Đồ án Phân tích tình hình tài chính của Công ty dệt may Hà Nội

Cùng với các Công ty trong ngành dệt may thuộc Tổng Công ty dệt may Vinatex, Công ty Dệt may Hà Nội đã hoàn thành được một số nhiệm vụ mà nhà nước giao cho. Công ty được nhà nước giao vốn cho toàn quyền sử dụng, tự quản lý điều hành nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích tình hình tài chính của Công ty Dệt may Hà Nội vấn đề nổi bậc mà Công ty phải giải quyết trước mắt và lâu dài đó là vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính. Muốn tăng doanh thu, lợi nhuận, thực hiện tốt các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho, Công ty phải khắc phục những hạn chế tồn tại, từ khâu tổ chức quản lý tới quá trình sản xuất kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường cho tới tiêu thụ sản phẩm, thì cần phải cải thiện tình hình tài chính của Công ty, giảm các khoản phải thu, giảm lượng hàng tồn kho Do thời gian có hạn và những tìm hiểu thực tế về Công ty còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính của Công ty dệt may Hà Nội và đưa ra một số giải pháp, em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Góp phần hoàn thiện công tác tài chính của Công ty, giúp Công ty ngày càng phát triển với quy mô lớn.

doc89 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình tài chính của Công ty dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị mới để mở rộng sản xuất. Bảng 6: Bảng kê một số tài sản cố định tăng năm 2001 TSCĐ Ngày tháng đvt Số lượng Nguyên giá Máy móc thiết bị trđ 63.588 1. Máy KansaiDPW 5/1/01 " 1 28 2. Máy ổn áp 500KVA 6/1/01 " 3 528 3. Máy sợi thô BC16 số 201-90 9/5/01 " 1 751 4. Máy sợi thô BC16 số 201-91 9/5/01 " 1 751 5. Máy ghép FA-306 16/7/01 " 2 429 6. Máy sợi thô BCX(16) kèm PT 17/7/01 " 2 2.100 7. Thiết bị văn phòng “ 1.654 8. Các TB làm lạnh và TB khác “ 490 9. Các MMTB ở các NM may và dệt “ 56.857 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Năm 2001 công ty đã đầu tư vào máy móc thiết bị lên đến 63.588 triệu đồng, bao gồm một số máy móc thiết bị ở nhà máy sợi do các máy móc thiết bị ở các nhà máy này đã bị hỏng hoặc đã quá cũ không thể tận dụng thêm được nữa. Đầu tư máy móc cho nhà máy Sợi là 6.731 triệu đồng, còn lại chủ yếu là đầu tư vào các nhà máy may và nhà máy dệt nhằm cho ra các sản phẩm hàng dệt kim chất lượng cao nhằm phục vụ cho xuất khẩu. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Năm 2000 chiếm 0,8% trên tổng tài sản và năm 2001 chiếm 0,5% trên tổng tài sản. Đó là việc lắp đặt hệ thống loa báo động cho các nhà máy may, mở rộng gian dệt Denim, lắp đặt trạm biến áp cho giai đoạn II Hà Đông Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định đã và đang đầu tư Tổng số tài sản Năm 2000 Tỷ suất đầu tư = 216.407 + 3.760 496.097 = 0,44 Năm 2001 Tỷ suất đầu tư = 272.589 + 2.913 608.216 = 0,45 Nhìn vào tỷ suất đầu tư ở 2 năm ta thấy năm 2001 công ty đã trang bị máy móc thiết bị, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Điều này sẽ là thuận lợi nếu công ty sử dụng hợp lý và có hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tóm lại: Qua việc phân tích bảng cơ cấu tài sản cho thấy tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định, đầu tư dài hạn đều tăng trong 2 năm. Tài sản lưu động tăng chủ yếu do tăng các khoản phải thu mà đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng, hàng tồn kho tăng nhưng chiếm tỷ lệ không cao nhưng công ty cần có biện pháp để giảm bớt lượng lớn hàng tồn kho để thu hồi lại tiền nhằm mục đích tái đầu tư. Còn tài sản cố định tăng do công ty đầu tư, mua sắm thiết bị máy móc mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. * Các nguồn tài trợ của Công ty Nguồn tài trợ của công ty chủ yếu là các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó các khoản nợ phải trả chiếm 67,5% năm 2000 và chiếm 74,5% năm 2001 trong tổng tài sản. Nguồn vốn chủ sỡ hữu chiếm 32,5% năm 2000 và chiếm 25,5% năm 2001 trong tổng tài sản Năm 2001 tổng nguồn vốn tăng lên 22,6% tương đương với 112119 triệu đồng so với năm 2000. Nợ phải trả tăng 35,29% so với năm 2000 chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 3,51% so với năm 2000 chủ yếu là do nguồn vốn quỹ giảm. Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 01/00 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) A Nợ phải trả 334.977 67,5% 452.878 74,5% 117.901 135,2% I. Nợ ngắn hạn 177.929 35,9% 272.599 44,8% 94.670 153,2% II. Nợ dài hạn 156.907 31,6% 180.278 29,6% 23.372 114,9% III. Nợ khác 141 0,0% B. Nguồn vốn chủ sỡ hữu 161.120 32,5% 155.338 25,5% -5.783 96,4% I. Nguồn vốn, quỹ 161.120 32,5% 155.338 25,5% -5.783 96,4% II. Nguồn kinh phí 0 Tổng cộng nguồn vốn 496.097 100,0% 608.216 100,0% 112.119 122,6% Nguồn: Phòng tài chính kế toán. Nợ phải trả: Nợ phải trả năm 2001 tăng 35,2% so với năm 2000. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn. Năm 2000 nợ phải trả chiếm 67,5%, năm 2001 là 74,5% trên tổng nguồn vốn tương đương với số tiền 117901 triệu đồng. Chứng tỏ doanh nghiệp đi vay vốn khá nhiều đặc biệt là ở khoản nợ ngắn hạn. Năm 2001 nợ ngắn hạn tăng lên 53,2% so với năm 2000 là do Công ty sự biến động giá cả của các loại nguyên vật liệu và công ty mở rộng quy mô sản xuất các mặt hàng Sợi có chỉ số cao để xuất khẩu. Nợ ngắn hạn: Năm 2001 nợ ngắn hạn tăng 53,2% so với năm 2000. Nợ ngắn hạn năm 2000 chiếm 25,9% trên tổng nguồn vốn và năm 2001 chiếm 44,8%. Trong đó các khoản vay ngắn hạn chiếm 102680 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho các khoản vay ngắn hạn tăng là do năm 2001 Công ty đầu tư nhiều vào tài sản cố định, vay dài hạn không đủ để đầu tư vào tài sản cố định, Công ty đã huy động từ các nguồn vốn khác. Vì thế công ty đã tăng nguồn vốn vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Các khoản nợ phải trả cho người bán chiếm không nhiều và có xu hướng giảm cụ thể là năm 2000 nợ phải trả cho người bán là 39512 triệu đồng nhưng năm 2001 chỉ còn 35.225 triệu đồng. Chứng tỏ Công ty rất có uy tín trong việc thanh toán công nợ. Nợ dài hạn : Năm 2001 nợ dài hạn tăng 14,9% so với năm 2000 nhưng tỷ trọng trên tổng nguồn vốn lại giảm. Chứng tỏ nguồn vốn tăng không phải huy động chủ yếu từ nguồn vốn dài hạn mà chủ yếu từ nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu giảm so với năm 2000 là 3,6%. Tỷ trọng trên tổng nguồn vốn của vốn chủ sở hữu giảm. Năm 2000 nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn chiếm 34,5% nhưng năm 2001 giảm xuống chỉ còn 25,5%. Nguyên nhân giảm do chênh lệch tỷ giá năm 2001 làm nguồn vốn chủ sở hữu giảm 6823 triệu đồng. Điều này làm cho tỷ suất tự tài trợ của công ty ngày càng giảm. Chứng tỏ công ty chưa có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính là thấp. Tóm lại: Qua việc phân tích bảng cơ cấu nguồn vốn cho thấy năm 2001 Công ty chỉ tự tài trợ 25,5% phần còn lại 74,5% công ty phải đi huy động từ các nguồn khác mà phần nhiều là các khoản vay ngắn hạn và một phần là khoản vay dài hạn. Kết luận: Việc phân tích nhu cầu vốn lưu động và các nguồn tài trợ cho tài sản cho thấy công ty có thể huy động vốn để tài trợ cho tài sản. Nhu cầu vốn lưu động thì được tài trợ bởi nguồn vốn vay ngắn hạn và một phần từ vốn chủ sở hữu, còn vốn vay dài hạn và vốn chủ sở hữu còn lại thì tài trợ cho tài sản cố định. Việc sử dụng nguồn vốn để tài trợ cho tài sản ở đây là hợp lý. Mặc dù Công ty có khả năng tự tài trợ thấp nhưng Công ty vẫn có thể huy động vốn để tài trợ cho tài sản. III Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty 3.1 Phân tích tình hình công nợ Tình hình công nợ của Công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh nợ phải thu và các chỉ tiêu phản ánh nợ phải trả. Về mặt tổng thể, tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và thanh toán nợ phải trả được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: +Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả (%): Bảng 8: Các khoản phải thu và các khoản phải trả ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch I. Các khoản phải thu 89.911 131.843 41.932 1. Phải thu từ khách hàng 53.793 97.268 43.475 2. Trả trước cho người bán 30.976 29.267 -1.709 3. Cho vay 0 0 4. Phải thu tạm ứng 1.882 1.050 -832 5. Phải thu nội bộ 54 77 23 6. Phải thu khác 3.205 4.182 977 II. Các khoản phải trả 57.848 49.837 -8.010 1. Phải trả cho người bán 39.512 35.226 -4.286 2. Người mua trả trước 1.851 1.476 -375 3. Phải trả công nhân viên 11.986 9.111 -2.875 4. Thuế và các khoản phải nộp 2.997 1.947 -1.050 5. Phải trả nội bộ 0 0 0 6. Phải trả khác 1.501 2.077 576 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Hệ số công nợ = Các khoản phải thu Các khoản phải trả x 100% Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng và được tính như sau: Năm 2000 Hệ số công nợ = 89.911 57.848 x 100% = 155% Hệ số công nợ = 131.843 49.837 x 100% = 264% Năm 2001 Hệ số kiểm soát nợ: Hks = Các khoản phải thu Tổng tài sản Năm 2000 Hks = 89.911 496.097 x 100 = 18% Năm 2001 Hks = 131.843 608.215 x 100 = 21,7% Năm 2001 Hệ số công nợ của doanh nghiệp tăng 276% so với năm 2000 chỉ có 160% chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Do mục tiêu của Công ty là tăng doanh thu nên đẩy mạnh việc bán hàng nợ cho khách hàng. Cụ thể qua công nợ Sợi của Công ty cho khách hàng nợ, năm 2000 Công ty Quân Việt nợ 3.128 triệu nhưng đến năm 2001 tăng lên 6.095 triệu. Công ty Trung Tín năm 2000 nợ 2.565 triệu và năm 2001 tăng lên 4.461 triệu. Công ty Thiên Nam năm 2000 nợ 3.205 triệu và năm 2001 tăng lên 4.462 triệu. Đây là những công ty rất có uy tín trong việc trả nợ, nên công ty thường hay cho những khách hàng trả chậm so với hợp đồng. Còn đối với công nợ mặt hàng dệt kim thì chiếm không nhiều vì những đại lý nhỏ thì phải trả tiền ngay còn với những đại lý đem lại doanh thu cho công ty lớn thì sau một thời gian xem xét công ty sẽ tài trợ cho những đại lý này một nữa số hàng hoá mà đại lý cần. Nếu ở những đại lý này sau một thời gian xem dõi nếu thấy không tiêu thụ được thì công ty bắt đâù thu hồi lại hàng. Còn đối với các khách hàng nợ lâu như Lực lượng thanh niên xung phong nợ 59 triệu, Khách hàng ý nợ 521 triệu, Công ty GW nợ 11 triệu Đây là những khoảng nợ trên 2 năm mà công ty chưa thu hồi được nên được đưa vào khoản dự phòng các khoản nợ khó đòi. Những khoản nợ này do các khách hàng của Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Công ty đã lập danh sách này và gửi đến cho công ty tư vấn công nợ. Nhìn vào bảng ta thấy Công ty đã thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước thể hiện ở chỗ thuế và các khoản phải nộp giảm 1.050 triệu đồng, Số tiền phải trả công nhân viên giảm 2.875 triệu đồng, phải trả cho người bán giảm 4.286 triệu đồng. Bên cạnh đó hệ số kiểm soát nợ của công ty khá thấp, năm 2000 hệ số kiểm soát nợ của công ty là 18% nhưng năm 2001 thì tăng lên đến 21,7%. Công ty phải có biện pháp để thu hồi công nợ. Để đánh giá các khoản phải thu có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần xác định tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động ở đầu năm và cuối kỳ. Tỷ trọng = Các khoản phải thu Tổng số vốn lưu động x 100 Tỷ trọng = 53.793 275.658 x 100 Năm 2000 = 19,51% Tỷ trọng = 97.267 332.713 x 100 Năm 2001 = 29,23% Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn của công ty năm 2001 cao hơn so với năm 2000. Công ty cần phải đẩy mạnh công tác thu hồi nợ. Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu bình quân mỗi ngày Kỳ thu tiền bình quân: Năm 2000 Kỳ thu tiền bình quân = 89.911 472.377/360 = 68,5 ngày Năm 2001 Kỳ thu tiền bình quân = 131.843 555.873/360 = 85,38 ngày Số ngày thu tiền bình quân của năm 2001 là 86 ngày cao hơn so với năm 2000 là 69 ngày. Cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty ngày một xấu đi. 3.2 Phân tích khả năng thanh toán Để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của Công ty trong kỳ báo cáo, cần sử dụng chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn”. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = TSLĐ Tổng các khoản nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = 332.713 272.599 Năm 2001 = 1,22 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = 275.658 177.929 Năm 2000 = 1,55 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2001 thấp hơn năm 2000. Nguyên nhân là do mặc dù năm 2001 các khoản phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, thành phẩm tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cao nhưng việc tăng khoản nợ ngắn hạn của Công ty thì nhiều hơn so với các khoản phải thu. Nhưng trong cả 2 năm hệ số thanh toán nợ ngắn hạn này đều lớn hơn 1. Chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty là khả quan. Công ty có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. = 0,67 Hệ số thanh toán nhanh = TSLĐ- Hàng tồn kho Tổng các khoản nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = 275.658- 155.753 177.929 Năm 2000 Hệ số thanh toán nhanh = 332.713 – 170.914 272.599 Năm 2001 = 0,59 Bên cạnh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, để nắm được khả năng thanh toán tức thời (thanh toán nhanh), cần tính ra và so sánh chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nhanh”: Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo caó. Thực tế cho thấy, năm 2001 hệ số thanh toán nhanh của công ty thấp hơn năm 2000. Nhưng trong cả 2 năm hệ số thanh toán nhanh này đều lớn hơn 0,5 thì nên tình hình thanh toán tương đối khả quan, doanh nghiệp không gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ . Hệ số thanh toán tức thời = Vốn tiền mặt Tổng các khoản nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tức thời = 196.990 177.929 Năm 2000 = 1,1 Hệ số thanh toán tức thời = 194.356 272.599 Năm 2001 = 0,7 Thực tế cho thấy hệ số thanh toán tức thời năm 2001 là 0,7 giảm hơn năm 2000, Công ty có lượng tiền đảm bảo khả năng thanh toán nhưng khả năng thanh toán của Công ty năm 2001 là thấp hơn năm 2000, nhưng dù sao với những chỉ số này cũng phản ánh tình hình tài chính của công ty là bình thường. Đối với các khoản nợ dài hạn, để biết được khả năng thanh toán của Công ty, khi phân tích, cần tính ra và so sánh chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nợ dài hạn”: Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Nguồn vốn khấu hao TSCĐ Tổng số nợ dài hạn Hệ số thanh toán nợ dài hạn = 340.060 180.278 = 1,88 Hệ số thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu để đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Hệ số thanh toán nợ dài hạn này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn. Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của Công ty trước mắt và triển vọng trong thời gian sắp tới, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Về nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được sắp xếp theo mức độ khẩn trương, còn với khả năng thanh toán thì các chỉ tiêu lại được xếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy động trong thời gian tới). Bảng 9: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán ĐVT: triệu đồng Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán Chỉ tiêu Năm 2001 Chỉ tiêu Năm 2001 A.Các khoản phải thanh toán ngay A. Các khoản dùng thanh toán I. Các khoản nợ thanh toán ngay 1. Tiền mặt tại quỹ 1.633 1. Phải nộp NSNN 12.022 2. Tiền gửi NH 17.803 2. Phải trả NHNN 82.459 3. Tiền đang chuyển 0 3. Phải trả CBNV 9.528 B. Các khoản dùng thanh 4. Phải trả người bán 20.641 toán trong tháng tới 5. Phải trả khác 1.755 1. Chứng khoán ngắn hạn 0 II. Các khoản nợ trong thời gian tới 2. Phải thu 137.777 1. Phải nộp NS 14.181 3. Hàng gửi bán 0 2. Phải trả NH 98.483 4. Thành phẩm 75.593 3. Phải trả CBNV 9.111 5. TSLĐ khác 4.586 4. Phải trả người bán 22.342 Cộng 237.392 5. Phải trả khác 2.077 Cộng 272.599 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Đồng thời trên cơ sở của bảng phân tích trên, cần tính ra chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán”. Hệ số khả năng thanh toán (Hk) = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Hệ số khả năng thanh toán (Hk) = 237392 272599 = 0,87 Năm 2001 Năm 2001 Hệ số khả năng thanh toán của Công ty là 0,87, chứng tỏ Công ty khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty là thấp. +Về nhu cầu thanh toán năm 2001 Công ty phải trả tiền vay ngắn hạn ngân hàng lớn, các khoản nợ đến hạn như phải trả cho CBCNV, phải trả cho người bán chiếm không nhiều chứng tỏ công ty rất có uy tín trong việc thanh toán nợ. + Về khả năng thanh toán năm 2001 Công ty có các khoản nợ dùng để thanh toán như tiền, phải thu của khách hàng, thành phẩm tồn kho và tài sản lưu động khác, những khoản phải thu của khách hàng, thành phẩm tồn kho có thể thu hồi hoặc chuyển đổi nhanh chóng thành tiền để có thể thanh toán nợ. Khoản phải thu của khách hàng lớn, Công ty cần phải thu hồi nhanh để có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán. Tóm lại: Qua việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, ta thấy Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời. Công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều vì thế Công ty cần phải có biện pháp để giảm các khoản phải thu, tránh tình trạng nợ nần dây dưa kéo dài và khó đòi. IV Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng hoàn vốn của Công ty 4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản * Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: H(D) = Doanh thu Giá trị bq tài sản lưu động x Doanh thu Lợi nhuận = Lợi nhuận Giá trị bq tài sản lưu động Năm 2000 H(D) = 472.377 257.849 = 0,22 57.579 472.377 x = 1,83 x 0,12 555.873 305.363 = 1,82 x 0,12 x = 0,218 H(D) = Năm 2001 67.353 555.873 Năm 2000 một đồng vốn lưu động đem lại 0,22 đồng lợi nhuận gộp và năm 2001 một đồng vốn lưu động đem lại 0,218 đồng lợi nhuận gộp. Nhìn chung thì năm 2001 hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thấp hơn năm 2000 nhưng không đáng kể nguyên nhân là do năm 2001 một đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại doanh thu thấp hơn so với năm 2000. * Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Hầu hết các máy móc thiết bị của Công ty được trang bị và nhập Italia, Đức, Bỉ, Hà Lan. Những máy móc thiết bị đang sử dụng thì được khai thác hết công suất, trừ thời gian nghỉ để bảo dưỡng định kỳ. Trong năm 2001 Công ty đã đầu tư hàng loạt máy móc thiết bị mới. Tài sản cố định thì được tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nên hiệu quả sử dụng tài sản cố định thì được tính trong nhiều năm, sự tăng lên của tài sản cố định là do sự thay đổi một số máy móc thiết bị đã quá lạc hậu, những máy móc cũ thì do chưa tìm được khách hàng để thanh lý hoặc có một số máy móc cũ Công ty đã tận dụng làm một số bộ phận để thay thế. H(D) = Doanh thu Giá trị bq tài sản cố định x Doanh thu Lợi nhuận = Lợi nhuận Giá trị bq tài sản cố định Năm 2000 H(D) = 472.377 170.232 = 0,338 57.579 472.377 x = 2,77 x 0,122 Năm 2001 H(D) = 555.873 248.386 = 0,27 67.353 555.873 x = 2,24 x 0,12 Tỷ số này thể hiện cứ 1 đồng giá trị bình quân của tài sản cố định trong năm 2000 thì sinh ra 0,338 đồng lợi nhuận gộp và trong năm 2001 thì sinh ra 0,27 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2001 hiệu quả sử dụng tài sản cố định thấp nhiều hơn năm 2000. Nguyên nhân là do sự tăng lên của doanh thu không đủ lớn so với sự tăng lên của tài sản cố đinh. Nên việc sử dụng tài sản cố định để tạo ra doanh thu năm 2001 là 2,24 thấp hơn năm 2000 là 2,77. Tóm lại: Năm 2001 Công ty sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả hơn tài sản cố định, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì cao nhưng suất sản xuất của tài sản cố định thì không hiệu quả bằng tài sản lưu động. 4.2 Phân tích khả năng hoàn vốn Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, người phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu “Hệ số lãi của vốn kinh doanh” : Chỉ tiêu này cho biết, một đơn vị vốn kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận Hệ số lãi của vốn kinh doanh = Lợi nhuận thuần Vốn kinh doanh bình quân Hệ số lãi của vốn kinh doanh = 1.436 433.349 Năm 2000 = 0,0033 Hệ số lãi của vốn kinh doanh = 1.544 556.949 Năm 2001 = 0,0028 Năm 2001 Hệ số lãi của vốn kinh doanh của công ty không cao bằng năm 2000, chứng tỏ năm 2001 hiệu quả kinh doanh thấp hơn năm 2000. Như ta đã biết ở phần I, lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 8% trong khi đó Vốn kinh doanh tăng 23%. Vốn này đầu tư vào tài sản cố định chưa đem lại hiệu quả và công ty chưa tận dụng hết khả năng huy động vốn từ bên ngoài. Công ty cần có biện pháp để khai thác sử dụng có hiệu quả hơn và thanh lý gấp những máy móc thiết bị thu hồi lại vốn và tìm kiếm nhiều nguồn huy động vốn để nâng cao lợi nhuận. Chỉ tiêu “Hệ số lãi của vốn chủ sở hữu”: Khả năng sinh lãi của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năng sinh lãi của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lãi của toàn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung. Thông qua chỉ tiêu này, người phân tích có thể đánh giá được khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số lãi của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận thuần Vốn chủ sở hữu Hệ số lãi của vốn chủ sở hữu = 1.436 161.120 Năm 2000 = 0,0089 Hệ số lãi của vốn chủ sở hữu = 1.544 155.337 Năm 2001 = 0,0099 Năm 2001 Khả năng sinh lãi của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cao hơn năm 2000, phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu năm 2001 tốt hơn năm 2000. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu của năm 2001 thấp hơn năm 2000 do chênh lệch tỷ giá Chỉ tiêu “Tỷ suất thu hồi tài sản” (ROA) Tỷ suất thu hồi tài sản = Lợi nhuận thuần Tổng tài sản bình quân = Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Tỷ suất thu hồi tài sản = 1.436 433.349 Năm 2000 = 1.436 472.377 x 472.377 433.349 = 0,003 x 1,09 = 0,0033 Tỷ suất thu hồi tài sản = 1.544 556.949 Năm 2001 = 1.544 555.873 x 555.873 556.949 = 0,0028 x 0,998 = 0,0028 Năm 2001 tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản thấp hơn năm 2000 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản phụ thuộc vào 2 yếu tố: + Năm 2001 Thu nhập của doanh nghiệp trên 1 đồng doanh thu là 0,0028 thấp hơn năm 2000 là 0,003 do năm 2001 Công ty vay nợ ngắn hạn nhiều nên Công ty phải trả lãi vay nhiều. + Năm 2001 Một đồng tài sản thì tạo ra được 0,998 đồng doanh thu thấp hơn so với năm 2000 là 1,09 do hiệu quả sử dụng tài sản cố định không tốt. Nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp là do năm 2001 doanh thu bán hàng không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận và do lợi nhuận thuần trên mỗi đồng doanh thu quá thấp hơn so với năm 2000 và cũng có thể do nguồn huy động vốn vay quá lớn nên chi phí cho hoạt động tài chính là lớn là một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận. Hệ số lãi của vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = Lợi nhuận thuần Vốn CSH = Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Tổng giá trị bình quân tài sản x Tổng tài sản Vốn CSH Tổng tài sản Vốn CSH = Tổng tài sản Tổng tài sản – Nợ phải trả = 1 1 - Nợ phải trả Tổng tài sản = 1 1 - Tỷ số nợ Trong đó: 1 Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Tổng tài sản x 1 - Tỷ số nợ ROE = Năm 2000 1 1 - 334.976 496.097 = 1 1 - 0,675 = 3,079 Năm 2001 1 1 - 452.877 608.215 = 1 1 - 0,744 = 3,9154 Tỷ số nợ năm 2001 là 74,4% cao hơn năm 2000, chứng tỏ gánh nặng nợ nần của công ty là khá nặng nề. Với tỷ số nợ này công ty khó có thể vay mượn thêm được tiền từ các nhà tài trợ. ROE = Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Tổng tài sản x 1 - Tỷ số nợ 1 ROE2000 = 0,003 x 0,952 x 3,079 = 0,0089 ROE2001 = 0,028 x 0,914 x 3,9154 = 0,0099 Tóm lại: Sau khi phân tích sự biến đổi của chỉ tiêu lợi nhuận của một đồng doanh thu, chỉ tiêu vòng quay vốn kinh doanh và chỉ tiêu hệ số nợ. Ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận của một đồng doanh thu, chỉ tiêu vòng quay vốn kinh doanh làm giảm lợi nhuận của vốn chủ sở hữu và chỉ tiêu hệ số nợ làm tăng tỷ suất lợi nhuận của vốn kinh doanh. Chứng tỏ doanh nghiệp rất năng động trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả. Qua việc phân tích khả năng sinh lời của vốn, cho thấy Công ty làm ăn có lợi nhuận đảm bảo cho việc bảo toàn và phát triển vốn. Kết luận: Sau khi phân tích tình hình tài chính của công ty dệt may Hà Nội, tôi có một số nhận xét sau: Công ty chỉ tự tài trợ 25,5% phần còn lại 74,5% công ty phải huy động từ các nguồn khác mà phần nhiều là các khoản vay ngắn hạn và một phần là khoản vay dài hạn chứng tỏ khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty chưa mạnh. Doanh nghiệp có khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh. Nhưng bên cạnh đó công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều, công ty cần phải có biện pháp để giảm các khoản phải thu, tránh tình trạng nợ nần dây dưa kéo dài và khó đòi. Hiệu quả sử dụng tài sản năm 2001 thấp hơn năm 2000. Công ty làm ăn có lợi nhuận đảm bảo cho việc bảo toàn và phát triển vốn nhưng hệ số hoàn vốn năm 2001 thấp hơn năm 2000. Đây là một số căn cứ cơ sở để đề ra một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của Công ty dệt may Hà Nội, ta thấy nổi bật một số vấn đề lớn phản ánh bộ mặt tài chính của công ty như sau: Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty của Công ty chiếm phần nhỏ trong tổng nguồn vốn, nên khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty chưa mạnh. Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Công ty còn bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của công ty. Giá trị hàng tồn kho tăng trong đó hàng tồn kho của dệt kim chủ yếu là hàng kém chất lượng chưa tiêu thụ được. Chỉ tiêu về khả năng sinh lãi trên tài sản năm 2001 giảm so với năm 2000. Công ty cần cố gắng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đặc trưng của ngành nên việc đầu tư nguồn vốn tập trung nhiều vào các tài sản. Mục tiêu của Công ty là nâng cao doanh thu, nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh được với các Công ty khác và có lợi nhuận. Để cải thiện được tình hình tài chính tôi thấy cần phải có biện pháp sau: -Thu hồi công nợ của khách hàng. -Giảm hàng tồn kho cho mặt hàng dệt kim. 1. Biện pháp thu hồi công nợ bằng cách chiết khấu hàng bán. Cơ sở căn cứ của biện pháp: Năm 2001 các khoản phải thu tăng 44,2% tương đương 42203 triệu đồng so với năm 2000. Năm 2000 các khoản phải thu chiếm 19,3% trên tổng tài sản nhưng đến năm 2001 tăng đến 22,7%, Các khoản phải thu này tăng chủ yếu là phải thu của khách hàng tăng 43474 triệu đồng. Năm 2001 phải thu của khách hàng là 972677 triệu đồng. Các khoản nợ chiếm phần nhiều là do việc bán sản phẩm Sợi. Chiếm phần lớn là khách hàng ở Miền Nam. Tuỳ từng khách hàng mà họ có thời gian trả nợ khác nhau. Do đặc điểm của ngành dệt phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất và nhu cầu về các sản phẩm nên việc các Công ty nợ lẫn nhau và có thời gian trả nhanh chậm khác nhau Bảng 10: Danh sách một số khách hàng nợ chủ yếu: Tên khách hàng ĐVT Tổng số tiền Thời gian trả bình quân Công ty TNHH Vĩnh Thành tr.đồng 1.537 1 tháng Công ty Dệt kim Thắng lợi " 3.750 1 tháng Công ty Dệt kim Đông Xuân " 2.654 1 tháng Tổng cộng 7.941 Công ty Thiên Nam " 4.462 2 tháng Công ty thương mại Trung Tín " 4.461 2 tháng Công ty Quân Việt " 6.095 2 tháng Tổng cộng 15.018 Công ty Vinatex Đà Nẵng " 2.756 6 tháng Công ty TNHH Tiên Tiến " 1.824 6 tháng Công ty TNHH Nguyên Long " 1.257 6 tháng Tổng cộng 5.837 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Các khách hàng như Công ty TNHH Vĩnh Thành, Công ty dệt kim Thắng Lợi, Công ty dệt kim Đông Xuân là những khách hàng thường xuyên của Công ty, họ có uy tín trong việc thanh toán nợ. Vì thế, để khuyến khích những Công ty này mua hàng Công ty để cho những khách hàng này thanh toán chậm hơn so với hợp đồng. Các khách hàng như Công ty thương mại Trung Tín, Công ty Quân Việt, là những đều có uy tín trả nợ nhưng do họ cũng bị một số công ty khác nợ lại và hàng hoá nhập về để dự trữ cho sản xuất hoặc dự trữ để bán nên các có một số khách hàng trả nợ chậm. Vì thế cần phải khuyến khích những khách hàng này để họ trả nợ sớm. Còn đối với các khách hàng như Công ty Vinatex Đà Nẵng, Công ty TNHH Tiên Tiến, Công ty TNHH Thiên Long thì họ có khó khăn trong việc thanh toán nợ họ cũng bị một số công ty khác nợ lại, hàng hoá tồn kho nhiều Vì thế, Công ty có chính sách thu nợ riêng đối với các khách hàng này. Mục tiêu của biện pháp thu hồi nợ Việc thu hồi các khoản nợ sẽ giúp Công ty hạn chế các rủi ro do nợ khó đòi cao, chi phí thu tiền bán hàng và chi phí sử dụng vốn. Công ty có thể dùng các khoản phải thu đó để đầu tư vào các hoạt động tài chính, thanh toán các khoản nợ đến hạn và làm tăng vòng quay vốn lưu động. Giải pháp đưa ra: Để khuyến khích người mua và nhằm tăng doanh thu, Công ty đã áp dụng phương pháp bán hàng chịu đối với khách hàng. Do đó các khoản nợ phải thu của khách hàng tăng. Hiện tại, Công ty chưa có chính sách tín dụng đối với khách hàng. Thể hiện qua việc bán mặt hàng sợi, theo hợp đồng bán hàng Công ty chỉ cho khách hàng thanh toán nợ trong 15 ngày nhưng chưa có chính sách rõ ràng để khuyến khích người mua hàng trả nợ. Đối với sản phẩm dệt kim, Công ty giảm giá 6% so với giá đã được niêm yết cho khách hàng. Sử dụng tín dụng thương mại đối với từng khách hàng, nếu khách hàng có uy tín thấp muốn bán chịu cũng không nên quá rộng rãi để tránh rủi ro. Để có chính sách tín dụng thương mại hợp lý công ty cần thẩm định kỹ mức độ rủi ro hay uy tín cuả khách hàng. Đồng thời đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với lợi nhuận của Công ty. Để đánh giá mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu sản phẩm hàng hoá, Công ty có thể xem xét các khía cạnh: mức độ uy tín của khách hàng, tình trạng tài chính tổng quát của mỗi doanh nghiệp, giá trị của tài sản dùng để đảm bảo tín dụng. Nói chung đối với mỗi chính sách bán chịu cần đánh giá kỹ các thông số chủ yếu sau đây: Số lượng hàng hoá dự kiến tiêu thụ được. Giá bán sản phẩm Các chi phí phát sinh thêm do việc tăng khoản nợ. Các khoản chiết khấu chấp nhận được. Thời hạn thu hồi nợ bình quân đối với các khoản nợ. Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế việc phát sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, Công ty cần có các biện pháp sau: Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu và thường xuyên đôn đốc để thu hồi nợ đúng hạn. Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán đó là lựa chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng, tạm ứng hoặc trả trước một phần giá trị đơn đặt hàng. Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng. Khi bán chịu cho khách hàng phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết. Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì Công ty phải thu lãi suất tương ứng như lãi suất quá hạn của ngân hàng. Có biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý xoá một phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cầu toà án kinh tế giải quyết theo luật phá sản doanh nghiệp.. Phương án 1 Sử dụng điều khoản tín dụng chiết khấu bán hàng, có nghĩa là khách hàng sẽ được chiết khấu nếu họ thanh toán tiền mua hàng trong một khoảng thời gian quy định kể từ ngày giao hàng. áp dụng chính sách chiết khấu thương mại với những khách hàng có thời hạn trả nợ trung bình là 2 tháng như các khách hàng Công ty thương mại Trung Tín, Công ty Quân Việt, Công ty Thiên Nam. Công ty có rất nhiều khách hàng có thời hạn trả nợ là 2 tháng và giá trị của các khoản nợ này chiếm 60% trong khoản phải thu của khách hàng. 60% x 97.267 = 58.360,2 triệu đồng. Dự kiến rằng khi sử dụng biện pháp chiết khấu này một số khách hàng tham gia và Công ty thu nợ được 30% tổng số tiền là 58.360,2 triệu đồng. Số tiền mà Công ty dự kiến thu được là: 58.360,2 x 30% = 17.508 triệu đồng. Bảng 11: Các trường hợp chiết khấu ĐVT:triệu đồng Trường hợp Thời điểm 0 ngày Thời điểm 30 ngày Thời điểm 60 ngày Tỷ lệ chiết khấu Hiện nay 17.508 17.508 Trả hết 0% Trường hợp 1 Trả hết 1% Trường hợp 2 17.508 Trả hết 0,5% Công ty sẽ chiết khấu cho khách hàng với chính sách sau: Nếu khách hàng trả tiền ngay sẽ nhận được chiết khấu 1% trên tổng số tiền đã ghi trên hoá đơn bán hàng. Nếu khách hàng trả tiền sau ngày nhận được hàng là 30 ngày thì sẽ nhận được chiết khấu 0,5% trên tổng số tiền đã ghi trên hoá đơn bán hàng. Bảng 12: So sánh các trường hợp chiết khấu với lãi vay ngân hàng ĐVT: Triệu đồng Trường hợp Chi phí chiết khấu Chi phí lãi vay Chênh lệch (lãi vay – chiết khấu) Hiện nay 0 189,670 189,670 Trường hợp 1 175,08 189,670 14,590 Trường hợp 2 87,54 94,835 7,295 Lãi suất mà Công ty đi vay vốn ngắn hạn phải trả cho ngân hàng trung bình là 6,5%/ năm. Thời hạn thu hồi nợ bình quân đối với các khách hàng là 60 ngày. Lãi mà Công ty phải trả cho ngân hàng khi đi vay 17.508 triệu đồng trong vòng 2 tháng là 2 tháng x (6,5%/12) x 17.508 = 189,67 triệu đồng. Chi phí mà công ty phải chịu khi chiết khấu và trích lãi vay ngân hàng là TH1: Nếu khách hàng trả tiền hàng ngay Công ty sẽ trích chiết khấu với số tiền là 1% x 17.508 = 175,08 triệu đồng. TH2: Nếu khách hàng trả tiền sau ngày nhận được hàng là 30 ngày thì công ty sẽ trích chiết khấu với số tiền là 0,5% x 17.508 = 87,54 triệu đồng. Lãi vay mà Công ty phải trả cho ngân hàng trong một tháng là: 175,08 x (6,5%/12) = 94,835 triệu đồng. * Tính toán kết quả đem lại: Đối với trường hợp 1 Công ty sẽ thu hồi được nợ ngay là 17.508 – 175,08 = 17.332,92 triệu đồng và Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí là: 189,67 – 175,08 = 14,59 triệu đồng. Đối với trường hợp 2 Công ty sẽ thu hồi được nợ sau 1 tháng là 17.508 – 87,54 = 17420,46 triệu đồng và Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí là: 189,67 – (87,54 +94,835)=189,67 –182,375= 7,295 triệu đồng. Phương án 2. Đối với những khách hàng có kỳ thu nợ bình quân dài khoảng 6 tháng. Trong bảng 10 ta có 3 khách hàng, đó là Công ty Nguyên Long 1.257 triệu đồng, Công ty Tiên Tiến 1.824 triệu đồng, Công ty Vinatex Đà Nẵng 2.756 triệu đồng. Mặc dù những khách hàng này vẫn có uy tín trả nợ nhưng do một số lý do như những khách hàng này cho một số công ty khác nợ mà chưa thu hồi được, hay hàng tồn kho của khách hàng nhiều chưa tiêu thụ được. Các khách hàng này nợ lâu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty và rủi ro không thanh toán được ngày càng cao. Để hạn chế được số nợ của những khách hàng này, Công ty cần có một số biện pháp sau: - Tăng cường thu nợ đối với các khách hàng này bằng cách gửi giấy báo, điện thoại, cho nhân viên đến tận nơi - Giảm lượng hàng bán chịu cho các khách hàng này để tránh nợ mới chồng lên nợ cũ quá nhiều. Khi bán hàng, nên yêu cầu các khách hàng này thanh toán ngay từ 70% đến 80% trên tổng số giá trị hàng hoá mua. Khi bán hàng cho các khách hàng này phải có hợp đồng ghi rõ nếu quá thời hạn thanh toán tiền các khách hàng này sẽ phải chịu lãi vay ngân hàng cho Công ty. Để làm được điều này, Công ty nên kết hợp giữa 2 ngân hàng bên mua, bên bán và có cơ sở để kiện ra toà án kinh tế trong trường hợp không thu được tiền. 2. Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho bằng cách giảm giá Cơ sở căn cứ Hàng tồn kho năm 2001 tăng 9,7% so với năm 2000. Giá trị hàng tồn kho tăng trong đó hàng tồn kho của dệt kim chủ yếu là hàng kém chất lượng chưa tiêu thụ được và những mặc hàng xuất khẩu bị trả về nhập lại kho. Hàng dệt kim tồn kho trong năm 2001 chiếm 30.552 triệu đồng. Hiện nay, do Công ty chưa chú trọng lắm trong việc giải phóng hàng tồn kho nên Công ty chỉ bán hàng giảm giá ở 2 cửa hàng: 1 ở trước cổng Công ty và 1 đại lý nằm trên đường Trần Nhân Tông. Vì thế số sản phẩm tiêu thụ được chỉ chiếm gần 20% trong tổng số hàng tồn kho. Bảng 13: Chi tiết hàng tồn kho dệt kim Loại đvt Giá trị Hàng xuất khẩu tr.đồng 1.527 Hàng nội địa " 29.025 Bộ quần áo thể thao " 3.784 Bộ quần áo trẻ em " 2.902 áo T-Shirt " 12.957 áo Poloshirt " 9.382 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Mục tiêu của biện pháp Đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho dệt kim mục đích là làm giảm chi phí gồm 2 loại, đó là chi phí hoạt động như bảo hiểm hàng tồn kho, chi phí bảo quản hàng hoá và chi phí tài chính như chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay do nguồn kinh phí vay mượn để tạo ra hàng hoá. Tránh tình trạng ứ đọng vốn quá nhiều. Giải pháp thực hiện Công ty định giá lại những mặt hàng dệt kim dựa trên cơ sở lấy lại giá vốn hàng bán, đối với những mặt hàng xuất khẩu bị trả về công ty giảm giá 30%/ giá bán niêm yết và giảm từ 50% đến 60% /giá bán niêm yết đối với những mặt hàng sản xuất nhưng không bán được trong nước do kém chất lượng, màu và mẫu mã đã lỗi mốt. Để đẩy mạnh việc bán các hàng hoá tồn kho này Công ty nên đưa về các đại lý lớn nằm gần ở những nơi mua bán lớn, treo băng rôn giảm giá và niêm yết giá rõ ràng để tránh tình trạnh các chủ đại lý tự ý nâng giá. Giả sử rằng khi thực hiện giảm giá công ty tiêu thụ được 50% giá trị hàng dệt kim tồn kho. Giá trị hàng tồn kho dự tính tiêu thụ được là 30.552 triệu x 50% = 15.276 triệu đồng. Trong đó giá trị mặt hàng xuất khẩu bị trả lại là 916 triệu đồng và giá trị hàng tồn kho trong nước là 14.360 triệu. Tổng số tiền dự kiến thu được là (916 x 30%) + (14.360 x 55%) =8.172,8 triệu đồng. Chi phí thực hiện: Khi bán hàng Công ty chiết khấu 5% trong tổng số doanh thu hàng bán tiêu thụ được. Hoa hồng mà công ty sẽ chi cho các đại lý khi bán được sản phẩm dự tính là 8172,8 triệu x 5% = 408,64 triệu đồng. Kết quả đem lại. Công ty sẽ thu được tiền hàng hoá từ việc bán giảm giá hàng tồn kho sẽ là 8.172,8 – 408,64 =7.764,16 triệu đồng. * Đánh giá hiệu quả sử dụng biện pháp: Nhờ thực hiện biện pháp chiết khấu hàng bán và tiêu thụ được hàng hoá tồn kho mà Công ty đã thu hồi được nợ và tiền hàng một cách nhanh chóng, số tiền thu được sẽ làm tăng vòng quay của vốn lưu động nhanh hơn mang đến hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Công ty sẽ dùng tiền này để đầu tư tài chính ngắn hạn. 3. Một số hướng giải pháp khác nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty. Về sản phẩm ta có một số giải pháp sau: Cơ sở giải pháp: + Do mẫu mã sản phẩm và màu sắc của các mặt hàng dệt kim là chưa đa dạng và không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. + Công ty có rất nhiều đại lý nhưng các đại lý này thường là rất nhỏ vì thế hoạt động kinh doanh cuả các đại lý này không mấy hiệu quả. Các đại lý này mở chủ yếu ở Hà nội và các tỉnh phía Bắc nhưng ở thị trường miền Trung và miền Nam thì rất ít. + Quảng cáo là công cụ rất cần thiết cho việc tiêu thụ sản phẩm, hiện nay công ty chưa có chính sách tích cực để quảng cáo sản phẩm của mình. + Người bán hàng là một khâu quan trọng mà Công ty cần phải quan tâm khi tuyển chọn vì họ sẽ thể hiện chính hình ảnh của Công ty, những đánh giá của khách hàng ảnh hưởng đến chính Công ty. Dịch vụ bán hàng của Công ty hiện nay chưa linh hoạt. Vì thế Công ty cần phải có một số giải pháp cụ thể để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm: + Công ty nên đầu tư thiết kế mẫu mã, sản phẩm phải đa dạng để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng đăc biệt là thanh niên, học sinh, sinh viên. + Những đại lý nhỏ kinh doanh không hiệu quả, Công ty nên bỏ bớt và mở vài cửa hàng lớn. Yêu cầu đặt ra là phải vị trí đặt cửa hàng: dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong lúc mua hàng như có chổ để xe.. và giá thuê cửa hàng phù hợp. + Công ty nên tiến hành quảng cáo theo chu kỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng: như Đài phát thanh, truyền hình và báo chí. Đặc biệt, công ty tập trung quảng cáo trên các báo tạp chí kinh tế như Thời báo kinh tế Việt Nam, Giá cả và thị trường, tạp chí Công nghiệp vì đây là những phương tiện mà các doanh nghiệp thường quan tâm. Nhiệm vụ của công tác quảng cáo là làm sao nhãn hiệu của Công ty trở nên quen thuộc với khách hàng. Vì thế quảng cáo cần xoáy mạnh vào ưu thế chất lượng sản phẩm như chất lượng sản phẩm được đảm bảo qua tất cả các khâu từ chế biến sợi đến dệt và may và cần làm nỗi bật ý nghĩa biểu tượng của Công ty: hình tượng một con chim Hạc. Ngoài ra, Công ty nên tổ chức hội nghị khách hàng qua đó công ty và khách hàng hiểu biết nhau hơn. Thông qua hội nghị, Công ty sẽ được khách hàng góp ý kiến về sản phẩm của mình và thông qua hội nghị sẽ tạo được bầu không khí thân thiện giữa khách hàng và Công ty. Do đó khách hàng có thể hiểu biết phần nào về tình hình còn khó khăn của Công ty, trên tinh thần bày tỏ tình cảm đối với Công ty thì khách hàng sẽ có thể tiêu thụ tăng lên. + Người bán hàng phải có kinh nghiệm bán hàng, có thái độ niềm nở đối với khách hàng, hướng dẫn khách hàng tận tình. Vì vậy Công ty cần đào tạo lại đội ngũ bán hàng. Người bán hàng trực tiếp xúc với khách hàng do vậy trong lúc bán cố gắng tìm hiểu tập tính mua của khách, nguyện vọng của khách để từ đó phản ánh lại công ty. Trong lúc tiếp xúc với với khách hàng, người bán hàng cần phải đề cao sự khác biệt về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Công ty so với hàng nhập ngoại và của các đối thủ cạnh tranh trong nước. Về tài sản cố định ta có giải pháp sau: + Do tình hình sử dụng tài sản không hiệu quả nên công ty cần phải thanh lý gấp những tài sản cố định không được sử dụng. + Công ty cần phải đánh giá đúng giá trị của máy móc thiết bị khi mua lại dây chuyền sản xuất của nước ngoài. 4. Hiệu quả mang lại sau khi sử dụng các biện pháp để cải thiện tình hình tài chính của Công ty. Dự kiến các khách hàng sẽ chấp nhận chiết khấu trường hợp 2 + Tổng số tiền nợ thu được từ khách hàng là 17.420,46 triệu đồng. + Tổng số tiền thu được từ giải phóng hàng tồn kho là 7.764,16 triệu đồng. Tổng số tiền thu được là: 17.420,46+ 7.764,16 = 25.174,62 triệu đồng. Nếu đem số tiền thu được của khách hàng tiếp tục kinh doanh Các khoản phải thu giảm, Công ty thu được tiền do đó cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua của Công ty tăng. Công ty không phải đi vay để chịu một khoản chi phí lãi vay khi cần vốn kinh doanh. Nếu không thu hồi được dần dần Công ty sẽ mất khả năng thanh toán, khả năng thu hồi nợ, Công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng của người khác, nợ nần cứ dây dưa và kéo dài. Thu được nợ làm tăng giá trị thực thu, thu được lãi thực nhiều hơn, tăng vòng quay vốn kinh doanh làm tăng hiệu quả kinh doanh. Tăng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, làm tăng tỷ suất thu hồi tài sản (ROA), dẫn đến tăng hệ số lãi trên vốn chủ sở hữu. Nếu Công ty không đem số tiền thu được của khách hàng tiếp tục kinh doanh thì công ty có thể dùng số tiền đó để trả bớt nợ ngắn hạn làm cho chi phí hoạt động tài chính giảm xuống hoặc đem số tiền đó để đầu tư tài chính ngắn hạn làm cho thu nhập hoạt động tài chính tăng lên. Đều dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng lên, tỷ suất thu hồi tổng tài sản tăng, làm tăng hệ số lãi trên vốn riêng. Kết luận Cùng với các Công ty trong ngành dệt may thuộc Tổng Công ty dệt may Vinatex, Công ty Dệt may Hà Nội đã hoàn thành được một số nhiệm vụ mà nhà nước giao cho. Công ty được nhà nước giao vốn cho toàn quyền sử dụng, tự quản lý điều hành nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích tình hình tài chính của Công ty Dệt may Hà Nội vấn đề nổi bậc mà Công ty phải giải quyết trước mắt và lâu dài đó là vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính. Muốn tăng doanh thu, lợi nhuận, thực hiện tốt các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho, Công ty phải khắc phục những hạn chế tồn tại, từ khâu tổ chức quản lý tới quá trình sản xuất kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường cho tới tiêu thụ sản phẩm, thì cần phải cải thiện tình hình tài chính của Công ty, giảm các khoản phải thu, giảm lượng hàng tồn kho Do thời gian có hạn và những tìm hiểu thực tế về Công ty còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính của Công ty dệt may Hà Nội và đưa ra một số giải pháp, em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Góp phần hoàn thiện công tác tài chính của Công ty, giúp Công ty ngày càng phát triển với quy mô lớn. Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Lê thị Phương Hiệp và các cô chú, anh chị trong Công ty dệt may Hà Nội đã giúp em hoàn thành đồ án này. Em xin chân thành cám ơn cô Lê thị Phương Hiệp, các thầy cô trong khoa Kinh tế và quản lý cùng toàn thể các cô chú, anh chị làm việc trong Công ty dệt may Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em. tài liệu tham khảo Quản trị tài chính doanh nghiệp Nguyễn Hải Sản-NXB Thống Kê. Quản trị tài chính doanh nghiệp PGS.PTS Nguyễn Đình Kiêm- Nhà xuất bản Tài Chính. Phân tích hoạt động kinh doanh Tập thể các cán bộ giảng dạy của Khoa Kế toán- Kiểm toán trường ĐHKTQD -Nhà xuất bản Thống kê-5/2001. Kinh tế và Quản lý PTS. Ngô Trần ánh- Nhà xuất bản Thống Kê. Giáo trình tài chính doanh nghiệp TS. Lưu thị Hương- Nhà xuất bản giáo dục. Giáo trình kế toán quản trị PGS.TS Nguyễn Minh Phương- Trường Đại học kinh tế quốc dân Cơ sở của Quản lý TC doanh nghiệp Thầy Nghiêm Sĩ Thương- ĐHBKHN Bài giảng PTHĐSXKD Th.s Lê thị Phương Hiệp - ĐHBKHN Tạp chí ngành Công ty dệt may Hà Nội Bảng cân đối kế toán Ngày 31/1/2000 và 2001 Tài sản Năm 2000 Năm 2001 A TS lu động và Đt NH 275.658.577.184.00 332.713.361.697.00 I. Vốn bằng tiền 19.699.017.744.00 19.435.632.558.00 1.Tiền mặt(111) 446.074.850.00 1.633.117.348.00 2. Tiền gửi NH(112) 18.499.088.398.00 17.802.515.210.00 3. Tiền đang chuyển(113) 753.854.496.00 II Đầu t NH 1. Đầu t chứng khoán NH 2. Đầu t NH khác(128) 3. Dự phòng ggiá Đt NH III Các khoản phải thu 95.573.947.565.00 137.777.202.289.00 1. Phải thu của khách hàng (131) 53.793.179.323.00 97.267.751.626.00 2. Trả trớc cho ngời bán (331) 30.976.258.243.00 29.267.093.913.00 3. Thuế GTGT đợc khấu trừ 6.523.582.364.00 7.695.936.229.00 4. Phải thu nội bộ (136) 54.124.322.00 76.629.532.00 * Phải thu nội bộ (1361) 54.124.322.00 76.629.532.00 * Phải thu nội bộ khác (1368) 5. Phải thu khác 3.205.263.996.00 4.182.150.841.00 6. DPhg các khoản phải thu khó đòi (1.021.539.317.00) (712.359.852.00) IV. Hàng tồn kho 155.753.016.361.00 170.914.690.225.00 1. Hàng mua đang đi trên đờng (151) 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho (152) 74.407.080.146.00 60.591.507.877.00 3. Công cụ, dụng cụ trong kho (153) 1.404.973.842.00 2.417.561.067.00 4. Chi phí SXKD dở dang (154) 21.476.233.223.00 32.312.546.139.00 5. Thành phẩm tồn kho (155) 58.464.729.150.00 75.593.075.142.00 6. Hàng hoá tồn kho (156) 7. Hàng gửi đi bán (157) 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (159) V. Tài sản lu động khác 4.632.595.514.00 4.585.836.625.00 1. Tạm ứng (141) 1.882.226.671.00 1.049.810.610.00 2. Chi phí trả trớc (142) 462.853.713.00 3. Chi phí chờ kết chuyển (1422) 4. Tài sản thiếu chờ xử lý (1381) 113.405.869.00 5. Các khoản ký cợc, ký quỹ NH (144) 2.636.962.974.00 3.073.172.302.00 VI. Chi sự nghiệp (161) 1. Chi sự nghiệp năm trớc (1611) 2. Chi sự nghiệp năm nay (1612) B. Tài sản cố định, đầu t dài hạn 220.438.527.569.00 275.502.462.613.00 I, Tài sản cố định 216.406.535.280.00 272.589.492.101.00 1. TSCĐ hữu hình (211) 213.008.801.004.00 272.589.492.101.00 * Nguyên giá (211) 533.972.875.061.00 612.650.143.980.00 * Giá trị hao mòn luỹ kế (214) (320.964.074.057.00) (340.060.651.879.00) 2. TSCĐ thuê tài chính (212) 3.397.734.276.00 * Nguyên giá (212) 5.441.592.000.00 * Giá trị hao mòn luỹ kế (2142) (2.043.857.724.00) 3. TSCĐ vô hình (213) * Nguyên giá (213) * Giá trị hao mòn luỹ kế (2143) II. Các khoản ĐT tài chính dài hạn 1. Đầu t chứng khoán dài hạn (221) 2. Góp vốn liên doanh (222) 3. Đầu t dài hạn khác (228) 4. Dự phòng giảm giá đầu t dài hạn (229) III Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (241) 3.759.912.689.00 2.912.970.512.00 IV Các khoản ký quỹ, ký cợc DHạn (244) 272.079.600.00 Tổng cộng tài sản 496.097.104.753.00 608.215.824.310.00 A Nợ phải trả 334.976.650.683.00 452.877.905.705.00 I. Nợ ngắn hạn 177.929.282.297.00 272.599.466.827.00 1. Vay ngắn hạn (311) 120.081.728.063.00 222.762.342.044.00 2. Nợ dài hạn đến hạn trả(315) 3. Phải trả cho ngời bán(331) 39.512.214.886.00 35.225.970.208.00 4. Ngời mua trả tiền trớc(131) 1.851.135.648.00 1.475.911.424.00 5. Thuế và các khoản phải nộp NN (333) 2.997.295.882.00 1.947.410.225.00 6. Phải trả công nhân viên(334) 11.986.070.909.00 9.110.694.181.00 7. Phải trả nội bộ(336) 8. Phải trả, phải nộp khác 1.500.836.909.00 2.077.138.745.00 II. Nợ dài hạn 156.906.513.883.00 180.278.438.878.00 1. Vay dài hạn (341) 152.409.010.595.00 180.278.438.878.00 2. Nợ dài hạn (342) 4.497.503.288.00 III. Nợ khác 140.854.503.00 1. Chi phí trả trớc (335) 2. Tài sản thừa chờ xử lý (3381) 140.854.503.00 3. Nhận ký quỹ, ký cợc dài hạn (334) B. Nguồn vốn chủ sỡ hữu 161.120.454.070.00 155.337.918.605.00 I. Nguồn vốn, quỹ 161.120.454.070.00 155.337.918.605.00 1. Nguồn vốn kinh doanh (411) 161.004.334.701.00 160.464.334.701.00 2. Chênh lệch đánh giá lại TS (412) 3. Chênh lệch tỷ giá (413) (6.823.544.123.00) 4. Quỹ đầu t phát triển (414) 32.711.956.00 32.711.956.00 5. Quỹ dự phòng tài chính (415) 6. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc (416) 7. Lãi cha phân phối (421) 1.544.347.649.00 8. Quỹ khen thởng, phúc lợi (431) 62.307.413.00 98.968.422.00 9. Nguồn vốn đt XDCB (441) 21.100.000.00 21.100.000.00 II. Nguồn kinh phí 1. Quỹ quản lý của cấp trên (451) 2. Nguồn kinh phí sự nghiếp (461) * Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trớc (4611) * Nguồn kinh phí sự nghiếp năm nay (4612) Tổng cộng nguồn vốn 496.097.104.753.00 608.215.824.310.00 Các chỉ tiêu ngoài bảng CĐKT 1. Tài sản thuê ngoài 2. Vật t hàng hoá giữ hộ, gia công 3. Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại Các chỉ tiêu ngoài bảng CĐKT 7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có 9.616.707.256.00 Báo cáo kết quả hoạt động sản Xuất kinh doanh Từ ngày 1/10/2000 đến ngày 31/12/2000 Chỉ tiêu Mã số Năm 2000 Năm 2001 Tổng doanh thu 01 473.923.626.619.00 557.015.096.468.00 Trong đó: DT hàng XK 02 187.745.658.813.00 232.415.824.817.00 Các khoản giảm trừ (03=05+06+07) 03 1.546.045.290.00 1.141.992.573.00 * Giảm giá 05 697.806.582.00 494.880.197.00 * Hàng bán bị trả lại 06 848.238.708.00 647.112.376.00 * Thuế tiêu thụ ĐB, thuế XK phải nộp 07 - 1. Doanh thu thuần (10=01-03) 10 472.377.581.329.00 555.873.103.895.00 2. Giá vốn hàng bán 11 414.797.836.921.00 488.520.035.483.00 3. Lợi nhuận gộp (20=10-11) 20 57.579.744.408.00 67.353.068.412.00 4. Chi phí bán hàng 21 20.099.482.729.00 23.516.112.967.00 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 22.282.134.059.00 20.240.386.288.00 6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 15.198.127.620.00 23.596.569.537.00 7. Thu nhập hoạt động tài chính 31 589.465.857.00 303.822.371.00 8. Chi phí hoạt động tài chính 32 14.683.476.628.00 23.114.332.378.00 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động TC (31-32) 40 (14.094.010.771.00) (22.810.510.007.00) 10. Các khoản thu nhập bất thường 41 1.873.322.361.00 1.709.578.675.00 11. Chi phí bất thường 42 864.659.357.00 224.538.720.00 12. Lợi nhuận bất thường (50=41-42) 50 1.008.663.004.00 1.485.039.955.00 13. Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50) 60 2.112.779.853.00 2.271.099.485.00 14 Thuế thu nhập DN phải nộp 70 676.089.553.00 726.751.835.20 15. Lợi nhuận sau thuế 80 1.436.690.300.00 1.544.347.649.80

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH350.doc
Tài liệu liên quan