Đồ án Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng giải pháp bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên cho tổ hợp du lịch sinh thái ở Gia Lai

- Cần xây dựng chiến lượt du lịch sinh thái và thành lập ban quản lý DLST cho Tỉnh để đảm bảo sự phát triển DLST theo định hướng “phát triển bền vững”. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường. - Trong yếu tố môi trường cần coi trọng việc giữ gìn, khôi phục cảnh hoang sơ, tự nhiên và khắc phục có hiệu quả những vấn đề ô nhiễm sinh ra trong hoạt động du lịch. Thực hiện tốt hơn những việc thu gom và xử lý CTR, xử lý nước thải sinh hoạt- dịch vụ. Thực hiện tốt biện pháp vệ sinh an toàn và phòng chống các sự cố môi trường, quan trắc môi trường định kỳ dưới sự giám sát của sở TNMT. - Tích cực tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bố trí đội ngũ cán bộ chuyên trách và phân công cán bộ phụ trách về môi trường cho từng điểm du lịch. Đồng thời phải thực thi nghiêm ngặt quy chế bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên cho từng điểm du lịch. - Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và có tính đa ngành. Do đó, phải có sự liên kết, thống nhất, đồng bộ trong quản lý và trách nhiệm của cộng đồng, cùng góp phần xây dựng sản phẩm của tỉnh ngày càng phong phú đa dạng hấp dẫn du khách du lịch. Bên cạnh đó, các ban ngành cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển. - Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch, chất lượng dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu thốn. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn đầu tư, chưa khai thác và huy động vốn đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, cần hợp tác với các ngành có liên quan theo quan điểm cùng hỗ trợ mở rộng thị trường theo hướng pháp triển các KDL còn đang ở dạng tiềm năng chưa khai thác.

doc97 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng giải pháp bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên cho tổ hợp du lịch sinh thái ở Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng chiêng ở đây vẫn còn nguyên vẹn biểu hiện nỗi niềm tự sự, ai oán, uy thiêng như nối kết giữa thần linh và thực tại. Tiếng chiêng đi cùng với phong tục, tập quán vẫn còn nguyên thủy trong một không gian hiện hữu không bị pha trộn bởi nghệ thuật, kịch bản hay sàn diễn nào. Chính vì vậy, để nếm trải đến tận cùng tinh hoa của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, không gì bằng vào một ngày hay một đêm tình cờ đi ngang qua một lễ bỏ mã, một lễ mừng lúa mới... Chúng ta mới biết hết ý nghĩa của nó. Lễ hội Đâm Trâu Đồng bào Jrai và Bahnar thường tổ chức ngày hội đâm trâu trong khoảng thời gian từ đầu tháng 12 năm trước cho đến tháng 3 âm lịch năm sau. Người Bahnar tổ chức trong vòng 3 ngày, người Jrai tổ chức trong một ngày rưỡi. Lễ hội đâm trâu được tổ chức vào dịp mừng chiến thắng, mừng thắng lợi của cộng đồng, khánh thành nhà rông, lễ cầu an, lễ xóa dấu, điềm gỡ cho cả buôn làng, tạ ơn thần. Lễ này tổ chức tại nhà rông của buôn làng, do già làng chủ trì. Người ta chuẩn bị Trâu, rượi, heo, gà... do sự đóng góp chung của buôn dân làng. Dân làng chặt 4 cây to bằng bắp chân, đem về và khắc lên đó những hoa văn rất đẹp làm thành những cây nêu, 4 ngọn lồ ô làm thành 4 cây tour, 1 cây gưng (cây gạo) cao khoảng 3m dùng để buộc Trâu và được chôn thật chắt, 1 cây gạo to bằng cổ tay (cành gạo này được trồng bên cạnh cây nêu mà sau này lớn lên chính là cây gạo trước nhà rông của làng). Nghi lễ đâm trâu thường diễn ra trong 3 ngày và bắt đầu khoảng 3 giờ chiều ngày thứ nhất. Nghi thức đâm trâu được tiến hành vào bình minh ngày thứ hai. Tiếng trống, chiên, cồng vừa dứt, những thanh niên khỏe mạnh đầu chiết khăn đỏ, tay cầm gươm, khiêng sáng loáng biểu diễn cảnh vờn trâu và cảnh tráng sĩ trong trận. Sau cuộc nhảy múa là màng đâm trâu, thanh niên nào chỉ đâm một nhác mà trâu chết thì được mọi người khen. Người thanh niên vạn vỡ khỏe mạnh lách lưỡi mác vào nách con trâu. Trâu vùng vằn vài vòng quanh cây nêu rồi ngã khụy xuống đất. Sau khi con trâu đâm gục xuống đất, họ làm thịt chia cho dân làng, một phần thịt được giành để uống rượu chung tại nhà rông. Đến sáng ngày thứ 3 dân làng tổ chức lễ rước đầu trâu lên nhà rông. Đầu trâu được họ pha ra làm nhiều món ăn, sừng trâu giữ lại giắt lên vách nhà rông. Chỉnh chiên trống lớn lại nổi lên,cuộc uống rượu tiếp tục cho đến khuya thì kết thúc. Lễ bỏ mã(lễ bơ thi) Hàng năm khi mùa mưa vừa chấm dứt (tháng 11 đến hết tháng 4 dương lịch), khi mùa màng đã thu hoạch xong. Cả người bahnar và Jarai để có một từ chung để gọi Lễ Bỏ Mã hay là Bơ Thi. Lễ Bỏ Mã là lễ hội lớn nhất, dài ngày và đông vui nhất của dân cư bản địa Gia Lai, từ 3 đến 6 ngày. Theo quan niệm của dân cư bản địa Gia Lai, người sống đều có hồn, khi người chết hồn biến thành ma. Hàng ngày người thân của người chết phải đem cơm đến nhà mồ, quét dọn nhà mồ. Chỉ sau khi làm lễ bỏ mã người chết mới đi về thế giới tổ tiên, chấm dứt mọi ràng buộc giữa người sống và người chết. Lễ Bỏ Mã gồm 3 bước sau :Lễ dựng lại nhà mồ. Lễ bỏ và lễ giải phóng. Lễ bỏ Mã thường diễn ra buổi chiều, bắt đầu một cuộc trình diễn lớn quanh nhà mồ. Sau khi già làng làm lễ cúng xong, thân nhân của người quá cố vào nhà mồ khóc than lần cuối với người đã chết. Tiếng cồng chiêng, tiếng trống nổi dậy, đoàn người đánh khiêng và đánh trống, người đánh cồng chiêng, người đeo mặt nạ, người trình diễn những con rối, phụ nữ thì múa, họ đi vòng quanh nhà mồ biểu diễn những động tác của mình theo tiếng nhạc. Trang phục những người tham gia phải rất trang nghiêm và sặc sỡ. Sau khi làm lễ giải phóng , người sống không còn một ràng buộc gì với người đã chết. Họ có thể đi lấy vợ, lấy chồng, có thể được dự những cuộc vui của dân làng. Đến đây lễ hội Bỏ Mã chấm dứt, ngôi nhà mồ cũng bị bỏ luôn. Kiến trúc nhà rông Nhà Rông được xây dựng rất lớn, bề thế, được trang trí rất đẹp là nơi gặp gỡ bàn bạc của các đại diện gia đình (đàn ông) với Già Làng để giải quyết những công việc liên quan đến mọi thành viên trong buôn làng, là nơi tổ chức các lễ (lễ đâm trâu, lễ bỏ mã, lễ chiến thắng...) Nhà rông được làm bằng những thứ gỗ tốt, nhất là các cột chân chôn lâu năm dưới đất mà không bị ải mục như gỗ trắc, gụ, mật, dẻ, giổi xanh...Ngoài ra còn cùng các loại tre, lồ ô, nứa, mây, song, cỏ tranh... Nhà rông là một công trình kiến trúc khá đồ sộ so với nhà ở của đồng bào Tây Nguyên. Tuy nhiên mỗi địa phương, mỗi dân tộc có kiểu nhà rông riêng, phong cách kiến trúc, trang trí hoa văn cũng có sự khác biệt. Chẳng hạng đối với nhà rông của người Bahnar dù bộ nóc của nó rất cao nhưng chiều ngang của nó tương đối rộng, góc của mái tâm giác đầu hồi lớn nên làm giảm thế vươn lên của nó. Còn đối với nhà rông của người Jarai có chiều hướng thu chiều dài lại để nâng cao lên, với quy cách đó làm cho nhà rông Jarai thêm bề thế, hoành tráng hơn. Để tìm hiểu cặn kẽ về từng nét riêng biệt đặc sắc của kiến trúc nhà rông cũng như nghệ thuật trang trí hoa văn, du khách cũng có thể tham quan thực tế mới hiểu hết được giá trị. Tượng nhà mồ Lên Tây Nguyên đến các làng của người Bahnar, Jarai đến những khu nghĩa địa chúng ta như lạc vào cả rừng tượng gỗ, có những ngôi mộ mới thì tượng vẫn còn nguyên vẹn nhưng có những ngôi mộ cũ thì tượng nhà mồ đã bị bỏ ngổn ngang và biến thành rừng. Đó là hình ảnh của nhà mồ của người dân bản địa Gia Lai. Nhà mồ được dựng lên cho người chết, để hàng ngày người thân của người chết đem cơm nước đến và quét dọn nhà mồ như khi còn sống. Tượng nhà mồ chỉ xuất hiện khi họ tổ chức lễ bỏ mã cho người chết. Tại lễ bỏ mã người ta khắc tượng, cột tượng trang trí xung quanh nhà mồ. Tượng nhà mồ là hình ảnh hiện thực trong cuộc sống của người dân thiểu số mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy. Tượng người đánh cồng, người đánh trống, mẹ bồng con, người đi lấy nước... sau khi lễ bỏ mã kết thúc, nhà mồ cũng bỏ theo sự tàn phá của thiên nhiên. Làng nghề thổ cẩm, đan lát Làng nghề thổ cẩm hiện nay còn duy trì ở xã Glar, huyện Đắck Đoa, hầu hết dân trong làng đều dệt thổ cẩm. đến đây du khách có thể tìm hiểu về kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống. Nghề dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của cư dân tại chỗ Gia Lai. người ta trồng bông, lanh, gai để xe sợi dệt vải. Công cụ chế biến sợi cũng rất thô sơ, như chiếc cán bông, bật bông, sa quay sợi. Khác với nhiều vùng ở đây người ta nhuộm sợi trước khi dệt. Khung dệt ở đây khá đơn giản, chỉ có một cái go dài khoảng 1.2m dùng để luồn sợi dọc và dập sợi ngang. Khi dệt người phụ nữ ngồi trên nền đất hai chân duỗi thẳng, đạp lên một thanh gỗ nằm ngang để căng mặt sơi khung dệt, tay dập go tay luồn thoi sợi... Bên cạnh đó nghề đan lát cũng rất phổ biến ở các bản làng, những sản phẩm rất sắc sảo từ mây, tre do chính bàn tay của người dân ở đây làm nên đã trở thành những món quà lưu niệm không thể thiếu khi đến cao nguyên Gia Lai. Đặc sản địa phương Rượu cần Đây là đặc sản rất riêng của vùng Tây Nguyên, rượu cần được làm từ men ủ với cơm, ngô, sắn nấu chín đựng trong ghè sành, trên phủ lá chuối khô nén chặt. độ 4-5 ngày rượu cần ngấm men, khi uống cho thêm nước lọc vào. Rượu cần có nồng độ nhẹ, có vị chua chua, ngọt ngọt, người ta uống rượu bằng cần có lẽ chính vì thế mà nó được gọi tên là rượu cần. trong dịp tết, lễ hội của người ta thường uống rượu để chúc mừng sức khỏe, mừng mưa thuận gió hòa... Cơm lam Nguyên liệu nấu cơm lam từ gạo nếp, cách chế biến cũng khá đặc biệt, gạo nếp được cho vào ống nứa nướng chín trên ngọn lửa đỏ. Cơm lam nóng, thơm ăn với thịt gà rừng nướng mặn, ngon ngọt cùng với một ít vị nồâng của rượu cần thì- Ôi tuyệt vời! Cà phê Người dân Cao Nguyên đã thành thói quen mỗi sáng với tách caphe đậm đặc, vừa nóng vừa thơm, vị đắng ở đầu lưỡi tan dần thành vị ngọt đắng, đó là cảm giác của người phố núi. Hãy đến với Gia Lai bạn sẽ được tham quan những nông trại caphe bạt ngàn, thưởng thức hương vị caphe địa phương, chắc chăn sẽ làm cho bạn ngỡ ngàng. Mật ong Thiên nhiên đã ban tặng cho Gia Lai một vùng đất màu mỡ mà bất kỳ loại cây nào nơi đây cũng xanh tốt xum sê. Mỗi mùa caphe nở đã thu hút đàn đàn ong tìm đến hút mật. Mật ong ở Gia Lai có vị ngọt thanh màu vàng sậm, người ta thường dùng mật ong như một vị thuốc trong đông y. Công viên vui chơi giải trí Công viên Diên Hồng Nằm ở phía Tây – Nam trung tâm thành phố, cách trung tâm thương mại pleiku 1km, được xây dựng vào năm 1994, với diện tích 12.3 ha, trong đó diện tích thoáng của hồ nước gần 2 ha, mặc dù lưu lượng nhỏ, song nước trong hồ về mùa mưa cũng như về mùa khô vẫn luôn đầy. công viên gồm các khu vực : khu nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí như câu cá, cano, đạp vịt, khu vườn hoa, cây cảnh, chuồng thú, khu chòi nghỉ và lữ quán ven hồ. Đến đây du khách được thư giản trong một không gian thu nhỏ của đồi thông reo Đà Lạt và còn thưởng thức các đặc sản tại nhà hàng Suối Nguồn, chắc chắn sẽ đem lại sự hài lòng cho du khách. Công viên Đồng Xanh Thuộc xã An Phú, nằm trên quốc lộ 19 cách trung tâm thành phố 10km về phía Đông. Công viên nằm bên cạnh cánh đồng lúa xanh ngát đặc biệt trên cao nguyên Pleiku. Với diện tích 14 ha, công viên được đầu tư khá nhiều hạng mục vui chơi giải trí : vườn thú, du thuyền, đạp vịt, công viên nước, câu cá thư giản: khu mô hình về kiến trúc nhà rông, nhà sàn tượng nhà mồ truyền thống của người thiểu số Bahnar, Jarai... và đặc biệt ở đây đã sưu tầm được cây cổ thụ hóa thạch cách đây hơn một triệu năm. Sau khi tham gia vào những hoạt động giải trí, du khách sẽ được thưởng thức những món ngon đặc sản của cao nguyên tại nhà hàng trong công viên và sẽ không quên mùi vị của cơm lam và rượu cần. Khu vui chơi giải trí Đại Vinh Gia Trang Ở đường Vạn Kiếp, Phường Thống Nhất, được thành lập từ năm 2002, trên diện tích khoảng 3 ha, gần trung tâm thành phố Pleiku. Không gian thoáng mát với nhiều loại hình giải trí : câu cá thư giản, du thuyền quanh hồ Thiên Cảnh, các trò chơi phục vụ thiếu nhi... và đặc biệt là Nhà Hàng Đặc sản với các món ngon của núi rừng Tây Nguyên, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Khu du lịch sinh thái và lễ hội Về Nguồn Khu du lịch vừa hoàn thành năm 2006, với diện tích 15 ha. Đặc biệt không gian khu du lịch thoáng mát, yên tĩnh, phong cảnh đẹp là nơi thư giản cuối tuần cho du khách. Khu du lịch được hân hạnh được đón tiếp quý khách với các dịch vụ hấp dẫn : dã ngoại, cắm trại, họp mặt bạn bè, bơi lội, thư giản câu cá, khu tổ chức lể hội, vườn cây ăn trái phục vụ tại chỗ. Khách sạn tiện nghi, nhà nghỉ làng quê Việt Nam yên tĩnh, thoáng mát, hai khách sạn sang trọng với sức chứa 2.000 khách, phòng ăn theo kiến trúc tây nguyên, món ăn kiểu Thái Lan và đặc sản quê hương. Phòng hội nghị với sức chứa 1000 khách. Công viên Lý Tự Trọng 26 B Trần Hưng Đạo, nằm ngay trung tâm thành phố với diện tích 6 ha, được triển khai xây dựng từ năm 1998, Công viên Lý Tự Trọng là một công trình công cộng, là không gian thư giãn cho người dân thành phố sau một ngày làm việc mệt nhọc. Người dân thành phố thường đến đây bách bộ quanh công viên vừa thư giãn vừa tập thể dục. Tại đây có một khoảng không gian khoáng đãng, nhiều cây xanh không khí trong lành. Đặc biệt có hồ bơi, đã thu hút lớp trẻ trong môn thể thao bơi lội rất bổ ích cho sức khỏe, là nơi để cho các vận động viên tập luyện. 3.4.4 Các tuyến du lịch chính Tuyến 1: Chư Pah- TP. Pleiku- Chư Sê Nằm trên trục quốc lộ 14, tài nguyên DLST tiêu biểu là Biển Hồ Tơ Nưng và Hồ Ia ly. Dọc theo tuyến này còn được bổ xung bởi một số tài nguyên tự nhiên và nhân văn như: Thác Công Chúa, thác Lệ Kim, Sông Pô Cô, thác Phú Cường, thác Ia Nhí, thác Lồ Ô, kiến trúc nhà Rông, nhà Mồ, văn hóa Cồng Chiêng, làng nghề truyền thống ở làng Bahnar, Jrai Các loại hình DLST có thể tổ chức được bao gồm: Du lịch tham quan, nghiên cứu rừng và các hệ sinh thái đặc thù. Du lịch leo núi, thể thao, mạo hiểm, nghỉ dưỡng núi. Du lịch vui chơi, giải trí. Du lịch nghiên cứu văn hóa và lễ hội của dân tộc Bahnar, ngủ làng. Tuyến 2: Pleiku- Ankhê- Kbang Tài nguyên DLST nổi bật là vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và khu BTTN Kon Chư Rang và được bổ xung của cảnh quan và địa hình của Sông Ba, đèo An Khê Các loại hình DLST có thể tổ chức được bao gồm: Tham quan, nghiên cứu rừng và hệ sinh thái đặc thù. Du lịch mạo hiểm: leo núi, vượt sông bằng thuyền độc mộc. Du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng núi (ngủ rừng). Tham quan nghiên cứu truyền thống đồng bào dân tộc. Tuyến 3: Pleiku- Chư Prông- Đức Cơ Hệ sinh thái điển hình là rừng nguyên sinh gắn với di tích lịch sử chiến thắng Pleime- thung lũng Ia Đrăng, sông Pô cô, cửa khẩu Đức Cơ 19 Các loại hình DLST có thể tổ chức được bao gồm: Du lịch tham quan, dã ngoại. Du lịch nghiên cứu rừng và nghiên cứu lịch sử. Tuyến 4: Pleiku- Ayun Pa- Krông Pa Nằm dọc theo quốc lộ 25, Tài nguyên DLST tiêu biểu là:hồ Ayun Hạ và hệ sinh thái rừng khộp, thác Suối Tiên Các loại hình DLST có thể tổ chức được bao gồm: Du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng. Các hoạt động trên mặt nước: lướt ván, môtô nước, nhảy dù, lặn.. Du lịch mạo hiểm: xuôi thuyền độc mộc qua Sông Ba. Đi bộ xuyên rừng từ IaPa đến KôngChro. 3.4.5 Bản đồ phân bố các tuyến du lịch Hình 5 : Bản đồ phân bố các tuyến du lịch chính CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN Trước hết cần xác định rõ mục tiêu chính mà tất cả các giải pháp hướng tới là: xây dựng chương trình quảng bá du lịch đại chúng, phổ biến tuyên truyền trong cộng đồng dân cư hiểu và tham gia vào hoạt động du lịch giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, phát triển bền vững tài nguyên du lịch, xã hội hóa du lịch cùng thúc đẩy du lịch phát triển du lịch bền vững, du lịch cộng đồng vì lợi ích chung và của cộng đồng dân cư. Bốn yếu tố hàng đầu cần được chú ý để du lịch sinh thái Tỉnh Gia Lai phát triển bền vững là: yếu tố sinh thái môi trường đặc thù, yếu tố thẩm mỹ sinh thái, yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội. 4.1 GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH Quy hoạch nhằm mục đích quản lý tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan, làm cơ sở cho quá trình đầu tư khai thác các khu du lịch, điểm du lịch có hiệu quả. Để có giải pháp tổng hợp cho việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch cần kết hợp quy hoạch môi trường với công tác kế hoạch môi trường. Đặc biệt là lồng ghép vấn đề môi trường ngay trong xây dựng chính sách quy hoạch phát triển các khu du lịch.Việc lồng ghép vấn đề môi trường trong quá trình quy hoạch phát triển chính là việc thực hiện quy hoạch môi trường. Việc tiến hành lập kế hoạch cho du lịch Tỉnh Gia Lai là hết sức cần thiết vì có qui hoạch mới khai thác hợp lý tiềm năng du lịch đảm bảo việc giữ gìn cảnh quan môi trường, làm cơ sở để quản lý bảo vệ môi trường, cảnh quan môi trường tự nhiên. Đưa quy hoạch môi trường vào quy hoạch phát triển ngành du lịch. Cần phải kết hợp đồng bộ việc rà soát quy hoạch đất đai với việc ưu tiên dành quỹ đất để định hướng phát triển các KDL. Trong năm 2008 tiến hành rà soát thống kê tài nguyên du lịch, tiến hành phân loại, đánh giá các khu- điểm- tuyến phát triển du lịch: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp thị xã, cấp huyện; bổ xung hoàn chỉnh dự án quy hoạch đầu tư: lâm viên Biển Hồ, công viên văn hóa các dân tộc Gia Lai, khu du lịch sinh thái thác Phú Cường, bảo tồn khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo... Năm 2010 điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2008-2015 định hướng đến năm 2020, tiến hành quy hoạch chi tiết, quy hoạch đầu tư các khu du lịch cấp tỉnh: khu du lịch hồ Ayun Hạ, hồ thủy điện Ia Ly, khu du lịch vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Rang, khu du lịch nằm trong khu kinh tế cửa khẩu 19, khu du lịch đồi thông Đăk Pơ. Kêu gọi ngân sách hỗ trợ kinh phí lập dự án quy hoạch chi tiết, quy hoạch đầu tư khu du lịch cấp thành phố-thị xã-huyện: khu du lịch sinh thái hồ Bến Tuyết, khu du lịch đèo An Khê, KDL Bến Mộng, KDL lòng hồ thủy điện Kanak- An Khê, KDL thung lũng Hồng, Suối Đá Trắng, KDL hồ thủy lợi Chư Prong. Ngoài ra đánh giá phân loại các di sản văn hóa lịch sử, kiến trúc và các cảnh quan có giá trị trên địa bàn toàn tỉnh để có chính sách bảo vệ và khai thác các cụm, điểm du lịch sinh thái cho phù hợp. Chú ý phát triển đồng nhất kiến trúc đô thị và nông thôn trong hệ thống chung đồng thời gắn bó phù hợp với thiên nhiên và khung cảnh văn hóa kiến trúc đặc thù của từng vùng trong tỉnh. Lồng ghép các dự án bảo tồn văn hóa-lịch sử, lập dự án chi tiết để đầu tư cho phát triển du lịch, cụ thể: khu quần thể di tích lịch sử Tây Sơn thượng đạo, khu căn cứ cách mạng huyện Kbang, khu chiến thắng Pleime- thung lũng Chư Ia Răng, xây dựng và bảo tồn 3 làng văn hóa dân tộc gắn bảo tồn làng nghề truyền thống, sản xuất thủ công mỹ nghệ (đan lát, dệt thổ cẩm, sản xuất thủ công mỹ nghệ, văn hóa cồng chiêng) tại các huyện Chư Pah- Mang Yang- Kbang. Bên cạnh những mặt tích cực cũng có mặt khó khăn đối với việc khảo sát và thực thi các qui hoạch vì vậy ủy ban nhân dân tỉnh cần thiếât phải có sự phân công, phân cấp rõ ràng về công tác quy hoạch, công tác tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quy hoạch này. 4.2 GIẢI PHÁP CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH Nhằm hổ trợ phát triển ngành du lịch của Tĩnh nhà, trong đó thành phố Pleik là trung tâm, theo hướng phục vụ tốt nhất kể về vật chất lẫn tinh thần cho khách tham gia du lịch trong điều kiện cho phép thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành nhằm tham lưu cho UBND tỉnh một cách đúng đắn trong khuôn khổ pháp luật cho việc đề ra các chính sách, biện pháp hổ trợ cùng nhau phát triễn trong các lĩnh vực. Ban hành cơ chế chính sách trong lĩnh vực du lịch trên cơ sở vận dụng một cách hợp lý quy định khuyến khích và hỗ trợ đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhằm thu hút các nguồn vốn và nhân lực, các nhà đầu tư trong tỉnh, trong nước, quốc tế, đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch. Ưu tiên cho các dự án có quy mô vừa và lớn, tất cả nhà đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch được hưởng chế độ ưu đãi chính sách trong lĩnh vực du lịch. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, ưu đãi thuế đất tại các khu du lịch, tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư. Cải tiến cơ chế quản lý khách đến các điểm du lịch ở những vùng sâu, vùng xa, vùng người thiểu số sinh sống, tạo môi trường thoáng cho khách du lịch và hoạt động kinh doanh lữ hành phát triển. Tăng cường công tác quản lý thắng cảnh, di tích; bảo vệ tài nguyên rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; trồng mới cây xanh ở các điểm du lịch, khu đô thị, coi đây là nhiệm vụ lâu dài thường xuyên đòi hỏi các cấp các ngành, địa bàn trong tỉnh triệt để tham gia đạt hiệu quả cao. Đưa công tác quản lý phát triển cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái là trách nhiệm là ý thức thường xuyên của mọi tổ chức, nhân dân. Tránh sử dụng sai lệch tài nguyên du lịch. Nâng cao nhận thức của người dân về vị trí và sự quan trọng của vấn đề quản lý môi trường và bảo vệ tài nguyên DLST thông qua các chương trình giảng dạy và các phương tiện truyền thông nhằm từng bước đi đến sự phát triển bền vững. Khi sở thương mại du lịch xây dựng qui hoạch ngành du lịch cần phải gắn kết vào vùng tạo động lực, tạo động lực phát triển ngành du lịch đa dạng thu hút khách du lịch như: - Chính sách về tổ chức quản lý: thực hiện tốt chủ chương cải cách hành chính, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, cán bộ quản lý tạo tiền đề phát triển ngành. - Chính sách về thuế: Nghiên cứu để có thể miễn giảm thuế cho đầu tư phục vụ du lịch theo quy hoạch của ngành du lịch. Không thu thuế có giới hạn nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư vào các vùng có tiềm năng sẽ mở rộng để phát triển du lịch. - Chính sách đầu tư: UBND Tỉnh nên xét từng trường hợp cụ thể để có thể ban hành chính sách ưu đãi vay vốn đầu tư, ưu đãi thuế cho các hoạt động tôn tạo các khu di tích lịch sử, bảo vệ cảnh quan và môi trường tại các khu du lịch. Chính sách khuyến khích đặc biệt an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút được các nhà đầu tư. - Chính sách về thị trường: nghiên cứu về thị trường du lịch Việt Nam trong và ngoài nước, giới thiệu lên mạng internet nhằm thu hút các thị trường khách du lịch bao gồm những đặc điểm, những thế mạnh riêng của tỉnh Gia Lai về du lịch, các chính sách về bảo hiểm du lịch, du lịch ngân hàng, bưu chính viễn thông... - Chính sách về khoa học kỹ thuật: đặc biệt quan tâm đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đảm bảo bền vững. Đảm bảo cho sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt hiệu quả và thu hút trí tuệ của các nhà khoa học. - Chính sách phát triển bền vững và hỗ trợ: hợp tác liên kết các thành phần kinh tế trong tỉnh nhằm tăng sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút nhiều nguồn khách tạo thị trường cho sự phát triển bền vững. Kích thích các doanh nghiệp liên kết thực hiện các tour du lịch liên tỉnh liên khu vực nhằm đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Cần khuyến khích phát triển mạnh các nghề truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ địa phương nhằm tạo nhiều sản phẩm đặc trưng thu hút du khách tham quan mua sắm. 4.3 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT Trước để giảm thiểu ô nhiễm, cần ưu tiên thực hiện các giải pháp sau: 4.3.1 Khống chế giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn Hiện tại chất thải rắn thật sự là vấn đề bức xúc, cần phải có biện pháp quản lý thật hiệu quả nhằm giữ vững diện mạo sạch đẹp cho cảnh quan du lịch. Với thực tế kinh phí dành cho môi trường tỉnh Gia Lai thì việc tìm ra các biện pháp bảo vệ môi trường là vấn đề thực sự khó khăn buộc phải cân nhắc nhiều sao cho khả thi nhất, phù hợp nhất và phải hiệu quả nhất. Không chỉ có vậy, việc triển khai thực hiện và duy trì những công tác bảo vệ môi trường xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh du lịch lại càng là vấn đề khó khăn. Cần chấm dứt tình trạng vứt rác bừa bãi như hiện nay, nhất là phải có biện pháp xử phạt hành chính khi du khách trong lúc tham quan lại đi vất rác bừa bãi. Trong môi trường nóng ẩm thì việc phân hủy các chất hữu cơ rất nhanh với tốc độ cao gây khó khăn cho việc thu gom và và vận chuyển. Vì vậy vị trí đặt thùng rác ở nơi công cộng và khu du lịch phải thuận tiện, dễ thấy với kích thước phù hợp, thiết kế đẹp có tính thẩm mỹ cao và cần đảm bảo tính khoa học sao cho việc thu gom rác đạt hiệu quả nhất là sẽ không ảnh hưởng đến con người và môi trường du lịch. Hình 6: Rác từ hoạt động du lịch Thùng rác không được vệ sinh chùi rửa thường xuyên nên rất bẩn là điểm thu hút chuột, gián ruồi...có nguy cơ lan truyền dịch bệnh khi chúng xâm nhập và phát triển làm cho du khách rất ngại khi đến bỏ rác. 4.3.2 Xử lý giảm thiểu ô nhiễm nước thải Trước vấn đề bức xúc toàn thành phố chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải thì đứng về phía ngành du lịch, biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm nước thải trước tiên là giảm lượng nước đầu vào. Từ đó lượng nước thải đầu ra từ các hoạt động du lịch cũng sẽ giảm theo. Bằng cách kêu gọi các thành phần tham gia phục vụ du lịch, kể cả khách sử dụng hợp lý, biết tiết kiệm tài nguyên nước để còn được sử dụng lâu dài. Phát triển hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị đầy đủ và phù hợp. Tất cả các khách sạn, các khu du lịch, các cơ sở dịch vụ có lưu lượng nước thải lớn đều phải có trạm sử lý nước thải, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường mới được thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. Sau đó các cơ quan chuyên trách về môi trường tỉnh cần gấp rút xây dựng hệ thống xử lý nước sinh hoạt cho thành phố trước khi thải ra môi trường. Nhằm góp phần cải thiện tình hình ô nhiễm nguồn nước như hiện nay và để phục vụ phát triển bền vững cho khu du lịch của tỉnh . 4.3.3 Khắc phục giảm thiểu ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí trong hoạt động du lịch không ảnh hưởng đáng kể. Chỉ cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng vận hành máy của xe. 4.3.4 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch là bước đầu hết sức quan trọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư tham gia các dự án phát triển du lịch. Hiện nay mạng lưới giao thông đường bộ đến các điểm tham quan phụ cận còn chưa tốt, vì vậy cần ưu tiên đầu tư, nâng cấp ban đầu và từ hiệu quả kinh tế du lịch sẽ tiếp tục tái đầu tư mở rộng như các tuyến đường đến khu sinh thái Tỉnh. Cần phải tranh thủ nguồn vốn từ Trung Ương, của Tỉnh kêu gọi và huy động các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và nâng cấp tuyến đường Đông Trường Sơn- đường mòn Hồ Chí Minh qua địa bàn Gia Lai- quốc lộ 19- quốc lộ 25 mở rộng đường băng sân bay Pleiku- khu kinh tế cửa khẩu quốc tế 19- khu đô thị cầu sắt- đầu tư nâng cấp đường nội thành, nội thị, xây dựng quảng trường, siêu thị, khu vui chơi giải trí tại TP. Pleiku- thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và một số huyện khác. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch để đên năm 2015 hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng các KDL cấp tỉnh: KDL sinh thái thác Phú Cường, KDL lâm viên Biển Hồ, KDL vườn quốc gia Kon Ka Kinh, KDL của khẩu quốc tế 19, công viên văn hóa các dân tộc Gia Lai, KDL hồ Ia Ly... có biện pháp cụ thể để quản lý phát triển cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái các KDL. Cùng với việc đầu tư cơ sở lưu trú du lịch thì cũng cần đầu tư phát triển nhà hàng, cửa hàng quán ăn...cho phù hợp với cảnh quan du lịch, không nhất thiết đầu tư các nhà hàng sang trọng, chi phí cao khai thác sẽ kém hiệu quả. 4.4 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DLST là một ngành mới nên cần tổ chức quản lý sao cho tốt để đưa nghành công nghiệp không khói này phát triển ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới. Riêng tại Gia Lai, cần kiện toàn tổ chức quản lý ngành du lịch. Việc kiện toàn tổ chức quản lý ngành DLST ở Gia Lai liên quan đến nhiều khía cạnh và nhiều vấn đề cần được các cấp lạnh đạo quan tâm. Các hoạt động phát triển du lịch có ảnh hưởng môi trường tỉnh Gia Lai chịu sự quản lý của nhà nước và sở tài nguyên môi trường. Để hoạt động du lịch tỉnh nhà phát triển bền vững cần phải tăng cường hơn nữa vai trò và trách nhiệm quản lý của các tổ chức, các cơ sở ban nghành liên quan đến nghành du lịch địa phương: Sở Thương mại-Du lịch thưcï hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn, tổ chức hướng dẫn, triển khai trương trình hành động bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên DLST tại địa bàn của UBND tỉnh. Ban chỉ đạo về du lịch cùng các ngành nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư du lịch, tạo diều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Sở thương mại-du lịch thực hiện chức năng: quản lí kế hoạnh tổng thể, quy hoạch chi tiết, quản lí các dự án đầu tư phát triển khu, tuyến, điểm du lịch để có thể sử dụng bền vững loại tài nguyên này. Sở kế hoạch và đầu tư: Đề xuất cân đối và bố trí đầu tư phát triển du lịch cho từng giai đoạn 2007_2020 và hàng năm. Phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Thực hiện cơ chế một cửa giải quyết thủ tục đầu tư. Sở tài chính: phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư đề xuất cân đối vốn đầu tư và kinh phí hỗ trợ cho công tác xúc tiến, quảng bá và phát triển du lịch, đảm bảo kịp thời theo mục tiêu của trương trình. Sở tài nguyên-môi trường: Phối hợp với các ngành liên quan, UBND thành phố, thị xã,huyện thực hiện công tác quy hoạch xác định quỹ đất cho phát triển du lịch, đồng thời thực hiện nhanh chóng các thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với các nhà đầu tư; hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên đối với hoạt động DLST trên địa bàn tỉnh. Sở văn hóa -Thông tin: Tôn tạo, bảo tồn các di tích văn hóa-lịch sử .Phối hợp với các Sở, ngành,địa phương liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức các sự kiện, lễ hội, các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong trương trình phát triển du lịch của Tỉnh. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Gia Lai phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo kiêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực du lịch. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp vời các ngành liên quan, lồng ghép các chương trình bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên vào hoạt động phát triển du lịch. Trồng rừng, bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn và chương trình thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp-du lịch. Sở Công nghiệp: Lồng ghép các chương trình, dự án khuyến công phát triển các ngành nghề truyền thống, phối hợp các chương trình phát triển du lịch nhằm bảo tồn làng nghề góp phần phát triển du lịch. Xác định hợp lí trong qui hoạch hệ thống thủy điện vừa và nhỏ hạn chế phá vỡ cảnh quan, tài nguyên phát triển du lịch sinh thái nằm trong quy hoạch. Sở Giao thông-Vận tải: cùng các ngành, huyện, thị xã, thành phố triển khai công tác đầøu tư cơ sở hạ tầng (cầu, đường giao thông), tham mưu đề xuất phát triển hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch. Công an tỉnh-Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng: phối hợp với các ngành liên quan đơn giản hóa các thủ tục xuất, nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hàng hóa của khách du lịch quốc tế theo quy định; cải tiến thủ tục, an toàn xã hội, phòng chóng các tệ nạn; cải cách phương pháp quản lí khách tại những khu cực có biển”cấm” đảm bảo vừa quản lí được khách nhưng vẫn đảm bảo an ninh. Sở Tư Pháp: chủ trì phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức về luật môi trường, luật du lịch, chủ trương, chính sách phát triển du lịch bền vững của tỉnh. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nâng cấp các khu, điểm du lịch theo quy hoạch chung, phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hoạt động du lịch và nhân dân trên địa bàn chấp hành và thực hiện nghiêm túc phổ biến về vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên cho tổ hợp du lịch này. Sở tài nguyên du lịch cần phối hợp với sở tài nguyên môi trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các đối tượng tham gia hoạt động du lịch việc thiết lập ban quản lý các dự án, các khu du lịch của Tỉnh thuộc sở tài nguyên môi trường để tư vấn cho UBND Tỉnh phê duyệt và đề ra điều lệ quản lý du lịch là rất cần thiết. Quản lý theo lãnh thổ: ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước sở thương mại và du lịch về công tác thực hiện và quản lý quy hoạch theo điều lệ quản lý đã được duyệt để tao điều kiện thực hiện các giải pháp trên cần có các cơ chế, chính sách đúng đắn và cụ thể về thuế, đầu tư, quản lý... Quản lý lượng nước, tăng lượng tiêu thụ cho hiệu quả, chống lãng phí. Cần kêu gọi tất cả các thành phần tham gia sử dụng tiết kiệm, đó chính là bảo vệ môi trường. Cải tiến hoàn thiện hệ thống quản lý khách lưu trú tại các khách sạn, các nhà nghỉ với các thủ tục nhanh gọn, văn minh, nhưng hết sức chặt chẽ, đảm bảo an toàn được yêu cầu về an ninh trật tự xă hội. 4.5 CÔNG TÁC GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG Trong bối cảnh chung ở Tỉnh cơ sở vật chất ít được đầu tư, mặt bằng dân trí còn thấp, sự hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế nhất là luật bảo vệ môi trường còn rất mới mẽ. Vì thế công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường sâu rộng và thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra việc thực hiện luật bảo vệ môi trường trong nghành du lịch nói riêng và tất cả các nghành nói chung là rất cần thiết Đối với tổ hợp hoạt động DLST của Tỉnh có nhiều khả năng ô nhiễm môi trường. Phải đảm bảo chi phí để thực hiện môi trường giám sát môi trường du lịch. Các chỉ tiêu phân tích môi trường cần đáp ứng theo yêu cầu vệ sinh cho môi trường du lịch. Tần suất 4 lần năm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hoạt động du lịch, giải quyết triệt để tình trạng cò mồi, lôi kéo gây mất trật tự, mất văn minh, gây khó chịu đối với khách ở các khu điểm du lịch. Đây cũng là biện pháp quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh đúng luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và an toàn cho du khách. Aùp dụng luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hoạt động du lịch là rất cần thiết vì luật bảo vệ môi trường với mục đích bảo vệ và giữ gìn môi trường sống giúp cho mỗi con người điều được sống trong môi trường trong lành, có được sức khỏe tốt, có cuộc sống vui vẻ...là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch. Song cần tuân theo các điều khoản qui định của luật bảo vệ môi trường thì sở TNMT phải phát huy vai trò của mình quản lý thật chặt chẽ việc thực hiện các qui định bảo vệ môi trường của tỉnh Gia Lai, kiểm tra tiến trình thực hiện công tác giám sát chất lượng môi trường trong các điểm du lịch định kỳ theo đúng với kế hoạch. Nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm về bảo vệ môi trường và xử phạt thỏa đáng giúp các tổ chức nhận thức và chấp hành việc bảo vệ môi trường khi kinh doanh du lịch. 4.6 CÔNG TÁC GIÁO DỤC TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân, trong đó các tổ chức đoàn thể, quần chúng là một lực lượng đông đảo và có vai trò hết sức quan trọng. Các hoạt động bảo vệ môi trường của thanh niên rất phong phú như: hưởng ứng vào các phong trào vệ sinh đường phố, xóm làng, trường học, công viên, cơ quan xí nghiệp, vệ sinh nguồn nước, trồng cây phủ xanh đường phố...thanh niên phải là hạt nhân trong mọi lĩnh vực công tác, phải tổ chức tốt việc khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước...tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức môi trường cho thanh niên, cần xác định, thanh niên là lực lượng hàng đầu trong phong trào bảo vệ môi trường và có các hoạt động điển hình về bảo vệ môi trường, về truyền thông giáo dục môi trường. Từ đó lôi léo mọi thành viên trong cộng đồng xă hội cùng tham gia. Phát triển du lịch sinh thái cần chú ý vai trò đặc biệt quan trọng của cộng đồng. Đào tạo hướng dẫn viên du lịch: hiện nay đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của tỉnh còn rất mỏng và yếu do đó cần trau dồi kiến thức kinh nghiệm để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, ngoại ngữ lưu loát. Đặc biệt cần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch bền vững trong từng thành viên hướng dẫn du lịch. Đào tạo người dân địa phương thì càng tốt. Xây dựng đề án “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Gia Lai”, đào tạo và bồi dưỡng các kỹ năng nghề trong hoạt động du lịch- khách sạn theo tiêu chí mới của Tổng cục Du lịch ban hành, nâng cao khả năng ngoại ngữ của lao động trực tiếp, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia và được hưởng lợi từ đề án này. Khích lệ sư tham gia của cộng đồng trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường cũng như sự nhất trí và tham gia của cộng đồng vì cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển DLST tại địa phương. Cộng đồng cung cấp hầu hết các dịch vụ, chuẩn bị thức ăn, hướng dẫn, vận chuyển hay nhà ở cho các doanh nghiệp. Không thể phát triển bền vững nếu không có sự tham gia của cộng đồng. Tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch cho người dân địa phương tại các điểm du lịch nhằm nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Đào tạo đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để họ phối hợp với các nhà tổ chức hoạt động DLST có hiệu quả không gây tổn hại cho tài nguyên du lịch. 4.7 GIẢI PHÁP VỀ KINH TẾ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG, NÂNG CẤP CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH HIỆN CÓ, PHÁT TRIỂN MẠNH SẢN PHẨM DU LỊCH MỚI. Đẩy mạnh liên kết, mở rộng giao lưu, hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh với các doanh nghiệp hoạt động du lịch trong khu vực, vùng và cả nước. Xây dựng và hình thành các tour tham gia du lịch Gia Lai gắn các tour du lịch các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, nâng cao chất lượng về công tác quảng bá nhằm làm nổi bật giá trị và hình ảnh du lịch Gia Lai trên thị trường cả nước và quốc tế. Xây dựng các chương trình du lịch theo hướng gắn du lịch Gia Lai vơi du lịch khu vực Trung Tây Nguyên với cả nước và quốc tế. Phát huy lợi thế tuyến du lịch quốc gia gắn với tỉnh “Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Con đường di sản miền Trung Tây Nguyên”, “Ba nước một điểm đến Việt Nam- Lào- Campuchia”... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch phát triển. Củng cố nâng cấp các tour du lịch hiện có, khôi phục lại điểm du lịch “Cưỡi voi Nhơn Hòa”, đầu tư các chương trình du lịch tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc phục vụ khách du lịch; nâng cấp, xây dựng các khu vui chơi, giải trí... Để giải quyết nhu cầu đầu tư với vốn lớn, đảm bảo sự phát triển hài hòa về du lịch, kinh tế và môi trường của các khu du lịch tỉnh Gia Lai cần xem xét, thực hiện một số giải pháp về vốn như sau: - Kêu gọi sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế trong đó có sự tham gia của người dân địa phương. - Chính quyền địa phương triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước chuẩn bị đầu tư vào các khu du lịch. - Tranh thủ sự hỗ trợ của ngân sách trung ương, đặc biệt là ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường để phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh nhà. - Có thể tranh thủ vốn vay với lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm du lịch tập trung vào các dự án thu hồi vốn nhanh. - Tăng cường đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường từ nhiều nguồn vốn. Các dự án đầu tư phải dành một phần kinh phí cho xây dựng hệ thống khống chế ô nhiễm môi trường. Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các nghành liên quan thống nhất không phê duyệt các dự án đầu tư vào du lịch khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường. 4.8 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ Liên kết nghành du lịch với các nghành nghề khác để cung phát triển: du lịch là ngành tổng hợp với sự tham gia của nhiều ngành, nhiều địa phương do đó việc phát triển tổ hợp du lịch sinh thái ở Tỉnh Gia Lai cần thiết có sự phối hợp giữa các ngành mà cần hợp tác với các công ty du lịch khác để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh về du lịch Gia Lai. Nên có sự phối hợp giữa các ngành công-nông nghiệp với ngành du lịch trong việc giới thiệu cho khách du lịch để chào bán những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, sản phẩm nông nghiệp cũng như tham quan các làng nghề truyền thống vườn cây ăn trái, các loại bánh, kẹo nhằm làm phong phú thêm và tạo sự hấp dẫn cho du khách đến tham quan du lịch. Tăng cường công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch Gia Lai trong nước và quốc tế, trên các phương tiện: phát thanh truyền hình, sách báo, xây dựng tập gấp, pano quảng cáo... tổ chức các sự kiện, lễ hội, hội chợ triễn lãm hàng năm qua đó giới thiệu sản về con người và đất nước Gia Lai. Tăng cường liên kết các tuyến, điểm du lịch trong vùng với các tỉnh lân cận làm phong phú thêm các tuyến du lịch hấp dẫn du khách đến với Gia Lai du khách cũng có thể tham quan khu du lịch. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lượt phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Gia Lai, tuy mang lại hiệu quả chưa cao. Với vị trí nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, là vùng đầu nguồn của nhiều hệ thống sông lớn chảy xuống vùng duyên hải miền Trung là lưu vực sông Mê Kông nên có vị trí rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái khu vực Tây Nguyên và các tỉnh ven biển miền Trung. Bắt nguồn từ 2 nhánh sông chính: sông Sê San và sông Ba với điều kiện địa hình thác ghềnh phong phú tạo nên những thắng cảnh tự nhiên đẹp và hấp hẫn, là mảnh đất màu mở để khai thác du lịch. Với hình ảnh một phố núi đầy sương, một Pleiku thơ mộng trên Cao Nguyên bạt ngàn cao su và cà phê, Gia Lai sẽ là điểm du khách dừng chân trong tổng thể du lịch trên Trung Tây Nguyên và cả nước. Ngành du lịch của tỉnh hiện nay đang trên đà phát triển, điều đó thể hiện rõ qua các số liệu hiện trạng trong các năm qua, đặc biệt là từ năm 2000 tăng mạnh lượng du khách và doanh thu. Nó không những mang lại hiệu quả kinh tế mà sự phát triển đó cũng đem lại hiệu quả về mặt xã hội, thể hiện qua sự tăng trưởng lực lượng lao động tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động kinh doanh du lịch đã góp phần tích cực vào hiệu quả kinh tế xã hội của tỉnh, mang lại sự cải thiện thu nhập cho tầng lớp dân cư, đồng thời qua sự giao tiếp du lịch đã giúp cho du khách quốc tế và trong nước hiểu rõ hơn về đất nước và con người Gia Lai. Một trong những khó khăn của sự phát triển du lịch ở Tỉnh Gia Lai đó là cơ sở hạ tầng kỷ thuật phục vụ du lịch, du khách đến với Gia Lai phần lớn vì môi trường xanh của tự nhiên nhưng một khi cơ sơ hạ tầng phục vụ du lịch như ăn, ở, nghỉ ngơi không được quy hoạch, mà lấn áp môi trường tự nhiên bị thu hẹp thì không còn hấp dẫn du khách. Các vấn đề môi trường cũng không được quan tâm đầu tư đúng mức nên chất lượng môi trường sinh thái phục vụ du lịch đang bị đe dọa. Dựa trên hiện trạng môi trường ngày nay thì có thể dự đoán thì diễn biến chất lượng môi trường trong tương lai có thể ngày càng xấu hơn nếu không có phương án khắc phục ngay từ bây giờ. Đây thật sự là vấn đề bức xúc nhất của môi trường Gia Lai, cần được sở TNMT và các Sở, Ban ngành có liên quan sớm tìm ra giải pháp kịp thời. Vì vậy phát triển du lịch bền vững ở Gia Lai sẽ là một bước cần thiết để giải quyết tất các vấn đề trên và có thể khẳng đinh vị trí và vai trò của du lịch Gia Lai trong tổng thể quy hoạch vùng và cả nước. 5.2 KIẾN NGHỊ Để có thể bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên Du lịch ở Gia Lai theo hướng bền vững và để giúp cho Gia Lai không chỉ là điểm đến mà còn lưu lại những kỷ niêm đẹp, khó quên, thu hút sự trở lại của du khách, xin có một số kiến nghị sau: Trước hết cần tiến hành đánh giá tác động môi trường của hoạt động DLST trên địa bàn Tỉnh gây ra cho môi trường, để từ đó có hướng dẫn và giải quyết hợp lý, đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế những tác động có hại. Cần xây dựng chiến lượt du lịch sinh thái và thành lập ban quản lý DLST cho Tỉnh để đảm bảo sự phát triển DLST theo định hướng “phát triển bền vững”. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường. Trong yếu tố môi trường cần coi trọng việc giữ gìn, khôi phục cảnh hoang sơ, tự nhiên và khắc phục có hiệu quả những vấn đề ô nhiễm sinh ra trong hoạt động du lịch. Thực hiện tốt hơn những việc thu gom và xử lý CTR, xử lý nước thải sinh hoạt- dịch vụ. Thực hiện tốt biện pháp vệ sinh an toàn và phòng chống các sự cố môi trường, quan trắc môi trường định kỳ dưới sự giám sát của sở TNMT. Tích cực tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bố trí đội ngũ cán bộ chuyên trách và phân công cán bộ phụ trách về môi trường cho từng điểm du lịch. Đồng thời phải thực thi nghiêm ngặt quy chế bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên cho từng điểm du lịch. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và có tính đa ngành. Do đó, phải có sự liên kết, thống nhất, đồng bộ trong quản lý và trách nhiệm của cộng đồng, cùng góp phần xây dựng sản phẩm của tỉnh ngày càng phong phú đa dạng hấp dẫn du khách du lịch. Bên cạnh đó, các ban ngành cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển. Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch, chất lượng dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu thốn. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn đầu tư, chưa khai thác và huy động vốn đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, cần hợp tác với các ngành có liên quan theo quan điểm cùng hỗ trợ mở rộng thị trường theo hướng pháp triển các KDL còn đang ở dạng tiềm năng chưa khai thác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchính.doc
  • docbìa + lca.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docNVu-NX-GVHD.doc
  • docPHU LUC.doc
Tài liệu liên quan