùi là ức chế hoạt tính sinh học, giảm độ ẩm là kỷ thuật phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có những cách thức ức chế khác như điều chỉnh nhiệt độ, pH, bổ sung các men vi sinh, các chủng vi sinh vật hay che kín các hầm, khu vực tồn trử chất thải.
Ưùc chế sự lan tỏa mùi vào không khí: Biện pháp đơn giản nhất là để hạn chế sự lan tỏa các phức hợp mùi là che đậy các bồn chứa chất thải, việc này sẻ hạn chế sự trao đổi qua lại các phức hợp mùi giữa bề mặt chất thải và môi trường không khí. Sự trao đổi này sẻ giảm thấp nếu áp dụng theo biện pháp kỷ thuât thay đổi trạng thái hóa học của các phức hợp gây mùi.
Loại bỏ các chất tạo mùi ra khỏi không khí: Thực hiện bằng cách lắp đặt những bình bơm phun có nhiệm vụ lọc các chất tạo mùi.
- Các phương pháp xử lý mùi hôi
Giảm lượng khí tạo mùi tại nguồn thải: Tác động trực tiếp tới quá trình tạo khí, hạn chế đến mức tối đa có thể các khí ô nhiễm thoát ra ngoài.
Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tránh ứ đọng chất thải.
Sử dụng chế phẩm vi sinh trộn vào phân để làm thay đổi quá trình phân hủy phân, không tạo ra các sản phẩm khí có mùi hôi.
Thay đổi khẩu phần thức ăn, giảm lượng prôtêin thô, bổ sung các polysaccharide phi tinh bột và các tác nhân acid hóa chẳng hạn như canxi clorua, canxi benzoate, canxi sulfat (Trương Thanh cảnh và ctv, 1998, 1999), thêm các chế phẩm vi sinh trộn vào thức ăn nhằm làm giảm các chất ô nhiễm gây mùi trong phân, nước tiểu và hô hấp của gia súc.
Để giảm mùi hôi trong chuồng trại chăn nuôi thì nên sửa lại mái chuồng và lắp hệ thống thông gió hay quạt gió để cung cấp đầy đủ lượng không khí cần thiết đảm bảo pha loảng các khí ô nhiễm sinh ra từ quá trình phân hủy phân và nước tiểu trong chuồng nuôi khi chưa được vệ sinh. Tuy nhiên, cần phải có mái che phòng khi mưa gió hay là thời tiết thay đổi đột ngột để luôn giữ ổn đinh không khí trong chuồng trại và không phụ thuộc vào không khí bên ngoài, tránh tác động xấu đến gia súc nuôi, đồng thời có thể tận dụng tối đa khả năng thông gió tự nhiên cho chuồng trại.
+ Hấp thu:
Khí ô nhiễm được lấy ra khỏi chuồng trại gia súc bằng các quạt hút đặt xung quanh chuồng nuôi rồi đưa vào thiết bị hâp thu và khí ô nhiễm sẻ bị dự lại. Thường áp dụng phương pháp đơn giản, ít tốn kém là dùng nước hấp thụ khí gây mùi, nhưng vì khả năng hòa tan các khí cần khử ở điều kiện thường không cao nên hiệu quả thấp. Thay vào đó, có thể sử dụng các dung dịch như natri carbonat, Amoni carbonat, Kali phốt phát để tăng hiệu quả xử lý.
+ Hấp phụ:
Đay là phương pháp đơn giản, thuận tiện và hiệu quả xử lý cao đối với nhiều loại chất tạo mùi khác nhau. Chất hấp phụ thường dùng là than hoạt tính hay một số nguyên liệu khác. Hiệu quả hấp phụ phụ thuộc vào nhiệt độ (không quá 500C), áp suất, lưu tốc của dòng không khí, nồng độ chất ô nhiễm gây mùi và hoạt độ chất hấp phụ. Cần lưu ý là khi chất hấp phụ đã bảo hòa, cần phải thay đổi chất hấp phụ mới hay giải hấp để tái sinh chất hấp phụ.
+ Sinh học:
Sử dụng một số vi sinh vật có khả năng oxy hóa các hợp chất có mùi trong không khí, tạo các sản phẩm không mùi hay có cường độ mui thấp hơn, dễ chịu hơn để làm giảm mức độ khó chịu do các khí mui gây ra
+ Cô lập:
Các hố phân cần có nắp đậy kín nhằm tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển phân hủy chất hửu cơ có trong phân, vừa tránh thất thoát nitơ trong quá trình phan hủy phân, đồng thời không cho các khí có mùi hôi và khí độc thoát ra ngoài môi trường. Bể lắng nước thải cần có nắp đậy kín không cho các khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí phân và nước gia súc bốc lên gây mùi hôi thối. Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi phải đảm bảo vận hành tốt và đủ dụng lượng chứa toàn bộ chất thải từ gia súc nuôi, nhằm đảm bảo xử lý chất thải đạt hiệu quả và triệt để. Các khí ô nhiễm cần được thu gom và xử lý.
Khoảng cách giữa các trại nên có hàng rào hay bờ tường cao để tránh ảnh hưởng mùi hôi và cô lập từng trại. Nên trồng cây xanh tạo bóng mát để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, nhất là đối với khu vực có khí hậu nóng và năng gắt.
+ Pha loảng:
Là phương pháp đơn giản nhất để giảm mùi hôi trong chuồng trại gia súc. Các khí gây mùi được pha loảng với không khí đến nồng độ dưới ngưỡng cảm nhận sẻ không còn gây cảm giác khó chịu cho người và gia súc. Phương pháp này có thể thực hiện tự nhiên ( thông gió tự nhiên) hoặc cưỡng bức (dùng quạt).
Tuy nhiên trong điều kiện trước mắt để giảm mùi hôi có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau.
Chuồng trại phải thông thoáng, khô ráo tạo sự thay đổi không khí bên ngoài và trong chuồng nuôi tốt. Tránh ẩm thấp, nước, chất thải, thức ăn thừa ứ đọng trong chuồng nuôi và xung quanh, sinh ra các loại khí độc.
Chất thải phải được thu gom hàng ngày.
Hệ thống thu gom, mương dẫn, bể lưu trử và ủ phân phải kín.
Trồng cây xanh xung quanh khu vực chuông nuôi.
Sử dụng thưc ăn sạch là loại thưc ăn có thể hạn chế việc tạo ra chất thải có thành phần dễ phân hủy, sinh ra khí độc hại cho môi trường. Một số công ty thức ăn gia súc hiện nay đã có sản xuất và bán thức ăn sạch trên thị trường.
Cách ly chuồng nuôi với khu vực nhà ở, tránh ảnh hưởng mùi hôi đến con người.
4.4.4. Tái sử dụng
Đây là giải pháp kinh tế nhất, vừa đảm bảo an toàn cho môi trường lại thu được lợi ích từ hệ thống xử lý chất thải, tăng doanh thu cho trại.
Trên thực tế trại heo Văn Lợi đã tận dụng được một số phế phẩm như phân tươi, bao bì đựng cám ...
Nhưng lại chưa tân dụng hết lượng chất thải này còn phân lớn phân gia súc đi vào hệ thống xử lý chất thải, lắng đọng, tích tụ trên mương dẫn. Cho nên để cải thiện môi trường chuồng trại và tận dụng lượng phân này, trại nên đinh kỳ vớt các phân đọng trên mương dẫn. Bên cạnh đó, thành phân rắn trong hầm ủ khí sinh học biogas là nguồn phân bón giàu giá trị dinh dưỡng, lại rất an toàn do tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn gây bệnh và nếu lượng cặn này cứ tích tụ lâu ngày sẻ hạn chế hiệu quả xử lý của hầm biogas. Vậy cần thiết phải bơm phần bùn này để tái sử dụng.
Khí sinh học thù được từ hầm biogas nên được thu lại và tận dụng làm nguồn nguyên liệu để dùng trong sinh hoạt gia đình
Nước thải sau biogas có thể dùng để tưới cho cây trồng.
B. Giải pháp quản lý
4.4.5. Quy hoạch và bố trí chuồng trại
* Hệ thống chuồng trại
Ngoài chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến chế độ chăn nuôi gia súc mà còn có các yếu tố như chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi, vì thế cần phải giảm đến mức thấp nhất các tác động bất lợi của chuồng nuôi đến môi trường, nhằm bảo đảm sức khỏe và giúp cơ thể vật nuôi sử dụng chất dinh dưỡng đến mức tối đa cho tăng trưởng và sinh sản, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của chăn nuôi lên môi trường sống của con người.
Vì thế cần phải tuân thủ các nguyên tắc một số nguyên tắc trong thiết kế chuồng trại sau:
- Đối với các trại chăn nuôi heo phải tuân theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 3772 – 83 và các quy định của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Kích thước chuồng trại phải đúng với tiêu chuẩn quy định trong ngành chăn nuôi.
- Có đầy đủ các khu vực sau: chuồng nuôi, hệ thống thu gom, lưu trử và xử lý chất thải.
- Hệ thống thu gom, lưu trử và xử lý chất thải phải đạt yêu cầu vệ sinh môi trường.
- Mật độ xây dựng không được quá 55%
* Lựa chọn địa điểm
Để đảm bảo môi trường sống cho vật nuôi cũng như khu dân cư xung quanh, khi chọn địa điểm xây dựng chuồng trại cần chú ý các yếu tố như:
Địa điểm chăn nuôi phải năm trong quy hoạch khu vực chăn nuôi.
Chuồng nuôi phải xa nơi khu dân cư; chuồng nuôi đặt ở cuối hướng gió chính để tránh phát tán mùi hôi sang các hộ dân cư xung quanh; hướng chuồng nên chọn hướng có ánh nắng buổi sáng chiếu vào nhằm diệt vi khuẩn, chống ẩm mốc và tránh mưa, gió tạt vào,
Khi xây dựng chuồng trại cần phải chọn nơi có thể thoát nước thải được xử lý dễ dàng, không ứ đọng gây ô nhiễm môi trường, có diện tích dành cho việc xử lý nước thải trước khí thải ra môi trường.
* Yêu cầu xây dựng chuồng nuôi
- Khoảng cách từ chuồng nuôi đến các khu vực xung quanh
Trong hoạt động chăn nuôi quá trình hô hấp của động vật, phân hủy của chất thải sẻ sinh ra một số khí độc hại và gây mùi, ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Do đó, khi xây dựng chuồng trại cần phải có một khoảng cách từ chuồng đến khu nhà ở thích hợp để đảm bảo sức khỏe cho con người.
Từ kết quả đo đạc chất lượng không khí, đối với những hộ có hệ thống lưu trử phân kín, thì khoảng cách tối thiểu từ chuồng nuôi, hố chứa phân đến nhà ở tối thiểu được đề nghị như sau:
Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình: 5m
Cơ sở chăn nuôi thương phẩm quy mô nhỏ: 10m
Cơ sở chăn nuôi thương phẩm quy mô vừa: 15m
Cơ sở chăn nuôi thương phẩm quy mô lớn: 20m
- Còn đối với trang trại Văn Lợi có quy mô vừa nên phải dịch chuyển các nhà ở của công nhân cách chuồng nuôi và hố chứa phân là 15m.
Để tránh ô nhiễm nước ngầm do chăn nuôi thì hệ thống thoát nước và xử lý nước phải được xây dựng bằng xi măng (kể cả nền) và có khoảng cách tối thiểu đến giếng ngầm là 5m.
+ Diện tích
Để cho gia súc, gia cầm phát triển tốt, ngoài thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển thì diện tích chuồng nuôi cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và bài tiết chất thải của vật nuôi. Diện tích chuồng nuôi phụ thuộc vào từng loại gia súc, giai đoạn sinh trưởng và mục đích sản xuất vật nuôi hay giống vật nuôi. Khi xây dựng chuồng gia súc, gia cầm phải theo quy định xây dựng chuồng trại của ngành chăn nuôi cụ thể như sau:
Khu vực xây dựng chuồng trại phải có đủ diện tích cho các hoạt động chăn nuôi bao gồm khu sản xuất, khu cách ly, khu chế biến phân và xử lý nước thải theo TCVN 3722 – 83 cho trại nuôi heo kể cả diện tích và mật độ xây dựng và đáp ứng cho cả khả năng mở rộng quy mô sau này nếu cần thiết.
+ Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Tiểu khí hậu chuồng nuôi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp, bài tiết của gia súc. Đặc biệt là quá trình phân hủy chất thải, thức ăn thừa. Ví dụ, nhiệt độ càng tăng thì khả năng phân hủy chất thải càng tăng, tạo ra nhiều chất độc hại cho vật nuôi và con người.
Nên cần phải chú ý đến thông gió tốt, sử dụng các vật liêu xây dựng chuồng nuôi có khả năng cách nhiệt, xung quanh chuồng phải trồng cây xanh chuồng khô ráo tránh nước đọng làm tăng độ ẩm chuồng nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và truyền bệnh.
+ Nhiệt độ chuồng nuôi
Tùy tuổi trưởng thành của vật nuôi mà có nhiệt độ thích hợp khác nhau. Nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, tốc độ gió, độ ẩm, kết cấu nền, mái chuồng hay chất lót chuồng. Nhiệt độ chuồng nuôi cao tăng khả năng hô hấp và phân hủy chất thải, thức ăn thừa còn lại trong chuồng.
Trang trại có thể áp dụng các biện pháp giảm nhiệt độ như: chọn vật liệu làm mái chuồng cách nhiệt, trồng cây xanh xung quanh khu vực chăn nuôi. Tránh ánh nắng buổi chiều trực tiếp vào, áp dụng thông gió tự nhiên hoăc cưởng bức, đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi không quá 300C.
+ Kết cấu chuồng trại
- Nên chuồng
Yêu cầu nền chuồng nuôi phải chắc chắn, không trơn trựơt, không lún cũng không quá nhám để tránh đau chân cho gia súc.
Nền chuông phải có độ dốc theo quy định của TCVN 3722 – 83 cho trại chăn nuôi heo. Cụ thể độ dốc ngang 0,01 – 0,02, độ dốc dọc 0,007 – 0,01 nhằm mục đích không để ứ đọng chất thải trên nền, dễ thu gom, dễ tẩy rữa và lau khô. Cấu tạo nền chuồng phải tuỳ thuộc vào tuổi trưởng thành của vật nuôi và điều kiện bên ngoài. Đặc biệt, khi xây dựng nền chuồng phải có độ dốc nhất định để dễ dàng thu gom chất thải.
Sử dụng vật liệu làm nền có khả năng truyền nhiệt thấp, tốt nhất là nền chuồng bằng vật liệu xi măng. Để thu gom chất thải được thuận lợi và tạo môi trường sạch sẽ cho vật nuôi, nền chuồng xây dựng bằng xi măng kết hợp với sàn, phần bằng xi măng cho vật nuôi nghỉ ngơi, phần sàn để vật nuôi bài tiết chất thải (diện tích phần sàn chiếm 25% tổng diện tích nên chuồng). những chất thải được động vật bài tiết hay thức ăn rơi vãi được thu gom và đưa đến nơi lưu chứa chất thải. Ưu điểm của chuồng dạng này là phân và nước tiểu không tích tụ trên mặt nền, gia súc không ăn lại phân nhiễm ký sinh trùng.
- Mái chuồng
Mái chuồng dùng để che nắng, mưa, giữ nhiệt độ trong chuồng được điều hoà đồng thời tạo điều kiện thông thoáng khí trong chuồng. Nên sử dụng mái có khả năng cách nhiệt tốt và có hệ thống thông gió để đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ trong chuông nuôi thích hợp cho gia súc và tạo môi trường thông thoáng nhằm giảm khả năng phân huỷ các chất thải do vi sinh vật.
- Vách chuồng
Vách chuồng có tác dụng chống gió lùa vào, mưa hắt, nắng chiều vào. Tuy nhiên, độ cao và vật liệu của vách ảnh hưởng đến tốc độ thông khí, khả năng truyền nhiệt và bảo vệ sự vung vãi các chất thải ra ngoài chuồng khi vệ sinh. Nên vách chuồng cần phải chắc chắn, đảm bảo khả năng trao đổi không khí bên trong và bên ngoài chuồng tốt, tạo điều kiện giảm nồng độ chất ô nhiễm chuồng nuôi.
4.4.6. Khống chế dịch bệnh lan truyền
Để khống chế dịch bệnh lan truyền thì các chuồng trại phải được cách ly nhau tránh phân vung vãi qua các chuồng khác trong khi vệ sinh chuồng
- Các thiết bị, các đồ dùng phải dùng riêng biệt ở từng chuồng nuôi
- Khi sang các chuồng trại nào thì phải sử dụng vật dụng của chuồng trại đó.
4.4.7. Tăng cường giám sát môi trường
Cần phải thường tăng cường kiểm tra giám sát tình hình môi trường của trang trại, kiểm tra chất lượng các chất thải và hoạt động của các hệ thống xử lý chất thải để đảm bảo chất lượng môi trường và đồng thời để sữa chữa kịp thời các thiết bị trong trang trại khi có hiện tượng hư hỏng trong quá trình sản xuất.
Tăng cường về giáo dục nhân thức môi trường
Cần phải tăng cường giáo dục nhân thức môi trường cho trang trại nhất là công nhân. Việc giao dục nhân thức hết sức quan trong trong việc bảo vệ môi trường không những cho trang mà còn bảo vệ môi trường cho cả toàn xã hội.
Vì thế cần phải giao dục luật môi trường, các quy định, tiêu chuẩn môi trường cho các công nhân viên trong trại
Phổ biến các kiến thức về vệ sinh môi trường chăn nuôi cho công nhân viên.
Phải có chế độ khen thưởng và xử phạt đôi với các công nhân viên tuân thủ hay không tuân thủ các quy định về môi trường.
C. MÔ HÌNH VAC
Bên cạnh các biện pháp xử lý trên, mô hình VAC nhằm quản lý chất thải trong chăn nuôi, phù hợp với các hộ nông dân ở các huyện ngoại thành, hay ở những nơi có điều kiên đất đai đựơc đề nghị theo hình.
Vườn cây
Biogas
Aùo cá
Chăn nuôi
Con
người
Phân bón
Thực phẩm
Thức ăn
Chất thải
Thực phẩm
Khí đốt
Nước tưới
Thực phẩm
Thức ăn
Nước tưới
Thức ăn
Thức ăn
Khí đốt
Hình 2.7: Mô hình VAC
Đối với hệ thống VAC, thì chất thải của thành phần này lại chính là đầu vào của thành phần kia nếu biết sử dụng hợp lý. Đặc biệt là trong mô hình VAC ngoài việc sản xuất thu lợi nhuận nó còn có tác dụng cải thiện khí hậu, chất thải được xoay tròn không cho thoát ra ngoài môi trường nếu quản lý tốt, chính vì vậy giảm đáng kể tác động đến môi trường.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Với xú hướng sản xuất chăn nuôi ngày càng được mở rộng với quy mô ngày càng lớn, đi kèm đó là những vấn đề về môi trường của chăn nuôi cần phải được chú trọng quan tâm. Qua khảo sản và nghiên cứu thì phần lớn các trang trang chăn nuôi đều chưa có hệ thống xử lý chất thải vì thế môi trường ở những nơi này rất ô nhiễm và còn làm lan truyền đi những vùng lân cận dọc theo dòng nước do việc thải bỏ chưa có trách nhiễm các chất thải của các trang trại vào dòng nước.
Tại trang trại chăn nuôi Văn Lợi xã Gia Tân 2 – huyện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai cũng vậy, vấn đề môi trường ở đây chưa được quan tâm nhiều chưa có hệ thống xử lý chất thải nào ngoài ba hố gas, nhưng do thiết kế chưa đúng kỷ thuật và hệ thống cũng đã xuống cấp trầm trọng nên nước thải sau khi qua hố gas còn quá ô nhiễm và được thải trực tiếp vào suối.
Phân được thu gom để bán cho các hộ trồng trọt, nhưng vì thu gom chưa được vận chuyển đi liền mà phải lưu lại sau hơn một tuần mới có các thương gia chủ yếu người từ Lâm Đồng xuống mua về bón cho cà phê, nhưng vì chưa có nơi lưu phân thích hợp nên gây ô nhiễm môi trường rất lơn, nhất là mùi hôi thối.
Xác chết các gia súc cũng chưa được xử lý chủ yếu là vứt xuống suối cho trôi đi nơi khác chỉ một ít con là nấu cho cho.
Hệ thống thu gom nước thải còn thô sơ, hệ thống mương thu gom phần lớn là chưa cho nắp đậy, phân và nước thải còn ứ đọng trên mương.
Chưa có biện pháp xử lý mùi hôi chuồng trại, chưa có hệ thống thông gió thích hợp cho chuồng heo.Có nhiều nơi trong trại còn ứ đọng chất thải, chủ yếu là phân và nước thải gây ô nhiễm môi trương đất và có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước ngầm.
Kiến nghị
- Các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan môi trường cần phải có các biện pháp giáo dục nhân thức môi trường cho các trang trại chăn nuôi nói chung và trang trại chăn nuôi Văn lợi nói riêng. Đồng thời phải thương xuyên đo đạc, kiểm tra việc quản lý môi trường ở các trang trại.
- Hộ trợ các kỷ thuật về quản lý môi trường cho các trang trại
- Về trang trại cần sữa chựa và xây mới các hố gas đúng kỷ thuật.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sau khi qua hố gas trước khi thải ra môi trường.
- Cần phải cải tạo lại hệ thống mương thu gom nước thải để tránh tình trạng nước thải và phân ứ đọng trên mương, gây ra mui hôi gây ô nhiễm môi trường.
- Cần phải xây dựng hố chôn gia súc chết hợp vệ sinh.
- Trại nên áp dụng các giải pháp giảm mùi hôi chuồng nuôi như dùng các chế phẩm ( EM, Komix USM, De – Odorase ) giảm mùi hôi phát sinh ngay tại nguồn giúp bảo vệ sức khoẻ công nhân và gia súc.
- Cần phải xây dựng nhà chứa phân có khoảng cách an toàn và hợp vệ sinh trước khi phân được đem bán.
- Trang trại hiện còn đất trống nhiều nên trồng một số cây ăn quả vừa tăng thu nhập vừa có khả năng cải tạo môi trường trang trại.
- Cần phải di chuyển các nhà nghỉ của công nhân cách xa chuồng heo để đảm bảo sức khoẻ của công nhân.