- Phổ biến kiến thức về an toàn lao động, nội qui công trình thi công cho mọi người làm việc trên công trường.
- Kiểm tra an toàn của máy móc thiết bị trước khi sử đụng.
- Kiểm tra an toàn về điện, bảng điện, dây dẫn ( việc kiểm tra này thực hiện hàng ngày trước khi đưa dây chuyền vào sử dụng ).
- Chỉ được đưa máy móc thiết bị khi đã kiểm tra đảm bảo an toàn làm việc.
- Có hàng rào, biển cấm, biển chỉ dẫn ở những khu vực đang thi công.
- Luôn kiểm tra thiết bị an toàn lao động, dụng cụ bảo hộ lao động để tránh những sự cố không may xảy ra.
16 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế Chung cư CT1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thi công
Phần 1- thi công phần ngầm
chương 1:lập biện pháp thi công cọc đóng
Tính toán số lượng,kích thước và thời gian đóng cọc.
-Tổng số lượng cọc Trục B là 6 x7 =42 cọc
-Tổng số lượng cọc Trục khác là 5x(2 x7) =70 cọc
-Tổng số lợng cọc Thang là 12 x 2 = 24 cọc
-Tổng số lợng cọc Lõi là 9 x 2 = 18 cọc
Tổng số cọc toàn bộ nhà = 42+70+24+18=154 cọc.
Chiều dài 1 cọc 20 m ị Tổng chiều dài cọc toàn bộ nhà = 20x 154= 3080 m. Theo định mức đóng cọc = 200 m/caịnhư vậy cần 16 ca máy.
cọc ngàm vào đài 10 cmđ cách mặt đất thiên nhiên là 3,4 mđ đóng từ mặt đất thiên nhiên.
Chọn búa đóng cọc.
* Búa đóng cọc có năng lượng xung kích theo kinh nghiệm không nhỏ hơn
E = 25.Pgh = 25.164 = 4100 kG.m
Trong đó:
Pgh =110 (tấn) là sức chịu tải giới hạn của cọc dự báo theo điều kiện đất nền; Ta chọn loại búa hơi song động 6267 với tính năng kỹ thuật như sau:
Năng lượng xung kích : E=4200 kGm
Trọng lượng búa : 4250 kG
Chiều cao rơi búa : 1,5 m
*Kiểm tra hệ số thích dụng của búa: K= .
Trong đó:Trọng lượng búa :M=4250 kG
Trong lượng toàn bộ cọc : q=6720 kG.
Trọng lượng mũ cọc và đệm cọc : q1 =160 kG
Như vậy búa đã chọn thoả mãn các tính năng kỹ thuật.
* Độ chối yêu cầu của cọc khi kết thúc không nên lớn hơn
trong đó:
n = 150 (t/m2) hệ số đối với cọc BTCT có mũ đệm.
F = 0,09 (m2 ) diện tích tiết diện cọc
Pgh = 110(t) sức chịu tải giới hạn của cọc.
Q = 4,25(t) trọng lượng búa.
H =150(cm) chiều cao rơi của bộ phận xung kích.
Nói chung sau khi đã lựa chọn búa thích hợp với điều kiện thị trường nên tiến hành đóng thử để kiểm tra khả năng thích ứng của búa. Việc đóng thử tiến hành theo chỉ dẫn của tài liệu qui định về thí nghiệm cọc cho công trình này : thí nghiệm sức chịu tải cọc .
*Tính toán chọn giá búa đóng cọc.
Chiều cao của giá xác định theo công thức:
Hgiá=l+h+d+z (m).
Trong đó : l = 10 m - chiều dài của đoạn cọc thiết kế.
h= 1,5 m -chiều cao của búa.
d= 2,6 m -chiều cao nâng búa.
z=1,5 m -chiều cao thiết bị treo búa(ròng rọc,móc cẩu,dây cáp).
Hgiá búa yêu cầu= 15,60 m ị chọn giá búa T135 cao 16m.
Để tạo điều kiện cho công tác đóng cọc và nâng cao năng suất làm việc(máy đứng một vị trí có đóng được nhiều cọc trong phạm vi hoạt động của tay cần, lựa chọn cần trục tự hành làm giá búa đóng cọc.Cần trục tự hành MKG-10 với những tính năng kỹ thuật như sau:
Chiều cao giá búa:Hmax = 18 m
Tầm với của giá : R = 4,5 m.
Sức trục:Q=8 t
Công tác thi công đóng hạ cọc.
a. Lựa chọn phương án thi công cọc.
Việc thi công cọc ở ngoài hiện trường có nhiều phương án, sau đây là hai phương án thi công phổ biến.
*. Phương án 1:
- Tiến hành đào hố móng đến cao trình đáy đài sau đó đưa máy móc, thiết bị đóng đến và tiến hành đóng cọc đến độ sâu cần thiết.
* Ưu điểm :
- Đào hố móng thuận lợi, không bị cản trở bởi các đầu cọc như ở phương án đóng cọc trước.
- Không phải đóng âm.
* Nhược điểm:
- ở những nơi có mạch nước ngầm cao, việc đào hố móng trước, rồi mới thi công đóng cọc khó thực hiện được.
- Khi thi công đóng cọc gặp trời mưa, nhất thiết phải có biện pháp bơm hút nước ra khỏi hố móng.
- Việc di chuyển máy móc, thiết bị phục vụ thi công đóng cọc gặp nhiều khó khăn.
- Với mặt bằng không rộng rãi, xung quanh đang tồn tại các công trình, việc thi công theo phương án này gặp khó khăn lớn, đôi khi không thực hiện được.
* Phương án 2:
Tiến hành san mặt bằng cho phẳng để tiện di chuyển thiết bị đóng và vận chuyển cọc, sau đó tiến hành đóng cọc theo yêu cầu thiết kế. Như vậy để đạt được cao trình đỉnh cọc thiết kế cần phải đóng âm. Cần phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng thép hoặc BTCT để cọc đóng được tới chiều sâu thiết kế. Sau khi đóng cọc xong tiến hành đào đất hố móng để thi công phần đài cọc, hệ giằng đài cọc.
* Ưu điểm :
1. Việc di chuyển thiết bị đóng cọc và công tác vận chuyển cọc có nhiều thuận lợi, kể cả khi gặp trời mưa.
2. Không bị phụ thuộc vào mạch nước ngầm
3. Tốc độ thi công nhanh
* Nhược điểm:
1. Phải dựng thêm các đoạn cọc dẫn để đóng âm, có nhiều khó khăn khi đóng đoạn cọc cuối cùng xuống chiều sâu thiết kế.
2. Công tác đào đất hố móng khó khăn, phải đào thủ công, khó cơ giới hoá.
3. Việc thi công đài, giằng khó khăn hơn.
Kết luận:
Căn cứ vào ưu nhược điểm của 2 phương án nêu trên, căn cứ vào mặt bằng công trình của ta không được rộng rãi ta chọn phương án 2 để thi công(đóng trước , đóng âm 3,5 m).
b.Chuẩn bị đóng cọc.
-Tập kết cọc , xác định vị trí thuận lợi cho thi công nhất.
- Trước khi đóng cọc cần phải có đủ báo cáo địa chất công trình, có bản đồ bố trí mạng lưới cọc thuộc khu vực thi công. Phải có hồ sơ về sản xuất cọc bao gồm phiếu kiểm nghiệm, tính chất cơ lý của thép và cấp phối bê tông.
- Từ bản đồ bố trí mạng mạng lưới cọc ta đưa ra hiện trường bằng cách đóng những đoạn gỗ đánh dấu những vị trí đó trên hiện trường.
-Chọn 2 máy đóng cọc di chuyển lệch nhau ta có sơ đồ di chuyển đóng cọc :
c.Định vị tim cọc.
Đây là công việc quan trọng ảnh hưởng đến quá trình làm việc của cọc sau này đúng hay sai.
- Căn cứ vào bản đồ định vị công trình do văn phòng kiến trúc sư trưởng hoặc cơ quan tương đương cấp, lập mốc giới công trình. Các mốc này phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và chấp nhận.
- Từ mặt bằng định định vị móng cọc của nhà thiết kế, lập hệ thống định vị gồm các trục chính, trục cơ bản, trục dọc, trục ngang và điểm dóng gửi vào các công trình lân cận hoặc đóng các cọc mốc bằng cọc thép dài 2m, ngập sâu vào trong đất 1m và nằm ngoài phạm vi thi công.
- Từ hệ thống trục định vị đã lập, dùng máy kinh vĩ ngắm theo hai phương X,Y của công trình để xác định hai trục theo hai phương của tim cọc. Dùng dây mực kẻ theo hai phương này và dao điểm của chúng là vị trí tim cọc. Để kiểm tra tim cọc trong quá trình thi công, từ tim cọc đo ra khoảng 1m cùng theo hai phương trên, đóng các cọc gỗ hoặc thép có sơn đỏ làm mốc kiểm tra.
d.Kỹ thuật đóng cọc.
-Để buộc cọc vào giá búa sử dụng 2 móc cẩu sẵn có ở cọc lùa qua puli ở giá búa.Nâng 2 móc lên đồng thời.Khi kéo cọc lên ngang 1 m rút đầu cọc lên cao,tránh hiện tượng mũi cọc tỳ và rê ở mặt đất.
-Sau khi dựng cọc vào giá búa,tiến hành chỉnh vị trí của cọc vào toạ độ thiết kế bằng máy kinh vĩ.Trước khi đóng phải kiểm tra phương hướng của thiết bị giữ cọc.
-Chú ý tình hình xuống của cọc,không quá nhanh hay chậm,cọc xuống lệch phải chỉnh ngay,không được phải nhổ lên đóng lại.Khi đóng gần được phải đo độ lún theo từng đợt để định độ chối,những nhát búa đầu đóng chậm.
Trong quá trình đóng phải đặt 2 máy kinh vĩ theo 2 phương vuông góc để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc.
-Công việc quan trọng ,liên quan đến chất lượng thi công là giám sát để cọc đạt độ chối cần thiết.Độ chối được xác định bằng số nhát đập để cọc hạ thêm được độ dài định trước theo yêu cầu thiết kế.Độ chối cần thiết (độ xuống của cọc sau 1 nhát búa,thường lấy sau 10 nhát) được xác định dựa vào các tính năng của búa ,trọng lượng cọc và sức chịu tải tính toán của cọc do thiết kế quy định .
- Các yêu cầu kỹ thuật đối với việc hàn nối cọc
1. Trục của đoạn cọc được nối trùng vơi phương nén.
2. Bề mặt bê tông ở đầu 2 đoạn cọc nối phải tiêp xúc khít, trường hợp tiếp xúc không khít phải có biện pháp chèn chặt.
3. Khi hàn cọc phải sử dụng phương pháp "hàn leo" (hàn từ dưới lên trên) đối với các đường hàn đứng.
4. Kiểm tra kích thước đường hàn so với thiết kế.
5. Đường hàn nối các đoạn cọc phải có trên cả 4 mặt cọc. Trên mỗi mặt chiều dài đường hàn không nhỏ hơn 10cm.
d. Cọc dùng để đóng:
Cọc tiết diện vuông 0,3 x 0,3 m gồm 2 loại đoạn cọc.
1. Đoạn cọc có mũi nhọn (Để dễ xuyên) (C1) có chiều dài 8 m.
2. Đoạn cọc giữa (C2) có độ dài 6m.
3. Đoạn cọc cuối (C3) có độ dài 6 m.
Như vậy chiều dài cọc thiết kế: 20 m (gồm 3 đoạn)
Chương 2 - Thi công đào đất
Sau khi thi công xong cọc, đóng cọc cừ, ta tiến hành thi công đào đất hố móng và rãnh giằng móng để đổ bê tông đài giằng. Để lập biện pháp thi công và tiến độ thi công đào đất, trước hết ta cần xác định kích thước các hố đào.
1.Tính khối lượng công tác:
- Đất hố móng được đào máy thành 2 phần :
+ Phần 1 : đào ao đến cao trình đỉnh cọc –3,7 m bằng máy
+ Phần 2 : đào từ cao trình đỉnh cọc –3,7 m đến cao trình đáy móng –4,6 m
được sửa thủ công.
a.Xác định kích thước hố đào:
- Kích thước các hố đào phụ thuộc vào kích thước móng và phụ thuộc vào đặc trưng cơ lý của đất đào móng.
Cốt đáy đài ở độ sâu -4,5 m chiều cao lớp bê tông lót h=0.1m. Cho nên chiều sâu hố sửa thủ công tính từ đỉnh cột đến đáy sàn tầng hầm là 4,5 +0,1–3,7 = 0,9m.
Đất đào là lớp đất 1 ( đất lấp ) và lớp đất 2 ( sét, trạng thái dẻo cứng).
+ Độ dốc cho phép lớn nhất của mái dốc Tga =H/B=1/1,25 =0.8đB=H/ 0.8
với H =0,9mđB = 1,2 m
( Theo sách Kĩ thuật thi công _ ĐHXD ).
+ Kích thước hố đào móng: h=2,7m
Lấybề rộng phần đất cần mở rộng ở đáy hố đào chọn là 0,4m
c,d là hai cạnh hình chữ nhật phía trên a, b là hai cạnh hình chữ nhật phía dưới
à a=14,4+0,4.2=15,2 m
b= 43,2+0,4.2= 44m
c= a+1,2.2=17,6m
d=b+1,2.2=46,4m
+ Kích thước hố đào đài móng: 0,9 m
Lấybề rộng phần đất cần mở rộng ở đáy hố đào chọn là 0,2m
c,d là hai cạnh hình chữ nhật phía trên a, b là hai cạnh hình chữ nhật phía dưới
à a=1,8+0,2.2=2,2 m
b= 3+0,2.2= 3,4 m
c= a+1,2.2=3,4m
d=b+1,2.2=4,6 m
b.Tính toán khối lượng đào :
STT
tên ô
a
b
c
d
h
V=h/6x[ab+cd+(a+c)(b+d)]
1
Vm
15
44
17.6
46.4
2.7
1903.0
2
M1
2.2
3.4
4.6
5.8
0.9
10.2
3
M2
5
3.8
3.8
2.6
0.9
12.8
4
M3
3.8
3.8
3.4
2.6
0.9
10.4
Khối lượng đào bằng máy là 1903 m3
Khối lượng sửa bằng thủ công là 10.2x21+12,8x2+10.4x2=260,6 m3
3.Biện pháp thi công hố đào.
- Ta tiến hành đào móng bằng máy đào gầu nghịch.Việc chọn máy đào dựa vào các thông số sau:
+ Chiều sâu hố đào: Hmax= 2,7 m
+ Bán kính đổ đất có thể lấy tuỳ ý vì máy di chuyển trên mặt đất tự nhiên, tiện lợi cho việc đặt ôtô chở đất.
+ Đất đào là đất cấp I,dễ dàng cho việc đào bằng máy.
- Chọn máy đào gầy nghịch mã hiệu ED-3322A có các thông số kỹ thuật sau:
+ Dung tích gầu: q= 0,5 m3
+ Chiều sâu đào lớn nhất: Hmax=4,2 m
+ Bán kính đào lớn nhất: Rmax=7,75 m
+ Chiều cao đổ lớn nhất: hmax=4,8 m
- Công suất thực tế của máy đào xác định theo công thức sau:
, m3/h
trong đó:q-dung tích gầu, q=0,5 m3
-hệ số làm đầy gầu,với máy đào gầu ghịch và đất cấp 1 có =2
-hệ số sử dụng thời gian,lấy =0.7
-hệ số tơi của đất, lấy =1.5
là thời gian làm việc một chu kỳ
-thời gian của 1 chu kỳ làm việc: =
trong đó: tck là thời gian làm việc một chu kỳ, khi góc quay jq = 900, đất đổ tại bãi (S)
tck =20’
Kvt - hệ số kể đến điêù kiện đổ đất của máy xúc Kvt=1.1 khi đổ lên thùng xe
Kq - hệ số kể đến jq cần với Kq = 1 tra bảng ứng với góc quay 900
Thay vào ta có ( m3/h)
Đất sau khi đào được vận chuyển đi đến một bãi đất trống cách công trình đang thi công 1 km bằng xe ôtô. Xe vận chuyển được chọn sao cho dung tích của xe bằng bội số dung tích của gầu đào,dung tích hợp lý nhất là Vxe=(1-2) VGầu.Tra sổ tay chọn máy ta chọn loại ôtô có tải trọng 5 tấn; với khoảng cách vận chuyển 1 km ta chọn 5 xe tự đổ.
Chương 3- Thi công giằng móng, đài móng :
- Trình tự thi công đài giằng :
+ Phá đầu cọc
+ Đổ bêtông lót đài, giằng.
+ Đặt cốt thép đài, giằng.
+ Ghép ván khuôn đài, giằng
+ Đổ bêtông đài, giằng. Dưỡng hộ bêtông.
+ Tháo ván khuôn đài, giằng.
1.Phá bê tông đầu cọc
- Sau khi đào và sửa xong hố móng ta tiến hành phá bê tông đầu cọc. Hiện nay công tác đập phá bê tông đầu cọc nhiều biện pháp khác nhau.ở đây,công việc phá đầu cọc được thực hiện bằng máy nén khí mitsubish-PDS.3905 công suất P=7 at có lắp ba đầu búa. Dùng máy hàn hơi để cắt thép thừa. Chiều dài chừa lại để neo vào đài là lneo=30d=3x30 (mm)=900 mm (d=30 mm là đường kính thép dọc của cọc)
- Tính toán khối lượng công tác:
Đầu cọc bê tông còn lại ngàm vào đài một đoạn 15 cm,phần bê tông đập bỏ trung bình là 0.8 m
Khối lượng bê tông cần đập bỏ của một cọc:
V = 0,3x 0,3 x 0.9= 0.081 (m3).
Tổng khối lượng bê tông cần đập bỏ của cả công trình:
Vt = 150 x0.081 =12,15 (m3).
2. Đổ bê tông lót móng:
- Ta chỉ đổ bê tông lót móng tại đáy đài và đáy giằng nằm trong đào thủ công
- Sau khi đào sửa móng bằng thủ công xong ta tiến hành đổ bê tông lót móng. Bê tông lót móng là bê tông nghèo Mác 100, được đổ dưới đáy đài và lót dưới giằng móng với chiều dày 10 cm, diện tích đổ rộng hơn đáy đài và đáy giằng 10 cm về mỗi bên.
- Bê tông lót được cấp tại trạm trộn của công trường, vận chuyển đến hố đào bằng xe kiến an. Để vận chuyển bê tông, ta làm một cầu công tác bắc ngang qua các hố móng. Đổ bê tông bằng thủ công và đầm chặt, làm phẳng bằng đầm bàn.
Bảng thống kê khối lượng bê tông lót móng
Cấu kiện
Dài
Rộng
Cao
Số lượng
Thể tích (m3)
Đài móng
3
1,8
0.1
21
11,34
Đài Thang
5
3,8
0.1
2
3,8
Giằng
156
0.6
0.1
1
9,36
Tổng
24,5
3. Công tác cốt thép móng:
Cốt thép được gia công tại bãi thép của công trường theo đúng chủng loại và kích thước theo thiết kế. Vận chuyển,dựng lắp và buộc thép bằng thủ công.Qúa trình lắp đặt cốt thép cần chú ý một số điểm sau:
- Lắp đặt cốt thép kết hợp với việc lấy tim trục cột từ các mốc định vị từ ngoài công trình vào bằng thớc giây hoặc bằng máy kinh vĩ. Tim trục cột và vị trí đài móng phải đợc kiểm tra chính xác.
- Cốt thép chờ cổ móng được bẻ chân và được định vị chính xác bằng một khung gỗ sao cho khoảng cách thép chủ được chính xác theo thiết kế. Sau đó đánh dấu vị trí cốt đai, dùng thép mềm f = 1 mm buộc chặt cốt đai vào thép chủ và cố định lồng thép chờ vào đài cọc.
- Để đảm bảo lớp bảo vệ,dùng các con kê đúc sẵn có sợi thép mềm, buộc vào các thanh thép chủ.
- Sau khi hoàn thành việc buộc thép cần kiểm tra lại vị trí của thép đài cọc và thép giằng.
4.Công tác ván khuôn móng và giằng móng:
a.Cấu tạo ván khuôn móng:
Ván khuôn đài và giằng móng được dùng là loại ván khuôn thép định hình có các đặc trưng hình học như sau:
Rộng (mm)
Dài (mm)
d (mm)
Mô men quán tính (cm4)
Mô men chống uốn (cm3)
300
200
150
100
1800
1500 1200 900 750 600
55
28.46
20.02
17.63
15.63
6.55
4.42
4.38
4.08
b.Tính toán khoảng cách các nẹp và chống xiên:
Xác định tải trọng tác dụng lên ván khuôn.
- Do ván khuôn ghép thẳng đứng, chịu áp lực ngang của vữa.
+ áp lực của vữa BT mới đổ tác dụng lên thành ván khuôn.
p1 = gxR.
Trong đó : p1: là áp lực tối đa của BT.
g: Trọng lượng bản thân của BT =2500 kg/m3
R: bán kính tác dụng của đầm bêtông R= 0.75m.
ị p1= gxR = 2500x0.75 = 1875 ( kg/m2)
+ Tải trọng động do đầm BT : q1 = 200 ( kg/m2 )
- Vậy tải trọng tính toán phân bố trên một 1m2 ván khuôn là:
qtt = 1.3x1875+1.3x200 = 2697 (kg/m2)
qtc = 2247.9 (kg/ m2).
- Với tấm ván khuôn có bề rộng (b) ị tải trọng tác dụng lên tấm ván khuôn là :
+ Tải trọng tính toán : bxqtt (kg/m)
+ Tải trọng tiêu chuẩn : bxqtc (kg/m)
Tính toán khoảng cách giữa các thanh nẹp ngang đài móng :
- Tính ván khuôn như một dầm đơn giản tựa lên 2 gối là các thép ống làm nẹp ngang.
- Tính toán khoảng cách nẹp ngang theo điều kiện bền của ván định hình :
Công thức tính toán :
M
W
Ê [s thép] ị
qtt.l2
8. W
Ê [s thép]
Trong đó : - M : mô men uốn lớn nhất,với dầm đơn : M = ql2/8
- W : mô men kháng uốn của VK, tra theo Cataloge.
- Tính toán khoảng cách nẹp ngang theo điều kiện biến dạng của ván định hình:
Công thức tính toán :
5 qtc.l4
384 EJ
Ê [f] = l/250
-Với 2 loại ván khuôn định hình có bề rộng nêu trên, ta có được các giá trị về khả năng chịu lực E, J, W. Lập bảng ta tìm được khoảng cách giữa các gông cột phù hợp như sau:
Kích thước
(cm)
W
cm3
J
cm4
[s]
Kg/cm2
Tảitrọng(kg/cm)
Khoảng cách nẹp ngang
bxqtt
bxqtc
Theo [s]
Theo [f]
Chọn
30
6.55
28.4
2100
8.091
6.743
116.62
110.6
80
15
4.38
17.63
2100
4.045
3.371
134.88
149.98
80
Vậy lựa chọn khoảng cách giữa nẹp ngang là 80 cm.
- Như vậy với chiều cao ván khuôn 1.5 m, ngoài khung định vị ở chân, ván khuôn chỉ cần bố trí 2 nẹp ngang. Khoảng cách các cột chống là 1m.
- Ván khuôn giằng : dùng VK định hình ghép theo phương ngang. Do áp lực bêtông nhỏ nên không cần kiểm tra. Mỗi tấm ván cần 2 điểm nẹp và chống ván.
-Ván khuôn đài - giằng móng được gia công tại bãi ván khuôn, vận chuyển và dựng lắp đều bằng thủ công.
-Yêu cầu lắp ghép ván khuôn phải kín khít.Trước khi đổ bê tông cần dọn vệ sinh mặt ván khuôn bằng súng bắn nước; lót các khe hở bằng bao bê tông cắt ra.
5.Công tác đổ bê tông:
Sau khi hoàn thành công tác ván khuôn móng ta tiến hành đổ bê tông móng. Bê tông móng được dùng loại bê tông thương phẩm B25, thi công bằng máy bơm bê tông.
- Công việc đổ bê tông được thực hiện từ vị trí xa về gần vị trí máy bơm. Bê tông được chuyển đến bằng xe chuyên dùng và được bơm liên tục trong quá trình thi công.
-Bê tông phải được đổ thành nhiều lớp với chiều dày mỗi lớp 10 á 15cm, đầm kỹ đến khi bắt đầu nổi nước lên thì mới đổ tiếp lớp khác,tránh hiện tượng rỗ bê tông.Mỗi chỗ đầm khoảng 30s.,với khoảng cách vị trí đầm <30cm.Di chuyển đầm phải rút lên từ từ, nâng hẳn lên khỏi mặt bê tông.
bảng thống kê khối lượng bê tông móng
Cấu kiện
Dài
Rộng
Cao
Số lượng
Thể tích (m3)
Đài cột
3
1.8
1,5
21
170
Đài thang
5
3,8
1,5
2
57
Giằng
156
0.6
0.3
1
28
Tổng
225
6.Công tác bảo dưỡng bê tông:
Bê tông sau khi đổ 4 á 7 giờ phải được tưới nước bảo dưỡng ngay. Hai ngày đầu cứ hai giờ tưới nước một lần, những ngày sau từ 3 á 10 giờ tưới nước một lần tuỳ theo điều kiện thời tiết. Bê tông phải được giữ ẩm ít nhất là 7 ngày đêm. Trường hợp nếu trời nắng to phải phủ cát hoặc đắp bao tải và dội nước như thường.
Trong quá trình bảo dưỡng bê tông nếu có khuyết tật phải được xử lý ngay.
7.Công tác tháo ván khuôn móng:
Ván khuôn móng được tháo ngay sau khi bê tông đạt cường độ 25 kG/cm2 (khoảng 1 ngày sau khi đổ bê tông ). Chú ý khi tháo không gây chấn động đến bê tông và ít gây hư hỏng ván khuôn để tận dụng cho lần sau.
8.Lấp đất hố móng:
Đất lấp móng được dự trữ xung quanh công trình theo số lượng tính toán. Sau khi tháo ván khuôn móng, tiến hành lấp đất hố móng.Công việc lấp đất hố móng được tiến hành bằng thủ công.Công nhân dùng quốc, xẻng đưa đất vào móng và dùng máy đầm chặt.Đất được đổ vào đầm từng lớp, mỗi lớp đầm từ 40 á 50cm. Đất lấp hố móng đắp đến ngang mặt đài móng.Nền nhà được đắp bằng cát lên trên đất nền.
9. Chọn máy thi công móng:
a.Ô tô vận chuyển bê tông:
Chọn xe vận chuyển bê tông SB_92B có các thông số kỹ thuật sau:
+ Dung tích thùng trộn : q = 6 m3.
+ Ô tô cơ sở : KAMAZ - 5511.
+ Dung tích thùng nước : 0.75 m3.
+ Công suất động cơ : 40 KW.
+ Tốc độ quay thùng trộn : ( 9 - 14.5) vòng/phút.
+ Độ cao đổ vật liệu vào : 3.5 m.
+ Thời gian đổ bê tông ra : t = 10 phút.
+ Trọng lượng xe ( có bê tông ) : 21.85 T
+ Vận tốc trung bình : v = 30 km/h.
Giả thiết trạm trộn cách công trình 10 km. Ta có chu kỳ làm việc của xe:
Tck = Tnhận + 2Tchạy + Tđổ + Tchờ.
Trong đó: Tnhận = 10 phút.
Tchạy = (10/30)x60 = 20 phút.
Tđổ = 10 phút.
Tchờ = 10 phút.
ị Tck = 10 + 2x20 + 10 + 10 = 70 (phút).
Số chuyến xe chạy trong 1 ca: m = 8x0.85x60/Tck = 8x0.85x60/70 = 5.8
Trong đó: 0.85 : Hệ số sử dụng thời gian.
Số xe chở bê tông cần thiết là: n = (260/4)/5.8x6 =2 ; lấy n=3 (chiếc). Một chiếc dự trữ
b. Chọn máy bơm bê tông:
Cơ sở để chọn máy bơm bê tông :
- Căn cứ vào khối lượng bê tông cần thiết của một phân đoạn thi công.
- Căn cứ vào tổng mặt bằng thi công công trình.
- Khoảng cách từ trạm trộn bê tông đến công trình, đường sá vận chuyển,..
- Dựa vào năng suất máy bơm thực tế trên thị trường.
Khối lượng bê tông đài móng và giằng móng là 65 m3.Chọn máy bơm loại: SB-95A, có các thông số kỹ thuật sau:
+ Năng suất kỹ thuật : 20 (m3/h).
+ Kích thước chất độn Dmax(mm) =40
+ Công suất động cơ 32.5 (kW)
+ Đường kính ống bơm : 150 (mm).
+ Trọng lượng máy : 6.8(Tấn).
Số máy cần thiết : n =
Vậy ta chỉ cần chọn một máy bơm là đủ.
c.Chọn máy đầm dùi:
Với khối lượng bê tông móng là: 65 m3 của một phân khu, cho nên ta chọn máy đầm dùi loại: U50, có các thông số kỹ thuật sau :
+ Thời gian đầm bê tông : 30 s
+ Bán kính tác dụng : 30 cm.
+ Chiều sâu lớp đầm : 25 cm.
+ Năng suất : (25 á 30).
+ Bán kính ảnh hưởng : 60 cm.
Năng suất máy đầm : N = 2.k.r02.d.3600/(t1 + t2).
Trong đó : r0 : Bán kính ảnh hưởng của đầm. r0 = 60 cm=0.6m.
d : Chiều dày lớp bê tông cần đầm,d=0.2á0.3m
t1 : Thời gian đầm bê tông. t1 = 30 s.
t2 : Thời gian di chuyển đầm. t2 = 6 s.
k : Hệ số sử dụng k = 0.85
ị N = 2x0.85x0.62x0.25x3600/(30 + 6) = 15.3 (m3/h).
Số lượng đầm cần thiết : n = V/N.T = 159.6/15.3x8x0.85 = 1.56 lấy n=2 chiếc.
d.Biện pháp an toàn lao động
- Phổ biến kiến thức về an toàn lao động, nội qui công trình thi công cho mọi người làm việc trên công trường.
- Kiểm tra an toàn của máy móc thiết bị trước khi sử đụng.
- Kiểm tra an toàn về điện, bảng điện, dây dẫn ( việc kiểm tra này thực hiện hàng ngày trước khi đưa dây chuyền vào sử dụng ).
- Chỉ được đưa máy móc thiết bị khi đã kiểm tra đảm bảo an toàn làm việc.
- Có hàng rào, biển cấm, biển chỉ dẫn ở những khu vực đang thi công.
- Luôn kiểm tra thiết bị an toàn lao động, dụng cụ bảo hộ lao động để tránh những sự cố không may xảy ra.