Đồ án Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp nhằm củng cố tình hình tài chính của công ty Kho vận và dịch vụ thương mại

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng nhiều đến các quyết định trong quản lý và đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Sau khi phân tích tình hình tài chính của công ty Kho vận và dịch vụ thương mại, em thấy công ty là doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh thu đạt được lớn nhưng hoạt động không có hiệu quả. Tình hình tài chính của công ty không khả quan, hàng tồn kho nhiều, khoản phải thu lớn làm cho việc sử dụng vốn bị lãng phí, dẫn đến độ tự chủ về mặt tài chính thấp. Xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và thông qua quá trình phân tích, đánh giá tình hình tài chính, em đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp để cải thiện tình hình tài chính của công ty Kho vận và dịch vụ thương mại. Em hy vọng rằng, trong thời gian tới ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên sẽ khắc phục những mặt còn hạn chế và nỗ lực từng bước phấn đấu đưa công ty ngày càng lớn mạnh.

doc109 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp nhằm củng cố tình hình tài chính của công ty Kho vận và dịch vụ thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.289.503 = 27.227.296.419 đồng, trong khi đó tài sản cũng giảm đi một lượng cụ thể là: 94.593.820.195 - 68.813.067.262 = 25.780.752.933 đồng. 3.4.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành đầu năm = 91.705.565.116 = 1,01 90.423.585.922 Hệ số thanh toán hiện hành cuối năm = 65.287.026.016 = 1,03 63.196.289.503 Qua kết quả phân tích trên ta có thể nhận thấy hệ số thanh toán hiện hành của Công ty kho vận và dịch vụ thương mại ở thời điểm đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1 trong đó cuối năm cao hơn đầu năm 0,02. Điều này có nghĩa tại thời điểm cuối năm có 1,03 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả và về cuối năm Công ty đẩy nhanh việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trả làm cho hệ số thanh toán hiện hành đến cuối năm tăng lên. Điều đó chứng tỏ rằng Công ty ngày càng có những thuận lợi về mặt tài chính. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp hệ số khả năng thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp, do vậy mà ta phải tiến hành tính toán hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp. 3.4.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Hệ số khả năng thanh toán nhanh dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của Công ty trong kỳ báo cáo. Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư và được tính toán theo công thức: Hệ số thanh toán nhanh = TSLĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh đầu năm = 91.705.565.116 - 17.476.237.618 = 0,82 90.423.585.922 Hệ số thanh toán nhanh cuối năm = 65.287.026.016 - 28.134.380.214 = 0,58 63.196.289.503 Qua phân tích trên ta thấy hệ số thanh toán nhanh của Công ty ở cuối năm thấp hơn đầu năm là 0,24. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh ở cuối năm không được tốt lắm. Nếu như hàng tồn kho bị ứ đọng không đáng giá thì Công ty sẽ gặp khó khăn về khả năng chi trả tài chính. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm khả năng thanh toán nhanh của Công ty suy giảm có nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì Công ty có phần tài sản lưu động là 0,58 đồng để thanh toán một đồng nợ. Đây là dấu hiệu không được khả quan về tình hình tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời đảm bảo uy tín của Công ty trong việc thanh toán các khoản nợ. Nhưng để đánh giá khả năng thanh toán một cách sát thực hơn nữa ta phải tính toán chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời. 3.5.4. Hệ số thanh toán tức thời. Hệ số thanh toán tức thời được tính toán như sau: Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tức thời đầu năm = 1.307.999.363 = 0,01 90.423.585.922 Hệ số thanh toán tức thời cuối năm = 2.161.182.384 = 0,03 63.196.289.503 Với kết quả tính toán trên ta nhận thấy hệ số thanh toán tức thời của Công ty ở cuối năm cao hơn ở đầu năm là 0,02 và đều nhỏ hơn 1 cho ta thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty đối với các khoản nợ còn rất thấp, do vậy Công ty nên xem xét lại tình hình dự trữ tiền mặt sao cho có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ phải trả khi cần thiết. 3.5. Phân tích các chỉ số về hoạt động của Công ty kho vận và dịch vụ thương mại 3.5.1. Vòng quay hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá là càng tốt, bởi lẽ Công ty chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh thu cao. Số vòng quay hàng tồn kho được tính theo công thức sau: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho Từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta có: - Hàng tồn kho bình quân năm 2002 là: ( 5.327.479.754 +17.476.237.618 ) / 2 = 11.401.585.686 đồng - Hàng tồn kho bình quân năm 2003 là: (17.476.237.618 + 28.134.380.214 ) / 2 = 22.805.308.916 đồng Số vòng quay hàng tồn kho năm 2002 = 30.163.395.778 = 2,64 lần 11.401.585.686 Số vòng quay hàng tồn kho năm 2003 = 22.069.415.841 = 0,96 lần 22.805.308.916 Từ kết quả tính toán trên ta nhận thấy rằng số vòng quay hàng tồn kho năm 2003 so với năm 2002 giảm 1,68 lần. Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty kho vận và dịch vụ thương mại ( hay thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi được bán ra ngoài ) năm 2003 luân chuyển 0,96 vòng, có nghĩa là khoảng 380 ngày một vòng. Trong khi đó năm 2002 luân chuyển là 2,64 vòng, có nghĩa là khoảng 136 ngày một vòng. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2003 thấp hơn năm 2002 chủ yếu là trong năm 2003 Công ty dự trữ thành phẩm tồn kho nhiều. 3.5.2. Số vòng quay khoản phải thu. Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của Công ty, và nó được tính theo công thức sau: Số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta có: - Số dư bình quân các khoản phải thu năm 2002 là: ( 37.847.524.666 +22.118.578.076 ) / 2 = 29.983.051.371 đồng - Số dư bình quân các khoản phải thu năm 2003 là: (22.118.578.076 + 15.343.611.784 ) / 2 = 18.731.094.930 đồng Số vòng quay các khoản phải thu năm 2002 = 30.798.493.443 =1,02 vòng 29.983.051.371 Số vòng quay các khoản phải thu năm 2003 = 24.456.700.003 =1,30 vòng 18.731.094.930 Từ kết quả tính toán trên ta có thể thấy các khoản phải thu của năm 2002 là 1,02 vòng, điều đó có nghĩa là khoảng 352 ngày Công ty mới thu hồi được nợ. Trong năm 2003 các khoản phải thu luân chuyển 1,30 vòng có nghĩa là khoảng 276 ngày Công ty mới thu hồi được nợ. BẢNG 3.9 PHÂN TÍCH VÒNG QUAY KHOẢN PHẢI THU Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Tỷ lệ % Số dư BQ các khoản phải thu 29.983.051.371 18.731.094.930 -11.251.956.441 - 37,52 Số vòng quay khoản phải thu 1,02 1,30 0,28 21,53 Kỳ thu tiền bình quân 325 276 - 49 - 15,07 Kỳ thu tiền bình quân năm 2003 thấp hơn năm 2002 là 49 ngày chứng tỏ Công ty đang dần khắc phục tình trạng nợ đọng dây dưa kéo dài, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.5.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ta sử dụng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vồn lưu động quay được mấy vòng và được tính theo công thức sau: Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta có: - Vốn lưu động bình quân năm 2002 là: ( 85.514.452.421 + 91.705.565.116 ) / 2 = 88.610.008.768 đồng - Vốn lưu động bình quân năm 2003 là: (91.705.565.116 + 65.287.026.016 ) / 2 = 78.496.295.566 đồng Số vòng quay VLĐ năm 2002 = 30.798.493.443 = 0,34 vòng 88.610.008.768 Số vòng quay VLĐ năm 2003 = 24.456.700.003 = 0,31 vòng 78.496.295.566 Kỳ luân chuyển vốn lưu động = 360 ngày Số vòng quay vốn lưu động BẢNG 3.10 HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Tỷ lệ % Doanh thu thuần 30.798.493.443 24.456.700.003 - 6.341.793.440 - 25,93 Vốn lưu động bình quân 88.610.008.768 78.496.295.566 - 10.113.713.202 - 11,41 Số vòng quay vốn lưu động 0,34 0,31 - 0,03 - 9,67 Kỳ luân chuyển VLĐ 1058,82 1161,29 102,47 8,82 Từ kết quả trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động năm 2003 thấp hơn số vòng quay vốn lưu động năm 2002 là 0,03 lần. Trong năm 2002, Công ty cứ đầu tư 1 đồng vào vốn lưu động trong kỳ chỉ tạo ra được 0,34 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2003, cứ đầu tư 1 đồng vào vốn lưu động chỉ tạo ra được 0,31 đồng doanh thu thuần. Chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty kho vận và dịch vụ thương mại chưa được cao, cần phải xem xét việc sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả hơn trong kỳ tới. 3.5.4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định. Hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào, hiệu suất sử dụng vốn cố định được tính theo công thức sau: Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Tỷ lệ sinh lợi TSCĐ = Lợi nhuận thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta có: - Vốn cố định bình quân năm 2002 là: ( 2.400.554.641 + 2.843.255.079 ) / 2 = 2.621.904.860 đồng - Vốn cố định bình quân năm 2003 là: ( 2.843.255.079 + 3.526.041.246 ) / 2 = 3.184.648.163 đồng - Nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2002 là: 5.188.859.732 đồng - Nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2003 là: 6.037.158.786 đồng Số vòng quay VCĐ năm 2002 = 30.798.493.443 = 11,74 lần 2.621.904.860 Số vòng quay VCĐ năm 2003 = 24.456.700.003 = 7,67 lần 3.184.648.163 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2002 = 30.798.493.443 = 5,93 5.188.859.732 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2003 = 24.456.700.003 = 4,05 6.037.158.786 Tỷ lệ sinh lời TSCĐ năm 2002 = 445.621.893 = 0,08 5.188.859.732 Tỷ lệ sinh lời TSCĐ năm 2003 = 2.140.115.810 = 0,35 6.037.158.786 BẢNG 3.11 HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Tỷ lệ % Doanh thu thuần 30.798.493.443 24.456.700.003 -6.341.793.440 - 20,59 Vốn cố định bình quân 2.621.904.860 3.184.648.163 562.743.303 21,46 Hiệu suất sử dụng VCĐ 11,74 7,67 - 4,07 - 34,66 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5,93 4,05 -1,88 -31,70 Tỷ lệ sinh lợi TSCĐ 0,08 0,35 0,27 337,5 Với vốn cố định thì năm 2002 một đồng vốn cố định mà Công ty đầu tư tạo ra được 11,74 đồng doanh thu. Còn sang năm 2003 thì hiệu suất sử dụng vốn cố định nhỏ hơn, một đồng vốn cố định chỉ tạo ra được 7,67 đồng doanh thu thuần. Như vậy ta có thể nói rằng năm 2002 Công ty sử dụng vốn cố định có hiệu quả hơn năm 2003. Về hiệu suất sử dụng tài sản cố định ta có thể thấy năm 2002 Công ty đã sử dụng hiệu suất tài sản cố định cao hơn năm 2003, mặc dù sử dụng hiệu suất tài sản cố định cao hơn nhưng tỷ lệ sinh lợi của tài sản cố định năm 2002 lại thấp hơn năm 2003. 3.5.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn. BẢNG 3.12 HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TOÀN BỘ VỐN Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Tỷ lệ % Doanh thu thuần 30.798.493.443 24.456.700.003 -6.341.793.440 - 20,59 Vốn sản xuất bình quân 91.231.913.629 81.680.943.729 -9.550.969.901 -10.46 Lợi nhuận sau thuế 624.776.169 1.079.107.737 454.331.568 72,71 Số vòng quay toàn bộ vốn 0,33 0,29 - 0,04 - 12,12 Số vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần Vốn sản xuất bình quân Vốn sản xuất bình quân = VLĐ bình quân + VCĐ bình quân VLĐ bình quân năm 2002 = ( 85.514.452.421 + 91.705.565.116 ) / 2 = 88.610.008.769 đồng VLĐ bình quân năm 2003 = ( 91.705.565.116 + 65.287.026.016 ) / 2 = 78.496.295.566 đồng VCĐ bình quân năm 2002 = ( 2.400.554.641 + 2.843.255.079 ) / 2 = 2.621.904.860 đồng VCĐ bình quân năm 2003 = ( 2.843.255.079 + 3.526.041.246 ) / 2 = 3.184.648.163 đồng Vốn sản xuất bình quân năm 2002 = 88.610.008.769 + 2.621.904.860 = 91.231.913.629 đồng Vốn sản xuất bình quân năm 2003 = 78.496.295.566 + 3.184.648.163 = 81.680.943.729 đồng Số vòng quay toàn bộ vốn năm 2002 = 30.798.493.443 = 0,33 lần 91.231.913.629 Số vòng quay toàn bộ vốn năm 2003 = 24.456.700.003 = 0,29 lần 81.680.943.729 Qua kết quả tính toán ta nhận thấy số vòng quay toàn bộ vốn năm 2002 cao hơn năm 2003 là 0,04 vòng, có nghĩa là năm 2002 Công ty cứ đầu tư 1 đồng vốn sản xuất trong kỳ sẽ tạo ra được 0,33 đồng doanh thu trong khi năm 2003 chỉ tạo ra được 0,29 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ trong năm 2003 Công ty sử dụng vốn kém hiệu quả hơn năm 2002. 3.6. Các hệ số sinh lời Hệ số sinh lời là thước đo hàng đầu, nó đánh giá hiệu quả và tình hình sinh lời quá trình hoạt động của Công ty. Nó là kết quả của hàng loạt biện pháp quản lý và quyết định của Công ty kho vận và dịch vụ thương mại. Doanh lợi hay lợi nhuận luôn là mục đích chính của hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào, do vậy số tiền lãi được phản ánh trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh là một hình thức đo lường, đánh giá thành tich sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên con số tuyệt đối này chưa phản ánh chính xác hiệu quả của công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các đơn vị có số vốn đầu tư lớn thì thông thường số lãi phải lớn hơn các đơn vị có vốn đầu tư nhỏ. Do vậy để đánh giá thực chất hoạt động của Công ty có hiệu quả hay chưa thì đó là điều cần thiết phải nghiên cứu các chỉ số về doanh lợi. Phân tích khả năng sinh lời của vốn sẽ cho ta kết quả sau cùng về hiệu năng hoạt động quản trị của Công ty. Ta có các chỉ số về doanh lợi như sau: 3.6.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh cho ta biết cứ một đồng doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế * 100% Doanh thu thuần Căn cứ vào số liệu thực tế của Công ty kho vận và dịch vụ thương mại ta có: Năm 2002 = 624.776.169 * 100 % = 2,02 % 30.798.493.443 Năm 2003 = 1.079.107.737 * 100 % = 4,41 % 24.456.700.003 Qua kết quả tính toán cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của Công ty năm 2003 cao hơn năm 2002 là 2,39 %. Trong năm 2002 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì Công ty đã thu được 2,02 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi đó năm 2003 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì Công ty thu về được 4,41 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là dấu hiệu tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Những nhân tố làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng: Do lợi nhuận sau thuế năm 2003 cao hơn năm 2002: 1.079.107.737 - 624.776.169 = 454.331.568 đồng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng lên: 1.079.107.737 * 100% - 624.776.169 * 100% = 1,48 % 30.798.493.443 30.798.493.443 Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1,48 %. Điều này cho thấy trong năm 2003 tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế nhanh và như vậy trong năm các khoản chi phí của Công ty đã giảm nhiều hơn so với doanh thu mà Công ty đã đạt được. Hay nói cách khác trong việc quản lý các khoản chi phí của Công ty là tương đối tốt và chặt chẽ, do vậy đã làm cho chi phí giảm xuống và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng lên. 3.6.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA (Return on asset). Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế * 100% Tổng tài sản BQ - Tổng tài sản BQ năm 2002: ( 87.915.007.062 + 94.593.820.195 ) / 2 = 91.254.413.629 đồng - Tổng tài sản BQ năm 2003: ( 94.593.820.195 + 68.813.067.262 ) / 2 = 81.703.443.729 đồng Năm 2002 = 624.776.169 * 100 % = 0,68 % 91.254.413.629 Năm 2003 = 1.079.107.737 * 100 % = 1,32 % 81.703.443.729 Ta có thể nhận thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là: (1,32% - 0,68%) = 0,64 %. Điều này cho thấy trình độ quản lý và sử dụng vốn của Công ty ngày càng có hiệu quả hơn. Một trăm đồng vốn bỏ ra đầu tư vào năm 2002 chỉ tạo ra được 0,68 đồng lợi nhuận, còn trong năm 2003 thì cứ một trăm đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1,32 đồng lợi nhuận. Tuy chênh lệch không lớn nhưng đây là biểu hiện tốt cho Công ty trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh. Những nhân tố làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng: Do lợi nhuận sau thuế năm 2003 cao hơn năm 2002: 1.079.107.737 - 624.776.169 = 454.331.568 đồng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng lên: 1.079.107.737 * 100% - 624.776.169 * 100% =0,5 % 91.254.413.629 91.254.413.629 Từ công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, chúng ta có thể viết lại như sau ( theo phương trình Dupon 1 ): ROA = LN sau thuế = Doanh thu thuần * Lãi thuần Tài sản Tài sản Doanh thu thuần ROA 2002 = 624.776.169 = 30.798.493.443 * 624.776.169 91.254.413.629 91.254.413.629 30.798.493.443 ROA 2002 = 0,0068 = 0,337 * 0,0202 ROA 2003 = 1.079.107.737 = 24.456.700.003 * 1.079.107.737 81.703.443.729 81.703.443.729 24.456.700.003 ROA 2003 = 0,013 = 0,299 * 0,044 Từ kết quả tính toán trên, ta nhận thấy tỷ lệ lãi trên tài sản năm 2003 ( 0,013 lần ) cao hơn tỷ lệ lãi trên tài sản năm 2002 ( 0,0068 lần ). Điều này cho thấy trong năm 2003 Công ty đã có nhiều cố gắng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ lãi trên tài sản năm 2003 chỉ đạt 0,0132 lần, tức là 1,32 %. Hệ số quay vòng vốn là 0,299 và tỷ lệ lãi trên doanh thu đạt 0,044 lần, tức là 4,4 %. Qua kết quả này ta có thể đánh giá khái quát về Công ty kho vận và dịch vụ thương mại như sau: - Quá trình sinh lợi của Công ty còn thấp (tỷ lệ lãi trên tài sản là 1,3%) - Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối lớn (doanh thu trên 25 tỷ), hệ số quay vòng tài sản thấp, chỉ đạt 0,29 lần. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng cao ( tỷ lệ lãi trên doanh thu là 4,4 % ). BẢNG 3.13 BẢNG CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Tỷ lệ% 1. Lợi nhuận sau thuế 624.776.169 1.079.107.737 454.331.568 72,71 2. Doanh thu thuần 30.798.493.443 24.456.700.003 -6.341.793.440 -20,59 3. Vốn CSH bình quân 3.972.686.590 4.893.506.016 920.819.426 18,81 4.Tổng tài sản bình quân 91.254.413.629 81.703.443.729 -9.550.969.900 -11,68 5. Doanh lợi tiêu thụ 0,0202 0,044 0,0238 117,82 6. Doanh lợi vốn CSH 16,80 23.25 6,45 38,39 7. Doanh lợi tài sản 0,68 1,32 0,64 94,11 3.6.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này sử dụng để đo mức sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu, nó phản ánh trình độ sử dụng vốn của Công ty và chỉ tiêu này được người đầu tư quan tâm nhất, nếu chỉ tiêu này càng cao càng kích thích các nhà đầu tư. Tỷ suất lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu được tính như sau: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế * 100 % Vốn chủ sở hữu BQ trong kỳ Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2 năm 2002 và 2003 ta có: - Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2002 là: 3.972.686.590 đồng - Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2003 là: 4.893.506.016 đồng Năm 2002 = 624.776.169 * 100 % = 15,72 % 3.972.686.590 Năm 2003 = 1.079.107.737 * 100 % = 22,05 % 4.893.506.016 Qua tính toán trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2003 cao hơn năm 2002 ( 22,05% - 15,72% = 6,33% ) nó cho thấy việc sử dụng vốn tự có của Công ty là hiệu quả hơn vào năm 2003, Công ty cần phát triển hơn nữa trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng hiệu quả. Doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng lên là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Do lợi nhuận sau thuế năm 2003 cao hơn năm 2002: 1.079.107.737đ - 624.776.169đ = 454.331.568 đồng, làm cho doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng lên: 1.079.107.737 * 100% - 624.776.169 * 100% = 11,44 % 3.972.686.590 3.972.686.590 - Do vốn chủ sở hữu bình quân năm 2003 so với năm 2002 tăng lên: 4.893.506.016đ - 3.972.686.590đ = 920.819.426 đồng, làm cho doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm xuống: 1.079.107.737 * 100% - 1.079.107.737 * 100% = -5,11 % 4.893.506.016 3.972.686.590 Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2003 tăng so với năm 2002 là: 11,44% - 5,11% = 6,33% Như vậy doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2003 tăng so với năm 2002 là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân, tức là trong kỳ Công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả. Từ công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, chúng ta có thể viết lại như sau: ROE = LN sau thuế = LN sau thuế * Doanh thu thuần * Tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tài sản Vốn chủ sở hữu Hay ROE = ROA * Tài sản Vốn chủ sở hữu Tài sản = 91.254.413.629 = 22,97 Vốn CSH 2002 3.972.686.590 Tài sản = 81.703.443.729 = 16,69 Vốn CSH 2003 4.893.506.016 ROE 2002 = 0,1572 = 0,0202 * 0,33 * 0,2297 ROE 2003 = 0,2205 = 0,0441 * 0,299 * 0,1669 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu 22,05% (15,72%) SƠ ĐỒ DUPONT Tỷ lệ tài sản / vốn CSH 16,69 (22,97) Doanh lợi tài sản 1,32 (0,68) Vòng quay tài sản 0,29 (0,33) Doanh lợi tiêu thụ 0,0441 (0,0202) Tổng tài sản 81.703.443.729 (91.254.413.629) Doanh thu 25.968.742.640 (32.005.217.696) Doanh thu 25.968.742.640 (32.005.217.696) Lợi nhuận sau thuế 1.079.107.737 (624.776.169) Tài sản lưu động 78.496.295.556 (88.610.008.769) Tài sản cố định 3.184.468.163 (2.621.904.860) Tổng chi phí 23.377.592.266 (30.173.717.274) Doanh thu thuần 24.456.700.003 (30.798.493.443) ( Số liệu trong ngoặc đơn là số liệu của năm 2002 ) CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KHO VẬN VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI. 4.1. Nhận xét, đánh giá công tác tài chính tại công ty kho vận và dịch vụ thương mại. Phân tích tình hình tài chính của công ty kho vận và dịch vụ thương mại là mối quan tâm của nhiều người khác nhau: Ban giám đốc công ty, các nhà cung cấp, các khách hàng và cả đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Mỗi một nhóm người này sẽ có những thông tin về tình hình tài chính khác nhau và do vậy họ có xu hướng tập chung vào những khía cạnh riêng trong tổng quan tài chính của công ty. Mặc dù mục đích của những nhóm người này khác nhau nhưng thường xuyên liên quan đến nhau, do vậy các công cụ và kỹ thuật phân tích cơ bản mà họ sử dụng để phân tích tình hình tài chính lại giống nhau. Là sinh viên trong quá trình tiếp cận tìm hiểu về tình hình tài chính của công ty kho vận và dịch vụ thương mại qua báo cáo tài chính trong thời gian thực tập em tự nhận thấy tình hình tài chính của công ty có nhiều điểm chưa được hợp lý, chính vì điều đó em đã đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu và làm đồ án tốt nghiệp cho mình với đề tài ( Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty kho vận và dịch vụ thương mại ). Cũng từ đó cá nhân em có một số đánh giá khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty qua 2 năm 2002 và 2003 như sau: BẢNG 4.1 CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM 2002&2003 Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Đánh giá 1. Hệ số nợ 0,955 0,918 Được 2. Hệ số vốn chủ sở hữu 0,045 0,082 Chưa tốt 3. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn 0,030 0,051 Được 4. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn 0,97 0,948 Chưa tốt 5. Tỷ trọng các khoản phải thu / Tổng nguồn vốn 23,38 22,29 Chưa tốt 6. Cơ cấu tài sản 0,322 0,185 Chưa tốt 7. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 1,466 1,592 Tốt 8. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,04 1,08 Được 9. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1,01 1,03 Được 10. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,82 0,58 Chưa tốt 11. Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,01 0,03 Thấp 12. Số vòng quay hàng tồn kho 2,64 0,96 Chưa tốt 13. Số ngày / vòng quay hàng tồn kho 136 380 Chưa tốt 14. Vòng quay các khoản phải thu 1,02 1,30 Được 15. Kỳ thu tiền bình quân 325 276 Được 16. Vòng quay vốn lưu động 0,34 0,31 Chưa tốt 17. Kỳ luân chuyển vốn lưu động 1059 1161 Chưa tốt 18. Hiệu suất sử dụng VCĐ 11,74 7,67 Được 19. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5,93 4,05 Được 20. Mức sinh lời TSCĐ 0,08 0,35 Tốt 21. Vòng quay toàn bộ vốn 0,33 0,29 Chưa tốt 22. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2,02 4,41 Tốt 23. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 0,68 1,32 Tốt 24. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 15,72 22,05 Tốt Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty theo xu hướng tăng dần tình hình tài chính của công ty ngày một khả quan hơn, tuy nhiên cơ cấu giữa vốn và nguồn vốn chưa được hợp lý cho lắm. * Về cơ cấu nguồn vốn và tài sản: Hệ số nợ cuối kỳ tuy có giảm so với đầu kỳ nhưng không lớn, công ty vẫn duy trì tỷ lệ nợ cao trong tổng tài sản. Cho dù hệ số vốn chủ sở hữu cuối kỳ có tăng lên nhưng với tỷ trọng thấp chứng tỏ công ty không có nhiều vốn tự có, không có tính độc lập cao đối với các chủ nợ. Do vậy công ty thường bị ràng buộc hoặc bị sức ép từ các khoản nợ vay. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của công ty ở thời điểm cuối năm lớn hơn đầu năm và đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng trang bị tài sản cố định và thể hiện khả năng tài chính lành mạnh của công ty. Tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn được đánh giá tổng quát là chưa tốt lắm thể hiện ở chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn năm 2003 nhỏ hơn năm 2002. Trong năm 2002 thì một đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ sẽ tạo được 0,33 đồng doanh thu, nhưng trong năm 2003 thì một đồng vốn kinh doanh bình quân chỉ tạo được 0,29 đồng doanh thu. Đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân ta thấy vòng quay vốn lưu động năm 2003 giảm ( 0,03 vòng ) so với năm 2002 và trong năm 2003 bình quân một đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra được 7,67 đồng doanh thu ( giảm 4,07 đồng so với năm 2002 ). Và vì vòng quay vốn lưu động giảm nên vòng quay tổng vốn cũng giảm đi trong năm 2003 so với năm 2002. Vòng quay vốn lưu động năm 2003 thấp hơn năm 2002 chủ yếu là do hàng tồn kho quá nhiều. * Về khả năng thanh toán của công ty cho thấy trong năm 2002 khả năng thanh toán nhanh là 0,82 và trong năm 2003 là 0,58, xét về mặt lý thuyết mà nói thì công ty đang gặp khó khăn về vốn vì khả năng thanh toán nhanh của công ty đã nhỏ hơn 1 trong năm 2002 và càng giảm đi trong năm 2003. Mặc dù khả năng thanh toán tổng quát và thanh toán hiện hành của công ty trong hai năm đều lớn hơn 1 nhưng khả năng thanh toán nhanh đã nhỏ hơn 1 và thậm chí quá thấp, nếu ta xem xét đến khả năng thanh toán tức thời thì công ty thực sự gặp khó khăn trong khả năng thanh toán. Việc này cho thấy lượng hàng tồn kho của công ty quá lớn làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, mặt khác nó sẽ làm mất đi một số cơ hội trong kinh doanh . * Về hệ số nợ, công ty có hệ số nợ quá cao, tuy vậy công ty vẫn hoạt động tốt vì bạn hàng của công ty cũng nợ lại công ty . Số vòng quay hàng tồn kho cũng rất thấp, năm 2002 và 2003 chỉ đạt từ 1 đến 2 vòng, có nghĩa là việc bán hàng của công ty chưa tốt. * Về khả năng sinh lợi của công ty được đánh giá là tốt thể hiện qua các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong năm 2003 đều cao hơn năm 2002. Điều này cho thấy trong kỳ công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ trong năm 2003 Xí nghiệp đã quản lý tốt hơn các khoản chi phí làm cho tổng chi phí giảm xuống và làm cho lợi nhuận sau thuế tăng lên. Về tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của công ty trong năm 2003 có thể đánh giá là tương đối tốt. Tóm lại: tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm qua là có hiệu quả, đảm bảo lợi nhuận dương liên tiếp, tăng dần nguồn vốn chủ sở hữu, điều tiết dần cơ cấu nợ phải trả tìm cách sử dụng tài sản hợp lý hơn, đầu tư tài sản cố định bằng nguồn vốn chủ sở hữuTuy cũng còn không ít những khó khăn cản trở trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty kho vận và dịch vụ thương mại. Công ty kho vận và dịch vụ thương mại là doanh nghiệp có quy mô không lớn, hạch toán độc lập nhưng vẫn trực thuộc bộ Thương mại, dù thời gian thành lập và hoạt động chưa lâu nhưng công ty đã xác định rất rõ nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của công ty gắn liền với định hướng chung của Đảng và Nhà nước. Qua phân tích tình hình tài chính của công ty em xin đề xuất một số giải pháp. 4.2.1 Giảm hàng hoá tồn kho ứ đọng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty 4.2.1.1 Cơ sở lý luận Ta thấy tình hình tồn kho nhiều, dẫn đến vốn bị ứ đọng và công ty phải trả một khoản chi phí cho sự ứ đọng vốn đó, làm cho tổng chi phí tăng và làm giảm lợi nhuận, điều đó buộc công ty phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp hợp lý. Tình hình dự trữ hàng tồn kho năm 2002 là hợp lý, đáp ứng vừa đủ nhu cầu sản xuất cho năm. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho năm tới, mà kết quả được thể hiện bằng tổng doanh thu thuần thu được, sau đó tiến hành tính toán tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng doanh thu của năm bằng với tỷ lệ cho phép, thì ta sẽ có lượng hàng hoá tồn kho cho năm tới. Tuy nhiên nếu năm tới có tình hình biến động lớn trong việc tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, hàng hoá hoặc đơn đặt hàng lớn vào đầu năm thjì công ty phải có khoản dự phòng hàng hoá tồn kho hợp lý. Tiến hành tính toán tỷ lệ hàng hoá tồn kho so với tổng doanh thu thuần năm 2003 ta thấy tỷ lệ này cao hơn so với năm 2002 rất nhiều. Bình quân để thực hiện 1 đồng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có lượng vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản là hàng hoá tồn kho là Năm 2002 = 5.327.479.754 + 17.476.237.618 = 0,36 đồng 2 32.005.217.696 Năm 2003 = 17.476.237.618 + 28.134.380.214 = 0,88 đồng 2 25.968.742.640 Kết quả trong năm 2003 thì bình quân để thực hiện 1 đồng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có lượng vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản là hàng hoá tồn kho là 0.88 đồng. Trong khi mức chuẩn của năm 2002 là 0.36 đồng. Như vậy, hàng hoá tồn kho năm 2003 nhiều hơn so với mức chuẩn là 0.88 - 0.36 = 0.52 đồng. Do đó làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên : 25.968.742.640 x 0.52 = 13.503.746.173. Đây là số vốn mà công ty phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn không hợp lý. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra ứ đọng hàng tồn kho ở khâu nào. Tồn kho do lượng nguyên vật liệu hay do hàng hoá không bán được .... Từ đó tìm ra biện pháp hợp lý để giải quyết việc ứ đọng hàng tồn kho. Tiến hành tính toán từng chỉ tiêu : * Tình hình dự trữ nguyên vật liệu trong kho Tổng chi phí nguyên vật liệu trong năm 2002 là 16.572.639.845 đ Tổng chi phí nguyên vật liệu trong năm 2003 là 13.463.381.491 đ NVL dự trữ bình quân 2002 = 2.885.803.683 + 2.195.420.353 = 2.540.612.018 2 NVL dự trữ bình quân 2003 = 2.195.420.353+ 3.274.537.288 = 2.734.978.205 2 Tính chỉ số : Tổng chi phí NVL kho NVL dự trữ bình quân Năm 2002 = 16.572.639.845 = 6,52 2.540.612.018 Năm 2003 = 13.463.381.491 = 4,92 2.734.978.205 Ta thấy lượng nguyên vật liệu tồn nhiều, thể hiện tốc độ quay vòng lượng nguyên vật liệu cho vào sử dụng trong năm nhỏ. Điều này làm góp phần tăng giá trị hàng hoá tồn kho trong năm của công ty. Cách giải quyết chỉ nhập những nguyên vật liệu đúng chủng loại, đúng kỹ thuật đảm bảo chất lượng tốt. Nhữngnguyên vật liệu nàobị lỗi thời, lạc hậu, hỏng hóc không còn phù hợp với việc tạo ra các sản phẩm thì tiến hành thanh lý. Điều này làm giảm lượng hàng tồn kho và giảm vốn kinh doanh dự trữ vào loại nguyên vật liệu này. Kết quả là làm giảm chi phí vốn, đồng thời lấy đồng vốn này đầu tư vào việc kinh doanh khác đem lại lợi nhuận cho công ty. *Tính chỉ số thành phẩm, hàng hoá tồn kho. Năm 2002 Thành phẩm tồn đầu kỳ : 2.390.942.020 Hàng hoá tồn đầu kỳ : 0 Thành phẩm tồn cuối kỳ : 12.209.338.226 Hàng hoá tồn cuối kỳ : 3.019.904.503 Thành phẩm hàng hoá tồn kho bình quân = 2.390.942.020 + 12.209.338.226 + 3.091.904.503 2 = 8.810.092.375 Tổng giá vốn : 30.798.493.443 Năm 2003 Thành phẩm tồn đầu kỳ : 12.209.338.226 Hàng hoá tồn đầu kỳ : 3.019.904.503 Thành phẩm tồn cuối kỳ : 20.243.668.743 Hàng hoá tồn cuối kỳ : 4.556.658.462 Thành phẩm hàng hoá tồn kho bình quân = 12.209.338.226 + 3.019904.503 +20.243.668.743 + 4.556. 658.462 2 = 20.014.784.967 Tổng giá vốn : 22.069.415.841 Tính tỷ số Tổng giá vốn Thành phẩm, hàng hoá tồn kho bình quân Năm 2002 = 30.798.493.443 = 3,50 8.810.092.375 Năm 2003 = 22.069.415.841 = 1,11 20.014.784.967 Ta thấy lượng hàng hoá thành phẩm tồn kho năm 2003 lớn hơn năm 2002. Tốc độ quay vòng năm 2003 chậm hơn năm 2002. Như vậy lượng hàng hoá thành phẩm tồn kho là lớn, góp phần làn tăng giá trị hàng tồn kho. Cách giả quyết : chọn cơ cấu, chủng loại mặt hàng để sản xuất. Chỉ sản xuất các sản phẩm mà thị trường cần chứ không sản xuất cái ta có. Có các biện pháp thúc đẩy việc bán được hàng hoá như có giảm giá, chiết khấu với số lượng hàng mua lớn hoặc ra hạn kỳ thu tiền chậm với khách hàng. Tiến hành bán, thanh lý các sản phẩm chất lượng kém, lỗi thời lạc hậu. Từ các phân tích đánh giá trên ta thấy việc dự trữ hàng tồn kho năm 2003 là lớn, vượt quá yêu cầu dự trữ, làm cho vốn kinh doanh bị ứ đọng. Tình trạng ứ đọng vốn diễn ra ở nhiều công đoạn trong quá trình dự trữ hàng tồn kho. Và dẫn đến giải pháp cho việc giải quyết hàng tồn kho đã được trình bày ở trên. Khi làm tốt các biện pháp trên thì sẽ giải quyết được tình trạng ứ đọng vốn ở hàng tồn kho và sẽ có được một lượng hàng tồn kho hợp lý đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất, tránh được việc gây lãng phí vốn dẫn đến giảm chi phi và làm tăng lợi nhuận. Hiệu quả của biện pháp trên là làm giảm vốn kinh doanh xuống một lượng là : 13.503.745.173 đồng. Đây là phần vốn thuộc phần TSLĐ nên chi phí sử dụng loại vốn này là 7%/năm. Như vậy sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn : 13.503.745.173 x 0,07 = 945.262.232 đồng. 4.2.1.2 Giải pháp cụ thể cho việc giảm hàng tồn kho - Giảm nguyên vật liệu tồn kho làm tăng vòng quay kho nguyên vật liệu Theo biên bảnkiểm kê nguyên vật liệu tồn kho năm 2003 ta có số nguyên vật liệu tồn kho các loại, các nguyên vật liệu này không còn được sử dụng cho sản xuất các sản phẩm có giá trị. Nguyên nhân là do các nguyên vật liệu này bị hỏng hóc, phế phẩm và do bị lạc hậu lỗi thời. Giá trị nguyên vật liệu này tại thời điểm hiện nay : 419.618.528 đồng. Số lượng nguyên vật liệu này sẽ làm tăng giá trị hàng tồn kho, tăng vốn ứ đọng dẫn đến tăng chi phí sử dụng vốn. Biện pháp là : tiến hành bán, thanh lý số nguyên vật liệu này Phương pháp thực hiện : thông báo tới các doanh nghiệp có nhu cầu mua loại nguyên vật liệu này. Tổ chức bán đấu giá. Tiến hành mở cuộc bán đấu giá công khai. Hiệu quả của giải pháp trên là : Nếu như công ty không tiến hành bán thanh lý các loại nguyên vật liệu này ngay thì chúng sẽ còn tồn kho trong một vài năm tới, điều đó làm cho giá trị nguyên vật liệu còn lại bị giảm đi và các chi phí liên quan tới việc ứ đọng vốn. Nên khi bán được số nguyên vật liệu này ta sẽ thu được một khoản tiền là 419.618.528 đồng ( đây là số tiền thuộc tài sản lưu động ). Như vậy công ty sẽ không mất một khoản chi phí cho việc sử dụng vốn này. Chi phí cho việc sử dụng tài sản lưu động là 7%, cho nên công ty sẽ không phải mất một khoản chi phí là 419.618.528 x 7% = 29.373.297 đồng. Chi phí phải bỏ ra để bán được số nguyên vật liệu trên là theo qui định chung thì tổng chi phí cho một cuộc bán đấu giá sẽ bằng 2% giá trị hàng hoá bán được. Cho nên chi phí phỉ bỏ ra là 419.618.528 x 2% = 8.392.370 đồng. Như vậy hiệu quả của giải pháp đem lại là : 29.373.297 - 8.392.370 = 20.980.927 đồng - Tăng việc bán hàng, giảm hàng tồn kho để tăng doanh thu Ta thấy hàng hoá, thành phẩm tồn kho nhiều, làm cho mức tiêu thụ hàng hoá bị giảm, dẫn đến mức độ tăng doanh thu chậm. Khi mức độ tăng doanh thu chậm thì mức độ tăng lợi nhuận cũng chậm theo. Công ty phải có giải pháp để tăng việc bán hàng làm tăng doang thu và lợi nhuận. Các bước tiến hành : Lập kế hoạch cho việc xâm nhập và mở rộng thị trường. Nghiên cứu tìm hiểu thị trường về sản phẩm, tức là nghiên cứu những sản phẩm có ưu thế, có lợi nhuận cao, nhưng những sản phẩm đó phải sản xuất được trong điều kiện thực tế tại công ty. Tiến hành sản xuất các sản phẩm để tung ra thị trường. Tuyển thêm nhân viên bán hàng. Hiệu quả của giải pháp : Ta dự kiến khi thực hiện biện pháp này thì sẽ làm doanh thu tăng lên 5% ta sẽ tính được : Doanh thu thuần tăng = 25.968.742.640 x 5% = 1.298.437.132 đồng Giá vốn hàng bán chiếm 85% trong doanh thu thuần. Giá vốn hàng bán tăng = 1.298.437.132 x 85% = 1.163.671.562 đồng Lợi nhuận gộp = 1.298.437.132 - 1.163.671.562 = 194765570 đồng Các chi phí làm tăng thêm phần doanh thu thuần trên : + Lập ban nghiên cứu thị trường gồm có 3 người trong đó có 1 trưởng ban và 2 nhân viên giúp việc. Lương trách nhiệm cho ban này như sau : Trưởng ban lương là 1.000.000 đồng/tháng Nhân viên là 700.000 đồng/tháng Vậy chi phí cho ban nghiên cứu này là : ( 1.000.000 + 700.000 + 700.000 ) x 12 = 28.800.000 đồng + Tuyển thêm nhân viên bán hàng gồm có 4 nhân viên. Lương trách nhiệm của mỗi người là 500.000 đồng/tháng. Vậy chi phí cho việc tuyển thêm nhân viên là 500.000 x 4 x 12 = 24.000.000 đồng Vậy lợi nhuận của giải pháp trên là 194.765.570 - 28.800.000 - 24.000.000 = 141.965.570 đồng Bảng 4.2: So sánh trước và sau khi thực hiện biện pháp. đơn vị : 1000 đồng Chỉ tiêu Trước biện pháp Sau biện pháp Chênh lệch 1. Doanh thu thuần 24.456.700 37.960.445 13.503.745 2. Lợi nhuận sau thuế 1.079.107 1.189.909 110.802 3. Vòng quay hàng tồn kho 0,96 1,66 0,70 5. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Nguồn vốn 0,0157 0,0173 0,0016 6. Tỷ suất lợi nhuận / vốn CSH 0,1921 0,2118 0,0197 4.2.2 Tăng khả năng thu hồi công nợ các khoản phải thu đã quá hạn. 4.2.2.1 Cơ sở lý thuyết Ta thấy các khoản phải thu của công ty tập trung chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải thu khách hàng. Muốn quản lý tốt các khoản phải phải thu thì công ty cần phải nắm vững khả năng tài chính của khách hàng để xác định mức cho nợ và thời gian cho nợ. Cho nên công tác Marketing và tìm hiểu khách hàng giữ vai trò quan trọng, quyết định trong việc giảm phải thu khách hàng. Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua kết quả kinh doanh, chiến lược kinh doanh, dự án đầu tư, uy tín hay quan hệ lâu dài. Nếu khách hàng có khả năng tài chính lớn, công ty có thể rút ngắn thời hạn tín dụng để thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ vòng quya vốn. Ngược lại nếu khách hàng có khả năng tài chính hạn hẹp thì công ty nên đánh giá đúng mức độ tin cậy để giảm thiểu rủi ro đối với các khoản nợ của khách hàng đối với công ty. Ngoài việc xem xét khả năng tài chính của khách hàng, công ty cần xem xét khả năng tài chính của chính mình để quyết định điều kiện tín dụng đối với khách hàng. Nếu việc cho khách hàng trả chậm không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và công ty vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì công ty có thể áp dụng chính sách bán chịu. Công ty nên mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc đểthu hồi nợ đúng hạn. Để thu hồi tiền bán hàng công ty có thể đưa ra một số ưu đãi như : chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán. Tiến hành sắp xếp phân loại theo mức độ rủi ro của từng khoản phải thu để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Thông qua việc sắp xếp, phân loại giúp cho công ty có được cái nhìn tổng thể trực quan nhất về vấn đề này. Khi tiến hành ký kết hợp đồng với khách hàng công ty phải xác định đầy đủ các điều khoản, qui định rõ ràng trách nhiệmk và quyền hạn mỗi bên, mức phạt nếu khách hàng thanh toán chậm, cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Hiện nay công ty có hai loại khách hàng chủ yếu : Loại khách hàng thứ nhất : đây là loại khách hàng không đáp ứng đúng thời hạn thanh toán trong hợp đồng, thường là nợ với thời gian dài. Loại khách hàng thứ hai : đây là loại khách hàng đáp ứng đúng thời hạn thanh toán trong hợp đồng. 4.2.2.2 Biện pháp thu hồi công nợ các khoản phải thu Bảng 4.2 Các khoản phải thu Các khoản phải thu Tổng số Số quá hạn Số khó đòi Phải thu của khách hàng 13.147.901.985 1.104.865.712 856.732.955 Trả trước cho người bán 1.188.648.633 0 0 Thuế GTGT được khấu trừ 584.545.839 0 0 Phải thu nội bộ 330.024.790 0 0 Các khoản phải thu khác 92.310.537 45.698.596 30.492.963 Tổng cộng 15.343.611.784 1.150.564.308 887.225.918 Qua bảng số liệu ta thấy hiện nay loại khách hàng thứ nhất còn nợ công ty là 2.037.790.226 đồng chiếm 13,28% tổng số các khoản phải thu. Hiện nay để đòi các khoản nợ quá hạn công ty mới chỉ có biện pháp gửi thư đòi nợ đến khách hàng. Để thu hồi các khoản nợ này công ty cần có các biện pháp như : cử cán bộ trực tiếp đến đòi, uỷ quyền cho đại diện, gửi thư đòi nợ.... Giải pháp thực tế là công ty nên lập một tổ thu hồi công nợ gồm 5 người trong đó có 1trưởng ban, 1 phó ban và 3 nhân viên giúp việc. Tổ công tác này có chuyên trách bán hàng và thu hồi nợ. Công ty cũng có biện pháp khen thưởng khuyến khích và trích một tỷ lệ hợp lý để thưởng cho những nhân viên có thành tích trong công tác thu hồi nợ quá hạn hoặc khó đòi. Ta xác định hiệu quả của biện pháp này đem lại cho công ty : Trong trường hợp công ty không thực hiện biện pháp trên mà đi vay ngắn hạn ngân hàng thì sẽ phải chịu một lãi suất vay ngắn hạn là 7% năm. Khi đó chi phí phải bỏ ra để vay được 2.037.790.226 đồng là Chi phí lãi suất vay = 2.037.790.226 x 7% = 142.645.316 đồng Khi áp dụng biện pháp trên thì công ty phải mất thêm chi phí làm thêm giờ. Công ty dự trù thời gian để thu hết các khoản nợ trên là 6 tháng, khoản phải trả thêm cho một nhân viên bình quân là 600.000 đồng/tháng.Khi đó công ty phải trả chi phí cho công nhân làm thêm giờ là 5 x 600.000 x 6 = 18.000.000 đồng Chi phí cho việc đi lại, điện thoại đến những khách hàng ở các tỉnh, thành phố để thu hồi công nợ. Công ty hiện có khoảng 20 khách hàng thuộc diện nợ quá hạn. Dự trù chi phí bình quân cho việc đi lại thu hồi các khoản phải thu này là 400.000 đồng/khách hàng. Vậy chi phí cho việc đi đến 20 khách hàng này là : 20 x 400.000 = 8.000.000 đồng Theo qui định của công ty thì tiền thưởng cho việc thu hồi công nợ là 1% số nợ đó. Như vậy số tiền công ty phải bỏ ra để thưởng cho việc thu hồi được nợ là : 2.037.790.226 x 1% = 20.377.902 đồng Vậy tổng chi phí cho việc tiến hành thu hồi các khoản phải thu quá hạn hoặc khó đòi của công ty khỉ dụng biện pháp thu hồi công nợ trên là 18.000.000 + 8.000.000 + 20.377.902 = 46.377.902 đồng Từ các tính toán trên ta tính ra hiệu quả của biện pháp đem lại cho công ty là 142.645.316 - 46.377.902 = 96.267.414 đồng 4.2.2.3 Hiệu quả của biện pháp ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính Vòng quay các khoản phải thu tăng Số vòng quay các khoản phải thu = Tổng doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu = 24.456.700.003 = 1.38 vòng 17.712.199.817 Số ngày một vòng quay các khoản phải thu = 360 = 260.87 ngày 1.38 Ngoài ra khi thực hiện các biện pháp nhằm thu hồi công nợ của công ty. Vốn của công ty bị đơn vị khác chiếm dụng giảm xuống. Khi đó các khoản nợ của công ty giảm xuống mà công ty vẫn đảm bảo được vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta có : Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Hệ số nợ = 61.158.499.277 = 0.89 68.813.067.262 Hệ số nợ giảm : 0.92 - 0.89 = 0.03 so với trước khi thực hiện biện pháp. KẾT LUẬN Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng nhiều đến các quyết định trong quản lý và đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Sau khi phân tích tình hình tài chính của công ty Kho vận và dịch vụ thương mại, em thấy công ty là doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh thu đạt được lớn nhưng hoạt động không có hiệu quả. Tình hình tài chính của công ty không khả quan, hàng tồn kho nhiều, khoản phải thu lớn làm cho việc sử dụng vốn bị lãng phí, dẫn đến độ tự chủ về mặt tài chính thấp. Xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và thông qua quá trình phân tích, đánh giá tình hình tài chính, em đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp để cải thiện tình hình tài chính của công ty Kho vận và dịch vụ thương mại. Em hy vọng rằng, trong thời gian tới ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên sẽ khắc phục những mặt còn hạn chế và nỗ lực từng bước phấn đấu đưa công ty ngày càng lớn mạnh. Nói chung mọi hoạt động kinh doanh đều tìm kiếm mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Để đạt được mục đích đó mỗi doanh nghiệp đều phải biết tường tận về số vốn của mình để đi đến phân tích, tìm hiểu những nguyên nhân để có những biện pháp thích hợp tăng hiệu quả sử dụng vốn của mình nhằm tăng lợi nhuận, mở rộng quá trình tái sản xuất kinh doanh, tích tụ hoặc tập trung vốn nhiều hơn nữa để ngày càng phát triển, đó là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, bản đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, em xin nhận được sự chỉ bảo của thầy cô. Em xin chân thành cám ơn cô giáo Trần Thị Ngọc Lan, đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này và em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô trong khoa đã giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Kinh tế và quản lý doanh nghiệp: PTS .Ngô Trần Ánh - Khoa KT&QL - ĐHBK. Hà Nội. NXB thống kê năm 2001. 2 - Giáo trình giảng dạy môn tài chính doanh nghiệp. Th.S. Vũ Việt Hùng - Giảng viên Khoa KT&QL - Trường ĐHBK - HN. 3 - Giáo trình giảng dạy môn cơ sở của quản lý tài chính doanh nghiệp. T.S. Nghiêm Sĩ Thương - Giảng viên Khoa KT&QL. Trường ĐHBK - HN. 4 - Quản trị tài chính doanh nghiệp: PTS. Nguyễn Duy Hào - Đàm Văn Huệ, ThS. Nguyễn Quảng Ninh - Đại học KTQD Hà Nội. NXB thống kê năm 1998. 5 - Quản trị tài chính doanh nghiệp: Tg: Nguyễn Hải Sản (biên soạn). NXB Trẻ năm 1998. 6 - Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính: TS. Nguyễn Năng Phúc, TS. Nguyễn Văn Công (chủ biên). Trường ĐHKT Quốc Dân Hà Nội. 7 - Những quy định về quản lý tài chính doanh nghiệp: Bộ tài chính - NXB tài chính năm 1998. 8 - Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Bộ môn kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh. Trường ĐHKT Quốc Dân Hà Nội - 2002. MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Chương I: Giới thiệu về công ty kho vận và dịch vụ thương mại 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3 1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 4 1.3. Công nghệ sản xuất 5 1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý 6 1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 9 1.6. Tình hình lao động, tiền lương 10 1.7. Tình hình tài sản cố định 13 1.8. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 14 1.8.1. Những thành công và nguyên nhân của thành công 14 1.8.2. Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của công ty 15 1.8.3. Phương hướng phát triển của công ty 16 Chương II: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 17 2.1. Khái niệm, ý nghĩa và phương pháp luận phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 17 2.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp 17 2.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp 17 2.1.1.2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 17 2.1.2. Nhiệm vụ - ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 18 2.1.3. Phương pháp phân tích 19 2.1.3.1. Phương pháp so sánh 19 2.1.3.2. Phương pháp phân tổ 21 2.1.3.3. Phương pháp bảng cân đối 22 2.1.3.4. Phương pháp phân tích hệ số 22 2.1.4. Tài liệu phân tích 23 2.1.4.1. Bảng cân đối kế toán 23 2.1.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 24 2.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 25 2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng vốn 25 2.2.1.1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 25 2.2.1.2. Tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn 27 2.2.2. Phân tích tình hình nguồn vốn 28 2.2.2.1. Nợ phải trả 29 2.2.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu 31 2.2.3. Các hệ số phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn 32 2.2.3.1. Cơ cấu nguồn vốn 33 2.2.3.2. Cơ cấu tài sản 34 2.2.3.3. Tỷ suất tài trợ tài sản cố định 35 2.2.3.4. Hệ số nợ phải thu và nợ phải trả 35 2.2.4. Phân tích khả năng thanh toán 35 2.2.4.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 36 2.2.4.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 36 2.2.4.3. Hệ số khả năng thanh toán 37 2.2.4.4. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền 37 2.2.4.5. Khả năng thanh toán lãi vay 38 2.2.5. Các chỉ số hoạt động 38 2.2.5.1. Số vòng quay hàng tồn kho 38 2.2.5.2. Số vòng quay khoản phải thu 39 2.2.5.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động 39 2.2.5.4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định 41 2.2.5.5. Vòng quay toàn bộ vốn 41 2.2.6. Các hệ số sinh lời 42 2.2.6.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 42 2.2.6.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 43 2.2.6.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu 44 Chương 3: Phân tích tình hình tài chính của công ty kho vận và dịch vụ thương mại 45 3.1. Phân tích bảng kết quả kinh doanh 45 3.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty 46 3.2.1. Phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty khovận và dịch vụ thương mại 50 3.2.3. Phân tích tình hình nguồn vốn 54 3.3. Phân tích các hệ số phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn 57 3.3.1. Cơ cấu nguồn vốn 57 3.3.2. Cơ cấu tài sản 59 3.3.3. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định 61 3.3.4. Hệ số nợ phải thu và nợ phải trả 61 3.4. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty kho vận và dịch vụ thương mại 62 3.4.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 63 3.4.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 64 3.4.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 65 3.4.4. Hệ số thanh toán tức thời 66 3.5. Phân tích các chỉ số về hoạt động của Công ty kho vận và dịch vụ thương mại 67 3.5.1. Vòng quay hàng tồn kho 67 3.5.2. Số vòng quay khoản thu 68 3.5.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động 69 3.5.4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định 71 3.5.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn 73 3.6. Các hệ số sinh lời 74 3.6.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 75 3.6.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA 76 3.6.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 79 Chương 4: Phương hướng - giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty kho vận và dịch vụ thương mại 82 4.1. Nhận xét, đánh giá công tác tài chính tại Công ty kho vận và dịch vụ thương mại 82 4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty kho vận và dịch vụ thương mại 86 4.2.1. Giảm hàng hoá tồn kho ứ đọng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty 86 4.2.1.1. Cơ sở lý luận 86 4.2.1.2. Giải pháp cụ thể cho việc giảm hàng tồn kho 90 4.2.2. Tăng khả năng thu hồi công nợ các khoản phải thu đã quá hạn 93 4.2.2.1. Cơ sở lý thuyết 93 4.2.2.2. Biện pháp thu hồi công nợ các khoản phải thu 94 4.2.2.3. Hiệu quả của biện pháp ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính 96 Kết luận 98 Tài liệu tham khảo 99

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH415.doc
Tài liệu liên quan