Đồ án Quản lý Linh kiện của Công ty bán Máy Tính

Chức năng này có nhiện vụ: - Nhật bản ghi vào trong CSDL. - Sửa lại bản ghi nếu có lỗi. - Xóa bản ghi khỏi CSDL. Sau khi đã hoàn thành một trong ba công đoạn trên thì chương trình sẽ đưa ra đề nghị ghi lại công việc vừa thực hiện. 5.2 Chức năng tìm kiếm Chức năng này có nhiện vụ tìm kiếm các bản ghi theo một số chỉ tiêu của người dùng như: - Tìm theo số phiếu. - Tìm theo mã linh kiện. - Tìm theo tên linh kiện. - Tìm theo tên nhà cung ứng. - Tìm theo mã số nhà cung ứng. Nếu tìm thấy bản ghi thoả mãn chỉ tiêu của người dùng thì chương trình sẽ hiển thị bản đó. Nếu không tìm thấy bản ghi nào thoả mãn thì chương trình sẽ đưa thông báo.

doc55 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản lý Linh kiện của Công ty bán Máy Tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ox là một của sổ chuyên dùng. Nó được sử dụng để phản ánh mối quan hệ hai chiều giữa các Controls với người sử dụng. Lập trình viền thường hay tạo ra các ứng dụng trên môi trường Dialog based vì tính đơn giản, tiện lợi, trực giác và khả năng thiết kế giao diện đẹp mắt. b. SDI (Single Document Interface) Application object (CWinApp) Document object (CDocument) Frame Window View Object (CView) Messages passed to the frame window and view object Two-way flow of inforamtion between the document and the view object - Đây là môi trường để tạo ra các ứng dụng đơn tài liệu và chỉ hỗ trợ một vùng quan sát (View), chỉ có thể làm việc với một kiểu tài liệu tại một thời điểm. Các ứng dụng SDI sử dụng kiến trúc Document / View. Các ứng dụng tạo ra theo kiểu này giống như các trình ứng dụng Notepad, Wordpad . . . của Microsoft. c. MDI (Multiple Document Interface) - Đây là môi trường cho phép lập trinh viên tạo ra các ứng dụng đa tài liệu, với mỗi một tài liệu có một hoặc nhiều vùng quan sát (View). Tại mỗi thời điểm, ta có thể mở được nhiều tài liệu đồng thời. Các ứng dụng MDI cũng sử dụng kiến trúc Document/View. Các ứng dụng tạo ra theo kiểu này giống như các trình ứng dụng Word, Excel, Access … của Microsoft. (CChildView) View Object (CView) Application object (CWinApp) Document object (CDocument) Messages passed to the frame window and view object Two-way flow of inforamtion between the document and the view object Main frame window (CMainFrame) Child Frame window Sắp xếp lại môi trường Developer Studio Developer Studio cung cấp hai cách sắp xếp lại môi trường phát triển rễ ràng. Cách thứ nhất bằng cách nhấp chuột phải vào vùng của thanh công cụ. Điều tác này mở menu bật lên như được trình bày ở hình sau để bạn tắt hoặc mở các thanh công cụ và các ô cửa khác nhau. Tạo vùng làm việc của dự án Mỗi dự án phát triển ứng dụng cần vùng làm việc dự án (Project Workspace) riêng trong Visual C++. Vùng làm việc gồm các thư mục, trong đó mã nguồn ứng dụng được lưu giữ, cũng như trong các thư mục, nơi các file cấu hình thiết lập khác nhau được định vị. Bạn có thể tạo một vùng làm việc dự án mới bằng các bước sau: - Chọn File/New. Thao tác này mở New Wizard, như được hình bày ở hình sau: Trên Tab Projects, chọn ứng dụng mà bạn muốn thực hiện Gõ tên cho dự án của bạn vào trường Project Name Nhấn OK. Điều này làm cho New Wizard thực hiện hai điều: tại thư mục project (được ấn định trong trường Location), rồi bắt đầu AppWizard. MFC AppWizard là một công cụ hữu hiệu giúp bạn viết các lệnh cơ bản trong chương trình. Thay vì phải viết các lệnh có tính chất thủ tục mỗi khi bạn viết chương trình mới, bạn có thể sử dụng MFC AppWizard để viết các lệnh đơn giản này. 2. Tạo chương trình ứng dụng trong Visual C++. Điều khiển ActiveX Điều khiển ActiveX là một tập tin có phần mở rộng OCX (ví dụ MyButton.OCX). Visual C++ và nhiều ngôn ngữ lập trình trực quan khác cho phép đưa các điều khiển ActiveX vào chương trình và dùng nó giống như các điều khiển chuẩn khác của Visual C++. Bạn có thể đặt các điều khiển ActiveX vào các hộp thoại của chương trình, thiết lập các thuộc tính của các điều khiển ActiveX và cài các mã lệnh vào các sự kiện của các điều khiển ActiveX. Khi sử dụng một điều khiển ActiveX trong chương trình, tập tin ActiveX thường đượ đặt trong thư mục \Windows\system.Một điều khiển ActiveX giống như một thư viên liên kết động (Dynamic Linked Library), nó được liên kết với chương trình theo kiểu động. Các điều khiển ActiveX mở rộng các đặc tính hộp thoại của Visual C++. Chúng cho phép bạn viết chương trình với các kỹ xảo hiện đại. Chương II: Giới thiệu chung về ngôn ngữ SQL - Cơ sở dữ liệu và quản trị cơ sở dữ liệu là một trong những vấn đề cốt lõi của tin học. Xét cho cùng khi ứng dụng tin học để giải quyết các bài toán thì người ta phải giải quyết vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu và xây dựng thuật toán xử lý chúng. Khi cơ sở dữ liệu càng lớn nhu cầu xử lý phức tạp, yêu cầu bảo mật càng cao thì vấn đề quản trị cơ sở dữ liệu càng phức tạp. Tìm hiểu khai thác SQL Server. - Lý do chọn Microsoft SQL Server: - Xuất phát từ đặc điểm bài toán kích thước lớn, phân tán, đa người sử dụng. - MS SQL Server là hệ quản trị cơ sở dữ liệu hỗ trợ tốt với lượng dữ liệu lớn, cho phép người sử dụng theo mô hình Client/Server. - MS SQL Server tiện dụng trong việc phân tán tra cứu dữ liệu nhanh. - MS SQL Server hỗ trợ mạnh với dữ liệu phân tán. - MS SQL Server chạy trên môi trường Win NT (Server) và Win 9.X, Win 2000 (Client), ... - SQL Server là một trong những hệ phần mềm tiện lợi và hiệu quả trong việc phát triển các ứng dụng cơ sở dữ liệu lớn, phân tán thích hợp cho cơ quan, tổ chức, địa phương, ... - MS SQL Server hỗ trợ tốt trong quản lý xử lý đồng nhất, bảo mật dữ liêu theo mô hình Client/Server trên mạng. - Với máy chủ có MS SQL Server có thể quản trị nhiều Server với tên khác nhau (các Server là hệ quản trị các cơ sở dữ liệu riêng của mình), và nhóm các Server (Server group). - Trên mỗi Server thông thường có nhiều cơ sở dữ liệu (Databases). Mỗi cơ sở dữ liệu chứa một số đối tượng cơ sở dữ liệu là các bảng, các khung nhìn (view), hay các thủ tục truy vấn (query). Mỗi cơ sở dữ liệu sẽ chứa danh sách những người sử dụng cơ sở dữ liệu đó, họ được trao một số quyền nhất định để truy nhập đến từng đối tượng. Người sử dụng có quyền cao nhất với một cơ sở dữ liệu chính là người tạo ra cơ sở dữ liệu đó (Owner). - Chủ nhân cơ sở dữ liệu (Database Owner) là người sử dụng tạo nên cơ sở dữ liệu, mỗi cơ sở dữ liệu có một chủ nhân, chủ nhân cơ sở dữ liệu có đầy đủ đặc quyền bên trong cơ sở dữ liệu và xác định cung cấp khả năng truy cập tới người khác. Trong cơ sở dữ liệu của mình người sử dụng được giới thiệu như là DBO trong cơ sở dữ liệu khác, Chủ nhân cơ sở dữ liệu là được biết đến bởi tên sử dụng cơ sở dữ liệu của họ. - Chủ nhân của các đối tượng cơ sở dữ liệu (Database Object Owner) là người sử dụng tạo ra cơ sở dữ liệu (các bảng, các chỉ số, các khung nhìn, mặc định, các trigger, các quy tắc, và các thủ tục ). Mỗi cơ sở dữ liệu có duy nhất một người tạo ra. Chủ nhân của các đối tượng cơ sở dữ liệu là tự động gán quyền cho phép toàn bộ trên đối tượng cơ sở dữ liệu. Chủ nhân của đối tượng cơ sở dữ liệu có thể trao quyền cho phép tới người sử dụng khác, tới đối tượng sử dụng. - SQL Server lưu trữ cơ sở dữ liệu trên các thiết bị khác nhau, mỗi thiết bị có thể nằm trên đĩa cứng, mềm, băng từ, có thể nằm trên nhiều đĩa. - Cơ sở dữ liệu có thể được lưu trữ trên một hay nhiều thiết bị. Cũng có thể mở rộng kích thước thiết bị và thiết bị lưu trữ một cơ sở dữ liệu. - SQL Server cho phép quản trị với tệp dữ liệu lớn tới 32 TB (Tetabyte). - SQL Server đã kế thừa cùng Windows NT tạo nên một hệ thống bảo mật tốt quản trị user, Server, và những tiện ích của Windows NT. Chương III: Cấu trúc MS SQL Server I. Nhóm Server và Server 1. Tạo nhóm Server - Bạn có thể tạo nhóm Server với SQL Server Enterprise Manager và đặt Server của bạn trong nhóm Server. Nhóm Server cung cấp hướng thích hợp để tổ chức số lượng lớn Server vào trong một nhóm. - Các bước tạo một nhóm Server mới (Enterprise manager) - Trên menu Tools, chọn Register SQL Server. - Trong hộp thoại Register SQL Server Properties, trong hộp Server, hãy nhấp browse(...) để truy cập vào một danh sách các Server trên mạng. - Trong hộp Server Group, nhấp browse(...). - Trong hộp name, nhập vào tên một nhóm Server. - Trong hộp level, hãy nhấp: - Top level group để tạo một nhóm Server mới ở mức cao nhất. - Sub-group of, rồi nhấp một nhóm Server để lập danh sách nhóm Server mới trong một nhóm Server đang có. 2. Cách đăng ký một Server - Trên menu Tools, chọn Register SQL Server. - Trong hộp thoại Register SQL Server Properties, trong hộp Server, hãy nhập tên của SQL Server để đăng ký, hoặc nhấp browse(...) để truy cập vào một danh sách các Server trên mạng. - Trong hộp Connect, hãy nhấp: - Use SQL Server Authentication để nỗi vào SQL Server với Microsoft Windows NT login ID password của bạn.Use Windows NT Server Authentication, rồi nhấp một tên login và một password mà Server có thể nhận biết. để bổ xung một lớp của mức an toàn hãy chọn Always promt for login name password. - Trong danh sách Server Group, hãy nhấp tên của SQL Server mà ở đó bạn muốn đưa vào Server đã được đăng ký, hoặc nhấp browse(...) để tạo một nhóm Server mới. II. Các thiết bị và cơ sở dữ liệu hệ thống - Cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu, bảng dữ liệu và các đối tượng cơ sở dữ liệu khác có trật tự và được giới thiệu để đáp ứng một mục đích rõ ràng, như là điều kiện thuận lợi của việc tìm kiếm xắp xếp và tổ chức lại dữ liệu. Cơ sở dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị. - Thiết bị (Device) là file hệ điều hành trong cơ sở dữ liệu được lưu trữ. Một cơ sở dữ liệu có thể lưu trữ trên một vài thiết bị. SQL Server có hai loại thiết bị: Thiết bị cơ sở dữ liệu nó lưu trữ cơ sở dữ liệu và thiết bị sao lưu, lưu trữ khôi phục cơ sở dữ liệu. Khi SQL Server được cài đặt chương trình cài đặt tạo ra MASTER, MSDBDATA, và thiết bị cơ sở dữ liệu MSDBLOG. Nó cũng tạo ra cơ sở dữ liệu Master, Model, Tempdb, Pubs và đặt chúng trên thiết bị cơ sở dữ liệu MASTER, hơn nữa nó cũng tạo ra cơ sở dữ liệu Msdb và lưu trữ trên thiết bị cơ sở dữ liệu MSDBDATA và nơi thực hiện Msdb log on thiết bị MSDBLOG. 1. Cơ sở dữ liệu chính (Master database) - Khi SQL Server được cài đặt, chương trình cài đặt tạo ra thiết bị cơ sở dữ liệu MASTER rồi tạo ra cơ sở dữ liệu chính và đặt nó trên thiết bị ( device ). Người điều khiển sử dụng cơ sở dữ liệu chính và thao tác toàn bộ SQL Server. Nó kiểm tra và giữ lại sự tính toán của người sử dụng, người sử dụng từ xa. Server phục vụ từ xa có thể tương tác với tiến trình đang diễn ra, có khả năng định cấu hình biến môi trường, hệ thống thông báo lỗi cơ sở dữ liệu trên SQL Server, phân phát không gian lưu trữ cho mỗi cơ sở dữ liệu, băng và đĩa sẵn có trên hệ thống và các khoá hiện hành. - SQL Server cũng có thể thêm đối tượng người sử dụng tới cơ sở dữ liệu chính nhưng nó không được tạo ra đối tượng trong cơ sở dữ liệu chính dùng cho toàn bộ hệ thống quản trị. SQL Server thiết lập và cho phép trong toàn bộ cơ sở dữ liệu chính mà phần lớn người sử dụng không thể tạo ra đối tượng. Bạn có thể ngăn cản người sử dụng từ đối tượng tạo ra trong cơ sở dữ liệu chính bằng cách thay đổi ngầm định của người sử dụng cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên người quản trị hệ thống ngầm định cơ sở dữ liệu nên giữ nguyên cơ sở dữ liệu chính. 2. Mô hình cơ sở dữ liệu (Model Database) - Mô hình cơ sở dữ liệu chứa đựng bảng hệ thống, yêu cầu cho mỗi người sử dụng cơ sở dữ liệu. Nó cũng có thể được sửa đổi theo hướng tuỳ biến cấu trúc mới tạo ra cơ sở dữ liệu cũng như mọi thay đổi bạn tạo ra mô hình được phản ánh trong mỗi cơ sở dữ liệu mới. Có một vài thay đổi chung tạo ra mô hình: - Thêm vào loại dữ liệu người sử dụng, các ràng buộc, các quy tắc hoặc ngầm định. - Thêm vào người sử dụng nào là được truy cập toàn bộ cơ sở dữ liệu trên SQL Server. Lựa chọn cấu hình cơ sở dữ liệu ( như là select into/bulkcopy), thiết lập trong mô hình cơ sở dữ liệu. 3. Cơ sở dữ liệu Msdb (Msdb Database) - Cơ sở dữ liệu Msdb hỗ trợ thực hiện SQL và cung cấp vùng lưu trữ các thông tin lập biểu trong thời gian cài đặt phần mền Server. Chương trình cài đặt tự động tạo ra hai device ( 2MB & 1MB ) trên ổ đĩa tương tự như là cơ sở dữ liệu chính rồi đặt cơ sở dữ liệu Msdb trên 2MB device ( MSDBDATA ) và thực hiện nhập vào device 1MB ( MSDBLOG ). 4. Cơ sở dữ liệu Tempdb (Tempdb Database) - Cơ sở dữ liệu Tempdb là chia sẻ không gian làm việc sử dụng bởi cơ sở dữ liệu trên SQL Server. Các bảng tạm thời của người sử dụng là mất đi từ Tempdb khi người sử dụng hiện hành thoát khỏi SQL Server hoặc trong thời gian truy lại từ sự dừng lại của hệ thống. Thủ tục lưu trữ các bảng tạm thời là mất đi khi thủ tục thoát ra. Bảng tạm thời cũng có thể mất đi trước khi kết thúc phiên. Kích thước ngầm định của Tempdb là 2MB. Hoạt động nào đó theo sau có thể cần thiết tạo nên để tăng kích thước của Tempdb: Bảng tạm thời lớn. Hoạt động có ý nghĩa trên bảng tạm thời. Sắp xếp hoặc nhiều sắp xếp lớn sảy ra trong bảng cùng một lúc. Truy vấn con và tập hợp lại với GROUP BY. Số lượng lớn của Open cursor. 5. Cơ sở dữ liệu Pubs (Pubs Database) - sở dữ liệu Pubs là cơ sở dữ liệu lấy mẫu cung cấp như là công cụ nghiên cứu. Cơ sở dữ liệu pubs là cơ sở của phần lớn các ví dụ trong tư liệu của Microsoft SQL Server. Cơ sở dữ liệu mẫu được miêu tả trong Microsoft SQL Server Transact-SQL Referrence. Nếu cơ sở dữ liệu Pubs không yêu cầu cho mục đích nghiên cứu, bạn có thể không cần nó. 6. Các bảng hệ thống (System Tables) - Bảng là một tập hợp các hàng (Record) mà có liên quan đến các cột ( Fields). Cơ sở dữ liệu chính và người sử dụng cơ sở dữ liệu gồm có các bảng hệ thống thông tin về toàn bộ SQL Server và mỗi người sử dụng cơ sở dữ liệu. - Toàn bộ SQL Server cung cấp bảng trong cơ sở dữ liệu chính được xem xét trong bảng hệ thống. Mỗi người sử dụng cơ sở dữ liệu tạo ra bảng hệ thống. - Cơ sở dữ liệu chính và bảng hệ thống được tạo ra khi cài đặt SQL Server. Trong bảng hệ thống người sử dụng cơ sở dữ liệu tự động tạo ra kho cơ sở dữ liệu. Tên của phần lớn các bảng hệ thống đều bắt đầu với SYS. - Sự cho phép bảng hệ thống (Permission for System Table) - Sự cho phép là giấy phép đảm bảo cho người sử dụng thực hiện hoạt động nào đó trên đối tượng cơ sở dữ liệu nào đó hoặc sử dụng câu lệnh nào đó. Cho phép sử dụng bảng hệ thống là được điều khiển bởi cơ sở dữ liệu của chính mình (owner). SQL Server cài đặt chương trình thiết lập cho phép toàn bộ người sử dụng có thể đọc hệ thống bảng ngoại trừ một vài trường. - Truy vấn bảng hệ thống (Querying the System Table) - Bảng hệ thống có thể yêu cầu đến các bảng khác, ví dụ như câu lệnh sau cho trở lại tên toàn bộ bảng hệ thống trong cơ sở dữ liệu. SELECT Name FROM SysObject WHERE Type = ‘S’ - SQL Server có thủ tục lưu trữ hệ thống cung cấp lối tắt cho truy vấn hệ thống bảng. 7. Thủ tục lưu trữ hệ thống (System Store Procedure) - Thủ tục lưu trữ hệ thống là tập hợp trước khi biên dịch câu lệnh Transact-SQL. Nhiều thủ tục lưu trữ hệ thống có sẵn cho việc quản trị SQL Server và hiển thị thông tin về cơ sở dữ liệu và người sử dụng. - Phần lớn tên thủ tục lưu trữ hệ thống bắt đầu với SP_. Thủ tục lưu trữ hệ thống xác định vị trí trong cơ sở dữ liệu chính và chính bởi người quản trị hệ thống. Nhưng nhiều thủ tục lưu trữ hệ thống có khả năng chạy từ bất kỳ cơ sở dữ liệu nào. Nếu thủ tục lưu trữ hệ thống thực hiện trong cơ sở dữ liệu khác với cơ sở dữ liệu chính thì nó đang làm việc trên hệ thống bảng trong cơ sở dữ liệu từ bảng hệ thống được thực hiện. - Thêm vào thủ tục lưu trữ hệ thống và thủ tục lưu trữ mở rộng được cài đặt với SQL Server. Thủ tục lưu trữ mở rộng cung cấp thêm chức năng cho SQL Server, cung cấp bằng cách nạp động và thực hiện chức năng với thư viện liên kết động (DLL=Data Library Link) gắn liền với chức năng mở rộng SQL Server. Hoạt động bên ngoài SQL Server có thể dễ dàng kích hoạt và thông tin mở rộng trở lại SQL Server. Mã trạng thái trở lại & tham số đầu ra là cũng được hỗ trợ. - SQL Server bao gồm hệ thống lưu trữ thủ tục có thể thêm vào và xoá đi thủ tục lưu trữ mở rộng, cung cấp thông tin về thủ tục lưu trữ mở rộng. - Hơn thế SQL Server cung cấp số lượng thủ tục lưu trữ hệ thống, thủ tục lưu trữ hệ thống khác có thể tạo ra bởi người lập trình sử dụng dịch vụ dữ liệu mở của Microsoft. 8. Thiết lập kí tự và trật tự sắp xếp (Character Sets & Sort Order) - Thiết lập kí tự xác định loại kí tự mà SQL Server chấp nhận trong cơ sở dữ liệu. Thiết lập kí tự là thiết lập 256 chữ cái, chữ số và các biểu tượng đặc trưng cho một quốc gia hay một ngôn ngữ. Có thể in ra 128 kí tự đầu tiên giống như đại diện cho toàn bộ thiết lập kí tự. 128 kí tự sau đôi khi được nhắc đến như là kí tự mở rộng. Bạn nên sử dụng thiết lập kí tự cho cả Client & Server hoặc kết quả của bạn có thể thay đổi. Tuy nhiên nếu cơ sở dữ liệu của bạn sử dụng 128 kí tự ban đầu của tập hợp kí tự, nó không tạo nên sự khác biệt nào với thiết lập kí tự bạn sử dụng bởi vì 128 kí tự đầu tiên phải giống như toàn bộ tập kí tự. - Trật tự sắp xếp thiết lập các quy tắc xác định SQL Server so sánh và giới thiệu dữ liệu trong sự hưởng ứng tới cơ sở dữ liệu truy vấn như thế nào ?. Trật tự sắp xếp xác định trật tự dữ liệu là giới thiệu trả lời câu lệnh SQL Server gồm: GROUP BY, ORDER BY & DISTINT. Trật tự sắp xếp cũng định rõ truy vấn nào đó là được giải quyết như là truy vấn: WHERE & DISTINT. - Thiết lập kí tự và trật tự sắp xếp cung cấp cho toàn bộ Server. Bạn không thể có cơ sở dữ liệu khác nhau với thiết lập kí tự khác nhau hoặc trật tự sắp xếp trên Server. III. Các tiện ích, dịch vụ của SQL Server 1. Quản lý các công cụ và các tiện ích (Administrative Tools & Utility) Công cụ đồ hoạ (Graphical Tools) Mô tả (Descrition) SQL setup Sử dụng cấu hình Server, bạn có thể sử dụng chương trình cài đặt để thay đổi các tuỳ chọn hỗ trợ mạng. Thêm vào các ngôn ngữ, xây dựng lại cơ sở dữ liệu chính, thay đổi thiết lập kí tự và trật tự sắp xếp, thiết lập các tuỳ chọn an toàn và gỡ bỏ SQL Server. SQL Server Manager Sử dụng câu lệnh Start, Pause, Continue & Stop SQL Server và SQL Execute. ISQL/w Cho phép bạn nhập lệnh Transact-SQL và thủ tục lưu trữ hệ thống trong giao diện truy vấn đồ hoạ. ISQL/w cũng cung cấp khả năng cho phân tích truy vấn đồ hoạ. SQL Security Manager Cho phép quản lý user account với SQL Server mà sử dụng an toàn thống nhất với Windows NT. SQL Enterprise Manager Cung cấp dễ dàng, quản lý xí nghiệp rộng từ Server hoặc Workstation. Nó cho phép bạn thực hiện nhiệm vụ quản trị hệ thống sử dụng giao diện đồ hoạ. Bạn có thể đặt cấu hình Server, quản trị cơ sở dữ liệu và đối tượng cơ sở dữ liệu, lập thời biểu cho các biến cố (event), định cấu hình và quản lý sự tái tạo và có thể làm được hơn thế nữa. SQL Transact Manager Cung cấp một cách dễ dàng, đồ hoạ theo cách truyền các đối tượng và dữ liệu từ Server tới nơi khác. SQL Performance Monitor Tích hợp với Windows NT thực hiện điều khiển với SQL Server, ... SQL Server Book Online Cung cấp trực tuyến tới Microsoft SQL Server, thiết lập tư liệu bao gồm sức mạnh và khả năng tìm kiếm dễ dàng đối với người sử dụng. 2. SQL Server Book Online - Trong thời gian cài đặt Server software hoặc Client software 32 bit hoặc 16 bit máy tính dựa vào nền Windows. Chương trình cài đặt đưa ra cho bạn các cài đặt tự chọn SQL Server Book Online. SQL Server Book Online cung cấp truy cập trên màn hình tới toàn bộ thiết lập tư liệu SQL Server. Đáng chú ý về sức mạnh đặc biệt là nó có khả năng tìm kiếm đầy đủ văn bản mà cho phép tìm nhanh các từ hoặc đoạn văn, bạn cũng có thể tìm kiếm toàn bộ văn bản hoặc thông qua lựa chọn sách hoặc các chủ đề. 3. Dịch vụ của SQL Server - SQL Server Service Manager sử dụng để bắt đầu (start), tạm dừng (pause) và dừng (stop) các thành phần Microsoft SQL Server trên Server. Các thành phần chạy như là dịch vụ trên Microsoft Windows NT và có thể thực hiện riêng biệt trên Microsoft Windows 95/98: Dịch vụ MSSQLServer. Dịch vụ SQLServerAgent. Dịch vụ MSDTC (Windows NT). - Sử dụng SQL Server Service Manager: Ÿ Cách khởi động SQL Server - Từ nhóm chương trình Microsoft SQL Server chọn SQL Server Service Manager. - Trong hộp Service chọn MSSQLServer hoặc MSServerAgent. - Kích vào nút lệnh Start. Ÿ Cách ngưng SQL Server Từ nhóm chương trình Microsoft SQL Server chọn SQL Service Manager. Từ hộp Service chọn MSSQL Server hoặc MSServerAgent. Nếu bạn tạm dừng SQL Server, kích vào nút Pause để dừng dịch vụ. Kích vào nút Stop để ngừng hoạt động. Hoặc có thể dùng SQL Server Enterprise Manager. 4. Tạo ra các truy vấn cơ bản - Bạn có thể sử dụng câu lệnh SELECT để chọn các hàng và các cột từ bảng, bạn có thể sử dụng nó cho tập hợp (truy tìm tập hợp con của các hàng trong một hoặc nhiều bảng), dự thảo {Projections} (truy tìm tập hợp con của các cột trong một hoặc nhiều bảng), liên kết {Joint}(liên kết hàng trong hai hoặc nhiều bảng để truy tìm dữ liệu bảng chéo). Từ định danh (identifiers) - Mỗi một đối tượng trong cơ sở dữ liệu có một tên, để làm việc với đối tượng bảng, bạn phải xác định (định danh) nó bởi tên. Trong Transact-SQL, bạn phải định danh để xác định tên của đối tượng bạn muốn làm việc. Từ định danh có từ 1 đến 30 kí tự. Kí tự đầu tiên có thể là kí tự bảng chữ cái hoặc biểu tượng @, _, #, ... Chọn cơ sở dữ liệu - Toàn bộ các đối tượng trong Microsoft SQL Server lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Toàn bộ tham chiếu tới đối tượng SQL Server có được giải quyết để xác định cơ sở dữ liệu trong đó mà nó thường trú. ỉ Cú pháp của câu lệnh SELECT Cú pháp đầy đủ của câu lệnh SELECT là phức tạp, nhưng mệnh đề chính có thể tổng kết: SELECT select_list [INTO new_table_name] FROM table_list [WHERE search_conditions] [GROUP BY group_by_list] [HAVING search_conditions] [ORDER BY order_list [ASC | DESC] ] select_list: - Mô tả các cột của tập kết quả, mỗi trường (field) có dấu phảy ngăn cách danh sách của biểu thức. Mỗi biểu thức xác định cả hai định dạng (kích thước và kiểu dữ liệu) và nguồn của dữ liệu cho tập kết quả cột. Mỗi một lựa chọn danh sách biểu thức thường tham chiếu tới cột trong bảng nguồn. Transact-SQL sử dụng biểu thức * trong lựa chọn danh sách xác định toàn bộ cột trong bảng nguồn. Ví dụ: SELECT * FROM Congdan 0INTO new_table_name - Chỉ định tập kết quả sử dụng để tạo bảng mới, new_table_name chỉ định tên của bảng mới. Ví dụ: SELECT * INTO Congdan1 FROM Congdan FROM table_list Chứa đựng danh sách của bảng từ đó kết quả tập dữ liệu là được truy vấn. Nguồn này có thể là: Các bảng cơ bản trong Server cục bộ chạy Microsoft SQL Server. Các khung nhìn trong SQL Server cục bộ. Liên kết bảng trong dữ liệu nguồn OLE DB tạo ra có thể gần với SQL Server. Ví dụ: SELECT [Họ và tên], [Tuổi], [Trình độ] FROM Congdan WHERE search_conditions Trong thành phần WHERE các dòng phải được cung cấp cho kết quả cuối cùng được xác định trong điều kiện. Ví dụ: SELECT [Họ và tên], [Tuổi], [Trình độ] FROM Congdan WHERE [Trình độ] = ‘Đại Học’ Các điều kiện đơn: Ÿ So sánh đơn. Ÿ Điều kiện kép với AND, OR, NOT. Ÿ Toán tử BETWEEN. Ÿ Toán tử IN. Ÿ Toán tử LIKE. Ÿ Toán tử NULL. Ÿ Toán tử IN với truy vấn phụ. Ÿ Toán tử so sánh với truy vấn phụ. Ÿ Toán tử ANY và ALL. Ÿ Toán tử EXIST. GROUP BY group_by_list Thành phần GRUOP BY được sử dụng để nhóm các dòng của một kết quả tạm. HAVING search_conditions Thành phần HAVING lọc những nhóm không thoả mãn điều kiện truy vấn dữ liệu. ORDER BY order_list [ ASC | DESC ] Mệnh đề ORDER BY xác định trật tự hàng trong tập kết quả có trật tự. Order_list xác định cột kết quả tạo nên danh sách sắp xếp. Từ khoá ASC và DESC là sử dụng để xác định hàng là sắp xếp tăng hoặc giảm Chương iv: khả năng liên kết với các ngôn ngữ lập trình I. Liên kết với C, C++, Visual C++  1. Chương trình nhúng SQL cho ngôn ngữ lâp trình C. - Microsoft nhúng SQL cho ngôn ngữ lâp trình C (ESQL/C) đề nghị người lập trình thay phiên nhau viết ứng dụng máy trạm Microsoft SQL Server với thư viện cơ sở dữ liệu (DB-Library) cho ngôn ngữ lâp trình C hoặc hệ thống kết nối cơ sở dữ liệu mở (ODBC) giao diện chương trình ứng dụng. ESQL/C có khả năng giúp bạn kết hợp chặt trẽ câu lênh Transact-SQL vào trong chương trình ngôn ngữ C của bạn. - ESQL/C chủ yếu sử dụng chuyển mang ứng dụng hiện tại của bạn từ cơ sở dữ liệu khác tới SQL Server. 2. Xử lý câu lệnh nhúng SQL(Processing Embedded SQL Statements) - Nhúng SQL cho ngôn ngữ lập trình C hỗ trợ hoàn toàn phần mở rộng Transact-SQL, gồm có thủ tục lưu trữ, biến cục bộ, trình điều khiển dòng ngôn ngữ. Nhờ có cú pháp xung đột với nhúng SQL dành riêng các từ khoá, bởi vì câu lệnh SQL biên dịch vào trong thủ tục lưu trữ bởi tiền biên dịch, hạn chế thứ yếu cung cấp phần mở rộng Transact-SQL là được thực thi. Có các hạn chế sau: + Câu lệnh Transact-SQL EXECUTE nên viết tắt như EXEC để tránh xung đột với nhúng SQL EXECUTE. + Nhãn câu lênh Transact-SQL không nên sử dụng trong câu lệnh SQL tĩnh bởi vì chúng xung đột với cú pháp biến chính. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng nhãn trong câu lệnh Transact-SQL động. + Bởi vì nsqlrep chuyển đổi toàn bộ câu lệnh SQL tĩnh vào thủ tục lưu trữ, toàn bộ giới hạn cho Transact-SQL cung cấp thủ tục lưu tới câu lệnh SQL tĩnh. Câu lệnh SQL tĩnh chứa câu lệnh quản lý giao dich (như COMMIT TRANSACTION hoặc SAVEPOINT) là không biên dich vào trong thủ tục lưu trữ. 3. Chương trình thư viện cơ sở dữ liệu cho ngôn ngữ C (DB-library) - Microsoft SQL Server là cấu trúc mạnh của ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu Server. Với phần mềm mạng cục bộ (LAN), SQL Server cho phép Client chạy Microsoft Windows NT, các hệ điều hành Microsoft Windows hoặc Microsoft MS-DOS truy cập tới dịch vụ. Người phát triển sẽ viết các ứng dụng cho SQL Server bằng chương trình với DB-library cho ngôn ngữ lâp trình C, phiên bản ngôn ngữ C thông báo thư viện cho SQL Server. - DB-Library cho ngôn ngữ C giao diện chương tình ứng dụng (API) gồm có chức năng C và macros mà cho phép một ứng dụng giao tiếp với SQL Server. Chức năng gồm có gửi câu lệnh Transact-SQL tới SQL Server và chức năng xử lý kết quả của câu lệnh đó. Các chức năng khác về điều khiển lỗi và chuyển đổi dữ liệu. - DB-Library C có chức năng sau: Hệ thống kết nối mở. Tạo khuôn thức truy vấn. Gửi khối truy vấn tới Server và nhận lại kết quả. Điều khiển hai phần cam kết thao tác giữa một vài thao tác SQL Server. Sử dụng con trỏ có thể cuộn. Bulk-copying dữ liệu từ các file hoặc biến chương trình tới Server. Thực hiện thủ tục lưu trữ và thủ tục lưu trữ từ xa. DB-Library hỗ trợ môi trường đa nhiệm, lập trình viên C có thể chọn phương thức sau: Nhiều kỹ thuật luồng thư viện liên kết động (DLL) cho hệ điều hành Windows NT. Mô hình vừa và lớn với thư viện liên kết tĩnh cho MS-DOS, cho cả chương trình biên dịch Microsoft và Borland. 4. Yêu cầu hệ thống cho việc nhúng SQL trong C - Sử dụng ESQL/C, bạn có thể biên dịch và chạy các ứng dụng trên các hệ điều hành khác nhau. - Window NT - Trong Microsoft SQL Server phiên bản 7.0, ESQL/C được hỗ trợ bởi cả Intel@ và Alpha đặt trên nền chuẩn Microsoft Windows NT. Những đặc trưng của hệ thống đòi hỏi : Microsolft Windows NT Workstation phiên bản 3.51 trở lên hoặc Microsoft Windows NT Server phiên bản 3.5 về sau. Microsoft Visual C++ phát triển trên hệ thống 32 bit, phiên bản 2.0 hoặc phiên bản về sau (phiên bản 5.0 là được giới thiệu) hoặc 100% tương thích với chương trình biên dịch và liên kết. Microsoft SQL Server 6.0 hoặc phiên bản sau này, file Ntwdblib.dll cần thiết ở phiên bản 6.0 hoặc phiên bản sau. Thư viện này được cài đặt trong hệ thống của bạn dưới \Devtools\lib. ỉ Windows 95/98 Microsoft Windows 95/98. Microsoft Visual C++ phát triển trên hệ thống 32 bit, phiên bản 2.0 hoặc phiên bản về sau (phiên bản 5.0 là được giới thiệu) hoặc 100% tương thích với chương trình biên dịch và liên kết. Microsoft SQL Server 6.0 hoặc phiên bản sau này, file Ntwdblib.dll cần thiết ở phiên bản 6.0 hoặc phiên bản sau. ỉ Windows Chương trình biên dịch và thư viện ESQL/C 16-bit có sẵn cho sử dụng với SQL Server 7.0 nhưng không được hỗ trợ. Chương trình biên dịch và thư viện có thể copy từ đĩa compact SQL Server. Hệ thống yêu cầu chạy ESQL/C dưới Windows 16-bit là: Microsoft Windows phiên bản 3.1 hoặc phiên bản sau, hoặc Microsoft Windows for Workgroups phiên bản 3.11 hoặc phiên bản sau. Microsoft Visual C++ phát triển trên hệ thống 32 bit, phiên bản 5.0 (phiên bản nhỏ nhất là 2.0), hoặc 100% tương thích với chương trình biên dịch và liên kết. Microsoft SQL Server 6.0 hoặc phiên bản sau này, file Ntwdblib.dll cần thiết ở phiên bản 6.0 hoặc phiên bản sau. ỉ MS-DOS Chương trình biên dịch và thư viện ESQL/C 16-bit có sẵn sử dụng với SQL Server 7.0 nhưng không được hỗ trợ. Chương trình biên dịch và thư viện có thể copy từ đĩa compact SQL Server. Hệ thống yêu cầu chạy ESQL/C dưới Microsoft MS-DOS 16-bit là: Microsoft MS-DOS phiên bản 6.22 hoặc phiên bản sau. Microsoft Visual C++ phát triển trên hệ thống 16 bit, phiên bản 1.52 hoặc phiên bản sau, hoặc 100% tương thích với chương trình biên dịch và liên kết. Microsoft SQL Server 6.0 hoặc phiên bản sau: Chương V: Kết Nốt Với Cở Dữ Liệu I. Data Access Object(DAO) - Sử dụng các đối tượng để tham nhập và thao tác với cơ sở dữ liệu. Chúng có các đối tượng để biểu diễn các bảng, cách truy vấn vào cơ sở dữ liệu. Các đối tượng này giúp lập trình viên không phải quan tâm đến các tiểu tiết khi thao tác với một CSDL cụ thể. Chúng cho phép ta tạo ra các giao diện lập trình phù hợp với phương pháp lập trình hướng đối tượng. II. ActiveX Data Object (ADO) - Đối với việc xây dựng một cơ sở dữ liệu sử dụng ADO thì đây là một công nghệ mới và rất mạnh, hiện đang được sử dụng rất rộng rãi. Đây là một công nghệ mà bạn có thể sử dụng các câu lệnh SQL (Structure Query Language) để truy vấn đến tất cả các cơ sở dữ liệu của bạn và bạn có thể thực hiện được trên mọi môi trường (Dialog based, SDI, MDI). - ADO là một công nghệ truy cập cơ sở dữ liệu hướng đối tượng, hiện nay nó được xem là kỹ thuật để truy cập cơ sở dữ liệu từ Web Server. Bởi vì ADO được cung cấp dưới dạng thư viện ActiveX Server, ta có thể sử dụng thoải mái ADO trong ứng dụng Visual Basic. Thực tế cho thấy rằng sử dụng ADO để làm việc với cơ sở dữ liệu Client/Server thì dễ hơn các kỹ thuật khác. III. Open DataBase Conectivity(ODBC) - ODBC là một công nghệ Windows cho phép ứng dụng Client nối với cơ sở dữ liệu từ xa. Lưu trú trên máy Client, ODBC tìm cách làm cho nguồn dữ liệu quan hệ trở thành tổng quát đối với ứng dụng Client. Điều này có nghĩa là ứng dụng Client không cần quan tâm kiểu cơ sở dữ liệu mà nó đang nối là gì. Bởi vì đây là công nghệ ở phía Client, ODBC không đòi hỏi ta phải xử lý trên Server của cơ sở dữ liệu. Kiến trúc ODBC chứa kết nối giữa ứng dụng Client và cơ sở dữ liệu Server thông qua trình quản lý điều khiển ODBC. - ODBC là một hệ thống giao diện độc lập cho môi trường cơ sở dữ liệu, môi trường này đòi hỏi có trình điều khiển ODBC cung cáp cho mỗi hệ thống cần khai thác. ODBC định nghĩa một tập các hàm cho các thao tác cơ sở dữ liệu Chương VI: Giới thiệu chung về ngôn ngữ access I. Giới thiệu về Microsoft Access Microft Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên môi trường Windows, trong đó có sẵn các công cụ hữu hiệu và tiện lợi để tự động sản sinh chương trình cho hầu hết các bài toán thường gặp trong quản lý, thống kê, kế toán. Với Access, người dùng không phải viết từng câu lệnh cụ thể như trong Pascal, C hay Foxpro mà chỉ cần tổ chức dữ liệu và thiết kế các yêu cầu, công việc cần giải quyết. Sáu đối tượng công cụ mà Access cung cấp là: bảng (Table), truy vấn (Query), mẫu biểu (Form), báo biểu (Report), Macro và đơn thể (Module). Bảng có cấu trúc tương tự như một tệp DBF của Foxpro được dùng để lưu trữ dữ liệu của cơ sở dữ liệu (CSDL). Một CSDL thường gồm nhiều bảng có quan hệ với nhau. Truy vấn là công cụ mạnh của Access dùng để tổng hợp, sắp xếp, tìm kiếm dữ liệu trên các bảng. Khi thực hiện truy vấn sẽ nhận được một tập hợpkết quả thể hiện trên màn hình dưới dạng bảng, gọi là DynaSet. DynaSet chỉ là bảng kết quả trung gian, không được ghi lên đĩa và nó sẽ bị xoá khi kết thúc truy vấn. Tuy nhiên có thể sử dụng một DynaSet như một bảng để xây dựng các truy vấn khác. Chỉ với truy vấn đã có thể giải quyết khá nhiều dạng toán trong quản trị cơ sở dữ liệu. Mẫu biểu thường dùng để tổ chức cập nhật dữ liệu cho các bảng và thiết kế giao diện chương trình. Tuy có thể nhập dữ liệu trực tiếp vào các bảng, nhưng mẫu biểu sẽ cung cấp nhiều khả năng nhập dữ liệu tiện lợi như: Nhận dữ liệu từ một danh sách, nhận các hình ảnh, các giá trị riêng lẻ (không liên quan đến bảng) từ bàn phím. Mẫu biểu còn có một khả năng quan trọng khác là tổ chức giao diện chương trình dưới dạng một bảng nút lệnh hoặc một hệ thống menu. Báo biểu là công cụ tuyệt vời phục vụ công việc in ấn, nó cho các khả năng: - In dữ liệu dưới dạng bảng. - In dữ liệu dưới dạng biểu. - Sắp xếp dữ liệu trước khi in. - Sắp xếp và phân nhóm dữ liệu tới 10 cấp. Cho phép thực hiện các phép toán để nhận dữ liệu tổng hợp trên mỗi nhóm. Ngoài ra, dữ liệu tổng hợp trên các nhóm lại có thể đă vào các công thức để nhận được sự so sánh, đối chiếu trên các nhóm và trên toàn báo cáo. - In dữ liệu của nhiều bảng có quan hệ trên một báo cáo. Macro bao gồm một dãy các hành động (Action) dùng để tự động hoá một loạt các thao tác. Macro thường dùng với mẫu biểu để tổ chức giao diện chương trình. Đơn thể là nơi chứa các hàm, thủ tục viết bằng ngôn ngữ Access. Các hàm, thủ tục của Access sẽ trợ giúp giải quyết những phần việc khó mà công cụ không làm nổi. Chương VII. Phân tích và thiết kế thông tin nghiệp vụ I. Tiếp cận thông tin nghiệp vụ 1. Các quan điểm tiếp cận a. Tiếp cận định hướng tiến trình Cách tiếp cận định hướng tiến trình hay theo tiến trình chú ý đến xử lý, chức năng là chính. Cách tiếp cận này có những bất cập sau: - Dư thừa dữ liệu: lưu trữ dữ liệu theo từng ứng dụng - Không tận dụng, không sử dụng lại được. - Phải thay đổi khi chương trình thay đổi. Hậu quả là: + Tốn thời gian, công sức, tiền của (thu thập, tổ chức lại) + Không thể sử dụng tốt tài nguyên thông tin có được. b. Tiếp cận định hướng dữ liệu Cách tiếp cận định hướng dữ liệu tách dữ liệu khỏi hệ thông chức năng để tổ chức độc lập, nhờ vậy: - Tổ chức dữ liệu một cách tối ưu. - Tổ chức khai thác hiệu quả. Hiệu quả cao: + Tiết kiệm thời gian, chi phí. + Dùng chung: chia sẻ, sử dụng lại. + Không phụ thuộc vào các ứng dụng. 2. Mục tiêu phân tích dữ liệu - Xác định các đơn vị thông tin cơ bản (module) cần thiết. - Xác định cấu trúc hay quan hệ giữa chúng, mô tả hình ảnh của chúng. Quá trình xác định các module và cấu trúc đó chính là quá trình phân tích thông tin nghiệp vụ hay phân tích dữ liệu logic. 3. Phương pháp phân tích và thiết kế có cấu trúc Phân tích và thiết kế có cấu trúc là cách tiếp cận hiện đại tới các giai đoạn phân tích và thiết kế của chu trình phát triển hệ thống. Nó được sử dụng để khắc phục những nhược điểm của cách tiếp cận truyền thống. Những công cụ gắn liền với phân tích thiết kế có cấu trúc là: - Biểu đồ phân cấp chức năng - Biểu đồ luồng dữ liệu - Mô hình thực thể liên kết (E-R) - Mô hình quan hệ - Từ điển dữ liệu - Ngôn ngữ đòi hỏi có cấu trúc (SQL) Các đặc điểm của phương pháp: - Hệ thống được hoàn thiện từ trên xuống (top-down). - Quá trình phân tích và thiết kế sử dụng một nhóm các công cụ. Kỹ thuật và mô hình để ghi nhận phân tích hệ thống hiện tại cũng như các yêu cầu mới của người sử dụng (NSD), đồng thời xác định khuôn dạng mới của hệ thống tương lai. - Phân tích và thiết kế hệ thống có cấu trúc có những quy tắc chung, chỉ ra những công cụ sẽ được dùng ở từng giai đoạn của quá trình phát triển và quan hệ giữa chúng. Mỗi quy tắc gồm một loạt các bước và giai đoạn được hỗ trợ bởi các mẫu và bảng kiểm tra, sẽ áp đặt cách tiếp cận chuẩn hoá cho tiến trình phát triển. Giữa các bước có sự phụ thuộc lẫn nhau, sản phẩm của bước này là đầu vào của bước tiếp theo. Điều này làm cho hệ thông đáng tin cậy hơn. - Có sự tách bạch giữa mô hình vật lý và mô hình logic. Mô hình vật lý thường được dùng để khảo sát hệ thông hiện tại và thiết kế hệ thống mới. Còn mô hình Logic dùng cho việc phân tích các yêu cầu của hệ thống. - Ghi nhận vai trò của NSD trong các giai đoạn phát triển hệ thống. - Phân tích và thiết kế có cấu trúc cũng được phân thành các giai đoạn nhưng có thể tiến hành các giai đoạn gần như song song. Mỗi giai đoạn có thể cung cấp những sửa đổi phù hợp cho một hoặc nhiều giai doạn trước đó. - Do được hỗ trợ bởi những tiến bộ trong cả phần cứng và phần mềm nên giảm được độ phức tạp khi phát triển hệ thống. - Kết hợp với các bản mẫu giúp cho người dùng và nhà phân tích sớm hình dung được hệ thống mới. II. Giới thiệu về mô hình thực thể quan hệ (mô hình E-R) 1. Vai trò và ý nghĩa của mô hình - Mô tả thế giới thực, công cụ để phân tích rất hữu hiệu. - Là cơ sở để xây dựng công cụ thiết kế. - Có tính trực quan cao, mô tả thế giới thực tốt nhất: khái niệm & ký hiệu ít nhất, mô tả đầy đủ trực quan nhất. 2. Các thành phần cơ bản của mô hình - Các thực thể. - Các thuộc tính. - Các mối quan hệ giữa các thực thể. III. Các khái niệm và ký hiệu sử dụng 1. Thực thể - Thực thể: Khái niệm mô tả một lớp các đối tượng có các đặc trưng chung cần quan tâm. - Bản thể: là một đối tượng cụ thể của lớp thể hiện bản ghi, bảng. 2. Thuộc tính - Thuộc tính: là đặc trưng chung, vốn có của lớp đối tượng mà ta quan tâm. - Giá trị: thuộc một miền (gồm kiểu DL, giới hạn, cách biểu hiện) - Bốn loại: tên gọi, định danh, mô tả, lặp (đa trị) 2.1. Thuộc tính tên gọi, thuộc tính định danh, thuộc tính mô tả. a. Thuộc tính tên gọi: - Có giá trị là tên của bản thể, dùng phân biệt bản thể. - Cho phép nhận biết sự tồn tại của một thực thể. - Thường có chữ “tên” b. Thuộc tính định danh - Giá trị của nó cho phép ta phân biệt các bản thể khác nhau. - Gồm một hay nhiều thuộc tính của thực thể. - Có sẵn hoặc được thêm vào, mô tả trong hình Elip có gạch dưới. - Có thể có nhiều định danh. Cách chọn thuộc tính định danh: + Khác trống + ít thuộc tính nhất + Không chứa thành phần dễ thay đổi của đối tượng mô tả. c. Thuộc tính mô tả: - Là thuộc tính không phải là tên gọi hay định danh. d. Biểu diễn: Trong mô hình, mỗi thuộc tính được mô tả bằng hình Elip, có tên bên trong và nối với thực thể bằng một đoạn thẳng. 2.2. Thuộc tính đa trị - Có thể nhận nhiều hơn một giá trị đối với mỗi bản thể. - Mô tả bằng hình Elip kép. - Có nhóm lặp: nhiều thuộc tính lặp có quan hệ chặt chẽ với nhau. 3. Các mối quan hệ - Phản ánh mối quan hệ vốn có giữa các bản thể của các thực thể. - Gắn kết các thực thể với nhau. - Đặc trưng: bặc (số thực thể) và bản số (số các bản thể của mỗi thực thể tham gia vào quan hệ). - Mối quan hệ cũng có thể có các thuộc tính riêng của nó. - Biểu diễn: hình thoi có thể có các tên quan hệ bên trong, nối với các thực thể bằng một đoạn thẳng. 3.1. Bậc của các mối quan hệ Bậc là số thực thể tham gia mối quan hệ. Có ba loại bậc: - Bậc một - đệ quy: mối quan hệ giữa các bản thể của cùng một thực thể . - Bậc hai: giữa hai bản thể của hai thực thể khác nhau. - Bậc ba: đồng thời giữa các bản thể của ba thực thể khác nhau. Trong mối quan hệ, một bản thể của một thực thể có thể có quan hệ với một hay nhiều bản thể của một thực thể khác. Ta có các loại quan hệ tương ứng là: một – một(1:1), một – nhiều(1:N), hay nhiều-nhiều(N:N). 3.2. Phức thể (Gerunds) Mối quan hệ bậc ba hay bậc thấp hơn ở dạng nhiều – nhiều hay có thuộc tính riêng. 3.3. Các bản số (cardinalities) Bản số là bản thể của thực thể có thể (hoặc phải) tham gia vào mối quan hệ. a. Bản số lớn nhất và bản thể nhỏ nhất - Ba ký hiệu: , và , tương ứng với: 0 , 1 và nhiều - Cách biểu diễn: b. Sự phụ thuộc tồn tại Quan hệ bậc hai, bản số một bên nhỏ nhất một bên là 1. c. Mối quan hệ định danh: Thuộc tính định danh của con chứa định danh của cha. 3.4. Thực thể con và thực thể chính 3.4.1. Thực thể con (Subtypes) và thực thể chính (Supertypes) Một thách thức lớn trong mô hình dữ liệu là phải ghi nhận và mô tả một cách rõ ràng những thực thể gần như nhau: đó là thực thể có một số thuộc tính chung, nhưng cũng có một số thuộc tính riêng. 3.4.2. Tính kế thừa Tất cả bệnh nhân (nội trú hay ngoại trú) của một bệnh viện sớm hay muộn họ đều phải thanh toán. Đó là tính kế thừa với tư cách là một bệnh nhân. Tính kế thừa là một đặc tính mà tất cả những thuộc tính của thực thể chính đều trở thành thuộc tính của thực thể con của nó. 3.5. Các quy tắc nghiệp vụ Các quy tắc nghiệp vụ là những đặc tả đảm bảo tính toàn vẹn của mô hình dữ liệu logic. Có bốn kiểu cơ bản của quy tắc nghiệp vụ : + Tính toàn vẹn thực thể(Entity integrity): Mỗi bản thể có một định danh duy nhất mà giá trị khác trống. + Các ràng buộc tính toàn vẹn tham chiếu(referential integrity contrains): các quy tắc có liên quan đến mối quan hệ giữa các thực thể. + Miền giá trị(Comain): Các ràng buộc về giá trị đúng của các thuộc tính + Các hoạt động kích hoạt(Triggering Operations):một số quy tắc khác để bảo vệ sự đúng đắn của giá trị các thuộc tính khi tiến hành thao tác dữ liệu. IV. Thiết kế CSDL logic và mô hình quan hệ Sơ đồ thực thể quan hệ là phương tiện chung nhất để diễn tả một mô hình dữ liệu quan niệm của một tổ chức. Mô hình dữ liệu quan hệ được sử dụng để mô hình hoá dữ liệu. Thiết kế csdl logic liên quan tới việc chuyển một mô hình dữ liệu quan niệm (như mô hình e-r) sang mô hình dữ liệu logic (thường là mô hình quan hệ) 1. Các loại mô hình dữ liệu logic Có bốn loại mô hình dữ liệu logic thường được sử dụng ngày nay. Đó là mô hình phân cấp ,mô hình mạng, mô hình quan hệ và mô hình hướng đối tượng. 1.1. Mô hình phân cấp (Hierarchical Model) Trong mô hình phân cấp các bản ghi được sắp xếp theo cấu trúc từ trên xuống tạo thành một dạng cây. Thuật ngữ cha con được sử dụng cho mô hình pfân cấp. Một tính chất quan trọng của mô hình phân cấp là một con có liên hệ chỉ với cha. 1.2. Mô hình mạng (Network Model) Trong mô hình mạng không phân biệt loại bản ghi con và bản ghi cha như mô hình phân cấp.Một bản ghi bất kỳ có thể được kết nối với một số bất kỳ các bản ghi loại khác. 1.3. Mô hình quan hệ (Relational Model) Trong mô hình quan hệ, các dữ liệu được biểu diễn ở dạng các bảng với các dòng và các cột. Ta có hai bảng (hoặc hai quan hệ) phòng và nhân viên phòng Mã phòng Tên phòng Vị trí P10 Kỹ thuật Bắc P20 Kế toán Đông Nhân viên Mã nhân viên Họ tên Telephone Mã phòng NV001 Nguyễn Văn An 8.775566 P10 NV002 Trần Nhật Minh 8.124977 P10 NV003 Trần Thị Bình 7.234544 P20 Trong mô hình quan hệ không có một sự kết nối vật lý nào giữa các bảng. Sự kết nối giữa các bảng được mô tả logic bằng các giá trị bằng nhau được lưu trữ trong các bảng. Chẳng hạn trong bảng trên, mã phòng đối với mỗi nhân viên được lưu trữ trong bảng nhân viên. Các giá trị này cho phép người dùng liên kết dữ liệu giữa hai bảng phòng và nhân viên 1.4. Mô hình hướng đối tượng (Object-Oriented Model) Trong mô hình hướng đối tượng, các thuộc tính dữ liệu và các phương pháp thao tác trên các dữ liệu này được bao gói trong một cấu trúc gọi là đối tượng. Đối tượng có thể chứa những dữ liệu phức hợp như văn bản, hình ảnh, tiến nói và hình ảnh động. Một đối tượng có thể yêu cầu hoặc xủ lý dữ liệu từ một đối tượng khác bằng việc gửi đi một thông báo đến đối tượng đó. Mô hình dữ liệu hướng đối tượng biểu diễn một sơ đồ mới để lưu trữ và thao tác dữ liệu. Từ các đối tượng đã có ,có thể sinh ra một đối tượng khác phức tạp hơn hay sử dụng lại chúng trong nhiều ứng dụng khác. 2. Các bước thiết kế dữ liệu Logic Quá trình thiết kế dữ liệu Logic có đầu vào là một mô hình dữ liệu quan niệm, đầu ra là một tập các quan hệ được chuẩn hoá. Hình dưới đây chỉ ra các bước thiết kế Logic một cơ sở dữ liệu: Biểu diễn các thực thể Biểu diễn các thực thể Biểu diễn các mối quan hệ Biểu diễn các mối quan hệ Chuẩn hoá các quan hệ Chuẩn hoá các quan hệ Hợp nhất các quan hệ Hợp nhất các quan hệ Mô hình dữ liệu Logic (các quan hệ chuẩn) Mô hình dữ liệu Logic(các quan hệ chuẩn) Mô hình dữ liệu quan niệm (sơ đồ E-R) Quá trình thiết kế Logic 2.1. Biểu diễn các mối quan hệ: Biểu diễn một mối quan hệ phụ thuộc vào cả bậc cũng như bản số của mối quan hệ đó. Ta có các trường hợp sau đây: a. Mối quan hệ là bậc hai dạng một – nhiều (1:N) và không có thuộc tính riêng. b. Mối quan hệ trong sơ đồ E – R được biểu diễn bằng cách thêm khoá chính của quan hệ tương ứng với phía 1 (mã khách) vào quan hệ tướng ứng với phía nhiều để trở thành một khoá ngoại của quan hệ này. c. Mối quan hệ bất kỳ dạng nhiều – nhiều (N:N), mối quan hệ bậc hai dạng một – nhiều nhưng có thuộc tính riêng, mối quan hệ bậc ba. Một mối quan hệ trong mô hình E-R ở trường hợp này được biểu diễn bằng cách thêm một mối quan hệ mới có khoá chính gồm các khoá chính của các quan hệ liên kết với nó hoặc thêm một thuộc tính của chính nó. Mọi thuộc tính được gắn với thuộc tính này trở thành thuộc tính của quan hệ mới. 2.2. Chuẩn hoá các quan hệ Chuẩn hoá thường gồm một số bước, mỗi bước tương ứng với một dạng chuẩn. Để chuẩn hoá ta xét lần lượt từng quan hệ và kiểm tra tính chuẩn của nó. Muốn vậy trước hết ta xác định các phụ thuộc hàm và khoá chính của quan hệ. Sau đó tiến hành kiểm tra lần lượt các chuẩn đối với quan hệ: * Nếu quan hệ không phải là chuẩn 1: Phân rã quan hệ thành hai quan hệ: Quan hệ 1: Các thuộc tính lặp và phần khoá chính xác định chúng. Quan hệ 2: Các thuộc tính còn lại và phần khoá chính xác định phần này. * Nếu quan hệ không phải là chuẩn 2: Phân rã quan hệ thành hai quan hệ: Quan hệ 1: Các thuộc tính phụ thuộc vào một phần khoá chính và phần khoá chính xác định chúng. Quan hệ 2: Các thuộc tính còn lại và khoá chính. * Nếu quan hệ không phải là chuẩn 3: Phân rã quan hệ thành hai quan hệ: Quan hệ 1: Các thuộc tính phụ thuộc bắc cầu và thuộc tính cầu. Quan hệ 2: Các thuộc tính còn lại và thuộc tính cầu. 3. Quy trình thiết kế cơ sở dữ liệu Từ những trình bày trên đây, ta có thể đưa ra một cách tóm tắt quy trình thiết kế một CSDL như sau: a. Từ các thông tin khảo sát, ta xây dựng một từ điển dữ liệu bao gồm các thực thể và các thuộc tính từ các đặc trưng của chúng. b. Gán các thuộc tính vào các thực thể một cách phù hợp và xác định thuộc tính định danh cho nó (hay bổ xung thêm thuộc tính định danh nếu cần thiết). c. Xác định lần lượt các quan hệ giữa các thực thể đã được xác định ở trên và gắn các thuộc tính còn lại (chưa được gắn vào các thực thể) cho nó quan hệ tương ứng. Quá trình này được tiếp tục cho đến khi tất cả các thuộc tính liệt kê đã được gắn vào các thực thể hay các quan hệ. d. Lập mô hình thực thể – mối quan hệ và xác định bản số sao cho các thực thể tham gia vào trong các quan hệ đó. e. Chuyển mô hình thực thể – mối quan hệ sang mô hình quan hệ. g. Tiến hành chuẩn hoá các quan hệ nhận được. Chương VIII: Phân tích và thiết kế Bài toán quản lý Linh kiện của Công ty bán máy tính I. Phân tích chi tiết chương trình quản lý Công ty bán Máy Tính Chương trình quản lý Công ty bán Máy Tính nhằm vào mục tiêu xác định các thông tin ở đầu vào? các yêu cầu thông tin ở đầu ra của chương trình? đó chính là cơ sở nền tảng để đi đến phân tích xác định các chức năng, phân tích sự luân chuyển dữ liệu giữa các chức năng. 1. Thông tin đầu vào của chương trình . Thông tin đầu vào của chương trình lấy từ các đối tác để nhập vào CSDL của chương trình và được ghi vào file do người quản lý đặt tên 2. Thông tin ở đầu ra của chương trình . Từ nguồn thông tin đầu vào trên thì chương trình phải đưa ra được các thông tin sau: Danh sách chi tiết về Linh kiện cũng như các loại máy tính có trong CSDL. Các thông tin khác do ngưòi dùng yêu cầu. II. Phân tích chương trình về mặt chức năng. Sơ đồ chức năng của chương trình quản lý Công ty bán Máy Tính. Chương trình quản lý Linh Kiện của Công ty bán Máy Tính Sửa dữ liệu ở các bản ghi Xoá bản ghi trong CSDL Tìm kiếm bản ghi Liệt kê các bản ghi trong CSDL Cập Nhập, Thêm các bản ghi 1. Sơ đồ luồng dữ liệu Là việc xem xét chi tiết về các thông tin cần cho việc thực hiện các chức năng và những thông tin cần cung cấp để thực hiện mỗi chức năng. Công cụ mô hình được sử dụng cho mục đích này là sơ đồ luồng dữ liệu. Sơ đồ luồng dữ liệu cho ta một cách nhìn chính xác đầy đủ hơn của chương trình . Vì sơ đồ thể hiện mô hình về chương trình có quan điểm cân xứng cho cả chức năng và dữ liệu. Sơ đồ này còn cho ta xem chi tiết hơn về các thông tin cần thiết cho việc thực hiện mỗi chức năng của hệ thống. 2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức tổng quát của chương trình . Sơ đồ luồng dữ liệu là công cụ dùng để xác định yêu cầu của người sử dụng, vạch kế hoạch và phương án để người thiết kế xem xét và sử dụng khi xây dựng chương trình. Chương trình quản lý Link Kiện của Công ty bán Máy Tính Sơ đồ luồng dữ liệu là công cụ diễn tả một cách trực quan cách chuyển dịch thông tin từ một quá trình hay một chức năng này sang chức năng khác của chương trình. Đồng thời nó chỉ ra thông tin cần có (thông tin vào) cho mỗi chức năng và kết quả (thông tin ra) từ chức năng đó. Tuy nhiên, sơ đồ luồng dữ liệu không chỉ ra yếu tố thời gian, tức là không xác định trật tự các chức năng. Thông tin đầu vào Thông tin đầu ra Lưu trữ dữ liệu Sơ đồ luồng dữ liệu mức tổng quát của hệ thống 3. Cơ Sở Dữ Liệu Sơ đồ liên kết thực thể 4. Xây dựng Sơ đồ của chương trình quản lý Công ty bán Máy Tính Sơ đồ chức năng nghiệp vụ chương trình Chương trình quản lý Linh Kiện của Công ty bán Máy Tính Cập nhật, Sửa, Xoá dữ liệu Tìm kiếm bản ghi trong CSDL Thể hiện sơ đồ này tức là ta xem xét chương trình theo quan điểm “chức năng” một cách thuần tuý. Trước tiên, ta xác định chức năng ở mức cao nhất của chương trình, tiếp theo đó là phân chia các chức năng con và cứ như thế tiếp tục phân chia cho đến khi chức năng đó ở mức thấp nhất, có nghĩa là phân chia đến khi chức năng đó đảm bảo các yêu cầu đầu ra của chương trình. Trong quá trình phân tích chương trình là xác định các chức năng nghiệp vụ cần phải được tiến hành bởi chương trình được xây dựng. 5. Các chức năng của chương trình 5.1. Chức năng cập nhât, sửa dữ liệu Chức năng này có nhiện vụ: - Nhật bản ghi vào trong CSDL. - Sửa lại bản ghi nếu có lỗi. - Xóa bản ghi khỏi CSDL. Sau khi đã hoàn thành một trong ba công đoạn trên thì chương trình sẽ đưa ra đề nghị ghi lại công việc vừa thực hiện. 5.2 Chức năng tìm kiếm Chức năng này có nhiện vụ tìm kiếm các bản ghi theo một số chỉ tiêu của người dùng như: - Tìm theo số phiếu. - Tìm theo mã linh kiện. - Tìm theo tên linh kiện. - Tìm theo tên nhà cung ứng. - Tìm theo mã số nhà cung ứng. Nếu tìm thấy bản ghi thoả mãn chỉ tiêu của người dùng thì chương trình sẽ hiển thị bản đó. Nếu không tìm thấy bản ghi nào thoả mãn thì chương trình sẽ đưa thông báo. 5.3. Chức năng liệt kê bản ghi Chức năng này có nhiệm vụ liệt kê lại toàn bộ cơ sở dữ liệu ban đầu khi nhập dữ liệu vào.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docP0068.doc