MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU . 1
PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KHOAN THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM. SỰ PHUN TRÀO DẦU KHÍ VÀ THIẾT BỊ CHỐNG PHUN TRÀO . 3
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH KHOAN THĂM DÒ – KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM. SỰ PHUN TRÀO DẦU KHÍ 3
1.1 Tình hình khoan thăm dò – khai thác dầu khí ở Việt Nam 3
1.2 Phun trào dầu khí 5
1.2.1 Hiện tượng phun trào dầu khí 5
1.2.2 Nguyên nhân . 6
1.2.3 Các dấu hiệu dự báo 10
1.2.4 Hậu quả của sự phun trào dầu khí 12
1.2.5 Các biện pháp ngăn ngừa hiện tượng phun trào dầu khí . 13
CHƯƠNG 2
THIẾT BỊ CHỐNG PHUN TRÀO . 15
2.1 Một số loại van chính . 15
2.1.1 Van an toàn sâu (van cản) (Checkguard valve hoặc drop in valve) 15
2.1.2 Van trên cần chủ lực (Kelly valve) 16
2.1.3 Van nổi và van nắp (the float valve and flapper) 18
2.1.4 Van an toàn một chiều (non return safety valve hoặc là Gray valve) . 19
2.1.5 Van cửa (Gate valve) . 19
2.1.6 Van an toàn tự động (fail safe valve) . 20
2.2 Thiết bị kiểm tra và kiểm soát dung dịch 21
2.2.1 Bể đo thể tích (Pit Volume Measurement) . 21
2.2.2 Thiết bị đo dòng chảy 22
2.2.3 Thùng chứa dự trữ (Trip tank) . 22
2.2.4 Bình tách khí khỏi dung dịch (Mud Gas Separator) . 24
2.2.5 Thiết bị khử khí (Degassers) 25
2.2.6 Cụm phân dòng (Choke manifold) . 26
2.3 Cụm đối áp 29
2.4 Đường xả và dập giếng (Choke and kill line) 30
2.4.1 Đường xả (Choke line) 31
2.4.2 Đường dập giếng (Kill line) . 33
2.5 Hệ thống hướng dòng (Diverter system) . 33
PHẦN 2 THIẾT BỊ ĐỐI ÁP . 37
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THIẾT BỊ ĐỐI ÁP 37
1.1 Chức năng chính của đối áp 37
1.2 Phân loại . 37
1.3 Lắp đặt thiết bị đối áp . 38
1.4 Đối áp vạn năng 43
1.5 Đối áp ngàm . 46
1.5.1 Đối áp ôm cần ( pipe ram) . 47
1.5.2 Đối áp chặn giếng khoan (blind ram 47
1.5.3 Đối áp cắt cần (shear ram) . 47
1.5.4 Đối áp ôm cần vạn năng (multi – rams) . 47
1.6 Đối áp quay (rotaring BOPs) 48
CHƯƠNG 2
THIẾT BỊ ĐỐI ÁP LẮP ĐẶT TẠI GIẾNG KHOAN THC – 08 Ở TIỀN HẢI
– THÁI BÌNH (CHẾ TẠO BỞI CÔNG TY THIẾT BỊ DẦU KHÍ SANDONG JINZHOU) 51
2.1 Thông số cơ bản của giếng khoan . 51
2.2 Đối áp vạn năng 53
2.2.1 Nguyên tắc làm việc và đặc điểm kết cấu cơ bản của đối áp vạn năng
với packer hình cầu 55
2.2.2 Nguyên tắc làm việc và đặc điểm kết cấu cơ bản của đối áp vạn năng
với packer dạng nêm 59
2.2.3 Vận hành và chú ý . 63
2.2.4 Bảo dưỡng . 64
2.2.5 Sự sai hỏng và khắc phục 74
2.2.6 Lắp đặt 75
2.3 Đối áp ngàm . 75
2.3.1 Nguyên tắc vận hành đóng và mở 76
2.3.2 Nguyên tắc bịt kín . 76
2.3.3 Đặc điểm cấu tạo . 77
2.3.4 Đặc điểm và cấu tạo của những phần chính . 79
2.3.5 Hệ thống khóa ngàm bằng tay 85
2.3.6 Hệ thống cửa phụ bịt kín 86
2.3.7 Thiết bị khóa thủy lực tự động . 86
2.3.8 Cấu tạo bịt kín trục ngàm và hệ thống bịt kín thứ hai trục ngàm 89
2.3.9 Lắp đặt và vận hành . 92
2.3.10 Thay thế bộ ngàm và thiết bị đóng ngàm . 94
2.3.11 Sửa chữa và thay thế bộ xi lanh dầu . 94
CHƯƠNG 3
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CỤM THIẾT BỊ ĐỐI ÁP . 98
3.1 Hệ thống điều khiển cụm đối áp trên bề mặt . 98
3.1.1 Bộ tích áp (Accumulator unit module) . 100
3.1.2 Hệ thống bơm không khí (Air pump assembly) . 102
3.1.3 Hệ thống bơm điện (Electric pump assembly) . 102
3.1.4 Bảng điều khiển . 103
3.2 Hệ thống điều khiển FKQ 640-6 cụm BOP bề mặt được sử dụng tại giếng
THC-08 ở Thái Bình 105
3.2.1 Giới thiệu chung 105
3.2.2 Thông số kỹ thuật chính 109
3.2.3 Cấu trúc và đặc điểm . 109
3.2.4 Nguyên lý làm việc và vận hành 112
3.2.5 Lắp đặt và chạy thử . 116
3.2.6 Vận hành, bảo dưỡng và bôi trơn . 120
3.2.7 Các sự cố và cách khắc phục . 122
3.3 Một số bộ phận trong hệ thống điều khiển cụm đối áp 123
3.3.1 Bộ điều áp YTK - 02 . 123
3.3.2 Van xoay 4 ngả - 3 vị trí 34ZS21-25 . 125
3.3.3 Van xả tràn JYS21 – 25 . 127
3.3.4 Máy bơm trục khuỷu QB21-60/QB21-80 131
CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG KÍNH CỦA XI LANH ĐIỀU KHIỂN ĐỐI ÁP NGÀM LẮP ĐẶT TẠI GIẾNG THC-08
TIỀN HẢI – THÁI BÌNH . 135
4.1 Các công thức thường sử dụng để tính toán xi lanh thủy lực . 135
4.1.1 Diện tích A, lực F, và áp suất p 135
4.1.2 Quan hệ giữa lưu lượng Q, vận tốc v, và diện tích A 136
4.1.3 Tính toán đường kính 137
4.2 Tính toán đường kính xi lanh thủy lực của đối áp ngàm lắp đặt tại giếng
THC - 08 138
4.2.1 Tính đường kính xi lanh 138
4.2.2 Tính nắp xi lanh . 141
KẾT LUẬN 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
153 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3280 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết bị chống phun trào dầu khí lắp đặt tại giếng THC – 08, Tiền Hải – Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng các vòng cao su.
3.2.3.4 Đường ống thủy lực
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 112 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Thông thường, bảng điều khiển từ xa cách cụm BOP khoảng 40m.
Chúng được nối lại với nhau bởi một nhóm các đường ống thuỷ lực. Cần chú
ý đến vấn đề an toàn khi sử dụng các ống thuỷ lực là ống mềm. Ống mềm có
thể được nối với thân đối áp và cũng có thể nối với đầu ra của bảng điều
khiển từ xa.Ở phần cuối của tất cả các ống mềm là các đầu nối nhanh tự làm
kín.
3.2.4 Nguyên lý làm việc và vận hành
Hình 2.3.12. Nguyên lý đấu điện của hệ thống điều khiển đối áp nắp trên mặt
3.2.4.1 Điều khiển sự khởi động và dừng của bơm điện
Khi xoay công tắc chính (main switch) của hộp điện trên bảng điều
khiển từ xa tới vị trí “automatic” (vị trí tự động), toàn bộ hệ thống ở trạng thái
điều khiển tự động. Ở thời điểm này nếu áp suất của hệ thống ở mức dưới
18.9 MPa (2700 Psi), bộ điều chỉnh áp suất sẽ tự động khởi động bơm điện,
áp suất dầu vượt qua van kiểm tra (check valve) và cung cấp dầu đến nhóm
thiết bị tích luỹ (van cách ly của nhóm thiết bị tích luỹ phải được mở trước
đó). Khi áp suất của hệ thống lên trên 21 MPa (3000 Psi), bộ điều áp tự động
ngắt nguồn làm cho bơm điện dừng việc cung cấp dầu. Khi áp suất hệ thống
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 113 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
giảm xuống dưới 18.9 MPa (2700 Psi), bơm điện sẽ tự động khởi động lại
việc bơm dầu.
Khi hệ thống ở trạng thái tự động, bộ điều áp duy trì áp suất của
khoang dự trữ ở mức 18.9 - 21 MPa (2700 - 3000 Psi) và có thể mở hoặc
đóng BOP bất cứ lúc nào.
Khi xoay công tắc chính đến vị trí “manual” (vị trí điều khiển bằng
tay), bơm điện sẽ ngay lập tức làm việc mà không cần biết áp suất của hệ
thống là bao nhiêu. Người vận hành phải xoay công tắc chính đến vị trí “stop”
(vị trí dừng) khi áp suất hệ thống lên đến trên 21MPa (3000 Psi).
Chú ý: Bơm điện không thể tự động dừng khi công tắc chính ở vị trí
“manual” (vị trí điều khiển bằng tay). Người vận hành phải chú ý đến áp suất
của hệ thống và xoay công tắc chính đến vị trí “Stop” để dừng bơm khi cần
thiết.
3.2.4.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực
Áp suất dầu chứa trong khoang tích luỹ đi qua van cách ly (van cầu -
áp suất cao), bộ lọc, van xả tràn rồi vào trong cụm phân phối điều khiển đến
đầu vào (cửa nạp) của các van 4 ngả - 3 vị trí. Cùng lúc đó áp suất dầu từ
khoang tích luỹ đi qua bộ lọc đến van xả tràn điều khiển đối áp vành xuyến
(annular BOP) và dầu có áp cung cấp đến đối áp vành xuyến chỉ sau khi áp
suất dầu đã được giảm. Người vận hành chỉ cần đẩy tay van 4 ngả - 3 vị trí
thích hợp tới vị trí “OPEN” hoặc “CLOSE” để thực hiện vận hành đóng hoặc
mở BOP nhanh chóng.
Sự chuyển hướng van 4 ngả - 3 vị trí ở bảng điều khiển từ xa có thể đạt
được bằng cách điều khiển từ bảng kíp trưởng. Xoay van 4 ngả - 3 vị trí điều
khiển công tắc cấp khí ở bảng kíp trưởng đến vị trí “OPEN” và thay đổi vị trí
của các van xoay 4 ngả - 3 vị trí còn lại ở cùng thời điểm. Khí nén chảy từ cáp
khí đến bảng điều khiển từ xa để điều khiển các xi lanh thích hợp và chuyển
hướng tay van, rồi làm cho van 4 ngả 3 vị trí ở bảng điều khiển từ xa chuyển
hướng. Trong khi van xoay ở bảng kíp trưởng chuyển hướng, khí nén làm cho
piston hiện thị vị trí của của xilanh di chuyển. Mỗi một lỗ của van xoay trên
bảng điều khiển của kíp trưởng hiển thị “Open” hoặc “Close” và nó cho biết
tình trạng của BOP.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 114 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Chú ý: Van xoay trên bảng kíp trưởng là vận hành hai cấp độ. Khi
xoay các van của các đối tượng điều khiển, người vận hành phải xoay van
công tắc cấp khí ở cùng thời điểm. Xoay các van phải giữ 3 giây để đảm bảo
các van ở bảng điều khiển từ xa ở vị trí chính xác.
Khoảng điều chỉnh áp suất đầu ra của van xả tràn ở cụm điều khiển là 0
- 14 MPa (2000Psi). Thông thường, người vận hành có thể điều chỉnh áp suất
xuống 10.5 MPa (1500Psi). Áp suất của cụm điều khiển sẽ bằng với áp suất
của hệ thống khi xoay van đi tắt (bypass valve) từ trí đóng (Close) tới vị trí
mở (Open). Lúc này van xả tràn không làm việc.
Van xả tràn điều khiển đối áp vành xuyến có thể là van điều khiển bằng
tay hoặc van khí nén/ van tay. Khi hệ thống được lắp đặt van xả tràn điều
khiển bằng khí nén/bằng tay, người vận hành có thể điều chỉnh bằng khí khí
nén áp suất đầu ra của van này ở bảng điều khiển từ xa hoặc bảng kíp trưởng.
Mức áp suất khí điều chỉnh có thể được lựa chọn bởi các van phân phối trên
bảng điều khiển từ xa. Van phân phối gồm có hai vị trí: điều khiển của bảng
điều khiển từ xa và điều khiển của bảng kíp trưởng.
Trong vận hành bằng tay, xoay vô lăng trên đỉnh của van xả tràn và có
thể đặt áp suất đầu ra là áp suất cài đặt. Xoay vào hướng xuống dưới là tăng
áp suất đầu ra, xoay ra hướng lên trên là giảm áp suất đầu ra.
Phương pháp điều chỉnh áp suất khí nén như sau:
- Khi áp suất khí là 0, có thể điều chỉnh áp suất lên 10.5MPa hoặc giá trị
áp suất cài đặt bằng tay, sau đó khoá cần điều chỉnh.
- Xoay tay van phân phối tới vị trí của “driller panel”, có thể điều chỉnh
áp suất điều khiển đối áp vành xuyến trên bảng kíp trưởng. (Vận hành van xả
tràn bằng khí nén/bằng tay từ xa trên bảng điều khiển từ xa)
- Xoay tay van phân phối tới vị trí của “remote control panel”, có thể
điều chỉnh áp suất điều khiển đối áp vành xuyến trên bảng điều khiển từ xa
bằng phương pháp khí nén. Lúc đó, tay cầm điều khiển khí nén của bảng kíp
trưởng không làm việc.
Chú ý 1: Nếu áp suất khí là 0 khi áp dụng điều chỉnh áp suất bằng khí nén,
xoay tay van xả tràn xuống phía dưới để đặt áp suất điều khiển, áp suất điều
khiển được nhà sản xuất khuyên đặt ở 10.5MPa (1500Psi). Sau đó khoá cần
điều chỉnh áp suất.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 115 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Chú ý 2: Khi không vận hành điều chỉnh áp suất bằng khí nén, áp suất
điều khiển của đối áp vành xuyến (annular pressure) sẽ tự động đặt lại giá trị
áp suất đặt ban đầu (ví dụ: 10.5 Mpa (1500Psi)), để đảm bảo an toàn cho hệ
thống.
Chú ý 3: Khi điều chỉnh áp suất bằng khí nén, áp suất đầu ra của van xả
tràn không thể thay đổi ngay lập tức bởi vì đường ống khí dài. Người vận
hành phải quan sát cẩn thận và vận hành việc điều chỉnh từ từ.
Van xoay 4 ngả - 3 vị trí ở bảng điều khiển từ xa là loại chữ “O”. Khi tay
cầm của van xoay ở vị trí giữa (middle), các buồng van không được nối. Khi
tay cầm ở vị trí “Open” hoặc “Close” dầu có áp suất một mặt chảy vào
khoang chứa dầu của BOP một mặt chảy vào trong khoang chứa dầu bởi van
xoay 4 ngả - 3 vị trí.
Van xoay 4 ngả - 3 vị trí loại chữ Y có thể được sử dụng trên bảng kíp
trưởng.
3.2.4.3 Điều khiển máy bơm khí nén (máy bơm hoạt động bằng khí nén)
Đơn vị điều khiển được trang bị với một nhóm máy bơm khí nén. Áp
suất của hệ thống có thể được cung cấp bởi máy bơm khí nén hoặc máy bơm
này.
Để bơm khí nén hoạt động, mở van của công tắc cấp khí và ngắt van
đường đi tắt, khí nén chảy qua các bộ phận phân phối khí và vào trong công
tắc air/liquid. Nếu áp suất cụm phân phối dưới 18.9MPa (2500Psi), công tắc
air/liquid sẽ tự động mở. Khí nén chảy vào trong bơm hoạt động bằng khí nén
làm cho máy bơm khởi động và áp suất dầu khấu trừ bởi van kiểm tra chảy
vào trong cụm phân phối. Khi áp suất hệ thống lên trên 21MPa (3000Psi),
công tắc air/liquid sẽ tự động đóng, nguồn cấp khí đóng và bơm khí ngừng
hoạt động.
Trường hợp đặc biệt, khi áp suất dầu cần vượt quá 21Mpa (3000Psi) để
làm việc dưới điều kiện vượt quá áp suất, dầu chỉ có thể được cung cấp bởi
bơm khí nén. Lúc này đóng van cách ly của cụm dự trữ ở cụm phân phối đầu
tiên để ngăn dầu bị nén vào trong khoang dự trữ và mở van bypass (van
đường đi tắt) của van xả tràn ở cụm điều khiển để mở cùng lúc. Mở van tắt
của công tắc air/liquid để làm cho công tắc air/liquid không làm việc, khí nén
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 116 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
có thể trực tiếp chảy vào trong bơm hoạt động bằng khí nén để làm nó làm
việc.
Chú ý 1: Người vận hành phải đảm bảo chắc chắn van chảy tràn có thể
làm việc bình thường khi sử dụng bơm khí nén. Nếu cần thiết, cần thực hiện
kiểm tra để đảm bảo bơm điện chảy tràn hoàn toàn ở điều kiện áp suất
34.5Mpa (5000Psi).
Chú ý 2: Khi áp suất cụm phân phối lên trên 21 MPa (3000Psi), van
cách ly của khoang dự trữ (van cầu) trên đường ống phải đóng để an toàn cho
người và thiết bị.
3.2.5 Lắp đặt và chạy thử
3.2.5.1 Lắp đặt
Khi nâng bảng điều khiển từ xa cùng với nhà bảo vệ, sử dụng 4 sợi cáp
kim loại và buộc chúng vào 4 chân của bệ đỡ. Chú ý nâng lên một cách nhẹ
nhàng. Khi nâng bảng điều khiển kíp trưởng luốn cáp qua vòng để móc cáp
nâng.
Bảng điều khiển từ xa được đặt ở vị trí thích hợp cách đầu giếng trên
30m, bảng kíp trưởng được đặt ở vị trí thuận lợi để kíp trưởng vận hành.
Nối các ống dẫn dầu.
Việc lắp đặt các ống dẫn dầu nên bắt đầu từ thân đối áp rồi nối ra các
đường ống, bằng cách này có thể lắp các đường ống đúng thứ tự và dễ dàng
điều chỉnh hướng để tránh phải nối lại. Các đường ống dẫn dầu và dẫn phải
được thổi sạch bằng khí nén trước khi lắp đặt.
Mỗi ống dẫn dầu được hàn từ “O” hoặc “C” bệ đỡ của bảng điều khiển
từ xa. “O” nghĩa là mở, “C” nghĩa là đóng. Nên nối các ống thuỷ lực theo các
nhãn đánh dấu trên các van xoay “blind ram”, “pipe ram”, “annular” và
“choke” trên bảng điều khiển từ xa, và chú ý đến các chữ “O” hoặc “C” của
ống thuỷ lực trùng với chữ “O” hoặc “C” trên thân của đối áp.
Chú ý: Nối sai đường ống dẫn dầu của các đối tượng điều khiển hoặc
hướng của công tắc sẽ dẫn đến việc vận hành sai, bởi vậy phải xác định cẩn
thận khi nối ống.
Chú ý: Các bộ nối ống không được bị tắc hoặc dò rỉ khi nối đường ống,
không nên để bẩn vì nó sẽ ảnh hưởng sự làm việc đáng tin cậy của hệ thống.
Nối ống dẫn khí.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 117 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Thiết bị thuỷ lực của kiểu FKQ cần nối với nguồn cấp khí và các cáp
khí. Chú ý đến hướng của mặt bích nối, đặt các đệm làm kín giữa bề mặt mặt
bích và vặn chặt các bu lông đều nhau.
Cung cấp khí ở bảng điều khiển từ xa sử dụng ống nối mềm đường
kính trong 25mm, cung cấp khí ở bảng điều khiển kíp trưởng sử dụng ống nối
mềm đường kính trong 13mm. Các ống này phải được siết chặt bằng các đai
để tránh bị nới lỏng ở các mối nối.
Chú ý 1: Đảm bảo chắc chắn không có các chỗ bị gấp khi nối các
đường ống dẫn khí, các mối nối đường ống đảm bảo tin cậy, để tránh vỡ
đường ống.
Chú ý 2: Khi nối mặt bích của cáp khí phải đặt các đệm làm kín đúng
vị trí và vặn chặt các bu lông đều nhau nếu không khí nén sẽ chạy khắp nơi
trong cáp khí dẫn đến sai sót trong hoạt động.
Nối nguồn điện cung cấp.
Nguồn điện cung cấp phải là dòng điện xoay chiều 380V, 50Hz. Nối
dây tiếp đất (dây mát) ở cuối hộp điện với đất theo nguyên tắc đấu điện.
Trước khi nối đường nguồn, công tắc chính của hộp điều khiển nguồn
điện ở bảng điều khiển từ xa phải xoay đến vị trí “Stop” để ngăn ngừa môtơ
điện khởi động đột ngột sau khi có điện để tránh tai nạn cho người.
Chú ý: Đảm bảo chắc chắn rằng công tắc chính được xoay tới vị trí
“Stop” để ngăn ngừa tai nạn trước khi nối với nguồn cung cấp. Xác nhận hệ
thống điều khiển đã được nối với đất chắc chắn trước khi kết nối với nguồn
điện.
Sau khi nắp đặt thiết bị, kiểm tra tất cả mối nối ống một lần nữa, và
đảm bảo chắc chắn tất cả đã được siết chặt rồi chạy thử.
3.2.5.2 Chạy thử
Chuẩn bị trước khi chạy thử:
Kiểm tra áp suất từng bình khí Nitơ đã được nạp từ trước của hệ thống
thiết bị tích luỹ. Áp suất phải ở mức 7 ± 0.7Mpa (1000 ± 100Psi), cung cấp
khí Nitơ nếu bị thiếu hụt.
Đổ dầu vào tẹc chứa dầu, việc đổ dầu có thể kết thúc khi mực dầu ở
đỉnh cửa nạp dầu của tẹc chứa và cửa nạp dầu của bơm điện.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 118 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Thường sử dụng dầu thuỷ lực YA-N32 hoặc loại dầu thay thế khác hợp
lý khi nhiệt độ xung quanh ở trên 00C
Sử dụng dầu dầu thuỷ lực nhiệt độ thấp hoặc loại dầu thay thế khác hợp
lý khi nhiệt độ xung quanh ở dưới 00C
Bôi trơn các bộ phận di chuyển theo yêu cầu của tài liệu.
Mở van cách ly của thiết bị tích luỹ, mở van giảm áp trên cụm điều
khiển và xoay tay cầm của các van 4 ngả 3 vị trí đến vị trí “Middle” (vị trí
giữa và xoay van “Bypass” (van đi tắt) tới vị trí “close” (vị trí đóng).
Xoay công tắc chính tới vị trí “manual” (vị trí điều khiển bằng tay), rồi
xoay công tắc chính tới vị trí “Stop” sau khi khởi động môtơ. Quan sát chiều
quay của môtơ điện xem có cùng hướng với mũi tên trên hộp xích không, nếu
không thì phải đổi pha điện.
Chương trình chạy thử
Thử khởi động và dừng bơm điện.
Xoay công tắc chính tới vị trí “Automatic”. Đóng van giảm áp để làm
cho áp suất của thiết bị tích luỹ lên trên 21MPa sau khi bơm điện chạy không
tải khoảng 10 phút. Ở thời điểm này bơm điện có thể tự động dừng. Nếu nó
không thể dừng, xoay công tắc chính của hộp điều khiển điện tới vị trí “Stop”
và dừng bơm.
Mở van giảm áp từ từ để làm cho hệ thống giảm áp chậm. Bơm điện sẽ
tự động khởi động lại khi áp suất dầu xuống dưới 18.9MPa (2700Psi).
Trong quá trình trên, kiểm tra và điều chỉnh bộ điều áp cho đến khi
bơm điện có thể tự động dừng và khởi động. Quan sát các đoạn nối trên bảng
điều khiển từ xa xem có các hiện tượng rò rỉ dầu trong quá trình tăng áp suất
hay không.
Thử khởi động và dừng bơm khí.
Đóng công tắc Fluid/Air ở van đi tắt (bypass valve) và mở van cấp khí
cho máy bơm để làm cho bơm khí làm việc. Quan sát công tắc fluid/air có
dừng cấp khí để dừng bơm khi áp suất của thiết bị tích luỹ lên trên 21MPa
(3000Psi) hay không.
Mở van áp giảm trên cụm điều khiển từ từ để làm cho hệ thống giảm áp
chậm. Bơm khí nén có thể tự động khởi động khi áp suất dầu giảm xuống
18.9MPa (2700Psi).
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 119 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Trong quá trình trên, kiểm tra và điều chỉnh bộ điều áp cho đến khi
bơm khí nén có thể tự động dừng và khởi động. Quan sát các đoạn nối trên
bảng điều khiển từ xa xem có các hiện tượng rò rỉ dầu trong quá trình tăng áp
suất hay không. Sửa chữa nếu bị rò rỉ.
Điều chỉnh van điều chỉnh.
Quan sát xem giá trị áp suất đầu ra của cụm phân phối (manifold) hoặc
của đối áp vành xuyến trong qua trình trên có đúng là 10.5MPa (1500Psi) hay
không và điều chỉnh chúng khi không phải là 10.5MPa.
Thử sự chuyển hướng van.
Khi áp suất tích luỹ trên 21MPa (3000Psi) và van bypass ở cụm điều
khiển ở vị trí “stop”, vận hành van 4 ngả - 3 vị trí trên bảng điều khiển từ xa
để chuyển hướng và quan sát xem hoạt động đóng mở của van có giống với
hoạt động đóng mở của BOP hoặc của van xả (choke valve) hay không. Vận
hành van khí (van xoay) ở trên bảng điều khiển kíp trưởng để chuyển hướng
tay van trong bảng điều khiển từ xa và quan sát xem hoạt động đóng mở của
van có cùng hoạt động với các đối tượng được điều khiển hay không.
Chú ý: Cho một cần khoan thích hợp vào trong đối áp để tránh bịt kín
dẫn đến phá huỷ BOP khi chạy thử.
Thử van chảy tràn.
Đầu tiên đóng van cách ly của thiết bị tích luỹ ở trên đường dẫn và
xoay van 4 ngả - 3 vị trí đến vị trí “middle” (vị trí giữa) rồi xoay công tắc
chính của hộp điện tới vị trí “manual”, cuối cùng khởi động bơm điện. Khi áp
suất tích luỹ lên trên 23MPa (3300Psi), quan sát xem van chảy tràn ở đầu ra
của bơm điện có chảy tràn hoàn toàn hay không. Xoay công tắc chính tới vị
trí “Stop” và dừng bơm điện. Van chảy tràn có nghĩa vụ đóng hoàn toàn với
giá trị áp suất lớn hơn 18.9 MPa
Đầu tiên đóng van cách ly của thiết bị tích luỹ và xoay van bypass ở
cụm điều khiển tới vị trí “start” rồi mở van của công tắc cấp khí và van
bypass của công tắc chất lỏng và khí, cuối cùng khởi động bơm khí nén. Khi
áp suất cụm phân dòng lên trên 34.5MPa (4900Psi), quan sát xem van chảy
tràn ở cụm phân dòng có chảy tràn hoàn toàn hay không. Đóng nguồn cấp khí
và dừng bơm khí nén sau khi nó chảy tràn. Van chảy tràn có nghĩa vụ đóng
hoàn toàn với áp suất trên 28.5MPa (4000Psi)
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 120 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Điều chỉnh áp suất chảy tràn của van chảy tràn nếu cần thiết.
Chú ý: Van cách ly ở các khoang tích luỹ phải đóng để tránh sự cố khi
tăng áp suất trong khi chạy thử và điều chỉnh van chảy tràn.
Thử điều chỉnh áp suất bằng khí nén của đối áp vành xuyến.
Xoay vô lăng của van điều chỉnh bằng tay ở trên đối áp vành xuyến
xuống phía dưới để đặt áp suất đầu ra của van ở 10.5MPa.
Xoay tay van phân phối trên bảng điều khiển từ xa tới vị trí “Driller
panel” rồi điều chỉnh vô lăng điều chỉnh khí nén ở trên bảng kíp trưởng. Quan
sát xem thang đo của đồng hồ áp suất trên bảng kíp trưởng có tương ứng với
thang đo của đồng hồ áp suất ở trên bảng điều khiển từ xa hay không.
Xoay tay van phân phối tới vị trí “remote control panel” rồi điều chỉnh
vô lăng điều chỉnh khí nén ở trên bảng điều khiển từ xa và quan sát thang đo
của đồng hồ áp suất ở đối áp vành xuyến.
Kiểm tra độ cao bề mặt chất lỏng của tẹc chứa dầu.
Nếu quá trình điều chỉnh trên bị dò rỉ nhiều làm cho mực dầu của tẹc
chứa quá thấp, khi đó phải cấp thêm dầu, nhưng không nên cấp thêm quá
nhiều để tránh tràn khi dầu từ cụm tích luỹ quay lại tẹc dầu.
3.2.6 Vận hành, bảo dưỡng và bôi trơn
Vì hệ thống điều khiển đối áp là một thiết bị quan trọng của hệ thống
khống chế giếng, những người liên quan phải được huấn luyện về kỹ thuật và
biết rõ về cấu trúc, nguyên lý, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, ngăn ngừa và
loại bỏ sự hỏng hóc.
3.2.6.1 Vận hành
Trong điều kiện khoan bình thường, vị trí của các tay van xoay ở bảng
điều khiển từ xa như sau: Các BOP ở vị trí “Open”, van tiết lưu (choke valve)
ở vị trí “Close”, van đi tắt (bypass valve) ở vị trí “middle”.
Van xoay ở bảng kíp trưởng là loại vận hành hai cấp độ, xoay van cấp
khí khi sử dụng nó và xoay van điều khiển đối tượng liên quan ở cùng thời
điểm. Việc điều khiển cần một khoảng thời gian phản hồi bởi vì cáp dẫn khí
là một đường ống mỏng và dài, khi xoay tay van của đối tượng được điều
khiển trên bảng kíp trưởng phải giữ ít nhất 3 giây để đảm bảo chắc chắn tác
dụng lên van xoay ở bảng điều khiển từ xa kết thúc.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 121 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Các phương tiện vận chuyển không được đi đè lên trên các đường ống
thuỷ lực hoặc đường ống khí nén của các đơn vị điều khiển để tránh bị hư hại.
Hệ thống điều khiển phải được kiểm tra đầy đủ chức năng ít nhất 1 tuần 1 lần
khi khoan bình thường. Kiểm tra mỗi ca làm việc một lần khí khoan đến gần
tầng dầu hoặc khí. Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Chiều cao bề mực chât lỏng của tẹc dầu bình thường hay không.
- Hộp điện và dây điện có an toàn hay không.
- Không có dò rỉ trên đường ống dẫn dầu hoặc dẫn khí.
- Sự tự động khởi động hoặc dừng của bộ điều khiển đảm bảo tin cậy
và chính xác.
- Số chỉ của các đồng hồ áp suất có phù hợp với yêu cầu hay không.
- Thử đóng và mở BOP theo tiêu chuẩn an toàn thích hợp.
Người sử dụng nên thành lập mẫu báo cáo vận hành và bảo dưỡng, báo
cáo về hoạt động, dừng và bảo dưỡng bất cứ lúc nào.
3.2.6.2 Bảo dưỡng
Các bộ lọc trong các phin lọc dầu và trên đỉnh tẹc chứa dầu phải được
tháo ra và kiểm tra một tháng một lần. Tháo các bộ lọc, rửa sạch cẩn thận và
tránh bị bẩn
Phin lọc tách nước - khí bên trong các buồng xử lý khí cung cấp: Mở
van xả nước ở đáy một lần một ngày và sả nước bẩn tích trữ trong cốc. Tháo
cốc phin lọc, cốc tích nước và rửa sạch chúng hai tuần một lần. Lau chùi bằng
dầu rồi thổi sạch bằng khí nén. Không được rửa bằng Acetone hoặc Toluence
để tránh bị hư hỏng.
Bôi trơn dạng phun (phun xương) bên trong các buồng xử lý khí cung
cấp: Kiểm tra mực nước hàng ngày. Chú ý cấp và thay dầu bôi trơn đúng thời
gian (dầu máy N32 hoặc loại dầu khác thích hợp).
Kiểm tra thường xuyên áp suất khí Nitơ của cụm tích luỹ. Kiểm tra áp
suất khí Nitơ một lần một tuần khi sử dụng ban đầu, rồi kiểm tra một tháng
một lần khi sử dụng thường xuyên và cấp thêm khí Nitơ khi áp suất khí Nitơ
thấp hơn 6.3Mpa (900Psi). Giảm hoàn toàn áp suất dầu nén của nhóm thiết bị
tích luỹ và kiểm tra suất khí Nitơ.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 122 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Áp suất khí Nitơ trong cụm dự trữ nên được tháo xuống còn 1Mpa
(140Psi) để tránh sự cố khi thiết bị điều khiển thuỷ lực được vận chuyển trên
một quãng đường dài.
Kiểm tra mức dầu của tẹc chứa bất cứ lúc nào, mở van ở đáy tẹc dầu để
xả nước và kiểm tra xem có cát ở đáy tẹc hay không. Làm sạch nếu cần thiết.
Kiểm tra các bộ đệm làm kín của bơm điện thường xuyên. Bộ đệm kín
không thể quá chặt. Thay bộ đệm làm kín khi bị hỏng.
Cẩn thận với các vòng làm kín kiểu chữ “O” của các đoạn nối nhanh để
không bị mất khi tháo các đường ống. Những vòng làm kín kiểu chữ “O” này
nên được thu gom lại cùng với nhau và cất giữ thích hợp sau khi được tháo ra.
Lau chùi bề mặt của bảng điều khiển từ xa và bảng kíp trưởng thường xuyên
để giữ chúng được sạch sẽ. Trong khi lau chùi không được làm mất các nhãn
mác.
Kiểm tra các đồng hồ áp suất sau khi khoan một giếng khoan.
3.2.6.3 Bôi trơn
Bơm dầu bôi trơn hoặc dầu máy vào hai vòi phun của van xoay trên xi
lanh khí nén bằng súng phun dầu một tuần một lần.
Kiểm tra sự bôi trơn ở trong dụng cụ bôi trơn dạng phun một lần một
tuần, cấp thêm dầu máy N32 hoặc loại dầu thích hợp khác nếu dầu bị thiếu
hụt.
Mực chất lỏng bôi trơn trong hộp trục khuỷu của bơm điện phải được
kiểm tra một tháng một lần. Cấp thêm dầu máy N32 hoặc loại dầu thích hợp
khác nếu dầu bị thiếu hụt.
Tháo xích và nắp bảo vệ để kiểm tra điều kiện bôi trơn, cấp thêm dầu
máy N32 hoặc loại dầu thích hợp khác nếu dầu bị thiếu hụt.
3.2.7 Các sự cố và cách khắc phục
Có tiếng ồn của hệ thông điều khiển khi chạy.
Nguyên nhân: Khí trộn lẫn với dầu.
Biện pháp: Chạy không tải và tuần hoàn xả sạch khí ra ngoài.
Kiểm tra túi khí của các thiết bị tích luỹ. Thay nếu nó bị vỡ.
Mô tơ điện không thể khởi động.
Nguyên nhân 1: Nguồn điện không phù hợp với yêu cầu.
Biện pháp: Kiểm tra nguồn điện.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 123 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Nguyên nhân 2: Các bộ phận trong hộp điều khiển điện bị hỏng hoặc sự cố,
cầu chì bảo vệ bị cháy.
Biện pháp khắc phục: Kiểm tra và sửa chữa hộp điều khiển điện hoặc thay cầu
chì bảo vệ.
Áp suất lên chậm hoặc ngừng lên sau khi bơm điện khởi động và âm
thanh phát ra không bình thường khi bơm chạy.
Nguyên nhân 1: Mực dầu của tẹc dầu quá thấp và máy bơm không hút được
gì.
Biện pháp: Cấp thêm dầu vào tẹc.
Nguyên nhân 2: Miệng hút của van cửa bị đóng hoặc miệng hút của phin lọc
dầu bị khoá.
Biện pháp: Kiểm tra đường ống, mở van cửa và làm sạch phin lọc dầu.
Nguyên nhân 3: Van giảm áp trên cụm điều khiển không đóng.
Biện pháp: Đóng van giảm áp.
Nguyên nhân 4: Bơm điện bị sự cố.
Biện pháp: Kiểm tra bơm điện.
Bơm điện không thể tự động dừng.
Nguyên nhân 1: Ống dẫn dầu hoặc đoạn nối của bộ điều áp bị khoá hoặc dò rỉ.
Biện pháp: Kiểm tra đường ống của bộ điều áp.
Nguyên nhân 2: Bộ điều áp không làm việc.
Biện pháp: Điều chỉnh hoặc thay đổi bộ điều áp.
Áp suất đầu ra của van điều chỉnh quá cao.
Nguyên nhân: Có bụi bẩn ở bề mặt bịt kín của vòng làm kín ở trên van.
Biện pháp: Xoay vô lăng điều chỉnh áp suất để hộp làm kín di chuyển lên
xuống vài lần để đẩy bụi bẩn ra ngoài.
Vận hành khởi động đóng mở đối áp từ bảng điều khiển kíp trưởng
không thể thực hiện được.
Nguyên nhân: Phần lõi bên trong cáp khí bị nối sai, bị vỡ hoặc bị chèn. Vòng
đệm kín ở mặt bích nối không kín.
Biện pháp: Kiểm tra cáp khí.
3.3 Một số bộ phận trong hệ thống điều khiển cụm đối áp
3.3.1 Bộ điều áp YTK - 02
3.3.1.1 Giới thiệu chung
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 124 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Bộ điều áp YTK - 02 điều khiển hệ thống bơm điện và hệ thống đèn
cảnh báo bằng cách đóng hoặc mở công tắc vi biến dạng (biến dạng vô cùng
bé) của bộ phận linh hoạt (bộ nhạy) dưới các mức áp suất khác nhau.
Cấu trúc của loại điều áp này là kiểu nén ép và hoạt động của nó là chính xác
và đáng tin cậy. Lớp vỏ của bộ điều áp được làm bằng hợp kim nhôm đúc
phù hợp với tiêu chuẩn chống cháy, nó phù hợp hơn khi sử dụng trong khu
vực khai thác dầu mỏ ở điều kiện xấu.
3.3.1.2 Thông số kỹ thuật chính
Thông số kỹ thuật chính của bộ điều áp YTK – 02 như sau:
Biên độ điều khiển: 0 – 40MPa/0 – 1.6MPa (sử dụng cho đèn
cảnh báo khí nén)
Biên độ cài đặt: 10% - 40% (giới hạn áp suất trên)
Độ chính xác điều khiển: ±2.5%
Mức áp suất làm việc: 21MPa (ngắt)
18.9MPa (đóng)
Điện dung bộ khởi động: 380V x 2A hoặc 220V x 3A
3.3.1.3 Cấu trúc và nguyên lý vận hành
Bộ điều áp bao gồm: hệ thống đo áp suất, thiết bị điều khiển điện, bộ
phận điều chỉnh bằng cơ khí, vỏ hộp chống cháy …Tham khảo hình vẽ.
Bộ phận đàn hồi áp suất của hệ thống đo áp suất sẽ biến dạng dưới tác
động của áp suất, áp suất càng cao biến dạng càng lớn và ngược lại. Khi áp
suất đạt tới giá trị cài đặt, các biến dạng đàn hồi được đo và dẫn đến công tắc
vi biến dạng bởi tác động đóng - mở của điểm tiếp xúc, làm cho đường dây
điện của hệ thống điều khiển đóng và nối và thực hiện điều khiển tự động
bơm piston trục khuỷu của hệ thống điều khiển.
3.3.1.4 Phương pháp vận hành
Xoay công tắc của hộp điện ở bảng điều khiển từ xa đến vị trí
“Automatic” để khởi động bơm điện. Nếu bơm điện không làm việc, có thể là
do giá trị áp suất cài đặt quá thấp hoặc biên độ cài đặt quá cao. Tăng giá trị áp
suất cài đặt, máy bơm sẽ khởi động làm việc.
Sau khi bơm điện làm việc, quan sát sự tăng áp suất của hệ thống, ghi
nhận giá trị áp suất mà máy bơm tự động dừng, điều chỉnh áp suất cài đặt
bằng cần cài đặt ở đáy bên phải của vỏ hộp, tăng hoặc giảm giá trị áp suất cài
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 125 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
đặt và khởi động lại mô tơ điện, quan sát áp suất hệ thống. Điều chỉnh vài lần,
đến khi áp suất hệ thống gần 21MPa, bơm điện sẽ tự động dừng ở 21MPa.
Sau khi bơm điện tự động dừng, từ từ mở van giảm áp trên cụm phân phối, áp
suất hệ thống bắt đầu giảm từ 21MPa, quan sát áp suất mà bơm điện tự động
khởi động. Khi áp suất cao hơn áp suât yêu cầu, điều chỉnh biên độ áp suất cài
đặt bằng cần cài đặt ở phía trên bên phải vỏ hộp, sẽ nâng biên độ cài đặt lên
và giảm áp suất khởi động. mặt khác giảm biên độ cài đặt để tăng áp suất khởi
động.
Chú ý: Trong quá trình điều chỉnh, biên độ cài đặt và giá trị cài đặt sẽ ảnh
hưởng lẫn nhau. Bởi vậy phải điều chỉnh nhiều lần sao cho đến lần cuối cùng
phù hợp với yêu cầu điều khiển.
3.3.2 Van xoay 4 ngả - 3 vị trí 34ZS21-25
3.3.2.1 Giới thiệu chung
Van xoay 4 ngả - 3 vị trí là một trong những bộ phận chính của hệ
thống điều khiển cụm đối áp. Dầu áp suất cao trong thiết bị tích luỹ chảy vào
trong các đối tượng điều khiển qua van này, trong lúc đó hoạt động đóng mở
của BOP được thực hiện bằng cách chuyển hướng các van.
Van này không những có thể vận hành chuyển hướng trực tiếp bằng tay
mà còn có thế chuyển hướng bằng khí nén bằng cách vận hành van xoay khí
nén trên bảng kíp trưởng.
3.3.2.2 Thông số kỹ thuật chính
Kiểu: 34ZS21 – 35
Áp suất làm việc: 21MPa
Đường kính lỗ van: 25mm
Mức lưu lượng: 160L/phút.
Kiểu lõi van: Kiểu chữ “O”
Trọng lượng: 12Kg
3.3.2.3 Cấu trúc và đặc điểm
Van gồm các bộ phận sau:
1 - Thân van dưới. 5 - Trục xoay. 9 - Chốt
2 - Thân van trên. 6 - Lò xo. 10 - Bảng định hướng.
3 - Lõi van. 7 - Bi thép. 11 - Đế van.
4 - Ổ bi chặn. 8 - Tay van. 12 - Lò xo xoắn
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 126 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Hình 2 .3.13. Van xoay 4 ngả 3 vị trí
Đặc điểm của van:
Lõi van được xử lý để cải thiện khả năng chống ăn mòn, chống rỉ sét
của bề mặt lõi van. Lõi và đế van sử dụng đệm làm kín dưới tác động của áp
suất khác nhau, bởi vậy áp suất dầu càng cao thì khả năng làm kín càng tốt và
càng tin cậy. Lò xo xoắn 12 có tác dụng như một đệm kín đầu tiên và nó có
thể tự cung ứng khi đế van bị mòn. Trang bị cùng với bạc lót 4, khi van
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 127 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
chuyển hướng mô men dẫn động của tay van trở nên nhỏ hơn và không nhỏ
hơn 30Nm. Đỉnh của thân van trên là bảng dẫn hướng 10, khi tay van xoay bi
thép 7 đi vào lỗ của bảng định hướng dưới lực tác động của lò xo 6, chốt xi
lanh 9 trượt trong khe trượt của bảng định hướng bởi vậy có thế khống chế vị
trí. Khi chuyển hướng, tay van có thế vận hành chính xác, tin cậy để chuyển
hướng và đặt lại.
3.3.2.4 Nguyên lý hoạt động
Có 4 lỗ trong van là các lỗ P, A, B, O. Lỗ P là cửa vào của dầu có áp,
lỗ A và B là cửa ra của dầu có áp được nối với hai khoang chứa dầu của xi
lanh đối áp, lỗ O là một lỗ tuần hoàn được nối với tẹc chứa dầu.
Khi van chuyển hướng, tay van có 3 vị trí: middle (tay van ở vị trí giữa), close
(xoay tay van về bên phải 450), open (xoay tay van về bên trái 450), mối quan
hệ như sau:
Tay van ở vị trí Middle: Bốn lỗ dầu P, A, B, O không thông nhau.
Tay van ở vị trí close: Lỗ P nối với lỗ A, cùng lúc đó áp suất dầu chảy
qua lỗ B vào trong khoang chứa dầu đóng của đối áp và áp suất dầu đẩy
piston của xi lanh để đóng đối áp. Trong khi đó dầu từ các khoang chứa dầu
bên cạnh khác chảy ngược lại tẹc chứa qua lỗ A của van.
Khi khoan bình thường, các tay van 4 ngả - 3 vị trí của các đối áp phải
ở vị trí “open”. Trái lại, khi giếng phun, vị trí của các tay van trên đảo ngược
lại ở vị trí “close”
Vị trí “middle” của van là không sử dụng. Khi điều chỉnh, kiểm tra, sửa
chữa thiết bị và trong quá trình vận chuyển, các tay van phải ở vị trí giữa để
tránh rò rỉ dầu.
3.3.3 Van xả tràn JYS21 – 25
3.3.3.1 Giới thiệu chung
Chức năng của van xả tràn trong hệ thống điều khiển cụm đối áp là
giảm áp suất dầu (21MPa) trong thiết bị tích luỹ tới áp suất yêu cầu điều
khiển của BOP (10.5MPa). Ngoài ra trong một vài điều kiện nào đó van này
cũng có nhiệm vụ tự động chảy tràn để giảm áp suất.
3.3.3.2 Thông số kỹ thuật chính
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 128 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Kiểu: JYS21-35
Áp suất làm việc: 21 MPa
Lỗ van: 25 mm
Mức lưu lượng: 160 L/phút
Khoảng áp suất điều chỉnh: 0 – 14 MPa
Trọng lượng: 26 Kg
3.3.3.3 Cấu trúc và đặc điểm
Van xả tràn gồm các bộ phận sau, nhìn vào hình vẽ:
1. Vô lăng. 12. Mặt bích đáy
2. Thân bulông điều chỉnh. 13. Ống lót trượt tràn
3. Cần hãm 14. Lò xo
4. Ổ bi chặn. 15. Ống lót trượt xả dầu
5. Đế tựa lò xo 16. Lò xo
6. Lò xo trong 17. Đế van
7. Lò xo ngoài 18. Thân van
8. Hộp đậy 19. Mặt bích đường dầu vào
9. Lắp đậy bạc lót 20. Bệ van đường dầu vào
10. Đòn bẩy 21. Chốt
11. Mặt bích đường dầu ra
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 129 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Hình 2.3.14. Van xả tràn JYS21 – 25
3.3.3.4 Nguyên lý làm việc
Dầu áp suất cao P1 đi vào trong khoang chứa của van qua lỗ nhỏ hình
lưỡi liềm giữa mặt bích đường dầu vào và đế van, sự chênh lệchch áp suất
sinh ra giữa phía trên cùng và phía đáy làm cho lõi van di chuyển lên xuống
rồi nén lò xo và cân bằng lực của lò xo, khi lò xo di chuyển lên phía trên đến
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 130 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
lõi van và đóng lỗ hình lưỡi liềm, áp suất dầu trong khoang chứa của van và
lõi van không tăng nữa, nó được cân bằng với lực của lò xo. Lúc này áp suất
dầu trong khoang chứa của van là áp suất của đầu ra P2, P2 có thể được điều
chỉnh bằng vô lăng cài đặt của lò xo. Khi nới lỏng lò xo, lực nén của lò xo
giảm, sự chênh áp hướng lên trên để cân bằng với lõi van trở lên nhỏ hơn.
Ngược lại khi ép chặt lò xo, lực nén của lò xo tăng vế sự chênh áp hướng lên
trên để cân bằng với lõi van trở lên lớn hơn và áp suất dầu trong khoang chứa
của van và áp suất ra P2 cũng lớn hơn.
Khi áp suất đầu ra P2 giảm (do mở và đóng BOP), áp suất dầu trong
khoang chứa của van bị thấp xuống và sự chênh áp suất giữa đỉnh và đáy ở
phần cuối cùng của lõi van giảm xuống làm cho lực của lò xo vượt quá chênh
áp, và lực này làm cho lõi van di chuyển xuống phía dưới. Trong khi đó lỗ
hình lưỡi liềm lộ ra và dầu áp suất cao đi vào trong khoang chứa của van, làm
cho áp suất dầu trong khoang chứa của van tăng, mở rộng sự chênh áp làm lõi
van di chuyển hướng lên trên đến tận khi lỗ hình lưỡi liềm biến mất và giữ
cho áp suất đầu ra không thay đổi.
Khi áp suất đầu ra P2 tăng, áp suất dầu trong khoang chứa của van trở
nên cao hơn và đẩy lõi van di chuyển xuống phía dưới (nén lò xo), làm lỗ
hình lưỡi liềm lộ ra và dầu tràn ra, giảm áp suất dầu trong khoang chứa của
van và làm cho lõi van di chuyển xuống phía dưới dưới tác dụng của lực lò
xo, đóng lỗ chảy tràn hình lưỡi liềm và giữ cho áp suất đầu ra không thay đổi.
Trong chu trình này, nếu cố định áp suất lò xo, áp suất đầu ra P2 sẽ giữ
không thay đổi chừ khi áp suất đầu vào P1 thấp hơn áp suất đầu ra P2.
Đế van được làm kín dạng mặt phẳng, sau khi bề mặt làm kín bị mòn,
nó có thể tự bù vào bằng lực của lò xo do vậy tăng thời gian sử dụng của van.
3.3.3.5 Đặc điểm và hướng dẫn vận hành
Khi điều chỉnh áp suất van, tăng áp suất từng bước môt và giảm áp suất
đều đều.
Khi rời khỏi nhà máy, áp suất đầu ra của van của hai van chảy tràn đã
được điều chỉnh xuống 10.5 MPa, nếu cần áp suất thấp hơn, có thể xoay vô
lăng ngược chiều kim đồng hồ để giảm áp suất đầu ra.
Trong hệ thống, phin lọc 1” được lắp ở phía trước đường dầu vào van
xả tràn, làm sạch cẩn thận phin lọc, bảo vệ van không bị bẩn, nếu không sẽ
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 131 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của van. Khi áp suất dầu đầu vào thay đổi,
áp suất đầu ra sẽ không bị ảnh hưởng.
3.3.4 Máy bơm trục khuỷu QB21-60/QB21-80
3.3.4.1 Giới thiệu chung
Máy bơm pit tông trục khuỷu là máy bơm 3 pit tông với trục khuỷu nối
với cần dẫn động, hình thức phân phối là kiểu van. Cấu trúc đơn giản, dễ sửa
chữa, khả năng chống rỉ sét cao, thích hợp với điều kiện mỏ. Chủ yếu sử dụng
trong các hệ thống mà môi trường làm việc là dầu thuỷ lực.
3.3.4.2 Các thông số kỹ thuật chính
Kiểu QB21 – 80 QB21 – 60
Mức áp suất làm việc (MPa) 21 21
Lưu lượng lý thuyết (ml/r) 82 60
Công suất mô tơ (Kw) 18.5 15
Trọng lượng (Kg) 200 200
3.3.4.3 Cấu trúc và nguyên lý vận hành
Gồm các bộ phận chính như sau (tham khảo hình vẽ):
1. Hộp trục khuỷu. 2. Đầu bơm.
3. Lò xo. 4. Đường dầu vào ra lõi van.
5. Đế van. 6. Bạc đệm kín trước.
7. Nhóm vòng làm kín kiểu chữ “V” 8. Hộp làm kín.
9. Bạc ép kín. 10. Chụp làm kín.
11. Pittông 12. Ốc nối thanh truyền.
13. Vòng hãm. 14. Trục đầu chữ thập.
15. Đầu chữ thập. 16. Lỗ thông hơi.
17. Thanh truyền. 18. Trục khuỷu.
19. Ống lót ổ trục. 20. Bạc lót.
21. Thang đo dầu. 22. Đệm kín dầu.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 132 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Hình 2.3.15. Bơm piston trục khuỷu
Bộ phận dẫn động thanh truyền trục khuỷu bao gồm: trục khuỷu 18,
thanh truyền 17, đầu chữ thập 15 và trục đầu chữ thập 14. Khi trục khuỷu
quay trục đầu chữ thập 14 đẩy piston 11 đi về phía bên trái để mở lỗ thông
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 133 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
dầu áp suất cao. Bộ phận dẫn động thanh truyền trục khuỷu làm cho đầu chữ
thập hút dầu do tác động của ốc nối thanh truyền 12 và vòng hãm 13 kéo
piston về phía bên phải.
Đầu bơm 2 bao gồm hai hàng van kiểm soát, các van này gồm lõi van 4
và đế van 5. Ba van phía trên là van kiểm soát xả dầu, ba van phía dưới là van
xả dầu. Khi piston đi về phía bên phải. Áp suất âm sinh ra được sinh ra ở đầu
bơm (lúc này van kiểm soát xả dầu đóng) làm cho van kiểm soát hút dầu mở
để hút dầu; khi piston đi về phía bên trái, chức năng của dầu có áp suất làm
cho van kiểm soát hút dầu đóng và van kiểm soát xả dầu mở để xả dầu áp suất
cao.
3.3.4.4 Lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng
Máy bơm và mô tơ điện phải được đặt cố định bằng các chốt ở cùng
một bệ đỡ để tránh bị nới lỏng và bị nghiêng. Hình thức chuyền động từ mô
tơ điện sang máy bơm thông qua dây curoa
Khi lắp đặt, tất cả các ống nối phải được vặn chặt để giữ kín tránh hút
khí vào gây ăn mòn.
Phin lọc được lắp ở các ống hút khí của bơm. Các phin lọc phải được
tháo ra để kiểm tra hàng tháng, làm sạch lưới phin lọc cẩn thận, tránh bị bụi
bẩn.
Khả năng tự hút của máy bơm sẽ thấp hơn khi khoảng cách giữa bề mặt
chất lỏng thấp nhất đến giữa trục bơm lớn hơn 300mm khi lắp đặt.
Hướng xoay của máy bơm: Nhìn từ trục bơm, hướng xoay của bơm
ngược chiều kim đồng hồ.
Có hai đường dầu vào và ra ở cuối máy bơm. Có thể lựa chọn chúng
tuỳ theo vị trí lắp đặt.
Mở nút thông hơi 16, bơm dầu máy #20 vào trong tẹc chứa dầu của
trục khuỷu đến khi mực dầu đạt đến điểm thang đo dầu, theo dõi độ cao mực
dầu trong qua trình sử dụng và cấp dầu kịp thời, thay dầu của hộp trục khuỷu
thường xuyên (thường là nửa năm một lần), để duy trì sự sạch sẽ của dầu bôi
trơn.
Khi làm việc bình thường, nhiệt độ của hệ thống phải ở trong khoảng
từ 20 – 600C, khi nhiệt độ không ở trong khoảng này thì phải lắp các thiết bị
làm mát hoặc thiết bị làm nóng trong tẹc dầu.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 134 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Độ kín khít của vòng làm kín dạng chữ “V”trong thiết bị làm kín piston
phải hợp lý. Không được ép vòng làm kín quá chặt
3.3.4.5 Nguyên nhân trục trặc và cách giải quyết
Số thứ
tự
Hiện tượng Các nguyên nhân có thể Phương pháp giải quyết
1 1. Tiếng ồn
lớn
2. Rung mạnh
3. Bọt khí
trong dầu
1. Máy bơm không hút
được gì
2. Mực dầu thấp
3. Nhiệt độ dầu thấp
hoặc dầu độ nhớt cao.
4. Mức độ đồng tâm của
trục bơm và môtơ điện
vượt quá tiêu chuẩn kỹ
thuật
1. Kiểm tra xem các ống
dẫn dầu có bị rò rỉ hay
không, các màng của
phin lọc, đường dầu vào
của máy bơm có bị chèn
lấp hay không, nếu có
trục trặc thì giải quyết
ngay.
2. Nhiệt độ của tẹc dầu
tăng, thay dầu phù hợp,
điều chỉnh một lần nữa
và vặn chặt bulông
2 1. Tăng áp
suất hệ thống
2. Lưu lượng
bơm tăng
chậm không
đủ
1. Bề mặt làm kín bị
mòn hoặc bị chèn
2. Vòng làm kín kiểu
chữ “V” bị hỏng.
1. Thay hoặc điều chỉnh
lõi van dầu vào, dầu ra
và đế van.
2. Thay các vòng làm
kín.
3 Sự phát sáng
không bình
thường
1. Bạc lót bị cháy
2. Các vòng làm kín
bằng vải bạt kiểu chữ
“V” qua chặt
1. Thay bạc lót
2. Điều chỉnh độ chặt
khít của các vòng làm
kín.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 135 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG KÍNH CỦA XI LANH ĐIỀU
KHIỂN ĐỐI ÁP NGÀM LẮP ĐẶT TẠI GIẾNG THC-08
TIỀN HẢI – THÁI BÌNH
4.1 Các công thức thường sử dụng để tính toán xi lanh thủy lực
4.1.1 Diện tích A, lực F, và áp suất p
+/ Diện tích piston
A1 =
గ.మ
ସ
; A2 =
గ.(మାௗమ)
ସ
Hình 2.4.1. Sơ đồ xi lanh thủy lực
+/ Lực
Ft = p.A
+/ Áp suất
P =
ி
Trong đó:
A – diện tích tiết diện piston (cm2)
D – đường kính của xi lanh (cm)
d – đường kính của cần (cm)
p – áp suất (bar)
Ft – lực (kN)
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 136 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Nếu tính đến tổn thất ở xi lanh, để tính toán đơn giản, ta chọn:
- Áp suất: p = ி
.ఎ . 10ସ
- Diện tích piston: A =
గ.ௗమ
ସ
. 10ିଶ
d – đường kính của piston (mm)
ߟ – hiệu suất, lấy theo bảng sau:
P (bar) 20 120 160
ߟ (%) 85 90 95
Như vậy piston bắt đầu chuyển động được khi lực Ft > FG + FA + FR
Trong đó:
FG – trọng lực;
FA - lực gia tốc;
FR – lực ma sát;
4.1.2 Quan hệ giữa lưu lượng Q, vận tốc v, và diện tích A
Hình 2.4.2. Sơ đồ xi lanh thủy lực
Lưu lượng chảy vào xi lanh được tính theo công thức
Q = A.v
Để tính toán đơn giản, ta chọn:
Q = A.v.10-1
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 137 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
A =
గ.మ
ସ
10ିଶ
Trong đó:
D - đường kính (mm)
A – diện tích của xilanh (cm2)
Q – lưu lượng (lít/phút)
V – vận tốc (m/phút)
4.1.3 Tính toán đường kính
Hình 2.4.3. Sơ đồ xi lanh thủy lực
Từ sơ đồ trên ta có:
+/ Lực quán tính: Fa = m.a
(Fa =
ௐಽ
.a theo hệ Anh)
+/ Lực ma sát: Fms = m.g.f
(Fms = Wl.f theo hệ Anh)
+/ Lực ma sát trong xylanh Fs thường bằng 10% lực tổng cộng, tức là:
Fs = 0,10.F
+/ Lực tổng cộng tác dụng lên piston sẽ là:
F =
.
ଵ
+ Fms + Fs + Ft (daN)
Theo hệ Anh: F =
ௐಽ.
ଷଶ,ଶ.ଵଶ + Fms + Ft (lbf)
Trong đó:
Ft – lực do tải trọng ngoài gây ra (ngoại lực), daN (lbf);
m – khối lượng chuyển động, kg.s2/cm;
WL – trọng lực, (lbf);
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 138 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
a – gia tốc chuyển động, cm/s2;
Fms – lực ma sát của bộ phận chuyển động, daN (lbf);
Fs – lực ma sát trong piston – xilanh, daN (lbf);
Ta có phương trình cân bằng tĩnh của lực tác dụng lên piston
P1.A1 = p2.A2 + F
Đối với xylanh không đối xứng thì lưu lượng vào khác lưu lượng ra
Q1 = Q2.R với R =
భ
మ
(hệ số diện tích)
Từ đó ta xác định được đường kính của xi lanh (D), đường kính của
cần piston (d). Cụ thể:
- Đường kính của xi lanh:
D = 2.ට
భ
గ
- Đường kính của cần piston:
d = 2.ටభିమ
గ
4.2 Tính toán đường kính xi lanh thủy lực của đối áp ngàm lắp đặt tại
giếng THC - 08
4.2.1 Tính đường kính xi lanh
+/ Lực mà xi lanh phải tạo để tác dụng lên các chấu khi đóng mở đối áp phải
thắng lực tác dụng lên piston do áp suất làm việc tạo ra. Lực mà xi lanh phải
tạo được tính theo công thức:
P = pg.
గ.ௗమ
ସ
Trong đó: pg – áp suất trong giếng khoan, kG/cm2
d - đường kính cần piston, mm
+/ Diện tích của piston khi kể đến sự cần thiết để đóng đối áp
A =
+/ Lực ma sát giữa đệm làm kín giữa vành cao su lắp trên cần piston và xi
lanh được tính theo công thức:
Fms = ߨ.pr.d.h0.f
Trong đó:
Pr – áp lực mà vành làm kín phải chịu được khi đóng đối áp (kG/cm2)
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 139 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
d - đường kính bề mặt tiếp xúc (mm)
h0 – diện tích bề mặt tiếp xúc của vành làm kín với bề mặt tiếp xúc
(mm)
f – hệ số ma sát, trong trường hợp này là hệ số ma sát giữa cao su và
thép (f = 0,01 0,07)
+/ Lực tổng cộng mà xilanh cần phải tạo ra:
F = P + Fms
+/ Đường kính bên trong xilanh được xác định theo công thức
D =2. ට
ி
గ
+/ Đường kính ngoài của xi lanh xác định trên cơ sở điều kiện bền theo
phương pháp Lamme
Dn = D.ට
[ఙ]ା ,ସ[ఙ]ି ଵ,ଷ
Trong đó: D – đường kính bên trong xi lanh (mm)
P – Áp suất làm việc của đối áp (kG/cm2)
[ߪ] - ứng suất kéo cho phép của vật liệu xi lanh
(Thép CT45 [ߪ] = 50 70 MPa; thép hợp kim [ߪ] = 100 MPa)
ߪ =
ೌೣ.(మା మ)(మିమ) [ߪ]
Trong đó: Pmax – áp suất thử rò đối với xi lanh đối áp ngàm (kG/cm2)
+/ Tính bền của xi lanh được tính toán kiểm toán theo công thức
ߪ =
ଶ.ோ.௦
Trong đó:
R - ứng suất cho phép của vật liệu (R = 0,4.ߪ, ߪ là sứng suất bền)
(kG/cm2)
s – chiều dày của thành xi lanh (mm)
D – đường kính trong của xi lanh (mm)
+/ Ứng dụng các công thức trên ta sẽ tính toán và xác định đường kính xi
lanh của đối áp ngàm lắp đặt tại giếng THC – 08
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 140 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Dự báo: áp suất giếng là 110,4 kG/cm2. Nhiệt độ đáy giếng khoan
khoảng 700C. Áp suất lớn nhất trong xi lanh là 3000 psi. Đường kính cần
piston là 50 mm.
Ta có: 3000 psi = 210 kG/cm2
Lực tổng cộng mà xi lanh cần phải tạo ra để là
F = P + Fms
P – áp lực mà xi lanh cần phải tạo ra
P = pc.
గ.ௗమ
ସ
= 110,4.ଷ,ଵସ.ହమ
ସ
= 2166,6 kG/cm2
Fms – lực ma sát giữa đệm làm kín giữa đệm cao su lắp trên cần piston
và xi lanh
Fms = ߨ.pr.n.d.h0.f
Trong đó: pr = 210 kG/cm2 – áp lực vành làm kín phải chịu được
n = 4 – số lượng vành làm kín
d = 5 cm – đường kính cần piston
h0 = ߨ.d.a = 3,14.5.0,3 = 4,71 cm2 (a là bề rộng vành lám kín) –
diện tích tiếp xúc của vành làm kín và bề mặt tiếp xúc
f = 0,07 – hệ số ma sát
Thay số vào ta có:
Fms = 3,14.210.4.5.4,71.0,07 = 4348,0836 kG
Lực tổng cộng mà xi lanh cần phải tạo ra
F = 2166,6 + 4348,0836 = 6514,6836 kG
Đường kính của bên trong xi lanh thủy lực
D = ටସி
గ
= ටସ.ଷଵ,ଶଶ
ଷ,ଵସ 6,286 cm
Lấy hệ số an toàn bằng 3, đường kính thực tế của xi lanh là 3.6,286
18,86 cm 7,43 inch
Kết quả tính toán này hợp lý với tính toán của nhà sản xuất là 7ଵ
ଶ
inch.
Đường kính bên ngoài của xi lanh
Dn = D.ට
[ఙ]ା ,ସ[ఙ]ି ଵ,ଷ
Trong đó: [ߪ] = 100 MPa = 100000000 Pa = 1020 kG/cm2
P = 3000 Psi = 210 kG/cm2
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 141 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
D = 7
ଵ
ଶ
inch = 19,05 cm
Dn = 19,05.ට
ଵଶା,ସ.ଶଵ
ଵଶ ିଵ,ଷ.ଶଵ 23,52 (cm)
Ta có: ߪ =
ೌೣ.(మା మ)(మିమ) = ଶଵ.(ଶଷ,ହଶమାଵଽ,ହమ)(ଶଷ,ହଶమିଵଽ,ହమ) 1016,02 kG/cm2 < [ߪ]
Kết luận: xi lanh có độ bền thỏa mãn theo yêu cầu
4.2.2 Tính nắp xi lanh
Nắp xi lanh thủy lực có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật được gắn
với nắp của thân đối áp bằng các chốt – bu long.
Nắp xi lanh chịu tải trọng do áp suất bên trong xi lanh thủy lực và áp
suất bên trong giếng tạo nên. Nó tác dụng lực lên cần piston, lực đó được tính
theo công thức:
F = గ.(మିௗమ)
ସ
. ௧ + గ.ௗమସ
Trong đó:
D – đường kính trong của xi lanh (mm)
dc – đường kính của cần piston (mm)
pt – áp suất bên trong xi lanh thủy lực (kG/cm2)
+/ Lực mà mỗi chốt gắn nắp xi lanh với nắp đối áp có thể chịu được trong
trường hợp có kể đến lực vặn được tính theo công thức:
P = 1,2.
ி
௭
Trong đó:
z – số chốt
1,2 – hệ số dự trữ vặn
+/ Mômen uốn của nắp mặt bích khi chịu tác dụng của một chốt hoặc bu long
được tính theo công thức:
Mu = p.l
Trong đó:
p – lực mà một chốt có thể chịu được
l – cánh tay đòn (mm)
+/ Ứng suất uốn
ߪ௨ =
ெೠ
ௐ
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 142 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
Trong đó:
Mu – mômen uốn
W – mômen kháng uốn
+/ Mômen kháng uốn
W =
మ
Trong đó:
b – chiều cao tiết diện (mm)
h – chiều cao tiết diện (mm)
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi 143 Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
KẾT LUẬN
Công tác khoan tìm kiếm – thăm dò, khai thác dầu khí là một trong
những công tác quan trọng trong ngành công nghiệp dầu khí nói chung. Việc
đảm bảo an toàn trong các hoạt động dầu khí, quản lý an toàn trong các hoạt
động khai thác dầu khí, công tác kiểm soát và quản lý giếng khoan, sự cố
phun trào dầu, khí đã trở thành mỗi quan tâm của xã hội, Nhà nước và là
trọng tâm trong công tác điều hành, giám sát cũng như trong sản xuất kinh
doanh của công nghiệp dầu khí Việt Nam.
Để đảm bảo an toàn trong công khác khoan tìm kiếm – thăm dò khai
thác dầu khí, tạo môi trường làm việc an toàn cho các chuyên gia, kỹ sư, công
nhân dầu khí thì việc lắp đặt các thiết bị phòng chống phun trào là rất quan
trọng. Hệ thống thiết bị chống phun trào là tổ hợp gồm thiết bị khác nhau
trong đó thiết bị đối áp là đóng vai trò chính trong việc bít giếng, dập giếng
khi có phun trào xảy ra. Việc vận hành an toàn và hiệu quả các thiết bị chống
phun trào góp phần lớn vào sự thành công của công tác khoan tìm kiếm –
thăm dò, khai thác dầu khí. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn
Bản, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn Thiết bị dầu khí và công
trình, cùng sự giúp đỡ của các anh bên VPI, VPEP Sông Hồng, em đã xây
dựng nên đồ án về thiết bị chống phun trào được lắp đặt giếng THC -08 ở
Tiền Hải, Thái Bình. Đồ án là sự giới thiệu về các thiết bị chống phun đang
được sử dụng hiện nay, và thiết bị đối áp và hệ thống điều khiển đối áp được
lắp đặt tại giếng THC – 08. Trong quá trình làm đồ án em đã cố gắng tìm
kiếm tài liệu để có thể giới thiệu được nhiều nhất có thể các loại thiết bị,
nhưng do trình độ và khả năng hiểu biết còn hạn chế nên đồ án còn có nhiều
hạn chế và sai sót vì thế em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để
em có thể trang bị thêm kiến thức về mảng thiết bị chống phun và các thiết bị
trong ngành công nghiệp dầu khí nói chung. Một lần nữa em xin chân thành
cảm ơn thầy cô và các bạn đã giúp em hoàn thành đồ án này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên: Nguyễn Điển Chi
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
SV: Nguyễn Điển Chi Lớp: Thiết bị dầu khí – K51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. A.G. Kalinin, R.A.Gandzumian, A.G Messer - Cẩm nang kỹ sư công nghệ
khoan các giếng khoan sâu
[2]. Đinh Ngọc Ái (chủ biên) – Thủy lực và máy thủy lực
[3]. Robert D.Grace - Blowout and Well Control Handbook
[4].ABERDEEN DRILLING SCHOOLS & Well Control Training Centre –
WELL CONTROL for the Rig – Site Drilling team
[5]. Baker Huges ITEQ – Drilling Engineering Workbook
[6].Shandong Jinzhou Petroleum equipment Co.,Ltd – BOP Systems
[7].Hussian Rabia – Well engineering & Construction
[8]. Schlumberger – Well Control Manual
[9].Larry W.Lake , Editor – in – Chief – Petroleum engineering Handbook
[10]. Peter R.Wygle – Blowout prevention in California – Equipment
Selection and Testing
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thi7871t b7883 ch7889ng phun tramp224o d7847u khamp237 l7855p 2737863t tamp7.pdf