Đồ án Tách chiết, tinh sạch và cố định enzyme bromelin từ dứa
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây người ta dành sự quan tâm rất nhiều đến việc tách chiết enzyme bromelain để sử dụng làm tác nhân kích thích tiêu hóa, chữa vết thương, ổn định dịch lên men. Việc nghiên cứu thành công một enzyme là ở việc chiết xuất, xác định đặt tính, yếu tố ảnh hưởng hoạt động của enzyme. Việc tinh chế enzyme hết sức cần thiết bởi làm cho enzyme tinh sạch ít còn lẫn tạp chất (các protein không phải enzyme), nâng cao hoạt tính enzyme so với dạng thô nhiều lần, thuận lợi cho nghiên cứu, bảo quản, nguyên liệu cho một số ngành công nghệ thực phẩm và trong dược phẩm dùng làm thuốc trong điều trị và sản xuất.
Bên cạnh đó việc nâng cao hiệu suất sử dụng enzyme bromelain cũng đang được nghiên cứu. Phương pháp cố định enzyme là một trong những hướng nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng enzyme. Bằng cách cố định enzyme trong chất mang không tan trong nước enzyme có thể tách ra khỏi cơ chất dễ dàng sau phản ứng. Thêm vào đó enzyme cố định được tái sử dụng nhiều lần khắc phục tình trạng khan hiếm enzyme như hiện nay.
Ngày nay, enzyme đã được sản xuất và sử dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghệ thực phẩm, y học, dược phẩm và các ngành công nghiệp khác. Đối với nước ta nguồn enzyme từ thực vật có triển vọng lớn vì nguồn nguyên liệu rất phong phú (dứa, đu đủ, .). Trong quá trình chế biến dứa đóng hộp chỉ khoảng 30% quả dứa được sử dụng, còn lại 70% phụ phẩm mà chủ yếu là chồi trên quả dứa, thân dứa (Hội thảo quốc gia năm 2005). Nếu tận dụng được nguồn phế phẩm thì vừa có thể giảm thiểu chất thải hữu cơ gây ô nhiễm môi trường vừa có thể sản xuất sản phẩm bromelain bởi vì hầu như trên tất cả các bộ phận của cây dứa đều có enzyme. Bromelain có ba hoạt tính khác nhau: peptidase, amidase, esterase. Bromelain thân, chồi có thể phân hủy cả cơ chất tự nhiên lẫn cơ chất tổng hợp, chúng là enzyme có giá trị kinh tế và hầu hết sản phẩm bromelain thương mại được ly trích từ thân dứa.
Trong đề tài này chúng tôi đã tiến hành tách chiết, tinh sạch enzyme bromelain ở quy mô nhỏ. Khảo sát các tác nhân tủa, xác định pH, nhiệt độ tối ưu và độ bền nhiệt cho hoạt động của enzyme trên chồi dứa. Cố định enzyme bromelain trên Natrialginate bằng phương pháp tủa muối Ammonium sulfate.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Tách chiết và tinh sạch enzyme bromelain từ chồi dứa.
Cố định enzyme bromelain trên Natrialginate.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thu nhận dịch enzyme bromelain từ các bộ phận quả dứa: chồi dứa, mắt dứa, thân dứa, cùi dứa.
Xác định tỉ lệ cồn 96o, nồng độ muối Ammonium sulfate và tỉ lệ aceton tối ưu để tủa enzyme bromelain.
Xác định pH, nhiệt độ tối ưu và độ bền nhiệt cho sự hoạt động của enzyme bromelain.
So sánh các tác nhân tủa của bộ phần chồi dứa sau khi tủa.
Cố định enzyme bromelain trên Natrialginate.
So sánh hàm lượng và hoạt tính enzyme bromelain cố định với hàm lượng và hoạt tính enzyme trước khi cố định.
Tinh sạch enzyme bromelain.
Xác định trọng lượng phân tử enzyme bromelain bằng phương pháp điện di.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Làm cơ sở nghiên cứu để sản xuất enzyme bromelain từ lượng phế phẩm lớn là chồi dứa. Đồng thời cố định enzyme bromelain trên cơ chất Natrialginate để mang lại hiệu quả kinh tế trong công nghiệp.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Nghiên cứu lý thuyết
Thu thập tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Tổng hợp phân tích, so sánh và đánh giá lựa chọn hướng nghiên cứu phù hợp.
Phân tích đánh giá điều kiện thực tế về kỹ thuật, kinh tế, xã hội để xác định giới hạn nghiên cứu và phương án thực nghiệm.
1.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
Lập kế hoạch thực hiện thí nghiệm.
Xử lý kết quả bằng Excel và phần mềm Statgraphics.
1.5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Vì lý do giới hạn về thời gian và kinh tế, đề tài chỉ thực hiện tủa enzyme với ba tác nhân tủa (muối, cồn và aceton), tinh sạch enzyme bromelain trên Biogel P-100, điện di bằng phương pháp SDS-PAGE và chỉ thực hiện cố định enzyme trên cơ chất Natrialginate ở quy mô phòng thí nghiệm.
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4935 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tách chiết, tinh sạch và cố định enzyme bromelin từ dứa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
4.1. HÀM LƯỢNG PROTEIN VÀ HOẠT TÍNH ENZYME BROMELAIN DỊCH CHIẾT THÔ CÁC BỘ PHẬN TRÊN QUẢ DỨA
Hàm lượng protein và hoạt tính enzyme bromelain dịch chiết thô của các bộ phận trên quả dứa: chồi dứa, mắt dứa, thịt dứa và cùi dứa được xác định hàm lượng protein theo phương pháp Bradford và hoạt tính enzyme theo phương pháp Amano đã nêu ở mục 3.2.2.
Kết quả được thể hiện như sau:
Bảng 4.1: Hàm lượng protein và hoạt tính bromelain dịch chiết thô của các bộ phận trên quả dứa
Bộ phận trên quả dứa
Hàm lượng dịch chiết (mg/ml)
Hàm lượng chế phẩm (mg/g)
Tổng hàm lượng (mg)
Hoạt tính dịch chiết (U/ml)
Hoạt tính chế phẩm (U/g)
Tổng hoạt tính (U)
Hoạt tính riêng (U/mg)
Chồi
14.02
33.65
16824
52.62
126.29
63144
3.75
Mắt
11.68
21.02
10512
39.35
70.83
35415
3.37
Thịt
13.96
25.13
12564
49.81
89.66
44829
3.57
Cùi
10.42
20.84
10420
28.77
57.54
28770
2.76
(Nguồn: Từ thực nghiệm)
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn hàm lượng protein (mg/g) và hoạt tính enzyme (U/g) các bộ phận trên quả dứa
Nhận xét:
Từ kết quả trên ta rút ra kết luận rằng ở bộ phận chồi dứa cho hàm lượng protein và hoạt tính enzyme là tốt nhất. Và ta lấy bộ phận chồi làm các thí nghiệm tiếp theo.
4.2. KHẢO SÁT TÁC NHÂN TỦA ENZYME BROMELAIN LÀ CỒN 960
4.2.1. Hàm lượng protein và hoạt tính bromelain bộ phận chồi trong dịch tủa là cồn 960
Dùng cồn 960 để lạnh rồi tủa enzyme với các tỉ lệ khác nhau: 1:1, 1:2, 1:3, 1:4, 1:5, 1:6 theo phương pháp đã được trình bày ở mục 3.2.3.2 và tính hàm lượng protein theo phương pháp Bradford và hoạt tính enzyme theo phương pháp Amano như mục 3.2.2.
Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.2: Hàm lượng protein và hoạt tính bromelain bộ trong dịch tủa là cồn 960
Tỉ lệ tủa
(dịch chiết : cồn 960)
HL (mg/g)
Tổng HL (mg)
HT
(U/g)
Tổng HT (U)
HTR (U/mg)
1 : 1
54.15
27075
167.85
83925
3.10
1 : 2
60.80
30400
199.34
99670
3.28
1 : 3
66.75
33375
220.71
110355
3.31
1 : 4
69.35
34675
277.12
138560
4.00
1 : 5
67.24
33620
240.65
120325
3.58
1 : 6
61.50
30750
178.32
89160
2.90
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn hàm lượng protein (mg/g) và hoạt tính enzyme bromelain (U/g) theo tỉ lệ cồn 960
Hoạt tính enzyme bromelain (U/g)
Tỉ lệ cồn 960
Hàm lượng protein (mg/g)
Nhận xét:
Từ kết quả trên, ta có thể rút ra kết luận được rằng sau khi tủa bằng cồn 960 thì hàm lượng protein và hoạt tính enzyme cao hơn hẳn so với trước khi tủa và thu được enzyme có hàm lượng protein và hoạt tính bromelain cao nhất ở tỉ lệ 1:4. Khi thể tích dung môi tăng dần thì hoạt tính enzyme cũng tăng theo, vì khi đó phân tử dung môi trong hỗn hợp tách thu kết tủa tốt, chúng tách hết lớp phân tử nước bao xung quanh phân tử protein và làm tăng khả năng kết tủa.Tuy nhiên càng về sau nếu tăng lượng cồn, hằng số điện môi giảm, các phân tử protein có thể tự tháo gỡ và trở thành không hoạt động, do đó hoạt tính sẽ giảm theo, cụ thể là ở tỉ lệ 1:5, 1:6. Còn tỉ lệ thấp như ở tỉ lệ 1:1 đến 1:3 do chưa đủ lượng dung môi nên không đủ để protein kết tủa, do đó mà hoạt tính lúc này thấp.
Vậy ở tỉ lệ tủa cồn 1:4 là tỉ lệ tối ưu cho hoạt động của enzyme bromelain.
4.2.2. Xác định pH, nhiệt độ tối ưu và độ bền nhiệt cho hoạt tính bromelain bộ phận chồi trong dịch tủa cồn với tỉ lệ 1 dứa : 4 cồn
. pH tối ưu
Đem dịch tủa cồn ở tỉ lệ 1:4 để khảo sát pH tối ưu theo dãy pH 6, 7, 8, 9, 10 như mục 3.2.5.1. Xác định hoạt tính enzyme bromelain theo đơn vị (U/g) như ở mục 3.2.2.2. Ta được kết quả như sau:
Bảng 4.3: Sự biến thiên hoạt tính enzyme bromelain theo pH (dịch tủa cồn tỉ lệ 1:4)
pH
6
7
8
9
10
Hoạt tính (U/g)
210.08
309.10
278.63
231.33
189.57
Hoạt tính enzyme bromelain (U/g)
pH
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của pH đến hoạt tính enzyme bromelain (U/g) trong dịch tủa cồn tỉ lệ 1:4
Nhận xét :
Enzyme rất nhạy cảm với pH của môi trường, pH môi trường ảnh hưởng đến mức độ oxi hoá cơ chất và đặc biệt ảnh hưởng đến độ bền enzyme. Chính vì thế pH có ảnh hưởng rất mạnh đối với phản ứng enzyme. Mỗi enzyme thích hợp với một vùng pH nhất định. Enzyme bromelain từ chồi dứa có hoạt tính cao nhất ở pH=7. Ở giá trị ph quá cao hoặc quá thấp thì đều làm giảm hoạt tính của enzyme bromelain.
Thí nghiệm cho thấy pH tối ưu enzyme bromelain từ chồi là pH=7.
. Nhiệt độ tối ưu
Đem dịch tủa cồn ở tỉ lệ 1:4 để khảo sát nhiệt độ tối ưu ở các nhiệt độ khác nhau như mục 3.2.5.2. Xác định hoạt tính enzyme bromelain theo đơn vị (U/g) như mục 3.2.2.2. Ta được kết quả như sau:
Bảng 4.4: Sự biến thiên hoạt tính bromelain theo nhiệt độ (dịch tủa cồn tỉ lệ 1:4)
Nhiệt độ (0C)
30
40
50
60
70
80
Hoạt tính (U/g)
125.78
190.05
265.41
310.68
243.55
161.58
Hoạt tính enzyme bromelain (U/g)
Nhiệt độ (0C)
Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính enzyme bromelain (U/g) trong dịch tủa cồn tỉ lệ 1:4
Nhận xét :
Nhiệt độ là yếu tố vật lý ảnh hưởng rất lớn đến phản ứng enzyme, chúng liên quan đến khả năng kết hợp giữa enzyme và cơ chất, nâng cao ái lực giữa enzyme và cơ chất. Nhiệt độ enzyme không cố định mà có thể thay đổi tuỳ theo cơ chất, tốc độ phản ứng enzyme không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với nhiệt độ phản ứng. Thông thường khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng, nhưng chỉ đến ngưỡng giới hạn, vượt quá ngưỡng đó thì tốc độ phản ứng enzyme sẽ giảm.
Thí nghiệm cho thấy nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzyme bromelain từ chồi khi tủa với cồn 960 là 600C.
. Khảo sát độ bền nhiệt
Đem dịch tủa cồn ở tỉ lệ 1:4 để khảo sát độ bền nhiệt từ 60 phút đến 180 phút như mục 3.2.5.3. Xác định hoạt tính enzyme bromelain theo đơn vị (U/g) như ở mục 3.2.2.2. Ta được kết quả như sau:
Bảng 4.5: Sự biến thiên hoạt tính bromelain theo độ bền nhiệt ở nhiệt độ 600C ( tủa cồn tỉ lệ 1:4)
Thời gian ủ enzyme (phút)
Hoạt tính (U/g)
Phần trăm hoạt tính giữ lại (%)
60
325.14
100
80
299.82
92.21
100
186.35
57.31
120
113.85
35.02
140
80.44
24.74
160
46.32
14.25
180
23.67
7.28
Phần trăm hoạt tính được giữ lại (%)
Thời gian ủ (phút)
Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn hoạt tính enzyme bromelain (U/g) trong dịch tủa cồn tỉ lệ 1:4 theo thời gian ủ.
Nhận xét:
Hoạt tính enzyme bromelain giảm theo thời gian ủ ở nhiệt độ tối ưu là 600C. Theo đồ thị trên thì hoạt tính của enzyme bromelain thu nhận giảm ít trong thời gian ủ là 80 phút ở 600C (giảm khoảng 7.79%). Nếu ủ tiếp thì hoạt tính sẽ giảm rất nhanh. Ủ đến 180 phút thì enzyme bất hoạt gần như hoàn toàn (hoạt tính enzyme chỉ còn lại khoảng 7.28%).
4.3. KHẢO SÁT TÁC NHÂN TỦA ENZYME BROMELAIN LÀ MUỐI AMMONIUM SULFATE
4.3.1. Hàm lượng protein và hoạt tính bromelain bộ phận chồi trong dịch tủa là muối Ammonium sulfate ((NH4)2SO4)
Dịch chiết với tác nhân tủa bằng muối (NH4)2SO4 bão hoà với các nồng độ 50%, 55%, 60%, 65%, 70%, 75%, 80% theo phương pháp đươc nêu ở mục 3.2.3.3 và tính kết quả như ở mục 3.2.2.
Kết quả được thể hiện ở bảng như sau:
Bảng 4.6: Hàm lượng protein và hoạt tính bromelain bộ phận chồi trong dịch tủa là muối (NH4)2SO4
Nồng độ muối
HL (mg/g)
Tổng HL(mg)
HT(U/g)
Tổng HT(U)
HTR(U/mg)
50%
61.51
30755
240.59
120295
3.91
55%
69.01
34005
269.14
134570
3.96
60%
78.18
39090
338.99
169495
4.34
65%
72.29
36145
288.33
144165
3.99
70%
69.42
34710
267.68
133840
3.86
75%
61.67
30835
234.34
117170
3.80
80%
50.34
25170
190.65
95325
3.79
Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn hàm lượng protein (mg/g) và hoạt tính enzyme bromelain (U/g) theo nồng độ muối (NH4)2SO4
Hàm lượng protein (mg/g)
Hoạt tính enzyme bromelain (U/g)
Nồng độ muối (NH4)2SO4
Nhận xét:
Qua thực nghiệm cho thấy rằng khi tăng nồng độ muối (NH4)2SO4 hoạt tính trong chế phẩm enzyme (CPE) tăng dần và đạt giá trị cực đại ứng với nồng độ muối (NH4)2SO4 bão hoà 60%. Khi nồng độ muối (NH4)2SO4 quá cao, hoạt tính enzyme bromelain trong CPE giảm. Có thể giải thích hiện tượng này như sau: Các muối cation và anion của dung dịch muối có tác dụng loại bỏ hydrate hoá của phân tử protein, tác dụng tương hỗ với các nhóm điện tích trái dấu làm trung hoà điện tích tạo nên protein kết tủa.
4.3.2. Xác định pH, nhiệt độ tối ưu và độ bền nhiệt cho hoạt tính bromelain bộ phận chồi trong dịch tủa muối (NH4)2SO4 với nồng độ 60%
4.3.2.1. pH tối ưu
Đem dịch tủa muối ở nồng độ 60% để khảo sát pH tối ưu theo dãy pH 6, 7, 8, 9, 10 như mục 3.2.5.1. Xác định hoạt tính enzyme bromelain theo đơn vị (U/g) như ở mục 3.2.2.2.Ta được kết quả như sau:
Bảng 4.7: Sự biến thiên hoạt tính bromelain theo pH (dịch tủa muối nồng độ 60%)
pH
6
7
8
9
10
Hoạt tính (U/g)
247.31
329.07
289.22
232.76
192.14
Hoạt tính enzyme bromelain (U/g)
pH
Hình 4.7: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của pH đến hoạt tính enzyme bromelain (U/g) trong dịch tủa muối (NH4)2SO4 60%
Nhận xét :
Enzyme rất nhạy cảm với pH của môi trường, pH môi trường ảnh hưởng đến mức độ oxi hoá cơ chất và đặc biệt ảnh hưởng đến độ bền enzyme. Chính vì thế pH có ảnh hưởng rất mạnh đối với phản ứng enzyme. Mỗi enzyme thích hợp với một vùng pH nhất định. Enzyme bromelain từ chồi dứa có hoạt tính cao nhất ở pH=7. Ở giá trị pH quá cao hoặc quá thấp thì đều làm giảm hoạt tính của enzyme bromelain.
Thí nghiệm cho thấy pH tối ưu cho hoạt động của enzyme bromelain từ chồi là pH=7.
4.3.2.2. Nhiệt độ tối ưu
Đem dịch tủa muối ở nồng độ 60% để khảo sát nhiệt độ tối ưu ở các nhiệt độ khác nhau như mục 3.2.5.2. Xác định hoạt tính enzyme bromelain theo đơn vị (U/g) như mục 3.2.2.2.Ta được kết quả như sau:
Bảng 4.8: Sự biến thiên hoạt tính bromelain theo nhiệt độ ( tủa muối nồng độ 60%)
Nhiệt độ (0C)
30
40
50
60
70
80
Hoạt tính (U/g)
195.12
311.96
342.60
296.75
255.27
182.34
Nhiệt độ (0C)
Hoạt tính enzyme bromelain (U/g)
Hình 4.8: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính enzyme bromelain (U/g) trong dịch tủa muối (NH4)2SO4 60%
Nhận xét :
Nhiệt độ là yếu tố vật lý ảnh hưởng rất lớn đến phản ứng enzyme, chúng liên quan đến khả năng kết hợp giữa enzyme và cơ chất, nâng cao ái lực giữa enzyme và cơ chất. Nhiệt độ enzyme không cố định mà có thể thay đổi tuỳ theo cơ chất, tốc độ phản ứng enzyme không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với nhiệt độ phản ứng. Thông thường khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng, nhưng chỉ đến ngưỡng giới hạn, vượt quá ngưỡng đó thì tốc độ phản ứng enzyme sẽ giảm.
Thí nghiệm cho thấy nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzyme bromelain từ chồi khi tủa với muối (NH4)2SO4 là 500C.
4.3.2.3. Khảo sát độ bền nhiệt
Đem dịch tủa muối ở nồng độ 60% để khảo sát độ bền nhiệt từ 60 phút đến 180 phút như mục 3.2.5.3. Xác định hoạt tính enzyme bromelain theo đơn vị (U/g) như ở mục 3.2.2.2. Ta được kết quả như sau:
Bảng 4.9: Sự biến thiên hoạt tính bromelain theo độ bền nhiệt ở nhiệt độ 500C (dịch tủa muối nồng độ 60%)
Thời gian ủ enzyme (phút)
Hoạt tính (U/g)
Phần trăm hoạt tính giữ lại (%)
60
368.47
100
80
331.32
89.92
100
197.57
53.62
120
111.90
30.37
140
63.19
17.15
160
37.77
10.25
180
20.19
5.48
Phần trăm hoạt tính được giữ lại (%)
Thời gian ủ (phút)
Hình 4.9: Đồ thị biểu diễn hoạt tính enzyme bromelain (U/g) trong dịch tủa muối (NH4)2SO4 60% theo thời gian ủ
Nhận xét:
Hoạt tính enzyme bromelain giảm theo thời gian ủ ở nhiệt độ tối ưu là 500C. Theo đồ thị trên thì hoạt tính của enzyme bromelain thu nhận giảm ít trong thời gian ủ là 80 phút ở 500C (giảm khoảng 10.08%). Nếu ủ tiếp thì hoạt tính sẽ giảm rất nhanh. Ủ đến 180 phút thì enzyme bất hoạt gần như hoàn toàn (hoạt tính enzyme chỉ còn lại khoảng 5.48%).
4.4. KHẢO SÁT TÁC NHÂN TỦA ENZYME BROMELAIN LÀ ACETON (CH3COCH3)
4.4.1. Hàm lượng protein và hoạt tính bromelain bộ phận chồi trong dịch tủa là aceton (CH3COCH3)
Dùng aceton để lạnh rồi tủa enzyme với các tỉ lệ khác nhau theo phương pháp đã được trình bày ở mục 3.2.3.4. Tính hàm lượng protein phương pháp Bradford và hoạt tính enzyme theo phương pháp Amano như mục 3.2.2. Kết quả được thể hiện :
Bảng 4.10: Hàm lượng protein và hoạt tính bromelain bộ phận chồi trong dịch tủa là aceton
Tỉ lệ tủa (dịch chiết : aceton)
HL (mg/g)
Tổng HL (mg)
HT
(U/g)
Tổng HT (U)
HTR (U/mg)
1 : 1
72.86
36430
134.85
67425
1.85
1 : 2
79.75
39875
167.77
83885
2.10
1 : 3
81.36
40680
210.98
105490
2.59
1 : 4
82.54
41270
228.34
114170
2.76
1 : 5
85.59
42795
253.22
126610
2.95
1 : 6
81.08
40540
198.32
99160
2.45
Tỉ lệ aceton
Hình 4.10: Đồ thị biểu diễn hàm lượng protein (mg/g) và hoạt tính enzyme bromelain (U/g) theo tỉ lệ aceton
Hàm lượng protein (mg/g)
Hoạt tính enzyme bromelain (U/g)
Nhận xét:
Từ kết quả trên, ta rút ra kết luận rằng khi tăng lượng aceton thì hoạt tính enzyme trong chế phẩm enzyme tăng dần và đạt cực đại tương ứng với tỉ lệ dịch chiết và aceton là 1:5. Nếu tiếp tục tăng nữa dẫn đến hoạt tính giảm.
4.4.2. Xác định pH, nhiệt độ tối ưu và độ bền nhiệt cho hoạt tính bromelain bộ phận chồi trong dịch tủa aceton với tỉ lệ 1 dứa : 5 aceton
4.4.2.1. pH tối ưu
Đem dịch tủa aceton ở tỉ lệ 1:5 để khảo sát pH tối ưu theo dãy pH 6, 7, 8, 9, 10 như mục 3.2.5.1. Xác định hoạt tính enzyme bromelain theo đơn vị (U/g) như ở mục 3.2.2.2. Ta được kết quả như sau:
Bảng 4.11: Sự biến thiên hoạt tính bromelain theo pH (dịch tủa aceton tỉ lệ 1:5)
pH
6
7
8
9
10
Hoạt tính (U/g)
168.85
232.35
181.39
149.12
101.46
Hoạt tính enzyme bromelain (U/g)
pH
Hình 4.11: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của pH đến hoạt tính enzyme bromelain (U/g) trong dịch tủa aceton tỉ lệ 1:5
Nhận xét :
Enzyme rất nhạy cảm với pH của môi trường, pH môi trường ảnh hưởng đến mức độ oxi hoá cơ chất và đặc biệt ảnh hưởng đến độ bền enzyme. Chính vì thế pH có ảnh hưởng rất mạnh đối với phản ứng enzyme. Mỗi enzyme thích hợp với một vùng pH nhất định. Enzyme bromelain từ chồi dứa có hoạt tính cao nhất ở pH=7. Ở giá trị pH quá cao hoặc quá thấp thì đều làm giảm hoạt tính của enzyme bromelain. Thí nghiệm cho thấy pH tối ưu cho hoạt động của enzyme bromelain từ chồi là pH=7.
4.4.2.2. Nhiệt độ tối ưu
Đem dịch tủa aceton ở tỉ lệ 1:5 để khảo sát nhiệt độ tối ưu ở các nhiệt độ khác nhau như mục 3.2.5.2. Xác định hoạt tính enzyme bromelain theo đơn vị (U/g) như mục 3.2.2.2. Ta được kết quả như sau:
Bảng 4.12: Sự biến thiên hoạt tính bromelain theo nhiệt độ (dịch tủa aceton tỉ lệ 1:5)
Nhiệt độ (0C)
30
40
50
60
70
80
Hoạt tính (U/g)
103.37
185.41
236.78
282.14
225.77
175.52
Hoạt tính enzyme bromelain (U/g)
Nhiệt độ (0C)
Hình 4.12: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính enzyme bromelain (U/g) trong dịch tủa aceton tỉ lệ 1:5
Nhận xét :
Nhiệt độ là yếu tố vật lý ảnh hưởng rất lớn đến phản ứng enzyme, chúng liên quan đến khả năng kết hợp giữa enzyme và cơ chất, nâng cao ái lực giữa enzyme và cơ chất. Nhiệt độ enzyme không cố định mà có thể thay đổi tuỳ theo cơ chất, tốc độ phản ứng enzyme không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với nhiệt độ phản ứng. Thông thường khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng, nhưng chỉ đến ngưỡng giới hạn, vượt quá ngưỡng đó thì tốc độ phản ứng enzyme sẽ giảm.
Thí nghiệm cho thấy nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzyme bromelain từ chồi khi tủa với aceton là 600C.
4.4.2.3. Khảo sát độ bền nhiệt
Đem dịch tủa aceton ở tỉ lệ 1:5 để khảo sát độ bền nhiệt từ 60 phút đến 180 phút như mục 3.2.5.3. Xác định hoạt tính enzyme bromelain theo đơn vị (U/g) như ở mục 3.2.2.2. Ta được kết quả như sau:
Bảng 4.13: Sự biến thiên hoạt tính bromelain theo độ bền nhiệt ở nhiệt độ 600C (dịch tủa aceton tỉ lệ 1:5)
Thời gian ủ enzyme (phút)
Hoạt tính (U/g)
Phần trăm hoạt tính giữ lại (%)
60
268.41
100
80
256.28
95.48
100
185.32
69.04
120
113.19
42.17
140
89.56
33.37
160
54.12
20.16
180
22.50
8.38
Phần trăm hoạt tính được giữ lại (%)
Thời gian ủ (phút)
Hình 4.13: Đồ thị biểu diễn hoạt tính enzyme bromelain (U/g) trong dịch tủa aceton tỉ lệ 1:5 theo thời gian ủ
Nhận xét:
Hoạt tính enzyme bromelain giảm theo thời gian ủ ở nhiệt độ tối ưu là 600C. Theo đồ thị trên thì hoạt tính của enzyme bromelain thu nhận giảm ít trong thời gian ủ là 80 phút ở 600C (giảm khoảng 4.52%). Nếu ủ tiếp thì hoạt tính sẽ giảm rất nhanh. Ủ đến 180 phút thì enzyme bất hoạt gần như hoàn toàn (hoạt tính enzyme chỉ còn lại khoảng 8.38%).
4.5. SO SÁNH VIỆC TỦA ENZYME BROMELAIN TRONG CỒN 960, MUỐI AMMONIUM SULFATE VÀ ACETON
Bảng 4.14: So sánh khi tủa enzyme bromelain trong cồn, muối và aceton
Tác nhân tủa
HL cao nhất (mg/g)
HT cao nhất
(U/g)
HTR (U/mg)
Cồn 960
69.35
277.12
4.00
Muối Ammonium sulfate
78.18
338.99
4.34
Aceton
85.59
253.22
2.95
Tác nhân tủa
Hình 4.14: Đồ thị biểu diễn hoạt tính enzyme bromelain (U/g) trong dịch tủa cồn 960, muối Ammonium sulfate và Aceton
Hoạt tính enzyme bromelain (U/g)
Nhận xét:
Từ đồ thị trên cho thấy tủa bằng muối (NH4)2SO4 là cho hoạt tính enzyme cao nhất và được đưa vào ứng dụng sản xuất enzyme công nghiệp và cố định enzyme.
Tủa cồn và aceton chỉ sử dụng trong phòng thí nghiệm vì nhược điểm của chúng phải sử dụng trong điều kiện lạnh. Nếu ở nhiệt độ thường chúng làm biến tính enzyme và năng suất không cao bằng tủa muối (NH4)2SO4.
4.6. CỐ ĐỊNH ENZYME BROMELAIN TRÊN NATRIALGINATE
4.6.1. Kết quả quá trình cố định enzyme bromelain trên chất mang Natrialginate
Quá trình cố định enzyme bromelain vào cơ chất Natrialginate theo phương pháp đã nêu ở mục 3.2.6.
Kết quả thu được sản phẩm bromelain được nhốt trong gel Natrialginate ở dạng hạt, màu trắng đục, đường kính khoảng 0.3 cm
Hình 4.15: Enzyme bromelain được cố định trong gel Natrialginate
4.6.2. Hiệu suất cố định protein và hiệu suất cố định hoạt tính của enzyme bromelain trên gel Natrialginate
Xác định hiệu suất cố định protein và hiệu suất cố định hoạt tính của enzyme bromelain trên gel Natrialginate như công thức tính ở mục 3.2.6.3
Bảng 4.15: Hiệu suất cố định protein và hiệu suất cố định hoạt tính của bromelain
Hiệu suất cố định protein (%)
Hiệu suất cố định hoạt tính (%)
Natrialginate
69
41.4
4.6.3. So sánh hàm lượng và hoạt tính enzyme bromelain cố định với hàm lượng và hoạt tính enzyme trước khi cố định (enzyme tủa với muối (NH4)2SO4)
Cân 1g enzyme cố định đem xác định hàm lượng và hoạt tính tương tự như phương pháp nêu ở mục 3.2.2.
Bảng 4.16 : Hàm lượng và hoạt tính enzyme bromelain cố định với hàm lượng và hoạt tính enzyme trước khi cố định
HL (mg/g)
HT (U/g)
HTR (U/mg)
Bromelain cố định trên Natrialginate
66.69
154.06
2.31
Enzyme tủa với muối (NH4)2SO4
78.18
338.99
4.34
Nhận xét :
Theo bảng kết quả ta thấy nếu đem so sánh hoạt tính riêng của enzyme cố định và hoạt tính riêng của enzyme ban đầu thì hoạt tính riêng enzyme cố định thấp hơn. Kết quả trên cũng đúng với tài liệu của thầy Nguyễn Đức Lượng ‘hoạt tính riêng enzyme cố định bao giờ cũng nhỏ hơn hoạt tính riêng của enzyme ban đầu’’. Có thể là do giới hạn khả năng tiếp xúc của enzyme với cơ chất làm hoạt tính enzyme cố định giảm so với enzyme ban đầu.
4.6.4. Khảo sát hoạt tính của enzyme cố định trên Natrialginate theo pH, nhiệt độ và độ bền nhiệt
4.6.4.1. Khảo sát hoạt tính của enzyme cố định trên Natrialginate theo pH
Enzyme bromelain được cố định trên gel Natrialginate theo phương pháp ở mục 3.2.6. Cân 1g enzyme cố định đem xác định hoạt tính theo pH như phương pháp ở mục 3.2.7.1. Thu nhận được kết quả thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.17: Sự biến thiên hoạt tính bromelain cố định theo pH
pH
6
7
8
9
10
Hoạt tính (U/g)
75.74
83.75
125.17
133.72
100.26
Hình 4.16: Đồ thị biểu diễn hoạt tính enzyme bromelain cố định trên gel Natrialginate theo pH
pH
Hoạt tính enzyme bromelain (U/g)
Nhận xét:
Theo đồ thị ta thấy hoạt tính bromelain cố định trên gel Natrialginate tăng liên tục từ pH 6 và đạt hoạt tính cao nhất ở pH 9. Điều này có thể giải thích: enzyme bị nhốt trong gel Natrialginate, khi pH của môi trường pH 7-8 ảnh hưởng đến gel Natrialginate kích hoạt enzyme làm cho hoạt tính của bromelain cố định tăng nhanh từ pH 7 đến pH 8. Sau khi đạt đến ngưỡng hoạt tính cao nhất ở pH 9, hoạt tính bromelain cố định giảm. Như vậy khi nhốt enzyme trong gel Natrialginate đã làm cho pH tối ưu dịch chuyển sang hướng kiềm. Điều này đúng với lý thuyết cố định enzyme là: Khi sử dụng một chất mang nào đó để cố định enzyme thì pH tối ưu của enzyme cố định bao giờ cũng khác so với pH tối ưu của enzyme ban đầu.
4.6.4.2. Khảo sát hoạt tính của enzyme cố định trên Natrialginate theo nhiệt độ
Enzyme bromelain được cố định trên gel Natrialginate theo phương pháp ở mục 3.2.6. Cân 1g enzyme cố định đem xác định hoạt tính theo nhiệt độ như phương pháp ở mục 3.2.7.2. Thu nhận được kết quả thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.18: Sự biến thiên hoạt tính bromelain cố định theo nhiệt độ
Nhiệt độ
30
40
50
60
70
80
Hoạt tính (U/g)
32.58
43.35
52.16
97.24
115.86
52.43
Hoạt tính enzyme bromelain (U/g)
Nhiệt độ (0C)
Hình 4.17: Đồ thị biểu diễn hoạt tính enzyme bromelain cố định trên gel Natrialginate theo nhiệt độ
Nhận xét:
Đường biểu diễn hoạt tính của enzyme bromelain cố định trên Natrialginate theo nhiệt độ cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt tính của bromelain cố định. Theo đồ thị hoạt tính bromelain tăng chậm trong khoảng 30 – 500C. Sau 500C hoạt tính tăng rất nhanh và đạt điểm tối đa ở 700C. Sau đó hoạt tính bromelain cố định giảm một cách nhanh chóng. Có thể giải thích trường hợp này như sau: Vì enzyme được nhốt trong gel Natrialginate nên khả năng tiếp xúc với cơ chất bị hạn chế, trong khoảng nhiệt độ 30 – 500C hoạt tính còn thấp và tăng chậm vì chưa đủ nhiệt độ enzyme hoạt động. Tăng nhiệt độ trên 500C gel Natrialginate giãn ra, khi đó khả năng tiếp xúc với cơ chất của bromelain cố định cao hơn dẫn đến hoạt tính của bromelain cũng tăng nhanh. Tiếp tục tăng nhiệt độ cao (trên 700C) gel bị phá vỡ, enzyme bị bất hoạt bởi nhiệt độ cao, hoạt tính enzyme giảm nhanh.
4.6.4.3. Khảo sát hoạt tính của enzyme cố định trên Natrialginate theo độ bền nhiệt
Enzyme bromelain được cố định trên gel Natrialginate theo phương pháp ở mục 3.2.6. Cân 1g enzyme cố định đem xác định hoạt tính theo độ bền nhiệt độ như phương pháp ở mục 3.2.7.3. Thu nhận được kết quả thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.19: Sự biến thiên hoạt tính bromelain cố định theo độ bền nhiệt
Thời gian ủ enzyme (phút)
Hoạt tính (U/g)
Phần trăm hoạt tính giữ lại (%)
60
129.96
100
80
121.34
93.37
100
117.65
90.53
120
88.78
68.31
140
43.12
33.18
160
29.86
22.98
180
17.55
13.50
Phần trăm hoạt tính được giữ lại (%)
Thời gian ủ (phút)
Hình 4.18: Đồ thị biểu diễn hoạt tính enzyme bromelain cố định trên gel Natrialginate theo độ bền nhiệt
Nhận xét:
Hoạt tính enzyme bromelain cố định giảm theo thời gian ủ ở nhiệt độ tối ưu 700C. Ở thời gian ủ 140 phút hoạt tính bromelain cố định giảm 66.82%. Độ bền nhiệt của bromelain cố định trên Natrialginate được giải thích: Sau 100 phút ủ ở 700C chưa ảnh hưởng nhiều đến gel Natrialginate. Tuy nhiên sau 120 phút ủ, gel mang enzyme bị phá vỡ làm cho enzyme bromelain được nhốt trong gel bị biến tính, vì vậy hoạt tính giảm nhanh sau khi ủ với thời gian 120 phút, và ở những thời gian ủ sau đó.
4.6.5. Khảo sát số lần tái sử dụng bromelain cố định trên Natrialginate
Cân 1 g enzyme cố định đem xác định số lần tái sử dụng của bromelain trên Natrialginate theo phương pháp mục 3.2.8. Tính hoạt tính enzyme theo phương pháp Amano như mục 3.2.2.2.
Thu được kết quả hoạt tính của bromelain cố định qua các lần tái sử dụng trong bảng sau:
Bảng 4.20: Kết quả khảo sát hoạt tính enzyme bromelain cố định qua các lần tái sử dụng
Số lần lặp lại
Hoạt tính (U/g)
Phần trăm hoạt tính giữ lại (%)
1
136.15
100
2
104.97
77.09
3
73.76
54.18
4
51.08
37.52
5
39.75
29.20
6
31.25
22.96
7
14.21
10.44
Phần trăm hoạt tính được giữ lại (%)
Hình 4.19: Đồ thị biểu diễn hoạt tính enzyme bromelain cố định trên gel Natrialginate theo số lần tái sử dụng
Số lần tái sử dụng
Nhận xét:
Việc tái sử dụng enzyme là đặc tính quan trọng của enzyme cố định. Tuy nhiên qua các lần tái sử dụng hoạt tính của enzyme bị giảm so với hoạt tính ban đầu của enzyme cố định. Sự giảm hoạt tính của enzyme cố định phụ thuộc nhiều yếu tố.
Theo đồ thị thì hoạt tính bromelain cố định trên Natrialginate giảm đi rất nhiều so với ban đầu. Ở lần tái sử dụng thứ 4 hoạt tính bromelain chỉ còn 37.52%. Hiệu suất tái sử dụng của bromelain cố định trên Natrialginate không cao có thể là do cơ chất Natrialginate kém bền với nhiệt độ và các điều kiện phản ứng. Sau mỗi lần tái sử dụng, enzyme bị thất thoát nhiều, do đó hoạt tính bromelain cố định giảm rất nhanh. Tuy nhiên sau 4 lần tái sử dụng hoạt tính bromelain cố định giảm đi ít hơn so với những lần đầu tiên. Có thể là do đường kính hạt gel Natrialginate khá lớn nên với những điều kiện phản ứng chỉ tác động đến một phần hạt gel làm cho những lần tái sử dụng sau lượng enzyme trong hạt gel ít thất thoát hơn nên hoạt tính bromelain cố định những lần sau giảm ít hơn và ổn định hơn. Tuy vậy hoạt tính của những lần tái sử dụng sau vẫn thấp (hoạt tính còn giữ lại 10.44% sau 7 lần tái sử dụng).
4.6.6. So sánh độ bền nhiệt của chế phẩm enzyme ban đầu trước khi cố định và enzyme cố định trên Natrialginate
Bảng 4.21: So sánh độ bền nhiệt của chế phẩm enzyme ban đầu và enzyme cố định trên Natrialginate
Thời gian ủ enzyme (phút)
Phần trăm hoạt tính được giữ lại (%)
CPE ban đầu (đã tủa với aceton)
Enzyme nhốt trong Natrialginate
60
100
100
80
92.21
93.37
100
57.31
90.53
120
35.02
68.31
140
24.74
33.18
160
14.25
22.98
180
7.28
13.50
Phần trăm hoạt tính được giữ lại (%)
Thời gian ủ (phút)
Hình 4.20: Đường biểu diễn phần trăm hoạt tính bromelain còn giữ lại theo thời gian ủ
Nhận xét:
Theo đồ thị, độ bền nhiệt của CPE thu được rất thấp, enzyme bromelain dường như bất hoạt hoàn toàn ở thời gian ủ 180 phút (hoạt tính được giữ lại 7.28%). Trong khi đó thì enzyme bromelain được nhốt trong gel Natrialginate giữ được hoạt tính tốt hơn (hoạt tính được giữ lại 13.5% sau thời gian ủ 180 phút).
4.7. TINH SẠCH ENZYME BROMELAIN TRÊN BIOGEL P-100
4.7.1. Hàm lượng protein và hoạt tính bromelain trước khi tinh sạch
Bảng 4.22: Hàm lượng protein và hoạt tính bromelain của chế phẩm enzyme thô (chồi dứa) trước khi chạy sắc ký
Hoạt tính (U/g)
126.29
Hàm lượng (mg/g)
33.65
Hoạt tính riêng (U/mg)
3.75
4.7.2. Tinh sạch enzyme bằng sắc ký lọc gel với các thông số
Gel : Biogel P-100
Cột : 50 x 1.5
Flow adaptor : 1.5 cm
Tốc độ dòng : 0.14 ml/phút
Vmẫu : 1ml
Phân đoạn : 2ml/phân đoạn
A280 : Độ hấp thụ protein ở bước sóng 280 nm
4.7.3. Tinh sạch enzyme đã tủa với cồn 960
Dịch chiết của chế phẩm enzyme thô từ chồi dứa khi đem tủa với cồn 960 ở tỉ lệ tối ưu là 1 : 4 rồi đem ly tâm thu cặn, hoà cặn với 5ml đệm phosphate 0.1M pH 7, lấy dịch enzyme này cho chạy sắc ký với các thông số như mục 4.7.2.
Kết quả như sau:
Hình 4.21: Sắc ký dịch enzyme tủa bằng cồn 960
Kết quả qua lọc gel thu được 2 peak với thứ tự:
Peak 1: Từ ống số 13 đến ống số 17 có 10 ml.
Peak 2: Từ ống số 25 đến ống số 50 có 52 ml.
Đem các peak này xác định hàm lượng protein và hoạt tính bromelain của enzyme.
Có kết quả như sau:
Bảng 4.23: Hàm lượng protein và hoạt tính bromelain của dịch chiết enzyme tủa bằng cồn 960 sau khi chạy sắc ký
Hoạt tính (U/g)
70.69
Hàm lượng (mg/g)
5.66
Hoạt tính riêng (U/mg)
12.49
4.7.4. Tinh sạch enzyme đã tủa với muối Ammonium sulfate
Dịch chiết của enzyme thô từ chồi dứa khi đem tủa với muối (NH4)2SO4 ở nồng độ tối ưu 60% rồi đem ly tâm thu cặn, hoà cặn với 5ml đệm phosphate 0.1M pH 7, lấy dịch enzyme này cho chạy sắc ký với các thông số như mục 4.7.2. Kết quả như sau:
Hình 4.22: Sắc ký dịch enzyme tủa bằng muối (NH4)2SO4.
Kết quả qua lọc gel thu được 1 peak như sau:
Từ ống số 25 đến ống số 47 có 46 ml.
Đem peak này xác định hàm lượng protein và hoạt tính bromelain của enzyme.
Có kết quả như sau:
Bảng 4.24: Hàm lượng protein và hoạt tính bromelain của dịch chiết enzyme tủa bằng muối (NH4)2SO4 sau khi chạy sắc ký
Hoạt tính (U/g)
62.42
Hàm lượng (mg/g)
5.45
Hoạt tính riêng (U/mg)
11.45
4.7.5. Tinh sạch enzyme đã tủa với aceton
Dịch chiết của chế phẩm enzyme thô từ chồi dứa khi đem tủa với aceton ở tỉ lệ tối ưu là 1 : 5 rồi đem ly tâm thu cặn, hoà cặn với 5ml đệm phosphate 0.1M pH 7, lấy dịch enzyme này cho chạy sắc ký với các thông số như mục 4.7.2. Kết quả như sau:
Hình 4.23: Sắc ký dịch enzyme tủa bằng Aceton.
Kết quả qua lọc gel thu được 2 peak với thứ tự:
Peak 1: Từ ống số 15 đến ống số 21 có 14 ml.
Peak 2: Từ ống số 22 đến ống số 34 có 26 ml.
Đem các peak này xác định hàm lượng protein và hoạt tính bromelain của enzyme.
Bảng 4.25: Hàm lượng protein và hoạt tính bromelain của dịch chiết enzyme tủa bằng aceton sau khi chạy sắc ký
Hoạt tính (U/g)
76.11
Hàm lượng (mg/g)
5.73
Hoạt tính riêng (U/mg)
13.28
4.7.6. So sánh kết quả giữa chế phẩm enzyme thô và dịch enzyme sau khi đã qua quá trình sắc ký lọc gel
Cách tính độ tinh sạch và hiệu suất về hoạt tính enzyme như đã trình bày ở mục 3.2.9.3 Bảng 4.26: Kết quả tinh sạch enzyme bormelain của chồi dứa
HT (U/g)
HL (mg/g)
HTR (U/mg)
Độ tinh sạch (lần)
Hiệu suất (%)
Chế phẩm enzyme thô
126.29
33.65
3.75
1
100
Tủa cồn sau sắc ký
70.69
5.66
12.49
3.33
55.97
Tủa muối sau sắc ký
76.11
5.73
13.28
3.54
60.27
Tủa aceton sau sắc ký
62.42
5.45
1.45
3.05
49.43
Hình 4.24: Đồ thị so sánh độ tinh sạch enzyme bromelain với các tác nhân tủa khác nhau
Độ tinh sạch
Nhận xét:
Sau khi tinh sạch enzyme ta thấy độ tinh sạch enzyme bromelain tủa bằng muối gấp 1.06 lần enzyme tủa bằng cồn và gấp 1.16 lần enzyme tủa bằng aceton. Qua kết quả ta thấy được tủa bằng muối thì hiệu quả tinh sạch cao hơn tủa bằng cồn và aceton.
4.8. KẾT QUẢ PHÂN TÁCH HỆ ENZYME BROMELAIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI SDS - PAGE
4.8.1. Thành phần mẫu điện di
Dịch enzyme sau tủa đã qua tinh sạch bằng sắc ký lọc gel, cụ thể là pick có hoạt tính cao nhất.
Các dịch enzyme trên cùng với thang chuẩn được chuẩn bị và cho vào các giếng để chạy điện di cùng lúc.
4.8.2. Kết quả điện di
Các bước tiến hành chạy điện di được trình bày như ở mục 3.2.10.2.
97.4
KDa
1 2 3 4
Kết quả như sau:
66.2
45
31
21.5
14.4
Hình 4.25: Kết quả điện di enzyme bromelain
1: Thang chuẩn protein.
2: Dịch chiết tủa bằng muối đã qua sắc ký.
3: Dịch tủa bằng cồn đã qua sắc ký.
4: Dịch tủa bằng aceton đã qua sắc ký.
Bảng 4.27: Giá trị Rf và LogM của thang chuẩn
D (cm)
0.7
2.5
3.7
5.4
6.7
7.7
Rf
0.080
0.284
0.420
0.614
0.761
0.875
LogM
4.988
4.820
4.653
4.491
4.332
4.158
M (Da)
97400
66200
45000
31000
21500
14400
Hình 4.26: Đồ thị tương quan giữa LogM của protein trong thang chuẩn với Rf
y = - 1.024x + 5.091
Sau đó chúng ta tiến hành xây dựng phương trình quy tuyến liên quan giữa Rf và Log10M của protein trong thang chuẩn bằng phần mềm Excel và có được phương trình hồi quy sau:
Trong đó: Y= LogM : Trọng lượng phân tử protein
X=Rf (protein)
(Rf là tỉ số giữa khoảng cách di chuyển của protein và khoảng cách di chuyển của phẩm màu Bromphenol Blue)
Theo kết quả điện di đồ và áp dụng phương trình hồi quy, ta có bảng sau:
Bảng 4.28: Trọng lượng phân tử của enzyme tủa bằng muối và đã qua sắc ký
D (cm)
4.6
5.1
Rf
0.523
0.580
Y
4.555
4.497
M (Daltons)
35892
31405
Bảng 4.29: Trọng lượng phân tử của enzyme tủa bằng cồn 960 và đã qua sắc ký
D (cm)
4.9
Rf
0.557
Y
4.521
M (Daltons)
33189
Bảng 4.30: Trọng lượng phân tử của enzyme tủa bằng aceton và đã qua sắc ký
D (cm)
4.7
4.9
Rf
0.534
0.557
Y
4.544
4.521
M (Daltons)
34994
33189
Qua điện di đồ ta xác định trọng lượng phân tử enzyme bromelain của dứa khoảng 31405 – 35892 Daltons.