Để tăng thêm phần thiết thực và hiệu quả cho công tác thu gom - vận chuyển CTRSH của Quận 4 trong tương lai, khoá luận có một số kiến nghị sau:
- UBND Quận 4 cần thành lập ban chỉ đạo chương trình PLCTRTN để phối hợp với các ban ngành và thông tin trên các phương tiện đại chúng. Chương trình PLCTRTN sẽ làm thay đổi đánh kể năng lực quản lý CTR ở Quận 4.
- Vạch lại các tuyến thu gom và vị trí các điểm hẹn sao cho hợp lý nhất, quãng đường và thời gian vận chuyển của công nhân là ngắn nhất.
- Bố trí lại các điểm hẹn để mức độ ảnh hưởng đến môi trường và người dân xung quanh ít nhất, trong điều kiện trời tiết xấu thì điểm hẹn vẫn hoạt động bình thường, tránh vất vả cho công nhân.
- Những công nhân theo xe thu gom và vận chuyển CTR làm việc vất vả, đặt biệt phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên họ cần được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và cần được quan tâm hơn về chính sách, chế độ ưu đãi.
- Quận 4 cùng thành phố nên đầu tư them các cơ sở tái chế nhằm giả quyết tốt hơn nhu cầu xử lý CTR cho Quận 4 và thành phố.
- Tuyên truyền rộng rãi cho người dân về lợi ích của việc PLCTRTN và hướng dẫn cụ thể cách thực hiện. Bên cạnh đó cần phải có những chính sách khen, thưởng cụ thể để người dân có ý thức tham gia.
- Và cần thiết xây dựng hệ thống thong tin dữ liệu về CTR đô thị từ cấp phường, quận đến thành phố để dể dàng hơn trong công tác thu gom – vận chuyển cũng như mục đích quản lý khác.
82 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom - vận chuyển nhằm phục vụ công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn ở Q4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong tin tuyên truyền sâu rộng cho mọi tầng lớp nhân dân phục vụ cho các hoạt động phân loại CTR đô thị chắt chắn có hiệu quả cao trong việc nâng cao ý thức của người dân.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế có thể quy đổi thành tiền, dự án PLCTR đô thị tại nguồn còn mang lại những lợi ích to lớn khác mà chúng ta hoàn toàn không thể quy đổi thành tiền cũng như không thể nhìn thấy một cách cụ thể được. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong trong chương trình này trước tiên sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, khi đã phân loại tại nguồn, CTR tại bãi chôn lấp, các điểm tập trung sẽ không còn các thành phẩn có thể nhặt lại để bán phế liệu nên sẽ giảm hẳn hoặc ngưng hẳn hoạt động của đội quân nhặt CTR lớn, nhờ đó giảm hẳn các bệnh tật do CTR thải gây ra đối với những người nhặt CTR này.
Chương trình xã hội hoá công tác quản lý CTR
Cũng như nhiều quốc gia khác và đô thị khác trên thế giới, việt nam và thành phố Hồ Chí Minh đang phải trả một số tiền khổng lồ cho công tác quản lý đô thị, trong đó có quản lý CTR. Số tiền này ngày càng tăng (9 -10% năm) tỷ lệ thuận với tốc độ đô thị hoá. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm Nhà nước phải chi phí 400-500 tỉ cho công tác vệ sinh đường phố, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRDT. Đó là chưa kể số tiền đóng góp của người dân. Số tiền này tăng nhanh hang năm và ngày càng quá khả năng chi trả của ngân sách thành phố.Vì vậy việc xã hội hoá công tác quản lý CTR nhằm nâng cao ý thức quản lý đô thị của người dân, thu hút vốn đầu tư nhàn rỗi trong dân, hiện đại hoá hệ thống quản lý là việc làm hết sức cần thiết và trong điều kiện hiện nay nó gần như là phương án duy nhất để giải quyết vấn đề nói trên của thành phố.
Với chương trình phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn, hệ thống quản lý CTR được tách ra thành các thành phần rõ rệt, hấp dẫn sự đầu tư và tham gia quản lý của người dân. Bên cạnh đó, khi ý thức của người dân được nâng cao họ sẽ tự giác hơn trong công tác góp phí thu gom và xử lý CTR, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, muốn hoàn thành chương trình này, Nhà nước phải ban hành hang loạt các quy định và chính sách trong công tác quản lý, phí thu gom, chế độ thưởng phạt, giúp cho việc thực thi pháp luật chặt chẽ hơn, nâng cao lòng tin của người dân.
2.5.3 Lợi ích kinh tế
Tính kinh tế từ phế liệu có khả năng tái sử dụng, tái sinh và tái chế
CTR đô thị bao gồm 14 – 16 thành phần riêng biệt, trong đó có khoảng 10 – 12 thành phần có khả năng tái sinh với giá trị kinh tế và môi trường cao.
Các số liệu điều tra trước đây trên BCL Đông Thạnh cho thấy thu nhập của một em nhỏ (12 – 14 tuổi) khoảng 30.000đồng/ ngày hoặc của hai vợ chồng thu nhặt lon, nhựa cứng khoảng 300.000 – 400.000 đồng/ ngày. Đây là thu nhập ổn định và đó là lý do tại sao số người nhặt CTR trên BCL Đông Thạnh luôn ở con số trên dưới 1000 người.
Tổng giá trị kinh tế từ việc bán phế liệu là không đổi. một phần thuộc về người dân phần còn lại thuộc về công ty quản lý công tác thu gom và phân loại tại trạm phân loại tập trung.
Tính kinh tế từ việc tiết kiệm diện tích đất chôn lấp CTR sinh hoạt
Tiết kiệm diện tích BCL nhờ giảm khối lượng CTR chôn lấp
Như đã phân tích, lượng phế liệu bán được chiếm 16 – 25% tổng khối lượng CTR đô thị. Bằng cách tính tương tự, khối lượng CTR không phải chôn lấp và dung tích bãi chôn lấp tiết kiệm được do không phải chôn lấp phần CTR này.
Tiết kiệm diện tích BCL nhờ chôn lấp riêng CTR thực phẩm dễ phân huỷ
Sức chứa thực của bãi chôn lấp là dung tích của bãi chôn lấp được tính toán trên cơ sở có kể đến phần thể tích tăng thêm do quá trình phân huỷ CTR cũng như độ nén ép của bản thân khối lượng CTR của các lớp bên trên đối với các lớp bên dưới. Nếu chôn lấp riêng CTR thực phẩm, sức chứa thực của bãi chôn lấp sẽ tăng lên gấp 1,7 lần so với dung tích thiết kế.
Tính kinh tế từ việc tái sử dụng CTR thực phẩm làm phân compost và vật liệu che phủ
Bằng cách chôn lấp riêng CTR thực phẩm, sản phẩm tạo thành từ quá trình phân huỷ kỵ khí ( do ủ trong hố chôn lấp) có thể làm chất cải tạo đất (mùn) hoặc làm vật liệu che phủ hàng ngày ở bãi chôn lấp hàng ngày không có sẵn đất. Để sản xuất thành sản phẩm compost, tỷ lệ compost thu được từ rác ban đầu là 10% (theo khối lượng CTR ướt).
Tính kinh tế từ việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại các lợi ích thiết thực đối với việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, trong đó đáng kể nhất là:
Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên dùng để sàn xuất nguyên liệu;
Tiết kiệm tài nguyên nước;
Tiết kiệm năng lượng;
Tính kinh tế từ việc xử lý nước rỉ rác
Tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, vấn đề nan giả nhất của công tác vận hành và quản lý bãi chôn lấp là xử lý nước rỉ rác. Mặc dù lưu lượng không lớn, khối lượng chôn lấp khoảng 2.000 – 3.000 tấn/ ngày vào mùa khô lưu lượng khoảng 300 – 400m3/ngđ và vào mùa mưa lưu lượng khoảng 400m3/ngđ ( tuỳ theo diện tích bãi chôn lấp đang hoạt động), nhưng nồng độ của các chất ô nhiễm rất cao (COD = 33.000 – 65.000 mg/l; TDS = 5.000 – 12.000 mg/l; Ntt = 1.200 – 1.500 mg/l), nên nước rỉ rác có khả năng gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường xung quanh, cả nguồn nước mặt, nước ngầm, đất và đặc biệt là không khí có mùi hôi thối nặng nề sinh ra từ nước rỉ rác.
Cho đến nay, chưa có nơi nào ở Việt Nam xử lý được nước rỉ rác với nồng độ cao từ bãi chôn lấp với một cách triệt để, thậm chí kể cả bãi chôn lấp Gò Cát là nơi ứng dụng công nghệ hiện đại nhất do Hà Lan tài trợ. Cũng đã có nơi nghiên cứu xử lý nước rò rỉ của bãi chôn lấp Gò Cát với nồng độ COD đến 48.000mg/l, nhưng giá thành xử lý đến 300.000đ/m3. Nếu mỗi năm bãi chôn lấp sinh ra từ 70.000m3 đến 100.000m3 nước rò rỉ/ năm với giá thành xử lý như trên, mỗi năm thành phố phải chi ra một khoảng tiền khoảng 2,1 đến 3,0 tỷ đồng để xử lý nước ró rỉ có nồng độ ô nhiễm thấp ( COD = 2.000 – 3.000mg/l) và khoảng 21 – 30 tỷ đồng để xử lý nước rò rỉ có nồng độ ô nhiễm cao (COD = 33.000 – 52.000mg/l ). Đặc biệt, số tiền này phải chi trả liên tục trong nhiều năm, ngay khi bãi chôn lấp đóng cửa. Cần lưu ý rằng số tiền trên xấp xỉ với kinh phí hàng năm Cty MTĐT (CITENCO) nhận được của thành phố để vận hành các bãi chôn lấp hiện nay (chôn, lấp và xử lý mùi) hoặc đủ để xây dựng nhiều trường phổ thông. Phải nhận thấy rằng kinh phí xử lý nước rò rỉ quá lớn, khó có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh hiện nay, nhưng chắc chắn phải chấp nhận khi các sự cố môi trường xảy ra. Thực tế cũng cho ta thấy trong khi chưa tìm được giả pháp khác thích hợp để giảm lượng nước rò rỉ, giảm giá thành xử lý, thì rác vẫn cứ đổ, nước rò rỉ vẫn tiếp tục sinh ra và các khó khăn vẫn tìm các công nghệ thích hợp để giải quyết. Vì vậy nếu giảm lượng chất thải rắn sinh hoạt lên bãi chôn lấp thì chi phí xử lý nước rò rỉ sẽ giảm đáng kể.
2.5.4 Hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường
Kinh nghiệm của Thái Lan, Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ, cho thấy PLCTRTN là một trong những biện pháp không những hỗ trợ cho việc giảm thiểu lượng chất thải cần được xử lý mà còn góp phần làm giảm thiểu các tác động đến môi trường do chất thải gây ra.
Tại sao phải PLCTRTN? Hiện tại, chúng ta chưa có những bằng chứng thực tế cụ thề, nhưng cũng không quá khó để có thể chứng minh được rằng phân loại chất thải rắn đô thị tại nguốn có ý nghĩa to lớn với việc nâng cao năng lực của hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, nâng cao hiệu quả của hệ thống tái sinh, tái chế và tái sử dụng các phế liệu và nhờ đó kéo theo nhiều lợi ích khác như tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng, giảm các tác động do chất thải rắn sinh hoạt gây ra đối với môi trường, và tiết kiệm quỹ đất làm bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị khi một lượng khổng lồ chất thải rắn thực phẩm được tái sử dụng làm phân compost hoặc vật liệu che phủ,
Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn đặt ra nhằm góp phần khắc phục những nhượt điểm của hệ thống kỹ thuật quản lý CTR đô thị hiện tại bao gồm:
Khâu thu gom và vận chuyển: Trang bị thêm và cải tiến hệ thống thu gom - vận chuyển hiện tại. Quy trình thu gom, trung chuyển - vận chuyển được cải tiến và quản lý chặt chẽ hơn.
Khâu xử lý chất thải rắn: Những lợi ích của chương trình phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn trong xử lý chất thải rắn có thể kể đến bao gồm:
- Công tác phân loại tại nguồn dễ dàng hơn so với phân loại chất thải rắn sau khi đã thu gom hỗn hợp. Theo kinh nghiệm xử lý CTR làm phân bón hữu cơ của Xí Nghiệp Chế Biến Phế Thải Đô Thị Hà Nội cho biết do chưa có phân loại tại nguồn, CTR thải về nhà máy gặp rất nhiều khó khăn trong khâu phân loại nên chi phí quá lớn và sản phẩm chưa loại bỏ hết tạp chất.
- Loại bỏ được các chất nguy hại có trong chất thải rắn sinh hoạt nên có thể tái sử dụng chất thải thực phẩm làm phân compost.
Khâu chôn lấp tại bãi chôn lấp: Đối với các bãi chôn lấp, phân loại chất thải rắn tại nguồn giúp:
- Giảm thiểu khí methane (CH4) và CO2 gây hiệu ứng nhà kính khi một phần lượng chất thải thực phẩm được sử dụng làm phân compost, cũng như khi các chất hữu cơ khó có khả năng phân huỷ sinh học khác như giấy, carton, đã được tách riêng để tái chế.
- Chất thải rắn phân huỷ có thể sử dụng làm phân rất tốt và không nhiễm các chất nguy hại cho đất và cây trồng.
- Tăng thời gian hoạt động của các bãi chôn lấp khi chôn lấp riêng chất thải rắn thực phẩm, dẫn đến tăng quỹ đất của thành phố.
- Nước sinh ra từ bãi chôn lấp được xử lý dễ dàng hơn.
CHƯƠNG 3:
DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ PHÁT SINH CTR TẠI Q4 ĐẾN NĂM 2030. PHÂN TÍCH NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC THU GOM TẠI Q4
3.1 Dự báo dân số và tốc độ phát sinh CTR trên địa bàn Q4 đến năm 2030
3.1.1 Dự báo dân số Q4 đến 2030
Để dự đoán dân số Q4 đến 2030 có thể dùng phương trình Euler cải tiến
Ni +1 = N0( 1 + r)Δt
Trong đó:
Với Ni+1 : dân số của năm tính toán thứ i+1 (người)
No : dân số của năm cần tính lấy làm gốc. (Dân số hiện tại của Q4 là 179.640 (người) kết quả điều tra 1/4/2009)
Δt : độ chênh lệch giữa các năm, thường Δt = 1
r : tỷ lệ gia tăng dân số, r = 2%
Kết quả thể hiện trong bảng 3.1
Bảng 3.1 Kết quả tính toán dự báo dân số Q4
Năm
Tốc độ gia tăng
Dân số
Năm
Dân số
2009
0.02
179.640
2020
223.359
2010
183.232
2021
227.827
2011
186.897
2022
232.383
2012
190635
2023
237.031
2013
194.448
2024
241.771
2014
198.337
2025
246.607
2015
202.303
2026
251.539
2016
206.349
2027
256.570
2017
210.476
2028
261.701
2018
214.686
2029
266.935
2019
218.980
2030
272.274
3.1.2 Dự báo khối lượng CTR Q4 đến năm 2030
Để dự đoán khối lượng CTR Q4 đến năm 2030, cũng có thể dùng mô hình Euler cải tiến, dựa trên tốc độ phát sinh CTR hàng năm theo báo cáo của Công Ty Dịch Vụ Công Ích là 5% năm
Ni +1 = N0( 1 + r)Δt
Trong đó:
Với Ni+1 : Khối lượng CTR của năm tính toán thứ i+1 (người)
No : Khối lượng CTR của năm cần tính lấy làm gốc.
Δt : độ chênh lệch giữa các năm, thường Δt = 1
r : tỷ lệ gia tăng CTR của quận r = 0, 05
Kết quả thể hiện trong bảng 3.2
Bảng 3.2 Dự đoán CTR phát sinh của Q4 đến năm 2030
Năm
Tốc độ gia tăng
Lượng CTR (tấn/ngày)
Năm
Lượng CTR (tấn/ngày)
2009
0,05
230
2020
393
2010
241
2021
413
2011
253
2022
433
2012
266
2023
455
2013
279
2024
478
2014
293
2025
502
2015
308
2026
527
2016
323
2027
553
2017
339
2028
581
2018
356
2029
610
2019
374
2030
640
3.2 Những mặt còn hạn chế còn tồn tại trong công tác thu gom CTR ở Q4
Hiện nay công tác thu gom CTR của Q4 đã có chuyển biến tích cực hơn so với trước đây nhưng còn còn tồn tại một số nhược điểm sau:
Một số bộ phận người dân còn thiếu ý thức, vứt CTR bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường.
CTR chợ thường đổ trực tiếp trên mặt đường, ít khi có thùng chứa và thời gian thu gom - vận chuyển thường trùng với giờ buôn bán cao điểm của chợ, làm cho môi trường chợ không được sạch sẽ.
Tại các điểm hẹn, vẫn còn tình trạng CTR được xả thẳng xuống mặt đường, gây ô nhiễm môi trường tại đây, đồng thời cũng gây mất mỹ quan đường phố.
Hiện tại thì vẫn còn tồn tại khá nhiều xe thu gom CTR quá cũ kỹ, đã bị xuống cấp, các vách cơi thêm để chứa CTR làm tạm bợ, nên đã làm rơi vãi CTR xuống đường trong quá trình vận chuyển gây mất mỹ quan đường phố.
Nhiều công nhân trong các tuyến thu gom CTR dân lập không có trang bị bảo hộ, chắt chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ hiện tại và sau này.
Sắp xếp địa bàn hoạt động chưa hợp lý nên có sự cạnh tranh giữa hai lực lượng thu gom công lập và dân lập.
Hiện nay việc thu gom CTR ở Q4 chỉ mới dừng lại ở mức thu gom khối lượng, chưa đi sâu vào việc phân loại tại nguồn. Khi CTR thực phẩm và CTR còn lại được đổ chung với nhau, sau vài ngày gây mùi hôi thối và chất bẩn CTR hữu cơ phân huỷ khiến người ta khôn thể tiếp tục phân loại và đem đi chôn lấp. Điều này gây khó khăn cho việc xử lý, tái chế và chôn lấp CTR
Hình 3.1 : Phương tiện thu gom CTR tại Quận 4
CHƯƠNG 4:
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÔNG TÁC THU GOM – VẬN CHUYỂN HIỆU QUẢ CTRĐT TẠI NGUỒN Ở Q4
4.1 Chuẩn hoá trang thiết bị tồn trữ và thu gom CTR
4.1.1 Túi nylon
(1) Chất liệu
Chất liệu của túi nên sử dụng là túi PE ( không nên sử dụng loại túi PVC vì tính năng gây ô nhiễm môi trường khi đốt và thời gian phân huỷ lâu). Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng phổ biến loại túi polymer có khả năng phân huỷ sinh học để đựng CTR thực phẩm đã được phân loại. Mục đích chính của việc sử dụng túi này là sự tiện lợi khi chôn lấp loại chất thải này không cần phải xé bỏ túi chứa vì thời gian phân huỷ của túi này rất ngắn ( tuỳ đặc tính của từng loại túi mà thời gian phân huỷ có thể từ 2 tháng – 1 năm). Tại Việt Nam, loại túi này đang trong thời gian nghiên cứu để sản xuất vì giá thành của loại chất liệu này tương đối cao. Vì vậy, khoá luận đề xuất loại túi PE để chứa cả hai loại CTR.
Màu sắc
Đối với CTR thực phẩm : đề xuất màu xanh lá cây cho loại chất thải này, vì màu xanh lá cây tượng trưng cho cây cỏ, rau, thực phẩm,
Đối với CTR còn lại : đề xuất màu xám, vì đây là màu dễ nhận biết, dễ sản xuất đồng thời có thể tận dụng được phế liệu nhựa để sản xuất.
Mẫu mã
Túi sẽ được thiết kế theo dạng thông dụng trên thị trường hiện nay, không có quai xách nhằm tránh sử dụng cho mục đích khác.
Trên mỗi loại túi nylon đựng CTR sẽ in biểu tượng của CTR cần phân loại và dòng chữ ghi rõ loại chất thải để người tham gia phân loại dễ nhận biết ( Ví dụ : túi đựng chất thải thực phầm phải ghi dòng chữ “ CTR thực phẩm” và túi đựng chất thải còn lại phải ghi dòng chữ “ CTR còn lại”.
Kích cỡ
Túi sẽ được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau, tương ứng với dung tích của các thùng chứa đưa vào sử dụng cho nhiều đối tượng trong chương trình ( trường học, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, )
4.1.2 Thùng chứa CTR hộ gia đình
(1) Chất liệu
Chất liệu thùng chứa cũng được làm từ nhựa PE.
(2) Màu sắc
Màu sắc của thùng chứa CTR cũng tương ứng với màu sắc của túi nylon của từng loại CTR được phân loại. Màu xanh lá cây ứng với CTR thực phẩm và màu xám ứng với CTR còn lại.
Mẫu mã
Có nhiều loại thùng chứa trên thị trường hiện nay, nhưng thông dụng nhất là loại thùng chứa có nắp đậy bằng tay (1), loại thùng chứa có nắp đậy bằng chân đạp(2) và sọt bằng nhựa.
Ưu điểm của loại thùng (1) là tuổi thọ cao và giá thành tương đối thấp so với loại thùng (2). Nhưng nhượt điểm lớn nhất của loại thùng này là rất bất tiện khi phải sử dụng tay để mở và đóng nắp thùng. Còn đối với sọt nhựa giá thành rẻ nhưng tuồi thọ ngắn không đảm bảo vệ sinh khi sử dụng. Vì vậy, mẫu thùng được đề xuất là loại thùng có nắp đậy bằng chân đạp.
Hình 4.1: Thùng chứa CTR có nắp đậy
4.1.3 Thùng chứa 660L
(1) Chất liệu
Chất liệu thùng cũng được làm từ nhựa PE
(2) Màu sắc
Màu sắc của thùng cũng tương ứng với màu sắc của túi nylon và của thùng chứa của từng loại CTR được phân loại. Màu xanh lá cây ứng với CTR thực phẩm và màu xám ứng với CTR còn lại.
(3) Mẫu mã
Mẫu thùng 660L cũng được thiết kế giống như mẫu 660L hiện tại.
4.2 Quy trình thu gom – vận chuyển CTRĐT
4.2.1 Quy trình thu gom – vận chuyển hiện hữu
Quy trình thu gom CTR sinh hoạt hiện hữu được thể hiện trong hình 4.2
Xe ba gác tay và máy
Bãi chôn lấp
Trạm trung chuyển
Nguồn thải CTR
Xe 2,5- 5,0 tấn
Thùng 660L
Điểm hẹn
Hình 4.2 : Quy trình thu gom CTR sinh hoạt hiện hữu
Sơ đồ thu gom và vận chuyển hiện tại ở Q4 trình bày trong hình 4.2 đang được áp dụng cho CTR sinh ra từ các hộ gia đình và không có quá trình phân loại tại nguồn, tức là các thành phần hữu cơ và vô cơ trộn lẫn với nhau.
4.2.2 Thu gom và vận chuyển CTR thực phẩm
Đối với tất cả các nguồn phát sinh, CTR thực phẩm từ các nguồn phát sinh khác nhau và CTR chợ đã phân loại sẽ được thu gom mỗi ngày một lần theo hệ thống thu gom hiện hữu được thể hiện trong hình 4.3
Hộ gia đình
Xe ép CTR
Ô chôn lấp CTR thực phẩm
Điểm hẹn/ TTC
Thùng 660L
Chợ
Trường học
Công Sở
Nhà hàng/ khách sạn
Cơ sở kinh doanh
Cơ sở khám chữa bệnh
Siêu thị
CTR thực phẩm
Hình 4.3 : Phương án thu gom, vận chuyển và xử lý CTR thực phẩm đã phân loại
4.2.3 Thu gom – vận chuyển CTR còn lại
Riêng đối với phần CTR còn lại sẽ có hai hình thức thu gom xảy ra đồng thời như sau:
Hình thức 1 : những phần đã được phân loại và những phế liệu có giá trị sẽ được bán cho người dân bán cho những người thu mua phế liệu trên đường, còn lại một lượng nhỏ ít có giá trị sẽ được người dân bỏ ra và cần thu gom.
Hình thức 2 : công nhân thu gom đã nhặt hết những phế liệu có giá trị để bán nên chỉ còn một lượng ít các thành phần không có giá trị được thu gom và tập trung tại điểm hẹn.
Có 2 phương án được áp dụng cho quy trình thu gom - vận chuyển phần CTR còn lại sau khi phân loại.
. Phương án 1 : Nhà nước thu gom, vận chuyển
Phương thức thu gom
Công ty dịch vụ công ích của quận sẽ đi thu gom phần CTR còn lại từ tất cả các nguồn sau khi phân loại với tần suất thu gom 2 lần/tuần.
Phương thức vận chuyển
Sau khi thùng 660L đã được làm đầy, công nhân thu gom sẽ đẩy về điểm hẹn và lượng CTR này được chở về trạm phân loại bằng xe tải (không ép) 20m3/xe.
. Phương án 2 : Tư nhân thu gom, nhà nước vận chuyển
Phương thức thu gom
Quy trình thu gom CTR còn lại sau khi phân loại do đội thu gom CTR dân lập đảm nhiệm, tần suất thu gom tại mỗi hộ 2 lần/tuần.
Theo phương án 2 này thì nhà nước chỉ đầu tư trang thiết bị thu gom ( thùng 660L) cho dân lập ở giai đoạn thí điểm (6 tháng), sau giai đoạn này thì dân lập phải tự đầu tư toàn bộ cho hệ thống thu gom của mình.
Phương thức vận chuyển
CTR sau khi thu gom sẽ tập trung về điểm hẹn đã quy định và chuyển lên xe vận chuyển ( xe tải, không ép), đưa về trạm phân loại tập trung để tiếp tục phân loại lần 2. Việc vận chuyển khối lượng CTR còn lại từ điểm hẹn tới trạm phân loại do nhà nước đảm nhiệm và đầu tư.
Phương án thu gom, vận chuyển và xử lý CTR còn lại đã phân loại được trình bày trên Hình 4.4.
Hộ gia đình
Trường học
Ô chôn lấp CTR còn lại
Trạm phân loại lần 2
Xe vc
Điểm hẹn
Thùng 660L
Cơ sở tái sinh tái chế
Người thu mua phế liệu
CTR còn lại
Chợ
Cơ sở khám chữa bệnh
Cơ sở kinh doanh
Nhà hàng/ Khách sạn
Siêu thị
Công sở
Hình 4.4 : Phương án thu gom, vận chuyển và xử lý CTR còn lại đã phân loại
Việc lựa chọn phương án thu gom – vận chuyển dựa trên các tiêu chí sau:
Thu gom hiệu quả (triệt để ) các thành phần CTR đã được tách ra
Không gây biến động và làm phức tạp hệ thống thu gom hiện tại
Quản lý nhà nước dễ dàng và không cồng kềnh
Hiệu quả chung trong các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR tái chế về phía nhà nước cũng như dân lập
Hoà hợp các mối quan hệ xã hội trong hoạt động thu gom CTR
Phù hợp với xu hướng công tác quản lý chất thải
Dựa vào các tiêu chí để lựa chọn phương án thu gom – vận chuyển và hiện trạng của hệ thống thu gom - vận chuyển hiện tại của quận 4 thì phương án 2 được lựa chọn cho quy trình thu gom – vận chuyển chất thải còn lại sau khi phân loại tại nguồn.
4.3 Tính toán trang thiết bị cần đầu tư
4.3.1 Tính toán trang thiết bị lưu trữ tại nguồn
Trang thiết bị tồn trữ tại nguồn được phân loại theo phương án sau:
Giai đoạn 1 : mỗi nguồn thải sẽ có hai thùng chứa với hai màu khác nhau, mỗi thùng có lòng một túi nylon bên trong. Nhà nước chỉ đầu tư một thùng vì tất cả các hộ gia đình đều có một thùng. Nhà nước đầu tư cho các hộ gia đình, các tuyến đường chính. Nhà nước đầu tư túi nylon cho các hộ gia đình trong thời gian 6 tháng.
Giai đoạn 2 : tuỳ theo cách thức phân loại mà số thùng có thể tăng.
4.3.1.1 Tính toán thiết bị lưu trữ CTR tại hộ gia đình
- Tổng số dân của Q4 năm 2010 là 179.640 người
- Theo số liệu thống kê của Cty Dịch Vụ Công Ích Q4 thì trung bình mỗi gia đình có 6 người, giả sử chúng là hằng số.
- Số hộ gia đình Q4 năm 2010 là :
179.6406=29940
- Tốc độ phát sinh CTR của mỗi hộ gia đình năm 2010 là 0,5kg/người
- Trong đó CTR thực phẩm chiếm 79% trong tổn lượng CTR hỗn hợp.
(1) Thùng chứa CTR thực phẩm
- Khối lượng riêng CTR thực phẩm phát sinh từ hộ gia đình : p = 300kg/m3
- Hệ số hữu ích của thiết bị lưu trữ tại hộ gia đình: f =1
- Tần suất thu gom CTR thực phẩm 1 lần/ngày
- Tốc độ phát sinh CTR thực phẩm
0,5 kg/người.ngđ × 79% = 0,4 kg/người.ngđ
- Lượng CTR thực phẩm phát sinh trên 1 hộ trong một ngày
0,4 kg/người.ngđ × 6 người/ hộ = 2,4 kg/hộ.ngđ
- Thể tích thùng lưu trữ CTR thực phẩm tại hộ gia đình là:
2,41 ×300=0,008m3=8L
(2) Thùng chứa CTR còn lại
- Khối lượng riêng CTR phát sinh từ hộ gia đình : P = 146kg/m3
- Hệ số hữu ích của thiết bị lưu trữ tại hộ gia đình : f = 1
- Tần suất thu gom CTR còn lại 2 lần/tuần
- Tốc độ phát sinh CTR còn lại
0,5kg/người.ngđ × 21% = 0,1kg/người.ngđ
- Lượng CTR phát sinh trên 1 hộ trong 1 ngày
0,1kg/người.ngđ × 6 người/hộ = 0,6 kg/hộ.ngđ
- Thể tích thùng lưu trữ còn lại tại hộ gia đình là
0,6 × 721 ×146=0,014m3=14,3L
Vậy ta đầu tư thùng 15 lít vì phải trừ hao những ngày CTR còn lại thải ra nhiều.
Ta đầu tư 1 loại thùng vì ở mỗi gia đình có một loại thùng.
Tổng số thùng phải đầu tư cho hộ gia đình ở Q4 là :
1 thùng/ hộ × 29940 = 29940 thùng 15 lít
4.3.2 Tính toán thiết bị thu gom CTR thực phẩm và CTR còn lại từ hộ gia đình
4.3.2.1 Tính toán thiết bị thu gom CTR thực phẩm từ hộ gia đình thu gom
(1) Số hộ thu gom trong một tuyến
- Số hộ của Q4 năm 2010 là 29940 hộ
- CTR thực phẩm chiếm 79% trong CTR hỗn hợp
- Tốc độ phát sinh CTR năm 2010 là 0,6 kg/người.ngđ
- CTR thực phẩm sẽ được công nhân thu gom và đẩy về điểm hẹn. Công tác thu gom được thực hiện qua hai ca làm việc mỗi ngày, mỗi ca 8 tiếng. Ca 2 sử dụng lại thùng của ca 1 để thu gom CTR.
Ca 1 : 20h – 12h
Ca 2 : 12h – 4h
Khối lượng CTR thực phẩm từ các khu dân cư là 190,4 tấn/ngày
Khối lượng CTR mà công nhân thu gom trong một ca là:
190,42=95200(kg/ca)
Khối lượng CTR thực phẩm chứa trong thùng 660L
mv× d × f = 0,66(m3/thùng) × 300 (kg/m3) ×1
= 198 (kg/thùng 660L)
Với m : khối lượng CTR thực phẩm chứa trong thùng
v : thể tích thùng chứa 660L
d : khối lượng riêng của thành phần CTR thực phẩm là 300kg/m3
Số hộ mà thu gom được trong 1 chuyến
1986 ×0,6 ×0,79=70 (hộ /chuyến)
(2) Tính toán đầu tư về số thùng, số công nhân thu gom CTR từ hộ gia đình
Số thùng mà đầu tư thu gom phụ thuộc vào cách bố trí của công nhân quản lý, mỗi người có thể quản lý từ 1 đến 2 thùng. Tuy nhiên khi quản lý một thùng thì công nhân chỉ nhậnđược một thùng, sau khi thu gom CTR xong phải chờ xe ép tới đổ CTR rồi mới thu gom tiếp theo, do đó mất thời gian cho việc thu gom. Vì vậy phải tốn nhiều thời gian hơn. Do đó ta chọn 1 người quản lý 2 thùng thì thời gian thu gom sẽ giảm.
+ Phương án 1 : 1 người quản lý một thùng
Thời gian cần thiết cho 1 chuyến thu gom 1 người quản lý 1 thùng.
T1 = P + H + S
Trong đó :
* P = P1 + P2
P1 : thời gian lấy và đổ CTR của một hộ là 0,5 phút/hộ
P2 : thời gian di chuyển giữa hai hộ là 0,1 phút/hộ
P = [ 0,5 (phút/hộ) × 70 (hộ/chuyến)] + [(70 – 1) × 0,1 (phút/chuyến)]
= 42 phút/chuyến
* H : thời gian vận chuyển bằng thời gian đi từ điểm hẹn/ TTC đến tuyến lấy CTR cộng với thời gian từ điểm lấy CTR đầy thùng đến điểm hẹn. Trung bình đoạn đường đi từ điểm hẹn đến vị trí lấy khoảng 1km.
Khi đẩy thùng không, vận tốc trung bình khoảng 4km/h nhưng khi về với thùng đầy CTR, vận tốc sẽ thấp hơn, khoảng 2km/h. Do đó, thời gian vận chuyển của thùng 660L sẽ được tính như sau:
H = (14 + 12 ) × 60 = 45 phút/ chuyến
* S : thời gian tại điểm hẹn/TTC (kể cả thời gian chờ đợi) = 6 phút/chuyến
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom do 1 người quản lý 1 thùng là:
T1 = 42 +45 +6 = 93 phút/chuyến =1,55 giờ/chuyến
Số chuyến, số thùng và số công nhân
Số chuyến thực hiện được trong 1 ca làm việc của công nhân = ( thời gian làm việc của một ca – thời gian không thu gom)/ thời gian thu gom của một chuyến:
8 ×(1-W)T1 = 8 ×(1-0,15)1,55=4 chuyến/ca
Tổng số chuyến phải thực hiện để thu hết CTR trong một ca:
N = (khối lượng CTR/ca) : (khối lượng CTR/chuyến)
= 95200198=480chuyến/ca
Số thùng 660L cần đầu tư = (tổng số chuyến/ca) : (số chuyến/thùng)
= 4804=120 thùng/ca
Giả sử số công nhân làm việc trong 1 tuần là 5 buổi thì số công nhân làm trong 1 ca là :
120 ×75= 168 CN/ca
Mà do phải làm việc trong 2 ca, do đó số công nhân cần thiết là:
168 × 2 = 336 người
+ Phương án 2 : mỗi người quản lý 2 thùng thu gom 660L
Thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom là:
T2 = P – thời gian tại điểm hẹn
= 42 – 6 =36 (phút/chuyến) = 0,6 (giờ/chuyến)
Số chuyến, số thùng, số công nhân
Số chuyến thực hiện được trong 1 ca làm của CN = (thời gian làm việc của 1 ca – thời gian không thu gom)/ thời gian thu gom của 1 chuyến
8 ×(1-W)T2 = 8 ×(1-0,15)0,6=11 chuyến/ca
Tổng số chuyến phải thực hiện để thu hết CTR trong một ca:
N = (khối lượng CTR/ca) : (khối lượng CTR/chuyến)
= 95200198=480chuyến/ca
Số thùng 660L cần đầu tư = (tổng số chuyến/ca) : (số chuyến/thùng)
= 48010=48 thùng/ca
Số thùng thực tế cần đầu tư
48(thùng) × 2 (thùng/người) = 96 thùng/ca
Giả sử số công nhân làm việc trong 1 tuần là 5 buổi thì số công nhân làm trong 1 ca là :
48 ×75= 67 CN/ca
Mà do phải làm việc trong 2 ca, do đó số công nhân cần thiết là:
67 × 2 = 134 người
Số thùng cần đầu tư cho từng phương án được trình bày trong bảng 4.1
Bảng 4.1 : Số thùng cần đầu tư cho từng phương án
Năm
Khối lượng CTR thực phẩm (kg/ngày)
Phương án 1
Phương án 2
Số thùng cần (thùng 660L)
Số thùng cần đầu tư (thùng 660L)
Số thùng cần (thùng 660L)
Số thùng cần đầu tư (thùng 660L)
2010
190390
120
120
96
96
2011
199870
126
6
100
4
2012
210140
132
6
106
6
2013
220410
139
127
111
101
2014
231470
146
13
116
9
2015
243320
153
13
122
12
2016
255170
161
135
128
107
2017
267810
169
21
135
16
2018
281240
177
21
142
19
2019
295460
186
144
149
114
2020
310470
196
31
156
23
2021
326270
205
30
164
27
2022
342070
215
154
172
122
2023
359450
226
42
181
32
2024
377620
238
42
190
36
2025
396580
250
166
200
132
2026
416330
262
54
210
42
2027
436870
275
55
220
46
2028
458990
289
180
231
143
2029
481900
304
69
243
54
2030
505600
319
70
255
58
số công nhân cần để thu gom lượng CTR thực phẩm phát sinh theo từng phương án được trình bày trong bảng 4.2
Bảng 4.2 : Số công nhân cần để thu gom lượng CTR thực phẩm phát sinh theo từng phương án
Năm
Khối lượng CTR thực phẩm (kg/ngày)
Phương án 1
Phương án 2
Số thùng cần (thùng 660L)
Số CN/ngày
Số thùng cần (thùng 660L)
Số CN/ngày
2010
190390
120
336
96
134
2011
199870
126
352
100
140
2012
210140
132
369
106
148
2013
220410
139
389
111
155
2014
231470
146
408
116
162
2015
243320
153
428
122
170
2016
255170
161
450
128
179
2017
267810
169
473
135
189
2018
281240
177
495
142
198
2019
295460
186
520
149
208
2020
310470
196
548
156
218
2021
326270
205
574
164
229
2022
342070
215
602
172
240
2023
359450
226
632
181
253
2024
377620
238
666
190
266
2025
396580
250
700
200
280
2026
416330
262
733
210
294
2027
436870
275
770
220
308
2028
458990
289
809
231
323
2029
481900
304
851
243
340
2030
505600
319
893
255
357
4.3.2.2 Tính toán thiết bị thu gom CTR còn lại từ hộ gia đình thu gom
(1) Số hộ thu gom trong một tuyến
- CTR còn lại chiếm 21% trong CTR hỗn hợp
- Tốc độ phát sinh CTR còn lại
0,5kg/người.ngđ × 21% = 0,1kg/người.ngđ
- Lượng CTR còn lại phát sinh trên 1 hộ trong 1 ngày
0,1× 6 người/hộ = 0,6 kg/hộ.ngđ
- Mà hộ của Q4 năm 2010 là 29940 hộ
Khối lượng CTR còn lại từ các khu dân cư là 50,6 tấn/ngày
Khối lượng CTR mà công nhân thu gom trong một ca là:
50,6 ×722 =88550(kg/ca)
Khối lượng CTR còn lại chứa trong thùng 660L
mv× d × f = 0,66(m3/thùng) × 146(kg/m3) ×1
= 96,36 (kg/thùng 660L)
Với m : khối lượng CTR còn lại chứa trong thùng
v : thể tích thùng chứa 660L
d : khối lượng riêng của thành phần CTR còn lại là 146 kg/m3
Số hộ mà thu gom được trong 1 chuyến
96,366 ×0,6 ×0,21 ×72=46 (hộ/chuyến)
Tính toán đầu tư về số thùng, số công nhân thu gom CTR từ hộ gia đình
CTR còn lại sẽ được công nhân thu gom và đẩy về điểm hẹn, công nhân thu gom được thực hiện qua 2 ca làm việc mỗi ngày, mỗi ca làm việc 8 tiếng. Ca 2 sử dụng lại thùng của ca 1 để thu gom CTR. Cũng như CTR thực phẩm, ta cũng tính toán 2 phương án sau đó lựa chọn phương án để thực hiện công tác đầu tư.
Ca 1 : 20h – 12h
Ca 2 : 12h – 4h
+ Phương án 1 : 1 người quản lý một thùng
Thời gian cần thiết cho 1 chuyến thu gom 1 người quản lý 1 thùng.
T1 = P + H + S
Trong đó :
* P = P1 + P2
P1 : thời gian lấy và đổ CTR của một hộ là 0,5 phút/hộ
P2 : thời gian di chuyển giữa hai hộ là 0,1 phút/hộ
P = [ 0,5 (phút/hộ) × 46 (hộ/chuyến)] + [(46 – 1) × 0,1 (phút/chuyến)]
= 27 phút/chuyến
* H : thời gian vận chuyển bằng thời gian đi từ điểm hẹn/ TTC đến tuyến lấy CTR cộng với thời gian từ điểm lấy CTR đầy thùng đến điểm hẹn. Trung bình đoạn đường đi từ điểm hẹn đến vị trí lấy khoảng 1km.
Khi đẩy thùng không, vận tốc trung bình khoảng 4km/h nhưng khi về với thùng đầy CTR, vận tốc sẽ thấp hơn, khoảng 2km/h. Do đó, thời gian vận chuyển của thùng 660L sẽ được tính như sau:
H = (14 + 12 ) × 60 = 45 phút/ chuyến
* S : thời gian tại điểm hẹn/TTC (kể cả thời gian chờ đợi) = 6 phút/chuyến
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom do 1 người quản lý 1 thùng là:
T1 = 27 +45 +6 = 78 phút/chuyến =1,3 giờ/chuyến
Số chuyến, số thùng và số công nhân
Số chuyến thực hiện được trong 1 ca làm việc của công nhân = ( thời gian làm việc của một ca – thời gian không thu gom)/ thời gian thu gom của một chuyến:
8 ×(1-W)T1 = 8 ×(1-0,15)1,3=5 chuyến/ca
Tổng số chuyến phải thực hiện để thu hết CTR trong một ca:
N = (khối lượng CTR/ca) : (khối lượng CTR/chuyến)
= 8855096,36=919 chuyến/ca
Số thùng 660L cần đầu tư = (tổng số chuyến/ca) : (số chuyến/thùng)
= 9195=184 thùng/ca
Giả sử số công nhân làm việc trong 1 tuần là 5 buổi thì số công nhân làm trong 1 ca là :
184 ×75= 257 CN/ca
Mà do phải làm việc trong 2 ca, do đó số công nhân cần thiết là:
257 × 2 = 514 người
+ Phương án 2 : mỗi người quản lý 2 thùng thu gom 660L
Thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom là:
T2 = P – thời gian tại điểm hẹn
= 27 – 6 = 21 (phút/chuyến) = 0,35 (giờ/chuyến)
Số chuyến, số thùng, số công nhân
Số chuyến thực hiện được trong 1 ca làm của CN = (thời gian làm việc của 1 ca – thời gian không thu gom)/ thời gian thu gom của 1 chuyến
8 ×(1-W)T2 = 8 ×(1-0,15)0,35=19 chuyến/ca
Tổng số chuyến phải thực hiện để thu hết CTR trong một ca:
N = (khối lượng CTR/ca) : (khối lượng CTR/chuyến)
= 8855096,36=919 chuyến/ca
Số thùng 660L cần đầu tư = (tổng số chuyến/ca) : (số chuyến/thùng)
= 91919=48 thùng/ca
Số thùng thực tế cần đầu tư
48(thùng) × 2 (thùng/người) = 96 thùng/ca
Giả sử số công nhân làm việc trong 1 tuần là 5 buổi thì số công nhân làm trong 1 ca là :
48 ×75= 67 CN/ca
Mà do phải làm việc trong 2 ca, do đó số công nhân cần thiết là:
67 × 2 = 134 người
Số thùng cần đầu tư cho từng phương án được đưa ra trong bảng 4.3.
Bảng 4.3 : Số thùng cần đầu tư cho từng phương án
Năm
Khối lượng CTR còn lại (kg/ngày)
Phương án 1
Phương án 2
Số thùng cần (thùng 660L)
Số thùng cần đầu tư (thùng 660L)
Số thùng cần (thùng 660L)
Số thùng cần đầu tư (thùng 660L)
2010
50610
184
184
96
96
2011
53130
193
9
100
4
2012
55860
203
10
105
5
2013
58590
212
193
110
101
2014
61530
222
19
115
9
2015
64680
233
21
120
10
2016
67830
244
204
125
106
2017
71190
256
31
131
15
2018
74760
268
33
137
16
2019
78540
281
217
143
112
2020
82530
295
45
150
22
2021
86730
310
48
157
23
2022
90930
325
232
164
119
2023
95550
341
61
172
30
2024
100380
358
65
180
31
2025
105420
375
249
189
128
2026
110670
393
79
198
39
2027
116130
412
84
207
40
2028
122010
432
269
217
138
2029
128100
453
100
227
49
2030
134400
475
106
238
51
số công nhân cần để thu gom lượng CTR còn lại phát sinh theo từng phương án được trình bày trong bảng 4.4
Bảng 4.4 : Số công nhân cần để thu gom lượng CTR còn lại phát sinh theo từng phương án
Năm
Khối lượng CTR còn lại (kg/ngày)
Phương án 1
Phương án 2
Số thùng cần (thùng 660L)
Số CN/ngày
Số thùng cần (thùng 660L)
Số CN/ngày
2010
50610
184
514
96
134
2011
53130
193
539
100
139
2012
55860
203
567
105
146
2013
58590
212
592
110
153
2014
61530
222
620
115
160
2015
64680
233
650
120
167
2016
67830
244
681
125
174
2017
71190
256
715
131
182
2018
74760
268
748
137
191
2019
78540
281
784
143
199
2020
82530
295
824
150
208
2021
86730
310
865
157
218
2022
90930
325
907
164
228
2023
95550
341
952
172
239
2024
100380
358
1000
180
250
2025
105420
375
1047
189
263
2026
110670
393
1097
198
275
2027
116130
412
1150
207
288
2028
122010
432
1206
217
301
2029
128100
453
1265
227
315
2030
134400
475
1326
238
331
4.3.3 Hệ thống vận chuyển CTR còn lại từ điểm hẹn về các cơ sở tái chế
Bảng 4.5 : Tổng hợp số chuyến thu gom CTR còn lại cho mỗi khu trong 1 tuần.
Khu
Diện tích (km2)
MĐDS (người/km2)
Số dân/ khu
Số hộ/khu
Số chuyến xe 660L/khu
Số điểm
hẹn
A
0,4022
71069
28584
4764
51
9
B
0,2836
71069
20155
3359
36
6
C
0,4213
71069
29941
4990
54
9
D
0,2324
71069
16516
2752
30
5
E
0,2572
71069
18279
3046
33
6
F
0,3358
71069
23865
3977
43
7
G
0,3202
71069
22756
3792
41
7
H
0,2486
71069
17668
2944
32
5
I
0,2933
71069
20845
3474
38
6
J
0,3049
71069
21669
3611
39
7
K
0,2016
71069
14328
2388
26
5
L
0,2007
71069
14264
2377
26
5
M
0,1241
71069
8820
1470
26
5
N
0,1895
71069
13468
2244
24
4
O
0,3227
71069
22934
3822
42
7
Tổng
4,18
294091
49015
541
92
Chú thích : 1 điểm hẹn tập trung 6 thùng 660L.
Do diện tích Quận 4 nhỏ nên không cần trạm trung chuyển mà sử dụng xe ép CTR 10 tấn để thu gom CTR từ các điểm hẹn về các cơ sở tái chế
Hệ thống vận chuyển CTR còn lại từ điểm hẹn về các cơ sở tái chế
Sử dụng xe ép CTR 10 tấn để thu gom rác từ các điểm hẹn về các cơ sở tái chế
Số thùng 660L mà 1 xe 10 tấn có thể thu gom hết trong 1 chuyến
n=10×10000,66*146=103thùng
Số chuyến xe 10 tấn cần thiết để thu gom hết lượng CTR còn lại của quận về cơ sở tái chế là
N=tổng số thung của hệ thống103=541103=5 (chuyến)
Tính toán số chuyến thu gom của 1 xe ép CTR 10 tấn trong 1 ngày
Tất cả các xe ép CTR 10 tấn sẽ thu gom CTR tại các điểm hẹn và đưa về cơ sở tái chế
Vận tốc xe của xe từ nhà máy tái chế đến điểm BĐ là 50 km/h
Vận tốc từ điểm BĐ tới các điểm hẹn là 20 km/h
Với quãng đường từ điểm BĐ đến nhà máy là 30 km
Quãng đường từ điểm hẹn xa nhất tới điểm BĐ là 5km
Thời gian của 1 chuyến xe 10 tấn
T = Tlấy rác+ Tvận chuyển + Tnơi dổ rác
Thời gian lấy rác : 30 phút/chuyến = 0,5 (h)
Thời gian vận chuyển = quãng đường/vận tốc = (30/50 + 5/20)*2= 1,7(h)
Thời gian ở nơi đổ = 20 phút/chuyến = 0,33 (h)
Vậy thời gian của 1 chuyến xe 10 tấn là
T = 0,5 + 1,7 + 0,33 = 2,53 (h)
Số chuyến thu gom của 1 xe 10 tấn trong 1 ngày
N=8×(1-0,25)2,53=2 ( chuyến /ngày.xe.10 tấn)
Vậy số xe 10 tấn cần đầu tư cho hệ thống thu gom CTR còn lại của quận 4 là 5/2 = 3 chiếc.
Số khu cần có xe 10 tấn đi thu gom là 14 khu và cứ mỗi xe 10 tấn sẽ thu gom tối đa 17 điểm hẹn thì đầy xe.
Lịch thu gom CTR còn lại
CTR còn lại được thu gom 2 ngày/tuần; nên ta phân bố lịch thu gom như sau, để tận dụng tối đa hiệu quả của các thùng 660L.
Bảng 4.6 : Lịch thu gom CTR còn lại
Thứ
T2 - T5
T3 - T6
T4 - T7
T5 - CN
T6 - T2
T7 - T3
Khu được thu gom
A,B
C,D,E
G,F
J,H,I
K,O
L,M,N
Bảng 4.7 : Bố trí xe vận chuyển CTR còn lại điểm hẹn nhà máy tái chế
XE
CHUYẾN
1(21h-1h)
2(1h-5h)
Xe 1
1>2>3>4>5>6>7>8>9>10>
11>12>13>14>15>16>17>18
50>51>52>53>54>56>57>58>59>60>61>
62>63>64>65>66>67
Xe 2
27>26>25>19>20>21>22>23>24>
17>35>34>33>32>31>30>29>28>
68>69>70>71>72>73>74>75>86>87>88>
89>90>91>92
Xe 3
36>37>38>39>40>41>42>43>
44>45>46>47>48>49
85>84>83>82>81>80>79>78>77>76
4.3.4 Hệ thống thu gom CTR thực phẩm từ hộ dân đến điểm hẹn
Bảng 4.8 : Số điểm hẹn tính toán được cho mỗi khu
Khu
Diện tích (ha)
Diện tích (km2)
MĐDS (người/km2)
Số dân/ khu
Số hộ/khu
Số chuyến xe 660L/khu
Số điểm
hẹn
A
40,22
0,4022
71069
28584
4764
68
11
B
28,36
0,2836
71069
20155
3359
47
8
C
42,13
0,4213
71069
29941
4990
71
12
D
23,24
0,2324
71069
16516
2752
39
6
E
25,72
0,2572
71069
18279
3046
43
7
F
33,58
0,3358
71069
23865
3977
56
9
G
32,02
0,3202
71069
22756
3792
54
9
H
24,86
0,2486
71069
17668
2944
42
7
I
29,33
0,2933
71069
20845
3474
49
8
J
30,49
0,3049
71069
21669
3611
51
8
K
20,16
0,2016
71069
14328
2388
34
5
L
20,07
0,2007
71069
14264
2377
33
5
M
12,41
0,1241
71069
8820
1470
21
4
N
18,95
0,1895
71069
13468
2244
32
5
O
32,27
0,3227
71069
22934
3822
54
9
Tổng
4,18
294091
58818
700
113
Chú thích: 1 điểm hẹn tập trung 6 thùng 660L
Do diện tích Quận 4 nhỏ nên không cần trạm trung chuyển mà sử dụng xe ép rác 10 tấn để thu gom CTR từ các điểm hẹn về bãi chôn lấp
Hệ thống vận chuyển rác thực phẩm từ điểm hẹn về bãi chôn lấp
Sử dụng xe ép rác 10 tấn để thu gom rác từ các điểm hẹn về bãi chôn lấp
Số thùng 660L mà 1 xe 10 tấn có thể thu gom hết trong 1 chuyến
n=10×10000,66*300=52thùng
Số chuyến xe 10 tấn cần thiết để thu gom hết lượng rác thực phẩm của quận về trạm trung chuyển là
N=tổng số thung của hệ thống52=70052=14 (chuyến)
Tính toán số chuyến thu gom của 1 xe ép rác 10 tấn trong 1 ngày
Tất cả các xe ép CTR 10 tấn sẽ thu gom rác tại các điểm hẹn và đưa về bãi chôn lấp
Vận tốc xe của xe từ bãi chôn lấp đến điểm BĐ là 50 km/h
Vận tốc từ điểm BĐ tới các điểm hẹn là 20 km/h
Với quãng đường từ điểm BĐ đến nhà máy là 30 km
Quãng đường từ điểm hẹn xa nhất tới điểm BĐ là 5km
Thời gian của 1 chuyến xe 10 tấn
T = Tlấy rác+ Tvận chuyển + Tnơi dổ rác
Thời gian lấy rác : 30 phút/chuyến = 0,5 (h)
Thời gian vận chuyển = quãng đường/vận tốc = (30/50 + 5/20)*2= 1,7(h)
Thời gian ở nơi đổ = 20 phút/chuyến = 0,33 (h)
Vậy thời gian của 1 chuyến xe 10 tấn là
T = 0,5 + 1,7 + 0,33 = 2,53 (h)
Số chuyến thu gom của 1 xe 10 tấn trong 1 ngày
N=8×(1-0,25)2,53=2 (chuyến/ ngày.xe 10 tấn)
Vậy số xe 10 tấn cần đầu tư cho hệ thống thu gom CTR thực phẩm của quận 4 là 14/2 = 7 chiếc.
Số khu cần có xe 10 tấn đi thu gom là 14 khu và cứ mỗi xe 10 tấn sẽ thu gom tối đa 9 điểm hẹn thì đầy xe.
Bảng 4.9 : Bố trí xe vận chuyển CTR thực phẩm từ điểm hẹn về bãi chôn lấp
XE
CHUYẾN
1(21h-1h)
2(1h-5h)
Xe 1
1>2>3>4>5>6>7>8>9
94>95>96>97>98>99>100>101>102
Xe 2
10>11>19>20>21>22>23>24>25
54>55>56>57>58>59>60>61>62
Xe 3
12>13>14>15>16>17>26>27>28
78>79>80>81>82>83>84>85
Xe 4
34>33>32>31>30>29>44>43>42
63>64>65>66>67>68>69
Xe 5
41>40>39>38>37>36>35>92>93
70>71>72>73>74>75>76>77
Xe 6
45>46>47>48>49>50>51>52>53
105>106>107>108>109>110>111>112>113
Xe 7
91>90>89>88>87>86>90>104>103
CHƯƠNG 5 :
CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN Ở QUẬN 4
5.1 Chi phí đầu tư thùng chứa CTR và túi nylon cho hộ gia đình
(1) Chi phí đầu tư thùng chứa CTR
Theo tính toán thiết bị lưu trữ CTR đã nêu trên ta có:
Tổng số thùng chứa cần đầu tư là 29940 thùng
Thể tích thùng chứa CTR theo tính toán: V = 15 lít
Giá thành của 1 thùng 15 lít là: 30.000VNĐ
Tổng chi phí đầu tư thùng chứa CTR cho hộ gia đình tại Q4 là:
Tổng chi phí = tổng số thùng (thùng) × giá thành (VNĐ/thùng)
= 29940 (thùng 15 lít) × 30.000 (VNĐ/thùng)
= 898.200.000VNĐ
(2) Chi phí đầu tư túi nylon
Số túi nylon đầu tư cho hộ gia đình là: n =36 túi nylon/tháng.hộ
Thời gian đầu tư túi nylon cho hộ gia đình: t = 6 tháng
Giá thành túi nylon: 300 VNĐ/túi
Tổng chi phí đầu tư túi nylon chứa CTR cho hộ gia đình tại Q4 là:
Tổng chi phí = số túi nylon (túi/hộ) × số hộ (hộ) × thời gian đầu tư tháng (6 tháng) × giá thành (VNĐ/túi)
= 36 × 29940 × 6 × 300 = 1.940.112.000 VNĐ
Vậy tổng chi phí đầu tư thùng và túi cho hộ gia đình là:
Chi phí đầu thùng + chi phí đầu tư túi = 898.200.000 + 1.940.112.000
= 2.838.312.000 VNĐ
5.2 Chi phí đầu tư thùng và lương công nhân của từng phương án đối với CTR thực phẩm
Giả sử số thùng chúng ta sử dụng trong 3 năm và lương công nhân hiện nay giao động trong khoảng 2.000.000 – 2.500.000 VNĐ/ tháng, do đó ta chọn lương khoảng 2.500.000 VNĐ
Lương CN = số công nhân/năm × 2.500.000 VNĐ/tháng × 13 tháng
Theo Công Ty Dịch Vụ Công Ích Q4, giá thành thùng 660L bánh lớn có nắp đậy là 4.000.000 VNĐ
Chi phí đầu tư thùng và lương công nhân của từng phương án được trình bày trong bảng 5.1.
Bảng 5.1 : Chi phí đầu tư thùng và lương công nhân của từng phương án
Năm
Phương án 1
Phương án 2
Thùng đầu tư
Chi phí thùng đầu tư
Số công nhân
Lương công nhân
Thùng đầu tư
Chi phí thùng đầu tư
Số công nhân
Lương công nhân
2010
120
480.106
336
10920.106
96
384.106
134
4355.106
2011
6
240.105
352
11440.106
4
16.106
140
4550.106
2012
6
240.105
369
119925.105
6
24.106
148
4810.106
2013
127
508.106
389
126425.105
101
404.106
155
5038.106
2014
13
520.105
408
13260.106
9
36.106
162
5265.106
2015
13
520.105
428
13910.106
12
48.106
170
5525.106
2016
135
540.106
450
14625.106
107
428.106
179
5818.106
2017
21
840.105
473
153725.105
16
64.106
189
6143.106
2018
21
840.105
495
160875.105
19
76.106
198
6435.106
2019
144
576.106
520
16900.106
114
456.106
208
6760.106
2020
31
124.106
548
17810.106
23
92.106
218
7085.106
2021
30
120.106
574
18655.106
27
108.106
229
7443.106
2022
154
616.106
602
19565.106
122
488.106
240
7800.106
2023
42
168.106
632
20540.106
32
128.106
253
8223.106
2024
42
168.106
666
21645.106
36
144.106
266
8645.106
2025
166
664.106
700
22750.106
132
528.106
280
9100.106
2026
54
216.106
733
238225.105
42
168.106
294
9555.106
2027
55
220.106
770
25025.106
46
184.106
308
1001.107
2028
180
720.106
809
262925.105
143
572.106
323
1050.107
2029
69
276.106
851
276575.105
54
216.106
340
1105.107
2030
70
280.106
893
290225.105
58
232.106
357
1160.107
Tổng
5996.106
3899350.105
4796.106
1557.107
3959310.105
1605040.105
Qua phần tính toán trên ta chọn phương án 2 là phương án khả thi hơn phương án 1 để đầu tư. Vậy số lượng thùng và số công nhân chúng ta chọn theo phương án 2.
5.3. Chi phí đầu tư thùng và lương công nhân của từng phương án đối với CTR còn lại
Giả sử số thùng chúng ta sử dụng trong 3 năm và lương công nhân hiện nay giao động trong khoảng 2.000.000 – 2.500.000 VNĐ/ tháng, do đó ta chọn lương khoảng 2.500.000 VNĐ
Lương CN = số công nhân/năm × 2.500.000 VNĐ/tháng × 13 tháng
Theo Công Ty Dịch Vụ Công Ích Q4, giá thành thùng 660L bánh lớn có nắp đậy là 4.000.000 VNĐ
Chi phí đầu tư thùng và lương công nhân của từng phương án được trình bày trong bảng 5.2
Bảng 5.2 : Chi phí đầu tư thùng và lương công nhân của từng phương án
Năm
Phương án 1
Phương án 2
Thùng đầu tư
Chi phí thùng đầu tư
Số công nhân
Lương công nhân
Thùng đầu tư
Chi phí thùng đầu tư
Số công nhân
Lương công nhân
2010
184
736.106
514
1285.106
96
384.106
134
335.106
2011
9
36.106
539
13475.105
4
16.106
139
3475.105
2012
10
40.106
567
14175.105
5
20.106
146
365.106
2013
193
772.106
592
1480.106
101
404.106
153
3825.105
2014
19
76.106
620
1550.106
9
36.106
160
400.106
2015
21
84.106
650
1625.106
10
40.106
167
4175.105
2016
204
816.106
681
17025.105
106
424.106
174
435.106
2017
31
124.106
715
17875.105
15
60.106
182
455.106
2018
33
132.106
748
1870.106
16
64.106
191
4775.105
2019
217
868.106
784
1960.106
112
448.106
199
4975.105
2020
45
180.106
824
2060.106
22
88.106
208
520.106
2021
48
192.106
865
21625.105
23
92.106
218
545.106
2022
232
928.106
907
22675.105
119
476.106
228
570.106
2023
61
244.106
952
2380.106
30
120.106
239
5975.105
2024
65
260.106
1000
2500.106
31
124.106
250
625.106
2025
249
996.106
1047
26175.105
128
512.106
263
6575.105
2026
79
316.106
1097
27425.105
39
156.106
275
6875.105
2027
84
336.106
1150
2875.106
40
160.106
288
720.106
2028
269
1076.106
1206
3015.106
138
552.106
301
7525.105
2029
100
400.106
1265
31625.105
49
196.106
315
7875.105
2030
106
424.106
1326
3315.106
51
204.106
331
8275.105
Tổng
2259
9036.106
18049
451225.105
1144
4576.106
4561
1140.107
541585.105
159785.105
Qua phần tính toán trên ta chọn phương án 2 là phương án khả thi hơn phương án 1 để đầu tư. Vậy số lượng thùng và số công nhân chúng ta chọn theo phương án 2.
5.4. Chi phí đầu tư xe 10 tấn
Trên thị trường hiện nay, loại xe tải chuyên dụng dung dể chuyên chở CTR có bộ phận ép CTR loại 10 tấn có giá bán là 889.000.000 VND một xe mới hoàn toàn và thời gian sử dụng là 5 năm. Vậy chi phí đầu tư cho xe 10 tấn được thể hiện trong bảng 5.3
Bảng 5.3 : Chi phí đầu tư cho xe 10 tấn.
Năm
Số xe cần đầu tư
Số xe đầu tư
Số xe dự phòng
Số tiền đầu tư (VNĐ)
2010
10
10
1
9.779.000.000
2011
11
1
889.000.000
2012
12
1
889.000.000
2013
13
1
889.000.000
2014
14
1
889.000.000
2015
15
15
1
14.224.000.000
2016
16
1
889.000.000
2017
17
1
889.000.000
2018
18
1
889.000.000
2019
19
1
889.000.000
2020
20
20
2
19.558.000.000
2021
21
1
889.000.000
2022
22
1
889.000.000
2023
23
1
889.000.000
2024
24
1
889.000.000
2025
25
25
2
24.003.000.000
2026
26
1
889.000.000
2027
27
1
889.000.000
2028
28
1
889.000.000
2029
29
1
889.000.000
2030
30
30
3
29.337.000.000
Tổng
111.125.000.000
Bảng 5.4 : Tổng chi phí đầu tư cho chương trình PLCTRTN cho Quận 4 đến năm 2030
STT
Trang thiết bị đầu tư cho chương trình
Số tiền đầu tư (VNĐ)
1
Thùng chứa CTR tại hộ gia đình
898.200.000
2
Túi nylon
2.838.312.000
3
Thùng 660L
9272.106
4
Lương công nhân
26970.106
5
Xe 10 tấn
111125.106
Tổng cộng
151.103.106
CHƯƠNG 6 :
Kết Luận – Kiến Nghị
6.1 Kết luận
- Qua nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát thực tế về hệ thống thu gom – vận chuyển CTR sinh hoạt tại Quận 4, khoá luận đã đánh giá được hiện trạng của hệ thống này. Đồng thời, qua đó cũng phân tích được các ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống thu gom – vận chuyển CTR sinh hoạt ở quận hiện nay, để đưa ra các giải pháp cải thiện cho tương lai.
- Dự báo được tốc độ phát sinh khối lượng CTR của Quận 4 đến năm 2030.
- Đề xuất trang thiết bị tồn trữ CTR cho hộ gia đình và đưa ra những quy trình thu gom – vận chuyển CTRĐT phù hợp nhất cho Quận.
- Tính toán được những trang thiết bị cần đầu tư nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn do TP.HCM triển khai, với những bước tính toán cụ thể sau:
+ Tính toán nhu cầu thiết bị chứa CTR thực phầm và CTR còn lại tại hộ gia đình
+ Tính toán nhu cầu thu gom (thùng 660L) cho CTR thực Phẩm và CTR còn lại
+ Tính toán nhu cầu nhân lực phục vụ thu gom, tính toán chi phí cho chương trình
+ Vạch tuyến thu gom cho CTR thực phẩm
6.2 Kiến nghị
Để tăng thêm phần thiết thực và hiệu quả cho công tác thu gom - vận chuyển CTRSH của Quận 4 trong tương lai, khoá luận có một số kiến nghị sau:
UBND Quận 4 cần thành lập ban chỉ đạo chương trình PLCTRTN để phối hợp với các ban ngành và thông tin trên các phương tiện đại chúng. Chương trình PLCTRTN sẽ làm thay đổi đánh kể năng lực quản lý CTR ở Quận 4.
Vạch lại các tuyến thu gom và vị trí các điểm hẹn sao cho hợp lý nhất, quãng đường và thời gian vận chuyển của công nhân là ngắn nhất.
Bố trí lại các điểm hẹn để mức độ ảnh hưởng đến môi trường và người dân xung quanh ít nhất, trong điều kiện trời tiết xấu thì điểm hẹn vẫn hoạt động bình thường, tránh vất vả cho công nhân.
Những công nhân theo xe thu gom và vận chuyển CTR làm việc vất vả, đặt biệt phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên họ cần được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và cần được quan tâm hơn về chính sách, chế độ ưu đãi.
Quận 4 cùng thành phố nên đầu tư them các cơ sở tái chế nhằm giả quyết tốt hơn nhu cầu xử lý CTR cho Quận 4 và thành phố.
Tuyên truyền rộng rãi cho người dân về lợi ích của việc PLCTRTN và hướng dẫn cụ thể cách thực hiện. Bên cạnh đó cần phải có những chính sách khen, thưởng cụ thể để người dân có ý thức tham gia.
Và cần thiết xây dựng hệ thống thong tin dữ liệu về CTR đô thị từ cấp phường, quận đến thành phố để dể dàng hơn trong công tác thu gom – vận chuyển cũng như mục đích quản lý khác.