Cùng với việc tổng hợp các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh trong thời gian vừa qua, đánh giá những mặt mạnh cũng như những hạn chế của công ty và theo sát với phương hướng phát triển của Gia Anh trong thời gian sắp tới, em đã đề xuất 3 biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh như đã trình bày ở trên. Trong số 3 biện pháp này, hai biện pháp đầu tiên là “Giảm lượng hàng hóa tồn kho để giảm lãi trả ngân hàng” và “Bố trí tối ưu hệ thống kho bãi để giảm chi phí vận chuyển” là những biện pháp nhằm giảm các khoản chi phí của doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường cũng từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Biện pháp thứ ba “Hoàn thiện Website riêng của công ty phục vụ công tác bán hàng trên mạng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ”chú trọng theo hướng nâng cao sản lượng tiêu thụ từ đó tiết kiệm được các khoản chi phí cố định, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhìn chung cả ba biện pháp này đều là những biện pháp có tính thực tế cao, có hiệu quả kinh tế lớn so với các khoản chi phí công ty phải đầu tư thêm. Hơn thế nữa, những biện pháp này ngoài việc nâng cao được hiệu quả kinh doanh của Gia Anh còn góp phần củng cố vững chắc thêm vị thế của công ty trên thị trường phân phối thép không gỉ - Inox tại Việt Nam. Đây chính là một kết quả - hiệu quả khó có thể định lượng được một cách chính xác về mặt kinh tế nhưng lại rất cần thiết trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như thị trường Việt Nam ta hiện nay!
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Gia Anh, công ty có thể thực hiện thêm một số biện pháp khác như “Hoàn thiện công tác Marketing của công ty, mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ” hay “Điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh”, “Tổ chức lại bộ máy quản lý doanh nghiệp” Những biện pháp này cũng đang và vẫn tiếp tục được Gia Anh áp dụng trong các hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, đặc biệt là biện pháp về tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. Đây là biện pháp có tính chất quan trọng, quyết định tới sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào bởi vai trò của công tác quản lý hiện nay đã được các doanh nghiệp Việt Nam ta quan tâm nhìn nhận một cách đúng mức.
83 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Gia Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thép không gỉ – Inox đều có nhiều biến động theo chiều hướng giá cả trên thị trường tăng nhanh, không ổn định.
Để thấy rõ được tốc độ tăng giảm của chi phí tại công ty có ảnh hưởng thế nào tới hiệu quả sản xuất kinh doanh ta sẽ đi sâu vào phân tích bảng số liệu tổng hợp dưới đây.
Bảng III.12: Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty TNHH Gia Anh
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
Chênh lệch
Tỷ lệ%
Tổng doanh thu
61.359.403.263
104.665.288.000
43.305.884.737
170,58
Tổng chi phí
61.042.347.586
104.300.139.244
43.257.791.658
170,87
Lợi nhuận sau thuế
227.501.547
262.907.104
35.405.558
115,56
Tỷ suất doanh thu của chi phí
1,0052
1,0035
-0,0017
0,9983
Tỷ suất lợi nhuận của chi phí
0,0037
0,0025
-0,0012
0,6763
Trong năm 2004, công ty TNHH Gia Anh đã sử dụng chi phí không hiệu quả bằng so với năm 2003. Điều này thể hiện rõ qua sự biến động của 2 chỉ tiêu chính thể hiện hiệu quả sử dụng chi phí. Đó là tỷ suất doanh thu của chi phí (sức sản xuất của chi phí) và tỷ suất lợi nhuận của chi phí (sức sinh lợi của chi phí).
Năm 2003, tỷ suất doanh thu của chi phí tại công ty là 1,0052 tức là mỗi đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ mang lại cho công ty 1,0052 đồng doanh thu. Tuy nhiên sang năm 2004, tỷ suất doanh thu của chi phí của công ty chỉ đạt 1,0035 tức là giảm đi 1,0052 – 1,0035 = 0,0017 đồng doanh thu/ 1 đồng chi phí. Điều này cũng có nghĩa là trong năm 2004, tổng chi phí các loại của công ty TNHH Gia Anh tăng với tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng của tổng doanh thu. Vì vậy trong năm 2004, dù doanh thu của doanh nghiệp có tăng lên 170,58% so với năm 2003 và lợi nhuận của Gia Anh cũng tăng 115,56% nhưng tính riêng thì tỷ suất lợi nhuận của chi phí mà công ty bỏ vào các hoạt động kinh doanh chỉ đạt mức 0,0025 đồng lợi nhuận/ 1 đồng chi phí, tức là bằng 67,63% so với năm trước đó, năm 2003.
Để có thể khắc phục việc sử dụng chi phí kém hiệu quả như vậy của công ty, ta hãy đi phân tích chi tiết các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến động của doanh thu-chi phí-lợi nhuận trong năm 2004 tại công ty TNHH Gia Anh.
Trở lại với bảng số liệu về số lượng tiêu thụ và giá bình quân các loại hàng hoá của Gia Anh (bảng III.2) ta có nhận xét như sau:
*Doanh thu của Gia Anh tăng trong năm 2004 do 2 nhân tố: Sản lượng tiêu thụ và giá bán ra.
ΔDTQ = (Q2004 – Q2003) x P2003
= (2.875.420 – 1.887.982) x 32.500
= 32.091.735.000 đồng
ΔDTP = Q2004 x (P2004 – P2003)
= 2.875.420 x (36.400 – 32.500)
= 11.214.138.000 đồng
Như vậy ta có:
ΔDT = ΔDTQ + ΔDTP
= 32.091.735.000 + 11.214.138.000
= 43.305.873.000 đồng
Trong khi đó, giá vốn hàng bán cũng như các chi phí khác của công ty TNHH Gia Anh như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng cũng tăng nhanh:
Tương tự ta tính được mức biến động của tổng giá vốn hàng bán của Gia Anh trong năm 2004 so với năm 2003 là:
ΔGVHB = ΔGVHBQ + ΔGVHBGV
= (Q2004 – Q2003) x GVHB2003 + Q2004 x (GVHB2004 – GVHB2003)
= 987.438 x 29.276 + 2.875.420 x (33.531 – 29.276)
= 28.908.234.890 + 12.234.912.100
= 41.143.146.990 đồng
Biến động về chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng là:
ΔCFchung = 1.845.376.796 + 268.960.734
= 2.114.337.530 đồng
Tổng cộng các biến động về chi phí trong năm 2004 so với 2003 là:
ΔCF = ΔGVHB + ΔCFchung
= 41.143.146.990 + 2.114.337.530
= 43.257.484.520 đồng
Mức tăng lợi nhuận trong năm 2004 là:
ΔLNHĐKD = ΔDT - ΔCF
= 43.305.873.000 - 43.257.484.520
= 48.388.480 đồng
Trong năm 2003, công ty còn thu được lợi nhuận từ một số hoạt động khác ngoài kinh doanh nên chênh lệch thực tế trước thuế của Gia Anh năm 2004 so với 2003 chỉ là:
48.388.480 – 17.505.421 = 30.883.059 đồng
Qua kết quả phân tích ở trên thì rõ ràng là lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp trong năm 2004 cao hơn 2003 nhưng tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của doanh nghiệp lại thấp hơn. Đó chủ yếu là do trong năm 2004, giá vốn hàng bán trên mỗi đơn vị sản phẩm thép không gỉ – Inox nhập kho của công ty tăng cao hơn so với tốc độ tăng giá bán ra của các mặt hàng cùng loại (giá vốn hàng bán năm 2004 tăng 4.255 đồng/kg trong khi giá bán ra chỉ tăng thêm 3.900 đồng/kg). Điều này cũng là một nguyên nhân thường gặp ở các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh cùng trong lĩnh vực này và cả một số lĩnh vực khác khi mà hàng hoá sản phẩm của các doanh nghiệp ta còn phụ thuộc rất lớn vào các nước bên ngoài.
3.2.2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Gia Anh
Để có được một đánh giá tổng quát khách quan và chính xác về hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh trong năm 2004 vừa qua chúng ta cùng theo dõi và phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty. Số liệu tổng hợp thể hiện trong bảng III.13 dưới đây.
*Về nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài sản– nguồn vốn của công ty TNHH Gia Anh:
Đặc thù ngành kinh doanh phân phối thép không gỉ – Inox của công ty dẫn tới tỷ trọng vốn lưu động luôn ở mức cao. Điều này cũng đồng nghĩa với con số nợ phải trả của công ty luôn ở mức cao. Như vậy là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp rất lớn yêu cầu công ty phải luôn hoạt động ổn định và có hiệu quả để có thể tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư, ngân hàng. Muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình, Gia Anh cần điều chỉnh lại lượng tài sản lưu động (trong đó chủ yếu là lượng hàng tồn kho) nhằm giảm được những chi phí liên quan.
*Khả năng thanh toán của công ty TNHH Gia Anh:
Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty TNHH Gia Anh trong 2 năm 2003 và 2004 là không thực sự tốt, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ rằng công ty luôn sử dụng các nguồn vốn kinh doanh của mình rất linh hoạt, không để xảy ra tình trạng vốn kinh doanh nhàn rỗi. Khả năng thanh toán nợ dài hạn cũng như khả năng thanh toán nợ tổng quát của Gia Anh cũng ở mức chấp nhận được, đủ để đảm bảo sự tin tưởng ở các nhà đầu tư.
*Tỷ suất sinh lợi các yếu tố thành phần của công ty TNHH Gia Anh trong các năm 2003 và 2004:
Tỷ suất sinh lợi của các thành phần của doanh nghiệp chưa phải ở mức cao nhưng khá ổn định. Quan trọng nhất là tỷ suất lợ nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của Gia Anh (ROE) trong năm 2004 đã tăng cao hơn so với năm 2003, đạt mức 8,1% so với 7,1% năm 2003 thể hiện một sự nỗ lực rất đáng khích lệ của toàn thể công ty.
*Nhóm chỉ tiêu thể hiện năng lực hoạt động của công ty TNHH Gia Anh:
Nhóm chỉ tiêu này của Gia Anh chưa cao, để công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới rất cần doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp thời nâng cao năng lực hoạt động của tài sản, nguồn vốn cũng như con người.
Bảng III.13: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty TNHH Gia Anh
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
1.Bố trí cơ cấu TS-NV
1.1.Bố trí cơ cấu TS
*TSCĐ/Tổng TS
%
12.888
11.986
-0.903
*TSLĐ/Tổng TS
%
87.112
88.014
0.903
1.2.Bố trí cơ cấu nguồn vốn
*Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
%
87.812
88.675
0.862
*NV CSH/Tổng nguồn vốn
%
12.188
11.325
-0.862
1.3.Hệ số tự tài trợ
%
12.188
11.325
-0.862
1.4.Hệ số tự đầu tư
%
11.742
10.940
-0.802
2.Khả năng thanh toán
2.1.Khả năng thanh toán hiện hành
lần
1.625
1.640
0.016
2.2.Khả năng thanh toán nhanh
lần
0.196
0.218
0.022
2.3.Khả năng thanh toán tức thời
lần
0.028
0.033
0.005
2.4.Khả năng thanh toán nợ dài hạn
lần
2.548
2.513
-0.034
2.5.Khả năng thanh toán tổng quát
lần
1.139
1.128
-0.011
3.Tỷ suất sinh lợi
3.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
*Tỷ suất LN trước thuế trên doanh thu
%
0.545
0.349
-0.196
*Tỷ suất LN sau thuế trên doanh thu
%
0.371
0.251
-0.120
3.2.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
*Tỷ suất LN trước thuế trên tổng TS
%
1.278
1.272
-0.006
*Tỷ suất LN sau thuế trên tổng TS
%
0.869
0.916
0.047
3.3.Tỷ suất LN sau thuế trên NV CSH
%
7.131
8.089
0.957
4.Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động
*Vòng quay hàng tồn kho
vòng
3.060
4.780
1.720
*Vòng quay Tài sản cố định
vòng
18.188
30.427
12.238
*Vòng quay Tài sản lưu động
vòng
2.691
4.143
1.452
*Vòng quay tổng tài sản
vòng
2.344
3.647
1.303
3.3 Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh
Trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2003 và 2004, những biện pháp chính xác kịp thời của ban giám đốc cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ lao động đã giúp cho công ty TNHH Gia Anh đạt được những kết quả đáng mừng. Tài sản, nguồn vốn của công ty được sử dụng có hiệu quả hơn, hiệu suất sử dụng lao động cũng được cải thiện đáng kể. Sản lượng tiêu thụ, doanh thu cũng như lợi nhuận của Gia Anh năm sau đều cao hơn năm trước với một tốc độ cao và vững chắc. Tuy nhiên trong công ty TNHH Gia Anh cũng còn tồn tại một số điểm chưa tốt. Đó là việc sử dụng các loại chi phí của công ty còn chưa mang lại hiệu quả cao do còn bị phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác kinh doanh của mình, chủ yếu là các nhà cung cấp nước ngoài và do sự biến động nhanh chóng của giá cả một số mặt hàng trong nước có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như sự tăng giá liên tục của xăng dầu trong năm 2002-2004, các chính sách điều chỉnh về tiền lương cho người lao động của nhà nước và sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực phân phối thép không gỉ – Inox tại thị trường Việt Nam tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho công ty.
Vì vậy để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh trong thời gian tới, cùng với sự điều chỉnh trong nội bộ doanh nghiệp, em cũng xin được đưa ra một số biện pháp của riêng mình dựa trên những hiểu biết đã thu thập được trong thời gian qua tại công ty, với mong muốn tạo ra được một sự chuyển biến trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh.
Trong quá trình hoạt động của mình, bất cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay một doanh nghiệp kinh doanh thương mại nào cũng luôn muốn nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình để có thể giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển đi lên được. Và muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì bản thân doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn đồng thời tận dụng tốt nhất những thuận lợi để tạo cho doanh nghiệp mình một môi trường kinh doanh phù hợp nhất. Vai trò quyết định của doanh nghiệp được thể hiện ở hai mặt sau:
*Thứ nhất, doanh nghiệp phải tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài.
*Thứ hai, doanh nghiệp phải chủ động tạo ra được những thuận lợi trong nội bộ doanh nghiệp bằng việc tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nội lực.
Doanh nghiệp cần phối hợp đồng bộ cả hai mặt này thì mới có thể phát triển đồng bộ và đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Để đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Gia Anh, trước hết em xin được tổng hợp khái quát một số thuận lợi và khó khăn chính của công ty rút ra từ những thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Đây chính là một bước quan trọng để những biện pháp em đưa ra ở phần này sát thực với thực trạng kinh doanh của công ty với mong muốn Gia Anh có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
4.1 Một số thuận lợi và khó khăn còn tồn tại của công ty TNHH Gia Anh
4.1.1 Những thuận lợi chính của công ty TNHH Gia Anh trong thời gian vừa qua
*Gia Anh là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đầu tư tập trung vào kinh doanh thương mại mặt hàng thép không gỉ – Inox tại thị trường Việt Nam từ những năm 1999, do đó doanh nghiệp đã có được một ưu thế lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành là tạo dựng được uy tín với nhiều khách hàng, có thị phần rộng khắp từ Bắc vào Nam.
*Các sản phẩm của Gia Anh được nhập trực tiếp từ các nước châu Âu có chất lượng và giá cả ổn định, đáp ứng được các yêu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau.
*Bộ máy quản lý doanh nghiệp cũng như đội ngũ lao động trong công ty có năng lực chuyên môn vững vàng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
4.1.2 Những khó khăn còn tồn tại của công ty TNHH Gia Anh
*Do đặc thù ngành kinh doanh của mình, các mặt hàng thép không gỉ – Inox chủ yếu mà Gia Anh tiêu thụ trên thị trường Việt Nam ta chưa sản xuất được hay chất lượng còn chưa cao trong khi giá cả lại kém cạnh tranh… do đó nguồn hàng của công ty hoàn toàn là nhập khẩu từ nước ngoài – các nước châu Âu. Điều này dẫn tới hoạt động của công ty TNHH Gia Anh còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các biến động trên thị trường hàng hoá thế giới cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước: Giá cả hàng hoá nhập khẩu thường xuyên biến động do mức thuế quan thay đổi; còn tồn tại hiện tượng bị các nhà cung cấp nước ngoài chèn ép giá hay giao hàng chậm, nếu có tranh chấp về kinh tế cũng thường chịu thua thiệt do sự kém hiểu biết rõ về luật pháp thương mại quốc tế…
*Trong nước hiện nay, số lượng các công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối thép không gỉ – Inox ngày càng tăng trong khi số lượng khách hàng tăng chậm hơn dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt về giá cả, chất lượng phục vụ cũng như sự tiện lợi, nhanh chóng đáp ứng đơn hàng…
*Do áp lực cạnh tranh trên thị trường, để đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng nên lượng hàng hoá lưu kho của công ty luôn ở mức lớn. Điều này dẫn tới sự ứ đọng vốn lưu động, tăng chi phí sử dụng vốn vay, hiệu quả sử dụng vốn còn chưa cao, hiệu quả kinh doanh chưa đạt mức như mong muốn.
4.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Gia Anh
Qua việc đánh giá, phân tích các mặt thuận lợi cũng như các khó khăn còn tồn tại của Gia Anh, em xin được đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới, nội dung và việc thực hiện của các biện pháp cụ thể như sau:
4.2.1 Biện pháp 1: Giảm lượng hàng hoá tồn kho để giảm lãi trả ngân hàng
1. Lý do thực hiện biện pháp
Trong phần phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Gia Anh trong hai năm 2003 – 2004 ở trên ta thấy giá trị hàng hoá tồn kho của công ty là rất lớn. Năm 2003 giá trị hàng hoá tồn kho là 20,051,629,152 đồng chiếm 87,94% tổng lượng vốn lưu động. Đến năm 2004 giá trị hàng hoá tồn kho của công ty tăng lên thành 21,897,722,051 đồng, chiếm 86,69% lượng vốn lưu động. Việc lượng hàng hoá tồn kho của công ty lớn như vậy đã ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như làm tăng thêm một khoản chi phí trả lãi vay ngân hàng do vốn lưu động phục vụ kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh hoàn toàn là vốn vay ngân hàng (nguồn vốn chủ sở hữu của công ty TNHH Gia Anh tập trung đầu tư vào tài sản cố định phục vụ kinh doanh của công ty).
Với mức lãi suất vay ngân hàng hiện nay là xấp xỉ 10%/năm thì với lượng vốn ngân hàng công ty phải vay để đầu tư vào tài sản lưu động dưới dạng hàng tồn kho thì lãi suất Gia Anh phải trả cho ngân hàng hàng năm là:
› Năm 2003:
20,051,629,152 x 10% = 2,005,162,915 đồng
› Năm 2004:
21,897,722,051 x 10% = 2,189,772,205 đồng
Rõ ràng là việc phải thường xuyên lo trả lãi cho ngân hàng nhiều như vậy sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Gia Anh, rất cần thiết phải điều chỉnh lại lượng hàng tồn kho để giảm bớt chi phí lãi vay trả ngân hàng.
*Nguyên nhân của việc công ty TNHH Gia Anh thường xuyên phải dự trữ một lượng hàng hoá lớn trong kho:
› Do đặc thù của ngành kinh doanh thép không gỉ – Inox: Mặt hàng thép không gỉ – Inox của Gia Anh nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam để phân phối cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu rất khác nhau. Các sản phẩm mà Gia Anh cung cấp trên thị trường là rất đa dạng về chất lượng, kích thước vì vậy nên số lượng hàng hoá phải lớn để có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của các nhóm khách hàng cụ thể.
› Do việc vận chuyển hàng hoá từ nước ngoài về Việt Nam thường mất khá nhiều thời gian, thêm vào đó là mức chi phí vận chuyển thường được giảm đi khá nhiều nếu vận chuyển một lần với số lượng lớn cũng như việc đàm phán để ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài cũng thường tốn kém về thời gian và đòi hỏi khá kỹ lưỡng về các thủ tục… nên Gia Anh thường nhập hàng hoá về theo các khối hàng lớn.
› Do biến động (tăng) về giá cả Inox trên thị trường trong thời gian gần đây là rất lớn. Khi trên thị trường có một sự biến động nào đó về giá cả Inox, ngay lập tức các nhà cung cấp nước ngoài sẽ yêu cầu phía Gia Anh phải chấp nhận mức giá mới. Trong khi đó tại thị trường trong nước, do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành cũng như nhiều yếu tố khách quan khác nhau, Gia Anh không thể điều chỉnh tăng giá hàng hoá theo cùng tốc độ với sự tăng giá đầu vào mà không gây ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Chính vì vậy để giảm thiệt hại của tình huống này, công ty thường dự trữ một lượng hàng hoá khá lớn trong kho.
2. Nội dung của biện pháp
Việc giảm lượng hàng hoá lưu kho sẽ làm giảm đi rất nhiều cho công ty TNHH Gia Anh khoản chi phí trả lãi vay ngân hàng, nhưng đồng thời cũng sẽ làm thay đổi các khoản mục chi phí khác đối với công ty, thậm chí làm cho công ty không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng dẫn tới doanh số bán giảm. Chính vì vậy để có thể giảm đi phần nào lượng hàng hoá lưu kho mang lại hiệu quả: kết quả cuối cùng là cắt giảm được chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, cần thực hiện đồng thời một số công việc như sau:
*Tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho 4 nhân viên phòng xuất nhập khẩu của công ty, tăng cường bộ phận chuyên trách tìm kiếm nguồn hàng, mở rộng và thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với các đối tác nước ngoài để có thể ký kết được các hợp đồng kịp thời và có lợi cho công ty về mặt kinh tế.
*Trang bị thêm 4 máy tính cấu hình mạnh cùng các thiết bị ngoại vi khác phục vụ cho hoạt động tìm kiếm thông tin qua mạng thông tin toàn cầu Internet.
*Giảm bớt 100 m2 diện tích thuê làm kho bãi lưu trữ hàng hoá của công ty do nguồn hàng dự trữ giảm đi, nhằm mục đích tiết kiệm chi phí sử dụng mặt bằng.
*Tăng cường công tác quản lý nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng khi lượng hàng hoá trong kho giảm xuống.
3. Vốn đầu tư thêm cho biện pháp và nguồn vốn
Để đầu tư thực hiện biện pháp theo các nội dung đã nêu trên Gia Anh cần đầu tư thêm như sau:
*4 máy tính = 4 x 10 = 40 triệu đồng
*Các thiết bị ngoại vi phụ trợ khác = 15 triệu đồng (máy in, máy scan, modem…)
Tổng vốn đầu tư thêm = 55 triệu đồng.
Nguồn vốn lấy ở quĩ đầu tư phát triển của công ty TNHH Gia Anh (hoàn toàn không phải vay vốn bên ngoài).
4. Người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp
Người chịu trách nhiệm phân công phối hợp chỉ đạo, giám sát các công việc theo tiến độ dự kiến (xác định ở mục 5 dưới đây) là ban giám đốc công ty (tăng cường các biện pháp quản lý), trưởng phòng xuất nhập khẩu (đào tạo tuyển dụng thêm lao động mới) và cán bộ quản lý kho lưu trữ hàng hoá của công ty TNHH Gia Anh.
5. Thời hạn thực hiện biện pháp
Để thực hiện công việc tuyển dụng và đào tạo thêm 4 nhân viên chuyên trách cần thời gian là 3 tháng 20 ngày: 20 ngày để tuyển dung + 3 tháng đào tạo.
Thời gian để trang bị thêm máy tính và các thiết bị khác là 3 ngày.
Hoàn tất các thủ tục để giảm bớt diện tích sử dụng kho bãi trong 10 ngày.
Tất cả các công đoạn trên của quá trình chuẩn bị thực hiện biện pháp có thể diễn ra đồng thời. Như vậy thời hạn thực hiện biện pháp là 3 tháng 20 ngày.
Các công việc cụ thể và tiến độ do ban giám đốc lập và phân công, chỉ đạo, phối hợp các phòng ban có liên quan để tổ chức thực hiện biện pháp.
6. Kết quả mong đợi sau khi thực hiện biện pháp
a)Mức tiết kiệm chi phí sử dụng mặt bằng kho bãi:
Vì lượng hàng dự trữ giảm nên diện tích cần thiết của hệ thống kho giảm đi được là 100 m2. Với mức giá thuê mặt bằng kho như hiện nay là 23.000 đồng/m2/tháng thì chi phí tiết kiệm được là:
100 x 23.000 x12 = - 27.600.000 đồng/năm
b)Mức tăng chi phí khấu hao trong chi phí chung của doanh nghiệp:
Để thực hiện biện pháp này thì công ty TNHH Gia Anh phải đầu tư thêm 55 triệu đồng vào tài sản. Với loại tài sản này, thời gian khấu hao là 2 năm, như vậy mức khấu hao tài sản mỗi năm là + 27.500.000 đồng/năm.
c)Mức tăng chi phí tiền lương và trích theo lương cho số người lao động sử dụng thêm phục vụ cho biện pháp:
Số lượng 4 nhân viên mới công tác tại phòng xuất nhập khẩu nhằm thực hiện biện pháp phải có yêu cầu khá cao về trình độ. Do đó mức lương cho các vị trí này khá cao, ở mức 2.000.000 đồng/người/tháng.
Tiền lương và các khoản trích theo lương tăng lên phục vụ cho việc thực hiện biện pháp là:
4 x 2.000.000 x 12 x (1 + 0,19) = + 114.240.000 đồng/năm
d)Mức tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác do lượng hàng dự trữ thường xuyên giảm:
Mức tăng chi phí quản lý doanh nghiệp là: việc giảm lượng hàng hoá dự trữ sẽ dẫn tới việc bộ máy quản lý doanh nghiệp phải hoạt động với cường độ cao hơn để có thể đảm bảo được đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng như trước về hàng hoá. Ước tính mỗi tháng chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ tăng thêm 2.000.000 đồng. Như vậy trong cả năm, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ tăng thêm một lượng là:
2.000.000 x 12 tháng = 24.000.000 đồng/năm
Mặt khác, do lượng hàng hoá trong kho ít đi nên để có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng về thời gian và chủng loại hàng hoá, Gia Anh phải thương thảo với các phía cung cấp hàng hoá vận chuyển hàng hoá tới cho công ty trong thời gian ngắn hơn so với trước. Khoản chi phí tăng thêm cho yêu cầu này của công ty sẽ là 2000 USD/lần vận chuyển. Trong năm 2005, công ty có thể tiêu thụ được khoảng 3.600 tấn Inox, mỗi lần đặt hàng từ 300 – 400 tấn (trung bình mỗi lần 350 tấn). Như vậy chi phí tăng thêm trong năm 2005 là:
2000 x 15.800 x 3600 : 350 ≈ 325.000.000 đồng/năm
e)Mức tiết kiệm chi phí do lượng hàng hoá lưu trữ giảm dẫn tới chi phí lãi vay trả ngân hàng giảm:
Khi thực hiện biện pháp này, lượng hàng hoá trong kho của công ty thường xuyên đang từ mức 600 – 650 tấn sẽ có thể giảm xuống còn 400 tấn trong năm 2005. Như vậy giá trị vốn lưu động trung bình dưới dạng hàng tồn kho của công ty trong năm 2005 sẽ là:
450 x 1000 x 36.400 = 16.380.000.000 đồng
So với năm 2004, lượng vốn lưu động này giảm đi một lượng là:
16.380.000.000 - 21.897.722. 051 = - 5.517.722.051 đồng
Lượng chi phí lãi vay trả ngân hàng mà công ty tiết kiệm được do thực hiện biện pháp là:
- 5.517.722.051 x 10% = - 551.770.000 đồng/năm
f)Tổng mức tăng lợi nhuận do áp dụng biện pháp:
Tổng mức tăng lợi nhuận do công ty TNHH Gia Anh áp dụng biện pháp này trong năm 2005 sẽ chính bằng mức chênh lệch giữa các khoản chi phí mà công ty phải đầu tư để thực hiện biện pháp, các chi phí phát sinh khi thực hiện biện pháp với các khoản chi phí doanh nghiệp tiết kiệm được. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của công ty tăng thêm một lượng là:
ΔLN = 27,6.106 – 27,5.106 – 114,24.106 – 24.106 – 325.106 + 551,77.106
= + 88.540.000 đồng
7. Hiệu quả kinh tế của biện pháp
Vốn ban đầu đầu tư để có thể thực hiện biện pháp là tương đối thấp, chỉ ở mức 55 triệu đồng. Trong khi đó khi áp dụng biện pháp này, ngay trong năm đầu tiên, biện pháp đã mang lại cho công ty TNHH Gia Anh một khoản lợi nhuận là 88.540.000 đồng. Điều này chứng tỏ rằng biện pháp có hiệu quả kinh tế cao, thời gian hoàn vốn đầu tư ngắn (chưa đến 1 năm), cần thiết được đưa vào áp dụng ngay trong năm 2005 này.
Bảng IV.1: Mức biến động về chi phí khi thực hiện biện pháp
ĐVT: VNĐ
Các khoản chi phí
Mức tăng giảm tuyệt đối
1.Chi phí thuê mặt bằng
- 27.600.000
2.Chi phí khấu hao chung
+ 27.500.000
3.Chi phí tiền lương
+ 114.240.000
4.Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ 24.000.000
5.Chi phí đặt hàng
+ 325.000.000
6.Chi phí trả lãi vay ngân hàng
- 551.770.000
7.Tổng thay đổi về chi phí
- 88.540.000
8.Thay đổi về lợi nhuận trước thuế
+ 88.540.000
9.Thay đổi về lợi nhuận sau thuế
+ 63.748.800
Bảng IV.2: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh trước và sau khi áp dụng biện pháp
Chỉ tiêu hiệu quả
Đơn vị tính
Trước khi áp dụng biện pháp
Sau khi áp dụng biện pháp
Mức thay đổi
Vòng quay vốn lưu động
Vòng/năm
4,14
5,30
+1,16
Mức đảm nhận vốn lưu động
đồng
0,24
0,19
-0,05
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
%
0,25
0,31
+0,06
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
%
0,92
1,38
+0,46
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH
%
8,09
10,05
+1,96
4.2.2 Biện pháp 2:Bố trí tối ưu hệ thống kho bãi để giảm chi phí vận chuyển
1. Lý do thực hiện biện pháp
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt như ở Việt Nam ta hiện nay, việc có thể giảm được tối đa giá thành đơn vị sản phẩm chính là một trong những biện pháp thường được các doanh nghiệp thực hiện triệt để nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời đó cũng là hướng để doanh nghiệp có thể giảm được các chi phí, tăng lợi nhuận cho mình qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH Gia Anh là một doanh nghiệp thương mại thuần tuý. Do đó để giảm được giá hàng bán ra trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác mang lại hiệu quả kinh tế cao thì giảm chi phí vận chuyển hàng hoá chính là một trong những phương cách được quan tâm tới trước nhất.
Trong năm 2004 vừa qua, với số lượng hàng hoá tiêu thụ là 2.875.420 kg Inox, tổng chi phí vận chuyển mà Gia Anh phải bỏ ra là 515.498.365 đồng. Như vậy mức chi phí trung bình để vận chuyển một kg thép không gỉ – Inox trong năm 2004 của công ty là: 515.498.365 : 2.875.420 = 179,28 đồng/kg
Năm 2005 này, sản lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty TNHH Gia Anh có khả năng tăng lên mức 3.600 tấn. Nếu mức chi phí vận chuyển hàng hoá tới tay khách hàng của công ty không thay đổi so với năm 2004 thì tổng mức chi phí vận chuyển doanh nghiệp phải trả là:
179,28 x 3.600.000 = 645.400.000 đồng
Giảm được mức chi phí vận chuyển này cũng đồng nghĩa với công ty tăng thêm được lợi nhuận cho mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Mức chi phí vận chuyển hàng hoá của Gia Anh còn ở mức khá cao như trên là do những nguyên nhân chính sau:
*Hiện tại công ty có hai kho lưu trữ hàng hoá ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó càng ngày số khách hàng của công ty càng trải đều theo suốt chiều dài đất nước dẫn tới quãng đường vận chuyển hàng hoá tới cho khách hàng càng dài hơn làm tăng mức chi phí vận chuyển.
*Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, mong muốn của khách hàng được đáp ứng nhanh yêu cầu dẫn tới chi phí vận chuyển cao hơn cho công ty.
Chính vì những lý do trên đây, việc thực hiện bố trí tối ưu hệ thống kho bãi là một nhiệm vụ cần thiết mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Nội dung chi tiết của biện pháp như sau:
2. Nội dung của biện pháp
Để có thể bố trí tối ưu hệ thống kho bãi của công ty TNHH Gia Anh nhằm tối thiểu hoá chi phí vận chuyển nhưng đồng thời vẫn đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng và trong khả năng quản lý hiện tại của doanh nghiệp cần tính toán và lựa chọn số lượng kho bãi, quy mô của từng kho, vị trí đặt kho hợp lý.
Xét về tính kinh tế cũng như hiệu quả của việc lựa chọn các yếu tố nêu trên đây có thể thấy phương án công ty TNHH Gia Anh mở thêm một địa điểm kho lưu trữ hàng hoá tại miền Trung là hợp lý nhất (tại thành phố Đà Nẵng) do khối lượng hàng hoá Gia Anh tiêu thụ được tại miền Trung ngày càng tăng, hơn nữa chi phí thuê sử dụng mặt bằng tại đây là thấp hơn. Lựa chọn Đà Nẵng do thành phố này thuận lợi về giao thông cũng như xung quanh khu vực này có nhiều khách hàng lớn của doanh nghiệp.
Các công việc cụ thể phải làm để thực hiện biện pháp là:
*Tìm kiếm và ký hợp đồng thuê sử dụng mặt bằng 1.000 m2 đất để đặt kho. Yêu cầu của địa điểm là thuận lợi về giao thông đi lại, có giá thuê sử dụng mặt bằng hợp lý, tốt nhất là nằm cách trục đường giao thông chính không quá 200 m.
*Mua thêm 1 xe nâng chuyên dụng cùng một số máy cắt khác trang bị phục vụ cho hoạt động tại kho hàng.
*Điều chỉnh lại diện tích của 2 kho hàng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng như điều chuyển một số lao động tại hai kho hàng cũ vào làm việc tại địa điểm mới và tìm thêm từ 6 người lao động mới làm việc tại kho hàng (có thể tìm người lao động mới tại chỗ sẽ tiết kiệm được chi phí tiền lương cho doanh nghiệp).
*Bố trí lại đội xe chuyên chở của công ty (chuyển bớt 1 xe từ Hà Nội và 1 xe từ thành phố Hồ Chí Minh vào Đà Nẵng)
3. Vốn đầu tư thêm cho biện pháp và nguồn vốn
Vốn đầu tư để thực hiện biện pháp bố trí tối ưu hệ thống kho bãi để giảm chi phí vận chuyển bao gồm các khoản đầu tư sau:
*Vốn đầu tư mua thêm một xe nâng chuyên dụng 150 triệu đồng.
*Vốn đầu tư mua thêm máy cắt phục vụ cho hoạt động kinh doanh 50 triệu đồng.
*Vốn đầu tư để cải tạo mặt bằng mới 200 triệu đồng.
Tổng nguồn vốn cần đầu tư thêm là 400 triệu đồng
Nguồn vốn: 50% vốn đầu tư lấy từ các quỹ của doanh nghiệp, 50% còn lại là vốn vay ngân hàng.
4. Người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp
Người chịu trách nhiệm phân công phối hợp chỉ đạo, giám sát các công việc (ở mục 2) theo tiến độ (ở mục 5) là ban giám đốc công ty (phân công sắp xếp lại tổ chức, huy động vốn) và ban quản lý hệ thống kho hiện tại của công ty.
5. Thời gian thực hiện biện pháp
*Thời gian tìm kiếm địa điểm để đặt kho mới và thoả thuận ký kết hợp đồng và hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan là 1 tháng.
*Thời gian cải tạo mặt bằng để đưa vào sử dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của kho bãi mới là 2 tháng.
*Thời gian để điều chỉnh lại cơ cấu nhân sự tổ chức của toàn bộ hệ thống kho là 20 ngày.
*Thời gian mua sắm số lượng máy móc thiết bị cũng như vận hành thử như trên là 20 ngày.
Tổng thời gian để thực hiện biện pháp là 4 tháng 10 ngày.
6. Kết quả mong đợi sau khi thực hiện biện pháp
Sau khi điều chỉnh lại hệ thống kho bãi, chi phí vận chuyển hàng hoá bình quân mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống còn ở mức 120 đồng/kg. Theo đó các khoản chi phí khác của doanh nghiệp cũng thay đổi theo, cụ thể như sau:
a)Mức tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá trong năm 2005 khi áp dụng biện pháp là:
KVC = 100 – 179,28 = - 79,28 đồng/kg
Tổng mức chi phí vận chuyển công ty tiết kiệm được trong năm 2005 sẽ là:
- 79,28 x 3600 x1000 = - 285.408.000 đồng
b)Mức tăng chi phí khấu hao của số tài sản đầu tư thêm:
Dự tính thời gian khấu hao các chi phí đầu tư thêm để thực hiện biện pháp: *Chi phí đầu tư vào cải tạo nhà kho được khấu hao trong 7 năm.
*Chi phí đầu tư vào xe nâng hàng khấu hao trong 5 năm.
*Chi phí đầu tư vào số lượng máy cắt:
Máy cắt lớn (trị giá 35 triệu đồng) khấu hao trong 5 năm.
Các máy cắt nhỏ khấu hao trong 2 năm.
Như vậy tổng mức chi phí khấu hao trong mỗi năm khi áp dụng biện pháp sẽ tăng thêm một lượng là:
KH thêm = 200 : 7 + 150 : 5 + 35 : 5 + 15 : 2 = + 73 triệu đồng/năm
c)Mức tăng chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương do tuyển thêm 6 lao động và có một số điều chỉnh về hệ thống cán bộ quản lý kho hàng của công ty.
Số lượng 6 lao động tuyển thêm sẽ được nhận mức lương 800.000 đồng/tháng. Như vậy chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tăng thêm do sử dụng thêm 6 lao động này trong một năm sẽ là:
800.000 x 6 x12 x (1 + 0,19) = + 57.120.000 đồng/năm
Do phải bố trí lại hệ thống quản lý kho hàng: cụ thể công ty phải chuyển trực tiếp 2 cán bộ quản lý kho vào kho hàng mới. Như vậy mức lương trả cho 2 cán bộ này sẽ tăng thêm 500.000 tháng/người dẫn tới mức tăng tiền lương là:
500.000 x 2 x 12 = + 12.000.000 đồng/năm
Tổng lượng lương tăng thêm mà Gia Anh phải chi phí trong một năm là:
57.120.000 + 12.000.000 = + 69.120.000 đồng/năm
d)Thay đổi về chi phí sử dụng mặt bằng do thuê mới kho tại Đà Nẵng và giảm diện tích thuê kho tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh:
Do giá thuê sử dụng mặt bằng tại các địa điểm khác nhau có chênh lệch lớn nên tổng hợp sự thay đổi về chi phí sử dụng kho bãi của công ty sẽ tăng thêm một khoản như sau:
*Chi phí tăng do thuê địa điểm mới có diện tích 1000 m2 là:
1000 x 12.000 x 12 = + 144.000.000 đồng/năm
*Chi phí sử dụng kho cũ giảm đi do giảm bớt diện tích kho hàng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi mỗi kho 200 m2 là:
(200 x 23.000 + 200 x 20.000) x 12 = - 103.200.000 đồng/năm
*Tổng hợp lại chi phí thuê địa điểm kho hàng tăng thêm :
144.000.000 – 103.200.000 = + 40.800.000 đồng/năm
e)Mức tăng chi phí do lượng vốn vay ngân hàng để đầu tư cho biện pháp:
Để thực hiện biện pháp cần huy động thêm 400 triệu đồng trong đó 50% là vốn vay ngân hàng. Chi phí để sử dụng lượng vốn vay này là:
200.000.000 x 10% = + 20.000.000 đồng/năm
f)Tổng mức tăng lợi nhuận do áp dụng biện pháp
Khi áp dụng biện pháp dẫn tới công ty tiết kiệm được một khoản chi phí, cũng đồng nghĩa với làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
*Mức giảm chi phí do áp dụng biện pháp:
ΔCF = - 285.408.000 + 73.000.000 + 69.120.000 + 40.800.000 + 20.000.000
= - 82.488.000 đồng/năm
*Mức tăng lợi nhuận trước thuế do áp dụng biện pháp là:
ΔLNtt = + 82.488.000 đồng/năm
*Mức tăng lợi nhuận sau thuế là ΔLNST = + 59.391.000 đồng/năm
7. Hiệu quả kinh tế của biện pháp
Bảng số liệu IV.3 và IV.4 dưới đây tổng hợp những sự thay đổi về các khoản chi phí và hiệu quả của chúng:
Bảng IV.3: Tổng hợp thay đổi về các khoản chi phí khi áp dụng biện pháp
ĐVT: VNĐ
Các khoản chi phí
Mức tăng giảm tuyệt đối
1.Chi phí vận chuyển hàng hoá
- 285.408.000
2.Chi phí khấu hao
+ 73.000.000
3.Chi phí tiền lương
+ 69.120.000
4.Chi phí sử dụng mặt bằng
+ 40.800.000
5.Chi phí sử dụng vốn vay
+ 20.000.000
6.Thay đổi về chi phí
- 82.488.000
7.Mức tăng lợi nhuận trước thuế
+ 82.488.000
8.Mức tăng lợi nhuận sau thuế
+ 59.391.360
Bảng IV.4: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh
trước và sau khi áp dụng biện pháp
Chỉ tiêu hiệu quả
ĐVT
Trước khi áp dụng biện pháp
Sau khi áp dụng biện pháp
Mức thay đổi tuyệt đối
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
%
0,25
0,31
+0,06
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
%
0,92
1,12
+0,21
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH
%
8,09
9,92
+1,83
a)Hệ số hiệu quả đầu tư thêm của biện pháp:
ΔLN 59.391.360
E = --------- = ---------------- = 14,85%
ΔK 400.000.000
Như vậy biện pháp có hiệu quả kinh tế (E = 14,85% > Eđịnh mức = 10%). Do đó cần thiết áp dụng biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
b)Thời hạn thu hồi vốn đầu tư thêm cho biện pháp:
Vốn đầu tư thêm
Tthu hồi = -------------------------------------------------------
Lợi nhuận tăng thêm + khấu hao tăng thêm
400.000.000
= ---------------------------------- = 3,02 năm ≈ 3 năm
59.391.360 + 73.000.000
So với thời gian thu hồi vốn định mức Tđịnh mức = 1/Eđm = 10 năm thì thời gian thu hồi vốn đầu tư thêm của biện pháp là nhanh hơn nhiều. Do đó có thể đưa biện pháp vào áp dụng trong thực tế.
4.2.3 Biện pháp 3: Hoàn thiện Website riêng của công ty phục vụ công tác bán hàng trực tiếp trên mạng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ.
1. Lý do thực hiện biện pháp
Hiện nay những ứng dụng của khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là của công nghệ thông tin với sự phát triển của mạng máy tính toàn cầu Interner đã và đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống của con người. Trong các hoạt động kinh doanh nói chung cũng như trong công tác Marketing và bán hàng nói riêng, một số công ty đã sử dụng rất có hiệu quả phương thức giới thiệu các sản phẩm hàng hoá và bán hàng trực tuyến trên mạng.
Ở Việt Nam ta, trong một số lĩnh vực khác nhau của ngành kinh tế quốc dân, một số doanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài và một số ít các doanh nghiệp có uy tín cũng đã áp dụng những tiến bộ khoa học trên vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên nếu xét riêng về số lượng các doanh nghiệp thực hiện phương thức bán hàng trực tuyến thì các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế: công tác bảo mật thông tin chưa được quan tâm đúng mức, các quy định của pháp luật về lĩnh vực này còn nhiều điểm chưa thống nhất… Vì vậy để có thể thực hiện bán hàng qua Website doanh nghiệp cần có được một đội ngũ nhân viên kinh doanh – kỹ thuật viên có trình độ cao và bộ máy quản lý chặt chẽ.
Công ty TNHH Gia Anh trong thời gian kể từ khi thành lập đến nay, hầu hết sản phẩm công ty cung cấp trên thị trường đều là các sản phẩm thép không gỉ – Inox nhập ngoại. Việc thực hiện trao đổi, tìm kiếm thông tin về nguồn hàng, giá cả cũng như việc ký kết hợp đồng với phía đối tác nước ngoài đều thực hiện thông qua mạng máy tính kết nối Internet và điện thoại. Do đó các cán bộ của xuất nhập khẩu của công ty đều là những nhân viên có trình độ am hiểu về công nghệ thông tin. Đây chính là một điều kiện cần để công ty có thể triển khai việc bán hàng qua Website của công ty. Mặt khác chính việc thường xuyên mua hàng trên mạng cũng giúp cho công ty thấy được những ưu thế của hình thức bán hàng này. Đó là việc đưa được các sản phẩm của mình tới với đông đảo người mua, giới thiệu được những đặc tính, công dụng của mỗi loại sản phẩm cho khách hàng, hiệu quả Marketing cao mà chi phí lại thấp.
Website riêng của công ty cũng sẽ tăng cao hơn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Khách hàng có thể tìm hiểu về bất cứ sản phẩm nào của công ty mà không cần phải ra khỏi nhà, nhận được các sản phẩm mong muốn trong thời gian ngắn nhất với chi phí thấp. Vì vậy khối lượng tiêu thụ của công ty cũng sẽ tăng lên.
2. Nội dung của biện pháp
Để có thể hoàn thiện hình thức bán hàng trực tiếp qua mạng thông qua Website riêng của mình, công ty TNHH Gia Anh cần thực hiện những công việc sau đây:
*Nâng cấp hoàn thiện Website của công ty: Hiện tại Website của công ty mới được đưa vào sử dụng với mục đích chủ yếu là giới thiệu về công ty và một số đặc điểm của các mặt hàng chủ yếu, giới thiệu về giá cả của các chủng loại hàng hoá. Muốn thực hiện được hình thức bán hàng qua mạng, công ty cần nâng cấp Website đầy đủ hơn nữa, cập nhật thông tin thường xuyên… Công việc này để đảm bảo tốt cả về nội dung và bảo mật, có lẽ tốt hơn cả là công ty phải thuê các công ty chuyên thiết kế lập Website thực hiện.
*Chuyển 2 nhân viên phòng xuất nhập khẩu sang làm việc phụ trách chuyên trách về quản lý cập nhật thông tin trên Website, chuyển thêm 3 nhân viên trực tiếp nhận đơn hàng trên mạng từ phòng kinh doanh sang, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn thêm cho 5 nhân viên này. Đồng thời tuyển thêm 5 nhân viên mới cho phòng xuất nhập khẩu và phòng kinh doanh bù lấp vào chỗ trống.
*Trang bị thêm 5 máy tính mới phục vụ các hoạt động trên của 5 nhân viên.
*Trong năm đầu tiên thực hiện bán hàng qua mạng, để giới thiệu được tới đông đảo khách hàng về phương thức bán hàng mới này của công ty cần tăng cường các hoạt động Marketing khác cung cấp rộng rãi địa chỉ Website của công ty trên toàn quốc.
3. Vốn đầu tư thêm cho biện pháp và nguồn vốn
*Vốn đầu tư để nâng cấp hoàn thiện Website: 30 triệu đồng.
*Vốn đầu tư trang bị thêm 5 máy tính: 35 triệu đồng.
*Vốn đầu tư đào tạo chuyên môn cho 5 nhân viên mới: 20 triệu đồng
Tổng nguồn vốn cần đầu tư thêm: 85 triệu đồng.
Nguồn vốn đầu tư thêm trên sử dụng nguồn vốn quỹ phát triển doanh nghiệp của công ty.
4. Người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp
Người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp là các trưởng phòng có liên quan, đó là trưởng phòng xuất nhập khẩu và trưởng phòng kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh.
5. Thời gian thực hiện biện pháp
Để có thể thực hiện biện pháp cần thời gian cho các công việc sau:
*Tuyển dụng thêm 5 nhân viên mới: 1 tháng.
*Ký kết hợp đồng thực hiện nâng cấp Website của công ty và thực hiện hợp đồng này: 1 tháng.
*Trang bị thêm 5 máy tính mới: 5 ngày.
*Đào tạo bồi dưỡng cho 5 nhân viên chuyên trách: 3 tháng.
Trong đó 3 công việc đầu có thể thực hiện đồng thời, do đó tổng thời gian thực hiện biện pháp là 4 tháng.
6. Kết quả mong đợi sau khi thực hiện biện pháp
Với việc áp dụng biện pháp này, dự tính sản lượng tiêu thụ của công ty TNHH Gia Anh có thể tăng thêm 5% trong năm 2005. Sản lượng tiêu thụ trong năm 2004 là 2.875 tấn. Như vậy mức sản lượng tiêu thụ do áp dụng biện pháp trong năm 2005 là 144 tấn Inox. Tổng sản lượng tiêu thụ của công ty sẽ đạt 3019 tấn trong năm 2005.
a)Mức tiết kiệm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp toàn công ty do tăng được sản lượng tiêu thụ thêm 5%/năm là:
7.885x106 7.885x106
Kcđ = ----------------- - -----------------
3019 tấn 2875 tấn
= - 130.817 đồng/tấn
b)Mức tăng chi phí khấu hao do đầu tư thêm để thực hiện biện pháp 85 triệu đồng.
Toàn bộ đầu tư vào nâng cấp Website của công ty và bồi dưỡng cho nhân viên phân bổ hoàn toàn vào chi phí năm thực hiện biện pháp. Số vốn đầu tư vào máy tính phân bổ đều trong 2 năm. Như vậy tổng mức tăng khấu hao đầu tư thêm trong năm là 67,5 triệu đồng.
Mức khấu hao tăng trên một đơn vị hàng hoá tiêu thụ là:
67,5 x 106
KH thêm = ----------------- = + 22.358 đồng/tấn
3019 tấn
c)Mức tăng chi phí tiền lương và trích theo lương do tuyển thêm 5 lao động mới.
Tuy tuyển thêm 5 nhân viên mới thay chỗ các nhân viên trong phòng xuất nhập khẩu và phòng kinh doanh nhưng chi phí lương tăng thêm phải tính là chi phí tiền lương của các nhân viên chuyển sang phụ trách công tác bán hàng trên mạng thông qua Website của công ty.
Mức lương bình quân của 5 nhân viên này là 2.500.000 đồng/tháng. Như vậy tổng tiền lương và trích theo lương tăng lên là:
2.500.000 x (1+0,19) x 5 x 12 = 178.500.000 đồng/năm
Như vậy mức chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương trên mỗi đơn vị sản phẩm hàng hoá tiêu thụ của công ty TNHH Gia Anh tăng thêm là:
178.500.000
------------------ = + 59.126 đồng/tấn
3019 tấn
d)Mức tăng chi phí cố định do tăng sản lượng tiêu thụ
Khi tăng sản lượng tiêu thụ từ 2.875 tấn trong năm 2004 lên thêm 5% trong năm 2005 nhờ áp dụng biện pháp này, ở trên đây ta giả định các khoản chi phí cố định như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không thay đổi. Nhưng trên thực tế, khi sản lượng tiêu thụ tăng thì các chi phí cố định này cũng tăng lên ( chi phí điện, điện thoại, tiếp khách, quảng cáo, thuế nhập khẩu hàng hoá, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, tiền công tác phí…). Tuy nhiên mức tăng các khoản chi phí này sẽ chậm hơn so với mức tăng sản lượng tiêu thụ của công ty. Với mức tăng sản lượng tiêu thụ 5% thì trên thực tế các khoản chi phí cố định này sẽ tăng thêm khoảng 3% tức là tăng thêm một lượng chi phí là:
7.885x106 x 3% = 236.550.000 đồng/năm
Mức tăng trên một đơn vị hàng hoá tiêu thụ sẽ là:
236.550.000
----------------- = + 78.354 đồng/tấn
3019 tấn
e)Mức tăng các khoản chi phí Marketing để đưa trang Web của công ty tới đông đảo khách hàng và chi phí để duy trì hoạt động của Website:
Để Website có thể hoạt động ổn định lâu dài, chi phí là 10 triệu đồng/năm. Chi phí Marketing trong năm nhằm quảng bá rộng rãi Website tới người tiêu dùng là 100 triệu đồng. Mức tăng chi phí trên mỗi đơn vị hàng hoá tiêu thụ là:
110.000.000
---------------- = + 36.436 đồng/tấn
3019 tấn
f)Mức tiết kiệm cả năm do áp dụng biện pháp
Tổng hợp lại, nhờ áp dụng biện pháp, mức chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm hàng hoá tiêu thụ của công ty TNHH Gia Anh thay đổi một lượng là:
-130.817+ 22.358 + 59.126 + 78.354 + 36.436 = + 65.457 đồng/tấn
Mức tăng các khoản chi phí trong cả năm là:
65.457 x 3019 = + 197.614.348 đồng
g)Mức tăng lợi nhuận do tăng được sản lượng tiêu thụ
Lợi nhuận của một đơn vị sản phẩm hàng hoá tiêu thụ của công ty trong năm 2004 là: 8.250x106 : 2.875 = 2.869.565 đồng/tấn
Trong năm 2005, sản lượng hàng hoá tiêu thụ tăng 144 tấn nhờ áp dụng biện pháp. Như vậy mức tăng lợi nhuận do tăng sản lượng là:
2.869.565 x 144 = + 413.217.360 đồng
h)Tổng mức tăng lợi nhuận do áp dụng biện pháp
Lợi nhuận tăng thêm do áp dụng biện pháp bằng chênh lệch giữa mức thay đổi chi phí và mức tăng lợi nhuận do tăng sản lượng tiêu thụ:
413.217.360 - 197.614.348 = 215.603.012 đồng
Lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH Gia Anh tăng thêm do áp dụng biện pháp là:
215.603.012 x 72% = 155.234.169 đồng
7. Hiệu quả kinh tế của biện pháp
Bảng IV.5: Tổng hợp các khoản chi phí khi áp dụng biện pháp
ĐVT: đồng/tấn
Các khoản chi phí
Mức thay đổi tuyệt đối
1.Chi phí bán hàng và QLDN
- 130.817
2.Chi phí khấu hao
+ 22.358
3.Chi phí tiền lương
+ 59.126
4.Chi phí cố định
+ 78.354
5.Các chi phí Marketing khác
+ 36.436
6.Thay đổi về chi phí
+ 65.457
7.Tổng chi phí tăng thêm (đồng)
+ 197.614.348
8.Mức tăng lợi nhuận do tăng sản lượng (đồng)
+ 413.217.360
9.Mức tăng lợi nhuận trước thuế (đồng)
+ 215.603.012
10.Mức tăng lợi nhuận sau thuế của biện pháp (đồng)
+ 155.234.169
Biện pháp đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư thêm 85 triệu đồng trong khi đó ngay trong năm đầu tiên đã mang lại lợi nhuận sau thuế tăng thêm 155 triệu đồng. Như vậy đây là một biện pháp có hiệu quả kinh tế cao, ngay trong năm đầu đã bù đắp toàn bộ chi phí và còn có lãi thuận tuý bằng:
155.234.169 – 85.000.000 = 70.234.169 đồng
Đây là biện pháp cần thiết đưa vào áp dụng trong năm 2005 này để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh.
Bảng IV.6: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh trước và sau khi áp dụng biện pháp
Chỉ tiêu hiệu quả
ĐVT
Trước khi áp dụng biện pháp
Sau khi áp dụng biện pháp
Mức thay đổi
1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
%
0,25
0,38
+0,13
2.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
%
0,92
1,46
+0,54
3.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH
%
8,09
12,86
+4,78
4.3 Tổng kết các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Gia Anh
Cùng với việc tổng hợp các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh trong thời gian vừa qua, đánh giá những mặt mạnh cũng như những hạn chế của công ty và theo sát với phương hướng phát triển của Gia Anh trong thời gian sắp tới, em đã đề xuất 3 biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh như đã trình bày ở trên. Trong số 3 biện pháp này, hai biện pháp đầu tiên là “Giảm lượng hàng hóa tồn kho để giảm lãi trả ngân hàng” và “Bố trí tối ưu hệ thống kho bãi để giảm chi phí vận chuyển” là những biện pháp nhằm giảm các khoản chi phí của doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường cũng từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Biện pháp thứ ba “Hoàn thiện Website riêng của công ty phục vụ công tác bán hàng trên mạng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ”chú trọng theo hướng nâng cao sản lượng tiêu thụ từ đó tiết kiệm được các khoản chi phí cố định, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhìn chung cả ba biện pháp này đều là những biện pháp có tính thực tế cao, có hiệu quả kinh tế lớn so với các khoản chi phí công ty phải đầu tư thêm. Hơn thế nữa, những biện pháp này ngoài việc nâng cao được hiệu quả kinh doanh của Gia Anh còn góp phần củng cố vững chắc thêm vị thế của công ty trên thị trường phân phối thép không gỉ - Inox tại Việt Nam. Đây chính là một kết quả - hiệu quả khó có thể định lượng được một cách chính xác về mặt kinh tế nhưng lại rất cần thiết trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như thị trường Việt Nam ta hiện nay!
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Gia Anh, công ty có thể thực hiện thêm một số biện pháp khác như “Hoàn thiện công tác Marketing của công ty, mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ” hay “Điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh”, “Tổ chức lại bộ máy quản lý doanh nghiệp”… Những biện pháp này cũng đang và vẫn tiếp tục được Gia Anh áp dụng trong các hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, đặc biệt là biện pháp về tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. Đây là biện pháp có tính chất quan trọng, quyết định tới sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào bởi vai trò của công tác quản lý hiện nay đã được các doanh nghiệp Việt Nam ta quan tâm nhìn nhận một cách đúng mức.
KẾT LUẬN
Hiện nay, Việt Nam ta có khoảng 100.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong hầu khắp mọi lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của những doanh nghiệp này góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn xã hội Việt Nam. Chính vì lý do đó, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này có ý nghĩa rất quan trọng.
Công ty TNHH Gia Anh là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, phân phối các loại sản phẩm thép không gỉ Inox trên phạm vi toàn quốc. Nếu so sánh với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau thì Gia Anh chỉ là một doanh nghiệp bình thường như nhiều doanh nghiệp khác. Nhưng riêng trên thị trường phân phối thép không gỉ Inox thì Gia Anh được mọi đối tượng khách hàng khác nhau biết đến bởi hệ thống phân phối rộng khắp, chủng loại hàng hóa đa dạng và cung cách phục vụ chu đáo, nhiệt tình của đội ngũ công nhân viên công ty. Với một vị thế như vậy nhưng khi đi sâu vào phân tích ta nhận thấy hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh tuy có mức tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định nhưng khi đem so sánh với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong ngành hay với tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới thì mức phát triển đó vẫn chỉ ở mức khiêm tốn.
Thế giới thay đổi từng ngày từng giờ. Mong muốn, nhu cầu của con người là vô hạn. Trong khi đó nhân – tài – vật – lực của xã hội ngày càng khan hiếm và quý giá hơn. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh cũng như của tất cả các cá nhân, tập thể hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội … là một nhiệm vụ không bao giờ cũ. Nó đòi hỏi mọi thành viên trong đó phải luôn nỗ lực hết mình không chỉ cho bản thân mà cho cả xã hội nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ts. Ngô Trần Ánh (chủ biên), Kinh tế và Quản lý doanh nghiệp
NXB Thống kê 2000
[2] Ths. Lê Thị Phương Hiệp, Phân tích hoạt động kinh doanh
NXB Thống kê 2003
[3] Ts. Nguyễn Văn Nghiến, Giáo trình Quản lý sản xuất
NXB Thống kê 2003
[4] Ths. Nguyễn Tấn Thịnh, Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp
NXB Lao động-Xã hội 2003
[5] PGS. TS. Phan Thị Ngọc Thuận, Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa nội bộ doanh nghiệp NXB KH-KT 2003
[6] Ts. Nghiêm Sĩ Thương, Cơ sở của quản lý tài chính doanh nghiệp
Tủ sách khoa kinh tế và quản lý, ĐHBKHN 1997
[7] Philip Kotler, Quản trị Marketing. NXB Thống kê 1999
[8] S.Son, Phân tích chi phí doanh nghiệp NXB Thống kê 1997
[9] Gary D.Smith, Chiến lược và sách lược kinh doanh
NXB Thống kê 2003
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12707.doc