MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, thạch dừa (Nata-de-coco) là một loại thực phẩm phổ biến. Thạch dừa thực chất là sinh khối của vi khuẩn Acetobacter xylinum (nuôi trên môi trường nước dừa già), mà thành phần chủ yếu là cellulose nên được gọi là cellulose vi khuẩn (Bacterial cellulose - BC). Ngoài giá trị thực phẩm như thạch dừa, các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới (Nhật, Brasil, Phillipines ) đã phát hiện cellulose vi khuẩn có nhiều ứng dụng độc đáo khác như: màng trị bỏng trong y học, giá thể nuôi cấy mô thực vật, tác nhân kết dính, giá đỡ để nhân sinh khối tế bào vi sinh vật, màng lọc nước, màng rung truyền âm thanh
Trong tất cả các quy trình lên men VSV đều cần giống ban đầu, tức là phải có đủ số lượng tế bào cần thiết cho thực hiện phản ứng sinh học trong lên men. Khâu này phải đảm bảo 2 điều kiện: đủ số lượng tế bào cần thiết, các tế bào có số lượng lớn nhưng hoạt tính không thay đổi.
Muốn có giống ban đầu đủ số lượng tế bào cần thiết cho quy trình thì phải tiến hành sản xuất sinh khối vi sinh vật. Việc sản xuất sinh khối VSV là một giai đoạn quan trọng trong rất nhiều quy trình:
- Sản xuất men bánh mì: men bánh mì là sinh khối tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae nuôi trong môi trường mật rỉ đường. Ngoài ra, nấm men còn được ứng dụng trong sản xuất rượu, bia, trong lĩnh vực nông nghiệp và y dược.
- Phân vi sinh là sinh khối tế bào vi khuẩn Azotobacter. Nó có khả năng biến đổi nitơ không khí thành NH3, acid amin và protein; có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giàu nitơ cho đất.
- Chế phẩm diệt côn trùng.
- Probiotic.
- Công nghiệp sản xuất vaccine.
- Sản xuất protein đơn bào.
Trước đây, người ta thu sinh khối VSV bằng phương pháp lên men sục khí. Tuy nhiên, phương pháp này không cho năng suất cao và tốn nhiều năng lượng. Cho nên, người ta nghĩ đến việc nhân sinh khối VSV trên bề mặt một giá đỡ tiếp xúc trực tiếp với không khí. Bên cạnh đó, BC có những đặc tính như: độ tinh khiết cao, khả năng giữ ẩm tốt, có độ đàn hồi, độ bền cao, dễ phân hủy Như vậy, ứng dụng BC làm giá đỡ để nhân sinh khối tế bào vi sinh vật mang ý nghĩa quan trọng và nó có những ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp nhân sinh khối trong môi trường lỏng có sục khí (phương pháp truyền thống):
· Tiết kiệm được điện năng vì không sử dụng máy sục khí.
· Thu sinh khối vi sinh vật đơn giản hơn vì sinh khối tạo thành sẽ bám trên bề mặt miếng BC nên khi thu nhận chỉ cần cạo lớp sinh khối bám trên bề mặt mà không mất nhiều năng lượng và thời gian vì không qua giai đoạn ly tâm hoặc lắng lọc để tách nhiều nước.
· Lượng nước thải ra môi trường không đáng kể và BC có khả năng phân hủy sinh học vì vậy không ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh và ít tốn chi phí cho việc xử lý chất thải góp phần bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ những ưu điểm trên của BC, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khả năng tăng trưởng của một số vi sinh vật trên bề mặt giá đỡ cellulose vi khuẩn (BC – Bacterial cellulose)”
2. Mục tiêu nghiên cứu
· So sánh khả năng tăng trưởng của vi sinh vật trên môi trường giá đỡ BC và trên môi trường lỏng có sục khí.
· Thử tái sử dụng miếng BC nhằm tận dụng lượng giống còn lại và nguồn dinh dưỡng sẵn có để giảm lượng chất thải ra môi trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Vì thời gian thực hiện đề tài chỉ trong 12 tuần, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở những đối tượng sau:
· Cellulose vi khuẩn (BC – Bacterial cellulose) do vi khuẩn Acetobacter xylinum tổng hợp từ nguyên liệu nước dừa già.
· Nấm men Saccharomyces cerevisiae và Rhodotorula
· Vi khuẩn Azotobacter
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Trước khi bắt đầu thực hiện đồ án, tôi đã tham khảo các nghiên cứu từ trước đến nay về vi khuẩn Acetobacter xylinum, BC do Acetobacter xylinum tổng hợp và các ứng dụng của BC.
Trong các ứng dụng của BC, tôi đã tìm hiểu và chọn ứng dụng BC làm giá đỡ nhân sinh khối tế bào vi sinh vật để thực hiện đồ án.
Sơ đồ tiến trình thí nghiệm như sau:
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel vẽ đồ thị biểu diễn.
Sử dụng phần mềm Statgraphics để xử lý thống kê.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Khảo sát khả năng tăng trưởng của vi sinh vật trên giá đỡ BC.
Giảm năng lượng cho việc sục khí.
Giảm lượng chất thải ra môi trường.
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu khả năng tăng trưởng của một số vi sinh vật trên bề mặt giá đỡ Cellulose vi khuẩn (BC-Bacterial cellulose), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
Nhân giống A. xylinum để thu cellulose vi khuẩn (BC)
Giống A. xylinum từ ống thạch nghiêng được hoạt hóa trong 5ml môi trường MT4 trong ống nghiệm. Sau 24 giờ A. xylinum tạo một lớp màng mỏng tại bề mặt tiếp xúc giữa không khí và môi trường lỏng.
Trong nhân giống cấp 2 và 3 A. xylinum cũng tạo một lớp màng tương tự như trong nhân giống cấp 1.
Hình 4.1: Hoạt hóa A. xylinum sau 24 giờ
Hình 4.2: Nhân giống cấp 2 (hình trái), nhân giống cấp 3 (hình phải)
Tạo miếng BC trong hộp nhựa ở điều kiện lên men tĩnh. Sau 4 ngày thu nhận miếng BC có màu vàng, đục và dai.
Hình 4.3: Miếng BC sau 4 ngày lên men tĩnh, chưa xử lý
Xử lý BC tươi sau khi thu hoạch
Bảng 4.1: Xử lý miếng BC
STT
Phương pháp xử lý BC
Tính chất cảm quan
1
Đun với NaOH 3% (30 phút), trung hòa lại bằng HCl 5%
Sau 3 ngày BC màu vàng chuyển sang màu trắng đục, không mùi.
2
Ngâm với NaOH 3% (12 giờ), trung hòa lại bằng HCl 5%
Sau 3 ngày BC màu vàng chuyển sang màu trắng trong, không mùi.
3
Ngâm nước (24 giờ, thay nước 4 lần), vắt lần 1 (độ ẩm sau khi vắt 50 – 55%). Ngâm nước cho trương nở trở lại (24 giờ, thay nước 4 lần). Lặp lại 2 lần
Sau 2 ngày BC màu vàng dần dần chuyển sang màu trắng trong, không mùi
4
Ngâm với NaOH 3% (2 giờ), trung hòa bằng HCl 5%. Lặp lại phương pháp 3
Sau 3 ngày BC màu vàng chuyển sang màu trắng trong, không mùi
Tất cả các phương pháp trên đều cho kết quả là miếng BC có màu trắng và thích hợp cho các thí nghiệm sau này. Tuy nhiên chúng tôi chọn phương pháp 3 để xử lý BC vì đơn giản, ít tốn kém, thời gian xử lý ngắn và hiệu quả.
Hình 4.4: Miếng BC đã qua xử lý
Khảo sát khả năng tăng trưởng của các chủng nấm men trên giá đỡ BC
Xác định mật độ tế bào ban đầu của các chủng nấm men
Bảng 4.2: Mật độ tế bào nấm men ban đầu và sau khi pha loãng :
Chủng
Phương pháp đếm hồng cầu (x106tế bào/ml)
Số lần pha loãng
Sau khi pha loãng (x106tế bào/ml)
Phương pháp đếm khuẩn lạc (x106tế bào/ml)
S. cerevisiae
55,25
2 lần
27,625
22,6625
Rhodotorula
27,45
1 lần
27,45
21,9125
Nhận xét:
Khi đếm bằng buồng đếm hồng cầu thì mật độ tế bào ban đầu của các chủng nấm men không bằng nhau. Do vậy cần pha loãng bằng dung dịch Hansen để điều chỉnh lại.
Kết quả ghi nhận được bằng phương pháp đếm khuẩn lạc để xác định mật độ tế bào sống ta nhận thấy mật độ tế bào sống của chúng tương đối bằng nhau.
Khảo sát tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích môi trường (MT) rỉ đường thích hợp cho sự tăng trưởng của các chủng nấm men
Chủng Saccharomyces cerevisiae
Nhân sinh khối nấm men S. cerevisiae trên BC với tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường là 1:2, 1:2,5, 1:3. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.5: Sinh khối S.cerevisiae ở tỉ lệ 1:2 sau 5 ngày.
Hình 4.6: Sinh khối S.cerevisiae ở tỉ lệ 1:2,5
sau 5 ngày.
Hình 4.7: Sinh khối S.cerevisiae ở tỉ lệ 1:3
sau 5 ngày.
Bảng 4.3: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT rỉ đường
1:2
1:2,5
1:3
3
0.1058
0.2738
0.2060
4
0.2277
0.4614
0.3913
5
0.3612
0.5644
0.5122
6
0.3639
0.5648
0.5129
7
0.3660
0.5651
0.5133
Biểu đồ 4.1: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy
Nhận xét:
Dựa vào đồ thị 4.1, kết quả bảng 4.3 và phụ lục 19, ta có nhận xét:
Ngày thứ 5 sinh khối thu được là tốt nhất (tỉ lệ 1:2 là 0,3612g; tỉ lệ 1:2,5 là 0,5644g; tỉ lệ 1:3 là 0,5122g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê). Vậy ngày thu sinh khối thích hợp đối với S. cerevisiae là ngày thứ 5.
Tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường 1:2,5 là tốt nhất (lượng sinh khối khô của tỉ lệ 1:2,5 là 0,5644g).
Đối chứng (MT rỉ đường có sục khí): nhân sinh khối nấm men S. cerevisiae với các tỉ lệ như trên. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.8: Hệ thống nhân sinh khối nấm men trong MT rỉ đường sục khí.
Bảng 4.4: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) thu được trong MT rỉ đường sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ
1:2
1:2,5
1:3
3
0.2272
0.3046
0.2861
4
0.2867
0.3979
0.3361
5
0.2871
0.3984
0.3367
6
0.2882
0.3993
0.3374
7
0.2885
0.3996
0.3386
Biểu đồ 4.2: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) thu được trong MT rỉ đường sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy
Biểu đồ 4.3: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) giữa trên BC và trong MT rỉ đường sục khí
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 4.2, kết quả bảng 4.4 và phụ lục 21, ta có nhận xét:
Thời gian thu sinh khối thích hợp nhất là ngày thứ 4 (tỉ lệ 1:2 là 0,2867g; 1:2,5 là 0,3979g; 1:3 là 0,3361g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê)
Lượng sinh khối khô thu được ở tỉ lệ 1:2,5 là tốt nhất (0,3979g)
Dựa vào biểu đồ 4.3, kết quả bảng 4.3, 4.4 và phụ lục 23, ta có nhận xét:
Lượng sinh khối nấm men khô thu được trên BC ở tỉ lệ phối hợp 1:2,5 (0,5644g) cao hơn trên MT sục khí ở cùng tỉ lệ (0,3979g). Vậy nhân sinh khối S. cerevisiae trên BC chứa MT rỉ đường cho hiệu quả tốt hơn nhân sinh khối trong MT rỉ đường sục khí.
Chủng Rhodotorula
Nhân sinh khối nấm men Rhodotorula trên BC với tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường là 1:2, 1:2,5, 1:3. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.9: Sinh khối Rhodotorula ở tỉ lệ 1:2 sau 4 ngày.
Hình 4.10: Sinh khối Rhodotorula ở tỉ lệ 1:2,5 sau 4 ngày.
Hình 4.11: Sinh khối Rhodotorula ở tỉ lệ 1:3 sau 4 ngày.
Bảng 4.5: Sinh khối Rhodotorula khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT rỉ đường
1:2
1:2,5
1:3
3
0.6672
0.7219
0.6118
4
0.7016
0.7868
0.6724
5
0.7037
0.7882
0.6732
6
0.7050
0.7893
0.6748
7
0.7054
0.7904
0.6762
Biểu đồ 4.4: Sinh khối Rhodotorula khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 4.4, kết quả bảng 4.5 và phụ lục 20, ta có nhận xét:
Ngày thứ 4 sinh khối thu được là tốt nhất (tỉ lệ 1:2 là 0,7016g; tỉ lệ 1:2,5 là 0,7868g; tỉ lệ 1:3 là 0,6724g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê). Vậy ngày thu sinh khối thích hợp đối với Rhodotorula là ngày thứ 4.
Tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường 1:2,5 là tốt nhất (lượng sinh khối khô của tỉ lệ 1:2,5 là 0,7868g).
Đối chứng (MT rỉ đường có sục khí): nhân sinh khối nấm men Rhodotorula với các tỉ lệ như trên. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau:
Bảng 4.6: Sinh khối Rhodotorula khô (g) thu được trong MT rỉ đường sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ
1:2
1:2,5
1:3
3
0.2741
0.3240
0.2770
4
0.3569
0.4455
0.3229
5
0.3588
0.4473
0.3242
6
0.3610
0.4496
0.3273
7
0.3617
0.4508
0.3282
Biểu đồ 4.5: Sinh khối Rhodotorula khô (g) thu được trong MT rỉ đường sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy
Biểu đồ 4.6: Sinh khối Rhodotorula khô (g) giữa trên BC và trong MT rỉ đường sục khí
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 4.5, kết quả bảng 4.6 và phụ lục 22, ta có nhận xét :
Thời gian thu sinh khối thích hợp nhất là ngày thứ 4 (tỉ lệ 1:2 là 0,3569g; 1:2,5 là 0,4455g; 1:3 là 0,3229g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê)
Lượng sinh khối khô thu được ở tỉ lệ 1:2,5 là tốt nhất (0,4455g)
Dựa vào biểu đồ 4.6, kết quả bảng 4.5, 4.6 và phụ lục 24, ta có nhận xét:
Lượng sinh khối nấm men khô thu được trên BC ở tỉ lệ phối hợp 1:2,5 (0,7868g) cao hơn trên MT sục khí ở cùng tỉ lệ (0,4455g). Vậy nhân sinh khối Rhodotorula trên BC chứa MT rỉ đường cho hiệu quả tốt hơn nhân sinh khối trong MT rỉ đường sục khí.
So sánh khối lượng sinh khối khô trên BC chứa MT rỉ đường giữa chủng S. cerevisiae và Rhodotorula
Biểu đồ 4.7: Sinh khối khô (g) giữa chủng S. cerevisiae và Rhodotorula trên BC
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 4.7 và phụ lục 25, ta có nhận xét như sau:
Cả hai chủng nấm men đều có khả năng tăng trưởng tốt trên BC.
Chủng Rhodotorula rất thích hợp khi nuôi trên BC (khối lượng sinh khối khô ở tỉ lệ phối hợp 1:2,5 sau 4 ngày là 0,7868g) cao hơn S. cerevisiae (khối lượng sinh khối khô ở tỉ lệ phối hợp 1:2,5 sau 5 ngày là 0,5644g).
Thử nghiệm khả năng tăng trưởng của các chủng nấm men trên BC tái sử dụng
Chủng S. cerevisiae
Sau khi thu sinh khối S. cerevisiae trên BC, tiếp tục bổ sung MT rỉ đường với các tỉ lệ như trên, bổ sung 2% giống. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.12: Sinh khối S.cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:2 sau 4 ngày.
Hình 4.13: Sinh khối S.cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 4 ngày.
Hình 4.14: Sinh khối S.cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:3 sau 4 ngày .
Bảng 4.7: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) thu được trên BC tái sử dụng lần 1 với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT rỉ đường
1:2
1:2,5
1:3
3
0.0742
0.2525
0.1710
4
0.2162
0.4273
0.3721
5
0.1934
0.4305
0.3802
6
0.1668
0.4046
0.3763
7
0.1262
0.3750
0.3556
Sau khi thu sinh khối S. cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 1, tiếp tục bổ sung MT rỉ đường với các tỉ lệ như trên, bổ sung 2% giống. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.15: Sinh khối S.cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:2 sau 4 ngày.
Hình 4.16: Sinh khối S.cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 4 ngày.
Hình 4.17: Sinh khối S.cerevisiae trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:3 sau 4 ngày.
Bảng 4.8: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) thu được trên BC tái sử dụng lần 2 với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT rỉ đường
1:2
1:2,5
1:3
3
0.0519
0.2136
0.1410
4
0.1470
0.3690
0.3316
5
0.1057
0.3452
0.2973
6
0.0728
0.3041
0.2633
7
0.0563
0.2739
0.2490
Biểu đồ 4.8: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.9: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) ở tỉ lệ 1:2 giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.10: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) ở tỉ lệ 1:2,5 giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.11: Sinh khối S. cerevisiae khô (g) ở tỉ lệ 1:3 giữa các lần sử dụng
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 4.8, 4.9, 4.10, 4.11, bảng 4.7, 4.8 và các phụ lục 26, 27, 28, 29, ta có nhận xét như sau:
Nấm men S. cerevisiae vẫn có khả năng tăng trưởng trên BC tái sử dụng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa khối lượng sinh khối khô lần đầu tiên và hai lần tái sử dụng là có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay nói cách khác là khối lượng sinh khối khô của hai lần tái sử dụng giảm so với lần đầu tiên.
Tái sử dụng BC lần 1, lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường 1:2,5 là 0,4273g vẫn cao hơn các tỉ lệ phối hợp khác (1:2 là 0,2162g và 1:3 là 0,3721g) và ngày thứ 5 lượng sinh khối cao nhất, càng về sau lượng sinh khối càng giảm. Tuy nhiên sự khác biệt về lượng sinh khối khô giữa ngày 4 (0,4273g) và ngày 5 (0,4305g) là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do vậy chọn ngày thứ 4 là ngày thu sinh khối thích hợp.
Tái sử dụng BC lần 2, lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường 1:2,5 là 0,3690g vẫn cao hơn các tỉ lệ phối hợp khác (1:2 là 0,1470g và 1:3 là 0,3316g) và ngày thứ 4 lượng sinh khối khô đạt cao nhất (0,3690g), càng về sau lượng sinh khối càng giảm. Do vậy chọn ngày thứ 4 là ngày thu sinh khối thích hợp.
Chủng Rhodotorula
Sau khi thu sinh khối Rhodotorula trên BC, tiếp tục bổ sung MT rỉ đường với các tỉ lệ như trên, bổ sung 2% giống. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.18: Sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:2 sau 4 ngày.
Hình 4.19: Sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 4 ngày.
Hình 4.20: Sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:3 sau 4 ngày.
Bảng 4.9: Sinh khối Rhodotorula khô (g) thu được trên BC tái sử dụng lần 1 với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT rỉ đường
1:2
1:2,5
1:3
3
0.6487
0.7009
0.5997
4
0.6730
0.7527
0.6586
5
0.6784
0.7539
0.6595
6
0.6602
0.7485
0.6571
7
0.6386
0.7237
0.6335
Sau khi thu sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 1, tiếp tục bổ sung MT rỉ đường với các tỉ lệ như trên, bổ sung 2% giống. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 3, 4, 5, 6, 7 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.21: Sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:2 sau 4 ngày.
Hình 4.22: Sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 4 ngày.
Hình 4.23: Sinh khối Rhodotorula trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:3 sau 4 ngày.
Bảng 4.10: Sinh khối Rhodotorula khô (g) thu được trên BC tái sử dụng lần 2 với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT rỉ đường
1:2
1:2,5
1:3
3
0.4140
0.4840
0.3952
4
0.4384
0.5253
0.4281
5
0.4300
0.5169
0.4295
6
0.4063
0.5035
0.4162
7
0.3676
0.4743
0.3914
Biểu đồ 4.12: Sinh khối Rhodotorula khô (g) giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.13: Sinh khối Rhodotorula khô (g) ở tỉ lệ 1:2 giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.14: Sinh khối Rhodotorula khô (g) ở tỉ lệ 1:2,5 giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.15: Sinh khối Rhodotorula khô (g) ở tỉ lệ 1:3 giữa các lần sử dụng
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 4.12, 4.13, 4.14, 4.15, bảng 4.9, 4.10 và các phụ lục 30, 31, 32, 33, ta có nhận xét như sau:
Rhodotorula vẫn có khả năng tăng trưởng trên BC tái sử dụng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa khối lượng sinh khối khô lần đầu tiên và hai lần tái sử dụng là có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay nói cách khác là khối lượng sinh khối khô của hai lần tái sử dụng giảm so với lần đầu tiên nhưng tái sử dụng lần 1 giảm ít hơn so với tái sử dụng lần 2.
Tái sử dụng BC lần 1, lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường 1:2,5 là 0,7527g vẫn cao hơn các tỉ lệ phối hợp khác (1:2 là 0,6730g và 1:3 là 0,6586g) và ngày thứ 5 lượng sinh khối cao nhất, càng về sau lượng sinh khối càng giảm. Tuy nhiên sự khác biệt về lượng sinh khối khô giữa ngày 4 (0,7527g) và ngày 5 (0,7539g) là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do vậy chọn ngày thứ 4 là ngày thu sinh khối thích hợp.
Tái sử dụng BC lần 2, lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT rỉ đường 1:2,5 là 0,5253g vẫn cao hơn các tỉ lệ phối hợp khác (1:2 là 0,4384g và 1:3 là 0,4281g) và ngày thứ 4 lượng sinh khối khô đạt cao nhất (0,5253g), càng về sau lượng sinh khối càng giảm. Do vậy chọn ngày thứ 4 là ngày thu sinh khối thích hợp.
Xác định khả năng tăng trưởng của các chủng Azotobacter trên giá đỡ BC
Xác định mật độ tế bào ban đầu của các chủng Azotobacter
Bảng 4.11: Mật độ tế bào Azotobacter ban đầu và sau khi pha loãng :
Chủng
Phương pháp đếm hồng cầu (x106tế bào/ml)
Số lần pha loãng
Sau khi pha loãng (x106tế bào/ml)
Phương pháp đếm khuẩn lạc (x106tế bào/ml)
A1
30
1 lần
30
23,5625
A2
32,35
1 lần
32,35
25,7125
Nhận xét:
Khi đếm bằng buồng đếm hồng cầu thì mật độ tế bào ban đầu của các chủng Azotobacter gần bằng nhau.
Kết quả từ phương pháp đếm khuẩn lạc để xác định mật độ tế bào sống ta nhận thấy mật độ tế bào sống của chúng cũng gần bằng nhau.
Khảo sát tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby thích hợp cho sự tăng trưởng của các chủng Azotobacter
Chủng A1
Nhân sinh khối A1 trên BC với tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby là 1:1, 1:2, 1:2,5, 1:3. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 5, 6, 7, 8 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.24: Sinh khối chủng A1 ở tỉ lệ 1:1 sau 6 ngày.
Hình 4.25: Sinh khối chủng A1 ở tỉ lệ 1:2 sau 6 ngày.
Hình 4.26: Sinh khối chủng A1 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 6 ngày.
Hình 4.27: Sinh khối chủng A1 ở tỉ lệ 1:3 sau 6 ngày.
Bảng 4.12: Sinh khối A1 khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT Ashby
1:1
1:2
1:2,5
1:3
5
0.2778
0.3436
0.3683
0.2606
6
0.3307
0.4990
0.5153
0.2841
7
0.3324
0.5006
0.5168
0.2850
8
0.3334
0.5012
0.5182
0.2854
Biểu đồ 4.16: Sinh khối A1 khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 4.16, kết quả bảng 4.12 và phụ lục 34, ta có nhận xét:
Ngày thứ 6 sinh khối thu được là tốt nhất (tỉ lệ 1:1 là 0,3307g; tỉ lệ 1:2 là 0,4990g; tỉ lệ 1:2,5 là 0,5153g; tỉ lệ 1:3 là 0,2841g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê). Vậy ngày thu sinh khối thích hợp đối với chủng A1 là ngày thứ 6.
Lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby 1:2,5 là cao nhất (0,5153g). Tuy nhiên sự khác biệt khối lượng sinh khối khô giữa tỉ lệ 1:2 (0,4990g) và 1:2,5 (0,5153g) là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do đó chúng tôi chọn tỉ lệ 1:2 là tỉ lệ phối hợp thích hợp nhất.
Đối chứng (MT Ashby có sục khí): nhân sinh khối A1 với các tỉ lệ như trên. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 5, 6, 7, 8 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.28: Hệ thống nhân sinh khối Azotobacter trong MT Ashby sục khí.
Bảng 4.13: Sinh khối A1 khô (g) thu được trong MT Ashby sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ
1:1
1:2
1:2,5
1:3
5
0.2102
0.3186
0.3030
0.2351
6
0.2794
0.4081
0.3781
0.2973
7
0.2817
0.4103
0.3801
0.3037
8
0.2830
0.4114
0.3810
0.3047
Biểu đồ 4.17: Sinh khối A1 khô (g) thu được trong MT Ashby sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy
Biểu đồ 4.18: Sinh khối A1 khô (g) giữa trên BC và trong MT Ashby sục khí
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 4.17, kết quả bảng 4.13 và phụ lục 36, ta có nhận xét:
Thời gian thu sinh khối thích hợp nhất là ngày thứ 6 (tỉ lệ 1:1 là 0,2794g; 1:2 là 0,4081g; 1:2,5 là 0,3781g; 1:3 là 0,2973g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê)
Lượng sinh khối khô thu được ở tỉ lệ 1:2 là tốt nhất (0,4081g).
Dựa vào biểu đồ 4.18, kết quả bảng 4.12, 4.13 và phụ lục 38, ta có nhận xét:
Lượng sinh khối A1 khô thu được trên BC ở tỉ lệ phối hợp 1:2 (0,4990g) cao hơn trên MT sục khí ở cùng tỉ lệ (0,4081g). Vậy nhân sinh khối A1 trên BC chứa môi trường Ashby cho hiệu quả tốt hơn nhân sinh khối trong môi trường Ashby sục khí.
Chủng A2
Nhân sinh khối A2 trên BC với tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby là 1:1, 1:2, 1:2,5, 1:3. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 5, 6, 7, 8 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.29: Sinh khối chủng A2 ở tỉ lệ 1:1 sau 6 ngày.
Hình 4.30: Sinh khối chủng A2 ở tỉ lệ 1:2 sau 6 ngày.
Hình 4.31: Sinh khối chủng A2 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 6 ngày.
Hình 4.32: Sinh khối chủng A2 ở tỉ lệ 1:3 sau 6 ngày.
Bảng 4.14: Sinh khối A2 khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT Ashby
1:1
1:2
1:2,5
1:3
5
0.2839
0.3592
0.3750
0.2660
6
0.3479
0.5548
0.579
0.3207
7
0.3500
0.5567
0.5809
0.3225
8
0.3510
0.5578
0.5828
0.3230
Biểu đồ 19: Sinh khối A2 khô (g) thu được trên BC với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 19, kết quả bảng 4.14 và phụ lục 35, ta có nhận xét:
Ngày thứ 6 sinh khối thu được là tốt nhất (tỉ lệ 1:1 là 0,3479g; tỉ lệ 1:2 là 0,5548g; tỉ lệ 1:2,5 là 0,5790g; tỉ lệ 1:3 là 0,3207g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê). Vậy ngày thu sinh khối thích hợp đối với chủng A2 là ngày thứ 6.
Lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby 1:2,5 là cao nhất (0,5790g). Tuy nhiên sự khác biệt khối lượng sinh khối khô giữa tỉ lệ 1:2 (0,5548g) và 1:2,5 (0,5790g) là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do đó chúng tôi chọn tỉ lệ 1:2 là tỉ lệ phối hợp thích hợp nhất.
Đối chứng (MT Ashby có sục khí): nhân sinh khối A2 với các tỉ lệ như trên. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 5, 6, 7, 8 và kết quả thu đuợc như sau:
Bảng 4.15: Sinh khối A2 khô (g) thu được trong MT Ashby sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ phối hợp
1:1
1:2
1:2,5
1:3
5
0.2367
0.3359
0.3053
0.2202
6
0.3133
0.4527
0.4191
0.3301
7
0.3151
0.4550
0.4207
0.3311
8
0.3161
0.4567
0.4226
0.3322
Biểu đồ 4.20: Sinh khối A2 khô (g) thu được trong MT Ashby sục khí với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy
Biểu đồ 4.21: Sinh khối A2 khô (g) giữa trên BC và trong MT Ashby sục khí
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 4.20, kết quả bảng 4.15 và phụ lục 37, ta có nhận xét:
Thời gian thu sinh khối thích hợp nhất là ngày thứ 6 (tỉ lệ 1:1 là 0,3133g; 1:2 là 0,4527g; 1:2,5 là 0,4191g; 1:3 là 0,3301g), những ngày về sau lượng sinh khối có tăng nhưng không đáng kể (sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê)
Lượng sinh khối khô thu được ở tỉ lệ 1:2 là tốt nhất (0,4527g)
Dựa vào biểu đồ 4.21, kết quả bảng 4.14, 4.15 và phụ lục 39, ta có nhận xét:
Lượng sinh khối A2 khô thu được trên BC ở tỉ lệ phối hợp 1:2 (0,5548g) cao hơn trên MT sục khí ở cùng tỉ lệ (0,4527g). Vậy nhân sinh khối A2 trên BC chứa MT Ashby cho hiệu quả tốt hơn nhân sinh khối trong MT Ashby sục khí.
So sánh khối lượng sinh khối khô trên BC chứa MT Ashby giữa chủng A1 và A2
Biểu đồ 4.22: Sinh khối khô (g) giữa chủng A1 và A2 trên BC
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 4.22 và phụ lục 40, ta có nhận xét như sau:
Chủng A2 cho lượng sinh khối khô cao hơn chủng A1 nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do vậy cả hai chủng Azotobacter đều có khả năng tăng trưởng tốt trên BC.
Thử nghiệm khả năng tăng trưởng của các chủng Azotobacter trên BC tái sử dụng
Chủng A1
Sau khi thu sinh khối A1 trên BC, tiếp tục bổ sung MT Ashby với các tỉ lệ như trên, bổ sung 2% giống. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 5, 6, 7, 8 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.33: Sinh khối A1 trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:1 sau 6 ngày.
Hình 4.34: Sinh khối A1 trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:2 sau 6 ngày.
Hình 4.35: Sinh khối A1 trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 6 ngày.
Hình 4.36: Sinh khối A1 trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:3 sau 6 ngày.
Bảng 4.16: Sinh khối A1 khô (g) thu được trên BC tái sử dụng lần 1 với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT Ashby
1:1
1:2
1:2,5
1:3
5
0.2632
0.3310
0.3373
0.2408
6
0.3155
0.4810
0.4914
0.2650
7
0.3169
0.4824
0.4930
0.2665
8
0.2973
0.4564
0.4647
0.2584
Sau khi thu sinh khối A1 trên BC tái sử dụng lần 1, tiếp tục bổ sung MT Ashby với các tỉ lệ như trên, bổ sung 2% giống. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 5, 6, 7, 8 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.37: Sinh khối A1 trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:1 sau 6 ngày.
Hình 4.38: Sinh khối A1 trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:2 sau 6 ngày.
Hình 4.39: Sinh khối A1 trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 6 .
Hình 4.40: Sinh khối A1 trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:3 sau 6 ngày.
Bảng 4.17: Sinh khối A1 khô (g) thu được trên BC tái sử dụng lần 2 với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT Ashby
1:1
1:2
1:2,5
1:3
5
0.1492
0.2275
0.2288
0.1462
6
0.2122
0.3585
0.3717
0.1883
7
0.1984
0.3529
0.3656
0.1824
8
0.1809
0.3252
0.3371
0.1785
Biểu đồ 4.23: Sinh khối A1 khô (g) giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.24: Sinh khối A1 khô (g) ở tỉ lệ 1:1 giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.25: Sinh khối A1 khô (g) ở tỉ lệ 1:2 giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.26: Sinh khối A1 khô (g) ở tỉ lệ 1:2,5 giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.27: Sinh khối A1 khô (g) ở tỉ lệ 1:3 giữa các lần sử dụng
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 4.23, 4.24, 4.25, 4.26, 4.27, bảng 4.16, 4.17 và các phụ lục 41, 42, 43, 44, ta có nhận xét như sau:
Chủng A1 có khả năng tăng trưởng trên miếng BC tái sử dụng. Sự khác biệt giữa khối lượng sinh khối khô trên miếng BC lần đầu tiên và tái sử dụng lần 1 không có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay nói cách khác là khối lượng sinh khối khô của hai lần này là tương đương nhau. Tuy nhiên sự khác biệt giữa khối lượng sinh khối khô trên miếng BC lần đầu tiên và tái sử dụng lần 2 là có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay nói cách khác là khối lượng sinh khối khô ở lần tái sử dụng lần 2 giảm rõ rệt.
Tái sử dụng BC lần 1, lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby 1:2,5 là 0,4914g vẫn cao hơn các tỉ lệ phối hợp khác (1:1 là 0,3155g; 1:2 là 0,4810g và 1:3 là 0,2650g). Tuy nhiên sự khác biệt về lượng sinh khối khô giữa tỉ lệ 1:2 và 1:2,5 là không có ý nghĩa về mặt thống kê, do vậy chọn tỉ lệ 1 :2 là tỉ lệ thích hợp. Ngày thứ 7 lượng sinh khối cao nhất, càng về sau lượng sinh khối càng giảm. Tuy nhiên sự khác biệt về lượng sinh khối khô giữa ngày 6 (0,4810g) và ngày 7 (0,4824g) là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do vậy chọn ngày thứ 6 là ngày thu sinh khối thích hợp.
Tái sử dụng BC lần 2, lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby 1:2,5 là 0,3717g vẫn cao hơn các tỉ lệ phối hợp khác (1:1 là 0,2122g; 1:2 là 0,3585g và 1:3 là 0,1883g). Tuy nhiên sự khác biệt về lượng sinh khối khô giữa tỉ lệ 1:2 và 1:2,5 là không có ý nghĩa về mặt thống kê, do vậy chọn tỉ lệ 1 :2 là tỉ lệ thích hợp. Và ngày thứ 6 lượng sinh khối khô đạt cao nhất (0,3585g), càng về sau lượng sinh khối càng giảm. Do vậy chọn ngày thứ 6 là ngày thu sinh khối thích hợp.
Chủng A2
Sau khi thu sinh khối A2 trên BC, tiếp tục bổ sung MT Ashby với các tỉ lệ như trên, bổ sung 2% giống. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 5, 6, 7, 8 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.41: Sinh khối A2 trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:1 sau 6 ngày.
Hình 4.42: Sinh khối A2 trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:2 sau 6 ngày.
Hình 4.43: Sinh khối A2 trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 6 ngày.
Hình 4.44: Sinh khối A2 trên BC tái sử dụng lần 1 ở tỉ lệ 1:3 sau 6 ngày.
Bảng 4.18: Sinh khối A2 khô (g) thu được trên BC tái sử dụng lần 1 với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT Ashby
1:1
1:2
1:2,5
1:3
5
0.2765
0.3508
0.3530
0.2451
6
0.3327
0.5437
0.5509
0.3051
7
0.3356
0.5452
0.5530
0.3064
8
0.3064
0.5059
0.5112
0.2899
Sau khi thu sinh khối A2 trên BC tái sử dụng lần 2, tiếp tục bổ sung MT Ashby với các tỉ lệ như trên, bổ sung 2% giống. Tiến hành thu sinh khối ở ngày thứ 5, 6, 7, 8 và kết quả thu đuợc như sau:
Hình 4.45: Sinh khối A2 trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:1 sau 6 ngày.
Hình 4.46: Sinh khối A2 trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:2 sau 6 ngày.
Hình 4.47: Sinh khối A2 trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:2,5 sau 6 ngày.
Hình 4.48: Sinh khối A2 trên BC tái sử dụng lần 2 ở tỉ lệ 1:3 sau 6 ngày.
Bảng 4.19: Sinh khối A2 khô (g) thu được trên BC tái sử dụng lần 2 với các tỉ lệ theo thời gian nuôi cấy.
Thời gian thu nhận (ngày)
Tỉ lệ phối hợp mBC : VMT Ashby
1:1
1:2
1:2,5
1:3
5
0.1741
0.2359
0.2405
0.1573
6
0.2404
0.4193
0.4212
0.2151
7
0.2258
0.4098
0.4158
0.2084
8
0.1849
0.3580
0.3765
0.1981
Biểu đồ 4.28: Sinh khối A2 khô (g) giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.29: Sinh khối A2 khô (g) ở tỉ lệ 1:1 giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.30: Sinh khối A2 khô (g) ở tỉ lệ 1:2 giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.31: Sinh khối A2 khô (g) ở tỉ lệ 1:2,5 giữa các lần sử dụng
Biểu đồ 4.32: Sinh khối A2 khô (g) ở tỉ lệ 1:3 giữa các lần sử dụng
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 4.28, 4.29, 4.30, 4.31, 4.32, bảng 4.18, 4.19 và các phụ lục 45, 46, 47, 48, ta có nhận xét như sau:
Chủng A2 có khả năng tăng trưởng trên BC tái sử dụng. Sự khác biệt giữa khối lượng sinh khối khô trên BC lần đầu tiên và tái sử dụng lần 1 không có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay nói cách khác là khối lượng sinh khối khô của hai lần này là tương đương nhau. Tuy nhiên sự khác biệt giữa khối lượng sinh khối khô trên BC lần đầu tiên và tái sử dụng lần 2 là có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay nói cách khác là khối lượng sinh khối khô ở lần tái sử dụng lần 2 giảm rõ rệt.
Tái sử dụng BC lần 1, lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby 1:2,5 là 0,5509g vẫn cao hơn các tỉ lệ phối hợp khác (1:1 là 0,3327g; 1:2 là 0,5437g và 1:3 là 0,3051g). Tuy nhiên sự khác biệt về lượng sinh khối khô giữa tỉ lệ 1:2 và 1:2,5 là không có ý nghĩa về mặt thống kê, do vậy chọn tỉ lệ 1 :2 là tỉ lệ thích hợp. Ngày thứ 7 lượng sinh khối cao nhất, càng về sau lượng sinh khối càng giảm. Tuy nhiên sự khác biệt về lượng sinh khối khô giữa ngày 6 (0,5437g) và ngày 7 (0,5452g) là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do vậy chọn ngày thứ 6 là ngày thu sinh khối thích hợp.
Tái sử dụng BC lần 2, lượng sinh khối khô của tỉ lệ phối hợp giữa khối lượng BC với thể tích MT Ashby 1:2,5 là 0,4212g vẫn cao hơn các tỉ lệ phối hợp khác (1:1 là 0,2404g; 1:2 là 0,4193g và 1:3 là 0,2151g). Tuy nhiên sự khác biệt về lượng sinh khối khô giữa tỉ lệ 1:2 và 1:2,5 là không có ý nghĩa về mặt thống kê, do vậy chọn tỉ lệ 1 :2 là tỉ lệ thích hợp. Và ngày thứ 6 lượng sinh khối khô đạt cao nhất (0,4193g), càng về sau lượng sinh khối càng giảm. Do vậy chọn ngày thứ 6 là ngày thu sinh khối thích hợp.