Nhà máy hiện nay có 04 lò hơi ( 02 lò tại phân xưởng I, 02 lò tại phân xưởng II) hoạt động trong quá trình sản xuất nhiên liệu sử dụng là dầu FO.
Máy phát điện dự phòng khi cúp điện tại nhà máy là 2 máy, hoạt động không liên tục chỉ sử dụng khi gặp sự cố hệ thống điện lưới cung cấp cho hoạt động của nhà máy bị cúp đột xuất.
27 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất thức ăn tôm - Công ty TNHH chăn nuôi c.p Việt Nam, công suất 80 m3/ngày, sử dụng bể uasb và bể Aerotank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II.1. Sơ lược về ngành nuôi trồng chế biến tôm ở việt nam trong những năm qua;
Ngành nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản nói chung và ngành nuôi trồng chế biến tôm nói riêng trong những năm qua đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước. Sản lượng xuất khẩu thuỷ hải sản năm 2004 đạt 2 triệu tấn thu về 2 tỷ 397 triệu USD trong đó riêng mặt hàng tôm chiếm 40% về sản lượng và 52% về giá trị. Tổng diện tích nuôi trồng tôm tăng 14.274 ha so với năm trước. Đồng thời góp phần giải quyết hàng trăm ngàn việc làm cho người dân. Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 giá trị xuất khẩu tôm đạt 2 tỷ USD.
Con tôm Việt Nam rất được thi trường Aâu, Mỹ và Nhật Bản ưa chuộng và đã tạo được những thương hiệu uy tín.
Trong nước phong trào chuyển đổi nuôi tôm xuất khẩu thay thế cho những cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả đang diễn ra mạnh mẽ. Con tôm đã góp phần thay đổi cuộc sống của rất nhiều hộ gia đình.
II.2. Nhà máy sản xuất thức ăn tôm và chế phẩm sinh học-Công ty TNHH Chăn nuôi C.P Việt Nam.
II.2.1. Giới thiệu sơ lược về tập đoàn C.P:
Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc thuộc tập đoàn C.P (C.P Group), Thái Lan, có trụ sở chính tại 12th Floor, CP Tower, 313 Silom Road, Bangrak, Bangkok 10500, Thailand.
CP là 2 chữ cái đầu tiên của cụm từ Charoen Pokphand. Tiền thân của tập đoàn chỉ là một sạp nhỏ ở Bangkok-Thailand, do 2 anh em Ekochor và Siew Whooy điều hành, chuyên nhập khẩu hạt giống từ Trung Quốc về bán cho nông dân Thái.
Năm 1953 người con trai cả Ekochor cho xây dựng nhà máy thức ăn gia súc Choroen Pokphand đầu tiên.
Trong 30 năm hoạt động và mở rộng, C.P đã trở thành nhà vận hành thức ăn gia súc lớn thức 5 trên thế giới. Đầu năm 90 năng suất thức ăn gia súc hằng năm ở các nhà máy tại 14 nước đạt 14 triệu tấn.
Tại Việt Nam, Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam được xây dựng theo giấy phép đầu tư số 545A/GP do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 22/11/1996. Công ty có trụ sở chính tại Khu Công Nghiệp Biên Hoà II – Thành Phố Biên Hoà, có văn phòng đại diện tại số 151 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17 quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh và các chi nhành tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ. Hệ thống nhà máy và trại chăn nuôi của công ty bao gồm: nhà máy thức ăn gia súc Hà Tây, Đồng Nai, Tiền Giang), nhà máy sản xuất thiết bị dụng cụ chăn nuôi Đồng Nai, trại heo giống cao sản, trại gà bố mẹ, nhà máy ấp trứng CP, nhà máy chế biến thực phẩm CP, phân xưởng công nghệ sinh học, nhà máy chế biến hải sản đông lạnh, trại tôm giống Vĩnh Hảo – Bình Thuận và nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm.
II.2.2. Giới thiệu nhà máy sản xuất thức ăn tôm và chế phẩm sinh học:
II.2.2.1. Tổng quan:
- Tên Nhà máy : Nhà máy chế biến thức ăn tôm – Công ty TNHH CP.Việt Nam
- Địa điểm : Khu công nghiệp Bàu Xéo xã Sông Trầu – Huyện Trảng Bom – Tỉnh Đồng Nai.
- Diện tích : 52.000 m2
- Điện thoại :061. 921502 – 503 – 504 - 509
Fax : 061.921513
- Hình thức đầu tư : 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Số GP thành lập: 545A/GPĐC8 do Bộ Kế Họach và Đầu Tư cấp ngày 09/04/2001.
- Quyết định cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 109/QĐ.CT.UBT ngày 12/01/2000 của UBND tỉnh Đồng Nai.
- Bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trừơng số: 166/BDK-KHCNMT ngày 01/02/2000 của Sở Khoa Học , Công Nghệ và Môi Trường tỉnh Đồng Nai.
Tổng số lao động: Nhà máy hiện có 335 Công nhân viên người Việt và 15 người Thái.
II.2.2.2. Các điều kiện tự nhiên và môi trường
II.2.2.2.1. Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng:
Vị trí địa lý:
Nhà máy sản xuất thức ăn tôm – Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam đặt tại khu công nghiệp Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bơm, tỉnh Đồng Nai, có ranh giới hành chính được xác định như sau:
Phía Bắc giáp bãi đất trống Khu công nghiệp Bàu xéo
Phía Đông giáp Quốc lộ 1A
Phía Nam giáp Nhà máy sản xuất thuỷ sản đông lạnh-Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam
Phía Tây giáp Xí nghiệp sản xuất gỗ xuất khẩu
Huyện Trảng Bơm có vị trí nằm giữa tỉnh Đồng Nai. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 506,5 km2 với 25 đơn vị hành chánh gồm 1 thị trấn Trảng Bơm và 24 xã: Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiện, Quang Trung, Cây Gáo, Đồi 61, Xã Lộ 25, An Viễn, Bàu Hàm, Hưng Lộc, Tây Hoà, Giang Điền, Bắc Sơn, Hố Nai 3, Quảng Tiến, Bình Minh, Sông Thao, Đông Hoà, Trung Hoà, Hưng Thịnh, Thanh Bình Và Sông Trầu.
Vị trí huyện Trảng Bơm có lợi thế rất lớn như nămg trong vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, gần thành phố Biên Hoà và thành phố Hồ Chí Minh_là những trung tâm kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật lớn của vùng Đông Nam Bộ và của tỉnh Đồng Nai, là khu vực có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất toàn quốc, gần sân bay, bến cảng, có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc,... có sức hút đầu tư từ bên ngoài, thuận lợi để phát triển mạnh mẻ trên cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Cơ sở hạ tầng:
Điều kiện giao thông:
Nhà máy sản xuất thức ăn tôm – Công ty TNHH Chăn nuôi C.P Việt Nam nằm cạnh quốc lộ 1A, là huyết mạch giao thông nối liền các tỉnh miền Bắc, miền Trung và các tỉnh Đồng Bằng Nam Bộ. Đây là một thuận lợi rất lớn trong việc thu mua, tập trung nguyên liệu và phân phối thành phẩm sau khi xuất xưởng
Điều kiện cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc:
Nhà máy sản xuất thức ăn tôm-Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam có nguồn điện được cung cấp từ lưới điện quốc gia đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng cho sản xuất và các hoạt động khác.
Hiện nay tại Khu công nghiệp Bàu Xéo vẫn chưa có mạng lưới cấp nước nên lượng nước sử dụng cho mục đích sản xuất và sinh hoạt trong nhà máy chủ yếu lấy từ nguồn nước ngầm mạch sâu được nhà máy tự khai thác và xử lý.
Hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực rất phát triển đáp ứng tốt các hoạt động trao đổi thông tin trong nhà máy.
II.2.2.2.2 Đặc điểm khí hậu:
Vị trí Nhà máy sản xuất thức ăn tôm-Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam nằm trong vùng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu tỉnh Đồng Nai. Đây là vùng có khí hậu ôn hoà, biến động giữa các thời điểm trong năm, trong ngày không cao, độ ẩm không quá cao, không bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt. Các thông số cơ bản của khí hậu như sau:
Nhiệt độ không khí:
Kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ không khí tại trạm Biên Hoà cho thấy:
Nhiệt độ trung bình năm: 26,8oC
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 40oC
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 13oC
Nhiệt độ của tháng cao nhất: 24 đến 35oC (tháng 4 hằng năm)
Nhiệt độ của tháng thấp nhất: 22 đến 31oC (tháng 12 hằng năm)
Nhìn chung biên độ dao động nhiệt giữa các tháng trong năm không lớn (≈ 3oC) nhưng biên độ giao động nhiệt giữa ngày và đêm tương đối lớn (≈ 10 đến 13oC vào mùa khô) và (≈ 7 đến 9oC vào mùa mưa)
Bảng1. Nhiệt độ trung bình không khí tháng tại trạm Biên Hoà:
Nhiệt độ trung bình tháng ( oC )
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
26,3
26,2
27,6
28,7
28,3
27,6
27
26,5
26,6
26,5
26
25,2
(Nguồn: Phân viện Nghiên cứu khí tượng-thuỷ văn phía Nam năm 2004)
Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí tương đối của khu vực dao động từ 75 – 85% cao nhất được ghi nhận vào những tháng có mưa (tháng 6 đến tháng 11) từ 83 – 87%, nguyên nhân là do độ bay hơi nước không cao nên độ ẩm tương đối cao. Độ ẩm thấp trong năm thường rơi vào các tháng mùa khô (tháng 2 đến tháng 4) hàng năm từ 67 – 69%.
Bốc hơi nước làm tăng độ ẩm và mang theo một số dung môi hữu cơ, các chất có mùi hôi vào không khí. Lượng hơi bốc trung bình ngày tại Biên Hoà là 4,5%.
Kết quả quan trắc độ ẩm trong nhiều năm tại trạm khí tượng Biên Hoà:
Bảng 2. Độ ẩm tương đối không khí (%) tại Trạm Biên Hoà:
Độ ẩm tương đối trung bình tháng (% )
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
72,2
66,6
68,2
71,2
79,3
82,8
84,7
86,6
87
86,4
88,2
77,8
Nguồn: Phân viện Nghiên cứu khí tượng-thuỷ văn phía Nam năm 2004)
Bảng 3. Độ bốc hơi trung bình ngày trong mỗi tháng tại Biên Hoà:
Độ bốc hơi trung bình ngày trong mỗi tháng (mm )
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
2,8
3,6
3,8
3,5
2,2
1,7
1,6
1,4
1,4
1,6
1,8
2,1
(Nguồn: Phân viện Nghiên cứu khí tượng-thuỷ văn phía Nam năm 2004)
Bức xạ mặt trời:
Cường độ bức xạ trực tiếp lớn nhất vào các tháng 2, 3 và có thể đạt đến 0,72 – 0,79 cal/cm2.phút từ tháng 4 đến tháng 7 và có thể đạt 0,42 – 0,46 cal/cm2.phút vào những giờ trưa. Cường độ bức xạ trực tiếp đi đến mặt thẳng góc với tia mặt trời có thể đạt 0,77 – 0,88 cal/cm2.phút vào các giờ trưa của tháng nắng và đạt 0,42 – 0,56 cal/cm2.phút vào những giờ trưa các tháng mưa (từ tháng 6 đến tháng 12).
Kết quả đo đạt và tính toán bức xạ mặt trời tổng cộng trung bình ngày trong tháng tại Trạm Biên Hoà:
Bảng 4. Bức xạ tổng cộng trung bình ngày trong tháng (cal/cm2) tại Trạm Biên Hoà:
Bức xạ tổng cộng trung bình ngày trong tháng (cal/cm2)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
461
511
542
535
500
447
448
443
460
444
432
435
(Nguồn: Phân viện Nghiên cứu khí tượng-thuỷ văn phía Nam năm 2004)
Lượng mưa:
Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI). Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa trung bình tương đối đều nhau (khoảng 300mm/tháng). Tuy nhiên, mưa nhiều vào tháng IX với lượng mưa khoảng 400mm. Các tháng mùa khô (từ tháng XII đến tháng IV năm sau) có lượng mưa nhỏ (khoảng 50mm/tháng), thậm chí có tháng lượng mưa chỉ khoảng 5mm hoặc hoàn toàn không có mưa.
Bảng 5. Lượng mưa trung bình tháng (mm/tháng) tại Trạm Biên Hoà:
Lượng mưa trung bình tháng (mm/tháng)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
7,9
4,4
14,6
45,1
157,2
238,0
264,8
276,7
293,3
209,1
81,1
28,3
(Nguồn: Phân viện Nghiên cứu khí tượng-thuỷ văn phía Nam năm 2004)
Chế độ gió:
Hướng gió chủ đạo trong khu vực từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm là hướng Tây-Tây Nam, tương ứng với tốc độ gió từ 3,0 – 3,6 m/s. hướng gió chủ đạo từ tháng 11 đến tháng 2 là hướng Bắc-Đông Bắc, tương ứng tốc độ gió từ 3,4 – 4,7 m/s.
Địa hình:
Nhà máy sản xuất thức ăn tôm-Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam nằm trong vùng địa hình đồi thấp và thoải, có hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam có thể chia thành 3 khu vực:
Khu vực có địa hình thấp: nằm ở phía Nam dọc Quốc lộ 1A
Khu vực có địa hình cao: nằm ở phía Tây Quốc lộ 1A
Khu vực có địa hình trung bình: nằm ở phía Bắc và ven Quốc lộ 22.
Nhà máy sản xuất thức ăn tôm-Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam nằm trên nền khu vực có địa hình cao.
II.2.2.2.3. Các vấn đề vệ sinh môi trường:
A.Nước thải:
Nhà máy sản xuất thức ăn tôm và chế phẩm sinh học hiện đang sử dụng nguồn nước giếng khoan chưa đi qua công đoạn xử lý sử dụng cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Công suất khai thác khoảng 300m3/ngày.đêm. vào đợt cao điểm trong sản xuất tổng lượng nước sử dụng vào khoảng 280 m3/ngày.đêm.
Kết quả kiểm tra chất lượng nước ngầm tại các giếng khoan trong nhà máy:
Bảng 6: Kết quả kiểm tra chất lượng nước ngầm
Thông số
Đơn vị
Kết quả
Tiêu chuẩn TCVN
5944-1995
pH
4,66
6 – 8
TDS
mg/l
16
500
Fe
mg/l
0,06
0,3
NO3-
mg/l
2,7
5
NH3
mg/l
0,52
3
(Nguồn: Trung tâm Đào tạo và phát triển Sắc ký Tp. Hồ Chí Minh)
A.1. Nước thải sinh hoạt:
Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà bếp, nhà ăn, khu vệ sinh chung, nhà về sinh trong khu vực sản xuất khoảng 25 m3/ngày.đêm.
Nước thải trong các nhà vệ sinh chung của công nhân được xử lý bằng các bể tự hoại riêng biệt của từng khu khác nhau.
A.2. Nước thải sản xuất:
Nhà máy hiện nay đang đầu tư xây dựng hệ thống cống rãnh thu gom nước thải tại 2 xưởng sản xuất. Nước thải của nhà máy phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: máy xử lý mùi, rữa cá tươi, rữa dầu mở cá, đậu nành, làm vệ sinh máy móc, khu tắm của công nhân bốc vác. Lượng nước thải này trong đợt cao điểm có thể đạt đến 50 m3/ngày.đêm.
Ngoài ra còn một lượng nước thải nhỏ từ các lò hơi và nước thải từ hệ thống xử lý khí.
B. Khí thải:
B.1. Ô nhiễm khí thải phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu
Nguồn phát sinh khí thải của nhà máy chủ yếu là từ: Lò hơi, xe tải ra vào nhà máy, máy phát điện, một phần bụi từ kho nguyên liệu sản xuất.
Trong đó lượng khí thải từ lò hơi và máy phát điện là nguồn chính gây ô nhiễm không khí xung quanh, với các chất độc hại phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu là dầu FO: NOx, COx, SOx, bụi, ...
Nhà máy hiện có 4 lò hơi:
Hai lò hơi tại phân xưởng I nằm phía ngoài phân xưởng, ống khói có đường kính là 0,6 m và chiều cao là 12 m
Hai lò hơi còn lại đặt tại phân xưởng II có nhãn hiệu Getabec Kessel sản xuất năm 2001, có đường kính 0,6 m và có chiều cao 42 m.
Lưu lượng khí thải từ các lò hơi của nhà máy là 5.000 m3/h.
Nhà máy hiện đang có 2 máy phát điện, hoạt động không liên tục, chỉ sử dụng khi có sự cố mất điện.
Lưu lượng khí thải từ máy phát điện của nhà máy là 2.500 m3/h
Ngoài ra còn nguồn khí thải từ hoạt động xe cộ vận chuyển ra vào khuôn viên nhà máy, khí thải chủ yếu chứa bụi, CO,NOx....
B.2. Ô nhiễm do bụi:
Nguồn phát sinh bụi chủ yếu tại nhà máy từ:
Khói thải của máy phát điện dự phòng và từ lò hơi.
Từ công đoạn nạp nguyên liệu sản xuất
Bụi phát sinh từ các hoạt động chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm trong khuôn viên nhà máy, lượng bụi này nhỏ, phát sinh trong thời gian ngắn.
B.3. Ô nhiễm do phát sinh nhiệt:
Nhiệt phát sinh từ nguồn bức xạ mặt trời và từ các máy móc thiết bị sản xuất: máy sấy khô, lò hơi, máy phát điện dự phòng. Tuy nhiên bên trong các xưởng sản xuất được thiết kế thông thoáng, hệ thống thông gió hoạt động tốt nên nhiệt lượng toả ra không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và làm làm việc của cán bộ, nhân viên, công nhân trong nhà máy.
II.2.2.2.4. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy:
An toàn lao động
Trong những năm qua cùng với sự đầu tư cho việc mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ sản xuất, nhà máy cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực quan tâm đến an toàn lao động.
Nhà máy đã bố trí nhà xưởng cách ly với văn phòng và các công trình khác trong khuôn viên nhà máy.
Công nhân, nhân viên làm việc trong các bộ phận có nhiều bụi và nhiệt độ cao đều được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động theo quy định.
Bố trí nhà xưởng thông thoáng có những khoảng trống cần thiết đối với từng thiết bị và ở vị trí cao ráo.
Đã bố trí và duy trì tốt hệ thống chiếu sáng trong xưởng sản xuất. Lắp đặt và duy trì hoạt động hệ thống thông gió giải nhiệt các phân xưởng.
Từng phân xưởng của nhà máy đều có bảng tin theo dõi tình hình an toàn sản xuất và chỉ tiêu, phương pháp phấn đấu duy trì an toàn lao động.
Tuy nhiên ở các phân xưởng sản xuất thức ăn tôm và cá công nhân cần trang bị thêm các thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động.
Đã thực hiện tốt việc khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo chế độ hằng năm.
Đã và đang tiến hành đo đạc, giám sát chất lượng môi trường của nhà máy theo định kỳ.
Công tác phòng cháy chữa cháy:
Nhà máy có một hồ chứa nước 45 m3 dùng cho công tác phòng cháy chữa cháy được trang bị hệ thống bơm hoàn chỉnh.
Đội phòng cháy chữa cháy cơ động của nhà máy được duy trì và diễn tập theo định kỳ.
Đường xung quanh bên ngoài nhà xưởng được tráng nhựa để xe cứu hoả có thể ra vào dễ dàng.
Tại khu nhà xưởng đã thực hiện nay đủ các biện pháp phòng chống sự cố môi trường trong nhà xưởng như phòng chống cháy nổ, phòng chống sét
II.2.2.3. Công nghệ sản xuất:
II.2.2.3.1. Sản phẩm của nhà máy:
Nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm được thiết kế với các loại thiết bị máy móc có chất lượng hàng đầu của kỹ nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm, có hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiện nay nhà máy có 02 xưởng sản xuất thức ăn cho tôm. Công suất thiết kế của mổi xưởng là: 3600 tấn/tháng hay 43.200 tấn/năm, công suất được tính trên cơ sở 4 máy ép viên hoạt động 20 giờ/ngày ( 4 giờ bảo trì tu bổ máy móc ), 26 ngày/tháng. Với công suất như hiện nay nhà máy có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thức ăn nuôi tôm trong nước.
Sản phẩm chính của nhà máy là thức ăn nuôi tôm và cá. Là loại thức ăn tinh gồm có bột cá, bột tôm, bột cá mực, men, đạm thực vật, lacitin, cholesterol, sắc tố, bột, EPA, DHA, Vitamin tổng hợp, muối khoáng, mùi tự nhiên, enzym và chất bảo vệ thực vật. Tuỳ theo loại tôm và thời kỳ sinh trưởng sẽ có những loại thức ăn phù hợp và chế độ chăm sóc cho ăn hợp lý.
Ngoài ra còn một xưởng sản xuất chế phẩm sinh học dùng cho nuôi tôm thương phẩm và nuôi tôm giống công suất 55 tấn/tháng.
A. Sản phẩm thức ăn nuôi tôm:
A.1. Thức ăn dạng cốm:
Giai đoạn tăng trọng P.5 ÷ P.25: 4001
Giai đoạn tăng trọng P.25 ÷ P.40: 4002
Giai đoạn tăng trọng 1mg ÷ 5mg: 4003
A.2. Thức ăn dạng viên:
Giai đoạn tăng trọng 5mg ÷ 10mg: 4004-S
Giai đoạn tăng trọng 10mg ÷ 18mg: 4004
Giai đoạn tăng trọng 18mg ÷ 35mg: 4005
B. Sản phẩm thức ăn cá:
Nhà máy sản xuất thức ăn dạng viên cho 2 loại cá: cá trê và cá rô phi.
B.1: Thức ăn cho cá trê:
Giai đoạn cá con cỡ 2,4 – 2,7 mm: 9901
Giai đoạn cá đang lớn 3,9 – 4,2 mm: 9911
Giai đoạn cá thịt 7,9 – 8,2 mm: 9912
B.2. Thức ăn cho cá rô phi:
Giai đoạn cá con cỡ 2,4 – 2,7 mm: 9950
Giai đoạn cá đang lớn 3,9 – 4,2 mm: 9951
Giai đoạn cá thịt 5,9 – 6,2 mm: 9952.
C. Sản phẩm chế phẩm sinh học:
Sản phẩm gồm 2 loại: dùng trong nuôi tôm thương phẩm và dùng trong trại giống thuỷ sản:
C.1. Sản phẩm dùng trong nuôi tôm thương phẩm:
Bảng 7: Sản phẩm chế phẩm sinh học dùng nuôi tôm thương phẩm
Nhóm sản phẩm
Tên sản phẩm
Đơn vị
Khối lượng
Nhóm chất xử lý nước và môi trường
D – 100
Kg/bao
25
M – 100
25
Super – Ca
25
WaCa
25
Zeo Star
25
Hi – Power
25
Kung Thoong
10
Sun slant WSP
g/gói
300
Trustic
Kg/hộp
5
Nhóm thức ăn bổ sung
C – Mix
Kg/bag
1
Mutagen
g/gói
500
Betamin
g/gói
200
Minimix
g/bao
500
Feed Coat
l/bình
2
l/bình
1
Nhóm chất diệt khuẩn
Cleaner - 80
l/bình
2
l/bình
1
O – lan
ml/chai
500
Soludine 50%
l/bình
1
l/bình
2
Nhóm men vi sinh
Zymetin
g/bao
500
Super VS
l/bình
4
l/can
20
Power pack
g/gói
200
Super biotic
Kg/bag
1
pH Fixer
Kg/bag
2
Nhóm dụng cụ kiểm tra môi trường
pH test kit
Bộ
1
Aqua Base
Bộ
1
Aqua Am
Bộ
1
Chlorine tét kit
Bộ
1
Lumicount
Bộ
1
Aqua D.O
Bộ
1
Nhóm sản phẩm áp dụng cho chương trình ao trình diễn
SVS
l/bình
4
Vibro-bock
Kg/bag
1
Green-bac
Kg/bag
2
Pro-zyme
g/bao
500
(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất thức ăn tôm và chế phẩm sinh học - Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam)
C.2. Sản phẩm dùng trong trại giống thuỷ sản:
Bảng 8: Sản phẩm chế phẩm sinh học dùng trong trại giống thuỷ sản
Nhóm sản phẩm
Tên sản phẩm
Đơn vị
Khối lượng
Thức ăn tôm ấu trùng
TNT100
g/gói
100
TNT200
g/gói
100
TNT300
g/gói
100
TNT400
g/gói
100
C.P Spina 100
g/gói
100
C.P Spina 200
g/gói
100
Artemin
g/hộp
425
Nhóm men vi sinh
C.P bio Dream
g/gói
100
Vibrotech
ml/chai
500
Nhóm chất xử lý nước và nuôi tảo
V.C.P
g/hộp
450
Key bloom
l/bình
1
(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất thức ăn tôm và chế phẩm sinh học - Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam)
II.2.2.3.2. Quy trình sản xuất:
A. Quy trình sản xuất thức ăn tôm:
Nhận nguyên liệu
Xay nghiền
Cân mẻ trộn
Trộn
Nghiền nhuyễn
Trộn
Ép viên
Làm khô và nguội
Sàn viên
Nghiền viên thành cốm
Sàn cốm
Đóng bao
Nhập kho
Hình 1: Quy trình sản xuất thức ăn tôm, cá
* Mô tả dây chuyền công nghệ :
Khâu nhận nguyên liệu :
Nguyên liệu ( bột cá, bột vỏtôm, bột gan mực, bột đậu tương, bột lúa mì,.. ) được đổ vào máng nguyên liệu có trang bị hệ thống hút bụi. Sau đó, nguyên liệu được di chuyển ngang bằng hệ thống xích truyền và truyền lên cao bằng hệ thống gầu nâng có công suất 30 tấn/giờ. Ở trên đỉnh của nhà máy, nguyên liệu sẽ đi qua sàn lọc để làm sạch và loại bỏ tạp chất. Tại đây có nam châm hút sạch các vật sắt thép có lẫn trong nguyên liệu.
Khâu xay nghiền :
Những loại nguyên liệu có cấu trúc thô cần được xay nghiền trước khi trộn thì được chuyển đến máy nghiền loại búa đập. Máy nghiền có trang bị máy hút bụi để khống chế bụi và đồng thời tăng hiệu quả của máy nghiền. Nguyên liệu đã được nghiền sẽ được chuyển ngang bằng vít chuyền xoắn và chuyển lên gầu nâng vào các bồn chứa nguyên liệu. Công suất nghiền là 10 tấn / giờ ( loại hai 12% độ ẩm và lưới sàn 3,5 mm)
Khâu cân mẻ trộn :
Khâu này sử dụng vít tải nạp nguyên liệu và cả 6 bộ phận xả nguyên liệu từ bồn vào máng cân. Cân được điều khiển bằng máy vi tính có độ chính xác đến 1 kg. Trọng lượng tối đa của mỗi mẻ là 3 tấn.
Khâu trộn :
Số nguyên liệu đã cân được đổ vào 3 máy trộn nằm ngang trộn bằng ruy băng. Nguyên liệu được trộn đều trong 5 phút và sau đó được chuyển sang công đoạn kế tiếp.
Khâu nghiền nhuyễn :
Hệ thống nghiền nhuyễn ( Atomizer ) không sử dụng sàng lọc có trang thiết bị vi phân ( Micro – separator ) được dùng để nghiền số nguyên liệu đã trộn đều trước cho trở nên thật nhuyễn và sau đó được chuyển đến bộ phận lọc không khí bằng hệ thống truyền bằng sức hút. Số nguyên liệu này được nhận tại một máng tràn ( Surge hopper ) ở phía trên máy trộn. Công suất của hệ thống nghiền nhuyễn là 12 tấn/giờ.
Khâu trộn lại :
Số nguyên liệu đã được trộn sơ bộ và nghiền nhuyễn lại được trộn lại thêm một lần nữa trong một loại máy trộn ngang sử dụng tay khuấy ngắn có công suất 3 tấn /mẻ. Tại công đoạn này, các nguyên liệu khác đã được nghiền nhuyễn từ trước và các loại prêmic được cho vào trộn chung. Công suất của hệ thống trộn này là 12 tấn/giờ.
Khâu ép viên :
Số nguyên liệu đã được trộn đều sẽ được đưa đến bộ phận sơ chế (Conditioner ) của hệ thống ép viên. Tại đây, số nguyên liệu được xử lý bằng hơi nước sôi dưới áp suất để được gia tăng độ ẩm và đồng thời khởi động quá trình “gêlatin hoá “ một số nguyên liệu. Sau khi được sơ chế, số nguyên liệu này được chuyển đến bộ phận ép viên. Kích cỡ viên và thành phần nguyên liệu được sử dụng trong công thức sẽ ấn định công suất của máy ép viên, thông thường là vào khoảng 1,2 – 2 tấn/giờ. Viên thức ăn vừa ép xong sau khi đi qua khuôn ép sẽ được cắt để có bề dài mong muốn.
Khâu làm khô và nguội viên thức ăn vừa ép :
Khi rời khỏi máy ép viên thì thức ăn có độ ẩm khoảng 16-17% và nhiệt độ khoảng 80-90oC.Bằng cách cho bộ phận đi qua thiết bị làm khô, độ ẩm sẽ mất đi 5-6%, và kế đến viên thức ăn khô sẽ được cho đi qua bộ phận làm nguội nhờ vậy nhiệt độ của viên thức ăn lúc này chỉ còn cao hơn nhiết độ môi trường xung quanh khoảng 15oC. Công suất làm khô và nguội viên thức ăn là 6 tấn/giờ.
Khâu sàn viên :
Viên thức ăn nguội được sàn lọc để loại bỏ những viên quá cỡ và quá nhỏ. Những viên quá nhỏ và bụi sẽ được chuyển đến bồn trộn lại. Công suất sàn là 10 tấn/giờ.
Khâu nghiền viên thành cốm :
Các viên thức ăn quá kích cỡ sẽ được chuyển qua máy nghiền để tạo ra viên cám nhỏ có nhiều kích cỡ và bụi cám. Công suất nghiền là 6 tấn/giờ.
Khâu sàn cốm:
Các viên dạng cốm sẽ được sàn lọc để loại bỏ phần bụi cám và phân tách riêng biệt các cỡ viên thức ăn. Công suất bộ phận sàn cốm là 6 tấn/giờ.
Khâu đóng bao :
Khâu đóng bao được thực hiện bằng các máy đóng bao tự động tốc độ nhanh. Công suất đóng bao là 8 bao 25 kg/phút.
Nhập kho:
Sau khi đóng bao thành phẩm sẽ đựơc vận chuyển tới kho bằng xe nâng xếp thành từng chồng, gần nhau theo từng dãy khác nhau của dạng thức ăn tôm ( dạng cốm, dạng viên). Xắp xếp theo thứ tự chồng nào vào trứơc xuất trứơc vào sau xuất sau.
Khâu vận chuyển :
Thức ăn nuôi tôm thành phẩm sẽ vận chuyển đến khách hàng thông qua các xe vận tải của các đại lý. Thông qua các đại lý của công ty thành phẩm sẽ đến tay người nuôi tôm.
B. Quy trình sản xuất thức ăn cá:
Quy trính sản xuất thức ăn cho cá giống như qui trình sản xuất thức ăn tôm nhưng kích thước viên thức ăn lớn hơn.
C. Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học:
C.1. pH Fixer
Sản phẩm này được chế biến từ việc nuôi cấy vi sinh Bacillú sp, trong môi trường lỏng chế tạo dung dịch vi sinh đậm đặc BT-2, được chế biến bảo quản trong thùng 200 lít. Sau đó BT-2 được phun lên chất mang dạng nghiền nhuyễn từ thức ăn thuỷ sản, bột đậu nành, tinh bột; trộn đều và xấy khô. Sau đó, sản phẩm được kiểm tra số lượng bào tử. Nếu đạt chất lượng công bố, sản phẩm sẽ được sàn lọc và vô bao chân không.
Sản xuất BT-2:
Vi khuẩn sống Bacsillus sp
Môi trường nuôi cấy chất lỏng
Bồn lên men khởi động
Bồn lên men giống
Bồn lên men 10tấn (36giờ)
Vô thùng 200 lít
BT-2 dùng để chế biến pH Fixer
Thùng tiệt trùng 200 lít
BT-2
Chất mang
Trộn đều
Sấy
Đếm tổng số
Bột đậu nành, tinh bột
Sàng lọc
Đóng gói chân không pH Fixer
phun
Hình 2: Quy trình sản xuất pH Fixer.
C.2. Super Biotic:
Super Biotic là sản phẩm được sản xuất từ dòng vi sinh vật đặc biệt Bacillú sp. Vi sinh Bacillus sp được nuôi cấy để tạo dung dịch đậm đặc BT-2 làm dung dịch gốc sản xuất Super Biotic.
Vi khuẩn sống Bacsillus sp
Môi trường nuôi cấy chất lỏng
Bồn lên men khởi động
Bồn lên men giống
Bồn lên men 10tấn (36giờ)
Vô thùng 200 lít
BT-2 dùng để chế biến Super Biotic
Thùng tiệt trùng 200 lít
Sản xuất Super Biotic:
BT-2
Chất mang
Trộn đều
Sấy
Đếm tổng số
Thức ăn hoặc bắp rang nghiền
Chiếu xạ
Đóng gói chân không Super Biotic
phun
Sàng lọc
Hình 3: Quy trình sản xuất Biotic.
II.2.2.3.3. Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu:
A. Nhu cầu nguyên liệu và các chất phụ gia trong sản xuất thức ăn cho tôm và cá:
Các loại nguyên liệu chủ yếu dùng trong sản xuất thức ăn tôm chủ yếu là: bột cá, bột vỏ tôm, bột gan mực, bột đậu tương, bột lúa mì, chất kết dính, dầu cá, lecithin, premic sinh tố và premic khoáng.
Bảng 9: Nhu cầu nguyên liệu sản xuất thức ăn tôm và cá.
Nguyên liệu
Đơn vị
Số lượng
Nguồn cung cấp
1. Bột cá 65%
Tấn
18.000
Nhập khẩu + trong nước
2. Bột vỏ tôm
Tấn
3.000
Nhập khẩu + trong nước
3. Bột gan mực
Tấn
4.800
Nhập khẩu
4. Bọt đậu tương
Tấn
9.000
Nhập khẩu
5. Bột lúa mì
Tấn
13.000
Nhập khẩu
6. Chất kết dính
Tấn
3.600
Nhập khẩu
7. Dầu cá
Tấn
1.200
Nhập khẩu
8. Lecithin
Tấn
1.800
Nhập khẩu
9. Prêmic sinh tố
Tấn
1.800
Nhập khẩu
10. Prêmic khoáng
Tấn
3.000
Nhập khẩu
Cộng
59.200
(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất thức ăn tôm và chế phẩm sinh học - Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam)
B. Nhu cầu nguyên liệu và các chất phụ gia sản xuất chế phẩn sinh học:
Bảng 10. Nhu cầu nguyên liệu sản xuất chế phẩn sinh học
STT
Nguyên liệu
Đơn vị
Số lượng
Ghi chú
1
Sun slant WSP
Kg
1.000
Nhập khẩu
2
C-Mix
Kg
45.000
Nhập khẩu
3
Mutagen
Kg
30.000
Nhập khẩu
4
Betamin
Kg
4.000
Nhập khẩu
5
Minomix
Kg
7.000
Nhập khẩu
6
Feed coat
lít
20.000
Nhập khẩu
7
Cleaner-80
lít
35.000
Nhập khẩu
8
O-lan
lít
20.000
Nhập khẩu
9
Soludine 50%
lít
15.000
Nhập khẩu
10
Chlorine test kit
Kg
2.000
Nhập khẩu
11
Zyme tin
Kg
90.000
Nhập khẩu
12
Power pack
Kg
1.000
Nhập khẩu
13
Super VS
lít
500.000
Nhập khẩu
14
TNT100
Kg
1.000
Nhập khẩu
15
TNT200
Kg
1.000
Nhập khẩu
16
TNT300
Kg
1.500
Nhập khẩu
17
C.P Slina 100
Kg
500
Nhập khẩu
18
Artemia
Kg
10.000
Nhập khẩu
19
C.P Bio-Dream
Kg
3.000
Nhập khẩu
20
V.C.P
Kg
1.000
Nhập khẩu
21
Chất men chiết xuất (Yeast extract)
Kg
2.000
Nhập khẩu
(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất thức ăn tôm và chế phẩm sinh học - Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam)
C. Nhu cầu nhiên liệu dùng cho lò hơi và máy phát điện:
Nhà máy hiện nay có 04 lò hơi ( 02 lò tại phân xưởng I, 02 lò tại phân xưởng II) hoạt động trong quá trình sản xuất nhiên liệu sử dụng là dầu FO.
Máy phát điện dự phòng khi cúp điện tại nhà máy là 2 máy, hoạt động không liên tục chỉ sử dụng khi gặp sự cố hệ thống điện lưới cung cấp cho hoạt động của nhà máy bị cúp đột xuất.
Theo thống kê của nhà máy nhu cầu nhiên liệu 9 tháng gần đây sử dụng cho hai thiết bị này như sau:
Bảng 11. Nhu cầu nhiên liệu:
Tháng
FO ( lít )
DO (lít)
1
68530
156
2
156150
250
3
206800
977
4
352370
2914
5
423290
3130
6
380500
3631
7
438490
2352
8
351390
3150
9
362870
4854
(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất thức ăn tôm và chế phẩm sinh học - Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam)