Với đề tài: “ Phân tích tình hình thực hiện giá thành kế hoạch và đề xuất một số giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm GT250 của công ty Cơ khí Duyên Hải”. Qua đây cho thấy một số nguyên nhân của sự biến động tăng giảm về chi phí sản xuất đối với sản phẩm của công ty. Từ đó đề cập đến một số giải pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Những nội dung phân tích trình bày trên hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào việc tăng doanh thu của công ty lên, tạo hiệu quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
61 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình thực hiện giá thành kế hoạch và đề xuất một số giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm GT250 tại công ty TNHH một thành viên cơ khí Duyên Hả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sản phẩm. Quá trình phân tích ở đây chỉ tập chung vào nhưng sản phẩm có khối lượng lớn, đặc biệt là những sản phẩm có giá thành thực tế cao hơn định mức hay kế hoạch.
5.5 Phân tích các ảnh hưởng của các nhân tố đến khoản mục giá thành
Sau khi phân tích tình hình biến động các khoản mục chi phí cần đi sâu phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị để thấy rõ hơn tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các khoản mục giá thành gồm hai nhân tố: nhân tố phản ánh về lượng và nhân tố phản ánh về giá.
Nhân tố phẩn ánh về lượng: là số lượng nguyên vật liệu để sản xuất một đơn vị sản phẩm, đơn vị đo có thể là kg, m, l v.v.. Số lượng thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm có đơn vị đo thường là giờ công của một công nhân trực tiếp sản xuất.
Nhân tố phản ánh về giá: như là giá của một mét, của 1kg vật liệu, của một giờ công v.v..
5.5.1 Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phân tích này giúp cho doanh nghiệp thấy rõ ưu nhược điểm trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liêu để sản xuất sản phẩm.
Sự biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phụ thuộc mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá của chúng.
Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của mức tiêu hao và đơn giá nguyên vật liệu đến các khoản mục chi phí.
Biến động giá = (Giá thực tế – Giá định mức) x Lượng thực tế
Biến động lượng = (Lượng thực tế – Lượng định mức) x Giá định mức
Tổng biến động = Biến động giá + Biến động lượng
Biến động giá NVL mà âm thì thể hiện sự tiết kiệm chi phí, vốn thu mua, kiểm soát được giá NVL.
Biến động lượng NVL là chênh lệch âm thì thể hiện sự tiết kiệm chi phí, kiểm soát được lượng NVL trong sản xuất hoặc những nguyên nhân tác động đến lượng NVL sử dụng trong sản xuất chuyển biến thuận lợi và ngược lại.
5.5.2 Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Tuy theo tình hình trả lương, khoản mục chi phí tiền lương công nhân sản xuất được xác định băng công thức khác nhau và do đó các nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cũng khác nhau.Trong giá thành sản phẩm khoản mục này cũng chiếm một tỷ lệ quan trọng. Phấn đấu giảm khoản mục chi phí này cũng góp phần đáng kể trong việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh hay thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh hưởng của mức hao phí 1 giờ công cho 1 đơn vị sản phẩm và đơn giá tiền lương cho một giờ công.
Tổng biến động = Biến động giá + Biến động năng suất
Nếu biến động giá âm thì là biến động tốt, thể hiện sự tiết kiệm chi phí, kiểm soát được giá nhân công hoặc những nguyên nhân tác động đến giá nhân công trong tuyển dụng và sản xuất theo chiều hướng thuận lợi. Nếu là dương thì ngược lại
Nếu biến động năng suất của chi phí NCTT là âm thì tốt, nó thể hiện sự tiết kiệm và kiểm soát được giờ công để sản xuất sản phẩm theo chiều hướng thuận lợi. Nếu là dương thì ngược lại.
5.5.3 Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung
Khác với chi phí NVLTT và NCTT, khoản mục chi phí sản xuất chung có đặc điểm:
Gián tiếp đối với từng đơn vị sản phẩm do đó phải qua phân bổ.
Gồm nhiều nội dung kinh tế do nhiều bộ phận quản lý khác.
Gồm cả biến phí lẫn định phí.
Do đó nó là loại chi phí rất khó kiểm soát trong việc ứng sử khi có biến động của khối lượng sản phẩm được sản xuất. Để kiểm soát được cũng như dự đoán cách ứng sử của chi phí sản xuất chung, ta phải dùng các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp để phân tích chi phí sản xuất chung thành các yếu tố biến phí và định phí.
Biến phí sản xuất chung thường bao gồm những chi phí gián tiếp liên quan đến phục vụ, quản lý hoạt động sản xuất nhưng biến thiên theo mức dộ hoạt động sản xuất như chi phí NVLTT, lương quản lý, chi phi năng lượng v.v..
Định phí sản xuất chung thường bao gồm những khoản mục chi phí sản xuất liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất ít hoặc không thay đổi theo mức độ hoặt động sản xuất như: lương quản lý, khấu hao tài sản cố định, chi phí hành chính ở phân xưởng.
Một số phương hướng làm giảm giá thành
Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tìm nguồn nguyên liệu khác có giá thành thấp hơn. Tiết kiệm hao phí NVL trong quá trình sản xuất.
Giảm chi phí nhân công trực tiếp: Tăng định mức ngày công lao động trên cơ sở cải tiến máy móc thiết bị, nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ sản xuất mới.
Giảm chi phí sản xuất chung: Tiết kiệm tối đa các nội dung chi phí cho nhóm khoản mục này ở mức thấp nhất có thể.
Chương II : Phân tích tình hình thực hiện giá thành ở công ty
Phần 1: Giới thiệu đặc điểm cơ bản của công ty
Giới thiệu khái quát chung về công ty TNHH một thành viên cơ khí Duyên Hải.
Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Duyên Hải
Tên viết tắt: DMC CO., LTD
Địa điểm: Số 14 - Trần Quang Khải - Hồng Bàng - Hải Phòng.
Số điện thoại: 031 823212
Số Fax : (84) 31 745730
Chủ sở hữu công ty là Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp
Vốn điều lệ: 66.600.000.000 VNĐ
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH một thành viên Cơ khí Duyên Hải
Tiền thân của công ty là nhà máy cơ khí Duyên Hải, được thành lập vào ngày 05/10/1955 theo quyết định của uỷ ban kháng chiến Hải Phòng. Từ một cơ sở nhỏ của Pháp để lại với cơ sở kỹ thuật thô sơ lạc hậu, lúc đó nhà máy chỉ là một khu nhỏ nằm trong khu xưởng A1, hiện nay là trụ sở chính của công ty.
Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành nhà máy đã phát triển về mọi mặt và hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Đảng và nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất và nhiều huân huy chương khác, được tặng cờ luân lưu khá nhất trong ngành với phong trào "Sóng Duyên Hải, Gió Đại Phong, Cờ ba nhất" Đây cũng là thời kỳ đỉnh cao của nhà máy.
Mặt hàng truyền thống của nhà máy trong nhiều năm là: đóng tầu hút bùn, tầu vận tải phà sông biển, máy lạnh, hộp giảm tốc các loại, cùng nhiều phụ tùng công nghiệp khác. Trong quá trình đổi mới nhà máy đã chuyển hướng sản xuất cả thép xây dựng.
Trong giai đoạn 1965 - 1975. Đây là thời kỳ khôi phục của nhà máy. Do ảnh hưởng của chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhà máy đã vừa sản xuất vừa chống chiến tranh, nhưng vẫn giữ phong trào sản xuất.
Từ năm 1976 - 1986. Nhà máy không ngừng phát triển, năng lực sản xuất ngày một tăng, khẳng định những bước phát triển mới của nhà máy sau hoà bình. Được Bộ công nghiệp giao nhiệm vụ chuyên sản xuất máy hút bùn để cung cấp cho miền Nam. được sự chỉ đạo của bộ công nghiệp năng nhà máy đã mở rộng quy mô sản xuất thành 3 xưởng:
Xưởng A1: Trụ sở chính của nhà máy. 14 - Trần Quang Khải. Chuyên sản xuất máy lạnh và các chi tiết máy móc.
Xưởng A2: 23 - Máy Tơ. Chuyên sản xuất các loại phôi để cung cấp cho A1 và A3.
Xưởng A3: Bến Kiền, là khu vực lớn nhất của nhà máy với nhiệm vụ chuyên sản xuất tầu thuyền.
Trong giai đoan 1986 - 2003, nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang tự cung tự cấp, nhà máy cũng như bao doanh nghiệp khác gập khó khăn trong sự chuyển đổi cơ chế quản lý và sự khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường. Sản phẩm của nhà máy không bán được và bị lỗ liên tục, có nguy cơ phá sản. Xưởng A3 được tách thành nhà máy cơ khí Bến Kiền - thuộc Bộ giao thông và vận tải.
Đứng trước tình hình đó Bộ Công Nghiệp đã cho nhà máy tự tìm cho mình sản phẩm phù hợp, không nhất thiết phải sản xuất hàng cơ khí. Vì vậy từ năm 1991 đến 1993 nhà máy đã đầu tư xây dựng xong dây chuyền sản xuất thép xây dựng, do đó kết quả kinh doanh có nhiều khả quan trong những năm tiếp theo
Với những thành tích đi lên không ngừng đó, ngày 25/11/1997, Bộ trưởng Bộ công nghiệp đã duyệt theo quyết định số 1566 QĐ - TCCB đã đổi tên Nhà máy cơ khí Duyên Hải thành Công ty cơ khí Duyên Hải. Theo quyết định số 217/2003/QĐ - BCN ngày 15/12/2003 của Bộ truởng Bộ công nghiệp về việc chuyển Công ty cơ khí Duyên Hải thành Công ty TNHH một thành viên cơ khí Duyên Hải.
Công ty TNHH một thành viên cơ khí Duyên Hải ngày nay là một công ty lớn với 6 phân xưởng chính có khả năng sản xuất những mặt hàng phục vụ cho ngành công nghiệp.
Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
2.1.Chức năng
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu được thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp, cụ thể là chế tạo các sản phẩm cơ khí, sản xuất thép xây dựng.
Phạm vi kinh doanh của cônng ty bao gồm:
Các sản xuất kinh doanh thiết bị máy móc, phụ tùng công nghiệp, hộp giảm tốc các loại và kết cấu thép xây dựng.
Sản xuất kinh doanh thép xây dựng, thép hình và phá dỡ tầu cũ.
Xuất nhập khẩu máy móc vật tư.
Sản xuất kinh doanh thiết bị nâng hạ.
Xây dựng công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh doanh nhà.
2.2.Nhiệm vụ của công ty
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về sản xuất các sản phẩm, cũng như các hoạt động dịch vụ theo đúng ngành nghề đăng ký kinh doanh và mục đích của công ty.
Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty.
Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Bảo toàn và phát triển vốn của Bộ giao, công ty được huy động vốn của các tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh.
Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ với nhà nước, thực hiện đầy đủ các chính sách kinh tế và pháp luật. Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên.
Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vị quốc phòng.
Thực hiện nghiêm chỉnh luật lao động.
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty là quản lý theo hai cấp theo cơ cấu trực tuyến - chức năng.
Đứng đầu là giám đốc công ty, người có quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước nhà nước, trước công nhân viên.
Dưới giám đốc là hai phó giám đốc, hệ thống các phòng ban phân xưởng giúp việc cho giám đốc và phó giám đốc.
Phó giám đốc kinh doanh là giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh.
Phó giám đốc sản xuất kỹ thuật là người chịu trách nhiệm về công tác đào tạo, nâng bậc, an toàn lao động, tiến độ sản xuất đảm bảo kế hoạch đề ra.
Công ty thực hiện chế độ quản lý trên cơ sở quyền làm chủ của nguời lao động, theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và người lao động làm chủ. Việc xây dựng tổ chức đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp trong công ty đều được thực hiện tuân thủ theo đúng quy trình bổ nhiệm cán bộ.
Cơ cấu quản lý trên cho phép chỉ đạo sản xuất kinh doanh nhạy bén, kịp thời. Đảm bảo phát huy ưu điểm chế độ một lãnh đạo, một thủ trưởng và thế mạnh của các bộ phận chức năng. Tổ chức này được chỉ đạo thống nhất và chặt chẽ từ trên xuống dưới, mỗi thông tin được phản ánh , kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, việc sử lý thông tin nhanh chóng, thuận tiện.
Chức năng, nhiệm vụ đề ra ở các phân xưởng:
Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS)
Chức năng: giúp giám đốc về công tác chất lượng sản phẩm
Nhiệm vụ: kiểm tra chặt chẽ về chất lượng sản phẩm.
Phòng kỹ thuật
Chức năng: áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức và điều hành sản xuất.
Nhiệm vụ: Quản lý kỹ thuật, công nghệ, quản lý kỹ thuật an toàn, quản lý sáng kiến kỹ thuật, công tác thiết kế bản vẽ.
Phòng cơ điện:
Chức năng: về điện và sửa chữa máy móc.
Nhiệm vụ: quản lý điện, quản lý và sửa chữa máy móc.
Phòng luyện kim
Chức năng: giúp phân tích các mác thép, gang cầu
Nhiệm vụ: nghiên cứu vật liệu để chế tạo phù hợp với yêu cầu sản xuất.
-Phòng dịch vụ và đời sống
Chức năng: giúp giám đốc trong lĩnh vực đời sống công nhân viên
Nhiệm vụ: theo dõi và giúp đỡ những khó khăn về đời sống công nhân viên.
Phòng vật tư
Chức năng: Giúp giám đốc về công tác vật tư, nguyên vật liệu cho toàn công ty
Nhiệm vụ: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh để lập kế hoạch cung ứng vật tư cho kịp và phù hợp với sản xuất.
Phòng marketinh
Chức năng: Giúp giám đốc phân tích thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị trường để từ đó đề ra các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ
Nhiệm vụ: Thăm dò thị trường, tiếp thi và quảng cáo, quan hệ tìm khách hàng.
Phòng kế hoạch và sản xuất kinh doanh
Chức năng: Giúp giám đốc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho công ty
Nhiệm vụ: Xây dựng các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cho công ty, bám sát nhu cầu và dự báo của thị trường để xây dựng và định hướng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ.
Phòng tổ chức hành chính
Chức năng: Giúp giám đốc thực hiện cá chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên
Nhiệm vụ: Tổ chức xây dựng bộ máy quản lý, đào tạo quản lý và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Quản lý công tác văn thư, hành chính, lưu trữ hồ sơ, các tài liệu của công ty.
Phòng tài vụ
Chức năng: Giúp giám đốc về công tác quản lý tài chính
Nhiệm vụ: Tổ chức bộ máy thống kê hợp lý trong phạm vi toàn công ty để quản lý tốt đầu ra cũng như đầu vào.
- Phòng bảo vệ
Chức năng: Giúp giám đốc về công tác bảo vệ tài sản, trật tự an toàn, an ninh cho công ty.
Nhiệm vụ: Xác định rõ khách đến giao dịch, ký kết hợp đồng, bảo vệ an toàn cho công ty.
Sáu phân xưởng
Chức năng: Sản xuất theo kế hoạch được giao đảm bảo đúng chất lượng và số lượng và thời gian
Nhiệm vụ: Căn cứ vào kế hoạch được giao, cân đối thiết bị, khuôn mẫu, bản vẽ...Đảm bảo máy móc thiết bị để phát huy hết công suất, tạo ra hiều sản phẩm nhất.
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc SXKT
Phòng KCS
Phòng kỹ thuật
Phòng luyện kim
Phòng cơ điện
Phòng marketinh
Phòng vật tư
Ph. bảo vệ
Ph. tài vụ
Ph. tổ chức hành chính
Ph. kế hoạch SXKD
Phân xưởng đúc
Phân xưởng dụng cụ
Phân xưởng phôi
Phân xưởng luyện
Phân xưởng cán
Phân xưởng cơ khí lắp ráp
Phòng dịch vụ và đời sống
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH một thành viên cơ khí Duyên Hải
Bảng 1: Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ 2003 – 2004
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
So sánh %
TH
KH
TH 04/03
TH/KH
1
Doanh thu thuần
Tỷ.đ
24,83
39,56
40,2
159,3
98,4
2
Giá vốn hàng bán
Tỷ.đ
21,84
34,32
38,42
156,7
98,1
3
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ.đ
0,012
0,602
0,46
5.017
131
4
Thu nhập bq/người
1000đ
991,6
1.082
1.052
107
98
5
Nộp ngân sách
Tỷ.đ
0,024
0,136
0,104
556
131
6
Tiêu thụ của một số sp chủ yếu
Hộp số GT250
Hộp số GT350
Hộp số GT400
Hộp
Hộp
Hộp
138
92
39
187
144
33
210
250
30
135
156
85
89
57,6
110
Nguồn: phòng kinh doanh và BCTC – 2004
Qua bảng kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2004 ta thấy hoạt động của công ty còn chưa vượt mức kế hoạch đặt ra. Tuy doanh thu năm 2004 đã vượt năm 2003 là 159,3% nhưng chưa vượt kế hoạch đề ra mà chỉ bằng 98,4 % kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế tăng một cách đột biến là 5017% do công ty đã thay đổi cơ chế hoạt động kinh doanh cho phù hợp với cơ chế thị trường và đây là một lỗ lực rất tốt của công ty nhờ vào cải tiến máy móc thiết bị, nâng năng suất lao động của công nhân lên, sản xuất thêm một số loại sản phẩm. Doanh thu năm 2004 bằng 159,3% năm 2003, giá vốn hàng bán năm 2004 bằng 156,7% năm 2003. Sản lượng một số mặt hàng đã vượt kế hoạch và vươn lên so với năm 2003. Tuy nhiên số sản lượng được tiêu thụ vẫn chưa cao. Nguyên do là do thị trường gặp nhiều khó khăn, giá nguyên vật liệu cao, các chi phí khác đều tăng lên nên giá thành sản phẩm cũng cao lên. Mặt khác, về phía các đối tác, các khách hàng lại yêu cầu giảm giá, do đó kết quả tiêu thụ vượt ít so với kế hoạch. Chính vì vậy vấn đề giá thành sản xuất là vấn đề cần phải đặt ra hàng đầu. Làm thế nào để hạ giá thành sản xuất xuống để làm cho giá bán giảm xuống để đẩy mạnh việc tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của công ty.Vì vậy nội dung chính của đề tài là phân tích công tác thực hiện giá thành sản phẩm, tập trung đi sâu vào phân tích giá thành sản xuất sản phẩm của loại sản phẩm giữ vai trò chủ đạo, có sản lượng lớn, làm ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất và kinh doanh của công ty. Sản phẩm đó là hộp số giảm tốc GT250 được sản xuất tại công ty TNHH một thành viên cơ khí Duyên Hải.
Phần 2: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của công ty
I. Đánh giá chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của công ty
Căn cứ để xây dựng kế hoạch giá thành
Căn cứ để xây dựng kế hoạch giá thành của công ty là kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản lượng, định mức tiêu hao nguyên vật liệu của sản phẩm sản xuất.
Trong một vài năm trở lại đây công ty Cơ khí Duyên Hải đã tạo cho mình thế mạnh là sản xuất hộp số các loại. Sản phẩm này đã trở thành thế mạnh của công ty, nhất là một số sản phẩm như hộp số GT250, GT350, GT400 đây là những sản phẩm đã tạo được uy tín trong vài năm gần đây. Do đo số lượng đơn đặt hàng về các sản phẩm này tăng lên. Dự kiến trong 2 năm tới số lượng hộp số sản xuất tăng lên đối với GT 250 là 25%, GT350 và GT400 tăng lên 20%. Bên cạnh đó công ty còn phấn đấu mở rộng thị trường của mình không chỉ là khu vực miền Bắc và một số thị trường phía Nam mà công ty còn đang cố gắng sản phẩm hộp số của mình có mặt ở các tỉnh trên toàn quốc ngoài ra công ty còn đang cố gắng xuất khẩu sản phẩm sang một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và mốt số nước trong khu vực. Muốn làm được điều này công ty cần phải xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm sao cho giá thành là thấp nhất có thể mà chất lượng sản phẩm không giảm sút.
Ngoài yếu tố sản lượng tăng do nhu cầu thị trường tăng và mong muốn mở rộng thị trường kinh doanh của công ty còn có yếu tố khác đó là định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong việc thực hiện tiết kiệm và giảm giá thành đơn vị sản phẩm. Do mẫu sản phẩm có một số chi tiết nhỏ thay dổi nên định mức tiêu hao cũng có thay đổi như thép ống, tôn 3 ly, còn định mức tiêu hao vật liệu chính như phôi gang đúc, phôi thép đúc không thay đổi . Nhìn chung định mức tiêu hao nguyên vật liệu có thay đổi nhưng không đáng kể.
1.2 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành các sản phẩm của công ty
Bảng 2: Bảng kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Giá thành kế hoạch
So sánh
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
%
1
Hộp số GT250
đ/hộp
2.860.000
2.990.000
130.000
104
2
Hộp số GT350
đ/hộp
4.520.000
4.960.000
440.000
110
3
Hộp số GT400
đ/hộp
6.000.000
6.500.000
500.000
108
Nguồn : Phòng kế hoạch.
Giá thành kế hoạch các sản phẩm đều tăng lên so với năm 2003. Nguyên nhân là do giá các NVL đầu vào tăng, tiền lương phải trả cho công nhân viên cũng tăng và các chi phí khác đều tăng cùng thị trường bên ngoài. Do đó giá kế hoạch năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là điều hiển nhiên. Có thể nghiên cứu sản phẩm GT250 để thấy rõ hơn việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của công ty.
Bảng 3: Tổng hợp thực hiện giá thành đơn vị của công ty năm 2004
Đơn vị: triệu đồng
STT
Tên sản phẩm
ZTT03
ZKH04
ZTT04
So sánh
2004/2003
TH/ KH
±
%
±
%
1
Hộp số GT250
3,01
2,99
3,102
0,092
103
0,112
104
2
Hộp số GT350
4,97
4,96
4,99
0,02
99,9
0,03
99,9
3
Hộp số GT400
6,2
6,5
6,1
-0,1
98
-0,4
94
Nguồn:Phòng kinh doanh
Đối với sản phẩm hộp số GT250 giá thành thực hiện của sản phẩm tăng lên so với năm 2003 là 92.000 đồng và so với kế hoạch là 112.000 đồng
Đối với sản phẩm GT350 giá thành thực hiện sản phẩm tăng hơn năm 2003 là 20.000 đồng và so với kế hoạch là 30.000 đồng.
Nguyên nhân của kết quả này là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí nhân công cũng tăng lên theo thị trường, hệ thống máy móc thiết bị chưa đạt và chưa phù hợp cho việc sản xuất với công suất lớn, máy móc đều đã có thời gian sử dụng lâu, bên cạnh đó một số dây chuyền công nghệ sản xuất đã không còn phù hợp với phương thức sản xuất công nghệ cao.
Đối với hộp số GT400. Thực tế năm 2004 so với năm 2003 thì giá thành đã giảm đi 100.000 đồng, giữa thực hiện và kế hoạch thì đã giảm đi 400.000 đồng
Đây là sản phẩm sản xuất với số lượng nhỏ, chỉ theo đơn đạt hàng của đơn vị khác, bên cạnh đó công ty đã có ưu thế trong việc sản xuất trong loại sản phẩm này, có những cải tiến trong việc sản xuất sản phẩm do đó cũng góp phần trong việc hạ giá thành sản phẩm này.
II. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của công ty.
Trong công ty sản xuất sản phẩm so sánh được chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm sản xuất được, việc hạ giá thành sản phẩm này có ý nghĩa quyết định trong việc phấn đấu hạ giá thành toàn bộ sản phẩm.
Bảng 6: Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm năm 2004
Đơn vị: triệu đồng
STT
Tên sản phẩm
Sản lượng kế hoạch tính theo Z
Sản lượng thực tế tính theo Z
QK Z0
QKZK
Q1ZO
Q1ZK
Q1Z1
1
GT250
632,1
627,9
722,4
717,6
744,48
2
GT350
1.242,5
1.240
1.341,9
1.339,2
1.347,3
3
GT400
186
195
223,2
234
219,6
Cộng
22.060,6
2.062,9
2.287,8
2.290,8
2.341,38
Nguồn: Phòng kinh doanh
Trong đó:
QK: Sản lượng kinh doanh
Q1: Sản lượng thực tế
ZO: Giá thành thực tế năm trước
ZK: Giá thành kế hoạch năm năm 2004
Z1: Giá thành thực tế năm 2004
a. Phân tích.
* Nhiệm vụ hạ:
Mức hạ giá thành kế hoạch
Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch
*Xác định kết quả hạ
Mức hạ giá thành thực tế
Tỷ lệ hạ giá thành
*So sánh kết quả hạ so với nhiệm vụ
Mức hạ giá thành thực tế so với kế hoạch
Tỷ lệ hạ giá thành thực tế so với kế hoạch
* Xác định mức độ ảnh huởng của các nhân tố
- Nhân tố sản lượng
- Nhân tố kết cấu sản lượng
Do kết cấu sản lượng thay đổi làm cho mức hạ và tỷ lệ hạ tăng thêm một lượng.
- Nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm
Do giá thành đơn vị hạ làm cho mức hạ và tỷ lệ hạ giảm thêm một lượng
Bảng 5: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kế hoạch giá thành sản phẩm.
Nhân tố
Mức
Tỷ lệ %
Sản lượng
0,262
0
Kết cấu sản lượng
0,738
0,032
Giá thành đơn vị sản phẩm
50,58
2,211
Cộng
51,58
2,243
b. Nhận xét
Qua kết quả so sánh ta thấy mức hạ toàn bộ giảm 51,58 triệu đồng, tỷ lệ hạ bình quân giảm tương ứng 2,343%. Như vậy công ty đã không hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được. để có kết luận chính xác ta cần phải xem các phân tích ảnh hưởng của các nhân tố. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến mức hạ toàn bộ theo xu hướng thuận chiều tức là nếu sản xuất sản phẩm tăng thì mức hạ tăng. Nhưng qua phân tích ta thấy sản lượng sản xuất tăng làm cho mức hạ toàn bộ giảm 2,62 triệu, đây là kết quả không tốt của công ty ở khâu sản xuất về mặt khối lượng. Công ty sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nên theo nguyên tắc không phá vỡ kết cấu mặt hàng, không sản xuất mặt hàng để bù cho mặt hàng khác. Do kết cấu sản lượng thay đổi làm cho mức hạ toàn bộ giảm 0,738 triệu tương ứng với 0,032%. Nhân tố sản lượng này là nhân tố khách quan vì nó xuất phát từ nhu cầu của thị trường nên công ty phải tự điều chỉnh hoạt động của mình. Doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành. Nguyên nhân là do cả 3 yếu tố sản lượng, kết cấu sản lượng và giá thành đơn vị sản phẩm đều tăng làm cho mức hạ giảm 51,58 triệu tương đương với 2,243%.
III. Phân tích các khoản mục chi phí chủ yếu ảnh hưởng đến việc thực hiện giá thành
Sản phẩm hộp số GT250 là sản phẩm chủ đạo của công ty, hàng năm công ty sản xuất với số lượng lớn nhất trong tất cả các sản phẩm hộp số do đó giá thành của sản phẩm này là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ và doanh thu của công ty. Do đó việc phân tích giá thành của sản phẩm GT250 là rất thiết thực cho việc giảm giá sản phẩm để góp phần đẩy mạnh tiêu thụ của công ty.
Giá thành GT250 được tính cho từng khoản mục chi phí của sản phẩm
Bảng6: So sánh tình hình thực hiện giá thành sản phẩm GT250 năm 2004
Đơn vị: 1000 đồng
STT
Tên chi phí
Giá thành
Chênh lệch
KH
TH
TH/KH
%
1
NVL trực tiếp
1.936
1.993
57
103
2
Nhân công trực tiếp
257,7
246,6
-8,1
97
3
Chi phí sản xuất chung
558,3
572,4
14,1
102
Giá thành sản xuất
2.749
2.812
63
102
4
Chi phí QLDN
216
260
44
120
5
Chi phí bán hàng
25
30
5
120
Giá thành toàn bộ
2.990
3.102
112
104
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua bảng phân tích trên ta thấy công ty sản xuất sản phẩm GT250 chưa đạt yêu cầu kế hoạch đặt ra.
- Chi phí nguyên vật liệu tăng 57.000 đ/ sp tương đương với tỷ lệ là 103%
- Chi phí nhân công trực tiếp giảm đi 8.100đ/ sp tương ứng với 97%
- Chi phí chung tăng 14.100 đ/sp tương đương với tỷ lệ 102%
- Chi phí quản lý Doanh nghiệp tăng 44.000 đ/sp tương đương với tỷ lệ là 120%.
- Chi phí bán hàng tăng 5.000 đ/sp tương đương với 120%
Do tất cả đều tăng nên giá thành sản xuất tăng lên 63.300 đ/sp. Còn giá thành toàn bộ tăng 112.000 đ/sp tương đương với 104%. Qua các số liệu trên để tìm hiểu nguyên nhân giá thành thì phải phân tích cụ thể cho tưng khoản mục chi phí.
3.1 Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Nguyên vật trực tiếp liệu bao gồm: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Bảng 7: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm GT250 năm 2004
stt
Tên vật liệu
Đơn vị tính
Mức tiêu hao vật liệu cho 1 đvsp
Đơn giá(1000đ)
Thành tiền (1000đ)
KH
TH
KH
TH
KH
TH
1
Phôi gang đúc
kg
65
67
11
11
715
737
2
Phôi thép đúc
kg
4
4,2
13,5
13
54
54,6
3
Thép rèn
kg
56
55,6
13,5
13
756
722,8
4
Thép CT3
kg
10,5
10,3
10,5
10,5
110,25
108,15
5
Tôn 3 li
kg
0,5
0,5
8,6
8,6
4,3
4,3
6
Thép ống
kg
0,3
0,3
10,5
10
3,15
3
7
Than rèn
kg
5,9
57
1
1,1
59
62,7
8
Ca vét
kg
0,5
0,5
12,5
13
6,25
6,5
9
Gioăng cao su chịu dầu
cái
10
10
9
9,5
90
95
10
Bu lông
cái
52
56
0,73
0,75
37,96
42
11
Đai ốc
cái
48
50
0,5
0,57
24
28,5
12
Dầu diezel
kg
2
2
4,5
4,8
9
9,6
13
Mỡ vòng bi
kg
2
2
20
39,4
40
78,8
14
Vòng bi 406
cái
1
1
27
40
27
40
Tổng
1936
1993
Nguồn: phòng kế hoạch
a. Phân tích.
Khoản chi vật liệu kế hoạch
Khoản chi vật liệu thực tế
Trong đó : mi0: mức tiêu hao kế hoạch NVL i cho một đơn vị sản phẩm
mi1: Mức tiêu hao thực tế NVL I cho một đơn vị sản phẩm
gi0: đơn giá kế hoạch vật liệu i
gi1:đơn giá thực tế vật liệu i
Cv0:Khoản chi vật liệu kế hoạch
Cv1:Khoản chi vật liệu thực tế
*Đối tượng phân tích:
Vậy là chi vật liệu trong giá thành toàn bộ sản phẩm tăng là 57.000 đồng
* ảnh hưởng của các nhân tố
ảnh hưởng của hao phí vật liệu cho một đơn vị sản phẩm thay đổi.
ảnh hưởng của đơn giá vật liệu thay đổi
Bảng 8: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố
Nhân tố
Mức ảnh hưởng
Hao phí vật liệu cho một đơn vị sản phẩm
19.120
Đơn giá vật liệu
37.920
Tổng hợp ảnh hưởng
57.000
b. Nhận xét:
Mức tiêu hao vật liệu cho 1 đvsp thuận chiều với khoản chi vật liệu. Nghĩa là mức tiêu hao này tăng 19.120 đồng làm cho khoản chi vật liệu cũng tăng tương ứng như vậy. Nguyên nhân một phần là do thiết kế mẫu mã sản phẩm có thay đổi một vài nét. Tuy mức tiêu hao vật liệu có tăng nhưng chất lượng sản phẩm vẫn không thay đổi, đây là một vấn đề mà công ty cần phải cố gắng nhiều để tiết kiệm chi phí vật liệu.
Đơn giá vật liệu là nhân tố ảnh hưởng thuận chiều với khoản chi vật liệu, nhìn chung đơn giá vật liệu có loại tăng nhưng cũng có loại giảm. Đơn giá vật liệu tăng là do công ty thay đổi nguồn cung cấp vì vậy đơn giá vật liệu làm tăng khoản chi vật liệu một khoản là 37.920 đồng. Đây là một ảnh hưởng không tốt lắm cho việc hạ chi phí NVL làm hạ giá thành.
3.2 Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Trong tổng giá thành sản xuất sản phẩm khoản chi phí nhân công cũng là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn. việc tiết kiệm chi phí nhân công góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm.
Bảng 9: Chi phí tiền lương trong giá thành 1 đvsp GT250
Bậc thợ
Kế hoạch
Thực tế
Số giờ công hao phí (giờ)
Tiền lương cơ bản 1 giờ công (đồng)
Tiền lương 1 sản phẩm (đồng)
Số giờ công hao phí (giờ)
Tiền lương cơ bản 1 giờ công (đồng)
Tiền lương 1 sản phẩm (đồng)
Bậc 4
75
1.200
90.000
80
1.200
96.000
Bậc 5
25,5
1.400
35.700
22
1.500
33.000
Bậc 6
58
2.200
129.000
56
2.100
117.600
Cộng
158,5
1.607
254.700
158
1.560
246.600
Nguồn: Phòng kế hoạch
a. Phân tích:
* Xác định đối tượng phân tích:
Trong đó: L1:Tiền lương 1 sp thực tế
L0:Tiền lương 1 sp kế hoạch
* Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến tiền lương một đơn vị sản phẩm GT250 như sau:
ảnh hưởng của nhân tố số lượng giờ công hao phí để sản xuất sản phẩm GT250.
Trong đó: G1: Tổng số giờ công để sản xuất 1 sp kỳ thực tế
G0: Tổng số giờ công để sản xuất 1 sp kỳ kế hoạch
Lcb0: Lương cơ bản trong kỳ kế hoạch
CL0: Chi phí tiền lương công nhân sản xuất kỳ kế hoạch
CL1: Chi phí tiền lương công nhân sản xuất kỳ thực tế
Bậc 4:
Bậc 5:
Bậc 6:
Tổng cộng: 252.800 đồng
ảnh hưởng kết cấu các loại giờ công cấp bậc thay đổi
Bậc 4: 80 x 1.200 = 96.000
Bậc 5: 22 x 1.400 = 30.800
Bậc 6: 56 x 2.200 = 123.200
Tổng cộng: 250.000 đồng
ảnh hưởng của tiền lương 1 giờ công cấp bậc thay đổi
Bảng 10: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố
Nhân tố ảnh hưởng
Mức ảnh hưởng
Số lương giờ công hao phí để sản xuất sản phẩm
-1.900
Kết cấu các loại giờ công
- 2.800
Một giờ công cấp bậc thay đổi
- 3.400
Tổng hợp mức ảnh hưởng
- 8.100
b. Nhận xét:
Tiền lương công nhân sản xuất trong 1 đvsp GT250 giảm góp phần làm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.
Tổng số giờ công lao động hao phí chỉ giảm 0,5 giờ làm tiền lương trong 1 đvsp GT250 giảm đi 1.900 đồng. Điều này chứng tỏ năng suất lao động đã tăng lên. Biểu hiện này là tốt.
Kết cấu các loại giờ công cấp bậc thay đổi làm giảm tiền lương trong 1 đvsp là 2.800 đồng.
Tiền lương 1 giờ công cấp bậc thay đổi giảm làm cho tiền lương 1 đvsp giảm đi 3.400 đồng. Để xem xét việc giảm tiền lương như trên có hợp lý hay không ta cần phải xem xét mối quan hệ với tốc độ tăng năng suất lao động.
Tốc độ tăng năng suất lao động:
Tốc độ tăng tiền lương:
Ta thấy tốc độ tăng tiền lương chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Điều này là rất tốt kế hoạch sản lượng của công ty.
3.3 Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung
Khoản mục chi phí sản xuất chung là toàn bộ những chi phí có liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất tại các phân xưởng. Bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Bảng 11: Bảng tổng hợp phân tích chi phí sản xuất chung trong giá thành của sản phẩm GT250
Stt
Chi phí
Thành tiền
Chênh lệch
KH
TH
±
%
1
Chiphí nguyên,nhiên vật liệu
162
176
14
108
2
Chi phí công cụ
25
28
3
112
3
Chiphí KHTSCĐ
288
288
0
0
4
Chi phí dịch vụ mua ngoài
74
74
0
0
5
Chi phí khác
9,3
6,4
-2,9
69
Cộng
558,3
572,4
14,1
102
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy sự chênh lệch tăng giảm là khác nhău của các chi phí trong khoản mục chi phí sản xuất chung đã làm cho chi phí này thay đổi tăng lên 14.100 đồng/sp so với kế hoạch và tương đương với 102%
Chi phí nguyên vật liệu tăng là do giá mua đầu vào tăng theo xu hướng chung, giá các loại nguyên liệu, nhiên liệu năm 2004 tăng lên so với năm 2003dẫn đến chi phí này tăng lên so với kế hoạch là 14.000 đồng tương đương với tỷ lệ là 108%
Chi phí công cụ, dụng cụ cũng tăng lên 3000 đồng/sp tương đương với tỷ lệ 112% so với kế hoạch. Nguyên nhân của việc tăng này là do trong quá trình sản xuất đã có thay đổi một số dụng cụ quen dùng trước đây mà thay vào đó là dụng cụ có chất lượng cao hơn như là đã thay dao tiện của Tiệp với giá thành cao hơn, một số thước do cũng được thay mới để đảm bảo độ chính xác.
Chi phí khấu hao TSCĐ không thay đổi vì công ty không lắp đặt và năng cấp sửa chữa bất cứ một thiết bị nào phục vụ cho sản xuất sản phẩm GT250. Mà chi phí khấu hao lại được tính đều cho các năm do đó chi phí khấu hao là không đổi
Chi phí dịch vụ mua ngoài vẫn giữ nguyên nên không ảnh hưởng dến sự tăng khoản mục chi phí sản xuất chung. Chi phí này bao gồm tiền điện thắp sáng phân xưởng, điện chạy máy sản xuất, điện thoại, các tiền mua ngoài như sửa chữa thuê ngoài v.v…Tuy đơn giá loại chi phí nằy tăng nhưng chi phí dịch vụ mua ngoài lại giảm do công ty đã áp dụng và thực hiện tốt việc tiết kiệm chống lãng phí trong sản xuất.
Chi phí băng tiền như chi phí tiếp khách, chè thuốc… đã giảm so với kế hoạch là 2.900 đồng/sp tương đương với 69%.
3.4 Phân tích khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí có liên quan đến việc tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và thường lấy theo doanh thu, sau đó phân bổ hệ số này với giá bán kế hoạch của từng loại sản phẩm để xác định chi phí phân bổ sản phẩm đó. Theo bảng thống kế năm 2004 của công ty ta có bảng phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bảng 12: Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp trong sản xuất 1 sản phẩm GT250
Đơn vị: 1000 đồng
STT
Khoản mục
Thành tiền
So sánh TH với KH
KH
TH
±
%
1
Chi phí NVQL
160
168
8
105
2
Chi phí khấu hao
21
23
2
109
3
Chi phí bằng tiền khác
35
69
34
197
Cộng
216
260
44
120
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí QLDN thực tế là tăng lên so với kế hoạch là 44.000 đồng, chi phí này chiếm 1,4% giá thành toàn bộ, điều này cho thấy mức tăng này là không tốt cho việc tính giá thành sản phẩm GT250. Chi tiết hơn đó là yếu tố chi phí bằng tiền khác tăng rất nhiều so với kế hoạch tức là 34.000 đồng, gần như gấp đôi so với kế hoạch. Đây cũng là nguyên nhân chính làm tăng chi phí QLDN lên. Còn lại các yếu tố như chi phí nhân viên quản lý, chi phí khấu hao đều rất sát với kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân của việc tăng các chi phí trong chi phí QLDN là do nhiều nguyên nhân khác nhau, do giá điện nước tăng làm cho chi phí bằng tiền khác cũng tăng theo. Công ty còn trang bị thêm máy vi tính nên chi phí khấu hao có tăng lên nhưng không đáng kể. Do chi phí tiền lương tăng lên theo tình hình chung nên chi phí nhân viên quản lý tăng lên từ 160.000 đồng đến 168.000 đồng so với kế hoạch đặt ra.
3.5 Phân tích khoản mục chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là toàn bộ những chi phí có liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ.
Bảng 13: Phân tích chi phí bán hàng của 1 sản phẩm GT250
Đơn vị: 1000 đồng
STT
Khoản mục
Thành tiền
So sánh TH với KH
KH
TH
±
%
1
Chi phí NVBH
15
16
1
106
2
Chi phí khấu hao
2,5
2,5
0
3
Chi phí bằng tiền khác
7,5
11.5
4
153
Cộng
25
30
5
120
Nguồn : Phòng kinh doanh
Ta nhận thấy chi phí nhân viên bán hàng tăng 1000 đồng so với kế hoạch cũng là do chi phí tiền lương tăng chung
Chi phí khấu hao không thay đổi là do công ty không đầu tư thêm thiết bị cho bộ phận bán hàng, mà khấu hao lại tính đều cho các năm nên chi phí này không đổi.
Chi phí bằng tiền khác tăng 4000 đồng so với kế hoạch là do yếu tố khách quan như tiền điện nước tăng, tất cả các chi phí dịch vụ mua ngoài dều tăng, do đó chi phí bằng tiền khác tăng không tránh khỏi.
Qua bảng trên ta thấy các yếu tố đều tăng, dẫn đến chi phí bán hhàng tăng lên 5000 đồng tương đương với 120%. Tuy chi phí tăng là không cao, phù hợp với kỳ kế hoạch. Tuy nhiên công ty vẫn phải chú trọng đến vấn đề này để hạn chế sự gia tăng thêm.
Phần 3: Nhận xét đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm GT250
Qua phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm GT250 ta nhận thấy rằng các khoản mục chi phí hầu như là tăng so với kế hoạch đề ra. Do đó việc thực hiện kế hoạch giá thành của công ty Cơ khí Duyên Hải về sản phẩm hộp số GT 250 là chưa tốt, chưa đạt được nhiệm vụ đề ra là hạ thấp giá thành sản phẩm.Ta nhận thấy chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung còn cao, mà 2 khoản mục này lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm nên việc 2 khoản mục này tăng lên ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm.
Nhưng nhìn chung giá thành thực tế cao hơn so với kế hoạch là 112.000 đồng/sp không phải là quá cao. Tuy chưa đạt được kế hoạch đề ra nhưng tỷ lệ tăng này vẫn có thể chấp nhận được. Sự tăng lên này là tại bởi một số nguyên nhân khách quan tác động đến đã đề cập ở phần trên đó là do giá cả thị trường tăng lên theo xu hướng chung. Công ty cũng đã có rất nhiều cố găng trong vấn đề cải thiện giá thành sản phẩm.
Sản lượng sản xuất sản phẩm GT250 trong năm 2004 tăng lên 20% so với năm 2003, các mặt hàng khác cũng tăng lên. Do sản lượng tăng lên góp phần cải thiện kế hoạch giá thành sản phẩm.
Trình độ lao động của công nhân tăng làm cho năng suất lao động tăng lên dẫn đến tiết kiệm thời gian sản xuất làm giảm chi phí nhân công.
Trong vài năm trở lại đây công ty đã đề ra mục tiêu là đưa sản phẩm hộp số làm sản phẩm chủ đạo để cải thiện tình hình kinh doanh của công ty. Đặc biệt là sản phẩm GT250 hiện đang là thế mạnh của công ty. Để làm được điều này cần phải thực hiện tốt giá thành kế hoạch sản phẩm trong những năm tiếp theo. Vậy nên trong đồ án xin đề cập đến một số giải pháp để góp phần giải quyết một số vấn đề nhằm thực hiện giảm giá thành đơn vị mặt hàng chủ đạo của công ty đó là GT250.
Chương III: Một số giải pháp làm hạ giá thành sản phẩm GT250
Phương hướng
Nguyên nhân chính làm cho giá thành thực tế cao hơn giá thành kế hoạch trong năm 2004 là:
- Sử dụng nguyên vật liệu đầu vào một số nguyên vật liệu còn chưa phù hợp, giá đầu vào của một số vật liệu đầu vào còn chưa hợp lý, dẫn đến chi phí vượt kế hoạch.
- Quản lý và sử dụng chi phí chung còn cao.
Những nguyên nhân trên nếu được giải quyết thì sẽ giảm chi phí sản xuất dẫn đến giảm giá thành sản xuất.
1.2 Phương hướng chung.
1.2.1 Biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu
- Hoàn thiện phương pháp tính và kiểm tra tiêu hao vật liệu cho phù hợp hơn trong định mức.
- Lựa chọn nguồn nguyên vật liệu thay thế phù hợp với chất lượng sản phẩm mà giá cả thấp hơn nếu có thể.
- Cải tiến máy móc để tăng công suất thiết bị và năng suất lao động.
- Đào tạo trình độ tay nghề công nhân.
- Chú trọng đến các chi phí thu mua, như chi phí vận chuyển, kho bãi, bốc dỡ, bảo quản.
1.2.2 Biện pháp giảm chi phí nhân công.
- Tăng năng suất lao động lớn hơn tốc đô tăng tiền lương bình quân.
- áp dụng biện pháp tăng thời gian làm việc có ích.
1.2.3 Biện pháp chi phí sản xuất chung
- Tiết kiệm các chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu có thể được như dầu mỡ, điện, nước v.v..
- Thanh lý các thiết bị không cần thiết, không mang lại hiêu quả kinh tế cao.
- Tiết kiệm chi phí văn phòng như điện thoại, điện, nước, chi phí công tác khác.
Một số giải pháp và đề án giải quyết hạ giá thành đơn vị sản phẩm GT250
Qua phân tích trên ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là chưa cao lắm, giá thành đơn vị sản phẩm còn cao so với các đối thủ của mình. Để tạo cho công ty một thế mạnh riêng dựa trên khả năng có sẵn công ty cần phải cải thiện giá thành ở một số mặt hàng từ trước tới giờ vẫn là sản phẩm chủ đạo của công ty, tiêu biểu đó là sản phẩm GT250. Trong phần này em xin đề xuất giải pháp để cải thiện tình hình trên nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao doanh thu của công ty về sản phẩm GT250. Dưới đây em xin đề xuất 2 giải pháp.
- Tăng năng lực sản xuất để tăng sản lượng sản phẩm GT250 bằng cách mua thêm 1 máy tiện.
- Thay thế nguyên vật liệu CT3 giá thấp hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Giải pháp thứ nhất: mua thêm 1 máy tiện để phục vụ sản xuất.
1. Lý do phải thực hiện biện pháp.
Do nhu cầu đặt hàng của sản phẩm GT250 là lớn, nhu cầu này lớn hơn sản lượng mà công ty có thể sản xuất được là 140 sản phẩm. Hiện nay lượng đơn đặt hàng trong hai năm tới là 380 sản phẩm một năm. Theo em nên tận dụng cơ hội bán hàng này. Để tận dụng cơ hội này cần phải tăng năng lực sản xuất, đạt mức 380 sản phẩm trên một năm trở lên. hiện nay thời gian định mức 1 sản phẩm là 158 giờ dể tăng năng lực sản xuất ta cần phải tăng thời gian sản xuất đồng thời giảm thời gian sản xuất của công đoạn tiện, vì đây là khâu yếu của nhất và chiếm thời gian sản xuất lâu nhất. Để giảm thời gian của sản phẩm, làm tăng sản lượng của năm tăng công ty cần lắp đặt thêm máy tiện để tăng năng suất tiện.
2. Các công việc phải làm để thực hiện biện pháp.
Lắp đặt thêm máy tiện để tăng số máy tham gia sản xuất sản phẩm. Do số máy tiện hiện có đã sử dụng hết công suất nên để tăng sản lượng sản phẩm thì phải cần lắp đặt thêm máy tiện. Số máy lắp đặt thêm là một máy, và công suất máy phải đủ để sản xuất thêm 140 sản phẩm trong một năm. Lắp đặt thêm một máy tiện và bên cạnh đó cần có một công nhân đứng máy.
3. Vốn đầu tư cho biện pháp
Giá cho một máy tiện là 264 triệu.
Chi phí thu mua, lắp đặt, chạy thử để đưa vào sử dụng là 20 triệu.
Tổng cộng chi phí là 284 triệu.
Nguồn vốn lấy từ quỹ đầu tư và phát triển của công ty.
Tài sản được khấu hao trong 10 năm.
4. Người chịu trách nhiệm biện pháp:
Người chịu trách nhiệm là trưởng phòng kỹ thuật cùng một số có liên quan.
5. Thời gian thi công biện pháp.
Thời gian là 5 tháng từ khi mua máy đến đưa vào sử dụng để sản xuất sản phẩm.
6. Kết quả mong đợi.
Số lượng sản phẩm GT250 dự định sản xuất là 380 sản phẩm.
Số lượng sản phẩm đã sản xuất được là 240 sản phẩm.
Số lượng sản phẩm GT250 tăng lên là 380 – 240 = 140 sản phẩm.
Mức tiết kiệm chi phí cố định
Tức là 3 khoản mục chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng do tăng sản lượng từ 240 đến 380 sản phẩm một năm.
Ta có tổng mức chi phí chung cho 3 khoản mục là 862.000 đồng/sp. Trong đó chi phí sản xuất chung là 572.400 đồng/sp, chi phí QLDN là 260.000 đồng/sp, chi phí bán hàng là 30.000 đồng/sp. Do chi phí 3 khoản mục để sản xuất 240 sản phẩm/năm là 206,88 triệu đồng. Khi tăng sản lượng lên 380 sản phẩm/năm thì 3 khoản chi phí này vẫn không đổi tức là vẫn là 206,88 triệu đồng.
Vậy mức tiết kiệm chi phí cố định
Mức tăng chi phí khấu hao
Do mua máy với tổng chi phí là 284 triệu khấu hao trong 10 năm kể từ khi áp dụng biện pháp thì mức khấu hao trong một năm là 28,4 triệu
Mức khấu hao trong một đơn vị sản phẩm tăng lên một khoản
Mức tăng chi phí tiền lương do thêm 1 công nhân đứng máy tiện.
Lương bình quân của một công nhân là 896.000 đồng
Tính trên một đơn vị sản phẩm thì chi phí tiền lương và chi phí trích theo lương tăng thêm một khoản.
Mức tăng chi phí 3 khoản mục chi phí sản xuất, chi phí QLDN, chi phí bán hàng do tăng sản lượng
Khi tăng sản lượng từ 240 lên 380 thì số chi phí khác cũng tăng trong 3 khoản mục chí tương đối cố định
Trên thực tế chi phí 3 khoản mục này tăng lên 222 triệu do chi phí điện, nước, điện thoại, bảo dưỡng sửa chữa máy móc tăng.
Vậy mức tăng là:
Tổng mức giảm giá thành sản phẩm là:
-318.000 +74.000 + 34.000 + 39.800 = 107.200 đ/sp
Mức tiết kiệm cả năm kể từ khi áp dụng biện pháp
107.200 x 380 = 40.736.000 đồng
Mức tăng lợi nhuận do tăng sản lượng
Mức lãi một sản phẩm GT250 là 5% giá thành tức là
5% x 3.102.000 = 155.100 đồng
Khi tăng sản lượng lên 140 sp/năm thì tăng lợi nhuận hàng năm lên
155.100 x 140 = 21.714.000 đồng
Tổng lợi nhuận do áp dụng biện pháp
40.736.000 + 21.714.000 = 62.450.000 đồng/năm
7. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng biện pháp
Do biện pháp đòi hỏi phải đầu tư 284 triệu và được khấu hao trong 10 năm. Ngay trong năm đầu không bù đắp được chi phí bỏ ra , nhưng tổng lợi nhuận do áp dụng biện pháp vẫn cao hơn và vẫn bù được số tiền khấu hao để sử dụng máy tiện mới.
Thời gian thu hồi vốn là
Đây là biện pháp chưa thực sự tối ưu nhưng lại phù hợp góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty.
Giải pháp thứ hai: Thay thế thép GT3 nhập khẩu bằng thép nội địa.
1. Lý do phải thực hiện giải pháp:
Nguyên liệu thép GT3 chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng số nguyên liệu sản xuất sản phẩm GT250. Giá của thép GT3 chiếm tỷ lệ 5,4% tổng số chi phí nguyên vật liệu. Vấn đề đặt ra là nếu giảm chi phí của vật liệu này thì keo theo làm giảm tổng chi phí và giảm giá thành sản phẩm. Theo nhận định của người tiêu dùng thì chất lượng của thép CT3 nội địa ngang với thép CT3 nhập khẩu, mà giá cả lại thấp hơn là 700 đồng/kg giá của thép trong thời điểm tính toán là 12.300 đ/kg
Với những lý do trên em đề xuất giải pháp là thay thế thép CT3 nhập khẩu bằng thép CT3 nội địa để làm giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm.
2.Các công việc phải làm.
Thay cho đơn đặt hàng trước đây của công ty để mua thép CT3 nhập khẩu bằng liên hệ đặt mua thép CT3 nội địa.
3.Vốn đầu tư cho biện pháp
Đây chỉ là biện pháp thay thế vật liệu, đầu tư không có, chỉ có thay thế hợp đồng thu mua vật liệu.
4.Người chịu trách nhiệm biện pháp
Là trưởng phòng kỹ thuật, người chịu trách nhiệm thu mua vật liệu.
5.Thời gian thi công biện pháp.
Đưa vật liệu vào sản xuất trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm.
6.Kết quả mong đợi.
Giá hiện tại của thép CT3 mà công ty vẫn đang dùng là 13.000đ/kg
Giá hiện tại của thép CT3 nội địa là 12.300 đ/kg.
Chênh lệch giiữa 2 giá là 700đ/kg
Một sản phẩm GT250 cần 10,3 kg thép CT3
* Mức tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cho 1 sản phẩm GT250 là:
10,3 x 700 = 7.210 đ/sp
Đây cũng là mức giảm giá thành đơn vị một sản phẩm GT250
* Mức tiết kiệm cả năm khi áp dụng biện pháp
7.210 x 380 = 2.739.800 đ/năm
* Tổng lợi nhuận cả năm khi áp dụng biện pháp là 2.739.800 đồng
7.Hiệu quả kinh tế khi sử dụng giải pháp.
Vốn đầu tư cho biện pháp hầu là không có, bên cạnh đó chất lượng sản phẩm không thay đổi, mà lại giảm được chi phí, tăng lợi nhuận của công ty. Đây là biện pháp tối ưu cho việc giảm giá thành sản phẩm.
Bảng 14: Dự tính kết quả sau khi thực hiện 2 giải pháp.
Đơn vị: triệu đồng
Tên giải pháp
Chỉ tiêu
Thành tiền
Giải pháp 1
1. Chi phí
284(khấu hao 10 năm)
Chi phí mua máy
Chi phí lắp đặt, chạy thử
264
20
2. Kết quả - Tổng lợi nhuận
28,706
Mức tiết kiệm cả năm
Mức tăng lợi nhuận
40,736
21,714
62,45
Giải pháp 2
Tổng lợi nhuận
2,7398
Său khi thực hiện 2 giải pháp
65,1898
Sau khi thực hiện 2 giải pháp thì lợi nhuận tăng thêm là 65.189.800 đồng.
Mức giảm giá thành đơn vị sản phẩm GT250 là:
107.200 + 7.210 = 114.410 đ/sp
Sau khi áp dụng 2 giải pháp giá thành đơn vị sản phẩm GT250 là:
3.102.000 – 114.410 = 2.987.590 đ/sp
Giá thành của GT250 sau khi áp dụng 2 giải pháp đã hạ thấp so với trước khi thực hiện 2 giải pháp.
Phần kết luận
Công ty cơ khí Duyên Hải là một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm hộp số, phụ tùng công nghiệp thuộc Bộ công nghiệp. Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành vượt qua bao nhiêu khó khăn đã có những lúc tưởng chừng như không còn hoạt động được nữa nhưng công ty đã vươn dậy và phát triển ngày một đi lên. Công ty đã mạnh dạn thay đổi mình, thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, thay đổi mặt hàng, đang ngày một chiếm lĩnh trường về một số sản phẩm thế mạnh của mình như các sản phẩm hộp số.
Công ty đang ngày mở rộng thị trường, hiện nay để đạt được mục tiêu tăng doanh thu, tạo thêm lợi nhuận công ty, vấn đề đặt ra là phải tạo được điều đó dựa trên thế mạnh sẵn có. Công ty đang được mọi doanh nghiệp khác biêt đến nhởan xuất hộp số đặt chất lượng tốt. Nhưng chỉ vậy thôi chưa đủ, để cạnh tranh dược trong thị trường khốc liệt này thì chính sách về giá cả cũng rất quan trọng. Do đó mục tiêu của công ty là giảm giá thành đơn vị sản phẩm để tạo thế mạnh cạnh tranh.
Với đề tài: “ Phân tích tình hình thực hiện giá thành kế hoạch và đề xuất một số giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm GT250 của công ty Cơ khí Duyên Hải”. Qua đây cho thấy một số nguyên nhân của sự biến động tăng giảm về chi phí sản xuất đối với sản phẩm của công ty. Từ đó đề cập đến một số giải pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Những nội dung phân tích trình bày trên hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào việc tăng doanh thu của công ty lên, tạo hiệu quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để hoàn thành đồ án này em xin cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại Học Bách Khoa đã chỉ bảo và giảng dậy cho em những kiến thức trong những năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Kim Ngọc đã hướng dẫn em làm đồ án tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn công ty Cơ khí Duyên Hải đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc thực hiện đồ án này.
Tuy đã có cố gắng nhưng những nhận biết và lý luận còn hạn chế và không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Em mong được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô giáo để đồ án này hoàn chỉnh hơn và có giá trị trong thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Mục lục
Trang
Phần mở đầu 1
Phần nội dung 3
Chương I: Cơ sở lý thuyết của đề tài 3
Phần I: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
I. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 3
II. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 4
Phần II: Giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm 10
I. Khái niệm về giá thành 10
II. Phân loại giá thành 11
III. Phương pháp tính giá thành 12
IV. Các phương pháp phân tích 15
V. Phân tích biến động chi phí sản xuất và giá thành` 17
VI. Một số phương hướng làm giảm giá thành 21
Chương II: Phân tích tình hình thực hiện giá thành ở Công ty 22
Phần I: Giới thiệu đặc điểm cơ bản của Công ty 22
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 22
II. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 24
III. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 25
Phần II: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm 31
I. Đánh giá chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm 31
II. Phân tích tình hình thực hiện KH hạ giá thành sản phẩm 34
III. Phân tích các khoản mục chi phí chủ yếu ảnh hưởng đến thực hiện giá thành 37
3.1. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 39
3.2. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 41
3.3. Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung 45
3.4. Phân tích khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp 46
3.5. Phân tích khoản mục chi phí bán hàng 47
Phần III. Nhận xét đánh giá chung 49
Chương III. Một số giải pháp làm hạ giá thành sản phẩm GT250 50
I. Phương hướng 50
II. Một số giải pháp và đề án giải quyết hạ giá thành sản phẩm GT250 51
Giải pháp thứ nhất 51
Giải pháp thứ hai 54
Phần kết luận 57
Tài liệu tham khảo
PGS.TS. Phan Thị Ngọc Thuận
Chiến lược sản xuất và kinh doanh sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
NXB Đại học Tài Chính - 2004
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
NXB Thống Kê - 2004
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33403.doc