Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh CP. Việt Nam công suất 5oom3/ngày đêm sử dụng uasb và aerotank
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đức Cảnh
SVTH : Lý Thế Chương Nhuynh Trang 12
Nước thải ngành chế biến thủy hải sản ở miền Nam có hàm lượng COD trong khoảng 1200 – 2600 mg/l, hàm lượng BOD trong khoảng 900 – 1600 mg/l, hàm lượng Nitơ thường rất cao, nằm trong khoảng 50 -150 mg/l điều này chứng tỏa rằng nước thải có chất ô nhiễm dinh dưỡng cao. Ngoài ra nước thải còn chứa chất rắn (vây, đầu, ruột, rất dễ thu gom. Nhìn chung nước thải của ngành chế biến thủy hải sản mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phepsxar vào nguồn tiếp nhận do Nhà nước quy định (5 – 10 lần đối với chỉ tiêu COD, BOD, gấp 8 -14 Nitơ hữu cơ ). Ngoài ra, chỉ số về lưu lượng nước thải trên một đơn vị sản phẩm của các nhà maysloaij này cũng rất lớn (75 – 135 m3/tấn sản phẩm).chính vì vậy lượng ô nhiễm của các nhà máy này là rất lớn.
Vì tính chất ô nhiễm nghiêm trọng như thế nên mặc dù các lợi ích kinh tế xã hội khá lớn mà các nhà máy đem lại, để phục vụ cho phát triển bền vững, baoe vệ môi trường cho công nhân và người dân xung quanh. Cho nên các nhà máy chế biến thủy hải sản phải có biện pháp xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
8 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh CP. Việt Nam công suất 5oom3/ngày đêm sử dụng uasb và aerotank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN
THỦY HẢI SẢN
1.1 Hiện trạng ngành chế biến thủy hải sản việt nam
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chế biến thủy hải sản. Theo thống kê hiện nay, chế biến thủy hải sản được xem là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn ở Việt Nam, hơn nữa nước ta vừa là thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức WTO (ngày 7/11/2006), cho nên ngành chế biến thủy hải sản đóng vai trò rất lớn và góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nước ta. Nằm trong vùng có địa lý thuận lợi với bờ biển dài 3.260km, vùng biển và thềm lục địa rộng lớn hơn 1 triệu km2 đã tạo thành một vùng nước lợ thích hợp cho việc nuôi trồng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao. Theo thống kê của Bộ Thủy Sản, 800.000 người trực tiếp làm việc trong ngành đánh cá và hơn 4 triệu người làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ liên quan.
Trong những năm gần đây, khoảng 35% đầu ra của sản phẩm thủy sản được sản xuất để xuất khẩu và phần còn lại được bán ra trên thị trường nội địa hoặc ở dạng tươi sống (34,5%), hoặc đã qua chế biến (45,7%) dưới dạng bột cá, nước mắm, cá khô Bắt đầu từ năm 1995, nhề đánh cá xa bờ được đầu tư mạnh nên sản lượng đã tăng lên 1.230.000 tấn. Bên cạnh đó nước ta còn có diện tích mặt nước rất lớn để phát triển việc nuôi trồng thủy sản. Nguồn liệu từ nuôi trồng và khai thác nội đồng khoảng 492.000 tấn/năm (1997), và 515.020 tấn/năm (1998).
Cùng nhịp với sự phát triển của cả nước, ngành chế biến thủy hải sản đang ngày càng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, do đó lượng nguyên liệu đưa vào chế biến ngày càng nhiều. Năm 1991 chỉ khoảng 130.000 tấn nguyên liệu được đưa vào dùng chế biến xuất khẩu (chiếm 15%) và chế biến tiêu dùng cho nội địa (khoảng 30%), còn lại được sử dụng dưới dạng tươi sống. Đến năm 1995 đã có hưn 250.000 tấn nguyên liệu đưa vào chế biến xuất khẩu (chiếm 19,2%),32,3% chế biến cho thiêu dùng nội địa và 48% dùng dưới dạng tươi sống. Năm 1998, xuất khẩu chiếm 24,3%, nội địa 41%, tươi sống 35%. Qua số liệu trên ta đã thấy nhu cầu phất triển ngàng chế biến thủy hải sản đang ngày càng tăng lên.
Bảng 1 : Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Năm
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
Tốc độ (lần)
1998
858
75,9
2000
1.478
130,8
2001
1.760,6
155,8
2002
2.000
177
2003
2.021 – 2.100
178,8 – 185,8
2004
2.250
179,5
2005
2.450
181
1998
858
75,9
(nguồn : Bộ Thủy Sản ở Viêt Nam )
Không chỉ có thế mạnh trong nước, sản phẩn thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 30 nước trên thế giới. Thị trường tiêu thụ chính là Nhật Bản (chiếm 32%), Châu Á (chiếm 28%), Châu Aâu và Châu Mỹ (chiếm 40%) tổng giá trị xuất khẩu năm 2000. GDP của Việt Nam năm 2001 đạt mức trên 33 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu hàng thủy sản là 1,77 tỷ USD (tương đương 375,5 triệu tấn).
Bảng 2 : Khối lượng sản phẩm thủy hải sản xuất khẩu hàng năm
từ năm 2002 – 2005(nguồn : Bộ Thủy Sản ở Việt Nam FICen,2005) .
Hạng mục
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
Tôm đông lạnh
Tấn
114579.98
124779.69
141122.03
149871.8
Philê cá đông lạnh
Tấn
112034.52
132270.71
165596.33
208071.1
Sản phẩm cá khô
Tấn
17181.76
7222.04
14755.54
21675.6
Giáp xác và động vật thân mềm đông lạnh
Tấn
115160.11
141798.66
108802.32
148611.5
Tổng sản phẩm
Tấn
270693.66
285461.13
293125.24
310254.45
Kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
932
954
989
1,312
Qua bảng trên, có thể thấy tuy khối lượng sản phẩm hải sản biến động, xong xu thế vẫn tăng lên theo hướng tích cực, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng : Phale cá đông lạnh, cá khô xuất khẩu, mực đông lạnh
Hiện nay, ngành công nghệ chế biến thủy hải sản phát triển rộng rải tại Việt Nam và khắp trên thế giới. Các nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy hải sản khác nhau về cách thức hoạt động, qui mô sản xuất và sản phẩn đầu ra. Đến cuối năm 1998, Việt Nam có 168 nhà máy, 21 dây chuyền IQF, 14 máy đòng túi chân không; tổng công suất cấp đông là 885 tấn/ ngày; công suất chế biến là 200.000 tấn năm, trung bình 1.075 tấn/nhà máy/năm. Nhìn chung việc phân bố nhà máy chủ yếu dựa theo khả năng cung cấp nguyên liệu của từng vùng, nếu tính cho từng tỉnh thì số lượng nhà máy phân bố chưa đều.
1.2. Vấn đề môi trường do ngành chế biến thủy sản gây ra
1.2.1. Khí thải :
Phần lớn các nhà máy chế biến thủy hải sản , khí độc hại sinh ra ở mức độ tương đối thấp. Khí thải sinh ra từ các nhà máy bao gồm các loại sau :
Khí Clo sinh ra từ quá trình khử trùng các thiết bị, dụng cụ và nhà xưởng chế biến, khử trùng nguyên vật liệu
Khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển và bốc dỡ bao bì, máy phát điện, từ lò hơi ( trong đó các thành phần khí chủ yếu là CO2, NOx, SO2, CO nguồn ô nhiễm này rất khó kiểm soát vì phải phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển, máy phát điện, nguyên liệu sử dụng
Bụi sinh ra cũng do quá trình vận chuyển và bốc dỡ bao bì.
Hơi dung môi chất làm lạnh bị rò rỉ bao gồm các loại khí như R12, R22, NH3, CFC, Các khí này có thể ảnh hưởng đến tầng Oâzôn.
Mùi hôi của NH3, Clo ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nếu bị rò rỉ.
1.2.2. Chất thải rắn :
Chất thải rắn phát sinh trong nhiều công đoạn nhưng nhiều nhất vẫn là khâu sơ chế. Tùy thuộc vào quy trình, chủng loại sản phẩm, trình độ tay nghề, công nghệ mà lượng thải phát sinh chất thải rắn cũng khác nhau.
Chất thải rắn ngành chế biến thủy hải sản phát sinh từ 3 nguồn chính :
Từ quá trình chế biến : Bao gồm các loại vỏ, đầu tôm, đầu cá, nội tạng, vảy,
Từ khu vực phụ trợ : Bao gồm chất thải rắn sinh hoạt từ căn tin hoặc bao bì hư hỏng từ khu bao bì
Các loại cặn bã, bùn dư sinh ra từ quá trình xử lý nước thải của nhà máy.
1.2.3. Tác nhân nhiệt :
Nhiệt tỏa từ lò nấu, lò hơi (nguồn nhiệt nóng) và từ hệ thống làm lạnh (nguồn nhiệt lạnh) và tiếng ồn do thiết bị sản xuất (máy bơm, máy lạnh, băng chuyền ) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoe của công nhân, môi trường xung quanh.
1.2.4. Tác nhân hóa học :
Các hóa chất khử trùng và tẩy trùng như : Clorine, xà phòng, các chất phụ gia, bỏa quản thực phẩm gây hại cho môi trường.
Tác nhân sinh học :
Các loại chất như : nước thải, chất thải rắn đều có chứa tác nhân sinh học dố là các loại vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì rất dễ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát tán vào môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho cộng đồng xung quanh.
1.2.6. Tiếng ồn và độ rung :
Tác động tiếng ồn và độ rung thường ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của con người, làm giảm thị lực của công nhân, ảnh hưởng đến hệ thần kinh dẫn đến làm giảm sức lao động, phản xa , khả năng định hướng, giữ thăng bằng của công nhân.
Tác nhân khác :
Hầu như các cơ sở chế biến thủy sản ở Việt Nam đều có bảo hộ lao động (ủng, găng tay, khẩu trang, nón) cho công nhân trong quá trình làm việc.môi trường làm việc của các công nhân trong các nhà xưởng thường bị ô nhiễm do có độ ẩm cao và mùi hôi. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp như thất khớp viêm họng, thường có tỷ lệ cao. Vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm còn bị hạn chế bởi các phòng chế biến, sàn nhà xưởng, đường thoát nước thải chưa được thiết kế hợp lý. Aùnh sáng trong xưởng chế biến vẫn chửa đủ độ sáng. Trần nhà, tường ngăn không được sạch, hệ thống vòi nước, khay đựng bàng kim loại dễ bị rỉ sét và không hợp vệ sinh.
1.3. Tính chất và thành phần nước thải của ngành chế biến thủy hải sản
Trong ngành chế biến thủy hải sản, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là môi trường nước được sử dụng để rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc, các container, rửa sàn nhà, tách lóc mạ băng sản phẩm. Nước sau khi sử dụng đều thải ra ngoài mang theo hàm lượng chất hữu cơ lớn gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải của một nhà máy chế biến thủy hải sản bao gồm :
Nước thải sản xuất : Đây là loại nước thải rửa hải sản các loại (cá, tôm, cua, mực, ). Theo các số liệu thống kê tại các cơ sở sản xuất của tỉnh Đông Nai thì lượng nước thải trên tấn sản phẩm từ 80 – 140 m3/tấn sản phẩm.
Nước thải vệ sinh công nhiệp : Đây là nước cần dùng cho việc rửa sàn nhà mỗi ngày, ngoài ra còn dùng để rửa các thiết bị , maý móc,
Nước thải sinh hoạt mỗi ngày : Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của các cán bộ công nhân viện trong các nhà máy. Đây là lượng nước thải đáng kể vì trong các nhà máy chế biến thải hải sản thường có lượng công nhân khá đông, nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động như tắm rửa rất lớn.
Tổng lưu lượng nước thải trong một ngày của một nhà máy xí nghiệp chế biến thủy hải sản thải ra trung bình với khoảng 200 – 300 công nhân là khoảng 250 – 500 m3/ngày.đêm.
Nhìn chung cả ba loại nước thải kể trên đều có tính chất như nhau, trong đó nước thải sản xuất có mức độ ô nhiễm cao nhất. Tuy nhiên đặc trưng của nguyên liệu sử dụng ma nước thải sẽ có tính chất khác nhau. Nhưng thông thường thành phần của một nhà máy chế biến thủy hải sản bao gồm :
Hàm lượng COD : 1500 – 2400 mg/l.
Hàm lượng BOD : 1200 – 1800 mg/l.
Trong nước thải thường chứa các đầu tôm, râu mực,
Hàm lượng Nitơ rất cao 70 – 100 mg/l.
Ngoài ra, trong nước thải thủy hải sản có chứa các thành phần hữu cơ khi bị phân hủy tạo ra các sản phẩm có chứa indol và các sản phẩm trung gian của sự phân hủy các acid béo không bõa hòa tạo ra mùi hôi khó chịu và đặc trưng là làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc và môi trường xung quanh.
1.4. Nhận xét chung về nước thải chế biến thủy sản
Nước thải ngành chế biến thủy hải sản ở miền Nam có hàm lượng COD trong khoảng 1200 – 2600 mg/l, hàm lượng BOD trong khoảng 900 – 1600 mg/l, hàm lượng Nitơ thường rất cao, nằm trong khoảng 50 -150 mg/l điều này chứng tỏa rằng nước thải có chất ô nhiễm dinh dưỡng cao. Ngoài ra nước thải còn chứa chất rắn (vây, đầu, ruột, rất dễ thu gom. Nhìn chung nước thải của ngành chế biến thủy hải sản mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phepsxar vào nguồn tiếp nhận do Nhà nước quy định (5 – 10 lần đối với chỉ tiêu COD, BOD, gấp 8 -14 Nitơ hữu cơ ). Ngoài ra, chỉ số về lưu lượng nước thải trên một đơn vị sản phẩm của các nhà maysloaij này cũng rất lớn (75 – 135 m3/tấn sản phẩm).chính vì vậy lượng ô nhiễm của các nhà máy này là rất lớn.
Vì tính chất ô nhiễm nghiêm trọng như thế nên mặc dù các lợi ích kinh tế xã hội khá lớn mà các nhà máy đem lại, để phục vụ cho phát triển bền vững, baoe vệ môi trường cho công nhân và người dân xung quanh. Cho nên các nhà máy chế biến thủy hải sản phải có biện pháp xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.