Đồ án Thiết kế bộ ổn định điện áp sử dụng phần tử bán dẫn bằng tiristor hoặc IGBT

Sau thời gian ba tháng nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu, đến nay đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành với ba phần cụ thể sau: Chương 1. Năng lượng điện mặt trời Chương 2. Giới thiệu một số mạch băm xung điện áp một chiều Chương 3. Xây dựng bộ băm xung song song bằng IGBT (boost chopper)

pdf64 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế bộ ổn định điện áp sử dụng phần tử bán dẫn bằng tiristor hoặc IGBT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặt tất cả các chỉ thị trên mà có thể chỉ cần một số chỉ thị quan trọng nhất tùy thuộc đặc điểm của hệ nguồn. Để bảo vệ dàn pin mặt trời khỏi các hư hỏng trong các trường hợp một hoặc một vài pin hay modun trong dàn pin bị hư hỏng, bị bóng che, bị bụi bẩn bao phủ,... người ta dùng các diode bảo vệ mắc song song và. Cần phải lựa chọn các diode thích hợp, tức là chịu được dòng điện và hiệu điện thế cực đại trong mạch của diode. Việc đưa vào các diode bảo vệ trong mạch gây ra tổn hao năng lượng của hệ và sụt thế trong mạch. Vì vậy cần phải tính đến các tổn hao này khi thiết kế, tính toán hệ thống năng lượng mặt trời. 1.3. Các thông số chính của hệ thống điện mặt trời Hệ thống điện mặt trời có các thông số chính sau: - Yêu cầu của phụ tải - Vị trí lắp đặt hệ thống. 1.3.1. Yêu cầu của phụ tải - Gồm bao nhiêu thiết bị, các đặc trưng điện của mỗi thiết bị như công suất tiêu thụ, hiệu điện thế, tần số làm việc, hiệu suất của các thiết bị điện - Thời qian làm việc của mỗi thiết bị bao gồm thời gian biểu và khoảng thời gian trong ngày, trong tuần trong tháng 12 - Thứ tự ưu tiên của các thiết bị điện, thiết bị nào cần phải hoạt động liên tục và yêu cầu độ ổn định cao, thiết bị nào có thể ngừng tạm thời. Các thông số trên trước hết cần thiết cho việc lựa chọn sơ đồ khối. Ví dụ nếu tải làm việc vào ban đêm thì hệ cần phải có thành phần dự trữ năng lượng, tải làm việc với điện xoay chiều hiệu điện thế cao cần có thêm bộ biến đổi. Ngoài ra, các thông số này cũng chính là cơ sở để tính toán định lượng dung lượng của hệ thống. 1.3.2. Vị trí lắp đặt hệ thống - Yêu cầu này xuất phát từ việc thu thập các số liệu về bức xạ mặt trời và các số liệu về thời tiết khí hậu. Bức xạ mặt trời phụ thuộc vào từng địa điểm trên mặt đất và các điều kiện tự nhiên của địa điểm đó. Các số liệu về bức xạ mặt trời và khí hậu, thời tiết được các trạm khí tượng ghi lại và xử lí trong khoảng thời gian rất dài, hàng chục, có khi hàng trăm năm. Vì các thông số này biến đổi rất phức tạp nên trong việc thiết kế hệ thống điện mặt trời cần phải lấy số liệu ở các trạm khí tượng đã hoạt động trên mười năm. - Khi thiết kế hệ thống điện mặt trời, để hệ cung cấp đủ năng lượng cho tải trong suốt cả năm, ta phải chọn giá trị cường độ bức xạ tổng của tháng thấp nhất trong năm làm cơ sở. Tất nhiên khi đó, ở các tháng mùa hè năng lượng của hệ sẽ dư thừa và có thể gây lãng phí lớn nếu không dùng thêm các tải phụ. Ta không thể dùng các bộ tích trữ năng lượng như acquy để tích trữ năng lượng trong các tháng mùa hè để dùng trong các tháng mùa đông vì không kinh tế. Để giải quyết vấn đề trên người ta dùng thêm một nguồn điện dự phòng như máy phát diezen, máy nổ cấp điện thêm cho những tháng có cường độ bức xạ mặt trời thấp hoặc sử dụng công nghệ nguồn tổ hợp (hybrid system technology). Trong trường hợp này có thể chọn cường độ bức xạ trung bình trong năm để tính toán và giảm được dung lượng dàn pin mặt trời. Ngoài ra còn một số thông số liên quan đến bức xạ mặt trời như số ngày không có nắng trung bình trong năm. Nếu không tính toán đến thông số này, vào mùa mưa có thể có thể có một số ngày không có nắng, acquy sẽ bị kiệt và tải phải ngưng hoạt động. 13 CHƢƠNG 2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẠCH BĂM XUNG ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU 2.1 Giới thiệu về băm xung một chiều Bộ băm xung điện áp một chiều (bộ biến đổi áp một chiều) sử dụng các ngắt bán dẫn dùng để biến đổi điện áp một chiều thành một chuỗi các xung áp, nhờ đó sẽ thay đổi được trị số điện áp đầu ra. Hình 2.1. Định nghĩa bộ biến đổi áp một chiều Bộ băm xung điện áp một chiều có chức năng biến đổi điện áp một chiều, nó có ưu điểm là có thể thay đổi điện áp trong một phạm vi rộng với hiệu suất của bộ biến đổi cao và tổn thất của bộ biến đổi chủ yếu trên các phần tử đóng cắt rất nhỏ. So với các phương pháp thay đổi điện áp một chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều như phương pháp điều chỉnh bằng biến trở, bằng máy phát một chiều, bằng bộ biến đổi có khâu trung gian xoay chiều, bằng chỉnh lưu có điều khiển... thì phương pháp dùng mạch băm xung có nhiều ưu điểm đáng kể: điều chỉnh tốc độ và đảo chiều dễ dàng, tiết kiệm năng lượng, kinh tế và hiệu quả cao, đồng thời đảm bảo được trạng thái hãm tái sinh của động cơ. Cùng với sự phát triển và ứng dụng ngày càng rộng rãi các linh kiện bán dẫn công suất lớn đã tạo nên các mạch băm xung có hiệu suất cao, tổn thất nhỏ, độ nhạy cao, điều khiển trơn tru, chi phí bảo trì thấp, kích thước nhỏ. 14 Điện áp trung bình đầu ra sẽ được điều khiển theo mức mong muốn mặc dù điện áp đầu vào có thể là hằng số (acquy, pin) hoặc biến thiên (đầu ra của chỉnh lưu), tải có thể thay đổi. Với một giá trị điện áp vào cho trước, điện áp trung bình đầu ra có thể điều khiển theo hai cách: - Thay đổi độ rộng xung. - Thay đổi tần số băm xung. Hình 2.2. Điện áp ra bộ băm xung một chiều Điện áp ra của bộ băm xung là điện áp một chiều thay đổi theo chu kỳ T gồm thời gian có xung t1 và thời gian nghỉ t2. 2.1.1 Phƣơng pháp thay đổi độ rộng xung Nội dung của phương pháp này là thay đổi thời gian t1, giữ nguyên chu kì T. Giá trị trung bình của điện áp ra khi thay đổi độ rộng là: 1. .d t U U U T 15 Trong đó đặt: 1t T γ gọi là hệ số lấp đầy hay còn gọi là tỉ số chu kỳ. Như vậy theo phương pháp này thì dải điều chỉnh của Ura là rộng (0 < γ 1). 2.1.2 Phƣơng pháp thay đổi tần số xung Nội dung của phương pháp này là thay đổi T, còn t1 = const. Khi đó: 1 d 1 t U .U t .f .U T Khi đó Ud = f1.U với f1 = 1 t T Ngoài ra có thể phối hợp cả hai phương pháp trên, nghĩa là điều khiển hỗn hợp, thay đổi cả T và t1. Thực tế phương pháp biến đổi độ rộng xung được dùng phổ biến hơn vì đơn giản hơn, không cần thiết bị biến tần đi kèm. 2.1.3 Nhận xét Ở đây ta chọn cách thay đổi độ rộng xung, phương pháp này gọi là PWM (Pulse Width Modulation). Theo phương pháp này tần số băm xung sẽ là hằng số.Việc điều khiển trạng thái đóng mở của van dựa vào việc so sánh một điện áp điều khiển với một sóng tuần hoàn (thường là dạng tam giác (Sawtooth)) có biên độ đỉnh không đổi. Nó sẽ thiết lập tần số đóng cắt cho van, tần số đóng cắt này là không đổi với dải tẩn từ 400Hz đến 200kHz. Khi Control st u u thì xuất hiện tín hiệu điều khiển mở van, ngược lại khóa van. 16 2.2 Các sơ đồ băm xung 2.2.1. Băm xung nối tiếp – giảm áp (Step – down (Buck)) Hình 2.3. Sơ đồ băm xung nối tiếp Phần tử điều chỉnh quy ước là khoá S (van bán dẫn điều khiển). Đặc điểm của sơ đồ này là khoá S, cuộn cảm và tải mắc nối tiếp. Tải có tính chất cảm kháng hoặc dung kháng. Bộ lọc LC. Diode mắc ngược với Ud để thoát dòng tải khi khoá K ngắt. + S đóng U được đặt vào đầu của bộ lọc. Giả thiết các van là lý tưởng (bỏ qua sụt áp trên các van trong bộ biến đổi) khi đó ud = U. + S mở hở mạch giữa nguồn và tải, nhưng vẫn có dòng id do năng lượng tích luỹ trong cuộn L và Ltải, dòng chạy qua D, khi đó mặc dù ud=0 nhưng 0di . Như vậy, Ud U. Tương ứng ta có bộ biến đổi hạ áp. Đặc tính truyền đạt: 1dI U t W U T 17 2.2.2. Băm xung song song – Tăng áp (Step – up (boost)) Hình 2.4. Sơ đồ băm xung song song Đặc điểm: L nối tiếp với tải, khoá S mắc song song với tải. Cuộn cảm L không tham gia vào quá trình lọc gợn sóng mà chỉ có tụ C đóng vai trò này. Cuộn L tham gia vào quá trình tích lũy năng lượng. + S đóng, dòng điện từ +U qua L S -U. Khi đó D tắt vì trên tụ có UC (đã được tích điện trước đó). + S ngắt, dòng điện chạy từ +U qua L D Tải. Vì từ thông trong L không giảm tức thời về không do đó trong L xuất hiện suất điện động tự cảm eL dt d w , có cùng cực tính U. Do đó tổng điện áp: ud =U + eL. Vậy ta có bộ biến đổi tăng áp. Đặc tính của bộ biến đổi là tiêu thụ năng lượng từ nguồn U ở chế độ liên tục và năng lượng truyền ra tải dưới dạng xung nhọn. Đặc tính truyền đạt: 1 1 1 d I U T W U T t 18 2.2.3. Băm xung đảo cực (Step – down / up (buck – boost)) Hình 2.5. Sơ đồ băm xung đảo cực Tải là động cơ một chiều được thay bởi mạch tương đương R-L-E. L1 chỉ đóng vai trò tích luỹ năng lượng. C đóng vai trò là tụ lọc. + S đóng, trên L1 có U, dòng chạy từ +U S L1 -U. Năng lượng tích luỹ trong cuộn cảm L1; diode D tắt; Ud =UC, tụ C phóng điện qua tải. + S ngắt, cuộn cảm L1 sinh ra sức điện động ngược chiều với trường hợp đóng D thông năng lượng từ trường nạp vào C, tụ C tích điện, Ud sẽ ngược chiều với U. Vậy điện áp ra trên tải đảo dấu so với U. Giá trị tuyệt đối |Ud| có thể lớn hơn hay nhỏ hơn U nguồn. Đặc tính truyền đạt: 1 1 1 ( ) ( ) 1 d I U t W U T t 19 2.2.4 Bộ Chopper lớp C (Bộ đảo dòng) Sơ đồ nguyên lý Hình 2.6. Bộ Chopper lớp C Tải là phần ứng động cơ một chiều kích từ độc lập, nó được thay bởi mạch tương đương R-L-E. Nguyên lý hoạt động. Chế độ động cơ: Trong khoảng 0 t T , động cơ được nối nguồn qua 1S , điện áp đặt lên động cơ là U. Trong khoảng T t T , 1S ngắt, động cơ được nối ngắn mạch qua 2D , điện áp đặt lên động cơ là 0. Chế độ hãm tái sinh: Trong khoảng 0 t T , 2S ngắt, động cơ được nối nguồn qua 1D , điện áp đặt lên động cơ là U. Trong khoảng T t T , 2S dẫn, động cơ được nối ngắn mạch qua 2S , điện áp đặt lên động cơ là 0. 20 Biểu đồ dạng sóng dòng và áp trên tải Hình 1.7. Biểu đồ dạng sóng dòng và áp trên tải Tính toán các thông số trên sơ đồ Trong khoảng 1S ( 1D ) dẫn, điện áp đặt lên động cơ là U, ta có: di Ri L E U dt . Giải bằng phương pháp toán tử Laplace: min U E t t i(t) .(1 e ) I .e R Trong khoảng 2S ( 2D ) dẫn, điện áp đặt lên động cơ là 0, ta có: dk2u 21 di Ri L E 0 dt . Giải bằng phương pháp toán tử Laplace: (t T) (t T) max E i(t) (1 e ) I e R T min T U e 1 E I R R e 1 ; T max T U 1 e E I R R 1 e Trong đó L R Điện áp trung bình trên động cơ: TT d d 0 0 1 1 U u dt Udt U T T Dòng điện trung bình: dd U E U E I R R Độ nhấp nhô dòng điện: T T (1 )T max min d T I I U 1 e e e I 2 2R e 1 Do 1 T nên sử dụng công thức tính gần đúng 2 x xe 1 x 2 ta được d U ΔI (1 ) 2fL d max U ΔI 8fL Dòng trung bình qua van 1S ( 1D ) là: 1 dI I Dòng trung bình qua van 2S ( 2D ) là: 2 dI (1 )I 22 2.2.5 Bộ đảo áp Sơ đồ nguyên lý Hình 2.8. Sơ đồ bộ đảo áp Nguyên lý hoạt động Chu kỳ đóng cắt của mỗi van là T, S1 và S2 được kích dẫn lệch pha một khoảng thời gian T/2, mỗi van S1, S2 được kích với góc dẫn như nhau. Chế độ động cơ (0,5 1) Trong các khoảng 0 t T( 0,5) và T t T 2 thì S1 và S2 cùng dẫn, điện áp đặt lên phần ứng động cơ là U, dòng điện qua động cơ tăng từ minI tới Imax ta có phương trình: di Ri L E U dt . Trong các khoảng T T( 0,5) t 2 và T t T thì S1 và S2 không đồng thời dẫn, do đó động cơ được nối ngắn mạch qua các diot D1 hoặc D2, điện áp đặt lên động cơ là 0, dòng điện qua động cơ giảm từ maxI xuống minI , ta có phương trình di Ri L E 0 dt . 23 Biểu đồ dạng sóng dòng và áp trên tải Hình2.9. Biểu đồ dòng và áp trên tải ở chế độ động cơ Các thông số trên sơ đồ. Biểu thức dòng tải Trong khoảng 0 t T( 0,5) : điện áp đặt lên động cơ là U. Dòng qua động cơ tăng từ Imin tới Imax. Phương trình dòng qua động cơ: di Ri L E U dt Giải phương trình bằng phương pháp toán tử Laplace ta có: min U E t t i(t) .(1 e ) I .e R . Trong khoảng T T( 0,5) t 2 : dòng id ngắn mạch qua S1 và D2 điện áp đặt lên động cơ là 0, id giảm từ Imax về Imin. Phương trình dòng qua động cơ: di Ri L E 0 dt . 24 Giải phương trình bằng phương pháp toán tử Laplace ta có: (t T) (t T) max E i(t) 1 e I e R trong đó 0,5 Với điều kiện T i(0) i( ) I min2 , dựa vào hai phương trình trên ta có: T min T 2 U e 1 E I R R e 1 ; T max T 2 U 1 e E I R R 1 e trong đó L R Độ nhấp nhô dòng điện: max minI I U UI (2 1)(1 ) d 2fL 16fL2 Điện áp trung bình đặt trên động cơ: T T2 d d 0 0 2 2 U u dt Udt 2 U (2 1)U T T Dòng điện trung bình dd U E (2 1)U E I R R Điện áp ngược lớn nhất đặt lên các phần tử là V Dòng trung bình qua các van S1, S2: 1 d (2 1)U E I I R Dòng trung bình qua các diot: 2 d (2 1)U E I (1 )I (1 ) R Chế độ hãm tái sinh (0 0.5 ) 25 Hình2.10. Biểu đồ dòng và áp trên tải ở chế độ hãm tái sinh Trong khoảng 0 t T động cơ được ngắn mạch qua S1 và D2, dòng điện qua động cơ tăng từ Imin tới Imax, điện áp đặt lên động cơ là 0, ta có phương trình: di Ri L E dt (đối với sơ đồ này thì khi làm việc ở chế độ hãm tái sinh phải đảo chiều quay của động cơ). Giải phương trình trong khoảng 0 t T ta được: t t min E i(t) (1 e ) I e R 26 Trong khoảng T T t 2 , động cơ trả năng lượng về nguồn qua các diot D1 và D2, dòng qua động cơ giảm từ Imax xuống Imin, ta có phương trình di Ri L E U dt . Giải phương trình trong khoảng T T t 2 t ta được: ( t T) (t T) max E U i(t) (1 e ) I e R Điện áp trung bình đặt lên động cơ: T 2 T 2 d d 0 T 2 2 U u dt ( U)dt (2 1)U T T Dòng điện trung bình là: dd U ( E) E (1 2 )U I R R Dòng trung bình qua các van S1, S2 là: 1 dI I Dòng trung bình qua các diode D1, D2là: 2 dI (1 )I Điện áp ngược lớn nhất đặt lên các van là: ng.maxU U 2.2.6 Bộ Chopper lớp E Sơ đồ nguyên lý Hình 2.11. Sơ đồ bộ choopper lớp E 27 Ở đây ta sử dụng van bán dẫn IGBT. Bộ băm xung một chiều dùng van điều khiển hoàn toàn IGBT có khả năng thực hiện điều chỉnh điện áp và đảo chiều dòng điện tải. Trong các hệ truyền động tự động có yêu cầu đảo chiều động cơ do đó bộ biến đổi này thường hay dùng để cấp nguồn cho động cơ một chiều kích từ độc lập có nhu cầu đảo chiều quay. Các van IGBT làm nhiệm vụ khoá không tiếp điểm. Các diode Đ1,Đ2,Đ3,Đ4 dùng để trả năng lượng phản kháng về nguồn và thực hiện quá trình hãm tái sinh. Có các phương pháp điều khiển khác nhau như : Điều khiển độc lập, điều khiển không đối xứng và điều khiển đối xứng . Các phƣơng pháp điều khiển a.Phƣơng pháp điều khiển độc lập Nếu ta muốn động cơ chạy theo chiều nào thì ta sẽ chỉ cho một cặp van chạy ,cặp còn lại sẽ khoá. +Muốn cho động cơ quay thuận cho S1,S2 dẫn ,S3,S4 nghỉ. +Muốn cho động cơ quay nghịch cho S1,S2 nghỉ ,S3,S4 dẫn. b. Phƣơng pháp điều khiển không đối xứng Giả sử động cơ quay theo chiều thuận (động cơ sẽ làm việc ở góc phần tư thứ 1và thứ 2) tương ứng với cặp van S, S2 làm việc, S3 luôn bị khoá, S4 được đóng mở ngược pha với S1. Bộ BXMC có 3 trạng thái làm việc : Trạng thái 1: E>Et : Động cơ làm việc ở góc phần tư thứ nhất. Năng lượng cấp cho động cơ được cấp từ nguồn thông qua các van S1, S2 dẫn trong khoảng 0 t1. +Trong khoảng t1 T: Năng lượng tích trữ trong điện cảm sẽ duy trì cho dòng điện theo chiều cũ và khép mạch qua S2, Đ4. 28 Trạng thái 2: E<Et : Động cơ làm việc ở góc phần tư thứ 2 (chế độ hãm) +Trong khoảng 0 t1 :Động cơ trả năng lượng về nguồn thông qua các diode Đ1,Đ2 (IĐ1=IĐ2=It) +Trong khoảng t1 T :S4 dẫn ,dòng tải khép mạch qua Đ2 , S4 (IĐ2=IS4=It) Trạng thái 3: E=Et : +Trong khoảng 0 t0: Et > E :Động cơ trả năng lượng về nguồn qua Đ1 và Đ2 (IĐ1=IĐ2=It) +Trong khoảng t0 t1 : E>Et : Động cơ làm việc ở chế độ động cơ Năng lượng từ nguồn qua S1 ,S2 cấp cho động cơ +Trong khoảng t1 t2: S1 khóa ,S4 mở .Năng lượng tích luỹ trong điện cảm sẽ cấp cho động cơ và duy trì dòng điện qua Đ2 ,Đ4 +Trong khoảng t2 T :Khi năng lượng dự trữ trong điện cảm hết ,suất điện động động cơ sẽ đảo chiều dòng điện và dòng tải sẽ khép mạch qua S4, Đ2. Để động cơ làm việc theo chiều ngược lại ,luật điều khiển các van sẽ thay đổi theo chiều ngược lại Các biểu thức tính toán: +Giá trị dòng trung bình qua tải Ta có UEiR dt di L t t .. Do đó dtU T dtE T dtiR Tdt di L T T t T o T tt T t 000 1 . 1 . 1 .. 1 R.It +E= U R EU I t +Dòng trung bình qua van )1.( ).1)(1( . 1 11 1 1 aT babU R L I S Với t ea1 0 1 t eb Rút gọn ta có IS = It 29 +Dòng trung bình qua diode tD I R E a bbaLU I )1()1( 1 )1)(1.(. 1 1 111 +Giá trị trung bình điện áp ra tải Ut= U Vậy để điều khiển động cơ ta chỉ cần điều khiển để điều chỉnh điện áp ra tải. c. Phƣơng pháp điều khiển đối xứng Cách 1: Điện áp ra đơn cực tính (Unipolar Voltage Switching) Nguyên tắc điều khiển Chu kì đóng cắt của các van bán dẫn là 2T; S1 dẫn trong khoảng 0 t 2 T , S2 dẫn trong khoảng 2 T t 2T ;S3 dẫn trong khoảng T t (1 )T , và S4 dẫn trong khoảng (1 )T t 2T . Chế độ làm việc ở góc phần tƣ thứ 1(1 0,5 ) * Trong khoảng 1, S1 và S2 được kích dẫn, động cơ được nối với nguồn U, dòng phần ứng tăng. * Trong khoảng 2, S2 tắt, S3 được kích dẫn, do phần ứng có tính chất điện cảm nên dòng qua phần ứng ngắn mạch qua S1 và D3. Lúc này điện áp đặt lên động cơ là 0, dòng trong động cơ giảm. * Trong khoảng 3, S2 lại được kích dẫn, S3 tắt, do đó động cơ được cấp điện áp U từ nguồn, dòng qua phần ứng tăng. * Trong khoảng 4, S4 được kích dẫn, S1 tắt, do đó dòng qua phần ứng khộp mạch qua S2 và D4, dòng qua phần ứng giảm do ngược chiều suất điện động E. 30 Biểu đồ dạng sóng dòng và áp trên tải Hình 2.12. Điện áp ra đơn cực tính ở góc phần tư thứ nhất 31 Các thông số trong mạch Khảo sát trong một chu kì biến thiên T của dòng điện phần ứng. Trong khoảng 0 t T(2 1) động cơ được nối với nguồn qua S1, S4; dòng qua phần ứng tăng từ minI tới maxI , ta có: di Ri L E U dt . Giải phương trình trong khoảng 0 t T(2 1) ta được: t t min U E i(t) .(1 e ) I e R Do đó T T max min U E I .(1 e ) I e R với 2 1. Trong khoảng (2 1)T t 2T , động cơ được ngắn mạch qua S1 và D3,điện áp đặt lên động cơ là 0, dòng phần ứng giảm từ maxI tới minI ,ta có di Ri L E 0 dt . Giải phương trình trên ta được: (t T) (t T) max E i(t) (1 e ) I e R Do đó ( 1)T ( 1)T min max E I (1 e ) I e R Giải ra ta được: T min T U e 1 E I R Re 1 ; T max T U 1 e E I R R1 e trong đó L R Độ nhấp nhô dòng điện: T T (1 )T max min d T I I U 1 e e e I 2 2R e 1 32 Do 1 T nên sử dụng công thức tính gần đúng 2 x xe 1 x 2 ta được d VT ΔI (1 ) 2L d max U ΔI 16fL . Điện áp trung bình trên động cơ: TT d d 0 0 1 1 U u dt Udt T T T Dòng điện trung bình: dd U E U E (2 1)U E I R R R Dòng điện trung bình qua S1, S4 là 1 dI I Dòng điện trung bình qua D2, D3 là 2 dI (1 )I Chế độ làm việc ở góc phần tƣ 2 thứ ( 0,5 ). Để chuyển từ chế độ động cơ sang chế độ hãm tái sinh bằng cách thay đổi chiều dòng điện tức là U E (2 1)U EdI 0 d R R tức là giảm hoặc tăng E. Để quá trình điều khiển được đơn giản ta chọn phương pháp giảm gần tới 0,5 mà do tính quán tính của động cơ nên E biến đổi chậm, do đó dI 0 , dòng qua phần ứng đổi chiều. 33 Biểu đồ dạng sóng dòng, áp trên tải Hình 2.13. Điện áp ra đơn cực tính ở góc phần tư thứ hai. 34 Trong khoảng 1: S1 và S3 nhận tín hiệu điều khiến, sức điện động sinh ra dòng điện chảy qua D1 và S3. Trong khoảng này, dòng qua phần ứng tăng và tích lũy năng lượng trong điện kháng mạch phần ứng. Trong khoảng 2: S3 tắt, S1 và S4 được kích dẫn, do tính chất điện kháng nên dòng qua phần ứng sẽ qua D1, U và D4, năng lượng được đưa trả về nguồn, dòng qua phần ứng giảm. Trong khoảng 3: S1 tắt, S2 và S4 được kích dẫn, khi đó dòng qua phần ứng khộp mạch qua S2 và D4, dòng qua phần ứng tăng. Trong khoảng 4: S1 và S4 được kích dẫn, S2 tắt,dũng phần ứng chảy qua D1, U và D4, năng lượng phần ứng trả về nguồn, dòng qua phần ứng giảm. Chế độ làm việc của động cơ ở các góc phần tƣ 3 và 4 ứng với 0 0,5 . Cách 2: Điện áp ra đảo cực tính (Bipolar Voltage Switching) Nguyên tắc điều khiển Theo phương pháp điều khiển này các cặp van S1 và S2; S3 và S4 lập thành hai cặp van mà trong mỗi cặp thì hai van được điều khiển đóng cắt đồng thời. Tín hiệu điều khiển được tạo ra bằng cách so sánh điện áp điều khiển với điện áp tựa (thường là dạng xung tam giác): -Nếu Udk>utua thì S1 và S2 được kích dẫn; S3 và S4 được kích tắt. -Nếu Udk<utua thì S1và S2 được kích tắt; S3 và S4 được kích dẫn. 35 Biểu đồ dạng sóng dòng, áp trên tải Hình 2.14. Điện áp ra đảo cực tính. 36 Chế độ hoạt động: +Trong khoảng 1: S1 và S2 được kích dẫn, S3 và S4 được kích tắt, động cơ được nối với nguồn U, dòng qua phần ứng tăng đến giá trị Imax. +Trong khoảng 2:S1và S2 được kích tắt,S3 và S4 được kích dẫn, nhưng do tải có tính cảm kháng nên dòng điện phần ứng khớp mạch qua D3 và D4 về nguồn, S3 và S4 bị đặt điện áp ngược bởi hai diode D3 và D4, dòng id giảm từ Imax về 0. +Trong khoảng 3:S3 và S4 được kích dẫn, điện áp đặt lên động cơ là – U, dòng id tăng theo chiều ngược lại (giảm từ 0 về Imin theo chiểu dương). +Trong khoảng 4: S3 và S4 được kích tắt, S1 và S2 được kích dẫn, nhưng do trước đó dòng id chạy theo chiều ngược lại nên dòng id tiếp tục chảy theo chiều cũ, khớp mạch qua ccác diode D1 và D2 về nguồn; S1 và S2 bị đặt điện áp ngược bởi hai diode D1 và D2 phân cực thuận, do đó id giảm theo chiều ngược lại từ Imin về 0. Các thông số của mạch: +Trong khoảng 0 t T , S1 và S2 dẫn hoặc khi D1 và D2 dẫn thì điện áp đặt lên động cơ là U,ta có phương trình: d d di U E Ri L dt . Giải phương trình bằng phương pháp toán tử Laplace với sơ kiện đầu mini(0) I Ta có: t t min U E i(t) .(1 e ) I .e R trong đó L R . Trong khoảng T T , S3 và S4 dẫn hoặc D3 và D4 dẫn, điện áp đặt lên động cơ là -U ta có: di Ri L E U dt . Giải bằng phương pháp toán tử Laplace: ( t T) (t T) max (E U) i(t) (1 e ) I e R 37 T min T 2U e 1 U E I R Re 1 T max T 2U 1 e U E I R R1 e Điện áp trung bình trên động cơ +Trong khoảng 0<t<γT điện áp đặt lên động cơ là U; và trong khoảng γT<t<T điện áp đặt lên động cơ là –U nên điện áp trung bình đặt lên động cơ là: d 1 U T U (T T) ( U) (2 1)U T -Dòng điện trung bình qua động cơ là: dd U E (2 1)U E I R R -Điện áp ngược lớn nhất đặt lên các Diode là Dng.maxU U - Giá trị dòng trung bình qua tải là )12( U E R U I t - Dòng trung bình qua diode : T D R E R U a bab TR U dtti T I 0 1 11 1 1 )1()1( 1 )1)(1(.2 )( 1 tI U E R U R EU R U )1()12()1()1( )1(..2 (Sử dụng khai triển hàm ex theo khai triển Maclaurin ) - Dòng trung bình qua van : - Tương tự ta có IS = γIt - Điện áp ra tải có giá trị trung bình là Ut=(2γ-1)U +Ta thấy nếu γ=0.5 thì Ut=0 +Nếu γ >0.5 thì Ut >0 +Nếu γ < 0.5 thì Ut <0 Như vậy bằng cách thay đổi giá trị γ mà ta thay đổi được giá trị điện áp ra tải và cả dấu của nó. Do đó sẽ đảo chiều quay của động cơ. 38 2.3. Một số loại van dùng trong mạch băm xung Các linh kiện bán dẫn công suất trong lĩnh vực điện tử công suất có hai chức năng cơ bản: đóng và ngắt dòng điện đi qua nó. Trạng thái linh kiện dẫn điện (đóng) là trạng thái linh kiện có tác dụng như một điện trở rất nhỏ (gần bằng không). Trạng thái linh kiện không dẫn điện (ngắt) là trạng thái linh kiện có tác dụng trong mạch như một điện trở lớn vô cùng. Linh kiện bán dẫn hoạt động với hai chế độ làm việc đóng và ngắt dòng điện được xem là lý tưởng nếu ở trạng thái dẫn điện nó có độ sụt áp bằng không và ở trạng thái không dẫn điện (ngắt), dòng điện qua nó bằng không. 2.3.1. Phân loại linh kiện bán dẫn Linh kiện bán dẫn điều khiển được: Các linh kiện bán dẫn có thể chuyển đổi trạng thái làm việc cùa mình từ trạng thái không dẫn điện (ngắt) sang trạng thái dẫn điện (đóng) và ngược lại thông qua tác dụng kích thích của tín hiệu lên cổng điều khiển của linh kiện, gọi linh kiện có tính điều khiển. Tín hiệu điều khiển có thể tồn tại dưới dạng dòng điện hay điện áp. Ví dụ BJT, MOSFET, IGBT, GTO, IGCT, MCT, MT SCR, TRIAC. Linh kiện bán dẫn điều khiển hoàn toàn – linh kiện đóng ngắt cưỡng bức (forced commutated device): là linh kiện có thể điều khiển đóng ngắt hoàn toàn bằng tín hiệu điều khiển, ví dụ BJT, MOSFET, IGBT, GTO, IGCT, MCT, MT. Linh kiện bán dẫn điều khiển đóng: là linh kiện chỉ có thể điều khiển đóng bằng tín hiệu điều khiển mà không điều khiển ngắt được: SCR, TRIAC. Linh kiện bán dẫn không điều khiển được: Là những linh kiện không có cổng điều khiển và quá trình chuyển trạng thái làm việc của linh kiện xảy ra dưới tác dụng của nguồn công suất. Ví dụ: diode, diac. 39 2.3.2. Các linh kiện bán dẫn công suất cơ bản Hình 2.15. Các linh kiện bán dẫn công suất cơ bản - Diode: Dòng định mức của diode từ 1A đến 5000A. Điện áp định mức từ 10V đến 10kV. Thời gian đóng ngắt từ 20 ns cho đến 100 ms. Diode được ứng dụng trong bộ chỉnh lưu và các mạch biến đổi DC- DC: Zener, optoelectronic and Schottky diodes, and diacs. - BJT (Bipolar Junction Transistor): dẫn dòng Collector khi trên cực Base có dòng điện điều khiển đủ để BJT dẫn. Dòng định mức của BJT từ 0.5A đến 500 A; Điện áp từ 30V đến 1200V. Thời gian đóng ngắt của BJT 0.5ms đến 100 ms. BJT được ứng dụng trong mạch các bộ biến đổi DC-DC; kết hợp với diode sử dụng trong các bộ biến tần. Tuy nhiên trong các bộ công suất lớn thì người ta thay thế BJT bằng MOSFET và IGBT. - MOSFET (Metal Oxide Field Effect Transistor): dẫn dòng Drain khi có điện áp vừa đủ trên cực điều khiển Gate. MOSFET được mắc song song với diode trong cấu trúc của nó. Dòng điện định mức từ 1đến 100A, điện áp định mức từ 30 đến 1000V. Thời gian đóng ngắt rất nhỏ từ 50 đến 200ns. MOSFET ứng dụng cho bộ biến đổi DC-DC, và trong các bộ biến tần. - IGBT (Insulated Gate Bipolar Transistor): đây là dạng đặc biệt kết hợp giữa BJT và MOSFET. Là linh kiện rất dễ sử dụng, thời gian đóng 40 ngắt nhỏ hơn thời gian đóng ngắt của BJT. Dòng định mức từ 10 đến 600 A, điện áp định mức từ 600 đến 1700V. IGBT ứng dụng nhiều trong các bộ biến tần từ1 dến100kW và được ứng dụng rộng rãi trong điện tử công suất. - SCR (Silicon Controlled Rectifier): Thyristor cũng giống như diode khi có xung trên cực Gate. SCR chỉ ngắt khi dòng qua nó bằng 0. Dòng định mức thay đổi từ 10 đến 5000A. Điện áp định mức thay đổi từ 200V đến 6 kV. Thời gian đóng ngắt từ 1 đến 200ms. SCR được ứng dụng rộng rãi trong bộ chỉnh lưu điều khiển và là linh kiện thuộc họ thyristor được ứng dụng rộng rãi nhất. - GTO (Gate Turn-Off Thyristor) thuộc họ Thyristor và có khả năng điều khiển ngắt bằng xung âm trên cổng Gate. GTO có thể thay thế BJT khi cần ứng dụng trong các bộ công suất lớn, cần dòng và điện áp lớn. Dòng và điện áp định mức gần tương tự như SCR và nó được ứng dụng trong các bộ biến tần lớn hơn 100kW. - TRIAC (Triode for Alternating Current) Là linh liện có cấu trúc cấu tạo bởi hai SCR mắc đối song. Dòng điện định mức từ 2 đến 50A, điện áp định mức từ 200 đến 800V. TRIAC được sử dụng trong điều chỉnh ánh sáng, những thiết bị điện cầm tay Hình 2.16. Ký hiệu các linh kiện bán dẫn công suất 41 2.3.3 Chọn van bán dẫn Trong sơ đồ mạch boost chopper ta chọn van bán dẫn là IGBT vì: - IGBT là phần tử kết hợp khả năng đóng cắt nhanh của MOSFET và khả năng chịu quá tải lớn của transistor thường, tần số băm điện áp cao thì làm cho động cơ chạy êm hơn . - Công suất điều khiển yêu cầu cực nhỏ nên làm cho đơn giản đáng kể thiết kế của các bộ biến đổi và làm cho kích thước hệ thống điều khiển nhỏ ,hơn nữa nó cũng làm tiết kiệm năng luợng (điều khiển) - IGBT là phần tử đóng cắt với dòng áp lớn, nó đang dần thay thế transistor BJT nó ngày càng thông dụng hơn do đó việc mua thiết bị cũng đơn giản hơn.Cùng với sự phát triển của IGBT thì các IC chuyên dụng điều khiển chúng (IGBT Driver) ngày càng phát triển và hoàn thiện do đó việc điều khiển cũng chuẩn xác và việc thiết kế các mạch điều khiển cũng đơn giản, gọn nhẹ. 42 CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG BỘ BĂM XUNG SONG SONG BẰNG IGBT (BOOST CHOPPER) 3.1. Đặt vấn đề Yêu cầu đặt ra của bài toán là xây dựng bộ tự động điều chỉnh để ổn định điện áp ra theo sự thay đổi của tải và điện áp vào, sử dụng bộ băm xung song song IGBT. Mạch hoạt động dựa trên nguyên tắc lấy sự thay đổi của dòng điện tải phản hồi về và lấy sự thay đổi của điện áp lưới để thay đổi tần số xung điều khiển đặt lên van IGBT. Hình 3.1. Yêu cầu công nghệ bộ băm xung Nguyên tắc hoạt động của mạch điều khiển như sau: khi dòng tải nhỏ ta điều chỉnh tỉ số băm để cho áp ra bằng 12V, khi tải tăng lên kéo theo sụt áp trên van IGBT điều dòng giảm đồng thời sụt áp trên MBA và các van tăng lên làm cho áp ra thay đổi do vậy ta phải thay đổi tỉ số băm để giữ cho áp ra không đổi và khi áp vào thay đổi kéo theo sự thay đổi của áp ra ta phải thay đổi tỉ số băm để giữ cho áp ra không đổi . Trong mạch điều khiển có những khối chính sau: khối tạo dao động làm nhiệm vụ tạo ra xung dao động chuẩn . Khối tạo xung răng cưa tạo ra dạng xung răng cưa chuẩn để tạo ra xung điều khiển . Khối lấy điện áp sai lệch có nhiệm vụ phát hiện sự thay đổi của điện áp lưới và lấy sai lệch so với điện áp chuẩn . Khối phản hồi áp lấy sự sai lệch của áp rơi trên van điều dòng về để thay đổi độ rộng xung điều khiển nhằm mục đích giữ áp ra không đổi . Khối so sánh làm nhiệm vụ so sánh tín hiệu chuẩn với các tín hiệu đặt và tín 43 hiệu phản hồi để có xung điều khiển . Khối khuếch đại làm nhiệm vụ khuếch đại xung điều khiển để có xung có độ rộng đủ lớn. 3.2. Mạch động lực 3.2.1. Sơ đồ mạch động lực Hình 3.2. Sơ đồ mạch động lực. Ở mạch trên điện áp tại đặt vào chân C của Transistor Q6 có thể thay đổi và còn gợn xoay chiều nhưng điện áp tại điểm chân B là không thay đổi và tương đối phẳng. Nguyên lý ổn áp : Giả sử điện áp đặt vào chân C của Transistor Q6 giảm hoặc khi tăng tải dẫn đến dòng tải tăng đồng thời gây sụt áp trên tải. Khi đó điện áp chân E đèn Q6 giảm mạch điều khiển tác dụng làm tăng tần số băm xung dòng qua đèn Q6 tăng > làm điện áp chân E của đèn tăng. Ngược lại khi điện áp chân E đèn Q6 tăng mạch điều khiển tác dụng làm giảm tần số băm xung dòng qua đèn Q6 giảm làm điện áp chân E của đèn giảm. 44 3.2.2. Tính toán thông số máy biến áp Máy biến áp công suất cỡ vài kVA thuộc loại MBA công suất nhỏ, sụt áp trên điện trở tương đối lớn, khoảng 4%, sụt áp trên điện kháng ít hơn cỡ 1,5% . Điện áp sụt trên hai Diode nối tiếp khoảng 2 V do đó ta có điện áp chỉnh lưu lúc không tải sẽ là : Ud0 = 24.1,055 + 2 = 27.32 V Trị số hiệu dụng của điện áp pha thứ cấp MBA : 0 2 27.32 19.32 2 2 dUU V Vì điện áp nguồn không ổn định, thay đổi trong khoảng từ 9 – 24 VDC do đó ta tính tỷ số biến áp với điện áp vào nhỏ nhất: 2 1 19,32 2,15 9 U k U + Dòng điện các cuộn dây: - Dòng điện của cuộn thứ cấp: I2 = 5 A - Dòng điện của sơ cấp: I1 = k.I1 =10.72 A Công suất của MBA : S = 24.10.72 = 257.28 W 3.2.3. Tính toán các thông số để chọn van IGBT Việc chọn van bán dẫn mạch lực được chọn theo các thông số cơ bản của van. Hai thông số cơ bản để chọn van là: + Giá trị dòng trung bình lớn nhất của van (Itb max); đây là giá trị dòng lớn nhất mà van có thể chịu được ứng với chế độ làm mát tốt nhất cho van (chế độ lý tưởng). Trong thực tế, không đạt được điều kiện làm mát lý tưởng nên việc sử dụng van không được quá giá trị này. + Giá trị biên độ điện áp ngược lớn nhất cho phép đặt lên van (Ungược max ); nếu vượt quá giá trị này thì van bị chọc thủng. 45 Như đã đề cập ở phần trước, ta dùng các van bán dẫn là các tranzito công suất; tức là các van điều kiển hoàn toàn. Xuất phát từ đặc điểm công nghệ, ta chọn điều kiện làm mát là làm mát cưỡng bức bằng cánh tản nhiệt, với các cơ cấu: Van + cánh tản nhiệt chuẩn . Vì vậy: Itb van thực= (0,4 0,5) Itb van max. - Với mỗi van IGBT đều có một diode nối ngược chiều nên nó không phải chịu điện áp ngược. Các giá trị dòng áp lớn nhất sẽ đạt được khi mạch hoạt động ở các chế độ khắc nghiệt nhất đối với từng van, do vậy ta sẽ xét trường hợp van làm việc ở chế độ nặng nề nhất. - Ta có: dòng điện lớn nhất qua van IGBT Imax = Iđm = 10.72 (A). Vì van làm việc với hiệu suất 25%, nên dòng điện IC MAX cần tính là: max ax 10.72 42.88 25% 0.25 Cm I I A Ta chọn van IBGT là loại IR MG50J2YS50 với các thông số sau: 1) ICMAX = 60( A) 2) VCES=30 (V) 3) VCE = 0.48 V 3.2.4. Tính toán các thông số để chọn van Q6 Chọn tranzito công suất. Từ biểu thức dòng trung bình qua van Q6 xác định ở trên, ta có: max 5tbvanI A Từ biểu đồ dạng sóng điện áp đặt trên van, ta thấy điện áp ngược lớn nhất đặt lên van là US; tức là : Ung van max = US =19.3V. Từ kết quả hai thông số tính toán được ở trên ta chọn loại transistor TIP 41 có các thông số sau: 1) ICMAX = 10( A) 2) VCES= 40 (V) 46 3.3. Mạch điều khiển 3.3.1. Yêu cầu chung của mạch điều khiển - Yêu cầu về độ rộng xung điều khiển đó là phải thay đổi được độ rộng xung điều khiển. - Yêu cầu về độ dốc sườn trước của xung (càng cao thì việc mở càng tốt thông thường S/A1,0 dt di dk - Phát xung điều khiển đến các van lực theo đúng pha và với góc điều khiển cần thiết. - Đảm bảo phạm vi điều chỉnh góc điều khiển min đến max tương ứng với phạm vi thay đổi điện áp ra tải của mạch lực. - Cho phép động cơ làm việc với các chế độ đã tính toán như chế độ khởi động, hãm tái sinh, đảo chiều quay... - Có độ đối xứng điều khiển tốt, tức là góc điều khiển với mọi van không vượt quá 1 0 đến 30 điện. - Có khả năng chống nhiễu công nghiệp tốt: không được gây ra các nhiễu vô tuyến. - Độ tác động của mạch điều khiển nhanh. - Thực hiện các yêu cầu bảo vệ các van nếu cần như ngắt các xung điều khiển khi có sự cố, thông báo các hiện tượng không bình thường của lưới và bản thân mạch mạch điều khiển . - Có độ tin cậy cao. 47 3.3.2. Nguyên lý chung của mạch điều khiển Hình 3.3. Sơ đồ chung của mạch ổn áp có hồi tiếp * Một số đặc điểm của mạch ổn áp có hồi tiếp ( mạch ổn áp tuyến tính): Cung cấp điện áp một chiều ở đầu ra không đổi trong hai trường hợp điện áp đầu vào thay đổi hoặc dòng tiêu thụ của tải thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi này phải có giới hạn. Cho điện áp một chiều đầu ra có chất lượng cao, giảm thiểu được hiện tượng gợn xoay chiều. * Nguyên tắc hoạt động của mạch. Mạch lấy mẫu sẽ theo dõi điện áp đầu ra thông qua một cầu phân áp tạo ra ( Ulm : áp lấy mẫu) Mạch tạo áp chuẩn gim lấy một mức điện áp cố định (Uc : áp chuẩn) Mạch so sánh sẽ so sánh hai điện áp lấy mẫu Ulm và áp chuẩn Uc để tạo thành điện áp điều khiển. 48 Mạch khuếch đại sửa sai sẽ khuếch đại áp điều khiển, sau đó đưa về điều chỉnh sự hoạt động của đèn công xuất theo hướng ngược lại, nếu điện áp đầu ra tăng thông qua mạch hồi tiếp điều chỉnh đèn công xuất dẫn giảm điện áp đầu ra giảm xuống . Ngược lại nếu điện áp đầu ra giảm thông qua mạch hồi tiếp điều chỉnh đèn công xuất lại dẫn tăng và điện áp đầu ra tăng lên kết quả điện áp đầu ra được giữ ổn định. 3.3.3. Mạch tạo áp chuẩn Hình 3.4. Mạch tạo áp chuẩn Bộ ổn áp có điện áp ra 12 VDC. Do đó ta thiết kế mạch tạo điện áp chuẩn sử dụng IC ổn áp LM7812 để gìm điện áp ra chân E của van Q6 cố định là 12 VDC. 3.3.4. Khâu phản hồi áp ( Khâu lấy mẫu) Khi dòng tải càng lớn làm cho Q6 càng dẫn và sụt áp trên van này càng giảm do đó khi áp vào không thay đổi thì áp ra sẽ tăng lên do vậy ta phải thay đổi giá trị áp vào để giữ cho áp ra không đổi. 49 Hình 3.5.Khâu phản hồi áp Khi áp ra bằng 12 VDC ta chọn Uph = 6VDC. Khi đó 14 13 14 13 0.5 ph ra U R R U R R => R14 + R13 = 2. Ta chọn điện trở R14 = R13 = 1K 3.3.5. Tạo sóng tam giác từ mạch so sánh và tích phân Khâu so sánh có nhiệm vụ so sánh điện áp một chiều Uđk với điện áp tam giác có tần số cao số cao. Điện áp tam giác được tạo ra thông qua mạch tích phân. Điểm cân bằng giữa Utg và Uđk sẽ là điểm phát xung điều khiển để mở các van bán dẫn. Hình 3.6. Tạo sóng tam giác từ mạch so sánh và tích phân 50 Mạch tích phân là mạch mà điện áp đầu ra tỷ lệ với tích phân với điện áp đầu vào. ào 0 t ra vU k U dt Trong đó k là hệ số khuếch đại. Ta có dòng điện đi qua trở R chính là dòng điện nạp cho tụ C7 để tạo ra điện áp Ura theo hướng giảm dần Iv = Ic hay ph datra t U UdU C d R Nên 0 0 1 ( ) t ra ph dat raU U U dt U RC Ura0 là điện áp đặt trên tụ tại thời điểm t = 0 (là hằng số tích phân xác định từ điều kiện ban đầu). 0 1 ( ) t ra ph dat datU U U dt U RC 1 ( ).ra ph dat datU U U t U Với RC gọi là hằng số thời gian của mạch tích phân. Hình 3.7. Điện áp ra từ khâu so sánh và tích phân 51 3.3.6. Khâu dao động đa hài tạo xung vuông 3.3.6.1. Cổng NAND Trước khi đi vào phân tích nguyên lý hoạt động của mạch dao động đa hài tạo xung vuông sử dụng cổng NAND, ta tìm hiểu khái quát về cổng NAND. Kí hiệu , sơ đồ của NAND. Hình 3.8. Cổng NAND Quy ước kí hiệu giá trị đầu ra của NAND là 1/A.B Nhìn hình a là ký hiệu của cổng NAND trong các sơ đồ mạch. Nó cũng có 2 đầu vào và 1 đầu ra và giá trị đầu ra bằng phủ định của tích đầu vào A và B (Y = 1/A.B) và nó cũng tương tự như hàm NOR hầm hiểu là phủ điịnh của hàm AND. Cấu tạo của cổng này hơi khác so với các cổng khác là nó hẳn 3 diode và 2 điện trở và kết hợp với 1 transitor. Cách lớp kiểu sơ đồ này được lắp theo hình c.Nên nhớ ở đây là BJT kênh N. Và nguyên tắc hoạt động của nó như sau: Nếu A = 1 và B = 1 . Như vậy thì hai diode D1 và D2 sẽ phân cực nghịch không dẫn dòng khi đó D3 lại dẫn dòng từ nguồn vào Baze làm cho BJT phân cực thuận và mở hoàn toàn BJT nên khi đó dòng điện lại từ nguồn qua Colector xuống Emiter xuống đất làm cho đầu ra 1/A.B không có điện áp nên nó bằng 0V. 52 Nếu các trường hợp A=B=0 và A=1,B=0 hay B=1, A=0 thì lúc này hai diode D1 và D2 đều được phân cực trong từng trường hợp nên dòng điện từ nguồn qua một trong hai diode D1 và D2 xuống đất => không có dòng điện qua D3 do đó BJT không được phân cực khóa hoàn toàn BJT nên đầu ra của 1/A.B =1. Hình b là bảng biểu diễn ra trị vào ra của NAND Hình d là bảng xung đầu vào và đầu ra của NAND Hình 3.9. Cổng NAND 4011. b)Mạch dao động đa hài tạo xung vuông Mạch dao động lấy tín hiệu điều khiển từ khâu so sánh, sau đó đưa về để điều chỉnh sự hoạt động của đèn công suất xuất theo hướng ngược lại, nếu điện áp ra tăng => thông qua mạch hồi tiếp điều chỉnh => đèn công xuất dẫn giảm =>điện áp ra giảm xuống . Ngược lại nếu điện áp ra giảm => thông qua mạch hồi tiếp điều chỉnh => đèn công xuất lại dẫn tăng => và điện áp ra tăng lên =>>kết quả điện áp đầu ra không thay đổi. 53 Hình 3.10. Mạch dao động đa hài tạo xung vuông Nguyên lý hoạt động của khâu này như sau: Khi mức logic đặt vào ngõ vào U3:D = 0 thì ngõ ra U3:B = 1 (hay Ura = 12 V). Tín hiệu ngõ ra U3:B phản hồi qua transistor Q2, qua trở R4 nạp cho tụ C6. Khi tụ C6 được nạp đầy (Umax >= 6V) tụ bắt đầu xả U3:D = 1 dẫn tới U3:B = 0. Việc thay đổi tần số phóng nạp của tụ phụ thuộc vào tín hiệu điều khiển transistor Q2. Nếu Udk càng lớn, thời gian phóng nạp của tụ càng nhanh làm cho tần số băm xung tăng và ngược lại. R5: Điện trở phân dòng có công suất vô cùng lớn. 3.3.7. Khâu tạo trễ Để đảm bảo chắc chắn rằng hai van thẳng hàng không cùng dẫn, ta sẽ thêm vào trước cặp van Q1 Q3 một khâu tạo trễ. Sơ đồ: Hình 3.11. Khâu tạo trễ 54 Các cổng logic chạy họ CMOS với nguồn cung cấp là 12V. Nguyên lý làm việc: Hình 3.12. Sơ đồ điện áp sau khâu tạo trễ Thời gian trễ được xây dựng bởi ttrễ = 0,693.R4.C6. Để mạch làm việc an toàn thì ta phải có ttrễ toff của van. 3.4. Thiết kế nguồn nuôi cấp cho mạch điều khiển Ta cần tạo ra nguồn điện áp 12 (V) để nuôi IC đồng thời làm nguồn điện đóng mở các transistor, tạo điện áp đặt trong mạch điều khiển. 3.4.1. Sơ đồ nguyên lý. Hình 3.13. Nguồn nuôi cấp cho mạch điều khiển 55 3.4.2. Nguyên lý hoạt động Mạch điện gồm những phần sau : Hạ áp, chỉnh lưu, lọc, ổn áp. Nguồn điện xoạy chiều 220VAC-50Hz qua biến áp là hạ áp xuống còn 24VAC - 1A và được qua bộ chỉnh lưu nhằm biến đổi xoay chiều thành 1 chiều. Thành phần 1 chiều này có độ gợn nên phải qua bộ lọc C để san phảng điện áp gợn đó cho ra điện áp 1 chiều. Sau đó điện áp 1 chiều qua bộ ổn áp 7812 cho ra điện áp ổ . a) Hạ áp : Ở đây chúng ta biến đổi điện áp lưới 220VAC - 50Hz xuống còn 24VAC - 1A. Mục đích là cấp đầy vào cho bộ biến đổi và bộ lọc để có điện áp một chiều mong muốn b) Chỉnh lƣu: Thành phần chỉnh lưu là biến đổi tín hiệu xoay chiều thành tín hiệu 1 chiều thông qua 4 con diode chỉnh lưu. Đây là sơ đồ chỉnh lưu cả chu kì với dạng sóng đầu vào và đầu ra sau chỉnh lưu như sau: Hình 3.14. Dạng điện áp vào và ra sau chỉnh lưu Dạng điện áp sau chỉnh lưu nó vẫn còn các sóng nhấp nhô như ngọn núi và dạng điện áp này vẫn được coi là điện áp 1 chiều nhưng chưa ổn định. c) Thành phần lọc: Tụ điện C1, C2 dùng để lọc thành phần sóng hài bậc cao. Tụ C3 và C4 lọc các thành phần cao tần. Dạng điện áp sau khi qua bộ lọc 56 Hình 3.15. Dạng điện áp ra sau chỉnh lưu và sau bộ lọc Dựa vào nguyên tắc phóng nạp của tụ điện mà nó cho ra dòng điện 1 chiều thằng như trên hình vẽ. Tụ càng lớn thì độ gợn điện áp càng giảm. Những sóng có tần số cao tần phải được lọc đi nhờ 2 tụ C2 và C4 vì trong mạch dùng IC nếu tồn tại những thành phần này thì sẽ gây ra những sai sót khó phát hiện làm cho mạch hoạt động không bình thường. Qua bộ lọc là ta đã tạo được điện áp 1 chiều cấp vào cho bộ biến đổi đổi hay là bộ ổn áp d) Bộ ổn áp Hình 3.16. Hình dạng và cấu tạo IC 87XX + Dòng họ 78xx cho ra nhiều loại ổn áp điện khác nhau : như 7805 nó ổn áp 5V, 7806 cho ổn áp 6V... 57 + Điện áp đầu vào của họ 78xx là điện áp 1 chiều và max <=40V. Dòng điện không vượt quá 1A + Đảm bảo thông số là : Vi - V0 = 2V đến 3V ( lúc đó mạch mới hoạt động ổn áp được) + Khi hoạt động với tải thì 78xx rất nóng. Do đó cần sử dụng bộ tản nhiệt để bảo vệ 78xx. 3.4.3. Tính toán các tham số cho mạch nguồn nuôi Chọn máy biến áp có 2 cuộn dây phía thứ cấp với các thông số giống hệt nhau để chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ. Để ổn định điện áp ra của nguồn nuôi ta dùng 2 vi mạch ổn áp 7812 và 7912. Điện áp đầu ra của các IC này là 12V. Điện áp đầu vào 24V lấy từ thứ cấp máy biến áp .+ Điện áp đầu vào của bộ chỉnh lưu : Uv = 24 2 = 34VDC + Điện áp sụt áp trên cầu là : 34VDC - 1.5VDC = 32.5VDC (Do đi qua 2 diode nên mỗi đioe nó bị sụt áp mất 0.7V) + Điện áp sau chỉnh lưu là : Ucl = 32.5.0.9 = 29VDC ( 0.9 là hệ số chỉnh lưu của chỉnh luu cầu) Để ổn định điện áp ra của nguồn nuôi ta dùng 2 vi mạch ổn áp LM7812 và LM7912. Các thông số chung của vi mạch này: Điện áp đầu vào : UV = 7 35 (V). Điện áp đầu ra : Ura= 12(V) với IC 7812. Ura= -12(V) với IC 7912. Dòng điện đầu ra :Ira = 0 1 (A). Chọn C1= C2= 2000 ( F) C3= C4= 100 (nF) 58 H ìn h 3 .1 7 . S ơ đ ồ n g u yê n l ý b ộ ổ n đ ịn h đ iệ n á p s ử d ụ n g p h ầ n t ử b á n d ẫ n I G B T 59 KẾT LUẬN Sau thời gian ba tháng nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu, đến nay đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành với ba phần cụ thể sau: Chương 1. Năng lượng điện mặt trời Chương 2. Giới thiệu một số mạch băm xung điện áp một chiều Chương 3. Xây dựng bộ băm xung song song bằng IGBT (boost chopper) Đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành với sự chỉ bảo tận tình của GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn cùng sự nỗ lực cao của bản thân trong việc tìm hiểu hệ thống, nguyên lý hoạt động. Bằng những kiến thức đã được trang bị ở trường, và tìm hiểu một số tài liệu tham khảo có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu, em đã cố gắng trình bày đồ án một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn yếu nên đề tài của em còn có nhiều khiếm khuyết. Qua đây em mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đồ án của em ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn, cùng các thầy cô giáo trong Ngành Điện Công Nghiệp đã giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án này. Sinh viên thực hiện Hoàng Xuân Hiệp 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TSKH THÂN NGỌC HOÀN (2003), Mô phỏng hệ thống điện tử công suất và truyền động điện, Nhà xuất bản Xây Dựng. 2. PGS - TS Nguyễn Bính (2000), Điện tử công suất, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 3. Phạm Quốc Hải - Dương Văn Nghi (2000), Phân tích và giải mạch điện tử công suất, Nhà suất bản Giáo dục. 4. Đỗ Văn Thụ (1999), Kỹ thuật điện tử, Nhà xuất bản giáo dục. 5. T.S Hoàng Dương Hùng (2007), Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 6. Đặng Đình Thống (2005), Pin mặt trời và ứng dụng, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 7. Trịnh Quang Dũng (1992), Năng lượng điện mặt trời, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. PHỤ LỤC PL1. Mô hình mạch nguồn thay thế Pin mặt trời. PL2. Modul IGBT MG50J2YS50 của TOSHIBA PL 3. Mô hình bộ ổn định điện áp. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. NĂNG LƢỢNG ĐIỆN MẶT TRỜI ....................................... 2 1.1. Mở đầu .................................................................................................... 2 1.2. Hệ thống điện mặt trời cơ bản ................................................................ 3 1.2.1. Sơ đồ khối hệ thống điện mặt trời .................................................... 3 1.2.2. Pin mặt trời ....................................................................................... 6 1.2.3. Acquy ............................................................................................... 7 1.2.4. Bộ điều khiển quá trình nạp phóng điện .......................................... 8 1.2.5. Bộ biến đổi điện DC-AC ................................................................ 10 1.3. Các thông số chính của hệ thống điện mặt trời .................................... 11 1.3.1. Yêu cầu của phụ tải ........................................................................ 11 1.3.2. Vị trí lắp đặt hệ thống ..................................................................... 12 CHƢƠNG 2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẠCH BĂM XUNG ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU ................................................................................................. 13 2.1 Giới thiệu về băm xung một chiều ........................................................ 13 2.1.1 Phương pháp thay đổi độ rộng xung ............................................... 14 2.1.2 Phương pháp thay đổi tần số xung .................................................. 15 2.1.3 Nhận xét .......................................................................................... 15 2.2 Các sơ đồ băm xung ............................................................................... 16 2.2.1. Băm xung nối tiếp – giảm áp (Step – down (Buck)) ..................... 16 2.2.2. Băm xung song song – Tăng áp (Step – up (boost)) ...................... 17 2.2.3. Băm xung đảo cực (Step – down / up (buck – boost)) ................... 18 2.2.4 Bộ Chopper lớp C (Bộ đảo dòng) ................................................... 19 2.2.5 Bộ đảo áp ......................................................................................... 22 2.2.6 Bộ Chopper lớp E ............................................................................ 26 2.3. Một số loại van dùng trong mạch băm xung ........................................ 38 2.3.1. Phân loại linh kiện bán dẫn ............................................................ 38 2.3.2. Các linh kiện bán dẫn công suất cơ bản ......................................... 39 2.3.3 Chọn van bán dẫn ............................................................................ 41 CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG BỘ BĂM XUNG SONG SONG BẰNG IGBT (BOOST CHOPPER) .................................................................................... 42 3.1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 42 3.2. Mạch động lực ...................................................................................... 43 3.2.1. Sơ đồ mạch động lực ...................................................................... 43 3.2.2. Tính toán thông số máy biến áp ..................................................... 44 3.2.3. Tính toán các thông số để chọn van IGBT ..................................... 44 3.2.4. Tính toán các thông số để chọn van Q6 ......................................... 45 3.3. Mạch điều khiển ................................................................................... 46 3.3.1. Yêu cầu chung của mạch điều khiển ............................................. 46 3.3.2. Nguyên lý chung của mạch điều khiển .......................................... 47 3.3.3. Mạch tạo áp chuẩn .......................................................................... 48 3.3.4. Khâu phản hồi áp ( Khâu lấy mẫu) ................................................ 48 3.3.5. Tạo sóng tam giác từ mạch so sánh và tích phân ........................... 49 3.3.6. Khâu dao động đa hài tạo xung vuông ........................................... 51 3.3.7. Khâu tạo trễ .................................................................................... 53 3.4. Thiết kế nguồn nuôi cấp cho mạch điều khiển ..................................... 54 3.4.1. Sơ đồ nguyên lý. ............................................................................. 54 3.4.2. Nguyên lý hoạt động ...................................................................... 55 3.4.3. Tính toán các tham số cho mạch nguồn nuôi ................................. 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23.HoangXuanHiep_DC1001.pdf
Tài liệu liên quan