Đồ án Nghiên cứu tổng đài điện tử số spc

Quá trình nguyên cứu về tổng đài, em nhận thấy rằng : Các tổng đài số chuyển mạch số có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các tổng đài chuyển mạch tương tự, về mặt như kích thước gọn nhỏ hơn, dễ lắp đặt, vận hành và bảo quản. Hơn nữa, tổng đài chuyển mạch số có khả năng xử lý thông tin nhanh hơn, hiệu quả hơn và chất lượng thông tin cao hơn, đảm bảo độ an toàn trong sử dụng. Việc quản lý tổng đài bằng máy tính giúp cho việc phát hiện và khắc phục sự cố được nhanh chóng và thuận tiện. Khả năng mở rộng dung lượng cao hơn và dễ dàng hơn so với các tổng đài chuyển mạch tương tự. Đồng thời các tổng đài chuyển mạch số còn có khả năng cung cấp các loại dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Trong tương lai, các tổng đài số lại càng có nhiều triển vọng cung cấp thêm nhiều loại dịch vụ mới mẻ hơn và hiệu quả hơn phục vụ cho đời sống con người.

doc86 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu tổng đài điện tử số spc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SMA được tổ chức xung quanh bus 16 bit là bus BSM tiêu chuẩn. Bus này được coi như phương tiện truyền tin giữa các board khác nhau. Có thể đấu nối 16 board với bus BSM: - Board ACAJA và ACAJB có nhiệm vụ quản lý trao đổi thông tin qua MAS. - 1 board ACMCQ hoặc ACMCS cấp bộ nhớ cho trạm. - 1 board ACUTR đảm nhận chức năng xử lý cuộc gọi. - Cực đại còn có 12 board dành cho các hoạt động khác của trạm: + 1 đến 9 board ICTSH phối hợp xử lý tín hiệu thoại. + 1 đến 2 board ACHIL phối hợp xử lý đa thủ tục. + 1 board ICHOR phối hợp đồng hồ. Ngoài ra người ta đưa vào trong trạm nhưng không liên kết với bus BSM những board sau: - 1 cặp board ICID thực hiện liên kết giữa các nhánh của ma trận chuyển mạch SMX và SMA. - 1 board ACALA để thu và phát cảnh báo xuất hiện ở SMA đến mạch vòng cảnh báo MAL. * Chức năng các board : 3.1 Board ICTSH Có 4 chức năng cơ bản: - Chức năng thông tin đồng thời giữa các thuê bao (có thể trao đổi đồng thời 4 thuê bao với nhau). Chức năng này cho phép: + Bổ xung đặc tính nghe trộm vào một cuộc thoại hội nghị. + Hiển thị các cuộc chờ gọi. + Thiết lập cuộc gọi qua người điện thoại viên. Có thể lập 8 mạch thoại hội nghị (mỗi hội nghị là 4 thuê bao) trên 1 board ICTSH. - Chức năng tạo Tone: Cho phép tạo 32 tín hiệu âm thanh trên 1 board ICTSH Các tín hiệu này là chuỗi của 1,2,3 hay 4 tần số và cực đại là 8 tần số. Các tần số và nhịp thời gian được chuyền từ khi khởi tạo SMA và tồn tại trong quá trình hoạt động. - Chức năng tạo và thu tần số (RGF) : Các đầu cuối RGF phân tích và chuyền các tín hiệu tần số âm thanh. Nhìn chung các tín hiệu này là đơn hoặc đa tần liên quan tới một mã báo hiệu. Trong OCB 283, một đầu cuối RGF được định vị động bởi các phân tử lệnh điều khiển bên trong một mã báo hiệu. Nó phát hiện sự tồn tại của tín hiệu khi nhận và chuyền tần số tạo bởi chúng từ các trạm lệnh. 8 terminal RGF có thể được lắp trên 1 board ICTSH. - Chức năng nhận biết điều chế: Vận hành và giám sát các thông báo ghi sẵn. Nó được xử lý như một mã riêng của RGF và hoạt động như một bộ nhận biết tín hiệu tiếng nói. Nó là phần mềm xác định kiểu chức năng cài đặt bởi board ICTSH và được nạp khi khởi tạo trạm. 3.2 Board ACHIL Thực hiện chức năng xử lý (mức 2) cho 16 kênh báo hiệu HDLC và kiểm tra khung. Với nghĩa HDLC tức là: Khi phát: gửi cờ, tính toán mã chu kì thặng dư (CRC) chèn số 0. Khi thu: bỏ chèn các số 0, kiểm tra CRC và nhận cờ. Với nghĩa của báo hiệu số 7 của CCITT, nghĩa là: Khi phát : Tự động gửi các khung làm đầy và phát lại theo lệnh các khung trạng thái. Khi thu: Tự động phân tích và nhận biết các khung làm đầy (các khung này không mang tin). 3.3 Board ICHOR Bảo đảm độ ổn định thời gian chính xác cho tổng đài OCB 283. Thông tin về thời gian thực hiện chức năng chuyển mạch kép, nó cho phép các bản tin được đặt nhãn và xác định. Board này phải biết được sự trôi pha để tránh việc điều chỉnh lại thời gian và việc mất thời gian đột ngột khi phần cứng có sự cố. 3.4 Board ACAJA/ ACAJB. Board ACAJA/ ACAJB là Coupler đấu nối trạm SMA với MAS để trao đổi thông tin hai chiều với các đơn vị điều khiển. Các thông tin được trao đổi: - Báo hiệu kênh riêng (CAS) từ các board ICTSH. Thông tin về việc thu, phát các tín hiệu tần số âm thanh. - Các bản tin vào /ra từ các ứng dụng được thực hiện bởi các bộ xử lý ở trong SMA (các bản tin định vị, các bản tin báo hiệu số 7....) 3.5 Board ACALA. Bảng này đảm nhận việc thu thập cảnh báo. Nó có một nguồn riêng.Trong SMA, cảnh báo đượ các sinh ra từ các bộ cung cấp nguồn và được chuyền qua các bộ chuyển đổi. 3.6 Board ICID. - Nhận 8 đường LR và cơ sở thời gian liên quan đi qua board ICID từ một nhánh của ma trận chuyển mạch chính SMX. - Chuyền đi 8 đường xâm nhập (8 LA) và 4 cơ sở thời gian có liên quan (DT) bằng 8 LR - Đồng bộ các đường LR đến từ SMX và các LR hỗ trợ - Thêm các bit vào LR. - Tạo ra các tín hiệu đi kèm với LA. - Phát tín hiệu sẵn có hỗ trợ lẫn nhau trong ICID. - Xử lý LA đi được truyền bởi các UR (đơn vị có đấu nối) và phát LR đi. Logic b Logic b Logic đIều khiển Bộ phối hợp dồn kênh chính (cmp) 8 Các modul thu nhận Giao diện pcm bên ngoài Thiết bị cơ sở 32 Giao diện ma trận chuyển mạch chính (sab) 4 Logic a Logic đIều khiển Bộ phối hợp dồn kênh chính (cmp) 8 Các modul thu nhận Bộ dồn kênh thâm nhập trạm đa xử lý (mas) Tuyến nối pcm Tới ma trận chuyển mạch chính Hình 10a: III-/ Trạm điều khiển trung kế (SMT). 1-/ Các chức năng của SMT. SMT đảm nhận chức năng giao tiếp giữa trung tâm chuyển mạch và PCM. Đến trung tâm chuyển mạch là các PCM được lấy từ đơn vị xâm nhập thuê bao số ở xa (CSND), từ bộ tập chung thuê bao xa (CSED), từ các thiết bị thông báo số đã được ghi sẵn và từ trung tâm chuyển mạch khác. Thực chất SMT là trạm phần cứng gồm các bộ điều khiển PCM hay còn gọi là đơn vị đấu nối ghép kênh (URM), thực hiện các chức năng: - Khi hướng từ PCM vào trung tâm chuyển mạch; nó biến đổi mã nhị phân từ mã HDB 3, tách báo hiệu kênh riêng (CAS) từ khe 16, quản lý báo hiệu truyền trong khe 16 và đấu nối các kênh giữa PCM và LR - Khi hướng từ trung tâm chuyển mạch đến PCM (thực hiện ngược lại) Thực hiện biến đổi mã nhị phân thành mã HDB 3 chèn báo hiệu vào khe 16 quản trị kênh báo hiệu trong khe 16 và đấu nối giữa các kênh LR và PCM. 2-/ Vị trí của trạm SMT. - SMT sử dụng các đường PMC để đấu nối với các phần tử bên ngoài như: đơn vị xâm nhập thuê bao số ở xa CSND, bộ tập trung thuê bao xa CSED, các trung kế của tổng đài khác...(có tối đa 32 đường PCM). - Ma trận đấu nối gồm cực đại 32 LR tạo thành 4 nhóm GLR có nhiệm vụ mang nội dung của CCS 7 và kênh thoại. - SMT còn được đấu nối với MAS để trao đổi thông tin giữa SMT và các trạm điều khiển, nối với cả mạch vòng cảnh báo MAL để cảnh báo. 3-/ Cấu trúc tổng thể của một SMT. Mỗi SMT quản lý 32 đường PCM chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm 4 PCM gọi là LOGUR do phần mềm điều khiển đấu nối quản lý. để cho việc xử dụng được tốt, LOGUR cũng như logic nhận biết đều được ghép đôi, chỉ có phần đầu cuối kết nối PCM và bảng chọn logic tích cực là không được ghép đôi. Nhìn chung 1 SMT gồm hai mức logic: - Một logic chỉ huy mà xử lý chức năng chuyển mạch và bảo vệ cho chức năng chuyển mạch. - Một logic dự phòng mà hàng ngày quan hệ với logic chỉ huy thực hiện chức năng sửa chữa theo yêu câù từ trạm SMM. Logic dự phòng sẽ chuyển thành logic chỉ huy khi có yêu cầu thay thế từ SMM hay có sự hỏng hóc của logic chỉ huy chính 3.1 Tổ chức Module. Một Module quản lý 4 PCM (mỗi PCM gồm 32 kênh) gồm 2 phần: - Một PCM logic cuối gồm 4 bảng ICTR1 (mỗi bảng cho 1 PCM ) thực hiện. + Khi thu: Biến đổi mã HDB3 thành mã nhị phân và khôi phục đồng hồ từ đường truyền. + Khi phát: Biến đổi mã nhị phân thành mã HDB3 và thu hồi đồng hồ nội hạt. - Một logic nhận biết có cấu trúc kép là LAC 0 và 1 có chức năng: + Đồng bộ liên kết thu bằng đồng hồ local. + Dò tìm cảnh báo. + Liên kết các kênh thoại và kênh số liệu. + Tách báo hiệu từ khe 16. + Thêm báo hiệu vào khe 16. + Tính toán và chèn CRC4.Mỗi LAC do một board ICMOD quản lý. LOGUR 0 LOGUR 1 Coupling MAS 4 8 Acquisition logic 0 PCM end Acquisition logic 1 4 4 PCM Acquisition logic 0 PCM end Acquisition logic 1 4 4 PCM 8 4LA 4LA Modul 0 Modul 7 Hình 10b : Cấu trúc tổng thể của SMT Module LAC 0 do LOGUR 0 điều khiển còn module LAC 1 được điều khiển bởi LOGUR1. ICTR2 Transcoder ICTR3 Transcoder ICTR1 Transcoder Transcoder ICTR4 Sửa sai cảnh báo CRC4 Trộn đồng bộ Phát báo hiệu Thu báo hiệu Acquisition logic LAC 0 IC MOD LA LTM LVSM BUS số liệu Acquisition logic LAC 0 IC MOD LA LVSM LTM Hình 11: Sơ đồ tổ chức của một module gồm 4PCM PCM PCM PCM PCM 3.2 Tổ chức của LOGUR * Vị trí của LOGUR trong trạm SMT: Toàn bộ lưu lượng của cả 32 PCM được quản lý bởi một nửa hệ thống. Sự lựa chọn logic hoạt động do bảng giám sát SMT đảm nhiệm bao gồm: - Các yêu cầu chuyển đổi theo chu kỳ. - Các yêu cầu chuyển đổi khi có sự cố tại logic hoạt động. - Các yêu cầu chuyển đổi nhân công. - Các yêu cầu chuyển đổi theo lệnh Người - Máy. * Cấu tạo của LOGUR Một LOGUR quản lý 8 logic nhận biết (8 LAC) liên kết với nó và quản lý thông tin 2 chiều với LOGUR khác cùng với các phân tử bên ngoài.các chức năng này do 3 bộ xử lý thực hiện: - Hai bộ xử lý phụ A và B : Thực hiện công việc chuyển mạch và quản lý các cảnh báo của logic được nối với chúng (board ICPRO-A và board ICPRO-B) - Một bộ xử lý chính : Thực hiện việc quản lý trao đổi, điều khiển các nhiệm vụ được đảm trách bởi các bộ xử lý phụ. Một bộ nhớ trao đổi để trao đổi thông tin giữa bộ xử lý chính và hai bộ xử lý phụ cùng với thông tin của logic khác (board ICMEC). Các bộ xử lý phụ có một bộ nhớ chung gồm các bảng biến đổi mã dùng trong xử lý báo hiệu kênh riêng (board ICCTM và board ICCAT). Sự trao đổi với các trạm điều khiển thông qua Coupler đấu nối với mạch vòng MAS board ACAJA và board ACAJB). Qua board ICDIM, giao tiếp giữa MAS và ICPRO và giữa Coupler với các modul để phát và thu báo hiệu CAS được thực hiện. Trong SMT có hai LOGUR được cài đặt là LOGUR 0 và LOGUR 1 . Có từ 1 đến 8 modul (mỗi modul đấu với 4 PCM) trong một trạm SMT. Tổng trang bị cho các modul gồm:- 4 board ICTR1 được cấp bởi 1 board mẹ là ICTRM. 2 board ICMOD được điều khiển bởi LOGUR 0 và LOGUR 1. ACAJA/ACAJB Board ICDIM ICCTM/ICCAT Bộ nhớ trao đổi Bộ xử lý chính Module 7 Module 6 Module 5 Module 4 Module 1 Bảng biến đổi MAS Bộ xử lý phụ A Bộ xử lý phụ A Bộ xử lý phụ B Module 0 Module 3 Module 2 Tới LOGUR khác LOGIC chính 4 4LVSM 4LTM Hinh 12 Sơ đồ cấu trúc LOGUR 4-/ Dạng vật lý của SMT. - Hai ngăn là diện tích cần có để lắp đặt 1 SMT với 12 kiểu bảng mạch in và các Coupler chính ACAJA, ACAJB. - Có 6 kiểu board tự động tương ứng với bộ điều khiển PCM là: ICPRO,ICDIM, ICSDT, ICCTM, ICCLA. + Board ICMOD thực hiện chức năng của logic thu nhận LAC. + Board ICTR1 thực hiện kết cuối PCM. + Board ACALA là Coupler cảnh báo. + Board ICID để chọn lựa nhánh. Trong SMT có thể lắp đặt cực đại 49 board + 4 board nguồn (cho 32 PCM). Nếu cả trạm sử dụng 32 PCM thì sẽ tiêu thụ tối đa là 170w. IV-/ Trạm điều khiển ma trận (SMX). Để thực hiện chức năng đấu nối, trong tổng đài Alcatel 1000E10 có phân hệ tập chung đấu nối được xây dựng từ hệ thống ma trận chuyển mạch CCX, bộ nhớ khuyếch đại và chọn nhánh SAB, ma trận chuyển mạch chính MCX, trạm điều khiển ma trận SMX. Và ngoài ra còn phải có chức năng phòng vệ đấu nối. 1-/ Hệ thống ma trận chuyển mạch (CCX). CCX thiết lập sự đấu nối ở các kênh thời gian của các đơn vị đấu nối thuê bao nội hạt (CSNL) và ở các trạm SMT, SMA. 1.1 Chức năng của CCX: - Đấu nối đơn hướng giữa một kênh vào (VE) và một kênh ra (VS). Số lượng các cuộc nối bằng số lượng kênh ra. - Đấu nối 1 kênh vào với m kênh ra - Đấu nối N kênh vào với N kênh ra có cùng một cấu trúc khung. Chức năng này còn được gọi là đấu nối đa kênh N * 64 Kb/s. - Đấu nối 2 chiều sử dụng 2 cuộc nối đơn hướng giữa phía chủ gọi (A) và phía bị gọi (B). Đồng thời CCX còn đảm bảo việc: - Chuyển mạch giữa thiết bị phụ trợ và các kênh tiếng để chuyển các tín hiệu báo tần số âm thanh. - Phân bổ các Tone và các bản tin thông báo đến các kênh ra. - Trao đổi thường xuyên giữa các kênh mang liên kết số liệu hay liên kết báo hiệu giữa mạch và mạch hoặc giữa mạch và trạm SMA. 1.2 Tổ chức của CCX. CCX bao gồm: - Ma trận chuyển mạch chủ (MCX): + Chuyển mạch 16 bit, trong đó có 3 bit dự phòng. SAB thu và truyền các LA (các liên kết truy nhập) đến từ các UR và tạo các đường LR (LRa cho MCXA và LRb cho MCXB). Trong đó : CAL: Tính toán chẵn lẻ. :Kiểm tra chẵn lẻ. COMP: So sánh từng bit. LAE: Đường nối thâm nhập tới (Liaison d’ Acces entrante) LAS: Đường nối thâm nhập đi (Liaison d’ Acces Sortante). * Các hoạt động được xử lý bởi SAB là: - Khuyếc đại các LR trên đường phát và thu. - Chuyển đổi phù hợp 8 bit/16 bit, giành 8 bit cho mỗi kênh. - Xử lý 3 bit điều khiển . - Chọn nhánh để chuyển mạch. - Giao tiếp phân bổ thời gian giữa các UR và MCX. - Giao tiếp LA khi phát và thu. Mỗi board ICID quản lý 8 LR (1 nhóm LR + 1 DT) từ cùng một nhánh của MCX. + Chuyển mạch ma trận 2048*2048 LR với 1 tầng T. + Thiết bị chuyển mạch 64 LR. - Chức năng chọn lựa khuyếc đại nhánh: + Lựa chọn và khuyếc đại. + Giao tiếp với các trạm đấu nối CSNL, SMT, SMA. + Giao tiếp phân bố thời gian. MCXB Ma trận chuyển mạch chính (MCXA) Chọn nhánh Và khuếch đạI (SAB) SMT SMA CSNL LA LA LRB Chọn nhánh Và khuếch ĐạI (SAB) SMT SMA CSNL LA LA LRA LRA LRA LRB Các trạm or csnl Các trạm or csnl Hệ thống ma trận chuyển mạch ma trận chuyển mạch chính Hình 13 : Tổ chức của CCX. - Các đường ma trận LR có tốc độ 4Mb/s được đấu nối theo modul gồm 8 LR. Tất cả đều được ghép đôi để đảm bảo sự hệ thống. 2-/ Bộ khuếch đại và chọn nhánh (SAB). M C X A M C X B CAL CAL SABB SABA COMP COMP SABB SABA LAE P/R LAE LREB LREA LRSB LRSA LAS LAS + DISPO Hình 14: Sơ đồ bộ khuếch đại và chọn nhánh. SAB được gắn trong các rack mà có các phần được nối đến CCX. Các phần này là CSNL, SMT, SMA được gọi theo trật tự thuộc về một nhóm gọi là các đơn vị đấu nối UR. Nhiệm vụ chính của SAB là thực hiện giao tiếp giữa UR và hai nhánh của ma trận chuyển mạch chính MCXA và MCXB. 3-/ Ma trận chuyển mạch chính (MCX). Bao gồm cả hai nhánh A và B. Về phần cứng, nó được tạo nên từ các SMX (trạm điều khiển đấu nối). Mỗi nhánh của MCX gồm từ 1 đến 8 SMX. Mỗi SMX nhận được một tín hiệu thời gian ghép 3 (8Mhz và đồng bộ khung) đến từ STS sau đó lựa chọn rồi phân bố thông tin đến tổng đài và đến các giao diện LR (ILR). Mỗi SMX xử lý 256 LR đi và 256 LR đến bên trong giao tiếp đường mạng (ILR) của nó. Mỗi ma trận chuyển mạch thời gian đều có khả năng xử lý trao đổi các khe thời gian của 2048 đường LR vào với các khe thời gian của 256 LR ra của nó. Thiết bị điều biến có độ lớn là: - 64 LR cho ma trận chuyển mạch T. - 16 LR cho giao tiếp mạng liên lạc. 256 LRS (0 đến 255) MAS MAS MAS 256 LRS (255 đến 511 ) 256 LRS (1792 đến 2047 ) 1 2 3 4 5 6 7 8 Ma trận 2048*256 Bộ phối hợp Ma trận Bộ phối hợp dồn kênh ilr bsm ilr Smx1 256LRE (256đến511) 1 2 3 4 5 6 7 8 Ma trận 2048*256 Bộ phối hợp Ma trận Bộ phối hợp dồn kênh ilr bsm ilr Smx2 1 2 3 4 5 6 7 8 Ma trận 2048*256 Bộ phối hợp Ma trận Bộ phối hợp dồn kênh ilr bsm ilr 256 LRE (0đến 255) Smx8 256LRE ( 256 đến 511) 256 LRE ( 1792 đến 2047) Hình 15: Cấu trúc của một nhánh ma trận chuyển mạch. ILR: Giao diện đường nối ma trận. LRE: Đường nối ma trận tới. LRS: Đường nối ma trận đi. BOM: Bus trạm đa xử lý (16 bit). MAS: Bộ dồn kênh thâm nhập SMX. 4-/ Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch (SMX). Bộ phối hợp ma trận Bộ phối hợp Dồn kênh chính (CMP) Ma trận chuyển mạch phân kênh theo thời gian 2048 lre (max) 256 lrs (max) Giao tiếp đường nối ma trận (ilr ) 256 lrs Bộ dồn kênh thâm nhập trạm đa xử lý (mas) Giao tiếp đường nối ma trận (ilr ) Tới smx khác Tối đa 1792 lcxe (Tơí từ smx khác) Hình 16: cấu trúc của SMX. 4.1 Cấu tạo của SMX Bao gồm: - 1 CMP (main multiplex coupler) cho phép truyền tin tức 2 chiều với MAS và là bộ xử lý cho phần mềm bộ điều khiển ma trận chuyển mạch (ML COM). - 1 Coupler liên kết với ma trận chuyển mạch T. - Các giao diện LR (ILR) cho tối đa 256 LR vào và 256 LR ra. - 1 ma trận chuyển mạch T có dung lượng cực đại là 2048 LR vào và 256 LR ra. 4.2 Phần giao tiếp lệnh. - Qua MAS thu chỉ thị lệnh do các trạm SMC chuyển tới. - Viết, đọc các bộ nhớ lệnh của ma trận đấu nối. - Điều khiển xử lý - Chuyển các trả lời đến các trạm SMC. - Giao tiếp với STS. Sau đó chọn đồng hồ nhịp 3 để từ STS phân phối cho tổng đài (trường chuyển mạch). - Bộ xử lý và chức năng kết nối (Coupling) đến MAS giống bộ xử lý trong trạm SMC. Có 3 kiểu board: - Coupler chính CMP: ACAJA, ACAJB. - Coupler ma trận: RCMP. 4.3 Phần giao tiếp đường ma trận: RCID. - RCID thực hiện trao đổi với các LR vào hay với các LR ra từ thiết bị chọn lựa nhánh SAB, có nghĩa là: + Phân bổ các LR theo dạng đúng với các ma trận của các trạm ma trận chuyển mạch khác của nhánh. + Truyền thông tin đã thu được từ ma trận của trạm chuyển mạch có liên quan đến SAB trên các LR ra. - Xử lý các bit kết quả kiểm tra từ các bộ khuyếc đại UR đến. - Phân bố các liên kết thời gian đến các UR. - Kích hoạt các kiểm tra bằng yêu cầu đấu nối và truyền dẫn. - Trang bị theo kiểu modul: 16 đường ma trận. Một board RCID có khả năng giao tiếp LR cho 16 LR vào và 16 LR ra. 4.4 Phần ma trận đấu nối. Có nhiệm vụ chuyển mạch giữa các kênh vào và các kênh ra. Hoạt động trên cơ sở sử dụng phương thức truy nhập bộ nhớ một cách đối ngẫu. - Kiểu bộ nhớ đệm: cho phép lưu các mẫu có liên quan đến 2 khung và vị trí lưu sẽ theo thứ tự giống thứ tự khung và các khe thời gian trong khung. - Dưới sự điều khiển của bộ nhớ điều khiển, việc đọc/ viết được thực hiện tại từng khung. - Kiểu bộ nhớ điều khiển: Địa chỉ khe thời gian đầu vào thứ j liên quan đến việc đấu nối giữa khe thứ j và khe thứ đầu i được lưu giữ trong từng địa chỉ của bộ nhớ điều khiển và nó cũng là địa chỉ của khe thời gian đầu vào thứ i. Bộ nhớ này được viết dưới sự điều khiển của các đơn vị điều khiển và được đọc ra tại thời điểm của cơ sở thời gian. Ma trận có dung lượng cực đại 2048 LR vào và 256 LR ra, tạo nên từ hai module 1024LRE* 256LRS. Sự liên kết của các ma trận chuyển mạch cơ sở 64LR* 64LR tạo thành mẫu module. Sự sắp xếp gồm 32 cột của 4 khối chuyển mạch cơ sở cho phép có được ma trận chuyển mạch theo thời gian của SMX với dung lượng cực đại 2048LR vào và 256LR ra. Bất kì một đầu nối bên trong nào của các kênh thời gian đều qua một khối cơ sở. Trung bình thời gian chuyển qua một khung là 125Ms. 4.5 Board ma trận chuyển mạch RCMT. Board này gồm 4 ma trận chuyển mạch 64LR* 64LR. Giữa hai board có mối liên hệ khác nhau. Truy nhập đến board này là tốc độ 4 Mb/s. Tốc độ hoạt động bên trong là 16 KHz. Mối liên hệ trao đổi ở phía trước của board. V-/ Trạm vận hành bảo dưỡng ( SSM) 1-/ Vai trò , vị trí của trạm SMM * Trạm SMM đóng góp những vai trò sau trong Alcatel 1000E10 - Giám sát và quản trị hệ thống E10 - OCB 283 - Lưu trữ số lựng hệ thống - Phòng vệ trạm điều khiển - Giám sát mạch vòng bản tin - Xử lý giao tiếp Người - Máy - Khởi tạo toàn bộ hệ thống * Trạm SMM được nối với các thiết bị truyền tin sau : - Mạch vòng thông tin MIS : để xử lý số liệu tổng đài với SMC - Mạch vòng cảnh báo MAL: để tập trung nguồn cảnh báo . Ngoài ra, SMM có thể được nối đến mạng quản lý điều hành viễn thông( TMN) thôngqua X.25 2-/ Cấu trúc chức năng SMM SMM gồm các phân hệ sau : - Hai trạm đa xử lý (SM) đồng nhất, mỗi trạm được các xây dựng trên hệ thống xử lý cộng thêm bộ nhớ chính xuất phất từ A8300 và được đấu nối với MIS - Một bộ nhớ thứ cấp được nối đến hệ thống giao tiếp máy tính nhỏ được đưa vào từ SMMA hay SMMB - Các giao tiếp bên ngoài được phân đến trạm hoạt động Trong cấu hình kép SMM gồm hai trạm điều khiển mà thuộc tính vật lý được nhận biết bằng các chữ cái là SMMA và SMMB. Một trạm trạng thái hoạt động còn trạm kia ở trạng thái dự phòng. 1 0 MTU STREAMER 1 0 ổ ĐĩA Bộ phối hợp kép SMMB SMMA BUS SCSI 4 4 Bộ xử lý chính (PUP) Các Bộ phối hợp scsi Bộ phối hợp dồn kênh chính(cmp) Bộ nhớ chung (mc) Bộ phối hợp telecom BUS TELECOM Bộ dồn kênh liên trạm (mis) Các tuyến đồng bộ Vòng cảnh báo Các tuyến x.25 Hình 17: Cấu trúc phần cứng của trạm SMM 3. Cấu trúc phần cứng 3.1 Các đơn vị xử lý. Có hai đơn vị xử lý đồng nhất là SMMA và SMMB hoạt động luân phiên nhau. Mỗi đơn vị xử lý tạo nên một SMM trên mạch vòng thông tin MIS. Nó được thiết kế dựa trên bus chung của hệ thống ALCATEL 8300 gọi là bus X. Đơn vị xử lý gồm các board: - 2 đôi board xử lý ACUTG - ACMGS và bộ nhớ liên kết với nhau bằng bus BL 32 bit. - 1đôi Coupler ACAJA/ACAJB để đấu với MIS. - 1 board Coupler cho quản lý giao tiếp bus đầu cuối. - 2 board ACBSG cho quản lý giao tiếp giữa 2 bus SCSI (hệ thống giao tiếp với máy tính nhỏ). - 1 board hệ thống ACCSG. Mỗi đơn vị xử lý có một giao diện với MIS và một giao diện với 2 hay 4 đĩa phụ (1 bus SCSI giao tiếp với 1 hoặc 2 đĩa qua 1 board ACBSG, 1 bus SCSI giao tiếp qua board ACBSG thứ 2 cho1 hoặc hai đĩa khác). Hai đơn vị xử lý, mỗi đơn vị giao tiếp với 1 bus ngoại vi qua bảng kết nối (ACFTD). Bus ngoại vi thực hiện liên kết tin tức trên đường truyền đồng bộ, dị bộ và các Coupler ngoại vi. Mỗi đơn vị có 1 board hệ thống (board ACCSG).Hai board hệ thống điều khiển chuyển mạch giữa hai đơn vị xử lý. Chúng trao đổi với nhau qua một đường HDLC, nối tiếp và trao đổi với các tín hiệu trạng thái của tổng đài (hoạt động, dự phòng, bảo dưỡng). 3.2 Bộ nhớ thứ cấp. Bộ nhớ thứ cấp bao gồm tất cả các phương tiện dự trữ số liệu bằng nguyên lý điện từ: ổ đĩa, băng từ, streamer. Cụ thể là: - Các ổ đĩa: ACDDG1 loại 1, 2 GB. - Băng từ :1600BPI(byte/incnh) - 2400 Feets - Streamer: ACST2 loại 1,2 GB. - Các thiết bị này được nối với bus SCSI qua các bộ điều khiển. 3.3. Các coupler đường. ở một thời điểm, một đơn vị xử lý hoạt động giao tiếp với các coupler có thể quản lý được các đường bộ /không đồng bộ với tốc độ số liệu 19200 bauds hoặc nhỏ hơn (board ACTUJ). Các đường đồng bộ tốc độ cao board ACJ64 và mạch vòng cảnh báo của OCB283(ACRAL2). Các đường đồng bộ : là các đường : - Được cấp bởi board ACJ 64 - Các đường số tốc độ 64Kb/s. - Giao tiếp vớ TMN. (Mạng khai thác bảo dưỡng viễn thông). Các đường không đồng bộ: - Do bảng ACTUJ cung cấp. - Cho phép đấu nối đến: + Trạm giám sát chung của hệ thống (PGS). + Trạm làm việc WAM. + Thiết bị đầu cuối thông minh. + Bảng điều khiển hiển thị các máy in. - 1 SMM có thể quản lý cực đại 32 đường (4 board ACTUJ). - Coupler cảnh báo chính: Board ACRAL là một bộ Coupler được nối đến bus đầu cuối của SMM mà nó điều khiển MAL. Nó thu nhập và truyền cảnh báo đi nơi khác. Nó được liên kết với: - Bus đầu cuối của giao điện. Một hoặc hai vòng MAL để tập trung cảnh báo từ trạm điều khiển và từ trung tâm. Tạo ra tín hiệu cảnh báo khi toàn bộ hệ thống bị hỏng. Một SMM điều khiển cực đại 4 vòng MAL (mỗi vòng gồm 2 Ring, Ring A và Ring B ) do 2 board ACRAL cung cấp. VI-/ Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian (STS). 1-/ Phân phối thời gian. - Có thuật toán chọn lựa đòng hồ trong từng nhánh của ma trận chuyển mạch chính. - Từ trạm SMX đồng hồ được phân bố ghép đôi đến các trạm khác. 2-/ Cấu trúc của STS. Trạm STS gồm : - 1đồng bộ thời gian cơ sở ghép 3 (BTT)gồm 3 board RCHOR. - Một giao tiếp đồng bộ bên ngoài HIS được ghép đôi gồm2 board: RCHIS 0 và RCHIS 1. RCHIS 0 RCHIS 1 RCHIS 0 RCHOR OSC 0 RCHOR OSC 1 RCHOR OSC 2 2048 Khz 8 Khz 8 Khz 4 4 Tín hiệu đồng hồ đồng bộ ngoài Hình 18: Cấu trúc của trạm thời gian cơ sở và đồng bộ. HIS 4 nhịp xung đồng hồ đồng bộ Bộ tạo cơ sở thời gian (BTT) - Đơn vị đồng bộ có thể nhận 4 đòng hồ PCM. 3-/ Chức năng của STS. Có 3chức năng sau : -Giao tiếp với các đồng hồ đồng bộ bên ngoài HIS ( ghép đôi ) -Bộ tạo thời gian cơ sở BTT ( ghép ba ). -Giao tiếp với vòng MAL. 3.1 Chức năng giao tiếp với các đồng hồ đồng bộ bên ngoài (HIS). - Hai bộ HIS0,HIS1 là các đơn vị đồng bộ được thiết kế cho mạng đồng bộ theo kiểu chủ /tớ, với nhiều đầu vào và được quản lý theo chế độ ưu tiên. Nếu một hoặc nhiều đầu vào có sự cố thì việc thiết lập lại chúng sẽ được tự động tiến hành. - HIS sử dụng các đồng hồ được thu từ các mạch số có nguồn gốc từ các trung kế, các trạm đầu cuối PCM. - Thực hiện chức năng quản lý các đường đồng bộ bằng điều hành các tín hiệu cảnh báo trên các PCM tương ứng. - HIS sửa chữa những mất mát từ các liên kết đồng bộ thông qua bộ tạo dao động có độ ổn định cao. - Đảm bảo chất lượng tần số với độ chính xác cao nhất theo yêu cầu. 3.2 Vai trò của bộ tạo cơ sở thời gian (BTT). - Bao gồm 3 bộ dao động OSC0,OSC1, OSC2 tạo dao động và phân chia các tín hiệu thời gian đến các trạm đấu nối của OCB 283. - Sử dụng nguyên lý đa số logic để phân bố thời gian và dò lỗi theo trật tự đảm bảo cho vận hành tốt (các board được ghép 3). 3.3 Phòng vệ. Chức năng này cho phép STS phát các cảnh báo được tạo bởi HIS và BTT vào mạch vòng MAL. 4-/ Các vùng hoạt động Trạm STS tự động tạo ra 4 điều kiện hoạt động đảm bảo: - Hoạt động độc lập hoàn toàn. - Chống lai các tác dụng làm giảm chất lượng của tần số truyền đi để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động của tổng đài. 4.1 Vùng hoạt động bình thường - Khi STS hoạt động đồng bộ với ít nhất một đồng hồ đồng bộ ngoài. 4.2 Vùng tự trị bình thường - STS không còn đồng bộ với các đồng hồ đồng bộ ngoài. - Các tần số được truyền do HIS định ra (nhờ giá trị tần số trước khi mất đồng bộ ngoài còn được lưu trong bộ nhớ). - Tần số cố định ở phạm vi nhiệt độ của chế độ hoạt động bình thường cho 72 giờ là 4.10 4.3 Vùng BTT ở trong chế độ dao động tự do. - 2 giao tiếp đồng bộ ngoài không hoạt động. - BTT không có đồng bộ ngoài. - BTT sử dụng tần số do nó tự tạo (đó là tần số của RCHOR = tần số trước khi mất đồng bộ của HIS). - Tần số ổn định ở phạm vi nhiệt độ của chế độ hoạt động bình thường cho 72 giờ tốt hơn là 10 4.4 Vùng dao động tự do. - Trạm không sử dụng liên kết đồng bộ. - Tần số chính xác được định nghĩa bởi bộ phận định cỡ. Bình thường nó ở mức 10-9. Chương IV Phần truy nhập thuê bao I-/ giới thiệu chung. Khi thiết kế tổng đài ALCATEL.1000E10B, hãng ALCATEL đã phát triển một thiết bị truy nhập thuê bao có thể đặt xa tổng đài (CSND : Centres Satellite Numesrique Distante), gần với các nhóm thuê bao nhằm mục đích tối thiểu hoá độ dài trung bình của các đường dây thuê bao và tối ưu hoá các đường truyền dẫn của mạng nội hạt (Local Network). * Các đặc điểm của CSND: CSND có cấu trúc hoàn toàn số . Các đường dây thuê bao nối đến CSND có thể là đường dây tuơng tự hay đường dây số ISDN. Đối với các đường dây thuê bao tương tự , việc biến đổi tương tự số được thực hiện bởi một bộ CODEC cho mỗi đường dây. Tỷ lệ hai đường dây thuê bao này có thể được thay đổi bất kỳ lúc nào bằng cách thay thế hoặc thêm vào các bảng mạch thuê bao. Dung lượng của CSND là 5120 đường thuê bao tương tự hoặc 2650 đường dây thuê bao . Các đường dây htuê bao này chia sẻ thông lượng cung cấp bởi 16 tuyến PCM. CSND có thể hoạt động như một bộ xử lý cuộc gọi độc lập nếu tuyến nối giữa nó với tổng đài trung tâm bị hỏng, tạo cho khả năng thiết lập tất cả các cuộc gọi nội bộ mà không cần có sự giúp đỡ của trung tâm chuyển mạch. Các bộ tập trung và thuê bao chính là phân hệ truy nhập thuê bao (hệ thống con). Các đơn vị truy nhập thuê bao chính là các RSSU (một trong các đặc trưng của tổng đài dung lượng lớn ) có thể không cùng vị trí địa lý với OCB. Hệ thống ALCATEL E10B có nhiều bộ tập trung thuê bao cho phép thuê bao thâm nhập vào OCB283 : * Đơn vị thâm nhập thuê bao CSN: CSN có hai loại; gần CSNL và xa là CSND. Bộ tập trung số CSED. Hiện nay ta chỉ dùng loại CSN (còn được gọi là tổng đài vệ tinh ). CSN có đặc trưng hai mức xa. Nó có thể lắp gần hoặc xa mà không làm biến đổi sự tập trung của tổng đài (CNE). CSN có thể hoạt động như một bộ xử lý cuộc gọi độc lập nếu tuyến cuối giữa nó và OC bị hỏng hóc, tạo cho nó khả năng thiết lập các cuộc gọi nội bộ mà không cần có sự giúp đỡ của OC. Tất cả các tuyến nối giữa CSN và OC , giữa CSN và CNE sử dụng các tuyến PCM tiêu chuẩn. Sự liên lạc giữa CSN gần (CSNL) hoặc xa (CSND) với OC đều sử dụng hệ thống báo hiệu số 7. Dù gần hay xa, dung lượng của một trạm CSN là 5120 đường tương tự hoặc 2650 đường số được đấu nối gần hoặc xa theo một tỷ lệ cân xứng. Những đường dây này được chia thành các tuyến được cung cấp bởi 16 đường PCM. Mỗi bộ trung xứng CNL hoặc CNE đều có thiết bị thuê bao dự phòng để thay thế các thiết bị thuê bao lỗi trong các trường hợp khẩn cấp. Các đặc trưng này đã giúp cho sự điều hành được thuận lợi trên hệ thống ALCATELE10 một cách đáng kể. Tính khả thi của mạng nội bộ hạt: Các bộ tập trung số loại trừ sự cần thiết đối với hệ số cặp, dù gần hay xa, các thuê bao vẫn được in trên cùng một đường và cùng lợi ích từ các dịch vụ đó. Sự chuyển đổi nhanh tới ISND tại các giá trị bờ do sự đấu nối với các đường thuê bao ISND chỉ đơn thuần là sự thay đổi hoặc thêm vào các bảng mạch thuê bao ở CSN. II-/ các chức năng của csn. - Chức năng của đơn vị truy nhập thuê bao số CSN thông qua CNL và CNE được đấu nối với: - Các đường dây thuê bao tương tự . - Các đường dây thuê bao số 30B + D (30 kênh thông tin và 1 kênh báo hiệu): truy nhập mức sơ cấp 2048 Kb/s. - Đối với các kiểu đường dây thuê bao khác nhau CSN cung cấp các chức năng khác nhau: - Đối với đường dây thuê bao tương tự: - Đầu nối đường dây và cung cấp nguồn. - Giám sát trạng thái mạch vòng và cung cấp nguồn. - Truyền tới OC tất cả các báo hiệu từ thuê bao (nhấc máy, quay số..). - Truyền tới các thuê bao tất cả các lệnh báo hiệu từ OC (đảo cực nguồn, xung tính cước..). - Biến đổi tương tự /số với một bộ CODEC cung cấp cho mỗi đường dây thuê bao. - Tìm đường các cuộc gọi đến và đ. - Chọn lựa số liệu đo thông lượng. - Kiểm tra riêng biệt từng đường dây thuê bao và phát hiện lỗi. - Thiết lập các cuộc gọi nội bộ trong trường hợp hỏng tuyến nối với trung tâm chuyển mạch. - Các thiết bị cho thuê bao lỗi được hỗ trợ bởi thiết bị thuê bao dự phòng. - Đối với các đường dây số 2B+ D và 30+ D: - Đấu nối các đường dây. - Kích hoạt và giải kích hoạt (Activation/ Deactivation) cho các đường dây 2B +D. - Tách các kênh B và D và xử lý thủ tục LAPD (Link Acces protocol Channel D). - Truyền tới OCB tất cả các tín hiệu đường dây kênh D (các bit địa chỉ báo hiệu giữa những người sử dụng (User- to- user singnalling). - Truyền tới kênh D các tín hiệu từ OCB (các bit địa chỉ, báo hiệu giữa những người sử dụng, các xung tính cước cho các đồng bộ đo các nhân..). - Tìm đường và chọn tuyến cho các kênh B và D. - Lựa chọn số liệu đo thông lượng. - Kiểm tra, bảo dưỡng và bảo vệ cho từng đường dây. - Thiết lập cuộc gọi nội bộ trong trường hợp hỏng tuyến nối với trung tâm chuyển mạch. - Các thiết bị thuê bao lỗi được hộ trợ bởi các thuê bao dự phòng. thiết bị đương dây thuê bao 1 thiết bị đương dây thuê bao 16 PROTECT BORSHT COFIDEC PROTECT BORSHT COFIDEC điều khiển Điều khiển báo hiệu HDLC Vi xử lý Bộ nhớ Quản lý khe thời gian 1 đến 4 tuyến PCM tới UCN Báo hiệu Chuyển tới thiết bị dự phòng/ Kiểm tra đường dây/ Kiểm tra thiết bị. Chức năng chuyển mạch. BORSHT: Battery- Cấp nguồn. OVERLOAD: Bảo vệ quá áp. RINGING: Cấp chuông. SUPERVITION: Giám sát. HYBRID: Cầu sai động (Chuyển đổi 2-4 dây). TEST: Kiểm tra. COFIDEC: Mã hoá- Lọc- Giải mã. PROTECT: Thiết bị bảo vệ. Đường dây 1 tương tự 16 III-/ bảng mạch thuê bao tương tự. Mỗi đường dây thuê bao tương tự được nối với một thiết bị thuê bao gồm những phần sau: Một khối giao tiếp đường dây thực hiện chức năng BOSRHT. Một mạch lọc CODEC (COFIDEC) dựa trên công nghệ cơ sở LSI, thực hiện việc biến dổi tương tự / số. Mỗi đường dây có một mạch lọc COFIDEC. Một thiết bị bảo vệ. Một board mạch thiết bị thuê bao có chứa tối đa 16 thiết bị thuê bao. Ngoài ra nó còn bao gồm những thiết bị chuyển mạch và điều khiển chung cho 16 thuê bao của board này. Một bộ điều khiển (chuyển mạch thời gian) tạo cho mỗi thiết bị thuê bao có thể thâm nhập vào một kênh bất kỳ trong số 120 kênh của 4 tuyến PCM đầu ra của bộ tập trung số CN. Nó cũng kết hợp với một bộ mã hoá HDLC đối với các bản tin báo hiệu và kiểm tra. Một khe thời gian bất kỳ trên mỗi tuyến PCM có thể được chỉ định cho các chức năng báo hiệu và kiểm tra. Trong số các khe thời gian này tạo nên một tuyến báo hiệu 64 Kb/s HDLC giữa các board dây thuê bao mà mức điều khiển cao hơn (UCN). Một bộ xử lý điều khiển các bộ nhớ liên quan với chức năng sau: + Khởi tạo board thuê bao và bộ điều khiển. + Quét và giám sát 16 thiết bị thuê bao đáp lại các sự kiện được phát hiện hoặc những chỉ thị nhận được từ UCN. + áp dụng các báo hiệu đường dây thuê bao cho các thiết bị thuê bao (xung đo, đảo cực nguồn...). Nhận biết trình tự cuộc gọi (nhấc máy, nhận biết số máy quay, đặt máy...). + Quản lý thủ tục HDLC tuyến kiểm tra. IV-/ bảng mạch thuê bao số 2B+ D. kênh D kênh D điều khiển Điều khiển báo hiệu HDLC Vi xử lý Bộ nhớ Quản lý khe thời gian 1 đến 4 tuyến PCM tới UCN Báo hiệu Điều khiển báo hiệu HDLC Thiết bị đường dây số 1 Thiết bị đường dây số 8 MUX MUX1 Điều khiển HDLC Điều khiển HDLC MUX8 Đường dây 1 số Chuyển tới thiết bị dự phòng/ Kiểm tra đường dây/ Kiểm tra thiết bị. Chức năng chuyển mạch. 8 Bảng mạch này có thể đấu nối 8 đường dây thuê bao số 144 Kb/s, các đường này được trang bị 4 dây và chống dội vang (Echo Cancenllation). Mỗi thiết bị đường dây số thực hiện chức năng cuối đường dây sau: Đấu nối đường dây số. Truyền dẫn trên đường dây số. Kích hoạt và giải kích hoạt trên đường dây số. Bảo vệ chống lại ngắn mạch và đọt biến điện áp. Cung cấp nguồn. Bảo dưỡng và đo chất lượng đường dây (các lỗi cung cấp nguồn, không đồng bộ, vượt quá tỷ lệ lỗi bit..). Các thiết bị chung cho 8 thuê bao thực hiện các chức năng chuyển mạch như: Giám sát trạng thái đường dây. Dồn/ Phân kênh các kênh B và D. Xử lý các thủ tục LAPD. Phát hiện đường dây bị hỏng thông qua các cơ cấu giám sát kênh D. * Các thiết bị chung cho 8 đường dây thuê baolà: UCN thực hiện giao tiếp giữa các CN và tổng đài OCB 283 bằng các tuyến PCM chuẩn, UCN liên lạc bằng báo hiệu số 7. UCN bao gồm: Hai đơn vị đấu nối và điều khiển (UCX) hoạt động ở chế độ tích cực và dự phòng, thực hiện các chức năng điều khiển tất cả các lưu lượng và cập nhật UCX dự phòng trên tuyến. Trong trường hợp có sự hỏng hóc của UCX chủ thì có một bộ chuyển mạch dự phòng chuyển sang chế đoọ tích cực điều khiển các lưu lượng của nó. Một khối thiết bị phụ trợ GAT mà có nhiệm vụ tập trung các chức năng được kết nối với UCX thông qua: Phát tone và ghi thông báo cho truyền tin nội bộ của việc họt động nội bộ tại CSND. Công nhận hai tín hiệu nội bộ từ bàn phím các máy với các trường hợp hoạt động nội bộ của CSND. Kiểm tra các đường thuê bao được nối đến CSNL. Các mạch giao tiếp với các CNE (ICNE) và OCB283 (ICDC). phần III xử lý gọi trong tổng đài alcatel 1000e10 I-/ các khái niệm cơ bản. 1-/ Thanh ghi. Thanh ghi là vùng nhớ tỉnh lưu trữ ngữ cảnh của quá trình tính cước của một cuộc gọi có tính cước. Đặc biệt, thanh ghi còn chứa địa chỉ của đoạn chương trình MARCO cần thực hiện. Thanh ghi tính cước được chiếm giữ trong suốt cuộc gọi có tính cước. 2-/ Chương trình MARCO. Chương trình MARCO (hay còn được gọi là chương trình ứng dụng) là một phần mềm được xây dựng băngf dữ kiệu cho phép quản lý việc tính cước. 3-/ Bộ phiên dịch. Là một nhóm chương trình con được kích hoạt cho thanh ghi bởi bộ SEQUENCER phù hợp với việc tính cước thực hiện. 4-/ Kích hoạt các chương trình MARCO. Bộ SEQUENCER kích hoạt thanh ghi theo vòng lặp liên tục và theo chu kỳ cứ 30 ms cho 1500 thanh ghi. Việc kích hoạt thanh ghi bao gồm cả việc thực hiện các lệnh MARCO mà địa chỉ của nó được cất trong thanh ghi hiện thời. Mỗi một MARCO có một chỉ mục dữ liệu mà nó làm cho chương trình của bộ phiên dịch được thực hiện. II-/ Thiết lập cuộc gọi. Quá trình trao đổi bản tin thiết lập cuộc gọi nội hạt có thể chia thành các giai đoạn như sau: 1-/ Thuê bao chủ gọi nhấc máy. Thuê bao chủ gọi nhấc máy. Khi này thiết bị đường dây sẽ phát hiện sự thay đổi trạng thái mạch vòng thuê bao. Bộ vi xử lý kiểm tra theo chu kỳ để phát hiện liệu có sự thay đổi trạng thái đối với thuê bao. Việc phát hiện cuộc gọi mới căn cứ vào: - Việc so sánh trạng thái hiện thời của thuê bao với trạng thái trước đó của thuê bao mà đã được đuực ghi lại trong RAM của bộ vi xử lý. - Sau 64 ms mà trạng thái mới của đường dây không thay đổi thì cuộc gọi mới được ghi nhận. Sau khi nhận được cuộc gọi mới, bản tin DEC được gửi tới USN. + DEC: Bản tin thông báo trạng thái nhấc máy. + ADUT: Bản tin về địa chỉ của UT. Đây là địa chỉ cáp ở phía sau ngăn cửa bộ tập trung và có thể nhận được các giá trị từ 1 tới 16 Bo mạch TABAS. + Con số bộ kết cuối: Đây là con số thuê bao trên bo mạch TABAS và có giá trị từ 0 tới 15. + EVS: Các sự kiện đơn lẻ. Thông báo DEC gửi các thông tin liên quan đến sự kiện đơn. 2-/ UCN nhận bản tin DEC. Bộ phận đấu nối kênh báo hiệu, là bo mạch TCCS- SVCUT, nhận và kiểm tra bản tin DEC. Khe thời gian TS16 của LRI mang báo hiệu HDLC được nối tới khe thời gian chung trên các tuyến link LRIO- LRI1 qua tuyến liên kết bán thường trực. Bộ đấu nối kênh báo hiệu, bo mạch TCCS, có bảng tuơng ứng các số TS, số CN và suy ra bộ tập trung nào đã gửi bản tin DEC. Sau đó, TCCS gửi bản tin nhận được và số bộ tập trung vào bộ đệm của bo mạch TMUC, bo mạch nhớ, tại đây thông tin này sẽ được bộ xử lý giữ lại để xử lý. Sau khi phân tích bản tin, một ngữ cảnh lấy ra từ bộ nhớ còn gọi là tham chiếu CSN, bản tin này sẽ cho phép các thông tin cần thiết lập, giám sát, giải phóng tuyến liên lạc lưu trữ. Nhờ có bảng thiết bị ở trong bộ nhớ, bo mạch TMUC, CN tìm một khe thời gian rỗi ở đầu ra của bộ tập trung mà thuê bao chủ gọi nối vào và tìm một khe thời gian rỗi tại đầu ra của CSN. Sau đó TMUC gửi bản tin CSN tới bảng TMQR để điều khiển đấu nối giữa các khe thời gian của LRT và LR. Ngữ cảnh CSN bao gồm: - Con số bộ tập trung (chỉ số CN). - Địa chỉ thiết bị đầu cuối. - Địa chỉ UT. - TS trên LR (LR là đường mạch đấu nối CSN và OCB283). TS trên LRI (LRI là đường mạng nội bộ trong CSN). Bản tin BCL sau đó được gửi cho bộ tập trung CN. DEC LR1 LR0 LR1 TS TS16 LR15 LRI0 LRI1 TSX CNL RCX -Số CN -Địa chỉ thiết bị đầu cuối -địa chỉ UT - TS - LR (CCB) - TS - LR0 (CN) TCCS SVCUT TCCS SVCUT TCCS SVCUT Hình 21: Sơ đồ UCN nhận bản tin DEC Bản tin NOVAP được gửi cho OCB-283. 3-/ Bộ tập trung CN thu nhận bản tin BCL. Bản tin BCL để thực hiện việc đấu nối mạch vòng cho một TS trên LRI. Mạch vòng này được sử dụng để kiểm tra một cách liên tục sự đấu nối giữa UT và UCN.0 Trong quá trình thu nhận bản tin, UT tạo nên một mạch vòng tại mức điều khiển. Sau đó, thiết bị chèn vào và tách ra khe thời gian trên bộ phận ma trận, bo mạch TRCX, cho phép kiểm tra đường đấu nối một cách liên tục . BCL BCL LRI LRI LR0 LR1 TS TS16 LR15 TABAS LR0 LR1 TSX LTUR LRTS LTUE LRTE TS Bộ điều khiển Bộ giao tiếp với LR TRCX EXTRACTION INJECTION Thiết bị thuê bao COFIDEC Bộ điều khiển Bộ giao tiếp với LR RCX TCCS SVCUT thuê bao chủ gọi Hình 23: Kiểm tra mạch vòng của thiết bị tách và chèn khe thời gian hình 22: sơ đồ cn thu nhận bản tin bcl 4-/ OCB nhận bản tin NOVAP. Nhiệm vụ của bản tin NOVAP là tương tác với MR để báo hiệu cuộc gọi mới. Việc nhận bản tin này gây nên việc chiếm giữ thanh ghi trong MR để ghi nhận thông tin thiết lập cuộc gọi. Bo mạch TCCS-SVC7 gửi báo hiệu này trên một trong hai tuyến link mang báo hiệu số 7 (TS16). Việc lựa chọn tuyến link báo hiệu được thực hiện bởi CSN. Toàn bộ việc trao đổi bản tin liên quan đến cùng một tương tác (với MR). Cần phải được thực hiện trên một tuyến link báo hiệu, và CSN truyền các thông tin về lựa chọn tuyến link báo hiệu, SCS tới OCB thông qua bản tin NOVAP. Bộ phận PU/ PE xử lý giao thức báo hiệu số 7, nhận và kiểm tra bản tin này. Thông qua tuyến link bán thường trực, tuyến link báo hiệu được nối với khe thời gian chung của tuyến LR mà nối trạm SMA với mạng kết nối của OCB. Bộ phận PU/ PE có một bảng tương ứng khe thời gian với cố CSN.Và suy ra số CSN (số UR- Bộ phận đấu nối ) mà gửi đi bản tin NOVAP. Sau đó PU/PE sẽ chuyển đổi bản tin nhận được dưới dạng báo hiệu số 7 thành dạng bản tin MAS mà bộ điều khiênr có thể hiểu được. Bản tin gửi đi trên MAS được gọi là OUNAP. - OUNAP: Lệnh khởi động tương tác cuộc gọi mới. SCS: Lựa chọn tuyến link báo hiệu. REFCSN: Tham chiếu CSN. Số thiết bị: Số CN, số UT, số CSN, số TS- LR. Khi MR nhận thông báo này thì gây nên việc chiếm giữ thanh ghi mà nó giám sát việc thiết lập tuyến liên lạc. CSN E10B NONAP LR0 LR LR LR1 LR TS16 TSX LR15 LR0 LR1 TS31 OUNAP PCX MCX TCCS SVC7 PU/PE MAS MTS TX TR MR MQ GX PC COM Hình 24 : Sơ đồ nhận bản tin NOVAP 5-/ Tương ứng giữa số UR, số LR- số SMX. Để gửi đi lệnh cấp âm mời quay số, bộ MR cần biết sự tương ứng giữa số UR, số LR và số LRX của SMX. Số liệu này được ghi trong một File của MQ (File FURM). Để đạt được sự thích ứng này, MR gửi đi bản tin DCURAR tới MQ. Bản tin này chứa số UR và số LR. Sau đó, MQ gửi đi trả lời nhờ bản tin RCURAR (trả lời về chuyển đổi địa chỉ UR thành địa chỉ SMX), bản tin này chứa số LRX và SMX. SMX LRX SMX LRX SMX LRX Số UR 1 2 16 Số LR 6-/ Hỏi thông tin về thuê bao. MR thu nhận bản tin. MR cần phải biết các dặc tính của thuê bao chủ gọi. Nếu là thuê bao sử dụng phương thức mã hoá đa tần thì bộ phát/ thu tần số RGF sẽ được giải mã các tần số. Nếu là thuê bao chỉ được gọi vào thì thuê bao đó cần phải được cấp âm báo bận. Nếu thuê bao có nhiều dịch vụ khác hoặc là thuê bao chỉ gọi ra thì được cấp âm mời quay số. Để có được thông tin về thuê bao, MR gửi đi bản tin ĐISDR (yêu cầu nhận dạng đặc tính thuê bao chủ gọi) cho TR. Bản tin này chứa các thông tin nhận dạng thuê bao: số UR (chỉ số CSN), số CN, số UT, số TS. TR phân tích, xem xét trong cơ sở sữ liệu của mình những số liệu có liên quan tới thuê bao A. TR trả lời MR bằng bản tin RDISDR (trả lời yêu cầu nhận dạng đặc tính thuê bao chủ gọi). Toàn bộ thông tin này được ghi lại trong thanh ghi mà đã được chiếm giữ ở MR để thiết lập liên lạc. 7-/ Nối âm mời quay số và nhận cuộc gọi mới. Qua kênh MAS, MR ra lệnh cho ML COM (phần mềm điều khiển chuyển mạch) nối âm mời quay số. Âm mời quay số được SMA tạo ra. Để lấy được thông tin về sự tương ứng giữa số UR- số LR với số SMX- LRX từ MQ, MR gửi bản tin tới ML COM: - OCXGT (lệnh nối âm mời quay số) và địa chỉ của SMX-LRX- TS mà thuê bao gọi được nối vào đó. ACNAP LR0 LR LR1 TS16 LR Ân mời quay số LR15 LR LRI1 LRI0 TSX TS31 OCXGT OCOAB PCX MCX MLCOM TCCS SVC7 ETA PU/PE MAS MTS TX TR MR MQ GX PC CN Hình 25 Sơ đồ âm báo quay số và nhận cuộc gọi mới MR gửi cho CSN bản tin ACNAP (nhận cuộc gọi mới). Bản tin này một mặt cung cấp cho CSN tham chiếu tới thanh ghi giám sát việc thiết lập liên lạc, mặt khác ra lệnh cho CSN xoá vòng lặp ở bộ điều khiển UT. Bản tin ACNAP chứa các thông tin sau: Chỉ số thanh ghi MR. Chỉ số CSN. Tín hiệu SCS (lựa chọn đường báo hiệu). CNXIAN: Yêu cầu đấu nối âm mời quay số. 8-/ Nhân số ở CSN. LTU LRI TS TS16 TS TS TS16 TS16 CHI 1 0 CHI TS31 TSX Bus UC UT Giao tiếp đường dây Giao tiếp đường dây RCX Bộ nhớ TMUC Bộ xử lý TPUC TCCS SVC7 TCCS SVCUT Thuê bao CNXIAT Hình 26: Sơ đồ nhận số ở CSN Bản tin ACNAP được OCB gửi đi theo dạng báo hiệu số 7 được bộ đấu nối SVC7 nhận và sau đó được xử lý ở UCN. Bản tin CNXIAN được bộ đấu nối SVCUT gửi đi tới đơn vị đầu cuối UT. Mục đích của bản tin này là huỷ bỏ vòng kiểm tra, do vậy cho phép thuê bao chủ gọi nhận âm mời báo quay số. Với mỗi bản tin nhận được từ UT, UCN truyền lại 1 bản tin CHIUN tới PU/PE. Bản tin này chứa các số liệu sau: Tham chiếu CSN. Tham chiếu MR. SCS: Lựa chọn tuyến link báo hiệu. Số được mã hoá dưới dạng 4 bit. 9-/ Phân tích số nhận được. Khi nhận được bản tin CHIUN đầu tiên, được gọi là OABCO giữa PU/PE và MR, MR ra lệnh cho MLCOM cắt âm mời quay số (ODXGT). Sau đó MR gọi TR để phân tích số nhận được. Quá trình phân tích bao gồm hai bước: - Phân tích tiền định mà bao gồm phân tích số đầu tiên nhận được để xác định kiểu cuộc gọi (nội hatj, vung, liên tỉnh, quốc tế, dịch vụ đặc biệt) trao đổi bản tin DPREA và RDREA giữa MR và TR. - Phân tích toàn bộ các số trong trường hợp gọi nội hạt để lấy được các thông tin sau: (trao đổi bản tin DIANA và RIANA giữa MR và TR). + Thông tin tính cước. + Con số thiết bị của thuê bao chủ gọi, nó được đặc trưng bởi: Chỉ số CSN. Chỉ số CN. Chỉ số UT Chỉ số đường thuê bao. 10-/ Ngừng việc truyền số. Khi MR nhận kết quả phân tích, nó gửi bản tin DIREC (lệnh điều khiển trực tiếp) cho CSN. Bản tin này gọi là OCOAB (lệnh điều khiển thuê bao) giữa MR và PU/PE. Bản tin này ra lệnh cho UCN dừng gửi cho OCB các số vô nghĩa mà thuê bao quay. Bản tin DIREC chứa các dữ liệu: Tham chiếu CSN. Tham chiếu MR. SCS: Lựa chọn tuyến link báo hiệu. Bản tin này có nghĩa là thuê bao có thể quay thêm số nhưng những số này trong bất lỳ trường hợp nào cũng sẽ không được truyền lại tới OCB. 11-/ Kiểm tra thuê bao bị gọi. MR nhận được thông tin về chỉ số thuê bao bị gọi, nó muốn kiểm tra quyền hạn và trạng thái của thuê bao là bận hay rỗi. Để thực hiện điều này MR sẽ gửi bản tin TESEQ tới CSN mà thuê bao được gọi mắc vào. Bản tin này được gọi là OCOAB giữa MR và PU/PE. LR0 TS Phía TS LR1 gọi TS16 LR TS15 TS16 BCN LR TESEQ TESPO LR0 Phía LR1 bị TS TS16 gọi TS16 LR15 TS OABCO OCOAB CN SMX MLCOM PU/PE MAS MTS TX TR MR MQ GX PC CN CN CN Hình 27 : Sơ đồ trao đổi bản tin điều tra thuê bao bị gọi Bản tin TESEQ chứa các số liệu sau: Tham chiếu MR. Số thiết bị thuê bao được kiểm tra. SCS: Lựa chọn tuyến link báo hiệu. Khi nhận được bản tin này, UCN dành riêng một ngữ cảnh (context) cho cuộc gọi (tham chiếu CSN) và phân tích trạng thái thuê bao. Nếu rỗi thi UCN. - Tìm kiếm khe thời gian rỗi ở đầu ra của bộ tập trung mà thuê bao bị gọi nối vào và một khe thời gian rỗi ở đầu ra của CSN. Sau đó, hai khe thời gian được nối lại với nhau. TS-LRI-TS-LR - Gửi đi bản tin BCL tới UT mà thuê bao bị gọi nối vào. Nhiệm vụ của bản tin này là đường nối dây thuê bao với bộ phát dòng chuông. Nhịp chuông của bộ vi xử lý của UT tạo ra mà bộ vi xử lý này lệnh kết nối và cắt đường dây từ bộ đảo cực. - Gửi đi bản tin TESPO tới MR. Bản tin này là trả lời của CSN tới yêu cầu kiểm tra thiết bị TESEQ đuợc gửi đi bởi MR. Bản tin TESPO bao gồm: + Tham chiếu MR. + Số thiết bị của phía bị gọi. + TS-LR. + SCS: Lựa chọn tuyến link báo hiệu. Bản tin TESPO này được gọi là OABCO trao đổi giữa PU/PE và MR. 12-/ Truyền hồi âm chuông cho thuê bao chủ gọi và đợi thuê bao bị gọi nhấc máy. Khi nhận bản tin TESPO, MR: Ra lệnh cho MLCOM nối hồi âm chuông cho thuê bao chủ gọi. Yêu cầu MQ, cũng như với thuê bao chủ gọi, thông tin về tương ứng số UR, số LR, số SMX-LRX. Sau đó, MR đợi một trong ba tình huống sau: Thuê bao bị gọi nhấc máy. Thuê bao chủ gọi buông máy. Đợi quá lâu (vượt quá thời gian cấp chuông tối đa). LR0 TS LR Phía TS LR1 gọi LR TS15 chuông LRTS16 LR0 Phía LR1 bị TS TS16 gọi TS16 TS LR15 OCXGT CN SMX hồi âm MLCOM PU/PE MAS MTS TX TR MR MQ GX PC CN CN CN ETA Hình 28 Sơ đồ truyền âm báo chuông cho phía gọi 13-/ Thuê bao bị gọi nhấc máy. Việc thuê bao bị gọi nhấc máy được UT phát hiện. Tiếp theo là đường dây thuê bao bị gọi bị cắt khỏi bộ phát chuông và bản tin DEC được gửi cho UCN. UCN tiếp nhận bản tin này và gửi bản tin EVABO tới MR. Bản tin này chứa các số liệu sau: SCS : lựa chọn tuyến tính linh báo hiệu. Tham chiếu CSN. Sự kiện : thuê bao nhấc máy. Mảng tin EVABO này được gọi là OABCO khi trao đổi giữa PU/PE và MR. Khi nhận tin này, MR: - Ra lệnh cho ML COM cắt hồi chuông ( DCXGT) tới thuê bao chủ gọi. -Ra lệnh cho MQ, bản tin DCXT ( yêu cầu kết nối), nối hai thuê bao. Bản tin này chứa các số liệu: TS-LRX-SMX của phía gọi và bị gọi. Kết quả kết nối được MQ gửi đi với bản tin RCXT (trả lời yêu cầu kết nối). - Ra lệnh cho TX tạo và tính cước phía gọi. Bản tin này chứa số liệu tính cước kết quả của việc phân tích đặc biệt cả phía gọi và bị gọi. TX thông báo chấp nhận qua bản tin RTAXCDR( trả lời yêu cầu tính cước phía gọi). LR0 LR TS Phía TS LR1 gọi TS16 LR TS15 LR TS16 DECEVASO LR0 Phia LR1 bị TS TS16 gọi TS16 LR15 TS OCXGT OABCO DTAXCDR DCXT RTAXCDR CDXT CN SMX hồi âm chuông MLCOM PU/PE MAS MTS TX TR MR MQ GX PC CN CN CN ETA Hình 29 : Sơ đồ trao đổi thông tin khi thuê bao bị gọi nhấc máy. 14-/ Giám sát thuê bao (thực hiện bởi CSN). Do liên lạc hiện đã được thiết lập thực sự ( vòng lặp ở UT của thuê bao bị gọi vẫn bị huỷ bỏ), thanh ghi chiếm giữ cho việc thiết lập liên lạc sẽ được giải phóng. Trước tiên MR sẽ gửi cho CSN lệnh giám sát thuê bao. Lệnh này được gửi qua bản tin SUTRA ( huỷ bỏ tương tác với MR). Bản tin này chứa các số liệu sau: Tham chiếu MR. Tham chiếu CSN SCS : lựa chọn tuyến link báo hiệu. CNXP SUTRA LR0 TS Phía TS LR1 gọi TS16 LR LR15 LR LR TS16 CNXP SUTRA LR0 LR Phia LR1 bị TS TS16 gọi TS16 LR15 OABCO CN SMX hồi âm chuông MLCOM PU/PE MAS MTS TX TR MR MQ GX PC CN CN CN Báo hiệu số 7 CCITT (MLPC). Bản tin này được gọi là OCOAB khi trao đổi giữa MR và PU/PE. Khi nhận bản tin này, CSN bắt đầu giám sát cuọc gọi và gửi bản tin CNXP cho UT. Nhiệm vụ của bản tin này là để huỷ bỏ tất các vòng lặp. Sau đó hai thuê bao có thể nó chuyện với nhau. Kết luận. Quá trình nguyên cứu về tổng đài, em nhận thấy rằng : Các tổng đài số chuyển mạch số có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các tổng đài chuyển mạch tương tự, về mặt như kích thước gọn nhỏ hơn, dễ lắp đặt, vận hành và bảo quản. Hơn nữa, tổng đài chuyển mạch số có khả năng xử lý thông tin nhanh hơn, hiệu quả hơn và chất lượng thông tin cao hơn, đảm bảo độ an toàn trong sử dụng. Việc quản lý tổng đài bằng máy tính giúp cho việc phát hiện và khắc phục sự cố được nhanh chóng và thuận tiện. Khả năng mở rộng dung lượng cao hơn và dễ dàng hơn so với các tổng đài chuyển mạch tương tự. Đồng thời các tổng đài chuyển mạch số còn có khả năng cung cấp các loại dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Trong tương lai, các tổng đài số lại càng có nhiều triển vọng cung cấp thêm nhiều loại dịch vụ mới mẻ hơn và hiệu quả hơn phục vụ cho đời sống con người. mục lục lời mở đầu 1 tài liệu tham khảo 1-/ Lý thuyết viễn thông NXB Thanh Niên - 1995 2-/ Tổng đài Alcatel 1000E10 (OCB 283) - Nguyễn Thanh Kỳ 3-/ Tổng đài điện tử số SPC 4-/ Giới thiệu tổng quát lý thuyết điện thoại - Đặng Văn Thân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN265.doc
Tài liệu liên quan