Qua những vấn đề đã trình bày trong đồ án, có thể thấy rằng việc tin học hoá trong quá trình quản lý đem lại những lợi ích vô cùng to lớn. Nó giúp cho công việc quản lý cán bộ trở nên đỡ phức tạp và giảm thiểu những sai sót trong quá trình quản lý. Trong tương lai, công tác quản lý nói chung sẽ trở nên gọn nhẹ và nhanh chóng hơn và sẽ được trợ giúp nhiều hơn bởi công nghệ thông tin.
Việc thực hiện khoá luận đã giúp em có thể trau dồi lại những kiến thức đã được học từ trước đến nay, cũng như tìm hiểu, nghiên cứu những kiến thức mới để ứng dụng vào việc phát triển một hệ thống thông tin.
58 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5278 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý nhân sự trường đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tâm dịch vụ việc làm
- Thông báo tại cơ quan
Thu hồ sơ, sơ tuyển
Kiểm tra tuyển
- Thi viết
- Phỏng vấn (kĩ năng phỏng vấn)
Quyết định tuyển dụng
Hoà nhập nhân viên mới
- Tuỳ theo từng vị trí mà các hoạt động có thể khác nhau (giới thiệu từng phòng, tiệc chiêu đãi….)
Đánh giá chi phí tuyển dụng
- Chi phí về thời gian
- Chi phí về tài chính
2.2. Trả công lao động
Khái niệm về tiền lương.
Theo ILO: Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào nó biểu hiện bằng tiền được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dung lao động.
Cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện hoặc cho những dịch vụ đã hay sẽ làm.
Tiền lương trong nền kinh tế thị trường.
“…giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động…”
Theo luật Việt Nam.
“…giá cả sức lao động, được hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng và người cung cấp sức lao động phù hợp với quan hệ cung cầu trong nền kinh tế thị trường…”
Bản chất của tiền lương.
- Về kinh tế: tiền lương là đối trọng của sức lao động mà người lao động cung cấp cho người sử dụng lao động → Quan hệ trao đổi.
- Về xã hội: Tiền lương là khoản thu nhập của người lao động để bù đắp hao phí đã bỏ ra của người lao động và tái sản xuất sức lao động tại một thời điểm kinh tế xã hội nhất định. Khoản tiền đó phải được thoả thuận và có tính đến mức tối thiểu do nhà nước qui định.
- Quan niệm tiền lương đang thay đổi từ hình thức bóc lột sang hình thức cùng hợp tác.
Yêu cầu của hệ thống tiền lương.
- Thu hút nhân viên: Doanh nghiệp trả lương cao có khả năng thu hút những ứng cử viên giỏi trên thị trường
- Duy trì những nhân viên giỏi
- Kích thích động viên nhân viên
+ Tâm lý trung khi làm việc nhân viên luôn luôn mong muốn công việc họ thực hiện được đánh giá và khen thưởng. Những mong đợi này cũng hình thành mức độ yêu cầu công việc trong tương lai. Nếu khen thưởng phân minh sẽ kích thích nhân viên làm việc hiệu quả hơn
- Đáp ứng các yêu cầu luật pháp
+ Quy định về mức lương tối thiểu
+ Quy định về thời gian và điều kiện lao động
+ Các quy định về phúc lợi lao động như Bảo hiểm XH, ốm…
Tiền lương cơ bản.
“…ghi trong hợp đồng lao động - là sự thoả thuận giữa người cung cấp sức lao động và người sử dụng lao động…”
Phụ cấp.
“…là khoản phụ vào tiền lương cơ bản, bù đắp cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản hay trong hợp đồng…”
- Độc hại
- Nghề nghiệp
Chế độ tiền lương trong doanh nghiệp.
Chế độ tiền lương cấp bậc:
- Áp dụng cho người trực tiếp sản xuất hoặc công nhân
- Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố
+ Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công việc
+ Thang bảng lương công nhân: thang bảng lương xác định quan hệ tỉ lệ về tiền lương giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở bậc nào đó được trả hơn so với lao động giản đơn mấy lần.
+ Mức lương: là số tiền để trả công lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp với cấp bậc trong thang lương
Chế độ tiền lương chức vụ - chức danh.
- Áp dụng cho cán bộ công nhân viên khi họ đảm nhận các chức danh, chức vụ trong cơ quan. Đặc điểm của nó là:
+ Mức lương quy định cho từng chức danh chức vụ. Những người giữ nhiệm vụ này phải có đủ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, văn hoá, chuyên môn
+ Cơ sở để xếp lương đối với viên chức nhà nước là tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn
- Chế độ tiền lương theo chức danh bao gồm 2 yếu tố sau:
+ Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức
+ Thang và bảng lương
Trả lương theo sản phẩm.
- Trả lương theo sản phẩm thực chất là trả lương theo số công việc đã hoàn thành
- Căn cứ
+ Đơn vị sản phẩm
+ Đơn giá tiền lương (định mức sản phẩm và thời gian )
+ Ưu điểm: Đây là hình thức trả lương cơ bản và phổ biến. Quán triệt đầy đủ nguyên tắc “Phân phối theo lao động”, gắn việc trả lương với kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể của mỗi cá nhân và tập thể trong doanh nghiệp.
- Điều kiện áp dụng
+ Có một hệ thống các mức lương lao động có căn cứ khoa học để tạo điều kiện tính đơn giá chính xác
+ Có chế độ theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm
+ Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng tránh khuynh hướng chạy theo số lượng mà quên mất chất lượng
- Các hình thức cụ thể
+ Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp: hình thức này áp dụng rộng rãi cho người lao động trực tiếp với điều kiện công việc của họ độc lập và kết quả có thể đo lường được
+ Lương theo sản phẩm gián tiếp: áp dụng cho công nhân phụ hoặc phục vụ. Do vậy tiền lương sản phẩm tuỳ thuộc vào sản xuất của công nhân chính
+ Lương Sản phẩm tập thể: áp dụng với công việc cần một tập thể thực hiện
+ Lương sản phẩm luỹ tiến: áp dụng cho những “khâu yếu” trong sản xuất góp phẩn quyết định vào sự hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp
Các hình thức trả lương theo thời gian.
- Trả công theo số ngày (giờ) làm việc thực tế và tiền lương trong 1 đơn vị thời gian tương ứng (căn cứ vào cấp bậc tiền lương) thường được áp dụng ở các nước phát triển với trình độ công nghiệp hoá và văn hoá cao. Ở Việt Nam thường chỉ áp dụng cho các bộ phận gián tiếp quản lý và với các công nhân ở bộ phận sản xuất không thể định mức lao động một cách chính xác được.
- Điều kiện áp dụng tốt:
+ Có sự chuyên môn hoá cao và bố trí đúng công việc
+ Có hệ thống kiểm tra và theo dõi việc chấp hành thời gian làm việc
+ Có ý thức làm việc cao, công tác tư tưởng tốt để không có tình trạng làm ẩu qua loa để lấy công
- Các hình thức cụ thể
+ Tiền lương thời gian giản đơn tính bằng số thời gian làm việc của nhân viên
+ Tiền lương thời gian có thưởng kết hợp giữa thời gian thưởng khi vượt mức các chỉ tiêu
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc trường đại học
Trong trường có các phòng ban liên quan đến việc quản lý nhân sự như: Ban giám hiệu, phòng tổ chức cán bộ, phòng tài vụ, hội đồng lương, hội đồng thi đua, hội đồng kỉ luật…Mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng riêng:
Ban giám hiệu: có chức năng quản lý điều hành tất cả các bộ phận trong trường
Phòng tổ chức cán bộ: có chức năng quản lý về mặt tổ chức trong cơ quan, thay đổi cập nhật mọi thông tin có liên quan đến công chức trong nhà trường.
Hội đồng thi đua, Kỷ luật: có chức năng quản lý về việc khen thưởng kỷ luật của từng công chức
Phòng tài vụ: có chức năng quản lý các vấn đề có liên quan đến tài chính của cơ quan và tiền lương của công chức
Bộ phận đào tạo: có chức năng quản lý về quá trình đào tạo của công chức
Ngoài ra mỗi phòng ban sẽ có bộ phận tuyển dụng chịu trách nhiệm tuyển dụng mỗi khi phòng ban có nhu cầu.
Mô hình tổ chức tại trường đại học
BAN GIÁM HIỆU
Hội đồng tuyển sinh
Hội đồng xét học bổng
Hội đồng xét kỉ luật
Hội đồng tốt nghiệp
Hội đồng khoa học
Hội đồng lương
Hội đồng thi đua
PHÒNG BAN
KHOA-BAN GD
CÔNG TY
CƠ SỞ 2
P.HC Tổng hợp
P.Tổ chức CB
P.Đào tạo
P.CT chính trị
và QL SV
P.QL &HTQT
P.Tài vụ
P.QL Tbị&đầu tư
P.Quản trị
P.Bảo vệ
Thư viện trường
Ban QL kt xá
Ban QL khu gdTC
Trạm y tế
Tổ VP đoàn thể
Thanh tra GD
K.Toán
K.Cơ khí
K. Điện
K. Điện tủ viễn thông
K.Công nghệ sinh học
K.Kinh tế
K.Công nghệ TT
K.Công nghệ Hoá học
K.Tại chức
K.Sau đại học
K.Mác-lênin
Ban ngoại ngữ
Ban quân sự thể dục
CÁC BỘ MÔN THUỘC
KHOA - BAN
- TT Tư vấn học tập
- Công ty SX thiết bị học tập
- TT TV ứng dụng KTMT
- Phòng phát triển KH& công nghệ
- TT Tin học
- VP tư vấn việc làm
- Cty tư vấn và chuyển giao công nghệ
- Ban
ĐT
- Ban KHCN
- Ban TCHC
- Ban
TVTB
- Ban Giáo viên
Hình 2.1. Mô hình tổ chức trường Đại học
2. Qui trình nghiệp vụ đang được sử dụng ở các Trường đại học
2.1. Qui trình tuyển dụng cán bộ
Hàng năm các phòng ban, khoa ban gửi yêu cầu tuyển dụng cán bộ của mình cho phòng tổ chức cán bộ.
Phòng tổ chức cán bộ tổng hợp yêu cầu và dựa vào qui chế và chỉ tiêu cho phép của bộ để quyết định số lượng cần tuyển.
Phòng tổ chức cán bộ đưa thông tin tuyển dụng lên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp nhận và sơ tuyển các hồ sơ đủ yêu cầu của các ứng viên tham gia dự tuyển.
Tiến hành tổ chức thi công chức để lựa chọn các ứng viên phù hợp.
2.2. Qui trình tiếp nhận cán bộ
Kí hợp đồng thử việc có thời hạn một năm với các ứng viên đã đạt kết quả tốt qua kì thi tuyển công chức.
Trong thời gian thử việc nếu đáp ứng được yêu cầu của công việc thì kí tiếp hợp đồng ngắn hạn ba năm.
Nếu làm việc có hiệu quả thì kí hợp đồng dài hạn chính thức.
2.3. Quá trình chuyển công tác, nghỉ chế độ của cán bộ
Hàng năm khi có cán bộ đủ tuổi nghỉ hưu theo qui định được giải quyết theo qui định của luật lao động.
Dựa vào báo cáo của các phòng, khoa ban mà Ban giám hiệu có quyết định chuyển công tác phù hợp với yêu cầu.
2.4. Chế độ tiền lương đang được thực hiện tại các trường
Hiện tại vẫn sử dụng các quản lý ngạch công chức, bậc lương và hệ số lương của công chức. Ngoài ra còn quản lý các khoản phụ cấp của công chức.
Mỗi ngạch công chức có những bậc lương ứng với hệ số lương tương ứng khác nhau:
Ví dụ: ngạch chuyên viên cao cấp có 7 bậc lương tương ứng với những hệ số lương như sau:
Bậc lương
1
2
3
4
5
6
7
Hệ số lương
4,92
5,23
5,54
5,85
6,26
6,67
7,10
Ngạch chuyên viên chính có 8 bậc lương với hệ số lương tương ứng như sau:
Bậc lương
1
2
3
4
5
6
7
8
Hệ số lương
3,35
3,63
3,91
4,19
4,47
4,75
5,03
5,31
Mỗi công chức đều có mức lương cơ bản như nhau. Tiền lương công chức được tính dựa trên ngạch của công chức cùng với bậc lương và hệ số lương công chức được hưởng, cộng với các khoản phụ cấp (nếu có).
Lương công chức được tính theo công thức:
Tổng lương = 350.000*(Hệ số lương + tổng hệ số phụ cấp)
Trong đó:
- 350.000 là mức lương tối thiểu mà mỗi công chức hiện nay được hưởng
- Tổng hệ số phụ cấp là tổng tất cả các hệ số phụ cấp mà công chức được hưởng cộng lại.
Việc nâng lương của công chức được xét như sau:
- Tuỳ thuộc ngạch công chức mà thời hạn thời hạn nâng lương có thể là ba năm được nâng một bậc lương hoặc hai năm được nâng một bậc lương
Ví dụ: Ngạch 15.109 là ngạch Giáo sư, giảng viên cao cấp cứ sau 3 năm thì được nâng một bậc lương.
Ngạch 17.171 là ngạch thư viện viên trung cấp cứ sau 2 năm thì được nâng một bậc lương.
- Nếu trong thời gian công tác đã nâng hết bậc lương mà không có quá trình thay đổi ngạch công chức thì những năm tiếp theo sẽ được hưởng hệ số vượt cấp tuỳ theo mỗi ngạch công chức.
- Những công chức bị kỉ luật thì thời gian nâng lương sẽ tăng lên 1 năm.
Trong một số trường hợp đặc biệt như: có thành tích đặc biệt trong công tác, khen thưởng… mà công chức có thể được nâng lương trước thời hạn.
3. Phần mềm quản lý sử dụng ở phòng tổ chức cán bộ tại các trường
3.1. Chức năng chính
- Quản lý thông tin về cán bộ theo dõi tình hình biến động về nhân sự, đưa ra các số liệu thống kê phục vụ cho quá trình quản lý.
- Tìm kiếm thông tin về cán bộ trong cơ quan.
- Thêm nhân viên mới
- Sửa thông tin về cán bộ đã và đang làm việc tại cơ quan
- Xoá thông tin về cán bộ nếu không cần quản lý nữa
- Đưa ra các báo cáo về nhân sự.
3.2. Ưu nhược điểm của những hệ thống đó
3.2.1. Ưu điểm
Quá trình nhập liệu tương đối thuận tiện và cập nhật vào hệ thống nhanh.
Hệ thống trợ giúp tương đối hoàn chỉnh giúp đỡ người dùng thao tác với các chức năng của hệ thống.
3.2.2. Nhược điểm
Hệ thống các báo cáo của phần mềm không nhất quán với thông tin khi nhập liệu.
Chức năng báo cáo về lương không tự động cập nhật danh sách nâng lương theo định kì.
Không có khả năng cho người sử dụng tuỳ chọn các thông tin cần xuất, chỉnh sửa các báo cáo.
Khi muốn in báo cáo cần phải thông qua một phần mềm trung gian (Microsoft Word, Microsoft Excel…).
Giao diện không tương tác với người sử dụng gây khó khăn cho người dùng thao tác.
Chương 3. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Trong chương này sẽ thực hiện việc phân tích và thiết kế hệ thống quản lý nhân sự bao gồm quá trình phân tích các chức năng nghiệp vụ của hệ thống, thiết kế dữ liệu và chức năng mà hệ thống sẽ đáp ứng.
Như đã trình bày ở chương hai, một trường Đại học có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Phòng tổ chức cán bộ là phòng có chức năng quản lý chung của toàn hệ thống. Hàng năm theo thời gian qui định phòng tổ chức cán bộ sẽ lấy thông tin từ hồ sơ cán bộ thống kê và lập danh sách cán bộ đã đến niên hạn nâng lương.
Với những cán bộ trong các phòng khoa ban đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc những cán bộ chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng có đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn thì phòng tổ chức cán bộ sẽ lập danh sách đề xuất lên ban giám hiệu. Ban giám hiệu sẽ duyệt danh sách và gửi cho phòng tổ chức cán bộ. Từ đây phòng tổ chức cán bộ sẽ in quyết định nghỉ hưu và lên lương cho từng cán bộ đã được duyệt và lưu vào kho hồ sơ cán bộ và hồ sơ lưu.
Trong quá trình công tác của mỗi cán bộ, khi có thay đổi thông tin về cán bộ như thay đổi học hàm, học vị, nơi ở, trình độ lý luận…phòng tổ chức cán bộ dựa vào những thông tin tổng hợp từ các phòng khoa ban mà cập nhật các thông tin vào hồ sơ của cán bộ.
Dựa vào các thông tin về ngạch, bậc lương, chức vụ…mà phòng tổ chức cán bộ tính toán và đưa ra bảng lương hàng tháng đối với mỗi cán bộ.
Khi có yêu cầu báo cáo về nhân sự phục vụ cho quá trình quản lý và tổ chức thì phòng tổ chức cán bộ thống kê, báo cáo về tình hình nhân sự như tổng biên chế, chất lượng cán bộ…
1. Phân tích hệ thống quản lý nhân sự
Sơ đồ ngữ cảnh
Mục đích của sơ đồ ngữ cảnh cho chúng ta cái nhìn tổng quát về hệ thống ở trong môi trường của nó.
Một sơ đồ ngữ cảnh gồm ba thành phần sau:
- Một tiến trình duy nhất để mô tả toàn bộ hệ thống được xét.
- Các tác nhân có mối quan hệ thông tin với hệ thống.
- Các luồng dữ liệu đi từ các tác nhân vào hệ thống hay từ hệ thống đến các tác nhân.
Hình 3.1. Sơ đồ ngữ cảnh
Giải thích sơ bộ:
Tác nhân ngoài cán bộ sẽ đưa thông tin của bản thân để hệ thống cập nhật và lưu trữ thông tin. Luồng thông tin bao gồm hồ sơ cán bộ, các quyết định, bằng cấp….
Tác nhân ngoài người quản trị đưa ra các yêu cầu cho hệ thống và nhận các báo cáo và kết quả từ hệ thống.
2. Sơ đồ luồng dữ liệu các mức
2.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0
Hình 3.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0
Chú thích về hình vẽ:
1. Tài khoản người quản trị; Yêu cầu xem thông tin cá nhân của các thành
2. Thông tin về người dùng, đáp ứng yêu cầu về hệ thống
3. Yêu cầu báo cáo
4. Các báo cáo đáp ứng yêu cầu
5. Yêu cầu thay đổi các thông tin về ngạch, bậc, phụ cấp cán bộ
6. Đáp ứng yêu cầu thay đổi
7. Yêu cầu xem, sửa, thêm mới hồ sơ cán bộ
8. Yêu cầu về lương
9. Thông tin về lương
10. Các thông tin về cán bộ
Sơ đồ gồm 3 kho dữ liệu:
Dữ liệu hồ sơ bao gồm các thông tin về cán bộ, các quyết định, hợp đồng…
Dữ liệu Bảng lương bao gồm thông tin về lương trong từng tháng của mỗi cán bộ
Dữ liệu Báo cáo bao gồm các loại báo cáo thống kê
2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1
a. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 1 “Quản trị hệ thống”:
Hình 3.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 1
Chú thích hình vẽ:
1. Thông tin tài khoản, thông tin chung của cán bộ
2. Yêu cầu thay đổi, thêm mới hệ thống chức vụ
3. Đáp ứng yêu cầu thay đổi, thông báo của hệ thống
4. Yêu cầu thay đổi, thêm mới hệ thống ngạch công chức, bậc lương
5. Đáp ứng yêu cầu thay đổi, thông báo từ hệ thống
6. Yêu cầu thay đổi, thêm mới hệ thống phòng khoa ban, bộ môn
7. Đáp ứng yêu cầu thay đổi, thông báo của hệ thống
b. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 2 “Quản lý hồ sơ”:
Hình 3.4. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 2
Chú thích sơ đồ:
Hồ sơ lý lịch của cán bộ
Thông tin về quá trình học tập
Quá trình chuyển đổi công tác
Yêu cầu cập nhật, thêm hồ sơ lý lịch
Đáp ứng yêu cầu thay đổi, thông báo của hệ thống
Yêu cầu cập nhật, thêm mới quá trình học tập
Đáp ứng yêu cầu thay đổi, thông báo của hệ thống
Yêu cầu cập nhật, thêm mới quá trình công tác
Đáp ứng yêu cầu thay đổi
Sơ đồ gồm một kho dữ liệu:
Dữ liệu hồ sơ bao gồm các thông tin về cán bộ, hợp đồng, quyết định…
Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 3 “Quản lý lương”:
Hình 3.5. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 3
Chú thích sơ đồ:
1. Thông tin ngạch, bậc, yêu cầu về lương
2. Lương hàng tháng
3. Yêu cầu về diễn biến lương
4. Thông tin về diễn biến lương
5. Lương từng tháng
6. Yêu cầu cập nhật ngạch, bậc lương, lương cơ bản…
7. Đáp ứng yêu cầu cập nhật, thông báo của hệ thống
8. Yêu cầu thay đổi diễn biến tiền lương
9. Đáp ứng yêu cầu cập nhật diễn biến tiền lương
Sơ đồ gồm một kho dữ liệu:
Dữ liệu bao gồm lương tháng, quá trình diễn biến lương của từng cán bộ
Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 4 “Báo cáo”:
Hình 3.6. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 4
Chú thích sơ đồ:
1. Yêu cầu thống kê, báo cáo
2. Đáp ứng yêu cầu, danh sách nâng lương, file dữ liệu các loại
3. Yêu cầu thống kê, báo cáo
4. Đáp ứng yêu cầu, danh sách cán bộ theo trình độ
5. Yêu cầu báo cáo thống kê
6. Đáp ứng kết quả báo cáo giới tính
7. Yêu cầu báo cáo thống kê
8. Kết quả báo cáo về biên chế
Sơ đồ gồm một kho dữ liệu:
Dữ liệu bao gồm các loại báo cáo của hệ thống.
3. Phân tích hệ thống về dữ liệu
3.1 Mô hình quan hệ thực thể (E-R)
Các thực thể trong hệ thống:
Từ phần mô tả chức năng của hệ thống và các thông tin liên quan đến cán bộ ta xác định được một số thực thể sau: Cán bộ, Phòng Khoa Ban, Bộ môn, Ngạch công chức, Bậc lương, Trình độ, Bằng cấp, Chức vụ, Trạng thái, Dân tộc, Tôn giáo, Ngoạingữ
Các thực thể được thể hiện trong bảng sau:
Tên thực thể
Thuộc tính
Cán bộ
Mã CB, tên CB, tên thường gọi, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, số điện thoại, nghề nghiệp trước khi tuyển, cấp uỷ hiện tại, cấp uỷ kiêm, ngày vào CQ, chuyên môn chính, ngày vào đảng, ngày chính thức, nơi kết nạp, ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ, công việc làm lâu nhất, sở trường CT
Phòng Khoa Ban
Mã PKB, tên PKB, địa chỉ, điện thoại
Bộ môn
Mã BM, tên BM, địa chỉ, điện thoại
Chức vụ
Mã CV, tên CV
Ngạch công chức
Mã NG, tên ngạch, mô tả, thời hạn nâng lương
Bậc lương
Mã BL, tên bậc, hệ số
Trình độ
Mã TD, tên trình độ, mô tả
Bằng cấp
Mã BC, tên BC
Chức vụ
Mã CV, tên CV, hệ số phụ cấp chức vụ
Trạng thái
Mã TT, tên TT, mô tả
Dân tộc
Mã DT, tên DT
Tôn giáo
Mã TG, tên TG
Ngoạingữ
Mã NN, Tên NN, mô tả
Công tác
Mã CT, thông tin cá nhân, ngày Bắt đầu, ngày kết thúc
Mối quan hệ giữa các thực thể:
Các mối quan hệ được thể hiện dưới bảng dưới đây:
Các quan hệ m-n:
Quan hệ
Thuộc tính
Cán bộ - Ngoại ngữ
Trình độ
Cán bộ - Trạng thái
Ngày bắt đầu, ngày kết thúc
Cán bộ - Chức vụ
Hệ số phụ cấp chức vụ, ngày hưởng, ngày kết thúc
Cán bộ - Bằng cấp
Chuyên ngành đào tạo, hình thức đào tạo, xếp loại
Cán bộ - Trình độ
loại
Cán bộ - Bậc lương
Ngày bắt đâu hưởng, ngày kết thúc, hệ số
Cán bộ - Ngạch CC
Ngày bắt đầu hưởng, ngày kết thúc
Các quan hệ 1-n:
Quan hệ
Thuộc tính
Cán bộ - Dân tộc
Cán bộ - Tôn giáo
Cán bộ - Bộ môn
Cán bộ - Công tác
Từ các thực thể và mối quan hệ đã xác định ở trên, ta xây dựng được mô hình quan hệ thực thể sau:
Hình 3.7. Mô hình quan hệ E-R
Chú thích trong mô hình:
Quan hệ m-n Quan hệ 1-n
Các quan hệ ràng buộc trong hệ thống:
Nhiều cán bộ có chung một dân tộc, tôn giáo nhưng một cán bộ chỉ thuộc một dân tộc, theo một tôn giáo nhất định
Mỗi cán bộ có thể có nhiều quá trình công tác
Một cán bộ có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ, một chức vụ có thể do nhiều cán bộ đảm nhiệm
Mỗi cán bộ có thể có nhiều trạng thái khác nhau, nhiều cán bộ có thể có chung một trạng thái
Một cán bộ có nhiều bằng cấp, nhiều cán bộ có thể có chung một loại bằng cấp
Một cán bộ có thể có nhiều trình độ khác nhau và nhiều cán bộ có thể có chung một trình độ
Mỗi cán bộ thuộc về một bộ môn, một bộ môn có nhiều cán bộ
Một phòng khoa ban không có hoặc có nhiều bộ môn
Một cán bộ có thể biết nhiều ngoại ngữ, một loại ngoại ngữ có thể có nhiều cán bộ cùng biết
Mỗi cán bộ trong thời gian công tác có thể hưởng nhiều bậc lương nhiều cán bộ có thể có cùng bậc lương
Một ngạch công chức có thể có nhiều bậc lương, một bậc lương thuộc về môt ngạch xác định
Mô hình quan hệ
Chuyển từ mô hình thực thể sang mô hình quan hệ:
Theo qui trình của công nghệ phần mềm, có thể chuyển các thực thể và các mối quan hệ thành các bảng quan hệ trong mô hình quan hệ của hệ thống. Các bước chuyển các thực thể thành quan hệ:
Mỗi thực thể sẽ tương ứng với một quan hệ
Các quan hệ Cán bộ - Dân tộc, Cán bộ - Tôn giáo, Cán bộ - Bộ môn, Phòng khoa ban - Bộ môn, Cán bộ - Công tác là các quan hệ 1-n không có thuộc tính cho nên đưa khoá chính từ thực thể bên 1 sang làm khoá ngoại của thực thể bên n. tức là:
Đưa Mã dân tộc làm khoá ngoài của Cán bộ
Đưa Mã tôn giáo làm khoá ngoài của Cán bộ
Đưa Mã bộ môn làm khoá ngoài của Cán bộ
Đưa Mã phòng khoa ban làm khoá ngoài của Bộ môn
Đưa mã Cán bộ làm khoá ngoài của Công tác
Với quan hệ nhiều nhiều (m - n) sẽ sinh thêm quan hệ mới: tên là tên viết tắt của hai quan hệ, khoá chính là khoá chính của cả hai quan hệ, thuộc tính là thuộc tính của mối quan hệ.
Các quan hệ được tạo ra từ thực thể và các mối quan hệ:
Các thực thể
Các quan hệ được tạo lập
Cán bộ
Cán bộ ( Mã CB, tên CB, tên thường gọi, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, số điện thoại, nghề nghiệp trước khi tuyển, cấp uỷ hiện tại, cấp uỷ kiêm, ngày vào CQ, chuyên môn chính, ngày vào đảng, ngày chính thức, nơi kết nạp, ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ, công việc làm lâu nhất, sở trường CT, Mã tôn giáo, Mã dân tộc, Mã bộ môn )
Phòng khoa ban
Phòng khoa ban ( Mã PKB, tên PKB, địa chỉ, điện thoại )
Bộ môn
Bộ môn ( Mã BM, tên BM, địa chỉ, điện thoại, Mã PKB )
Chức vụ
chức vụ ( Mã CV, tên CV )
Ngạch công chức
Ngạch CC ( Mã NG, tên ngạch, mô tả, thời hạn nâng lương )
Bậc lương
Bậc lương ( Mã BL, tên bậc, hệ số )
Trình độ
Trình độ ( Mã TD, tên trình độ, mô tả )
Bằng cấp
Bằng cấp ( Mã BC, tên BC )
Chức vụ
Chức vụ ( Mã CV, tên CV, hệ số phụ cấp chức vụ )
Trạng thái
Trạng thái ( Mã TT, tên TT, mô tả )
Dân tộc
Dân tộc ( Mã DT, tên DT )
Tôn giáo
Tôn giáo ( Mã TG, tên TG )
Ngoạingữ
Ngoại ngữ ( Mã NN, Tên NN, mô tả )
Công tác
Công tác (Mã CT, thông tin cá nhân, ngày bđ, ngày kt, Mã CB )
Hưởng
Quá trình lương ( Mã CB, Mã Bậc ,ngày lên bậc )
Đảm nhiệm
Cán bộ - Chức vụ (MãCB , Mã CV, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, mô tả )
Sử dụng
Cán bộ - Ngoại ngữ ( Mã CB, Mã NN, trình độ )
Có ( trạng thái )
Cán bộ - Trạng thái ( Mã CB, Mã TT, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, mô tả )
Có ( Bằng cấp )
Cán bộ - Bằng cấp (Mã CB, Mã BC, Ngày Bắt đầu, Ngày kết thúc, chuyên ngành đào tạo, hình thức đào tạo, loại )
Có ( trình độ )
Cán bộ - Trình độ ( Mã CB, Mã TĐ, mô tả )
Mô hình quan hệ cơ sở dữ liệu
Hình 3.8. Mô hình quan hệ
Thiết kế chức năng
4.1. Sơ đồ phân cấp chức năng mức đỉnh
Hình 3.9. Sơ đồ phân cấp chức năng
Chức năng quản trị hệ thống bao gồm:
Quản trị người dùng:
Cho phép người quản trị quản lý thông tin về người sử dụng hệ thống (thêm, sửa, xoá) về tên đăng nhập, mật khẩu, quyền sử dụng trong hệ thống
Quản lý phòng ban:
Cho phép người quản trị quản lý các phòng ban, bộ môn trong trường bao gồm thêm, sửa, xoá các thông tin liên quan đến phòng khoa ban và bộ môn trong trường
Quản lý chức vụ:
Cho phép người quản trị xem và cập nhật hệ thống chức vụ hiện hành ở trường và thêm mới khi có nhu cầu
Quản lý ngạch bậc:
Cho phép cập nhật và thêm mới ngạch và bậc lương của cán bộ, thay đổi hệ số lương khi có nhu cầu
Chức năng quản lý hồ sơ gồm
Cho phép người dùng xem hồ sơ của cán bộ bao gồm các thông tin về lý lịch, quá trình công tác, quá trình học tập. Đối với người quản trị thì có thể sửa đổi các thông tin về cán bộ, thêm mới cán bộ, xoá bỏ hồ sơ cán bộ…
Chức năng quản lý lương
Quá trình lương:
Cho phép theo dõi quá trình thay đổi bậc lương, hệ số… của từng cán bộ và sửa đổi, lưu trữ, thêm mới quá trình lương của mỗi cán bộ.
Tính lương:
Đưa ra mức lương, hệ số hưởng, phụ cấp, mức lương thực lĩnh của mỗi cán bộ công nhân viên trong trường
Báo cáo:
Cho phép đưa ra các báo cáo về nhân sự như báo cáo về chất lượng cán bộ, biên chế trong trường, đưa ra danh sách nâng lương…cho phép người dùng có thể in báo cáo trực tiếp, xuất sang một kiểu định dạng dữ liệu khác như: Winword, Text, Pdf, Excell…
Sơ đồ phân rã chức năng mức dưới đỉnh
Từ sơ đồ phân cấp chức năng mức đỉnh ta có thể phân rã một số chức năng ở mức sâu hơn :
Đặc tả chức năng chi tiết:
Chức năng quản lý phòng khoa ban:
Thêm phòng khoa ban:
Nhiệm vụ: cho phép người dùng có thể đưa thêm phòng khoa ban hay bộ môn mới vào hệ thống
Đầu vào: thông tin về phòng khoa ban, bộ môn như địa chỉ, số điện thoại, tên…
Hoạt động: chương trình sẽ đưa thêm phòng khoa ban, bộ môn vào hệ thống phòng khoa ban
Đầu ra: thông tin về phòng khoa ban, bộ môn mới
Điều kiện: Người dùng có quyền quản trị hệ thống sử dụng
Xoá phòng khoa ban:
Nhiệm vụ: xoá phòng khoa ban, bộ môn ra khỏi hệ thống
Đầu vào: Thông tin về phòng khoa ban, bộ môn bị xoá
Hoạt động: chương trình sẽ xoá toàn bộ thông tin về phòng khoa ban, bộ môn và các thông tin liên quan trong hệ thống
Đầu ra: kết quả bộ môn, phòng khoa ban đã bị xoá
Điều kiện: Người quản trị sử dụng
Sửa phòng khoa ban:
Nhiệm vụ: thay đổi thông tin về phòng khoa ban, bộ môn
Đầu vào: thông tin về phòng khoa ban, bộ môn cần thay đổi và nội dung thông tin thay đổi
Hoạt động: chương trình sẽ thay đổi nội dung thông tin về phòng hoa ban theo yêu cầu
Đầu ra: thông tin phòng khoa ban, bộ môn thay đổi
Chức năng quản lý chức vụ:
Thêm chức vụ:
Nhiệm vụ: cho phép người dùng có thể đưa thêm chức vụ vào hệ thống
Đầu vào: thông tin về chức vụ như tên chức vụ, hệ số phụ cấp…
Hoạt động: chương trình sẽ đưa thêm chức vụ vào hệ thống chức vụ
Đầu ra: thông tin về chức vụ mới
Điều kiện: Người dùng có quyền quản trị hệ thống sử dụng
Xoá phòng chức vụ:
Nhiệm vụ: xoá chức vụ ra khỏi hệ thống
Đầu vào: Thông tin về chức vụ bị xoá
Hoạt động: chương trình sẽ xoá toàn bộ thông tin về chức vụ và các thông tin liên quan trong hệ thống
Đầu ra: kết chức vụ đã bị xoá
Điều kiện: Người quản trị sử dụng
Sửa chức vụ:
Nhiệm vụ: thay đổi thông tin về chức vụ
Đầu vào: thông tin về chức vụ cần thay đổi và nội dung thông tin thay đổi
Hoạt động: chương trình sẽ thay đổi nội dung thông tin về chức vụ theo yêu cầu
Đầu ra: thông tin chức vụ thay đổi
Chức năng quản lý hệ thống ngạch bậc:
Thêm phòng ngạch, bậc lương:
Nhiệm vụ: cho phép người dùng có thể đưa thêm ngạch công chức hay bậc lương vào hệ thống
Đầu vào: thông tin về ngạch bậc như tên ngạch bậc, thời hạn nâng bậc, mã ngạch, hệ số lương…
Hoạt động: chương trình sẽ đưa thêm ngạch, bậc lương vào hệ thống ngạch bậc
Đầu ra: thông tin về ngạch công chức, bậc lương mới
Điều kiện: Người dùng có quyền quản trị hệ thống sử dụng
Xoá ngạch bậc:
Nhiệm vụ: xoá ngạch bậc ra khỏi hệ thống
Đầu vào: Thông tin về ngạch công chức, bậc lương bị xoá
Hoạt động: chương trình sẽ xoá toàn bộ thông tin về ngạch, bậc lương và các thông tin liên quan trong hệ thống
Đầu ra: kết quả ngạch, bậc lương đã bị xoá
Điều kiện: Người quản trị sử dụng
Sửa ngạch bậc:
Nhiệm vụ: thay đổi thông tin về ngạch công chức, bậc lương
Đầu vào: thông tin về ngạch, bậc lương cần thay đổi và nội dung thông tin thay đổi
Hoạt động: chương trình sẽ thay đổi nội dung thông tin về ngạch công chức và bậc lương theo yêu cầu
Đầu ra: thông tin ngạch, bậc lương thay đổi
Chức năng quản lý hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, công tác, quá trình lương:
Thêm :
Nhiệm vụ: cho phép người dùng có thể đưa thêm hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, công tác, quá trình lương vào hệ thống
Đầu vào: thông tin về hồ sơ lý lịch như tên, tuổi, năm sinh…; quá trình học tập như thời gian bắt đầu kết thúc, nơi học tập…; công tác như ngày bắt đầu, kết thúc, chức vụ, đơn vị…; quá trình lương như ngày bắt đầu, kết thúc hưởng, bậc lương, hệ số…
Hoạt động: chương trình sẽ đưa thêm hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, công tác, quá trình lương vào hệ thống.
Đầu ra: thông tin về hồ sơ lý lịch, quá trình học, công tác, quá trình lương mới
Điều kiện: Người dùng có quyền quản trị hệ thống sử dụng
Xoá :
Nhiệm vụ: xoá hồ sơ lý lịch, quá trình học, quá trình công tác, quá trình lương ra khỏi hệ thống
Đầu vào: Thông tin về hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, công tác, quá trình lương bị xoá
Hoạt động: chương trình sẽ xoá toàn bộ thông tin về hồ sơ lý lịch, quá trình học, quá trình công tác, quá trình lương và các thông tin liên quan trong hệ thống
Đầu ra: hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, công tác, lương đã bị xoá
Điều kiện: Người quản trị sử dụng
Sửa :
Nhiệm vụ: thay đổi thông tin về hồ sơ lý lịch, quá trình học, quá trình công tác, quá trình lương
Đầu vào: thông tin hồ sơ lý lịch, quá trình học, quá trình công tác, quá trình lương cần thay đổi và nội dung thông tin thay đổi
Hoạt động: chương trình sẽ thay đổi nội dung thông tin hồ sơ lý lịch, quá trình học, quá trình công tác, quá trình lương theo yêu cầu
Đầu ra: thông tin hồ sơ lý lịch, quá trình học, quá trình công tác, quá trình lương thay đổi
Chức năng lương tháng:
Sửa công thức tính lương :
Nhiệm vụ: thay đổi thông tin về công thức tính lương hàng tháng
Đầu vào: thông tin về các thành phần cần thay đổi và nội dung thông tin thay đổi trong công thức tính như mức lương cơ bản….
Hoạt động: chương trình sẽ thay đổi nội dung thông tin công thức tính lương theo yêu cầu
Đầu ra: thông tin về công thức tính lương đã thay đổi
Xem bảng lương :
Nhiệm vụ: hiển thị lương hàng tháng của các cán bộ
Đầu vào: Thông tin về cán bộ, đơn vị cần hiển thị lương
Hoạt động: chương trình sẽ tính toán và hiển thị lương của mỗi cán bộ
Đầu ra: bảng lương chi tiết
Điều kiện: Người quản trị sử dụng
In bảng lương :
Nhiệm vụ: xuất dữ liệu bảng lương ra máy in
Đầu vào: danh sách lương của cán bộ đã được tính toán
Hoạt động: chương trình sẽ in ra máy in bảng lương
Đầu ra: bảng lương hàng tháng của cán bộ
Điều kiện: Người dùng có quyền quản trị hệ thống sử dụng
Thiết kế dữ liệu
Xét về thiết kế cơ sở dữ liệu vật lí, ta thấy từ các quan hệ đã xây dựng ở trên, các bảng cơ sở dữ liệu được thiết kế như sau:
Canbo – Thông tin cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaCB*(PK)
char(6)
Mã cán bộ
TenCB
Nvarchar(64)
Tên cán bộ
Tenthuonggoi
NVarchar(64)
Tên thường gọi
Gioitinh
bit
Giới tính
Ngaysinh
Date
Ngày tháng năm sinh
Noisinh
Nvarchar(200)
Nơi sinh
Quequan
Nvarchar(200)
Quên quán
Noio
Nvarchar(200)
Nơi ở hiện tại
SoDT
Nvarchar(16)
Số điện thoại
maTG(FK_Tongiao)
Nvarchar(16)
( Mã) Tôn giáo
maDT(FK_ Dantoc)
Nvarchar(16)
( Mã) Dân tộc
MaBM(FK_Bomon)
NVarchar(16)
(Mã)Bộ môn
maCT(FK_Congtac)
Nvarchar(16)
( Mã) công tác
Nntruockhituyen
NVarchar(64)
Nghề nghiệp trước khituyển
CapuyHT
NVarchar(64)
Cấp uỷ hiện tại
Capuykiem
NVarchar(64)
Cấp uỷ kiêm
Ngayvaocq
Date
Ngày vào cơ quan
Chuyenmonchinh
NVarchar(64)
Chuyên môn chính
Ngayvaodang
Date
Ngày vào đảng
Ngaychinhthuc
Date
Ngày chính thức
Ngayvaocq
Date
Ngày vào cơ quan
Noiketnap
NVarchar(64)
Nơi kết nạp
Ngaynhapngu
Date
Ngày nhập ngũ
Ngayxuatngu
Date
Ngày xuất ngũ
Cvlamlaunhat
NVarchar(64)
Công việc làm lâu nhất
Sotruongct
NVarchar(64)
sở trường công tác
2. CB_TD – Lưu vết Thông tin trình độ của cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaCB*(PK)
char(6)
(Mã) cán bộ
MaTD*(PK)
char(6)
(Mã) trình độ
Mota
NVarchar(255)
Mô tả
3. CB_NN: -Thông tin trình độ ngoại ngữ của nhân viên
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaCB*(PK)
Char(6)
( Mã) cán bộ
MaNN*(PK)
Char(6)
( Mã) Ngoại ngữ
Trình độ
NVarchar(64)
Trình độ
4. CB_C - Lưu vết quá trình đảm nhận chức vụ của nhân viên
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
NgayBD
Date
Ngày bắt đầu
NgayKT
Date
Ngày kết thúc
Mota
NVarchar(255)
Mô tả
MaCV*(PK)
char(6)
(Mã) Chức vụ
MaCB*(PK)
char(16)
(Mã) Cán bộ
5. CB_PC -Thông tin phụ cấp của cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaPC*(PK_Phucap)
char(6)
(Mã) phụ cấp
MaCB*(PK_Canbo)
char(6)
( Mã) Cán bộ
hsPC
Float(3)
Hệ số phụ cấp
6. CB_TT – Lưu vết thông tin trạng thái của cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
NgayBD
date
Ngày bắt đầu
NgayKT
date
Ngày kết thúc
Mota
Nvarchar(255)
Mô tả
MaCB*(PK)
char(6)
(Mã) nhân viên
MaTT*(PK)
char(6)
(Mã) Trạng thái
7. CB_BC:- Lưu thông tin bằng cấp của cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
maCB(PK)
char(6)
(Mã) cán bộ
MaBC(PK)
char(6)
Mã bằng cấp
Loai
Nvarchar(16)
loại bằng cấp
8. Dantoc – Danh mục dân tộc
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaDT*(PK)
char(6)
Mã dân tộc
TenDT
Nvarchar(64)
Tên dân tộc
9. Tongiao - Danh mục tôn giáo
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaTG*(PK)
char(6)
Mã tôn giáo
TenTG
Nvarchar(64)
Tên tôn giáo
10. Bangcap – Danh mục Bằng cấp
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaBC*(PK)
char(6)
Mã bằng cấp
TenBC
Nchar(64)
Tên bằng cấp
Truongcap
Nchar(64)
trường cấp bằng
11. Ngoaingu - Danh mục ngoại ngữ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaNN* (PK)
Char(6)
Mã ngoại ngữ
TenNN
Nvarchar(64)
Tên ngoại ngữ
12. Chucvu - Danh mục chức vụ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaCV* (PK)
char(6)
Mã chức vụ
TenCV
Nvarchar(64)
Tên chức vụ
Mota
Nvarchar(255)
Mô tả
Mô tả: Các chức danh của cán bộ trong trường bao gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng phòng, phó phòng, trưởng khoa, phó khoa, trưởng bộ môn, phó bộ môn….
13. Trangthai - Danh mục trạng thái của cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
maTT (PK)
char(6)
Mã trạng thái
TenTT
Nvarchar(64)
Tên trạng thái
Mota
Nvarchar(255)
Mô tả trạng thái
Mô tả: Các trạng thái của cán bộ bao gồm: nhân viên chính thức, làm hợp đồng thời vụ, nghỉ ốm, nghỉ sinh đẻ,…
14. PKBan- Thông tin phòng ban
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaPKB(PK)
Char(6)
Mã phòng khoa ban
TenPKB
Nvarchar(64)
Tên phòng khoa ban
Diachi
Nvarchar(255)
Địa chỉ phòng ban
SoDT
Char(10)
Số điện thoại
Bomon - Thông tin bộ môn
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaBM(PK)
Char(6)
Mã bộ môn
TenBM
Nvarchar(64)
Tên bộ môn
MaPKB(FK_PKBan)
Char(6)
(Mã) phòng ban
Diachi
Nvarchar(255)
Địa chỉ bộ môn
soDT
Char(10)
số điện thoại
16. Trinhdo - Thông tin về trình độ cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaTD(PK)
Char(6)
Mã trình độ
TenTD
Nvarchar(64)
Tên trình độ
Mota
Nvarchar(255)
Mô tả
17. NgachCC - Thông tin về ngạch công chức của cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaNgach(PK)
Char(6)
Mã ngạch công chức
TenNgach
Nvarchar(64)
Tên ngạch công chức
Thoinangbac
Int
thời hạn nâng lương
Mota
Nvarchar(255)
Mô tả
18. Bacluong - Thông tin về bậc lương của cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaBL*(PK)
Char(6)
Mã Bậc lương
TenBL
Nvarchar(64)
Tên Bậc lương
Heso
Float
hệ số lương
19. QTluong - Thông tin về quá trình lương của cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaBL(PK)
Char(6)
Mã Bậc lương
MaCB(PK)
Char(6)
Mã cán bộ
Ngaylenluong(PK)
Date
Ngày lên lương
20. Congtac - Thông tin về quá trình công tác của cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaCT(PK)
Char(6)
Mã công tác
Tendv
Nvarchar(64)
Tên đơn vị
Ngaybd
Date
Ngày bắt đầu
Ngayketthuc
Date
Ngày kết thúc
MaCB(FK_Canbo)
Char(6)
Mã cán bộ
21. Admin - Thông tin về người quản trị
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
Adminname
Char(6)
Tên đăng nhập
Matkhau
Char(10)
Mật khẩu
Chương 4. CÔNG CỤ VÀ CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM
Hệ thống thử nghiệm được cài đặt trên môi trường hệ điều hành Windows XP. Hệ thống sử dụng ngôn ngữ C #, trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server.
Môi trường hệ điều hành Windows
Windows là môi trường đồ hoạ thông dụng nhất từ trước đến nay. Ngôn ngữ C # và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server là những phần mềm của Microsoft cho nên chúng cũng tương thích với môi trường Windows. Vì thế Windows được chọn làm môi trường hệ điều hành để phát triển hệ thống.
1. H ệ quản trị cơ sở dữ liệu và SQL Server 2000
1.1. Khái niệm về các loại cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống các chương trình hỗ trợ các tác vụ quản lý, khai thác dữ liệu theo mô hình quan hệ cơ sở dữ liệu quan hệ.
SQL Server là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ RDBOMS hay còn được gọi là Relational Database Managerment System. Cơ sở dữ liệu quan hệ là cơ sở dữ liệu mà dữ liệu trong đó được tổ chức thành các bảng. Các bảng được tổ chức thành các nhóm có cùng chủ đề và có chứa các cột, các hàng thông tin. Sau đó các bảng liên hệ với nhau bởi bộ Database Engine khi có yêu cầu. RDBOMS là một trong những mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng nhất hiện nay.
1.2. Giới thiệu chung về SQL Server 2000
SQL (Structured Query Language), là ngôn ngữ dùng để truy vấn cơ sở dữ liệu, hay nói cách khác đây là ngôn ngữ truy vấn cho phép lấy thông tin từ các bảng cơ sở dữ liệu.
SQL Server 2000 tối ưu hơn nhiều cơ sở dữ liệu quan hệ chúng phát triển để sử dụng trên nhiều ấn bản như: CE, Personal, Desktop Engine, Standard, Enterprise, Deverloper.
SQL Server hỗ trợ kiểm tra khoá chính, phụ thuộc tồn tại, miền giá trị…dữ liệu bên trong các bảng một cách chặt chẽ.
SQL Server 2000 hỗ trợ khá mạng cho cơ sở dữ liệu đa truy nhập tức cơ sở dữ liệu mạng.
Những thành phần chính trong SQL Server 2000 bao gồm.
Hệ thống
Diễn giải
Ấn bản
SQL Server 2000
Đây là thành phần chính của hệ thống, là trung tâm điều hành những phần thực thi khác. Với Desktop Engine bạn sẽ tìm thấy các dịch vụ trong hệ thống như SQL Server Agent (Schedul ), SQL Server profiler… và một số công cụ khác.
Desktop Engine
Personal
Standard
Enterprise
Deverloper
Full – Text Sarch
Đây là phần tự chọn trong lúc cài đặt, nếu bạn chọn chức năng tìm kiếm thì nên chọn hệ thống này vì chúng không phài là phần mặc nhiên.
Full – Text Sarch cung cấp chức năng tìm kiếm từ (Word) rất mạng. Nếu sử dụng internet để tìm kiếm thì đây là một giải pháp tuyệt vời. Nếu bạn muốn tìm một chuỗi con trong một đoạn văn bản lớn thì đây là một công cụ thích hợp cho công việc đó.
Personal (Except Win 95)
Standard
Enterprise
Deverloper
English Query
English Query cho Phép người sử dụng không có kỹ thuật về SQL cũng có thể sử dụng SQL Server, bằng cách đặt câu hỏi chuỗi English sau đó được dịch ra query có thể thực thi trên SQL Server
Personal
Standard
Deverloper
Enterprise
Annalusis Services
Phần này không bao gồm mặc định trong phần cài đặt. Chúng là dạng sản phẩm tự chọn là công cụ phân tích OLAP (Online Analysis Prosessing), sử dụng cho cơ sở dữ liệu lớn.
Những phiên bản có ALAP có đầy đủ chức năng là Enterprise vµ Deverloper Nhưng trongphiên bản Personal và Standard cũng có chứ năng chính của OLAP.
Deverloper
Standard
Personal
Enterprise
Replication
Chức năng này chô phép tái tạo một bản sao đến SQL Server khác, thông thường chức năng này cho các quan hệ từ xa hay trong Network, nhằm để làm giảm trao đổi dữ liệu giữa các SQL Server với nhau.
Desktop
Engine
Enterprise
Standard
Deverloper
Personal
Data Transformation Sevise
Data Transformation Sevise được mở rộng trong SQL Server 2000, bao gồm chức năng trao đổi dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu và trao đổi dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu khác nhau, đây là giải pháp lập trình trên VB , VB.NET hoặc C#.
Desktop
Engine
Enterprise
Standard
Deverloper
Personal
1.3. Một số ưu điểm của hệ quản trị SQL server
Nhanh và hiệu quả
SQL server hỗ trợ gần như đầy đủ các thao tác đối với cơ sở dữ liệu quan hệ
Do các hàm trong SQL server được cài đặt bằng cách sử dụng những thư viện được tối ưu hoá về tốc độ nên việc thực thi ít tốn bộ nhớ và có tốc độ cao.
SQL server quản lí được những cơ sở dữ liệu rất lớn. Ngoài ra SQL server còn có tính năng hỗ trợ đa luồng, việc kết nối giữa các bảng cũng đạt được tốc độ cao.
Tính tương thích
SQL server có giao diện lập trình cho nhiều ngôn ngữ như C, C++, Java, Perl, PHP… SQL server cũng có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows, Linux…
Tính an toàn
SQL server có cơ chế phân quyền và mật khẩu linh hoạt và an toàn, cho phép kiểm soát quyền và truy nhập trên cơ sở máy kết nối tới. Mật khẩu luôn được bảo mật bởi được truyền trên mạng, và luôn được lưư trữ dưới dạng mã hoá. Ngoài ra nó còn có khả năng sao lưu và phục hồi dữ liệu một cách an toàn
Bên cạnh đó trong công nghệ .Net có hỗ trợ rất nhiều đối với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server
Như vậy, SQL server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ đủ mạnh, phù hợp với C #. Người ta có thể dễ dàng lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm và hiển thị dữ liệu trên SQL server. Máy chủ SQL server quản lý việc truy cập dữ liệu sẽ đảm bảo cho cho việc truy cập và sử dụng dữ liệu đồng thời bởi nhiều người, đảm bảo rằng chỉ có những người dùng hợp lệ mới có quyền truy cập cơ sở dữ liệu và làm tăng tốc độ truy cập cơ sở dữ liệu. Căn cứ vào các ưu điểm đã nêu ở trên SQL server được chọn làm hệ quản trị cơ sở dữ liệu của hệ thống thử nghiệm.
2. Một vài nét về Ngôn ngữ lập trình ứng dụng C#
Một số ưu điểm của ngôn ngữ C#
Bộ Visual.Net ra đời là một bước nhảy vọt của công nghệ lập trình so với các ngôn ngữ lập trình kinh điển trước đây, Visual.Net không ngừng cung cấp cho người lập trình những phương pháp, công cụ cùng với những đặc điểm mới mà các phiên bản của ngôn ngữ lập trình trước đây còn thiếu sót.
Phần quan trọng của VS.NET là các công nghệ mới với trung tâm là .NET Framework - tập các tính năng Windows được xây dựng trên nền tảng môi trường thực thi ngôn ngữ chung (CLR – Common Language Runtime), trên đó là các lớp thư viện dùng để xây dựng ứng dụng Windows, ứng dụng web và dịch vụ web XML. Tất cả ngôn ngữ .NET đều được dịch sang dạng ngôn ngữ trung gian của Microsoft (MSIL - Microsoft Intermediate Language) trước rồi mới được dịch sang dạng mã thực thi bởi một trình dịch JIT (Just – in Time) trên nền .NET.
CLR và MSIL cho phép tất cả các ngôn ngữ .NET làm việc với nhau. Ví dụ bạn có thể dùng một lớp C# kế thừa từ một đối tượng COM C++/ATL, lớp này lại có thể bắt lỗi từ một chương trình Vbasic. Nhờ có sự hỗ trợ từ cấp hệ thống cho phép tích hợp đa ngôn ngữ, bạn có thể chạy từng bước để bẫy lỗi qua cả 3 ngôn ngữ trong cùng một môi trường phát triển ứng dụng VS.NET.
Trình dịch JIT cung cấp thêm khả năng bảo mật, tính an toàn lúc thực thi và khả năng chạy trên nhiều nền tảng (Microsoft cho biết sẽ dùng một tập con chuẩn hoá của .NET Framework - được gọi là nền tảng ngôn ngữ chung” - để xây dựng một thể hiện trên FreeBSD).
Nếu trình JIT cho mã ngôn ngữ trung gian làm bạn liên tưởng đến Java thì cũng đừng hoang mang, Microsoft đã lẳng lặng dùng ngôn ngữ trung gian trong Vbasic và hầu hết các phần mềm ứng dụng của mình (kể cả Office) từ nhiều năm qua.
C# là nhánh phát triển theo hướng module và đơn giản hóa cua C++, công thêm một số ý tưởng từ ngôn ngữ khác. Trong C# mọi thứ thật sự là đối tượng: ngay cả những dạng cơ bản như int cũng có thể được đóng gói thành lớp đối tượng gốc. Không có sự kế thừa đa lớp; thay vì vậy, có một cơ chế đa giao tiếp (interface). C# có toán tử new, nhưng ko có toán tử delete: .NET framework đã xây dựng cơ chế thu dọn “rác” cho tất cả các ngôn ngữ lập trình trên nền .NET.
Hầu hết những trường hợp dùng con trỏ (pointer) trong C thì C# dùng tham chiếu (reference), biểu hiện bằng kí hiệu ‘.’ được quản lí bởi cơ chế thu dọn rác của .NET. Với những trường hợp đặc biệt phải dùng con trỏ, C# có cơ chế mã không an toàn. Trong một khối được đánh dấu là không an toàn, các đối tượng được bảo vệ khỏi cơ chế thu dọn rác và cho phép con trỏ C/C++ truyền thống.
Có thể điểm qua 1 số ưu điểm của C# như:
C# là “thổ ngữ” của .NET, được thiết kế tốt cho CLR
C# kết hợp sức mạnh và sự chính xác của C++ với tính dễ phát triển của Vbasic
C# có cơ chế tạo tài liệu chương trình rất hay dùng chú thích /// mà các ngôn ngữ .NET khác chưa có. Visual C# có thể hiển thị các chú thích này như cửa sổ trợ giúp.
C# dễ dùng, nó tương tự như C++, Java và Javascript, và môi trường phát triển thân thiện (ví dụ các lỗi được gạch dưới giống như cách mà Microsoft Word gạch dưới những từ sai chính tả hay sai ngữ pháp)
Trở lại vấn đề C# và .NET thì có thể thấy rõ rằng .NET có những ưu điểm và tiến bộ nổi trội so với các nền tảng phát triển khác ở mấy điểm sau:
Tạo ra một môi trường phát triển có độ tương thích đa cấu trúc rất cao. Bản thân nó có vô vàn công cụ, thư viện và dịch vụ giúp cho người dùng có thể tổng hợp, phát triển và xây dựng các ứng dụng dựa trên nhiều nền tảng ngôn ngữ, dữ liệu, cấu trúc và áp dụng cho dủ mọi hệ thống, đối tượng và mục đích khác nhau.
Nâng cao, chú trọng nhiều hơn tới vấn đề chuẩn hóa và đơn giản hóa các công đoạn của SDLC bằng việc cung cấp nhiều ứng dụng, công cụ giúp người dùng có thể dễ dàng keep track, maintain và debug các ứng dụng sau này.
Nâng cao tính kế thừa và khả năng đa hình của các đối tượng (object), giúp việc tổ chức phân công nhiệm vụ giữa các nhóm thiết kế, xây dựng, áp dụng và tập huấn (trainning) trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn ở những ứng dụng cỡ lớn.
Làm giảm chi phí, độ phức tạp và thời gian phát triển các ứng dụng cỡ lớn từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của các sản phẩm và giảm các chi phí duy trì và bảo dưỡng sản phẩm trong tương lai.
Một ưu điểm nữa cũng không thể không nói đến là tuy MS không bao giờ tiết lộ mã nguồn các sản phẩm của mình nhưng những tài liệu, giao diện, hướng dẫn phục vụ mục đích học tập và phát triển của nó luôn luôn rất hệ thống, visual, dễ đọc và thân thiện vì MS luôn ý thức được rằng đối tượng sử dụng của họ bao gồm cả tầng lớp không chuyên…
Do những ưu điểm của ngôn ngữ lập trình C# trên đây ta thấy rất phù hợp để xây dựng và phát triển hệ thống.
3. Một số giao diện tiêu biểu
Hình 4.1. Giao diện đăng nhập
Hình 4.2. Chức năng quản lý phòng khoa ban - bộ môn
Hình 4.3. Chức năng tìm kiếm cán bộ
Hình 4.4. Chức năng tính lương cán bộ
Hình 4.5. Chức năng báo cáo cán bộ
Hình 4.6. Chức năng quản lý hồ sơ cán bộ
PHẦn KẾT LUẬN
Qua những vấn đề đã trình bày trong đồ án, có thể thấy rằng việc tin học hoá trong quá trình quản lý đem lại những lợi ích vô cùng to lớn. Nó giúp cho công việc quản lý cán bộ trở nên đỡ phức tạp và giảm thiểu những sai sót trong quá trình quản lý. Trong tương lai, công tác quản lý nói chung sẽ trở nên gọn nhẹ và nhanh chóng hơn và sẽ được trợ giúp nhiều hơn bởi công nghệ thông tin.
Việc thực hiện khoá luận đã giúp em có thể trau dồi lại những kiến thức đã được học từ trước đến nay, cũng như tìm hiểu, nghiên cứu những kiến thức mới để ứng dụng vào việc phát triển một hệ thống thông tin.
Trong khuôn khổ của một đồ án, do thời gian nghiên cứu không nhiều nên những kết quả đạt được chưa phải là lớn. Đồ án đã triển khai được hệ thống thử nghiệm là một số chức năng về quản lý hồ sơ, phòng ban, ngạch bậc, tìm kiếm, đưa ra các báo cáo. Hệ thống còn nằm trong quá trình thử nghiệm. Trong thời gian tới, nếu có điều kiện nghiên cứu và thử nghiệm thêm, hệ thống sẽ được phát triển với nhiều chức năng hơn, có thể đưa vào áp dụng trong thực tế.
Hạn chế của chương trình
Do thời gian thực hiện phân tích và thiêt kế hệ thống là tương đối hạn chế so với một đề tài tương đối lớn và phong phú nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Bên cạnh đó do trình độ hiểu biết về công cụ còn nông cạn nên chưa khai thác được hết thế mạnh của hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL SERVER 2000 và ngôn ngữ lập trình ứng dụng C# nên chương trình mang lại hiệu quả chưa cao.
Hướng phát triển của hệ thống quản lý nhân sự hiện nay
Hệ thống quản lý nhân sự xuất hiện cách dây khá lâu và đã phát triển gần như là phổ biến trên toàn thế giới. Đối với cá quốc gia tiên tiến thì việc quản lý kinh doanh bao gồm cả quản lý nhân sự bằng máy tính là không thể thiếu. Ở Việt Nam những năm gần đây việc vi tính hoá cũng phổ biến mạnh mẽ ở các văn phòng công sở…Nhưng hiệu quả sử dụng lại chưa cao, ví dụ như: Các văn phòng cơ quan nhà nước trang bị máy móc hiện đại nhưng chỉ phục vụ lợi ích công việc mang tính chuyên nghiệp rất ít, gần như là mang tính chất trang trí và giải trí …Không khai thác được nhiều tính năng mà máy tính có thể mang lại. Nguyên nhân là do người lao động còn e ngại khi tiếp xúc với công nghệ thông tin, do tính chất làm việc của một nền văn minh nông nghiệp có từ bao đời, người ta có thể chịu khó làm việc thủ công hơn là phải tiếp cận với cái mới và bắt buộc bỏ đi công việc đã quen thuộc. Nhưng yếu tố quan trọng hơn hết là do sự phức tạp của các hệ thống quản lý không phù hợp với khả năng của người lao động. Vì vậy nhiệm vụ được dặt ra là cần phải đưa ra những sản phẩm đơn giản, phù hợp với người lao động, để công nghệ thông tin có thể đi sâu hơn nữa vào hoạt động kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp, và một trong những sản phẩm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động quản lý kinh doanh đó là hệ thống quản lý nhân sự.
Trong một tương lai gần đây thôi khi người lao động hiểu rõ được tầm quan trọng của hệ thống này thì không chỉ ở các cơ quan, công ty, trường học lớn mà ở các tổ chức nhỏ cũng có thể áp dụng một cách phổ biến.
Hướng thực thi đề tài
- Hướng phát triển của đề tài: Hệ thống quản lý nhân sự tại trường Đại học sau khi được phân tích thiết kế và cài đặt hoàn thiện sẽ góp phần quan trọng trong việc quản lý chúng từ sổ sách về cán bộ đã và đang làm việc tại trường
- Đối tượng sử dụng: Đối tượng sử dụng chủ yếu là cán bộ trong trường (Người dùng phải chuyên nghiệp, có những hiểu biết về chuyên môn cũng như tin học) nên việc thiết kế một hệ thống sử dụng chuyên nghiệp là việc cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
[1] TS. Ngô Trần Ánh
Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, 2002
[2] Nguyễn Văn Ba
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. NXB đại học quốc gia Hà Nội, 2004
[3] Trần kim Dung
Quản trị nguồn nhân lực, 3rd ed. NXB thống kê, 2003
Tiếng Anh
[1] Erick Brown
Windows Forms Programming with C#
[2] Louis Davidson
Professional SQL Server 2000 Database Design
[3] Simon Robinson, Christian Nagel, Jay Glynn, Morgan Skinner, Karli, Watson, Bill Evjen
Professional C# Third Edition
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32059.doc