Những kiến nghị này tập trung chủ yếu vào giai đoạn hình thành dự án, quản lý điều hành các hoạt động dự án và đặc biệt là quản lý rủi ro các dự án đầu tư. Do có sự sai lệch giữa thực tế hoạt động kinh doanh với các ý đồ dự án dài hạn, nên trong quá trình thực thi dự án Tổng công ty cần thường xuyên so sánh các chỉ tiêu ban đầu đặt ra của dự án với tiến độ và kết quả thực hiện dự án theo thời gian để điều chỉnh các tiêu chuẩn phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu dự án.
* Về nghiên cứu nhu cầu thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, sự độc quyền chỉ có tính chất nhất thời. Vì thế, trong chiến lược thị trường, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam không được phép có thế độc quyền. Trong tương lai, khả năng cạnh tranh là rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo thiết bị cho các dự án đầu tư. Đối thủ cạnh tranh có thể là các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp mới xây dựng thông qua vốn đầu tư nước ngoài Tổng công ty cần phải nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh.
* Về quản lý dự án: Có thể nói khó khăn của dự án thể hiện ở chính những đặc trưng của dự án hay nói cách khác đó chính là tính bất định của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của dự án như giá cả, nhu cầu thị trường, các biến động về lãi suất, tỷ giá hối đoái, sự thay đổi của các chính sách vĩ mô.
Tăng cường nguồn lực cho các xí nghiệp xây dựng và tư vấn về mặt tài chính, công nghệ thiết bị, đào tạo tay nghề kĩ sư trình độ quản lý, các nghiệp vụ quản lý xây dựng tiêu chuẩn nhà thầu trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới.
Nghiên cứu rà soát và cải tiến một số tiêu chuẩn để đáp ứng một số yêu cầu về tư vấn khảo sát chất lượng công trình thi công. Nghiên cứu khả năng để Tổng công ty có thể liên doanh, liên kết nhiều hơn với doanh nghiệp nước ngoài thuộc khối ASEAN. Đặc biệt chú trọng đến khả năng liên doanh, liên kết tại thị trường các nước trong khu vực để tạo lập được thị trường cho các doanh nghiệp của mình khi khu vực mậu dịch tự do hình thành.
92 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản lý Dự án Nhà hỗn hợp 21 tầng tại 124 Minh Khai, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình chữa cháy cho khu nhà. Trong trường hợp đó xe chữa cháy của đội chữa cháy chuyên nghiệp sẽ đỗ ở gần bể nước chữa cháy ngầm hoặc các nguồn nước khác để hút nước, bơm vào hệ thống chữa cháy đã được lắp sẵn qua các đầu nối (họng chờ). Tại khu vực có cháy chỉ cần triển khai đội hình chữa cháy theo chiến thuật và phương án cần thiết.
Hệ thống chữa cháy tự động dùng đầu phu kín và sprinkler:
Vì tầng hầm là nơi để xe máy và ô tô là những tài sản có giá trị lớn, khả năng lan cháy nhanh, vì vậy để đảm bảo chữa cháy hiệu quả phải sử dụng hệ thống chữa cháy tự động đầu phun, hệ thống gồm nhiều đầu phun bố trí phù hợp trên diện tích bảo vệ. Các đầu phun được cấp nước thông qua hệ thống van tự động. Bình thường van được đóng kín, khi có hoả hoạn van sẽ được mở tự động thông qua hệ thống phát hiện cháy hoặc được mở bằng tay do yêu cầu của người vận hành.
Đối với khu vực văn phòng từ tầng 1 đến tầng 4, hệ thống chữa cháy tự động là hệ thống sprinkler gồm nhiều đầu phun kín tự vỡ khi tăng nhiệt độ do hoả hoạn, vì trong đường ống luôn duy trì áp lực lên sẽ tự phun nước trong khu vực có cháy. Các đầu phun được bố trí hợp lý đảm bảo dập tắt lửa nhanh khi hoả hoạn xảy ra.
Hệ thống chữa cháy ngoài nhà:
Để xe chữa cháy lấy nước từ bể nước chữa cháy phải thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà với các họng lấy nước chữa cháy. Tuy nhiên, bể nước chữa cháy của công trình được thiết kế ngoài nhà (trong khuôn viên của ngôi nhà) bên cạnh đường giao thông nội bộ nên xe chữa cháy dễ dang tiếp cận để hút nước trực tiếp từ bể qua miệng bể hoặc từ các nguồn nước khác.
Ngoài ra, phải thiết kế các họng chờ cho xe chữa cháy để nối với đường ống cấp nước chữa cháy của ngôi nhà. Hệ thống đường ống cấp nước này đồng thời sử dụng chung cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi cần thiết.
+ Nguồn điện và tiếp đất:
Hệ thống báo cháy sử dụng mạng điện thông dụng 220V/50- 60Hz. Ngoài ra còn có nguồn ác quy dự phòng để duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống báo cháy tự động trong thời gian 24 giờ khi điện lưới bị sự cố hoặc trong trường hợp kẻ xấu ngắt hệ thống điện nhằm vô hiệu hoá hệ thống báo cháy để phá hoại. Trung tâm báo cháy được đáu với thiết bị tiếp đất phù hợp với yêu cầu của khu vực đặt thiết bị.
* Hệ thống báo dò gas: Hệ thống bao gồm trung tâm báo dò gas và các đầu báo dò gas được bố trí những nơi có nguy cơ dò gas như: Khu trạm kho gas, các hố kĩ thuật nơi lắp đặt các đường ống phân phối gas,... khi nồng độ gas trong không khí vượt mức cho phép hệ thống sẽ báo động, đèn sáng...và đưa ra các tín hiệu để đóng van cung cấp gas, đưa tín hiệu đến các thiết bị chữa cháy.
Với hệ thống PCCC như trên sẽ đảm bảo phát hiện đám cháy nhanh nhất để cứu chữa kịp thời, không để cho đám cháy lan ra các khu vực khác sinh ra cháy lớn khó cứu chữa gây hậu quả nghiêm trọng:
- Trong bất cứ điều kiện nào khi xảy ra cháy ở những vị trĩ dễ xảy ra cháy như các khu vực kĩ thuật, phòng làm việc, phòng ở...trong toà nhà phải phát hiện được ngay ở nơi mới phát sinh cháy để tổ chức cứu chữa kịp thời.
- Trang thiết bị chữa cháy phải sẵn sàng ở chế độ thường trực, khi xảy ra cháy sẽ sử dụng được ngay.
- Thiết bị chữa cháy là loại phù hợp và chữa cháy có hiệu quả đối với các đám cháy có thể xảy ra trong công trình.
- Thiết bị chữa cháy trang bị cho công trình là loại dễ sử dụng, phù hợp với công trình và điều kiện nước ta.
- Trang thiết bị của hệ thống PCCC được trang bị đảm bảo điều kiện đầu tư tối thiểu nhưng đạt được hiệu quả tối đa.
Hệ thống điều khiển:
Như trên đã nói, Nhà ở và làm việc hỗn hợp 21 tầng là một khu dịch vụ đa năng với nhiều hệ thống thiết bị khác nhau, do đó vấn đề điều hành toà nhà, quản lý các thiết bị sao cho hoạt động tối ưu, tránh những trường hợp đáng tiếc là một vấn đề hết sức cần thiết và bức xúc. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ điều khiển tự động, ứng dụng máy tính trong quản lý đã đưa ra các hệ thống điều khiển toà nhà gọi là hệ thống BMS đã giải quyết triệt để các vấn đề nêu trên.
* Cấu trúc hệ thống: Nó bao gồm một hệ thống máy tính được cài đặt phần mềm quản lý điều khiển, hệ thống máy tính này được ghép nối với một trung tâm điều khiển BMS. Thông qua trung tâm này các hệ thống PCCC, hệ thống điều hoà thông gió HVAC, hệ thống thang máy, hệ thống cung cấp điện, máy phát, ATS, hệ thống chiếu sáng, hệ thống kho gas... được gọi tắt là các phân hệ, được ghép nối với máy tính quản lý điều khiển nêu trên.
* Chức năng và nguyên lý hoạt động:
Tất cả các phân hệ như hệ thống cung cấp gas, hệ thống phân phối điện... đều phải đưa thông tin một cách liên tục về hệ thống của mình lên hệ BMS và máy tính quản lý để hệ thống BMS và thông qua hệ BMS kĩ sư trưởng quản lý toà nhà hoặc công nhân vận hành có thể giám sát hệ thống một cách liên tục, đồng thời cho phép lưu lại các thông tin đó làm dữ liệu quản lý. Ví dụ, đối với hệ thống phân phối điện, tất cả các tủ điện đều phải đưa thông tin về trạng thái của các máy cắt, áptomát,... gồm các trạng thái đóng, mở, báo lỗi ngắn mạch. hệ thống ,máy phát điện phải đưa các thông tin về tình trạng máy hoạt động hay không hoạt động, nhiệt độ máy phát, lượng nước làm mát, lượng nhiên liệu... Kĩ sư trưởng quản lý toà nhà thông qua máy tính quản lý có thể truy cập đến từng tham số bất kỳ, kiểm tra một thiết bị bất kỳ đồng thời có thể can thiệp điều khiển mà không cần phải đến tận thiết bị đó.
Nhờ việc có thể lưu dữ thông tin về hệ thống cho phép kĩ sư trưởng quản lý toà nhà có thể kiểm tra bất cứ một hành vi nào trong quá khứ của hệ thống. Ví dụ, hệ thống cấp điện tại một thời điểm nào đó trong quá khứ hoạt động với công suất bao nhiêu, tình trạng hoạt động của thiết bị tại thời điểm đó. Qua đó có thể chống gian lận trong quản lý cũng như có thể xác định dễ dàng các nguyên nhân gây ra sự cố hệ thống giúp cho việc tối ưu hoá quá trình quản lý.
Đặc tính hay nhất của hệ thống BMS lá đã được lập trình sẵn các chức năng phối hợp điều khiển các phân hệ cho phép các thiết bị hoạt động linh hoạt tối ưu, tiết kiệm năng lượng trong từng thời điểm và hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, giờ hành chính thì các thiết bị hoạt động ở cường độ cao hơn. Đặc biệt hơn là trong các tình trạng khẩn cấp, ví dụ khi có hoả hoạn thì thang máy phải hoạt động ra sao, hệ thống điện phải hoạt động như thế nào... Khi đó hệ thống có thể hoạt động tự động giúp cho giảm thiểu các thiệt hại.
Hệ thống cung cấp gas hoá lỏng:
* Sơ đồ cung cấp gas: Do bố trí các căn hộ khá cân đối theo chiều dọc của nhà 51,6m, để tránh tổn thất trên dọc đường và ổn định lưu lượng dự án chọn sơ đồ cung cấp sau:
+ Bồn chứa gas hoá lỏng:
Do nhu cầu sử dụng lớn nên chọn giải pháp sử dụng bồn chứa LPG. Việc nạp LPG cho bồn chứa được thực hiện hàng tháng bằng xe chuyên dụng, đo tính bằng đồng hồ lưu lượng trên xe khi nhập LPG. Một số thông số cơ bản của bình chứa:
- Dung tích: 8,5 m3
- Mức chứa: 7,2 m3
- Nhiệt độ thiết kế: 500C
- áp suất thiết kế: 35kg/cm2
- áp suất làm việc: 18kg/cm2
Bồn chứa gas được đặt trong nhà cùng máy hoá hơi. Bồn được đặt nửa chìm có hệ thống chống ăn mòn. Nhà được xây tường lửng, lợp mái tôn, xung quanh được che bằng lưới thép B40 đảm bảo thông thoáng. Trong nhà có bố trí hệ thống cứu hoả tự động.
+ Đường ống: Đường ống 2’' dẫn LPG đến máy hoá hơi, qua bình tách lỏng, sau đó hợp nhất với đường ống 2’' dẫn gas từ mặt thoáng của bồn chứa. Gas được dẫn qua van giảm áp cấp 1 còn 4 kg/cm2 và đường ống chính chia đi hai nhánh, đường ống được lắp cố định bằng hệ thống giá đỡ ống đứng. Cứ lên đến mỗi tầng, nó được phân nhánh đến van giảm áp cấp 2 chạy dọc hành lang cung cấp cho các căn hộ cùng đơn nguyên với áp suất p = 1,5 kg/cm2. Hệ thống đường ống1’' chạy dọc hành lang được lắp dưới sàn tầng trên, treo bằng hệ thống giá treo trên sàn (cách sàn khoảng 200mm) bên trên trần giả. Trước khi qua đồng hồ đo lưu lượng của từng hộ, gas được van giảm áp cấp 3 xuống 0,03 kg/cm2 và theo đường ống 1/2” cung cấp đến các thiết bị tiêu thụ. Đường ống này được chôn ngầm trong tường, có van điện tử, van chặn và đầu chờ, nối vào các thiết bị bằng dây mềm.
Đường ống đứng được chạy thẳng vượt mái tối thiểu 0,7m, có lắp van an toàn đề phòng áp suất vượt quá do nhiệt độ hay trục trặc kĩ thuật hệ thống gây nên, khí độc sẽ theo đường ống thoát lên mái cao.
+ Yêu cầu kĩ thuật:
- Tất cả các đường ống là ống thép đen không có mối hàn dọc (thép SCH40 hoặc SCH80). Các mối nối ống dùng phương pháp hàn áp lực và là liên kết gioang. Toàn bộ các mối hàn trên đường ống đều được siêu âm theo tiêu chuẩn mối hàn áp lực. Tất cả hệ thống được thử áp suất sau khi lắp đến 18kg/cm2 đối với đường ống trước điều áp cấp 1; đến 6kg/cm2 đối với phần ống sau điều áp cấp 1.
- Tất cả các van lắp đặt trong hệ thống gas là van thân liền bằng thép cacbon hoặc bằng đồng chịu áp lực cao theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS 20K.
- Bồn chứa LPG, ống thép đen chôn ngầm được sơn chống gỉ đặc biệt chịu ăn mòn trong môi trường nóng ẩm. Hệ thống ống nổi được sơn màu vàng theo quy định của ngành gas.
- Bồn chứa được tiếp địa bằng cọc đồng đảm bảo R < 4Ω.
- Hệ thống ống khi qua tường trần nhà đều phải có ống lồng bọc, khoảng cách giữa các giá đỡ ống phải được tính an toàn.
- Toàn bộ hệ thống trước khi đưa vào vận hành phải được thanh tra an toàn lao động cấp phép sử dụng thiết bị chịu áp lực và phải được Công an Cứu hoả cấp chứng nhận phòng cháy, chữa cháy.
* Giải pháp PCCC hệ thống cấp gas:
Hệ thống chữa cháy là một phần của hệ thống phòng cháy chữa cháy khu vực.
- Hệ thống đầu phun tự động Sprinkler được lắp trong nhà đặt bồn chứa và máy hoá hơi theo tiêu chuẩn Mỹ về hệ thống phun sương NFPA 15.
- Đầu báo rò gas tự động được đặt ở mỗi căn hộ, ở cạnh bồn chứa và ở cạnh máy hoá hơi. Ngoài ra, để đè phòng rò gas trên tuyến ống dẫn, đặt 4 đầu báo rò gas tại điểm đầu hộp kĩ thuật tại tâng kĩ thuật, 2 đầu báo rò gas tại điểm đầu kĩ thuật tầng hầm. Tất cả tín hiệu được dẫn truyền về tủ điện điều khiển chính của hệ thống. Hệ thống sẽ tự động dừng, van điện từ sẽ tự động bị ngắt khi có tín hiệu dò gas trên tuyến.
- Gần khu vực đặt bồn có đặt hai bình bọt dập lửa tự động, 2 bình loại xe kéo tay 25 kg và 4 bình bọt cầm tay loại 4kg và 6 bình bọt loại 8 kg cầm tay.
* Hệ thống cung cấp trong hộ tiêu thụ:
Đường ống nhánh 1” chạy phân phối cho các hộ cùng đơn nguyên có áp suất là 1,5 kg/cm2. ở ngoài hành lang đặt cho mỗi đơn nguyên 2 hộp kĩ thuật, mỗi hộp phục vụ cho 2 căn hộ liền kề. Trong hộp kĩ thuật đặt 1 van điều áp, 2 đồng hồ đo lưu lượng và 2 van chặn. Van điều áp có nhiệm vụ giảm áp suất từ 1,5 kg/cm2 xuống còn 0,03 kg/cm2 phục vụ cho hộ tiêu thụ. Đồng hồ đo lưu lượng báo lượng gas tiêu thụ. Van chặn có tác dụng ngắt hoàn toàn nguồn gas trước khi vào hộ tiêu thụ.
Đường ống cấp gas vào mỗi hộ có đường kính Φ1/2”, đường ống thép chuyên dụng được sơn chống gỉ theo yêu cầu kĩ thuật và được chôn ngầm trong tường. Trong mỗi hộ tiêu thụ được lắp các thiết bị:
+ Một van điện từ tự động đóng ngắt khi có sự cố rò gas, van điện từ nhận tín hiệu từ hệ thống báo rò gas, tự động ngắt hoặc có thể điều khiển bằng tay.
+ Van chặn ở đầu nối vào mỗi thiết bị sử dụng có tác dụng ngắt nguồn gas cung cấp cho thiết bị khi cần sửa chữa. Nối nguồn gas xuống thiết bị tiêu thụ bằng ống nhựa mềm chuyên dụng.
+ Thiết bị báo rò gas kèm theo hệ thống baos động được lắp đặt tại vị trí thấp, cách mặt đất 20cm và là nơi dễ có khả năng rò gas nhất. Thiết bị này bao gồm 1 Monitor và 1 sensor cảm nhận tín hiệu, tín hiệu rò gas được đưa về Monitor để phân tích nồng độ gas, khi nồng độ đạt 10%, 20% hoặc 30% (theo cài đặt) thì Monitor sẽ báo động.
Hệ thống điều hoà thông gió:
* Thông gió:
Để cấp gió tươi cho các căn hộ, giải pháp đưa ra là dùng hệ cửa sổ mở, tuỳ thuộc lưu lượng gió trao đổi sẽ bố trí mặt hút gió ra ngoài khoảng không. Riêng khu bếp và khu vệ sinh sẽ chọn giải pháp hút gió góp đẩy không gian mà không gây ra ảnh hưởng lớn từ căn hộ này đến căn hộ khác. Vấn đề thông gió tập trung sẽ được xử lý bằng quạt hút bố trí trên nóc nhà.
Tương tự như vậy, giải pháp thông gió cho khối văn phòng và tầng hầm cũng là tận dụng triệt để hệ thống thông gió tự nhiên gồm hệ cửa ra và cửa sổ lớn. Tuy nhiên, do tính chất môi trường làm việc là có nhiều người, lượng trao đổi nhiệt lớn, nên cần có hệ thống cung cấp gió tươi trao đổi khí. Vì vậy, biện pháp hữu hiệu là thông gió cưỡng bức, sử dụng hệ thống quạt thông gió.
Đối với hệ thống thông gió cho cả hai khối văn phòng và căn hộ, những chỉ tiêu kĩ thuật cụ thể sẽ được tính toán chi tiết khi thiết kế kĩ thuật thi công.
* Điều hoà: Đối với khu căn hộ, từng căn hộ sẽ được bố trí vị trí lắp điều hoà sao cho phù hợp với kiến trúc của toà nhà và nhu cầu sử dụng. Đối với khu văn phòng, dự kiến sẽ dùng điều hoà tủ 2 chiều ở các vị trí được chỉ định trong thiết kế kĩ thuật trên cơ sở tính toán lượng gió cần trao đổi.
g. Quản lý chất lượng dự án
Quản lý chất lượng dự án là một quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thoả mãn tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu đặt ra. Nó được thực hiện thông qua một loạt các biện pháp kinh tế, công nghệ, tổ chức, hành chính và giáo dục, thông qua một cơ chế nhất định và hệ thống các tiêu chuẩn định mức, hệ thống kiểm soát, các chính sách khuyến khích... Nó được thực hiện trong suốt chu kỳ dự án từ giai đoạn hình thành cho đến khi kết thúc, chuyển sang giai đoạn vận hành, thực hiện trong mọi quá trình, mọi khâu công việc. Đây là một quá trình liên tục, gắn bó giữa yếu tố bên trong và bên ngoài, nó đòi hỏi trách nhiệm chung của tất cả các thành viên, mọi cấp trong đơn vị, đổng thời cũng là trách nhiệm chung của các cơ quan có liên quan đến dự án, bao gồm chủ Đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn, những người hưởng lợi từ dự án...
Việc quản lý chất lượng Dự án Nhà hỗn hợp ở và làm việc 21 tầng LILAMA được thực hiện thông qua việc thuê tư vấn giám sát chuyên ngành Viện Khoa học Công Nghiệp Xây dựng Bộ Xây dựng, thực hiện theo Thông tư 209/BXD.
h. Quản lý chi phí
Quản lý chi phí dự án là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, là việc tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí. Việc quản lý chi phí dự án nhà cao tầng này được tiến hành theo hình thức hợp đồng trọn gói.
h.1. Tổng mức đầu tư
h.1.1. Chi phí xây lắp công trình: 92.042 triệu đồng
Chi phí xây lắp trước thuế: 87.659 triệu đồng.
Thuế VAT (5%): 4.383 triệu đồng.
Bảng 7: Chi phí xây lắp công trình
STT
Phần việc
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá (triệu đồng)
Thành tiền (triệu đồng)
1
Phá dỡ công trình cũ
300
2
Phần kiến trúc
21.020
3
Phần kết cấu
53.946
4
Bể nước mái
m3
90
1,00
90
5
Bể nước ngầm
m3
400
0,80
320
6
Bể phốt
m3
80
1,00
80
7
Sân vườn
300
8
Nhà chứa gas
30
9
Trạm biến áp+diesel
75
10
HT cấp thoát nước,cứu hoả
4.485
11
Hệ thống điện
4.432
12
Hệ thống cung cấp gas
2.311
13
Đường nội bộ
100
14
Hàng rào
170
87.659
h.1.2. Chi phí thiết bị: 11.083 triệu đồng
Chi phí thiết bị trước thuế: 10.555 triệu đồng.
Thuế VAT (5%): 528 triệu đồng.
Bảng 8: Chi phí thiết bị
STT
Hạng mục
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá (triệu đồng)
Thành tiền (triệu đồng)
1
Thiết bị điện, điện thoại
2.262
2
Thiết bị nước, PCCC
508
3
Thiết bị điều hoà không khí
1.785
4
Thang máy
Cái
4
1.500
6.000
Cộng
10.555
h.1.3. Các chi phí khác: 12.194 triệu đồng
Bảng 9: Các chi phí khác Đ.v: Tr.đ
Khoản mục
Chưa VAT
Thuế VAT
Có VAT
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
1.740,0
22,5
1.762,4
- Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi
203,6
20,4
224,0
- Thẩm định dự án đầu tư
21,1
2,1
23,2
- Lệ phí thẩm định dự án đầu tư
15,3
15,3
- Đóng góp kinh phí xây dựng hạ tầng thành phố
1.500,0
1.500,0
* Giai đoạn thực hiện đầu tư
5.669,0
462,7
6.131,7
- Khảo sát xây dựng
227,3
22,7
250,0
- Giải toả mặt bằng, đền bù công trình cũ
1.000,0
1.000,0
- Nén thử tải cọc móng công trình
1.090,9
109,1
1.200,0
- Thiết kế và lập tổng dự toán
1.538,9
153,9
1.692,8
- Lập HSMT, PT đánh giá kết quả đấu thầu xây lắp
62,0
6,2
68,2
- Lập HSMT, PT đánh giá kết quả đấu thầu mua VTTB
17,9
1,8
19,7
- Giám sát thi công xây dựng
649,8
65,0
714,8
- Giám sát lắp đặt thiết bị
32,2
3,2
35,4
- Đo lún và kiểm tra chất lượng công trình
90,9
9,1
100,0
- Ban quản lý dự án
560,4
56,0
614,4
- Bảo hiểm công trình
265,2
26,5
291,7
- Thẩm định thiết kế kĩ thuật
48,3
4,8
53,2
- Lệ phí thẩm định thiết kế kĩ thuật
24,4
24,4
- Thẩm định tổng dự toán
43,5
4,3
47,8
- Lệ phí thẩm định tổng dự toán
17,3
17,3
* Giai đoạn kết thúc
80,0
8,0
88,0
- Thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
80,0
8,0
88,0
* Chi phí khác
4.174,0
37,4
4.211,4
- Trả lãi vay ngân hàng thời gian thi công
3.800,0
3.800,0
- Chi khác
374,0
37,4
411,4
Cộng
11.662,9
12.193,5
h.1.4. Dự phòng phí (10%): 11.532 triệu đồng.
h.1.5. Tổng mức đầu tư: 126.850 triệu đồng
Xây lắp: 92.042
Thiết bị: 11.083
Chi phí khác: 12.194
Dự phòng phí: 11.532
h.2. Nguồn vốn
Nguồn vốn của Dự án do Tổng công ty lắp máy Việt Nam và những người mua nhà đóng góp theo tỷ lệ được phân chia chư sau:
Bảng 10: Tỷ lệ góp vốn
TT
Vốn cho
Vốn cần góp
Tổng công ty
Người mua nhà
Ghi chú
% góp
Số tiền
% góp
Số tiền
A
Xây lắp
92.041
17.097
74.944
1
Phá dỡ
315
14,5
46
85,5
269
2
Cọc khoan nhồi
17.235
14,5
2.499
85,5
14.736
3
Móng
5.186
14,5
752
85,5
4.434
4
Tầng hầm
4.993
50
2.497
50
2.497
5
Tầng 1,2,3
8.554
100
8.554
6
Tầng kĩ thuật
1.449
14,5
210
85,5
1.239
7
Tầng 4- 21
37.862
100
37.862
8
Tầng mái
3.435
14,5
498
85,5
2.937
9
Bể nước mái
95
14,5
14
85,5
81
10
Bể nước ngầm
336
14,5
49
85,5
287
11
Bể phốt
84
14,5
12
85,5
72
12
Sân vườn
315
100
315
13
Nhà chưa gas
32
100
32
14
Trạmbiến áp+diesel
79
14,5
11
85,5
67
15
Hệ thống cấp thoát nước, cứu hoả
4.709
14,5
683
85,5
4.026
16
Hệ thống điện
4.653
14,5
675
85,5
3.979
17
Hệ thống cung cấp gas
2.427
100
2.427
18
Đường nội bộ
105
100
105
19
Hàng rào
179
100
179
B
Thiết bị
11.083
2.296
8.787
20
Thiết bị điện, điện thoại
2.375
14,5
344
85,5
2.031
21
Thiết bị nước, PCCC
534
14,5
77
85,5
456
22
Thiết bị điều hoà không khí
1.874
100
1.874
23
Thang máy
6.300
100
6.300
C
Chi khác+ dự phòng
23.726
7.785
15.940
24
Chi khác
- Trả lãi vay NH trong thời gian thi công
3.800
100
3.800
- Các chi khác
8.394
20
1.679
80
6.715
25
Dự phòng
11.532
20
2.306
80
9.226
Cộng tổng vốn
126.850
21.426
27.179
78.574
99.671
126.850
Số vốn do Tổng công ty lắp máy Việt Nam góp là: 27.179 triệu đồng. Tổng công ty dự kiến sẽ vay Ngân hàng Thương mại 27.000 triệu đồng với thời hạn 5 năm, lãi suất 10,2%/năm, hết thời gian xây dựng mới phải trả gốc. Số vốn còn lại là 179 triệu đồng sẽ do Tổng công ty huy động vốn tự có.
Số vốn do người mua nhà góp là: 99.671 triệu đồng. Số vốn này sẽ do người mua đóng góp theo từng giai đoạn thực hiện Dự án.
h.3. Tiến độ huy động vốn và kế hoạch trả nợ
h.3.1. Tiến độ huy động vốn
Bảng 11: Tiến độ huy động vốn
Năm
2003
2004
2005
2006
Quý
III
IV
III
IV
II
IV
II
1. TCT Lắp máy Việt Nam
- Tổng vốn cần huy động: 27.179
- Tỷ lệ huy động từng quý
30%
20%
20%
20%
10%
- Số vốn huy động từng quý
8.279
5.400
5.400
5.400
2.700
- Số vốn huy động từng năm
Trong đó:
+ Vốn vay NHTM: 27.000
+ Vốn tự có: 179
13.679
13.500
179
10.800
10.800
2.700
2.700
2. Người mua nhà
- Tổng vốn cần huy động: 99.671
- Tỷ lệ huy động từng quý
10%
15%
35%
25%
10%
5%
- Số vốn huy động từng quý
9.967
14.951
34.885
24.918
9.967
4.984
- Số vốn huy động từng năm
24.918
59.803
9.967
4.984
h.3.2. Kế hoạch trả nợ
+ Tiến độ trả nợ:
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Cộng
1. Tiến độ vay
13.500
10.800
2.700
2. Nợ gốc còn lại
13.500
24.300
27.000
25.785
20.385
14.985
9.585
4.185
3. Trả nợ gốc
1.215
5.400
5.400
5.400
5.400
4.185
27.000
4. Trả lãi
1.377
2.479
2.630
2.079
1.528
978
427
11.498
Cộng trả gốc và lãi hàng năm
1.377
3.694
8.030
7.479
6.928
6.378
4.612
38.498
+ Nguồn trả nợ:
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn trả nợ
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Cộng
1. Khấu hao cơ bản khối nhà văn phòng
5.436
5.436
5.436
5.436
5.436
27.179
2. Trích lợi nhuận hàng năm của TCT
140
370
260
200
150
90
1.210
3. Các nguồn khác
1.237
3.324
2.334
1.844
1.343
852
10.933
Cộng nguồn trả
1.377
3.694
8.030
7.479
6.928
6.378
5.436
39.322
Vì đây là Dự án phục vụ cho việc triển khai các Dự án EPC như Nhiệt điện Uông Bí, Xi măng Hoàng Thạch, Điện đạm Cà Mau...mà Tổng công ty đang thực hiện, nên thời gian tính khấu hao khối nhà văn phòng là 5 năm, từ năm 2006 đến năm 2010 theo tiến độ vay vốn.
h.4. Phân tích kinh tế
h.4.1. Xác định suất đầu tư
Từ mức đầu tư trên có thể xác định được những chỉ tiêu sau:
TT
Chỉ tiêu
Mức đầu tư (triệu đồng)
Diện tích (m2)
Suất đầu tư (triệu đồng/m2)
1
Sàn xây dựng
126.850
28.289
4,48
2
Sàn khu văn phòng
27.179
3.821
7,11
3
Sàn khu căn hộ
99.671
21.224
4,70
4
Sàn bán căn hộ
99.671
17.095
5,83
h.4.2. Chi phí hàng năm
+ Đối với khối văn phòng: Toàn bộ chi phí cho các dịch vụ như trông giữ xe của nhân viên và khách đến liên hệ công tác, đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh..., bảo dưỡng nhà cửa, vận hành và bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị, hệ thống kĩ thuật của khối văn phòng và các chi phí phát sinh khác sẽ được tính vào các khoản chi hành chính chung của Tổng công ty và do Tổng công ty chi trả.
Dự kiến mức chi phí hàng năm của Tổng công ty khoảng 152,2 triệu đồng, cụ thể như sau:
TT
Các khoản chi
Số tiền (triệu đồng)
1
Lương + các loại bảo hiểm
29,7
- Mức lương trung bình tam tính cho 1 nhân viên là 1 triệu đồng/tháng
180,0
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: 17% lương
30,6
- Bảo hiểm thân thể: 100.000 đồng/người/năm
1,5
- Trừ phần góp của các hộ dân: tính trung bình 100.000 đồng/hộ/tháng
-182,4
2
Bảo dưỡng nhà cửa: 0,5% giá trị xây lắp
78,7
3
Bảo dưỡng MMTB và HT kĩ thuật
36,5
4
Chi phí phát sinh tạm tính bằng 5% tổng các chi phí kể trên
7,2
Cộng
152,2
+ Đối với khối căn hộ: Khi công trình đã hoàn thiện đưa vào sử dụng và khi người mua nhà đã trả đủ 100% số tiền mua nhà và các khoản phí cũng như thuế trước bạ theo quy định hiện hành thì người mua sẽ được giao nhà kèm theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Bắt đầu từ lúc được sở hữu căn nhà, chủ hộ phảI tự chi trả những chi phí sau:
Chi phí điện, nước sinh hoạt, gas: Mỗi hộ sẽ trả tiền ứng với số lượng điện, nước và gas được ghi trên đồng hồ đo của từng họ theo đơn giá hiện hành do Nhà nước quy định.
Các chi phí để sử dụng các dịch vụ công cộng như trông giữ xe, vệ sinh, an ninh, thang máy sẽ do các hộ gia đình tự đóng góp theo mức giá dịch vụ chung đang được áp dụng đối với các chung cư cao tầng hiện có trong thành phố Hà Nội, cụ thể:
Trông xe máy: 30.000 đồng/xe/tháng
Trông xe đạp: 20.000 đồng/xe/tháng
Dịch vụ khác: 80.000 đồng/hộ/tháng
Mức giá này được xây dựng tại thời điểm lập Dự án (năm 2003), trong quá trình sử dụng tuỳ điều kiện thực tế sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
- Các chi phí cho việc bảo dưỡng nhà cửa, duy tu bảo dưỡng máy móc, thiết bị và hệ thống kĩ thuật thuộc khối căn hộ và các chi phí phát sinh khác: Do Ban quản lý chung cư căn cứ tình hình thực tế để xác định kinh phí, trình Lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt, sau đó chia theo tỷ lệ hợp lý và định ra mức đóng góp cho từng loại căn hộ.
i. Quản lý rủi ro
Rủi ro đầu tư là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất, là những bất trắc gây nên các mất mát thiệt hại.
Quản lý rủi ro dự án là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn, triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong suốt vòng đời dự án.
Quản lý rủi ro là việc chủ động kiểm soát các sự kiện trong tương lai dựa trên cơ sở kết quả dự báo trước các sự kiện xảy ra mà không phải là sự phản ứng thụ động. Một chương trình quản lý rủi ro hiệu quả không những làm giảm bớt sai sót mà còn làm giảm mức độ ảnh hưởng của những sai sót đó đến việc thực hiện các mục tiêu dự án. Quản lý rủi ro là một quá trình liên tục, được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ dự án, kể từ khi mới hình thành cho đến khi kết thúc dự án. Dự án thường có rủi ro cao trong giai đoạn đầu mới hình thành. Trong suốt vòng đời của dự án, nhiều khâu công việc cũng có mức độ rủi ro rất cao nên cần thiết phải phân chia dự án thành nhiều giai đoạn để xem xét, phân tích rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm giảm bớt và loại trừ rủi ro.
Vòng đời của một dự án thường khá dài. Trong khi đó, khi đưa ra các quyết định đầu tư, doanh nghiệp thường dựa trên các số liệu giả định. Những số liệu này đôi khi không thể lường trước những tình huống bất trắc sẽ nảy sinh trong tương lai, dẫn đến tình trạng là khi lập dự án thì dự án rất khả thi, nhưng khi thực hiện thì dự án gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án do bị thua lỗ quá nhiều nên phải chấm dứt hoạt động trước thời hạn. Vì vậy, khi xây dựng một dự án các doanh nghiệp cần phân tích một cách đầy đủ, cần lường trước được những tình huống bất trắc có thể nảy sinh trong tương lai, trên cơ sở đó tính toán lại hiệu quả đầu tư.
Rủi ro có thể được phân loại thành: Rủi ro thuần tuý và rủi ro theo suy tính; rủi ro có thể tính được và rủi ro không tính được; rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm; rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh...
Trên cơ sở xác định các rủi ro có thể xảy ra, đánh giá mức độ rủi ro, từ đó xây dựng chương trình quản lý rủi ro đầu tư cho Dự án Nhà hỗn hợp ở và làm việc 21 tầng LILAMA. Dự án yêu cầu Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình, các nhà thầu mua bảo hiểm cho thiết bị vật tư. Mua bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi ro theo hợp đồng. Bảo hiểm cũng là công cụ quản lý rủi ro phù hợp khi khả năng thiệt hại thấp nhưng mức thiệt hại có thể rất nghiêm trọng. Ngoài hình thức mua bảo hiểm, Dự án còn kết hợp một số phương pháp quản lý rủi ro khác như: Chấp nhận rủi ro, tự bảo hiểm, ngăn ngừa thiệt hại, giảm bớt thiệt hại, chuyển dịch rủi ro.
Trong thực tế khi tiến hành thi công xây dựng Dự án Nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc, vì đây là công trình được thi công xen kẽ trong đô thị và cao tầng, trong khu vực dân sinh sống, nên mức độ rủi ro rất cao. Mặt khác, trong đièu kiện đất nước ta những năm gần đây có nhiều biến động như luật, một số chính sách sửa đổi, thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng đã làm ảnh hưởng khôg nhỏ đến việc triển khai Dự án. Thêm vào đó, những năm qua chúng ta cũng đã chứng kiến sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng, làm cho chi phí nguyên vật liệu, chi phí cho lao động... cũng tăng theo. Kết quả là phải phê duyệt lại tổng mức đầu tư cho Dự án.
1.2.3. Đánh giá công tác quản lý dự án Nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc LILAMA
a. Những thành tựu của Dự án
* Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng Dự án là hoàn toàn phù hợp và cần thiết: Lực lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại cơ quan Tổng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc ngày càng phát triển cùng với cơ sở vật chất hạ tầng đã xuống cấp, không còn phù hợp. Xây dựng các khu chung cư, văn phòng cao tầng là một giải pháp tối ưu để giải quyết khó khăn về quỹ nhà ở những đô thị lớn hiện nay. Dự án hoàn thành sẽ đạt được những mục tiêu đề ra, đóng góp vào quỹ nhà của thành phố Hà Nội 3.821m2 sàn văn phòng và 21.224m2 sàn nhà ở hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu về chỗ làm việc cho một lượng đáng kể cán bộ công nhân viên và nhu cầu về chỗ ở cho 152 hộ gia đình với số dân khoảng 680 người theo tiêu chuẩn tương đối cao.
* Cơ cấu tổ chức quản lý dự án là hoàn toàn phù hợp. Dự án Nhà hỗn hợp cao tầng sử dụng mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Chủ đầu tư là Tổng công ty lắp máy Việt Nam tự thực hiện việc quản lý dự án thông qua Ban quản lý Dự án do chủ đầu tư lập ra. Tổng công ty lắp máy Việt Nam là đơn vị có đủ năng lực chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý các dự án có quy mô và kĩ thuật tương tự cũng như các dự án phức tạp. Hình thức tổ chức này giúp cho Tổng công ty cùng một lúc quản lý được nhiều dự án khác nhau. Ban quản lý dự án có thể phản ứng nhanh chóng khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện dự án cũng như những ảnh hưởng gây ra bởi các tác nhân bên ngoài dự án.
* Dự án còn tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm cho các đơn vị trong ngành xây dựng, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua các khoản nộp của chủ đầu tư cũng như các đơn vị thi công công trình. Tạo điều kiện tiêu thụ vật liệu và các sản phẩm xây dựng trong nước.
* Công trình được xây dựng nằm ở vị trí thông thoáng, sẽ là một công trình kiến trúc đẹp, tạo thành một điểm nhấn trong nước cũng như trong khu vực.
* Thực hiện Dự án thành công sẽ là bước chuyển đổi hướng sản xuất của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam từ chỗ chỉ thực hiện việc xây lắp đơn thuần sang lĩnh vực đầu tư phát triển nhà, từ đó nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
* Hệ thống quản lý thông tin phù hợp. Cho đến nay các công việc, hạng muc nói chung được hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng công trình luôn được đảm bảo.
b. Những hạn chế của Dự án
Ngoài những lợi ích cơ bản như đã được trình bày ở trên, trong quá trình xây dựng và quản lý Dự án, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam mà đặc biệt là Ban quản lý Dự án vẫn bộc lộ một số mặt hạn chế. Một trong những khó khăn của quản lý dự án và cũng là đặc trưng nổi bật của thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay đó là tính bất động của dự án, những biến chuyển về mặt tài chính, kinh tế và xã hội.
Trong quá trình quản lý dự án, vấn đề rủi ro Tổng công ty quản lý chưa thật có hiệu quả:
+ Rủi ro về vốn: Độ an toàn về vốn của Dự án như sau:
Vốn tự có/vốn vay = 179/27.000 = 0,00663 hay 0,663%
Vốn tự có/vốn đầu tư =179/126.850 = 0,00141 hay 0,141%
Như vậy, vốn đầu tư cho Dự án khá lớn, song tỷ trọng vốn tự có so với vốn vay cũng như so với tổng vốn đầu tư quá thấp, vì vậy tiến độ hoàn thành Dự án sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng vay vốn của Tổng công ty.
+ Rủi ro về thị trường: Dự án Nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc LILAMA là một Dự án có quy mô vốn khá lớn, được tiến hành trong điều kiện thị trường trong nước và thế giới có nhiều biến động không ngừng, do đó không thể tránh khỏi những sai lệch giữa mục tiêu và kết quả đạt được. Vì vậy, trong quá trình tổ chức triển khai Dự án, các nhà quản lý Dự án cũng như nhóm soạn thảo phải tiến hành điều chỉnh cả về mục tiêu cũng như những nguồn lực cho Dự án.
Trong quá trình quản lý Dự án, một số vấn đề rủi ro vẫn chưa được đề cập. Đó là, chưa tính đến một số yếu tố bất định, rủi ro trong hoạt động của Dự án, đặc biệt là những rủi ro từ phía khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh và các chính sách kinh tế tài chính có ảnh hưởng đến hoạt động của Dự án.
Chương 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác Quản lý Dự án đầu tư của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam LILAMA
2.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty trong những năm tới
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam kế thừa những truyền thống tốt đẹp của những năm trước, quyết tâm trở thành tập đoàn kinh tế lớn của đất nước, góp phần thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Định hướng của Tổng công ty trong những năm tới đó là:
+ Tăng cường khả năng về mọi mặt, tạo dủ sức mạnh để thực hiện vai trò là tổng thầu xây lắp, tạo bước tăng trưởng cao để có điều kiện tích luỹ tài chính.
+ Đưa vào sản xuất ổn định các nhà máy chế tạo cơ khí ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Nâng tỷ lệ thiết bị chế tạo tại Việt Nam cho các dự án đầu tư lên 65-75%. Chú trọng tăng dần việc chế tạo thiết bị tinh, thiết bị chính xác và các khuôn máy. Đặc biệt tập trung chế tạo kết cấu thép, thiết bị các công trình xây dựng dầu khí, cầu cảng...
+ Tăng cường năng lực về tư vấn, thiết kế, liên doanh với một số Công ty tư vấn hàng đầu của thế giới và trong nước nhằm nâng cao năng lực tư vấn và thiết kế, có uy tín ngang hàng với các Công ty Tư vấn trong khu vực như Hàn Quốc, Singapore...
+ Tham gia đấu thầu các cuộc đấu thầu quốc tế với tư cách là tổng thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam và một số nước trong khu vực.
Để thực hiện được những điều đó, nhiệm vụ chủ yếu của Tổng công ty trước mắt là:
- Tập trung lực lượng, trang thiết bị và công tác chỉ đạo điều hành để hoàn thành Dự án Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng, phát điện và hoà vào lưới điện quốc gia tháng 6/2006, bàn giao cho Chủ đầu tư theo đúng tiến độ. Việc thực hiện thành công Dự án Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng sẽ khẳng định trình độ, năng lực tổ chức, điều hành quản lý, chế tạo thiết bị của LILAMA và khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng , Chính phủ trong việc tăng cường, phát huy nội lực và liên kết các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam để đảm nhận chọn gói thực hiện các dự án công nghiệp lớn có công nghệ phức tạp, sử dụng thiết bị hiện đại, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển trở thành các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng sẽ đem lại cho LILAMA nhièu kinh nghiệm và tạo động lực để LILAMA triển khai các dự án theo hình thức EPC sắp tới, đáp lại sự tin tưởng của Đảng và Chính phủ.
- Tập trung cao độ để thi công Dự án Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Đây là Dự án trọng điểm Nhà nước có khối lượng lớn, công việc phức tạp, kĩ thuật cao, tiến độ gấp rút. Tổng công ty Lắp máy Việt Nam nhận thức đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu và quyết tâm thi công đúng tiến độ, chất lượng yêu cầu, góp phần vào sự thành công chung trong việc tổ chức Hội nghị APEC vào cuối năm 2006.
- Tập trung triển khai song song 2 hợp đồng EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2 theo đúng tiến độ cam kết với chủ đầu tư.
- Phối hợp chặt chẽ với UBND Tỉnh Hà Tĩnh để tiến hành các thủ tục đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Vũng áng 1 và các Dự án có liên quan bao gồm Bến cảng số 3, số 4 để nhập than, Bãi thải xỉ. Tập trung hoàn thành việc lập, phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vũng áng 1, tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy trong đầu quý III/2006.
- Tích cực tiến hành các bước chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy thuỷ điện Huỷ Na. Trình phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình trong quý III/2006 và thực hiện các thủ tục xây dựng cơ bản khởi công vào năm 2007.
- Tổ chức thi công Dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất sau khi ký lại hợp đồng với nhà thầu chính.
- Thực hiện hợp đồng chế tạo và xuất khẩu 25.000 tấn thiết bị lò hơi cho Nhà máy Nhiệt điện Barh STPP của ấn Độ.
- Tiến hành các thủ tục trình Ban chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm của Chính phủ thẩm tra Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị Công nghiệp nặng số 2 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản để sớm khởi công công trình.
- Khẩn trương hoàn thành toàn bộ các thủ tục để tổ chức thi công các dự án Nhà máy xi măng Sông Thao, Thăng Long, Đô Lương.
- Đẩy nhanh hoàn thành và bàn giao Nhà máy xi măng Sông Gianh, Nhà máy xi măng Hải Phòng mới cho Chủ đầu tư theo đúng hợp đồng đã ký kết.
- Hoàn thành lựa chọn nhà thầu và tổ chức triển khai thi công hạng mục ụ tầu 6.500 tấn thuộc Dự án Cơ sở đóng tàu biển LILAMA.
- Hoàn thành xây dựng Nhà hỗn hợp ở và làm việc 21 tầng LILAMA tại Hà Nội và triển khai đầu tư xây dựng khu nhà ở 21 tầng LILAMA tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hoàn thành các thủ tục đầu tư để tiến hành xây dựng trụ sở Tổng công ty tại đường Phạm Hùng (Hà Nội), Nhà máy sản xuất que hàn công nghệ cao tại Hà Nội, Thuỷ điện Sardeung, Thuỷ điện Nậm Sọi.
2.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam
* Cần coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên:
Trong mọi loại hình kinh doanh, mọi hình thức doanh nghiệp, lao động vẫn là nhân tố không thể thiếu cho dù khoa học công nghệ có phát triển, ngày càng hiện đại hơn và dần thay thế lao động chân tay. Dù sự đóng góp của khoa học- công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại là rất to lớn nhưng cũng không thể loại bỏ yếu tố con người ra khỏi quá trình sản xuất nhất là trong điều kiện của đất nước ta hiện nay. Lao động vẫn là nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nói riêng và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Trong thực tế, khi mà khoa học ngày càng phát triển, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại thì người lao động phải được đào tạo có hiệu quả, không ngừng nâng cao trình độ để phù hợp với trình độ của khoa học công nghệ, máy móc thiết bị hiện có. Lao động qua đào tạo được bồi dưỡng tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn sẽ có nhiều kinh nghiệm, nắm vững lý thuyết cũng như thực tế ứng dụng trong sản xuất. Đồng thời qua đó họ cũng có ý thức nghiêm túc trong lao động, chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy của doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng lao động, Tổng công ty cần chú ý:
+ Lao động phải qua sử dụng và có tiêu chuẩn chặt chẽ.
+ Lao động phải được sắp xếp đúng chuyên ngành đào tạo.
+ Hàng năm, Tổng công ty phải tạo điều kiện cho người lao động được tham gia vào các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc.
Do đặc điểm kinh doanh, đặc điểm ngành nghề mà Tổng công ty đảm nhận, đòi hỏi đội ngũ lao động phải nhanh nhẹn, có trình độ, tay nghề cao. Để góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, phát triển sản xuất, tiến tới trở thành một tập đoàn công nghiệp hàng đầu, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, trong thời gian tới Tổng công ty cần chú trọng tới một số biện pháp sau:
+ Trong việc tuyển dụng, bổ sung cán bộ công nhân viên mới, Tổng công ty cần có chính sách hợp lý, khách quan, chỉ tuyển dụng những lao động đã qua đào tạo đúng chuyên ngành kĩ thuật, đủ năng lực vào làm việc. Tránh tình trạng ưu tiên con em trong ngành mà ít quan tâm đến hiệu quả công việc.
+ Trong quá trình làm việc, cần phát hiện và mạnh dạn đề bạt những người có năng lực thực sự vào những vị trí phù hợp nhằm phát huy tài năng kiến thức trên cơ sở đúng người, đúng việc để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Tổng công ty cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên. Qua đó nâng cao trình độ quản lý, sử dụng vốn cũng như củng cố chất lượng tư vấn, thiết kế và lắp đặt công trình theo tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra và nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực mà Tổng công ty đảm nhận.
+ Đối với cán bộ quản lý, công ty có thể tổ chức những khoá học ngắn hạn hoặc cử người đi học bằng mọi hình thức để họ có thể tiếp cận được trình độ quản lý tiên tiến, có thể đưa ra được những phương án kinh doanh có lợi góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của nền kinh tế thị trường.
+ Đối với đội ngũ chuyên môn kĩ thuật, những người trực tiếp sử dụng các thiết bị chuyên dùng, trước yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, Tổng công ty cần tuyển dụng hoặc cử người đi học thêm ở các trường kiến trúc, xây dựng để họ có thể có thêm kiến thức góp phần sáng tạo ra những mẫu kiến trúc, nâng cao khả năng tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng. Tổng công ty cũng nên tổ chức các buổi giới thiệu về các kĩ thuật mới trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế xây dựng, huấn luyện sử dụng máy móc kĩ thuật đúng với quy trình công nghệ cho đội ngũ chuyên môn kĩ thuật, bố trí những lao động giỏi kèm những lao động còn yếu kém về tay nghề hoặc mới tuyển dụng để họ có thể thích nghi với các máy móc thiết bị và sử dụng chúng sao cho đem lại hiệu quả cao nhất.
Kinh phí phục vụ cho việc đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên có thể lấy từ quỹ đầu tư phát triển hoặc tính vào mục chi sự nghiêp trong vốn trong sản xuất của vốn lưu động.
+ Có chính sách khen thưởng, khích lệ đối với người lao động trong quá trình làm việc. Bên cạnh việc tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học tập bồi dưỡng, nâng cao trình độ thì đây là yếu tố tâm lý quan trọng kích thích người lao động đóng góp nhiều hơn cho công ty, làm việc có hiệu quả hơn và đặc biệt là họ có ý thức tự nguyện trong công việc. Công ty cần thường xuyên khen thưởng cho những cán bộ quản lý giỏi, những người có đóng góp tích cực cho công ty, những người có ý thức trong việc bảo quản và có sáng kiến tiết kiệm trong sử dụng tài sản làm lợi cho tập thể, đồng thời cũng cần xử lý nghiêm những trường hợp thiếu ý thức trách nhiệm làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.
* Về hoạch định tài chính của Dự án:
Việc xác định cơ cấu của các khoản chi phí của dự án còn chưa thật sự hợp lý. Do vậy mà Tổng công ty cần phải xem xét cơ cấu hợp lý hơn nữa thì việc thực hiện dự án sẽ đạt kết quả cao hơn, và tìm các biện pháp để giảm các khoản chi phí bất hợp lý.
Cố gắng tăng cường khả năng huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp và nếu tiền khấu hao vốn riêng hàng năm nhàn rỗi thì cũng có thể tạm huy động để trả nợ.
Để thực hiện dự án này, Tổng công ty phải vay một lượng vốn tương đối lớn. Do đó, Tổng công ty cần có biện pháp tăng hơn nữa vòng quay của vốn lưu động. Dự án này huy động và sử dụng nhiều nguồn vốn, do đó Tổng công ty cần có biện pháp quản lý vốn hiệu quả, tổ chức tốt công tác kế toán ở doanh nghiệp.
* Về quản lý rủi ro:
Kinh doanh là mạo hiểm, có rất nhiều rủi ro ở phía trước. Trong một số trường hợp rủi ro có thể làm cho doanh nghiệp đi đến bờ vực của sự phá sản. Thật vậy, những ai không biết tự thích nghi, đơn giản là không biết sử dụng những phương tiện tài chính, không hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro, thì người đó, doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ bị thị trường đào thải.
Quản lý rủi ro là việc chủ động kiểm soát các sự kiện tương lai dựa trên cơ sở kết quả sự báo trước các sự kiện xảy ra chứ không phải là sự phản ứng một cách thụ động. Như vậy, một chương trình quản lý rủi ro hiệu quả không những làm giảm bớt xác suất xuất hiện sai sót mà còn làm giảm mức độ ảnh hưởng của những sai sót đến việc thực hiện các mục tiêu dự án. Việc quản lý rủi ro cần thực hiện theo 3 giai đoạn:
+ Nhận diện rủi ro: Giai đoạn này đơn giản là việc xác định danh mục các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án trong cả 3 giai đoạn đầu tư: tiền đầu tư, đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. Việc nhận diện rủi ro được tiến hành dựa trên việc kết hợp giữa các hiểu biết và kinh nghiệm trong việc phân tích những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
+ Phân tích, đánh giá và ra quyết định đối với dự án đầu tư trong điều kiện rủi ro. Trên cơ sở những rủi ro đã được nhận diện ở giai đoạn 1, người ta tiến hành sàng lọc, phân loại, phân tích đánh giá làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư.
+ Quản trị rủi ro: Trong quản trị rủi ro, có thể sử dụng các phương pháp như tránh rủi ro, hạn chế rủi ro, tự bảo hiểm, phong toả rủi ro, chuyển giao rủi ro.
Trong thực tế khi tiến hành xây dựng công trình Nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc, Tổng công ty cần quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý phòng ngừa rủi ro tiến độ huy động vốn để thực hiện dự án, trong các khâu hình thành và tổ chức thực hiện dự án. Tổng công ty cũng cần chú trọng hơn đến những biến động thị trường hiện nay. Phải nghiên cứu và dự báo tốt cung cầu thị trường, giá cả những sản phẩm, nguyên vật liệu… cần cho dự án cũng như những sản phẩm có ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Có như vậy mới có những hoạch định tài chính chuẩn xác cho dự án.
Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng cần có những điều chỉnh cần thiết đối với dự án cho phù hợp với những thay đổi về cơ chế chính sách của Nhà nước trong những năm vừa qua. Những người quản lý dự án cùng nhóm soạn thảo phải nhanh chóng có những điều chỉnh những khoản mục làm tăng tổng mức vốn đầu tư dự án, trình lên lãnh đạo Tổng công ty và các cơ quan liên quan, phê duyệt lại tổng mức vốn đầu tư.
2.3. Một số kiến nghị đối với Tổng công ty và Nhà nước về công tác quản lý dự án đầu tư
2.3.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty
Những kiến nghị này tập trung chủ yếu vào giai đoạn hình thành dự án, quản lý điều hành các hoạt động dự án và đặc biệt là quản lý rủi ro các dự án đầu tư. Do có sự sai lệch giữa thực tế hoạt động kinh doanh với các ý đồ dự án dài hạn, nên trong quá trình thực thi dự án Tổng công ty cần thường xuyên so sánh các chỉ tiêu ban đầu đặt ra của dự án với tiến độ và kết quả thực hiện dự án theo thời gian để điều chỉnh các tiêu chuẩn phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu dự án.
* Về nghiên cứu nhu cầu thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, sự độc quyền chỉ có tính chất nhất thời. Vì thế, trong chiến lược thị trường, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam không được phép có thế độc quyền. Trong tương lai, khả năng cạnh tranh là rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo thiết bị cho các dự án đầu tư. Đối thủ cạnh tranh có thể là các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp mới xây dựng thông qua vốn đầu tư nước ngoài… Tổng công ty cần phải nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh.
* Về quản lý dự án: Có thể nói khó khăn của dự án thể hiện ở chính những đặc trưng của dự án hay nói cách khác đó chính là tính bất định của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của dự án như giá cả, nhu cầu thị trường, các biến động về lãi suất, tỷ giá hối đoái, sự thay đổi của các chính sách vĩ mô.
Tăng cường nguồn lực cho các xí nghiệp xây dựng và tư vấn về mặt tài chính, công nghệ thiết bị, đào tạo tay nghề kĩ sư trình độ quản lý, các nghiệp vụ quản lý… xây dựng tiêu chuẩn nhà thầu trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới.
Nghiên cứu rà soát và cải tiến một số tiêu chuẩn để đáp ứng một số yêu cầu về tư vấn khảo sát chất lượng công trình thi công. Nghiên cứu khả năng để Tổng công ty có thể liên doanh, liên kết nhiều hơn với doanh nghiệp nước ngoài thuộc khối ASEAN. Đặc biệt chú trọng đến khả năng liên doanh, liên kết tại thị trường các nước trong khu vực để tạo lập được thị trường cho các doanh nghiệp của mình khi khu vực mậu dịch tự do hình thành.
2.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước
Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý vĩ mô. Mặc dù đã có những chính sách về công tác quản lý dự án đầu tư khá hữu hiệu, song trong quá trình thực hiện vẫn còn có những bất cập cho những doanh nghiệp đặc biệt là cho những dự án đầu tư lớn và dài hạn. Do đó nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa cơ chế chính sách trong công tác quản lý dự án đầu tư, tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định và có hiệu quả.
Nhà nước cần tiếp tục đổi mới kinh tế và hoàn thiện các cơ chế chính trị nhằm ổn định kinh tế- xã hội, tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển kinh tế đất nước, sự phát triển đi lên của doanh nghiệp. Trên lĩnh vực kinh tế, Nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế, có các chiến lược kinh tế phù hợp nhằm nâng cao nhịp độ phát triển nền kinh tế, đặc biệt chú trọng đến các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo tiềm năng và thế mạnh cho toàn nền kinh tế.
Nhà nước cần phải ưu tiên về vốn cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư lớn. Đổi mới cơ chế hoạt động tài chính ngân hàng, đưa ra các giải pháp điều hành chính sách tài chính tiền tệ quan trọng, tập trung thu hút nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư vào các dự án có hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần phải coi trọng việc thu thập thông tin và tăng cường quan hệ đối ngoại để khai thác hết tiềm năng của các chủ đầu tư. Có cơ chế kiểm tra giám sát thích hợp đối với việc triển khai các dự án tại các doanh nghiệp.
Nhà nước cũng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề cải tạo cơ sở hạ tầng, nâng cấp đường xá, sân bay, bến cảng, năng lượng, điện nước… để các dự án thực thi có hiệu quả cao.
Kết luận
Chính sách mở của của nền kinh tế Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước. Kinh doanh theo dự án là hướng đi mới và rất cần thiết cho nền kinh tế nước ta.
Dự án Nhà hỗn hợp cao tầng là sự khẳng định cho định hướng chiến lược đúng đắn của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam trong tiến trình trở thành một Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng, nhằm tiếp cận với những yêu cầu và sự chuyển biến mạnh mẽ trên thị trường.
Có thể nói dự án này đã phát huy khá đầy đủ những mặt mạnh hiện có của Tổng công ty để nâng cao hiệu quả kinh doanh và uy tín của Tổng công ty trên thị trường. Từ đó giúp cho Tổng công ty có thêm những kinh nghiệm, niềm tin và cơ sở cho những bước tiến trong tương lai, phát triển và mở rộng khả năng sản xuất của Tổng công ty, tăng thị phần, đa dạng hoá sản phẩm, vươn mạnh ra thị trường thế giới. Thực hiện Dự án thành công sẽ là bước chuyển đổi hướng sản xuất của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam từ chỗ chỉ thực hiện việc xây lắp đơn thuần sang lĩnh vực đầu tư phát triển nhà, từ đó nâng cao năng lực sản xuất của Tổng công ty.
Để đảm bảo chắc chắn cho những lợi ích mà dự án đem lại, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam cũng cần khắc phục những mặt còn hạn chế của nó, qua đó giúp cho dự án hoàn thiện hơn. Mặt khác cũng cần phải có những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan để làm tăng khả năng thực thi của dự án.
Trên đây là toàn bộ những nội dung nghiên cứu đề tài: “Quản lý dự án Nhà hỗn hợp 21 tầng tại 124 Minh Khai, Hà Nội” của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Trong điều kiện nghiên cứu có hạn, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, trường Đại học Kinh tế Quốc dân- Nhà xuất bản lao động- xã hội 2005- TS. Từ Quang Phương.
Sổ tay chất lượng Tổng công ty Lắp máy Việt Nam LILAMA 2003.
Báo cáo kiểm định thực hiện nhiệm vụ năm 2003 và nhiệm vụ kế hoạch năm 2004 của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam.
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2004 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 2005 của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam.
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2005 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 2006 của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam.
Báo cáo tài chính Tổng công ty LILAMA Việt Nam giai đoạn 2002- 2004.
Báo cáo tổng kết từ 1999- 2004 của Tổng công ty LILAMA.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc LILAMA.
Các tài liệu liên quan khác.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN234.doc