Đồ án Nghiên cứu một số tính trạng sinh trưởng, phát triển, chất lượng tinh và tỷ lệ phối có chửa của bò đực lai hướng sữa 3/4 và 7/8HF

5.1.3. Chất lượng tinh dịch của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF Về màu sắc tinh dịch của đực giống 3/4HF: màu trắng sữa chiếm tỷ lệ cao nhất đạt (34%) thấp nhất là màu trắng trong đạt (8,51%) Về màu sắc tinh dịch của bò đực giống 7/8HF: màu trắng sữa chiếm tỷ lệ cao nhất đạt (78,13%) thấp nhất là màu trắng nhạt đạt (3,13%) pH và tỷ lệ sống chết của 2 nhóm 3/4HF và 7/8HF tương đương nhau, còn các chỉ tiêu tổng ml khai thác, tổng ml đạt của 3/4HF cao hơn bò 7/8HF; nhưng mật độ kỳ hình của 3/4HF thấp hơn 7/8HF

doc63 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu một số tính trạng sinh trưởng, phát triển, chất lượng tinh và tỷ lệ phối có chửa của bò đực lai hướng sữa 3/4 và 7/8HF, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phối ở hành tuỷ dưới dạng xung điện, gây hưng phấn trung khu này và xung động thần kinh được dẫn truyền lên vỏ não, làm dấy lên phản ứng hưng phấn, con đực đòi hỏi giao phối. Hưng phấn tính dục là phản xạ mạnh của thần kinh, nó ức chế phản xạ khác (như con vật bỏ ăn uống, đi lang thang...). Còn đối với nội tiết hocmon hướng sinh dục của tuyến yên kích thích giải phóng androgen của tế bào Ledig trong dịch hoàn, làm phát sinh và duy trì các đặc điểm sinh dục thứ cấp của con đực. 2.4.3.2. Phản xạ cương cứng dương vật Phản xạ này thể hiện bằng các thay đổi cơ quan sinh dục trước khi giao phối. Phản ứng hưng phấn kích thích sinh dục làm giãn nở các động mạch, cung cấp máu cho các thể hổng của dương vật (đặc biệt là phần gốc), làm máu ứ lại, không theo tĩnh mạch để về tim được. Kết quả dương vật cương cứng, gia tăng đường kính và độ dài (do đoạn cong hình chữ “S” duỗi thẳng ra) để đưa vào âm đạo của con cái. Phản xạ cương cứng có thể được tăng cường hoặc ức chế bởi nhiều nhân tố khác nhau (hình dáng mùi vị của con cái...) 2.4.3.3. Phản xạ nhảy Phản xạ này thể hiện bằng con đực nhảy lên lưng con cái và ghì chặt bằng hai chân trước. Đối với những đực giống chỉ sử dụng cho giao phối trực tiếp trong thời gian dài thì chúng chỉ nhảy khi con cái động dục. Khi chuyển con đực này sang huấn luyện để khai thác tinh thì rất khó khăn. Do vậy, việc huấn luyện đực giống nhảy giá để khai thác tinh dịch thì phải tiến hành ngay từ đầu, khi đực giống mới bắt đầu đưa vào sử dụng. 2.4.3.4.Phản xạ giao phối Phản xạ này biểu hiện bằng việc con đực đưa dương vật vào âm đạo của con cái và một loạt các động tác tiếp nhằm chuẩn bị cho việc phóng tinh. Cường độ phản xạ này phụ thuộc vào các kích thích do tiếp xúc, cảm giác và nhiệt độ. Do vậy, khi khai thác tinh dịch âm đạo giả cần chuẩn bị chu đáo, đảm bảo áp suất, nhiệt độ và độ tròn cần thiết. Ở bò đực, khi dương vật thò ra, do sự sắp xếp của cẩu trúc màng bọc quy đầu nên khi màng bọc duỗi ra sẽ làm cho dương vật xoay lỗ niệu sinh dục sẽ quay theo chiều kim đồng hồ một góc 300o khi xuất tinh. Trong giao phối tự nhiên, hiện tượng này sảy ra khi dương vật cho vào âm đạo. Thời gian giao cấu là khoảng 1-2 giây. Khi con đực được dương vật vào âm đạo, nó sẽ thúc mạnh tới trước và xuất tinh ngay. 2.4.3.5. Phản xạ phóng tinh Đây là phản xạ cuối cùng trong một chuỗi các phản xạ sinh dục phức tạp, không điều kiện. Nó được biểu hiện bằng việc tinh dịch được phóng ra từ đường sinh dục của con đực. Phản xạ này được thực hiện nhờ sự co các cơ ở phụ dịch hoàn, ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ và đương niệu sinh dục dưới tác động của oxytoxin do tuyến yên tiết ra. Cường độ của phản xạ phóng tinh quyết định số lượng và chất lượng tinh dịch phóng ra. 2.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới sức sản suất tinh 2.5.1. Giống Tuỳ từng giống tầm vóc to hay nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh hay yếu, khả năng thích nghi với thời tiết khí hậu tốt hay không mà có số lượng và chất lượng sản xuất tinh dịch khác nhau. Ví dụ, bò đực giống ôn đới (800-1000 kg) mỗi lần lấy tinh có thể cho 8-9 ml hay thậm chí 10-15 ml, còn bò nội của ta chỉ cho được 3-5 ml. Bò ôn đới nhập vào nước ta do thích nghi với khí hậu mùa hè kém nên lượng tính dịch giảm và tính hăng cũng kém. 2.5.2. Thức ăn Thức ăn là một trong những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến số lượng và chất lượng tinh dịch. Trao đổi chất của bò đực giống cao hơn bò thường 10-12%, thành phần tinh dịch cũng đặc biệt hơn các sản phẩm khác. Vì vậy nhu cầu thức ăn cho đực giống đòi hỏi đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Tiêu chuẩn ăn hợp lý, khẩu phần cân bằng thì chất lượng tinh dịch sẽ tốt. Nếu ăn quá nhiều con vật sẽ quá béo và phản xạ tính sẽ kém nên cho tinh không tốt. Giá trị sinh vật học của đạm và lượng đạm trong khẩu phần có ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng tinh dịch. Tỷ lệ protein/bột đường ảnh hưởng tới tới tiêu hoá nên có ảnh hưởng tới tinh dịch. Đối với bò đực giống tỷ lệ này 1/1,2-1,5. Khẩu phần thiếu vitamin đặc biệt là thiếu vitamin A có ảnh hưởng nhiều đến phẩm chất tinh dịch. Thí nghiệm với khẩu phần chứa 120-130 mg caroten/ đơn vị thức ăn (ĐVTA) cho tinh trùng yếu và ít, dịch hoàn thoái hoá, con vật kém hăng khi nâng lên 640-774 mg/ĐVTA thì sau 21 ngày phẩm chất tinh dịch được phục hồi. Vitamin C cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới phẩm chất tinh dịch. Tinh dịch tốt có 3-8 mg vitamin C/100ml. Nếu chỉ có 2 mg/100ml thì nhiều chỉ tiêu tinh dịch có biểu hiện xấu. Các chất khoáng đặc biệt là P, có ảnh hưởng nhiều tới tinh dịch, bởi vì P cần cho sự trao đổi đường. Mặt khác nó còn là thành phần axit nucleic và photphatit hay lypôphotphatit là những chất có nhiều trong tinh trùng. Vì vậy, thiếu P thì quá trình hình thành tinh trùng sẽ giảm tỷ lệ thụ thai thấp. Cấu trúc khẩu phần và loại hình thức ăn cũng có ảnh hưởng rất rõ rệt tới chất lượng tinh dịch. Nên cho đực giống ăn các loại thức ăn toan tính và dung tích nhỏ như thức ăn hạt, cám, khô dầu, bã đậu và các thức ăn có nguồn gốc động vật. 2.5.3. Chăm sóc Cách cho ăn tắm chải vận động thái độ của người chăm sóc và lấy tinh có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng và chất lượng tinh khai thác. Có thể không lấy được một số tinh nào trong một thời gian dài và có thể làm hỏng bò đực giống nếu chăm sóc quản lý không tốt. 2.5.4. Chế độ lấy tinh Quá trình hình thành tinh trùng là quá trình liên tục. Nếu khai thác thưa quá thì tinh trùng không được lấy ra kịp thời nên phẩm chất giảm và có thể làm cho con đực thư dâm. Ngược lại nếu khai thác quá nặng thì tinh trùng non trong tinh dịch sẽ nhiều và có chất lượng kém. Qua thí nghiệm người ta thấy rằng khai thác tinh 1 lần/ngày không ảnh hưởng xấu tới sự hình thành tinh trùng và khả năng thụ thai. Một số tài liệu cho rằng lấy tinh cách nhau 2-3 ngày nhưng khai thác 2-3 lần trong một ngày lấy tinh thì số lượng tinh trùng cũng không kém so với lấy một lần một ngày. 2.5.5. Thời tiết khí hậu Ở các nước ôn đới chất lượng tinh dịch kém nhất là vào mùa đông, tốt nhất là vào mùa hè và mùa thu. Nguyên nhân chủ yếu là đo ánh sáng. Nhưng ở nước ta tinh dịch thường kém nhất là mùa hè do quá nắng nóng. Bò đực dưới 4 tuổi chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh rõ rệt hơn so với bò lớn tuổi, nhất là nhiệt độ. Lượng tinh dịch tốt nhất là vụ đông xuân, mùa hè giảm nhiều mùa thu lại tăng lên. 2.5.6. Tuổi Tuổi thọ của bò đực giống có thể đạt 18-20 năm, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thường sử dụng 5-8 năm. Càng già phẩm chất tinh dịch càng kém. Tuy vậy dưới 15 tuổi, ảnh hưởng của tuổi không lớn mà chủ yếu là do những nhân tố khác. 2.6. Nuôi dưỡng đực giống 2.6.1. Tiêu chuẩn thức ăn và mức ăn Thức ăn không đầy đủ hoặc không cân bằng cũng như quá thừa sẽ làm giảm hoạt tính sinh dục, chất lượng tinh dịch và rút ngắn thời gian sử dụng bò đực. Trao đổi cơ bản của đực giống cao hơn bò đực thiến 15-20%. Do đó khi nuôi dưỡng bò đực giống phải căn cứ vào cường độ sử dụng, mức nuôi dưỡng phải đảm bảo cho bò đực khoẻ mạnh nhưng không được tính mỡ quá nhiều phải có tính hăng cao và chất lượng tinh dịch tốt. Nếu chất lượng tinh dịch giảm suốt cần phải kiểm tra lại chể độ nuôi dưỡng. 2.6.2. Nhu cầu năng lượng và protein Theo phương pháp tính hiện hành ở nước ta, nhu cầu năng lượng cho bò đực giống theo bảng trên. Bò đực tơ hoặc bò gầy mỗi ngày tăng 0,5-1/ĐVTA. Nếu mỗi ngày bò đực lao tác 2-3h thì phải cho ăn thêm 0,5-1 ĐVTA nữa. 2.6.2.1. Nhu cầu khoáng Ca: 7-8g, P:6-7 g/ĐVTA, NaCl: 7-8 g/100kg P. Các khoáng vi lượng cũng có vai trò lớn đối với bò đực giống: Co, Zn, I, Mn. Hàm lượng các loại khoáng này trong thức ăn phụ thuộc vào mùa, đất, phân bón. Cần chú ý đảm bảo nhu cầu đực giống về vitamin A và D: 100mg/caroten/100kg P. Khi khẩu phần thiếu caroten thì bổ sung chế phẩm vitamin A (1mg caroten = 500 UI vitamin A). Chú ý cung cấp vitamin D trong mùa đông. Có thể bổ sung men chiếu xạ cũng như các chế phẩm vitamin D2 hoặc D3. Nhu cầu năng lượng và protein của đực giống Khối lượng Mức độ khai thác Nghỉ phối Trung bình Phối nhiều Nhu cầu năng lượng (ĐVTA) 400 4,8-5,3 5,2-5,8 5,6-6,1 500 5,4-6,1 6,0-6,6 6,4-7,0 600 6,1-6,7 6,7-7,5 7,2-8,0 700 6,7-7,6 7,3-8,2 7,9-8,7 800 7,3-8,3 7,8-8,9 8,5-9,5 900 7,9-8,9 8,6-9,5 9,2-10,2 1000 `8,4-9,4 9,1-10,0 9,8-10,8 2.6.3. Thức ăn và khẩu phần 2.6.3.1. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần thức ăn cho bò đực giống Khẩu phần ăn của bò đực giống cần phối hợp từ nhiều loại thức ăn khác nhau để đảm bảo tính ngon miệng. Cần sử dụng loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dung tích nhỏ để đảm bảo cho bụng bò đực giống thon gọn. 2.6.3.2. Các loại thức ăn và mức sử dụng - Cỏ khô Về mùa đông có thể cho ăn 0,8-1,2 kg mùa hè 0,4-0,5kg/100kg khối lượng cơ thể tương ứng 5-10 kg và 3-5 kg/con/ngày. - Thức ăn nhiều nước Bao gồm các loại thức ăn như ủ xanh, củ quả. Đối với thức ăn ủ xanh được dùng vào mùa đông khi không có cỏ xanh. Lượng thức ăn ủ xanh từ 0,8-1kg/100 kg khối lượng cơ thể, tính trung bình cho một đực giống/1 ngày đêm là 8-10 kg. Thức ăn củ đặc biệt cần thiết khi sử dụng thức ăn ủ xanh. Lượng thức ăn củ quả là 1-1,5 kg/100 kg khối lượng cơ thể. Có thể cho ăn từ 6-10 kg củ quả/đực giống/ngày đêm. Vào thời kỳ phối nặng, việc sử dụng cà rốt trong khẩu phần cho đực giống có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hoá và trao đổi chất, gây ảnh hưởng tốt tới chất lượng tinh dịch. Trong cà rốt rất nhiều caroten và có thể cho ăn 4-6 kg/con/ngày đêm. Để cân bằng tỷ lệ đường/protein có thể cho ăn các loại củ quả giàu đường. Không nên cho đực giống ăn bắp cải do trong đó có các chất làm rối loạn chức năng tuyến giáp và trao đổi i-ốt trong cơ thể. Không nên cho ăn cây ngô ủ xanh trong một thời gian dài vì trong đó có chứa nhiều phytoestrogen có ảnh hưởng xấu tới hoạt tính sinh dục và quá trình hình thành tinh trùng. - Cỏ tuơi Về mùa hè đực giống cần cho ăn cỏ tươi với số lượng hạn chế. Lượng cỏ tươi thích hợp là tử 2-2,5 kg/100kg khối lượng cơ thể/ngày đêm. Tốt nhất 50% lượng cỏ xanh cho ăn dưới dạng phơi tái. Việc cho ăn một số lượng lớn thức ăn xanh thường là nguyên nhân làm giảm hoạt tính sinh dục của đực giống. Thức ăn xanh từ các loại cây họ đậu chỉ nên cho ăn ở dạng mới cắt hoặc phơi khô hoàn toàn. - Thức ăn tinh Lượng thức ăn tinh tính cho 100 kg khối lượng cơ thể đực giống khoảng 0,4-0,5 kg/ngày đêm. Các loại thức ăn tinh nên cho ăn dưới dạng hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc từ dàng hỗn hợp từ nhiều loại nguyên liệu. Chỉ cho đực giống ăn các loại thức ăn có chất lượng tốt. Trong trường hợp các loại thức ăn đa dạng và có chất lượng cao thì không phải đưa vào khẩu phần các loại thức ăn có nguồn gốc động vật. Nếu khẩu phần gồm các thức ăn thực vật, không đầy đủ dinh dưỡng hoặc sử dụng đực giống ở mức độ cao thì việc đưa vào khẩu phần các thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ có ảnh hưởng tốt tới chất lượng tinh dịch. Người ta thường bổ sung bột thịt, bột xương, bột máu, bột cá, sữa tách bơ, trứng gà vào khẩu phần ăn của đực giống. Chỉ tiêu Khối lượng bò (kg) 800 900 1000 Cỏ khô (kg) 6 6 6 Cỏ tươi (kg) 15 18 20 Thức ăn hỗn hợp (kg) 3,5 3,9 4,1 Muối ăn (g) 60 68 75 Giá trị dinh dưỡng ĐVTA 9,4 10,1 10,9 ME (MJ) 107,6 117,5 123,8 VCK (kg) 11 11,9 12,8 Protein thô (g) 2225 2415 2585 Protein tiêu hoá (g) 1345 1471 1580 Ca (g) 68 77 85,4 P (g) 59 67,5 74,1 Để đảm bảo cân bằng về khẩu phần về các vitamin cần bổ sung vào khẩu phần giá đỗ hoặc thóc mầm (0,3-0,5 kg/con/ngày) và các chế phẩm vitamin A, D, E. Các khoáng vi lượng và vitamin thường được đưa vào thành phần của thức ăn hỗn hợp hoặc premix theo tiêu chuẩn quy định. Vào kỳ phối giống, người ta thường bổ xung vào khẩu phần ăn của đực giống 2-3 quả trứng gà tươi (cho ăn sau khi phối giống và khai thác. 2.6.3.3. Chế độ ăn Bò đực giống thường áp dụng phương pháp nuôi nhốt tại chuồng là chính, kết hợp với vận động hợp lý. Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện của cơ sở sản xuất, đực giống có thể chăn thả trên bãi nhưng nhất thiết phải được tính toán, cân đối khẩu phần bổ sung thêm thức ăn tại chuồng. Chế độ ăn uống có thể áp dụng cho bò đực giống là cho ăn 3 lần/ngày. Nguyên tắc là không cho ăn lẫn lộn thức ăn mà phải cho ăn theo trình tự tinh- thô xanh- thô khô. Buổi sáng: cho ăn 1/2 lượng thức ăn tinh, 1 phần củ quả, 2-3kg cỏ khô. Cho ăn vào khoảng 9h, sau khi khai thác tinh hoặc phối giống. Buổi trưa: cho ăn cỏ tươi (về mùa hè) hoặc thức ăn ủ xanh, ủ héo (về mùa đông) và phần củ quả còn lại. Cho ăn vào lúc 11h30. Buổi chiều: Cho ăn lượng thức ăn tinh và phần cỏ khô còn lại. Ăn lúc 17h- 17h30. Mùa hè đực giống có thể được chăn thả cả ngày. Mỗi đực giống cần 0,3-1ha đồng cỏ trồng. Các lô chăn thả cần được luân chuyển, không quá 10 ngày/lô và tính toán để trở lại lô cũ sau 40 ngày. Định mức bón phân đạm là khoảng 120 kg/ha hoặc 30 kg cho một chu kỳ chăn thả. 2.7. Chăm sóc và quản lý bò đực giống 2.7.1. Chuồng trại Chuồng trại nuôi bò đực giống cần áp dụng nhu cầu như sau: Vị trí xây dựng: việc lựa chọn chuồng trại nuôi bò đực giống phải tuân thủ các quy định chung về vệ sinh phòng dịch, chuồng nuôi phải đặt xa các khu dân cư, các khu công nghiệp... nhằm đảm bảo yếu tố cách ly, hạn chế lây chuyền dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Thực hiện nghiêm túc các quy định khi ra vào khu chăn nuôi. Trước cổng, cửa ra vào phải nhất thiết có hố xát trùng. Người làm vịêc trong khu chăn nuôi phải thường xuyên thực hiện các khâu xát trùng trước khi và sau khi làm việc trong khu chăn nuôi: Thay đổi quần áo, dầy ủng, tắm rửa... Nếu đực giống được nuôi chung trong trại chăn nuôi với các loai bò khác thì chuồng nuôi đực giống được xây dựng ở đầu hướng gió, gần chuồng bò cái tơ và cái sinh sản để kích thích quá trình động dục của con cái. Chuồng trại phải được thiết kế hợp lý giữa các khu: nuôi nhốt, vận động, chăn thả, bệnh xá... Róng chuồng phải được làm bởi các vật liệu chắc chắn. Có thể sử dụng các loại ống týp hợp kim hoặc các loại gỗ chắc. Ở các nước nhiệt đới như nước ta chuồng trại cần phải đảm bảo thông thoáng, mát mẻ về mùa hè, thậm chí phải xây dựng hệ thống làm mát vòi phun nước. Yêu cầu kích thước diện tích chuồng nuôi: Mỗi đực giống được nhốt ở một ô chuồng riêng thông thường các ô chuồng thiết kế cho một đực giống trưởng thành khoảng 10-12m2/con, cùng với diện tích sân chơi khoảng 18-20m2/con. Đặc biệt rào chắn giữa các ô chuồng đảm bảo độ cao 2-2,2m. Đối với bê nghé dưới 12 tháng tuổi nhốt chung 2-4 con trên 1 ô chuồng với diện tích như trên. Nền chuồng phải chắc chắn khô ráo, không trơn trượt, có độ dốc vừa phải,không đọng nước, dễ vệ sinh. 2.7.2. Chăn thả Đối với các trại giống nuôi theo phương thức chăn thả hoặc bán chăn thả thì phải cần quy hoạch, thiết kế quy hoạch xây dựng đồng cỏ cho đực giống. Các bãi chăn thả này có thể ở xa chuồng từ 0,5-1 km để kết hợp cho đực giống vận động khi chăn thả. Chất lượng đồng cỏ chăn thả này phải tốt, đảm bảo cung cấp cỏ non cho đực giống. Có thể lựa chọn các giống cỏ trồng phù hợp để xây dựng bãi chăn và định kỳ cải tạo, chăm sóc đồng cỏ, đảm bảo năng suất cao. 2.7.3. Vận động Vận động với đực giống mang tính chất cưỡng bức. Khi chế độ vận động hợp lý sẽ nâng cao khả năng phối giống và chất lượng tinh dịch, tăng cường quá trình tiêu hoá thức ăn, hệ cơ xương chắc khoẻ, tăng tính hăng, tăng cường độ trao đổi chất, giảm tính tích luỹ mỡ. Có các hình thức vận động như sau: 2.7.3.1. Vận động kết hợp chăn thả 2.7.3.2. Vận động xung quanh trục quay 2.7.3.3.Vận động kết hợp thao tác nhẹ 2.7.3.4. Xây dựng vận động Phần 3 Đối tượng, nội dung, thời gian địa điểm và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bê đực tạo ra tại Việt Nam có ngoại hình đẹp, có tỷ lệ nguồn gen HF là 3/4 và 7/8 sinh ra từ các bò cái lai đã được chọn lọc và đực HF thuần cao sản. 3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu Thời gian: từ ngày 20/02/2009 đến ngày 06/06/2009 Địa điểm: Viện chăn nuôi (Thụy Phương-Từ Liêm-Hà Nội) và (Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương Ba Vì-Hà Nội). 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Xác định kích thước các chiều đo của bò 3/4HF và 7/8 HF qua các tháng tuổi 3.3.2. Xác định khả năng tăng khối lượng của bò 3/4HF và 7/8HF qua các tháng tuổi 3.3.3. Các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của bò 3/4HF và 7/8HF 3.3.4. Xác định tỷ lệ phối giống có chửa của bò 3/4HF và 7/8HF 3.3.5. Xác định một số đặc điểm di truyền về khối lượng của bò 3/4HF và 7/8 HF qua các tháng tuổi 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Chọn bò đực tốt Nguồn đực giống nhập nội hoặc tạo ra có chất lượng cao: NSS > 12.000kg/chu kì. Nguồn tinh hoặc phôi nhập nội có chất lượng cao: NSS >12.000kg/chu kì. 3.4.2. Chọn bò cái HF lai tốt, phối với tinh HF cao sản tạo bê đực để chọn giống Điều kiện: - Lý lịch rõ ràng: các chỉ tiêu giống của bố và mẹ đều tốt, NSS cao: + > 4000 kg/chu kỳ đối với nhóm 3/4HF và tỷ lệ mỡ sữa >3,6%. + > 3000kg/chu kỳ đối với nhóm 1/2HF và tỷ lệ mỡ sữa >3,8%, và - Ngoại hình đẹp: có hình dáng của bò sữa lai lang trắng đen và khỏe mạnh. - Đẻ từ lứa 2 đến lứa 6. 3.4.3. Chọn bê đực để kiểm tra làm đực giống Những bê đực sinh ra có tỷ lệ gen của giống bò sữa HF: 3/4HF và 7/8HF, đạt các tiêu chuẩn sau đây được chọn về cơ sở nghiên cứu để kiểm tra chọn lọc làm đực giống: -Bố là đực giống, phôi, tinh có chất lượng cao: NSS >12.000kg/chu kì. - Mẹ lai có chất lượng tốt: lý lịch rõ ràng: + NSS > 4.000 kg/chu kì, TLMS >3,7% đối với nhóm bò 3/4HF. + NSS > 3.000kg/chu kỳ, TLMS >3,8% đối với nhóm bò 1/2HF. - Bê đực được sinh ra từ lứa 2 đến lứa 6. - Khối lượng sơ sinh: >33kg (3/4HF) và >35 kg (7/8HF). - Ngoại hình đẹp: khỏe mạnh, thể hiện dáng đực giống của bò sữa HF lai lang trắng đen và hòn cà phát triển, cân đối. - Khối lượng và kích thước qua các tháng tuổi: cao vai, cao khum, dài thân chéo, rộng ngực, sâu ngực, vòng ngực, vòng ống và tăng khối lượng. 3.4.4. Chất lượng tinh dịch bò đực lai hướng sữa 3/4HF và 7/8HF 3.4.4.1. Tập luyện nhảy giá bê đực lai hướng sữa 3/4HF và 7/8HF - Bê đực 15 tháng tuổi, khoảng 320-330 kg và đầy đủ các tiêu chuẩn của đực giống bò lai hướng sữa là có thể luyện nhảy giá để kiểm tra chất lượng tinh. - Nhảy giá có thể luyện từ tháng tuổi thứ 16 đến tháng thứ 19. - Sau khi nhảy giá đạt yêu cầu, lấy tinh để kiểm tra chất lượng. 3.4.4.2. Kiểm tra tinh dịch bò đực lai hướng sữa 3/4HF và 7/8HF Các chỉ tiêu cụ thể cần được đánh giá về chất lượng tinh là: - Lượng tinh dịch: V (ml ): những lần đầu phải đạt >3-4 ml/lần. - Hoạt lực tinh trùng: A (%): mức tối thiểu phải đạt > 75%. - Nồng độc tinh trùng: C (tỉ/ml): tối thiểu đạt >1tỷ tinh trùng/ml. - Kỳ hình: mức tối đa phải đạt <15%. - pH tinh dịch: 6,8-6,9 ( không vượt quá 7). 3.4.4.3. Bò cái là chị em cùng cha cùng mẹ của bò đực đã kiểm tra - Khả năng sinh trưởng và phát triển giai đoạn hậu bị. - Khả năng phát dục và sinh sản: phối giống và đẻ lần đầu. - Khả năng cho sữa và chất lượng sữa lứa đầu. 3.4.4.4. Bò đực đã được kiểm tra - Sản xuất 2.000 liều tinh/đực nếu chất lượng tinh tốt. - Phối thử nghiệm 300 liều trong sản xuất cho một số vùng. - Sản xuất tiếp 2.000-4.000 liều nếu chị em gái cùng cha cùng mẹ của nó sinh trưởng, phát triển tốt. - Sản xuất tiếp 2.000-4.000 liều nếu chị em gái cùng cha cùng mẹ của nó sinh sản tốt: động dục, đẻ lần đầu sớm và NSS, TLMS tốt. Sau khi đánh giá đàn con của mỗi đực giống về NSS và chất lượng sữa lứa đầu, có thể khẳng định chất lượng đực giống lai hướng sữa 3/4HF và 7/8HF. Những cá thể đực giống tốt sẽ được chọn vào đàn hạt nhân để phục vụ công tác nhân giống và đồng thời phối rộng vào sản xuất để đưa đàn bò lai hướng sữa phát triển với chất lượng ngày một cao hơn và hiệu quả kinh tế ngày một lớn hơn. 3.5. Phương pháp tính toán Sử dụng chương trình Excel và MINITAB, so sánh sai khác dung phương pháp thử Tukey (Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải, 2002). Cỏc tham số thống kờ theo dừi được sử lý là: - Giỏ trị trung bỡnh (): là tham số đặc trưng cho sự tập chung cỏc giỏ trị quan sỏt đươc. == Trong đú: : giỏ trị kiểu hỡnh của cỏ thể 1, 2, 3., n n: dung lượng mẫu - Độ lệch chuẩn (): dựng độ lệch chuẩn để đỏnh giỏ mức độ biến dị của tớnh trạng. Độ lệch chuẩn () được tớnh theo cụng thức sau: = Trong đú: giỏ trị biến số thứ i : giỏ trị trung bỡnh n: dung lượng mẫu. - Hệ số biến động (Cv%) là tham số đặc trưng cho mức độ phõn tỏn đó được đơn vị húa của giỏ trị quan sỏt được. Cv(%)=x100 Trong đú: S: độ lệch chuẩn : giỏ trị trung bỡnh Phần 4 Kết quả và thảo luận 4.1. Kích thước và chiều đo của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF qua các tháng tuổi Kích thước và chiều đo của bò đực giống được đánh giá bởi nhiều chỉ tiêu: cao vai, cao khum, dài thân chéo, sâu ngực, rộng ngực, vòng ngực, vòng ống,... Các chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: giống, kỹ thuật, chăn nuôi, công tác vệ sinh phòng bệnh... Vì vậy, thường xuyên theo dõi đánh giá kích thước các chỉ tiêu trên có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển của đàn đực giống. Kích thước cao vai của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF qua các tháng tuổi Kớch thước cao vai của bũ đực được đo bằng thước gậy là khoảng cỏch từ mặt đất đến điểm sau của u vai. Kớch thước cao vai của bũ đực giống từ lỳc sơ sinh đến 24 thỏng tuổi được thể hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Kích thước cao vai của bò đực 3/4HF và 7/8HF Đơn vị tính: cm Chỉ tiêu Tháng tuổi n LSM SE CV (%) 5.651295 7.352682 4.243187 3.465187 3.279554 Cao vai SS 13 70,38 2,23 11,42 3 13 88,12 0,68 2,78 6 13 108,87 1,51 5,65 9 13 113,70 2,16 7,35 12 8 119,25 1,79 4,24 18 4 124,38 2,15 3,46 24 7 132,64 1,64 3,27 Kích thước trung bình cao vai của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF đều tăng. Lúc sơ sinh đo kích thước cao vai của bò đực giống cả 3/4HF và 7/8HF đạt giá trị trung bình là: 70,38cm nhưng đến khi 24 tháng tuổi thì kích thước cao vai đo được của 7 con bò đực giống đạt giá trị trung bình là: 132,64. Qua 24 tháng kích thước cao vai trung bình của bò đực giống 3/4HF và 7/8 HF tăng lên 1,7 lần. Tuy nhiên, kích thước cao vai tăng trong các tháng tuổi là khác nhau. Kích thước cao vai trung bình của bò đực giống tăng mạnh nhất là từ lúc sơ sinh đến lúc 3 tháng tuổi đạt 17,72 cm. Sau đó kích thước cao vai trung bình của bò đực giống vẫn tăng nhưng với mức độ tăng giảm. Kích thước cao vai trung bình của bò đực giống tăng thấp nhất là từ tháng tuổi 12 đến tháng tuổi thứ 18 chỉ đạt 5,13 cm nhưng lại tăng trở lại từ tháng tuổi 18 đến tháng tuổi 24 đạt 8,26 cm. Kết quả kích thước cao vai trên cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Trọng Thêm và cộng sự (2000). Sự tăng kớch thước cao vai của bũ đực giống 3/4HF và 7/8HF được thể hiện ở đồ thị 4.1. Đơn vị đo kích thước tính: cm Đồ thị 4.1. Sự tăng kớch thước cao vai qua cỏc thỏng tuổi Kích thước cao khum của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF qua các tháng tuổi Kớch thước cao khum được đo bằng thước gậy là khoảng cỏch từ mặt đất đến điểm cao nhất của xương khum. Kớch thước cao khum của bũ đực giống từ lỳc sơ sinh đến khi 24 thỏng tuổi được biểu hiện ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Kích thước cao khum của bò đực giống 3/4HF và 7/8 HF Đơn vị tính: cm Chỉ tiêu Tháng tuổi n LSM SE CV (%) 5.651295 7.352682 4.243187 3.465187 3.279554 Cao khum SS 13 77,69 1,92 8,9 3 13 95,15 0,71 2,7 6 15 108,93 1,81 6,45 9 15 117,67 1,83 6,01 12 8 122,13 1,51 3,49 18 4 128,38 2,86 4,45 24 6 139,00 1,31 2,3 Qua bảng trên ta nhận thấy: kích thước trung bình cao khum của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF đều tăng theo các tháng tuổi. Lúc sơ sinh đo kích thước trung bình cao khum của cả bò đực giống 3/4HF và 7/8HF đạt 77,69 cm nhưng đến khi đo kích thước cao khum trung bình của 6 bò đực giống chúng đạt 139,00 cm. Qua 24 tháng tuổi kích thước cao khum trung bình của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF tăng lên 1,78 lần. Như vậy, tốc độ tăng kích thước trung bình cao khum của bò đực giống từ lúc sơ sinh đến 24 tháng tuổi cũng tuơng đương với tốc độ tăng kích thước trung bình cao vai của chúng. Kích thước trung bình cao khum của bò đực giống tăng mạnh nhất là từ khi sơ sinh đến 3 tháng tuổi là 17,46 cm. Kích thước trung bình cao khum đạt mức độ tăng thấp nhất là từ tháng tuổi thứ 12 đến tháng tuổi thứ 18 là 6,25 cm. Sau đó kích thước trung bình cao khum lại tăng trở lại từ tháng tuổi thứ 12 đến tháng tuổi thứ 24 đạt 10,62 cm. Những số liệu cao khum trên phản ánh đúng quy luật sinh trưởng và phát dục của đực giống. Kết quả cao khum trên cũng tương đương với những nghiên cứu của Trần Trọng Thêm và cộng sự (2000). Sự tăng kớch thước cao khum của bũ đực giống 3/4 HF và 7/8 HF được thể hiện ở đồ thị 4.2. Đơn vị đo kích thước tính: cm Đồ thị 4.2. Sự tăng kớch thước cao khum qua cỏc thỏng tuổi Kích thước dài thân chéo của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF qua các tháng tuổi Kớch thước dài thõn chộo: được đo bằng thước dõy hay thước gậy là khoảng cỏch từ phớa trước bả vai đến phớa sau u ngồi. Kớch thước dài thõn chộo của bũ đực giống từ lỳc sơ sinh đến khi 24 thỏng tuổi được biểu hiện ở bảng 4.3. Qua bảng trên ta nhận thấy: kích thước trung bình dài thân chéo của bò đực 3/4HF và 7/8HF co lúc tăng có lúc giảm qua các tháng tuổi. Lúc sơ sinh đo kích thước trung bình dài thân chéo của bò đực cả hai giống 3/4HF và 7/8HF đạt 66,25 cm nhưng đến khi đo kích thước trung bình dài thân chéo của 7 con bò đực cả hai giống đạt kích thước 151,29 cm. Qua 24 tháng tuổi kích thước trung bình dài thân chéo của bò đực 3/4HF và 7/8HF tăng lên 2,28 lần. Bảng 4.3. Kích thước dài thân chéo của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF Đơn vị tính: cm Chỉ tiêu Tháng tuổi n LSM SE CV (%) 5.651295 7.352682 4.243187 3.465187 3.279554 Dài thân chéo SS 13 62,25 1,92 11,11 3 13 86,69 0,71 2,96 6 15 107,13 1,81 6,56 9 15 120,30 1,83 5,88 12 8 129,13 1,51 3,3 18 4 128,38 2,86 4,45 24 7 151,29 1,31 2,12 Kích thước trung bình dài thân chéo của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF tăng mạnh nhất là từ lúc sơ sinh đến khi 3 tháng tuổi là 24,44 cm. Kích thước trung bình dài thân chéo giảm đi từ tháng tuổi 12 (129,13cm) đến tháng tuổi thứ 18 (128,38 cm). Điều này có thể do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng bò đực giống không tốt gây nên. Sau đó, kích thước trung bình dài thân chéo của chúng lại tăng lên từ 18 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi là 22,91 cm. Sự tăng kớch thước dài thõn chộo của bũ đực giống 3/4 HF và 7/8 HF được thể hiện ở đồ thị 4.3. Đơn vị đo kích thước tính: cm Đồ thị 4.3. Sự tăng kớch thước dài thõn chộo qua cỏc thỏng tuổi Kích thước chiều đo sâu ngực của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF Kớch thước chiều đo sõu ngực: được đo bằng thước gậy là khoảng cỏch từ xương cột sống đến xương ức ngay sau bả vai tạo thành đường thẳng vuụng gúc với mặt đất. Chiều đo sõu ngực của bũ đực giống từ lỳc sơ sinh đến 24 thỏng tuổi được thể hiện ở bảng 4.4. Chiều đo trung bình sâu ngực của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF đều tăng qua các tháng tuổi. Lúc sơ sinh chiều đo trung bình sâu ngực của bò đực 3/4HF và 7/8HF là 26,00 cm nhưng đến khi 24 tháng tuổi chiều đo trung bình sâu ngực của 7 con bò đực giống 3/4HF và 7/8HF là 71,81 cm. Như vậy qua 24 tháng tuổi chiều đo sâu ngực trung bình của 2 giống bò đực 3/4HF và 7/8HF tăng lên 2,76 lần. Bảng 4.4. Kích thước chiều đo sâu ngực của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF Đơn vị tính: cm Chỉ tiêu Tháng tuổi n LSM SE CV (%) 5.651295 7.352682 4.243187 3.465187 3.279554 Sâu ngực SS 7 7 10 11 5 1 26,00 0,90 10,88 3 7 36,17 1,07 7,79 6 10 45,80 0,89 6,26 9 11 52,95 1,64 10,23 12 5 58,40 2,56 9,81 18 1 59 * * 24 6 71,83 1,57 5,01 Chiều đo trung bình sâu ngực của bò đực giống tăng mạnh nhất là lúc từ lúc sơ sinh đến 3 tháng tuổi là 10,17 cm. Chiều đo trung bình sâu ngực của bò đực giống tăng thấp nhất từ tháng tuổi thứ 12 đến tháng tuổi 18 là 1,40 cm. Sau đó chiều đo trung bình sâu ngực của chúng lại tăng mạnh trở lại từ tháng tuổi 18 đến tháng tuổi 24 là 12,83 cm. Sự tăng kớch thước chiều đo sõu ngực của bũ đực giống 3/4 HF và 7/8 HF được thể hiện ở đồ thị 4.4. Đơn vị đo kích thước tính: cm Đồ thị 4.4. Kớch thước chiều đo sõu ngực qua cỏc thỏng tuổi Kích thước chiều đo rộng ngực của bò đực giống 3/4HF và 7/8 HF Kớch thước chiều đo rộng ngực: được đo bằng thước gậy là khoảng cỏch giữa 2 phần rộng nhất của phần ngực tiếp giỏp phớa sau xương bả vai. Chiều đo rộng ngực của bũ đực giống từ lỳc sơ sinh đến 24 thỏng tuổi được thể hiện ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Kớch thước chiều đo rộng ngực của bũ đực giống 3/4HF và 7/8 HF Đơn vị tính: cm Chỉ tiêu Tháng tuổi n LSM SE CV (%) 5.651295 7.352682 4.243187 3.465187 3.279554 Rộng ngực SS 7 14,07 0,32 5,9 3 7 22,89 0,27 3,05 6 10 29,70 1,11 11,78 9 11 32,36 1,55 15,88 12 5 37,20 2,15 12,9 18 1 34,00 * * 24 6 43,67 1,41 7,87 Qua bảng trên ta nhận thấy: chiều đo trung bình rộng ngực của đực giống 3/4HF và 7/8 HF đều tăng qua các tháng tuổi. Lúc sơ sinh chiều đo trung bình rộng ngực của chúng là 14,07cm nhưng đến khi 24 tháng tuổi chiều đo rộng ngực trung bình đạt 43,67 cm. Như vậy, qua 24 tháng tuổi chiều đo rộng trung bình ngực của chúng tăng lên 3,1 lần. Chiều đo trung bình rộng ngực của bò đực giống tăng mạnh nhất là từ lúc sơ sinh đến 3 tháng tuổi là 8,82 cm. Chiều đo trung bình rộng ngực của bò đực giống tăng chậm nhất từ tháng tuổi thứ 6 đến tháng tuổi thứ 9 là 2,66cm. Sự tăng kớch thước chiều đo rộng ngực của bũ đực giống 3/4 HF và 7/8 HF được thể hiện ở đồ thị 4.5. Đơn vị đo kích thước tính: cm Đồ thị 4.5. Kớch thước chiều đo rộng ngực qua cỏc thỏng tuổi Kích thước chiều đo vòng ngực của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF Kớch thước chiều đo vũng ngực: được đo bằng thước dõy là chu vi vựng ngực tiếp giỏp phớa sau xương bả vai. Chiều đo vũng ngực của bũ đực giống từ lỳc sơ sinh đến 24 thỏng tuổi được thể hiện ở bảng 4.6. Chiều đo trung bình vòng ngực của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF đều tăng qua các tháng tuổi. Lúc sơ sinh chiều đo trung bình vòng ngực của chúng đạt 74,08 cm nhưng đến 24 tháng tuổi chiều đo trung bình vòng ngực đạt tới 180,43 cm. Như vậy, chỉ sau 24 tháng tuổi chiều đo trung bình vòng ngực của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF đã tăng lên 2,43 lần. Chiều đo trung bình vòng ngực của chúng tăng mạnh nhất là từ lúc sơ sinh đến khi 3 tháng tuổi là 23,88 cm. Chiều đo trung bình vòng ngực của chúng tăng ít nhất là từ tháng tuổi 12 đến tháng tuổi 18 là 4,37 cm. Bảng 4.6. Kích thước chiều đo vòng ngực của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF Đơn vị tính: cm Chỉ tiêu Tháng tuổi n LSM SE CV (%) 5.651295 7.352682 4.243187 3.465187 3.279554 Vòng ngực SS 13 74,08 2,58 12,56 3 13 97,88 1,21 4,44 6 15 120,73 1,01 3,23 9 15 136,60 2,85 8,08 12 8 147,88 4,13 7,89 18 4 152,25 2,93 3,84 24 7 180,43 2,13 3,11 Sự tăng kớch thước chiều đo vũng ngực của bũ đực giống 3/4 HF và 7/8 HF được thể hiện ở đồ thị 4.6. Đơn vị đo kích thước tính: cm Đồ thị 4.6. Kớch thước chiều đo vũng ngực qua cỏc thỏng tuổi Kích thước chiều đo vòng ống của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF Kớch thước chiều đo vũng ống: được đo bằng thước dõy là chu vi của 1/3 phớa trờn của xương bàn chõn trỏi phớa trước. Chiều đo vũng ống của bũ đực giống từ lỳc sơ sinh đến 24 thỏng tuổi được thể hiện ở bảng 4.7. Bảng 4.7. Kích thước chiều đo vòng ống của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF Đơn vị tính: cm Chỉ tiêu Tháng tuổi n LSM SE CV (%) 5.651295 7.352682 4.243187 3.465187 3.279554 Vòng ống SS 7 10,64 0,21 5,26 3 7 12,51 0,13 2,6 6 10 14,02 0,20 4,42 9 11 15,30 0,42 9,15 12 5 17,20 0,37 4,93 18 1 17,00 * * 24 6 18,75 0,48 6,24 Qua bảng trên ta nhận thấy: chiều đo trung bình vòng ống của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF đều tăng qua các tháng tuổi. Lúc sơ sinh chiều đo trung bình vòng ống của chúng đạt 10,64 cm nhưng đến 24 tháng tuổi chiều đo trung bình vòng ống đạt 18,75 cm. Như vậy, qua 24 tháng chiều đo trung bình vòng ống của chúng đã tăng lên 1,76 lần. Chiều đo trung bình vòng ống của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF tăng mạnh nhất là từ lúc sơ sinh đến khi 3 tháng tuổi. Chiều đo trung bình vòng ống của chúng giảm đi từ 12 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi. Việc giảm này có thể do nguyên nhân là: chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của bò đực giống chưa được tốt hoặc cũng có thể do số luợng nghiên cứu ở tháng tuổi thứ 18 là ít chỉ có 1 con. Sự tăng kớch thước chiều đo vũng ống của bũ đực giống 3/4 HF và 7/8HF được thể hiện ở đồ thị 4.7. Đơn vị đo kích thước tính: cm Đồ thị 4.7. Kích thước chiều đo vòng ống qua các tháng tuổi Dưới đây là đồ thị tăng kích thước và chiều đo của bò đực 3/4HF và 7/8HF qua các tháng tuổi. Đồ thị 4.8. Tăng kích thước và các chỉ tiêu qua các tháng tuổi Qua đồ thị ta nhận thấy rằng: tốc độ tăng kích thước của cao vai là cao hơn so với tốc độ tăng kích thước và chiều đo của các chỉ tiêu còn lại. Chỉ tiêu chiều đo vòng ống là có tốc độ tăng chậm nhất. 4.2. Khả năng tăng khối lượng qua các tháng tuổi của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF Trong đỏnh giỏ sự sinh trưởng phỏt dục của bũ đực thỡ chỉ tiờu tăng khối lượng là một chỉ tiờu quan trọng. Để đỏnh giỏ được chỉ tiờu này người ta phải thường xuyờn cõn đo để biết được khối lượng của bũ qua cỏc thỏng tuổi. Sự tăng khối lượng của bũ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, chế độ nuụi dưỡng. Trong cỏc yếu tố trờn thỡ yếu tố giống cú ảnh hưởng mật thiết tới sự tăng sinh nhanh hay chậm của đực giống. Một giống nào đú cú sự tăng sinh nhanh thỡ đú là cơ sở cho những đàn con cú khả năng phỏt triển tốt. Sự tăng khối lượng của đực giống 3/4HF và 7/8HF được thể hiện ở bảng 4.9. Khối lượng nhúm 7/8HF đều cú khối lượng cao hơn khối lượng nhúm 3/4HF, trừ khối lượng lỳc 3 thỏng tuổi. Cỏc đực giống chọn ra cú khối lượng sơ sinh, 12 thỏng đều cao hơn tiờu chuẩn giống. Khối lượng 6 thỏng tuổi, 18 thỏng tuổi và 24 thỏng tuổi cho thấy nhúm 7/8HF cao hơn tiờu chuẩn giống cũn ở nhúm 3/4HF thấp hơn tiờu chuẩn giống Xét chung cả 2 nhóm cho thấy từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi khối lượng cơ thể của bê đều đạt tiêu chuẩn giống còn lúc 18 tháng và 24 tháng cho thấy khối lượng cơ thể thấp hơn tiêu chuẩn giống có thể do khẩu phần ăn chưa hợp lý để nuôi bê đực giống. Kết quả nghiên cứu lúc 12 tháng tuổi cho thấy cao hơn kết quả tìm đựoc của Trần Trọng Thêm. (1999-2000) (255,99 kg). Nhưng đến 18 tháng tuổi cho thấy bò giống 3/4HF lại thấp hơn và giống 7/8HF lại cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Trọng Thêm (369,85 kg ). Và đến 24 tháng tuổi cho thấy 3/4HF thấp hơn và 7/8HF tương đương với tác giả đó (467,22 kg). Bảng 4.9. Khối lượng từ sơ sinh đến các tháng tuổi của đực giống Đơn vị tính: kg Tháng tuổi Giống n LSM SE CV (%) Tính chung cả 2 giống Tiêu chuẩn giống Sơ Sinh 3/4HF 13 33,69 1,08 11,51 33,83 >28 7/8HF 5 34,20 2,71 17,71 3 3/4HF 13 102,58 5,91 20,76 101,81 7/8HF 5 99,80 7,51 16,81 6 3/4HF 13 143,69 7,65 19,18 148,64 >144 7/8HF 5 161,50 12,02 16,63 9 3/4HF 12 199,67 11,32 19,64 212,5 7/8HF 5 243,40 24,78 22,76 12 3/4HF 10 265,10 12,15 14,49 279,3 >244 7/8HF 5 307,60 32,88 23,9 18 3/4HF 9 341,00 12,29 10,8 355,6 <360 7/8HF 5 382,00 30,11 17,62 24 3/4HF 5 432,00 13,15 6,8 448,7 <460 7/8HF 5 465,20 24,71 530 Kết quả ở bảng 4.10. cho ta thấy rằng sự tăng khối lượng trung bình của cả hai nhóm 3/4HF và 7/8HF đều đạt yêu cầu (>500 g/ngày). Sự tăng khối lượng của bò đực 3/4HF từ lúc sơ sinh đến 3 tháng tuổi là cao hơn so với sự tăng khối lượng của bò đực 7/8HF từ lúc sơ sinh đến 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, từ 3 tháng tuổi trở đi thì sự tăng khối lượng của bò đực 7/8HF lại cao hơn sự tăng khối lượng của bò đực 3/4HF Bảng 4.10. Khả năng tăng khối lượng từ lúc sơ sinh đến các tháng tuổi của đực giống Tính trạng Giống n LSM SE CV (%) TKL3 3/4HF 13 765,4 59,2 27,86 7/8HF 5 728,9 59,4 18,21 TKL6 3/4HF 13 798,1 42,5 19,18 7/8HF 5 897 66,8 16,64 TKL9 3/4HF 12 612,7 42,2 23,84 7/8HF 5 774,8 83,3 24,03 TKL12 3/4HF 10 638,9 35,2 17,43 7/8HF 5 759,4 86 25,32 TKL18 3/4HF 9 566,9 23,8 12,57 7/8HF 5 644,1 51,8 17,97 TKL24 3/4HF 5 544,7 18,3 7,52 7/8HF 5 590,4 31 11,75 Kết quả ở bảng 4.11. cho thấy khối lượng trung bình và tăng khối lượng trung bình từ sơ sinh đến các tháng giữa các giống là khác nhau nhưng không có ý nghĩa so sánh. Theo đồ thị khối lượng qua các tháng tuổi thì tăng khối lượng của cả hai nhóm 3/4HF và 7/8HF đều đạt yêu cầu (>500 g/ngày). Bảng 4.11. LSM về khối lượng và tăng khối lượng của đàn đực giống HF Tháng tuổi Chỉ tiêu Khối lượng qua các tháng (kg) TKL: sơ sinh-các tháng tuổi (g/ngày) Giống F2 F3 F2 F3 SS LSM 34,6a 34,2a SE 2,025 2,025 3 tháng LSM 102a 99,8a 748,9a 728,9a SE 6,635 6,635 62,52 62,52 6 tháng LSM 150,5a 161,5a 835,9a 897a SE 9,717 9,717 53,98 53,98 9 tháng LSM 216,8a 243,4a 674,8a 774,8a SE 20,427 20,427 71,21 71,21 12 tháng LSM 268,6a 307,6a 650a 759,4a SE 27,356 27,356 73,35 73,35 18 tháng LSM 335,4a 382a 557a 644,1a SE 25,238 25,238 44,51 44,51 24 tháng LSM 432,2a 465,2a 544,7a 590,4a SE 19,794 19,794 25,49 25,49 Ghi chú: Các chữ ký hiệu viết ở góc trên khác nhau trong cùng hàng của cùng một chỉ tiêu là khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) theo Phương pháp so sánh Tukey. Đồ thị 4.11. Khối lượng qua các tháng tuổi 4.3. Các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF. Màu sắc tinh dịch bò đực giống 3/4HF và 7/8HF Về màu sắc của tinh dịch chỳng tụi xột 4 loại màu đú là: Trắng đục (TĐ), trắng nhạt (TN), trắng sữa (TS) và trắng trong (TT). Kết quả nghiờn cứu được thể hiện ở cỏc bảng 4.12. Bảng 4.12. cho thấy rằng trong giống 3/4HF màu trắng sữa chiếm tỷ lệ cao nhất (34%) sau đú đến màu trắng nhạt (29,79%), màu trắng đục (27,66%) và thấp nhất là màu trắng trong (8,51%). Trong giống 7/8HF cho thấy rằng: màu trắng sữa cao nhất chiếm (78,13%) sau đú đến màu trắng đục (12,5%), màu trắng trong (6,25 %) và thấp nhất là màu trắng nhạt (3,13%). Xột toàn bộ cho thấy tinh dịch bũ lai HF cú màu trắng sữa lớn nhất (51,9%) sau đú đến màu trắng đục (nhưng 2 loại màu sắc này khỏc nhau khụng cú ý nghĩa với nhau, cũn 21,52%), màu trắng nhạt (18,99%) và thấp nhất là màu trắng trong (7,59%). Tỷ lệ % màu trắng đục và trắng nhạt khỏc nhau cú ý nghĩa so với màu trắng trong lại màu trắng sữa, trắng nhạt, trắng đục và trắng trong khỏc nhau cú ý nghĩa rừ rệt (p<0.05). Bảng 4.12. Tỷ lệ % về màu sắc tinh dịch của bò lai HF Trắng đục Trắng nhạt Trắng sữa Trắng trong Tất cả 3/4HF n=13 n=14 n=16 n=4 47 Trong giống 27,66 29,79 34,04 8,51 100 Giữa các giống 76,47 93,33 39,02 66,67 59,49 7/8HF n=4 n=1 n=25 n=2 n=32 Trong giống 12,5 3,13 78,13 6,25 100 Giữa các giống 23,53 6,67 60,98 33,33 40,51 Toàn bộ n=17 n=15 n=41 n=6 n=79 Tỷ lệ % 21,52a 18,99a 51,9b 7,59c 100 4.3.2. Chất lượng tinh dịch của bũ đực 3/4HF và 7/8HF Về cỏc chỉ tiờu chất lượng tinh dịch như tổng số ml tinh dịch trong một lần khai thỏc, tổng số ml đạt tiờu chuẩn, hoạt lực (A%), nồng độ, pH, kỳ hỡnh và sống-chết của đàn bũ lai HF kết quả thể hiện bảng 4.13. Bảng 4.13. cho thấy rằng hoạt lực A%, pH và tỷ lệ sống chết của 2 nhúm 3/4 HF và 7/8 HF tương đương nhau; cũn cỏc chỉ tiờu tổng ml khai thỏc, tổng ml đạt tiờu chuẩn của 3/4HF cao hơn bũ 7/8HF; nhưng mật độ kỳ hỡnh của 3/4HF thấp hơn của 7/8HF. Bảng 4.13. Chất lượng tinh dịch của bò lai hướng sữa 3/4HF và 7/8HF Chỉ tiêu Giống n (lần) LSM SE CV (%) Thể tích khai thác 3/4HF 47 8,18 0,32 26,4 7/8HF 32 5,98 0,24 22,4 Thể tích đạt tiêu chuẩn 3/4HF 47 5,68 0,61 73,2 7/8HF 31 4,55 0,54 65,49 A (%) 3/4HF 47 67,55 0,95 9,62 7/8HF 32 67,50 1,33 11.12 MĐ (tỷ/ml) 3/4HF 47 0,98 0,04 24,48 7/8HF 32 1,12 0,06 29,46 pH 3/4HF 47 7,02 0,01 1,42 7/8HF 32 7,00 0,00 0 Kỳ hinh 3/4HF 7 12,50 0,38 8 7/8HF 3 14,00 0,00 0 Sống chết 3/4HF 39 78.62 0.25 1,94 7/8HF 29 77.97 0.46 3,15 Kết quả ở bảng 4.14. cho thấy thể tớch tinh dịch và nồng độ tinh trựng của hai giống đực lai 3/4HF và 7/8HF là khỏc nhau rừ rệt (p0,05). So với kết quả nghiờn cứu của Trịnh Quang Phong (2002) thỡ kết quả nghiờn cứu về A% này từ 67,50-67,55%, thấp hơn kết quả nghiờn cứu của Trịnh Quang Phong cho thấy A% của bũ lai HF đạt từ 70-80%. Độ pH trong nghiờn cứu này từ 7,00-7,02 cao hơn kết quả của Trịnh Quang Phong 6,5-6,8 Bảng 4.14. Các giá trị LSM về các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của bò lai HF Chỉ tiêu Tham số Giống F2 F3 Thể tích KT/lần (ml) LSM 8,18a 5,98b SE 0,27 0,33 A% LSM 67,55a 67,50a SE 1,01 1,22 Mật độ (tỷ /ml) LSM 0,98a 1,12b SE 0,04 0,05 pH LSM 7,02a 7,00a SE 0,01 0,01 Ghi chú: Các chữ ký hiệu khác nhau ghi ở góc trên cùng hàng là khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) 4.4. Tỷ lệ phối chửa của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF Dựng tinh dịch bảo quản đụng lạnh của hai đực giống 3/4HF (5270) và 7/8HF (5282) để phối tinh tự giao cho đàn bũ cỏi tại Ba Vỡ kờt quả thu được thể hiện ở bảng 4.15. Kết quả ở bảng 4.15. cho thấy tỷ lệ phối cú chửa của đực F2 (61,2%) cao hơn F3 (54,4%). Kết quả của F2 này cao hơn kết quả nghiờn cứu của Trịnh Quang Phong (2002) ở bũ F2 số hiệu 102 là 58% (phối cho bũ F1, F2 và bũ LS) và bũ số hiệu 130 là 60% (phối cho bũ F2 và LS), nhưng thấp hơn hai bũ số hiệu 005 là 62% (phối cho bũ F1, F2 và F3) và bũ số hiệu 001 là 65% (phối cho bũ F2 và LS). Kết quả về tỷ lệ phối cú chửa của F3 này thấp hơn tất cả cỏc bũ trờn (102, 130, 005 và 001). Tỷ lệ phối cú chửa chung của cả hai là 58.6% kết quả này này trong phạm vi nghiờn cứu của Hoàng Kim Giao và cộng sự (2000). (Tỷ lệ phối cú chửa của bũ HF thuần và lai từ 43-70%) và cao hơn tỷ lệ phối cú chửa của bũ HF thuần chuẩn (50%) (Osei 1991) Bảng 4.15. Kết quả phối giống tự giao của hai đực giống 3/4 HF và 7/8 HF Giống Giống ∑ (con) Có chửa Con % Miền Bắc 3/4HF 111 68 61,2 7/8HF 68 37 54,4 Tổng số 179 105 58,6 Miền Nam 3/4HF 100 63 63,0 7/8HF 51 30 58,8 Tổng số 151 93 61,6 Tổng hợp 3/4HF 211 131 62,0 7/8HF 119 67 56,3 Tổng số 330 198 60,0 4.5. Xác định một số đặc điểm di truyền về khối lượng của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF 4.5.1. Hệ số di truyền về khối lượng của bò đực giống Hệ số di truyền (h2) về khối lượng sơ sinh (Pss ), 12 tháng (P12), 18 tháng (P18) và 24 tháng (P24) là 0,64; 0,58; 0,61 và 0,56. Hệ số di truyền về khối lượng cao chứng tỏ chúng có thể đạt hiệu quả chọn lọc cao và phương pháp chọn lọc cần áp dụng là kiểm tra chọn lọc theo cá thể. Các giá trị di truyền tìm được về khối lượng của bò đực lai hướng sữa cao hơn so với giá trị 0,27 -0,31 tìm được của Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự (1990) trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì và Phù Đổng và Nguyễn Văn Đức (2002) tính được trên toàn bộ số liệu cả nước. Giá trị sai số chuẩn tương ứng của các giá trị về hệ số di truyền của khối lượng cao chứng tỏ tính trạng này biến động lớn từ các cá thể này đến cá thể khác, từ tháng tuổi này đến tháng tuổi khác có thể do nguồn gen của bố mẹ không đồng nhất và cũng có thể do dung lượng mẫu nhỏ 4.5.2. Hệ số tương quan về khối giữa các tháng tuổi của bò đực giống Hệ số tương quan di truyền giữa các tháng tuổi của đàn bê lai hướng sữa Việt Nam chặt chẽ, biến động từ 0,68 đến 0,88. Điều đó chứng tỏ những bê đực có Pss cao sẽ cho P12, P18, P24 tháng cao. Điều đó chứng tỏ nguồn gen tham gia tác động vào tính trạng khối lượng lúc sơ sinh cũng tham gia vào việc tác động tới khối lượng lúc 12, 18, 24 tháng tuổi. Kết quả này cho phép các nhà chọn lọc bê đực giống có cơ sở khoa học bê đực lai hướng sữa ngay từ lúc sơ sinh Hệ số tương quan di truyền giữa các tháng tuổi 12 với 18 và 24 tháng tuổi cao, cùng chiều, khá chặt chẽ. Tương tự, hệ số tương quan di truyền giữa các tháng tuổi 18 và 24 tháng tuổi rất cao, đó là 0,88. Những kết quả này cho thấy, bê đực giống lai hướng sữa Việt Nam có khối lượng sơ sinh cao sẽ phát triển nhanh và khối lượng qua các tháng tuổi cao. Hệ số tương quan này giúp cho các nhà chọn tạo bê đực giống lai hướng sữa có cơ sở khoa học để có thể chọn lọc bê đực lai hướng sữa làm giống về tính trạng khối lượng ngay từ lúc sơ sinh hoặc từ những tháng còn non vẫn bảo đảm chính xác mà chi phí cho việc kiểm tra đực giống cũng được giảm nhiều. Đối với hệ số tương quan phenotyp về khối lượng giữa sơ sinh và các tháng tuổi của đàn bê đực lai hướng sữa cũng biểu thị cùng hướng song nhỏ hơn so với hệ số di truyền, biến động từ 0,55 đến 0,69 (bảng 4.16.), chứng tỏ rằng những bê đực có Pss cao sẽ cho P lúc 12, 18 và 24 tháng cao. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức (2002). Bảng 4.16. Hệ số di truyền ( đường chéo) , tương quan di truyền (dưới đường chéo) và phenotyp( trên đường chéo) về khối lượng bê đực lai hướng sữa Việt Nam Tuổi Sơ sinh 12 tháng 18 tháng 24 tháng Sơ sinh 0,64±0,11 0,76 0,61 0,55 12 tháng 0,81±0,34 0,58±0,10 0,69 0,64 18 tháng 0,74±0,31 0,88±0,48 0,60±0,11 0,69 24 tháng 0,68±0,43 0,75±0,36 0,88±0,45 0,56±0,13 Phần 5 Kết luận và đề nghị Kết luận 5.1.1. Kớch thước cao vai của bũ đực giống 3/4HF và 7/8HF qua cỏc thỏng tuổi. Lúc sơ sinh kích thước trung bình cao vai của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF đạt 70,38 cm qua 24 tháng tuổi kích thước trung bình cao vai đã tăng lên đạt giá trị 132,64cm. Kích thước trung bình cao khum của bò đực giống lúc sơ sinh 3/4HF và 7/8HF đạt 77,69 cm qua 24 tháng tuổi kích thước trung bình cao khum đã tăng lên đạt giá trị 139,00 cm. Lúc sơ sinh kích thước trung bình dài thân chéo của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF đạt 66,25 cm qua 24 tháng tuổi kích thước trung bình dài thân cheó đã tăng lên đạt giá trị 151,29 cm. Kích thước trung bình chiều đo sâu ngực của bò đực giống lúc sơ sinh đạt 26,00 cm qua 24 tháng tuổi kích thước trung bình chiều đo sâu ngực đã tăng lên đạt giá trị 71,81 cm. Lúc sơ sinh kích thước trung bình chiều đo rộng ngực của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF đạt14,07 cm qua 24 tháng tuổi kích thước trung bình rộng ngực đã tăng lên đạt giá trị 73,67 cm. Kích thước trung bình chiều đo vòng ngực của bò đực giống lúc sơ sinh đạt 74,08 cm qua 24 tháng tuổi kích thước trung bình vòng ngực đã tăng lên đạt giá trị 180,43 cm. Lúc sơ sinh kích thước trung bình chiều đo vòng ống của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF 10,64 cm qua 24 tháng tuổi kích thước trung bình vòng ống đã tăng lên đạt giá trị 18,75 cm. 5.1.2. Khối lượng và tăng khối lượng qua các tháng tuổi của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF Lúc sơ sinh trung bình khối lượng của bò đực giống 3/4HF đạt (33,69kg) cao hơn tiêu chuẩn giống ( 28kg )nhưng đến 24 tháng tuổi thì trung bình khối lượng của chúng đạt( 432,00) thấp hơn tiêu chuẩn của giống (460). Trung bình khối lượng của bò đực giống 7/8HF lúc sơ sinh đạt 34,20kg cao hơn tiêu chuẩn giống ( 28kg ) nhưng đến 24 tháng tuổi thì trunh bình khối lượng của chúng đạt (565,20) tương đương với tiêu chuẩn của giống (460kg). 5.1.3. Chất lượng tinh dịch của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF Về màu sắc tinh dịch của đực giống 3/4HF: màu trắng sữa chiếm tỷ lệ cao nhất đạt (34%) thấp nhất là màu trắng trong đạt (8,51%) Về màu sắc tinh dịch của bò đực giống 7/8HF: màu trắng sữa chiếm tỷ lệ cao nhất đạt (78,13%) thấp nhất là màu trắng nhạt đạt (3,13%) pH và tỷ lệ sống chết của 2 nhóm 3/4HF và 7/8HF tương đương nhau, còn các chỉ tiêu tổng ml khai thác, tổng ml đạt của 3/4HF cao hơn bò 7/8HF; nhưng mật độ kỳ hình của 3/4HF thấp hơn 7/8HF 5.1.4. Tỷ lệ phối chửa của bũ đực giống 3/4HF và 7/8HF Tỷ lệ phối cú chửa của đực 3/4HF (61,2%) cao hơn 7/8HF (54,4%). Tỷ lệ phối cú chửa chung của cả hai là 58.6%. 5.1.5. Đặc điểm di truyền về khối lượng của bò đực giống 3/4HF và 7/8HF qua các tháng tuổi Hệ số di truyền về khối lượng sơ sinh (Pss), 12 tháng (P12), 18 tháng (P18) và 24 tháng (P24) đạt giá trị cao là 0,64; 0,58; 0,61 và 0,56. 5.2. Đề nghị Phải tăng cường chế độ chăm sóc, tăng khẩu phần ăn để tăng khối lượng của bò đực 3/4HF. Tiếp tục nghiên cứu để khẳng định phẩm chất tinh dịch của hai nhóm 3/4HF và7/8HF để tìm ra phẩm giống có chất lượng tốt hơn. Xác định một số bò đực giống có phẩm chất di truyền ưu việt về sản lượng sữa để xây dựng vào đàn hạt nhân. Phần 6 Tài liệu tham khảo 6.1. Tài liệu tham khảo tiếng việt 1. Nguyễn Văn Đức (2000). “Các thành phần ưu thế lai về khối lượng sơ sinh của bò đực lai hướng sữa Việt Nam”. Tạp chí NN&PTNT. Số 7: 594-596 2.Nguyễn Văn Đức và Tạ Thị Bích Duyên (1986). “Chọn tạo đực giống bò lai hướng sữa Việt Nam có 3/4 và 5/8 máu bò HF”. Báo cáo khoa học năm 1986. 3. Nguyễn Văn Đức và Tạ Thị Bích Duyên (1987). Đặc điểm di truyền một số tính trạng của bò đực lai hướng sữa Việt Nam nuôi tại Bavì. 4. Giáo trình chăn nuôi trâu bò: trường đại học nông nghiệp 1. 5. Vương Ngọc Long, 2003. " Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Số 8, Trang: 20-21. 6. Trịnh Quang Phong và Phan Văn Kiểm. Báo cáo khoa học năm 2001. Trong phần nghiên cứu giống gia súc của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, trang: 126-130. 7. Trần Trọng Thêm, Nguyễn Văn Đức, Vũ Văn Nội, Lê Trọng Lạp, Nguyễn Quốc Đạt, Lưu Công Khánh và Trịnh Quang Phong, 2001. “Kết quả bước đầu gây tạo, chọn lọc bò đực giống lai hướng sữa có 3/4 và 5/8 máu HF”. Tạp Chí Chăn Nuôi. Số 8: trang 4-6. 8. Trần Trọng Thêm, Nguyễn Văn Đức, Hà Văn Chiêu, Lê Trọng Lạp, Nguyễn Quốc Đạt, Lưu Công Khánh, Nguyễn Văn Niêm (2000). Nông Nghiệp & Công nghiệp Thực Phẩm Thực Phẩm . Trang 272-273. 9. Trần Trọng Thêm, Nguyễn Văn Đức, Vũ Văn Nội, Hà Văn Chiêu, Lê Trọng Lạp, Nguyễn Quốc Đạt, Lưu Công Khánh và Trịnh Quang Phong. Báo cáo khoa học năm 1999-2000. Trong phần chăn nuôi gia súc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, trang 120-130. 10. Nguyễn Văn Thưởng, 2003. " Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, số 8, trang: 1 11. Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Văn Đức (1991) Hội nghị KHKT Chăn nuôi - Thú Y, Bộ NN&CNTP, Hà Nội, 11-12/4/91. Trang: 12-13. 12. Nguyễn Văn Thưởng, Nguyễn Văn Đức và Phạm Thị Dung (1988) Tạp chí KHKT NN, 9: 404-409. 6.2. Tài liệu tham khảo tiếng anh 1. Brian Kinghorn (1997). Animal Breeding. PhD course in UNE. 2. DFREML. (Meyer, 1993), DFREML. User notes, Version 2.1. 3. PROC. (SAS, 1993) User's Guide, Version 6, 4th edition, SAS Institute Inc.,Cary, NC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10.VuHoangHa.doc
Tài liệu liên quan