Hiểu rõ được tầm quan trọng của tin học trong quản lý, trong những năm qua công ty may Thăng Long đã mạnh dạn đầu tư vào cơ sở tin học. Các nghiệp vụ kế toán được tin học hóa góp phần rút ngắn thời gian lao động, giảm nhẹ khối lượng công việc mà đem lại hiệu quả còn lớn hơn trước kia.
Qua thời gian thực tập ở công ty, em đã thu được rất nhiều điều bổ ích. Đó là những kinh nghiệm mà chỉ khi làm việc trong môi trường thực tế mới có được. Đây là lần đầu tiên những kiến thức học trên giảng đường được áp dụng vào thực tế nên không tránh khỏi những hạn chế và sai sót.
Phần mềm mới chỉ dừng lại ở quản lý tiền lương cho công nhân các xí nghiệp. Trong tương lai, em mong muốn phần mềm có thể quản lý được tiền lương cho toàn công ty đồng thời liên kết được với các phần mềm quản lý khác tạo thành một hệ thông thông tin tài chính hoàn chỉnh.
Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho đề tài thêm hoàn chỉnh và phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình, chu đáo của các anh chị, cô chú tại phòng kế toán và dưới phân xưởng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập.
Những dòng cuối cùng này em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy Trịnh Hoài Sơn. Cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự kiên trì và lòng độ lượng thầy đã dành cho em.
105 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích thiết kế phần mềm quản lý lương công nhân tại công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch viên phải có hiểu biết sâu sắc về môi trường hệ thống đang nghiên cứu. Điều này vô cùng quan trọng trong quá trình thiết kế HTTT mới.
Thông tin về môi trường được chia làm 3 lĩnh vực: tổ chức, kỹ thuật, tài chính.
Nghiên cứu hệ thống hiện tại
Giai đoạn này được chia làm 3 công đoạn: thu thập thông tin, xây dựng mô hình vật lý ngoài và xây dựng mô hình logic.
Thu thập thông tin về các bộ phận và các vấn đề có liên quan của hệ thống đang tồn tại.
Đối với hệ thống những thông tin sau cần được thu thập:
Hoạt động chung của hệ thống, kể cả trách nhiệm, ràng buộc về thời gian, khối lượng, sự sắp đặt vị trí vật lý và các khía cạnh địa vật lý khác.
Dữ liệu vào: nội dung, khuôn mẫu các thông tin vào, nguồn dữ liệu, tần suất, chi phí cho một dữ liệu vào.
Dữ liệu ra: Đích đến của thông tin, nội dung, tần suất,chi phí sản sinh thông tin, khuôn mẫu của thông tin ra.
Xử lý: Các thủ tục thu thập, nhập dữ liệu, thủ tục biến đổi đầu vào và quan hệ giữa các xử lý, các ràng buộc về thời điểm xử lý, nhân sự thực hiện…
Cơ sở dữ liệu: Nội dung, vật mang, khối lượng truy cập, cách thức tổ chức dữ liệu.
Phân tích viên phải thu thập thông tin từ cái chung tới cái riêng theo trình tự: các bộ phận chính của hệ thống > Hoạt động chung của chúng > Lý do tồn tại > Những người sử dụng chính > Đầu vào chính > Đầu ra chính > Xử lý chính. Sau đó đi sâu vào chi tiết.
Nghiên cứu hệ thống đang tồn tại không chỉ là thu thập thông tin như trên về chính hệ thống đó mà còn phải tìm hiểu các vần đề của hệ thống. Đây thường là các nhược điểm hay các điểm chưa thỏa mãn yêu cầu người sử dụng của hệ thống. Không những cần tìm ra vấn đề của hệ thống mà còn phải tìm hiểu nguyên nhân của nó nữa, điều này giúp ích cho việc hoàn thiện HTTT mới trong tương lai.
Bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu hệ thống đang tồn tại là xây dựng mô hình vật lý ngoài. Dựa trên các thông tin đã thu thập được ở công đoạn trước, phân tích viên xây dựng lại mô hình vật lý ngoài của hệ thống như những người sử dụng nhìn thấy. Mô hình vật lý ngoài thể hiện sự hiểu biết của phân tích viên đối với hệ thống hiện tại để từ đó rủt ra các mục tiêu yêu cầu mà hệ thống mới phải đạt được. Dù cố gắng đến mấy cũng có những câu hỏi phân tích viên không có câu trả lời, điều đặc biệt lưu ý ở đây là tuyệt đối không trả lời các câu hỏi như vậy dựa trên cảm tính và logic.
Sau khi xây dựng mô hình vật lý ngoài, phân tích viên tiến hành xây dựng mô hình logic của hệ thống thực tại. Mô hình logic hoàn chỉnh thêm sự hiểu biết của phân tích viên về hệ thống hiện tại.
Chuẩn đoán và xác định các yếu tố giải quyêt vấn đề
Phân tích viên đưa ra các chuẩn đoán, cái gì gây nên sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống thông tin. Thực tế, nguyên nhân làm cho HTTT hoạt động không tốt ít khi là một vấn đề riêng lẻ mà nó là tổng hợp của nhiều vấn đề. Một số liên quan trực tiếp tới hệ thống, một số gắn liền với nhiều lĩnh vực, như quản trị nhân lực hay quản trị tác nghiệp. Vì vậy phân tích viên không bắt buộc phải sửa chữa những hỏng hóc của hệ thống mà không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình vì có khi cố gắng chữa lại càng làm bệnh tình trầm trọng.
Khi mà các vấn đề của hệ thống được xác định cùng với các nguyên nhân của nó, phân tích viên sẽ cùng với những người sử dụng xác định các mục tiêu của hệ thống mới hay hệ thống đã được sửa chữa. Những mục tiêu này có 2 mục đích: để hướng dẫn cho việc thiết kế hệ thống mới và đánh giá hệ thống mới sau khi nó được cài đặt. Những mục tiêu của hệ thống mới phải đo được và có giá trị bằng số cần đạt được.
Các vấn đề của hệ thống được dùng để xác định mục tiêu của hệ thống mới, còn nguyên nhân vấn đề giúp phân tích viên xây dựng giải pháp cụ thể để xây dựng hệ thống mới.
VD: vấn đề: thời gian trả lời hệ thống quá lâu
Mục tiêu: thời gian trả lời của hệ thống nhanh hơn (Phải có giá trị cụ thể nhanh hơn là bao nhiêu).
Nguyên nhân: do năng lực của máy tính yếu.
Giải pháp: Nâng cao năng lực của máy tính.
Đánh giá lại tính khả thi
Quá trình phân tích, xây dựng HTTT bao gồm rất nhiều giai đoạn, một lần tiến hành xong một giai đoạn là một lần phải xem xét, đánh giá xem có nên tiếp tục dự án hay không.
Trong giai đoạn trước, đội ngũ phân tích đã đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Giờ đây, khi lượng thông tin về hệ thống cũ đã đầy đủ hơn, mô hình hệ thống mới đã ban đầu được hình thành thì việc đánh giá tính khả thi sẽ chính xác hơn nhiều so với lần trước.
Sửa đổi đề xuất của dự án
Với các thông tin mới thu thập được, đội ngũ phân tích tiến hành xem xét và sử đổi đề xuất của dự án nhằm cung cấp cho người ra quyết định một bức tranh rõ nhất có thể được về dự án.
Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết
Báo cáo là tổng hợp thông tin của giai đoạn phân tích chi tiết, nó một lần nữa phục vụ cho việc ra quyết định tiếp tục hay hủy bỏ dự án.
2.3.3.3 Giai đoạn thiết kế logic
Giai đoạn này nhằm xác định tất cả các thành phần logic của HTTT, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống hiện tại và đạt được các mục tiêu đã thiết lập ở giai đoạn trước. Mô hình logic của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sản sinh ra (nội dung của Outputs), nội dung cơ sở dữ liệu (các tệp, quan hệ giữa các tệp), các xử lý và hợp thức hóa sẽ phải thực hiện (các xử lý) và các dữ liệu sẽ phải nhập vào (các Inputs).
Thiết kế logic bao gồm các công đoạn:
Thiết kế cơ sở dữ liệu
Thiết kế cơ sở dữ liệu là xác định yêu cầu thông tin của ngưởi sử dụng HTTT mới. Để thiết kế cơ sở dữ liệu có rất nhiều phương pháp, sau đây là 2 phương pháp phổ biên nhất: phương pháp từ các đầu ra và phương pháp mô hình hóa.
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TỪ CÁC THÔNG TIN ĐẦU RA
Bước 1. Xác định các đầu ra
Liệt kê toàn bộ các thông tin đầu ra
Nội dung, khối lượng, tần suất và nơi nhận chúng.
VD: các hóa đơn bán hàng, danh sách khách hàng, danh sách nhà cung cấp…
Bước 2. Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra
Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra
VD: Dựa vào các hóa đơn bán hàng ta có danh sách các thuộc tính
Số hóa đơn
Liên số
Mã khách hàng
Địa chỉ khách hàng
Số tài khoản
Phương thức thanh toán
Số thứ tự (R)
Mã hiệu hàng (R)
Tên hàng (R)
Đơn vị tính (R)
Đơn giá (R)
Số lượng (R)
Thành tiền (S)
Cộng thành tiền (S)
Thuế VAT (S)
Tổng thành tiền (S)
Tổng số tiền ghi bằng chữ (S)
Ngày bán
Người bán
Trong đó:
(R) chỉ các thuộc tính lặp (Repeatable), là các thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu.
(S) chỉ các thuộc tính thứ sinh (Secondary), là các thuộc tính có thể tính được hoặc suy ra từ các thuộc tính khác. Những thuộc tính này có thể loại bỏ.
Các thuộc tính được gạch chân là những thuộc tính khóa, giúp xác định duy nhất một hóa đơn.
Những thuộc tính mang ít ý nghĩa trong quản lý như STT, liên số cũng được loại bỏ.
Thực hiên việc chuẩn hóa mức 1 (1.NF)
Chuẩn hóa mức một quy định:
Trong mỗi danh sách không được chứa các thuộc tính lặp. Nếu có thuộc tính lặp thì phải tách thuộc tính đó ra thành các danh sách con.
Gắn thêm cho nó một cái tên, tìm cho nó thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc.
VD: Sau khi chuẩn hóa mức 1 ta có 2 danh sách:
Hóa đơn bán hàng
Số hóa đơn
Mã khách hàng
Địa chỉ khách hàng
Số tài khoản
Phương thức thanh toán
Ngày bán
Người bán
Hàng mua
Số hóa đơn (thuộc tính khóa của danh sách gốc)
Mã hiệu hàng
Tên hàng
Đơn vị tính
Đơn giá
Số lượng
Thực hiện việc chuẩn hóa mức 2 (2.NF)
Chuẩn hóa mức 2 quy định, trong một danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khóa chứ không chỉ phụ thuộc một phần của khóa. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào một bộ phận của khóa thành một danh sách con mới. Lấy bộ phận khóa đó làm khóa cho danh sách mới. Đặt cho nó một cái tên riêng.
VD: Sau khi chuẩn hóa mức 2 ta có:
Hóa đơn bán hàng
Số hóa đơn
Mã khách hàng
Địa chỉ khách hàng
Số tài khoản
Phương thức thanh toán
Ngày bán
Người bán
Hàng mua
Số hóa đơn
Mã hiệu hàng
Số lượng
Hàng hóa
Mã hiệu hàng
Tên hàng
Đơn vị tính
Đơn giá
Thực hiện việc chuẩn hóa mức 3 (3.NF)
Chuẩn hóa mức 3 quy định trong một danh sách không được có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. VD: thuộc tính “địa chỉ khách hàng” và “số tài khoản” phụ thuộc hàm vào thuộc tính “mã khách hàng”. Thuộc tính “mã khách hàng” phụ thuộc hàm vào thuộc tính “số hóa đơn” thì phải tách chúng thành danh sách chứa quan hệ “số hóa đơn” - “mã khách hàng” và danh sách chứa quan hệ “số tài khoản”, “địa chỉ khách hàng” – “ mã khách hàng”.
Xác định khóa và tên cho danh sách mới.
VD: Sau khi chuẩn hóa mức 3 ta có:
Hóa đơn bán hàng
Số hóa đơn
Mã khách hàng
Phương thức thanh toán
Ngày bán
Người bán
Khách hàng
Mã khách hàng
Địa chỉ khách hàng
Số tài khoản
Hàng mua
Số hóa đơn
Mã hiệu hàng
Số lượng
Hàng hóa
Mã hiệu hàng
Tên hàng
Đơn vị tính
Đơn giá
Mô tả các tệp
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG
Số hóa đơn
Mã khách hàng
Phương thức thanh toán
Ngày bán
Người bán
Bước 3.Tích hợp các tệp để tạo ra cơ sở dữ liệu:
Từ mỗi đầu ra ta được rất nhiều danh sách. Những danh sách mô tả cùng một thực thể phải được tích hợp lại.
VD: Từ đầu ra “danh sách khách hàng” ta có các tệp
KHÁCH HÀNG
Mã khách hàng
Số dư tài khoản
Tổng tiền đã mua
KHÁCH HÀNG
Mã khách hàng
Địa chỉ khách hàng
Tên khách hàng
Để có một tệp đầy đủ ta phải tích hợp 2 tệp trên thành một tệp duy nhất.
KHÁCH HÀNG
Mã khách hàng
Địa chỉ khách hàng
Tên khách hàng
Số dư tài khoản
Tổng tiền đã mua
Bước 4. Xác định khối lượng dữ liệu cho từng tệp và toàn bộ sơ đồ
Bước 5. Xác định liên kết logic giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu
Xác định mối liên hệ giữa các tệp, biểu diễn chúng bằng các mũi tên hai chiều, nếu có quan hệ một – nhiều thì vẽ 2 mũi tên về hướng đó.
Đối với đầu ra “hóa đơn bán hàng” ta có sơ đồ liên kết sau
Số hóa đơn
Mã KH
Phương thức TT
Ngày bán
Người bán
Mã HH
Tên hàng
Đơn vị tính
Đơn giá
Mã KH
Tên KH
Địa chỉ
Số hóa đơn
Mã HH
Số lượng
HÀNG MUA
KHÁCH HÀNG
HÀNG HÓA
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG
THIẾT KÊ CSDL BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA
Trong phần nói về cơ sở dữ liệu của HTTT ta đã làm quen với khải niệm thực thể.
Thực thể (Entity) trong mô hình logic dữ liệu được dùng để biểu diễn những đối tượng cụ thể hoặc trửu tượng mà ta muốn lưu trữ thông tin về chúng.
Thực thể được biểu diễn bằng một hình chữ nhật có ghi tên thực thể ở trong. VD: thực thể sinh viên
Sinh viên
Liên kết (association) là mối quan hệ giữa các thực thể.
Liên kết được biểu diễn bằng hình thoi có tên liên kết ở trong.
VD: Nhiều sinh viên theo học một lớp
Theo học
Sinh viên
Lớp
Thuộc tính được dùng để mô tả đặc trưng của một mối quan hệ hoặc của một thực thể. Có các loại thuộc tính: thuộc tính định danh, thuộc tính mô tả, thuộc tính quan hệ (dùng để chỉ một lần xuất nào đó trong thực thể có quan hệ).
Số hiệu sinh viên ( thuộc tính định danh)
Họ tên (thuộc tính mô tả)
Địa chỉ (thuộc tính mô tả)
Mã lớp (thuộc tính quan hệ)
Sinh viên
Mức độ của liên kết cho biết mỗi lần xuất của thực thể A tương tác với bao nhiêu lần xuất của thực thể B và ngược lại. Người ta chia quan hệ làm 3 loại theo mức độ của liên kết:
Quan hệ một – một (1@1): mỗi lần xuất của thực thể A được liên kết với một lần xuất của thực thể B và ngược lại. VD: một lớp chỉ có một giáo viên chủ nhiệm theo dõi, một giáo viên chủ nhiệm chỉ theo dõi một lớp.
Theo dõi
Giáo viên CN
Lớp
1
1
Có
Lớp
Sinh viên
1
N
Quan hệ một – nhiều (1@N): mỗi lần xuất thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể B và một lần xuất của thực thể B chỉ liên kết với duy nhất 1 lần xuất của thực thể A. VD: một lớp có nhiều sinh viên, một sinh viên theo học 1 lớp.
Quan hệ nhiều – nhiều (N@M): một lần xuất của thực thể A liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể B và ngược lại. VD: một môn học có nhiều sinh viên học, một sinh viên học nhiều môn học.
Có
Môn học
Sinh viên
N
M
Chiều của liên kết là số lượng thực thể tham gia vào quan hệ đó. Ngưởi ta chia quan hệ làm 3 loại:
Một chiều: là mối quan hệ chỉ có một thực thể tham gia. VD: quan hệ “là vợ chồng” trong thực thể CÔNG NHÂN
Công nhân
Là vợ chồng
Hai chiều: là mối quan hệ có 2 thực thể tham gia. Như quan hệ giữa SINH VIÊN với MÔN HỌC.
Nhiều chiều: là mối quan hệ có nhiều hơn 2 thực thể tham gia. Nhưng một quan hệ nhiều chiều luôn luôn có thể biểu diễn bằng các quan hệ 2 chiều.
Khả năng tùy chọn của liên kết: khi có lần xuất của thực thể A nhưng không quan hệ với lần xuất nào của thực thể B. VD: trong mối quan hệ KHÁCH HÀNG đặt ĐƠN HÀNG. Các khách hàng, công ty X đặt đơn hàng 1, công ty Y đặt đơn hàng 2 và 3, riêng công ty Z chưa đặt đơn hàng nào. Ký hiệu của quan hệ tùy chọn là một hình ovan nhỏ.
Đặt
Khách hàng
Đơn hàng
1
N
Chuyển sơ đồ quan hệ thực thể sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu
Chuyển các quan hệ một chiều
Đối với quan hệ 1@1, ta dùng một tệp duy nhất biểu diễn thực thể đó. Khóa của tệp là định danh của thực thể. Giá trị khóa có thể rỗng nếu quan hệ là tùy chọn. Quan hệ được thể hiện qua việc dùng lại thuộc tính khóa.
VD: mô hình
Công nhân
Là vợ chồng
1
1
Số hiệu cán bộ
- Họ tên
sẽ thành một tệp CÁN BỘ (Số hiệu cán bộ, Họ tên,…, Số hiệu cán bộ vợ/chồng)
Đối với quan hệ 1@N, ta cũng dùng một tệp. Khóa của tệp là thuộc tính định danh của thực thể.
VD: mỗi nhân viên trong phòng phải chịu trách nhiệm về 1 hoặc nhiều nhân viên khác
Nhân viên
Phụ trách
1
N
Số hiệu nhân viên
- Họ tên
Sơ đồ quan hệ thực thể trên được chuyển thành một tệp
NHÂN VIÊN
Số hiệu nhân viên
…..
Số hiệu nhân viên phụ trách
Đối với quan hệ N@M, ta dùng 2 tệp, một tệp thể hiện thực thể, một tệp thể hiện quan hệ. Khóa của tệp quan hệ được cấu thành từ 2 định danh của 2 thực thể.
VD: một sản phẩm có thể là nguyên vật liệu cũng có thể là sản phẩm cuối cùng. Một sản phẩm cuối cùng được cấu thành từ một hoặc nhiều nguyên vật liệu. Một nguyên vật liệu có thể là đầu vào cho một hoặc nhiều sản phẩm cuối cùng.
Sản phẩm
Cấu thành từ
N
M
Số hiệu sản phẩm
- Tên SP
Sơ đồ trên được chuyển thành 2 tệp:
SẢN PHẨM
Số hiệu sản phẩm
…..
….
CẤU THÀNH
Số hiệu sản phẩm
…..
Số hiệu sản phẩm nguyên liệu
Chuyển các quan hệ 2 chiều
Quan hệ 2 chiều 1@1 tạo ra 2 tệp tương ứng với 2 thực thể. Tùy theo sự lựa chọn của phân tích viên mà thuộc tính định danh của tệp này là thuộc tính phi khóa của tệp kia. Trong trường hợp mối quan hệ là tùy chọn thì tốt nhất là đặt khóa vào tệp ứng với thực thể bắt buộc trong quan hệ để tránh thuộc tính nhận giá trị rỗng.
VD: mô hình sinh viên mượn máy tính. Mỗi sinh viên chỉ mượn được duy nhất một máy tính. Một máy tính chỉ cho một sinh viên mượn. Không phải sinh viên nào cũng mượn được máy do số lượng máy ít.
Mượn
Sinh viên
Máy tính
1
1
Mô hình này được chuyển thành 2 tệp:
SINH VIÊN
Số hiệu SV
…
…
MÁY TÍNH
Số hiệu máy tính
…
Số hiệu SV
Quan hệ 2 chiều loại 1@N được chuyển thành 2 tệp, mỗi tệp ứng với một thực thể. Khóa của tệp ứng với mức 1 được dùng như khóa ngoại lai trong tệp ứng với mức N. Khóa quan hệ có thể nhận giá trị rỗng nếu thực thể có số mức N là tùy chọn trong quan hệ.
Có
Lớp
Sinh viên
1
M
VD: mô hình 1 lớp có nhiều sinh viên, 1 sinh viên chỉ theo học 1 lớp
được chuyển thành 2 tệp sau:
SINH VIÊN
Số hiệu SV
…
Mã lớp
LỚP
Mã lớp
…
…
Quan hệ 2 chiều loại N@M được chuyển thành 3 tệp, 2 tệp mô tả thực thể, 1 tệp mô tả quan hệ. Khóa của tệp mô tả quan hệ hình thành từ 2 khóa của 2 tệp mô tả thực thể.
VD: mô hình một sinh viên theo học nhiểu môn học, một môn học có nhiều sinh viên học
Học
Sinh viên
Môn học
N
M
được chuyển thành 3 tệp sau:
SINH VIÊN
Số hiệu SV
…
…
HỌC
Mã môn học
Số hiệu SV
…
MÔN HỌC
Mã môn học
…
…
Chuyển đổi thực thể khái quát
Thực thể khái quát là một thực thể có cấu trúc thứ bậc, có những thực thể chung, có những thực thể bộ phận.
Thực thể khái quát dùng để biểu diễn các thực thể có chung một số thuộc tính.
VD: Các thực thể sách, tạp chí khoa học, bài báo trong các hội nghị đều có chung các thuộc tính “Tên tác giả”,”Năm xuất bản”, “Tóm tắt nội dung” nhưng chúng cũng có các thuộc tính riêng. Sách có thuộc tính “Nhà xuất bản”, tạp chí khoa học có thuộc tính “Số hiệu tạp chí”, bài báo trong hội nghị khoa học có thuộc tính “Tên hội nghị”.
Để mô tả các thực thể trên ta có thể dùng một thực thể chung mang tên TÀI LIỆU có các thuộc tính chung của cả 3 thực thể.
Tài liệu
Tạp chí
Sách
Bài báo
Số hiệu tài liệu
Loại tài liệu
Năm xuât bản
TT nội dung
Số hiệu tài liệu
Số hiệu
Số hiệu tài liệu
Nhà xuât bản
Số hiệu tài liệu
Tên hội nghị
Khi chuyển đổi ta có các tệp sau:
TÀI LIỆU
Số hiệu tài liệu
Loại tài liệu
…
SÁCH
Số hiệu tài liệu
Nhà xuất bản
…
BÀI BÁO
Số hiệu tài liệu
Tên hội nghị
…
Thiết kế xử lý
Thiết kế xử lý bao gồm các công đoạn: thiết kế sơ đồ logic, phân tích tra cứu, phân tích cập nhật và hợp lý hóa dữ liệu cập nhật
Các sơ đồ logic của xử lý chỉ làm rõ những quan hệ mang tính chất ngữ nghĩa của các dữ liệu mà không quan tâm tới những yếu tố mang tính tổ chức như: ai thực hiện xử lý, ở đâu, khi nào và như thế nào?
Sơ đồ logic xử lý chỉ quan tâm tới các xử lý bắt buộc phải có để thực hiện được chức năng của hệ thống.
VD: Một cơ sở lấy việc đào tạo sinh viên làm mục tiêu chính thí nó phải thực hiện các hoạt động sau:
Tuyển sinh
Phân chia sinh viên vào các lớp
Phân lớp cho các khoa
Lập thời khóa biểu
Giảng dạy
…
Phân tích tra cứu là tìm hiểu xem bằng cách nào có được những thông tin đầu ra từ cơ sở dữ liệu đã thiết kế
Phân tích cập nhật trả lời câu hỏi khi nào thì tiến hành cập nhật? Bất kỳ CSDL nào cũng phải thực hiện 3 loại cập nhật thêm, bớt, sửa tùy thuộc vào sự kiện phát sinh.
Kỹ thuật kiểm tra hợp lệ hóa dữ liệu cập nhật
Phân lớp và cấu trúc
Kiểm tra để đảm bảo dữ liệu nhập vào là đúng kiểu. VD: toàn chữ hoặc toàn số.
Tổ hợp và ý nghĩa
Xét sự phù hợp về ý nghĩa của các dữ liệu trong 2 hoặc nhiều trường. VD: số lượng hàng mua phải phù hợp với loại hàng
Sót dữ liệu
Kiểm tra xem dữ liệu có mặt trong mọi bản ghi hay không
Quy cách
Kiểm tra quy cách quy định trước
Miền giá trị
Kiểm tra xem dữ liệu nhập có nằm trong miền giá trị quy định hay không
Hợp lý hoàn cảnh
Dữ liệu có hợp với hoàn cảnh hay không. VD: sinh viên không thể chi trả quá nhiều cho việc mua đồ
Kích thước
Dữ liệu có quá nhiều hoặc quá ít ký tự
Tự kiểm tra
Dự liệu nhập vào thỏa mãn một điều kiện tự thân nào đó. VD: bit chẵn lẻ.
Tập hợp giá trị chuẩn
Dữ liệu nhập có nằm trong tập hợp các giá trị chuẩn cho trước hay không. VD: tập hợp viết tắt của tiền
2.3.3.4 Đề xuất các phương án và giải pháp
Mô hình logic của hệ thống mới mô tả cái mà hệ thống này sẽ làm. Khi mô hình này được xác định và chuẩn y bởi người sử dụng thì phân tích viên phải nghiêng về các phương tiện để thực hiện hệ thống này. Đó là việc xây dựng các phương án khác nhau để cụ thể hóa mô hình logic. Mỗi phương án là một phác họa của mô hình vật lý ngoài của hệ thống mới nhưng chưa phải là các mô tả chi tiết. Tất nhiên là người sử dụng sẽ thấy dễ dàng hơn khi lựa chọn dựa trên những mô hình vật lý ngoài được xây dựng chi tiết nhưng chi phí cho việc tạo ra chúng là rất lớn
Để giúp những người sử dụng lựa chọn giải pháp vật lý thỏa mãn tốt hơn các mục tiêu đã định trước đây, phân tích viên phải đánh giá các chi phí và lợi ích (hữu hình và vô hình) của mỗi phương án và phải có những khuyến nghị cụ thể. Mỗi báo cáo sẽ được trình lên những người sử dụng. Những người sử dụng sẽ chọn ra phương án tỏ ra đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của họ mà vẫn tôn trọng các ràng buộc của tổ chức.
Giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp bao gồm các giai đoạn nhỏ sau:
Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc tổ chức
Các ràng buộc về tổ chức
Tài chính dự trù cho việc phát triển hệ thống mới.
Ngân sách dự chi cho việc khai thác.
Phân bố người sử dụng.
Phân bố trang thiết bị sử dụng.
Thời gian sử dụng.
Ý thích của lãnh đạo các loại giải pháp vật lý như hình thức báo cáo…
Nhân lực: mức độ hiểu biết về tin học, không khí lãnh đạo/ nhân viên.
Các ràng buộc tin học
Phần cứng: năng lực của phần cứng hiện có.
Phần mềm: những phần mềm nào đã được cài đặt và sử dụng.
Nguồn nhân lực: lực lượng nhân sự sẵn sàng cho việc phát triện HTTT.
Xây dựng các phương án giải pháp
Xác định biên giới cho phần tin học hóa
Biên giới tin học hóa phân chia phần thủ công và phần tin học hóa của HTTT. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) mức 0 hoặc mức 1 là công cụ tốt cho việc phân chia biên giới.
Xác định các thức xử lý
Phân tích viên phải lựa chọn cách thức xử lý theo lô, theo thời gian thực hay hỗn hợp.
Đánh giá các phương án giải pháp
Phân tích chi phí/ lợi ích
Liệt kê các khoản chi phí để xây dựng và duy trì HTTT hoạt động cũng như lợi ích do HTTT đem lại. Chi phí/ lợi ích có thể phân loại ra thành:
Trực tiếp (nếu có thể quy ngay vào cho HTTT) hoặc gián tiếp (nếu ngược lại).
Biến động (nếu nó lặp lại trong suốt cuộc đời của HTTT) hoặc cố định (nếu chỉ xảy ra một lần khi tạo ra HTTT).
Hữu hình (nếu có thể ước tính ngay ra tiền được) hoặc vô hình (nếu không thể hoặc khó quy ra tiền).
Phân tích đa tiêu chuẩn
Xác định các tiêu chuẩn cần xem xét.
Cho mỗi tiêu chuẩn một trọng số thể hiện tầm quan trọng. Tổng các trọng số nên bằng 100.
Đánh giá xem mỗi phương án đạt mức nào ứng với mỗi tiêu chuẩn. Thường lấy mức từ -5 đến 5 hoặc từ 0 đến 10.
Tính điểm cho từng tiêu chuẩn của từng phương án bằng cách nhân trọng số với số mức đánh giá.
Cộng tổng điểm cho từng phương án.
Chọn phương án có tổng điểm cao nhất.
2.3.3.5 Giai đoạn thiết kế vật lý ngoài
Giai đoạn này được tiến hành sau khi một phương án giải pháp được lựa chọn. Thiết kế vật lý bao gồm 2 tài liệu kết quả cần có: trước hết là tài liệu chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật; và tài liệu dành cho người sử dụng mô tả cả phần thủ công và những giao diện với những phần tin học hóa.
Những công đoạn chính của thiết kế vật lý ngoài:
Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài
Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi thiết kế vật lý ngoài:
Đảm bảo rằng người sử dụng luôn đang kiểm soát hệ thống. Có nghĩa là, anh ta luôn luôn có thể thông báo cho hệ thống những việc cần thực hiện.
Thiết kế hệ thống theo thói quen và kinh nghiệm của người sử dụng.
Gắn chặt chẽ với các thuật ngữ, dạng thức và các thủ tục đã được dùng.
Che khuất những bộ phận bên trong của các phần mềm và các phần cứng tạo thành hệt thống.
Cung cấp thông tin tư liệu trên màn hình
Giảm tới mức tối thiểu thông tin mà người sử dụng phải nhớ khi sử dụng hệ thống.
Dựa vào những quy tắc đã được chấp nhận về đồ họa, ký họa khi thể hiện thông tin ra màn hình hoặc ra giấy.
Khi lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài, phân tích viên không bao giờ được quên hệ thống được sử dụng bởi những người có hiểu biết ít nhiều về tin học, và làm việc trong môi trường riêng.
Thiết kế chi tiết giao diện (vào/ ra)
Thiết kế vật lý các đầu ra
Lựa chọn vật mang tin
Vật mang tin
Ưu điểm
Nhược điểm
Giấy
Thông tin lưu trữ để dùng về sau.
Thông tin cần được nhận xét qua nhiều người.
Chứa được nội dung thông tin dài.
Cồng kềnh
Hư hỏng dần
Màn hình
Nhiều màu sặc hình ảnh sinh động.
Biểu diễn được những thông tin có cấu trúc phức tạp.
Tốc độ hiện thông tin nhanh.
Nội dung bản tin ngắn.
Không lưu trữ được lâu
Khuôn khổ hạn hẹp
Tiếng nói
- Tiện lợi
- Thông tin rất ngắn
Vật mạng tin từ tính, quang tính
Lưu trữ được lượng thông tin lớn
Có thể đọc dữ liệu trực tiếp
Cần có thiết bị mới đọc được thông tin
Bố trí thông tin trên vật mang
Thiết kế trang in ra
Phần đầu và cuối tài liệu, ta đặt các thông tin chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong toàn bộ tài liệu, VD: tên báo cáo. Đầu và cuối mỗi trang đặt thông tin chỉ xuất hiện một lần trên các trang, VD: số trang… Thân tài liệu là phần chi tiết lấy từ các bản ghi.
Thông tin được trình bày trên giấy theo 3 khuôn dạng:
Theo cột: đối với các bản tin có khối lượng thông tin nhỏ.
Theo cột trong từng nhóm: để tránh việc nhắc lại cùng một phần tử thông tin nhiều lần.
Theo dòng cho các phần tử thông tin: khi khối lượng thông tin quá lớn.
Thiết kế đầu ra trên màn hình
Nguyên tắc thiết kế đầu ra trên màn hình
Đặt mọi thông tin gắn liền với một nhiệm vụ trên cùng một màn hình. Người sử dụng không phải nhớ thông tin từ màn hình này qua màn hình khác.
Chỉ dẫn rõ ràng cách thoát khỏi màn hình. Canh giữa các tiêu đề, xếp thông tin theo trục trung tâm.
Nếu đầu ra gồm nhiều trang màn hình thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự. Việc này giúp người sử dụng biết mình đang ở đâu.
Viết văn bản theo quy ước chung bằng cách sử dụng chữ in hoa, in thường, chữ gạch chân… và ngắt câu hợp lý.
Đặt tên đầu cột cho mỗi cột.
Tổ chức các phần tử của danh sách theo trật tự quen thuộc trong quản lý.
Căn trái các cột văn bản, căn phải cho cột số. Bảo đảm vị trí dấu thập phân thẳng hàng.
Chỉ đặt mầu cho những thông tin quan trọng.
Thiết kế vật lý các đầu vào
Khi nhập liệu, có những thông tin mà nhân viên nhập liệu phải nhập vào một cách thủ công, nhưng cũng có những thông tin được máy tính nhập môt cách tự động.
Trong HTTT dữ liệu không phải nhập cũng quan trọng không kém các dữ liệu phải nhập. Làm sao cho các dữ liệu không phải nhập được tự động cập nhật và hiện ra màn hình để tránh cho người sử dụng phải nhập lại.
Sau đây là một số quy tắc khi thiết kế màn hình nhập liệu:
Khi nhập liệu từ một tài liệu gốc, khuôn dạng màn hình phải giống như tài liệu đó.
Nên nhóm các trường trên màn hình theo một trật tự có ý nghĩa, theo trật tự tự nhiên, theo tần số sử dụng, theo tầm quan trọng.
Không nhập các thông tin mà HTTT có thể truy tìm được trong CSDL hoặc tính toán được.
Đặt tên trường ở trên hoặc trước trường nhập.
Đặt các giá trị ngầm định cho phù hợp.
Sử dụng phím Tab để chuyền trường nhập.
Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hóa
Giao tác bằng tập hợp lệnh
VD: C:/format D:/
Cách này có 2 điểm bất lợi: (1) rất khó thiết kế và lập trình,
(2) Người sử dụng phải nhớ rất nhiều lệnh.
Giao tác bằng các phím trên bàn phím
VD: Để copy nhấn Ctrl + C
Ưu điểm: thao tác nhanh
Nhược điểm: Người sử dụng phải nhớ nhiều tổ hợp phím tắt rất phức tạp
Giao tác qua thực đơn (menu)
Thực đơn là một danh sách các công việc mà hệ thống có thể thực hiện được vào thời điểm đó.
Một số quy tắc thiết kế thức đơn
Về mặt từ ngữ: mỗi thực đơn phải có tiêu đề rõ nghĩa, từ mục phải mô tả rõ thao tác cần thực hiện.
Về mặt tổ chức: cần thống nhất nguyên tắc tổ chức thực đơn.
Về kích cỡ: số lượng các mục trên thực đơn không nên vượt quá chiều dài màn hình.
Về mặt lựa chọn: các lựa chọn phải thống nhất và phù hợp năng lực của người sử dụng.
Về mặt hiện rõ: chỉ nên dùng với mục đang được chọn.
Giao tác thông qua các biểu tượng
Ưu điểm: đẹp, làm giao diện chương trình thêm thân thiện, và đỡ nhàm chán.
Nhược điểm: không nên quá lạm dụng, sẽ làm cho người sử dụng rối mắt.
2.3.3.6 Triển khai hệ thống thông tin
Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện kỹ thuật là phần tin học hóa của hệ thống thông tin, có nghĩa là phần mềm. Những người chịu trách nhiệm về giai đoạn này phải cung cấp các tại liệu như các bản hướng dẫn sử dụng và thao tác cũng như các tài liệu mô tả về hệ thống.
Các hoạt động chính của việc triển khai thực hiện kỹ thuật hệ thống như sau:
Lập kế hoạch thực hiện
Nhiệm vụ quan trọng nhất trong giai đoạn này là lựa chọn ngôn ngữ lập trình. Vì hiện nay tồn tại rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau. Mỗi loại có ưu điểm và khuyết điểm riêng, những người xây dựng hệ thống cần lựa chọn ngôn ngữ thích hợp với yêu cầu của HTTT nhất.
Thiết kể vật lý trong
Thiết kế CSDL vật lý trong
Thiết kế CSDL vật lý trong nhằm truy cập dữ liệu nhanh và hiệu quả. Để làm được điều này người ta thường sử dụng tệp chỉ số. Tệp chỉ số như là một quyển sổ địa chỉ để cho hệ quản trị CSDL biết chính xác địa chỉ của từng bản ghi trên đĩa nhớ. Với mỗi chỉ tiêu tìm kiếm lại có một tệp chỉ số.
Thiết kế vật lý trong cho các xử lý
Để thể hiện tốt các thiết kế xử lý cho phép viết tốt các chương trình sau này, IBM đã đưa ra phương pháp phương pháp IPT – HIPO (Improveed Programming Technoloies Hierarchical Input Process Output) kỹ thuật phát triển chương trình phân cấp theo Vào – Xử lý – Ra.
Một số lưu ý khi xây dựng các module lập trình
Xây dựng các module nhỏ dễ kiểm tra.
Module nhỏ có thể sử dụng trong nhiều pha.
Tính đến khả năng trợ giúp của các phần mềm phát triển.
Tích hợp các đặc trưng vật lý của máy tính để phân chia module.
Xếp theo các nhóm module có liên thông hết cái này đến cái kia.
Lập các chương trình máy tính
Lập trình là quá trình chuyển đổi các đặc tả thiết kế vật lý của nhà phân tích thành phần mềm máy tính do lập trình viên đảm nhận.
Thử nghiệm phần mềm
Việc thử nghiệm phần mềm có thể được tiến hành song song với việc lập trình.
Có 2 loại lỗi đặc trưng của chương trình, đó là:
Không làm những gì cần làm.
Làm những gì không cần làm.
Một thử nghiệm tốt là thử nghiệm xác định được cả 2 loại lỗi trên.
Các kỹ thuật thử nghiệm chương trình
Rà soát lỗi đặc trưng: là ra soát các lỗi trong danh sách những lỗi nhất định mà các lập trình viên thường mắc phải.
Kiểm tra logic: tập trung vào logic của chương trình hơn là thử các trường hợp đặv biệt.
Thử nghiệm thủ công: thử nghiệm chương trình trên giấy và bút.
Kiểm tra cú pháp bằng máy tính: phát hiện lỗi cú pháp nhưng không thực hiện lệnh.
Thử nghiệm module: thử nghiệm từng module.
Kỹ thuật tích hợp: kết hợp các module với nhau rồi thử nghiệm.
Thử nghiệm hệ thống: tích hợp các chương trình thành hệ thống rồi thử nghiệm.
Kỹ thuật thử Stub: dùng các Stub (2 hoặc 3 dòng lệnh) thay thể cho các module thứ cấp chưa viết để chạy thử chương trình.
2.3.3.7 Cài đặt, bảo trì và khai thác hệ thống
Cài đặt hệ thống là quá trình trong đó việc chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới được thực hiện. Để việc chuyển đổi này được thực hiện với những va chạm ít nhất, cần phải lập kế hoạch một cách cẩn thận.
Để cho một sự thay đổi thành công tổ chức phải trải qua 3 giai đoạn:
Mất ổn định
Thay đổi
Tái ổn định
Sự “mất ổn định” tạo ra bầu không khí thuận lợi cho việc thay đổi, phân tích viên phải có trách nhiệm làm cho ban lãnh đạo và những người sử dụng hệ thống thấy được sự “mất ổn định” ngay từ giai đoạn đánh giá yêu cầu.
Giai đoạn “thay đổi”, phân tích viên phải cho người sử dụng thấy được sự thay đổi này là hợp lý và có lợi. Khái niệm mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và triển khai hệ thống thuộc giai đoạn này.
Giai đoạn “tái ổn định” bao gồm việc tăng cường và hiệu chình hệ thống.
Các phương pháp cài đặt hệ thống
Cách tiến hành
Trường hợp áp dụng
Ưu điểm
Nhược điểm
Cài đặt trực tiếp
Dừng ngay hệ thống cũ để đưa hệ thống mới vào hoạt động.
Khi 2 hệ thống không thể tồn tại song song.
Ít tốn kém nhất.
Mạo hiểm. Khi hệ thống mới hoạt động không tốt phải phục hồi hệ thống cũ từ đầu.
Cài đặt song song
Cả 2 hệ thống cùng hoạt động cho tới khi có quyết định dừng hệ thống cũ.
Khi cần so sánh 2 hệ thống cũ và mới.
An toàn.Lỗi của hệ thống mới không ảnh hưởng tới tổ chức
Tốn kém vì phải duy trì 2 hệ thống cùng một lúc. Nguồn lực cũng bị phân tán cho 2 hệ thống.
Cài đặt thí điểm
Chỉ thực hiện thay thế hệ thống cũ ở một số bộ phận.
Khi muốn tránh nhược điểm của 2 phương pháp trên.
Tiết kiệm chi phí và hạn chế thiệt hại vì chỉ giới hạn ảnh hưởng trong một số bộ phận
Phải quản lý một lúc 2 hệ thống. Cần sự đồng bộ hóa dữ liệu giữa 2 hệ thống.
Chuyển đổi theo giai đoạn
Thực hiện thay thế hệ thống cũ dần dần bắt đầu bằng một vài module.
Khi tránh nhược điểm của 2 phương pháp đầu tiên
Tận dụng được ưu điểm bằng cách cho module có ưu điểm đó hoạt động trước
Cần có giải pháp đồng bộ hóa dữ liệu giữa 2 hệ thống nên rất tốn thời gian.
Lập kế hoạch chuyển đổi
Mỗi chiến lược chuyển đổi không chỉ bao gồm việc chuyển đổi phần mềm mà cả chuyển đổi dữ liệu, phần cứng, tài liệu, phương pháp làm việc, các tài liệu đào tạo…Thực tế quá trình chuyển đổi thường là sự kết hợp của 2 hay nhiều phương pháp.
Điều quan trọng nhất trong quá trình cài đặt là chuyển giao dữ liệu. Vì khi chuyển giao dữ liệu cần thiết phải dừng hệ thống cũ, điểu đó tất nhiên ảnh hưởng không tốt tới hệ thống. Cần giảm thiểu các tác động xấu đó bằng một số biện pháp như không tiến hành chuyển giao vào thời kỳ cao điểm, cần lên kế hoạch cận thận, báo trước cho người sử dụng thời điểm chuyển giao, thành lập bộ phận chuyên trách để can thiệp khi hệ thống có trục trặc…
Chuyền đổi các tệp và CSDL
Khi một hệ thống mới được thực hiện thì có 3 khả năng:
Đã có kho dữ liệu đúng theo thiết kế.
Đã có kho dữ liệu nhưng cấu trúc chưa đúng và chưa đầy đủ.
Kho dữ liệu chưa tồn tại.
Trong 2 trường hợp sau, ta đều phải thao tác với cơ sở dữ liệu. Việc chuẩn bị cơ sở dữ liệu là rất khó, thậm chí không thực hiện được.
Đào tạo hỗ trợ người sử dụng
Đào tạo người sử dụng HTTT
Đào tạo người sử dụng HTTT những vấn đề sau:
Cách sử dụng hệ thống.
Các kiến thức cơ bản về máy tính.
Kiến thức nghiệp vụ.
Quản trị hệ thống.
Cài đặt hệ thống.
Hỗ trợ người sử dụng HTTT
Giúp đỡ người sử dụng trong những vấn đề sau:
Cài đặt phần cứng hoặc phần mềm.
Tạo tài khoản cho người sử dụng.
Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
Làm việc với người sử dụng để đưa ra các đề nghị thay đổi hệ thống.
Bảo trì hệ thống
Dù cố gắng đến mấy thì HTTT mới cũng sẽ có những sai sót trong quá trình sử dụng. Không ai có thể đảm bảo quá trình phân tích thiết kế là hoàn hảo, vậy điều gì làm nên sự khác biệt giữa các đội ngũ cán bộ xây dựng HTTT. Đó chính là công tác bảo trì. Khi chất lượng các sản phẩm phần mềm tương đương nhau, công tác bảo trì tốt là yếu tố quyết định làm cho các nhà quản lý tìm đến đội ngũ của bạn nhiều hơn.
Quá trình bảo trì
Thực tế quá trình bảo trì được tiến hành tương tự như vòng đời của một dự án.
Bảo trì hệ thống gồm 4 hoạt động chính:
Thu nhận các yêu cầu bảo trì: người ta tiến hành các công việc như giai đoạn thu thập yêu cầu người sử dụng.
Chuyển đổi các yêu cầu thành những thay đổi cần thiết: tiến hành như giai đoạn phân tích hệ thống.
Thiết kế những thay đổi cần thiết: tương tự giai đoạn thiết kế logic và hệ thống.
Triển khai các thay đổi: tương tự giai đoạn triển khai.
Các kiểu bảo trì
Bảo trì hiệu chính: để giải quyết các lỗi thiết kế, lỗi lập trình tiềm ẩn trong hệ thống. Các vấn đề hiệu chỉnh thường có tính khẩn cấp.
Bảo trì thích nghi: sửa đổi hệ thống cho phù hợp với thay đổi của môi trường (do chính sách thuế mới chẳng hạn).
Bảo trì hoàn thiện: cải tiến hệ thống để giải quyết các vấn để mới.
Bảo trì phòng ngừa: sửa đổi hệ thống đề phòng các vấn đề xảy ra trong tương lai.
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ LƯƠNG CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY MAY THĂNG LONG
3.1 ĐÁNH GIÁ YÊU CẦU
3.1.1 Tình hình quản lý tiền lương tại công ty may Thăng Long
a. Lương sản phẩm
Cuối tháng, bộ phận quản lý kho sẽ báo cáo số lượng mỗi loại sản phẩm nhập kho của mỗi XN. Căn cư vào đó, nhân viên lao động tiền lương sẽ tính ra quỹ lương dành cho XN mình.
Để có thể làm lương cho mỗi công nhân trong xí nghiệp nhân viên lao động tiền lương phải có trong tay bản đơn giá tiểu tác do phòng kỹ thuật cung cấp.
Quá trình tạo ra một sản phẩm may mặc là tập hợp của rất nhiều thao tác nhỏ chẳng hạn như may túi, may nhãn, dây treo áo… Mỗi một thao tác đó được gọi là một tiểu tác. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ tập hợp các thao tác để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh vào một bảng gọi là bản đơn giá tiểu tác.
Trong bảng đơn giá tiểu tác có các thông tin về mã hàng, tên các thao tác, thời gian, số người cần thiết thực hiện thao tác đó.
Căn cứ vào bảng đơn giá tiểu tác, nhân viên lao động tiền lương sẽ tính ra đơn giá cho từng nhóm thao tác cho từng cá nhân
Mỗi công nhân chỉ tham gia làm một nhóm tiểu tác trong một sản phẩm. Trong quá trình làm nếu công nhân nào không hoàn thành được sản lượng mình được giao, anh ta có thể bán cho công nhân khác. Người công nhân bán số sản phẩm của mình cho người khác sẽ bị mất năng suất, còn công nhân kía được năng suất. Nói chung tiền lương không sinh ra và mất đi, nó chỉ chuyển từ người này qua người khác. Bởi vì số lượng sản phẩm nhập kho là cố định.
b. Lương thực tế
Lương thực tế là lương sản phẩm đã cộng, trừ thêm các khoản khác như thưởng năng suất, nghỉ ốm, nghỉ lễ tết, BHXH…
Các khoản lương thời gian nghỉ ốm, nghỉ lễ, BHXH được tính dựa trên hệ số lương cơ bản của công nhân.
Cụ thể:
LgTG =(HSLCB*350/26)*số ngày công nghỉ
BHXH = 75% (SHLCB*350/26)*số ngày công thực tế
3.1.2 Yêu cầu người sử dụng
Qua phỏng vấn trực tiếp,rút ra được những yêu cầu sau của người sử dụng:
Yêu cầu hiện tại
Tính được lương sản phẩm của công nhân
Tính được tiền lương thực tế của công nhân
In ra 2 loại bảng lương
Yêu cầu trong tương lai
Có nhiều sự lựa chọn để phù hợp với sự thay đổi của chính sách tiền lương trong tương lai như hệ số lương.
Kết hợp quản lý công nhân và xí nghiệp
Đánh giá tính khả thi: Phần mềm hoàn toàn khả thi
Về mặt kỹ thuật: hệ thống quản lý lương không quá phức tạp.
Về mặt tài chính: đây là một chương trình nhỏ nên đòi hỏi chi phí không cao.
3.2 PHÂN TÍCH CHI TIẾT
3.2.1 Chức năng của hệ thống quản lý lương
Hệ thống quản lý lương là một bộ phận của chu trình sản xuất của doanh nghiệp.
Sản xuất
Hệ thống hàng tồn kho
Hệ thống lương
Hệ thống chi phí
Hệ thống quản lý tiền lương có chức năng tính toán lương phải trả cho nhân viên, in bảng thanh toán tiền lương và các nghiệp vụ liên quan tới thu nhập cá nhân đồng thời theo dõi thu nhập của từng công nhân để cung cấp các thông tin cho ban lãnh đạo công ty nhằm đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn.
Hệ thống lương
Quản lý lương XN
Tính lương
Lập báo cáo
Sơ đồ chức năng hệ thống quản lý tiền lương
Quản lý XN
Quản lý công nhân
Quản lý lương XN
Quản lý các bộ phận khác
Thêm XN mới
Thêm công nhân mới
Xóa XN cũ
Xóa công nhân cũ
Sửa thông tin về XN
Sửa thông tin về công nhân
Sửa thông tin về các bộ phận
Xóa các bộ phận cũ
Thêm các bộ phận mới
Sơ đồ chức năng của công việc quản lý XN
Trong hệ thống quản lý tiền lương tại công ty may Thăng Long, việc quản lý lương XN là không thể thiếu. Bới vì lương một công nhân phụ thuộc trực tiếp vào quỹ lương của XN mà anh ta làm việc mà mỗi XN có một quỹ lương khác nhau. Các công việc quản lý XN, công nhân và các bộ phận khác của XN ở đây cũng chỉ được xem xét dưới các góc độ liên quan đến tiền lương.
Quản lý XN
Các thông tin quản lý ở đây chỉ bao gồm: tên XN, doanh thu hàng tháng, quỹ lương.
Hoạt động thêm mới XN xảy ra khi: Công ty xây dựng mới XN, tách các XN.
Hoạt động xóa một XN xảy ra khi: Công ty ngừng hoạt động của XN, nhập các XN.
Hoạt động sửa thông tin xảy ra khi: Công ty thay đổi tỷ lệ lương khoán cho XN.
Quản lý công nhân
Thông tin quản lý: Tên công nhân, cấp bậc lương, số công thực tế, chế độ thưởng, tiền lương sản phẩm hàng tháng, BHXH, thu nhập thực tế…
Hoạt động thêm: khi có công nhân mới vào làm việc, công nhân từ XN khác chuyển đến.
Hoạt động xóa: khi có công nhân nghỉ việc, công nhân chuyển sang XN khác.
Hoạt động sửa: khi công nhân tăng bậc lương.
Quản lý các bộ phận khác
Thông tin quản lý: Tên bộ phận, tỷ lệ lương khoán cho từng bộ phận.
Hoạt động thêm: khi xuất hiện bộ phận mới, tách các bộ phận.
Hoạt động xóa: khi bỏ một bộ phận, sát nhập các bộ phận.
Hoạt động sửa: khi thay đổi tỷ lệ lương khoán.
Tính lương
BHXH
Thưởng NS
Lương ngày lễ, tết.
…
Tính lương quỹ lương khoán cho XN và các bộ phận
Tính lương công nhân
Tính các khoản khác
Tính lương sản phẩm
Tính được/ mất năng suất
Tính đơn giá tiểu tác
Sơ đồ chức năng của công việc tính lương
Công việc được thực hiện từ trái qua phải, từ dưới lên trên.
Báo cáo
Báo cáo quỹ lương cho XN
Bảng thanh toán lương cá nhân
Bảng lương sản phẩm cá nhân
Sơ đồ chức năng công việc báo cáo
Báo cáo ghi chép cụ thể các nhân viên sẽ được thanh toán, tổng lương, các khoản khấu trừ và tiền lương thực lĩnh cho mỗi công nhân.
3.2.2 Mô hình hóa hệ thống tính lương mới tại công ty may Thăng Long
Sơ đồ luồng thông tin thể hiện hoạt động tính quỹ lương cho mỗi XN
Ngày 25 mỗi tháng, bộ phận quản lý kho báo lại số lượng hàng nhập kho. Hệ thống tính toán và in bảng báo cáo quỹ lương cho XN nộp lên văn phòng công ty.
Thời điểm
Quản lý kho
Cán bộ QL tiền lương
Văn phòng công ty
25 hàng tháng
Lượng SP nhập kho
Báo cáo
Tính quỹ lương XN
LXN
In báo cáo
Tính quỹ lương cho từng bộ phận
Báo cáo
LBP
In báo cáo
Thông tin về quỹ lương cho mỗi bộ phận tiếp tục được dùng để tính lương cho từng công nhân. Ngày 25 mỗi tháng, các tổ trưởng nộp bản khai năng suất của tổ mình cho cán bộ quản lý tiền lương. CB quản lý tiền lương nhập năng suất và tính lương sản phẩm cho từng công nhân, in bảng thanh toán tiền lương nộp cho phòng tài vụ. Bảng thanh toán lương đã được duyệt được đưa cho công nhân ký khi nhận tiền.
Thời điểm
Tổ trưởng
Cán bộ QL tiền lương
Phòng kế toán
25 hàng tháng
Báo cáo
In báo cáo
Bảng khai năng suất cá nhân
Báo cáo
Tính lương sản phẩm
LSP
In báo cáo
Tính lương thực tế
LTT
Bảng chấm công
Sơ đồ luồng dữ liệu thể hiện hoạt động tính lương tại công ty may TL
Công nhân
Tính lương
Ngày công
Bảng lương
Lương
VP công ty
Tổng hợp
Kho
Sản lượng nhập kho
P. Kỹ thuật
Dây
chuyền SX
Bảng khai năng suất
Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống tính lương
Kho
Công nhân
1.0 Tính quỹ lương
2.0 Tính đơn giá tt
7.0 Phát lương
3.0 Tính lương SP
5.0 Tính lương thực tế
6.0 Duyệt lương
P. kỹ thuật
Dây chuyền XS
Ngày công
Lượng SP nhập kho
Công nhân
Bảng khai năng suất
Bảng đơn giá tt
Quỹ lương cho 1 SP
VP công ty
Báo cáo quỹ lương
Công nhân
Xí nghiệp
Bảng lương
Bảng lương đã duyệt
Bảng lương đã ký
Lương
Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 của hệ thống quản lý tiền lương công ty may Thăng Long
1.0 tính lương TG
công nhân
3.0 bảo hiểm xã hội
2.0 xét thưởng
P. Kế toán
Ngày nghỉ
Ngày công
Bảng lương sản phẩm
Ngày công
công nhân
Công nhân
Bảng thanh toán tiền lương
công nhân
Công nhân
Sơ đồ DFD phân rã mức 1 của xử lý tính lương thực tế
1.0 tính được mất NS
3.0 Tính lương SP
2.0 Tính quỹ lương cá nhân
P.kỹ thuật
Công nhân
công nhân
Bảng khai NS
Bảng đơn giá tt
Bảng lương sản phẩm tt
Bảng đi NS
Bảng lương SP
khoán
Sơ đồ DFD phân rã mức 1 của xử lý tính lương SP
3.3 THIẾT KẾ LOGIC
3.3.1. Thiết kế CSDL
Từ đầu ra “ bảng lương sản phẩm” ta liệt kê được các thuộc tính sau:
Bảng lương SP
Mã tổ
Tổ
STT
Họ tên CN (R)
Mã SP (R)
Số lượng (R)
Điểm (R)
Tổng tiền (R)
Được NS (R)
Mất NS (R)
Tổng LSP (R)
Từ đầu ra “bảng thanh toán tiền lương” ta liệt kê được các thuộc tính sau:
Bảng lương thực tế
Mã XN
Tổ
Xí nghiệp
Tháng
STT
Họ tên CN (R)
Hệ số lương CB (R)
Hệ số (R)
Lương SP (R)
Ngày công thực tế (R)
Loại thưởng (R)
Tiền thưởng (R)
Số ngày nghỉ ốm (R)
BHXH được lĩnh (R)
Số ngày lễ (R)
Lương thời gian (R)
Sinh nhật (R)
Cơm ca (R)
Tổng (R)
Tạm ứng (R)
BHXH phải nộp (R)
Còn lĩnh (R)
Thực hiện chuẩn hóa mức 1 (1.NF)
Chuẩn hóa mức 1 quy định trong một danh sách không được có các thuộc tính lặp. Nếu có phải tách chúng ra thành một danh sách. Với “Bảng lương thực tế” ta có:
Bảng lương SP
Mã tổ
Tổ
Công nhân
Mã CN
Mã tổ
Họ tên CN
Mã SP
Số lượng
Điểm
Tổng tiền
Được NS
Mất NS
Tổng LSP
Thực hiện chuẩn hóa 1.NF với “Bảng thanh toán tiền lương” ta được:
Bảng lương XN
Mã XN
Tên XN
Tháng
Số ngày lễ
Tổ
Mã Tổ
Tên tổ
Mã XN
Công nhân
Mã CN
Mã XN
Họ tên CN
Hệ số lương CB
Hệ số
Ngày công thực tế
Loại thưởng
Tiền thưởng
Số ngày nghỉ ốm
BHXH được lĩnh
Lương nghỉ lễ
Sinh nhật
Cơm ca
Tổng
Tạm ứng
BHXH phải nộp
Còn lĩnh
Thực hiện chuẩn hóa mức 2 (2.NF)
Chuẩn hóa mức 2 quy định những thuộc tính chỉ phụ thuộc vào một phần của khóa phải được tách ra thành danh sách mới.
Bảng lương SP
Mã tổ
Tổ
Công nhân
Mã CN
Mã tổ
Họ và tên CN
Được NS
Mất NS
Tổng lương SP
Năng suất
Mã CN
Mã SP
Số lượng
Tiếp tục chuẩn hóa 2.NF đầu ra “Bàng thanh toán lương” ta được
Bảng lương XN
Mã XN
Tên XN
Tháng
Số ngày lễ
Tổ
Mã Tổ
Tên tổ
Mã XN
Công nhân
Mã CN
Mã XN
Họ tên CN
Hệ số lương CB
Hệ số
Chẩm công
Tháng
Mã CN
Công thực tế
Số ngày nghỉ ốm
Loại thưởng
Tiền thưởng
Lương nghỉ lễ
BHXH được hưởng
Tổng
Tạm ứng
BHXH phải nộp
Còn lĩnh
Thực hiện chuẩn hóa 3.NF
Chuẩn hóa 3.NF quy định trong một danh sách không được có quan hệ phụ thuộc bắc cầu.
Tổ
Mã tổ
Tổ
Công nhân
Mã CN
Mã tổ
Họ và tên CN
Tổng lương SP
Đi NS
Mã CN
Mã CN mất NS
NS
Năng suất
Mã CN
Mã SP
Số lượng
Bàng lương XN
Mã XN
Tên XN
Tháng
Tháng
Số ngày lễ
Công nhân
Mã CN
Mã XN
Họ tên CN
Hệ số lương CB
Hệ số
Chẩm công
Tháng
Mã CN
Công thực tế
Số ngày nghỉ ốm
Loại thưởng
Tiền thưởng
Lương nghỉ lễ
BHXH được hưởng
Tổng
Tạm ứng
BHXH phải nộp
Còn lĩnh
Từ đầu ra “Bảng đơn giá tiểu tác” ta có được danh sách các thuộc tính:
Quy trình công nghệ
Mã SP
Tổng thời gian
Doanh thu
Đơn giá
Nhóm tiểu tác(R)
Số LĐ (R)
Tổng thời gian thực hiện nhóm tiểu tác (R)
Điểm (R)
Tiểu tác (R)
Thời gian (R)
Điểm (R)
Chuẩn hóa 1.NF
Sản phẩm
Mã SP
Tổng thời gian
Doanh thu
Đơn giá
Nhóm tiểu tác
Nhóm tiểu tác
Mã SP
Số LĐ
Tổng thời gian
Điểm
Tiểu tác
Mã tiểu tác
Nhóm tiểu tác
Thời gian
Điểm
Không cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa mức 2 và 3
3.3.2. Tích hợp các tệp để tạo ra một CSDL
Table HSCN
Name
Type
Width
Dec
Diễn giải
MaCN
C
10
Mã công nhân
MaTo
C
2
Mã tổ
MaXN
C
5
Mã xí nghiệp
Ho
C
20
Họ và chữ lót
Ten
C
10
Tên công nhân
HSLCB
N
5
2
Hệ số lương CB
HS
N
5
2
Hệ số lương SP
Table XINGHIEP
Name
Type
Width
Dec
Diễn giải
MaXN
C
5
Mã XN
TenXN
C
50
Tên XN
Qluong
N
10
Quỹ lương cho XN
Table TO
Name
Type
Width
Dec
Diễn giải
MaTo
C
2
Mã tổ
TenTo
C
30
Tên tổ
HS
N
5
2
Hệ số lương của tổ
Qluong
N
10
Quỹ lương cho tổ
Table DINS
Name
Type
Width
Dec
Diễn giải
MaCN
C
10
Mã công nhân được NS
MaCN2
C
10
Mã công nhân mất NS
NS
N
10
Tiền đi NS
Table SANPHAM
Name
Type
Width
Dec
Diễn giải
MaSP
C
5
Mã SP
TenSP
C
50
Tên SP
Thoigian
N
10
Thời gian hoàn thánh SP
DT
N
10
Doanh thu trên hợp đồng
Dongia
N
10
2
Đơn giá 1s lao động
Table NHOMTT
Name
Type
Width
Dec
Diễn giải
Nhomtt
N
3
Tên nhóm tiểu tác
MaSP
C
5
Mã SP
Thoigian
N
10
Thòi gian hoàn thành
SoLD
N
2
Số LĐ thực hiện
Diem
N
10
2
Tiền lương khi hoàn thành nhóm tiểu tác
Table TIEUTAC
Name
Type
Width
Dec
Diễn giải
MaTT
N
3
Mã TT
TenTT
C
100
Tên tiểu tác
Thoigian
N
10
Thời gian hoàn thành tiểu tác
Table NANGSUAT
Name
Type
Width
Dec
Diễn giải
MaXN
C
5
Mã XN
MaSP
C
5
Mã SP
Soluong
N
10
Số lượng SP hoàn thành
Table THANG
Name
Type
Width
Dec
Diễn giải
Thang
N
2
Tháng
Songayle
N
2
Số ngày lễ
Table CHAMCONG
Name
Type
Width
Dec
Diễn giải
Thang
N
2
Tháng
MaCN
C
10
Mã CN
LuongSP
N
10
Lương SP
CongTT
N
2
Số ngày công thực tế
Nghiom
N
2
Số ngày nghỉ ốm ( hay vì lý do nào khác)
Lthuong
C
2
Xếp loại thưởng
Tthuong
N
10
Tiền thưởng
Tle
N
10
Tiền lương ngày lễ
Tom
N
10
Tiền BHXH nghỉ ốm
SN
N
10
Tiền sinh nhật
Tong
N
10
Tổng lương
Tamung
N
10
Tạm ứng
BHXH
N
10
Đóng BHXH
Luongtt
N
10
Tiền lương thực tế
3.4 THIẾT KẾ GIẢI THUẬT
Một số lưu đồ chính
Lưu đồ nhập HSCN
Mở form nhập HSCN
BĐ
KT
Mã HS đã tồn tại?
Ghi hồ sơ
Đ
S
Nhập mã HS
Nhập các dữ liệu khác
Các lưu đồ nhập HS của XN, tổ, sản phẩm, tiểu tác tương tự
BĐ
Mở form sửa dữ liệu
KT
Đ
S
Mã trùng với HS #?
Nhập lại mã HS
Sửa dữ liệu
Ghi
Lưu đồ sửa HSCN
Các lưu đồ sửa HS của XN, tổ, sản phẩm, tiểu tác tương tự
BĐ
Mở form nhập liệu
Xoá hồ sơ
KT
Đ
S
Xoá hồ sơ
Lưu đồ xóa HSCN
Các lưu đồ xóa HS của XN, tổ, sản phẩm, tiểu tác tương tự
BĐ
KT
Mở form
Nhập tiêu thức
Tìm kiếm
Hiện dữ liệu cần tìm
Đóng form
Tìm kiếm tiếp ?
Có dữ liệu cần tìm?
S
Đ
S
Đ
LƯU ĐỒ TÌM KIẾM
(theo tên, lương, tổ, xí nghiệp)
3.5 Thiết kế logic ngoài
3.5.1 Thiết kế giao diện vào
Menu
Giao diện nhập HSCN
Giao diện nhập xí nghiệp
Giao diện nhập các bộ phận trong xí nghiệp
Form tính lương thực tế của công nhân
Form tính đơn giá tiểu tác
Form cập nhật sản lượng nhập kho
Form tìm kiếm
3.4.2 Thiết kế đầu ra
Báo cáo lương thực tế của công nhân
Báo cáo lương sản phẩm của công nhân
Lương sản phẩm tháng 1/ 2006
Tổ May
TT
Họ tên
Lương SP
Được NS
Mất NS
Tồng lương SP
1
Hoàng Anh Tú
408000
0
11100
419100
2
Đỗ Thị Hằng
330800
11100
0
341900
KẾT LUẬN
Hiểu rõ được tầm quan trọng của tin học trong quản lý, trong những năm qua công ty may Thăng Long đã mạnh dạn đầu tư vào cơ sở tin học. Các nghiệp vụ kế toán được tin học hóa góp phần rút ngắn thời gian lao động, giảm nhẹ khối lượng công việc mà đem lại hiệu quả còn lớn hơn trước kia.
Qua thời gian thực tập ở công ty, em đã thu được rất nhiều điều bổ ích. Đó là những kinh nghiệm mà chỉ khi làm việc trong môi trường thực tế mới có được. Đây là lần đầu tiên những kiến thức học trên giảng đường được áp dụng vào thực tế nên không tránh khỏi những hạn chế và sai sót.
Phần mềm mới chỉ dừng lại ở quản lý tiền lương cho công nhân các xí nghiệp. Trong tương lai, em mong muốn phần mềm có thể quản lý được tiền lương cho toàn công ty đồng thời liên kết được với các phần mềm quản lý khác tạo thành một hệ thông thông tin tài chính hoàn chỉnh.
Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho đề tài thêm hoàn chỉnh và phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình, chu đáo của các anh chị, cô chú tại phòng kế toán và dưới phân xưởng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập.
Những dòng cuối cùng này em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy Trịnh Hoài Sơn. Cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự kiên trì và lòng độ lượng thầy đã dành cho em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS Trương Văn Tú – TS Trần Thị Song Minh, Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, NXB Thống Kê, Hà Nội, năm 2000.
KS tin học Đinh Xuân Lâm, những bài thực hành Víual foxpro, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh, năm 2004.
Tập thể CBCNV công ty may Thăng Long, may Thăng Long 45 năm một chặng đường, NXB Thống Kê,Hà Nội, năm 2000
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- P0083.doc