Đồ án Tác dụng điều trị đái tháo đường của cây chuối hột

Sau thời gian nghiên cứu chúng tôi thấy:  Dịch chiết thân chuối hột:  Có tác dụng hạn chế 50-70% sự tăng glucose huyết do tác nhân ngoại sinh (uống glucose).  Có tác dụng hạn chế 25-70% sự tăng glucose huyết do tác nhân nội sinh (tiêm Adrenalin).  Liều dùng có tác dụng tốt trên chuột là 20ml dịch chiết cô đặc/kg chuột.  Tác dụng hạ glucose huyết ở nồng độ này tuơng đuơng với tác dụng của gliclazid liều 20mg/kg chuột khi thực hiện trong cùng điều kiện thí nghiệm.  Dịch chiết hạt chuối hột:  Có tác dụng hạn chế 45-65% sự tăng glucose huyết do glucose ngoại sinh.  Có tác dụng hạn chế 20-60% sự tăng glucose huyết do tiêm Adrenalin.

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tác dụng điều trị đái tháo đường của cây chuối hột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn. Danh mục chữ viết tắt. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đái tháo đường là bệnh phổ biến ở các nước phát triển và cả các nước đang phát triển, ở nước ta bệnh có xu hướng tăng dần. Cùng với bệnh ung thư và tim mạch, đái tháo đường là một trong ba bệnh có số người mắc tăng nhanh nhất. Đái tháo đường cũng có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết do gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh có nguyên nhân nội tiết với biểu hiện là các rối loạn chuyển hóa, điển hình là tăng glucose huyết do thiếu hụt Insulin tuyệt đối hoặc tương đối hay do không đáp ứng với Insulin. Bệnh thường kèm theo các biến chứng cấp gây tử vong hoặc các biến chứng lâu dài như các bệnh lý về tim mạch, mắt, thận, thần kinh… [19, 22, 45] Ở Việt Nam, các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính thường có xu hướng sử dụng thuốc Đông Y hoặc thuốc Y học cổ truyền do chúng có độc tính thấp, rẻ tiền và sẵn có. Sử dụng cây cỏ trong vườn nhà để làm thuốc cũng là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, nó đã để lại những kinh nghiệm quí báu trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Chuối hột (Musa balbisiana Musaceae) là loài cây có mặt ở nhiều nơi trên đất nước ta. Nhân dân ta đã theo kinh nghiệm dân gian để chữa một số bệnh như: hắc lào, đau răng, sỏi thận, trĩ, mụn nhọt, tiêu chảy, tiểu đường,… bằng các bộ phận khác nhau của cây. Để góp phần làm sáng tỏ hơn tác dụng điều trị đái tháo đường của cây chuối hột, chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu: Nghiên cứu sơ bộ ảnh hưởng của dịch tiết từ thân cây và dịch chiết ethanol của hạt chuối hột trên các mô hình tăng glucose huyết thực nghiệm. So sánh tác dụng với một thuốc điều trị đái tháo đường thông dụng. PHẦN I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 1.1. Đại cương bệnh Đái tháo đường [ĐTĐ]: 1.1.1.Khái niệm: [22, 23, 25, 45] Đái tháo đường (Diabetes mellitus) là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi nồng độ glucose máu tăng thường xuyên và mạn tính do tụy sản xuất thiếu Insulin (thiếu Insulin tuyệt đối) hoặc do giảm tác dụng của Insulin (thiếu Insulin tương đối) bởi các nguyên nhân khác nhau với cơ chế bệnh sinh phức tạp. Những rối loạn chuyển hóa này có thể gây hôn mê và tử vong trong thời gian ngắn nếu không được điều trị kịp thời. Hậu quả muộn của các rối loạn chuyển hóa này là gây tổn thương các mạch máu nhỏ và mạch máu lớn dẫn đến mù mắt, hoại tử thận, hoại tử chi, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh… 1.1.2. Lịch sử và phân loại: [2, 19, 25] Hơn 2000 năm trước, bệnh đã được mô tả trong Y văn cổ. Cách đây 600 năm, hai thầy thuốc người Ấn Độ đã nhận xét và phân loại bệnh thành hai loại : √ ĐTĐ khởi phát ở người trẻ. √ ĐTĐ khởi phát ở người có tuổi. Năm 1875, Bouchardat phân thành : √ ĐTĐ thể béo. √ ĐTĐ thể gầy. Năm 1889 Von Mering & Minkowski chứng minh tiểu đảo Langerhans của tụy tiết ra Insulin-hormon chính điều hòa chuyển hóa glucose trong cơ thể. Năm 1951, Bornstein & Lawrence định lượng Insulin huyết bằng phương pháp định lượng miễn dịch phóng xạ RIA (Radioimmuno assay) và chia ĐTĐ thành: √ ĐTĐ Type I (giảm Insulin huyết). √ ĐTĐ Type II ( Insulin bình thường hoặc cao). Năm 1980 các chuyên gia nghiên cứu về bệnh ĐTĐ của WHO đã phân loại bệnh ĐTĐ dựa vào các chỉ tiêu lâm sàng, dịch tễ học và các yếu tố di truyền. Sự phân loại này đã được bổ sung và thay đổi chút ít vào năm 1985. [22, 43]. Sự phân loại này gồm 2 nhóm: √ Phân loại theo lâm sàng. √ Phân loại theo thống kê nhóm nguy cơ mắc bệnh. a. Phân loại theo lâm sàng: © Đái tháo đường: [45] - ĐTĐ phụ thuộc Insulin (type I). ĐTĐ không phụ thuộc Insulin (type II): + không béo phì. + có béo phì. ĐTĐ kết hợp với thiếu dinh dưỡng. Những dạng ĐTĐ khác kết hợp với một số bệnh và hội chứng: + Bệnh về tuyến tụy. + Bệnh nội tiết. + Bệnh do dùng thuốc hoặc hóa chất. + Bất thường về Insulin hoặc thụ thể của Insulin. +Một số hội chứng di truyền. +Một số bệnh khác. ©Giảm dung nạp glucose: -Không béo phì. -Có béo phì. -Kết hợp với một số bệnh khác. ©ĐTĐ ở người có thai. b. Phân loại theo thống kê nhóm có nguy cơ cao: người có dung nạp glucose bình thường nhưng có nguy cơ cao phát triển thành ĐTĐ. ©Có tiền sử dung nạp glucose bất thường. ©Dung nạp glucose bất thường tiềm tàng. 1.1.3.Dịch tễ học: [19, 22] Trên thế giới, hàng năm có tới hàng triệu người mắc ĐTĐ. Tỉ lệ phát triển bệnh gia tăng theo sự phát triển của đời sống kinh tế, vì vậy gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của kinh tế và cộng đồng. Hiện nay, ĐTĐ đã trở nên phổ biến ở nhiều nước đang trong giai đoạn hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Bệnh ĐTĐ chiếm tỉ lệ 3-7% người trưởng thành ở các nước châu Âu. Gần đây, WHO đã báo động trên toàn thế giới về sự phát triển và mối nguy hại của bệnh này: Năm 1985 thế giới có 30 triệu người mắc ĐTĐ; đến năm 1994 con số này tăng lên 98,9 triệu người. Năm 2003 có khoảng 140 triệu người đang mắc ĐTĐ. Theo ước tính của Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế: năm 2025 có khoảng 300 triệu người mắc ĐTĐ. Ở Việt Nam, theo thống kê của một số bệnh viện ở các thành phố lớn, ĐTĐ là bệnh thường gặp nhất và có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết. Tỉ lệ bệnh nhân điều trị tăng lên từ năm nay qua năm khác, ở thành thị cao hơn nông thôn. ĐTĐ type II chiếm đa số bệnh nhân và thường gặp ở người cao tuổi (90-95%). ĐTĐ type I chiếm tỉ lệ nhỏ và thường gặp ở người trẻ dưới 40 tuổi. Theo điều tra của Lê Huy Liệu và Mai Thế Trạch thì tỉ lệ mắc bệnh ở người từ 15 tuổi trở lên là: Hà Nội: 1,1% (năm 1991). Huế: 0,96% (năm 1993). Tp.Hồ Chí Minh: 2,52% (năm 1992). 1.1.4. Nguyên nhân [2, 27,46] Nguyên nhân ngoài tụy: cường tuyến tiền yên, cường vỏ thượng thận, cường giáp trạng. Nguyên nhân tại tụy: sỏi tụy, u ác tính di căn tụy, viêm tụy, bệnh thiếu huyết tố, di truyền, bệnh tự miễn. 1.1.5. Các xét nghiệm hóa sinh chẩn đoán bệnh ĐTĐ [12, 14, 22, 25, 38, 43] Glucose huyết: có thể xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc dùng nghiệm pháp gây tăng đường huyết bằng đường uống (NPTĐH). NPTĐH: Cho bệnh nhân uống 75g glucose pha trong 250ml nước sôi để nguội, uống trong thời gian 5 phút. Sau khi uống 2 giờ, lấy máu định lượng glucose. Chẩn đoán xác định ĐTĐ khi có một trong hai tiêu chuẩn sau: Lúc đói, làm ít nhất 2 lần; đường huyết > 7mmol/l (126mg/dl). 2 giờ sau khi uống 75g glucose; đường huyết > 11mmol/l (200mg/dl). Nếu glucose huyết cao hơn bình thường nhưng thấp hơn mức trên thì được coi là rối loạn dung nạp glucose. Ở người bình thường, glucose huyết lúc đói và 2 giờ sau khi uống 75g đường tương ứng là: < 5,5mmol/l (< 100mg/dl), và < 7,8mmol/l (< 140mg/dl). Glucose niệu: Ở người bình thường, trong nước tiểu không có đường. Ngưỡng đường thận trung bình là 160-180mg/ml (8,9-10mmol/l). Khi đường huyết tăng cao vượt quá ngưỡng đường thận tức là vượt quá khả năng tái hấp thu glucose của thận, glucose sẽ có trong nước tiểu. Ngưỡng đường thận thay đổi khác nhau đối với từng cá thể. Trong một số trường hợp bệnh lý của thận mặc dù đường huyết bình thường nhưng vẫn có đường trong nước tiểu. Ngược lại, ở người cao tuổi thường có ngưỡng đường thận cao nên ít thấy đường niệu trong khi đường huyết khá cao. Do đó xét nghiệm glucose niệu chỉ có giá trị khi tiến hành đồng thời với xét nghiệm glucose huyết. Ceton niệu: Thể ceton được hình thành trong cơ thể là do tăng phân hủy lipid tạo ra. Thể ceton gồm 3 thành phần: Acetoacetat, Aceton, β-Hydroxybutyrat; các thành phần này được đào thải qua nước tiểu. Ở người bình thường không có ceton trong nước tiểu. Trong trương hợp nhiễm toan chuyển hóa do ĐTĐ, cơ thể đào thải nhiều ceton ra nước tiểu. Đây là dấu hiệu rất có giá trị báo trước cho tình trạng hôn mê nhiễm toan. *Hiện nay, có thể xác định glucose huyết, glucose niệu hay ceton niệu một cách nhanh chóng, chính xác bằng các dụng cụ như que thử glucose niệu, ceton niệu, máy và kit đo glucose huyết. Định lượng Insulin và C-peptit trong máu: Insulin và C-peptit huyết được định lượng bằng phương pháp RIA (Radioimmuno Assay-Định lượng miễn dịch phóng xạ) hoặc ELISA. C-peptit được bài tiết cùng tiền Insulin (Proinsulin) từ tế bào β tiểu đảo tụy, đây là yếu tố liên kết giữa nhánh A và B của Proinsulin. C-peptit được bài tiết qua thận ở trạng thái nguyên vẹn, không bị biến đổi. Định lượng C-peptit sẽ đánh giá chính xác khả năng bài tiết Insulin của tụy. Các xét nghiệm khác: Ngoài các xét nghiệm trên còn có các xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định và theo dõi tiến triển bệnh trong điều trị như: HbA1c (Glycosylated hemoglobin), Albumin glycosylated và protein huyết thanh, protein niệu, β2-Microglobulin 1.1.6 Biến chứng: [28, 45, 46] Biến chứng tim: đây là biến chứng nặng, thường là xơ cứng mạch vành gây cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Biến chứng ngoài da: ngứa toàn thân, ngứa sinh dục, mụn nhọt ngoài da, u mỡ vàng, hoại tử mỡ, viêm da thể cứng bì teo. Biến chứng mắt: nhiễm khuẩn mắt, liệt nhãn cầu gây nhìn đôi, viêm đỏ mống mắt, bệnh võng mạc, thiên đầu thống chảy máu, trường hợp nặng có thể mù. Hoại tử do ĐTĐ: đây là biến chứng muộn của bệnh do lâu ngày bị bỏ qua không điều trị. Thường là hoại tử ở chi dưới nhưng cũng có thể ở các tạng như: tim, võng mạc, não, thận. Biến chứng thần kinh: đau dây thần kinh tọa, trụ; rối loạn cảm giác sâu, mất phản xạ gân xương; liệt cơ. Biến chứng thận: gây protein niệu, đái máu vi thể, hội chứng thận hư. Biến chứng răng: là một trong các biến chứng sớm, thường là viêm lợi và rụng răng. Biến chứng phổi: áp xe phổi, đây là biến chứng rất dễ gặp. Hôn mê: là biến chứng nặng nhất và thường gây tử vong. Bệnh nhân có thể hôn mê do ĐTĐ như hôn mê do nhiễm toan, ceton, do tăng thẩm thấu hoặc có thể hôn mê do hạ glucose huyết vì quá liều Insulin. 1.1.7. Điều trị ĐTĐ: ÄChế độ không dùng thuốc: [4, 17, 26, 32, 36, 37] ©Chế độ ăn uống: việc điều trị ĐTĐ bằng chế độ ăn cần tuân theo nguyên tắc: tổng số calo đưa vào phải cung cấp một năng lượng tương xứng để đạt tới duy trì cân nặng tối ưu cho bệnh nhân và giữ tình trạng sức khỏe tốt nhất. Cần chia khẩu phần ăn ra làm nhiều bữa, giờ giấc ăn đều đặn. Tránh dùng ruợu bia và các chất kích thích khác. ©Vận động thể lực: vận động thể lực làm tăng nhạy cảm của Insulin do tăng số lượng và chất lượng của receptor Insulin của tế bào. Thể dục làm giảm một số biến chứng của bệnh. ÄChế độ dùng thuốc: [9, 12, 20, 22, 24, 30, 33] ĐTĐ là một bệnh nguy hiểm do có thể gây ra nhiều biến chứng trầm trọng. Do đó, cần kết hợp hài hòa giữa chế độ dùng thuốc và không dùng thuốc nhằm duy trì chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và tránh biến chứng . Ở Việt Nam có hai hướng sử dụng thuốc là: Sử dụng thuốc tân dược: Có rất nhiều chế phẩm tân dược được sử dụng trong điều trị ĐTĐ. Các thuốc này được xếp thành 2 nhóm: ▪ Insulin ▪ Các thuốc hạ glucose huyết đường uống Insulin: Insulin ngoại sinh được sử dụng khi tụy không sản xuất đủ Insulin để điều hòa chuyển hóa glucid. Insulin dùng trong điều trị ĐTĐ type I hoặc type II khi dùng thuốc uống hạ đường huyết không còn tác dụng. Cơ chế tác dụng của Insulin bao gồm: ¨ Tăng cường vận chuyển glucose từ máu vào tế bào, tăng cường oxyhóa glucose tạo năng lượng và chuyển glucose thành glycogen dự trữ. ¨ Tăng cường tổng hợp protein bằng cách chuyển acid amin vào tế bào. ¨ Tăng cường chuyển hóa glucose thành chất béo dự trữ. Insulin được sản xuất theo 2 phương pháp: tách chiết từ tụy lợn, bò. tái tổ hợp ADN, sử dụng tế bào nấm men làm cơ thể sinh sản. Các chế phẩm Insulin thông thường gồm có 4 loại: *Insulin khởi đầu cực nhanh: Insulin lispo. *Insulin tác động nhanh: Regular, Crystalline zinc, Prompt zinc suspension Insulin. *Insulin tác dụng trung bình: Isophan Insulin suspension, Protamin zinc suspension. *Insulin tác dụng chậm: Ultralente Insulin. Các thuốc hạ glucose huyết đường uống: [9, 24, 38, 40, 46] Sulphonylurea: (tolbutamid, gliclazid) là thuốc dùng đầu tiên ở bệnh nhân ĐTĐ type II không béo phì. Trong cơ thể, Sulphonylurea được gắn lên thụ thể đặc hiệu nằm ở màng tế bào β tiểu đảo Langerhan và kích thích giải phóng Insulin. Khả năng kích thích giải phóng Insulin của Sulphonylurea trên tế bào β phụ thuộc vào khả năng gắn với các thụ thể. Do đó Sulphonylurea chỉ có tác dụng khi tế bào β không bị tổn thương. Biguanide: (metformin) dùng cho bệnh nhân béo phì. Thuốc làm tăng tác dụng của Insulin tại thụ thể và sau thụ thể, tăng sử dụng glucose ở tổ chức ngoại vi, đặc biệt là ở tế bào cơ. Thuốc làm giảm tạo glucose ở gan, giảm hấp thu glucose ở ruột. Tuy nhiên, nhóm này không có tác dụng đối với sự bài tiết Insulin ở tụy. Do đó, nên phối hợp với Sulphonylurea hoặc với Insulin trong điều trị. [52] Các thuốc ức chế men α-glucosidase: (acarbose, miglitol) là pseudotetrasaccharide có nguồn gốc từ vi khuẩn. Ở niêm mạc ruột non, thuốc ức chế cạnh tranh men tiêu hóa tinh bột α-glucosidase, do đó làm chậm sự hấp thu carbohydrate. Thuốc được dùng trong bữa ăn để làm giảm nồng độ glucose huyết sau ăn. Meglitinide: (repaglinide) thuốc làm giảm glucose huyết bằng cách kích thích tiết Insulin từ tế bào β tụy còn hoạt động. Thiazolidinedione hay Glitazon: (troglitazone, rosiglitazone). Trong nhân tế bào của những mô nhạy cảm với Insulin (mô mỡ, mô cơ, mô gan) có một loại thụ thể là PPARγ (Per-oxisome proliferator-activated receptor gamma). Các glitazon tạo phức hợp với thụ thể PPARγ, qua đó thúc đẩy sự điều hòa sao chép gen giúp tổng hợp một số protein làm tế bào tăng đáp ứng với hoạt tính của Insulin. Thuốc có tác dụng làm giảm trực tiếp tình trạng đề kháng Insulin, cải thiện chức năng tế bào b, làm giảm đáng kể nồng độ Insulin nội sinh do đó gây hạ glucose huyết. Ngoài ra, thuốc còn làm giảm tỉ lệ cholesterol toàn phần của HDL-cholesterol, giảm nồng độ triglycerid máu, vì vậy làm thuốc làm giảm được nguy cơ tim mạch-biến chứng thường thấy ở bệnh nhân ĐTĐ. Thuốc được sử dụng đơn độc hoặc hoặc kết hợp với thuốc hạ đường huyết khác như metformin, sulfonylurease. Liều 2-4mg/lần/ngày. Hiện nay, thuốc đã được giới thiệu và lưu hành ở nước ta. Sử dụng thuốc có nguồn gốc dược liệu: § Đái tháo đường theo quan niệm Đông Y [6, 7, 15, 35] Đại cương: Đái tháo đường thuộc chứng “tiêu khát”, đó là loại chứng trạng có đặc điểm: thèm ăn, ăn nhiều mà vẫn gầy, khát nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: Do ăn nhiều thức ăn béo, ngọt liên tục gây tích trệ lâu ngày ảnh hưởng đến chức năng thăng thanh giáng trọc, uất trệ lâu ngày hóa hỏa tổn thương tân dịch gây ra khát, uống nhiều. Do sang chấn tinh thần gây uất kết hóa hỏa. Hai nguyên nhân trên đều gây uất nhiệt hóa hỏa làm phần âm của các tạng phủ bị hao tổn: phế, vị, thận. Hỏa làm phế âm hư gây khát, vị âm hư gây đói nhiều, người gầy. Thận là nguồn gốc của âm dịch. Thận âm hư không tàng trữ được tinh hoa ngũ cốc, không chủ được thủy, thủy dịch bị bài tiết ra ngoài nhiều gây đái nhiều và nước tiểu có đường. Pháp trị: dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch. § Các thuốc Đông y sử dụng trong điều trị ĐTĐ: Sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật trong phòng và chữa bệnh là thói quen, kinh nghiệm và truyền thống của người dân Việt Nam và một số nước trên thế giới. Một nghiên cứu về vấn đề sử dụng thảo dược thường xuyên cho bệnh nhân ĐTĐ ở Marốc đã cho thấy liệu pháp thực vật là kinh tế nhất và hiệu quả hơn thuốc hiện đại. [5] Có rất nhiều loài cây đã được dùng theo kinh nghiệm dân gian để làm giảm nhẹ triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh ĐTĐ: Cải xoong (Nasturium officinale Brassicaceae); Mướp đắng (Mormordica charantia Cucurbitaceae); Bồ công anh (Taraxacum officinale Asteraceae); Râu mèo (Orthosiphon spiralis Lamiaceae); Cỏ lồng đèn (Physalis minima Solanaceae); Dứa (Ananas sativus); Ổi (Psidium guajava); Rau má (Celltela asiatica); Ngò tàu (Eryngium foetidum Apiaceae); Quỉ trâm thảo (Bidens pilosa Asteraceae); Củ cải trắng (Ravanus sativus); Bạch truật (Atractiloides macrocephala Asteraceae); Cam thảo nam (Scoparia ducis Scrophulariaceae); Dừa cạn (Catharanthus roseus Apocynaceae); Hoài sơn (Dioscorea persimilis Dioscoreaceae); Khiếm thực (Euriale ferox Nyphaeaceae); Khởi tử (Lycium sinence Solanaceae); Ngọc trúc (Polygotanum officinale Liliaceae), Chuối hột (Musa balbisiana Musaceae),… [11, 13, ] Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, một số cây đã và đang được nghiên cứu để chứng minh tác dụng hạ glucose huyết như Mướp đắng (Mormordica charantia Cucurbitaceae); Thổ phục linh (Smilax glabra Smilacaceae); Hương nhu tía (Ocimum sanctum Lamiaceae); Kha tử (Terminalia chebula); Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides); Tỏi (Alium sativa Liliaceae); Mỏ quạ (Cudnaria tricuspidata Moraceae); Dừa cạn (Catharanthus roseus Apocynaceae); Lô hội (Aloe vera Liliaceae); Cỏ mực (Eclipta alba Asteraceae); Đơn kim (Bidens polisa var. radiata Asteraceae); Nhân sâm (Panax ginseng Araliaceae),…Các nghiên cứu này đã cho thấy kết quả khá khả quan, có thể dần dần đưa vào sử dụng trên lâm sàng. 1.2.Chuối hột[14] Chuối hột (còn gọi chuối hạt, chuối chát) có tên khoa học là: Musa balbisiana L.A.Colla, hay Musa brachycarpa, Musa seminifera Musaceae (họ Chuối). 1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố: Chuối hột thuộc cây thân giả, cao 2-4m, to, màu xanh. Lá to có phiến dài, xanh hơi mốc mốc, bẹ xanh. Buồng hoa nằm ngang, mo đỏ sẫm, không quấn lên. Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4-5mm. Mỗi quả chứa trung bình 15-25 hạt. Bộ phận thường dùng là củ, quả, thân. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Cây mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta, đặc biệt là vùng rừng núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung. Người dân ở đây thường dùng lá để gói bánh, quả để ăn và làm gia vị, thân để nuôi gia súc. Theo kinh nghiệm dân gian, một số người đã sử dụng các bộ phận khác nhau của cây để làm thuốc. 1.2.2. Thành phần hóa học: Năm 1987, J.Horry và M.Ray (Pháp) đã nghiên cứu và xác định trong lá bắc của cây có anthocianin. Trong đó, delphinidin và cyanidin là các anthocianidin chính. [55] Năm 1995, Kong. L & cộng sự (Trung Quốc) đã nghiên cứu phân lập enzym polyphenol oxydase trong vỏ quả chuối. [57] Năm 1998, T.Kamo & cộng sự (Nhật Bản) xác định được phytoalexin; 1,2,3,4-tetrahydro-6,7-dihydroxy-1-(4'-hydroxycinnamyliden)naphthalen-2-on; 2-(4'-methoxyphenyl)-1,8-naphthalic anhydrid; 2-phenyl-1,8-naphthalic anhydrid trong quả. [56] Năm 1991 M.Ali (Ấn Độ) công bố ba Neo-clerodan Diterpenoid phân lập được từ hạt Musa balbisiana là: musabalbisian A, B, C. Cấu trúc của các thành phần này cũng đã được xác định bằng phương pháp phân tích quang phổ và phương pháp hóa học. [49] Ở Bộ môn Dược liệu-khoa Dược, Đại học Y Dược, TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Bùi Mỹ Linh đã nghiên cứu xác định thành phần hóa học của hạt chuối hột. Kết quả cho thấy, trong hạt chuối hột có các chất: saponin, coumarin, tanin, flavonoid anthocianosid và hợp chất uronic, tinh dầu, phytosterol... [47] 1.2.3. Tác dụng của cây chuối hột: [4, 10, 11, 37, 39, 41] Trị đau răng, lợi có mủ: Vỏ hoặc củ chuối hột, da trăn, cam thảo nam đồng lượng đốt toàn tính cùng phèn phi, tán bột, trộn dầu dừa bôi vào chân răng. Trị nóng sốt phát cuồng, nói sảng: Thân chuối xẻ đôi, bỏ giun đất vào nướng kĩ, ép lấy nước uống. Trị sỏi đường niệu: ▪ Hạt, quả xanh sắc nước uống. ▪ Nước trích từ thân cây, uống mỗi sáng một chén, dùng 1-2 tháng. Trị chứng viêm loét dạ dày: Chuối hột già thái mỏng, phơi khô, tán bột uống với nước nóng. Trị chứng trĩ ra máu: ▪ Nõn chuối hột nướng nóng chườm vào hậu môn. ▪ Nõn chuối tiêu, bột khô của trái chuối hột đem giã nát gói vào lá chuối non, nướng cho nóng đắp vào hậu môn. Trị mụn nhọt: Khi nhọt đã hình thành, sưng, nóng, đỏ, đau nhức nhiều; củ chuối rửa sạch giã nát với muối rồi đắp lên nhọt mỗi ngày. Giải độc thực phẩm: quả xanh thái mỏng, ăn sống cùng với các rau sống khác, trừ được các chất độc trong rau sống hay trong thịt cá. Trị bệnh đường ruột : ▪ Ăn quả chín, nhai cả hạt trị giun. ▪ Vỏ quả 4-8g sắc uống trị kiết lị. An thai: Củ chuối, rễ móc mỗi thứ 20g sắc uống. Chữa sản hậu tê thấp, chân tay tê dại: Hoa chuối thái nhỏ, sao vàng hạ thổ, sắc lấy nước uống, bã đắp vào nơi tê đau. Cầm máu: Thân cây giã nát đắp vào vết thương chảy máu. Trị tiểu đường: ▪ Uống nước trích từ thân cây chuối hột mỗi sáng. ▪ Trái chuối hột già hoặc vừa chín, xát mỏng, phơi khô, sắc uống thay nước trong ngày. ▪ Củ chuối giã nát lấy nước uống. ▪ Ốc bươu rửa sạch bung với củ chuối ăn chữa bệnh đái tháo đường. PHẦN II - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 2.1. Nguyên vật liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 2.1.1. Nguyên liệu: - Cây Chuối hột (Musa balbisiana (L.) Musaceae) tươi đang được trồng ở Định Công-Hà Nội. - Hạt chuối hột mua ở phố Hải Thượng Lãn Ông. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: Chuột cống trắng thuần chủng, trọng lượng 100-120g, 100% là chuột đực -mua tại Học viện quân y và được nuôi bằng thức ăn tổng hợp của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Chuột được chia thành các lô, mỗi lô 5-6 con. 2.1.3. Hóa chất và máy móc thí nghiệm: - Adrenalin, ống tiêm 1mg/ml. - Heparin 5ml. - Máy cất quay. - Nồi đun cách thủy. - Máy li tâm Clay Adams (3000 vòng/phút). - Máy đo mật độ quang UV-vis (752-Trung Quốc). - Các hóa chất thí nghiệm đạt tiêu chuẩn tinh khiết và định lượng do Bộ môn Hóa sinh cung cấp: Glucose, thuốc thử đồng, thuốc thử phosphomolipdic, Natri tungstat, Acid sulphuric, Acid phosphoric, cồn 90o. 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu: a. Điều chế dạng thuốc nghiên cứu. Ä Nước từ thân cây: Chặt ngang thân cây cách mặt đất chừng 5cm để thấy rõ phần thân thật. Khoét thân cây tạo thành hố sâu 7-10cm, đường kính 10cm, đậy miệng hố lại, sáng ra lấy dịch tiết ra ở trong hố, gọi là dịch A. Bốc hơi nước ở nhiệt độ thường bằng máy cất quay tạo dịch cô 10 lần là dịch B. ÄDịch chiết từ hạt: Hạt khô đem nghiền mịn vừa, ngâm lạnh bằng cồn 45o trong 48 giờ, rút dịch chiết với tốc độ 60 giọt/phút. Thêm dung môi chiết đến khi lượng dịch chiết thu được tương ứng là 1lít dung môi/100g dược liệu. Cất quay dịch chiết để bốc hơi dung môi đến dạng cao lỏng, để tủ lạnh đến khi thành cắn khô. Cắn pha thành hỗn dịch với nồng độ 0,05g/ml gọi là hỗn dịch C, nồng độ 0,2g/ml là hỗn dịch D (100g dược liệu thu được 7,5g cắn). b. Định lượng glucose huyết bằng phương pháp Folin-Wu: ©Nguyên tắc: khử tạp máu toàn phần bằng thuốc thử sulphotungstic, cho dịch li tâm tác dụng với thuốc thử đồng ở nhiệt độ sôi, thêm thuốc thử phosphomolipdic để lên màu. Cường độ màu được xác định bằng phương pháp đo quang tương ứng với lượng glucose trong máu cần định lượng. ©Tiến hành: Dùng micropipet đã tráng Heparin lấy máu từ tĩnh mạch đuôi chuột, tiến hành định lương glucose huyết theo trình tự sau: Bảng 1: Các bước tiến hành thí nghiệm. Mẫu trắng (ml) Mẫu chuẩn (ml) Mẫu thử (ml) Nước cất 1,80 1,75 1,75 Dung dịch glucose 1‰ 0,00 0,05 0,00 Máu toàn phần 0,00 0,00 0,05 Na tungstat 10% 0,10 0.10 0.10 Lắc đều. Acid sulfuric 2/3N 0,10 0,10 0.10 Lắc kỹ 1 phút, để yên 3-5 phút, li tâm 10 phút. Dịch ly tâm (nước trong) 1,00 1,00 1,00 Thuốc thử đồng 1,00 1,00 1,00 Lắc đều, cách thủy sôi 10 phút, làm nguội dưới vòi nước lạnh. Phosphomolipdic 1,00 1,00 1,00 Nước cất 2,00 2,00 2,00 Soi quang kế ở bước sóng 650 nm, cuvet 1 cm. © Tính kết quả: Nồng độ Glucose máu (mmol/l) = x Ethử : mật độ quang của mẫu đường huyết. Echuẩn : mật độ quang của mẫu đường chuẩn nồng độ 1‰. 180 : Khối lượng phân tử Glucose. c. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch tiết từ thân và dịch chiết hạt của cây chuối hột trên một số mô hình tăng glucose huyết thực nghiệm. c.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết do glucose ngoại sinh: Chuột thí nghiệm đã nhịn đói 12giờ được cho uống dịch A liều 20ml/kg chuột. Sau 2 giờ, định lượng glucose huyết. Tiếp đó cho uống dung dịch glucose liều 3g/kg chuột. Định lượng glucose huyết sau khi cho uống glucose (0,5 giờ định lượng một lần, trong thời gian 2,5 giờ). Tiến hành tương tự với lô chứng uống nước cất, lô uống dịch B (20ml/kg chuột) , dịch C (20ml/kg chuột), Gliclazid (20mg/kg chuột). c.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên mô hình tăng đường huyết do tiêm Adrenalin. Chuột thí nghiệm đã nhịn đói 12h được cho uống dịch A (liều 20ml/kg chuột). Sau 2 giờ, định lượng glucose huyết. Tiếp đó, tiêm màng bụng dung dịch Adrenalin 0,2‰ liều 0,5mg/kg chuột. Định lượng glucose huyết sau khi tiêm Adrenalin (0,5 giờ định lượng một lần, trong thời gian 3,0 giờ). Tiến hành tương tự với lô chứng uống nước cất, lô uống dịch B, lô uống dịch C, lô uống Gliclazid (20mg/kg chuột). 2.2.5.Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê với sự trợ giúp của phần mềm EXCEL 2000. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét. Để đánh giá tác dụng điều trị đái tháo đường của dược liệu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên sự dung nạp glucose thông qua chỉ số glucose huyết của chuột được gây tăng đường huyết bởi mô hình tăng đường huyết ngoại sinh và nội sinh. 2.2.1.Giá trị glucose huyết của chuột bình thường. Giá trị glucose huyết của chuột lúc đói và lúc no (sau khi ăn 2 giờ) thường khá ổn định, do đó chúng tôi xác định các giá trị này để làm cơ sở so sánh trong quá trình nghiên cứu. Bảng 2: Giá trị glucose huyết ở chuột bình thường. Chuột 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 G huyết trung bình (mmol/l) Đói 6,10 6,26 6,20 5,47 5,53 5,40 5,90 5,86 5,63 5,80 5,82±0,31 No 8,18 8,05 8,52 7,62 7,92 7,75 7,09 7,36 7,22 8,98 7,92±0,55 2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên glucose huyết chuột bình thường: Trên chuột bình thường, chúng tôi tiến hành thử tác dụng của dịch tiết từ thân và dịch chiết từ hạt chuối hột ở nồng độ cao, có so sánh với lô trắng. Kết quả được trình bày ở bảng sau: Bảng 3: Ảnh hưởng của hỗn dịch B, D trên Glucose huyết chuột bình thường. Lô Thời gian Glucose huyết trung bình của mỗi lô (mmol/l) Lô trắng uống nước cất Lô thử uống hỗn dịch B Lô thử uống hỗn dịch D 0 giờ 6,18 ± 0,31 6,15 ± 0,57 6,18 ± 0,55 0,5 giờ 6,14 ± 0,34 k 6,38 ± 0,30 k 6,34 ± 0,10 k 1 giờ 6,07 ± 0,38 k 6,12 ± 0,27 k 6,11 ± 0,50 k 1,5 giờ 6,00 ± 0,32 k 5,96 ± 0,10 k 5,96 ± 0,27 k 2 giờ 5,92 ± 0,37 k 6,00 ± 0,21 k 6,12 ± 0,34 k 2,5 giờ 5,78 ± 0,23 k 4,84 ± 0,28 * 4,65 ± 0,26 * Mức độ giảm Gh tối đa so với lúc 0 giờ (%) 6,47 21,30 24,76 So sánh mức giảm Gh tối đa giữa các lô p 0,05 p < 0,01 ***: p 0,05 (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ). Nhận xét: s Ở lô trắng, nồng độ glucose huyết chuột giảm dần nhưng sau 2,5 giờ vẫn không có sự khác biệt so với lúc 0 giờ và vẫn ở mức bình thường. s Ở lô thử uống hỗn dịch B, nồng độ glucose huyết chuột dao động quanh mức bình thường, giảm đột ngột duới mức bình thường ở 2,5 giờ. Nồng độ glucose huyết giảm tối đa của lô uống hỗn dịch B thấp hơn lô trắng (p < 0,05). Mức giảm glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này cao hơn lô trắng. s Ở lô thử uống hỗn dịch D, nồng độ glucose huyết chuột cũng dao động ở mức bình thường, sau đó đột ngột giảm ở 2,5 giờ xuống quá mức bình thường. Nồng độ glucose huyết tối thiểu của lô uống hỗn dịch D thấp hơn lô trắng (p 0,05). Mức giảm glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này cao hơn lô trắng, cao hơn lô uống hỗn dịch A nhưng không nhiều. Hình 1: Ảnh hưởng dịch thân và hạt chuối hột nồng độ cao trên glucose huyết chuột bình thường. 2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết ngoại sinh: Trên mô hình tăng glucose huyết ngoại sinh, chúng tôi tiến hành thử tác dụng của dịch tiết từ thân và hạt chuối hột ở hai nồng độ khác nhau, có so sánh với lô trắng và lô uống gliclazid. Với dịch tiết từ thân, chúng tôi thử tác dụng tức thời và tác dụng khi dùng thuốc kéo dài lên glucose huyết chuột (cho chuột uống 2ml/lần x 3lần/ngày, gây mô hình tăng glucose huyết sau khi uống 3 ngày). Kết quả được trình bày ở bảng sau: a. Nồng độ nhỏ: Bảng 4: Ảnh hưởng của số lần dùng dịch thân chuối hột lên glucose huyết chuột uống glucose (liều 3g/kg). Lô Thời gian Glucose huyết trung bình của mỗi lô (mmol/l) Lô trắng uống nước cất Lô thử uống hỗn dịch A1 Lô thử uống hỗn dịch An 0 giờ 6,00 ± 0,32 5,96 ± 0,27 5,99 ± 0,24 0,5 giờ 9,03 ± 0,32 *** 8,18 ± 0,12 *** 6,79 ± 0,52 * 1 giờ 12,56 ± 0,38 *** 9,69 ± 0,31 *** 7,69 ± 0,49 *** 1,5 giờ 9,26 ± 0,38 *** 8,13 ± 0,47 ** 8,46 ± 0,39 *** 2 giờ 7,67 ± 0,41 *** 6,79 ± 0,72 k 10,24 ± 0,58 *** 2,5 giờ 7,02 ± 0,46 ** 6,27 ± 0,33 k 9,38 ± 0,38 *** Mức độ giảm Gh tối đa so với lúc 0 giờ (%) 109,33 62,58 70,95 So sánh mức giảm Gh tối đa giữa các lô p 0,05 ***: p 0,05 (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ). A1: chuột uống dịch A chỉ 1 lần duy nhất. An: chuột uống dịch A nhiều lần. Nhận xét: s Ở lô trắng, sau khi uống glucose, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên nhanh và đạt mức tối đa lúc 1 giờ, sau đó giảm dần ở các giờ tiếp theo nhưng đến 2,5 giờ vẫn chưa trở về bình thường. s Ở lô thử uống hỗn dịch A1, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên khá nhanh, đạt mức tối đa ở 1 giờ, giảm dần ở các giờ sau đó. Nồng độ glucose huyết tối đa của lô uống hỗn dịch A1 thấp hơn lô trắng (p 0,05). Mức tăng glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này cũng thấp hơn lô trắng và thấp hơn một chút so với lô uống hỗn dịch An. Như vậy, qua thí nghiệm này, việc uống dịch chiết kéo dài không làm thay đổi tác dụng hạ glucose huyết trên chuột. Từ đây, chúng tôi chỉ tiến hành thử tác dụng từ 2 giờ sau khi cho uống dịch chiết. Hình 2: Ảnh hưởng của số ngày dùng thuốc lên glucose huyết chuột uống glucose 3g/kg. Bảng 5: Ảnh hưởng của hỗn dịch A, C trên mô hình tăng glucose huyết chuột uống Glucose (liều 3g glucose/kg chuột). Lô Thời gian Glucose huyết trung bình của mỗi lô (mmol/l) Lô trắng uống nước cất Lô thử uống hỗn dịch A Lô thử uống hỗn dịch C Lô so sánh uống Gliclazide 0 giờ 6,00 ± 0,32 5,96 ± 0,27 6,01 ± 0,39 6,06 ± 0,18 0,5 giờ 9,03 ± 0,32 *** 8,18 ± 0,12 *** 7,51 ± 0,42 ** 6,36 ± 0,38 k 1 giờ 12,56 ± 0,38 *** 9,69 ± 0,31 *** 9,39 ± 0,51 *** 7,05 ± 0,51 k 1,5 giờ 9,26 ± 0,38 *** 8,13 ± 0,47 ** 9,87 ± 0,21 *** 8,48 ± 0,40 ** 2 giờ 7,67 ± 0,41 *** 6,79 ± 0,72 k 7,00 ± 0,41 * 8,36 ± 0,55 * 2,5 giờ 7,02 ± 0,46 ** 6,27 ± 0,33 k 5,92 ± 0,41 k 6,14 ± 0,37 k Mức tăng Gh cao nhất so với lúc 0 giờ (%) 109,33 62,58 64,23 39,93 So sánh mức Gh cao nhất giữa các lô p 0,05 p < 0,05 p < 0,001 p < 0,05 ***: p 0,05 (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ). Nhận xét: s Ở lô so sánh uống gliclazid, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên từ từ, đạt mức tối đa ở 1,5 giờ, sau đó giảm dần và trở về bình thường lúc 2,5 giờ. s Ở lô thử uống hỗn dịch A, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên chậm, đạt mức tối đa ở 1 giờ, giảm dần ở các giờ sau đó. Nồng độ glucose huyết tối đa của lô uống hỗn dịch A thấp hơn lô trắng (p < 0,001), cao hơn so với lô dùng gliclazid một chút (p < 0,05). Mức tăng glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này thấp hơn lô trắng và cao hơn lô uống gliclazid. s Ở lô thử uống hỗn dịch C, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên dần, đạt mức tối đa ở 1,5 giờ, sau đó giảm dần và đến 2 giờ thì trở về bình thường. Nồng độ glucose huyết tối đa của lô uống hỗn dịch C thấp hơn lô trắng (p 0,05). Mức tăng glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này thấp hơn lô trắng, thấp hơn lô uống hỗn dịch A một chút và cao hơn lô uống gliclazid. Hình 3: Ảnh hưởng dịch thân và hạt chuối hột nồng độ thấp trên glucose huyết chuột uống glucose 30% (10ml/kg chuột) b.Nồng độ cao: Bảng 6: Ảnh hưởng của hỗn dịch B, D trên mô hình tăng glucose huyết chuột uống Glucose (liều 3g glucose/kg chuột). Lô Thời gian Glucose huyết trung bình của mỗi lô (mmol/l) Lô trắng uống nước cất Lô thử uống hỗn dịch B Lô thử uống hỗn dịch D Lô so sánh uống Gliclazide 0 giờ 6,00 ± 0,32 6,02 ± 0,43 6,02 ± 0,43 6,06 ± 0,18 0,5 giờ 9,03 ± 0,32 *** 7,56 ± 0,21 *** 6,65 ± 0,37 * 6,36 ± 0,38 k 1 giờ 12,56 ± 0,38 *** 7,85 ± 0,20 *** 7,80 ± 0,42 ** 7,05 ± 0,51 k 1,5 giờ 9,26 ± 0,38 *** 8,57 ± 0,48 ** 7,50 ± 0,48 * 8,48 ± 0,40 ** 2 giờ 7,67 ± 0,41 *** 5,69 ± 0,41 k 8,56 ± 0,21 *** 8,36 ± 0,55 * 2,5 giờ 7,02 ± 0,46 ** 6,04 ± 0,48 k 5,51 ± 0,35 k 6,14 ± 0,37 k Mức tăng Gh cao nhất so với lúc 0 giờ (%) 109,33 42,35 42,19 39,93 So sánh mức Gh cao nhất giữa các lô p 0,05 p > 0,05 p < 0,001 p > 0,05 ***: p 0,05 (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ) Nhận xét: s Ở lô uống hỗn dịch B, nồng độ glucose huyết tăng dần lên, đạt tối đa sau 1.5 giờ, sau đó hạ dần đến bình thường. Nồng độ glucose huyết cao nhất của lô này thấp hơn nhiều so với lô chứng ( p 0,05). Mức tăng glucose huyết cao nhất so với lúc 0 giờ của lô này cũng thấp hơn nhiều so với lô trắng và không có sự khác biệt so với lô uống gliclazid. s Ở lô uống hỗn dịch D, nồng độ glucose huyết tăng dần, đạt tối đa ở thời điểm 2 giờ, trở về bình thường rất nhanh lúc 2,5 giờ. Nồng độ glucose huyết cao nhất của lô uống D thấp hơn nhiều so với lô trắng (p 0,05), và không có sự khác biệt so với lô uống hỗn dịch B. Mức tăng glucose huyết cao nhất so với lúc 0 giờ của lô này thấp hơn nhiều so với lô trắng và không khác nhiều so với lô uống hỗn dịch B và lô uống gliclazid. Hình 4: Ảnh hưởng dịch thân và hạt chuối hột nồng độ cao trên glucose huyết chuột uống glucose (3g glucose/kg chuột) 2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết nội sinh: Trên mô hình tăng glucose huyết nội sinh, chúng tôi tiếp tục tiến hành thử tác dụng của dịch chiết từ thân và hạt chuối hột ở hai nồng độ khác nhau, có so sánh với lô trắng và lô uống gliclazid. Kết quả được trình bày ở bảng sau: a. Nồng độ nhỏ: Bảng 7: Ảnh hưởng của hỗn dịch A, C trên mô hình tăng glucose huyết chuột tiêm Adrenalin màng bụng (liều 0,5mg/kg). Lô Thời gian Glucose huyết trung bình của mỗi lô (mmol/l) Lô trắng uống nước cất Lô thử uống hỗn dịch A Lô thử uống hỗn dịch C Lô so sánh uống Gliclazide 0 giờ 6,22 ± 0,30 6,00 ± 0,42 6,19 ± 0,32 6,02 ± 0,68 0,5 giờ 8,81 ± 0,46 *** 7,74 ± 0,22 *** 8,36 ± 0,43 *** 7,63 ± 0,51 ** 1 giờ 9,59 ± 0,52 *** 9,07 ± 0,59 *** 9,59 ± 0,51 *** 8,86 ± 0,51 *** 1,5 giờ 12,31 ± 0,36 *** 10,43 ± 0,58 *** 10,93 ± 0,71 *** 9,94 ± 0,34 *** 2 giờ 10,00 ± 0,51 *** 7,86 ± 0,54 *** 9,72 ± 0,38 *** 8,09 ± 0,24 *** 2,5 giờ 7,81 ± 0,71 ** 7,07 ± 0,26 *** 8,15 ± 0,38 *** 5,90 ± 0,25 k 3 giờ 6,89 ± 0,55 * 6,20 ± 0,53 k 6,87 ± 0,37 * 5,85 ± 0,54 k Mức tăng Gh cao nhất so với lúc 0 giờ (%) 97,91 73,83 76,58 65,12 So sánh mức Gh cao nhất giữa các lô p 0,05 p < 0,05 p < 0,01 p >0,05 ***: p 0,05 (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ). Hình 5: Ảnh hưởng của dịch từ thân và hạt chuối hột tới sự biến đổi nồng độ glucose huyết trên chuột tiêm màng bụng dung dịch Adrenalin (0,5mg/kg). Nhận xét: s Ở lô trắng, sau khi tiêm màng bụng dung dịch Adrenalin, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên nhanh và đạt mức tối đa lúc 1,5 giờ, sau đó giảm dần ở các giờ tiếp theo nhưng vẫn chưa về bình thường ở thời điểm 3 giờ. s Ở lô so sánh uống gliclazid, nồng độ glucose huyết chuột từ từ tăng lên, đạt mức tối đa ở 1,5 giờ rồi giảm dần ở các giờ sau đó và trở về bình thường từ thời điểm 2,5 giờ. s Ở lô thử uống hỗn dịch A, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên nhanh, đạt mức tối đa ở 1,5 giờ, giảm dần ở các giờ sau và trở về bình thường lúc 3 giờ. Nồng độ glucose huyết tối đa của lô uống hỗn dịch A thấp hơn nhiều so với lô trắng (p 0,05). Mức tăng glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này thấp hơn ở lô trắng, cao hơn lô uống gliclazid nhưng không nhiều. s Ở lô thử uống hỗn dịch C, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên nhanh, đạt mức tối đa ở 1,5 giờ, sau đó giảm dần nhưng đến 3 giờ vẫn chưa trở về bình thường. Nồng độ glucose huyết tối đa của lô uống hỗn dịch C thấp hơn lô trắng không nhiều (p 0,05). Mức tăng glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này thấp hơn lô trắng, cao hơn lô uống hỗn dịch A và lô uông gliclazid nhưng không nhiều. b. Nồng độ lớn: Bảng 8: Ảnh hưởng của hỗn dịch B, D trên mô hình tăng glucose huyết chuột tiêm Adrenalin màng bụng (liều 0,5mg/kg). Lô Thời gian Glucose huyết trung bình của mỗi lô (mmol/l) Lô trắng uống nước cất Lô thử uống hỗn dịch B Lô thử uống hỗn dịch D Lô so sánh uống Gliclazide 0 giờ 6,22 ± 0,30 6,12 ± 0,50 6,13 ± 0,45 6,02 ± 0,68 0,5 giờ 8,81 ± 0,46 *** 7,25 ± 0,30 * 6,85 ± 0,50 * 7,63 ± 0,51 ** 1 giờ 9,59 ± 0,52 *** 7,95 ± 0,46 ** 7,18 ± 0,46 ** 8,86 ± 0,51 *** 1,5 giờ 12,31 ± 0,36 *** 7,32 ± 0,49 * 8,24 ± 0,55 *** 9,94 ± 0,34 *** 2 giờ 10,00 ± 0,51 *** 7,19 ± 0,52 k 7,21 ± 0,37 ** 8,09 ± 0,24 *** 2,5 giờ 7,81 ± 0,71 ** 6,88 ± 0,37 k 6,90 ± 0,49 * 5,90 ± 0,25 k 3 giờ 6,89 ± 0,55 * 5,91 ± 0,22 k 5,10 ± 0,59 * 5,85 ± 0,54 k Mức tăng Gh cao nhất so với lúc 0 giờ (%) 97,91 29,90 34,42 65,12 So sánh mức Gh cao nhất giữa các lô p 0,05 p < 0,001 p < 0,001 p < 0,01 ***: p 0,05 (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ. Hình 6: Ảnh hưởng dịch thân và hạt chuối hột nồng độ cao trên glucose huyết chuột tiêm màng bụng dung dịch Adrenalin (0,5mg/kg chuột). Nhận xét: s Ở lô thử uống hỗn dịch B, nồng độ glucose huyết chuột tăng chậm, đạt mức tối đa ở 1 giờ, giảm dần ở các giờ sau và trở về bình thường lúc 3 giờ. Nồng độ glucose huyết tối đa của lô uống hỗn dịch B thấp hơn nhiều so với lô trắng (p < 0,001), thấp hơn một chút so với lô dùng gliclazid (p < 0,01). Mức tăng glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này thấp hơn nhiều so với lô trắng và thấp hơn một ít so với lô uống gliclazid. s Ở lô thử uống hỗn dịch D, nồng độ glucose huyết chuột tăng dần lên, đạt mức tối đa ở 1,5 giờ, sau đó giảm dần đến bình thường, thậm chí thấp hơn bình thường ở thời điểm 3 giờ. Nồng độ glucose huyết tối đa của lô uống hỗn dịch D thấp hơn nhiều so với lô trắng (p 0,05), và thấp hơn lô uống gliclazid (p < 0,001). Mức tăng glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này thấp hơn nhiều so với lô trắng, cao hơn lô uống hỗn dịch B một chút và thấp hơn lô uống gliclazid. 2.3.Bàn luận. 2.3.1. Ảnh hưởng của dịch chiết thân chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết ở chuột. a. Mô hình ngoại sinh. Sau khi uống dịch chiết 2 giờ, chuột được gây mô hình tăng glucose huyết. Trên mô hình tăng glucose huyết ngoại sinh do uống glucose, chúng tôi nhận thấy: Dịch tiết từ thân có tác dụng hạ glucose huyết so với lô chứng. Tác dụng tăng lên khi nồng độ dịch chiết tăng. Ở nồng độ cao do cô đặc gấp 10 lần nồng độ ban đầu, tác dụng của dịch chiết tương đương với tác dụng của gliclazid liều 20mg/kg chuột. Ở lô chứng, sau 2,5 giờ, nồng độ glucose huyết vẫn chưa trở về bình thường trong khi ở các lô uống dịch chiết, chỉ sau 2-2,5 giờ, nồng độ glucose huyết đã trở về mức bình thường. b. Mô hình nội sinh. Trên mô hình tăng glucose huyết bằng cách tiêm Adrenalin, kết quả cho thấy: Ở nồng độ nhỏ là dịch ban đầu do cây tiết ra, mức tăng glucose huyết tối đa đã có sự khác biệt so với lô trắng. Tác dụng hạ glucose huyết tăng lên khi nồng độ dịch chiết tăng. Ở nồng độ cô đặc gấp 10 lần nồng độ ban đầu, tác dụng của dịch chiết thân thậm chí còn mạnh hơn tác dụng của gliclazid liều 20mg/kg chuột. Sau 3 giờ, nồng độ glucose huyết ở lô trắng vẫn chưa trở về bình thường trong khi ở các lô uống dịch chiết, nồng độ glucose huyết đã trở về mức bình thường. ¯ Như vậy, dịch tiết từ thân chuối hột có tác dụng ngăn cản sự tăng glucose huyết gây ra do glucose huyết ngoại sinh và glucose huyết nội sinh. Qua đây, chúng tôi sơ bộ nhận định: việc sử dụng dịch tiết từ thân chuối hột để chữa bệnh đái tháo đường theo kinh nghiệm dân gian của người dân miền Trung là đúng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy dịch chiết cô đặc có tác dụng tốt trong điều chỉnh glucose huyết chuột. Từ đây suy ra liều sử dụng khi áp dụng trên người để có tác dụng tốt là 0,5lít dịch chiết/ngày. Mặt khác, cần mở rộng nghiên cứu trên các bộ phận khác của cây để tránh lãng phí nguyên liệu. 2.3.2. Ảnh hưởng của dịch chiết hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết ở chuột a.. Mô hình ngoại sinh: Trên mô hình tăng glucose huyết do uống glucose, kết quả cho thấy: Dịch chiết hạt có tác dụng hạ glucose huyết so với lô chứng. Ở liều 6,7g hạt/kg chuột, mức hạ glucose huyết đã có sự khác biệt so với lô chứng (p < 0,001). Tác dụng của nó tăng lên khi nồng độ dịch chiết tăng. Ở liều cao hơn (27g hạt/kg chuột), tác dụng của dịch chiết tương đương với tác dụng của gliclazid liều 20mg/kg chuột. Ở lô chứng, sau 2,5 giờ, nồng độ glucose huyết vẫn chưa trở về bình thường nhưng ở các lô uống dịch chiết, nồng độ glucose huyết đã trở về gần mức ban đầu, thậm chí thấp hơn mức ban đầu. b. Mô hình nội sinh: Trên mô hình tăng glucose huyết nội sinh (tiêm Adrenalin): Dịch chiết hạt có tác dụng hạ glucose huyết so với lô chứng. Ở nồng độ nhỏ (6,7g hạt/kg chuột), mức hạ glucose huyết cũng có sự khác biệt so với lô chứng. Tác dụng của nó cũng tăng lên khi nồng độ dịch chiết tăng. Ở nồng độ cao (27g hạt/kg chuột), tác dụng của dịch chiết thậm chí còn mạnh hơn tác dụng của gliclazid liều 20mg/kg chuột). Sau 3 giờ, nồng độ glucose huyết ở lô trắng vẫn chưa trở về bình thường nhưng ở lô uống dịch chiết đặc (27g hạt/kg chuột), nồng độ glucose huyết đã ở dưới mức bình thường. ¯Kết luận: dịch tiết từ hạt chuối hột có tác dụng ngăn cản sự tăng glucose huyết gây ra do glucose huyết ngoại sinh cũng như glucose huyết nội sinh. Từ tác dụng trên chuột, chúng tôi suy ra tác dụng trên người ở liều tối ưu là 50g hạt/người /ngày. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thành phần có tác dụng chính trong hạt, phân lập nó để hạn chế tác dụng phụ của hạt chuối hột trong điều trị. Dựa vào cơ chế và tác dụng của thuốc đối chứng, chúng tôi xin đưa ra một số giả thuyết về cơ chế tác dụng của dịch chiết thân và hạt chuối hột như sau: Tác dụng lên sự hấp thu glucid do ngăn cản hấp thu ở ruột. Tác dụng kích thích tụy tổng hợp và bài tiết Insulin giống như các sunfonylureas. PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. 3.1.Kết luận: Sau thời gian nghiên cứu chúng tôi thấy: ¯ Dịch chiết thân chuối hột: v Có tác dụng hạn chế 50-70% sự tăng glucose huyết do tác nhân ngoại sinh (uống glucose). v Có tác dụng hạn chế 25-70% sự tăng glucose huyết do tác nhân nội sinh (tiêm Adrenalin). v Liều dùng có tác dụng tốt trên chuột là 20ml dịch chiết cô đặc/kg chuột. v Tác dụng hạ glucose huyết ở nồng độ này tuơng đuơng với tác dụng của gliclazid liều 20mg/kg chuột khi thực hiện trong cùng điều kiện thí nghiệm. ¯ Dịch chiết hạt chuối hột: v Có tác dụng hạn chế 45-65% sự tăng glucose huyết do glucose ngoại sinh. v Có tác dụng hạn chế 20-60% sự tăng glucose huyết do tiêm Adrenalin. v Liều 27g hạt/kg chuột có tác dụng hạ glucose huyết mạnh. v Tác dụng hạ glucose huyết ở nồng độ này mạnh hơn tác dụng của gliclazid liều20mg/kg chuột khi tiến hành trong cùng điều kiện thí nghiệm. Đề xuất: Do hạn chế về thời gian, chúng tôi chưa tìm hiểu được sâu hơn về cây chuối hột, vì vậy tôi xin có ý kiến sau: v Tiếp tục nghiên cứu thành phần của cây chuối hột và tác dụng hạ glucose huyết của chúng trên các mô hình tăng đường huyết khác để có kết luận rõ ràng hơn. Ảnh: Hoa, quả và toàn cây chuối hột Musa balbisiana L. Musaceae

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN051.doc
Tài liệu liên quan