Đồ án Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Honda Motor

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn nhất định, bởi vốn chính là đối tượng của quá trình trao đổi, nếu thiếu hụt doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán không đảm bản sự sống cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác vốn là điều kiện để tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay thì nhu cầu về vốn cho từng doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và bức xúc hơn vì một mặt, các doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, các bạn hàng nước ngoài nên đòi hỏi phải sử dụng vốn sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tăng thêm sức cạnh tranh của mình. Mặt khác, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn, và do vậy sự cạnh tranh cả trên thị trường vốn cũng ngày càng trở nên quyết liệt. Xuất phát từ những vấn đề trên nhóm em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Honda Motor” nhóm đã phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và một số biện pháp hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp Honda Motor. Đề tài gồm : v Phần I: Cở sở lý luận về sử dụng vốn kinh doanh v Phần II: Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp Honda Motor v Phần III: Một số biện pháp hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp Honda Motor

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Honda Motor, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư vậy gọi là chu chuyển vốn . Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chia làm hai loại: Tài sản ngắn hạn sản xuất (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang .) Tài sản ngắn hạn (sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn thanh toán, chi phí trả trước …) Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn sản xuất và tài sản ngắn hạn lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục. Để quản lý và sử dụng vốn hiệu quả cần phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với yêu cầu quản lý. 1.1.2.3. Vốn đầu tư tài chính: Một bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư dài hạn ra bên ngoài nhằm mục đích sinh lời gọi là vốn đầu tư tài chinh của doanh nghiệp. Có nhiều hình thức đầu tư tài chính ra bên ngoài với mục đích nhằm thu lợi nhuận và đảm bảo an toàn về vốn. Đối với doanh nghiệp, trước khi đi tới quyết định vốn đầu tư tài chính ra bên ngoài cần phải hết sức thận trọng, cân nhắc độ an toàn và độ tin cậy của dự án, am hiểu tường tận những thông tin cần thiết tích đánh giá các mặt lợi hại của dự án để chọn đúng đối tượng và hình thức đầu tư thích hợp. 1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất người ta thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát như: vòng quay tổng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Trong đó: - Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt . - Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh = Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lời nhuận trước thuế, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt Trên đây là hai chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều các nhân tố. Do vậy, khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau: - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Nguyên giá bình quân TSCĐ - Suất hao phí TSCĐ Suất hao phí TSCĐ = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. - Sức sinh lời của TSCĐ Lợi nhuận thuần Sức sinh lời của TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả. Ngoài ra để đánh gia trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanh nghiệp sử dụng hai chỉ tiêu sau: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Khi phân tích sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động : Vốn lưu động bình quân trong kì kỳ Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.và ngược lại. - Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định Tỷ suất lợi nhuận vốn = lưu động Lợi nhuận trước thuế Vốn cố định lưu động bình quân trong Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Đồng thời, để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng qua các hình thái khác nhau. Do đó, nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động người ta sử dụng chỉ tiêu sau: - Hiệu quả sự dụng của vốn lưu động Hiệu quả sử dụng của vốn lưu động = Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng vốncủa vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. - Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và vốn lưu động Tổng giá trị các KPT Tổng VLĐ Tỷ lệ giữa tổng giá trị các KPT và VLĐ = Chỉ tiêu này phản ánh tình hình VLĐ của doanh nghiệp bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng. - Số vòng quay hang tồn kho Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều các nhân tố. Do vậy, khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.3. Cấu trúc vốn và những tác động của nó 1.3.1. Cấu trúc vốn Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là xây dựng cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi xây dựng cấu trúc vốn tối ưu. Đây là vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn. Một cấu trúc vốn tới ưu được định là một cấu trúc vốn trong đó chi phí sử dụng bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất. Vấn đề cốt lõi của cấu trúc vốn tối ưu là khi doanh nghiệp vay nợ, doanh nghiệp tận dụng được lợi thế của lá chắn thuế từ nợ vay, bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp trả cho nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay). Một cách đơn giản ta có thể hình dung là giá trị của doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị của doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá chắn thuế từ nợ.Trong trường hợp đặc biệt là khi doanh nghiệp vay nợ vĩnh viễn thì hiện giá của tấm chắn sau thuế sẽ bằng thuế suất thu nhập doanh nghiệp nhân với nợ vay. Một điều kiện nữa của cấu trúc tối ưu là còn phải xem xét đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tức là thu nhập trước thuế và lãi vay phải vượt qua điểm bàn quang để doanh nghiệp có thể tận dụng được đòn cân nợ. 1.3.2. Những tác động của vốn Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sở hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế.Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn chủ sỡ hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thuế tăng giá trị của doanh nghiệp lên.Ưu điểm thứ hai của nợ là thông thường nợ rẽ hơn vốn chủ sở hữu. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như gí trị của công ty.Tuy vậy doanh nghiêp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sở hữu.Khi đó công ty rơi vào tình hình tài chính không lành mạnh, và dẫn đến những rủi ro khác . Về vốn chủ sở hữu có những điểm không thuận lợi đó là giá thành của nó cao hơn chi phí của nợ. Lẻ sĩ nhiên , vì không người đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về hoạt động kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Việc này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn. Khi vốn chủ sở hữu càng cao, số lượng người chủ sở hữu càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty lớn.Tuy vậy vốn chủ sở hữu vẫn sẽ tăng khi công ty cần tiền, tăng để cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở tình trạng tài chính lành mạnh. 1.3.3. Vai trò của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp Về mặt pháp lý: vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật. Về kinh tế: trong hoạt đông sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt đông sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sát lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày cang gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị , đầu tư hiện đại hóa công nghệ…Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn. Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp tiếp tục mở rông thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY HONDA MOTOR 2.1. Sơ lược về Honda Motor 2.1.1. Lịch sử về công ty Honda Motor Công ty động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948. Ông Soichiro Honda đã nhân cơ hội nước Nhật có nhu cầu đi lại nhiều cho dù nền kinh tế Nhật vốn bị hủy hoạt sau Thế chiến thứ hai lúc ấy rất thiếu thốn nhiên liệu và tiền bạc, để thành lập công ty, công ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẽ tiền. Sau chiến tranh, cơ sở sản xuất pít-tông Honđa gần như bị phá hủy. Soichiro Honda lập một công ty mới mà tiếng Nhật gọi là “Công ty trách nhiệm hữu hạn nghiên cứu Honda”. Cơ sở đầu tiên của công ty có cái tên phô trương này thật ra chỉ là một nhà xưởng bình thường làm bằng gỗ và cũng là nơi ông Honda cùng cộng sự gắn động cơ cho xe đạp. Điều thú vị là cái tên công ty theo tiếng Nhật này vẫn được giữ đến nay để vinh danh nỗ lực của Soichiro Honđa. Công ty Honda Hoa Kỳ được thành lập năm 1958. Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy đến xe tay ga Soichiro Honda nhanh chóng thu hồi lại công ty sau những thua lỗ trong thời chiến. Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Đến thập niên 1970, công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và từ đó đến nay chưa bao giờ để mất danh hiệu này. Bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 với dự định dành cho thị trường Nhật Bản là chủ yếu. Năm qua, khi nền kinh tế toàn cầu suy yếu, ảnh hưởng từ khúng hoảng tài chính và sự leo thang của giá xăng dầu, thị trường xe xuống dốc trầm trọng. Các hãng xe điêu đứng với “bài ca” cắt giảm nhân công, nhà máy, phải đối mặt với tình trạng kinh doang thua lỗ thì Honda vẫn vững vàng. Nhưng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên vì đây là kết quả tất yếu của một loạt chiến lược đúng. Là hãng xe Nhật Bản đầu tiên có nhà máy, dây chuyền sản xuất xe trên thị trường Mỹ, Honda không liên doanh với bất kỳ hãng xe nào hay hòa trộn các mẫu model như một số hãng xe khác sau này. Rõ ràng, so với nhiều hãng xe khác, Honda đã chọn một con đường đi riêng, tiên tiến và phù hợp với xu thế hiện đại. Đó là lý do tại sao Honda vẫn đứng vững trong cơn bão của thị trường. Và cũng là lý do tại sao người lãnh đạo tài ba Takeo Fukui được tạp chí Automobile tôn vinh là Người đàn ông của năm 2008. 2.1.2. Lãnh đạo của công ty Honda Motor Ông Takeo Fukui, sinh năm 1944 tại Tokyo, Nhật Bản, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty Honda Motor. Ông Takeo Fukui tốt nghiệp trường đại học Waseda với tấm bằng kỹ sư hóa học. Năm 1969, ông bắt đầu làm việc tại tập đoàn Honda ở bộ phận kỹ sư nghiên cứu, chế tạo ra ống xả đạt tiêu chuẩn Mỹ. Năm 1978, ông Fukui chuyển sang làm ở công ty R&D chuyên nghiên cứu, phát triển sản xuất ba dòng xe chính của Honda: mô-tô, otô và dòng sản phẩm tự động. Năm 1982 ông chuyển sang công ty Honda Racing và năm 1987 trở thành chủ tịch công ty này. Ông Takeo Fukui đã có quá trình làm việc liên tục 40 năm tại Honda. Năm 1992, ông Fukui trở thành quản lý chung cho công ty Hamamatsu chuyên sản xuất mô – tô, sản phẩm tự động và hộp số. Năm 1994, ông sang Mỹ làm phó chủ tịch công ty Honda ở Bắc Mỹ và thăng tiến lên cương vị chủ tịch năm 1996 và đương chức cho đên nay. 2.2. Tình hình tài chính Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta nắm được khái quát tình hình của Honda Motor trong năm 2009, 2008, 2007. 2.2.1. Bảng cân đối kế toán Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán Đơn vị : ngàn USD 31/3/2009 31/3/2008 31/3/2007 A. Tài sản I. Tài sản ngắn hạn 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 7,110,801 10,614,110 8,037,141 2. Các khoản phải thu 22,911,341 25,465,090 22,923,361 3. Hàng tồn kho 12,812,798 12,112,526 10,056,486 4. Tài sản ngắn hạn khác 4,763,194 4,647,111 3,628,336 Tổng tài sản ngắn hạn 47,598,134 52,838,837 44,645,324 II. Tài sản dài hạn 1. Đầu tư dài hạn 31,305,315 35,145,394 32,146,779 2. Tài sản cố định 35,385,856 31,514,737 20,526,965 3. Các tài sản khác 7,445,540 7,918,017 4,991,184 Tổng tài sản dài hạn 74,136,711 74,578,148 57,664,928 Tổng tài sản 121,734,845 127,416,985 102,310,252 B. Nguồn vốn I. Nợ phải trả 1. Các khoản phải trả 13,406,676 18,746,661 17,424,388 2. Nợ ngắn hạn 30,238,215 28,506,695 19,019,592 3 .Nợ dài hạn 36,814,888 34,266,553 27,764,078 Tổng nợ phải trả 80,459,779 81,519,909 64,208,058 II. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn chủ sở hữu (11,247,384) (5,612,752) (1,464,371) 2. Lợi nhuận chưa phân phối 52,522,450 51,509,828 39,566,565 Tổng vốn chủ sở hữu 41,275,066 45,897,076 38,102,194 Tổng nguồn vốn 121,734,845 127,416,985 102,310,252 2.2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị: ngàn USD STT Chỉ tiêu 31/3/2009 31/3/2008 31/3/2007 1 DT về BH và cung cấp dịch vụ 103,115,782 121,228,623 94,240,690 2 Giá vốn hàng bán 76,421,695 86,286,017 66,853,707 3 Lợi nhuận gộp (3)=(1)-(2) 26,694,088 34,942,606 27,386,983 4 CP BH và CP quản lý DN 23,952,907 24,282,782 19,376,718 5 Khấu hao 0 0 0 6 Lợi nhuận thuần (6)=(3)-(4)-(5) 2,741,181 10,659,824 8,010,265 7 Thu nhập khác (55,270) (410,515) (391,842) 8 Chi phí khác 0 0 0 9 Lợi nhuận khác (9)=(7)-(8) (55,270) (410,515) (391,842) 10 LN kế toán trước thuế và lãi (10)=(6)+(9) 2,685,911 10,249,309 7,618,423 11 Chi phí tiền lãi (143,458) (275,811) (170,995) 12 Tổng LN kế toán trước thuế (12)=(10)+(11) 2,542,453 9,973,498 7,447,428 13 Thuế thu nhập doanh nghiệp 1,131,301 3,913,104 2,412,691 14 LN sau thuế thu nhập DN (14)=(12) - (13) 1,411,152 6,060,394 5,034,737 2.3. Nhận xét tình hình hiệu quả sử dụng vốn của công ty Honda Motor 2.3.1. Tình hình sử dụng và hiệu quả hoạt động vốn kinh doanh chung của công ty Honda Motor trong thời gian qua. Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tổng tài sản (2007-2009) Nhìn vào chỉ tiêu tổng tài sản ta thấy quy mô của công ty Honda Motor là tương đối lớn, đối với một công ty sản xuất thì quy mô lớn như vậy cho ta thấy được tầm vóc và sự lớn mạnh tương xứng với một công ty hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.Qua biểu đồ ta thấy tổng tài sản năm 2008 là 127,416,985 ngàn USD tăng 24.5% so với năm 2007. Đến năm 2009, tổng tài sản là 121,734,845 ngàn USD giảm 5.5% so với năm 2008. Trong năm 2008 ta thấy, tổng tài sản ngắn hạn ( vốn lưu động) của năm 2008 là 52,838,837 ngàn USD, tăng 18.3% so với với năm 2007, nguyên nhân của việc tăng lên này là do tất cả các khoản mục trong tài sản ngắn hạn tăng lên đáng kể, cụ thể là khoản tiền mặt và các khoản tương đương tiền năm 2008 là 10,614,110 ngàn USD tăng 32% so với năm 2007; khoản phải thu năm 2008 là 25,465,090 ngàn USD tăng 11% so với năm 2007; hàng tồn kho năm 2008 là 12,112,526 ngàn USD tăng 20.4% so với năm 2007; tài sản ngắn hạn khác năm 2008 là 4,647,111 ngàn USD tăng 28% so với năm 2007. Tổng tài sản dài hạn (vốn cố định) của năm 2008 là 74,578,148 ngàn USD tăng 29.3% so với năm 2007, nguyên nhân sự gia tăng mạnh này là do tất cả các khoản mục trong tài sản dài hạn đều tăng mạnh và tăng mạnh nhất là tài sản cố định, cụ thể là tài sản cố định năm 2008 là 31,514,737 ngàn USD tăng 53.5% so với năm 2007; đầu tư dài hạn năm 2008 là 35,145,394 ngàn USD tăng 9.3% so với năm 2007; các tài sản khác năm 2008 là 7,918,017 ngàn USD tăng 58.6% so với năm 2007. Như vậy, sự tăng lên của hàng tồn kho và các khoản phải thu và tài sản cố định cho thấy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2008 có chiều hướng phát triển tốt về tài sản cũng như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh Đến năm 2009, tổng tài sản ngắn hạn đã giảm xuống còn là 47,598,134 ngàn USD, giảm 10% so với với năm 2008, nguyên nhân của tụt giảm này chủ yếu là do khoản phải thu, tiền mặt và các khoản tương đương tiền giảm, cụ thể là khoản tiền mặt và các khoản tương đương tiền năm 2009 là 7,110,801 ngàn USD giảm 33% so với năm 2008; khoản phải thu năm 2009 là 22,911,341 ngàn USD giảm 10% so với năm 2008. Việc giảm các khoản phải thu trong thời điểm doanh thu tụt giảm: năm 2009, doanh thu là 103,115,782 ngàn USD giảm 15% so với năm 2008 chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm sút. Nhưng bên cạnh đó cũng có sư tăng nhẹ của các tài sản ngắn hạn khác và hàng tồn kho, cụ thể là hàng tồn kho năm 2009 tăng 5.7% so với năm 2008 và tài sản ngắn hạn khác năm 2009 tăng 2.4% so với năm 2008. Đối với tổng tài sản dài hạn, năm 2009 là 74,136,711 ngàn USD giảm 0.6% so với năm 2008. Trong năm 2009 này, công ty cũng đã cắt giảm một phần trong các khoản đầu tư dài hạn và còn 31,305,315 ngàn USD giảm 11% so với năm 2008 và thanh lý một phần tài sản dài hạn khác, cụ thể là năm 2009 tài sản dài hạn khác là 7,445,540 ngàn USD giảm 6% so với năm 2008. Đồng thời tiếp tục đầu tư vào tài sản cố định và đạt 35,385,856 ngàn USD tăng 12.7% so với năm 2008. Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận sau thuế (2007-2009) Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh thu của năm 2008 là 121,228,632 ngàn USD tăng 28.6% so với năm 2007 và lợi nhuận năm 2008 là 6,060,394 ngàn USD tăng 20.4% so với năm 2007. Nguyên nhân là chủ yếu là doanh thu năm 2008 tăng, đồng thời giá vốn hàng bán giảm thông qua chỉ số tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu năm 2008 là 0.15 giảm 2.6% so với năm 2007, có thể trong thời điểm này giá cả nguyên vật liệu giảm. Qua đây cho thấy việc đầu tư vào tài sản cố định đã đem lại hiệu quả cho công ty, đồng thời yếu tố giá cả nguyên vật liệu trên thị trường đã biến động theo hướng có lợi cho công ty. Đến năm 2009, doanh thu là 103,115,782 ngàn USD giảm 15% so với năm 2008, kéo theo lợi nhuận năm 2009 cũng tụt giảm chỉ còn 1,411,152 ngàn USD giảm 76.7% so với năm 2008, giảm 72% so với năm 2007.Nguyên nhân làm cho lợi nhuận giảm mạnh là do doanh thu giảm mạnh, trong khi đó, mặc dù chi phí bán hàng giảm nhưng lại giảm không tương đồng so với mức doanh thu, cụ thể là tỷ lệ giữa chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, doanh thu năm 2009 là 0.23 tức là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm 23% trong tổng doanh thu. Trong khi năm 2008, tỷ lệ giữa chi phí bán hàng và dich vụ và doanh thu năm là 0.20 tức là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chỉ chiếm 20% trong tổng doanh thu. Từ đây, ta có thể thấy được rằng chi phí báng hàng và quản lý doanh nghiệp trong năm 2009 cao hơn năm 2008 là 3%. Và một nguyên nhân nữa là tỷ lệ giá vốn hàng bán và doanh thu qua 3 năm 2007, 2008, 2009 tăng lên lần lượt là 0.70; 0.71; 0.74; nguyên nhân của việc gia tăng giá vốn có thể là giá nguyên vật liệu tăng lên trong thời kỳ đó. Bảng 2.3: Bảng tính vòng quay tổng TS và hiệu quả sử dụng vốn trong 3 năm Chỉ tiêu 31/3/2007 31/3/2008 31/3/2009 ĐVT 1. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 103,115,782 121,228,623 94,240,690 Ngàn USD 2. Tổng tài sản 121,734,845 127,416,985 102,310,252 Ngàn USD 3. Lợi nhuận trước thuế 7,447,428 9,973,498 2,542,453 Ngàn USD 4. Vòng quay tổng tài sản ( 4 )=(1) / (2) 0.85 0.95 0.92 Vòng 5. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ( 5 )= ( 3 ) / ( 2 ) 0.07 0.08 0.02 USD Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong năm 2008 vòng quay tổng tài sản là 0.95 vòng tăng 0.03 vòng so với năm 2007 và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là 0.08 tăng 7.5% so với năm 2007, cho thấy tình hình sử dụng tài sản của công ty đã hiệu quả hơn so với năm 2007. Đến năm 2009, chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ còn 0.85 vòng giảm 0.1 vòng so với năm 2009, lúc này 1 đồng tài sản tạo chỉ tạo ra 0.85 đồng doanh thu và làm cho hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng giảm và giảm 26.7% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu của sự tụt giảm này là do doanh thu của năm 2009 giảm 15% so với năm 2008, kéo theo lợi nhuận cũng giảm và giảm 25.5% so với năm 2008. Đồng thời tổng tài sản cũng giảm và giảm 4.5% so với năm 2008 nhưng với tỉ lệ nhỏ hơn so với doanh thu. Nguyên nhân của sự tụt giảm tổng tài sản là do vốn lưu động trong năm 2009 giảm và giảm 10% so với năm 2008, nguyên nhân của sự tụt giảm này là do tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2009 giảm 34% so với năm 2008 và khoản hàng tồn kho năm 2009 giảm 10% so với năm 2008, còn đối với vốn cố định mặc dù có sự giảm nhẹ nhưng các khoản bên trong có sự thay đổi lớn, cụ thể công ty đã cắt giảm một phần đầu tư dài hạn, làm đầu tư dài hạn giảm 10% so với năm 2008, thay vào đó công ty lại tăng đầu tư vào tài sản cố định, làm tài sản cố định tăng 12.2% so với năm 2008 . Qua đây cho thấy tình hình hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ngày càng kém, nhưng để có đươc kết luận chính xác về tình hình sử dụng vốn kinh doanh cần phải dựa vào những số liệu chi tiết để phân tích sâu hơn tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty thông qua vốn cố định và vốn lưu động, từ đó thấy được những mặc tốt và chưa tốt để tìm biện pháp giải quyết thích hợp. 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định STT Chỉ tiêu ĐVT 31/3/2009 31/3/2009 31/3/2009 1 DT về BH và cung cấp dịch vụ Ngàn USD 103,115,782 121,228,623 94,240,690 2 Lợi nhuận sau thuế Ngàn USD 1,411,152 6,060,394 5,034,737 3 Tài sản cố định Ngàn USD 35,385,856 31,514,737 20,526,965 4 Tổng tài sản dài hạn Ngàn USD 74,136,711 74,578,148 57,664,928 5 Lợi nhuận thuần Ngàn USD 2,741,181 10,659,824 8,010,265 6 Lợi nhuận trước thuế Ngàn USD 2,542,453 9,973,498 7,447,428 7 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (7)=(1)/(3) 0.219 0.384 0.459 8 Suất hao phí TSCĐ (8)=(3)/(1) 0.343 0.259 0.217 9 Sức sinh lời của TSCĐ (9)=(3)/(5) 0.077 0.338 0.390 10 Hiệu suất sử dụng VCĐ (10)=(1)/(4) 1.390 1.625 1.634 11 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (11)=(6)/(4) 0.034 0.133 0.129 12 Tổng tài sản cố định/Tổng TS (12)=(3)/(4) 0.29 0.25 0.20 Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giữa tài sản cố định và tổng tài sản Theo chúng ta đã biết, công ty Honda là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh, chính vì vậy nên việc đầu tư vào các trang thiết bị là một việc rất cần thiết. Qua biểu đồ và bảng phân tích cho ta thấy tỷ lệ giữa tổng tài sản cố định và tổng tài sản qua 3 năm có xu hướng tăng ( năm 2007 là 20%, năm 2008 tăng lên 25%, đến năm 2009 tăng 4%) điều đó cho thấy việc đầu tư của công ty đã đi đúng hướng, công ty đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong việc đầu tư trang thiết bị máy móc. Tuy nhiên đối với một công ty sản xuất Motor thì tỷ lệ này còn chưa phù hợp. Bên cạnh đó, bảng số liệu còn cho thấy chỉ số suất hao phí tài sản cố định qua các năm tăng lên: năm 2008, suất hao phí tài sản cố định là 0,25 tăng 19,3% so với năm 2007, nó cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần bỏ ra 0,25 đồng tài sản cố định, trong khi vào năm 2007, để tạo ra 1 đồng doanh thu chỉ mất 0,217 đồng tài sản cố định. Như vậy trong năm 2008 công ty đã phí đi 5,109,415.68 ngàn USD tài sản cố định (TSCĐ(2008) – suất hao phí TSCĐ năm 2007 x doanh thu năm 2008) . Đến năm 2009 chỉ số này tiếp tục tăng và tăng 32% so với năm 2008, lúc này để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0,34 đồng tài sản cố định, và làm công ty lãng phí đến 8,579,755 ngàn USD tài sản cố định, nguyên nhân của việc tăng gia tăng nhanh suất hao phí tài sản cố định trong năm nay là do doanh thu giảm 15% so với năm 2008, đồng thời tài sản cố định lại tăng, dẫn đến làm tăng nhanh suất hao phí hao tài sản cố định. Trong khi đó, hiệu suất sử dụng tài sản cố đinh của công ty lại giảm liên tục, năm 2008 là 3,846 giảm 16,2% so với năm 2007, nó cho biết 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra 3,846 đồng doanh thu và đến năm 2009 là 2,914 giảm 24,3% so với năm 2008).Nguyên nhân của sự tụt giảm này là do vào năm 2008, tài sản cố định tăng lên nhưng doanh thu trong năm lại không tương xứng với mức đầu tư mặc dù doanh thu đã tăng 15% so với năm 2007. Đối với năm 2009, nguyên nhân chính là do tài sản cố định tăng lên và tăng 12.2% so với năm 2008, trong khi đó khả năng tiêu thụ của công ty bị tụt giảm làm cho doanh thu giảm và giảm 15% so với năm 2008 . Qua đó cho thấy trong quá trình sản xuất, công ty đã quản lý và sử dụng tài sản cố đinh trong năm 2008 và 2009 không đạt hiệu quả và có xu hướng ngày càng xấu đi nếu không có biện pháp khắc phục. Thêm vào đó, chỉ số sức sinh lời của tài sản cố đinh năm 2008 là 0.338 giảm 13.4% so với năm 2007, nguyên nhân là do doanh thu năm 2008 tăng không tương xứng với mức đầu tư bỏ ra so với năm 2007, mặc dù doanh thu năm 2008 đã tăng lên và tăng 15% so với năm 2007. Vì vậy, sự tăng lên của lợi nhuận thuần (tăng 33% so với năm 2007) cũng mất đi sự tương đồng và từ đó làm cho khả năng sinh lời của tài sản cố định giảm, cụ thể là cứ 1 đồng tài sản cố định thì thu được 0.338 đồng lợi nhuận thuần, trong khi năm 2007, 1 đồng tài sản cố định bỏ ra thì thu được 0.390 đồng lợi nhuận thuần. Giả sử các biến đông trong năm 2008 không đổi so với năm 2007 thì với tài sản cố định năm 2008 tăng 53.5% so với năm 2007, lợi nhuận thuần của công ty năm 2008 là ( áp dụng nguyên tắc nhân chéo): Lợi nhuận thuần 2008 = TSCĐ 2008 x Lợi nhuận thuần 2007 TSCĐ 2007 = 12,298,038 ngàn USD Nhưng trong thực tế lợi nhuận thuần năm 2008 chỉ đạt 10,659,824 ngàn USD. Như vậy, năm 2008 công ty đã mất 12,298,038 - 10,659,824= 1,638,214 ngàn USD lợi nhuận thuần Đến năm 2009, chỉ số sinh lời của tài sản cố định tiếp tục giảm và chỉ còn 0,077 giảm 78% so với năm 2008, nguyên nhân chủ yếu của việc tụt giảm này là do mức tiêu thụ của công ty giảm làm cho doanh thu của năm 2009 còn 103,115,782 ngàn USD giảm 15% so với năm 2008 và trong năm này công ty tiếp tục đầu tư vào tài sản cố định (tăng 12.2% so với năm 2008) làm cho sự mất cân đối càng tăng thêm. Dẫn đến lợi nhuận thuần giảm mạnh và giảm 74.3% so với năm 2008, khiến khả năng sinh lời của tài sản cố định tụt giảm. Giả sử các biến động không thay đổi so với năm 2008 thì với tài sản cố đinh năm 2009 tăng 12.2% so với năm 2008, lợi nhuận thuần của công ty năm 2009 là Lợi nhuận thuần 2009 = TSCĐ 2009 x Lợi nhuận thuần 2008 = 11,969,226 ngàn USD TSCĐ 2008 Nhưng trong thực tế lợi nhuận thuần năm 2009 chỉ đạt 2,741,181 ngàn USD. Như vậy, năm 2009 công ty đã mất 11,969,226 - 2,741,181 = 9,228,045 ngàn USD lợi nhuận thuần Qua bảng phân tích số liệu ta thấy, tỷ suất lợi nhuận năm 2008 là 0,133 tăng 3.5% so với năm 2007, nó cho biết 1 đồng tài sản đầu tư sẽ tạo ra 0.133 đồng lợi nhuận trước thuế. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận năm 2008 tăng 3.5% so với 2007 nhưng ta vẫn thấy được mức tăng không nhiều, và không cân đối với mức đầu tư vào vốn cố định, đặc biệt là mức tăng tài sản cố định so với năm 2007 là 53.5%. Như phân tích ở trên thì trong năm 2008 lợi nhuận thuần có thể đạt là 12,298,038 ngàn USD nhưng thực tế chỉ có 10,659,824 ngàn USD, trong khi đó chi phí tiền lãi lại tăng và tăng 61.2% so với năm 2007; thu nhập khác lại bị lỗ và lỗ 4.7% so với năm 2007. Dẫn đến, lợi nhuận trước thuế cũng bị giảm một phần. Đến năm 2009 tỷ suất lợi nhuận chỉ còn 0.034 giảm 74.4% so với năm 2008, như vậy với một đồng tài sản đầu tư chỉ tạo ra 0.034 lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân chủ yếu là do mức tiêu thụ của công ty giảm làm cho doanh thu giảm và giảm 15% so với năm 2008, thêm vào đó tỷ lệ giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiêp là 0.23 tăng 3% so với năm 2008. Dẫn đến, lợi nhuận trước thuế giảm, còn đối với vốn cố định năm 2009 có giảm nhưng giảm không đáng kể 0.6% so với năm 2008, từ đó làm cho tỷ suất lợi nhuận năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008. Qua bảng phân tích số liệu, ta thấy rằng trong năm 2008 và 2009 doanh nghiệp liên tục đầu tư vào tài sản cố định. Điều này đối với một doanh nghiệp sản xuất thì hoàn toàn phù hợp nhưng đối với một công ty sản xuất Motor thì tỷ lệ tăng này vẫn còn thiếu. Thông qua những thông số tính được, ta thấy trong quá trình sản xuất việc quản lý và sử dụng vốn cố định trong công ty chưa đạt hiệu quả nên chưa thể khai thác một cách triệt để các nguồn lực của mình. Đồng thời, doanh thu qua các năm cho ta thấy mức độ tiêu thụ của công ty ngày càng giảm, vì vậy cần đưa ra những biện pháp thích hợp để cải thiện thiện và nâng cao khả năng tiêu thụ của mình. 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.3.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Honda Motor Như chúng ta đã biết điều kiện kiên quyết để tiến hành hoạt động sản suất kinh doanh là phải có vốn. Vốn là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nó quyết định phần nửa sự thành bại của công ty. Trong đó vốn lưu động là bộ phận thứ hai có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra giá trị sản phẩm - nó là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động sử dụng vào quá trình tái sản xuất. Do chỉ tham gia một lần vào quá trình kinh doanh nên có chu kỳ ngắn có thể dùng vốn lưu động để điều tiết quá trình sản xuất. Song vốn lưu động phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, ở nhiều bộ phận quản lý khác nhau nên việc đảm bảo đầy đủ và cân đối các bộ phận vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu thường xuyên liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc quản lý vốn lưu động có hiệu quả sẽ mang lại lợi thế to lớn cho Công ty. Bảng 2.4: Bảng chỉ tiêu tài sản lưu động Chỉ tiêu 31/3/2009 31/3/2008 31/3/2007 Giá trị (ngàn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (ngàn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (ngàn USD) Tỷ trọng (%) TM và các KTĐ tiền 7,110,801 14.939 10,614,110 20.087 8,037,141 18.002 Các KPT 22,911,341 48.134 25,465,090 48.193 22,923,361 51.345 HTK 12,812,798 26.918 12,112,526 22.923 10,056,486 22.525 TS NH khác 4,763,194 10.007 4,647,111 8.794 3,628,336 8.127 Tổng TSNH 47,598,134 52,838,837 44,645,324 Bảng 2.5: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu 31/3/09 31/3/08 31/3/07 Đơn vị Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.17 2.29 2.11 Vòng Số ngày luân chuyển vốn lưu động 167 157 171 Ngày Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động 0.05 0.19 0.17 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 0.46 0.44 0.47 Tỷ số các khoản phải thu và tổng vốn lưu động 0.481 0.481 0.513 Số vòng quay hàng tồn kho 0.596 0.712 0.664 Vòng Như đã nói ở phần trên VLĐ của HONDA MOTOR qua 3 năm (2007-2009) đã có những biến động liên tục. Nếu như trong năm 2008, tổng tài sản ngắn hạn ( vốn lưu động) đã gia tăng đáng kể với 52,838,837 ngàn USD, tăng 18.3% so với năm 2007. Thì năm 2009 lại sụt giảm, tổng tài sản ngắn hạn đã giảm xuống còn là 47,598,134 ngàn USD, giảm 10% so với với năm 2008. Để làm rõ hơn chúng ta sẽ đi sâu phân tích nhân tố ảnh hưởng đến VLĐ. Dựa vào bản cân đối kế toán của công ty chúng ta có thể nhận ra VLĐ chịu sự tác động của các yếu tố như sau: - Tiền mặt và các khoản tương đương tiền - Các khoản phải thu - Hàng tồn kho - Tài sản ngắn hạn khác Sự tác động của tiền mặt và các khoản tương đương tiền đến tổng giá trị VLĐ: - Tỷ trọng TM và các KTĐT qua các năm tăng, giảm theo tỷ lệ thuận với TM và các KTĐT cũng như với TSNH của HONDA MOTOR. Do khoản TM và các KTĐT và TSNH điều tăng, giảm tịnh tiến với nhau. Năm 2008, TM và các KTĐT, TSNH điều tăng với 32.063% và 18.352% so với năm 2007. Năm 2009 thì chỉ số này đồng loạt đảo ngược với mức tốc độ giảm lần lượt là 66.993%(đây là mức giảm cao nhất trong tất cả các chỉ số), 18.002% so với năm 2008. Với viêc duy trì tỷ trọng như vậy công ty kiểm soát khá tốt lượng tiền mặt và các khoản tương đương trong VLĐ của mình. Sự tác động của các khoản phải thu đến tổng giá trị VLĐ: Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện các khoản phải thu và TSNH (2007-2009) - Khoản phải thu trong năm 2008 tăng 11.987% so với năm 2007. Khoản phải thu năm 2009 lại giảm 10.028% so với năm 2008. - Nhìn vào tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng vốn lưu động qua 3 năm giảm chậm lần lược là (51.345% năm 2007, 48.193% năm 2008, 48.135% năm 2009), nhưng qua biểu đồ cho thấy số liệu về các khoản phải thu cũng như vốn lưu động có sự biến động liên tục và không đều. Số vốn bị chiếm dụng chiếm tỷ lệ rất cao, trung bình gần 50% (49.2%) trên tổng số vốn lưu động nên đây là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến VLĐ. Chứng tỏ công tác quản lý thu hồi các khoản phải thu của công ty không tốt, số vốn lưu động thực chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh không nhiều. Do đó HONDA cần tích cực hơn nữa trong việc đôn đốc thu hồi các khoản nợ của khách hàng để giảm lượng vốn bị chiếm dụng cũng rất cấp thiết, tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Sự tác động của hàng tồn kho đến tổng giá trị VLĐ: - Qua số liệu từ bảng trên ta thấy tỷ trọng hàng tồn kho nhích dần lên trên dưới 23%. Mặc khác số vòng quay hàng tồn kho năm 2009 so với năm 2008 và năm 2007 đã giảm rõ rệt tuy nhiên công ty vẫn duy trì ở mức khá cao so với các công ty sản xuất. Cụ thể là giảm 1.16 vòng so với năm 2008 do GVHB giảm 11.432% so đồng thời giá grị HTK tăng nhẹ 5.781%.. Dễ hiểu được vì sao năm 2008 sở hữu số vòng quay hàng tồn kho nhiều nhất vì GVHB năm 2008 tăng đến 29.066% so với năm 2007, trong khi giá trị HTK tăng 20.444% so với năm 2007. Điều đó cho thấy các hoạt động quản trị hàng tồn kho tương đối hiệu quả cũng như thích ứng khá tốt với biến động về nhu cầu trong 2 năm 2007 và 2008. Tuy nhiên vào năm 2009 chỉ vòng quay hàng tồn kho không cho thấy điều đó (giảm xuống còn 5.96 vòng). Sự tác động của TSNH khác đến tổng giá trị VLĐ: - Với những số liệu từ bảng trên ta có thể chỉ ra rằng sự tác động của TSNH khác đến tổng giá trị VLĐ là không đáng kể. Giá trị TSNH khác với các mức tăng như sau. Năm 2008 tăng thêm 28.078% so với 2007, năm 2009 tăng thêm 2.497% so năm 2008. - Tóm lại, trong các nhân tố trên nhân tố hàng tồn kho và khoản phải thu ảnh hưởng nhiều nhất đến VLĐ của HONDA MOTOR. Nếu cứ duy trì điều này thì sẽ không có lợi cho công ty trong việc sử dụng những đồng VLĐ của mình. 2.3.3.2. Phân tích các chỉ số liên quan đến VLĐ Phân tích tốc độ chu chuyển vốn lưu động : Còn gọi là hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hay nói cách khác mỗi đồng vốn lưu động của công ty luân chuyển bao nhiêu vòng trong kỳ. - Tốc độ chu chuyển vốn của HONDA năm 2009 là 2,17 lần, giảm 0,12 lần so với năm 2008, tăng 0.07 lần so với năm 2007, làm tăng số ngày luân chuyển vốn lưu động từ 156.91 ngày trong năm 2008 lên 166.18 trong năm 2009 nhưng cũng giảm đi 4.37 ngày từ 170.55 ngày trong năm 2007 xuống 166.18 ngày trong năm 2009. Nếu tốc độ luân chuyển vốn cố định ở năm 2009 không đổi so với năm 2008 thì để đạt được doanh thu thuần năm 2009 thì cần lượng: 103,115,782 2.29 Vốn lưu động = = 45,028,725.76 (1.000 $) Do tốc độ chu chuyển VLĐ giảm đi nên HONDA đã lãng phí lượng: Vốn lưu động = 47,598,134 – 45,028,725.76 = 2,568,408.24 (1.000 $) Phân tích tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động: Còn gọi là sức sinh lời của vốn lưu động, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động theo lợi ích cuối cùng nên đôi khi tăng giảm không cùng chiều. - Tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động năm 2008 là 0.19 đồng LN/đồng VLĐ, năm 2007 là 0.17 đồng LN/đồng VLĐ nhưng tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động năm 2009 chỉ đạt 0.05 đồng LN/đồng vốn lưu động, giảm 0.14 so với năm 2008 và giảm 0.12 so với năm 2007. - Ở đây có sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ suất lợi nhuận năm 2009 so với tỷ suất lợi nhuân năm 2007, năm 2008. Nếu tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động năm 2009 không đổi so với tỷ suất lợi nhuận của VLĐ trung bình trong hai năm 2008 và năm 2007 là 0.18 đồng LN/đồng VLĐ thì HONDA có thể thu được Mức lợi nhuận = 0.18 x 47,598,134=8,567,664.12 (1.000 $). - Nhưng trong thực tế HONDA thu được mức lợi nhuận thấp hơn rất nhiều, do đó sử dụng VLĐ năm 2009 của HONDA kém hiệu quả hơn rất nhiều so với năm 2007, 2008. HONDA đã mất đi phần lợi nhuân: Lợi nhuận = 8,567,664.12 – 14,111.52 = 8,553,552.6 (1.000 $). - Đồng thời, nếu tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động không đổi tức bằng tỷ suất lợi nhuận trung bình trong hai năm 2007, năm 2008 bằng 0.18 thì để đạt được mức lợi nhuận năm 2009 HONDA cần lượng: 14,111.52 0.18 VLĐ = = 78,397.33 (1.000 $) Như vậy HONDA đã lãng phí : 47,598,134 - 78,397.33 = 47,519,736.67 ( 1.000 $) Phân tích hệ số đảm nhiệm vốn lưu động : năm 2009 là 0.46 tăng 0.02 so với năm 2008 và thấp hơn chỉ 0.01 so với năm 2007. Nghĩa là 1 đồng doanh thu đã lãng phí 0.02 đồng VLĐ so với năm 2008, và tiết kiệm 0.10 đồng VLĐ so với năm 2007. PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÂU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY HONDA MOTOR Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Do vậy các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng. Trên đây, ta đã phân tích từng nét chung, riêng tình hình tài chính của công ty Honda Motor. Từ sự phân tích đó, phần nào thấy được mặt tích cực và hạn chế còn tồn tại. Đối với những mặt tích cực, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy hơn nữa, còn những mặt còn hạn chế nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục . Để tồn tại đã khó, để đứng vững càng khó khăn hơn. Lúc này, vấn đề của doanh nghiệp là khắc phục những khó khăn chủ quan phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Những khó khăn này là cản trở trên con đường phát triển của doanh nghiệp Từ những nhận định đó, cộng thêm sự hiểu biết về tình hình thực tế doanh nghiệp, nhóm 8 mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp. 3.1. Biện pháp để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định Quản lý tài sản cố định: bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất và nâng cao hiệu suất hoạt động của máy móc thiết bị, xử lý dứt điểm những tài sản cố định không cần dùng, lỗi thời không còn phù hợp với quy mô sản xuất nhằm thu hồi vốn cố định, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hoặc đưa vào luân chuyển, bổ sung vào tài sản lưu động cho sản xuất kinh doanh nhiều hơn. Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực chất là phải luôn đảm bảo một lượng vốn tiền tệ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn, bằng số vồn này doanh nghiệp có thể thu hồi hay mở rộng được số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu để đầu tư mua sắm tài sản cố định tính theo giá hiện tại. Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời để tạo điều kiện tính đúng tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định. Xác định đúng thời gian sử dụng của tài sản cố định để xác định mức khấu hao thích hợp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất. Kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các tài sản cố định chưa cần dùng. Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, dự phòng tài sản cố định không để xảy ra tình trạng tài sản cố định hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Trong trường hợp tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa lớn, cần cân nhắc, tính toán kỹ hiệu quả của nó. Tức là xem xét giữa chi phí cần bỏ ra với việc đầu tư mua sắm mới tài sản cố định để có quyết định cho phù hợp. Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính … 3.2. Biện pháp để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Qua phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty Honda Motor trong những năm qua cho ta thấy nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn nhưng vốn lưu động thường xuyên lại không đáp ứng đủ nhu cầu. Do vậy mà dẫn tới Công ty phải huy động các nguồn vốn bên ngoài để trang trải cho nhu cầu về vốn lưu động. Mức vốn lưu động thiếu hụt gây nên tình trạng công nợ lớn. Để tránh tình trạng này khi xây dựng định mức vốn lưu động Công ty nên căn cứ vào tình hình cụ thể năm trước của Công ty xây dựng một định mức vốn lưu động phù hợp với thực trạng tài chính của doanh nghiệp không gây ra tình trạng thiếu vốn lưu động. Đồng thời phải xây dựng định mức vốn lưu động cho từng quý, từng tháng để có kế hoạch sản xuất phù hợp không gây lãng phí trong kỳ. Trong khi vốn lưu động của Công ty vẫn bị thiếu thì công ty vẫn bị các đối tượng khác chiếm dụng, đây là điều không hợp lý. Vì vậy công tác thu hồi công nợ trong thời gian tới cần được tiến hành kiên quyết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên xem xét lại công nợ đối với từng đối tượng khách hàng. Nếu khách hàng có uy tín thấp, doanh nghiệp muốn bán chịu cũng không nên quá rộng rãi để tránh rủi ro. Để có chính sách tín dụng thương mại hợp lý doanh nghiệp cần thẩm định kỹ mức độ rủi ro hay uy tín của khách hàng. Cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đánh giá mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu sản phẩm doanh nghiệp có thể xem xét trên các khía cạnh như mức độ uy tín của khách hàng, tình trạng tài chính tổng quát của công ty, giá trị của tài sản dùng để đảm bảo tín dụng. Nói chung đối với mỗi chính sách bán chịu doanh nghiệp cần đánh giá kỹ theo các thông số chủ yếu sau đây: - Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ được. - Giá bán sản phẩm. - Các chi phí phát sinh thêm cho việc tăng các khoản nợ. - Các khoản giảm giá chấp nhận. - Thời gian thu hồi nợ bình quân đối với các khoản nợ. - Dự đoán số nợ phải thu của khách hàng. Các biện pháp giải quyết và hạn chế khoản phải thu khách hàng: - Tạo hình ảnh tốt cho doanh nghiệp mình trong việc đáp ứng các nhu cầu cho khách hàng như: hàng chất lượng, giao đúng hẹn…từ đó khách hàng sẽ dễ dàng nảy sinh thiện chí trong giao dịch với doanh nghiệp mình. - Giảm giá bán đối với khách hàng đặt mua với số lượng lớn, hoặc thanh toán sớm - Nhắc nhở, đốc thúc khách hàng về các khoản nợ của họ đối với doanh nghiệp của mình khi đến hạn. - Thỏa thuận thanh toán bằng các nguyên vật liệu nếu doanh nghiệp không đủ tiền mặt để thanh toán nhưng lại có nguyên vật liệu lưu trữ trong kho, nó giúp cho doanh nghiệp nợ giải quyết được một phần vốn tồn kho và giúp cho doanh nghiệp mình tiết kiệm được một phần chi phí khi mua nguyên vật liệu ở ngoài với điều kiện là các doanh nghiệp dùng chung nguyên vật liệu. - Nếu doanh nghiệp nợ mình quá nhiều mà không đủ khả năng thanh toán thì ta có thể sử dụng khoản nợ đó để góp vốn vào doanh nghiệp đó. - Nên kiểm trả mức độ uy tín và khả năng thanh toán của doanh nghiệp họ trước khi tiến hành bán nợ. - Đối với các khoản nợ khó đòi thì nên sử dụng các biện pháp như giảm và giãn nợ nếu khả năng thanh toán của doanh nghiệp gặp khó khăn, bán nợ cho các doanh nghiệp mua nợ, sử dụng công cụ pháp luật - Đồng thời vốn lưu động trong khâu dự trữ cũng làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm đi. Khi xác định nhu cầu sản xuất trong thời gian đầu của năm sau Công ty nên xác định mức dự trữ sao cho phù hợp và giải phóng nhanh chóng số tài sản dự trữ nếu có thừa. Như đã phân tích ở phần II tình hình hàng tồn kho của Công ty là rất lớn ( năm 2007 là 10,056,486 ngàn USD ; năm2008 là 12,112,526 ngàn USD và năm 2009 là 12,812,798 ngàn USD). Do đó, nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2007 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn giảm đi. Nguyên nhân chính là do vốn lưu động dự trữ nhiều không có khả năng sinh lời. Cho nên, Công ty cũng cần phải rút kinh nghiệm tính toán dự trữ tồn kho hợp lý vừa giảm chi phí lưu kho vừa tránh tình trạng số hàng tồn quá thời hạn sử dụng, gây thiệt hại lớn về vốn cho doanh nghiệp. Để một cơ cấu hàng tồn kho hợp lý cần dựa vào một số căn cứ sau: Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc vào: - Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ thường xuyên nguyên vật liệu. - Khả năng cung ứng nguyên vật liệu của thị trường. - Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa Công ty với người cung cấp nguyên vật liệu. - Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp . - Giá cả các loại nguyên vật liệu được cung ứng. - Đối với tồn kho thành phẩm và hàng hóa chờ tiêu thụ phụ thuộc: + Sự phối hợp giữa khâu mua hàng với khâu tiêu thụ, sản xuất với tiêu thụ. + Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với khách hàng. + Khả năng xâm nhập và mở rộng thi trường tiêu thụ sản phẩm của công ty … Tóm lại, qua việc phân tích, đánh giá cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có tiến triển tốt trong năm 2008, nhưng đến năm 2009 thì lại giảm sút nghiêm trọng. Công ty phải nắm bắt những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình để từng bước có những chính sách thích nghi phù hợp với chúng nhằm cơ hội phát triển cao hơn nữa. Và một điều quan trọng nhất khi xây dựng hay tổ chức thực hiện bất kỳ một giải pháp nào, một chương trình kế hoạch nào của Công ty thì điều cơ bản là phải tính toán cân đối sao cho chi phí bỏ ra phù hợp với điều kiện tài chính mang lại hiệu quả chính đáng. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt quyết liệt, muốn tồn tại và chủ động bảo đảm quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định. Bên cạnh đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một đề tài mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn sản xuất vì vậy doanh nghiệp luôn tìm cách sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh là một vấn đề bao quát, rộng và khó về lý luận và thực tiễn. Do vậy, trong phạm vi chuyên đề này trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, đồ án đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Trình bày những lý luận chung nhất về vốn kinh doanh, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, cấu trúc vốn và những tác động của nó. Đây chính là cơ sở lý luận cho những phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty Honda Motor. Đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chung của doanh nghiệp trong năm 2007-2009 chung. Đi sâu vào phân tích vốn cố định, vốn lưu động của ty và biện pháp hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong năm 2007-2009. Do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chân thành của giảng viên, để đề tài của nhóm em được hoàn thiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Võ Văn Nhị (2007), Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải. 2. Đặng Kim Cương (2008), Nguyên Lý Kế Toán Mỹ, nhà xuất bản Thống Kê. 3. www.tailieu.vn 4. www.sinhviennganhang.com.vn 5. www.finance.yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo an tc.doc
Tài liệu liên quan