Qua thời gian nghiên cứu xử lý hợp chất clo hữu cơ trên xúc tác sử dụng γ-
Al2O3 làm chất mang, em có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Việc đưa các kim loại lên chất mang γ-Al2O3 theo phương pháp ngâm tẩm ở
điều kiện thường không làm ảnh hưởng lớn tới cấu trúc đặc trưng vật liệu
mao quản trung bình của chất mang này dù là dạng bột hay dạng hạt.
55 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu xử lý hợp chất clo hữu cơ trên xúc tác sử dụng γ- Al2O3 làm chất mang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 19
1.3. PHẢN ỨNG HYDRODECLO HÓA (HDC)
1.3.1. Khái niệm về phản ứng HDC
Phản ứng HDC là phản ứng cắt bỏ liên kết C-Cl của hợp chất clo hữu cơ
trong dòng khí H2 và thay thế nguyên tử clo bằng nguyên tử hydro. Trong quá
trình phản ứng, clo bị tách ra dƣới dạng HCl và lien kết R-Cl ban đầu đƣợc thay
thế bằng một lien kết mới R-H. Quá trình xảy ra theo phản ứng sau:
R – Cl + H2 → R – H + HCl
Ví dụ:
CCl2 = CCl2 + H2 → CHCl = CCl2 + HCl
CHCl = CCl2 + H2 → CHCl = CHCl + HCl
CHCl = CHCl + H2 → CHCl = CH2 + HCl
CHCl = CH2 + H2 → CH2 = CH2 + HCl
CH2 = CH2 + H2 → CH3 – CH3
Hiện nay, phản ứng HDC đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình xử
lý các chất thải công nghiệp nhƣ nƣớc thải của nhà máy hóa chất có sử dụng các
hợp chất clo, khí thải của các nhà máy, các chất thải trong sinh hoạt và môi
trƣờng,. Để phản ứng HDC xảy ra ở các điều kiện mềm hơn, hiệu quả hơn và
có sự chọn lọc thì ngƣời ta thƣờng sử dụng xúc tác cho quá trình này.
1.3.2. Xúc tác cho phản ứng HDC
Phản ứng HDC đã đƣợc nghiên cứu trên các xúc tác kim loại quý nhƣ Pd, Pt,
Rh. Có rất nhiều loại xúc tác đã đƣợc thử nghiệm, xúc tác có thể là chỉ là một
thành phần pha hoạt động nhƣng xúc tác ở loại này có giá thành rất cao, ít sử
dụng trong công nghiệp. Để tiết kiệm các kim loại quý và giảm giá thành sản
phẩm, ngƣời ta thƣờng đƣa các kim loại mang trên chất mang khác nhau. Do đó,
hiện nay xúc tác là một hỗn hợp gồm nhiều thành phần với các nhiệm vụ khác
nhau nhƣ nhóm phụ trợ, nhóm hoạt động và nhóm chất mang. Tuy nhiên, xúc
tác thông thƣờng gồm hai hợp phần là pha hoạt động và chất mang. Trong đó,
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 20
pha hoạt động giữ chức năng hoạt động hoá học, làm tăng vận tốc và tăng độ
chọn lọc của phản ứng còn chất mang thƣờng có bề mặt riêng lớn để phân tán tốt
pha hoạt động, có cấu trúc mao quản và lỗ xốp nhất định, độ bền cơ học và độ
bền nhiệt cao.
Với phản ứng HDC, rất nhiều loại xúc tác có thành phần kim loại khác
nhau mang trên các chất mang khác nhau đã đƣợc nghiên cứu và thử nghiệm.
Mỗi loại xúc tác này thƣờng chỉ thích hợp cho một số hợp chất clo cụ thể trong
quá trình HDC và đƣợc giới thiệu ở bảng 3:
Bảng 3: Một số loại xúc tác đã được nghiên cứu cho phản ứng HDC [16]
LOẠI XÚC TÁC ĐỐI TƢỢNG CẦN XỬ LÝ
Pd/C 1,2,4,5-Tetraclobenzen
Ni/ SiO2 và Ni/ Zeolite Y Clophenol, diclophenol, triclophenol,
pentaclophenol
Pd/Al2O3, Rh/Al2O3 Clobenzen
Pt/C, Pd/ γ - Al2O3 4-Clo-2-nitrophenol
Rh/SiO2 Dicloetan (DCA), TCE
Pt/Al2O3 Dicloetylen (DCE)
Pd/C Cloflocacbon (CFC)
Pt/ chất mang CCl4
Pt/ γ-Al2O3 CCl4
Pt/MgO CCl4
PdO/ γ-Al2O3 1,1,2-Triclotrifloetan
Ni/ Zeolite Y CCl4
Ni-Mo/Al2O3 Clobenzen
Ni-Mo/Al2O3 Diclometan; 1,1,1-TCA, TCE, PCE
Pd-Cu-Sn/C
*
PCE
Pt-Cu-Ag-Au/C
*
1,2-Diclopropan
Ni/ ZSM-5 và Al2O3 TCE và TCA (tricloacetic axit)
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 21
Pd/ C
*
TCE, TCA, và clobenzen
Pd/ Al2O3, Al2O3 đƣợc flo hóa bề
mặt và AlF3
1,1-Diclotetrafloetan, diclodiflometan
Nhóm kim loại VIII Diclodiflometan
Pd, Rh, Pt/ Al2O3 PCE
Pd/ SiO2 1,1,1-Tricloetan (TCE)
Ni,Mo/ Al2O3 PCE, TCE, 1,1-dicloetylen, cis-dicloetylen
và trans-dicloetylen
Pd/ γ-Al2O3 CF2-Cl2 (CFC-12)
Ni Raney, Ni/ SiO2, Pd/ Al2O3,
Pt/ Al2O3, Pt-Rh/ Al2O3, Ru/
Al2O3 và Ni, Mo đƣợc sunfit
hóa/Al2O3
Diclometan, cloroform, CCl4, 1,1,1-TCA,
TCE và PCE
Pt/ Al2O3 TCA
Pt, Pd/ Vycor, Al2O3, C
*
, AlF3 Clometan, clobenzen
Phản ứng HDC sau khi đã đƣợc nghiên cứu trên các xúc tác kim loại quý
nhƣ Pd, Pt, Rh và kết quả cho thấy rằng Pd là kim loại cho hoạt tính xúc tác và
độ chọn lọc cao nhất với phản ứng HDC.
Xúc tác Pd thƣờng đƣợc mang trên các chất mang nhƣ C*, γ-Al2O3 và γ-
Al2O3 đƣợc flo hóa. Nhiều tác giả cho rằng các chất mang oxit kim loại đóng vai
trò quan trọng trong quá trình phản ứng và nhiều khi chất mang đƣợc halogen
hóa do trong phản ứng sinh ra HCl, bên cạnh đó C* là một chất mang trơ và
đƣợc ứng dụng trong các phản ứng HDC trong môi trƣờng kiềm.
Về chất mang: nhiều chất mang khác nhau đã đƣợc nghiên cứu thử nghiệm cho
phản ứng HDC. Các nghiên cứu cho thấy -Al2O3 và SiO2 là những chất mang
có khả năng sử dụng cho xúc tác HDC, nhƣng chúng cũng dễ bị tấn công bởi
HCl hình thành trong phản ứng, gây ra sự giảm diện tích bề mặt và tăng tính axít
bề mặt. Điều này cũng có thể dẫn tới sự tạo thành cốc gây mất hoạt tính xúc tác.
Trong khi đó C* có giá thành rẻ, trơ về mặt hóa học, diện tích bề mặt lớn thì
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 22
không chịu những tác động này [17]. Tuy nhiên, xét tổng thể thì chất mang γ-
Al2O3 mao quản trung bình vẫn đƣợc nghiên cứu nhiều hơn do có những ƣu
điểm nhƣ: kích thƣớc mao quản phù hợp với hầu nhƣ mọi loại phản ứng và chất
phản ứng, bề mặt riêng lớn, độ axit bề mặt và trên hết là đặc tính của γ-Al2O3 có
thể đƣợc kiểm soát trong quá trình tổng hợp [18].
a. Kim loại paladi (Pd)
Paladi [19] là kim loại có màu bạc trắng đƣợc phát hiện vào năm 1803 bởi
William Hyda Wollsaton. Paladi có kí hiệu hóa học là Pd, nằm ở ô số 46, chu kì
5, phân nhóm VIIIB trong bảng hệ thống tuần hoàn có cấu hình lớp ngoài cùng
là 4d
10, bán kính nguyên tử là 140nm. Các ứng dụng chính của Pd có thể đƣợc
kể đến nhƣ sau:
Trong điện tử: ứng dụng của Pd là làm điện dung gốm đa lớp, Pd (đôi khi
đƣợc trộn lẫn với Ni) làm các đầu cảm biến điện tử, Pd cũng đƣợc sử
dụng trong việc bảo vệ cảm biến điện tử và trong các mối hàn đặc biệt.
Trong công nghệ: H2 dễ dàng khuếch tán qua Pd nóng chảy nên Pd đƣợc
sử dụng chế tạo thiết bị làm sạch khí, thiết bị chế tạo H2 tinh khiết sử
dụng màng Pd.
Trong xúc tác: khi đƣợc tán mịn và phân bố trên các loại chất mang khác
nhau thì Pd sẽ là xúc tác tốt cho phản ứng hydro hóa và dehydro hóa. Vì
khi ở trạng thái phân tán cao, Pd có khả năng hấp phụ một lƣợng lớn
hydro. Chính vì vậy xúc tác chứa Pd đƣợc ứng dụng cho quá trình
cracking các sản phẩm dầu mỏ. Ngoài ra, một trong những ứng dụng lớn
nhất của Pd là chế tạo bộ xúc tác.
Ngoài ra Pd còn có ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhƣ nhiếp ảnh, làm
đồ trang sức và cả trong lĩnh vực nghệ thuật.
a. Chất mang gamma ôxit nhôm (γ-Al2O3) [20]
γ-Al2O3 là một dạng thù hình của nhôm ôxit, không tìm thấy trong tự nhiên,
chỉ có thể nhận đƣợc duy nhất từ quá trình nhiệt phân nhôm hydroxyt dạng
boehmit dựa theo sơ đồ phân hủy nhiệt (Hình 4).
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 23
Từ sơ đồ này ta thấy tuy γ-Al2O3 chỉ đƣợc tạo ra duy nhất từ nhiệt phân dạng
hydroxyt boehmit ở 400 6000C, nhƣng có thể nâng cao hiệu suất thu γ-Al2O3
bằng cách chuyển một số dạng hydroxyt khác nhƣ gibbsit, bayerit về boehmit ở
khoảng trên 2000C.
Các đặc tính quan trọng của vật liệu mao quản này là diện tích bề mặt riêng,
thể tích lỗ xốp, hình dáng và kích thƣớc mao quản. Bằng các phƣơng pháp
quang học và phổ hiện đại các nghiên cứu đã cho thấy rằng γ-Al2O3 là loại vật
liệu mao quản trung bình, có diện tích bề mặt riêng tƣơng đối lớn từ
150 300m
2/g, đó là các sản phẩm γ-Al2O3 đi từ bayerit, gibbsit, và boehmit.
Hầu hết diện tích bề mặt riêng của ôxit nhôm đi từ gibbsit, bayerit đƣợc tạo
thành có lỗ xốp nhỏ, đƣờng kính vào khoảng 10 20Ǻ. γ-Al2O3
chứa nhiều lỗ
xốp có đƣờng kính từ 30 120Ǻ, thể tích lỗ xốp thƣờng từ 0,5 1cm3/g. γ-
Al2O3 đƣợc tạo thành từ quá trình nung gel boehmit có đƣờng kính lỗ xốp vào
khoảng 30 100Ǻ .
Hình 4: Sơ đồ phân hủy nhiệt của các dạng nhôm hydroxyt [18]
Diện tích bề mặt riêng cũng nhƣ cấu trúc xốp của γ-Al2O3
phụ thuộc vào thời
gian nung và nhiệt độ nung. Vì khi nung ở nhiệt độ cao thì có sự chuyển pha từ
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 24
γ-Al2O3 sang các dạng ôxit nhôm khác (thông thƣờng γ-Al2O3 có diện tích bề
mặt riêng nằm trong khoảng 50 300m2/g), do đó trong quá trình điều chế cần
có một chế độ nhiệt độ thích hợp để thu đƣợc γ-Al2O3 có hàm lƣợng tinh thể
cao. Trong quá trình nung ôxit nhôm đến khoảng 9000C gần nhƣ mất nƣớc hoàn
toàn nhƣng sẽ kéo theo sự thay đổi cơ bản diện tích bề mặt riêng. Rõ ràng ở đây
xảy ra sự tƣơng tác giữa các bề mặt tinh thể tạo ra những tinh thể lớn hơn. Còn
khi nung bayerit, gibbsite, boehmit tới gần nhiệt độ chuyển pha đầu tiên (3500C)
diện tích bề mặt tăng nhanh, tiếp tục nung tới những nhiệt độ cao hơn thì diện
tích bề mặt riêng giảm dần và khi nung đến 10000C thì diện tích bề mặt giảm
xuống còn khoảng 30 50 m2/g.
Nếu nung ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tạo ôxit thì -Al2O3 bắt đầu bị thiêu kết
và những lỗ xốp nhỏ bắt đầu bị phá hủy dẫn đến sự giảm diện tích bề mặt và
giảm thể tích lỗ xốp và tại nhiệt độ đó toàn bộ thể tích lỗ xốp của ôxit nhôm là
nhỏ hơn 0,5cm3/g.
Chính vì vậy, để đảm bảo γ-Al2O3 thu đƣợc có diện tích bề mặt riêng lớn
phù hợp làm chất mang xúc tác thì nhiệt độ nung boehmit ban đầu thƣờng đƣợc
chọn trong khoảng 400 6000C.
1.3.3. Các phương pháp tổng hợp xúc tác
Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới đang sử dụng các phƣơng pháp điều
chế xúc tác HDC nhƣ ngâm tẩm, sol-gel, trao đổi ion, phƣơng pháp khử nhiệt
(cacbon - carbothermal reduction).
Sau đây, em xin giới thiệu về phƣơng pháp ngâm tẩm và phƣơng pháp sol-
gel.
a. Phƣơng pháp ngâm tẩm: [21]
Phƣơng pháp ngâm tẩm đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau: ngâm tẩm, sấy,
nung, khử và hoạt hoá bằng H2. Trong quá trình ngâm tẩm các dung dịch muối
kim loại hoạt động đƣợc điền đầy vào các mao quản của chất mang. Khi đó, hệ
mao quản của chất mang đƣợc phủ đầy các dung dịch muối kim loại. Sau khi
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 25
dung môi bay hơi hết, các vi tinh thể muối nằm lại trên thành mao quản và chất
mang. Sau quá trình sấy nung thì các vi tinh thể đấy trở về dạng oxit không hoà
tan đƣợc và khi tiến hành khử trong dòng H2, các vi tinh thể ấy sẽ tạo ra các hạt
kim loại riêng rẽ.
Quá trình tẩm có thể tiến hành theo chu kì. Tẩm liên tục thƣờng cho phép
thu đƣợc xúc tác có thành phần đồng nhất hơn. Tẩm có thể một lần hoặc nhiều
lần. Phƣơng pháp tẩm nhiều lần đƣợc sử dụng nếu sau một lần tẩm không thể
mang đủ lƣợng muối cần thiết. Sau mỗi lần tẩm xúc tác đƣợc xử lý nhiệt thành
dạng không hoà tan. Do đó công nghệ tẩm nhiều lần phức tạp hơn
Phƣơng pháp này nhanh, đơn giản nhƣng có nhƣợc điểm là độ phân tán
không cao đặc biệt khi là nhỏ giọt muối lên chất mang ở điều kiện tĩnh. Xúc tác
kim loại đƣợc chuẩn bị bằng phƣơng pháp ngâm tẩm có tâm kim loại lớn và
phân bố hạt trên chất mang kém đồng đều, đƣờng kính hạt khoảng 5 -30 nm,
phân bố hầu hết ở trên bề mặt chất mang, chỉ có một phần nhất định nằm trong
mao quản do đó hạt kim loại rất linh động trong quá trình phản ứng ở nhiệt độ
cao, dễ xảy ra sự thiêu kết.
b. Phƣơng pháp sol-gel. [10]
Phƣơng pháp sol-gel đƣợc ứng dụng đối với loại xúc tác kim loại mang
trên chất mang là SiO2. Phƣơng pháp này cho đƣờng kính hạt kim loại phân tán
trên chất mang nhỏ, độ phân tán tốt. Đƣờng kính của các hạt kim loại, điều chế
bằng phƣơng pháp sol-gel có kích thƣớc khoảng vài nm. Trong điều kiện tốt
nhất, phƣơng pháp sol-gel tạo ra tinh thể kim loại với đƣờng kính 2 -3 nm đƣợc
định vị trong mao quản của SiO2. Kết quả là, hạt kim loại đƣợc bảo vệ, không bị
thiêu kết trong suốt quá trình hoạt động ở nhiệt độ cao [29].
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là phức tạp, thời gian dài, sử dụng nhiều
loại hóa chất để tạo phức và cầu nối trung gian cho quá trình tổng hợp.
Từ hai phƣơng pháp trên ta có thể thấy đƣợc ở phƣơng pháp tẩm, giữa kim
loại và chất mang không hình thành liên kết hóa học mà chỉ là bám dính vật lý
thông thƣờng do đó độ phân tán kim loại không cao. Tuy nhiên, bằng phƣơng
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 26
pháp tẩm, ta có thể đƣa toàn bộ kim loại cần tẩm lên chất mang, hạn chế đƣợc sự
mất mát, ngoài ra quá trình thực hiện lại đơn giản và nhanh hơn các phƣơng
pháp khác. Phƣơng pháp sol-gel cho phép kiểm soát các tâm kim loại, tránh bị
thiêu kết nhƣng tƣơng đối phức tạp và chƣa phổ biến với nhiều loại chất mang.
Vì vậy, phƣơng pháp ngâm tẩm là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi nhất [21].
Trong nghiên cứu này, ngâm tẩm ở điều kiện áp suất thƣờng là phƣơng
pháp đƣợc lựa chọn để tổng hợp các mẫu xúc tác Pd-Ni/γ-Al2O3.
1.3.4. Động học phản ứng HDC
Phản ứng HDC đƣợc giả thiết xảy ra theo hai loại cơ chế nối tiếp và song
song. Các phản ứng có thể xảy ra trong quá trình HDC bao gồm:
H2 + 2
*
↔ 2H* (1)
RClx +
*
↔ RClx
*
(2)
RClx
*
+ H
*
↔ RHClx-1
*
+ Cl
*
(3)
RHClx-1
*
↔ RHClx-1 +
*
(4)
RHClx-1
*
+ H
*
↔ RH2Clx-2
*
+ Cl
*
(5)
RH2Clx-2
*
↔ RH2Clx-2 +
*
(6)
H
*
+ Cl
*
↔ HCl + 2* (7)
Trong đó * biểu thị một phần tử hoạt động trên bề mặt xúc tác.
Phản ứng (3) và (5) là phản ứng trên bề mặt xúc tác, giữa phân tử RClx và
nguyên tử H* đã bị hấp phụ trên xúc tác. Phản ứng (4) và (6) là phản ứng nhả
hấp phụ. Phản ứng tổng quát có thể viết nhƣ sau:
RClx
*
+ xH
*
→ RHx + xCl
*
Nhƣ vậy, có thể dễ dàng nhận thấy sản phẩm của phản ứng HDC không chỉ
là một chất không chứa clo mà là một hỗn hợp nhiều chất có thể còn chứa clo,
nên cơ chế nối tiếp không còn chính xác. Thay vào đó là cơ chế song song mô tả
gần hơn cho phản ứng HDC [22].
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 27
Bên cạnh đó, khi tiến hành phản ứng HDC trên xúc tác Pd/C* với nhóm chất
CH4-xClx (x=1..4), thực nghiệm cho thấy vận tốc phản ứng có quan hệ với năng
lƣợng liên kết C-Cl pha khí. Và việc cắt đứt liên kết C-Cl đầu tiên là giai đoạn
quyết định tốc độ của phản ứng. Điều này cũng chứng minh cho giả thuyết
Langmuir-Hinshelwood về cơ chế phản ứng HDC với nhóm chất phản ứng này:
(i) H2 pha khí và HCl cân bằng với H
*
và Cl
*
bị hấp phụ ở trên bề mặt của xúc
tác; (ii) Cl
*
bị hấp phụ nhiều hơn trên bề mặt xúc tác và (iii) quá trình cắt đứt
liên kết C-Cl không thuận nghịch [23].
a. Cơ chế phản ứng HDC đề xuất với xúc tác đơn kim loại Pd
Cơ chế phản ứng HDC đối với TTCE đƣợc biểu diễn nhƣ sau:
Hình 5: Cơ chế phản ứng hydrodeclo hóa TTCE với xúc tác kim loại Pd [17]
Cơ chế này bao gồm các bƣớc sau:
1. H2 bị hấp phụ lên tâm hoạt tính của xúc tác (Pd) và bị chuyển thành
hydro nguyên tử H*.
2. TTCE đƣợc hấp phụ lên tâm hoạt tính của xúc tác.
3. Pd, H* nguyên tử tấn công vào liên kết C-Cl tạo thành liên kết C-H và
HCl.
4. Sản phẩm đƣợc nhả hấp phụ ra khỏi tâm hoạt tính của xúc tác và đi ra
ngoài.
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 28
Nhƣ vậy, với xúc tác chỉ chứa Pd, kim loại này vừa làm nhiệm vụ cắt liên
kết C-Cl, vừa làm nhiệm vụ tạo ra các hydro nguyên tử H* từ H2. Hydro nguyên
tử mới sinh ra sẽ thay thế các nguyên từ Cl bị cắt đi, tạo liên kết với Cl hình
thành nên HCl, đồng thời các nguyên tử H đó cũng đƣợc dùng để tái sinh Pd đã
mất hoạt tính. Do Pd phải làm cả hai nhiệm vụ, đặc biệt là phải tiếp xúc với HCl
nhiều nên khả năng xúc tiến quá trình hydro hóa TTCE không cao và khả năng
bị ngộ độc bởi HCl sinh ra là rất lớn. Chính vì vậy xúc tác chứa đơn kim loại Pd
nhanh bị mất hoạt tính.
b. Cơ chế phản ứng HDC đề xuất trên xúc tác lƣỡng kim loại
Phản ứng HDC 1,2-dicloetan, sử dụng hệ xúc tác Pt-Cu tỉ lệ 1:3 đã đƣợc mô
tả nhƣ sau [22]:
Hình 6: Cơ chế phản ứng HDC 1,2-dicloetan sử dụng xúc tác Pt-Cu tỷ lệ 1:3
Cơ chế này gồm các bƣớc sau:
1. Cu cắt liên kết C-Cl của phân tử 1,2-dicloetan, tạo hợp chất trung gian
chứa liên kết Cu-Cl.
2. Hợp chất trung gian chứa liên kết Cu-Cl nhả hấp phụ nguyên tử Cu, tạo
ra lƣợng lớn etylen C2H4.
3. H2 đƣợc hấp phụ lên tâm hoạt tính của xúc tác (Pt) và chuyển thành
hydro nguyên tử H*. H* này dùng để tái sinh Cu bị mất hoạt tính bởi
HCl.
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 29
Các bƣớc trên diễn ra đồng thời, sản phẩm cuối có chứa một lƣợng lớn
olefin và chỉ chứa một lƣợng nhỏ parafin.
1.4. HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỒ ÁN
Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về xúc tác cho phản ứng HDC trong
pha lỏng và pha khí đã đƣợc thực hiện. Nhƣng càng đi sâu, chúng ta thấy vẫn
còn rất nhiều vấn đề chƣa giải quyết đƣợc nhƣ duy trì thời gian làm việc của xúc
tác, nâng cao hoạt tính và độ chọn lọc của xúc tác, ....
Bên cạnh đó, chất mang đƣợc sử dụng trong xúc tác của phản ứng HDC
cũng là một trong những yếu tố rất đƣợc quan tâm, có rất nhiều loại chất mang
đã đƣợc nghiên cứu nhƣ C*, SiO2, -Al2O3.... Trong đó, -Al2O3 đƣợc nghiên
cứu nhiều hơn cả.
Để giải quyết vấn đề mất hoạt tính nhanh của các loại xúc tác chứa kim loại
quí, các nghiên cứu hiện nay đang hƣớng tới việc đƣa một kim loại thứ hai vào
hợp phần xúc tác. Những nghiên cứu bƣớc đầu cho thấy, xúc tác lƣỡng kim loại
đã thể hiện ƣu điểm rõ rệt so với các xúc tác đơn kim loại. Ngoài việc tiết kiệm
đƣợc kim loại quí, sự có mặt của kim loại thứ hai giúp cải thiện rõ rệt hoạt tính
và độ chọn lọc xúc tác, làm mềm hóa điều kiện tiến hành phản ứng. Điều này
mở ra triển vọng áp dụng thực tế cho phản ứng HDC trong quá trình xử lý hợp
chất hữu cơ chứa clo.
Cũng nhằm mục tiêu đó, trong đồ án này em đã thực hiện nghiên cứu ảnh
hƣởng của hình dạng chất mang mà điển hình là hai loại -Al2O3 dạng bột và -
Al2O3 dạng hạt của phòng thí nghiệm và nghiên cứu ảnh hƣởng của kim loại thứ
hai (Ni) trong hợp phần của xúc tác Pd-Ni/hai loại -Al2O3 đến sự phân bố, kích
thƣớc tâm kim loại và hoạt tính của xúc tác, độ chọn lọc của sản phẩm trong
phản ứng HDC TTCE.
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 30
PHẦN 2
THỰC NGHIỆM
2.1. TỔNG HỢP XÚC TÁC
Xúc tác chứa tổng hàm lƣợng kim loại 1% với tỷ lệ Pd:Ni khác nhau đƣợc
tổng hợp bằng phƣơng pháp ngâm tẩm 3 lần ở áp suất thƣờng. Các bƣớc tiến
hành chuẩn bị tiền chất đƣợc mô tả trong hình 7. Tiền chất nitrat của các kim
loại đƣợc pha thành các dung dịch muối kim loại tƣơng ứng có nồng độ thích
hợp. Chất mang -Al2O3 đƣợc tổng hợp theo quy trình mô tả ở tài liệu [20], đƣợc
xử lý cơ học (nghiền sàng với -Al2O3 dạng bột và bẻ đều với -Al2O3 dạng hạt)
để chọn kích thƣớc hạt rồi xử lý nhiệt (sấy ở 120oC trong 2h) trƣớc khi ngâm
tẩm.
Hình 7: Quy trình tổng hợp xúc tác
Pha dung dịch có
nồng độ thích hợp
Sấy ở nhiệt độ
120
o
C trong 5h
Nung ở nhiệt độ
450
o
C trong 5h
Hoạt hóa xúc
tác ở 3000C
trong 3h
Xử lý chất
mang
- Pd(NO3)2.2H2O (Meck) 100%
- Ni(NO3)2.6H2O (TQ) 98%
γ-Al2O3 PTN
Ngâm tẩm
xúc tác ở pH
5,5
Ngâm tẩm 3 lần
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 31
Hợp phần của các mẫu xúc tác đã tổng hợp đƣợc đƣa ra trong bảng 4, trong đó
HN là các mẫu tẩm trên chất mang dạng hạt và BN là xúc tác dạng bột.
Bảng 4: Danh mục xúc tác đã tổng hợp
Mã mẫu Ký hiệu %KL Mã mẫu Ký hiệu %KL
L1 HN-100 100Ni L6 BN-100 100Ni
L2 HN-75 75Ni25Pd L7 BN-75 75Ni25Pd
L3 HN-50 50Ni50Pd L8 BN-50 50Ni50Pd
L4 HN-25 25Ni75Pd L9 BN-25 25Ni75Pd
L5 HN-0 100Pd L10 BN-0 100Pd
2.2. ĐÁNH GIÁ ĐẶC TRƢNG HÓA LÝ CỦA XÚC TÁC
2.2.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) [24,25,26]
XRD (X-Ray Diffraction) - nhiễu xạ tia X là một phƣơng pháp vật lý đƣợc
ứng dụng rộng rãi để nghiên cứu các vật liệu có cấu trúc tinh thể. Những kết quả
thu đƣợc từ phƣơng pháp này cho phép nhận diện nhanh chóng và chính xác cấu
trúc tinh thể, đồng thời cũng có thể phân tích định lƣợng xác định hàm lƣợng
pha tinh thể. Ngoài ra phƣơng pháp XRD cũng có thể sử dụng để xác định kích
thƣớc và phân bố kích thƣớc hạt, cấu trúc lập thể của tinh thể.v.v
Phân tích định tính pha tinh thể là phát hiện sự có mặt của một pha tinh thể
nào đó trong đối tƣợng khảo sát. Tƣơng tự nhƣ các phƣơng pháp phân tích khác,
một pha tinh thể nào đó không đƣợc phát hiện có thể hiểu là không có hoặc có
nhƣng hàm lƣợng của nó nằm dƣới giới hạn phát hiện đƣợc. Giới hạn phát hiện
các pha tinh thể bằng phƣơng pháp XRD phụ thuộc vào cấu trúc tinh thể của vật
liệu, độ kết tinhgiới hạn này thay đổi từ một vài phần trăm đến vài chục phần
trăm.
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 32
Theo thuyết cấu tạo tinh thể, mạng tinh thể đƣợc cấu tạo từ các ion hay
nguyên tử, đƣợc phân bố một cách đều đặn và trật tự trong không gian theo một
quy luật xác định. Khoảng cách giữa các nguyên tử hay ion trong mạng lƣới tinh
thể khoảng vài Ǻ hay xấp xỉ bƣớc sóng của tia Rơnghen. Khi chùm tia tới (tia
Rơnghen) đập vào phía ngoài mặt tinh thể và xuyên sâu vào trong do tia
Rơnghen có năng lƣợng cao, thì mạng tinh thể với các mặt phẳng nguyên tử
song song sẽ đóng vai trò là một cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Các nguyên tử hay
ion trong mạng tinh thể bị kích thích bởi chùm tia Rơnghen sẽ trở thành các tâm
phát xạ phát ra những tia sáng thứ cấp (tia tán xạ).
Do các nguyên tử hay ion này đƣợc phân bố trên các mặt phẳng song song
(mặt phẳng nguyên tử) nên hiệu quang trình của hai tia phản xạ bất kỳ trên hai
mặt phẳng song song cạnh nhau đƣợc tính nhƣ sau:
sin.2d
Trong đó: d là khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song.
θ là góc giữa chùm tia Rơnghen và tia phản xạ.
Hình 8: Tương tác giữa tia Rhơnghen và mạng tinh thể
Từ điều kiện giao thoa, các sóng phản xạ trên hai mặt phẳng song song cùng
pha chỉ khi hiệu quang trình của chúng bằng số nguyên lần bƣớc sóng, nghĩa là
tuân theo hệ thức Vulf–Bragg:
nd sin.2
Với n là các số nguyên dƣơng; n = 1, 2, 3,
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 33
Hệ thức Vulf–Bragg là phƣơng trình cơ bản cho nghiên cứu cấu tạo mạng
tinh thể. Dựa vào các cực đại nhiễu xạ trên giản đồ Rơnghen sẽ tìm ra góc 2θ, từ
đó suy ra giá trị d theo hệ thức Vulf–Bragg. So sánh giá trị d vừa tìm đƣợc với
giá trị d chuẩn sẽ xác định đƣợc thành phần cấu trúc mạng tinh thể của chất cần
phân tích.
Độ tinh thể của chất cần phân tích đƣợc xác định theo công thức:
Độ tinh thể (%) = 100.A/B
Trong đó: A, B tƣơng ứng với cƣờng độ pic đặc trƣng của mẫu nghiên cứu và
mẫu chuẩn.
Độ chọn lọc của pha tinh thể đƣợc xác định theo công thức:
Độ chọn lọc tinh thể (%) = 100.C.D
Trong đó: C, D là phần trăm cƣờng độ pic đặc trƣng cho tinh thể cần xác định
và tổng phần trăm cƣờng độ pic đặc trƣng cho tất cả các tinh thể có mặt trong
mẫu do máy nhiễu xạ xác định.
Trong nghiên cứu này, chất mang γ-Al2O3 và các mẫu xúc tác đƣợc phân
tích XRD trên máy D8- Brucker Advance (Đức) tại Trƣờng Đại học Khoa học
Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội với ống phát tia Kα bằng Cu (0,15406nm;
UAK = 40KV; IAK = 40mA), góc quét 2θ từ 200 đến 800, tốc độ quét 0,0250/s.
2.2.2. Phương pháp hấp phụ và nhả hấp phụ vật lý N2 (BET) [19]
Phƣơng pháp đo hấp phụ và nhả hấp phụ N2 dựa trên thuyết hấp phụ đa lớp
của Stephen Brunauer, Paul Hugh Emmett và Edward Teller (BET):
Vật liệu đƣợc hấp phụ khí N2 tại nhiệt độ 77
0
K. Theo phƣơng trình BET:
0.
1
.
1
. P
P
CV
C
CVPPV
P
mmaa
Trong đó: Va là số mol khí bị hấp phụ ở áp suất Pa, (mol/g).
C là hằng số BET.
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 34
Vm là thể tích cần thiết để hình thành đơn lớp hấp phụ trên bề
mặt, mol/g.
P là áp suất khí (mmHg).
P0 là áp suất hơi bão hoà của chất bị hấp phụ tại nhiệt độ đã
cho (mmHg).
Có thể xây dựng đƣợc đồ thị biểu diễn mối quan hệ P/V.(P0-P) và P/P0 , đó
là một đƣờng thẳng trong khoảng P/P0 = 0,05 0,3. Dựa vào hệ số góc và điểm
cắt trục tung của đƣờng thẳng biểu thị mối quan hệ giữa P/Va(Pa-P) và P/Po, xác
định đƣợc Vm và từ đó tính đƣợc diện tích bề mặt riêng S (m
2/g) theo công thức:
S = Vm. an.Na.10
-20
Trong đó: an là tiết diện ngang của phẩn tử Ni, Ǻ.
Na là số Avogadro, bằng 6,023.10
23
mol
-1
.
Trên cơ sở xác định lƣợng N2 mà vật liệu có thể hấp phụ vào cũng nhƣ nhả
ra khi thay đổi áp suất mà ngƣời ta xác định đƣợc cấu trúc xốp và diện tích bề
mặt riêng của vật liệu.
Trong nghiên cứu này, các mẫu xúc tác đƣợc xác định diện tích bề mặt riêng
và cấu trúc xốp ở điều kiện nhiệt độ 770K trên thiết bị của hãng Micromeritics
ASAP 2010 (USA) tại PTN Công nghệ lọc hóa dầu và vật liệu xúc tác hấp phụ,
Đại học Bách khoa Hà Nội.
2.2.3. Xác định hàm lượng kim loại bằng phổ khối cảm ứng plasma (ICP-
MS)
Hiện nay trên thế giới có nhiều phƣơng pháp vật lý hiện đại để xác định hàm
lƣợng nguyên tố trong các mẫu phân tích với giới hạn nồng độ phát hiện đến
phần nghìn tỷ ppt (part per trillion). Các phƣơng pháp phổ biến có thể kể đến
nhƣ: quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Atomic Absorption
Spectrophotometry) sử dùng ống graphite hoặc ngọn lửa; phổ tán sắc năng
lƣợng tia X EDX (Energy Dispersive X-ray Spectroscopy) và các biến thể nhƣ
phổ điện tử Auger AES (Auger Electron Spectroscopy), phổ huỳnh quang tia X
XPS (X-ray Photoelectron Spectroscopy), phổ tán sắc bƣớc sóng tia X WDS
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 35
(Wavelength Dispersive X-ray Spectroscopy); phổ khối plasma cảm ứng ICP-
MS (Inductively Coupled Plasma – Mass Spectrometry) và quang phổ phát xạ
nguyên tử plasma cảm ứng ICP-AES (Inductively Coupled Plasma – Atomic
Emission Spectrophotometry). Trong số các phƣơng pháp trên, ICP-MS là một
phƣơng pháp xác định nhanh, chính xác và có thể xác định nhiều nguyên tố cùng
một lúc.
Phƣơng pháp này xác định hàm lƣợng kim loại dựa trên nguyên tắc ghi phổ
theo khối lƣợng. ICP-MS cho phép phân tích hơn 70 nguyên tố từ Li đến U và
có thể xác định đồng thời chúng với độ nhạy và độ chọn lọc rất cao.
Các mẫu xúc tác đƣợc chuẩn bị bằng thiết bị phá mẫu vi sóng CEM
MARS 5 của PTN Công nghệ lọc hóa dầu và vật liệu xúc tác hấp phụ PCM, Đại
học Bách khoa Hà Nội, sau đó đƣợc đo ICP-MS trên hệ máy Leeman (USA) tại
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.2.4. Phương pháp hấp phụ xung CO
Đây là phƣơng pháp xác định độ phân tán của một số kim loại trên bề mặt
xúc tác, diện tích bề mặt kim loại trên bề mặt chất mang, và kích thƣớc các phần
tử hoạt động trên cơ sở: Đo lƣợng khí CO hấp phụ lên kim loại trên bề mặt của
mẫu phân tích và từ đó tính toán sự phân bố kim loại trên bề mặt mẫu [27].
Có ba dạng liên kết hấp phụ hóa học: dạng thẳng (Linear type), dạng bắc cầu
(Bridge type) và dạng cặp đôi (Twin type). Dạng liên kết thẳng chỉ gồm một
phân tử CO hấp phụ trên một nguyên tử kim loại. Dạng bắc cầu gồm một phân
tử CO hấp phụ lên trên hai nguyên tử kim loại. Còn dạng cặp đôi gồm hai phân
tử CO hấp phụ lên trên một nguyên tử kim loại. Hệ số tỷ lƣợng của ba dạng liên
kết khác nhau này lần lƣợt là 1; 2 và 0,5. Các cấu trúc hấp phụ này có thể đƣợc
xác định nhờ phƣơng pháp IR. Quá trình hấp phụ liên quan đến tính chất của
kim loại, nhƣ hấp phụ CO trên bề mặt Cu/Ag/Au rất yếu và quá trình nhả hấp
diễn ra ngay ở nhiệt độ phòng. Đối với các kim loại nhƣ Fe, Pt và Ir dạng liên
kết hấp phụ chủ yếu là dạng thẳng. Còn với Ni, Co và đặc biệt là Pd, dạng liên
kết hấp phụ chiếm ƣu thế lại là dạng bắc cầu. Dạng cặp đôi đƣợc quan sát với
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 36
nguyên tử Rh. Ngoài ra, khi thay đổi cấu trúc chất mang cũng có thể làm thay
đổi dạng liên kết hấp phụ. Ba dạng liên kết hấp phụ chính đƣợc trình bày trong
hình 11:
a) b) c)
Hình 11: Ba dạng liên kết hấp phụ CO – tâm kim loại
a) dạng thẳng; b) dạng bắc cầu; c) dạng cặp đôi
Bảng 5:Các dạng liên kết và số sóng υ(C-O), cm
-1trong phổ IR
Dạng thẳng Dạng bắc cầu Dạng cặp đôi
Cu, Ag, Au 2100~2160 - -
Fe, Pt, Ir 2000~2070 nhỏ -
Co, Ni, Pd 1980~2080 1800~1900 -
Rh ~2060 ~1900 2100, 2030
Ru ~2030 ~1900 -
Độ phân tán tâm kim loại:
Dm (%) = 100 x
Diện tích bề mặt kim loại trên 1g xúc tác:
Am (m
2
/g) = Vchem x 6.02 x 10
23
x SF x σm x 10
-18
Diện tích bề mặt kim loại trên 1g kim loại đƣợc mang lên:
Am (m
2
/g) =
Vchem x 6.02 x 10
23
x SF x σm x 10
-18
x 100
c
Số mol TTCE cấp vào
Vchem x SF x MW
c/100
Số mol TTCE cấp vào
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 37
Đƣờng kính hạt kim loại:
Sm (nm) = 2r x 10
9
=
Trong đó: Vchem (mol/g) là dung lƣợng hấp phụ.
MW là khối lƣợng phân tử kim loại đƣợc mang lên.
σm (nm
2) là diện tích cắt ngang nguyên tử kim loại.
SF là hệ số tỷ lƣợng.
c (%kl) là phần trăm khối lƣợng kim loại đƣợc mang lên.
ρ (g/cm3) là khối lƣợng riêng của kim loại đƣợc mang lên.
Trong nghiên cứu này, độ phân tán của các tâm kim loại trên chất mang
đƣợc xác định bằng phƣơng pháp hấp phụ xung CO ở điều kiện nhiệt độ 3500C,
lƣu lƣợng dòng 10%CO/Ar 10ml/phút trên thiết bị Autochem II của hãng
Micromeritics (USA) tại PTN Công nghệ lọc hóa dầu và vật liệu xúc tác hấp
phụ PCM, Đại học Bách khoa Hà Nội.
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH XÚC TÁC
Xúc tác có thể đƣợc xác định hoạt tính bằng nhiều phƣơng pháp nhƣ phƣơng
pháp hệ phản ứng vi dòng, phƣơng pháp xung vi lƣợng hay phƣơng pháp bình
phản ứng vi phân Để đánh giá hoạt tính xúc tác đối với phản ứng HDC
TTCE, các mẫu xúc tác sau khi đƣợc chuẩn bị và đánh giá đặc trƣng hóa lý sẽ
đƣợc nghiên cứu trên sơ đồ phản ứng dạng vi dòng (Hình 12). Thành phần
nguyên liệu cũng nhƣ sản phẩm trƣớc và sau phản ứng sẽ đƣợc phân tích bằng
sắc ký khí kết nối trực tiếp với hệ phản ứng.
60c
Am x ρ
Số mol TTCE
cấp vào
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 38
1, 2. Thiết bị đo & điều khiển lƣu lƣợng khí
3. Thiết bị bay hơi nguyên liệu TTCE
4. Bộ trộn
5. Lò gia nhiệt
6. Ống phản ứng
Hình 12: Sơ đồ hệ phản ứng vi dòng HDC TTCE
Hệ sơ đồ phản ứng dạng vi dòng cho phép kiểm nghiệm khả năng xúc tiến
của xúc tác đối với phản ứng HDC TTCE trong các điều kiện khác nhau. Các
thông số có thể thay đổi đƣợc trong hệ phản ứng này là lƣu lƣợng, áp suất dòng
khí nguyên liệu, nhiệt độ phản ứng, kích thƣớc, lƣợng cũng nhƣ loại mẫu xúc
tác Các tham số này trong quá trình nghiên cứu đƣợc giữ không đổi, ngoại trừ
nhiệt độ phản ứng và loại xúc tác để nghiên cứu ảnh hƣởng của chúng tới hiệu
quả quá trình HDC. Điều này cho phép so sánh khả năng làm việc của các mẫu
xúc tác ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau, từ đó tìm ra mẫu xúc tác tốt nhất
cũng nhƣ nhiệt độ tối ƣu của quá trình phản ứng.
Việc kết nối sắc ký khí trực tiếp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu cho phép
phân tích, cũng nhƣ so sánh thành phần của dòng khí nguyên liệu và sản phẩm
trƣớc và sau khi phản ứng, ở những thời điểm nhất định, cho phép nghiên cứu
động học của quá trình.
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 39
Phản ứng HDC TTCE đƣợc tiến hành ở áp suất thƣờng, trên hệ thống sơ đồ
phản ứng làm bằng thép không gỉ. Xúc tác thử nghiệm đặt ở trung tâm ống phản
ứng (làm bằng thạch anh, dài 500 mm, đƣờng kính 5mm). Nhiệt độ vùng phản
ứng đƣợc điều khiển bằng lò điện, với sai số ± 10C, sử dụng thiết bị điều khiển
nhiệt RKC C100 (Taiwan). Các khí sử dụng cho phản ứng và khí mang đƣợc
kiểm soát bằng bộ điều khiển lƣu lƣợng Omega FMA5400/5500.
Nguyên liệu TTCE đƣợc giữ ở 25
0
C ± 1
0C và đƣa tới vùng phản ứng dƣới
dạng hơi bão hòa bởi khí mang Ar. Sản phẩm của phản ứng đƣợc phân tích trực
tiếp bằng sắc kí khí (Trace GC Ultra - Italy), cột mao quản TR5 – 260E143P
(Thermo Electron Corporation) và detector FID có khả năng nhận biết các hợp
chất hydrocacbon chứa clo với nồng độ > 1 ppm.
Các thông số nghiên cứu quá trình phản ứng:
Khối lƣợng xúc tác: 50mg.
Lƣu lƣợng dòng H2: 80ml/phút (10%H2/Ar).
Lƣu lƣợng dòng Ar: 120ml/ phút (99,99% Ar).
Nhiệt độ vùng phản ứng: 3000C.
Trƣớc khi phản ứng, xúc tác đƣợc hoạt hóa ở 3000C trong 3h bằng dòng khí
10%H2/Ar lƣu lƣợng 80ml/phút trên hệ sơ đồ phản ứng.
Chế độ phân tích sản phẩm bằng sắc ký khí đƣợc đƣa ra trong bảng 6:
Bảng 6: Chế độ đo của máy sắc ký khí
Detector
Detector ion hóa ngọn lửa FID (Flame Ionization Detector)
Nhiệt độ
250
0
C
Không khí
130ml/phút
H2 40ml/phút
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 40
N2 30ml/phút
Cột
Cột mao quản, cột Thermo TR-5 (5% phenyl polysiloxane) 30m
x 0,32mm ID x 0,25μm
Lò
Nhiệt độ
40
0
C
Thời gian
15phút
Dòng vào
Có chia dòng
Tốc độ dòng
54ml/phút
Nhiệt độ
150
0
C
Tỉ lệ chia dòng
67
Khí mang
0,8ml/phút
Hoạt tính xúc tác đƣợc đánh giá qua độ chuyển hóa của nguyên liệu TTCE.
Độ chuyển hóa nguyên liệu (C) đƣợc tính theo công thức:
C (%) = 100 x
hay
Số mol TTCE phản ứng
Số mol TTCE cấp vào
Số mol TTCE cấp vào
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 41
C (%) = 100 x
Do số mol TTCE trƣớc và sau phản ứng tỷ lệ với diện tích pic TTCE khi phân
tích trên sắc ký đồ nên công thức trên đƣợc thay bằng:
C (%) = 100 x
S pic TTCE trƣớc phản ứng – S pic TTCE sau phản ứng
S pic TTCE trƣớc phản ứng
Số mol TTCE cấp vào - Số mol TTCE chƣa phản ứng
Số mol TTCE cấp vào
Số mol TTCE cấp vào
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 42
PHẦN 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐẶC TRƢNG HÓA LÝ CỦA CHẤT MANG VÀ XÚC TÁC
Đặc trƣng hóa lý của chất mang γ-Al2O3 và xúc tác đã tổng hợp, đƣợc đánh
giá bằng các phƣơng pháp: nhiễu xạ tia X (XRD) để xác định pha tinh thể của
chất mang và xúc tác, hấp phụ vật lý N2 (BET) để xác định diện tích bề mặt
riêng, xác định hàm lƣợng kim loại bằng quang phổ phát xạ nguyên tử plasma
cảm ứng ICP-AES và hấp phụ xung CO để xác định độ phân tán tâm kim loại
trên chất mang.
3.1.1. Đặc trưng pha tinh thể của chất mang
Phổ nhiễu xạ tia X của chất mang γ-Al2O3 dạng hạt và dạng bột đƣợc đƣa ra trên
hình 13.
Hình 13: Đồ thị XRD của mẫu γ-Al2O3
a) Dạng hạt; b)Dạng bột
Từ hai đồ thị XRD hình 13 của hai mẫu γ-Al2O3 dạng hạt và dạng bột cho
ta thấy chất mang γ-Al2O3 đã xuất hiện pha tinh thể của γ-Al2O3 và
γ-Al2O3 γ-Al2O3
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 43
xuất hiện các pic đặc trƣng cho γ-Al2O3 ở các góc quét 2θ từ
37
0
÷38
0, từ 390÷400, từ 45
0
÷46
0
và từ 660÷670 [20].
3.1.2. Đặc trưng diện tích bề mặt riêng
Kết quả phân tích hấp phụ và nhả hấp phụ N2 trên chất mang γ-Al2O3 và 2
mẫu xúc tác đại diện cho hai loại xúc tác có cùng thành phần kim loại tổng hợp
trên hai loại chất mang có hình dạng khác nhau đƣợc đƣa ra trong bảng 7:
Bảng 7: Kết quả phân tích diện tích bề mặt riêng của chất mang và xúc tác
Đặc trƣng
γ- Al2O3
dạng hạt
HN-50 γ- Al2O3 dạng
bột
BN-50
SBET, m
2
/g 181,05 201,66 188,84 163,37
Vmao quản , cm
3
/g 0,36 0,36 0,45 0,37
dmao quản trung bình , Ǻ 57,28 62,04 65,81 64,77
Quan sát số liệu trong bảng 7, nhận thấy chất mang γ-Al2O3 dạng hạt có bề mặt
riêng 181,05m
2/g và kích thƣớc mao quản trung bình là 57,28 Ǻ còn chất mang
γ-Al2O3 dạng bột có bề mặt riêng là 188,84m
2/g và kích thƣớc mao quản là
65,81. Cả hai loại chất mang này đều mang đặc trƣng của vật liệu mao quản
trung bình. Xúc tác đƣợc chọn đo cũng cho thấy tính chất tƣơng tự, tuy nhiên có
một điểm đáng lƣu ý là khi mang kim loại lên trên γ-Al2O3 dạng hạt thì diện tích
bề mặt riêng lại tăng lên còn khi mang kim loại lên trên γ-Al2O3 dạng bột thì
diện tích bề mặt lại giảm đi. Điều này có thể giải thích là khi mang kim loại lên
trên chất mang dạng hạt thì kim loại tập trung nhiều ở trên bề mặt của hạt xúc
tác và bản thân nó cũng có bề mặt riêng nên có khả năng làm tăng diện tích bề
mặt riêng. Còn khi mang kim loại lên trên chất mang dạng bột thì làm xuất hiện
các liên kết giữa kim loại và chất mang làm che lấp các cửa sổ mao quản dẫn tới
làm giảm diện tích bề mặt riêng của sản phẩm.
3.1.3. Hàm lượng kim loại mang lên chất mang
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 44
Hàm lƣợng kim loại thực tế tẩm lên chất mang đƣợc xác định bằng phổ khối
plasma cảm ứng. Kết quả đƣợc tổng kết trong bảng 8:
Bảng 8: Hàm lượng kim loại thực tế tẩm lên trên chất mang
Xúc tác Pd, % kl Ni, %kl Tổng kim loại, %
HN-100 0,00 0,94 0,94
HN-75 0,21 0,64 0,85
HN-50 0,38 0,44 0,82
HN-25 0,61 0,22 0,83
HN-0 0,81 0 0,81
BN-100 0 0,92 0,92
BN-75 0,61 0,35 0,96
BN-50 0,50 0,50 1,00
BN-25 0,75 0,25 1,00
BN-0 1,00 0 1,00
Kết quả bảng 8 cho thấy, đối với chất mang dạng hạt thì hiệu quả ngâm tẩm
không tốt bằng quá trình tẩm lên dạng bột. Hiệu quả ngâm tẩm giảm dần với độ
tăng dần hàm lƣợng Pd lên chất mang và hiệu quả tẩm Ni lên chất mang tốt hơn
so với Pd. Ở đây nguyên nhân có thể là do phƣơng pháp tẩm với dạng hạt chƣa
đƣợc phù hợp và có thể do mất mát trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, diện tích
tiếp xúc giữa dung dịch tẩm và bề mặt của loại γ-Al2O3 dạng hạt bé theo quan
sát bằng mắt thƣờng thì phân bố kim loại kém đồng đều và hầu nhƣ chỉ bám trên
bề mặt của chất mang... vì thế hiệu quả ngâm tẩm kim loại lên γ-Al2O3 dạng hạt
không cao.
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 45
Đối với chất mang là γ-Al2O3 dạng bột: Dựa vào bảng 8 ta thấy thì hiệu quả
ngâm tẩm kim loại lên chất mang của quá trình tƣơng đối tốt, hàm lƣợng kim
loại thực tế gần với giá trị lý thuyết dự kiến đƣa vào. Tổng hàm lƣợng kim loại
của các mẫu xúc tác gần với lƣợng mong muốn là 1% khối lƣợng xúc tác. Kết
quả này phần nào nói lên những sai số trong quá trình ngâm tẩm: sai số dụng cụ,
mất mát trong các bƣớc tổng hợp và sai số do ngƣời tổng hợp.
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy hiệu quả ngâm tẩm của quá trình đối với γ-
Al2O3 dạng bột tốt hơn so với γ-Al2O3 dạng hạt. Từ kết quả này thì ta cần nghiên
cứu thêm để tìm ra phƣơng pháp thích hợp để đƣa kim loại lên γ-Al2O3 dạng hạt
sao cho hiệu quả của quá trình cao hơn.
3.1.4 Độ phân tán tâm kim loại trên chất mang
Độ phân tán của các tâm kim loại trên chất mang đƣợc xác định bằng phƣơng
pháp đo hấp phụ xung CO, kết quả đƣa ra trên hình 14 và hình 15.
Độ phân tán kim loại Pd trên xúc tác dạng hạt
0
0,5
1
1,5
2
2,5
HN-0 HN-25 HN-50 HN-75
Mẫu xúc tác
Đ
ộ
p
h
â
n
t
á
n
(
%
)
14
Từ đồ thị hình 14
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 46
H -
2,5%.
Đƣờng kính hoạt động trên xúc tác dạng hạt
0
20
40
60
80
100
120
140
HN-0 HN-25 HN-50 HN-75
Mẫu xúc tác
K
íc
h
t
h
ƣ
ớ
c
h
ạ
t
(n
m
)
15
Hình 15 cho biết thông tin về kích thƣớc hạt hoạt động trên bề mặt xúc tác.
Khi độ phân tán kim loại tăng lên đƣờng kính hạt kim loại giảm đi. xúc
tác Ni tăng
lên.
3.2. HOẠT TÍNH XÚC TÁC Pd-Me/ γ-Al2O3
Hoạt tính xúc tác đƣợc đánh giá trên sơ đồ phản ứng vi dòng, thời gian phản
ứng là 180 phút và cứ 15 phút hỗn hợp sau phản ứng đƣợc đƣa vào máy sắc ký
khí để xác định độ chuyển hóa TTCE.
Chế độ phản ứng:
Khối lƣợng xúc tác: 50mg.
Lƣu lƣợng dòng H2: 80ml/phút (10% H2/Ar).
Lƣu lƣợng dòng Ar: 120ml/phút (99,99% Ar).
Nhiệt độ vùng phản ứng: 3000C.
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 47
3.2.1. Hoạt tính xúc tác của các mẫu đơn kim loại Me/γ-Al2O3
Hình 16: Độ chuyển hoá TTCE trên các mẫu xúc tác đơn kim loại
Qua thử nghiệm hoạt tính trên sơ đồ phản ứng ta thấy rằng bản thân Ni cũng
có hoạt tính cho phản ứng HDC. Tuy nhiên, giống nhƣ Pd, các loại xúc tác chứa
100% Ni mất hoạt tính rất nhanh. Điều này có thể đƣợc giải thích dựa trên 2
nguyên nhân: (i) là sự ngộ độc xúc tác bởi HCl sinh ra trong phản ứng: HCl sẽ
tác dụng với các tâm kim loại tạo thành muối clorua làm giảm số tâm hoạt tính
của xúc tác; và (ii) là bản thân chất mang γ-Al2O3 bị HCl tấn công tạo ra AlCl3
là một axit Lewis mạnh, độ axit bề mặt của chất mang tăng lên và điều này sẽ
thúc đẩy quá trình ngƣng tụ cốc trên bề mặt xúc tác. Tóm lại, xúc tác đơn kim
loại mất hoạt tính nhanh là do sự giảm dần của các tâm hoạt tính theo thời gian.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân (i) ở trên có ảnh hƣởng không
đáng kể tới sự mất hoạt tính của xúc tác mà thay vào đó, xúc tác nhanh mất hoạt
tính là do sự ngƣng tụ cốc ở bề mặt [28]. Ngoài ra dựa vào đồ thị trên hình 16 ta
thấy hoạt tính của các xúc tác dạng bột có cao hơn so với xúc tác ở dạng hạt
nhƣng sự mất hoạt tính của các loại xúc tác trên hai loại chất mang lại khác
nhau. Xúc tác dạng bột tuy có hoạt tính xúc tác cao hơn nhƣng lại nhanh mất
hoạt tính hơn so với xúc tác dạng hạt.
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 48
3.2.2. Hoạt tính của xúc tác Pd-Ni/γ-Al2O3 dạng hạt
Để nghiên cứu ảnh hƣởng của kim loại Ni đến hoạt tính của xúc tác dạng
hạt, hệ xúc tác Pd-Ni/γ-Al2O3 dạng hạt đƣợc thử nghiệm trên phản ứng, kết quả
đƣợc đƣa ra trên hình 17.
Hình 17: Độ chuyển hoá TTCE trên xúc tác dạng hạt
Hình 17 ta thấy, khi thêm Ni vào hợp phần của xúc tác thì độ chuyển hoá
của hai mẫu HN-0 (100 Pd) và HN-25 (25%Ni) cao gần bằng nhau (khoảng
75%) tuy nhiên sau 180 phút thì mẫu HN-25 vẫn giữ đƣợc hoạt tính cao hơn là
mẫu HN-0. Các mẫu HN-50 (50% Ni) và HN-75 (75% Ni) có độ chuyển hoá
gần bằng nhau (khoảng 60% trong thời gian 15 phút phản ứng, còn mẫu HN-100
(100% Ni) có độ chuyển hoá tƣơng đối cao (khoảng 70%) nhƣng hoạt tính của
nó lại không ổn định và nhanh mất hoạt tính. Trong tất cả các mẫu xúc tác trên
thì chỉ có duy nhất mẫu HN-25 là giữ đƣợc hoạt tính xúc tác cao sau 180 phút
phản ứng (15-20%).
3.2.3. Hoạt tính của xúc tác Pd-Ni/γ-Al2O3 dạng bột
Tiếp đó, ta nghiên cứu ảnh hƣởng của kim loại Ni đến hoạt tính của xúc
tác dạng bột, hệ xúc tác Pd-Ni/γ-Al2O3 dạng bột đƣợc thử nghiệm trên phản ứng,
kết quả đƣợc đƣa ra trên hình 18.
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 49
Hình 18: Độ chuyển hoá TTCE trên các dạng bột
Dựa vào đồ thị trên hình 18 ta thấy khi thêm Ni vào hợp phần xúc tác thì
độ chuyển hoá cao nhất là mẫu BN-0 (100%Pd/γ-Al2O3) (khoảng 79%), các mẫu
xúc tác BN-75, BN-25, BN-0 có độ chuyển hoá tƣơng đối cao và xấp xỉ bằng
nhau (khoảng trên 70%), nhƣng sau 180 phút phản ứng thì mẫu BN-25 có giữ
đƣợc độ chuyển hoá cao hơn các mẫu xúc tác còn lại. Mẫu BN-50 có hoạt tính
xúc tác thấp nhất (khoảng gần 60%) nhƣng độ chuyển hoá lại tƣơng đối ổn định
và giảm không nhiều theo thời gian phản ứng.
3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của hình dạng chất mang đến hoạt tính của xúc
tác Pd-Ni/γ-Al2O3
Để có thể so sánh rõ nét hơn mức độ ảnh hƣởng của hai loại γ-Al2O3 đến
hoạt tính của xúc tác, kết quả nghiên cứu đƣợc so sánh trên hình 19, 20, và 21.
Hình 19: Độ chuyển hoá TTCE trên các mẫu - -75
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 50
Hình 19 cho thấy sự khác nhau giữa hoạt tính của hai mẫu xúc tác HN-75 và
BN-75 thể hiện không rõ rệt. Mẫu HN-75 tuy có hoạt tính xúc tác ban đầu hơi
thấp hơn so với mẫu BN-75 nhƣng cũng vẫn duy trì đƣợc hoạt tính tƣơng
đƣơng BN-75.
Hình 20: Độ chuyển hoá TTCE trên các - -50
Hình 20 chỉ ra rằng với sự có mặt của 50% Ni trong hợp phần xúc tác thì sự
khác biệt giữa dạng hạt và dạng bột bắt đầu đƣợc quan sát thấy hoạt tính của hai
mẫu xúc tác BN-50 và HN-50 chênh lệch nhau không đáng kể, nhƣng BN-50 thể
hiện hoạt tính xúc tác tƣơng đối ổn định hơn so với mẫu HN-50.
Hình 21: Độ chuyển hoá TTCE trên các mẫu - -25
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 51
Còn với sự có mặt của 25% Ni trong xúc tác, hình 21 chỉ ra rằng sự khác biệt
giữa hai mẫu xúc tác HN-25 và BN-25 là rất rõ rệt. Hoạt tính của hai mẫu HN-
25 và BN-25 chênh lệch khảng 10-15% trong quá trình phản ứng và nhìn chung
mẫu HN-25 thể hiện hoạt tính cao hơn so với mẫu BN-25.
Nhƣ vậy, một lần nữa có thể khẳng định 25% Ni trong hợp phần xúc tác là
phù hợp để bảo vệ xúc tác khỏi ngộ độc, tăng độ phân tán Pd và duy trì hoạt tính
xúc tác. Và dạng hạt thể hiện hiệu ứng này tốt hơn so với dạng bột.
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 52
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu xử lý hợp chất clo hữu cơ trên xúc tác sử dụng γ-
Al2O3 làm chất mang, em có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Việc đƣa các kim loại lên chất mang γ-Al2O3 theo phƣơng pháp ngâm tẩm ở
điều kiện thƣờng không làm ảnh hƣởng lớn tới cấu trúc đặc trƣng vật liệu
mao quản trung bình của chất mang này dù là dạng bột hay dạng hạt.
2. Độ phân tán Pd trên chất mang tăng khi có mặt kim loại thứ hai là Ni
-
.
3. Việc đƣa kim loại thứ hai là Ni vào hợp phần xúc tác Pd/γ-Al2O3 không làm
tăng đƣợc hoạt tính xúc tác nhƣng giúp duy trì khả năng hoạt động của xúc
tác ở những mức độ nhất định tùy thuộc hàm lƣợng kim loại Ni có trong
xúc tác.
4. Tr
. Tuy nhiên, sự có mặt của 25% Ni đã cải thiện
đáng kể khả năng duy trì hoạt tính của xúc tác dạng hạt.
Trên đây mới chỉ là những kết quả nghiên cứu bƣớc đầu về ảnh hƣởng của
kim loại dạng sử dụng xúc tác (hạt, bột) tới hoạt tính xúc tác của Pd/γ-
Al2O3 cho phản ứng HDC TTCE. Tuy nhiên những kết quả đạt đƣợc mở ra triển
vọng duy bổ sung thứ hai,
bổ sung kim loại khác cũng nhƣ thay đổi dạng sử dụng của
mang. Các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung vào nghiên cứu sâu hơn ảnh
hƣởng của hai yếu tố này đến hoạt tính của xúc tác cho phản ứng HDC hợp chất
hữu cơ chứa clo nhằm tìm ra hợp phần tối ƣu để đƣa vào sử dụng trong thực tế.
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyen Hong Lien, Chu Thi Hai Nam (2009). Study on the synthesis of
Pd/Al2O3 as a catalyst for the treatment of chlorinated organic compounds. Tạp
chí Hoá học, Tập 47 (Số 2A), trang 432-439.
2. Nguyen Hong Lien, Nguyen Anh Duc (2008). Application of activated carbon
as a catalyst support for hydrodechlorination of chlorinated organic
compounds. Tạp chí Hoá học, Tập 46 (Số 5A), trang 412-416.
3. - World Chlorine Council.
4. - US Enviromental Protection Agency.
5. - Scope of the EuroChlor Risk Assessment
Programme - Tetrachloroethylene.
6. - Tecnon OrbiChem – Chlorine Market Report
2005.
7. - Chlorine Industry Review 2007-2008.
8. - Environment,consumers and health protection reviews,
1995.
9. - Euro chlor risk assessment for the Marine Environment,
June 2002.
10. Stéphanie Lambert , Benoˆıt Heinrichs , Alain Brasseur , André Rulmont ,
Jean-Paul Pirard. Determination of surface composition of alloy nanoparticles
and relationships with catalytic activity in Pd–Cu/SiO2 cogelled xerogel
catalysts. Applied Catalysis A: General 270 (2004) 201–208.
11. EPA (2008), Toxicological Review of Tetrachloroethylene
(Perchloroethylene). CAS No. 127-18-4.
12. Salvador Ordóñez, Fernando V. Díez & Herminio Sastre. Characterisation
of the deactivation of platinum and palladium supported on activated carbon
used as hydrodechlorination catalysts. Appl. Catal. B: Envi. 31 (2001) 113–122.
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 54
13. J.R. González Velasco, A. Aranzabal, R. López Fonseca, R. Ferret & J.A.
González-Marcos, Enhancement of the catalytic oxidation of hydrogen-lean
chlorinated VOCs in the presence of hydrogen-supplying compounds. Appl.
Catal. B: Envi. 24 (2000) 33–43.
14. S. Ordóñez, H. Sastre, F.V. D´ıez. Catalytic hydrodechlorination of
tetrachloroethylene over red mud. Journal of Hazardous Materials B81 (2001)
103–114.
15. Review of scientific literature on microbial dechlorination and chlorination
of key chlorinated compounds, 13th Quarterly Report, 1st Quarter Year 2004
Report prepared for EUROCHLOR.
16. Ozer Orbay, Song Gao, Brian Barbaris, Erik Rupp, A. Eduardo Saéz, Robert
G. Arnold & Eric A. Betterton, Catalytic dechlorination of gas-phase
perchloroethylene under mixed redox conditions. Appl. Catal. B: Envi. 79
(2008) 43–52.
17. Salvador Ordóñez, Herminio Sastre, Fernando V. D´ıez.
Hydrodechlorination of aliphatic organochlorinated compounds over
commercial hydrogenation catalysts. Appl. Catal. B: Envi. 25 (2000) 49–58.
18. Bruce E. Leach, Applied Industrial Catalysis, Vol. 3, Academic Press, 1984.
19.
20. Nguyễn Hàn Long , Luận án Tiến Sĩ Hóa học. Nghiên cứu chế tạo xúc tác
cho quá trình isome hóa n-hexan (2009).
21. Marjolein L. Toebes, Jos A. van Dillen, Krijn P. de Jong, Synthesis of
supported palladium catalysts, Journal of Molecular Catalysis A: Chemical 173
(2001) 75–98.
22. N. Chen, R.M. Rioux, F.H. Ribeiro, Hydrodechlorination reactions of 2-
chloro-1,1,1,2-tetrafluoroethane and chloroethane in H2 and D2 on Pd catalysts,
Appl. Catal. A: Gen. 271 (2004) 85–94.
23. Luisa Ma. Gómez-Sainero, Xosé L. Seoane, Adolfo Arcoya,
Hydrodechlorination of carbon tetrachloride in the liquid phase on a Pd/carbon
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng
Sv: Vũ Thị Ngọc Lương - HD1001 55
catalyst: kinetic and mechanistic studies. Appl. Catal. B: Envi. 53 (2004) 101–
110.
24. Nguyễn Đình Triệu (2001), Bài tập và thực tập các phương pháp phổ, Nhà
xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội.
25. Anderson J.R. & Pratt K.C. (1985), Introduction to characterization and
testing of catalysts, Academic Press, Australia.
26. Farrauto R.J & Bartholomew C.H. (1997), Fundamentals of industrial
catalytic processes, Blackie Academic & Professional, Tokyo.
27. Henry Gong, Elemental Analyses by ICP-AES, Materials Research Institute,
PennState University.
28. Elena López, Salvador Ordóñez & Fernando V.Díez (2006), Deactivation of
a Pd/Al2O3 catalyst used in hydrodechlorination reactions: Influence of the
nature of organochlorinated compound and hydrogen chloride, Appl. Catal. B:
Envi. 62 (2006) 57-65.
29. B. Heinrichs, F. Noville, J.-P. Pirard, J. Catal. 170 (1997) 366.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11.VuThiNgocLuong_HD1001.pdf