Hiện tại, vấn đề khó khăn của tỉnh đó là kinh phí thực hiện, do đó để thực hiện được những vấn đề trong nghiên cứu quy hoạch, các cơ quan chính quyền địa phương cần có những nổ lực và có những quyết định phù hợp, nên nắm bắt những thời cơ trong việc hợp tác quốc tế, sử dụng các nguồn vốn hổ trợ từ ngân sách cho phép và từ quỹ đầu tư hỗ trợ hợp tác trong và ngoài nước.
Đối với các Sở, Ban, Ngành có liên quan cần phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể, tính toán chi tiết các nguồn vốn đầu tư trình UBND tỉnh và triển khai đề án, hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm được giao.
Các cơ quan chức năng cần có sự hỗ trợ, quan tâm sâu sắc, đóng góp ý kiến giúp đỡ để dự án được thực hiện, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội mà đặc biệt là cải thiện tốt về môi trường.
69 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn thị xã Bến Tre – Tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oặc có biện pháp vận chuyển rác đến nơi khác để co biện pháp xử lý thích hợp tránh gay ảnh hưởng đến môi trường.
+ Tự xây dựng đội thu gom để thu gom rác, quản lý rác và đơn vị thu gom qui định mức phí thu gom rác theo qui định hiện hành.
+ Theo dõi các đơn vị thu gom rác trực thuộc hay không trực thuộc để phản ánh lên cơ quan chủ quản của đơn vị thu gom rác nhằm đảm bảo rác được thu gom triệt để.
- Đối với đơn vị thu gom rác:
+ Thống nhất thời gian và địa bàn thu gom đảm bảo thu gom hết rác thải trên địa bàn mình quản lý.
+ Phân bố thùng rác ở các vị trí thuận lợi. Trường hợp thùng rác chứa không hết rác phải tăng cường thêm thùng hoặc thay thùng rác mới phù hợp.
+ Sử dụng dụng cụ và phương tiện vận chuyển rác hợp vệ sinh đảm bảo rác không bị rơi vãi.
5.2. MỤC ĐÍCH VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ CỦA QUY HOẠCH:
5.2.1. Mục đích của nghiên cứu quy hoạch :
- Lựa chọn phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải phù hợp với lượng rác thải hiện nay.
- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường.
- Phát huy và khuyến khích tất cả các thành phần trong cộng đồng thực hiện tránh, giảm thiểu, phân loại và tái chế rác.
- Cung cấp cho tất cả cộng đồng khu nội thị cũng như ngoại thị dịch vụ thu gom rác và xử lý rác đáng tin cậy với giá cả có thể chấp nhận được.
- Đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ này sẽ tạo điều kiện cho tất cả mọi người tiếp cận được với dịch vụ để duy trì mức độ thoả mãn của khách hàng ở mức độ cao và lâu dài.
- Quản lý tốt hơn việc xử lý chất thải mà không thể phân loại để tái chế.
5.2.2. Các chỉ tiêu cụ thể của quy hoạch:
Các chỉ tiêu trong quy hoạch quản lý tổng thể chất thải rắn này được đề ra dựa vào “Chiến lược quản lý rác thải đô thị và rác thải công nghiệp của Việt Nam đến năm 2020” của BXD, các chỉ tiêu này được đề ra qua 03 giai đoạn quy hoạch, ngắn hạn (năm 2006), trung hạn (năm 2010) và dài hạn (năm 2020).
5.2.2.1. Chỉ tiêu ngắn hạn (2006):
- Phải đạt từ 85% trở lên các cơ sở hành chánh, công nghiệp, thương mại và các hộ gia đình ở thị xã Bến Tre được tiếp cận với dịch vụ thu gom rác.
- Toàn bộ rác thải đô thị được dịch vụ thu gom sẽ được đưa đến bãi rác có vị trí phù hợp, đúng quy định và phù hợp vệ sinh môi trường.
- Tất cả các bãi rác tự phát (không hợp vệ sinh) sẽ được cải tạo lại cho phù hợp để tránh tác hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường.
5.2.2.2. Các chỉ tiêu trung hạn (đến năm 2010) :
- Phải đạt từ 90% trở lên các cơ sở hành chánh, công nghiệp, thương mại và các hộ gia đình trong thị xã Bến Tre được tiếp cận dịch vụ thu gom rác.
- Toàn bộ rác thải đô thị được dịch vụ thu gom và đưa đến các nhà máy xử lý đúng quy cách (áp dụng công nghệ phân hủy sinh học) hoặc các bãi rác hợp vệ sinh.
5.2.2.3. Các chỉ tiêu dài hạn (năm 2020) :
- Không dướiø 95% trở lên các cơ sở hành chánh, công nghiệp, thương mại và các hộ gia đình trong thị xã Bến Tre được tiếp cận dịch vụ thu gom rác.
- Toàn bộ rác thải đô thị được dịch vụ thu gom sẽ được đưa đến các nhà máy xử lý đúng quy cách như xây dựng BCL rác hợp vệ sinh hay áp dụng các công nghệ phân hủy sinh học.
- Phân loại, tái chế, tái sử dụng hoặc sử dụng các nguyên liệu dễ phân huỷ nhằm giảm lượng CTR đầu vào tối đa có thể được.
5.3. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO THỊ XÃ BẾN TRE:
5.3.1. Thu gom rác:
Từ nhiều nguồn rác khác nhau, tính chất và quy trình thu gom khác nhau nhưng cơ bản phải giải quyết được yêu cầu sạch, kịp thời không nên lưu chứa rác quá lâu trên địa bàn.
5.3.1.1. Thu gom rác đường phố, khu vui chơi:
Thời điểm thu gom và quét rác đường phố, khu vui chơi giải trí có đèn chiếu sáng thích hợp nhất đối với thị xã Bến Tre là từ 20 – 24giờ và từ 4 – 6 giờ sáng, trong thời gian này lượng xe cộ rất ít, khí hậu mát mẻ, quét dọn nhanh và sạch hơn, hạn chế tối đa tai nạn giao thông gây ra cho công nhân vệ sinh.
Trên các tuyến đường và các khu vui chơi này cần phải trang bị các thùng rác công cộng, tuỳ theo lượng người và lượng rác có thể đặt thùng rác loại 120 lít hoặc 240 lít. Các thùng rác phải có nắp đậy, đặt vị trí thuận tiện dễ nhìn thấy, tạo thuận lợi cho người sử dụng và công nhân thu dọn hàng ngày.
Công nhân dùng xe tay cải tiến kéo dọc các tuyến đường và các khu vui chơi, dùng chổi cán dài quét đường, hốt bằng ky, lấy rác trong các thùng rác công cộng cho đến khi rác nay xe và vận chuyển đến điểm trung chuyển.
Trên các đường phố rộng trung bình từ 6 – 10 m, mỗi công nhân đảm trách khoảng 2 km chiều dài là thích hợp. Cự ly từ địa bàn quét đến điểm trung chuyển bình quân khoảng 2km.
5.3.1.2. Thu gom rác hộ dân trên các đường phố chính:
Trên các tuyến đường này rác được thu gom bằng xe cơ giới ( xe ép rác) 4 tấn, trung bình thu gom khoảng 1000 hộ dân sẽ đầy một xe, tương đương khoảng 2 -3 km đường phố. Xe chạy chậm khoảng 5 km/h, mỗi xe có 2 công nhân đi theo, lấy rác dọc theo 2 bên đường phố, đổ lên xe.
Nên yêu cầu người dân đựng rác trong các dụng cụ lưu chứa thuận lợi cho công nhân thu gom, tốt nhất nên để rác trong các bao nilon dung tích 5, 10, 15 lít tuỳ mức độ thải của từng hộ, và phải được cột kín để trước nhà hay lề đường. Như vậy, giúp cho việc thu gom nhanh gọn và rác không bị rơi vãi trên đường gây ô nhiễm môi trường.
5.3.1.3. Thu gom rác hộ dân trên các đường phố nhỏ, hẹp, hẻm:
Trên các tuyến đường này rác được thu gom bằng xe tay cải tiến, thu gom rác từng hộ dân. Hàng ngày nên đi thu gom vào một thời gian nhất định, để người dân có thói quen cứ đến thời điểm đó thì mang rác ra để trước nhà, tránh tình trạng rác để lâu quá, chó mèo cắn phá, gây rơi vãi và mùi hôi.
Công nhân thu gom xong để vào thùng rác di động ( 660 lít) ở đầu mỗi hẻm, rác này sẽ được xe ép rác thu gom cùng với rác ở các đường phố chính hoặc đẩy rác đến điểm trung chuyển.
5.3.1.4. Thu gom rác chợ:
Đối với rác chợ, yêu cầu phải thu gom sạch, nhanh không gây ảnh hưởng đến kinh doanh của các hộ. Nguyên tắc thu gom rác chợ là rác trong ngày phải được thu gom hết, việc để dồn rác sẽ gây khó khăn cho việc thu gom vào ngày hôm sau do lượng rác nhiều, và các tàn dư thực phẩm rữa nát, hôi thối khó thu gom, nồng độ ô nhiễm cao ảnh hưởng đến thao tác thu gom cũng như sức khoẻ của công nhân.
Trong các chợ phải đặt các thùng rác cố định trong khắp chợ và các thùng rác lưu động tại những khu vực phát sinh nhiều rác để mọi người có thể bỏ rác trực tiếp vào thùng rác. Rác chợ nên thu gom 3 lần/ ngày, như sau:
- Lần 1: nên thu gom khoảng 4 – 5 giờ sáng, vì vào thời điểm trước đó lượng rác phát sinh rất nhanh và nhiều do việc xuống hàng hoá và phân phối hàng hoá đến các tiểu thương sẽ thải bỏ các bao bì, vật chứa đựng, rau cải,.
- Lần 2: nên thu gom khoảng 11 – 12giờ trưa, vì lúc này lượng rác đã nhiều do việc buôn bán thường tập trung đông nhất vào buổi sáng.
- Lần 3: nên thu gom vào khoảng 6 – 7 giờ tối, đây là thời điểm kết thúc việc buôn bán, nên thu gom hết lượng rác phát sinh trong ngày, thu dọn sạch sẽ tránh để rác hôi thối vào ngày hôm sau.
5.3.1.5. Thu gom rác cơ quan, trường học, bệnh viện:
Tại mỗi cơ quan, trường học phải có các thùng chứa rác di động (660 lít), mỗi ngày vào một thời điểm nhất định công nhân sẽ đến thu gom rác và vận chuyển đến điểm hẹn cùng với rác đường phố.
Rác bệnh viện: như đã trình bày ở phần trên, thị xã Bến Tre hiện có 2 bệnh viện thải ra chất thải y tế, đều được phân loại và có biện pháp xử lý tương đối tốt.
Rác thải y tế nguy hại: được bỏ vào túi nilon màu vàng, được bệnh viện thu gom và có lò đốt rác thích hợp.
Rác sinh hoạt bệnh viện: thu gom vào nhà chứa rác có vị trí thuận lợi cho việc thu gom, không gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Mỗi ngày xe ép rác phải thu gom vào một giờ nhất định, tránh tình trạng rác để lâu ngày gây tồn đọng và ô nhiễm.
5.3.2. Chứa rác:
5.3.2.1. Một số nguyên lý cho việc xếp đặt các thùng chứa rác:
Đây là những nguyên lý bao gồm những cách làm tốt khi lựa chọn và thiết kế hệ thống mới cho việc xếp đặt các thùng chứa rác :
- Chọn các thùng chứa làm tại địa phương, từ những nguyên liệu tái sinh hoặc những nguyên liệu sẵn có. Đôi khi thiết kế những thùng rác không đồng bộ về kiểu dáng có thể làm thay đổi đáng kể thái độ của người dân đối với việc bỏ rác đúng nơi qui định.
- Chọn những thùng rác dễ nhận dạng, có thể theo hình dáng hoặc màu sắc.
- Chọn những thùng chứa rác chắc chắn và dễ sửa hoặc dễ thay thế. Điều này là rất cần thiết cho hệ thống thu gom bền vững lâu dài.
- Cân nhắc sự nhận dạng của các thùng chứa phát sinh theo tên, địa chỉ hoặc theo mã số. Đôi khi những thùng rác với tên và địa chỉ tạo ra cảm giác trách nhiệm lớn hơn và chiều hướng giữ các thùng chứa sạch hoặc lấy chúng ra chính xác sau khi đã lấy rác từ điểm xếp đặt.
- Chọn những thùng chứa rác thích hợp với các tiêu chí thu gom : dễ mở và dễ lấy rác ra để thuận lợi cho việc nhặt rác, rộng vừa đủ để có thể chứa rác trong khoảng thời gian thu gom, nhỏ vừa đủ để có thể đổ rác thủ công nếu cần thiết.
- Chọn những thùng rác thích hợp với địa hình : có bánh xe chạy nếu như đường phố rộng, chống thấm nếu như nơi có mưa nhiều, nặng nếu như ở nơi có gió nhiều
5.3.2.2. Các phương án đề xuất có thể lựa chọn:
Các phương tiện chứa rác tạm thời có thể được chia làm hai loại căn bản sau: chứa rác hộ gia đình và chứa rác công cộng.
(1). Chứa rác hộ gia đình: dụng cụ chứa rác hộ gia đình thường không đồng nhất tuỳ điều kiện cũng như sự lựa chọn của mỗi hộ gia đình, dụng cụ chứa rác có thể là bao nilon, thùng giấy, sọt tre,. Kích thước thùng rác tuỳ thuộc vào trọng lượng và tỷ trọng rác thải, cũng như thời gian chứa rác tương ứng với chu kỳ thu gom.
(2). Chứa rác công cộng: các thùng rác công cộng có thể là loại cố định hoặc loại cơ động. Các thùng rác cố định gồm : các thùng rác không có nắp để người dân có thể bỏ rác vào và thùng rác có nắp đậy (hay được đóng lại). Các thùng rác cơ động có thể là bằng nhựa hoặc bằng kim loại có thể đem đi được và các thùng kéo bằng kim loại hay bằng gỗ. Vấn đề liên quan đến các thùng rác công cộng không có nắp là ruồi bọ và côn trùng dễ phát sinh. Hơn nữa, việc di dời các thùng rác được thao tác bằng tay. Một vấn đề quan trọng liên quan đến các thùng rác cố định là rác bị vương vãi ra xung quanh do người bới rác và động vật. Còn người dân thì có thói quen là không dám đến gần để bỏ rác gọn vào trong thùng. Trong khi các thùng rác được thiết kế để ngăn chặn hoặc hạn chế bới móc, điều này sẽ hạn chế đáng kể hiệu suất thu hồi rác. Các thùng rác cơ động làm tăng hiệu quả thu gom rác.
Thường thì xe đến tại vị trí thùng rác, lấy rác và đặt thùng trở lại vị trí cũ vì thế không bao giờ rác bị đổ bừa bãi do không có thùng rác.
Các thùng rác nhựa cơ động được dùng làm thùng rác công cộng ngày càng phổ biến ở Việt Nam và hiện đang được dùng rộng rãi ở Bến Tre. Các thùng này đạt tiêu chuẩn công nghệ quốc tế, được dùng làm thùng rác gia đình cũng như thùng rác công cộng ở nhiều quốc gia. Nhược điểm của các thùng rác công cộng không có nắp như được trình bày ở trên được thay thế bằng các ưu điểm của loại thùng rác cơ động này.
* Đặc điểm của thùng rác cơ động gồm :
- Các thùng rác được làm bằng nhựa HDPE chống được tia cực tím, chắc chắn và có thể chịu được sự va chạm khi sử dụng.
- Các thùng rác nhỏ hơn có bánh xe phía sau và tay nắm thì dễ di chuyển.
- Các thùng rác lớn hơn có 04 bánh xe bên dưới (xoay được 360o) và có tay cầm xung quanh và trên nắp thì dễ sử dụng.
- Có nắp được gắn lớp đệm chặt bên trong thì hạn chế được mùi hôi, ruồi bọ, nước rác.
- Bề mặt bên trong và bên ngoài đều trơn láng dễ súc rửa.
- Kích thước của thùng rác cơ động thì gồm nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là loại 240lít. Loại thùng này thích hợp cho hầu hết các hộ gia đình và khu thương mại, đặc biệt ở nơi đường xá cho phép xe cộ hoạt động.
- Những thùng lớn hơn (loại 660lít và 1000lít) thường thích hợp hơn ở những KCN, những văn phòng và các cơ quan hành chánh lớn để giảm số lượng thùng rác theo yêu cầu trong khuôn viên và tăng tối đa hiệu quả thu gom.
Các thùng này cũng được sử dụng ở những nơi đường xá hẹp hoặc không có lối đi cho các phương tiện thu gom. Trong điều kiện này các thùng rác thường được đặt ở phạm vi vùng phục vụ gần các con đường mà xe đổ rác có động cơ có thể tới được. Các thùng rác nhỏ hơn (80 lít và 120 lít) có lẽ thích hợp ở những nơi điều kiện đường xá khó khăn.
Tính phù hợp của các phương tiện chứa rác được trình bày trên thường tuỳ thuộc vào điều kiện đường xá, đối với xe thu gom trong phạm vi phục vụ.
Ta có thể so sánh 2 phương tiện chứa rác trên để lựa chọn hướng áp dụng thích hợp cho nghiên cứu này (Xem bảng 7).
Bảng 7. So sánh hai phương pháp sử dụng thùng chứa rác.
Chứa rác hộ gia đình
Chứa rác công cộng
Ưu điểm
- Mức độ tiện lợi cao, người dân có thể tuỳ ý lựa chọn dụng cụ chứa đựng.
- Đây là phương pháp truyền thống, người dân đã có thói quen.
- Phương pháp này thường đã được áp dụng đối với các cơ quan, trường học,
- Hiệu quả thu gom cao hơn với thu gom hộ gia đình, hạn chế rơi vãi so.
- Ngươi dân có thể đổ rác vào bất cứ lúc nào, không cần chứa rác tại nhà.
- Tạo cơ hội tốt hơn cho người bới rác thu gom phế liệu có thể tái chế.
Nhược điểm
- Có thể bị mất dụng cụ chứa đựng.
- Rác được chứa đựng trong các vật tạm thời, nếu để trước nhà lâu quá có thể bị chó mèo, người móc rác làm vương vãi, bẩn thỉu.
- Hiệu quả thu gom thấp, đôi khi xe thu gom không tới được.
- Hạn chế thu hồi vật liệu tái chế.
- Bất tiện hơn khi người dân phải đi bỏ rác vào thùng.
- Các thùng rác phải có kích thước phù hợp và được đặt ở khoảng cách đều đặn để tránh rác đổ bừa bãi và vương vãi ra xung quanh.
- Người bới rác có thể làm rác vương vãi ra khỏi thùng và khu vực xung quanh.
Chi phí
- Chi phí thấp hơn so với phương pháp sử dụng thùng chứa di động.
- Chi phí vốn ban đầu cao hơn so với phương pháp chứa rác hộ gia đình.
Qua sự so sánh 2 phương pháp ở bảng 7, cùng với thực tế khảo sát tình hình thu gom và thái độ của người dân trên địa bàn thị xã Bến Tre kết hợp với phương hướng của nghiên cứu quy hoạch này ta có thể lựa chon như sau:
- Hiện tại, trong giai đoạn ngắn hạn (2006) và trung hạn (2010), vẫn có thể áp dụng phương pháp chứa rác như hiện nay của thị xã là chứa rác hộ gia đình với dụng cụ chứa rác tuỳ thuộc và sự lựa chọn của từng hộ dân, với các ưu điểm và lợi ích như trên.
- Tuy nhiên, về lâu dài cũng như nhu cầu đáp ứng ngày càng cao của con người, những yêu cầu về mỹ quan đô thị trong giai đoạn dài hạn (2020) cần phải cân nhắc thay đổi phù hợp. Về lâu dài, ý thức của người dân càng được cải thiện thì nên có phương hướng sử dụng thùng rác công cộng, tạo điều kiện cho việc thu gom triệt để và thuận tiện cho người dân, có thể đặt khoảng 300 mét 1 thùng rác công cộng và hàng ngày xe thu gom sẽ đến lấy rác và vận chuyển đến bãi rác xử lý.
5.3.3. Trung chuyển và vận chuyển rác:
Sau khi thu gom rác được vận chuyển đến bãi rác Phú Hưng cách thị xã 4 km để xử lý. Bãi rác này có vị trí gần trung tâm thị xã đo đó thị xã Bến Tre chỉ cần các trạm trung chuyển nhỏ, để từ đó các thùng rác cơ động có thể đổ định kỳ sang các xe ép rác và đưa đến bãi rác nhanh chóng.
Việc lựa chọn các trạm, điểm chuyển giao căn cứ vào các yếu tố sau:
- Định vị những trạm luân chuyển và những điểm chuyển giao để giảm tối thiểu mùi và tiếng ồn và cho phép chất thải được tích góp trước khi vận chuyển đến bãi thải.
- Tôn trọng và tuân theo những thoả thuận với dân xung quanh, nơi đặc điểm trung chuyển.
5.3.4. Xử lý rác:
5.3.4.1. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp xử lý:
Việc lựa chọn phương pháp xử lý rác thải phải đáp ứng nhu cầu thu gom và xử lý tập trung rác thải cho địa bàn thị xã Bến Tre, đảm bảo tốt công tác bảo vệ môi trường cho khu vực, phù hợp khả năng và kinh phí đầu tư. Việc lựa chọn phương pháp xử lý rác về nguyên tắc được xác định theo các thông số sau:
- Khối lượng rác thải: phần lớn các phương pháp xử lý, chi phí tính theo một đơn vị khối lượng rác thải.
- Tính chất các phế thải và khả năng sử dụng lại rác tại chỗ hoặc và vật liệu thu hồi sau khi điều chế.
- Địa điểm, các điều kiện tự nhiên và diện tích mặt bằng sẵn có.
- Các khả năng đáp ứng, bảo dưỡng và sữa chữa trang thiết bị.
- Giá thành bảo dưỡng và năng lực đầu tư:
5.3.4.2. Đề xuất các phương pháp xử lý rác:
Các phương pháp xử lý rác có thể áp dụng tại thị xã Bến Tre là giảm thiểu, tái chế, chế biến phân rác, đốt rác chôn lấp hợp vệ sinh,. Ta có ưu và nhược điểm của các phương pháp này như trong bảng 8.
Bảng 8. Ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý rác.
Phương pháp
xử lý
Ưu điểm
Nhược điểm
Tính phù hợp
nổi bật
Tái chế
Tái sử dụng được nguyên vật liệu, là phương pháp được đánh giá rẻ tiền nhất
Phải phân loại rác, chỉ xử lý được với tỷ lệ thấp khối lượng rác ( rác có thể tái chế)
Phù hợp với rác có khối lượng nhỏ và nguồn thải rác có đời sống cao
Chế biến phân rác
Tận dụng được nguồn rác để sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp
Phải phân loại rác triệt để, đầu tư ban đầu và chi phí vận hành khá cao, yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
Phù hợp với rác chứa nhiều chất hữu cơ.
Đốt rác
Xử lý triệt để ô nhiễm đối với môi trường
Đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cao
Phù hợp với rác thải công nghiệp chứa nhiều chất dẽ cháy.
Xử lý khói lò đốt rác.
Chôn lấp hợp vệ sinh
Chi phí khá thấp, vận hành đơn giản, góp phần cải tạo đất sau chôn lấp.
Tốn nhiều diện tích mặt bằng
Phù hợp với vùng có nhiều đất bỏ hoang.
Trên cơ sở mô tả và phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý rác ở trên, kết hợp với tình hình thực tế hiện nay điều kiện về kinh phí đầu tư còn hạn chế, việc xử lý rác thải đối với khu vực thị xã Bến Tre trong thời gian tới theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (landfill) là phù hợp nhất.
Chôn lấp rác là biện pháp tương đối đơn giản, rẻ tiền và xử lý được toàn bộ lượng rác thải, đồng thời chôn lấp cũng là biện pháp xử lý cuối cùng đối với tro, bùn, cặn và chất trơ từ các quá trình xử lý khác, nếu áp dụng phương pháp xử lý vi sinh, tái chế hoặc đốt chi phí sẽ rất cao và vẫn phải chôn lấp. Hiện tại, phương pháp xử lý của bãi rác Phú Hưng là không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và người dân xung quanh khu vực (phụ lục hình ảnh).
5.3.5. Chôn lấp rác:
5.3.5.1. Các phương pháp chôn lấp rác:
- Phương pháp đào hố hay hào : phù hợp với những vùng có đủ nguyên liệu bao phủ bãi rác và là nơi có mực nước ngầm không gần bề mặt. CTR được để trong những hố đã đào trong đất. Đất được đào mỗi ngày là lớp bao phủ bãi rác hàng ngày và là lớp bao phủ trên cùng. Các hố được định ranh bằng các lớp đất lót màng tổng hợp hay đất sét có tính thấm thấp hoặc là hỗn hợp của hai chất này nhằm ngăn chặn sự di chuyển của cả khí thải và nước thải bãi rác. Các hố chôn lấp thường vuông lớn đến 305m, cao, rộng và dai, độ dốc là 2:1 đến 1:3. Các hào có chiều dài thay đổi từ 70 – 305 m, độ sâu 1 -3 m, và chiều rộng 4,5 – 15 m.
- Phương pháp bề mặt: phương pháp này được sử dụng khi địa hình không cho phép đào hố hay hào để chứa CTR. Các điều kiện như mực nước ngầm cao, cần phải sử dụng phương pháp chôn lấp bề mặt. Sự chuẩn bị bãi đổ rác bao gồm lớp lót và sự thành lập một hệ thống quản lý nước thải bãi rác. Lớp đất bao phủ rác được chuyên chở bằng xe tải hay các phương tiện khác từ các khu vực xung quanh đến. Các kỹ thuật khác bao gồm sự xử dụng các vật liệu phủ tạm thời khác như polyme hoặc đất tổng hợp. Các lớp nền bằng polymer hoặc đất tổng hợp được đặt tạm thời trên mặt hố sau mỗi ngày chôn và có thể lấy ra trước khi một lớp rác mới được đổ lên. Phương pháp bề mặt có ưu điểm là không phải đào đất với khối lượng lớn, đầu tư ban đầu thấp, thời giant hi công thấp. Nhưng phương pháp này cũng có một số nhược điểm là thời gian sử dụng bãi chôn lấp ngắn, phải vận chuyển vật liệu phủ từ nơi khác đến do đó tốn kém khi vận hành.
- Phương pháp lõm đất: các hẻm núi, nơi khai thác mỏ đá có thể sử dụng để làm hố chôn lấp. Các kỹ thuật đặt và nén ép CTR ở các hố chôn trũng thay đổi tuỳ thuộc tính chất đất ở nơi đó và tính chất vật liệu bao phủ có sẵn, địa chất, thuỷ văn, dạng các thiết bị khống chế khí, nước thải bãi rác và đường vận chuyển đến hố chôn lấp. Sự khống chế nước chảy tràn bề mặt thường là yếu tố quan trọng đối với sự chôn lấp này.
5.3.5.2. Các yêu cầu chung của bãi chôn lấp hợp vệ sinh:
Công nghệ chôn lấp rác hợp vệ sinh phải tuân theo các quy định về thiết kế – xây dựng – vận hành và kiểm soát quá trình chôn lấp như sau:
- Bố trí và giải phóng mặt bằng: hiện tại bãi rác của thị xã có diện tích 2,8 ha đã không đủ đáp ứng nhu cầu, và đang bị quá tải. Nhu cầu đặt ra trong các giai đoạn tới là cần thiết phải mở rộng diện tích bãi rác, vì theo dự báo ở phần trên lượng rác sẽ tăng bình quân khoảng 97 tấn/ngày vào năm 2010 và 113 tấn/ngày vào năm 2020.
- Định hướng nước chảy: phải làm đập hoặc đào kênh, đặt đường ống để hướng dòng nước mưa không chảy vào các hố chôn lấp. Việc định hướng dòng chảy phải được định hướng liên tục và khi địa hình bãi thay đổi thì phải thay đổi theo, nhằm hạn chế sự xâm nhập của nguồn nước mặt làm phát sinh nước rác.
- Lớp chống thấm: để tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, đáy và thành các hố chôn lấp cần lót một hay nhiều lớp chống thấm có thể là đất sét, polyme, bêtông, tuỳ theo yêu cầu chống thấm. Tuy nhiên, không được xây dựng hố chôn lấp trong trường hợp khoảng cách đáy hố chôn tới mực nước ngầm trữ lượng lớn nhỏ hơn 3 m. Tìm hiểu và khảo sát sơ bộ về địa chất, thuỷ văn xung quanh khu vực bãi rác Phú Hưng, có thể áp dụng lớp chống thấm theo kết cấu sau:
Lớp rác
Lớp đất bảo vệ
Lớp vải PP ngăn cách
Lớp cát, sỏi, 30 cm
Lớp polymer chống thấm
2 mm
Lớp đất hiện hữu đầm chặt.
- Đường ra vào bãi chôn lấp: đường ra vào bãi chôn lấp phải đủ rộng, đủ bền, có tuổi thọ cùng với thời gian vận hành của bãi.
- Xử lý nước rác: xử lý nước rác là một trong những khâu quan trọng trong thiết kế bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh. Tuỳ thuộc vào loại hình, quy mô bãi rác và đặc tính phế thải cũng như các đặc điểm tự nhiên của khu vực bãi mà có thể chọn các biện pháp xử lý khác nhau. Có 3 biện pháp xử lý có thể lựa chọn là:
+ Xử lý sinh học: là quá trình làm sạch được thực hiện do hoạt động của vi sinh vật ( hiếu khí hoặc yếm khí). Những vi sinh vật này có khả năng phân huỷ các chất hữu cơ để tổng hợp tế bào của chúng.
+ Xử lý hoá học và hoá lý: là quá trình làm sạch bằng cách dùng các chất hoá học và biện pháp vật lý để kết tủa hoặc oxy hoá các chất ô nhiễm trong nước rác.
+ Xử lý trong điều kiện tự nhiên: là tận dụng khả năng tự làm sạch của thiên nhiên, chủ yếu dựa vào khả năng hấp thu, trao đổi của hệ thực vật và sự hoạt động của vi sinh vật có sẵn trong nước rác.
- Biển hiệu: phải có biển hiệu chỉ rõ từng khu vực chôn lấp các loại phế thải khác nhau ( rác độc hại và không độc hại).
- Đê bao: bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường phải đắp đê bao xung quanh, nhằm hạn chế tốc độ gió trên bề mặt vào khu vực xử lý gây phát tán bụi, tạo điều kiện cho khí thải phát tán theo phương thẳng đứng, đồng thời đê bao còn ngăn chặn nước mưa chảy tràn và sự phát tán rác ra ngoài.
- Thu gom nước rác: các khu vực chôn lấp các loại rác thải có hàm lượng hữu cơ cao cần có biện pháp thích hợp để thu gom và xử lý nước rác, các loạ rác trơ không bị phân huỷ hoặc phân huỷ kém thì không cần thiết phải có hệ thống thu gom nước rác, còn đối với rác thải co chứa các chất độc hại, tuỳ theo loại chất thải mà có biện pháp chôn lấp và thu gom nước thải hợp lý.
Hệ thống thu gom nước thải phải bao gồm: các đường ống thu gom trong các hố chôn lấp, thoát nước xung quanh bãi, trạm bơm và hồ thu nước rác.
- Kiểm soát khí: trong quá trình chôn lấp, các chất hữu cơ trong rác bi phân huỷ và tạo ra các khí như CO2, CH4, H2S, và hơi nước. Lượng và thành phần khí gas của bãi rác phụ thuộc vào thành phần, tính chất của rác và các điều kiện tự nhiên của khu vực. Khí gas có thể được kiểm soát hoặc không kiểm soát tuỳ thuộc vào khối lượng, thành phần, tính chất của rác chôn lấp và yêu cầu vệ sinh môi trường.
- Các công trình phụ trợ: yêu cầu các công trình phụ trợ phải đảm bảo phục vụ thuận lợi cho việc vận hành tại khu xử lý. Việc bố trí các công trình phụ trợ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Toàn bộ các công trình phục vụ sinh hoạt và điều hành được bố trí gần cổng bãi và hạn chế nằm trên đường phát tán của khí từ khu xử lý theo hướng gió chỉ đạo trong năm
+ Khu kho phải được bố trí ở nơi thoát nước tốt, nền kho có bề mặt cứng.
+ Xung quanh bãi rác phải có vùng đệm cây xanh, tối thiểu phải có một lớp cây tán lớn. Trong khoảng cách này trồng xen các loại cây từ thấp đến cao, thông thường trồng 4 loại cây: cây bụi, cây thấp, cây trung bình và cây cao. Trong thời gian đầu trồng xen các loại cây mọc nhanh tạo thành hàng cây để cải thiện cảnh quan môi trường và ngăn rác nhẹ ( túi nilon, giấy,..) bị gió thổi bay.
-Phục hồi và sử dụng bãi chôn lấp: các hố chôn lấp rác thải có tính đến khả năng phục hồi và sử dụng lại. Sau một thời gian chôn lấp rác bị phân huỷ thành dạng mùn hữu cơ, dạng mùn này có thể được thu hồi sử dụng làm phân bón và hố chôn rác tiếp tục được sử dụng chôn lấp rác mới.
5.3.5.3. Phân loại bãi chôn lấp:
Bãi chôn lấp được phân loại theo tính chất chôn lấp rác như sau:
Bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt : để chôn chất thải sinh hoạt, bùn cống rãnh, bùn xuất phát từ bùn cống thông thường, phân bùn trong quá trình xử lý nước thải. Bùn phải đủ tỷ lệ : 5 chất thải sinh hoạt : 1 bùn.
Bãi chôn lấp chất thải đã nghiền : các vấn đề về ruồi, muỗi, bọ, gió thổi mang cát bay không còn phải quan tâm nữa vì cát được nén chặt hơn và tốt hơn, bề mặt đồng nhất hơn, khối lượng đất che phủ sẽ giảm.
Bãi chôn lấp những chất thải theo quy định : bãi chôn lấp chất thải riêng biệt để chôn những chất thải theo quy định, có thành phần riêng biệt trong bãi chôn lấp.
5.3.5.4. Tính toán bãi chôn lấp rác cho thị xã Bến Tre:
(1). Qui mô bãi chôn lấp:
- Dựa theo phần tính toán ở phụ lục 3,4 ta tính được tổng khối lượng rác dự báo cần thu gom và xử lý cho cả thời gian quy hoạch là:
Mtc = åMSh + åMCN
Trong đó:
åMSh = 1560*365(ngày) = 569.550 tấn
åMCN = 106,9*300 (ngày) = 32.065 tấn
Như vậy, tổng khối lượng rác là :
Mtc = 569.550 + 32.065 = 601.615 ( tấn rác)
- Tổng thể tích cần chôn lấp:
V = Mtc/0,8 = 601.615/0,8 = 707.782 (m3)
Tỷ trọng sau khi đầm nén là (0,5 – 0,85): chọn 0,85 (đầm nén tốt).
- Chiều cao bãi chôn lấp: theo các số liệu thống kê sơ bộ về địa chất, thuỷ văn của khu vực bãi rác Phú Hưng có mực nước ngầm tương đối cao ( 1 – 2 m) nên khu vực này không cho phép đào hố sâu, do đó đề xuất phương pháp chôn lấp rác bề mặt. Với yêu cầu về mỹ quan đô thị lớp đất cuối cùng không được cao hơn cảnh quan nhiều, vì thế chọn độ cao tổng thể của bãi chôn lấp là H = 5 m.
- Khu chôn rác sẽ được phân thành từng ô, các ô chôn rác có các đặc điểm sau:
+ Kích thước mỗi ô: Dài x Rộng = 62mx62m = 3.844 (m2) ( Kích thước này chỉ mang tính tương đối ước tính với kích thước điển hình, khi đi vào thiết kế xây dựng có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với hình dáng của bãi chôn lấp).
+ Các ô được bố trí 2 bên trục đường trung tâm bãi rác. Trục đường trung tâm là đường vận chuyển rác vào các ô chôn lấp.
- Thể tích rác chôn trong một ô chôn lấp:
3.844 x 5 = 19.220 (m3)
- Số hố cần thiết để chôn lấp rác:
707.782/19.220 = 36,83 @ 37 (ô chôn lấp)
- Từ các số liệu trên ta có thể suy ra được diện tích đất cần thiết để xây dựng bãi chôn lấp là:
37 x 3.844 = 142.228 (m2) @ 14, 3 (ha).
Như vậy:
Diện tích cần thiết phải mở rộng phục vụ cho nhu cầu xử lý rác thị xã đến năm 2020 là : 14,3 – 2,8 (ha đất hiện có) = 11,5 (ha).
(2). Vận hành bãi chôn lấp:
- Chất thải chở đến bãi chôn lấp được kiểm tra, phân loại và tiến hành chôn lấp ngay, không để quá 24 giờ. Phải được chôn lấp theo đúng các quy định cho từng loại chất thải tương ứng.
- Sau khi phân ô, tiến hành đắp đê bao xung quanh (ô sắp sử dụng) để nước bên ngoài không chảy tràn vào.
- Sau đó, đầm chặt nền, trải lớp polyme chống thấm, lắp đặt hệ thống thu nước rò rỉ và gia công lớp đất sạn sỏi (đất chứa nhiều cát, sỏi) thoát nước và bảo vệ ống thu nước trước khi chôn rác.
- Hàng ngày, các xe vận chuyển rác vào ô chôn lấp.
- Rác đưa vào ô được san gait thành từng lớp 1 – 1,5 m tuỳ theo khối lượng đưa vào hàng ngày, sau đó phun chế phẩm EM, đầm chặt và phủ lên đó 1 lớp polyme.
- Quá trình chôn lấp diễn ra liên tục, khi chôn lấp lớp dưới đã đều kín thì tiến hành chôn lấp lớp phía trên. Trước khi tiến hành chôn lấp lớp phía trên, lớp polyme phủ bề mặt được gỡ bỏ và tiếp tục sử dụng làm vật liệu phủ cho lớp trên, cần chú ý chỉ gỡ bỏ lớp polyme khi sử dụng chôn lấp rác tại đó trong ngày.
- Các ô chôn lấp phải được phun thuốc diệt côn trùng (không được ở dạng dung dịch). Số lần phun sẽ căn cứ vào mức độ phát triển của côn trùng mà phun cho thích hợp nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của chúng.
- Các phương tiện vận chuyển CTR sau khi đổ chất thải vào bãi chôn lấp cần phải được rửa sạch trước khi ra khỏi phạm vi bãi chôn lấp.
Sơ đồ dây chuyền đổ rác được trình bày trong Hình 6.
Hình 6. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN ĐỔ RÁC
Xe chở rác
Ô chôn rác
Đổ rác
Quay về
San gạt tạo lớp rác dày 1 – 1,5 m
Phun EM, đầm chặt, phủ lớp polymer, và đầm chặt
5.3.5.5. Xử lý nước rác:
Nước rác hay nước rò rỉ trong bãi thải là loại chất lỏng thấm qua các lớp rác của các ô chôn lấp và kéo theo các chất bẩn dạng lơ lửng, keo, và tan từ CTR vào tầng đất ở dưới đáy.
Nước rác hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau và bao gồm: nước có sẵn trong rác; nước ngầm dâng lên từ dưới đáy, nước từ ngoài thấm qua thành vách các ô chôn lấp; nước từ khu vực khác chảy tới; nước mưa từ bản thân khu vực chôn lấp và từ khu vực khác chảy tới.
Trong đa số trường hợp nước rác bao gồm phần dịch lỏng tạo thành từ quá trình phân huỷ CTR và phần nước từ bên ngoài thấm vào như nước mặt, nước mưa và nước ngầm. Phần dịch lỏng qua lớp CTR đang bi phân huỷ bao gồm tất cả những sản phẩm phân huỷ sinh học và hoá học. Những sản phẩm này bị lôi cuốn bởi dòng nước thấm từ ngoài vào.
Hệ thống thu gom nước rác thải được thiết kế sao cho có thể thu gom toàn bộ nước rác từ đáy bãi chôn lấp và tập trung, dẫn về khu xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận nhưng với lượng nước ít nhất có thể. Nếu nước rác được dẫn ngay ra trạm xử lý thì sẽ không có nước đọng lại trong lớp rác và áp suất tạo ra đối với lớp chống thấm là thấp nhất.
Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước rác:
Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, việc lựa chon công nghệ xử lý nước rác phải theo các nguyên tắc sau:
- Công nghệ xử lý phải đảm bảo chất lượng nước sau khi xử lý đạt tiêu chẩn xả vào nguồn. Nước sau khi xử lý có thể xả vào sông hồ gần nhất, hoặc có thể dùng tưới cây.
- Công nghệ xử lý phải đảm bảo mức độ an toàn cao trong trường hợp có sự thay đổi lớn về lưu lượng và nồng độ nước rò rỉ giữa mùa khô và mùa mưa.
- Công nghệ xử lý phải đơn giản, dễ vận hành, có tính ồn định cao, vốn đầu tư và chi phí quản lý phải là thấp nhất.
- Công nghệ xử lý phải phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhưng phải mang tính chất hiện đại và có khả năng sử dụng trong một thời gian dài.
- Việc lựa chon công nghệ xử lý nước rác dựa trên các yếu tố sau:
+ Lưu lượng và thành phần nước rác.
+ Tiêu chuẩn thải nước rác sau khi xử lý vào nguồn.
+ Điều kiện thực tế về quy hoạch, xây dựng và vận hành cảu bãi chôn lấp.
+ Điều kiện về địa chất công trình và địa chất thuỷ văn.
+ Điều kiện về kỹ thuật.
+ Khả năng về vốn đầu tư.
- Công nghệ xử lý phải có khả năng thay đổi dễ dàng khi áp dụng các quá trình xử lý mới có hiệu quả cao.
- Công nghệ xử lý phải có khả năng thay đổi dễ dàng khi áp dụng các quá trình xử lý mới có hiệu quả cao.
- Công nghệ xử lý phải có khả năng tái sử dụng các nguồn chất thải ( năng lượng, phân bón)
Trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên khu vực dự án, các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, đất đai, nước thải rò rỉ sinh ra từ bãi chôn lấp rác thị xã có đề xuất về phương pháp xử lý nước rác theo sơ đồ công nghệ tại Hình 7.
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Nước thải sau khi từ hệ thống thu gom chảy vào bể thu gom, nước thải được bơm thẳng vào bể UASB thực hiện quá trình phân huỷ kỵ khí đối với các hợp chất hữu cơ. Nước thải sau khi xử lý trong bể UASB được đưa sang bể chứa chuẩn bị quá trình xử lý hoá lý. Phân hầm cầu cũng được đưa trực tiếp vào bể UASB để thực hiện quá trình làm sạch. Quá trình làm sạch trong bể UASB có thể tóm tắt theo phương trình phản ứng sau:
Tế bào vi sinh + Chất hữu cơ (C,O,N,P) + SO42- à Tế bào mới + CO2 + CH4 + NH3 + H2S.
Do trong nước thải sau khi thực hiện quá trình xử lý kỵ khí còn chứa nhiều hợp chất lơ lửng ở dạng keo và kim loại nặng, cho nên sau khi thực hiện quá trình phân huỷ kỵ khí nước thải từ bể được bơm đưa sang pha trộn hoá chất keo tụ (Al2(SO4)3, flocculant) gốc sunfat trong phèn nhôm tạo thành chất dạng rắn có thể tách ra khỏi nước thải nhờ lắng, lọc. Nước thải từ bể phản ứng sau khi kết tụ hệ keo và kết tủa kim loại nặng được đưa sang bể lắng để tách các chất lơ lửng, sau đó sang hồ sinh học tiếp tục thực hiện quá trình làm sạch nhờ hoạt động của rong, tảo và vi sinh vật. Trong hồ sinh học, rong tảo hấp thu năng lượng mặt trời, khí cácbonic và nước thực hiện quá trình quang hợp tạo ra oxy trong nước. Vi sinh vật sử dụng oxy do rong tảo quang hợp sinh ra để phân huỷ các chất hữu cơ làm sạch nước thải. Trong hồ sinh học nước thải được lưu lại khá lâu (khoảng 19 ngày) hàm lượng chất bẩn và vi sinh ở đoạn cuối thấp, các sinh vật gây bệnh hầu hết đã bị tiêu diệt, do đó nước thải sau khi xử lý trong hồ sinh học có thể thải thẳng ra nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng làm nước tưới cây, tưới đường.
Hệ thống xử lý này đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chẩn loại B (TCVN 5945 -1995) trong mọi trường hợp khi hoạt động của bãi rác.
Hình 7. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RÒ RỈ CỦA BÃI CHÔN LẤP RÁC.
HỒ SINH HỌC KẾT HỢP LÀM THOÁNG
Nước thải
BỂ THU GOM
BỂ
UASB
PHÂN
HẦM CẦU
BỂ CHỨA
BỂ PHẢN ỨNG
BỂ
LẮNG
Al2(SO4)3, polyme
BÃI RÁC
CHƯƠNG 6- CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂHỆ THỐNG QUẢN LÝ
CTR – THỊ XÃ BẾN TRE
6.1. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ:
6.1.1. Đề xuất cơ cấu tổ chức thực hiện quy hoạch:
Cơ cấu tổ chức thực hiện quy hoạch được đưa ra trong Hình 8.
Hình 8. Cơ cấu tổ chức thực hiện quy hoạch:
BAN ĐIỀU HÀNH
1. UBND Tỉnh : P.Chủ tịch – Trưởng ban.
2. Sở TN&MT: P.Giám đốc – Phó ban.
3. Sở Y Tế : Giám Đốc – Thành viên.
4. Sở GTCC: Giám Đốc – Thành viên.
5. Sở Tài chánh: Giám Đốc – Thành viên.
6. Sở Xây dựng : Giám Đốc – Thành viên.
PHÂN BAN
1. UBND thị xã Bến Tre.
2. Phòng Quản lý Đô thị.
3. Trung tâm Y tế.
4. Phòng Tài chánh – Kế hoạch.
5. Báo, Đài Phát thanh – Truyền hình.
6. Các tổ chức Đoàn thể.
THỰC HIỆN
1. C.Ty Công trình Đô thị.
2. Đội vệ sinh đô thị.
3. Xã, phường, khóm, ấp.
4. Các đối tượng sản sinh ra chất thải.
Giám sát HĐND các cấp
6.1.2. Vai trò của các bên liên quan:
- UBND Tỉnh: Xem xét, quyết định và chỉ đạo các ngành liên quan thực hiện dự án quản lý CTR của thị xã Bến Tre.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Cùng các ngành liên quan nghiên cứu lập kế hoạch quản lý CTR.
- Sở Giao thông Công chánh : Xem xét hệ thống thu gom, trang thiết bị vận chuyển rác, phân công thực hiện.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư : Xem xét dự án cân đối ngân sách hiện có.
- Sở Tài chánh: Cung cấp kinh phí cho dự án.
- Sở Y tế : quản lý chất thải nguy hại – xử lý, chỉ đạo tuyến dưới phối hợp thực hiện. Theo dõi sức khỏe cộng đồng liên quan đến vấn đề CTR.
- Sở Văn hoá – Thông tin : Hỗ trợ cho dự án trong việc truyền thông đại chúng bằng nhiều hình thức : văn nghệ, phát thanh, truyền hình
- Các đoàn thể: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Mật trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động hỗ trợ cho việc vận động và tuyên truyền.
- Sở xây dựng : quản lý và giám sát tiến trình thực hiện quản lý chất thải rắn của Công ty Công trình Đô thị.
- Công ty Công trình Đô thị: quản lý và giám sát thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của Đội vệ sinh Đô thị.
- Vai trò của ngành công an các cấp: Giữ gìn trật tự an ninh và hỗ trợ cho dự án trong quá trình thực hiện.
- Vai trò của xã, phường, khóm, ấp: Vận động nhân dân phân loại rác tại nguồn, giữ vệ sinh sạch đẹp từ nhà ra ngỏ, nghĩa vụ trả phí vệ sinh
- Các đối tượng sản sinh ra chất thải : Gồm người dân, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhà hàng, khách sạnphải thống nhất với cơ quan chức năng trong việc phân loại rác, trả lệ phí theo qui định và các qui định khác trong việc bảo vệ môi trường.
Sơ đồ tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý CTR được đưa ra trong hình 9.
Hình 9. Sơ đồ tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý CTR:
Ban giám đốc
Phòng
Kế toán – Tài vụ
Phòng kỹ thuật
Phòng hành chánh
tổng hợp
Đội thu gom, vận chuyển
Đội xử lý CTR
6.2. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:
Một hệ thống quản lý CTR đạt hiệu quả không chỉ cần công nghệ hợp lý, kỹ thuật hiện đại trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý mà cần phải có sự theo dõi quản lý chất thải ngay từ khi chúng sinh ra đến khi chúng được thải bỏ và xử lý.
Để lựa chọn phương pháp phù hợp cho vấn đề quản lý CTR của thị xã phải cân nhắc những khó khăn và thuận lợi cũng như cân bằng giữa vấn đề bảo vệ môi trường và vấn đề kinh tế sao cho phù hợp ít tốn kém nhưng vẫn đạt được hiệu quả. Qua phần trình bày trong quy hoạch tổng thể này, đã đề xuất các phương án về thu gom, vận chuyển cũng như xử lý CTR trong thời kỳ tới, áp dụng xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, mở rộng thêm 11,5 ha diện tích đất với qui trình chân lấp để rác phân huỷ sinh học tự nhiên.
6.3. GIẢI PHÁP VỀ KINH TẾ VÀ TÀI CHÁNH:
Ước tính chi phí các vấn đề cần thực hiện của quy hoạch. Ước tính này được dựa trên đơn giá của các công trình xử lý rác tương ứng nên chỉ mang tính chất tương đối vì giá có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng thời điểm (Xem các Bảng 9-10).
Bảng 9. Ước tính chi phí bãi chôn lấp
Đơn vị tính: VNĐ
STT
TÊN CÔNG TRÌNH
ĐVT
QUI MÔ
KẾT CẤU
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
hố chôn lấp rác HVS
hố
37
đào đất, gia cố chống thấm polyme
324.000.000
11988000000
2
Trạm xử lý nước thải
hệ thống
1
bê tông cốt thép, xây gạch, kè đá
300.000.000
300000000
3
Nhà xe
m2
100
cột thép, mái tôn
800.000
80000000
4
Nhà kho
m2
50
tường gạch, mái tôn
800.000
40000000
5
Trồng cây xanh
m2
10.000
cây 4 lớp, tán rộng, ít rụng lá
3000
30000000
6
Hệ thống giếng giám sát
giếng
10
giếng khoan
2.000000
20000000
Tổng cộng
12.458.000.000
Bảng 10. Ước tính chi phí các thiết bị khác:
Đơn vị tính: VNĐ
STT
TÊN CÁC THIẾT BỊ
ĐVT
SL
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
Thùng nhựa thu gom rác công cộng
chiếc
500
700,000
350000000
2
Xe đẩy tay cải tiến
chiếc
140
2,000,000
280000000
3
Xe ép 4 tấn
chiếc
6
600,000,000
3600000000
4
Xe ép 2 tấn
chiếc
4
400,000,000
1600000000
5
Máy xúc rác
chiếc
1
400,000,000
400000000
6
Bộ thiết bị san gạt
chiếc
1
20,000,000
20000000
7
Máy bơm nước
chiếc
2
10,000,000
20000000
8
Máy phun EM
chiếc
2
6,000,000
12000000
9
Thiết bị trạm xử lý nước thải
hệ thống
1
100,000,000
100000000
Tổng cộng
6.382.000.000
Như vậy, tổng chi phí cho quy hoạch tổng thể CTR của thị xã là 18.840.000.000 (VNĐ). Do quy hoạch này mang tính chất là đề xuất những phương án cho các vấn để thu gom, vận chuyển, xử lý CTR , nên phần ước tính chi phí này chỉ mang tính chất tương đối.
6.4. GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, NÂNG CAO NHẬN THỨC:
Cần xây dựng mạng lưới tuyên truyền giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường cũng như các tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng.
Đối tượng tuyên truyền giáo dục môi trường: toàn bộ những người dân sinh sống trên địa bàn thị xã, các cơ quan xí nghiệp có phát sinh ra chất thải.
Nội dung cần tuyên truyền giáo dục:
- Không vứt rác bừa bãi, thải bỏ rác đúng nơi quy định.
- Về tác hại của ô nhiễm CTR đối với môi trường đất, nước, không khí và nhất là tác hại đối với sức khoẻ cộng đồng.
- Nên đưa chương trình giáo dục về tác hại của ô nhiễm CTR vào trường học, để các em học sinh có ý thức, hành vi thải bỏ rác đúng nơi quy định cũng như có ý thức tốt vể bảo vệ môi trường ngay khi còn nhỏ tuổi.
- Người dân cũng như cán bộ công nhân có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ để công tác thu gom, vận chuyển, xử lý đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tuyên truyền, giáo dục Nghị định của Chính Phủ ( Số: 121/2004/NĐ-CP) về :
+ Xử lý vi phạm các quy định về thải CTR.
+ xử lý vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý CTR.
CHƯƠNG 7- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. KẾT LUẬN:
Những nghiên cứu và trình bày trong đề tài “ Nghiên cứu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn thị xã Bến Tre – Tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 “ được thực hiện dựa trên nhu cầu chung và tình hình thực tế của thị xã Bến Tre. Thông qua việc tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn của của thị xã Bến Tre từ đó có phương hướng thích hợp nhằm quy hoạch hợp lý và đạt hiệu quả hệ thống quản lý chất thải rắn của thị xã Bến Tre nhằm góp phần xây dựng và phát triển một cách toàn diện tỉnh Bến Tre đang trong giai đoạn xây dựng nâng cấp thị xã lên thành đô thị loại III. Góp phần làm cho môi trường ngày càng trong lành, sạch đẹp và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Đề tài đã phân tích tìm hiểu về:
- Thực trạng quản lý CTR của thị xã Bến Tre về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.
- Về ý thức tự giác của người dân trong việc thu gom, phân loại CTR.
- Dự báo khối lượng CTR phát sinh trong các giai đoạn tới (2010 và 2020).
Từ đó có một số đề xuất, giải pháp cho quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý CTR thị xã Bến Tre cụ thể như sau:
- Đề xuất các phương án về thu gom rác, chứa rác, trung chuyển và vận chuyển rác.
- Đề xuất phương pháp chôn lấp rác hợp vệ sinh.
- Giải pháp về tổ chức, quản lý.
- Giải pháp về khoa học công nghệ.
- Giải pháp về kinh tế và tài chánh.
- Giải pháp giáo dục đào tạo, nâng cao nhận thức.
Các đề xuất của bài luận văn là phù hợp với điều kiện thực tế thị xã Bến Tre, tuy nhiên do tính chất của công việc là hoạt động dịch vụ công ích nên sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình triển khai hoạt động. Do vậy việc nâng cao ý thức trong nhân dân, nâng cao trách nhiệm của các các cán bộ, nhân viên, cơ quan có liên quan, giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng và trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống của mình thì chắc chắn rằng việc thực hiện quy hoạch tổng thể cho hệ thống quản lý CTR của thị xã Bến Tre sẽ đạt hiệu quả tốt.
7.2- KIẾN NGHỊ:
Hiện tại, vấn đề khó khăn của tỉnh đó là kinh phí thực hiện, do đó để thực hiện được những vấn đề trong nghiên cứu quy hoạch, các cơ quan chính quyền địa phương cần có những nổ lực và có những quyết định phù hợp, nên nắm bắt những thời cơ trong việc hợp tác quốc tế, sử dụng các nguồn vốn hổ trợ từ ngân sách cho phép và từ quỹ đầu tư hỗ trợ hợp tác trong và ngoài nước.
Đối với các Sở, Ban, Ngành có liên quan cần phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể, tính toán chi tiết các nguồn vốn đầu tư trình UBND tỉnh và triển khai đề án, hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm được giao.
Các cơ quan chức năng cần có sự hỗ trợ, quan tâm sâu sắc, đóng góp ý kiến giúp đỡ để dự án được thực hiện, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội mà đặc biệt là cải thiện tốt về môi trường.